Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm

Công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp sản xuất . Sau một thời gian thực tập tại Công ty In NN và CNTP, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ trong phòng kế toán, cùng với sự tìm tòi của bản thân, em đã hoàn thành đựơc chuyên đề thực tập này. Những nội dung của đề tài này đựơc dựa vào thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, lý thuyết cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm, đề xuất một số giải pháp có thể thực thi được. Theo đó, nội dung của luận văn tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Tìm hiểu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm, đặc điểm nghành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cùng hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để có cái nhìn tổng quát về công ty. Tìm hiểu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP, đánh giá những thành tựu, hạn chế, tìm ra đâu là nguyên nhân của hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP. Do giới hạn về nhận thức và thời gian thực tập nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý sửa chữa của thầy giáo hướng dẫn cùng các cô chú trong phòng kế toán của công ty để giúp em hoàn thiện luận văn và có thêm hiểu biết về chuyên môn kế toán.

doc110 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18.237.450 Nợ TK133: 1.823.745 Có TK112: 20.061.195 Hoá đơn tiền điện trên cũng là căn cứ để cuối tháng kế toán ghi vào CTGS lập cho nghiệp vụ chi bằng tiền gửi ngân hàng. Biểu số 25: chứng từ ghi sổ Số 71 Ngày 27 tháng 2 năm 2004 đvt: đồng STT Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có 1 2 ... Thanh toán tiền điện tháng 2/2004 (gồm cả thuế GTGT) Thanh toán tiền điện thoại tháng 2/2004 (gồmg cả thuế GTGT) .................................................. 627 133 627 133 ....... 112 112 112 112 ........ 18.237.450 1.823.745 4.325.600 432.560 .............. Tổng 45.061.195 Kèm theo 8 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng * Hạch toán chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền tại Công ty In NN và CNTP bao gồm chi phí sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máy móc, giao dịch tiếp khách,.... Các khoản chi phí này phát sinh đều được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng tiền tạm ứng. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ như Phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng,.... có liên quan đến khoản mục CPSXC, kế toán ghi Sổ chi tiết TK627. Ví dụ: Ngày 9/2, chi phí sửa chữa cho dao cắt giấy ở phân xưởng bằng tiền mặt là 550.000 đồng. Chứng từ gốc cho nghiệp vụ này là Phiếu chi Công ty In NN và CNTP 72 - Trường Chinh Mẫu số: 02-TT Ban hành theo quyết định số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính Phiếu chi Số 28 Ngày 9 tháng 2 năm 2004 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Minh Địa chỉ: P303 – Khu tập thể Kim Liên Lý do chi: Chi sửa giao cắt giấy Số tiền: 550.000 đồng (viết bằng chữ: năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) Giám đốc Kế toán trưởng Người lập Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn) Ngày 9 tháng 2 năm 2004 Thủ quĩ Người nhận tiền Kế toán ghi Sổ chi tiết CPSXC theo định khoản: Nợ TK627: 550.000 CóTK111: 550.000 Cuối tháng kế toán lập CTGS rồi vào Sổ cái TK627 Biểu số 26: chứng từ ghi sổ Số 69 Ngày 27 tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng STT Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có 1 2 3 Chi phí sửa dao cắt giấy Chi tiền mặt cho sản xuất Chi trả tiền điện ....................................... 627 627 627 ..... 111 111 111 .... 550.000 15.054.761 20.061.195 ................ Tổng 150.768.432 Kèm theo 15 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Các chứng từ ghi sổ đã được lập (Biểu số 19 - tr 68, 20 - tr69, 22 - tr72, 24 -tr74, 25 - tr75, 26 - tr77) đều được tập hợp trên Sổ đăng ký CTGS Biểu số 27: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2004 ĐVT: đồng CTGS Số tiền CTGS Số tiền SH NT SH NT .......... 61 62 63 .... 68 69 .... 71 ...... ...... 27/2 27/2 27/2 ...... 27/2 27/2 ...... 27/2 ...... .................. 4.807.996 5.234.385 96.585.803 ................... 12.450.000 150.768.432 .................... 45.061.195 .................. .... . ..... ................. Cộng ................ Cộng ............ Như vậy đối với việc hạch toán CPSXC, định kỳ 5-7 ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh liên quan đến sản xuất như: Hoá đơn tiền điện (tr75), Phiếu chi số 28 (tr76),... kế toán ghi Sổ chi tiết CPSXC. Cuối tháng khi lập xong Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định kế toán lấy làm căn cứ ghi vào Sổ chi tiết CPSXC Biểu số 27: Sổ chi tiết CPSXC Trên cơ sở CPSXC tập hợp được trên Sổ chi tiết CPSXC (Biểu số 28 - tr78), kế toán phân bổ cho các đơn đặt hàng sản xuất trong tháng theo tiêu thức tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất. CPSXC phân bổ cho đơn đặt hàng i = Tổng CPSXC Tổng lương sản phẩm trong tháng * Lương sản phẩm của đơn đặt hàng i Cụ thể CPSXC của tháng 2/2004 được phân bổ như sau: Tổng CPSXC tập hợp được: 158.039.802 đồng Tổng lương sản phẩm trong tháng: 55.381.868 đồng Trong đó tiền lương sản phẩm của ĐH20: 24.925.721 đồng CPSXC phân bổ cho ĐH20 = 158.039.802 55.381.686 * 24.925.721 = 71.128.984 Phân bổ tương tự đối với các đơn đặt hàng còn lại. Biểu số 29: Bảng phân bổ CPSXC Tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng Ghi Nợ TK154 Ghi Có TK627 Cơ sở phân bổ Số phân bổ - ĐH 20 - ĐH 21 - ĐH 22 - ĐH 23 24.925.721 11.452.126 9.644.682 9.359.339 71.128.984 32.680.222 27.522.431 26.708.165 Tổng 55.381868 158.039.802 Các CTGS đã được lập và đăng ký vào Sổ đăng ký CTGS được dùng làm căn cứ để ghi Sổ cái TK627. số7Biểu số 30: Sổ CáI TK 627- CPSXC Tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng CTGS Diễn giải Tổng số tiền SH NT Nợ Có 57 61 62 63 68 69 71 27/2 27/2 27/2 27/2 27/2 27/2 27/2 27/2 Xuất vật liệu cho quản lý phân xưởng Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng Chi phí công cụ dụng cụ xuất cho phân xưởng Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận sản xuất Chi tiền tạm ứng cho phân xưởng sản xuất Chi tiền mặt cho phân xưởng Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài cho sản xuất Kết chuyển CPSXC 5.805.340 4.807.996 4.003.923 80.760.693 8.149.435 15.604.761 38.907.654 158.039.802 Cộng phát sinh 158.039.802 158.039.802 Ngày... tháng... năm Người lập Kế toán trưởng 2.2.