Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình giao thông 889 - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định quản trị. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác về gía bán nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp pháp và sử dụng vốn, vấn đề đó có thể nói là rất nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay. Qua quá trình học tập tại trường và thực tập tại Công ty XDCTGT 889, em đã nhận thức một cách sâu sắc việc trau dồi kiến thức trong những năm học rất quan trọng vì đó là những kiến thức lý luận cơ bản làm nền tảng để tiếp thu thực tế. Đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành kế toán, việc kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn một cách linh hoạt, phù hợp mà vẫn giữ được nguyên tắc cơ bản của lý luận. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, kết hợp với những lý luận đã tiếp thu ở nhà trường, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty.

doc84 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình giao thông 889 - Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 05/01/00 30/06/00 04/10/00 ... 31/12/00 17 05 78 12 237 KCPC 225 vận chuyển lu đi đường Cầu Giẽ KCPC 213 chi lương T1 thợ máy Cầu Giẽ Giảm nợ ôHuy chi phí thuê máy Cầu Giẽ Giảm nợ ôHuy chi phí thuê máy rải Cầu Giẽ ... K/c CFM đường HN Cầu Giẽ 1413 3314 1413 1413 ... 1541 2.500.500 908.900 95.952.953 24.380.952 ... ... 146.673.904 Tổng 146.673.904 146.673.904 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Đối với các chi phí không chi tiết cho từng công trình được thì hạch toán như sau: Bảng 2.8 Báo cáo số phát sinh tài khoản 623 200- Chi phí chung Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TK ĐƯ Nợ Có 25/04/00 28/08/00 31/12/00 ... 31/12/00 259 26 142 237 Mua bảo hiểm cho ba xe ô tô bò ma K/c vật tư phụ tùng sửa máy ủi DZ171 Trích khấu hao máy móc thiết bị năm 2000 ... Kết chuyển chi phí máy chung 111 1422 214 ... 1541 1.144.092 26.625.720 997.793.363 ... 1.186.182.211 Tổng 1.186.182.211 1.186.182.211 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Toàn bộ chi phí máy thi công được phản ánh trên “Báo cáo số phát sinh tài khoản 623” như sau: Bảng 2.9 Báo cáo số phát sinh tài khoản 623 Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TK ĐƯ Nợ Có 13/01/00 21/02/00 24/04/00 04/10/00 ... 31/12/00 31/12/00 31/12/00 104 07 255 12 237 237 237 KC 24/TGNHQTế ôHuy vay mua thuê máy Ninh Bình KCPC 116 chi lương T1/2000 Thuê vận chuyển lu đi đường 10 Giảm nợ ôHuy tiền thuê máy rải CT Cầu Giẽ ... K/c CFM đường Hà nội Cầu Giẽ K/c CFM đường 10 Nam Định K/c chi phí máy chung 1413 3314 1111 1413 1541 1541 1541 5.000.000 6.108.554 3.350.000 24.380.952 ... ... 146.673.904 386.880 1.186.182.211 Tổng 4.124.989.650 4.124.989.650 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Hạch toán chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí này phản ánh các khoản chi không trực tiếp tạo ra sản phẩm xây lắp song nó tạo điều kiện cho quá trình thi công diễn ra liên tục và thuận lợi. Nó có thể lên quan đến một công trình riêng biệt hoặc có thể liên quan tới nhiều công trình Khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân công: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương theo chế độ quy định như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý đội. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quản lý đội. Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho đội. Chi phí sửa chữa TSCĐ phân bổ Chi phí mua ngoài khác. Do đặc điểm của khoản mục chi phí này là khi phát sinh có thể liên quan tới nhiều công trình, vì vậy phải đảm bảo hạch toán đúng đối tượng.Tại Công ty các chi phí này được hạch toán như sau: + Chi phí lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân và công nhân trực tiếp sản xuất: Các khoản này do đội tự chi từ nguồn tạm ứng theo giá khoán thi công công trình. Cuối tháng các đội phải gửi theo Bảng chấm công và Bảng thanh toán lương lên Công ty để bộ phận kế toán Công ty hạch toán vào tài khoản chi phí. Kế toán cũng căn cứ vào Bảng tính lương này để tính ra số trích theo lương của công nhân sản xuất và nhân viên quản lý đội, hạch toán vào tài khoản 338. Ngoài ra phòng Kế hoạch dự toán còn gửi nhân viên giám sát kỹ thuật thi công tới công trình thi công chịu trách nhiệm giám sát về mặt kỹ thuật, xem xét quá trình thi công có bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật hay không. Khoản chi phí về tiền lương của nhân viên này do công ty chi trả do đó được hạch toán vào tài khoản 334. + Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho đội: chủ yếu là chi phí về khấu hao phương tiện đi lại của các đội trưởng xây dựng (các loại xe con). Kế toán căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ đối với các phương tiện dùng chung cho đội tập hợp lên tài khoản 627-200 . Cuối kỳ thực hiện phân bổ cho từng công trình. + Các khoản trích trước hoặc phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho đội: chủ yếu là các khoản chi cho sửa chữa, bảo dưỡng xe con phục vụ đi lại của các đội trưởng. Thực tế khi có phát sinh chi phí này kế toán căn cứ vào các hoá đơn để thanh toán để hạch toán phù hợp (nếu là sửa chữa thường xuyên hạch toán vào TK 627-200, nếu là sửa chữa lớn ngoài kế hoạch hạch toán vào TK 142, nếu là sửa chữa trong kế hoạch hạch toán vào TK 335. Trong kỳ thực hiện kết chuyển vào TK627-200. Cuối kỳ tiến hành phân bổ cho từng công trình. Chi phí sản xuất chung của toàn doanh nghiệp (TK 627-200) cuối kỳ được phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ với doanh thu của từng công trình. Công thức tính như sau: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình i = Tổng chi phí sản xuất chung phát sinh (TK 627-200) Tổng doanh thu toàn doanh nghiệp Doanh thu của công trình i x + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Khoản chi phí này gồm chi phí mua nhiên liệu, xăng xe cho phương tiện đi lại của các đội xây dựng, các khoản chi phí về làm nhà tạm, lắp đặt điện thoại... cho ban điều hành công trình, công nhân thi công công trình và các chi phí