Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hai mặt chủ yếu của quá trình sản xuất là chi phí và kết quả. Vì vậy, kế toán sản phẩm sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng của Kế toán doanh nghiệp. Nó phản ánh từ qua trình cung ứng đến quá trình sản xuất kinh doanh và định hướng cho quá trình tiêu thụ. Mặt khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ có chức năng phản ánh một cánh đơn thuần mà còn có chức năng thông tin cho quá trình quản trị doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Điều này sẽ tăng cường được hiệu quả của quản trị doanh nghiệp nói riêng và quản lý nói chung để thích ứng với yêu cầu tổ chức sản xuất tình hình mới. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đối với quá trình lĩnh hội kiến thức là rất quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên khoa kế toán.Chính vì vậy, sau thời gian nghiên cứu lý luận thì thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế của sinh viên là điều hết sức cần thiết. Qua đó, sinh viên sẽ tự bổ sung và hoàn thiện những kiến thức của mình cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời áp dụng nguyên tắc lý thuyết đã được học trong Nhà trường vào thực tế một cách linh hoạt hơn.

doc150 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 1.Công tác quản lý giá thành ở Công ty. Tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm ở Công ty.Như đã biết, trong các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp, giá thành sản phẩm chiếm một vị trí rất đặc biệt. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động thi công và quản lý kinh tế của doang nghiệp. Vì vậy, trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp được, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm của các công trình, hạng mục công trình. a/Các loại giá thành ở Công ty: Để phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho các cấp quản lý và phòng kế hoạch, ở Công ty có các loại giá thành sau: +Giá thành kế hoạch. +Giá thành định mức. +Giá thành thực tế. Giá trị dự toán - Giá thành dự toán = Lãi định mức óGiá thành dự toán: Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, được xác định theo định mức và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán ở phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán của công trình, hạng mục công trình là chi phí cho công tác xây dựng, lắp đặt các cấu kiện, các máy móc thiết bị bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức. Lãi định mức là chỉ tiêu nhà nước quy định để tích luỹ cho xã hội giá trị do ngành xây dựng cơ bản sáng tạo ra. óGiá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bước vào sản xuất được xây dựng từ những điều kiện cụ thể về biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong đơn vị. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đàu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành ở doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch - Giá thành dự toán = Mức hạ giá thành dự toán Khi tính giá thành kế hoạch, việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm so với giá thành dự toán nhờ thực hiện các biện pháp kỹ thuật. Bằng cách tính toán có căn cứ các biện pháp kỹ thuật, có thể tổng hợp các hiệu quả kinh tế do các biện pháp mang lại. óGiá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế mang tính chất xã hội, nhờ việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp xây lắp đó trong mối quan hệ với doanh nghiệp khác. Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân nó. b/Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành của Công ty là các công trình nếu công trình không phân ra các điểm dừng kỹ thuật mà chỉ được bàn giao và chấp nhận thanh toán nếu nó được hoàn thành toàn bộ; và là các hạng mục công trình với quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. c/Kỳ tính giá thành: Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là mang tính đơn chiếc nên kỳ tính giá thành là kỳ sản xuất thi công công trình. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, Công ty làm thủ tục bàn giao cho bên A và kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm để xác định kết quả kinh doanh cũng như phân tích chi phí và giá thành nhằm đưa ra những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cũng như tăng kết quả kinh doanh của Công ty. d/Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Do tính chất sản phẩm giản đơn, Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp. Cụ thể: +Khi đối tượng tính giá thành là những công trình hoàn thành thì giá thành là tổng cộng chi phí từ khi khởi công xây dựng công trình đến khi công trình hoàn thành bàn giao, khi này, kế toán lập thẻ tính giá thành có mẫu như sau: (Biểu số 32). +Khi đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình hay các khối lượng công việc có điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì giá thành cuả hạng mục công trình, khối lượng công việc đó được tính theo công thức sau: Giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sxphát Chi phí sản xuất công trình = dd đầu kỳ + sinh trong kỳ - dd cuối kỳ Trường hợp này, thẻ tính giá thành sản phẩm có dạng như sau:(Biểu số 33) 2.Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Trong doanh nghiệp xây dựng, sản phẩm dở dang là các công trình, hạng mục công trình đang thi công dở dang, chưa hoàn thành, khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư, nghiệm thu thanh toán. +Đối với các công trình mà quy mô không quá lớn, bên chủ đầu tư nhận khối lượng hoàn thành bàn giao khi công trình hoàn thành toàn bộ thì chi phí sản xuất dở dang của công trình đó là toàn bộ chi phí phát sinh từ khi khởi công xây dựng công trình đế thời điểm tính giá trị sản phẩm dở dang: óTrên sổ kế toán tổng hợp, giá trị sản phẩm dở dang của những công trình này là số dư cuối kỳ của tài khoản 1541- chi tiết cho công trình đó. óTrên sổ kế toán chi tiết, đó là số luỹ kế chi phí đến thời điểm tính chi phí sản xuất dở dang có mẫu như sau (biểu 32, 33): b/Đối với các công trình mà có quy mô lớn, bao gồm nhiều hạng mục công trình, bên A nhận khối lượng hoàn thành bàn giao và chấp nhận thanh toán thì giá trị sản phẩm dở dang được kiểm kê và đánh giá như sau: Cuối mỗi kỳ, đại