Luận văn Hoàn thiện nội dung thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thái Nguyên

Thời gian qua, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tài trợ có hiệu quả cho nhiều dự án đầu tư, đóng góp vào sự phát triển của các DN nói riêng và trên địa bàn nói chung. Đạt được kết quả đó là có phần quan trọng của công tác thẩm định. Song bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác thẩm định vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Sau khi đã nghiên cứu về mặt lý luận và tìm hiểu thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động này tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên theo ý kiến chủ quan của cá nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả các nội dung thuộc công tác thẩm định dự án đầu tư.

doc99 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
052.061 2.126.602.550 2.594.748.761 3.076.927.697 3.573.589.285 4.085.197.285 5.296.661.709 5.750.151.251 6.220.065.731 6.981.888.556 Lãi sau thuế VNĐ 1.413.534.000 2.292.480.000 3.164.593.680 4.299.563.729 5.468.406.558 6.672.211.100 7.912.099.791 9.189.229.589 10.504.793.019 13.619.987.253 14.786.103.216 15.994.454.736 17.953.427.716 Dòng tiền VNĐ 2.399.534.000 5.250.480.000 6.122.593.680 7.257.562.729 8.426.406.558 9.630.211.100 10.870.099.791 12.147.229.589 13.462.793.019 16.577.987.253 17.744.103.216 18.952.454.736 19.929.427.716 (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Thẩm định thời gian hoàn vốn, khả năng trả nợ của dự án Bảng 10: Thời gian hoàn vốn của dự án Số vốn thu hồi hàng năm = Lợi nhuận thuần + Khấu hao + chi phí trả trước đã phân bổ trong năm Số vốn thu hồi tích lũy = Vốn thu hồi năm 1 + vốn thu hồi năm 2 + ….. + năm N. Năm Lợi nhuận thuần Khấu hao và chi phí trả trước đã phân bổ Vốn thu hồi hàng năm Vốn thu hồi tích lũy Số vốn còn phải thu hồi năm (-) T8/2007 1.413.534.000 986.000.000 2.399.534.000 2.399.534.000 -34.400.233.000 2008 2.292.480.000 2.958.000.000 5.250.480.000 7.650.014.000 -31.674.993.000 2009 3.164.593.680 2.958.000.000 6.122.593.680 13.772.607.680 -24.273.603.456 2010 4.299.563.729 2.958.000.000 7.257.563.729 21.030.171.409 15.182.974.152 2011 5.468.406.558 2.958.000.000 8.426.406.558 29.456.577.967 Dự án cần thêm 5 tháng 24 ngày của năm thứ 4 để hoàn vốn đầu tư và có lãi 2012 6.672.211.100 2.958.000.000 9.630.211.100 39.086.789.067 2013 7.912.099.791 2.958.000.000 10.870.099.791 49.956.888.859 2014 9.189.229.589 2.958.000.000 12.147.229.589 62.104.118.447 2015 10.504.793.019 2.958.000.000 13.462.793.019 75.566.911.467 2016 13.619.987.253 2.958.000.000 16.577.987.253 92.144.898.719 2017 14.786.103.216 2.958.000.000 17.744.103.216 109.889.001.935 2018 15.994.454.736 2.958.000.000 18.952.454.736 128.841.456.671 2019 17.953.427.716 1.976.000.000 19.929.427.716 148.770.884.387 (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Ý kiến của sinh viên thực tập: Chúng ta thấy rằng thời gian hoàn vốn của dự án là tương đối ngắn, cụ thể là dự án chỉ cần 2 năm 10 tháng và 24 ngày là thu hồi đủ vốn đầu tư cố định ban đầu và từ cuối năm 2010 trở đi dự án sẽ có lãi. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi đây là dự án khai thác và luyện quặng Mangan, công nghệ áp dụng để thực hiện dự án không quá phức tạp vì vậy sản phẩm của dự án sẽ nhanh chóng được tiêu thụ trên thị trường, góp phần thu hồi và quay vòng vốn cho chủ đầu tư. Thứ hai, do sản phẩm của dự án còn tương đối thiếu trên thị trường nên khả năng tiêu thụ nhanh, toàn bộ sản phẩm của dự án là khả thi. Thứ ba, dự án thu hồi vốn nhanh sẽ giúp cho DN có nhiều thuận lợi hơn trong việc trả nợ vốn vay ngân hàng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư các dự án mới của DN. Bảng 11: Bảng tính hiệu quả kinh tế của cán bộ thẩm định Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11 Năm 12 Doanh thu 62.100 68.277 74.666 81.430 83.873 86.389 88.981 91.650 94.400 97.232 100.149 103.153 Tổng chi phí 60.837 63.470 65.455 67.460 67.968 68.492 69.033 69.957 70.898 71.858 72.837 73.835 Chi phí khai thác quặng 5.690 6.252 6.642 7.033 7.244 7.461 7.685 7.916 8.153 8.398 8.650 8.909 Điện 18.144 18.325 18.509 18.694 18.881 19.070 19.260 19.453 19.647 19.844 20.042 20.243 Than Coke 13.680 14.738 15.659 16.580 16.746 16.913 17.083 17.253 17.426 17.600 17.776 17.954 Đá vôi 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 Hồ điện cực 4.455 4.800 5.099 5.399 5.453 5.508 5.563 5.619 5.675 5.732 5.789 5.847 Trợ dung 135 145 155 164 165 167 169 170 172 174 175 177 Que thổi 319 344 365 387 390 394 398 402 406 410 414 419 Nước 378 382 386 389 393 397 401 405 409 413 318 422 Quặng sắt 1.800 1.958 2.081 2.203 2.247 2.292 2.338 2.385 2.433 2.481 2.531 2.581 Lương, bảo hiểm 2.878 2.936 2.994 3.054 3.115 3.178 3.241 3.306 3.372 3.440 3.509 3.579 Chi phí SX chung 863 881 898 916 935 953 972 992 1012 1032 1053 1074 Chi phí quản lý 1.863 2.047 2.240 2.443 2.516 2.592 2.669 2.750 2.832 2.917 3.004 3.095 Chi phí bán hàng 932 1.023 1.120 1.221 1.258 1.296 1.335 1.375 1.416 1.458 1.502 1.547 Chi phí sửa chữa 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 1.775 Chi phí khác 311 341 373 407 419 432 445 458 472 486 501 516 Khấu hao tài sản 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 2.958 Chi phí lãi vay 4.649 4.558 4.193 3.827 3.462 3.096 2.731 2.731 2.731 2.731 2.731 2.731 Lợi nhuận trước thuế 1.263 4.757 9.211 13.970 15.905 17.897 19.948 21.693 23.501 25.373 27.312 29.318 Thuế thu nhập 354 1.332 2.579 3.912 4.453 5.011 5.585 6.074 6.580 7.105 7.647 8.209 Lợi nhuận sau thuế 909 3.425 6.632 10.058 11.452 12.886 14.362 15.619 16.912 18.269 19.664 21.109 Thu nhập ròng ( 35.500) 3.867 6.383 9.590 13.017 14.410 15.844 17.321 18.578 19.879 21.227 22.623 24.067 NPV 43.493 IRR 29% Nhận xét: Kết hợp với các bảng số liệu trong hồ sơ dự án gửi lên ngân hàng, cán bộ thẩm định đã tiến hành tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án, kết quả thu được là NPV=43.493 triệu đồng; IRR= 29%. Dự án cũng đã tính đến các trường hợp thay đổi của giá bán sản phẩm, giá điện, chi phí khai thác quặng…Nếu các yếu tố thay đổi trong giới hạn 20% thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án vẫn đảm bảo, thể hiện trong hai bảng sau: Thẩm định độ nhạy của dự án Bảng 12: Tính độ nhạy NPV của dự án Khảo sát NPV khi chi phí khai thác quặng tăng và điện năng tăng (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Chi phí điện năng tăng bình quân mỗi năm 0% 3% 5% 7% 10% 12% Chi phí khai thác quặng tăng 3% 46.841 36.188 27.984 18.762 2.728 (9.652) 10% 39.125 28.472 20.268 11.046 (4.988) (17.368) 20% 22.897 12.244 4.093 (5.183) (21.217) (33.596) 25% 11.570 917 (7.287) (16.509) (32.543) 44.923) 29% 472 (10.181) (18.386) (27.608) (43.642) (56.021) (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Bảng 13: Tính độ nhạy IRR của dự án Khảo sát NPV khi chi phí khai thác quặng tăng và điện năng tăng (đơn vị: %) Chỉ tiêu Chi phí điện năng tăng bình quân mỗi năm 0% 1% 2% 3% 5% 7% Chi phí khai thác quặng tăng 0% 30 29 28 27 25 22 5% 29 28 27 26 224 21 10% 28 27 26 25 22 18 15% 26 25 24 23 19 15 20% 23 22 21 19 15 (8) (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Ý kiến của sinh viên thực tập: Thứ nhất, đối với dự án này thì chi phí điện năng và chi phí khai thác quặng là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của dự án (chi phí điện chiếm 50% giá thành sản xuất) bởi vậy khảo sát độ nhạy của NPV và IRR dự án khi 2 yếu tố kể trên thay đổi là hoàn toàn cần thiết và phù hợp. Thứ hai, mức độ khảo sát sự thay đổi là tương đối lớn ( trên 10% đối với cả 2 loại chi phí) sẽ giúp xác định được biên an toàn của NPV và IRR dự án đồng thời giúp DN xây dựng được các phương án phòng ngừa rủi ro thích hợp. Qua 2 bảng tính độ nhạy của dự án, tôi thấy rằng dự án vẫn đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố chi phí thay đổi trong biên độ 10%. Có thể kết luận biên an toàn NPV và IRR của dự án là đủ lớn. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay. Biện pháp tiền vay vốn cố định: Thế chấp bằng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay là đất thuê sản xuất kinh doanh (không tính giá trị) và toàn bộ công trình nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh, Cao Bằng. Giá trị tài sản đảm bảo: Tổng giá trị tài sản đảm bảo theo dự toán bằng 35.500 triệu đồng. Hồ sơ tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND tỉnh Cao Bằng cấp ngày 24/03/2006, giấy phép xây dựng, tổng dự toán công trình nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Đới với dự án “Nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh-Cao Bằng”, công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ đúng hạn ngân hàng, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ khác với nhà nước. c. Kết luận và đề nghị của cán bộ tín dụng Căn cứ vào quy chế cho vay thì dự án có đủ điều kiện cho vay, cụ thể: - Hồ sơ pháp lý của khách hàng đầy đủ theo quy định. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, không có lỗ lũy kế - Tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định, vốn lưu động ròng dương, hệ số khả năng thanh toán - Hệ số tự tài trợ bằng 68%. - Kết quả chấm điểm tín dụng xếp hạng khách đạt BB. - Dự án có tính khả thi cao, có hiệu quả, khách hàng có khả năng thực hiện dự án nếu có đủ nguồn vốn tham gia. - Tài sản đảm bảo là công trình nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh, Cao Bằng được hình thành từ dự án. Kiến nghị: - Đề nghị duyệt cho vay - Phương thức cho vay: Đầu tư theo dự án. - Số tiền cho vay: 17.500 triệu đồng. - Lãi suất cho vay: Lãi suất vay vốn dài hạn bằng mức lãi suất quy định của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên tại thời điểm phê duyệt cho vay; trong trường hợp cần thiết sẽ được điều chỉnh theo quy định của NHCT Việt Nam - Lãi suất phạt quá hạn: điều chỉnh theo quy định của NHCT VN, được ghi rõ trong hợp đồng cho vay.. - Thời hạn cho vay: 84 tháng kể từ ngày dải ngân đầu tiên, 06 tháng trả nợ một kỳ, trong đó thời gian ân hạn là 01 năm. * Dự kiến lợi ích của chi nhánh nếu dự án được phê duyệt: Chi nhánh sẽ thu được các khoản phí theo quy định, lãi vốn cố định dự kiến bằng 7.303 triệu đồng. Ý kiến của sinh viên thực tập: Mặc dù được cán bộ thẩm định kiến nghị cho vay để đầu tư theo dự án nhưng tôi nhận thấy còn một số tồn tại như sau: khách hàng vay vốn có trụ sở và hoạt động kinh doanh tại thị xã Cao Bằng, địa điểm thực hiện dự án lại nằm ở huyện Trùng Khánh của tỉnh Cao Bằng, xa địa bàn của chi nhánh nên ngân hàng sẽ khó bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và cũng như khó quản lý dòng tiền của dự án, vì vậy ngân hàng cần lưu ý phân công cán bộ theo dõi tiến độ của dự án một cách sát sao, đảm bảo lợi ích của ngân hàng và DN. Từ ví dụ thực tế về công tác thẩm định dự án “Nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh, Cao Bằng” tôi nhận thấy rằng: Công tác thẩm định các dự án đầu tư đã được tiến hành theo đúng trình tự và đầy đủ các nội dung của các bước thẩm định theo như những kiến thức tôi đã được tiếp thu tại bậc đại học và phù hợp với quy định tại hệ thống NHCT Việt Nam. Chất lượng công tác thẩm định dự án ngày càng được nâng cao và đã được những kết quả nhất định như: Các dự án được thẩm định một cách nhanh chóng và khoa học, kết quả thẩm định có độ chính xác cao và tương đối khách quan. Đặc biệt là về phương diện thẩm định tài chính của dự án, cán bộ thẩm định đã đi sâu vào tính toán và phân tích kỹ các chỉ tiêu như: NPV, IRR, thời gian hoàn vốn (T), thời gian trả nợ, kết hợp với việc lập các bảng cân đối trả nợ để đưa ra những đánh giá chính xác nhất về dự án đầu tư. 1.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. 