Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự có vai trò quan trọng và thiết yếu. Thông qua công tác phân tích tài chính người lãnh đạo có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình từ đó có những hướng giải quyết, những kế hoạch tài chính đúng đắn. Có thể nói nếu doanh nghiệp muốn quản lý tài chính tốt, đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải tiến hành tốt hoạt động phân tích tài chính. Trong thời gian thực tập, với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” em đã thấy được tình hình phân tích tài chính trên thực tế, thấy được những điểm Tổng công ty đã làm được, những hạn chế mà Tổng công ty cần khắc phục trong thời gian tới và em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này khó tránh khỏi thiếu sót. Vậy em kính mong sự thông cảm cũng như mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và quý Tổng công ty để đề tài của em được đầy đủ hơn và có giá trị với thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và sự đóng góp quý báu của PGS.TS Vũ Duy Hà - Người trực tiếp hướng dẫn em cùng các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và các cô chú, các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán Trung tâm thống kê tin học Hàng không, Ban Tài chính - Kế toán Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

doc76 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tỷ đồng Chỉ tiêu 01/01/2004 31/12/2004 Sử dụng vốn Nguồn vốn Lượng % Lượng % TÀI SẢN - Tiền 772,570 1013,702 241,132 1,8 - Đtư tc ngắn hạn 124,683 163,055 28,372 0,2 - Phải thu 1688,315 2012,141 323,826 2,5 - Hàng tồn kho 1002,352 1217,939 215,587 1,5 - Chi sự nghiệp 5,625 5,351 0,274 0,002 -TSLĐ khác 386,142 133,803 252,339 1,9 - TSCĐ 8140,650 20357,944 12271,294 94 NGUỐN VỐN - Nợ ngắn hạn 3192,422 3480,677 288,255 2,2 - Nợ dài hạn 3879,758 9367,570 5487,812 42,198 - Nợ khác - 124,624 124,624 0,9 - Vốn chủ sở hữu 5048,100 11931,066 6882,966 52,8 Tổng cộng 13036,27 100 13036,27 100 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2002, 2003, 2004) Trong năm 2004 nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty là 13036,27 tỷ đồng. Tổng công ty đã tiến hành khai thác nguồn vốn bằng cách chủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu (chiếm 52,8%) và nợ dài hạn (chiếm 42,198%). Với tổng nguồn vốn đó để tài trợ cho phần gia tăng TSCĐ (chiếm 94%), tài trợ cho phần gia tăng hàng tồn kho là 215,587 tỷ đồng chiếm 1,5% và gia tăng tiền mặt tại quỹ là 241,132 tỷ đồng (chiếm 1,8%)…Như vậy diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty phát triển theo chiều hướng tốt. 2.2.2.3.Phân tích các chỉ tiêu tài chính Bảng 6: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Các nhóm chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Chỉ tiêu về bố trí cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn (%) Tỷ trọng TSCĐ/Tổng TS 50,4 67,2 81,75 Tỷ trọng TSLĐ/Tổng TS 49,6 32,8 18,25 Tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng NV 43,12 58,35 52,1 Tỷ trọng VCSH/Tổng NV 56,88 41,65 47,9 2. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành 1,7 1,25 1,3 Khả năng thanh toán tức thời 0,55 0,28 0,34 3. Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời(%) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 5,4 2,75 3,6 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 8,14 2,7 2,5 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 14,3 6,47 5,25 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty năm 2002, 2003, 2004) Nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Ta thấy tỷ trọng tài sản cố định của Tổng công ty tăng dần qua các năm cho thấy sự hợp lý của Tổng công ty trong việc đầu tư mua sắm phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Năm 2004 tỷ trọng TSCĐ tăng đột biến (81,75%) là do Tổng công ty đặt mua một số máy bay mới A321 và B777 để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về số lượng hành khách. Tỷ trọng TSLĐ giảm dần qua các năm: năm 2002 là 49,6%, năm 2003 là 32,8%, năm 2004 là 18,24% do Tổng công ty chú trọng đầu tư vào TSCĐ nên tỷ trọng TSLĐ cũng giảm dần. Trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty thì tỷ trọng nợ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, do để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thù Tổng công ty phải thường xuyên huy động vốn rất nhiều từ bên ngoài. Năm 2002 tỷ trọng này là 43,12%, năm 2003 là 58,35% và năm 2004 là 52,1%. Tỷ trọng này có xu hướng tăng lên do Tổng công ty đang tiến hành mở rộng sản xuất kinh doanh do đó cần nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:Về khả năng thanh toán của Tổng công ty: Qua 3 năm 2002, 2003, 2004 tỷ lệ khả năng thanh toán của Tổng công ty có xu hướng giảm. Mặt khác lượng tiền dự trữ của Tổng công ty khá thấp, nguyên nhân này bắt nguồn từ cơ cấu tài trợ của Tổng công ty. Nhóm chỉ tiêu vê tỷ suất sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Tổng công ty năm 2002 là 5,4% năm 2003 là 2,75%, năm 2004 là 3,6%. Tỷ suất này tương đối thấp nguyên nhân là do sự gia tăng của các khoản chi phí (chi phí bán hàng, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác) với tốc độ cao, mặc dù lợi nhuận sau thuế hàng năm cũng tăng nhưng có tốc độ gia tăng thấp hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Khả năng sinh lời của Tổng công ty năm 2004 là 100 đồng vốn đầu tư thu được khoảng 2,5 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Năm 2003 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra cớ 5,25 đồng lợi nhuận sau thuế, do tốc độ gia tăng của lợi nhuận không nhanh bằng tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu. Trên đây là toàn bộ nội dung công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Như vậy, ta thấy rằng nội dung phân tích này còn quá sơ sài, phiến diện và do đó không thể đánh giá hết tình hình tài chính của Tổng công ty. 2.3. Đánh giá tình hình tài chính và công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 2.3.1.Kết quả đạt được. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính nên lãnh đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã rất coi trọng công tác phân tích tài chính. Tổng giám đốc và các giám đốc luôn quan tâm và theo dõi chặt chẽ Ban Tài chính kế toán, luôn giám sát việc thực hiện nghiêm túc công tác kế toán thống kê, bàn bạc và lắng nghe ý kiến của các kế toán trưởng. Nhờ đó trong những năm qua lãnh đạo Tổng công ty không những nắm bắt được tình hình tài chính của Tổng công ty mà còn kịp thời đề ra các chủ trương, phương hướng hoạt động. Ngoài ra việc lập báo cáo tài chính của Tổng công ty được các cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững vàng thực hiện. Khi lập các báo cáo họ luôn tuân thủ nghiêm chỉnh khâu kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quản, do đó các số liệu trên báo cáo tài chính luôn đảm bảo tính chính xác. Đối với việc phân tích tài chính, trong quá trình phân tích các nhà phân tích đã tìm hiểu và sử dụng không chỉ các thông tin bên trong mà còn cả các thông tin bên ngoài doanh nghiệp, những thông tin cần thiết và có liên quan đến công tác phân tích tài chính để so sánh, đối chiếu tình hình tài chính của Tổng công ty với các công ty trong ngành khác. Còn về phương pháp phân tích, các nhà phân tích đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp tỷ lệ và so sánh đối với cùng một số chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu tài chính. Nhờ vậy, qua quá trình phân tích các nhà phân tích đã đánh giá đúng một số đặc điểm về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Tổng công ty. Tuy nhiên nội dung phân tích tài chính của Tổng công ty còn chưa đầy đủ, còn chưa cho thấy tình hình cụ thể của Tổng công ty, với cách thức như trên phân tích tài chính chưa thế phát huy hết tối đa hiệu quả của nó. Do đó, cần phải có những giải pháp đối với nội dung phân tích tài chính của Tổng công ty. Muốn làm được điều đó trước hêt phải tìm hiểu những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó thì mới có thể đưa ra đươc các giải pháp cụ thể, hữu hiệu cho Tổng công ty. 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân. Về thông tin sử dụng Phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng nguồn thông tin đa dạng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Việc cung cấp và xử lý đầy đủ các thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện phân tích tài chính một cách thuận lợi hơn, đánh giá được đầy đủ và sát thực tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nguồn thông tin mà Tổng công ty sử dụng trong phân tích tài chính tuy đã sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đầy đủ. Phân tích tài chính thực tế là phân tích các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, số liệu để lập các báo cáo tài chính chưa đảm bảo tính chính xác tuyệt đối. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích và do đó làm cho kết quả phân tích tài chính có thể bị sai lệch. Nguyên nhân là Tổng công ty chưa tổ chức tốt công tác kế toán và kiểm toán. Nguồn thông tin về các tỷ số, các mức trung bình của ngành là rất quan trọng và cần thiết đối với công tác phân tích tài chính. Chỉ có các tỷ số tham chiếu này Tổng công ty mới đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác cùng ngành. Tuy nhiên các thông tin này chưa được sử dụng trong phân tích tại Tổng công ty nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân tích tại Tổng công ty. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có mức trung bình của ngành. Một nguồn thông tin quan trọng nữa mà Tổng công ty không sử dụng trong phân tích đó là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tổng công ty đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhưng chưa đưa vào phân tích, Tổng công ty chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân tích các luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp mình., chưa thấy được việc phân tích các luồng tiền hiện tại sẽ là cơ sở để dự đoán luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Việc xử lý nguồn thông tin bên của Tổng công ty còn nhiều bất cập, chưa tính toán, so sánh, đánh giá đầy đủ các chỉ tiêu, chưa khai thác hết tiện ích của các nguồn thông tin. Nguyên nhân là do Tổng công ty chưa có bộ phận chuyên phân tích tài chính mà công tác phân tích tài chính là do kế toán trưởng và các kế toán viên trong Tổng công ty thực hiện nên trình độ chuyên môn còn hạn chế. Về phương pháp phân tích. Có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng phương pháp phân tích có hiệu quả là sự kết hợp các phương pháp cùng với chuyên môn và năng lực của các nhà phân tích. Qua thực trạng nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty ta thấy Tổng công ty đã sử dụng kết hợp 2 phương pháp: phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh mà chủ yếu là phương pháp so sánh. Tuy nhiên, Tổng công ty chưa phát huy đầy đủ tiện ích của 2 phương pháp trên. Đối với phương pháp so sánh, mới chỉ so sánh năm nay với năm trước, so sánh từng chỉ tiêu so với tổng thể mà chưa so sánh số thực hiện với số kế hoạch. Đối với phương pháp tỷ số Tổng công ty mới chỉ sử dụng một số tỷ số trong phân tích, chưa sử dụng hết các tỷ số nên không thể đánh giá đúng và đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong phân tích tài chính Tổng công ty còn chưa sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont. Phương pháp phân tích này chỉ là phương pháp mới, nó không quá phức tạp đối với người sử dụng, sử dụng phương pháp này nhà quản lý tài chính sẽ đưa ra các kết quả cần thiết cho việc đưa ra các quyết định về sử dụng nợ để gia tăng lợi nhuận. Nguyên nhân của hạn chế trên là do không có bộ phận chuyên phân tích tài chính. Hơn nữa công tác phân tích tài chính chưa được coi trọng đúng mức nên cán bộ kế toán không nghiên cứu và sử dụng tốt các phương pháp phân tích trên. Về nội dung phân tích tài chính Trong công tác phân tích tài chính của mình, Tổng công ty chưa nhận thấy hết được ích lợi và sự cần thiết của công tác phân tích tài chính nên trong nội dung phân tích tại Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là: Thứ nhất, Tổng công ty chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích các luồng tiền vào ra của Tổng công ty, do đó nhà quản lý tài chính khó đánh giá được khả năng tạo ra luồng tiền trong tương lai cũng như khả năng tài trợ, đầu tư trong ngắn hạn thế nào. Điều đó làm hạn chế nội dung phân tích tài chính của Tổng công ty. Thứ hai, trong phân tích tài chính Tổng công ty còn chưa phân tích mối liên hệ giữa các loại TSCĐ với nguồn vốn vay dài hạn hay mối liên hệ giữa các loại TSLĐ và nhu cầu vốn lưu động để xem xét tài sản của Tổng công ty được đảm bảo bằng các nguồn nào. Từ đó đánh giá tình hình tài chính của Tổng công ty có lành mạnh hay không? Do chưa phân tích nội dung này nên các nhà quản lý tài chính của Tổng công ty không thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc huy động và sử dụng vốn. Thứ ba, trong nội dung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, Tổng công ty thiên về phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ và nguồn vốn chủ sở hữu năm này so với năm kia chứ chưa phân tích được mối liên hệ giữa sự biến động của tài sản và nguồn vốn để xem xét diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn tại Tổng công ty. Thứ tư, về việc phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng: Tổng công ty hoàn chưa tính toán và phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của Tổng công ty. Còn nhóm tỷ số khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính, nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi, Tổng công ty đã tính toán nhưng chưa đầy đủ, còn việc phân tích chúng thì rất sơ sài, đánh giá một cách chung chung. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Tổng công ty chưa tính được tỷ số khả năng thanh toán nhanh. Việc chưa tính toán đầy đủ các tỷ số về khả năng thanh toán đã làm cho Tổng công ty đánh giá thiếu chính xác khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của Tổng công ty. Từ đó rất có thể dẫn đến những quyết định sai lệch.. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính: hiện nay Tổng công ty chưa tính đầy đủ số trong nhóm này như: tỷ số về cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán lãi vay. Do đó Tổng công ty chưa đánh giá, phản ánh đầy đủ mức độ ổn đinh và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của Tổng công ty. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Hiện nay Tổng công ty chưa tính toán và chưa phân tích tỷ số doanh lợi tài sản, do đó không thể đánh giá được khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Thứ năm, đối với các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, Tổng công ty chưa phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính trung gian, mà mới chỉ đề cập đến kết quả lãi hay lỗ, tốt hay xấu hơn năm trước. Tổng công ty chưa đưa ra nguyên nhân là do tăng giảm chi phí trực tiếp, gián tiếp và chưa phân tích, đánh giá lãi suất mà Tổng công ty phải trả, chưa đánh giá bộ phận nào đóng góp chủ yếu vào doanh thu để từ đó có giải pháp tăng doanh thu. Thứ sáu, một trong những hạn chế phải kể đến trong nội dung phân tích và đánh giá tài chính đó là: với các chỉ tiêu mà Tổng công ty đã phân tích và đánh giá, các cán bộ phân tích chưa lý giải được nguyên nhân vì sao có kết quả hoặc nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Do đó rất khó tìm ra được những giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu trong hoạt động tài chính tại Tổng công ty. Nội dung phân tích tài chính của Tổng công ty còn rất nhiều hạn chế và những hạn chế này bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau. Trước hết là do Tổng công ty chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên phân tích tài chính. Đội ngũ cán bộ hiện nay là các cán bộ kế toán, do đó trình độ chuyên sâu về tài chính cũng như phân tích chưa cao, dẫn đến phân tích không đầy đủ và khoa học. Nguyên nhân thứ hai do yêu cầu của Nhà nước đối với công tác phân tích tài chính của các xí nghiệp và doanh nghiệp còn thấp. Nhà nước chưa đưa ra quy định bắt buộc các DNNN phải phân tích đủ tình hình tài chính. Do đó Tổng công ty mới chỉ tiến hành phân tích tài chính ở mức độ yêu cầu của bản thuyết minh báo cáo tài chính với nội dung phân tích tài chính như đã trình bày ở trên. Tổng công ty chỉ thực sự phân tích khi Tổng công ty cần vốn vay để đáp ứng các đìều kiện cho vay của các tổ chức cho vay. Như vậy công tác phân tích tài chính ở Tổng công ty chỉ mang tính hình thức chứ chưa thể hiện được vai trò thực sự của nó. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ, thị trường vốn ở Việt Nam còn chưa phát triển nên phân tích tài chính ơ Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Khi các thị trường được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động đầy đủ thì nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó họ cần phải biết tình hình tài chính doanh nghiệp và đến lúc đó các công ty phải công khai hoá các báo cáo tài chính và có các công ty kiểm toán thẩm định lại tài chính chính xác của các báo cáo này, nhờ đó công tác phân tích tài chính sẽ được thực hiện có hiệu quả. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động nên chưa hoàn thiện, số lượng công ty tham gia niêm yết còn ít, số người tham gia giao dịch nhỏ và không chuyên nghiệp nên vai trò của phân tích tài chính chưa được coi trọng, việc phân tích còn mang tính đối phó. Hệ thống pháp lý của chúng ta còn chưa phù hợp với cơ chế mới, lại thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh lý đã góp phần làm cho công việc đánh giá gặp nhiều khó khăn do không lường trước được sự thay đổi này. Để khắc phục những hạn chế trên và để ngày càng hoàn thiện công tác phân tích tài chính Tổng công ty cần thực hiện một số giải pháp. Đó là giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 3.1.Định hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 3.1.1 Mục tiêu phát triển. Trong xu thế chung của ngành kinh tế đất nước, ngành hàng không Việt Nam đã bước vào thế kỷ 21 với biết bao dự định mới, với quyết tâm rút ngắn dần sự tụt hậu trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhằm vươn lên để đuổi kịp sự phát triển của khu vực và thế giới. Trên cơ sở đó, Tổng công ty đã đề ra cho mình mục tiêu phát triển trong giai đoạn, từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Mục tiêu mang tính chiến lược của Tổng công ty trong giai đoạn này là “xây dựng Tổng công ty thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm nòng cốt, đồng thời phát triển đa dạng hoá, ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng” Riêng trong lĩnh vực vận tải hàng không, mục tiêu phát triển là: “Xây dựng Vietnam Airlines thành hãng hàng không có tầm cỡ, uy tín, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, hoạt động bay Quốc tế trong khu vực và bay trong nước là chủ yếu, kết hợp với bay xuyên lục địa”. Với chiến lược nêu trên, Tổng công ty đã tiến hành phân tích các yếu tố về khả năng phát triển, nhu cầu vận tải hàng không trong nước và khu vực, phát triển công nghệ, kỹ thuật hàng không, ứng dụng mức tăng trưởng GDP trong nước và hệ số tương quan thương mại, kinh tế, chính trị, xã hội… Giữa các quốc gia và các trung tâm kinh tế, về mức tăng trưởng dân số và khả năng đô thị hoá về các chính sách vĩ mô của Nhà nước và kinh nghiệm của những hãng hàng không trong khu vực. Trên cơ sở phân tích đầy đủ và toàn diện các yếu tố đó, Tổng công ty đã đưa ra kết quả dự báo nhu cầu phát triển vận tải hàng không như sau: Bảng 7 : Kế hoạch vận tải hàng không STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Vận chuyển hành khách Khách 4381154 4934455 5505017 1000hk/km 6933649 8072089 9075777 Hệ số sử dụng ghế (%) 71,10 71,02 74,30 1.1 Nội địa Khách 2222066 2447030 2683797 1000hk/km 1645082 1816404 2448561 Hệ số sử dụng ghế (%) 73,10 74,10 73,50 1.2 Quốc tế Khách 2159088 2487425 2821220 1000hk/km 5288567 6255685 6627216 Hệ số sử dụng ghế (%) 70,50 70,40 74,60 2. Vận chuyển hàng hóa Tấn 69608 79084 87679 1000T.km 169884 192672 208931 2.1 Nội địa Tấn 27071 30023 32975 1000T.km 25251 28010 54704 2.2 Quốc tế Tấn 42537 49061 178220 1000T.km 144633 164662 ( Nguồn: Kế hoạch phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam) Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng vận chuyển hành khách đạt khoảng 10%, vận chuyển hàng hoá đạt khoảng 9%. 