diện phòng quản lý kỹ thuật công trình cùng với kỹ thuật viên công trình, chủ nhiệm công trình tiến hành kiểm kê, xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công việc, hạng mục công trình cụ thể. Phòng kế toán sau khi nhận được bảng kiển kê khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ từ phòng kỹ thuật thì tiến hành xác định chi phí sản phẩm dở dang theo phương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo định mức: Chi phí của sản Chi phí sản xuất phẩm dở dang + phát sinh Chi phí sản đầu kỳ trong kỳ Giá trị dự toán của phẩm dở dang = x giai đoạn xây lắp cuối kỳ Giá dự toán của Giá dự toán của dở dang cuối kỳ các giai đoạn + giai đoạn XD XD hoàn thành dở dang cuối kỳ Biểu số 32: thẻ tính giá thành công trình uỷ ban nhân dân tỉnh vĩnh phúc Chỉ tiêu Tổng số Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Nhân công sản xuất chung Công cụ dụng cụ Khấu hao tài sản cố định Sản xuất chung mua ngoài Sản xuất chung khác CP tháng 4/1997 320.228.854 95.463.783 150.689.784 24.354.472 16.789.125 9.745.120 15.736.450 7.450.120 CP tháng 5/1987 309.288.462 100.127.350 145.478.955 22.693.875 14.147.732 9.745.120 12.546.630 4.548.800 Luỹ kế 629.517.316 195.591.133 296.168.739 47.048.347 30.963.857 19.490.240 28.283.080 11.998.920 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Luỹ kế đến T11/1999 8.672.704.234 4.990.775.547 1.675.345.565 203.788.819 509.985.793 530.018.467 496.498.688 266.291.355 CP tháng 12 năm 1999 282.666.604 104.714.993 140.199.675 14.807.375 8.781.900 6.156.589 7.805.632 200.500 Luỹ kế đến T12/1999 8.955.000.838 5.095.120.540 1.815.545.240 218.596.194 518.767.693 536.175.056 504.304.320 266.491.855 Ước chi phí 25.894.809 5.450.460 6.690.760 1.856.589 2.245.000 0 8.452.000 1.200.000 Tổng chi phí PS ở Công ty 8.980.895.647 5.100.571.000 1.822.236.000 220.452.783 521.012.693 536.175.056 512.756.320 267.691.855 Gía trị chia thầu 3.476.004.803 Giá thành công trình 12.456.900.450 5.100.571.000 1.822.236.000 220.452.783 521.012.693 536.175.056 512.756.320 267.691.855 Biểu số 33:thẻ tính giá thành hạng mục Nhà phễu công trình nhà máy xi măng nghi sơn. Chỉ tiêu Tổng số Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Nhân công sản xuất chung Công cụ dụng cụ Khấu hao tài sản cố định Sản xuất chung mua ngoài Sản xuất chung khác Dư dầu kỳ (30/9/1998) 111.910.283 55.635.490 22.479.334 4.218.996 9.878.124 7.657.998 8.785.552 3.254.789 Chi phí PS T9/1998 112.191.850 53.745.655 25.489.785 5.214.156 7.563.232 8.975.462 10.124.324 5.781.236 Luỹ kế đến T9/1998 224.102.133 109.381.145 47.969.119 9.433.152 17.441.356 16.615.460 18.909.876 9.036.025 Chi phí PS 10/1998 123.732.662 60.879.450 29.450.105 4.256.632 10.889.780 9.125.143 4.564.998 4.566.554 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Luỹ kế đến T12/1999 1.545.766.613 811.392.784 402.908.227 72.527.820 67.200.678 62.670.616 79.409.351 39.603.804 Ước chi phí 31.554.457 15.456.627 7.450.443 1.005.412 2.332.554 0 3.454.756 1.854.665 Tổng chi phí 1.577.321.070 826.849.411 410.358.670 73.533.232 69.533.232 62.670.616 82.864.107 41.458.469 DD cuối kỳ (15/12/1999) 76.899.710 32.225.887 14.887.425 3.547.564 7.807.663 6.003.442 8.542.707 3.885.022 Giá thành hạng mục CT 1.500.421.360 794.623.524 395.471.245 69.985.668 65.778.902 56.667.174 74.321.400 37.573.447 Chương III: một số gải pháp nhằm Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. I/Đánh giá khái quát tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. Trong 15 năm qua, với sự trưởng thành và phát triển của ngành xây dựng cơ bản ở Việt Nam, Công ty xây dựng số 34 đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, sự vươn lên và trưởng thành của Công ty đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của ban giám đốc và toàn thể công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ nhân viên phòng tài chính kế toán. Thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng về việc áp dụng thử nghiệm hệ thống tài khoản kế toán mới từ tháng 10 năm 1994, phòng kế toán của Công ty đã sớm áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới vào công tác kế toán của Công ty, đó chứng tỏ sự cố gắng của phòng kế toán trong việc áp dụng các chế độ tài chính của Nhà nước. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế ở Công ty, em đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Công ty, các phòng ban và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ của các bác, các cô, các anh chị phòng tài chính kế toán tạo điều kiện cho em nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở trường và liên hệ với thực tiễn công tác. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan trọng của công tác kế toán. Tập hợp đúng, đầy đủ chi phí sản xuất sẽ tính giá thành được chính xác, tạo điều kiện cung cấp các thông tin cần thiết cho những người quản lý ra quyết định một cách đúng đắn, góp phần mang lại thắng lợi cho doanh nghiệp. ở nước ta, từ lâu tiết kiệm đã trở thành một quốc sách. Trong sản xuất thì tiết kiệm mọi chi phí sản xuất đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là mục tiêu phấn đấu cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Công ty. Yêu cầu của công tác quản lý nói chung và yêu cầu của công tác quản lý chi phí sản xuất nói riêng trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh doanh hiện nay đòi hỏi Công ty phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học và chính xác, góp phần sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy và củng cố uy tín của Công ty trên thị trường cạnh tranh. Việc tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác không chỉ là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ từng loại chi phí về mặt khối lượng đúng như thực tế đã phát sinh, tính cho từng loại chi phí đó theo đúng nguyên tắc về đánh giá và phản ánh phản ánh đúng giá trị thực tế thời điểm phát sinh chi phí mà quan trọng hơn cả là đảm bảo kiểm tra được tính chất hợp lý, hợp pháp, hợp lý của từng chi phí sản xuất theo đúng các đối tượng chịu chi phí, đối tượng tính giá thành và vận dụng công tác tính giá thành thích hợp với từng đối tượng chịu giá thành. Có như vậy mới có thể kiểm tra được tình hình thực hiện chỉ tiêu của Công ty, đảm