Luận văn Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội

Một trong những phương thức tiêu thụ chủ yếu tại Công ty Da giầy Hà Nội hiện nay là phương thức gửi đại lý. Phương thức tiêu thụ này không những góp phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty mà còn là một phương thức hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Công ty đến người tiêu dùng. Với gần 40 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty, thì thanh toán với đại lý là việc thường xuyên diễn ra tại Công ty. Thông thường một tháng sau khi xác nhận tiêu thụ hàng, các đại lý mới thanh toán tiền hàng cho Công ty. Hiện nay Công ty sử dụng tài khoản 1366 để hạch toán các khoản phải thu đại lý. Về phía Công ty việc sử dụng tài khoản này là khá thuận tiện trong việc theo dõi các khoản phải thu đại lý vì nó phân biệt được với TK 131 “ phải thu khách hàng”, nhưng sử dụng tài khoản này cũng gây ra sự phức tạp trong hạch toán , ghi sổ kế toán. Mặt khác, theo qui định của chế độ kế toán, TK 136- “Phải thu nội bộ” dùng để phản ánh các mối quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.Trong khi đó các đại lý không phải là các đơn vị cấp dưới hoặc các bộ phận trực thuộc Công ty do đó việc sử dụng tài khoản 1366 để hạch toán các khoản phải thu đại lý là chưa phù hợp.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 1 Giầy vải 01.03 Đôi 1200 10500 12.600.000 Tổng tiền: 12.600.000 Bằng chữ: Mười hai triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn. Xuất ngày 02/01/2004 Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Biểu số 2: Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho đại lý được lập có mẫu tương tự như phiếu xuất hàng bán trực tiếp nhưng trên phiếu xuất này kế toán định khoản: Nợ Tk 157 Có TK 155 và dòng xuất bán sẽ ghi: xuất gửi đại lý. Từ phiếu xuất kho kế toán vào sổ chi tiết thành phẩm và sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của TK 632. 2.2.2.3 Hạch toán doanh thu tiêu thụ: *Hạch toán chi tiết: Hàng ngày căn cứ vào hoá đơn GTGT , phiếu thu, Giấy báo có của ngân hàng và các chứng từ thanh toán khác, kế toán tiêu thụ sẽ cập nhật số liệu vào máy bao gồm: ngày tháng, số chứng từ, nội dung chứng từ. Sau đó cuối tháng kế toán in ra sổ chi tiết tiêu thụ ( biểu số 3), sổ này có tính chất như một sổ nhật ký dùng để theo dõi doanh thu tiêu thụ trên cả hai chỉ tiêu ‘ số lượng” và “ giá trị” đối với tất cả các hoá đơn GTGT , và theo từng đối tượng mua hàng cụ thể. Sổ chi tiết tiêu thụ được mở theo từng tháng, các nghiệp vụ kinh tế được ghi theo trình tự thời gian. Sổ gồm có cột ngày tháng, cột hoá đơn, cột tên khách hàng, cột ghi tên mặt hàng tiêu thụ, cột số lượng, đơn giá, thành tiền, cột ghi thuế GTGT, cột tổng cộng và cột ghi đối ứng tài khoản( Ghi Nợ TK 111,112,131,1366 ghi Có TK 511 tuỳ theo hình thức thanh toán của khách hàng) Đối với phương thức xuất khẩu theo hợp đồng: Hiện tại, Công ty sử dụng tỉ giá thực tế để hạch toán các khoản phải thu phải trả và các khoản tiền có gốc ngoại tệ. Kế toán ghi nhận doanh thu theo tỉ giá thực tế liên ngân hàng tại thời điểm bán hàng. Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản trị nội bộ thì cuối tháng kế toán còn lập thêm báo cáo tổng hợp tiêu thụ ( biểu số 4). Cơ sở để lập báo cáo tiêu thụ tổng hợp là sổ chi tiết tiêu thụ. Báo cáo này tổng hợp doanh thu tiêu thụ của từng bộ phận trong Công ty để giải trình cho Ban Giám đốc. *Kế toán tổng hợp: Công ty Da giầy Hà Nội Sổ chi tiết tiêu thụ Tháng 1 năm 2004 NT Hoá đơn Tên khách hàng Mặt hàng số lượng đơn giá thành tiền thuế Tổng số Ghi Nợ các TK ghi Có TK 511 Seri số TK111 TK112 TK 1366 TK 131 02/01 04-B 012474 Cty TNHH An Thảo Giầy vải 1.200 12.500 15.000.000 1.500.000 16.500.000 15.000.000 02/01 04-B 012475 XN tư nhân Ngọc Sơn Bata krếp 420 14.500 6.090.000 609.000 6.699.000 6.090.000 05/01 04-B 012476 Cty tạp phẩm và bảo hộ lđ Bata krêp 2012 14.500 29.174.000 2.917.400 32.091.400 29.174.000 06/01 04-B 012477 Anh Tuấn- 160 HHT Giầy đá bóng 430 37.545 16.144.350 1.614.350 17.758.785 16.144.350 06/01 04-B 012478 Cty Metro Cash & Carry VN Ltd Bata CLC 16.700 22.628.500 2.262.850 24.891.350 22.628.500 07/01 04-B 02479 CH- 65 Nguyễn Huệ giầy vải 150 12.500 1.875.000 2.062.500 1.875.000 09/01 04-B 012480 ALEXPAKSA (Hi Lạp) Giầy da CP1 1355 175.475 237.768.625 0 237.768.625 237.768.625 09/01 04-B 012481 Cty lắp máy và xd HN Bata thường 257 13.000 3.341.000 334.100 3.675.100 3.675.100 ... ... .... ..... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng: 5.254.752.911 348.021.343 5.502.774.254 92.510.345 185.563.244 45.953.210 4.930.726.112 Biểu số 3: Sổ chi tiết tiêu thụ Số liệu trên sổ chi tiết tiêu thụ và các bảng kê có liên quan là cơ sở để lập sổ Nhật ký chứng từ số 8. Tổng số phát sinh Có của TK 511 đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan : TK 111, 112, 131, 1366 ở Nhật ký chứng từ số 8 sẽ được chuyển vào Sổ cái TK 511 phần ghi Có, phần phát sinh Nợ được lấy từ dòng ghi Nợ TK 511, ghi Có các TK khác trên NKCT số 8. Sổ cái TK 511- Doanh thu bán hàng Năm 2004 Ghi Có các TK ghi Nợ TK này Tháng 1 .... Tháng 12 Cộng Ghi Có TK 531 0 Ghi Có TK 532 0 Ghi Có TK 911 5.254.752.911 Tổng số PS Nợ 5.254.752.911 Tổng số PS Có 5.254.752.911 Số dư cuối kỳ Nợ Có Biểu số 5: Sổ Cái TK 511 2.2.3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. * Kế toán hàng bán bị trả lại. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9002 nên công tác kiểm tra chất lượng của Công ty được thực hiện tốt. Tất cả các sản phẩm đều phải qua kiểm nghiệm mới được nhập kho trước khi xuất bán. Nên tình trạng hàng bán bị trả lại do chất lượng kém hầu như không có, hàng bán trả lại Công ty chỉ có trong các trường hợp sau: - Hàng bán đại lý tồn đọng được nhập trở lại để đổi hàng mới. - Hàng sai mẫu mã qui cách so với hợp đồng kinh tế. Khi đại lý trả lại hàng, và có sự phê chuẩn của Giám đốc Công ty, kế toán sẽ viết phiếu nhập kho để nhận lại hàng và viết phiếu xuất kho để đổi lại hàng mới cho đại lý. Trường hợp này kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 155: Có TK 157: Còn trường hợp hàng bị sai so với hợp đồng kinh tế khách hàng trả lại hàng phải có giấy đề nghị trả hàng của có xét duyệt của Giám đốc nêu rõ nguyên nhân. Kế toán sau khi nhận được giấy đề nghị sẽ kiểm tra trong máy và tìm ra hoá đơn GTGT của số hàng bị trả lại này sau đó sẽ viết phiếu xuất kho để đổi lại hàng cho khách hàng sản phẩm mới hoặc trả tiền cho khách hàng hoặc trừ vào số khách hàng còn nợ. Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho do thủ kho chuyển lên và hoá đơn GTGT trước đây tiến hành ghi vào sổ chi tiết TK 531. Do trong tháng 1 /2004 không phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại nên em không có số liệu để minh hoạ. Sổ chi tiết TK 531 có mẫu như sau: Sổ chi tiết TK 531 Tháng... năm 2004 Chứng từ Tên khách hàng Loại hàng Số lượng Đơn giá Tính toán ..... ...... .... .... ... Nợ TK 531: Có TK 111, 112, 131: Cộng: Biểu số 6: Sổ chi tiết TK 531 Số liệu từ sổ chi tiết TK 531 sẽ là căn cứ vào NKCT số 8 ( Cột ghi Có TK 531 Nợ TK 511 và dòng ghi Nợ TK 531 Có các tài khoản khác. Từ sổ chi tiết này và NKCT số 8 là cơ sở để lập sổ cái TK 531. * Kế toán giảm giá hàng bán Công ty hầu như không có thành phẩm giảm giá do phẩm chất kém vì trước khi nhập kho và khi xuất kho thành phẩm đều được bộ phận KCS kiểm tra. Do vậy ở Công ty chỉ hạch toán trên sổ chi tiết giảm giá hàng bán trong một số trường hợp đặc biệt khi Công ty chủ động hạ giá ở một số vùng nhất định để cạnh tranh mở rộng thị phần căn cứ vào tình hình tiêu thụ của vùng đó. Khi nhận được quyết định giảm giá của mặt hàng nào đó kế toán sẽ ghi vào Sổ chi tiết giảm giá hàng bán. Trường hợp giảm giá hàng bán cũng rất ít xảy ra trong Công ty, mặt khác trong tháng 1 năm 2004 cũng không có nghiệp vụ giảm giá hàng bán nên em xin phép không được trình bày phần này. 2.2.4. Hạch toán giá vốn hàng bán. Công ty Da giầy Hà Nội hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và trị giá thành phẩm xuất kho được tính theo giá thực tế đích danh. Khi xuất lô hàng nào thì tính giá hàng xuất theo giá thành sản xuất lô hàng nào thì tính giá hàng xuất kho giá thành sản xuất của lô hàng đó. Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho thành phẩm, thủ kho sẽ chuyển các chứng từ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho cho kế toán thành phẩm. Số liệu từ các chứng từ này sẽ được nhập vào máy theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ, trên máy đã cài sẵn các mã hàng. Khi nhập chứng từ kế toán khai báo kho, mã hàng, số lượng nhập xuất, đơn giá nhập xuất... máy sẽ tự động vào các sổ có liên quan. Để biết được tình hình nhập xuất tồn của từng loại thành phẩm kế toán sẽ in ra sổ chi tiết thành phẩm. Sổ chi tiết thành phẩm được lập theo tháng cho từng loại thành phẩm, các nghiệp vụ nhập xuất được theo dõi cả về “giá trị” và “số lượng” ghi theo trình tự thời gian. Ví dụ: Sổ chi tiết thành phẩm được lập cho thành phẩm có mã 01.01- giầy bata krếp. ( biểu số 7) Ngoài sổ chi tiết thành phẩm, phòng kế toán cũng lập sổ chi tiết hàng gửi bán cho từng đơn vị đại lý để theo dõi giá trị hàng xuất, tồn và tiêu thụ của mỗi đại lý. Căn cứ để vào sổ là phiếu xuất đại lý và bảng kê hàng bán đại lý. Ví dụ: Sổ chi tiết hàng gửi đại lý được lập để theo dõi hàng gửi đại lý của cửa hàng 65- Nguyễn Huệ. Sổ chi tiết hàng gửi bán Tháng 1 năm 2004 Tên đại lý: Cửa hàng 65- Nguyễn Huệ Dư nợ đầu kỳ: 12.460.000 Phát sinh Nợ: 9.495.000 Phát sinh Có: 6.550.000 Dư cuối kỳ: 15.405.000 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh SH NT Nợ Có PX031 06/01 Giao hàng 155 6.075.000 12479 07/01 Đã tiêu thụ 632 1.620.000 12499 12/1 Đã tiêu thụ 632 4.930.000 PX159 14/01 Giao hàng 155 3.420.000 Biểu số 8: Sổ chi tiết hàng gửi bán. Hàng ngày cũng từ phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT , kế toán nhập số lượng hàng bán,vào máy để hạch toán chi tiết cho tài khoản 632. Giá vốn hàng bán được theo dõi trên sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của TK 632-“ Giá vốn hàng bán” ( Biểu số 9). Sổ chi tiết này chỉ theo dõi về trị giá của giá vốn thành phẩm xuất bán trong kỳ, sổ được mở theo tháng và ghi theo trình tự thời gian phát sinh nghiệp vụ. Sổ này bao gồm các cột: cột ngày tháng, số chứng từ, cột diễn giải, cột tài khoản đối ứng, cột phát sinh Có và phát sinh Nợ. Cuối tháng , sau khi tổng cộng số liệu trên các sổ chi tiết thành phẩm kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập- xuất- tồn. Bảng kê này chỉ lập để theo dõi giá trị thành phẩm nhập- xuất- tồn ở Công ty trong tháng. Bảng này được dùng để đối chiếu với sổ cái tài khoản 155. Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 30/01/2004 Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh Nợ: 4.381.095.684 Phát sinh Có: 4.381.095.684 Dư cuối kỳ: 0 Ngày Số CT Diễn giải TK ĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có 02/01 012474 Xuất GV Cho Cty TNHH An Thảo theo HĐ 012474 155 12.600.000 02/01 012475 Xuất GV cho XN tư nhân Ngoc Sơn. 155 5.075.280 05/01 012476 Xuất GV cho Cty tạp phẩm và bảo hộ lao động 155 24.313.008 06/01 012477 Xuất GV cho Cty lắp máy HN 155 13.564.350 06/01 012478 Xuất cho Metro Cash & Carry VN Ltd 155 18.377.865 07/01 012479 Giá vốn đại lý CH65- Nguyễn Huệ 157 1.620.000 09/01 012480 Xuất GV cho ALEXPAKSA ( Hi Lạp) 155 183.385.700 09/01 012481 GV đại lý anh Tuấn 160- Hoàng Hoa Thám 157 2.929.800 .... ... .............. ... ...... Kết chuyển chi phí xác định kết quả kinh doanh 911 4.381.095.684 Cộng 4.381.095.684 4.381.095.684 Biểu số 9: Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng- tài khoản 632 Trên cơ sở sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết hàng gửi đại lý và sổ chi tiết giá vốn hàng bán sẽ được cập nhật vào Nhật ký chứng từ số 8 cho cột ghi Có các TK 155, TK 157, TK 632. Từ dòng ghi Nợ TK 632 có các tài khoản khác và dòng tổng cộng của cột ghi Có TK 632 trên nhật ký chứng từ số 8 kế toán tiến hành lập Sổ cái TK 632- Giá vốn hàng bán. Sổ Cái TK 632- Giá vốn hàng bán. Năm 2004 Ghi Có TK đối ứng ghi Nợ TK này Tháng 1 ...... Tháng 12 Tổng TK 155 TK 157 4.344.724.640 36.371.044 Cộng PS Nợ 4.381.095.684 Cộng PS Có 4.381.095.684 Số dư cuối tháng Nợ Có Biểu số 12: Sổ cái TK 632 Cuối kỳ, kế toán cũng lập sổ cái tài khoản 155 có mẫu như sau: Sổ cái TK 155- Thành phẩm ( Năm 2004) Số dư đầu năm Nợ Có 3.076.945.975 Ghi Có các TK, ghi Nợ TK này Tháng 1 …… Cộng Có TK 154 4.441.994.923 Cộng phát sinh Nợ 4.441.994.923 Cộng phát sinh Có 4.591.740.676 Số dư cuối tháng Nợ 2.927.200.222 Có Biểu số 13 : Sổ cái TK 155 2.2.5. Hạch toán các khoản phải thu khách hàng: Trong tiêu thụ thành phẩm thì khách hàng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, để quản lý tốt quá trình tiêu thụ thì kế toán cần phải theo dõi chặt chẽ việc thanh toán của khách hàng. Tuỳ theo mối quan hệ giữa khách hàng và Công ty, điều kiện của khách hàng, Công ty đã áp dụng những phương