Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11

MS: LVVH-PPDH019 SỐ TRANG: 105 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2009 CẤU TRÚC LUẬN VĂNLỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Sự phát triển của đất nước trong thời kì mới 1.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học 1.3. Thực tế dạy học văn ở trung học phổ thông 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tổng hợp lí luận và thực tiễn 5.2. Phương pháp thực nghiệm 5.3. Phương pháp thống kê 6. Giới hạn đề tài 7. Giả thuyết khoa học của luận văn 8. Đóng góp của luận văn 8.1. Về mặt lí luận 8.2. Về mặt thực tiễn 8.3. Về mặt xã hội 9. Bố cục của luận văn CHƯƠNG 1: CÂU HOI CAM THU LA PHƯƠNG TIÊN CẦN THIÊT ĐÊ PHAT HUY NĂNG LƯC ĐOC-HIÊU CUA HOC SINH TRONG GIƠ DẠY HOC VĂN 1.1. Sơ lược các con đường tiếp cận tác phâm văn chương 1.1.1. Quan điểm tiếp cận lịch sử phát sinh 1.1.2. Quan điểm tiếp cận cấu trúc bản thể 1.1.3. Quan điểm tiếp cận lịch sử chức năng 1.2. Hoạt động đọc hiểu của học sinh trong giờ học văn 1.2.1. Hoạt động cảm thụ tác phâm văn học 1.2.2. Tình hình dạy cảm thụ văn học ở nhà trường hiện nay 1.2.3. Hoạt động đọc - hiểu của học sinh với việc cảm thụ tác phâm văn học 1.3. Lí thuyết về câu hỏi cảm thụ và việc vận dụng nó vào dạy học thể loại truyện ngắn hiện đại 1.3.1. Hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung 1.3.2. Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học văn CHƯƠNG 2: HÊ THỐNG CÂU HOI CAM THU TRONG DẠY HOC TRUYÊN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ CUA THẠCH LAM 2.1. Hệ thống câu hỏi cảm thụ tro ng dạy học tác phâm truyện ngắn hiện đại 2.1.1. Một vài đặc điểm về loại thể của truyện ngắn 2.1.2.Vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam 2.2. Hệ thống câu hỏi trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ 2.2.1. Truyện ngắn Hai đứa trẻ 2.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ CHƯƠNG 3: THƯC NGHIÊM 3.1. Mô tả thực nghiệm 3.1.1. Mục đích và nghiệm vụ thực nghiệm 3.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm 3.1.3. Kế hoạch thực nghiệm 3.2. Thiết kế bài học thực nghiệm 3.3. Tổ chức thực nghiệm 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Biện pháp đánh giá 3.4.2. Hướng đánh giá 3.4.3. Kết quả thực nghiệm – Nhận xét, đánh giá KÊT LUẬN TÀI LIÊU THAM KHAO PHỤ LỤC : GIÁO ÁN THƯC NGHIÊM ĐỐI CHỨNG

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5897 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép các câu hỏi, trong một chừng mực nào đó sẽ giúp giáo viên tránh được việc lãng phí thời gian một cách không cần thiết, đồng thời giúp cho việc triển khai bài học một cách mạch lạc, trôi chảy. Một điều nữa, trong giờ học sẽ không có một vị trí nhất định cho một loại câu hỏi nào mà là một quá trình luân chuyển liên tục tùy vào mục đích sử dụng. Xác định truyện ngắn Hai đứa trẻ là tác phẩm vừa mang tính hiện thực vừa mang tính trữ tình lãng mạn, trong quá trình dạy học, bên cạnh việc sử dụng các câu hỏi dạng hiểu biết nội dung và nghệ thuật tác phẩm, giáo viên còn phải biết tăng cường thêm các câu hỏi cảm xúc và câu hỏi hình dung tưởng tượng ở một mức độ vừa phải. Như vậy, giờ học sẽ trở nên sinh động và hiệu quả hơn bởi vì qua giờ học đó, giáo viên không chỉ truyền đạt được nội dung kiến thức đến cho học sinh mà còn thấy được năng lực văn học của học trò mình qua việc các em thể hiện trí tưởng tượng và bộc lộ cảm xúc. Ngược lại, phía người học, không chỉ tiếp thu nội dung bài học một cách thụ động mà là một quá trình cảm nhận bằng cả sự hiểu biết, khả năng hình dung và sự rung động của bản thân. Chương 3 : THỰC NGHIỆM 3.1. Mô tả thực nghiệm 3.1.1. Mục đích và nghiệm vụ thực nghiệm 3.1.1.1. Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm là một quá trình vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào thực tiễn dạy học truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam ở lớp 11 để kiểm nghiệm và đánh giá khả năng vận dụng của nó. 3.1.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm Nhiệm vụ thực nghiệm bao gồm : - Chọn đối tượng thực nghiệm. - Tiến trình dạy thực nghiệm. - Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm. 3.1.2. Chọn đối tượng thực nghiệm Chọn địa bàn và học sinh: Huyện Châu Thành có một địa bàn rộng với gần 13 xã, huyện tiếp giáp với thị xã Tân An.Trư ờng THPT Nguyễn Thông là trường công lập duy nhất của huyện có bề dày lịch sử giảng dạy và điều kiện vật chất tương đối đầy đủ. Trong cơ cấu học sinh, có đủ thành phần học sinh lân cận thị xã, học sinh thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, có học sinh là con em trí thức, thị dân và con gia đình nông dân đến từ 13 xã của huyện. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm của trường được xếp hạng trung bình khá, chất lượng học tập của học sinh so với mặt bằng của tỉnh thì vẫn chưa ở mức cao nhưng cũng ổn định. Sự khác nhau về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, khả năng tiếp nhận tri thức là điều kiện khách quan để tiến hành thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm. Để thực nghiệm chúng tôi chọn học sinh khối 11. Khối 11 của trường gồm có 17 lớp. Trong đó, có 6 lớp thuộc ban Khoa học tự nhiên, được xếp từ 11T1 đến 11T6, 11 lớp thuộc ban Cơ bản, xếp thừ 11C1 đến 11C11. Học sinh của ban Khoa học tự nhiên phần nhiều là những học sinh khá giỏi về các môn khoa học tự nhiên, có kết quả xét tuyển đầu vào khá cao. Riêng môn Ngữ văn, sức học của các đối tượng này cũng khá tốt, có nhiều học sinh đạt thành tích nổi bật, điểm số cao qua các lần kiểm tra, thi học kì…Còn học sinh của ban Cơ bản thì sức học đạt mức trung bình ở các môn, kể cả môn Ngữ văn, thậm chí, ở nhiều lớp có học sinh yếu kém bộ môn này. Để đảm bảo tính khách quan cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi chọn dạy thực nghiệm ở 3 lớp ban Khoa học tự nhiên là 11T1, 11T2 và 11T5, 3 lớp ban Cơ bản là 11C1, 11C9 và 11C10, chúng tôi chọn dạy thực nghiệm đối chứng ở 3 lớp ban Khoa học tự nhiên là 11T3, 11T4 và 11T6, 3 lớp ban Cơ bản là 11C3, 11C7 và 11C8. Chọn giáo viên thực nghiệm: trong tổng số 13 giáo viên văn của trường THPT Nguyễn Thông thì có hơn phân nửa là giáo viên lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm sư phạm tốt. Chúng tôi ưu tiên các giáo viên này để thực nghiệm. Danh sách các giáo viên tham gia dạy thực nghiệm: 1. Cô Lê Thị Kim Đương 2. Cô Võ Hoàng Yến Oanh 3. Ngô Thị Lùng Em 3.1.3. Kế hoạch thực nghiệm Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi dự kiến tiến hành trong học kỳ 1 năm học 2008 – 2009 và thực nghiệm đúng với phân phối chương trình của môn học, truyện ngắn Hai Đứa Trẻ được phân phối ở tiết 37 và 38. Công việc thực nghiệm : Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường và tổ chuyên môn, chúng tôi dự kiến công việc thực nghiệm: Thành lập một tổ thực nghiệm gồm có 6 giáo viên tham gia, trong đó, 3 giáo viên dạy thực nghiệm ở 6 lớp và 3 giáo viên dạy thực nghiệm đối chứng ở 6 lớp, số học sinh tham gia thực nghiệm là 276 và số học sinh tham gia thực nghiệm đối chứng là 276. Sau tiết dạy thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng, chúng tôi cho học sinh làm bài trắc nghiệm 15 phút với 10 câu hỏi được chuẩn bị sẵn, kết quả khảo sát này là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá chất lượng của tiết dạy. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo, tư vấn thêm ý kiến đóng góp của các giáo viên tham gia dạy thực nghiệm, từ đó, có cơ sở để điều chỉnh, sửa đổi những biện pháp giảng dạy mà chúng tôi đưa ra một cách hợp lý, tất nhiên, chúng tôi tập trung vào hệ thống câu hỏi cảm thụ được thiết kế trong giáo án. 3.2. Thiết kế bài học thực nghiệm Sở GD và ĐT Long An Trường THPT Nguyễn Thông GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM NGỮ VĂN Khối 11 Tiết theo PPCT: 37-38 Bài dạy: HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU BÀI HỌC: Qua bài học, phải giúp học sinh thấy được: - Cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn nên thơ, trữ tình nhưng gợi buồn. - Cảnh sống nghèo cực, tăm tối của con người nơi phố huyện. - Tấm lòng yêu thương chân thành, sự cảm thông sâu sắc của nhà văn. - Vài nét đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam. Từ đó, góp phần giáo dục những đức tính cao đẹp ở các em: biết yêu thương và nhạy cảm trước nỗi khổ cực của người khác, nhất là những người lao động. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Cảnh sống của người dân phố huyện và tấm lòng của tác giả. KIẾN THỨC ĐÃ BIẾT: Những kiến thức văn học lịch sử có liên quan về tác giả và tác phẩm của Thạch Lam được đề cập đến trong bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách Mạng Tháng 8 - 1945. DỤNG CỤ HỖ TRỢ: Sách giáo khoa – sách giáo viên – sách tham khảo. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: HỌAT ĐỘNG GIỮA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả Thạch Lam Trên cơ sở HS đã đọc SGK và chuẩn bị trước ở nhà, GV cho HS trình bày một cách ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Thạch Lam. Sau đó, GV nhận xét và chốt lại những điểm quan trọng cần nắm, như quê quán, nguồn gốc xuất thân, con đường khoa cử, những đề tài quen thuộc trong sáng tác, nội dung và phong cách nghệ thuật, đặc biệt GV I. THẠCH LAM: một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945: (Tham khảo SGK). 1. Cuộc đời: 2. Sự nghiệp văn chương: - Đề tài quen thuộc. - Tác phẩm tiêu biểu. - Nội dung. - Phong cách nghệ thuật. cần nhấn mạnh để HS thấy được thể loại thành công nhất của Thạch Lam là truyện ngắn. GV cho HS nêu xuất xứ và nhận diện đề tài của tác phẩm Hai đứa trẻ Những nội dung này SGK trình bày khá kỹ, GV không cần cho HS đi sâu, chỉ sơ lược khoảng 10 – 15 phút. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS khám phá tác phẩm: Cảnh vật phố huyện lúc chiều xuống GVđưa ra hệ thống câu hỏi cảm thụ giúp HS từng bước thâm nhập vào tác phẩm. Trước hết là những câu hỏi giúp các em có sự tái hiện và hình dung về bức tranh phố huyện. GV cho HS xác định những đoạn văn tả cảnh (những đoạn tiêu biểu) sau đó đọc diễn cảm một vài đoạn. - Cảnh vật buồi chiều tàn được miêu tả qua những âm thanh, hình ảnh như thế nào? Những âm thanh, hình ảnh đó gợi lên cảm xúc gì ở người đọc? II.TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ: - Đề tài: viết về đời sống của những người lao động nghèo. - Xuất xứ: trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938) - Văn bản: 1.Một buổi chiều tàn nên thơ nhưng gợi buồn man mác Được miêu tả qua: - Hình ảnh: phương Tây đỏ rực, dãy tre làng đen l ại, những người bán hàng về muộn, rác rưởi trên đất,…. - Âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi. - Mùi vị: mùi ẩm mốc. - Và khi về đêm thì bóng tối tràn ngập khắp mọi nơi,…. -> Được miêu tả bằng chi tiết nên thơ nhưng gợi buồn. Cảnh vật mang nét đặc trưng của nông thôn. - Anh (chị) có nhận xét gì về cảnh vật nơi phố huyện? Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và hướng dẫn sơ kết lại ý này bằng những nhận xét có tính tổng hợp để cho HS có sự hình dung rõ nét về bức tranh chiều quê với những nét đặc trưng. Và từ chi tiết bóng tối của phố huyện, GV gợi ý, dẫn dắt để HS liên hệ đến những cuộc đời tăm tối nơi đây. - Hình ảnh của bóng tối được nhắc đến bao nhiêu lần? Tác dụng gì? HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS phân tích cảnh sống của người dân nơi phố huyện Trước hết, cần cho HS có sự hình dung chung về cuộc sống của người lao động nghèo cực nơi đây qua một số nhân vật tiêu biểu như: chị Tí, bác Chi tiết bóng tối được nhắc đi nhắc lại nhiều lần (trên 30 lần). Tác dụng: + Làm nổi bật vẻ tĩnh mịch, dày đặc của bóng đêm. + Tạo sức ám ảnh trong lòng người đọc bởi một không khí ngột ngạt đang giăng bủa lên số phận của những con người đang sống trong bóng đêm ấy. 2.Những cảnh đời lay lắt trong không gian tràn ngập bóng tối - Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ: lang thang. - Cụ Thi: người đàn bà điên, bóng cụ chìm khuất trong bóng đêm. - Bác Siêu: bán hàng không có Siêu, vợ chồng bác Xẩm,…. Sau đó, tập trung đi sâu phân tích tâm trạng của nhân vật Liên, cho các em vừa phân tích vừa bộc lộ cảm xúc của mình. - Cảnh sống của người dân phố huyện được miêu tả như thế nào? -Trong truyện các nhân vật đều có số phận đáng thương, song, theo anh (chị), người đáng thương nhất là ai? Tại sao? - Theo dòng hồi tưởng của Liên, kỷ niệm nào của tuổi thơ làm nhân vật nhớ nhiều nhất? - Tình cảm của anh (chị) đối với nhân vật Liên ra sao? - Hình ảnh chuyến tàu đêm được miêu tả như thế nào? - Tại sao hai chị em Liên thức và chờ đợi chuyến tàu đi ngang qua? - Anh (chị) hình dung tâm trạng Liên như thế nào khi đoàn tàu đã khu ất người mua. - Vợ chồng bác Xẩm: hát rong không có người nghe. - Mẹ con chị Tí: bán hàng nước cho dăm ba khách hàng nghèo. - Hai chị em Liên: Bán hàng tạp hóa nhỏ xíu, mỗi ngày bán buôn ế ẩm,… * Nhân vật Liên: - Là một cô gái mới lớn. - Tuổi thơ có những tháng ngày sống ở Hà Nội. - Nhạy cảm trước sự khổ cực của người xung quanh. - Ý thức về cảnh sống vô vị, tẻ nhạt của hiện tại. - Ước mơ một tương lai tươi sáng.  