bảo thực hiện kế hoạch, phát hiện kịp thời các khoản chi phí chênh lệch so với định mức, các khoản chi phí ngoài kế hoạch. Qua quá trình tìm hiểu thực tế về công tác quản lý nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty xây dựng số 34, em nhận thấy Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, đã xây dựng được mô hình quản lý, kế toán khoa học, hợp lý và có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bảo đảm đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Với bộ máy gọn nhẹ, các phòng ban chức năng đủ đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đảm bảo quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí của quá trình sản xuất một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Cụ thể Công ty đã quản lý lao động có trọng tâm và luôn động viên, khuyến khích đối với lao động có tay nghề. Việc quản lý và sử dụng vật tư theo định mức và theo kế hoạch đã góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công tác xây lắp, Công ty đã tiến hành kiểm kê, đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ một cách khoa học và chính xác, xác định đúng chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ. Phòng kế toán tài chính của Công ty gồn có 6 người, được bố trí một cách gọn nhẹ và có trình độ, có năng lực nhiệt tình, trung thực, xây dựng được hệ thống sổ sách kế toán theo hình thức nhật ký chung. Cách thức ghi chép và phương pháp hạch toán một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, tổ chức kế toán quản trị, kế toán tài chính một cách khoa học, rõ ràng, giảm được khối lượng công việc ghi sổ kế toán, đặc biệt, Công ty đã sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Với sự tiện dụng của phần mềm kế toán, nó cho phép Công ty có được những thông tin cần thiết cho nhu cầu quản lý của Công ty. Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty có tổ chức hạch toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình trong từng quý một một cách rõ ràng chính xác, cụ thể giản đơn phục vụ tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh nói chung. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại cần khắc phục nhất là trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Những tồn tại được biểu hiện cụ thể là: 1/Để phản ánh những chi phí về sử dụng máy thi công, Công ty chưa mở tài khoản 623-“Chi phí sử dụng máy thi công” mà lại phản ánh vào tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. 2/ Với những khoản trích theo lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán phản ánh vào tài khoản 622- “Chi phí nhân công trực tiếp”, không đúng như chế độ quy định. 3/Chi phí lãi vay phục vụ cho việc thi công công trình, kế toán phản ánh vào tài khoản 627-“Chi phí sản xuất chung”, đáng ra nó nên được phản ánh vào tài khoản 811- “Chi phí tài chính”. 4/Công ty chưa mở tài khoản 335 - “Chi phí trích trước”, như vậy sẽ không chủ động trong việc sửa chữa, mua sắm tài sản cố định cũng như chủ động trong việc phát triển kinh doanh của Công ty. 5/Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng có giá trị dưới 5 triệu đồng, kế toán phản ánh vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đáng ra nó phải được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất chung, điều này gây ra sự đánh giá thiếu chính xác trong việc xác định và phân tích các định mức chi phí. Mặc dù thời gian thực tập ngắn ngủi, hiểu biết về thực tế chưa nhiều nhưng với sự nhiệt tình của bản thân và lòng mong muốn góp phần nhỏ bé kiến thức đã học ở nhà trường vào công tác hạch toán của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. ii/một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. 1/Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Để góp phần áp dụng đúng chế độ kế toán của nhà nước, Công ty nên phản ánh chi phí sử dụng máy thi công vào một tài khoản riêng- tài khoản 623. Nội dung và trình tự phản ánh như sau: 1.Tài khoản 623: TK 623- “Chi phí sử dụng máy thi công”: Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 mà kế toán phản ánh trực tiếp vào tài khoản 621, 622 và 627. Mặt khác, các khoản trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tính theo lương của công nhân sử dụng máy thi công và tiền ăn ca cũng không hạch toán vào tài khoản này mà phải hạch toán vào tài khoản 627- “Chi phí sản xuất chung”. Cụ thể: óBên nợ: - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công thực tế phát sinh. óBên có: - Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng mục công trình. Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết làm 6 tiểu khoản: TK 6231-“Chi phí nhân công” TK 6234-”Chi phí khấu hao máy thi công” TK 6232-“Chi phí vật liệu” TK 6237- “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6323-“Chi phí công cụ, dụng cụ” TK 6238-“Chi phí bằng tiền khác” Chi phí máy thi công ở Công ty được tập hợp theo từng yếu tố chi phí và được mở sổ Cái, sổ Cái chi tiết cũng như sổ chi tiết chi phí cho từng yếu tố, trình tự hạch toán như sau: 2.Nội dung hạch toán. a/Khi Công ty sử dụng máy thi công của mình: Tất cả các chi phí có liên quan đến việc sử dụng máy thi công được tập hợp theo từng máy thi công (biểu số 34- tập hợp chi phí máy thi công cho từng máy). Biểu số 34: Tổng hợp chi phí máy thi công Máy: STT Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Trong đó số ngày Nhân công Vật liệu Dụng cụ Khấu hao Mua ngoài Khác Sau đó khoản chi phí này được phân bổ cho từng công trình hạng mục công trình dựa trên những căn cứ sau: +Số giờ máy (ca máy) mà máy thi công đó phục vụ cho từng công trình. +Tổng số giờ máy mà máy hoạt động trong một tháng. +Từ đó tính ra chi phí máy thi công phân bổ cho từng công trình theo công thức: Chi phí máy thi Tổng chi phí phân bổ Số giờ máy (ca máy) công phân bổ cho = x mà máy phục vụ từng công trình Tổng số giờ máy (ca máy) cho công trình Chi phí máy thi công lần lượt được tập hợp theo từng yếu tố chi phí, bảng phân bổ có dạng như sau (biểu số 35): Biểu số 35: Bảng phân bổ chi phí máy thi công STT Tên xe, máy thi công Tổng chi phí Tổng số giờ (ca) máy hoạt động Công trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc CT ... Nhân công Vật liệu Công cụ, dụng cụ Khấu hao Thuê ngoài Khác Số giờ (ca) máy phục vụ cho CT Nhân