khác. Căn cứ để kế toán hạch toán các khoản chi phí này là các hoá đơn hợp đồng, bảng thanh lý hợp đồng và các chứng từ liên quan khác do nhân viên kế toán đội thu thập và gửi lên phòng kế toán Công ty. Cũng tương tự như khoản mục chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung có một phần được hạch toán chung cho toàn bộ doanh nghiệp, cuối kỳ kế toán mới phân bổ. Vì vậy dòng tổng cộng trên Báo cáo số phát sinh TK 627 mở chi tiết cho công trình nhỏ hơn tổng chi phí phát sinh trên khoản mục chi phí sản xuất chung của công trình đó trong “Bảng tính giá thành công trình xây lắp”. Phần chênh lệch này chính bằng phần chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình đó. Năm 2000 vừa qua, tổng chi phí sản xuất chung của Công ty là 1.901.291.855 đồng chiếm 6% trong tổng chi phí. Mặc dù chiếm tỷ lệ ít nhất nhưng nó có ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành công trình, do đó đòi hỏi công tác hạch toán phải chính xác, đầu đủ, kịp thời. Có thể khái quát quy trình hạch toán CFSXC tại Công ty qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty XDCTGT 889 TK 141 TK 627 TK 154 TK 142, 335 TK 214 TK 334, 338 Chi phí sản xuất chung tạm ứng được duyệt Phân bổ hoặc trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ Khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội Lương và các khoản trích theo lương của CNSX, quản lý đội, nhân viên giám sát thi công Kết chuyển chi phí sản xuất chung Quy trình hạch toán qua sổ của khoản mục chi phí sản xuất chung cũng được tiến hành tương tự như khoản mục chi phí máy thi công. Ví dụ minh hoạ qua công trình Đường Hà Nội- Cầu Giẽ Kế toán sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh về chi phí sản xuất của công trình Đường Hà Nội- Cầu Giẽ tiến hành vào sổ như sau: Bảng 2.10 Báo cáo số phát sinh tài khoản 627 028 Đường Hà Nội - Cầu Giẽ Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 14/01/00 19/04/00 27/04/00 10/07/00 ... 31/12/00 115 7 31 21 ... 238 KC chi phí xăng đường HN-Cầu Giẽ KCPC 243 chi lương T1,2,3 Cầu Giẽ Giản nợ Ô.Huy phí chuyển tiền CT Cầu Giẽ KCPC 397 chi lương kỹ thuật T5 Cầu Giẽ ... K/chuyển CPC đường HN-Cầu Giẽ 1413 3341 1413 3341 ... 1541 153.600 12.678.466 337.800 4.117.804 ... ... 37.258.356 Tổng 37.258.356 37.258.356 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm2000 Với các chi phí không tập hợp trực tiếp cho từng công trình được như chi phí khấu hao, các khoản trích trước, phân bổ... được vào sổ “Báo cáo số phát sinh tài khoản 627-200” như sau: Bảng 2.11 Báo cáo số phát sinh tài khoản 627 200- Chi phí chung Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 12/01/00 ... 12/12/00 31/12/00 31/12/00 31/12/00 ... 31/12/00 15 ... 29 130 142 191 ... Bà Mai đi công tác 1A ... Chi tổ chức thi công nâng bậc cho CN kỹ thuật năm 2000 KC CF công cụ dụng cụ phân bổ vào chi phí đội Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý đội Trích 2% BHYT –2000 CNTTSX ... K/chuyển chi phí sản xuất chung 111 ... 1418 1422 214 3384 ... 1541 340.000 ... 4.950.950 3.512.100 4.117.804 40.000.000 ... ... 190.277.225 Tổng 190.277.225 190.277.255 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Toàn bộ chi phí sản xuất chung được phản ánh vào “Báo cáo số phát sinh tài khoản 627” như sau: Bảng 2.12 Báo cáo số phát sinh tài khoản 627 Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Số CT Nội dung TK ĐƯ Nợ Có 26/01/00 02/02/00 21/02/00 ... 31/12/00 31/12/00 ... 31/12/00 107 18 23 ... 238 238 ... 238 KC 9/TGNHĐ Đa giảm nợ ÔHuy phí chuyển tiền CT nhà tư vấn KCPC 96 ÔVinh chi lương văn phòng TAL 1A KC chi phí xăng đường HN-Cầu giẽ ... K/c CPSXC quốc lộ 20 Lâm đồng K/c CPSXC đường HN-Cầu giẽ ... Kết chuyển chi phí sản xuất chung 1413 3341 1413 ... 1541 1541 ... 1541 229.090 3.050.000 915.200 ... 3.481.979 37.258.356 ... 190.277.225 Tổng 1.901.291.885 1.901.291.885 Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4.1. Kiểm kê, đámh giá sản phẩm dở dang Doanh nghiệp nào cũng vậy, quá trình sản xuất luôn được diễn ra liên tục và xen kẽ lẫn nhau, nên ở cuối mỗi kỳ (tháng, quý, năm) đều có khối lượng sản phẩm dở dang. Xuất phát từ đặc điểm riêng có của mình, các doanh nghiệp trong ngành xây lắp thường có giá trị phẩm dở dang cuối kỳ rất lớn. Tuy nhiên việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm cuối cùng là rất phức tạp, khó có thể thực hiện chính xác một cách tuyệt đối. Vì vậy nhiệm vụ của phòng kế toán là căn cứ vào tình hình cụ thể của Công ty để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm cuối kỳ thích hợp. Tại Công ty XDCTGT 889, việc kiểm tra đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành vào cuối năm tài chính và có sự tham gia của Giám đốc, phòng tài vụ, các phòng ban khác và các đội trưởng xây dựng. Sản phẩm dở dang được coi là sản phẩm chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Đối với một số công trình có giá trị lớn ,chủ đầu tư và Công ty có thể thống nhất nghiệm thu theo điểm dừng kỹ thuật của từng hạng mục công trình để thanh toán. Vì vậy, sản phẩm dở dang cũng có thể là một phần của một hạng mục công trình chưa hoàn thành bàn giao. Khi lập báo cáo quyết toán quý, năm bắt buộc phải kiểm kê đánh giá giá trị các công trình xây lắp còn dở dang và lập “Bảng kiểm kê giá trị sản lượng dở dang” có mẫu như sau: Tổng công ty XDCTGT 8 Công ty XDCTGT 889 Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2000. Biên bản kiểm kê giá trị sản lượng dở dang Công trình Trung Hoà- Đầm Rơi đến ngày 31 tháng 12 năm 2000. Thành phần gồm: 1. Ông Dương Văn Toàn - Chức vụ: Giám đốc 2. Bà Đặng Thuý Mai - Chức vụ: Trưởng phòng KHDT 3. Bà Đào Thị Hảo - Chức vụ: Trưởng phòng Tài vụ 4. Ông Nguyễn Quang Huy - Chức vụ: Đội trưởng thi công Cùng nhau kiểm kê xác nhận giá trị sản lượng dở dang công trìnhTrung Hoà- Đầm Rơi đến 31/12/2000 là 254.000.000 đồng (Hai trăm năm tư triệu đồng chẵn). Trong đó giá trị các hạng mục đảm bảo là: - Phát cây dọn cỏ mặt bằng thi công: 1.900 m2 x 377đ/m2 = 716.300đ - Đào xén lu lèn đầm mặt 3.191 m2 x 843.5đ/m2 = 2.691.609đ - Trải cán đá xô bồ dày20 cm: 938,7 m3 x 221.988,51đ/m3 = 208.380.614đ - Đào đất đổ tại chỗ: 99,75 m3 x 3.080,75đ/m3 = 307.305đ - Dự phòng ngày công 41.991.797đ Tổng cộng: 254.087.625đ Làm tròn: 254.000.000đ Biên bản này được lập thành 3 bản có giá trị như nhau, tất cả đã thống nhất ký. Giám đốc Trưởng phòng KHDT Trưởng phòng TV Đội thi công Toàn bộ giá trị sản lượng dở dang cuối kỳ được sử dụng làm cở sở tính ra tổng giá thành sản phẩm hoàn thành để kết chuyển sang tài khoản 632- Giá thành sản phẩm. 4.2. Tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm Trong mỗi doanh nghiệp, công tác tính giá sản phẩm hoàn thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm quy trình sản xuất, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp... Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến căn cứ để tính giá thành, đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành. Tại Công ty XD CTGT 889 đối tượng để tính giá thành là các công trình xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình của toàn bộ công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư và thực hiện thanh quyết toán. Phương pháp tính giá được công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp. Quá trình để tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Công ty như sau: Cuối kỳ cộng tổng số phát sinh trên các sổ Báo cáo số phát sinh tài khoản chi phí chi tiết cho từng công trình. Sau đó lập các chứng từ kết chuyển chi phí này sang tài khoản 154. Đối với các chi phí được tập hợp trên tài khoản 623-200 và tài khoản 627-200 kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình. Bảng 2.13 Báo cáo số phát sinh tài khoản 154 Từ ngày 01/01/2000 Đến ngày 31/12/2000 Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 6.547.306.955 Ngày SốCT Nội dung TKĐƯ Nợ Có 31/12/00 31/12/00 31/12/00 31/12/00 31/12/00 235 236 237 238 242 Kết chuyển CFNVLTT Kết chuyển CFNCTT Kết chuyển CFSDMTC Kết chuyển CFSXC Xác định giá thành công trình xây lắp năm 2000 621 622 623 627 632 22.685.906.501 3.183.353.091 4.124.989.650 1.901.291.885 32.891.133.324 Tổng 31.895.541.127 32.891.133.324 Số dư cuối kỳ 5.551.714.758 Ngày 31tháng 12 năm 2000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Quy trình hạch toán tổng hợp chi phí theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.8 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tại Công ty XDCTGT 889 Kết chuyển CFNVLTT Kết chuyển CFNCTT Kết chuyển CFSDMTC Kết chuyển CFSXC Kết chuyển CFNVLTT Kết chuyển giá thành sản phẩm hoàn thành TK 621 TK 154 TK 632 TK 622 TK 623 TK 627 Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Giá thành công trình xây lắp hoàn thành Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê giá trị sản lượng dở dang”, kế toán xác định giá thành sản phẩm hoàn thành của Công ty theo công thức: - + = Sau khi tính được giá thành của công trình xây dựng hoàn thành, kế toán thực hiện phân bổ các chi phí gián tiếp (chi phí QLDN) cho từng công trình. Để hạch toán chính xác chi phí liên quan tới khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ, kế toán phải tiến hành phân bổ các chi phí này cho khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng công trình được tính theo công thức: Giá thành công trình i Chi phí QLDN Phân bổ cho Công trình i Tổng CFQLDN x Chi phí dở dang cuối kỳ Tổng giá thành công trình = + Kế toán tiếp tục thực hiện công tác tính toán để tính ra lãi (lỗ) của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành trong kỳ. Giá thành công trình cụ thể hoàn thành năm 2000 được thể hiện trên “Bảng tính giá thành công trình xây lắp năm 2000”như sau: Như vậy, qua toàn bộ quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty có thể khái quát mô hình tổ chức sổ kế toán của Công ty như sau: Sơ đồ 2.9 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành tại Công ty XDCTGT 889. Bảng tính giá thành Báo cáo phát sinh tài khoản 154 Báo cáo phát sinh tài khoản 621, 622, 623, 627 Báo cáo chi tiết số phát sinh tài khoản 621, 622, 623, 627 Chứng từ gốc và bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Bảng phân bổ TK 623-200, 627-200, 642 Chương III Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Doanh nghiệp muốn đứng vững và tồn tại lâu dài, nhất thiết phải tìm mọi biện pháp để ngày càng hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiệu quả của quá trình sản xuất là nhân tố chính để đem lại hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp. Trên cơ sở tiềm lực có hạn, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc, tìm mọi biện pháp để với một lượng yếu tố đầu vào cố định sản xuất được kết quả đầu ra tối đa chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này, quá trình sản xuất phải diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự toán đến khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp phải thu thập được những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả thu được. Từ đó đề ra những biện pháp không ngừng giảm bớt những khoản chi không cần thiết, khai thác tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không những được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào sự tồn tại hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi chép, tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách. Vì vậy hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu với việc quản trị doanh nghiệp. Trong phần thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh thể hiện trên các mặt quy mô và hiệu quả. Những số liệu kế toán cung cấp là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị. Để có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm, đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải chính xác, đúng, đầy đủ, nghĩa là bên cạnh tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực tế của chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh và theo đúng đối tượng chịu phí, có như vậy mới tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Nói tóm lại, việc hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển và nhu cầu quản lý. Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm của Công ty. - Xác định đúng đối tượng tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. - Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy trình, trình tự công việc phân bổ chi phí cần thiết cho từng đối tượng chịu phí. Như vậy có thể nói rằng, chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ tới tính chính xác của những phản ứng của doanh nghiệp đối với lượng thông tin này. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và bộ phận chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng nhằm cung cấp thông tin trong sạch chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. II. Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XDCTGT 889 Công ty XDCTGT 889 được thành lập từ năm 1993 đến năm 1997 được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh. Từ sau khi thành lập Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng các công trình giao thông. Có thể thấy rằng đặc điểm của ngành xây dựng là rất khó khăn trong việc quản lý các khoản chi phí phát sinh. Đối với Công ty các công trình thi công nằm ở nhiều nơi Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp về quản lý, về bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả các khoản chi phí phát sinh tại chân công trình. Điều này thể hiện rõ trong các kết quả sản xuất kinh doanh đó là doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách liên tục tăng. Công ty liên tục thắng thầu nhiều gói thầu lớn và đang ngày càng khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Có thể nhìn nhận hệ thống tổ chức bộ máy quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên những mặt sau: * Bộ máy quản lý doanh nghiệp: Công ty đã xây dựng một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả với chế độ kiêm nhiệm giữa vị trí quản lý với các tổ trưởng xây dựng. Điều này cho phép bộ máy quản lý của Công ty có thể tiếp cận với tình hình thực tế tại các công trường xây dựng, nhờ đó kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất và các khoản chi phí phát sinh. * Tổ chức sản xuất: hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty cố vấn một cách có hiệu quả cho cấp quản lý cao nhất về các mặt sản xuất kinh doanh với việc áp dụng cơ chế khoán tới từng đội xây dựng. Công ty đã tạo được ý thức trách nhiệm trong sản xuất tới từng người lao động nhờ đó chi phí của công ty đựợc sử dụng một cách có hiệu quả hơn. * Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ kế toán có năng lực, nắm vững chế độ, nhiệt tình trong công việc,... lại được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm được giao đồng thời có tinh thần tương trợ lẫn nhau giúp cho công tác kế toán được chuyên môn hoá, mỗi cá nhân phát huy hết khả năng, năng lực của mình. Vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực cho công tác quản lý của Công ty. * Hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán: Hệ thống chứng từ hạch toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ, tuân thủ một cách chặt chẽ các nguyên tắc về chế độ chứng từ kế toán. Ngoài ra, còn sử dụng một số loại chứng từ đặc thù, các khoản chi phí phát sinh tại Công ty đều có chứng từ hợp lệ. Nhờ đó, Công ty đã kiểm soát tốt các khoản chi phí phát sinh tại công trường đảm bảo các nghiệp vụ ghi trên sổ đều phản ánh các khoản chi phí thực tế phát sinh tại công trường. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm được áp dụng tại Công ty là phương pháp tính giá trực tiếp. Vì vậy việc tính giá thành sản phẩm tương đối dễ dàng và chính xác đảm bảo cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho bộ phận quản lý. * Hệ thống sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Nhờ sử dụng máy tính trong công tác kế toán nên hệ thống sổ kế toán của Công ty đã được đơn giản hoá nhằm tránh trùng lắp. Tại Công ty chỉ có hai sổ kế toán là sổ “Báo cáo số phát sinh tài khoản” được chi tiết cho từng đối tượng và của toàn doanh nghiệp. Song thực tế hai loại sổ này vẫn đảm bảo đầy đủ yêu cầu về mặt tổ chức hạch toán cũng như cung cấp thông tin cho quản lý doanh nghiệp. * Công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: Việc tập hợp chi phí theo các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung đã giúp cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây chính là căn cứ để tập hợp chi phí và xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác tạo điều kiện cung cấp thông tin cho hệ thống Báo cáo tài chính. Công ty chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách do Nhà nước quy định, ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kế toán phát sinh trên hệ thống sổ sách. Nhờ đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu về cơ bản đã theo dõi vật tư sử dụng cho từng công trình căn cứ vào các bản hợp đồng, bản thanh lý hợp đồng và các chứng từ khác đều yêu cầu phải có sự ký duyệt của Giám đốc, Trưởng phòng tài vụ. Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán dựa vào các Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương nhằm đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít đã tạo điều kiện thúc đẩy năng suất lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm đã gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với tiến độ thi công. Tương tự khoản mục chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung cũng được hạch toán một phần trực tiếp cho đối tượng và phân bổ phần còn lại nhờ đó làm tăng tính hợp lý của khoản mục này trong chi phí của từng công trình. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang có sự tham gia đầy đủ của các bộ phận liên quan đã đánh giá được tương đối chính xác khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, nhờ vậy tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng chính xác hơn. Giá thành sản phẩm hoàn thành được thể hiện trên “Bảng tính giá thành công trình xây lắp”. Việc tập hợp chi phí sản xuất đã được chi tiết cho từng công trình nên việc tính giá thành tương đối thuận tiện. Số liệu trên bảng tính giá thành được trình bày hợp lý, khoa học góp phần cung cấp thông tin cho quản lý được dễ dàng, thuận tiện. Có được những thành quả trên là nhờ sự nỗ lực không nhỏ của toàn bộ các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Trong đó phải kể đến nỗ lực không nhỏ của phòng tài vụ đã thực hiện tốt vai trò quản lý chi phí và cung cấp thông tin của mình. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XDCTGT 889 Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán nói chung và phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp đó là giám sát chi phí và cung cấp thông tin chi phí và giá thành cho bộ phận quản lý. Bộ phận kế toán của mọi doanh nghiệp cần phải được tổ chức sao cho đảm bảo tốt nhất chức năng này. Trên thực tế các điều kiện về môi trường kinh doanh luôn thay đổi do đó những thông tin cung cấp cho bộ phận quản lý cũng cần phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới. Ngoài ra, quá trình hạch toán kế toán tại doanh nghiệp cũng phải tuân theo các nguyên tắc chuẩn mực trong chế độ kế toán . 1. Về tổ chức và luân chuyển chứng từ Địa bàn hoạt động của Công ty rất rộng. Tuy nhiên, tại các công trình đều có nhân viên kế toán công trình lập, thu nhập và gửi các chứng từ về phòng kế toán của Công ty theo từng quý. Tuy nhiên, thực tế việc giao nộp chứng từ của các nhân viên kế toán đội thường rất chậm trễ gây khó khăn cho công tác hạch toán. Thông thường việc giao nộp chứng từ thường kéo dài qua một kỳ. Khi có sự hối thúc của phòng kế toán, các kế toán đội thường giao nộp tập trung thành đợt vào cuối kỳ làm cho công tác hạch toán rất vất vả. Đôi khi, các kế toán đội cũng không tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về chế độ tổ chức chứng từ kế toán. Ví dụ: Đơn xin tạm ứng không có bản hợp đồng kèm theo. Điều này cản trở việc ký duyệt các đơn xin tạm ứng làm chậm trễ quá trình thi công. Ngoài ra, việc lập dự toán tiến độ thi công cũng không được các đội tuân thủ đầy đủ dẫn đến kế hoạch tài chính của Công ty luôn bị thay đổi. Kế toán Ngân hàng thường phải đến Ngân hàng để vay cho các khoản chi bất thường tại các công trình xây dựng mà kế hoạch tài chính không phản ánh được do không có dự toán thi công. Những tồn tại trên trong công tác tổ chức chứng từ đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác hạch toán kế toán tại phòng kế toán của Công ty đôi khi không phản ánh đúng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Để khắc phục những khó khăn này theo em có thể thực hiện một số giải pháp sau: - Đôn đốc việc giao nộp các chứng từ của các kế toán đội. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, công ty tiến hành tạm ứng cho các đội tự đảm bảo về vật tư nhân lực cho thi công công trình. Các đội muốn được tạm ứng phải có đơn xin tạm ứng kèm theo các bản hợp đồng. Như vậy có thể quy định chặt chẽ thời hạn thanh toán các chứng từ bằng cách quy định rõ các đội phải quyết toán xong các lần tạm ứng trước mới được tạm ứng lần tiếp theo. - Chấn chỉnh hoạt động tài chính của Công ty bằng cách tổ chức một cuộc họp giữa phòng tài vụ, ban giám đốc các đội trưởng xây dựng và nhân viên kế toán đội trong đó yêu cầu các đội trưởng xây dựng phải tiến hành lập các dự toán tiến độ thi công chuyển cho phòng tài vụ để kế toán trưởng có thể lập các kế hoạch tài chính một cách chính xác, hợp lý giảm bớt các chi phí phát sinh không cần thiết. Các kế toán đội và đội trưởng xây dựng phải tuân thủ đầy đủ chế độ chứng từ kế toán. 2. Về hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống tài khoản kế toán - Chi tiết tài khoản phản ánh chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Từ thực tế tổ chức hệ thống tài khoản chi tiết chi phí tại Công ty, chúng ta có thể thấy rằng các tài khoản 621, 622, 623, 627 chỉ được mở chi tiết cho từng công trình. Trên thực tế, khoản mục chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung được hình thành từ rất nhiều yếu tố chi phí như: yếu tố chi phí vật liệu, nhân công, khấu hao TSCĐ hay chi phí mua ngoài khác. Như vậy hệ thống tài khoản chi tiết của Công ty đã không phản ánh được chi tiết cho từng yếu tố chi phí này và do đó làm giảm đi chất lượng thông tin kế toán. Để giải quyết vấn đề này, các tài khoản chi tiết chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung của Công ty có thể thay đổi và mã hoá lại theo hướng sau: sử dụng mã tài khoản chi tiết hiện có thêm hai số và phía sau để chi tiết cho từng yếu tố chi phí. Ví dụ: TK623- 028- 01 chi phí nhân công phục vụ chạy máy thi công công trình Đường Hà Nội- Cầu Giẽ, tài khoản này sẽ phản ánh các chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe máy thi công như vận chuyển, cung cấp vật liệu phục vụ cho chạy máy thi công Đường Hà Nội- Cầu Giẽ, tương tự như vậy TK623- 028- 02 phản ánh chi phí về nguyên vật liệu dùng chạy máy thi công Đường Hà Nội - Cầu Giẽ như: xăng, dầu, mỡ... - Bổ sung tài khoản chi tiết 154. Hiện nay, tại Công ty, tài khoản 154 được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất trên quy mô toàn doanh nghiệp. Song do đặc điểm kinh doanh của công ty, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành cuối kỳ là từng công trình xây dựng. Như vậy, để có thể tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách dễ dàng và chính xác, Công ty nên mở sổ chi tiết tài khoản 154 chi tiết cho từng công trình. Việc mã hoá tài khoản chi tiết cho từng công trình xây lắp tương ứng với tài khoản cấp hai phản ánh chi phí của công trình. VD: TK154- 028 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình Đường Hà Nội- Cầu Giẽ. TK154- 034 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang công trình đường10- Nam Định. Việc thực hiện giải pháp này hoàn toàn không có nhiều khó khăn vì chương trình kế toán máy cho phép chi tiết các tài khoản hơn nữa. 3. Bổ sung chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Tại Công ty kế toán áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc do nhân viên kế toán ở các đội gửi lên lập phiếu kế toán. Thực chất của phiếu kế toán là chứng từ ghi sổ, để dễ hiểu theo em nên đổi tên phiếu kế toán thành chứng từ ghi sổ và kết cấu có thể theo mẫu sau: Mẫu 3.1 Chứng từ ghi sổ Ngày thàng năm Số chứng từ STT Nội dung Tài khoản Số tiền Nợ Có Tổng cộng Kèm ... chứng từ gốc. Kế toán trưởng