1.3.1 Kết quả đạt được 1.3.1.1 Về quy trình thẩm định: Trong những năm gần đây, công tác thẩm định các dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên ngày càng được chú trọng bởi hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động đóng vai trò quyết định tới sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Để hoạt động này ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực thì chất lượng công tác thẩm định phải được đặt lên hàng đầu, đồng thời các yêu cầu của công tác này cũng đòi hỏi phải khắt khe hơn. Qua một thời gian thực tập tôi thất rằng: Thứ nhất quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên được thực hiện theo sự chỉ đạo của NHCT VN, ban hành theo quyết định số 2207/QĐ – NHCT ngày 18/12/2006. Nhìn chung, quy trình được đánh giá là tương đối khoa học và giúp ích cho cán bộ thẩm định. Thứ hai, quy trình thẩm định của Ngân hàng được thống nhất chung trong hệ thống NHCT, tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh nói chung và Chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên nói riêng thực hiện nghiệp vụ thẩm định thuận lợi, phù hợp với yêu cầu của Hội sở. Tôi nhận thấy rằng các dự án vay vốn tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã được cán bộ thẩm định xem xét về nhiều mặt, nhiều khía cạnh, điều đó giúp cho việc đưa ra các kết luận thẩm định dự án được chính xác hơn, việc tài trợ cho dự án gặp ít rủi ro hơn. Các chỉ tiêu NPV, IRR… cũng đã được đưa vào tính toán, giúp các quyết định thẩm định đưa ra có cơ sở khoa học . Với quy trình thẩm định như hiện nay, cán bộ thẩm định có thể nhanh chóng phát hiện ra những khoản mục đầu tư không hợp lý, cách tính khấu hao cơ bản không đúng… từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn về dự án, trả lời yêu cầu xin vay vốn của DN một cách nhanh nhất. Đồng thời, với quy trình này, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên cũng đang dần đạt được tiếng nói chung với các phương pháp thẩm định khác của hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam, tiến tới tiếp cận các phương pháp thẩm định tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. 1.3.1.2 Về con người Thứ nhất, đội ngũ cán bộ thẩm định năng động, sáng tạo, được đào tạo cơ bản và kinh nghiệm thẩm định nhiều dự án lớn là một điểm mạnh của Ngân hàng. Trong quy trình thẩm định, cán bộ tín dụng tự chịu trách nhiệm từ khâu nhận hồ sơ dự án, thẩm định và đưa ra các kiến nghị tài trợ dự án. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết sâu sắc quy trình thẩm định, phải có kiến thức và hiểu biết về nhiều lĩnh vực và phải có độ nhạy cảm đối với các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã tạo điều kiện để cán bộ phòng khách hàng DN phát huy thế mạnh này. Những kết quả của Ngân hàng trong những năm qua là bằng chứng xác thực nhất để khẳng định điều này là giúp các doanh nghiệp đổi mới dây chuyền công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả nước. Trong các năm qua Ngân hàng đã tài trợ cho nhiều dự án lớn, có tính khả thi cao do đó mang lại hiệu quả kinh tế cho cả DN, ngân hàng và Nhà nước, góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, ổn định an ninh trật tự xã hội. Trên đây là một số kết quả mà chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã đạt được trong những năm vừa qua. Tuy nhiên trong công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục và giải quyết để công tác thẩm định được hoàn thiện hơn. 1.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 1.3.2.1 Những tồn tại: Về phương pháp thẩm định: Thứ nhất, ngân hàng chủ yếu tập trung vào thẩm định tài chính dự án trong đó các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn (T)…đóng vai trò quan trọng trong việc ra các quyết định cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, các số liệu dùng để xử lý, tính toán, ngân hàng lại sử dụng lại một phần từ hồ sơ dự án DN trình lên ngân hàng. Cán bộ thẩm định chưa đưa ra sự so sánh, liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau, giữa các dự án với nhau để kết quả thẩm định mang tính chính xác và thuyết phục hơn. Thứ hai do sử dụng quy trình thẩm định chung do NHCT VN ban hành, chưa có hướng dẫn thẩm định cụ thể cho từng loại dự án xin vay vốn, thực tế là không có một quy trình nào phù hợp với mọi hoàn cảnh, vì vậy đây cũng là một khó khăn. Thứ ba là, tỷ suất “r” dùng trong thẩm định tài chính của dự án mới chỉ mang tính số học, chi nhánh thường lấy chi phí vốn bình quân WACC làm tỷ lệ chiết khấu, tỷ suất này chưa thể hiện được sự thay đổi một cách linh hoạt tương đối với diễn biến lãi vay trong nền kinh tế, chưa thể hiện được những biến động do ảnh hưởng của lạm phát, thị trường… Thứ tư là, việc xác định chính xác nguồn trả nợ của DN là tương đối khó và phức tạp. Thông thường, ta có: Nguồn trả nợ = Lợi nhuận để lại + Khấu hao cơ bản + Nguồn khác. Tuy nhiên, DN có thể chỉ dùng một phần hoặc sử dụng hết toàn bộ lợi nhuận mà sản phẩm do nhà máy tạo để trả nợ. Vì vậy, khi tính nguồn trả nợ của DN, ngân hàng cần xác định một cách rõ ràng với DN là sẽ sử dụng bao nhiêu phần trăm lợi nhuận, bao nhiêu phần trăm khấu hao để lại để trả nợ. Ngoài ra, đối với tài sản cố định dùng trong các dự án, bắt buộc phải sử dụng phương pháp tính khấu hao theo quy định của Bộ tài chính và dùng trả nợ đúng với tỷ lệ vốn tham gia của ngân hàng. Nhưng thực tế là đa số các tài sản mặc dù thời gian khấu hao theo như quy định đã hết nhưng khi kết thúc dự án vẫn được tiếp tục mang sử dụng phục vụ các mục đích khác. Vì vậy việc định giá cũng chưa thực sự chính xác. Về thực hiện quy trình thẩm định: Về mặt quy trình thì công tác thẩm định dự án đầu tư đã được tiến hành ở cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh phòng khách hàng DN còn có phòng quản lý rủi ro tín dụng hoạt động độc lập để quản lý tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện…….xuyên suốt dự án. Tuy nhiên, cần không ngừng hoàn thiện và nâng cao vai trò của công tác này để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao nhất. Thứ hai là, công tác tái thẩm định chưa thực sự phát huy được hết vai trò của mình. Bởi tái thẩm định giúp ngân hàng đánh giá lại một lần nữa về dự án, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng một cách tối đa, tuy nhiên công tác này vẫn mang nặng tính hình thức. Thứ ba là đối với các dự án đầu tư cho vay có tài sản thế chấp và thông thường tài sản thế chấp chính là tài sản hình thành từ vốn vay thì việc định giá chính xác giá tài sản thế chấp là rất khó, việc định kỳ đánh giá tài sản thế chấp chưa được thực hiện đều đặn và hiệu quả đánh giá cũng chưa cao. Phân tích rủi ro để có các biện pháp phòng ngừa tuy đã được đề cập trong tờ trình thẩm định song các dự án chủ yếu được phân tích trong trạng thái tĩnh, chưa đánh giá xem xét được đúng sự biến động của các nhân tố liên quan, điều này làm tăng nguy cơ rủi ro trong công tác cho vay. Vì vậy trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ thẩm định cần liên tục nắm bắt sự thay đổi của