công Vật liệu Công cụ, dụng cụ Khấu hao Thuê ngoài Khác 1 ... Tổng Biểu số 36: Bảng kê xuất kho nguyên vật liệu cho máy thi công Máy: STT Số CT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Ghi Có TK 152, Nợ TK6232 Ghi Có TK 153, Có các TK: Ghi chú 6233 142 Cộng có TK 153 1 Xuất từ kho CT... 2 Xuất từ kho CT... a1/Chi phí nhân công điều hành máy: Chi phí nhân công điều hành máy: Bao gồm tiền lương, các khoản phục cấp, các khoản trích theo lương của công nhân điều hành máy thi công. Việc hạch toán khoản chi phí này trên tài khoản 6231 như sau: +Cơ cở tính lương là bảng chấm công của từng công trình lập riêng cho từng máy thi công, sau đó lập bảng phân bổ tiền lương được đưa vào bảng tổng hợp chi phí máy thi công ở trên (biểu số 34). Sau khi tính và phân bổ lương và bảo hiểm xã hội cho từng công trình (biểu số 35), kế toán định khoản: Nợ TK 6231(chi tiết chi phí máy thi công và chi tiết cho từng công trình). Có TK 334, 338. +Khi các đội tạm ứng lương, kế toán định khoản: Nợ TK 1413 Có TK 111, 112, 311,... +Khi quyết toán công trình, kế toán ước chi phí theo dự toán: Nợ TK 6231. Có TK 3386. +Đến khi có chứng từ về chi trả tiền lương, kế toán định khoản: Nợ TK 334, 338 (3382, 3383, 3384) Có TK 3386. Chú ý: Quá trình tạm ứng giao khoán nội bộ và thanh toán được định khoản tương tự như đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (Các sổ chi tiết và tổng hợp tương tự như hạch toán các khoản mục chi phí khác). a2/Chi phí về nhiên liệu: +Cơ sở để tập hợp chi phí nguyên vật liệu là các chứng từ và các bản phân bổ có mẫu như bảng tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp, chỉ khác là nó tập hợp theo từng máy thi công, cụ thể, nó có dạng như biểu số 36. +Sổ hạch toán chi tiết chi phí máy thi công cũng được mở cho từng yếu tố giống như hạch toán chi tiết chi phí sản xuất chung. Cụ thể ở đây ta nêu lên một ví dụ cho yếu tố chi phí nguyên vật liệu (biểu số 37). Biểu số 37: bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu máy thi công Máy : Chứng từ Diễn giải Tổng số tiền Ghi Nợ tk 6232, ghi Có các TK: Số hiệu Ngày tháng 152 153 1421 3386 Ghi chú Người lập biểu: Kế toán trưởng: Trường Giang Nguyễn Thị Phát Số liệu trên bảng này làm cơ sở để ghi vào bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công (biểu số 34), sau đó phân bổ cho các công trình (biểu số 35) trên cơ sở bảng phân bổ chi phí máy thi công, kế toán định khoản: Nợ TK 6233 (chi tiết cho từng công trình) Có TK 152 Chú ý: Với nguyên vật liệu không phải nhận từ kho của công trình thì ngoài các bút toán trên thì còn có các bút toán khác phản ánh quan hệ thanh toán nội bộ tương tự như trường hợp xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất trực tiếp. a3/Chi phí công cụ dụng cụ Công cụ dụng cụ xuất dùng cho máy thi công chủ yếu là các dụng cụ, gá lắp chuyên dùng cho máy thi công, áo quần, đồ dùng bảo hộ của công nhân điều hành máy thi công,... Công ty vẫn sử dụng phương pháp phân bổ 50%, và do đó khoản chi phí này bao gồm chi phí được phân bổ khi xuất dùng công cụ dụng cụ và chi phí phân bổ khi công cụ dụng cụ báo hỏng. Các chứng từ liên quan đến chi phí này được tập hợp cho từng máy thi công. *Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng: +Cơ sở hạch toán yếu tố chi phí này là bảng kê xuất kho nguyên vật liệu (biểu số ở phần hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). Dựa vào bảng đó, kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi phí máy thi công (biểu số 34) rồi sau đó ghi vào bảng phân bổ chi phí máy thi công cho các công trình (biểu số 35), số liệu từ bảng này được làm cơ sở hạch toán như sau: Nợ TK 6233 (chi tiết theo từng công trình): 50% giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Nợ TK 142: 50% giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Có TK 153. *Đối với công cụ đang dùng báo hỏng, báo mất: +Cơ sở để hạch toán yếu tố chi phí này là các phiếu báo hỏng vật tư, từ các phiếu báo hỏng vật tư, kế toán lập bảng kê công cụ dụng cụ đang dùng báo hỏng. Đây là cơ sở trực tiếp để hạch toán yếu tố chi phí này (biểu số 38). Biểu số 38: Bảng kê công cụ dụng cụ đang dùng của máy thi công báo hỏng Máy: Tháng 12 năm 1999 STT Chứng từ Nội dung Tổng giá trị Đã phân bổ 50% Giá trị còn lại Báo hỏng, báo mất (ghi có TK 1421, ghi nợ các TK:) Số Ngày 6273 111 3381 152 ... 1 01 2/12 Coppa 3.569.900 3.569.900 2 02 9/12 Coppa 912.000 912.000 Tổng 4.481.900 4.481.900 Từ bảng này, kế toán tiến hành ghi vào bảng tổng hợp chi phí cho từng máy thi công (biểu số 34), sau đó tiến hành phân bổ cho từng công trình (biểu số 35), từ bảng phân bổ này, kế toán ghi bút toán phản ánh chi phí công cụ dụng cụ máy thi công: Nợ TK 6233 (chi tiết cho từng đối tượng): Giá trị được ghi vào chi phí. Có TK 142. Chú ý: Các sổ, thể kế toán chi tiết và tổng hợp tương tự như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. a4/ Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định: Kế toán theo dõi riêng khấu hao máy thi công để đến cuối tháng, căn cứ vào sổ theo dõi tài sản cố định, các chứng từ về tài sản cố định, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định có dạng như Biểu số 39, từ bảng này kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi phí máy thi công (biểu số 34) rồi phân bổ cho từng công trình (biểu số 35). Trên cơ sở bảng phân bổ chi phí máy thi công, kế toán tiến hành định khoản: Nợ TK 6234 (chi tiết cho từng công trình) Có TK 214. Biểu số 39: Đơn vị: Công ty xây dựng số 34 bảng tính và phân bổ khấu hao Tháng 12 năm 1999 STT Chỉ têu Tỷ lệ khấu hao(%) Toàn doanh nghiệp Tài khoản 627- chi phí sản xuất chung Tài khoản 623 TK 642 Nguyên giá Khấu hao CT UBND Vĩnh phúc CT.. . Máy.... Máy... I-Số khấu hao tháng trước II-Số khấu hao tăng lên trong tháng này III-Số khấu hao giảm trong tháng này. IV-Số khấu hao trích trong tháng này -Máy móc thiết bị công tác. -Phương tiện vận tải a5/Hạch toán chi phí máy thi công dịch vụ mua ngoài: Chi phí này bao gồm các chi phí về thuê ngoài sữa chữa , bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công, các chi phí về nhiên liệu mua ngoài,... Biểu số 40: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công dịch vụ mua ngoài Công ty xây dựng số 34 Máy: STT Chứng từ Nội dung Số tiền Trong đó Số Ngày Chưa thuế Thuế GTGT Nợ TK 6237 Nợ TK 1421 Từ bảng này, kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi phí máy thi công (biểu số 34), sau đó phân bổ cho các công trình theo bảng phân bổ (biểu số 35). Từ bảng phân bổ này, việc định khoản chi phí máy thi công dịch vụ mua ngoài như sau: +Khi Công ty cấp tiền cho đội để chi tiêu phục vụ xây dựng công trình: Nợ TK 1413 Có TK 111,112,.. . +Khi Công ty tập hợp được chứng từ về khoản chi phí này, kế toán định khoản: Nợ TK 623 (6237): chi tiết cho từng đối tượng. Nợ TK 1421: Nếu Công ty phân bổ chi phí cho các kỳ sau. Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 3386: Khi nhận được chứng từ chi phí, a6/Hạch toán chi phí máy thi công bằng tiền: Chi phí sử dụng máy thi công khác gồm những khoản chi bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất thi công trong kỳ. Những khoản chi phí này được tập hợp theo từng đội và sau đó phân bổ cho các công trình theo tiêu thức phân bổ và công thức phân bổ như đã nói ở trên rồi tập hợp vào bảng tập hợp như sau (biểu số 41): Biểu số 41: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công bằng tiền khác Máy: STT Nội dung Số tiền Từ bảng này . kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi phí máy thi công (biểu số 34), sau đó phân bổ cho các công trình theo bảng phân bổ (biểu số 35). Từ bảng phân bổ này, việc định khoản chi phí máy thi công dịch vụ mua ngoài như sau: +Khi Công ty cấp tiền cho đội để chi tiêu phục vụ xây dựng công trình: Nợ TK 1413 Có TK 111,112,.. . +Khi Công ty tập hợp được chứng từ về khoản chi phí này, kế toán định khoản: Nợ TK 623 (6238): chi tiết cho từng đối tượng. Có TK 3386: Khi nhận được chứng từ chi phí, b/Đối với chi phí máy thi công thuê ngoài: Trường hợp này thường xảy ra khi Công ty cần phải hoàn thành gấp khối lượng công việc và nó cũng thường là nó dễ dàng được tập hợp trực tiếp cho các công trình mà nó phục vụ. Do đó, các chứng từ về thuê máy thi công được tập hợp cho từng công trình, cuối tháng gửi về phòng kế toán để tập hợp và định khoản chi phí. Bảng tổng hợp có thể như sau (Tập hợp riêng cho từng công trình): Biểu số 42: Bảng tổng hợp chi phí máy thi công mua ngoài Công ty xây dựng số 34 Công trình: STT Chứng từ Nội dung Số tiền Trong đó Số Ngày Chưa thuế Thuế GTGT Nợ TK 6237 Nợ TK 1421 Việc định khoản chi phí máy thi công thuê ngoài và chi phí máy thi công bằng tiền khác như sau: +Khi Công ty cấp tiền cho đội để chi tiêu phục vụ xây dựng công trình: Nợ TK 1413 Có TK 111,112,.. . +Khi Công ty tập hợp được chứng từ về khoản chi phí này, kế toán định khoản: Nợ TK 623 (6237, 6238): chi tiết cho từng đối tượng. Nợ TK 1421: Nếu Công ty phân bổ chi phí cho các kỳ sau. Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 3386.Khi nhận được chứng từ chi phí, +Khi quyết toán tạm ứng về khối lượng xây lắp nội bộ đã hoàn thành, kế toán ghi nhận chi phí máy thi công: Nợ tk 623 (6237, 6278- chi tiết cho từng công trình). Có TK 3386. 2/Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công công trình (Boản hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế). Như đã nói ở phần thực trạng hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty, khoản trích theo lương này của công nhân trực tiếp dễ dàng tính được cho từng công trình, cách thức tập hợp và bảng phân bổ như đã nói, chỉ có tài khoản phản ánh là tài khoản 627 (6271). Hàng quý, khi tính ra các khoản trích theo lương của toadn bộ công nhân của đội, bộ phận xây dựng và phân bổ cho từng công trình theo tỷ lệ với tiền lương của từng công trình, kế toán phản ánh vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627 (6271). Có TK 338 (3382, 3383, 3384). 3/Hạch toán nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chung và công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị đưới 5 triệu đồng: Khoản chi phí này được tập hợp trên bảng kê vật liệu xuất kho và nó không được phản ánh vào tài khoản 621 mà được phản ánh vào tài khoản 627 (6272, 6273). Cuối tháng, khi tập hợp được chứng từ về số công cụ dụng cụ xuất dùng, căn cứ vào các bản phân bổ chi phí công cụ dụng cụ, kế toán định khoản: Nợ TK 6272: Khi xuất nguyên vật liệu. Nợ TK 6273: Khi xuất công cụ dụng cụ. Có TK 3386, 152. Biểu số 43: Bảng kê vật tư xuất kho Đội xây dựng: Tháng... STT Số CT Tên vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Ghi nợ TK 152, ghi Có Các TK: Ghi nợ TK 153, ghi Có Các TK: 621 6271 Tổng 6271 1421 Tổng Tổng 4/Hạch toán chi phí lãi vay: Lãi vay của những khoản vay dù có liên quan trực tiếp đến từng công trình cũng không được phản ánh vào tài khoản chi phí sản xuất chung- TK 627 được vì khoản chi phí nàyphụ thuộc vào tình hình tài chính của từng Công ty, do đó nó phải được tập hợp vào tài khoản 811- “Chi phí tài chính”. Như vậy, trong khoản mục chi phí sản xuất chung không có khoản chi phí này. 5/Mở tài khoản chi phí trích trước- TK 335: Với tính chất là một doanh nghiệp xây dựng, Công ty có nhiều tài sản cố định, để chủ động trong việc sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định nhằm duy trì và phát triển kinh doanh, Công ty nên mở TK 335 để phản ánh chi phí trích trước. Chi phí phải trả (còn gọi là chi phí trích trước) là những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí trong kế hoạch của đơn vị mà do tính chất và yêu cầu quản lý nên được tính trước vào chi phí kinh doanh cho các đối tượng chịu phí nhằm bảo đảm cho giá thành sản phẩm, lao vụ, chi phí quản lý, chi phí bán hàng khỏi đột biến tăng khi khoản chi phí này phát sinh. Chi phí phải trả trong doanh nghiệp thường bao gồm: óTiền lương phép của công nhân sản xuất (với các doanh nghiệp sản xuất có tính thời vụ, ví dụ doanh nghiệp xây dựng). óChi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch. óThiệt hại về ngừng sản xuất trong kế hoạch. óChi phí về bảo hành sản phẩm trong kế hoạch. óLãi tiền vay chưa đế hạn trả. óTiền thuê TSCĐ, mặt bằng kinh doanh, dụng cụ, công cụ,... chưa trả. óCác dịch vụ mua ngoài sẽ cung cấp. óV. v... a/Tài khoản sử dụng: TK 335-“Chi phí phải trả”. Kết cấu TK 335: óBên nợ: -Chi phí phải trả thực tế phát sinh. óBên có: Các khoản chi phí phải trả được ghi nhận(đã tính trước) vào chi phí trong kỳ theo kế hoạch. óDư có: Các khoản chi phí phải trả đã tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh. b/Nội dung hạch toán: +Hàng tháng, trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân: Nợ TK 622 (chi tiết theo từng đối tượng). Có TK 335. +Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ trong kế hoạch: Nợ TK 627: Tính vào chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Tính vào chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 241: Tính vào chi phí xây dựng cơ bản. Có TK 335. +Trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay phải trả, các dịch vụ mua ngoài phải trả, thiết hại ngừng sản xuất theo kế hoạch,... Nợ TK liên quan (627, 641, 642). Có TK 335. +Khi phát sinh các chi phí phải trả thực tế về tiền lương nghỉ phép, về chi phí sửa chữa, bảo hành, lãi vay, v. v... Nợ TK 335:Chi phí phải trả thực tế phát sinh. Có TK 334: Tiền lương phép công nhân sản xuất thực tế phải trả. Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài. Có TK 2413: Chi phí sửa chữa TSCĐ theo kế hoạch. Có các TK khác (111, 112, 152,... ): Các chi phí khác. +Trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn tổng chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch: óKhi khoản chênh lệch là nhỏ: Nợ TK liên quan (627, 642, 641, 241,... ). Có TK 335. óKhi khoản chênh lệch là lớn: Nợ TK 142 (1421): chi phí chờ phân bổ). Có TK 335. +Trường hợp chi phí phải trả ghi nhận trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được ghi tăng thu nhập bất thường: Nợ TK 335. Có TK 721: Thu nhập bất thường. iii/xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho kế toán quản trị doanh nghiệp trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm. 1.Yêu cầu của thông tin chi phí và giá thành trong quản trị doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là tiến hành sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất. Trong quá trình sản xuất, để đạt hiệu quả sản xuất, doanh nghiệp phải khai thác tận dụng năng lực sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải thiết lập cho mình một hệ thống thông tin phải có hiệu quả phục vụ tốt nhất cho các quyết định của quản trị doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm. Hệ thống thông tin chi phí và giá thành sản phẩm phải được thu thập xử lý và cung cấp một cánh kịp thời theo yêu cầu của đối tượng sử dụng. Các thông tin về chi phí và giá thành phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính chính thức chỉ phản ánh chi phí và kết quả trong quá khứ. Khi cung cấp cho quản trị doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu ra quyết định cho tương lai phải thông tin chi phí giá thành phải được sắp xếp lại theo nhu cầu của từng cấp quản trị. Các thông tin được cung cấp trong trường hợp này không chỉ phản ánh chi phí gía thành là bao nhiêu mà là chi phí đã hình thành như thế nào vì vậy nó phải cung cấp được nguồn gốc như bản chất thực của chi phí, không phải là các chi phí đã được phân bổ. Quản trị doanh nghiệp quan tâm đến vai trò của chi phí trong việc ra quyết định cung cấp. Trong trường hợp này thì thông tin chi phí giá thành phải cho nhà quản trị biết được chi phí giá thành thực tế nếu như các quyết định cung cấp đó thực hiện. Thông thường là các thông tin về biến phí sản xuất hàng hoá dịch vụ (với mức độ hoạt động cho phép ). Ngoài ra còn có các thông tin về mức độ biến động của chi phí, tức là với khoảng mức độ hoạt động bao nhiêu thì có sự tăng giảm của định phí. Thông tin cho việc ra quyết định về phân bổ nguồn lực giữa các hoạt động, giữ các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp thưòng được cung cấp thông qua các báo cáo bộ phận. ở đó cho biết hiệu quả thực của mỗi bộ phận cũng như hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Nếu là sản xuất theo từng giai đoạn độc lập thì thông tin này phải bảo đảm cho biết chi tiết tình hình chi phí của từng giai đoạn và từng đơn vị sản xuất cũng như có thể tính giá thành cho từng giai đoạn. Nhu cầu ra quyết định trong doanh nghiệp là thường xuyên và không theo một chu kỳ nhất định nào vì vậy thông tin chi phí giá thành Phải được cập nhật. Các thông tin này phải được cung cấp thường xuyên liên tục theo đúng bản chất phát sinh của chi phí, đặc biệt khi có các biến động chi phí bất thường. Giá thành phải được tính toán theo nhiều giác độ khác nhau. Giá thành đầy đủ tổng chi phí trực tiếp, giá thành từng giai đoạn và cung cấp cho nhà quản trị ngay khi sản phẩm đã hoàn thành hoặc khi cần ra quyết định. Ngoài các khoản chi phí thuộc phạm vi thực chi của doanh nghiệp, các nhà quản trị cần biết thêm các thông tin về các chi phí cơ hội, chi phí chìm,... trong quá trình quản trị và điều hành sản xuất. Hiệu quả thực của doanh nghiệp chính là hiệu quả khi đã được tính đến các chi phí này. Như vậy, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống thông tin với nhiều lệnh cung cấp khác nhau. Thể hiện trước hết qua hệ thóng các báo cáo nội bộ được lập và cung cấp thường xuyên: Báo cáo chi phí giá thành cung cấp cho quản trị nội bộ, báo cáo bộ phận. 2.Kế toán chi phí giá thành trong việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ. Để hoàn thiện hệ thống thông tin chi phí cung cấp cho quản trị doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả công cụ của kế toán doanh nghiệp như là một công cụ đắc lực của quản trị. Trên giác độ tài chính kế toán, trong tình hình mới kế toán doanh nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với các yêu cầu về thông tin của doanh nghiệp. Để có các quyết định tối ưu, xác định các nguyên nhân làm cho giá thành thực tế cao hay thấp, doanh nghiệp cần đi sâu phân tích chi phí giá thành dưới nhiều giác độ và theo một hệ thống chỉ tiêu nhất định. kế toán tài chính với hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như đã trình bày chủ yếu lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin đó chưa đủ cho các nhà quản trị doanh ra các định quản lý, vì đó chỉ là sự phản ánh khái quát những quá khứ đã xãy ra về tình hình chi phí giá thành của doanh nghiệp. Trong khi yêu cầu của quản trị là các quyết định cho tương lai. Vì vậy trên cơ sở những thông tin về quá khứ, kế toán phải thu thập xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập báo cáo cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị và các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Khi sử dụng các thông tin chi tiết đã được tóm lược theo yêu cầu sử dụng, nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả cao hơn. Trên độ chi phí, giá thành các nhà quản trị không phải chỉ biết chi phí là bao nhiêu mà cần phải hiểu chi phí đã hình thành như thế nào và ở đâu và các chi phí có liên quan như thế nào với các quyết định đang xem xét, và các nhà quản trị có thể tác động đến chúng như thế nào. Do vậy chi phí phải được phân loại theo mục đích sử dụng thông tin khác nhau hoặc sắp xếp theo nhu cầu của một số nhà quản trị cá biệt có trách nhiệm về chi phí kiểm soát chúng. Hệ thống quản trị doanh nghiệp tuỳ theo chức năng phải xem xét chi phí theo nhiều mặt khác nhau bao gồm: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm, chi phí khả biến và chi phí cố định,... Ngoài ra để phục vụ quản trị thì kế toán phải cung cấp thông tin về các phân tích chi phí. Một trong những phân tích thông thường là phân tích biến động của chi phí để thấy mức độ và từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của chi phí thông qua phân tích chi tiết. + Phân tích biến động chi phí khả biến: Khi phân tích chi phí khả biến cần so sánh giữa kết quả thực hiện với định mức và nguyên nhân biến động trên hai mặt lượng và giá : Biến động về chi phí khả biến= Biến động về giá +Biến động về lượng. Trong đó: Biến động về giá =Lượng thực tế (Giá thực tế -Giá định mức) Biến động về lượng =Giá kế hoạch x (lượng thực tế - Lượng kế hoạch) Biến động về giá phản ánh giá của một đơn vị nguyên liệu hay giá của một đơn vị thời gian để sản xuất ra sản phẩm đã thay đổi như thế nào. Biến động về lượng phản ánh tiêu hao vật chất và lượng thời gian hao phí để sản xuất ra sản phẩm thay đổi như thế nào. Biến động xảy ra do nhiều yếu tố, có thể do chủ quan hoặc khách quan, có thể do chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoặc vì cac yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các biến động về lượng thường mang tính chủ quan, do các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Các biến động về lượng thường ít nhiều mang tính khách quan, đó là sự tác động của thị trường. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải cung cấp đầy đủ các thông tin, trên cơ sở những gì đã hạch toán được cho quản trị doanh nghiệp để họ có thể có biện pháp đúng đắn, kịp thời chấn chỉnh hoặc phát huy những biến động theo hướng có lợi nhất. Trong phân tích biến phí của các đơn vị xây dựng thì phải phải phân tích cả chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Ví dụ: Phân tích chi phí vật liệu trực tiếp: Biến động về lượng =giá định mức x (Ci - Cđt) x K Trong đó: Ci: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên một đơn vị khối lượng thực tế. Cđt: Chi phí vật liệu trực tiếp trên một đơn vị khối lượng công việc theo dự toán. K: Khối lượng công việc. +Đối với định phí thường không phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp và là những khoản tiền lớn không thể chia bình quân được hay nói cách khác, mọi sự chia bình quân định phí không có ý nghĩa gì đối với việc phân tích những vấn đề có liên quan tới cách ứng xử thực tế của chi phí hoặc trong việc kiểm soát chi phí. Chính vì vậy, biến động về hiệu suất và biến động phát sinh từ đối xử với chi phí như là một biến động không thể kiểm soát được. Do vậy, kế toán cần thường cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ về sự biến động quy mô của định phí dưới dạng vật chất thay vì tiền tệ. Điều này thể hiện rõ ràng hơn nguyên nhân của biến động. Ngoài các thông tin về chi phí, giá thành cũng là chỉ tiêu tổng hợp mà doanh nghiệp cần quan tâm. Thông tin về giá thành cung cấp cho hệ thống quản lý trong doanh nghiệp không phải là những thông tin về giá thành trên các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp lập định kỳ theo quy định. Nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm đến chỉ tiêu giá thành trên nhiều giác độ khác nhau. Nếu chỉ để quan hệ với các đối tượng quản lý nhà nước bên ngoài doanh nghiệp, hoặc trong một số quyết định dài hạn thì giá thành của kế toán tài chính đã lập theo khoản mục giá thành chính là chỉ tiêu phù hợp nhất. Nhưng để ra các quyết định về một hợp đồng nhất định nào đó thì họ cần quan tâm đến giá thành với những chi phí thực sự cho hợp đồng đó mà chưa bị phân bổ một khoản chi phí gián tiếp (định phí nào). Khi sản phẩm hoàn thành, báo cáo thường được sử dụng là báo cáo theo mức độ biến động của chi phí theo mức độ hoạt động. Báo cáo được lập theo chi phí biến đổi, chi phí cố định và có thể lập cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng hay từng đơn vị thành viên để nhà quản trị có thể nhìn hoạt động kinh doanh dưới nhiều góc độ khác nhau. Tình hình chi phí giá thành liên quan trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, thông tin quản lý nội bộ phải được xây dựng và cập nhật thường xuyên, bất cứ lúc nào mà nhà quản trị cần: Có thể là khi hoàn thành công trình, cũng có thể là khi cần ký hợp đồng (đơn đặt hàng) với khách hàng. Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa khác nhau đối với từng cấp quản lý khác nhau. sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố. Một doanh nghiệp thành lập và hoạt động cần có sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt về vấn đề hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà chi phí và giá thành là mặt biểu hiện chủ yếu. Kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng cần năng động hơn và kịp thời hơn trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng. Vấn đề là kế toán cần phải phân biệt cần thông tin ở mức độ nào, trên giác độ nào. Và trước hết, kế toán phải hạch toán đúng, đầy đủ chi phí, phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau để khi cần có thể cung cấp thông tin cho mọi đối tượng quan tâm một cách đầy đủ kịp thời và chính xác nhất. kết luận Đ ể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố đầu vào, tổ chức sản xuất cùng cân đối quá trình kinh doanh và hạch toán kinh tế. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hai mặt chủ yếu của quá trình sản xuất là chi phí và kết quả. Vì vậy, kế toán sản phẩm sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng của Kế toán doanh nghiệp. Nó phản ánh từ qua trình cung ứng đến quá trình sản xuất kinh doanh và định hướng cho quá trình tiêu thụ. Mặt khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ có chức năng phản ánh một cánh đơn thuần mà còn có chức năng thông tin cho quá trình quản trị doanh nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Điều này sẽ tăng cường được hiệu quả của quản trị doanh nghiệp nói riêng và quản lý nói chung để thích ứng với yêu cầu tổ chức sản xuất tình hình mới. Việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đối với quá trình lĩnh hội kiến thức là rất quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên khoa kế toán.Chính vì vậy, sau thời gian nghiên cứu lý luận thì thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế của sinh viên là điều hết sức cần thiết. Qua đó, sinh viên sẽ tự bổ sung và hoàn thiện những kiến thức của mình cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời áp dụng nguyên tắc lý thuyết đã được học trong Nhà trường vào thực tế một cách linh hoạt hơn. Do trình độ lý luận, thời gian tìm hiểu thực tế tài doanh nghiệp có hạn nên trong quá trình nhận thức, nghiên cứu và trình bày đề tài kế không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa kế toán cùng tập thể Cán bộ kế toán trong Công ty xây dựng số 34 để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang và các Cán bộ kế toán Công ty xây dựng số 34 đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo. 1/Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính- PTS Nguyễn Văn Công- Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội 2000. 2/Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp- PTS Đặng Thi Loan- Nhà xuất bản Tài chính- Hà Nội, 7- 2000. 3/Kế toán quản trị- PTS Nguyễn Minh Phương. 4/Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. 5/Hệ thống kế toán doanh nghiệp- Vụ Chế độ Kế toán- NXB tài chính 1995. MụC LụC: Tiêu đề Trang LờI NóI ĐầU 2 nội dung 4 Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở các doanh nghiệp xây dựng. 4 I/Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây lắp, yêu cầu công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4 1/Đặc điểm của ngành xây dựng và sản phẩm xây lắp. 4 2/Yêu cầu công tác quản lý, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng. 5 II/Bản chất, nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. 8 1/Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng . 8 1.Khái niệm chi phí sản xuất . 8 2.Phân loại chi phí sản xuất . 8 2/Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng . 12 1.Khái niệm giá thành sản phẩm . 12 2. Phân loại chi phí sản xuất . 13 3/Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm . 17 4/Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm. 18 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm . 18 2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 20 III/Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. 24 1/Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 24 2/Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất . 25 1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 25 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 27 3.Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 28 4./Hạch toán chi phí sản xuất chung. 31 5.Hạch toán chi phí trả trước. 34 6.Hạch toán chi phí phải trả. 36 7.Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. 38 8.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 40 3/Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên hệ thống sổ kế toán. 44 4/Hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 45 chương II: thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. 48 I/Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty xây dựng số 34. 48 1/Lịch sử hình thành và phát triển. 48 2/Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 51 3/Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 51 II/Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty xây dựng số 34. 54 1/Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 54 2/Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 57 III/Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. 61 1/Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 61 1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 61 2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất . 61 3.Trình tự hạch toán chi phí sản xuất . 61 4.Phân loại chi phí sản xuất . 62 5./Tài khoản hạch toán chi phí sản xuất . 63 2/Nội dung hạch toán chi phí sản xuất . 63 1.Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 63 2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp . 73 3.Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 4.Hạch toán chi phí sản xuất chung . 5.Hạch toán chi phí trả trước. 6.Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất. 7.Tổng hợp chi phí sản xuất . 3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm . 1.Công tác quản lý giá thành ở Công ty . 2.Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty . chương iii: Một số giải pháp nhằm công tác hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. I/Đánh giá khái quát tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. II/Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 34. 1/Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 2/Hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp. 3/Hạch toán nguyên vật liệu xuất cho sản xuất chung và công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị dưới 5 triệu đồng. 4/ Hạch toán chi phí lãi vay. 5/Mở tài khoản chi phí phải trả. III/Xây dựng hệ thống thông tin cung cấp cho quản trị doanh nghiệp trên cơ sở hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1/Yêu cầu của thông tin chi phí và giá thành sản phẩm trong quản trị doanh nghiệp. 2/Kế toán chi phí và giá thành trong việc cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ. Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục Nhận xét của Công ty xây dựng số 34: Nhận xét của giáo viên hướng dẫn: Nhận xét của giáo viên phản biện: Nhận xét của hội đồng bảo vệ luận văn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34245.doc
Tài liệu liên quan