thức thanh toán khác nhau: thanh toán ngay bằng tiền mặt, bằng tiền gửi ngân hàng, thanh toán chậm.... Khi mua hàng, khách hàng chủ yếu thanh toán chậm. Tương ứng với từng hình thức thanh toán của khách hàng thì có các chứng từ thanh toán như: phiếu thu, bảng kê nộp séc, uỷ nhiệm chi,.... Công ty Da giầy Hà Nội Phiếu thu Ngày 02/01/2004 Quyển số: Nợ: Có: Họ và tên người nộp tiền: Anh Minh Địa chỉ: Công ty TNHH An Thảo Lý do nộp tiền: Thanh toán tiền hàng Số tiền: 16.500.000 Đồng Viết bằng chữ: Mười sáu triệu năm trăm nghìn đồng chẵn Kèm theo 01 chứng từ gốc Thủ quỹ Người nộp người lập phiếu Kế toán trưởng Biểu số 14: Phiếu thu * Trình tự hạch toán và ghi sổ Tại Công ty Da giầy Hà Nội việc hạch toán chi tiết các khoản phải thu khách hàng chỉ được hạch toán trong trường hợp khách hàng thanh toán chậm. Để thuận tiện cho việc sử dụng kế toán máy, mỗi khách hàng thường xuyên ( khách hàng chính) có một mã đối riêng, các khách lẻ được theo dõi trên cùng một mã. Khi phát sinh các nghiệp vụ bán chịu, căn cứ vào các hoá đơn GTGT chậm trả, giấy nhận nợ, phiếu thu, Giấy báo Có của ngân hàng kế toán mở sổ chi tiết công nợ (biểu số ) để theo dõi công nợ khách hàng và tình hình thanh toán của khách hàng . Sổ này được mở theo nguyên tắc, mỗi khách hàng thường xuyên được theo dõi trên một sổ riêng, khách hàng không thường xuyên được theo dõi trên cùng một sổ. Khách hàng mua hàng nhưng chưa thanh toán sẽ được phản ánh vào bên Nợ TK 131 trên sổ này, căn cứ vào phiếu thu, giấy báo có để ghi vào phần phát sinh Có theo tổng số tiền đã thanh toán. Ví dụ: Kế toán mở sổ chi tiết công nợ với khách hàng Công ty Metro Cash & Carry VN Ltd có mã đối là PTHKH07. Công ty Da giầy Hà Nội Sổ chi tiết công nợ Tháng 1 năm 2004 TK 131- Phải thu khách hàng PTHKH07: Công ty Metro Cash & Carry VN Ltd Dư Nợ đầu kỳ: 120.615.180 Phát sinh Nợ: 277.728.508 Phát sinh Có: 24.891.350 Dư cuối kỳ: 373.452.338 Ngày GS Hoá đơn Diễn giải TK Đối ứng Số phát sinh Seri Số Nợ Có 6/01 04-B Bán hàng 511 22.628.500 6/01 04-B Thuế GTGT 3331 2.262.850 9/01 BC15 KH thanh toán 112 24.891.350 15/1 04-B Bán thành phẩm 511 11.896.000 15/1 04-B Thuế GTGT 3331 1.189.600 ... ... .. ... ... ... ... Biểu số 15: Sổ chi tiết công nợ Đối với các khoản phải thu đại lý: Tất cả các khoản thanh toán của đại lý đều được hạch toán vào TK 1366. Hàng tháng khi đại lý gửi bảng kê hàng bán đại lý, kế toán sẽ lập hoá đơn GTGT của hàng gửi đại lý cho số hàng đã tiêu thụ đựơc. Việc theo dõi chi tiết khoản phải thu đại lý được thể hiện ở sổ chi tiết phải thu đại lý. Mỗi đại lý được theo dõi trên một trang sổ riêng. Ví dụ: Sổ chi tiết phải thu đại lý mở cho đại lý cửa hàng 65- Nguyễn Huệ có mã đối là PTHNB03 Công ty da giầy hà nội Sổ chi tiết phải thu đại lý Tháng 1 năm 2004 TK 1366: Phải thu đại lý PTHNB03: Cửa hàng 65- Nguyễn Huệ Dư Nợ đầu kỳ: 10.587.650 Phát sinh Nợ: 8.442.500 Phát sinh Có: 5.000.000 Dư cuối kỳ: 14.030.150 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh NT Số Nợ Có 07/1 Bán hàng 511 1.875.000 07/1 Thuế GTGT 3331 187.500 12/1 Thanh toán tiền hàng 111 5.000.000 12/01 Bán hàng 511 5.800.000 12/1 Thuế GTGT 3331 580.000 Biểu số 16: Sổ chi tiết phải thu đại lý Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết công nợ để lập bảng kê số 11- Phải thu khách hàng ( biểu số), sổ này gồm các cột: cột thứ tự, cột mã khách hàng, cột tên đối tượng, cột dư đầu kỳ, cột phát sinh trong kỳ, cột dư cuối kỳ. Từ sổ chi tiết phải thu đại lý để lập bảng cân đối phát sinh tài khoản của tài khoản 1366.( biểu số) Sau khi lập bảng kê 11 cuối tháng kế toán kiểm tra đối chiếu giữa các sổ chi tiết công nợ với bảng kê này và đối chiếu giữa sổ chi tiết phải thu đại lý với bảng cân đối phát sinh tài khoản của TK 1366. Tổng số phát sinh nợ, phát sinh có và số dư trên các sổ chi tiết phải bằng số phát sinh nợ, số phát sinh có và số dư cho từng đối tượng khách hàng, đại lý. Cuối kỳ số liệu tổng cộng trên bảng kê số 11 được dùng để ghi vào cột có TK 131 trên nhật ký chứng từ số 8. Từ Nhật ký chứng từ số 8 sẽ lập Sổ Cái TK 131. Công ty Da giầy hà nội Bảng kê số 11 TK 131- Phải thu khách hàng Tháng 1 năm 2004 STT Mã đối Tên đối tượng Số dư đầu kỳ Số phát sinh Số dư cuối kỳ Dư Nợ ĐK Dư Có ĐK PS Nợ PS Có Dư Nợ ĐK Dư Có CK …. …. …. … … … … … … 011 PTHK11 Cty tạp phẩm và bảo hộ lao động 247.516.000 123.292.520 176.056.000 194.752.620 012 PTHK12 Công ty Bảo Minh 13.500.000 13.500.000 013 PTHK13 Xí nghiệp đổi mới 52.000.000 44.488.389 0 100.488.389 014 PTHK14 Công ty Cổ phần hạ Long 0 26.154.700 13.077.350 13.077.350 015 PTHKH07 Cty Metro Cash & Carry Việt Nam Ltd 120.615.180 277.728.508 24.891.350 373.452.338 …. …. … … … … … … … Cộng 12.448.245.714 31.613.500 5.247.534.647 13.255.194.360 4.440.485.995 31.613.500 Biểu số 17: Bảng kê số 11 2.2.6. Hạch toán chi phí bán hàng: Muốn hạch toán chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ thì việc theo dõi và hạch toán chính xác chi phí bán hàng là rất quan trọng. Đây là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty bao gồm: - Chi phí nhân viên bán hàng: Các khoản lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, các khoản trích theo lương, thưởng... - Chi phí vật liệu bao bì: hộp các tông, bao tải, dây nẹp, túi nilong... - Chi phí công cụ dụng cụ: máy tính, tủ trưng bầy, bàn ghế... - Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao nhà kho, cửa hàng... - Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện, nước, thuê vận chuyển, chi phí quảng cáo, - Chi phí khác: Hoa hồng đại lý, phí chuyển khoản... Hạch toán và ghi sổ Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng. Công ty không mở tài khoản chi tiết cho TK 641 để theo dõi từng loại chi phí bán hàng, tất cả các chi phí bán hàng phát sinh đều được phản ánh vào tài khoản 641. Chứng từ gốc: Bảng chấm công, bảng phân bổ lương và BHXH, hoá đơn vận chuyển, phiếu chi, .... Khi phát sinh chi phí bán hàng căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào máy theo trình tự thời gian. Và chi phí bán hàng được theo dõi trên sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của TK 641. Các nghiệp vụ làm phát sinh chi phí bán hàng được ghi theo trình tự thời gian. Sổ bao gồm các cột: cột ngày tháng, cột số chứng từ, cột diễn giải, cột tài khoản đối ứng, và cột phát sinh Nợ, phát sinh Có. Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng. Từ ngày 01/01/2004 đến ngày 30/01/2004 Tài khoản 641 : Chi phí bán hàng Dư nợ đầu kỳ: 0 Phát sinh nợ : 179.048.678 Phát sinh Có: 179.048.678 Dư nợ cuối kỳ: 0 Ngày Số CT Diễn giải TK đối ứng PS Nợ PS Có 02/01 PC011 Thuê vận chuyển thành phẩm 111 762.120 03/01 PC014 Tiền logo quảng cáo 111 1.000.000 07/01 PXK Chi phí bao bì 152 523.620 …. ….. ….. …. ….. 22/1 PC021 Hoa hồng đại lý anh Hà 111 1.352.000 25/01 BPB Tính ra tiền lương trả nhân viên 334 57.770.358 25/01 BPB Các khoản trích theo lương 338 11.736.143 25/01 PC030 Tiền điện thoại 111 2.547.865 ... .............. .... .......... 30/01 KC chi phí xác định kqkd 911 179.048.687 Biểu số 19 Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng tài khoản 641. Cuối kỳ, tổng hợp số liệu kế toán sẽ lập Bảng kê số 5- tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng. Cơ sở để lập bảng kê số 5 như sau: - Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ máy tính sẽ tự tổng hợp số liệu vào dòng chi phí vật liệu trên bảng kê số 5 ở cột ghi Có TK 152, 153. - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương máy sẽ tổng hợp số liệu vào dòng chi phí nhân viên trên bảng kê số 5 tại cột ghi Có TK 334, 338. - Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để ghi vào dòng chi phí khấu hao TSCĐ trên bảng kê số 5 tại cột ghi Có TK 214. - Căn cứ vào NKCT số 1, số 2 để ghi vào cột Có TK 111, 112. Số liệu từ bảng kê số 5 và sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của TK 641 để vào NKCT số 8 ( Cột ghi Có TK 641). Từ NKCT số 8, kế toán vào Sổ cái TK 641. Trên sổ cái này tổng phát sinh Có được tập hợp từ NKCT số 8 ở cột ghi Có TK 641, còn phát sinh Nợ được tổng hợp từ bảng kê số 5. Sổ cái TK 641- Chi phí bán hàng Năm 2004 Ghi Có các TK ghi Nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ...... Cộng TK 152 5.606.420 TK 153 12.941.540 TK 111 69.550.358 TK 112 10.467.500 TK 334 57.770.358 TK 338 10.976.368 TK 214 11.736.368 Cộng số phát sinh Nợ 179.048.687 Cộng số phát sinh Có 179.048.687 Số dư cuối kỳ Nợ Có Biểu số 21: Sổ cái TK 641 Phần III Phương hướng và giải pháp Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. 3.1. Đánh giá khái quát về thực trạng hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. 3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty. Hiện nay, Công ty Da giầy Hà Nội đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, kinh doanh: hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống cán bộ công nhân viên các sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận và có niềm tin lớn đối với khách hàng. Có được tất cả những thành tựu này là nhờ công tác tổ chức quản lý nhạy bén, linh hoạt của Công ty. Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng ban hoạt động hiệu quả giúp ban lãnh đạo công ty có thể tổ chức quản lý kinh tế, sản xuất hợp lý, khoa học, hiệu quả.Trong đó phòng tài chính- kế toán là một mắt xích cơ bản trong cơ cấu tổ chức của Công ty. * Về nhân sự: Hiện nay, phòng Tài chính- kế toán của công ty gồm có 7 người đều là những cán bộ trẻ đầy năng động, có trình độ, nhiệt tình và am hiểu công việc. Trong suốt thời gian làm việc, các nhân viên kế toán đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nâng cao trình độ và đạt được nhiều thành tích được Ban Giám đốc công ty đánh giá cao. Bộ phận kế toán Công ty đã cung cấp những thông tin tài chính rất cần thiết, chính xác và kịp thời cho ban lãnh đạo của Công ty, trợ giúp đắc lực trong việc ra các quyết định quản lý, lập kế hoạch và giám sát các hoạt động của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến với mô hình tập trung là phù hợp với đặc điểm về tổ chức sản xuất, quản lý của Công ty đảm bảo cho các thông tin kế toán thống nhất luôn kịp thời phục vụ công tác quản lý. Cách phân công lao động trong phòng kế toán tương đối khoa học và hợp lý, đảm bảo được sự chỉ dẫn của kế toán trưởng đối với các kế toán viên, đảm bảo mối liên hệ qua lại chặt chẽ giữa các kế toán viên trong phòng kế toán với nhau và với các kế toán viên tại các xí nghiệp trực thuộc. Tuy nhiên đối với một công ty sản xuất kinh doanh có quy mô tương đối lớn như Công ty Da giầy Hà Nội, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày thì đội ngũ nhân viên kế toán như hiện nay là chưa đủ. Vì hiện nay một kế toán phải đảm nhận hai, ba phần hành áp lực công việc là rất lớn đòi hỏi cán bộ kế toán của công ty phải nỗ lực, cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Hình thức ghi sổ kế toán Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ”, hình thức ghi sổ kế toán này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty có qui mô sản xuất tương đối lớn, trình độ quản lý và trình độ kế toán cao. Tuy nhiên, đây là hình thức kế toán tương đối phức tạp và khó khăn cho việc áp dụng phần mềm kế toán máy. Tuy nhiên với sự giúp đỡ của các chuyên gia tin học, việc ứng dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán của Công ty đã được thực hiện phù hợp với những đặc điểm của kế toán công ty. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hiện nay công ty đã cho ứng dụng phần mền kế toán CA/2000 ( CADS ) vào công tác kế toán,giúp cho công tác kế toán có nhiều thuận lợi hơn trong việc lưu trữ và xử lý số liệu làm giảm bớt gánh nặng cho nhân viên kế toán. * Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ hợp lý, khoa học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc của Chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong quá trình ghi chép đã đảm bảo tính chính xác, thống nhất giữa các số liệu trong cùng phần hành cũng như giữa các bộ phận kế toán với nhau. * Tổ chức áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo đúng Chế độ kế toán hiện hành, Công ty cũng căn cứ vào quy mô, điều kiện kinh doanh cụ thể vào loại hình hoạt động của mình, trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Nhà nước ban hành đã lựa chọn những tài khoản thích hợp để vận dụng vào công tác kế toán. Hệ thống tài khoản của Công ty được xây dựng hợp lý, khoa học, để thuận lợi cho công tác quản lý và áp dụng kế toán máy Công ty cũng lập thêm một số tài khoản chi tiết để hạch toán cho phù hợp với đặc thù của Công ty. Như tài khoản 112-“ tiền gửi ngân hàng” được chi tiết theo loại tiền và theo ngân hàng, tài khoản 136 được chi tiết theo các xí nghiệp, bộ phận… * Các báo cáo tài chính của Công ty được lập đúng, đủ theo quy định. Những báo cáo này được lập định kỳ theo quý đã cung cấp thông tin tổng hợp về kết quả sản xuất kinh doanh( khả năng sinh lợi) và tình hình tài chính của Công ty theo từng thời kỳ. Hệ thống báo cáo quản trị của