Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện

Trong quá trình kiểm toán, để đảm bảo công tác kiểm toán đạt hiệu quả cao cũng như tuân thủ các nguyên tắc kiểm toán trong và ngoài nước, các KTV của Công ty AASC luôn chú ý đến việc vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán vào trong thực tiễn. Các Chuẩn mực không phải được vận dụng một cách máy móc mà được các KTV nghiên cứu vận dụng một cách phù hợp với thực tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng. Đối với công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán thì chuẩn mực Việt Nam số 400 (VSA 400) “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 (VSA 320) “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 (ISA320), số 400 (ISA 420), Văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 (IAG 29) "Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và tác động của nó đối với phương pháp kiểm toán cơ bản” luôn được các KTV chú trọng hàng đầu. Các khái niệm cũng như các hướng dẫn trong chuẩn mực được KTV coi như kim chỉ nam cho bước đánh giá cũng như đưa ra kết luận của mình. VSA 320 quy định: “khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được để làm tiêu chuẩn phát hiện ra những sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên để đánh giá những sai sót được coi là trọng yếu, KTV còn phải xem xét cả hai mặt định lượng và định tính của sai sót". "KTV cần xem xét mức trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai sót tổng thể của BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và thông tin trình bày trên BCTC".

doc144 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng được một phần mềm kiểm toán hiệu quả trong điều kiện hiện nay đối với AASC là một vấn đề không đơn giản, bởi nó đòi hỏi một sự đầu tư lớn. Hiện nay ở Việt Nam, hầu như chỉ có những Công ty kiểm toán nước ngoài mới có được những phần mềm kiểm toán hoàn chỉnh, phục vụ rất hiệu quả cho công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng và cho cả quá trình kiểm toán nói chung. Do đó, trong điều kiện hiện nay, Công ty AASC có thể triển khai nghiên cứu để đầu tư phát triển phần mềm kiểm toán phù hợp; đồng thời tăng cường liên kết với các tổ chức, Công ty khác để có cơ hội được chuyển giao hoặc mua lại những phần mềm kiểm toán, để chuyên nghiệp hóa công việc kiểm toán của KTV, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. 3.1.6. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các khách hàng là những tập đoàn lớn, các công ty đa quốc gia Cho đến nay, phần lớn khách hàng của AASC là những doanh nghiệp Việt Nam, hoặc doanh nghiệp liên doanh quy mô vừa và nhỏ. Trong tương lai, với định hướng hội nhập kế toán kiểm toán, việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán để tăng uy tín cho công ty là hết sức quan trọng. Cánh cửa hội nhập đang ngày càng mở rộng, theo đó, khách hàng của AASC sẽ không chỉ còn là các doanh nghiệp trong nước mà sẽ mở rộng hơn nữa, trước hết là các chi nhánh tại Việt Nam của các tập đoàn, các công ty đa quốc gia, sau đó là các khách hàng trong khu vực. Do đó, quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro của AASC cần được cải tiến và nâng cao nhiều hơn nữa, để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về một cuộc kiểm toán hiệu quả, chất lượng. Trước mắt, học tập các Công ty kiểm toán lớn, AASC có thể triển khai kế hoạch ký hợp đồng kiểm toán Interim (kiểm toán 2 giai đoạn). Việc kiểm toán Interim có rất nhiều ưu điểm. Phần lớn các doanh nghiệp đều có niên độ kế toán từ 1/1/N đến 31/12/N, do đó mùa kiểm toán sau khi niên độ kế toán kết thúc là rất bận. Nếu cuộc kiểm toán đã được tiến hành thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu vào tháng 10, 11 và giai đoạn cuối sau ngày 31/12 thì khối lượng công việc sẽ được cân bằng hợp lý. Việc lập kế hoạch, đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cùng các công việc khác được thực hiện trước từ giai đầu, đến giai đoạn sau, KTV chỉ cần cập nhật những thông tin thay đổi trong khoảng thời gian từ kiểm toán giai đoạn đầu đến kết thúc năm tài chính. Như vậy sẽ giảm bớt được công việc của KTV vào mùa bận, phân bổ hợp lý về mặt nhân sự, nâng cao hiệu suất của công việc, mặt khác lại đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Khách hàng có quy mô lớn, lại là các tập đoàn xuyên quốc gia, BCTC sẽ được sử dụng rộng rãi. BCTC đã được kiểm toán sẽ là cơ sở quan