các yếu tố trong dự án, thường xuyên xây dựng lại các phương án phòng ngừa rủi ro để có biện pháp quản lý dòng tiền vay một cách thích hợp. Về đội ngũ cán bộ thẩm định: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng hoạt động chưa đồng đều do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, kinh nghiệm làm việc mặc dù chi nhánh đã cố gắng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thẩm định …vì vậy chất lượng thẩm định mỗi nhóm cán bộ vẫn có sự chênh lệch. Thứ hai là, các phương pháp thẩm định tiên tiến liên tục thay đổi, phương pháp cũ vừa được tập huấn xong đã ra đời phương pháp mới, vì vậy cũng gây ra không ít khó khăn cho quá trình tiếp cận các phương pháp một cách đa dạng đối với cán bộ thẩm định. Thứ ba nữa là, ngân hàng cũng còn thiếu nhiều cán bộ thẩm định, đặc biệt là những cán bộ có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin thị trường, dự báo xu thế phát triển của ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà Chi nhánh đang cho vay theo dự án vì vậy công tác thẩm định chưa đạt hiệu quả cao nhất. Về thông tin, trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Thứ nhất, ngân hàng thường tiếp cận các nguồn thông tin về DN và dự án đầu tư rất hạn chế, thông thường chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính và hồ sơ dự án của DN cung cấp. Hiện nay quốc hội và các cơ quan liên quan đang đề xuất đề án công khai, minh bạch các nguồn thông tin, tạo điều kiện cho các đơn vị có nhu cầu tiếp cận một cách dễ dàng. Hy vọng trong thời gian ngắn tới, cán bộ thẩm định sẽ được tiếp cận nguồn thông tin đa chiều, phục vụ tốt hơn cho công tác thẩm định các dự án. Thứ hai, các công nghệ, trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định và quản lý tín dụng vẫn chưa được đầu tư thích đáng, điều này gây khó khăn cho các cán bộ trong quá trình làm việc. Thứ ba, mạng thông tin internet còn chậm và dễ bị lỗi, tốc độ không cao, hạn chế các cá nhân phát huy khả năng thu thập thông tin phục vụ công tác thẩm định. Các máy tính có khả năng nhiễm virut cao nên hiệu quả sử dụng cũng như mức độ bảo mật của hệ thống thông tin Ngân hàng bị giảm sút. 1.3.2.2 Nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất là chính sách đào tạo tại các trường chuyên nghiệp chưa thực sự đi sát với yêu cầu của ngân hàng, đội ngũ nhân viên mới ra trường được tuyển dụng không có nhiều kinh nghiệm làm việc do quá trình đào tạo quá chú trọng vào mặt lý thuyết đã gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng như tiến hành tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ, kèm cặp trong quá trình làm việc…Thứ hai là, phương pháp thẩm định tuy ngày càng được hoàn thiện nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn bởi nhiều biến động ngoài dự kiến của ngân hàng. Ngân hàng đã tăng cường các hình thức quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá thêm về ngân hàng, thu hút thêm nhiều dự án xin vay vốn nhưng do khách hàng chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác cho vay vì vậy hiệu quả của việc thực hiện tài trợ các dự án này còn ở mức khiêm tốn. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất là những biến động không ngừng của nền kinh tế đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác thẩm định. Những biến động này kéo theo sự thay đổi trong các ngành, các lĩnh vực đồng thời cũng làm biến đổi mối quan hệ giữa ngân hàng với các nhóm khách hàng, với các đối tác và tạo ra nhiều thử thách về cạnh tranh cũng như các rủi ro về khả năng nợ xấu, nợ khó đòi, mất vốn… Thứ hai là sự phát triển công nghệ của hệ thống ngân hàng trong nước tuy thời gian gần đây đã có nhiều tiến bộ nhưng so với thế giới chúng ta chúng ta còn thua kém nhiều, do vậy công tác thẩm định chưa bắt kịp được với sự phát triển của thế giới. Thứ ba là các quy hoạch về phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa cụ thể, khoa học, thiếu tính đồng bộ do vậy dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không hợp lý, nơi thiếu nơi thừa nên gây ra nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc đưa ra kết luận thẩm định hiệu quả đối với các dự án cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thứ tư là, các văn bản, nghị định, quy định, quy chế… liên quan đến thẩm định của các cơ quan nhà nước có liên quan ban hành vừa thiếu vừa chồng chéo, hoạt động hỗ trợ của các ngành có liên quan còn yếu, chưa hiệu quả. Vì vậy, cũng gây khó khăn cho công tác thẩm định. Thứ năm là việc dựa trên tinh thần muốn giữ những mối quan hệ tín dụng lâu dài đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống đôi khi cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định cho vay của Chi nhánh. Nói tóm lại, dù là các nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì đều gây ra những khó khăn cho công tác thẩm định của ngân hàng. Việc giải quyết các vướng mắc này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên, mà còn cần sự phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các Bộ, ban, ngành, và các địa phương có liên quan. Chương II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN. Trong năm 2008, thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung có nhiều biến động phức tạp, khó lường, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trong nước gặp nhiều khó khăn. Theo dự báo của các tổ chức như WB, ADB, IMF…thì năm 2009 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế, vì vậy nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN trong nước, trong đó có chủ trương kích cầu thông qua đầu tư, bước đầu đã có những hiệu quả nhất định. Với vai trò là một trong những tổ chức tài chính lớn của tỉnh, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên cũng đang góp sức tích cực vào việc thực hiện các chủ trương của nhà nước. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh doanh của NHCT VN và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, chi nhánh NHCT tinh Thái Nguyên xác định mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh tổng quát của năm 2009 như sau: Thứ nhất, xây dựng chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên trở thành ngân hàng hàng đầu trên địa bàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách giao dịch chuyên nghiệp, phục vụ tốt các đối tượng khách hàng với mục tiêu: “Phát triển an toàn – Hiệu quả - Hiện đại – Tăng trưởng”. Thứ hai là tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán, thẻ…tăng sức cạnh tranh, phát triển thị phần trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bền vững. Thứ ba là chú trọng phát triển mạng lưới hoạt động đến các khu vực đông dân cư nhằm thu hút nguồn tiền gửi cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Riêng đối với công tác tín dụng chất lượng và hiệu quả chỉ có được khi công tác thẩm định dự án đầu tư được nâng cao. Để đạt được điều đó thì công tác thẩm định phải được coi trong, đặt đúng vị trí của nó dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cấp lãnh đạo, có cơ chế quy trình toàn diện và đồng bộ kết hợp quy trình công nghệ tạo thành một tổng thể giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển cũng như điều hành. Trong thời gian tới, để củng cố và phát triển công tác này, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra một số nội dung chính về phương hướng nhiệm vụ cụ thể như sau: Nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động rà soát lại danh mục khách hàng hiện có, đánh giá năng lực tài chính, triển vọng kinh doanh của khách hàng, thực hiện giảm dần dư nợ, tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng đối với những khách hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành. Lựa chọn ưu tiên cho vay đối với khách hàng truyền thống, có uy tín, có tài sản đảm bảo, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng hiện hành, hoạt động trong các lĩnh vực; ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chịu được sự biến động của thị trường, sử dụng nhiều sản phẩm - dịch vụmang lại lợi ích cao cho ngân hàng. Tiếp thị và thu hút các khách hàng mới có hoạt động kinh doanh hiệu quả, chủ động tìm kiếm các dự án tốt, tăng trưởng thị phần tín dụng của chi nhánh trên địa bàn. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng kiểm soát và kế hoạch NHCT VN giao, kiên quyết không được hạ chuẩn tín dụng. Nắm bắt diễn biến lãi suất của các ngân hàng thương mại trên địa bàn để có những điều chỉnh lãi suất cho vay một cách linh hoạt và phù hợp, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch NHCT VN giao, tập trung triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm thấp tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Quản lý chặt chẽ hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản hình thành từ vốn vay. Thường xuyên rà soát, hoàn thiệ hồ sơ , thủ tục pháp lý, tăng cường bổ sung tài sản bảo đảm…đảm bảo tính chủ động và tránh các rủi ro cho chi nhánh. Định kỳ phân loại nợ chính xác, đúng quy định và phân loại khách hàng để có biện pháp xử lý và đối xử. Chấp hành nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ và các quy định của pháp luật. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật thông tin Tổ chức thu thập thông tin, xử lý và quản lý thông tin nhằm cung cấp kịp thời, phục vụ cho công tác thẩm định dự án, đồng thời có kế hoạch báo cáo thông tin cần thiết để tư vấn cho lãnh đạo. Đẩy mạnh việc phân tích tổng hợp các thước đo chỉ tiêu khoa học kỹ thuật, giá thành sản phẩm, tỷ suất hoàn vốn… với một số ngành hay loại hình đầu tư. Thí điểm thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường có nhiệm vụ tập hợp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của dự án thuộc các ngành kinh tế khác nhau. Tiến tới thành lập trung tâm dữ liệu về doanh nghiệp, thông tin kinh tế thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Đầu tư mua sắm sửa chữa trang thiết bị công nghệ hiện đại để thích ứng với xu hướng hội nhập khu vực, quốc tế. Tích cực học tập bằng nhiều hình thức để nâng cao năng lực tác nghiệp của cán bộ đặc biệt trong công tác thẩm định dự án, phương án và khách hàng vay vốn. Chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các loại báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cấp. 2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH Thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên tại chi nhánh, kết hợp với việc xem xét các hồ sơ dự án của Ngân hàng, đọc tài liệu tham khảo, căn cứ vào những đánh giá ở phần trước, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên như sau: 2.2.1 Giải pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin báo cáo về dự án đầu tư Để tránh những đánh giá không chính xác hoặc phiến diện thì cán bộ thẩm định phải có đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan tới dự án và DN thực hiện dự án. Những thông tin này đòi hỏi phải có tính trung thực và có hệ số tin cậy cao. Muốn vậy, công tác thẩm định không thể chỉ sử dụng những thông tin một chiều, nhỏ lẻ mà phải có sự đối chiếu, so sánh từ nhiều nguồn khai thác khác nhau, cụ thể như: Thông tin trực tiếp từ phía khách hàng: Bằng sự khéo léo và linh hoạt trong khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp, cán bộ tín dụng có thể phát hiện được những gian lận mà khách hàng đã cố tình che dấu. Mục đích của cuộc phỏng vấn là nhằm thu được những thông tin sau: Làm rõ hơn mục đích và yêu cầu của vay vốn. Biết rõ hơn khả năng trả nợ uy tín của người xin vay. Thu thập thêm những thông tin về lịch sử phát triển, xu hướng phát triển đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý và vị thế của DN trên thị trường. Giải trình những điểm chưa rõ hoặc những mâu thuẫn có thể còn có trong hồ sơ vay vốn. Để những cuộc phỏng vấn thu được kết quả như mong muốn, cán bộ thẩm định cần chuẩn bị tố các kỹ năng nghiệp vụ như: nghiên cứu kỹ hồ sơ dữ liệu về khách hàng để đưa ra những điểm đặc biệt cần lưu ý. Xây dựng kế hoạch phỏng vấn thật chi tiết và hiệu quả như: Khả năng tạo ra các nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng vốn vay của ngân hàng để trả nợ. Các nguồn thu khác để huy động thay thế nguồn trả nợ cho ngân hàng khi phương án sản xuất kinh doanh gặp nhiều rủi ro. Những khó khăn thuận lợi có thể xảy ra khi tiến hành dự án và biện pháp khắc phục nếu có rủi ro. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần tích cực đi thực tế đến thăm nơi sản xuất của DN để tham quan khảo sát, nắm rõ một cách chắc chắn tình hình, gặp gỡ cán bộ, nhân viên của DN để tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin. Thông tin từ bên ngoài Thông tin từ bên ngoài thường mang tính đa dạng và khách quan sẽ góp phần giúp cho cán bộ thẩm định nhận định một cách chính xác hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn hơn. Các nguồn thông tin từ bên ngoài cần khai thác bao gồm: Các tổ chức tài chính, tín dụng, tiền tệ mà trước đây và hiện tại khách hàng có quan hệ tín dụng, thông qua đó ngân hàng sẽ nắm bắt những thông tin cần thiết cho biết uy tín và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán cũng là một trong các căn cứ khi đánh giá về khách hàng. Phối, kết hợp với các chuyên gia kỹ thuật để biết chính xác về tình trạng máy móc, thiết bị để so sánh, đánh giá, đối chiếu với phần khách hàng đã trình bày. Liên tục cập nhật về các chủ trương chính sách của Nhà nước, của các công ty phân tích thị trường chuyên biệt, mạng Internet … sẽ giúp cán bộ có cái nhìn một cách tổng thể dự án đầu tư và đi đến kết luận về dự án. 2.2.2 Giải pháp về tổ chức điều hành, nhân sự. Liên tục tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn cho cán bộ thẩm định tín dụng, giúp tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và năng lực kinh nghiệm làm việc. Đặt ra những yêu cầu chuyên môn bắt buộc, đòi hỏi đội ngũ này phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có khả năng phân tích tài chính. Kiên quyết điều chuyển những cán bộ không có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, hoặc khả năng kém. Tổ chức, bố trí đội ngũ cán bộ thẩm định một cách hợp lý, tránh sự chồng chéo, đảm bảo chọn lựa sắp xếp các cán bộ có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và có trách nhiệm với công việc này. Trong phân công công tác cũng phải căn cứ vào trình độ kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất. Nên phân công các cán bộ thẩm định phụ trách các khối DN theo ngành nghề, cắt cử cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định. Khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Chi nhánh phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, phức tạp, chi nhánh nên tổ chức cho nhiều cán bộ cùng thẩm định, kết hợp thuê chuyên gia tư vấn về thẩm định để đánh giá chính xác các số liệu tài chính mà doanh nghiệp đưa ra, từ đó có quyết định đúng đắn cho việc tài trợ. Có chính sách ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với các cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và kỷ luật đích đáng hành vi tiêu cực. Phân công cán bộ tín dụng giỏi, có kinh nghiệm kèm cặp hướng dẫn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm từ đó nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên. 2.2.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định Sử dụng phương pháp giá trị hiện tại: Hiện tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên áp dụng khá triệt để phương pháp này trong tất cả các dự án đầu tư. Ngoài ra cán bộ thẩm định còn sử dụng các giá trị khác như IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu…để đánh giá. Các chỉ tiêu này giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Chi nhánh cần hiện đại hóa hơn nữa hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định để việc tính giá trị hiện tại thêm nhanh chóng, kết hợp so sánh với các kết quả tính toán thông thường của cán bộ thẩm định để đưa ra kết luận. Phương pháp phân tích độ nhạy, tính điểm hoà vốn: Phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đố. Vì vậy, chi nhánh cần yêu cầu tất cả các dự án phải được phân tích độ nhạy để ước lượng và quản lý rủi ro. Yêu cầu tối thiểu là phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án để từ đó lập thành bảng so sánh, tiến hành ước lượng xác suất các yếu tố có thể xảy ra, từ đó có những điều chỉnh cần thiết. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu cũng cần phải được quy định rõ ràng và thông thường nên yêu cầu từ 0% đến 20% là hợp lý. Ngoài ra chi nhánh còn phải thực hiện tính điểm hoà vốn cho dự án, chú ý điểm hoà vốn trả nợ, mức giá bán sản phẩm thấp nhất để dự án không bị lỗ…Việc tính toán này nhằm xác định công suất huy động tối thiểu cần thiết để dự án không bị thua lỗ, không mất khả năng thanh toán và cũng là cơ sở cho việc yêu cầu chủ dự án có kế hoạch điều chỉnh công suất, kế hoạch sản xuất thích hợp. Đánh giá kế hoạch trả nợ: Để nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cũng cần tính đến kế hoạch trả nợ của DN, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc với kế hoạch này của DN. Cần đánh giá dự án theo cả quan điểm của người đi vay, người cho vay và hiệu quả kinh tế xã hội tổng quát. Phải phân tích toàn bộ thời gian tồn tại của dự án, đánh giá một cách khách quan. Thẩm định dự án sau khi giải ngân và khi dự án đang hoạt động: Ngân hàng cũng cần liên tục tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thi công, hoạt động của dự án, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng bảo quản tài sản thế chấp...một cách chặt chẽ. Định kỳ phân tích tình hình tài chính dự án từ đó có những yêu cầu, giúp đỡ chủ dự án đề ra phương án thu hồi vốn. Cùng với chủ đầu tư phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự án theo từng giai đoạn để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế 2.2.4 Giải quyết những khúc mắc trong vấn đề tài sản đảm bảo. Khi thực hiện hoạt động cho vay, nếu có tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm thì phải thực hiện một cách nghiêm túc mọi nguyên tắc thủ tục quy trình cho vay, giám sát và thu nợ như trường hợp không có thế chấp. Điều đó giúp ngân hàng có cách xử lý đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất. Vì vậy cán bộ thẩm định cần tập trung vào các điểm sau: Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của người đi vay và phải có đầy đủ giấy tờ thể hiện tính pháp lý đó. Tài sản thế chấp không thuộc đối tượng bị pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, không có tranh chấp hoặc đang không có thế chấp ở một tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng cần phải nắm giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp. Phải kiểm tra chất lượng cũng như khả năng dự trữ lâu dài của các tài sản bảo đảm, căn cứ vào cung cầu của tài sản trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Phải thường xuyên đánh giá lại tài sản để yêu cầu bổ sung thế chấp hoặc điều chỉnh mức cho vay, tránh rủi ro giảm giá tài sản thế chấp khi hết thời hạn cho vay. Tham khảo ý kiến, thuê các chuyên gia tư vấn đánh giá giá trị tài sản tại thời điểm thế chấp. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra các quyết định cho phép thế chấp tài sản. Phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để bảo quản, bảo vệ tài sản, kết hợp với định kỳ lập báo cáo đánh giá tài sản. 2.2.5 Giải pháp về chiến lược khách hàng Thứ nhất, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ với các khách hàng truyền thống. Việc thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và Ngân hàng là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, từ đó ngân hàng có điều kiện tham gia vào các dự án ở giai đoạn tiền khả thi, làm công tác tư vấn đầu tư, giúp DN phân tích các dự án và cũng là cách thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác, đầy đủ. Đây cũng là cơ sở để Ngân hàng thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, tránh rủi ro đạo đức, kế hoạch hoá nguồn vốn của mình đáp ứng nhu cầu tín dụng trung dài hạn. Thứ hai là mở rộng chọn lọc đối với khách hàng mới: Bằng những phương pháp marketing đa dạng, chi nhánh phấn đấu thu hút thêm nhiều khách hàng thuộc khu vực cả quốc doanh và ngoài quốc doanh để cho vay ngắn, trung và dài hạn đồng thời nâng cao hiệu quả xử lý thông tin tín dụng và mở rộng thị phần khách hàng với công ty. Tuy nhiên đối với những khách hàng mới việc thẩm định sẽ khó khăn hơn, tính rủi ro cao hơn nên Ngân hàng cần chú ý, phải chủ động trực tiếp tham gia vào những dự án của DN ngay từ giai đoạn đầu, qua đó nắm rõ hơn dự án, giúp cho việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng và đơn giản hơn. Thứ ba là thực hiện chức năng tư vấn cho khách hàng: Đối với tất cả các loại hình DN thì chi nhánh cũng nên có sự tư vấn để giúp khách hàng lựa chọn được dự án có hiệu quả, loại được những dự án không khả thi. Từ đó Ngân hàng có thể chủ động tìm và khai thác những dự án khả thi để ra quyết định đầu tư cùng hay hỗ trợ thêm nguồn vốn thực hiện dự án… Chi nhánh có thể cung cấp cho khách hàng gói dịch vụ tư vấn như sau: - Tư vấn về lập dự án đầu tư - Tư vấn về thẩm định dự án đầu tư - Tư vấn về quy trình và việc lựa chọn công nghệ của dự án đầu tư - Tư vấn về quy mô sản xuất sản phẩm hàng năm. - Tư vấn về lựa chọn thị trường tiêu thụ cho dự án đầu tư - Tư vấn về quản lý dự án đầu tư 2.2.6 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định dự án đầu tư. Công tác thẩm định diễn ra hết sức phức tạp và khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi mất rất nhiều công sức và thời gian của cán bộ thẩm định. Vì vậy dễ dẫn đến tư tưởng bỏ qua những công đoạn mà cán bộ chủ quan cho rằng “không cần thiết”. Để giảm bớt khối lượng công việc, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi cho cán bộ thẩm định trong việc tính toán các chỉ tiêu nhất thiết phải ứng dụng tin học vào thẩm định. Như đã biết, việc phân tích các chỉ tiêu NPV, IRR hay phân tích độ nhạy của dự án trên thực tế khá phức tạp, số liệu cồng kềnh và độ chính xác không cao, thời gian thực hiện lâu vì các lý do sau: Với mỗi sự thay đổi về công suất của dự án, thông tin đầu vào hay đầu ra đều làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định. Việc tính IRR phải áp dụng phương pháp gần đúng và rất nhiều lần mới đưa ra được kết quả, dẫn tới sai số lớn. Với mỗi thay đổi của tỷ suất “r” sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Trong trường hợp dự án có nhiều yếu tố nhạy cảm, có biên độ thay đổi lớn thì việc tính toán, lựa chọn phương án thích hợp nhất là khá phức tạp. Thay vào đó, nếu đưa toàn bộ các thông tin tổng hợp về DN và dự án đầu tư vào máy tính để ứng dụng các chương trình phần mềm chuyên biệt thì sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát nhất, kết quả nhận được có tính khách quan và hệ số tin cậy cao. Việc tính toán các chỉ tiêu thực chất là quá trình xử lý thông tin. Khi công việc xử lý này được đơn giản hoá thì không chỉ tiết kiệm được thời gian mà còn giảm thiểu được nhiều loại chi phí cho cả ngân hàng và DN. Lượng thời gian và chi phí tiết kiệm được lại giúp ngân hàng quay vòng thực hiện thẩm định các dự án đầu tư khác. Tổ chức quản lý sau thẩm định, đánh giá dự án đầu tư. Sau khâu thẩm định là khâu tái thẩm định, đánh giá lại một lần nữa các kết quả thẩm định để tạo tính khách quan và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng nên thực hiện hai khâu này một cách song song và độc lập tuyệt đối rồi tiến hành so sánh kết quả của hai nhóm thẩm định. Nếu các chỉ tiêu hiệu quả sai lệch trong giới hạn cho phép thì các kết quả này khá chính xác. Đồng thời, cũng cần có những so sánh, đối chiếu với các dự án cùng quy mô, tính chất mà trước đây ngân hàng đã từng thẩm định để đưa ra kết luận. Mặt khác nên thường xuyên kiểm soát quá trình bỏ vốn đầu tư, xem xét vòng luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, nhu cầu đầu tư cho từng giai đoạn, từng hạng mục. Từ đó có biện pháp giải ngân hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn, kết hợp kiểm soát, giám sát chủ đầu tư sử dụng vốn đúng mục đích. 2.2.7 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ. Công việc thẩm định dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng thẩm định và cán bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc tham gia đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cần thiết từ các phòng, ban khác sẽ giúp cho kết quả thẩm định đạt hiệu quả cao hơn. Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định dự án mà cán bộ thẩm định không biết hoặc còn thiếu chắc chắn có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét của các phòng khác. 2.2.8 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác. Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng nhạy bén, không ngừng trau dồi kiến thức, nâng cao nghiệp vụ. Với quãng đường hơn 20 năm hoạt động của chi nhánh NHCT tỉnh Thái nguyên, không phảilà ít nhưng cũng chưa thực sự nhiều, vì vậy học tập, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng thương mại khác là rất cần thiết và cần được chú trọng. Việc học hỏi này có thể được tiến hành thông qua hoạt động cho vay hợp vốn giữa các ngân hàng thương mại. 2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Công thươngViệt Nam. a. Với nhà nước. Nhà nước cần thành lập nhiều hơn nữa các công ty chuyên tư vấn, mua bán thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của các ngân hàng nói riêng và các DN nói chung. Ngoài ra chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hệ thống Tài chính - Ngân hàng theo hướng mềm dẻo - linh hoạt hơn, trao quyền độc lập và tự chủ nhiều hơn nữa cho khu vực này. Đồng thời quy định rõ các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp các công ty cung cấp thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho các bên liên quan. Nhà nước cần kế hoạch hóa đầu tư phát triển cho từng ngành, lĩnh vực một cách đồng đều và thống nhất, tránh xảy ra tình trạng khi thẩm định thì nhu cầu sản phẩm của dự án tại vùng đầu tư ở trạng thái thiếu nhưng trên toàn ngành thì tổng sản phẩm lại dư thừa hay như trường hợp các dự án cùng loại được thực hiện cùng một lúc ở nhiều nơi. Giảm bớt sự “giúp đỡ” với các DNNN: việc nhà nước cho phép các DNNN được vay vốn không cần thế chấp tài sản là hoàn toàn bất hợp lý trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, vì nó tạo ra sự bất cân đối trong việc tiếp xúc nguồn vốn ngân hàng của các DN. Đồng thời cũng cần tổ chức, sắp xếp lại các DNNN, chỉ để tồn tại những DN kinh doanh thực sự có hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hội, kiên quyết loại bỏ những DN yếu kém để tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho các ngân hàng. b. Với ngân hàng nhà nước. Ngân hàng nhà nước đã có những quy định về cho vay một cách cụ thể và cũng đã ban hành một quy trình thẩm định chung. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại căn cứ vào quy trình đó để thực hiện. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn cố tình vi phạm quy chuẩn chung này, vì vậy nên chăng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo chất lượng thẩm định của các đơn vị. Đồng thời ban hành các quy định xử phạt một cách nghiêm khắc hơn nữa để xử lý những đơn vị cố tình vi phạm quy chuẩn chung này. Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về dự án đầu tư; thông báo kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên, chú trọng. Ngân hàng nhà nước cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng như: Trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP), trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Ngoài ra cũng cần hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định cũng như phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định thông qua các hoạt động như: + Tổ chức hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển do mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt. + Tổ chức các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định c.Với ngân hàng công thương Việt Nam. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Công thương Việt Nam nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Tổ chức thường xuyên hiệu quả các buổi hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ, từ đó kinh nghiệm của các cán bộ được nâng lên đáng kể, giúp cho Ngân hàng thành viên hạn chế rủi ro và an toàn hiệu quả vốn đầu tư; nâng cao hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nắm bắt được sự cần thiết của thông tin. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các Ngân hàng thương mại khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh. Đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tiếp cận doanh nghiệp để thẩm định các thông tin từ phía khách hàng, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của Nhà nước, ngành, tăng cường hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể. Tóm lại, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết. Để đạt đựơc mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ phận trong Ngân hàng. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, các ngành các cấp cùng thực hiện thì chất lượng thẩm định dự án sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay củachi nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung. KẾT LUẬN Thời gian qua, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tài trợ có hiệu quả cho nhiều dự án đầu tư, đóng góp vào sự phát triển của các DN nói riêng và trên địa bàn nói chung. Đạt được kết quả đó là có phần quan trọng của công tác thẩm định. Song bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác thẩm định vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định. Sau khi đã nghiên cứu về mặt lý luận và tìm hiểu thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động này tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên theo ý kiến chủ quan của cá nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả các nội dung thuộc công tác thẩm định dự án đầu tư. Trong thời gian thực tập và làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và các anh chị tại chi nhánh Ngân hàng cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn của PGS.TS Từ Quang Phương vì vậy tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp như trên, song do nhận thức còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự phê bình và góp ý của các cán bộ Ngân hàng, các thầy cô giáo và các bạn đọc để luạn văn thêm hoàn thiện. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, khoa Đầu tư. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Lập dự án đầu tư, khoa đầu tư. Nhà xuất bản thống kê. 3. Giáo trình ngân hàng thương mại, khoa Tài chinh – Ngân hàng, trường đại hcọ kinh tế quốc dân. 4. Phân tích và quản lí các dự án đầu tư – Nguyễn Ngọc Mai, NXB Khoa học kỹ thuật. 5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. 6. Hồ sơ dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng. 7. Website Tổng cục thống kê Việt Nam 8.Website Bộ kế hoạch và đầu tư Và các tài liệu tham khảo có liên quan khác NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Từ Quang Phương NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Giáo viên phản biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21377.doc
Tài liệu liên quan