Công ty được lập một cách chi tiết theo từng ngày, tháng, từng quý… cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời phản ánh trung thực tình hình tài chính của Công ty, hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý ra quyết định và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Công ty đã xây dựng một môi trường kiểm soát chung khá mạnh mẽ và hệ thống kế toán quản trị ở đây cũng đang được hình thành một cách rõ nét phục vụ rất hiệu quả cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.1.2. Đánh giá về hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. Trong thành tích chung của công tác kế toán Công ty, kế toán tiêu thụ thành phẩm cũng đạt được những kết quả như sau: Các nghiệp vụ bán hàng phát sinh đều được theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ, chi tiết không bỏ sót nghiệp vụ. Kế toán tiêu thụ thành phẩm đẫ cung cấp thông tin kịp thời về tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty giúp cho Ban lãnh đạo của Công ty ra những quyết định kịp thời nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Việc lập chứng từ, quản lý và tổ chức luân chuyển chứng từ tiêu thụ nhìn chung là khá hợp lý và khoa học. Kế toán tổng hợp doanh thu rất chính xác và kịp thời với hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp theo dõi doanh thu có kết cấu khá hợp lý. Việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được thực hiện đầy đủ, tính toán đơn giản dễ hiểu dễ thực hiện và tuân thủ đúng chế độ báo cáo hiện hành, đồng thời cung cấp thông tin về hiệu quả kinh doanh của Công ty trong kỳ. Tuy vậy do một vài nguyên nhân khách quan và chủ quan mà công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm của Công ty còn có một số điểm tồn tại cần sớm khắc phục. Cụ thể như sau: - Tài khoản sử dụng để hạch toán phải thu đại lý chưa hợp lý. - Công ty chưa phản ánh doanh thu nội bộ đối với thành phẩm xuất dùng có tính chất tiêu thụ nội bộ - Việc theo dõi giá vốn hàng bán ở Công ty còn có nhiều hạn chế. - Hạch toán các khoản phải thu khách hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thanh toán tại Công ty. - Công ty chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi trong khi các khoản phải thu không có khả năng thu hồi ở Công ty là khá lớn. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. Tại Công ty Da giầy Hà Nội công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm nói riêng đã đạt được những thành tích nhất định, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lý. Tuy nhiên kế toán phần hành này cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm là rất cần thiết bởi những lý do sau: Kế toán là một bộ phận quan trọng trong bộ máy tổ chức của Công ty. Trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt luôn đòi hỏi công tác quản lý cần được hoàn thiện để thích ứng với cơ chế này và công tác kế toán không nằm ngoài yêu cầu đó. Kế toán tiêu thụ thành phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác kế toán của Công ty bởi phần hành kế toán này phản ánh một cách trực tiếp nhất các thông tin về thị trường sản phẩm của Công ty ( trong khi thị trường ngày càng trở thành một yếu tố mang tính chất quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp) cũng như khả năng thu hồi vốn và phát triển vốn kinh doanh của Công ty. Vì vậy, bất cứ hạn chế nào trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ đều ảnh hưởng đến tính chính xác và kịp thời của các thông tin kế toán. Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán của Công ty. 3.2.2. Cơ sở để hoàn thiện: Nhằm đảm bảo tính khoa học hơn trong hạch toán tiêu thụ thành phẩm cũng như làm tròn nhiệm vụ của kế toán là xử lý và cung cấp thông tin, hoàn thiện phần hành kế toán này phải dựa trên cơ sở sau: - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôn trọng chế độ tài chính, kế toán hiện hành do nhà nước quy định. Bởi vì kế toán là công cụ quản lý tài chính quan trọng của Nhà nước, tuân thủ đúng chế độ tự nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan. Do chế độ chỉ dừng lại ở kế toán tổng hợp nên việc vận dụng, tổ chức kế toán tại từng đơn vị cụ thể được phép vận dụng linh hoạt sáng tạo trong kế toán chi tiết nhưng trong khuôn khổ của cơ chế tài chính và tôn trọng chế độ kế toán. - Hoàn thiện phải thực sự đem lại kết quả tốt hơn so với cách hạch toán trước. Tức là luôn đảm bảo được nhiệm vụ chức năng của kế toán là cung cấp thông tin một cách chính xác , trung thực kịp thời, - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc của kế toán nhưng vẫn mang tính khoa học đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán nói chung. - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý. Với những kiến thức mà em đã được học ở nhà trường và qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực trạng hạch toán thành phẩm của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra suy nghĩ ý kiến của mình nhằm làm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Da giầy Hà Nội. 3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội. Giải pháp 1: Hoàn thiện hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ. Hiện nay, tại Công ty Da giầy Hà Nội, kế toán không phản ánh doanh thu cho các hoạt động làm phát sinh doanh thu nội bộ do xuất thành phẩm sử dụng vào các mục đích biếu tặng đại biểu hội nghị khách hàng, hội nghị công nhân viên chức, biếu tặng sản phẩm với mục đích quảng cáo chào hàng, hay việc xuất thành phẩm mới cho việc trưng bầy tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty. Thực tế, khi phát sinh các nghiệp vụ này kế toán phản ánh theo định khoản sau: Nợ TK 641, 642 Có TK 155: Việc không hạch toán doanh thu trong các trường hợp nêu trên là không đúng với chế độ kế toán hiện hành và làm ảnh hưởng tới tính chính xác của việc xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ Để khắc phục tình trạng này, theo em khi Công ty xuất thành phẩm để tiêu thụ nội bộ như trên, kế toán phải ghi nhận doanh thu tiêu thụ nội bộ. Và khoản doanh thu này được hạch toán vào tài khoản 512 “ Doanh thu tiêu thụ nội bộ” . Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ : Kết chuyển số doanh thu bán hàng nội bộ vào TK 911 Bên Có : Tổng số doanh thu tiêu thụ nội bộ thực tế phát sinh trong kỳ. TK 512 không có số dư cuối kỳ Bút toán ghi nhận doanh thu: Trường hợp xuất dùng thành phẩm sử dụng để biếu tặng khuyến mại, tiếp thị quảng cáo.... không thu tiền. Công ty phải lập hoá đơn GTGT ghi rõ hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ biếu tặng, khuyến mãi... không thu tiền. Trên hoá đơn GTGT, chỉ ghi dòng tổng giá thành thanh thanh toán là giá thành hoặc giá vốn của hàng hoá xuất dùng. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán định khoản: + Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 155 + Phản ánh doanh thu: Nợ TK 641, 642: Có TK 512 Nếu dùng biếu tặng, thưởng công nhân viên ( lấy từ quỹ phúc lợi Công ty): Nợ TK 431 Có TK 512: Doanh thu của hàng tương đương Có TK 3331 Cuối kỳ hạch toán kết chuyển vào TK 911-“ Xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”: Nợ TK 512 Có TK 911 Giải pháp 2: Hoàn thiện hạch toán chi tiết giá vốn hàng bán: Hiện nay, ở Công ty việc theo dõi chi tiết giá vốn hàng bán trong kỳ được thể hiện ở Sổ chi tiết theo tài khoản đối ứng của tài khoản 632. Sổ này chỉ theo dõi về mặt giá trị của hàng xuất bán trong kỳ, không thấy được giá vốn của hàng bán xuất kho, hàng gửi bán đại lý cũng như loại hàng, số lượng bán và đơn giá của từng loại. Theo em kế toán nên mở sổ chi tiết giá vốn hàng bán như sau:( Biểu số 22) Sổ này được ghi theo trình tự thời gian và nghiệp vụ phát sinh. Sổ vừa mang tính chất nhật ký, vừâ mang tính định khoản kế toán. Thông qua sổ này ta có thể biết được mặt hàng nào được xuất bán cho khách hàng nào với số lượng đơn giá bao nhiêu, đồng thời biết được chính xác kết quả giá vốn của thành phẩm bán trực tiếp và của hàng gửi bán. Kết cấu của sổ này bao gồm các cột: cột ngày chứng từ, số chứng từ, cột diễn giải, cột mặt hàng, cột số lượng, cột đơn giá, và cột đối ứng Nợ, Có của TK 632. Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào phiếu xuất kho, nhập kho.... để vào số liệu cho sổ chi tiết giá vốn. Giải pháp 3: Về việc hạch toán chi tiết doanh thu tiêu thụ theo phương thức xuất khẩu theo hợp đồng: Cùng với sự lớn mạnh của Công ty thì mối quan hệ buôn bán giữa Công ty và bạn hàng nước ngoài ngày càng được mở rộng, các đơn đặt hàng xuất khẩu ngày một nhiều. Để theo dõi chi tiết hơn nữa doanh thu theo phương thức xuất khẩu, Công ty nên mở sổ chi tiết tiêu thụ hàng xuất khẩu. Như vậy sẽ dễ dàng thuận tiện hơn trong việc tổng hợp doanh thu xuất khẩu và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo em Công ty nên mở sổ chi tiết tiêu thụ có mẫu như sau; ( Biểu số 23) Sổ này gồm có các cột ngày tháng, cột hoá đơn, cột tên khách hàng, mặt hàng tiêu thụ, cột số lượng, đơn giá (USD), cột tỷ giá, cột tổng tiền chia ra nguyên tệ và VND, cột ghi Nợ TK ghi Có TK 511 Giải pháp 4: Hoàn thiện hạch toán khoản phải thu của người mua. Hiện nay, ở Công ty Da giầy Hà Nội các khoản phải thu của khách hàng được hạch toán vào TK 131, tuy nhiên khi bán hàng trực tiếp thu tiền ngay Công ty hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112 Có TK 511: Có TK 3331: Theo em việc hạch toán như trên là đúng với chế độ tài chính kế toán hiện hành. Nhưng đối với một Công ty có quy mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn như Công ty Da giầy Hà Nội, có quan hệ giao dịch thường xuyên với nhiều khách hàng, có tình hình thanh toán tương đối phức tạp thì việc hạch toán như trên thực sự là chưa khoa học. Theo em, trong tất cả các trường hợp bán hàng thu tiền ngay hay thanh toán chậm thì Công ty nên hạch toán vào TK 131, như sau: Nợ TK 131: chi tiết theo từng khách hàng Có TK 511, 3331: Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, định khoản; Nợ TK 111,112: Có TK 131: chi tiết theo từng khách hàng. Việc hạch toán như trên không những vẫn đảm bảo đúng với chế độ, mà còn có nhiều ưu điểm, cụ thể: - Thuận lợi hơn trong việc quản lý, theo dõi tình hình thanh toán tới từng khách hàng, đánh gía được khả năng thanh toán của khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng. - Việc quản lý doanh thu, tính thuế giá trị gia tăng đầu ra cũng chính xác, và có hệ thống hơn. Do tổng doanh thu(TK 511) và thuế GTGT ( TK 3331) phát sinh trong kỳ chỉ đối ứng với các khoản phải thu khách hàng ( TK 131) - Hạch toán như vậy sẽ phù hợp hơn trong cơ chế thị trường, bởi vì khách hàng luôn là vấn đề trung tâm của doanh nghiệp, tạo được sự tín nhiệm của khách hàng là việc hết sức quan trọng. Khi theo dõi cụ thể chi tiết về tình hinh thanh toán của khách hàng, Công ty sẽ có chính sách thưởng mức chiết khấu thanh toán phù hợp tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh và giữ được mối quan hệ lâu dài khách hàng. - Dễ dàng thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu giữa chứng từ và sổ sách, hạn chế được sự ghi chép trùng lặp trong kế toán. * Về sổ sách sử dụng: Hiện tại công ty lập bảng kê số 11- phaỉ thu khách hàng không đúng mẫu của bộ tài chính, bảng kê này chỉ có tính chất như bảng cân đối phát sinh tài khoản, Vì vậy để dễ dàng hơn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu, chuyển sổ và đảm bảo tuân theo chế độ kế toán hiện hành Công ty cần phải lập bảng kê 11 theo đúng mẫu đã ban hành trên cơ sỏ phù hợp với đặc điểm của Công ty. Giải pháp 5: Về tài khoản sử dụng để hạch toán phải thu đại lý: Một trong những phương thức tiêu thụ chủ yếu tại Công ty Da giầy Hà Nội hiện nay là phương thức gửi đại lý. Phương thức tiêu thụ này không những góp phần tiêu thụ sản phẩm của Công ty mà còn là một phương thức hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Công ty đến người tiêu dùng. Với gần 40 đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty, thì thanh toán với đại lý là việc thường xuyên diễn ra tại Công ty. Thông thường một tháng sau khi xác nhận tiêu thụ hàng, các đại lý mới thanh toán tiền hàng cho Công ty. Hiện nay Công ty sử dụng tài khoản 1366 để hạch toán các khoản phải thu đại lý. Về phía Công ty việc sử dụng tài khoản này là khá thuận tiện trong việc theo dõi các khoản phải thu đại lý vì nó phân biệt được với TK 131 “ phải thu khách hàng”, nhưng sử dụng tài khoản này cũng gây ra sự phức tạp trong hạch toán , ghi sổ kế toán. Mặt khác, theo qui định của chế độ kế toán, TK 136- “Phải thu nội bộ” dùng để phản ánh các mối quan hệ thanh toán nội bộ về các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.Trong khi đó các đại lý không phải là các đơn vị cấp dưới hoặc các bộ phận trực thuộc Công ty do đó việc sử dụng tài khoản 1366 để hạch toán các khoản phải thu đại lý là chưa phù hợp. Theo em để đảm bảo hạch toán đúng với chế độ kế toán hiện hành, Công ty nên sử dụng TK 131- “ Phải thu khách hàng” để hạch toán các khoản phải thu đại lý. Và để phân biệt khoản phải thu do tiêu thụ đại lý và khoản phải thu do tiêu thụ trực tiếp hoặc theo hợp đồng Công ty có thể chi tiết TK 131 theo các mã khách hàng và mã đại lý đã được mã hoá sẵn, như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc áp dụng kế toán máy. Bên cạnh đó khi đã sử dụng tài khoản 131 để theo dõi cả hai khoản phải thu đó thì Công ty chỉ cần lập Bảng kê số 11 để tổng hợp số liệu cho các khoản phải thu. Giải pháp 6: Về việc lập dự phòng các khoản phải thu: Công ty Da giầy Hà nội có qui mô sản xuất kinh doanh tương đối lớn có quan hệ với nhiều khách hàng, tình hình nợ phải thu của Công ty khá phức tạp. Công ty luôn áp dụng cơ chế coi khách hàng là thượng đế và hết sức tạo mọi điều kiện cho khách hàng. Tuy nhiên Công ty vẫn khó có thể tránh khỏi những tiêu cực của nền kinh tế thị trường, do nhiều nguyên nhân có những khách hàng của Công ty đến hạn trả nợ vẫn chưa thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán. Khi xảy ra trường hợp này kế toán đưa toàn bộ những tổn thất vào chi phí quản lý doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến tính xác của kết quả kinh doanh trong kỳ. Để tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn Công ty nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Trong một số trường hợp để đề phòng những rủi ro tổn thất có thể xảy ra khi Công ty không thu được nợ của khách hàng, hơn nữa tôn trọng nguyên tắc “ thận trọng” trong kinh doanh, Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Mức dự phòng phải thu khó đòi được xác định theo một trong hai phương pháp sau đây: + Phương pháp ước tính trên doanh thu bán chịu ( phương pháp kinh nghiệm): Số dự phòng phải thu cần lập cho năm tới = Tổng số doanh thu bán chịu * Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính + Phương pháp ước tính đối với khách hàng đáng ngờ ( dựa vào thời giam quá hạn thực tế ): Số dự phòng cần lập cho năm tới của khách hàng đáng ngờ = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ * Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng đáng ngờ Việc hạch toán được thực hiện như sau: Tài khoản sử dụng: TK 139: “dự phòng phải thu khó đòi”, chi tiết theo từng khách nợ. Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng phải thu không dùng đến. Bên Có: Trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Dư Có: Số dự phòng phải thu khó đòi chưa hoàn nhập. Phương pháp kế toán: * Cuối năm N khi xác định được mức dự phòng phải thu khó đòi: Nợ TK 642: Có TK 139:( chi tiết theo khách nợ) * Trong năm N+1 Nếu khoản phải thu đa trích lập dự phòng thu được toàn bộ thì kế toán phải hoàn nhập dự phòng đã trích: Nợ TK 139: Có TK 642: Nếu khoản phải thu có đủ chứng minh là không đòi được thì kế toán ghi bút toán: Bút toán 1: Nợ TK 139: Ghi theo mức dự phòng đã trích Nợ TK 642: Phần chưa lập dự phòng. Có TK 131: Bút toán 2: Ghi đơn Nợ TK 004: Nợ khó đòi đã xử lý. * Cuối năm N+1: Doanh nghiệp trích mức dự phòng mới và so sánh với mức trích dự phòng năm N còn lại để xác định mức trích thêm hoặc hoàn nhập Nếu trích thêm: Nợ TK 642: Có TK 139: Hoàn nhập bớt: Nợ TK 139: Có TK 642: Giải pháp 7: Về việc vi tính hoá trong Công ty: Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay, ứng dụng thành tựu của công nghệ tin học, thông tin vào quản lý là một xu hướng tất yếu. Không nằm ngoài xu thế đó, hiện nay Công ty Da giầy Hà Nội đang áp dụng kế toán máy ( Phần mềm kế toán CADS ) để xử lý và quản lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty. Nhờ đó công việc ghi chép xử lý số liệu của kế toán đã được giảm nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, phòng kế toán của Công ty hiện nay chỉ có 3 máy vi tính, số lượng máy tính như thế là chưa đủ trong khi khối lượng công việc kế toán từ việc cập nhật chứng từ đến việc in ra các thông tin kế toán là rất lớn. Vì vậy, một số phần hành kế toán vẫn phải ghi chép bằng tay để theo dõi hàng ngày rồi mới nhập vào máy để tổng hợp số liệu do vậy việc ghi chép trùng lặp là điều khó tránh khỏi. Trước thực trạng đó Công ty nên đầu tư thêm về trang thiết bị máy vi tính cho phòng kế toán để giúp công việc của các kế toán viên được nhanh và chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc nối mạng máy tính trong toàn Công ty là rất cần thiết, sẽ khiến cho việc truyền tải và trao đổi thông tin giữa các phòng ban với nhau, giữa các phòng ban và Ban giám đốc được nhanh chóng kịp thời chính xác thuận tiện hơn. Tuy nhiên khi nối mạng máy tính Công ty cũng nên lưu ý tới vấn đề bảo mật thông tin, tránh thất thoát thông tin. 3.3. Một số ý kiến nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Da giầy Hà Nội. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thành phẩm sẽ làm nâng cao hiệu quả kinh doanh thực chất là tăng lợi nhuận. Như chúng ta đã biết, việc tiêu thụ hàng hoá là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bản thân Công ty cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, tiêu thụ được nhanh nhiều sản phẩm là cả một nghệ thuật. Nó không những phụ thuộc vào những khâu sản xuất kinh doanh trước mà còn phụ thuộc vào bản thân cách tổ chức quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp. Do đó để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ thành phẩm, theo em Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: * Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Không chỉ đối với sản phẩm da giầy mà với bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy chất lượng sản phẩm luôn là vấn đề sống còn. Chất lượng tốt không những giúp cho việc tiêu thụ được thuận lợi mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh do tỷ suất doanh lợi đối với sản phẩm chất lượng cao là lớn. Trên thực tế, sản phẩm của Công ty đã đạt chất lượng khá cao, tuy nhiên so với các dơn vị cùng ngành thì vẫn còn có sự chênh lệch mà giá cả một số loại giầy còn cao hơn nên ảnh hưởng xấu tới sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Đối với thị trường xuất khẩu đặc biệt là thị trường EU, yêu cầu về chất lượng đang ngày càng cao. Đối với thị trường nội địa mặc dù tâm lý người dân thích mua hàng rẻ song nếu chất lượng tốt mà giá cả hợp lý thì họ sẽ sẫn sàng lựa chọn sản phẩm đó, nâng cao chất lượng phải đi đôi với hạ giá thành sản phẩm. Để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm có rất nhiều cách khác nhau: Thứ nhất Công ty cần đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất nâng cấp máy móc thiết bị, từ đó sẽ giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm do sản