Là nhân vật rất đáng thương, có tâm hồn trong sáng. - Chi tiết đoàn tàu đến: đi từ Hà Nội, mang đến âm thanh, ánh sáng sôi động của thị thành. - Liên và em mong đợi chuyến tàu đến như là sự mong ước được thay đổi cuộc sống. sau rặng tre? - Như vậy, anh (chị) nhận thấy đời sống tâm hồn của Liên ra sao? - Nếu được thay lời Liên nói lên một mơ ước, anh (chị) sẽ mơ ước gì? - Trong truyện có đoạn nào nói lên ước mơ của người dân phố huyện không? Đoạn nào? GV tổ chức cho HS thảo luận nội dung: Cuộc sống con người nơi phố huyện sẽ ra sao nếu tiếng còi tàu không xuất hiện mỗi lúc về đêm? Sau khi HS thảo luận, trình bày ý kiến, GV tập hợp ý, nhận xét bổ sung. GV có thể lưu ý HS nên liên hệ với cuộc đời của tác giả, những năm tháng tuổi thơ của nhà văn để giúp các em có những cảm nhận sâu sắc vấn đề. GV hướng dẫn HS sơ kết lại các ý. - Từ những nội dung đã đư ợc phân tích, anh (chị) hãy cho biết những nhận xét chung về đời sống của người dân phố huyện? Tác giả đã phác họa bức chân dung về cuộc sống người dân lao động nghèo cơ cực, vất vả, tinh thần ngột ngạt, bế tắc. Họ sống nhẫn nhịn và tàn lụi dần nơi phố huyện hẻo lánh. Tác giả lắng nghe được những -Qua truyện, anh (chị) cảm nhận được tình cảm của nhà văn như thế nào? GV cho HS phát biểu chủ đề của truyện. HOẠT ĐỘNG 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật của truyện GV hướng dẫn bằng cách đưa ra những câu hỏi ngắn: - Cốt truyện của tác phẩm này có gì đặc biệt? - Cách sử dụng câu văn và lối diễn đạt trong truyện có gì đáng chú ý? GV cho HS xác định trong SGK những câu, đoạn văn thể hiện nghệ thuật đặc sắc. HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn HS tổng kết bài học GV gợi ý bằng cách dẫn ra một số ước mơ thầm kín của họ bằng tình yêu thương chân thành, niềm cảm thông sâu sắc của trái tim nhân ái. 3.Chủ đề: Truyện viết về đời sống của người dân lao động nghèo. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm lòng yêu thương và ư ớc mơ về một cuộc sống tươi sáng hơn cho họ. 4.Hai đứa trẻ mang những nét đặc sắc của nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - Cốt truyện: Truyện không có chuyện - Câu văn: ngắn gọn, giản dị. - Hình ảnh mộc mạc, gợi cảm. - Giọng văn: nhẹ nhàng, trầm lắng, có sức lay động sâu xa. III.TỔNG KẾT BÀI HỌC: - Truyện ngắn này vừa mang chất hiện thực vừa mang chất trữ tình (sự kết hợp giữa chất liệu thật của tác phẩm văn học lãng mạn và tác phẩm văn học hiện thực đương thời để các em đối chiếu, so sánh, từ đó HS tự đi đến các kết luận, có được cái nhìn tổng quát sau khi học xong tác phẩm. - Nếu cho rằng truyện này vừa mang tính chất hiện thực vừa mang chất trữ tình thì đ iều đó được thể hiện ra sao? - Tác phẩm đã gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống của người lao động nghèo ở nông thôn Việt Nam những năm trước CMT 8 – 1945? - Anh (chị) hãy cho biết truyện ngắn “Hai đứa trẻ” có đóng góp gì cho tiến trình lịch sử văn học dân tộc? - Cảm xúc của anh (chị) như thế nào sao khi học xong tác phẩm? cuộc sống và cảm xúc trữ tình của nhà văn). - Truyện đã phản ánh bức tranh đời sống nông thôn Việt Nam trước CMT8 -1945. - Truyện là đóng góp không nhỏ về mặt nội dung lẫn nghệ thuật cho VHVN giai đoạn 1930 – 1945. - Truyện đã góp ph ần bồi dưỡng nhân cách, khơi dậy tình nhân ái trong mỗi chúng ta. CĂN DẶN HỌC SINH: Học bài: Nắm vững các nội dung: Cảnh vật và cuộc sống con người nơi phố huyện; tình cảm của nhà văn; nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật; giá trị tư tưởng của tác phẩm Hai đứa trẻ. Soạn bài: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) theo các câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK. *Từ mục đích, yêu cầu của bài học, chúng tôi tiến hành thiết kế bài giảng. Định hướng nội dung bài học gồm có 3 phần như đã trình bày: • Phần giới thiệu chung về tác giả. • Phần phân tích tác phẩm. • Phần tổng kết. Để đạt được các nội dung của bài học, giáo viên và học sinh lần lượt thực hiện các họat động. Có 5 hoạt động. Trong các hoạt động đó, GV thể hiện sự linh động trong cách phối hợp nhiều biện pháp giảng dạy như: hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, tài liệu tham khảo, diễn giảng, đọc diễn cảm, phát vấn, thảo luận nhóm,… Ở họat động 1: Mục đích là giúp học sinh có cái nhìn chung về tác giả Thạch Lam (cuộc đời, sự nghiệp văn chương) cũng như nắm được xuất xứ, đề tài của truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”. Phần này SGK trình bày rõ nên GV chỉ cần cho HS đọc, chuẩn bị trước ở nhà. Trình bày ngắn gọn trước lớp. Hoạt động này thực hiện trong khoảng 10 -15 phút. Hoạt động 2: Hệ thống câu hỏi cảm thụ sẽ được sử dụng và khai thác hiệu quả của nó ở các phương diện: phân tích, tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc và đánh gia, khái quát,… Có 4 câu hỏi cảm thụ được sử dụng. Trong đó câu 1 thuộc lọai câu hỏi ở cấp độ đơn giản, yêu cầu HS tìm, xác định đoạn văn tả cảnh tiêu biểu. Câu hỏi này là cần thiết cho hoạt động phân tích, song chưa phát huy năng lực đọc, hiểu tác phẩm nhiều ở học sinh. Câu hỏi 2 là sự kết hợp giữa loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi cảm xúc. Đòi hỏi HS vừa có khả năng ghi nhớ, tái hiện lại bức tranh phố huyện qua các hình ảnh được miêu tả trong truyện vừa phải thể hiện được cảm xúc của bản thân trước cảnh vật ấy. Câu hỏi này, một mặt còn góp phần rèn luyện tư duy cảm xúc của các em trên cơ sở những sự vật gần gũi, thân quen với cuộc sống quê hương mình như hình ảnh ráng chiều, rặng tre, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi, mùi vị ẩm mốc,… Ở hoạt động 2, câu hỏi số 3 với yêu cầu khái quát, nhận xét, đánh giá vấn đề. Song, ở phạm vi nhỏ: cảnh vật phố huyện. Các em cần có một cái nhìn chung toàn cảnh của phố huyện buồn, hắt hiu và tăm tối. Câu hỏi số 4 hướng HS khám phá một chi tiết nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, đó là bóng tối. Câu hỏi vừa mang tính chất tái hiện, vừa mang tính phân tích. Bóng đêm là hình ảnh quen thuộc, thường xuất hiện trong sáng tác của Thạch Lam, vì vậy không thể bỏ qua chi tiết này. Một mặt, người dạy muốn tạo dựng trong các em hình ảnh một phố huyện không chỉ buồn bã lúc chiều buông mà nó còn trở nên tăm tối lúc đêm xuống. Mặt khác, khi đưa ra câu hỏi này, chúng tôi xem như là một thao tác chuyển ý, từ bóng đêm của cảnh vật, các em bắt đầu liên tưởng đến những số phận con người đang sống trong bóng tối lù mù đó. Ở hoạt động 3: GV đưa ra thật nhiều câu hỏi vì đây là hoạt động chính nhằm làm nổi bật trọng tâm của bài học. Có 14 câu hỏi được đưa ra. Trong đó, có đủ các loại câu hỏi như: câu hỏi tái hiện, câu hỏi tưởng tượng, câu hỏi cảm xúc, câu khái quát, phân tích,…… Các câu hỏi được sắp xếp theo dụng ý là nhằm định hướng phân tích cho HS: Ban đầu có cái nhìn chung về cảnh sống của người dân phố huyện. Sau đó từng bước dẫn dắt các em đi sâu vào phân tích tâm trạng của nhân vật Liên và cuối cùng từ những điều đã phân tích, các em sẽ có nhữn g nhận định , khái quát, xác định chủ đề của truyện. Trong các câu hỏi được sử dụng ở họat động 3, các câu hỏi hình dung tưởng tượng ngoài mục đích giúp các em khám phá tác phẩm, nó còn phát huy tinh thần chủ thể của người học, khơi dậy tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo bằng cách hóa thân, nhập vai vào nhân vật Liên để nói lên tâm trạng, mơ ước của nhân vật. Đây cũng là biện pháp để tạo ấn tượng, khắc sâu nội dung bài học cho các em. Các câu hỏi cảm xúc được sử dụng như một biện pháp để GV thăm dò HS. Các em nhận thấy nhân vật nào đáng thương nhất? Phần nhiều, các em đều biết đó là nhân vật Liên, nhưng tại sao Liên lại là nhân vật đáng thương nhất? Loại câu hỏi vừa yêu cầu HS bộc lộ cảm xúc tình cảm vừa yêu cầu giải thích lý do như vậy rất có hiệu quả trong giảng dạy. Thái độ tình cảm của người học đối với nhân vật Liên ra sao sẽ cho thấy sự thâm nhập tác phẩm đến mức độ nào. Ngoài ra, khi đưa vào các câu hỏi cảm xúc, người dạy còn chú ý rèn luyện tình cảm, thái độ sống cho HS thông qua tác phẩm, trong trường hợp này, GV phải giúp các em hình thành một thái độ tình cảm tốt đẹp đối với người xung quanh, tình thương và cảm thông, san sẻ với kiếp đời nghèo khổ. Các câu hỏi tái hiện, phân tích, cũng được sử dụng với mục đích hướng dẫn các em khai thác nội dung tác phẩm, tất nhiên, chỉ tập trung vào những vấn đề then chốt như: tâm trạng của Liên, hình ảnh đoàn tàu. Những câu hỏi dạng khái quát dùng để kết lại nội dung vấn đề, những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ. Ở hoạt động 4: Đưa ra các câu hỏi yêu cầu phân tích các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Có ba phương diện đáng chú ý là cốt truyện, câu văn và lối diễn đạt. GV đưa ra các câu hỏi ngắn gọn, cấu trúc ngữ pháp đơn giản, dễ hiểu. HS có thể phát hiện được vấn đề. Song xác định được nhưng để giải thích được dụng ý nghệ thuật của nhà văn qua bút pháp nghệ thuật đó lại là điều không dễ dàng đối với HS. Vì vậy, tùy từng tình huống mà giáo viên có thể có những gợi ý bổ sung cho phù hợp. Ở hoạt động 5: Tổng kết lại nội dung bài học, tương ứng với mỗi ý là một câu hỏi dạng khái quát. Song, để HS có sự tìm tòi, mở rộng kiến thức, GV đặt câu hỏi bắng cách nêu vấn đề (vấn đề khái quát, chung). Tất nhiên, cũng vẫn là những thao tác quen thuộc thường thấy trong phần tổng kết như: nêu giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đóng góp của tác phẩm về mặt nhận thức và tình cảm đối với độc giả. Nhưng chúng tôi điều chỉnh lại cách đặt câu hỏi bằng cách nêu vấn đề vừa tránh sự lặp lại nhàm chán cấu trúc câu hỏi : “Hãy trình bày….”. Cuối cùng, nếu còn thời gian, người dạy có thể đặt câu hỏi để biết cảm xúc của người học sau khi học xong tác phẩm như thế nào?. 3.3. Tổ chức thực nghiệm Sau khi lập xong kế hoạch thực nghiệm và thiết kế giáo án, chúng tôi tiến hành hợp tổ thực nghiệm để thông qua, bàn bạc, trao đổi, tổng hợp ý kiến của các giáo viên trong tổ về các vấn đề sau : kế hoạch thực nghiệm, nhóm dạy và lớp dạy, giáo án, nội dung, phương pháp dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả. Riêng các lớp dạy thực nghiệm đối chứng thì giáo viên sử dụng giáo án đang thực dạy của họ. Trong 6 lớp dạy thực nghiệm (12 tiết), chúng tôi trực tiếp đứng lớp dạy 1 lớp (2 tiết) và mời các giáo viên trong tổ dự giờ đầy đủ. Đồng thời chúng tôi cũng tổ chức dự giờ dạy của các giáo viên khác (kể cả các tiết thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng). Sau mỗi tiết dự giờ sẽ tổ chức hợp để đánh giá và rút kinh nghiệm. Những đóng góp của giáo viên tham gia dạy thực nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sửa đổi hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi cho bài dạy. Qua cuộc hợp bàn bạc, trao đổi ý kiến, chúng tôi nhân thấy đa số các giáo viên đều tán thành mặt tích cực của hệ thống câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Chẳng hạn như tính hệ thống, logic của các câu hỏi được đảm bảo, số lượng câu hỏi vừa phải, cân đối so với thời gian của tiết học, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Các câu hỏi chúng tôi đưa ra đảm bảo được trọng tâm bài học, sự phối hợp nhiều loại câu hỏi trong giờ học có hiệu quả tốt trong việc hướng dẫn học sinh khám phá giá trị tác phẩm. đặc biệt các giáo viên công nhận sự có mặt của các câu hỏi cảm xúc và câu hỏi hình dung tưởng tượng đã góp phần phát huy tinh thần chủ thể của học sinh trong giờ học, làm cho quá trình cảm thụ tác phẩm của học sinh thêm sâu sắc, không khí của lớp học cũng vì vậy mà trở nên sinh động hơn. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1. Biện pháp đánh giá Để đánh giá kết quả thực nghiệm một cách khách quan và nghiêm túc, chúng tôi sử dụng nhiều biện pháp và tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau. Những đóng góp ý kiến của các giáo viên dạy thực nghiệm là một trong những căn cứ quan trọng cho việc đánh giá. Bên cạnh đó, chúng tôi sắp xếp dự giờ đầy đủ các tiết dạy thực nghiệm của giáo viên để quan sát trực tiếp và ghi nhận những cách triển khai sử dụng hệ thống câu hỏi và cách xử lý tình huống nảy sinh. Các lớp mà chúng tôi chọn thực nghiệm là sự lựa chọn ngẫu nhiên để có đủ các thành phần học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu kém, chúng tôi theo dõi phản ứng đón nhận, tiếp thu và giải đáp các câu hỏi ấy từ phía học sinh. Cuối cùng, để nắm được con số cụ thể về mức độ hiểu và cảm thụ tác phẩm qua hệ thống câu hỏi mà chúng tôi sử dụng trong giảng dạy, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra ngắn. 3.4.2. Hướng đánh giá Để biết được hiệu quả sử dụng các câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai Đứa Trẻ (Thạch Lam), để biết chúng có phù hợp với đặc trưng loại thể tác phẩm hay không và có phát huy được năng lực văn học ở học sinh đến mức nào, đặc biệt là khả năng phân tích vấn đề, bộc lộ cảm xúc và sự hình dung tưởng tượng…chúng tôi sử dụng một bài kiểm tra ngắn cho học sinh làm trong 15 phút sau khi học xong. Một đề kiểm tra gồm có 10 câu trắc nghiệm khách quan. Mỗi câu trắc nghiệm ứng với 1 điểm. Hình thức 10 câu trắc nghiệm đều là trắc nghiệm nhiều lựa chọn, có đủ 3 loại câu : ghi nhớ, khái quát và phân tích. Nội dung của 10 câu trắc nghiệm này tập trung vào trọng tâm của bài học, những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc nhất của tác phẩm. đề trắc nghiệm này đã được chọn lọc kỹ, các câu hỏi trắc nghiệm đã được khảo sát độ khó, độ phân cách và hiệu quả của các mối