3.1.2. Kế hoạch phát triển. Về cơ sở hạ tầng Để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển trong nước và Quốc tế cũng như mối quan hệ hàng không ngày càng mở rộng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, Châu Âu, Trung Cận Đông và Bắc Mỹ, số lượng sân bay của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể cả về chất lượng và số lượng. Nước ta có thể tăng thêm hai cảng hàng không Quốc tế nữa vào năm 2015 đủ khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay với trang thiết bị đồng bộ. Số lượng sân bay phục vụ trong nước có thể tăng 8- 10 sân bay trong những thập kỷ đầu tiên nhằm đảm bảo nối các vùng dân cư tập trung và các trung tâm kinh tế, chính trị. Ngoài ra một chương trình không kém phần quan trọng khác là việc không ngừng hiện đại hoá hệ thống điều hành bay nhằm đảm bảo tính chất tương thích cho toàn bộ hệ thống. Về phương tiện vận tải và cơ sở đảm bảo kỹ thuật. Với phương châm xây dựng một đội tàu bay hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, tăng dần tỷ trọng máy bay sở hữu, đội tàu bay mới của hàng không Việt Nam sẽ bao gồm các chủng loại: Tầm ngắn, Tầm trung, Trung xa và Tầm xa. Đây sẽ là các máy bay thuộc thế hệ mới, phù hợp với thị trường, độ an toàn và tiện nghi cao. Trên cơ sở đổi mới và hiện đại hoá tầu bay, trang thiết bị, công nghệ và việc nâng cấp các cơ sở đảm bảo kỹ thuật hàng không, tiến trình phát triển khoa học và công nghệ hàng không sẽ được triển khai nhằm bảo đảm cho việc khai thác phương tiện, trang thiết bị có hiệu quả nhất. Đến năm 2005 đã có thể đảm nhiệm được việc đại tu thân, cánh cho các loại máy bay. Về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, khai thác phương tiện, quản lý hoạt động thì công tác đào tạo nghiên cứu khoa học được đặt lên hàng đầu và tập trung trong chiến lược phát triển. Nhu cầu đào tạo trong thời gian sắp tới chủ yếu là đào tạo lực lượng phi công, thương mại, cơ giới, trên không và kỹ sư bảo dưỡng kỹ thuật các loại…Nhằm xây dựng một đội ngũ những cán bộ khoa học đủ trình độ và khả năng để tiếp cận với các phương tiện, công nghệ hiện đại, tạo cơ sở để xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong các thập niên tiếp theo. Chiến lược phát triển kinh doanh vận tải hàng không. Tổng công ty hàng không Việt Nam hoạt động kinh doanh trong phạm vi rộng, được chia làm hai ngành chính là kinh doanh vận tải hàng không và kinh doanh ngoài vận tải hàng không. Trên cơ sở đó Tổng công ty hàng không Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho từng ngành. - Chiến lược phát triển vận tải hàng không. + Về vận chuyển hành khách đạt mức tăng trưởng bình quân 10 - 12% /năm và sản lượng khách-kmtừ 12-14% /năm, cho giai đoạn từ nay đến 2006. Tương ứng 7-8.5% /năm và 11-13% /năm cho giai đoạn 2005-2010, trong đó thực hiên khai thác đến Bắc Mỹ từ năm 2006. + Về vận chuyển hàng hoá, đạt mức tăng trưởng 8-10% /năm cho giai đoạn 2000-2005 và 7-8% /năm cho giai đoạn 2005-2010. + Tổng doanh thu tăng bình quân 12-13% /năm đến năm 2005 và 10-11% cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2010. Kết quả dự báo đươc thể hiện trong bảng sau: Bảng 8: Dự báo doanh thu đến năm 2010 Năm Doanh thu vận tải hành khách Doanh thu vận tải hàng hoá Doanh thu phụ trợ Tổng cộng Đơn vị 1000USD Tốc độ tăng (%) Đơn vị 1000USD Tốc độ tăng (%) Đơn vị 1000USD Đơn vị 1000USD Tốc độ tăng (%) 2000 289.314 - 34.235 - 17.935 34.511 - 2001 328.428 14 38.289 12 20.727 387.444 13 2002 380.430 16 42.530 11 24.366 447.326 15 2003 430.961 13 47.482 12 27.955 506.399 13 2004 481.723 12 52.599 9 37.583 565.892 12 2005 529.167 10 57.187 9 31.937 618.299 9 2006 615.383 16 62.407 9 37.583 715.643 16 2007 671.593 9 68.147 9 41.670 781.770 9 2008 784.056 11 73.303 8 46.928 868.287 11 2009 829.815 11 79.154 8 52.577 961.248 11 2010 927.375 12 85.377 8 59.311 1072.062 12 (Nguồn: Chiến lược phát triển Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010) Trong trường hợp không khai thác trực tiếp đến Bắc Mỹ 2006 mà sử dụng phương án mua chỗ trên các hãng hàng không liên minh chiến lược thì các chỉ tiêu năm 2010 sẽ được điều chỉnh ở mức 6,3 triệu hành khách, 11,5 tỷ hành khách, gần 100.000 tấn hàng hoá và 950 triệu USD doanh thu. - Chiến lược đầu tư phát triển. Từ nay đến năm 2010 mục tiêu chủ yếu, quan trọng được ưu tiên hàng đầu là: tập trung ưu tiên đội máy bay, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đồng bộ để phát triển vận tải hàng không. + Về đội máy bay: Phát triển đội máy bay theo hướng đơn giản về cấu trúc và chủng loại, sức tải trung bình và cân đối giữa tần suất bay và giá thành khai thác đảm bảo tần suất bay và khả năng điều tiết tái cung ứng phù hợp với chiến lược sản phẩm. + Về đầu tư xây dựng cơ sở khai thác mặt đất, cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 3 xí nghiệp thương mại mặt đất: Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất, để không chỉ cung ứng cho Vietnam Airlines mà còn cho những hãng hàng không khác. Thành lập công ty cung ứng dịch vụ hàng hoá Nội Bài, phát triển cơ sở hạ tầng kho bãi nhằm cung ứng dịch vụ hàng hoá cho các hãng hàng không Nội Bài quốc tế. Đồng thời tiếp tục nâng cao năng lực phục vụ của công ty liên doanh, phục vụ hàng hoá ở Tân Sơn Nhất. Thiết lập hệ thống điều hành bay hiện đại trên cơ sở tự động hoá nhằm nâng cao công tác điều hành bay, tổ lái, tiếp viên, đảm bảo tối ưu hoá và linh hoạt trong sử dụng đội máy bay, giảm thời gian chết của phương tiện… Củng cố hệ thống điều hành kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay theo quy chế VAR – OPS nhằm đảm bảo kiểm soát các quy trình khai thác kỹ thuật và bảo dưỡng máy bay tuân theo đúng các yêu cầu chất lượng và an toàn của các nhà chức trách hàng không trong nước và Quốc tế. Thành lập công ty bảo dưỡng sửa chữa máy bay tên xơ sở sát nhập hai xí nghiệp A75, A76 phát triển xây dựng trung tâm bảo dưỡng máy bay, dưới hình thức công ty liên doanh kỹ thuật, kết hợp trình độ chuyển giao công nghệ từ các hãng hàng không lớn. - Chiến