phẩm hỏng lỗi ít đi. Bên cạnh đó Công ty cần xây dựng và kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện hệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm. Thứ hai Công ty cũng cần phải đầu tư vào yếu tố tay nghề của người lao động bằng các chính sách bồi dưỡng đào tạo nâng cao tay nghề của họ. Bởi vì dù máy móc thiết bị công nghệ có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế hoàn toàn con người, chúng cũng cần có người vận hành điều khiển. Nếu tay nghề của người lao động cao, hiểu rõ về máy móc thiết bị thì việc điều khiển sẽ ít sai sót, tiết kiệm được nguyên vật liệu từ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên, đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đầu vào cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm. thời gian qua, giá thành sản phẩm của Công ty cao chủ yếu là do Công ty phải nhập hầu hết các nguyên phụ liệu đầu vào từ nước ngoài. Đây cũng là hạn chế chung của toàn ngành da giầy Việt Nam. Giải quyết được vấn đề này, cá nhân Công ty khó có thể thực hiện được cần có sự phối hợp của toàn ngành để có chính sách quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc vùng thuộc da chuyên nghiệp với công nghệ cao có thể đưa ra được những sản phẩm da thuộc thay thế được nhập ngoại. Tất cả những biện pháp trên đòi hỏi chi phí ban đầu tốn kém, nhưng tin rằng thời gian hoàn vốn sẽ không lâu bởi khi chất lượng sản phẩm nâng lên, giá thành hạ đồng nghĩa với hiệu quả công tác tiêu thụ tăng lên, lợi nhuận thu được sẽ nhiều thêm. * Đa dạng hoá mẫu mã kiểu dáng sản phẩm: Trung tâm mẫu mẫu của Công ty ra đời ngay sau khi Công ty xây dựng xí nghiệp giầy vải và đã đưa ra được khá nhiều mẫu mã đa dạng nhưng chưa thực sự đúng thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm xuất khẩu, Công ty chủ yếu sản xuất theo mẫu mã do môi giới đưa nên tính đa dạng bị hạn chế. Để tạo ra mẫu mã đẹp phong phú, Công ty phải nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, từ đó kết hợp với sự sáng tạo của cán bộ trung tâm kỹ thuật mẫu cho ra đời sản phẩm thoả mãn được những thị hiếu đó. Sản phẩm giầy dép, đặc biệt là giầy da có kiểu dáng luôn thay đổi theo thời gian theo thị hiếu về mốt. Đối với giới trẻ Công ty cần phải tạo ra được kiểu dáng mới lạ đẹp, bắt mắt, có vậy mới thu hút được sự quan tâm của đội ngũ tiêu dùng đông đảo này. Dự đoán được xu hướng thị trường về mẫu mã, kiểu dáng là rất quan trọng. Nó giúp Công ty đưa ra được những sản phẩm mẫu mã kiểu dáng phù hợp đúng thời điểm, tránh đưa ra những sản phẩm mới thì đã lỗi mốt phải bán thanh lý. Sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng, vì vậy việc tạo ra được sự đa dạng về mẫu mã kiểu dáng còn nhằm tới nhiều sở thích khác nhau. Thực hiện những yêu cầu trên, ngoài việc Công ty có đội ngũ làm công tác thị trường nhạy bén đòi hỏi Công ty có đội ngũ thiết kế giỏi chuyên môn vững vàng có sự sáng tạo và khiếu thẩm mĩ cao. Đồng thời Công ty cũng cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ trung tâm mẫu mốt để họ có thể sử dụng tốt các phầm mềm thiết kế chuyên biệt. Như vậy, việc đa dạng hoá mẫu mã kiểu dáng là một trong những nhân tố quan trọng giúp tăng cường công tác tiêu thụ của Công ty. * Hoàn thiện chính sách giá cả: Bên cạnh các giải pháp khác thì việc có một chính sách giá cả hợp lý sẽ giúp Công ty đẩy mạnh được công tác tiêu thụ. Công ty cần có một cơ cấu giá linh hoạt cho từng loại sản phẩm cho từng thị trường từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Chiến lược giá cho từng thị trường: + Khách hàng tổ chức: Vì họ mua với số lượng lớn nên Công ty cần có mức chiết khấu thương mại hợp lý nhằm khuyến khích mua nhiều lần. + Khách hàng là dân cư ở các thành phố lớn: Do giá cả một đôi giầy là không cao so với thu nhập của dân cư sống ở thành phố nên việc cắt giảm giá cũng không trở nên quan trọng bằng việc nâng cao chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. + Khách hàng là dân cư nông thôn: Việc hạ giá thành để chiếm lĩnh thị trường trong tương lai là rất cần thiết Công ty cần có chính sách khuyến mãi nhằm nâng cao hình ảnh của Công ty. + Thị trường xuất khẩu: Công ty cần thay đổi tổ chức trung gian thành đại lý phân phối sản phẩm cho Công ty bằng cách trích 15% tổng số doanh thu bán cho họ. Từ việc chuyển đổi này, Công ty mới có thể trực tiếp ký kết hợp đồng và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Song song với các biện pháp trên Công ty cũng cần tăng cường hoạt động quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, làm tăng ham muốn mua hàng của họ. Trên thực tế Công ty Da giầy Hà Nội chưa quan tâm đúng mức tới các hoạt động quảng cáo, đánh bóng sản phẩm, thương hiệu của mình mà chỉ mới dừng lại ở triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại các kỳ hội chợ. Vì thế để tăng cường hình ảnh của mình trên thị trường Công ty nên chú trọng tới các hoạt động quảng cáo trên báo, tạp chí, áp phích, truyền hình, ngoài ra quảng cáo trên mạng cũng là hình thức quảng cáo hiệu quả trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Ngoài ra Công ty nên chú ý tới việc mở rộng và đa dạng hoá các kênh phân phối sản phẩm , đặc biệt chú ý tới các vùng nông thôn vùng sâu vùng xa đây có thể là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng nếu Công ty đầu tư đúng mức. Kết luận Hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm là một phần hành lớn có tầm quan trọng đặc biệt trong doanh nghiệp. Có tổ chức tốt phần hành kế toán này thì mới giúp doanh nghiệp xác định đúng đắn thu nhập và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tại Công ty Da giầy Hà Nội , việc tổ chức công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm đến nay đã đi vào nề nếp, vận dụng một cách đúng đắn chế độ kế toán và có nhiều sáng tạo và ưu điểm. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty đang ngày càng hoàn thiện. Trong thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty đã cho em những kiến thức thực tế và bổ ích. Để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty Da giầy Hà Nội em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn giới hạn và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên bài viết này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Phạm Quang, cảm ơn Phòng Tài chính- kế toán của Công ty Da giầy Hà Nội, đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Sinh viên Nguyễn Lan Hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28724.doc
Tài liệu liên quan