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.2.1. Tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng tất cả các chi phí có liên quan đến giá thành sản phẩm được hạch toán ở các Sổ chi tiết TK621, 622 cho từng đơn đặt hàng (Biểu số 6 - tr60, 7 - tr60, 14 - tr67, 15 - tr67) và Bảng phân bổ CPSXC (Biểu số 29 - tr79) được chuyển vào TK154 chi tiết theo từng đơn đặt hàng tương ứng. Ví dụ: Đối với ĐH20 căn cứ vào Bảng kê chi phí vật tư (Biểu số 8 - tr61), Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 13 - tr65), Bảng phân bổ CPSXC (Biểu số 29 - tr79). Kế toán ghi vào Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo định khoản: Nợ TK154-ĐH20: 392.265.138 Có TK621- ĐH20: 279.413.593 Có TK622- ĐH20: 41.722.561 Có TK627- ĐH20: 71.128.984 Biểu số 30: Sổ chi tiết TK154-ĐH20 Biểu số 31: Sổ chi tiết TK154-ĐH22 Từ các sổ chi tiết TK154 của từng đơn đặt hàng (Biểu số 31- tr81, 32 - tr81), kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất. Biểu số 33: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng STT Số hiệu ĐH Chi phí phát sinh trong kỳ Tổng CPNVLTT CPNCTT CPSXC 1 2 3 4 ĐH 20 - ĐH 21 - ĐH 22 - ĐH 23 279.413.593 136.090.149 212.600.248 55.245.202 41.722.561 22.748.656 11.754.641 9.359.339 71.128.984 32.680.222 27.522.431 26.708.165 392.265.138 191.519.027 251.877.320 91.312.706 Tổng 683.349.192 85.585.197 158.039.802 926.974.191 Cũng căn cứ vào các Sổ chi tiết TK154 của các đơn đặt hàng kế toán lập CTGS cho nghiệp vụ kết chuyển chi phí sản xuất và nhập kho thành phẩm. Biểu số 34: chứng từ ghi sổ Số 78 Ngày 27 tháng2 năm 2004 ĐVT: đồng STT Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có 1 2 3 Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển CPNCTT Kết chuyển CPSXC 154 154 154 621 622 627 683.349.192 85.585.197 158.039.802 Tổng 926.974.191 Kèm theo 03 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Biểu số 35: chứng từ ghi sổ Số 79 Ngày 27 tháng2 năm 2004 ĐVT: đồng STT Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Nợ Có 1 Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang vào giá thành sản phẩm nhập kho 155 154 702.011.203 Tổng 702.011.203 Kèm theo 02 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Các chứng từ ghi sổ này cũng được đăng ký vào Sổ đăng ký CTGS Biểu số 36: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Năm 2004 ĐVT: đồng CTGS Số tiền CTGS Số tiền SH NT SH NT .......... 78 79 ...... ...... 27/2 27/2 ...... .................. 926.974.191 702.011.203 .................. .... . ..... ................. Cộng ................ Cộng ............ Căn cứ vào các CTGS (Biểu số 33, 34 - tr82), Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kế toán vào Sổ cái TK154: Biểu số 37 : Sổ cái TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng CTGS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 78 78 78 79 27/2 27/2 27/2 27/2 Số dư đầu kỳ Kết chuyển CPNVLTT Kết chuyển CPNCTT Kết chuyển CPSXC Kết chuyển chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm nhập kho 621 622 627 155 57.868.745 683.349.192 85.585.197 158.039.802 702.011.203 Cộng phát sinh 926.974.191 702.011.203 Số dư cuối kỳ 282.831.733 Ngày ..... tháng ..... năm Người lập Kế toán trưởng 2.2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang Do Công ty In NN và CNTP sản xuất theo các đơn đặt hàng, chi phí sản xuất được tập hợp theo các đơn đặt hàng nên việc xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ là khá đơn giản. Đến cuối kỳ, nếu đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được cho đơn đặt hàng đó được coi là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Khi những đơn đặt hàng này hoàn thành thì tổ nghiệm thu lập phiếu giao nộp sản phẩm gửi lên phòng kế toán thông báo đơn hàng này đã hoàn thành để kế toán tiến hành tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. 2.2.2.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty In NN và CNTP Xuất phát từ thực tế sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm đối tượng tính giá thành của công ty được xác định là sản phẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng. Công ty sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Toàn bộ chi phí sản xuất được kế toán tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể khối lượng đơn đặt hàng nhiều hay ít và đó chính là tổng giá thành của đơn đặt hàng. Giá thành đơn vị sản phẩm của từng đơn đặt hàng được tính theo công thức: Gía thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm hoàn thành của đơn đặt hàng Chẳng hạn đối với ĐH 20 đã hoàn thành trong tháng 2/2004. Căn cứ vào Sổ chi tiết TK154 (Biểu số 31 - tr81) thì tổng giá thành của đơn đặt hàng là: 450.233.883 đồng. ĐH 20 sản xuất theo hợp đồng với nhà máy thuốc lá Thăng Long sản xuất hộp bao thuốc lá với số lượng yêu cầu là 400.000 hộp. Vậy giá thành đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng là: Giá thành đơn vị hộp thuốc lá Thăng Long = 450.133.883 400.000 = 1125 đồng Đối với các đơn đặt hàng khác khi hoàn thành kế toán tính tương tự. Căn cứ vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất của kỳ trước và trong kỳ, Sổ chi tiết TK154 (Biểu số 31,32 - tr81), kế toán lập Bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. Biểu số 38: Bảng tính giá thành ĐH 20 Số lượng: 400.000 hộp ĐVT: đồng Khoản mục giá thành Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Tổng giá thành - CPNVLTT - CPNCTT - CPSXC 35.214.365 14.238.369 8.416.020 279.413.593 41.722.561 71.128.984 0 0 0 314.627.958 55.960.930 79.545.004 Tổng 57.868.745 392.165.138 0 450.138.883 Sau khi lập bảng tính giá thành cho tất cả các đơn đặt hàng đã hoàn thành, kế toán lập Báo cáo giá thành Biểu số 39: Báo cáo giá thành Tháng 2 năm 2004 ĐVT: đồng STT Diễn giải Số lượng sản phẩm Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1 2 - ĐH 20 - ĐH22 400.000 200.000 450.138.883 251.011.203 1125 1259 Tổng 702.011.203 Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm 3.1. Đánh giá chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Công ty In NN và CNTP từ một doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khi chuyển sang cơ chế thị trường vừa tạo đà phát triển cho công ty, vừa đặt công ty trước rất nhiều khó khăn. Để đạt được thành tích như ngày nay công ty đã đưa ra được những giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành phân tích các hoạt động một cách chính xác khách quan, phù hợp với cơ chế thị trường, trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của phòng Tài chính kế toán. Đặc biệt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thực sự là công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh tế tại công ty. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế công tác kế toán, đặc biệt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty em đã nắm được thực tế công tác này tại công ty. Và em có một số ý kiến về công tác này tại công ty như sau: 3.1.1. Ưu điểm - Về tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong công việc quản lý sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và ngày càng có uy tín trong lĩnh vực in ấn, đảm bảo đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. - Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có nề nếp, việc phân công lao động tương đối hoàn chỉnh phù hợp với khả năng của nhân viên trong phòng. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình công tác, nắm vững chuyên môn. Do đó bộ máy kế toán của công ty đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác cho công tác quản lý kinh doanh, vận dụng linh hoạt sáng tạo các chế độ, chính sách của bộ tài chính ban hành mà không vi phạm các chế độ chung về kế toán tài chính. - Về hệ thống chứng từ sổ sách Do đặc điểm của hình thức tổ chức sổ Chứng từ ghi sổ là hình thức đơn giản dễ làm nên việc áp dụng nó tại công ty là hoàn toàn phù hợp. Tại công ty hệ thống chứng từ được tổ chức một cách hợp lý trong toàn bộ các khâu, các công đoạn và quá trình luân chuyển chứng từ mang tính tuôn thủ cao, hợp lý. Cùng với nó là hệ thống sổ chi tiết mang tính khoa học cao đã giúp cho công ty quản lý tốt, hợp lý chi phí sản xuất phát sinh và phục vụ tính giá thành đúng đắn. Hình thức trả lương sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất đã khuyến khích được người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn trách nhiệm của người công nhân với sản phẩm họ làm ra sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Về đối tương tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất được tính cho từng đơn đặt hàng là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình sản xuất sản phẩm, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của mỗi đơn đặt hàng, giúp người quản lý thấy được thiếu sót còn tồn đọng và nhanh chóng tìm ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Theo đó đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của từng đơn đặt hàng là phù hợp. - Kế toán tại Công ty In NN và CNTP áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền để tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho là hợp lý. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu của công ty rất phong phú về chủng loại và việc xuất vật tư không thể qui cho một loại nhất định. - Kỳ kế toán của công ty được xác định là hàng tháng đã đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về chi phí giá thành cho các nhà quản lý, giúp cho việc lập giá thành dự toán được chính xác, hợp lý theo các khoản mục chi phí và giúp cho các nhà quản lý nhanh chóng đưa ra những quyết định trong việc ký kết hợp đồng sản xuất với khách hàng, xác định giá bán sản phẩm phù hợp với giá cả thị trường, tăng tính cạnh tranh với các đơn vị khác cả về giá cả và chất lượng. Tóm lại công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty In NN và CNTP khá hoàn chỉnh, đáp ứng được phần nào yêu cầu của công tác quản trị doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kịp thời chính xác. 3.1.2. Nhược điểm Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên tại Công ty In NN và CNTP còn tồn tại một số hạn chế như sau: - Đội ngũ nhân viên kế toán còn thiếu dẫn tới việc một người phải kiêm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm mất đi quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán độc lập và hạn chế khả năng chuyên sâu của nhân viên kế toán đối với phần hành chính của mình. - Việc công ty chỉ tiến hành lập CTGS mỗi tháng một lần làm công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng. - Công tác quản lý nguyên vật liệu chưa được chặt chẽ, giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu thường xuyên biến động do ở công ty dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất là ít. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch cung ứng dự trữ các loại nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng nên có khi xảy ra tình trạng bị ép giá, lỡ kế hoạch sản xuất. - Nội dung tập hợp của khoản mục CPNVLTT có chỗ còn chưa đúng với chế độ kế toán. Cụ thể công ty hạch toán chi phí gia công thuê ngoài (việc làm tăng chất lượng nguyên vật liệu trước khi bước vào sản xuất) vào CPNVLTT là không đúng. - Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất (trong khi công ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng nên việc sản xuất mang tính thời vụ), dẫn đến sự biến động đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ hạch toán. - Chi phí trong giá thành sản phẩm của công ty còn bao gồm cả một bộ phận CPQLDN, CPBH do trong quá trình hạch toán CPSXC công ty không tách riêng tiền điện, nước, điện thoại và chi phí sửa chữa tài sản cố định cho từng bộ phận sử dụng mà hạch toán chung vào TK627. Đây là điểm công ty chưa hạch toán đúng, gây sự sai lệch trong việc tính giá thành (cụ thể làm giá thành sản phẩm cao hơn so với thực tế phát sinh). - Công cụ dụng cụ xuất dùng sử dụng chưa được phân bổ dần cho các kỳ sử dụng mà hạch toán một lần vào kỳ phát sinh làm chi phí kỳ đó tăng đột biến. Như quần áo bảo hộ lao động, giao xén giấy xuất sử dụng trong nhiều kỳ hạch toán nhưng kế toán hạch toán toàn bộ vào chi phí của kỳ phát sinh mà không tiến hành phân bổ cho các kỳ sử dụng. - Một số sổ sách của công ty chưa đầy đủ và chưa khoa học gây khó khăn cho công tác tập hợp, quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như: sổ cái tài khoản thiếu cột ngày tháng ghi sổ, bảng tính giá thành không thể hiện được tiến độ thực hiện hợp đồng (đối với những đơn hàng thực hiện trong nhiều kỳ),... - Công ty chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán làm cho việc cung cấp thông tin kế toán chưa được chính xác, đầy đủ và kịp thời, đồng thời tốn nhiều lao động kế toán. Trên đây là các hạn chế tồn tại ở Công ty In NN và CNTP. Với mục tiêu phản ánh trung thực, hợp lý toàn bộ chi phí sản xuất , công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng phải được hoàn thiện và cung cấp thông tin có chất lượng cao hơn cho hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, em sẽ có ý kiến đề xuất hoàn thiện cụ thể ở phần sau. 