lược phát triển mạng đường bay. Trên cơ sở dự báo về thị trường hàng không đến năm 2010 và những đánh giá, mục tiêu chiến lược vận tải hàng không. Tổng công ty xác định: + Mạng đường bay trục xuyên lục địa đến các thị trường trọng điểm (Tây Âu, Bắc Mỹ) được phát triển một cách thận trọng với quy mô trung bình ngành, nhằm hỗ trợ cho mạng đường bay khu vực là chính. + Về các đường bay nội địa, Tổng công ty xác định mạng nội địa trục bao gồm các đường bay Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Mạng nội địa tuyến lẻ có tiềm năng nhưng sức mua kém, cơ sở hạ tầng sân rất thiếu thốn, hướng khai thác là dựa trên đường bay hiện có với tần suất hoạt động cao dần lên. Chiến lược kinh doanh ngoài vận tải hàng không. Tổng công ty tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh như: Xăng dầu hàng không, nhựa cao cấp hàng không và các dịch vụ vận tải hàng không Quốc tế (Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng), mở rộng phát triển công ty in, nhựa cao cấp… Đối với ngành nghề kinh doanh ngoài vận tải hàng không, Tổng công ty phấn đấu đạt được nhịp tăng trưởng bình quân là 9,15%/ năm , trong giai đoạn 2001 – 2005 và 10,98%/ năm trong giai đoạn 2006 -2010. 3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam. 3.2.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy trình phân tài chính tại Tổng công ty. Trong mấy năm qua Tổng công ty đã bước đầu thực hiện công tác phân tích tài chính thong qua thuyết minh báo cáo tài chính, Tổng công ty đã tính toán, so sánh, một số chỉ tiêu qua một số năm và rút ra những đánh giá, nhận xét tổng quát. Tuy nhiên, quá trình phân tích tài chính của Tổng công ty còn ở dạng đơn giản, chưa có một quy trình phân tích thực sự, vì thế Tổng công ty chưa đưa ra những biện pháp, quyết định hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh. Để công tác phân tích tài chính có hiệu quả, đầy đủ và khoa học, đòi hỏi Tổng công ty phải tiến hành theo quy trình phân tích sau: Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích tài chính. Tổng công ty phải xác định mục tiêu và kế hoạch cho công tác phân tích tài chính, ví dụ như phân tích tài chính nhằm phục vụ cho các nhà quản lý Tổng công ty, Ngân hàng… Lựa chọn đội ngũ các cán bộ phân tích có đủ trình độ và chuyên môn để tiến hành phân tích. Phối hợp các bộ phận trong Tổng công ty để phục vụ cho công tác phân tích. Thu thập đầy đủ các thông tin bao gồm cả thông tin bên trong và bên ngoài để phục vụ cho công tác phân tích. Tổng công ty phải lập và thu thập đủ 4 báo cáo tài chính theo mẫu quy định, thu thập số trung bình ngành. Lựa chọn, kết hợp các phương pháp phân tích cho phù hợp. Bước 2: Tiến hành phân tích tài chính. Tiến hành phân tích tài chính là bước quan trọng nhất trong công tác phân tích tài chính, nó đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải tập trung mọi khả năng, sự hiểu biết để sắp xếp, phân loại các thông tin, từ đó tính toán, so sánh, đánh giá và xác định nguyên nhân của các kết quả đạt được. Tuỳ theo mục đích phân tích mà các nhà quản lý tài chính tiến hành ở các góc độ khác nhau. Bước 3: Dự đoán và quyết định. Sau khi thực hiện các bước chuẩn bị cho phân tích và tiến hành phân tích, nhà quản lý tài chính dựa trên những tiền đề đó để dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính cho Tổng công ty: quyết định nhằm tăng trưởng, phát triển tối đa các giá trị của Tổng công ty. Sau khi xây dựng quy trình phân tích tài chính tại Tổng công ty , nhà quản lý Tổng công ty sẽ tổ chức giao công việc và trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc thực hiện quy trình đã đề ra. Có như vậy mới phát huy bầu không khí làm việc và tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác này. 3.2.2.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh việc thu nhập và tổng hợp thông tin cho phân tích tài chính. Hiện nay việc tổng hợp các thông tin kế toán để phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính còn chưa đáp ứng được kịp thời và vì vậy trong thời gian tới Tổng công ty nên sử dụng các phần mềm quản lý tài chính kế toán hiện đại để việc tổng hợp thông tin diễn ra nhanh hơn đông thời chính xác hơn giúp cho các kết quả của phân tích tài chính trở nên cập nhập hơn. Để hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính cần phải tăng cường thu nhập các thông tin bên ngoài. Tổng công ty đã chú ý đến việc thu nhập thông tin bên ngoài tuy nhiên trong phân tích tài chính thông tin trong phân tích càng phong phú càng tốt. Hơn nữa Tổng công ty chưa tận dụng được những điểm mạnh của công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay cụ thể là chưa sử dụng phương pháp thu nhập thông tin rất nhanh mà chi phí không cao là sử dụng Internet. Qua mạng Internet, Tổng công ty có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin về tình hình kinh tế, chính trị cũng như tìm được những văn bản pháp luật cần thiết cho hoạt động kinh doanh và có được những thông tin cập nhập cả về giá cả, tỷ giá hối đoái… 3.2.3.Sử dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont vào phân tích tài chính tại Tổng công ty. Trong hoạt động phân tích tài chính, Tổng công ty đã kết hợp sử dụng hai phương pháp là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Sự kết hợp này đã giúp cho công tác phân tích tài chính ở Tổng công ty đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên trong phân tích chưa chỉ rõ nguyên nhân cụ thể của từng hiện tượng bất thường. Các chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu, doanh lợi tổng tài sản chưa được phân tích kỹ từng yếu tố ảnh hưởng. Theo quan điểm của riêng em, Tổng công ty nên sử dụng thêm phương pháp phân tích Dupont kết hợp với hai phương pháp mà Tổng công ty đã áp dụng để đem lại hiệu quả cho công tác phân tích. Phương pháp phân tích này thường được áp dụng để phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi như ROA, ROE để tìm ra các nhân tố tác động đến các chỉ số này để từ đó có các giải pháp để giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. 3.2.4.Nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính. Chính vì hoạt động phân tích tài chính có một tầm quan trọng đặc biệt nên để tiến hành phân tích tài chính được tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có những kiến thức vững vàng và sâu sắc về phân tích, nắm chắc được tình hình kinh doanh của Tổng công ty, những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty đồng thời cũng phải am hiểu về nhiều lĩnh vực như nắm được xu hướng biến động của thị trường và những kiến thức kinh tế vĩ mô. Các cán bộ tiến hành hoạt động phân tích tài chính của Tổng công ty chủ yếu là làm về kế toán nên chưa phân tích được kỹ càng, bài bản. Chính vì vậy, trong thời gian tới Tổng công ty nên cử người đi học những khoá học về quản lý tài chính hoặc tuyển thêm cán bộ trẻ có nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp để tiến hành hoạt động phân tích. Ngoài ra cần quy định chặt chẽ thời gian tiến hành phân tích, đưa ra các quy định về kiểm tra, đánh giá chất lượng phân tích. 3.2.5.Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính. 3.2.5.l. Hoàn thiện việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Hiện nay Tổng công ty mới chỉ phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức độ sơ sài, chỉ đưa ra các bảng số liệu mà chưa tiến hành phân tích cụ thể, sâu sắc. Đây là nội dung quan trọng trong công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty, các nhà quản lý tài chính của Tổng công ty nên tiến hành phân tích đầy đủ và hoàn thiện hơn trong thời gian tới. Vì chỉ có xem xét và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán, nhà quản lý tài chính mới thấy được khả năng tạo nguồn cũng như cách thức sử dụng vốn của Tổng công ty. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, cho các nhà quản lý thấy được trong năm qua nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty tăng hay giảm? Tổng công ty khai thác nguồn vốn bằng cách nào là chủ yếu: tăng các khoản phải trả, vay ngắn hạn hay vay dài hạn…? Sau khi trả lời được các câu hỏi trên nhà quản lý tài chính sẽ rút ra các kết luận: Tổng công ty sử dụng vốn hợp lý hay chưa? Từ đó đưa ra các quyết định cho năm tới như: vay dài hạn hay vay ngắn hạn, đầu tư vào TSCĐ hay TSLĐ… Đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty như thế nào cho hợp lý. Để tiến hành phân tích nội dung này các nhà quản lý tài chính nên lập Bảng tài trợ. Lập bảng tài trợ sẽ giúp các nhà quản lý tài chính Tổng công ty thấy được rõ hơn diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Tổng công ty, từ đó phân tích và đánh giá chính xác và khoa học hơn. Ngoài việc tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, dựa vào bảng tài trợ và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các nhà quản lý tài chính có thể phân tích tình hình tài chính của Tổng công ty theo luồng tiền nhằm xác định sự tăng (giảm) tiền, xác định vào cuối năm tiền của Tổng công ty tăng hay giảm bao nhiêu so với đầu năm, và xác định nguyên nhân dẫn đến tăng hay giảm tiền. Từ đó đưa ra giải pháp tạo tiền cho Tổng công ty trong thời gian tới. 3.2.5.2. Hoàn thiện việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để xem xét đánh giá khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét TSCĐ của Tổng công ty có được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn hay không? Tổng công ty đã đầu tư vào TSCĐ bằng nguồn vốn nào? TSLĐ có đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn hay không? Nguốn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho việc sử dụng ngắn hạn của Tổng công ty hay chưa? Chỉ trả lời được câu hỏi trên nhà quản lý tài chính mới đưa ra được những nhận xét và đánh giá xác thực về tình hình tài chính của Tổng công ty cũng như khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường vay vốn dài hạn hoặc giải pháp giảm hàng tồn kho và tăng các khoản phải thu. Muốn làm được điều đó, đòi hỏi các nhà quản lý tài chính phải tiến hành phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Để phân tích nội dung này các nhà quản lý tài chính nên dựa vào chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và chỉ tiêu vốn bằng tiền. Chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên được tính như sau: Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn Chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên cho các nhà quản lý tài chính Tổng công ty biết được - Tổng công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không? - TSCĐ của Tổng công ty có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? - Ngoài chỉ tiêu vốn lưu động thường xuyên, các nhà quản lý tài chính phải sử dụng thêm chỉ tiêu Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên để phân tích. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên được tính theo công thức sau: Nhu cầu VLĐ = Tồn kho và các - Nợ ngắn hạn thường xuyên khoản phải thu Khi phân tích chỉ tiêu này, nhà tài chính sẽ đưa ra các giải pháp cho Tổng công ty như: nhanh chóng giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu hoặc giải pháp huy động hay không huy động vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này được thể hiện qua chỉ tiêu vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên – Nhu cầu VLĐ thường xuyên Việc tính toán 3 chỉ tiêu trên sẽ cho các nhà quản lý tài chính thấy được khả năng cân đối vốn trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn. Để thấy rõ hơn sự biến động của các chỉ tiêu nêu trên trong một khoảng thời gian nhất định, nhà quản lý tài chính nên lập bảng để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Dưới đây là mẫu bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐKD của Tổng công ty Mẫu bảng phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho HĐKD Đơn vị: tiền tệ Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N 1. TSCĐ và đầu tư dài hạn 2. Nguồn vốn dài hạn Vồn lưu động thường xuyên 1. Khoản phải thu 2. Hàng tồn kho 3.TSLĐ khác 4. Nguồn vốn ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Vốn bằng tiền 3.2.5.3.Hoàn thiện việc phân tích các nhóm tỷ số tài chính đặc trưng. Trong nội dung phân tích tài chính tại Tổng công ty hàng không Việt Nam chưa tính toán và phân tích đầy đủ các tỷ số tài chính đặc trưng. Trong khi các tỷ số này lại có vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho các nhà quản lý tài chính nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định tài chính. Tổng công ty nên hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của mình bằng việc tính đủ các chỉ tiêu trong mỗi nhóm tỷ số và các nhóm tỷ số còn thiếu a.Hoàn thiện việc phân tích nhóm tỷ số về khả năng thanh toán. Trong việc phân tích nhóm tỷ số này tài chính mới tính toán và đánh giá sơ qua 2 tỷ số đó là: Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số khả năng thanh toán tức thời. Còn tỷ số khả năng thành toán nhanh Tổng công ty chưa tính. Để hoàn thiện viêc phân tích nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, Tổng công ty cần bổ sung chỉ tiêu này và lập bảng phân tích nhóm tỷ số về khả năng thanh toán trong đó bao gồm các tỷ số về khả năng thanh toán và một số chỉ tiêu khác như: Tiền, các khoản phải thu, Tồn kho…Dựa vào bảng đó nhà quản lý tài chính có thế đánh giá khả năng thanh toán của Tổng công ty qua mấy năm như: khả năng thanh toán của Tổng công ty có tốt hay không? Nguyên nhân là do yếu tố nào? Từ đó nhà quản lý tài chính sẽ đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo khả năng thanh toán hợp lý. b.Hoàn thiện việc phân tích nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính. Đối với nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính, Tổng công ty đã tính được tỷ số về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tỷ số nợ trên tổng tài sản. Để hoàn thiện việc phân tích nhóm tỷ số này trong nội dung phân tích tài chính Tổng công ty nên tính toán và đánh giá thêm tỷ số: khả năng thanh toán lãi vay. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả Khi tính toán được chỉ số này các nhà quản lý tài chính sé biết được mức độ đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm của Tổng công ty như thế nào? Một đồng lãi vay được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi? Cơ cấu hình thành nguồn vốn trong kỳ kinh doanh ra sao? Từ đó đánh giá được khả năng tự tài trợ, biết được đơn vị mình đang độc lập với chủ nợ hay bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay. Từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm trong bố trí cơ cấu nguốn vốn. c.Hoàn thiện việc phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động Trong nội dung phân tích tài chính Tổng công ty chưa tiến hành phân tích nhóm tỷ số này. Như ta đã biết các tỷ số hoạt động được dung để đo lường, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty. Do chưa tính toán và đánh giá các tỷ số này nên các nhà quản lý không thấy được hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty, chưa đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, dẫn tới trong 3 năm qua hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty còn thấp. Để hoàn thiện nội dung phân tích tài chính cũng như cải thiện tình hình tài chính của Tổng công ty, trong thời gian tới Tổng công ty nên tiến hành phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động. Các tỷ số thuộc nhóm tỷ số này bao gồm: vòng quay tiên, vòng quay dự trữ , kỳ thu tiền bìng quân, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hiệu suất sử dụng TSLĐ và hiệu suất sử dụng tài sản. Vòng quay tiền được tính bằng cách chia doanh thu thuần trong năm cho tổng số tiền và các tài sản tương đương tiền bình quân. Tỷ số này cho các nhà quản lý tài chính biết được số vòng quay của tiền trong năm. Từ đó đưa ra giải pháp đảm bảo tốc độ vòng quay tiền hợp lý. Đối với chỉ tiêu vòng quay dự trữ, vòng quay dự trữ được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu thuần trong năm và giá trị dự trữ (nguyên vật liệu, hàng tồn kho…) bình quân. Chỉ tiêu này cho biết số vòng quay của hàng dự trữ bình quân trong năm. Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, các nhà quản lý tài chính sẽ biết được hoạt động quản lý dự trữ của Tổng công ty là hợp lý hay bất hợp? Ngoài hai chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty, các nhà quản lý tài chính nên dùng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360/Doanh thu Chỉ tiêu này cho các nhà quản lý tài chính biết được khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Từ đó, có giải pháp điều chỉnh chính sách tín dụng thương mại của Tổng công ty và các khoản trả trước. Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản, cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ và TSLĐ, Nhà quản lý tài chính nên sử dụng ba chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/TSCĐ Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tài sản Hiệu suất sử dụng TSLĐ = Doanh thu thuần/TSLĐ Việc tính toán và đánh giá ba chỉ tiêu này cho phép các nhà quản lý tài chính biết được một đồng tài sản hay một đồng TSCĐ hoặc một đồng TSLĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Từ đó các nhà quản lý tài chính sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản của Tổng công ty là cao hay thấp và có thể đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Sau khi tính toán đầy đủ chỉ tiêu trên, nhà quản lý tài chính nên lập bảng phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động Mẫu bảng phân tích nhóm tỷ số về năng lực hoạt động Đơn vị: Tiền tệ STT Chỉ tiêu Năm N-2 Năm N-1 Năm N 1 Doanh thu thuần 2 Dự trữ (tồn kho) 3 Các khoản phải thu 4 Tiền và các tài sản tương đương tiền 5 TSLĐ 6 TSCĐ 7 Tổng tài sản 8 Vòng quay tiền 9 Vòng quay dự trữ 10 Kỳ thu tiền bình quân 11 Hiệu suát sử dụng TSCĐ 12 Hiệu suất sử dụng TSLĐ 13 Hiệu suất sử dụng TSLĐ Nhìn vào bảng phân tích các nhà quản lý tài chính sẽ thấy được trong mấy năm qua Tổng công ty đã nắm giữ đủ tiền mặt hay chưa? Khả năng thu tiền trong thanh toán bình quân 1 ngày của Tổng công ty cao hay thấp? Hoạt động quản lý tiền mặt, quản lý phải thu, quản lý dự trữ của Tổng công ty có hiệu quả hay không? Đồng thời cũng thấy được hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ và tổng tài sản của Tổng công ty trong những năm qua như thế nào. Sau khi phân tích và đánh giá đầy đủ các tỷ số trong bảng, nhà quản lý tài chính sẽ đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu, tiền và dự trữ. d.Hoàn thiện việc phân tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi Các nhà quản lý Tổng công ty muốn biết được hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng quản lý của đơn vị mình như thế nào, đòi hỏi phải dựa vào các tỷ số khả năng sinh lãi. Tổng công ty đã tiến hành phân tích các tỷ số về khả năng sinh lãi khá đầy đủ nhưng Tổng công ty nên đưa một số chỉ tiêu như doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế, Tổng tài sản, Vốn chủ sở hữu vào bảng phân tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi để các nhà quản lý có thể đánh giá khả năng sinh lãi dễ dàng hơn. Tóm lại, Tổng công ty hàng không Việt Nam muốn phân tích và đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh cao hay thấp, tình hình tài chính của Tổng công ty có lành mạnh hay không? Năng lực hoạt động của Tổng công ty cũng như việc đảm bảo khả năng thanh toán và cơ cấu tài chính hợp lý hay bất hợp lý? Không có cách nào khác là Tổng công ty nên nhanh chóng hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty mình. Thực hiện phân tích đúng quy trình, sử dụng đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu. Có như thế các nhà quản lý tài chính mới tìm ra được nguyên nhân và các giải pháp nhằm giúp tình hình tài chính của Tổng công ty được tốt hơn. Phân tích đúng và đầy đủ tình hình tài chính của Tổng công ty là cơ sở khoa học cho việc