Người lập biểu Theo chế độ sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp chi phí dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh. Với tác dụng nhằm quản lý và kiểm tra đối chiếu với các chứng từ ghi sổ như trên, theo em Công ty nên bổ sung thêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Kết cấu sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu sau: Mẫu 3.2 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng Cộng Cộng tháng Luỹ kế từ đầu tháng 4. Hoàn thiện tổ chức các sổ chi tiết và công tác hạch toán chi tiết chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại Công ty Hiện nay, công tác tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất tại Công ty còn chưa có bước tổng hợp chi tiết chi phí phát sinh trên quy mô toàn doanh nghiệp do đó không đủ thông tin cho việc đối chiếu với các báo cáo phát sinh tài khoản. Ngoài ra, việc tổ chức hệ thống sổ chi tiết chi phí còn chưa phản ánh được tường yếu tố chi phí trong một khoản mục phí của công trình. Để giải quyết vấn đề này Công ty có thể thực hiện giải pháp sau: Để phản ánh được đầy đủ và chi tiết cho từng yếu tố chi phí, công tác tổ chức hệ thống sổ chi tiết chi phí tại Công ty cần phải tổ chức lại sao cho phù hợp. Khi đó, các sổ chi tiết chi phí của Công ty sẽ được mở chi tiết tới từng yếu tố chi phí trong mỗi khoản mục phí của từng công trình theo mẫu sau: Mẫu 3.3 báo cáo chi tiết phát sinh tài khoản 623 028- 02 Đường Hà Nội - Cầu Giẽ Từ ngày Đến ngày Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 Ngày Chứng từ Nội dung TKĐƯ Nợ Có Cộng Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày tháng năm Sổ này dùng phản ánh các nghiệp vụ phát sinh về chi phí vật liệu cho chạy máy thi công đường Hà Nội - Cầu Giẽ trong kỳ. Để phản ánh các yếu tố chi phí khác thuộc khoản mục chi phí máy thi công công trình đường Hà Nội - Cầu Giẽ, kế toán sử dụng các sổ chi tiết tương tự: Sổ chi tiết TK 623- 028- 01 phản ánh yếu tố chi phí nhân công cho chạy máy thi công đường Hà Nội - Cầu Giẽ. Sổ chi tiết TK 623- 028- 03 chi phí về dụng cụ phục vụ chạy máy thi công đường Hà Nội - Cầu Giẽ. Cuối kỳ, kế toán tổng hợp phát sinh trên các sổ chi tiết cho các tài khoản cấp ba để vào sổ chi tiết cho các tài khoản cấp hai chi tiết cho từng công trình như sau: Mẫu 3.4 báo cáo chi tiết phát sinh tài khoản 623 028 Đường Hà Nội - Cầu Giẽ Từ ngày Đến ngày Đơn vị tính: đồng Số dư đầu kỳ 0 0 STT Yếu tố chi phí Nợ Có 1 2 3 Chi phí nhân công Chi phí vật liệu chạy máy Chi phí công cụ dụng cụ Cộng Số dư cuối kỳ 0 0 Ngày tháng năm Để có thể đối chiếu với phần hành kế toán tổng hợp, kế toán chi phí phải tổng hợp chi tiết phát sinh TK 154 cho toàn doanh nghiệp. Mẫu số tổng hợp chi tiết phát sinh tài khoản 154 tương tự như trên. Thực hiện giải pháp này, hệ thống sổ kế toán chi tiết của Công ty vẫn đảm bảo gọn nhẹ và khoa học, đáp ứng yêu cầu thông tin tốt hơn cho các nhà quản trị. 5. Hoàn thiện công tác hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất taị Công ty Hiện nay, kế toán tổng hợp lập báo cáo phát sinh tài khoản (tương đương sổ cái) dựa trên các chứng từ gốc do các kế toán phần hành đã nhập vào máy tính từ trước. Trên lý thuyết, khi thực hiện kế toán thủ công, các kế toán phần hành phải lập chứng từ ghi sổ để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán tổng hợp. Tuy nhiên khi áp dụng kế toán bằng máy, việc bỏ qua bước hạch toán này vừa giảm bớt được khối lượng công việc kế toán lại vừa hạn chế khả năng xảy ra sai sót nếu các kế toán phần hành phải thực hiện thêm một bước trung gian là lập các chứng từ ghi sổ. Trong phần hành này Công ty chỉ nên đổi tên “Báo cáo số phát sinh tài khoản” thành Sổ cái cho dễ hiểu và tránh nhầm lẫn với phần hành hạch toán chi tiết và kết cấu Sổ Cái có thể theo mẫu sau: Mẫu 3.5 Sổ cái Tên tài khoản Số hiệu Chứng từ ghi sổ Trích yếu Số hiệu TKĐƯ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Nợ Có Như vậy công tác hạnh toán tổng hợp sẽ đơn giản và thuận lợi hơn đồng thời tiết kiệm được chi phí hạch toán. Theo cách này khối lượng kế toán không tăng thêm nhiều song đảm bảo được tính liên tục của số liệu trên hệ thống sổ kế toán của Công ty. Ngoài ra, số liệu tổng hợp trên sổ Báo cáo chi tiết phát sinh tài khoản 623 và 627 cũng phản ánh chính xác hơn các khoản chi phí có liên quan đến công trình. Hệ thống sổ kế toán của Công ty vẫn đảm bảo gọn nhẹ và thực hiện tốt chức năng cung cấp thông tin kế toán cho các nhà quản trị doanh ngiệp. Có thể mô hình hoá quá trình hạch toán này như sau: Sơ đồ 3.1 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chứng từ gốc và bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang Báo cáo chi tiết phát sinh TK 621, 622, 623 Bảng phân bổ tài khoản 623-200, 627-200 Báo cáo chi tiết phát sinh tài khoản 623-200, 627-200 Bảng tính giá thành công trình xây lắp Sổ cái TK 621, 622, 623, 627, 154 Báo cáo tổng hợp phát sinh TK 621, 622, 623, 627, 154 Báo cáo chi tiết phát sinh TK 154 Báo cáo tài chính IV. Những giải pháp cơ bản về quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm . Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung trong nền kế toán thị trường và giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và giá thành sản phẩm . Thông thường khi sản phẩm đòi hỏi phải có chất lượng cao thì giá thành sản xuất của nó cũng tăng lên. Nhưng giá thành sản phẩm quá cao lại có thể làm giảm đi khả năng cạnh tranh về giá cả. Do đó, vấn đề đặt ra với mỗi nhà quản trị là phải sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất. Đối với các ngành sản xuất các sản phẩm công nghiệp nói chung, ngoài chiến lược cạnh tranh chất lượng và giá cả, họ còn phải chú ý chiến lược cạnh tranh bằng quảng cáo, khuyến mại, hay cung cấp dịch vụ sau bán hàng. Tuy nhiên, trong ngành xây dựng cơ bản, các yếu tố này hầu như ít có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, vấn đề chất lượng và giá thành sản phẩm được đặt lên đầu. Cũng nằm trong xu thế đó, Công ty XDCTGT 889 nên có những giải pháp tốt để giải quyết mối quan hệ này. Xuất phát từ điều kiện hiện tại của Công ty em xin đưa ra một số