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Qua khảo sát và nghiên cứu tình hình thực tế công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP em nhận thấy về cơ bản công tác kế toán đã đảm bảo tuôn thủ theo đúng chế độ hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, cũng như đáp ứng được yêu cầu của công tác cung cấp thông tin quản lý nói chung. Tuy nhiên trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất còn tồn tại những vướng mắc mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP em xin đề xuất một số ý kiến sau: 3.2.1. Về tổ chức kế toán Tại công ty việc một nhân viên kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau dẫn đến mất đi quan hệ đối chiếu giữa các phần hành kế toán độc lập, hạn chế khả năng chuyên sâu của mỗi nhân viên kế toán đối với phần hành cụ thể của mình. Công ty nên giảm bớt khối lượng công việc một kế toán phải kiêm nhiệm bằng cách tuyển thêm lao động kế toán. Trước khi tuyển thêm, công ty cần sắp xếp lại các công việc của các nhân viên kế toán trong công ty cho phù hợp với khả năng, từ đó xác định vị trí công việc còn thiếu để lựa chọn người mới cho phù hợp. Công ty áp dụng hình thức CTGS là hợp lý, nhưng hàng tháng kế toán chỉ lập CTGS một lần vào cuối tháng, làm công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng. Vì vậy, để tránh tồn đọng công việc vào cuối tháng kế toán nên định kỳ 5-10 ngày lập CTGS một lần nhằm phân phối đều công việc kế toán trong tháng. 3.2.2. Về công tác quản lý nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty In NN và CNTP chiếm 70-80% trong tổng giá thành sản phẩm. Ngoài ra nguyên vật liệu của nghành in có đặc điểm là rất đa dạng, phong phú về chủng loại cũng như giá cả. Do đó việc quản lý giá trị nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong việc tính giá thành sản phẩm. Nó đòi hỏi phải chính xác, tiết kiệm. Hiện nay công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty In NN và CNTP chưa được khoa học, nguyên vật liệu chỉ được mua vào khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, vì vậy nhiều khi làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, để có thể đạt hiệu quả tối ưu, nhằm giảm thấp chi phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, em xin để xuất biện pháp sau: Trên cơ sở kế hoạch cũng như thực tế sản xuất trong tháng, công ty phải xây dựng được kế hoạch cung ứng, dự trữ các loại nguyên vật liệu chính cho sản xuất tránh tình trạng bị ép giá, lỡ kế hoạch sản xuất. Muốn vậy, đơn vị phải nghiên cứu ứng dụng sử dụng vốn hợp lý, xây dựng kế hoạch dữ trữ nguyên vật liệu phù hợp, nắm bắt nguồn hàng với giá cả thu mua hợp lý sẽ giảm bớt đáng kể giá thực tế của vật liệu nhập kho, làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc bảo quản, giữ gìn giấy trong kho là một công việc tương đối khó khăn vì giấy dễ hút ẩm, làm giảm chất lượng của giấy xuất dùng. Hơn nữa, việc bố trí kho cho dự trữ giấy là rất khó do diện tích mặt bằng sản xuất của công ty khá nhỏ hẹp. Do đó doanh nghiệp cần tính toán chính xác số lượng vật liệu cần dự trữ sao cho vừa đảm bảo cung cấp cho sản xuất, vừa sử dụng hiệu quả vốn lưu động, tránh ứ đọng vốn, vật tư ở khâu dữ trữ, đồng thời phải phù hợp với điều kiện của công ty, giảm bớt chi phí bảo quản. Công ty có thể áp dụng công thức sau để tính lượng nguyên vât liệu cần dữ trữ: Vdt =p * * T Trong đó: Vdt : Vật tư cần dự trữ P : Vật tư tiêu hao trung bình 1 trang in tiêu chuẩn (13*19) : Số trang in tiêu chuẩn trung bình trong 1 tháng T : Số tháng cần dự trữ vật tư Công ty chỉ nên tiến hành dự trữ đối với một số loại vật liệu chính hay sử dụng và giá cả thường xuyên biến động. Đối với những loại vật liệu có giá cả ổn định mua từ các nhà cung cấp có quan hệ lâu dài, uy tín thì công ty không cần phải dự trữ nhiều. Ngoài ra do đặc thù sản xuất của ngành sản xuất nên số lượng nguyên vật liệu doanh nghiệp sử dụng tương đối nhiều với kích cỡ, chủng loại, chất lượng khác nhau. Để quản lý được đầy đủ các loại nguyên vật liệu, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của nguyên vật liệu, kế toán doanh nghiệp nên mở Sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, mã số, qui cách, số hiệu, đơn vị tính của từng nguyên vật liệu theo mẫu sau: Sổ danh điểm nguyên vật liệu Ký hiệu Tên, nhãn hiệu, qui cách nguyên vật liệu Đơn vị tính Ghi chú Nhóm Danh điểm nguyên vật liệu 3.2.3. Về nội dung tập hợp chi phí của khoản mục CPNVLTT Như đã trình bày ở Chương 2, tại Công ty In NN và CNTP nội dung chi phí được hạch toán vào CPNVLTT gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí chế bản phim, chi phí gia công láng bóng sản phẩm. Do đặc thù qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là in ấn phải dựa vào các bản phim gốc nên phim sau khi chế bản được đem về nhập kho hay dùng ngay cho sản xuất cũng được coi là một khoản chi phí nguyên vật liệu chính và không thể thiếu trong quá trình in. Vì vậy chi phí chế bản phim được coi là CPNVLTT là đúng. Tuy nhiên việc hạch toán chi phí gia công láng bóng sản phẩm thuê ngoài vào khoản mục CPNVLTT là không đúng chế độ kế toán. Việc gia công thuê ngoài làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu trước khi bước vào quá trình sản xuất (ví dụ: giấy được thuê ngoài láng bóng trước khi giao cho phân xưởng in). Như vậy chi phí gia công thuê ngoài phải ghi tăng giá trị của nguyên vật liệu xuất đem gia công. Theo qui định khi xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến kế toán theo dõi trên TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cụ thể, khi xuất nguyên vật liệu thuê gia công ngoài gia công chế biến, căn cứ vào Phiếu xuất kho và giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất kho kế toán ghi: Nợ TK154: Ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh Có TK152: Giá trị NVL xuất kho thuê ngoài gia công Phản ánh các chi phí gia công phải trả: Nợ TK154: Ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh CóTK111, 112, 331,...: Các chi phí gia công phải trả Khi nhận lại nguyên vật liệu đã gia công, căn cứ vào trị giá thực tế của việc thuê ngoài gia công kế toán ghi: Nợ TK152: Giá thực tế vật liệu thuê gia công Có TK154: Ghi giảm chi phí sản xuất kinh doah Trị giá thực tế của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công bao