sự đoán và ra các quyết định tài chính tối ưu trong tương lai. 3.3.Một số kiến nghị 3.3.1.Hoàn thiện chế độ kế toán Mặc dù đã có nhiều sự đổi mới và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu kinh tế tuy nhiên chế kế toán của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay việc nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ không mang tính chất bắt buộc đối với các doanh nghiệp mà chỉ mang tính khuyến khích nên hầu hết các doanh nghiệp không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ khiến công tác phân tích gặp nhiều khó khăn vì vậy trong thời gian tới Nhà nước nên bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo tài chính. Ngoài ra chế độ kế toán của Việt Nam hiện nay chưa áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế nên việc so sánh số liệu với các công ty nước ngoài là rất khó khăn. Trong xu thế hội nhâp, nước ta cần phải hoàn thiện chế độ kế toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong thời gian tới Nhà nước cần sớm đưa ra luật kế toán để thay cho pháp lệnh kế toán. Chính phủ cần ban hành các quy định mang tính bắt buộc đối với việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính hàng năm tại các doanh nghiệp và xí nghiệp, cần quy định rõ về thời gian phân tích và việc báo cáo kết quả phân tích. Quy định công tác phân tích tài chính phải tách riêng ra khỏi công tác kế toán. Đồng thời Chính phủ cũng như Bộ Tài Chính phải có các quy định yêu cầu các doanh nghiệp và xí nghiệp thực hiện công tác kiểm toán thường xuyên kể cả kiểm toán Nhà nước, kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập. Có như vậy các thông tin phục vụ cho công tác phân tích tài chính của các doanh nghiệp, xí nghiệp mới lạnh mạnh. 3.3.2.Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Hiện nay, một trong những nhân tố khiến cho hoạt động phân tích tài chính của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Hàng không Việt Nam nói riêng chưa thực sự hiệu quả là do chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Về lý thuyết, nếu để các tỷ số riêng rẽ thì nó không có ý nghĩa gì và cũng chẳng chỉ ra được điều gì. Nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được so sánh về cả không gian và thời gian. So sánh về thời gian thì đã được thực hiện bởi đó chỉ là việc so sánh các tỷ số tài chính của Tổng công ty qua các năm còn so sánh với các tỷ số tài chính của Tổng công ty với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành để thấy được vị thế của Tổng công ty cũng như thấy được các kết quả đạt được có thực sự hiệu quả hay không thì chưa tiến hành được bởi hiện nay chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Chính vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần sớm cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để giúp cho công tác phân tích tài chính hiệu quả hơn. KẾT LUẬN Phân tích tài chính doanh nghiệp thực sự có vai trò quan trọng và thiết yếu. Thông qua công tác phân tích tài chính người lãnh đạo có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp mình từ đó có những hướng giải quyết, những kế hoạch tài chính đúng đắn. Có thể nói nếu doanh nghiệp muốn quản lý tài chính tốt, đạt được hiệu quả kinh doanh cao cần phải tiến hành tốt hoạt động phân tích tài chính. Trong thời gian thực tập, với đề tài “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam” em đã thấy được tình hình phân tích tài chính trên thực tế, thấy được những điểm Tổng công ty đã làm được, những hạn chế mà Tổng công ty cần khắc phục trong thời gian tới và em đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty. Vì thời gian nghiên cứu không nhiều và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập này khó tránh khỏi thiếu sót. Vậy em kính mong sự thông cảm cũng như mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô và quý Tổng công ty để đề tài của em được đầy đủ hơn và có giá trị với thực tiễn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và sự đóng góp quý báu của PGS.TS Vũ Duy Hà - Người trực tiếp hướng dẫn em cùng các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và các cô chú, các anh chị trong phòng Tài chính - Kế toán Trung tâm thống kê tin học Hàng không, Ban Tài chính - Kế toán Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Phạm Hồng Nhung DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TS Vũ Duy Hào - Quản trị Tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính – 1998. 2.PGS.TS Lưu Thị Hương - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê – 2005 3.Học viện Tài chính kế toán Hà Nội - Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài chính – 2001. 4.Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liêm - Lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính – 2002. 5.Luật doanh nghiệp - Quốc hội ngày 29/11/2005. 6.Lỉch sử Hàng không Dân dụng Việt Nam 50 năm chặng đường phát triển. 7.Các báo, tạp chí Tài chính – Ngân hàng năm 2002, 2003, 2004. 8.Các báo cáo tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐÒ Trang Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Tổng công ty Hàng không......................................29 Bảng 1: Bảng cân đối kế toán..........................................................................35 Bảng 2: Kết quả kinh doanh............................................................................38 Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty........................................................40 Bảng 4: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2003..................................43 Bảng 5: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004..................................44 Bảng 6: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.................................................................................................................45 Bảng 7: Kế hoạch vận tải hàng không............................................................54 Bảng 8: Dự báo doanh thu đến năm 2010.......................................................56 Biểu đồ 1: Tổng doanh thu qua các năm.........................................................41 Biểu đồ 2: Lợi nhuận Tổng công ty.................................................................42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCT: Tổng công ty DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước BCĐKT: Bảng cân đối kế toán ICAO: Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới. TSLĐ: Tài sản lưu động TSCĐ: Tài sản cố định. VLĐ: Vốn lưu động HĐKD: Hoạt động kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36456.doc
Tài liệu liên quan