nhử, cho thấy đây là những câu trắc nghiệm khá tốt. 3.4.3. Kết quả thực nghiệm – Nhận xét, đánh giá 3.4.3.1. Kết quả thực nghiệm Bảng 3.1. Kết quả dạy thực nghiệm Lôùp Soá baøi KT G (9-10) Xeáp loaïi K(7-8) TB(5-6) Y (3-4) Keùm(1-2) SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 11T1 49.0 6.0 12.2 24.0 49.0 19.0 38.8 0 0 0 0 11T2 47.0 7.0 15.9 18.0 38.3 22.0 45.8 0 0 0 0 11T5 49.0 7.0 14.3 20.0 40.8 21.0 42.9 1.0 2.0 0 0 11C1 43.0 4.0 9.3 14.0 32.6 24.0 55.8 1.0 2.3 0 0 11C9 43.0 2.0 4.7 11.0 25.5 23.0 53.5 6.0 14.0 1.0 2.3 11C10 45.0 4.0 8.9 13.0 28.9 22.0 48.9 5.0 11.1 1.0 2.2 TOÅNG COÄNG 276.0 30.0 65.3 100.0 215.1 131.0 285.7 13.0 29.4 2.0 4.5 Bảng 3.2. Kết quả dạy thực nghiệm đối chứng Lôùp Soá baøi KT G (9-10) Xeáp loaïi K(7-8) TB(5-6) Y (3-4) Keùm(1-2) SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 11T3 49.0 3.0 6.1 15.0 30.6 28.0 57.2 3.0 6.1 0 0 11T4 49.0 3.0 6.1 15.0 30.6 24.0 49.1 6.0 12.2 1.0 2.0 11T6 48.0 2.0 4.2 10.0 20.8 30.0 62.5 4.0 8.3 2.0 4.2 11C3 43.0 3.0 7.0 13.0 30.2 18.0 41.8 7.0 16.3 2.0 4.7 11C7 44.0 1.0 2.3 10.0 22.7 23.0 52.3 7.0 15.9 3.0 6.8 11C8 43.0 1.0 2.3 14.0 32.6 17.0 39.5 9.0 20.9 2.0 4.7 TOÅNG COÄNG 276.0 13.0 28.0 77.0 167.5 140.0 302.4 36.0 79.7 10.0 22.4 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài thực nghiệm và thực nghiệm đối chứng Ñoái töôïng Xeáp loaïi Thöïc nghieäm (276 baøi) Ñoái chöùng (276 baøi) Keát quaû baøi thöïc nghieäm so vôùi baøi ñoái chöùng SL % SL % Taêng > Giaûm < SL % Gioûi 30.0 10.9 13.0 4.7 > 17.0 6.2 Khaù 100.0 36.2 77.0 27.9 > 23.0 8.3 Trung Bình 131.0 47.5 140.0 50.7 < 9.0 3.3 Yeáu 13.0 4.7 36.0 13.0 < 23.0 8.3 Keùm 2.0 0.7 10.0 3.7 < 8.0 2.9 Bảng 3.4. Xếp loại, đánh giá kết quả bài thực nghiệm và bài thực nghiệm đối chứng Xeáp loaïi Ñoái töôïng Khaù gioûi Trung bình trôû leân Yeáu keùm SL % SL % SL % Thöïc nghieäm 130 47.1 261.0 94.5 15.0 5.4 Ñoái chöùng 90 32.6 230.0 83.3 46.0 16.7 3.4.3.2. Nhận xét, đánh giá Bảng xếp loại đánh giá kết quả (bảng 4) cho thấy kết quả bài thực nghiệm cao hơn bài thực nghiệm đối chứng và khoàng cách chênh lệch cũng khá rõ rệt. Nhất là tập trung ở nhóm học sinh khá và giỏi. Cụ thể là tỉ lệ bài đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ 47.1%, tỉ lệ bài trung bình trở lên là 94.5% và bài yếu kém là 5.4%. Trong khi đó ở bài thực nghiện đối chứng tỉ lệ bài đạt điểm khá giỏi chỉ đạt lệ 32.6%, tỉ lệ bài trung bình trở lên chỉ đạt 83.3% và bài yếu kém là 16.7%. So sán h kết quả thì tỉ lệ bài khá giỏi của bài thực nghiệm cao hơn bài thực nghiệm đối chứng là 14.5%, bài đạt trung bình trở lên cao hơn 11.2% và bài yếu kém thấp hơn 11.3%. Kết quả này chứng tỏ hệ thống câu hỏi cảm thụ được sử dụng trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) đã phát huy được hiệu quả. Từ kết quả trên, kết hợp với những gì chúng tôi gì nhận được trong những tiết dự giờ, những cuộc họp rút kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi đi đến những nhận xét, đánh giá như sau: Về phía giáo viên : các câu hỏi được chọn lọc và sắp xếp thành một hệ thống, theo trình tự hợp lý tương ứng với từng hoạt động của giáo viên và học sinh, từng bước khám phá tác phẩm, giúp cho giáo viên tránh được tình trạng lúng túng, không biết nên đặt câu hỏi như thế nào để làm nổi bật trọng tâm vấn đề nhất là đối với một truyện ngắn trữ tình. Bên cạnh các câu hỏi hiểu biết để dẫn dắt học sinh phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, sự có mặt của các câu hỏi cảm xúc và hình dung tưởng tượng góp phần rất lớn trong việc khơi dậy và truyền đạt xúc cảm tình cảm để các em có thể cảm thụ được tác phẩm. Thật sự, để làm được điều đó đối với dạy một tác phẩm văn xuôi không phải là dễ, thay vì đi theo m ột lối mòn thư ờng thấy trước nay ở giáo viên khi dạy tác phẩm này là chỉ cho học sinh phân chia bố cục, đi vào phân tích nhân vật, nêu chủ đề… Một hiệu quả được xem là quan trọng nhất của việc sử dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ này là mở ra cho giáo viên có cơ hội để lắng nghe, cảm nhận và hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của học trò mình qua việc bày tỏ cảm xúc đối với nhân vật trong tác phẩm,trên cơ sở đó, người dạy có những biện pháp, những hướng truyền đạt cho phù hợp. Chẳng hạn, qua các tiết dạy thực nghiệm, phần nhiều các giáo viên tỏ ra hài lòng với câu hỏi Nếu được thay lời Liên nói lên một mơ ước, anh (chị) sẽ mơ ước gì? các giáo viên cho rằng đây là câu hỏi hay, trả lời câu hỏi này đối với học sinh không phải là lời phát biểu chủ quan, tuỳ tiện mà nó thể hiện mức độ thâm nhập, hoá thân của người học vào nhân vật. phải hiểu, thông cảm và yêu thương nhân vật Liên thế nào thì mới có được những ước mơ đẹp đẽ cho nhân vật ấy. Khi trực tiếp dự giờ, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều câu trả lời của học sinh: Ước mơ được trở về sống vui vẻ ở Hà Nội. Ước mơ có được nhiều đoàn tàu đi qua phố huyện hơn. Ước mơ có được cuộc sống tươi đẹp cho Liên và người dân ở phố huyện này. Dù ở mỗi em có ước mơ khác nhau. Song, cơ bản là các em đều hiểu được Liên đang phải sống trong không khí ngột ngạt, tăm tối và cần phải có một sự thay đổi. Khi triển khai giáo án thực nghiệm này đến giáo viên, chúng tôi đều nhận thấy các giáo viên đều tỏ ra lo ngại sẽ không đủ thời gian để thực hiện. Song, khi đi vào thực tế giảng dạy, khi mà cơ chế giờ học đã vận hành, hoạt động thầy-trò diễn ra liên tục, trôi chảy, thì thời gian dường như không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. ở một vài lớp còn chậm trể năm bảy phút. Tuy nhiên, cách tiêu tốn thời gian ấy không phải là sự lãng phí. Có một vài vấn đề nhỏ trong khâu thảo luận của học sinh nhưng đó là những tình huống sư phạm không đáng kể. Nhìn chung, qua các tiết thực nghiệm, bằng kinh nghiệm của các giáo viên, hệ thống câu hỏi cảm thụ trong giờ học truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam đã được giáo viên sử dụng thành công, đạt hiệu quả. Về phía học sinh: Các lớp được chọn thực nghiệm không phải là học sinh chuyên văn, cho nên nhìn chung các em chưa th ật năng động và mạnh dạn bày tỏ cái chủ quan của mình một cách sôi nổi như chúng tôi mong muốn. Tuy nhiên, nếu so sánh tinh thần ấy với các lớp thực nghiệm đối chứng thì chúng tôi nhận thấy rõ rệt hiệu quả của công việc chúng tôi đang làm. Về mặt từ ngữ, ngữ pháp và cách diễn đạt trong các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra là đạt yêu cầu. Có nghĩa là chưa có trường hợp nào cho thấy học sinh hiểu sai hoặc không hiểu được yêu cầu câu hỏi đề ra. Các câu hỏi có tính chất tái hiện như chỉ ra, tìm ra những đoạn văn hay, những đoạn tả cách, trữ tình, nói lên ư ớc mơ của nhân vật…đã củng cố tinh thần làm việc với sách giáo khoa của người học, giúp học sinh tiếp cận với sách giáo khoa, với văn bản tác phẩm, một việc làm tích cực mà một thời, lối giảng dạy một chiều đã vô tình làm mai một đi tinh thần ấy của người học. Các câu hỏi dạng hiểu biết đã kích thích khả năng tri giác ngôn ngữ, khả năng phân tích và khái quát ở học sinh rất cao. Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã thực hiện tốt phần này, nhất là khi phân tích cảnh sống của các nhân vật nơi phố huyện và phần tổng kết bài. Điều mà chúng tôi hài lòng nhất khi sử dụng các câu hỏi cảm thụ này đó là thái độ “nhập cuộc” của học sinh, đặc biệt là khi đón nhận các câu hỏi cảm xúc và câu hỏi hình dung tư ởng tượng. điều mà chúng tôi ghi nhận được là các em tỏ ratích cực, sôi nổi với các câu hỏi có yêu cầu bày tỏ cá nhân của mình, chẳng hạn, khi được hỏi Trong truyện các nhân vật đều có số phận đáng thương, song, theo anh (chị), người đáng thương nhất là ai? Tại sao?; Anh(chị) hình dung nhân vật Liên như thế nào khi đoàn tàu đi khuất? Hầu hết, học sinh đều cho rằng người đáng thương nhất là Liên, còn vì sao đáng thương thì mỗi em có một lý do khác nhau, và cũng nói lên đư ợc tâm trạng của Liên khi tàu đã đi xa, đó là bu ồn man mác, đó là nuối tiếc…Những câu trả lời của em rất dễ thương, xuất phát từ sự cảm thông và yêu thương đối với nhân vật. ở đây chúng tôi chưa bàn đến việc đúng hoặc sai của các câu trả lời ấy, chỉ biết rằng khi trả lời được các câu hỏi này, rõ ràng, trong các em đã có một bức tranh, một thế giới nghệ thuật được tạo nên từ tác phẩm, và tất nhiên khi giáo viên sơ kết lại ý thì các em sẽ tự soi rọi lại ý tư ởng, tình cảm của mình để nhận ra và bổ sung những khuyết điểm. Nói tóm lại, qua tiết thực nghiệm và đối chứng thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy hệ thống câu hỏi cảm thụ mà chúng tôi sử dụng trong giáo án dạy học tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam đã phát huy được hiệu quả. Vế phía giáo viên, có sự định hướng trong giảng dạy, xác định được trọng tâm vấn đề và có phương pháp khai thác phù hợp đặc trưng loại thể. Về phía người học, trong giờ học tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, thoải mái đón nhận tri thức, những năng lực văn học của bản thân có điều kiện bộc lộ và phát triển, tinh thần chủ thể của người học được khơi dậy và phát huy… một giờ học như vậy, chúng tôi cho là một bước thành công. Khẳng định được khả năng vận dụng của hệ thống câu hỏi cảm thụ mà chúng tôi đưa ra. KẾT LUẬN Hỏi - đáp là hoạt động của thầy - trò, hoạt động này diễn ra trong suốt giờ học. Nó có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của quá trình dạy học. Vì vậy, việc hỏi của thầy không phải là việc làm tùy tiện mà nó phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Mỗi một bộ môn sẽ có những cách thức và nguyên tắc đặt câu hỏi khác nhau. Đối với môn văn, ta sử dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ. Hệ thống câu hỏi cảm thụ được xây dựng dựa trên những đặc trưng cơ bản của bộ môn nghệ thuật ngôn từ. Nếu sử dụng các câu hỏi này một cách đúng đắn trong giờ học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục tốt. Bởi lẽ câu hỏi cảm thụ không chỉ mở ra hướng giúp người giáo viên truyền đạt tri thức của mình đến với học trò mà nó còn có tác dụng khơi gợi, kích thích hứng thú, phát huy năng lực văn học của người học để người học có thể đón nhận tác phẩm bằng sự rung động của bản thân. Tôn trọng và phát huy chủ thể của học sinh, đó chính là tinh thần của dạy học hiện đại. Có nhiều loại câu hỏi cảm thụ như đã trình bày trong luận văn. Trong dạy học, tùy theo mục đích và hoàn cảnh sử dụng khác nhau mà giáo viên có sự lựa chọn phù hợp. Không có một khuôn mẫu hay một công thức cố định nào đối với việc đưa ra câu hỏi. Cũng như khi sử dụng những phương tiện dạy học khác, bao giờ, vai trò của người thầy cũng hết sức quan trọng. Sử dụng câu hỏi cảm thụ để dạy học, người thầy phải thể hiện hết sự năng động, linh hoạt và bản lĩnh sư phạm của người đứng lớp, phải biết căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài học, căn cứ vào đặc điểm tâm lí của đối tượng học sinh và quan trọng là phải xác định cho được, cho đúng “chất của loại” trong thể. Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong giờ học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam được trình bày trong luận văn được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của câu hỏi cảm thụ cùng với sự góp nhặt kinh nghiệm giảng dạy của bản thân học viên. Thật ra, đề tài này là một nội dung rất nhỏ so với tinh thần đổi mới lớn lao mà ngành giáo dục đã đề ra. Khi bắt tay thực hiện đề tài này, người viết chỉ với mong muốn nhỏ là được làm người bạn đồng hành cùng những giáo viên có tâm huyết với nghề, được sẻ chia với họ những kinh nghiệm trong việc giúp học sinh cảm thụ tốt một thể loại truyện ngắn hiện thực mà lại đậm tính trữ tình. Như đã nói từ đầu, bản thân câu hỏi cảm thụ không phải là phương tiện dạy học duy nhất trong giờ dạy học văn, cho nên để đạt được hiệu quả mong muốn thì phải có sự gắn kết với nhiều phương tiện dạy học khác. Trong một tương lai không xa của ngành phương pháp dạy học văn, khi mà tính chủ thể tích cực của người học ngày càng được đề cao, sự thâm nhập của các phương tiện giáo dục hiện đại như công nghệ thông tin chẳng hạn ngày càng sâu rộng, những chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ giáo viên ngày càng rõ rệt…hi vọng loại câu hỏi cảm thụ sẽ được sử dụng một cách phổ biến và ngày càng được bổ sung, làm phong phú thêm lên về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Bởi vì ai cũng biết rõ nhiệm vụ của người giáo viên văn trên lớp không dừng lại ở chỗ là tiến hành hết mọi thao tác, thủ thuật sư phạm để đưa hết một lượng tri thức đến cho học sinh mà quan trọng hơn là làm thế nào để đọng lại trong các em một cái gì đằng sau những tri thức ấy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Ân (1997), Phương pháp dạy học giảng văn ở trường PTTH, NXB Tổng hợp Đồng Tháp. 2. Nguyễn Đức Ân (1996), Tài liệu, Một số vấn đề về dạy học giảng văn. 3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận về tác gia và tác phẩm (T1), NXB GD. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2001), Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn văn và tiếng việt THPT (Tập 1), HN. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Bộ GD và ĐT, HN. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THPT, Hà Nội – 7/2003, Bộ GD và ĐT. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên c ốt cán trường THPT môn văn 01-2006, Bộ GD và ĐT, Trường ĐHSP TP HCM. 8. Nguyễn Đình Chú, Trần Hữu Tá (chủ biên), Sách giáo khoa/ Sách giáo viên văn học 11, Tập1(Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000), NXB GD. 9. Nguyễn Viết Chữ (2003), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXB ĐHSP. 10. Nguyễn Viết Chữ (2003), Vấn đề câu hỏi trong dạy học văn (Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường ĐHSP Hà Nội. 11. Nguyễn văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học , NXB KHXH. 12. Trương Dĩnh, Phân tích nêu vấn đề trong môn văn ở trường phổ thông (Tài liệu lưu hành nội bộ), Trường ĐHSP Huế. 13. Trương Dĩnh, Tổ chức và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học ngữ pháp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/ 2002, tr53. 14. Trần Thanh Đạm và một số tác giả (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, NXBGD. HN. 15. Phan Cự Đệ (1990), Tự Lực văn đoàn – con người và văn chương, NXB Văn học, HN. 16. Phan Cự Đệ (1964), Văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB GD, HN. 17. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, NXB GD. 18. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, NXB ĐN. 19. Hoàng Ngọc Hiến (1993), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, NXB GD. 20. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB GD. 21. Nguyễn Trọng Hoàn, Câu hỏi liên tưởng và tượng trong hệ thống câu hỏi sáng tạo của quá trình giảng văn , Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 8/1999, tr.17. 22. Lê Văn Hồng (chủ biên - 1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB ĐHQG HN. 23. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB GD. 24. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Định hướng giảng tác phẩm trữ tình, NXB GD. 25. Vưgôtxki (1981), Tâm lí học nghệ thuật, NXB KHXH. 26. Nguyễn Thanh Hùng, Bản chất dạy học văn ở phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11/1989, tr.9. 27. Nguyễn Thanh Hùng, Phân tích chiều sâu của tác phẩm văn trong nhà trường, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6/1990, tr.25. 28. Nguyễn Văn Long, Chu Văn Sơn (2000), Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHQG HN. 29. I. Ia. Lecne (1997), Dạy học nêu vấn đề (Phan Tất Đắc dịch), NXB GD. 30. Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, HN. 31. Phan Trọng Luận – Trương Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học văn , T1, NXB ĐHSP. 32. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, (Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên THPT), NXB GD. 33. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn , NXB GD. 34. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo , NXB ĐHQG. HN. 35. Phan Trọng Luận (2002), Xã hội văn học nhà trường, NXB ĐHQG HN. 36. Phan Trọng Luận (chủ biên), Lê A, Nguyễn Xuân Nam, Sách giáo khoa/ Sách giáo viên Làm văn 11 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2 000), NXB GD. 37. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa/ Sách giáo viên Ngữ văn 11, Tập 1,2/ bộ 2 (Sách giáo khoa ban cơ bản) 38. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB GD. 39. Phương Lựu (Chủ biên - 2002), Lí luận văn học, NXB GD. 40. Đặng Thai Mai (1972), Giảng văn Chinh phụ ngâm, NXB ĐHSP, HN. 41. Cao Tố Nga, Vài suy nghĩ về hệ thống câu hỏi trong bài giảng văn trên tinh thần đổi mới, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12/2001, tr.69. 42. A. Nhikônxki (1978), Phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông, T2, NXB GD. 43. Nguyễn Kim Phong (chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Đặng Tương Như (2007), Kỹ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11, NXB GD. 44. Z. Ia. Rez, Phương pháp luận dạy văn học (Phan Thiều dịch - 1983), NXB GD. 45. Vũ Ngọc Phan (1988), Nhà văn hiện đại, T2, NXB KHXH. 46. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách và thời đại nhìn từ một thể loại văn học, NXB Văn học. 47. Trần Đình Sử (1991), Mấy vấn đề lí luận tiếp nhận văn học, NXB KHKT. 48. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học (Những vấn đề và quan niệm hiện đại), NXB GD. 49. Đỗ Ngọc Thống, Về đổi mới phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 9/1997, tr.11. 50. Nhiều tác giả, (Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên tập - 2003), Đến với Thạch Lam, NXB Thanh Niên. 51. Từ điển văn học (2004), NXB Thế Giới. PHỤ LỤC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG Môn: Ngữ Văn Khối: 11 Tiết PPCT: 37-38 Bài: HAI ĐỨA TRẺ Thạch Lam A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua hình ảnh phố huyện lúc về chiều, về đêm, giúp HS nhận thức được sự xót thương đối với những con người sống nghèo đói, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước mong ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ. HS thấy được vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một số truyện ngắn trữ tình. B. CÁCH TIẾN HÀNH: GV hướng dẫn HS đọc sáng tạo, trả lời câu hỏi và thảo luận C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, Giáo án D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - GV cho HS đọc SGK - GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày tóm tắt phần tiểu dẫn? (Có mấy ý? Đó là nh ững I.Tiểu dẫn: 1. Thạch Lam: (1910 – 1942) Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường ý nào?) - HS đọc văn bản SGK - GV hỏi: - Truyện được chia bố cục như thế nào? - Hãy xác định chủ đề của truyện? lân, bút danh là Thạch Lam. Là em ruột của 2 nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Thuở nhỏ sống ở Hải Dương, sau dời về Thái Bình. Ông học ở Hà Nội, hết tú tài năm nhất, ông ra làm báo, viết văn. Các tác phẩm chính: Tiểu thuyết Ngày mới, tập truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tập tiểu luận Theo dòng; tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường. Hai đứa trẻ là truyện ngắn in trong tập Nắng trong vườn. 2.Văn bản: a. Bố cục: Chia làm 3 đoạn - Đoạn 1: Từ đầu đến “ Tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Tâm trạng của Liên lúc chiều tàn ở phố huyện. - Đoạn 2: Tiếp đó đến “ có những cảm giác mơ hồ không hiểu” Tâm trạng của Liên khi đêm về. - Đoạn 3: Còn lại. Thể hiện tâm trạng của Liên trước cảnh tàu đêm - Cảnh chiều được miêu tả bằng những âm thanh, hình ảnh nào? - Có nhận xét gì về cảnh chiều tàn? - Tâm trạng của Liên trước cảnh chiều xuống ra sao? đi ngang qua. b. Chủ đề: Miêu tả tâm trạng hai đứa trẻ trước cảnh chiều tàn, đêm tối. Qua đó, làm rõ cu ộc sống mòn mỏi, chìm khuất tăm tối cùng ước mơ nhỏ nhoi của những con người nơi phố huyện tỉnh lẻ. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Tâm trạng hai đứa trẻ lúc chiều tàn: - Cảnh chiều: + Gợi tả qua âm thanh: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái từ đồng xa vọng vào, tiếng muỗi vo ve. + Gợi tả qua hình ảnh: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại,…. + Gợi tả qua mùi vị: mùi ẩm mốc bốc lên. + Gợi tả qua sinh hoạt của con người: Họp chợ đã vãn, trên đất còn lại rác rưởi, vài người bán hàng về muộn,….. Cảnh vật êm đềm, giàu chất thơ, nhưng cũng gợi lên cái nghèo - Khi phố huyện về đêm, cảnh vật không gian có gì để ta chú ý? - Trong bức tranh phố huyện về đêm có con người, đó là ai? Số phận họ như thế nào? khó, lam lũ. - Tâm trạng của Liên: cái buồn của cảnh vật thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của Liên, chị cảm thấy một nỗi buồn bâng khuâng, man mác. 2. Tâm trạng của hai đứa trẻ khi đêm về: - Cảnh vật: Cảnh vật tràn ngập bóng tối, tràn ngập trong đôi mắt của Liên. Anh sáng chỉ đủ le lói. Đó chỉ là “ khe sáng”, “ hột sáng”, “ chấm sáng” mà bóng đêm thì dày đặc, mênh mông. - Những kiếp người lầm lũi, chìm khuất trong bóng đêm: Mẹ con chị Tí sống tần tảo, lam lũ bên gánh hàng nước, gia đình bác X ẩm nghèo đói, lay lắt theo tiếng đàn bầu, cuộc đời nghiện ngập của cụ Thi gợi cho ta nhiều suy nghĩ, hai chị em Liên không dư giả gì với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu,….. - Tâm trạng của Liên: + Hồi tưởng về quá khứ, về thời được sống ở Hà Nội. + Trước cuộc sống hiện tại “ chị - Trước cảnh đời như vậy, tâm trạng của Liên ra sao? - Hãy phân tích hình ảnh đoàn tàu được miêu tả trong truyện? - Hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống tinh thần của con người nơi đó? - Tâm trạng của Liên ra sao khi tàu đến và khi tàu đã đi xa? Có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam? ngồi yên, không động đậy”, “ tâm hồn Liên yên tĩnh h ẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”  Diễn tả nỗi buồn và lòng cảm thương của Liên trước cảnh đời tăm tối, ngột ngạt. Đồng thời còn là ước mơ vượt ra khỏi bóng tối dày đặc của phố huyện tẻ nhạt. 3. Tâm trạng hai đứa trẻ lúc chuyến tàu đêm đi qua: - Hình ảnh đoàn tàu; + Anh sáng: ngọn lửa xanh biếc, đèn sáng trưng. + Âm thanh: tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới. + Người khách: lố nhố.  Đoàn tàu đã mang đ ến những thứ mới lạ, là biểu tượng cho những gì tươi sáng hơn cuộc sống thường nhật của người dân phố huyện. - Tâm trạng của Liên: Cùng em cố thức để chờ tàu đến, khi tàu đã đi xa, vẫn đứng nhìn theo với niềm thất vọng tràn ngập, một nỗi buồn mênh mông. 4. Nghệ thuật: - Truyện có đóng góp gì v ề mặt nhận thức và tình cảm đối với chúng ta? - Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả rất tinh tế, từ cách miêu tả cảnh vật đến diễn tả nội tâm con người. - Giọng văn: nhẹ nhàng, tự nhiên, có sức lay động tình cảm của người đọc. III. Tổng kết: - Truyện gợi về người đọc cuộc sống lam lũ c ủa những người nghèo khổ. Đồng thời, tác giả cũng muốn qua truyện, bày tỏ niềm cảm thông yêu thương chân thành của mình, trân trọng ước mơ của con người dù ước mơ ấy hết sức nhỏ bé, mong manh. Từ đó, ta thấy được giá trị nhân đạo đáng trân trọng của tác phẩm Hai đứa trẻ. E. CỦNG CỐ BÀI HỌC: - HS học bài, đọc lại tác phẩm và ghi nhớ những nội dung kiến thức trọng tâm. - Chuẩn bị bài mới “ Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) theo gợi ý từ các câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK. ĐỀ KHẢO SÁT (15 phút) Môn Ngữ văn Khối 11 Mỗi câu hỏi sau đây có 4 lựa chọn. Hãy chọn câu trả lời đúng với yêu cầu của từng câu hỏi đưa ra. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 1 điểm. Câu 1: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) là một tác phẩm khá tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam. Truyện được trích từ: A. Sợi tóc. B. Gió đầu mùa. C. Nắng trong vườn. D. Ngày mới. Câu 2: Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) có một thứ âm thanh. Thanh âm ấy vừa là dấu hiệu của ngày tàn, đêm đến, vừa gợi lên cái hồn của quê hương, làng mạc. Đó là: A. Tiếng trống thu không. B. Tiếng muỗi. C. Tiếng ếch nhái. D. Tiếng còi tàu đêm. Câu 3: Trong các nội dung sau, đâu là ý nghĩa sâu sắc nhất của hình ảnh bóng tối được miêu tả trong truyện: A. Tạo nên sự tĩnh mịch, dày đặc của bóng đêm. B. Tạo nên không khí ngột ngạt, tù túng trùm phủ phố huyện. C. Tạo sự tương phản với ánh sáng yếu ớt, nhợt nhạt của phố huyện. D. Tạo nên sức ám ảnh nặng nề, tăm tối lên số phận các nhân vật trong truyện. Câu 4: Nhân vật Liên trong truyện là người có đời sống tâm hồn đáng quý bởi vì: A. Chị là người biết nhạy cảm với nỗi đau khổ của những người xung quanh. B. Chị là người ý thức được cuộc sống vô vị, tẻ nhạt ở hiện tại. C. Chị là người biết ước mơ, khát vọng cho một tương lai tươi sáng. D. Cả A, B và C. Câu 5: Trong truyện, tác giả đã dùng từ “hột sáng” để miêu tả ánh sáng từ: A. Tiệm tạp hóa của Liên. B. Gian hàng của chị Tý. C. Hàng phở của bác Siêu. D. Các cửa hiệu khác. Câu 6: Lựa chọn nào sau đây diễn tả không đúng đời sống tinh thần của những người lao động nghèo ở phố huyện: A. Lo âu. B. Nhẫn nhịn. C. Chờ đợi. D. Ước mơ. Câu 7: Đối với Liên, đoàn tàu đêm là một hình ảnh có ý nghĩa trong đời sống tinh thần của chị, nó có sức khơi gợi những hồi ức của tuổi thơ vì: A. Chuyến tàu mang đến một thứ ánh sáng rực rỡ. Khác với ánh sáng từ ngọn đèn của chị Tý. B. Chuyến tàu mang đến một thứ âm thanh ồn ào. Khác với tiếng thu không, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi. C. Chuyến tàu mang đến những người khách sang trọng. Khác với bóng dáng của người dân phố huyện. D. Chuyến tàu mang đến một không khí huyên náo của Hà Nội. Khác với không khí tẻ nhạt của phố huyện. Câu 8: Sau khi đoàn tàu đã khuất hẳn sau rặng tre, Liên nắm tay em, đứng nhìn theo đoàn tàu với tâm trạng: A. Buồn bã, nuối tiếc. B. Buồn bã, thất vọng. C. Đau khổ, nuối tiếc. D. Hụt hẫng, chơi vơi. Câu 9: Đoạn văn “ Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu rang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) đã thể hiện phong cách nghệ thuật đặc sắc của tác giả ở phương diện: A. Từ ngữ chính xác. B. Hình ảnh phong phú. C. Câu văn gợi cảm. D. Tu từ độc đáo. Câu 10: Nội dung nào sau đây không thuộc chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam): A. Truyện đã phản ánh đời sống tăm tối, nghèo cực của nguời dân lao động. B. Truyện đã thể hiện tấm lòng yêu thương và cảm thông chân thành của nhà văn. C. Truyện đã lên tiếng tố cáo những bất công của xã hội. D. Truyện đã thể hiện niềm mong ước, khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH019.pdf
Tài liệu liên quan