giải pháp về mặt quản lý như sau: Xét về mặt tổng thể, Công ty chủ yếu áp dụng phương thức khoán trong sản xuất kinh doanh. Theo đó, Công ty phải thanh toán cho các đội xây dựng nhận theo giá khoán ghi trong hợp đồng khi công trình hoàn thành bàn giao, các đội thu thập các chứng từ phát sinh chi phí gửi lên Công ty để hạch toán. Do đó có thể nói, hầu như toàn bộ các công trình đều có giá thành bằng với giá giao khoán. Như vậy để có thể hạ được giá thành công trình, Công ty phải tiến hành lập dự toán chi phí cho các công trình sao cho hạ thấp được giá thành công trình nhưng vẫn đảm bảo đưọc lợi ích chính đáng của người lao động. Trong mối tương quan này, công ty có thể thực hiện một số giải pháp sau: 1. Tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu Tại Công ty phương thức sản xuất kinh doanh là khoán gọn công trình cho các đội xây dựng. Đội xây dựng nhận tạm ứng từ Công ty để tự đảm bảo cung ứng vật liệu cho thi công, nhiên liệu cho chạy máy. Công ty thực hiện quản lý đối với các đội xây dựng dựa trên các hợp đồng cung ứng, các hoá đơn thanh toán với người bán và sử dụng các chứng từ này làm căn cứ ghi sổ chi tiết chi phí. Như vậy, có thể thấy Công ty hầu như không có sự kiểm soát đối với việc sử dụng vật liệu thực tế tại công trình. Tất nhiên việc Công ty thanh toán cho các đội theo trị giá khoán đã buộc các đội xây dựng có ý thức hơn trong việc kiểm soát chi phí sao cho tổng giá thành công trình không vượt quá trị giá khoán ghi trong hợp đồng. Song điều này rất dễ nảy sinh tiêu cực trong việc sử dụng các hoá đơn chứng từ khai tăng chi phí về vật liệu gây thiệt hại cho người lao động. Để hạn chế những tiêu cực này, Công ty có thể quy định các định mức sử dụng vật liệu cho thi công, nhiên liệu cho chạy máy sao cho sát với thực tế thi công tại công trình, tăng cường công tác giám sát thực tế thi công đồng thời cho phép các đội xây dựng được pháp kết chuyển những khoản tiết kiệm chi phí vật liệu vào quỹ khen thưởng của đội để khuyến khích người lao động sử dụng tiết kiệm vật liệu tránh những hao phí mất mát không đáng có. 2. Tiết kiệm chi phí nhân công Yếu tố chi phí nhân công để hạch toán vào chi phí sản xuất bao gồm tiền lượng của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý đội. Việc quản lý sử dụng tiết kiệm chi phí nhân công không có nghĩa là cắt giảm các khoản thu nhập của người lao động. Sử dụng tiết kiệm chi phí lao động ở đây có nghĩa là với một lượng chi phí nhân công cố định phải thực hiện được một khối lượng công việc lớn nhất. Hay nói cụ thể hơn, các đội phải tổ chức sản xuất sao cho hợp lý, nâng cao năng suất của người lao động và đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời căn cứ vào đặc điểm thi công công trình các đội có thể sử dụng các lao động thuê ngoài tại địa phương cho những công việc không cần kỹ năng như: đào, xúc, vận chuyển đất đá, dọn dẹp mặt bằng thi công. Tận dụng tốt nguồn lao động này doanh nghiệp có thể tránh được các khoản chi phí để duy trì một lực lượng lao động thường xuyên quá lớn. Như vậy tổ chức sử dụng tốt các nguồn lao động sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo được thu nhập cho đội ngũ lao động thường xuyên của doanh nghiệp. 3. Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất bao gồm chi phí về khấu hao máy thi công, chi phí về khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội. Tại Công ty, các TSCĐ này được quản lý tập trung tại phòng xe máy thiết bị, do phòng xe máy thiết bị và phòng kế toán hạch toán việc trích khấu haovà được theo dõi riêng trên tài khoản 623-200 và tài khoản 627-200. Như vậy có thể thấy yếu tố chi phí này hầu như đã được xác lập từ trước cho toàn Công ty. Việc quản lý sử dụng tiết kiệm yếu tố chi phí này có nghĩa là doanh nghiệp phải làm sao tận dụng tốt đa năng lực của đội máy thi công đảm bảo trong kỳ thực hiện khối lượng công việc lớn nhất, kết hợp bảo dưỡng thường xuyên để không có hỏng hóc lớn xảy ra. Muốn vậy phòng kế hoạch dự toán phải căn cứ tiến độ thi công của từng công trình để có kế hoạch điều tiết sử dụng máy cho từng công trình một cách hợp lý, hạn chế tình trạng xe máy không hoạt động nằm trong kho hoặc tại một công trình nào đó phát sinh nhu cầu quá mức phải thuê máy ngoài. Giải quyết tốt vấn đề này, chi phí khấu hao máy thi công phân bổ cho từng công trình sẽ giảm đi nhờ đó giảm được giá thành sản phẩm. 4. Quản lý yếu tố chi phí bằng tiền Đối với Công ty, yếu tố chi phí này bao gồm các khoản chi cho lắp điện, điện thoại, xây dựng công trình tạm thuê ngoài, các khoản chi này thường rất khó kiểm soát và rất dễ nảy sinh tiêu cực. Do đó, Công ty cần yêu cầu các đội phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hoá đơn chứng từ đồng thời có thể tăng cường giám sát chi phí thực tế phát sinh tại các công trình. Thực hiện được đồng bộ các giải pháp trên, chắc chắn Công ty sẽ nâng cao được hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để đạt được điều này, thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chi phối các quyết định quản trị. Nó gắn liền với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm không những góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác về gía bán nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình hình cấp pháp và sử dụng vốn, vấn đề đó có thể nói là rất nan giải đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước hiện nay. Qua quá trình học tập tại trường và thực tập tại Công ty XDCTGT 889, em đã nhận thức một cách sâu sắc việc trau dồi kiến thức trong những năm học rất quan trọng vì đó là những kiến thức lý luận cơ bản làm nền tảng để tiếp thu thực tế. Đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là đối với ngành kế toán, việc kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn một cách linh hoạt, phù hợp mà vẫn giữ được nguyên tắc cơ bản của lý luận. Trong thời gian thực tập tại Công ty, em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty, kết hợp với những lý luận đã tiếp thu ở nhà trường, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty. Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng do trình độ có hạn, thời gian thực tập ngắn, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản và chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các cán bộ phòng kế toán công ty để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời, các cô, các chị tại phòng kế toán Công ty XDCTGT 889 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Hà Nội, tháng 5 năm 2001 Sinh viên: Chu Thị Thanh Hằng Tài liệu tham khảo - Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán Chủ biên PTS. Nguyễn Thị Đông - NXB Tài chính 1997 - Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp Chủ biên PTS. Đặng Thị Loan - NXB Tài chính 1997 - Giáo trình Kế toán quản trị Chủ biên PTS. Nguyễn Minh Phương - NXB Giáo dục 1998 - Giáo trình Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh Chủ biên PTS. Nguyễn Năng Phúc - NXB Thống kê 1998 - Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Sổ kế toán NXB Tài chính 1995 - Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp NXB Thống Kê 1999 - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Chủ biên PTS. Ngô Thế Chi - NXB Thống Kê 1997 - Các tạp chí kế toán, kiểm toán - Các tài liệu của Công ty XDCTGT 889 - Một số luận văn của khoá 37, khoá 38 Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp 3 I. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán 3 II. Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4 2.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 4 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 4 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5 a- Phân loại theo yếu tố chi phí 6 b- Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản 6 c- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 7 2.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 8 2.2.1. Khái niệm 8 2.2.2. Phân loại giá thành 8 a- Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu 8 b- Căn cứ vào giai đoạn tính giá 9 2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10 2.4. Nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 11 III. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 11 3.1. Đối tượng, phương pháp, trình tự hạch toán chi phí sản xuất 11 3.1.1. Đối tượng, hạch toán chi phí sản xuất 11 3.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 12 3.1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 12 3.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 13 3.2.1. Đối tượng tính giá thành 13 3.2.2. Phương pháp tính giá thành 13 IV. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 15 4.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 15 4.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 4.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 4.2.2. Kết cấu của tài khoản sử dụng 17 4.2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 17 4.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18 4.3.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 18 4.3.2. Kết cấu của tài khoản sử dụng 18 4.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 18 4.4. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 19 4.4.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí máy thi công 19 4.4.2. Kết cấu của tài khoản sử dụng 19 4.4.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 20 4.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 22 4.5.1. Kết cấu của tài khoản sử dụng 22 4.5.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 22 4.6. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị thực hiện cơ chế khoán 24 V. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 28 5.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 28 5.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 29 VI. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, sổ tổng hợp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm 30 Chương II Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 31 I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 31 1.1. Quá trình hình thành phát triển công ty 31 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 33 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 35 II. Bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty XDCTGT 889 35 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 35 2.2. Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty 37 2.3. Đặc điểm công tác kế toán 38 Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty XDCTGT 889 42 3.1. Trình tự hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 42 3.2. Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất 42 3.2.1. Hạch toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42 3.2.2. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 47 3.2.3. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công 54 3.2.4. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung 58 IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 62 4.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 62 4.2. Tổng hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm 63 Chương III Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 67 I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 67 II. Đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 68 III. Những tồn tại và phương hướng hoàn thiện trong công tác quản lý và hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889 70 1. Về tổ chức và luân chuyển chứng từ 71 2. Về hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 72 3. Bổ sung chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 72 4. Hoàn thiện tổ chức các sổ chi tiết và công tác hạch toán chi tiết chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại công ty 74 5. Hoàn thiện công tác hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tại công ty 75 IV. Những giải pháp cơ bản về quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm 77 1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu 78 2. Tiết kiệm chi phí nhân công 78 3. Quản lý chi phí khấu hao TSCĐ 79 4. Quản lý yếu tố chi phí bằng tiền 79 Kết luận 80 Tài kiệu tham khảo 81

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28743.doc
Tài liệu liên quan