trọng cho nhiều đối tượng sử dụng để ra các quyết định. Do đó, chất lượng của cuộc kiểm toán cần được chú trọng hơn bao giờ hết, một phần là để giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, mặt khác nhằm tăng uy tín của Công ty. Do vậy, khi thực hiện kiểm toán đối với các công ty tập đoàn, các công ty đa quốc gia, tất cả mọi bước trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán phải được thực hiện chi tiết hơn, đặc biệt là việc đánh giá rủi ro và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho từng khoản mục. Vì công việc này phụ thuộc rất lớn vào xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV, do vậy lựa chọn những KTV giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tiến hành cuộ kiểm toán cũng là một vấn đề đáng quan tâm. 3.1.7. Đánh giá trọng yếu rủi ro đối với khách hàng có quy mô nhỏ: Các khách hàng có quy mô nhỏ thường sẽ không gây ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn xã hội nếu Báo cáo tài chính có sai phạm. Đối với các khách hàng có quy mô nhỏ chi phí và thời gian cho kiểm toán là không lớn. Do đó, các KTV thường không đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán một cách chi tiết. Tuy nhiên, nếu công việc này không được chú trọng lại rất dễ dẫn đến rủi ro đối với Công ty kiểm toán và KTV. Để đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt hiệu quả, KTV và công ty kiểm toán không gặp rủi ro sau những cuộc kiểm toán, KTV Công ty AASC nên tiến hành đánh giá chi tiết hơn trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với khách hàng có quy mô nhỏ. Khi KTV đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cần thể hiện rõ trên giấy tờ làm việc các căn cứ mà KTV dựa vào để đưa ra kết luận. Công việc này tuy sẽ làm tăng chi phí và thời gian kiểm toán nhưng nó sẽ giúp KTV tránh được những sự kiện không mong muốn, giảm thiếu rủi ro kinh doanh đối với Công ty Kiểm toán và KTV, cũng như giúp cho việc soát xét chất lượng cuộc kiểm toán trở nên dễ dàng hơn. Tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với các đơn vị nhỏ là cần thiết và mức độ đảm bảo ý kiến nhận xét của KTV về BCTC là như nhau đối với mọi quy mô của đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên, đối với các khách hàng có quy mô nhỏ, KTV cần chú ý rằng, trong thực tế, ở những doanh nghiệp nhỏ thì nhiều hoạt động kiểm soát sẽ khó thực hiện. Ví dụ như do các doanh nghiệp nhỏ ít nhân viên, nên việc áp dụng nguyên tắc bất kiêm nhiệm sẽ rất khó khăn (trong đơn vị lớn, người làm kiểm soát thường độc lập với người làm kế toán, trong khi đơn vị nhỏ, người làm kế toán có thể kiêm nhiệm công việc kiểm soát đã làm hạn chế vai trò của kiểm soát nội bộ. Trong đơn vị nhỏ, công việc kiểm soát thường được tập trung vào một số ít người). Chính vì thế nên nếu chủ doanh nghiệp hay người quản lý không nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và thực hiện những biện pháp kiểm soát hữu hiệu thì HTKSNB sẽ trở nên rất yếu kém. Thực hiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán, trong bước công việc đánh giá rủi ro kiểm soát (mà thực chất là đánh giá HTKSNB của doanh nghiệp khách hàng qua quá trình tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, và thực hiện thử nghiệm kiểm soát), KTV sẽ phát hiện được những yếu kém của HTKSNB. Tuy không phải mục đích chính của kiểm toán, thế nhưng KTV cần phải thông báo cho đơn vị, thông thường dưới hình thức Thư quản lý. Và với trường hợp công việc kiểm soát nội bộ bị giới hạn bởi việc không phân chia nhiệm vụ, điều này hàm chứa rủi ro kiểm soát ở mức cao thì ý kiến của KTV về báo cáo kiểm toán phải hoàn toàn dựa trên bằng chứng thu thập được từ thử nghiệm cơ bản. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán đối với khách hàng nhỏ thực sự không hề gây mất nhiều thời gian bởi các hệ thống của khách hàng nhỏ thường đơn giản, không quá phức tạp. Do vậy, các bước đánh giá có thể không cần chi tiết như đối với các khách hàng có quy mô lớn nhưng KTV cần đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán ở mức độ nhất định và thể hiện rõ các căn cứ đánh giá của mình trên hồ sơ kiểm toán. Đối với khách hàng có quy mô nhỏ, KTV có thể chỉ cần đánh giá rủi ro kiểm toán cho toàn bộ Báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, KTV có thể đánh giá thêm rủi ro đối với một khoản mục mà theo kinh nghiệm và xét đoán của KTV là quan trọng đối với cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính đó. Khách hàng của AASC rất đa dạng và phong phú, trong đó có những khách hàng lớn nhưng cũng không ít các khách hàng nhỏ. Để giữ vững và nâng cao uy tín của Công ty, chất lượng của cuộc kiểm toán cần được chú trọng từ những khách hàng nhỏ cho đến những khách hàng lớn. Quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của AASC cần được xây dựng và hoàn thiện nhiều hơn nữa, quy trình này được xây dựng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. 