gồm: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất thuê chế biến, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về công ty, chi phí thuê ngoài gia công chế biến. 3.2.4. Về việc trích trước tiền lương của công nhân sản xuất Hiện nay Công ty In NN và CNTP không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất cách làm này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có thể bố trí lao động nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất của công ty là theo đơn đặt hàng nên khối lượng công việc phụ thuộc vào các hợp đồng ký kết được với khách hàng. Thông thường vào thời điểm cuối năm công ty ký được nhiều hợp đồng nên công việc nhiều, ngược lại vào thời điểm đầu năm do ít việc nên công ty thường tổ chức cho công nhân nghỉ phép. Do vậy, chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ có sự biến động đáng kể. Tỷ lệ trích trước (%) = Tiền lương chính kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Tổng tiền lương phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Nhằm ổn định chi phí sản xuất kinh doanh cũng như thu nhập giữa các kỳ kế toán, kế toán nên tiến hành trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản chịu chi phí phù hợp. Cách tính khoản trích trước này như sau: Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất = Tiền lương chính thực hiện phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng * Tỷ lệ trích trước Phương pháp hạch toán: - Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi: Nợ TK622: CPNCTT Có TK335: Chi phí phải trả - Khi tổ chức cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK335: Chi phí phải trả Có TK334: Phải trả công nhân viên 3.2.5. Về việc hạch toán công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất Khi phát sinh nghiệp vụ xuất công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất, kế toán công ty chỉ phản ánh theo một bút toán: Nợ TK627: Ghi tăng CPSXC trong kỳ Có TK153: 100% giá trị CCDC xuất dùng Tuy nhiên tại công ty công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất gồm nhiều loại khác nhau, nhiều loại có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài qua nhiều kỳ hạch toán như quần áo bảo hộ lao động, giao xén giấy, cromat,... Nên việc hạch toán như trên (phản ánh toàn bộ chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí của kỳ hiện tại đó) làm tăng đột biến chi phí của kỳ hạch toán này. Theo em, kế toán nên áp dụng phương pháp phân bổ nhiều lần nhằm phân chia chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng đều cho các kỳ sử dụng nó. Phương pháp hạch toán: - Khi xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng: Nợ TK 142, 242: Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn Có TK 153: 100% giá trị CCDC xuất kho - Căn cứ vào kế hoạch phân bổ để phân bổ: Giá trị phân bổ 1 lần = Tổng giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng Số lần phân bổ Nợ TK 627: Phân bổ vào CPSXC trong kỳ Có TK 142, 242: Giá trị mỗi lần phân bổ (Bút toán này ghi theo định kỳ, khi tiến hành phân bổ) - Khi công cụ dụng cụ bị mất hoặc hỏng, xác định số phải bồi thường (nếu có), giá trị phế liệu thu hồi và số phân bổ còn lại vào chi phí: Nợ TK 627: Giá trị phân bổ lần cuối Nợ TK 111, 112, 334: Số phải bồi thường Nợ TK 152: Phế liệu thu hồi Có TK 142, 242: Giá trị còn lại cần phân bổ Trong đó: Giá trị phân bổ lần cuối = Giá trị công cụ dụng cụ Số lần phân bổ Giá trị phế liệu thu hồi Số phải bồi thường - - 3.2.6. Hoàn thiện hạch toán CPSXC - Đối với các chi phí điện, nước, điện thoại Toàn bộ chi phí điện, nước, điện thoại của công ty đều được hạch toán vào TK627, trong đó có một phần không nhỏ là của bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Việc hạch toán như trên không đúng chế độ. Công ty nên xác định tiêu thức phân bổ tiền điện, nước, điện thoại để phân bổ khoản chi phí này cho cả ba bộ phận là sản xuất, bán hàng, quản lý. Công ty có thể lắp đồng hồ điện, nước cho từng bộ phận. Đối với điện thoại công ty có thể yêu cầu bên bưu điện tính cước riêng cho các số máy thuộc bộ phận sản xuất. CPBH, CPQL sau khi được phân bổ, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6417: Số phân bổ cho bộ phận bán hàng Nợ TK 6427: Số phân bổ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán của hai bộ phận - Về chi phí sửa chữa tài sản cố định Các chi phí sửa chữa tài sản cố định tại công ty đều được hạnh toán vào CPSXC (TK 627) mà không phân biệt đâu là sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho sản xuất, đâu là sửa chữa tài sản cố định phục vụ cho bán hàng, phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, không phân biệt đâu là sửa chữa thường xuyên, đâu là sửa chữa có tính chất nâng cấp cải tạo. Việc hạch toán như vậy là không chính xác và không phù hợp với chế độ kế toán qui định. Hơn nữa tài sản cố định của công ty lại được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng sử dụng và bộ phận sử dụng. Do vậy khi phát sinh khoản chi phí nàycông ty nên phân biệt xem tài sản cố định ở bộ phận nào thì hạch toán chi phí cho bộ phận đó, nếu đó là tài sản cố định phục vụ sản xuất thì hạch toán như công ty là chính xác, còn nếu đó là tài sản cố định của bộ phận bán hàng hay bộ phận quản lý công ty cần hạch toán như sau: Nợ TK 6418: Chi phí sửa chữa TSCĐ của bộ phận bán hàng Nợ TK 6428: Chi phí sửa chữa TSCĐ của bộ phận quản lý Có TK 111, 152, 112, 331,....: Chi tiền mặt, NVL, TGNH, thuê sửa chữa Đối với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định có tính chất nâng cấp cải tạo, kế toán công ty phải hạch toán: + Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: Nợ TK2413: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 111, 112,331,...: Thanh toán các khoản chi phí sửa chữa + Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển ghi tăng nguyên giá tài sản cố định: Nợ TK211: Tăng ngyên giá TSCĐ Có TK2413: Kết chuyển chi phí sửa chữa - Hoàn thiện việc phân bổ CPSXC Hiện nay công ty đang tiến hành phân bổ CPSXC theo tiêu thức tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Tuy nhiên, thực tế tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm mà có sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ liên tục không cần nhiều đến lao động của công nhân sản xuất, có sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn thủ công cần nhiều lao động của công nhân sản xuất. Do đó tiền lương sản phẩm của công nhân sản xuất không đồng nghĩa với việc sử dụng máy móc nhiều hay ít, công ty nên phân bổ CPSXC theo tiêu thức trang in tiêu chuẩn. Mỗi đơn đặt hàng, căn cứ vào số lượng trang in, kích cỡ của trang in để qui về trang in tiêu chuẩn (13*19). Cuối kỳ CPSXC được phân bổ như sau: CPSXC phân bổ cho đơn đặt hàng i = * Tổng CPSXC phát sinh trong kỳ Tổng số trang in tiêu chuẩn đạt được trong kỳ Số trang in tiêu chuẩn của đơn đặt hàng i Việc phân bổ theo tiêu thức nêu trên hợp lý hơn và quan trọng nhất là dễ so sánh với kế hoạch về chi phí, vì toàn bộ chi phí lập kế hoạch lập cho kỳ tiếp theo, năm tiếp theo đều được xác định trên cơ sở trang in tiêu chuẩn. 3.2.7. Về hạch toán sản phẩm hỏng và phế liệu thu hồi Trong quá trình sản xuất tại công ty đôi khi xảy ra tình trạng sai hỏng sản phẩm như: phim không đúng màu gốc, màu sắc của sản phẩm in không đúng qui định, giấy nguyên liệu thô quận cắt thành khổ giấy sai qui cách, do mực pha không đúng tỷ lệ dẫn đến sản phẩm in không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho,... Nhưng sự sai hỏng thường xảy ra trong quá trình tạo phim hay in ấn với những mức độ khác nhau. Phế liệu thu hồi ở công ty gồm các bản thiếc, kẽm, giất vụn,... Tuy nhiên, kế toán công ty không phân loại sản phẩm hỏng và phế liệu thu hồi. Nếu sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì hạch toán trực tiếp vào tài khoản hạch toán chi phí (TK621, 622, 627). Với sản phẩm hỏng không sửa chữa được và phế liệu thu hồi kế toán tiến hành thanh lý và thu hồi phế liệu bằng tiền mặt rồi ghi giảm CPNVLTT bằng bút toán: Nợ TK111, 112: Tiền thu từ thanh lý phế liệu Có TK621: Ghi giảm CPNVLTT Về nguyên tắc việc hạch toán như vậy là sai chế độ kế toán cũng như thể hiện sai bản chất của khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Chi phí tạo nên sản phẩm là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, trong sản phẩm hỏng cũng hội tụ đủ cả ba yếu tố này. Theo em, kế toán nên phân biệt sản phẩm hỏng và phế liệu thu hồi cũng như những phát sinh sản phẩm hỏng từ đó có cách hạch toán hợp lý. Cụ thể có thể hạch toán theo cách sau: - Đối với phế liệu thu hồi: Căn cứ vào Phiếu thu hoặc Biên bản thanh lý kế toán ghi: Nợ TK111, 112, 331: Giá trị phế liệu thu hồi Có TK154: Ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh - Đối với sản phẩm hỏng + Sản phẩm hỏng trong định mức Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì chi phí sửa chữa được hạch toán vào các khoản mục chi phí sửa chữa sản phẩm phù hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa. Cuối kỳ kết chuyển và giá thành của sản phẩm hoàn thành hoặc phải theo dõi chi tiết riêng cho từng khoản chi phí sửa chữa, cuối kỳ kết chuyển vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Trình tự kế toán được thực hiện theo sơ đồ sau: TK154 TK621SC Cuối kỳ kết chuyển TK152, 153 TK622SC TK627 TK334, 338 Tập hợp CPNVLTT Tập hợp CPNCTT Cuối kỳ kết chuyển Phân bổ CPSXC cho sửa chữa sản phẩm hỏng Đối với sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: thực tế được hạch toán theo một trong hai cách sau: Cách1: Không tổ chức hạch toán riêng biệt số thiệt hại về số sản phẩm hỏng mà coi như nằm trong giá thành số sản phẩm đã hoàn thành ghi giảm chi phí của sản phẩm hoàn thành về khoản phế liệu thu hồi. Cách 2: Tổ chức theo dõi riêng chi phí sản phẩm hỏng và sau đó kết chuyển khoản thiệt hại thực tế vào giá thành sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi. + Sản phẩm hỏng ngoài định mức Các chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng ngoài định mức không được hạch toán vào giá thành sản phẩm mà được xử lý phù hợp với nguyên nhân gây ra. Đối với sản phẩm hỏng có thể sữa chữa được Trường hợp hỏng trong sản xuất: Tập hợp chi phí sửa chữa: CPNVLTT: Nợ TK621: CPNVLTT cho sửa chữa Có TK152, 153: Xuất NVL, CCDC cho sửa chữa CPNCTT: Nợ TK622: CPNCTT cho sửa chữa Có TK 334, 338: Phải trả nhân viên sửa chữa Tổng hợp chi phí sửa chữa Nợ TK154- Sửa chữa sản phẩm hỏng Có TK621: Kết chuyển CPNVLTT sửa chữa Có TK622: Kết chuyển CPNCTT sửa chữa Có TK627: Kết chuyển CPSXC sửa chữa Căn cứ vào kết quả xử lý: Nợ TK1388: Bắt bồi thường Nợ TK811: Coi như khoản tổn thất Có TK154: Sửa chữa sản phẩm hỏng Trường hợp sản phẩm hỏng trong kho, trong khâu tiêu thụ Kết chuyển sản phẩm hỏng đi sửa chữa: Nợ TK154- Sửa chữa sản phẩm hỏng Có TK155, 632: Xuất kho hoặc nhận lại sản phẩm hỏng để sửa chữa Chi phí và tổng hợp chi phí sửa chữa giống trường hợp sản phẩm hỏng trong sản xuất. Khi nhập lại kho số sản phẩm hỏng đi sửa chữa xong : Nợ TK155: Giá trị nhập kho sản phẩm sau sửa chữa Có TK154- Sửa chữa sản phẩm hỏng Đối với sản phẩm không thể sửa chữa được Căn cứ vào việc xác định giá trị sản phẩm hỏng (nếu là sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất), giá thành thực tế xuất kho (nếu là sản phẩm đã nhập kho, đã bán). Nợ TK154- Sản phẩm hỏng Có TK154- Sản phẩm đang chế tạo Căn cứ vào kết quả xử lý: Nợ TK152: Phế liệu thu hồi Nợ TK1388: Bắt bồi thường Nợ TK811: Coi như khoản tổn thất Có TK154- Sản phẩm hỏng Trường hợp sản phẩm hỏng đang chế tạo nếu không có hạch toán riêng thì chỉ cần tính toán giá trị sản phẩm hỏng sau đó để ghi sổ của phần xử lý mhư trên. 3.2.8. Về hệ thống sổ sách sử dụng trong công ty - Sổ cái tài khoản Việc công ty sử dụng Sổ cái như hiện nay là chưa đầy đủ, từ đó chưa cung cấp được một cách đầy đủ các thông tin chi tiết cho yêu cầu quản trị nội bộ của công ty. Cụ thể trên sổ cái của công ty thiếu cột ngày tháng ghi sổ và cột ghi chú. Trên sổ sách, mỗi cột đảm nhiệm một chức năng riêng, mặc dù cột ngày tháng ghi sổ chỉ phản ánh về mặt thời gian nhưng cũng rất quan trọng bởi nó là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu các số liệu ghi trên Sổ đăng ký CTGS, các sổ và thẻ kế toán chi tiết. Nếu thiếu cột này việc tìm kiếm và kiểm tra các số liệu sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra trên sổ không có cột ghi chú nên sau này khi có phát sinh liên quan đến nghiệp vụ cần chú thích thêm để thuận tiện cho việc quản lý sẽ không có chỗ ghi. Do vậy, để theo dõi một cách chi tiết, chính xác hơn, để phục vụ tốt cho công việc quản trị nội bộ, Sổ cái tài khoản nên thêm vào cột ngày tháng ghi sổ và cột ghi chú. Cụ thể mẫu sổ như sau: Sổ cái TK:........ Số hiệu: Đối tượng hạch toán: NT ghi sổ CTGS Diễn giải TKĐU Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ ............................ ............................... Cộng phát sinh tháng Số dư cuối tháng Ngày ..... tháng ..... năm Người ghi sổ Kế toán trưởng - Về bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu Về cơ bản, mẫu Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu công ty đang sử dụng là đúng. Tuy nhiên công ty phải lập nhiều bảng phân bổ khác nhau (Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính- công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ). Để tiết kiệm thời gian và thấy được khái quát, tổng hợp các chi phí nguyên vật liệu phát sinh, kế toán nên phản ánh việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trên một bảng phân bổ. Cụ thể em xin đề nghị mẫu sổ như sau: Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, CÔNG Cụ DụNG Cụ Tháng .... năm ĐVT: đồng STT Ghi Nợ TK Ghi Có TK TK152 TK153 TK1521- CPNVLC TK1522- CPNVLP Tổng Giấy Mực Tổng 1 2 3 TK621 - ĐH1 - ĐH2 - .... TK627 TK642 Tổng - Về Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Việc công ty sử dụng phương pháp tính trước khấu hao vào đầu năm và chỉ điều chỉnh khi có biến động không phản ánh sự tăng giảm tài sản cố định, mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ hạch toán, đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất mà máy móc thiết bị chiếm số vốn khá lớn và do đó chi phí khấu hao hàng tháng không phải là nhỏ như tại công ty. Hơn nữa hiện nay đã có qui định TSCĐ phát sinh trong tháng nào thì tính khấu hao cho tháng đó, chứ không để sang tháng sau. Theo em công ty nên lập Bảng phân bổ khấu hao từng tháng căn cứ vào mức khấu hao tháng trước, mức khấu hao tăng giảm trong tháng với mẫu sổ như sau: Bảng tính và phân bổ khấu hao Tháng..... năm .... STT Chỉ tiêu Nơi sử dụng Toàn DN TK627 TK 642 ....... NG Mức KH 1 Số khấu hao đã trích tháng trước 2 Số khấu hao tăng trong tháng ............................ 3 Số khấu hao giảm trong tháng ............................ 4 Số khấu hao phải trích trong tháng - Về sổ sách trong việc tính giá thành sản phẩm Hiện nay kế toán công ty chỉ lập Bảng tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng đã hoàn thành. Về mặt lượng, làm như vậy vẫn có thể theo dõi chính xác được giá thành của đơn hàng đó, còn đối với những đơn đặt hàng kéo dài trong nhiều tháng, kế toán chỉ vào Sổ chi tiết TK154 theo từng hợp đồng để tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Tuy nhiên khi lãnh đạo và người quan tâm muốn kiểm tra, xem xét tiến độ thực hiện hợp đồng, chi phí bỏ ra có phù hợp với kế hoạch sản xuất hay không để có những bước điều chỉnh thích hợp sẽ rất khó khăn. Do đó, theo em công ty nên theo dõi việc tập hợp chi phí kết hợp với việc tính giá thành sản phẩm ngay từ khi bắt đầu tiến hành sản xuất theo một đơn đặt hàng nhất định. Tức là khi doanh nghiệp bắt đầu tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng nào đó thì kế toán mở ngay một thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó theo khoản mục như sau: Thẻ tính giá thành Đơn đặt hàng: ....... Sản phẩm: ............ Số lượng: ....... Khoản mục chi phí Tháng 1 Tháng 2 .......... Tháng n Tổng giá thành Giá thành đơn vị 1. CPNVLTT 2. CPNCTT 3.CPSXC Tổng Như vậy cuối tháng kế toán bắt đầu kết chuyển chi phí theo từng khoản mục chi phí đồng thời ghi vào thẻ tính giá thành cột tương ứng. Đến kỳ đơn đặt hàng đó hoàn thành thì tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng đó. 3.2.9. Về việc áp dụng máy tính vào công tác kế toán trong công ty Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, yêu cầu của công tác quản lý về chất lượng và khối lượng thông tin ngày càng lớn. Đặc biệt trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì thông tin cần phải được thu thập, xử lý, cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời cho các nhà quản lý để đưa ra các chính sách hoạch định chính xác, hợp lý và nhanh chóng nhất. Trong đó nguồn cung cấp thông tin về kế toán chi phí và giá thành sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với quản lý nội bộ doanh nghiệp, trong việc lập kế hoạch, quản lý chặt chẽ chi phí bỏ ra, có biện pháp thúc đẩy sản xuất, lựa chọn ký kết hợp đồng kinh doanh,... Tất cả những điều này khẳng định sự cần thiết phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong quản lý, tổ chức công tác kế toán tại công ty. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán CTGS, điều này rất thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy. Công ty đã tiến hành trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán nhưng việc áp dụng ở mức độ thấp. Việc áp dụng chỉ dừng lại ở việc doanh nghiệp tự lập một số mẫu sổ và thực hiện các bảng tính trên Excel, mà chưa sử dụng một chương trình kế toán cụ thể nào nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Cuối kỳ, công việc vẫn còn bị ùn tắc, thiếu số liệu. Một khối lượng lớn công việc vẫn phải làm thủ công nên dễ nhầm lẫn, trùng nhau và khi có sai sót khó phát hiện và sửa đổi. Từ thực tế trên cho thấy sự cần thiết của việc áp dụng kế toán máy vào công ty. Vì việc áp dụng kế toán máy không những đưa ra các thông tin một cách chính xác, nhanh chóng mà còn giảm thiểu được lao động kế toán, tiết kiệm được nhân công gián tiếp cho công ty. Để đưa kế toán máy vào áp dụng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có các điều kiện sau: - Phải có nguồn kinh phí để thuê viết chương trình kế toán máy hoặc mua phần mềm kế toán. Đây là hệ thống chương trình để duy trì sổ sác kế toán trên máy tính, có khả năng cung cấp các Báo cáo kế toán, Báo cáo quản trị và các chỉ tiêu tài chính cơ bản. - Lựa chọn thời điểm quyết định triển khai kế toán máy, đảm bảo không gây sự xáo trộn quá lớn đối với hệ thống nghiệp vụ của công ty. - Đào tạo các nhân viên kế toán sử dụng thành thạo chương trình kế toán công ty áp dụng. Kết luận Công tác kế toán nói chung, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp sản xuất . Sau một thời gian thực tập tại Công ty In NN và CNTP, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các cán bộ trong phòng kế toán, cùng với sự tìm tòi của bản thân, em đã hoàn thành đựơc chuyên đề thực tập này. Những nội dung của đề tài này đựơc dựa vào thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, lý thuyết cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất - tính giá thành sản phẩm, đề xuất một số giải pháp có thể thực thi được. Theo đó, nội dung của luận văn tập trung vào các vấn đề cơ bản sau: Tìm hiểu khái quát về quá trình hình thành và phát triển, các đặc điểm về qui trình công nghệ chế tạo sản phẩm, đặc điểm nghành nghề kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cùng hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để có cái nhìn tổng quát về công ty. Tìm hiểu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP, đánh giá những thành tựu, hạn chế, tìm ra đâu là nguyên nhân của hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty In NN và CNTP. Do giới hạn về nhận thức và thời gian thực tập nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý sửa chữa của thầy giáo hướng dẫn cùng các cô chú trong phòng kế toán của công ty để giúp em hoàn thiện luận văn và có thêm hiểu biết về chuyên môn kế toán. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Nguyễn Hữu ánh cùng các cô chú trong phòng kế toán của Công ty In NN và CNTP đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới - TS.Võ Văn Nhị Nhà xuất bản Tài Chính - 2003 2. Sơ đồ hướng dẫn kế toán doanh nghiệp Việt Nam - TS. Lê Thị Hoà Nhà xuất bản Tài Chính - 2003 3. Kế toán quản trị – Nguyễn Tất Bình Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM – 2003 4. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – TS. Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản Tài Chính - 2002 5. Các chuẩn mực kế toán quốc tế – Nhà xuất bản Quốc Gia – 2002 6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán mới Nhà xuất bản Thống Kê - 2002 7. Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ – TS. Võ Văn Nhị,ThS. Trần Văn Việt; Nhà xuất bản Thống Kê - 2002 8. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài Chính - 1995 9. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – TS.Đặng Thị Loan Nhà xuất bản giáo dục 10. Hệ thống các chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam – Huỳng Minh Nhị; Nguyễn Quang Huy . Nhà xuất bản Thống Kê 11. Một số luận văn tốt nghiệp: - SV.Nguyễn Thanh Bình - Kế toán 40A; GVHD: PGS-TS.Đặng Thị Loan - SV.Nguyễn Tất Toàn - Kế toán 40D; GVHD: Phạm Đức Cường - SV.Nguyễn Thị Hải Yến - Kế toán 40C; GVHD: Nguyễn Hữu ánh - SV.Phạm Trọng Nghĩa - Kế toán 40A; GVHD: PGS-TS.Nguyễn Thị Đông - SV.Đỗ Thị Việt Hà - Kế toán 41D; GVHD: TS.Phạm Quang,.... 12. Tạp chí Kế toán - Số 27 - 12/2000 - Số 33 – 12/2001 - Số 29 - 4/2001 - Số 35 – 4/2002 - Số 30 - 6/2001 - Số 36 – 6/2002 - Số 32 - 10/2001 - Số 37 – 8/2002 - Số 45 - 12/2003 13. Tài liệu nội bộ Công ty In NN và CNTP Mục lục trang Danh mục các sơ đồ, bảng biểu stt Tên biểu Trang Sơ đồ 1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18 Sơ đồ 2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 19 Sơ đồ 3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 20 Sơ đồ 4 Hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn 21 Sơ đồ 5 Hạch toán chi phí trả trước dài hạn 23 Sơ đồ 6 Hạch toán chi phí phải trả 24 Sơ đồ 7 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25 Sơ đồ 8 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 26 Sơ đồ 9 Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 27 Sơ đồ 10 Qui trình ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ 32 Sơ đồ 11 Hạch toán chi phí sản xuất theo công việc và qui trình sản xuất 35 Sơ đồ 12 Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kê khai thường xuyên 36 Sơ đồ 13 Hạch toán chi phí sản xuất theo hệ thống kiểm kê định kỳ 37 Sơ đồ 14 Tổng quát về hạch toán chi phí sản xuất ở Pháp 38 Sơ đồ 15 Hạch toán chi phí theo phương pháp kiểm kê định kỳ 39 Sơ đồ 16 Qui trình công nghệ sản xuất của Công ty In NN và NNTP 43 Sơ đồ 17 Qui trình tổ chức sản xuất tại Công ty In NN và CNTP 44 Sơ đồ 18 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty In NN và CNTP 46 Biểu số 1 Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh 47 Biểu số 2 Một số chỉ tiêu về lao động sản xuất 48 Sơ đồ 19 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty In NN và CNTP 50 Sơ đồ 20 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty In NN và CNTP 52 Biểu số 3 Phiếu xuất kho 55 Biểu số 4 Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính, công cụ dụng cụ 56 Biểu số 5 Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu 57 Biểu số 6 Sổ chi tiết TK621 - ĐH20 60 Biểu số 7 Sổ chi tiết TK621 - ĐH22 60 Biểu số 8 Bảng kê chi phí vật tư 61 Biểu số 9 Chứng từ ghi sổ - số 57 61 Biểu số 10 Chứng từ ghi sổ - số 70 62 Biểu số 11 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 62 Biểu số 12 Sổ cái TK621 63 Biểu số 13 Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 65 Biểu số 14 Sổ chi tiết TK622 - ĐH20 67 Biểu số 15 Sổ chi tiết TK622 - ĐH22 67 Biểu số 16 Chứng từ ghi sổ - số 60 68 Biểu số 17 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 68 Biểu số 18 Sổ cái TK622 69 Biểu số 19 Chứng từ ghi sổ - số 61 70 Biểu số 20 Chứng từ ghi sổ - số 62 71 Biểu số 21 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 72 Biểu số 22 Chứng từ ghi sổ - số 63 72 Biểu số 23 Bảng tính và phân bổ khấu hao 73 Biểu số 24 Chứng từ ghi sổ - số 63 74 Biểu số 25 Chứng từ ghi sổ - số 71 75 Biểu số 26 Chứng từ ghi sổ - số 69 77 Biểu số 27 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 77 Biểu số 28 Sổ chi tiết TK627 78 Biểu số 29 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung 79 Biểu số 30 Sổ cái TK627 80 Biểu số 31 Sổ chi tiết TK154 - ĐH20 81 Biểu số 32 Sổ chi tiết TK154 - ĐH22 81 Biểu số 33 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất 82 Biểu số 34 Chứng từ ghi sổ - số 78 82 Biểu số 35 Chứng từ ghi sổ - số 79 82 Biểu số 36 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 83 Biểu số 37 Sổ cái TK154 83 Biểu số 38 Bảng tính giá thành - ĐH20 85 Biểu số 39 Báo cáo giá thành 85 Danh mục các từ viết tắt Từ viết tắt Giải thích bhxh Bảo hiểm xã hội bhyt Bảo hiểm y tế bpbtl Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương bpbvlc Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính bpbvlp Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ bpbkh Bảng tính và phân bổ khấu hao bpbcpsxc Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung bkcpvt Bảng kê chi phí vật tư cntp Công nghiệp thực phẩm ccdc Công cụ dụng cụ cpnctt Chi phí nhân công trực tiếp cpnvltt Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cpnvlc Chi phí nguyên vật liệu chính cpnvlp Chi phí nguyên vật liệu phụ cpsxc Chi phí sản xuất chung cpbh Chi phí bán hàng cpqldn Chi phí quản lý doanh nghiệp ctgs Chứng từ ghi sổ đh Đơn hàng đvt Đơn vị tính gtgt Giá trị gia tăng kpcđ Kinh phí công đoàn nn Nông nghiệp nt Ngày tháng sh Số hiệu tk Tài khoản tscđ Tài sản cố định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36174.doc
Tài liệu liên quan