3.1.8. Nâng cao kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán và lưu trữ thông tin trên thư viện điện tử Đối với công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nói riêng và đối với cả quá trình kiểm toán nói chung thì việc thu thập các thông tin về khách hàng là hết sức quan trọng. Thông tin thu thập được càng nhiều thì việc đánh giá của KTV sẽ càng thuận tiện và chính xác. Đối với các khách hàng thường niên, thông tin phục vụ cho việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán thường được KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước. Điều này giúp làm giảm thời gian và chi phí thu thập thông tin của KTV. Nhưng nó đòi hỏi chất lượng thông tin cũ phải thật sự chính xác để KTV có thể căn cứ vào đó, tiếp tục cập nhật những thông tin mới trong năm nay. Để có được một hồ sơ kiểm toán chất lượng, công tác soát xét hồ sơ kiểm toán cần phải được tiến hành nghiêm túc ngay từ những bước đầu tiên. Thực tế ở AASC, sau khi nhóm kiểm toán kết thúc cuộc kiểm toán làm việc tại khách hàng, việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán sẽ được tiến hành theo đúng quy định của Công ty (sắp xếp giấy làm việc, đánh tham chiếu,…) và KTV lập Báo cáo kiểm toán. Trước khi Báo cáo kiểm toán được phát hành, toàn bộ hồ sơ kiểm toán sẽ được soát xét bởi các cấp cao hơn (thường là Trưởng phòng và Phó Giám đốc Công ty). Tuy nhiên, vào thời gian mùa vụ kiểm toán, do khối lượng công việc nhiều nên một số hồ sơ kiểm toán không được hoàn chỉnh, còn nhiều thiếu sót. Điều này sẽ gây khó khăn cho các KTV tiến hành cuộc kiểm toán năm sau (khi muốn thu thập thông tin trên hồ sơ kiểm toán năm trước), và sẽ nghiêm trọng hơn nếu khách hàng có vướng mắc gì đối với cơ quan pháp luật về tình hình tài chính, đòi hỏi cần có sự giải thích của công ty kiểm toán đã kiểm toán BCTC. Do đó, tất cả các hồ sơ kiểm toán của Công ty cần phải được hoàn thiện đúng theo quy định. Sau mỗi mùa vụ kiểm toán, Công ty cần tổ chức xem xét lại các hồ sơ kiểm toán trong năm nhằm bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng chương trình, thủ tục kiểm toán đã được quy định tại Công ty. Do đó, công tác giám sát chặt chẽ quá trình kiểm toán, tăng cường hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán đồng thời có kế hoạch tập huấn nâng cao kỹ năng cho các KTV là cần thiết và quan trọng. Đối với các khách hàng mới, hoặc khách hàng có hoạt động mới lạ phức tạp mà KTV chưa có thông tin nào về các vấn đề này, khi đó KTV cần thu thập thông tin từ các chuyên gia, từ công ty kiểm toán khách hàng đó năm trước và từ các nguồn khác. Như vậy, có thể thấy rằng, khối lượng thông tin thu thập đối với mỗi khách hàng là rất lớn. Từ đó, việc sử dụng và lưu trữ một cách khoa học và hiệu quả các tài liệu này là một vấn đề không đơn giản. Bên cạnh đó là cả một lượng thông tin về các quy định mới của Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan đến công việc kiểm toán của các KTV (cập nhật các chuẩn mực kế toán mới, chuẩn mực kiểm toán mới, các thông tư, nghị định…). Việc sắp xếp, phân loại các tài liệu, thông tin trên sao cho hợp lý, thuận tiện cho việc sử dụng của các KTV khi tiến hành công việc là rất quan trọng. Hiện tại, Công ty có một mạng nội bộ (thư viện điện tử) chuyên lưu trữ các văn bản, quy định và các báo cáo kiểm toán của các năm. Tuy nhiên, hiện nay các giấy tờ làm việc của KTV chủ yếu là viết tay và được lưu trong một hồ sơ kiểm toán gốc duy nhất. Điều này gây khó khăn trong việc tra cứu, thu thập thông tin khi tiến hành kiểm toán năm sau( vì giấy tờ làm việc nếu chỉ lưu một hồ sơ gốc duy nhất thì dễ xảy ra rủi ro nếu thất lạc, nhàu nát do sử dụng nhiều, gây mất thời gian khi tìm kiếm thông tin). Ở các Công ty kiểm toán nước ngoài, giấy làm việc của KTV thường được làm trên máy tính và lưu thành hai dạng: dạng bản mềm (soft copy) trong mạng nội bộ và dạng bản cứng (harrd copy) trong hồ sơ kiểm toán. Khi cần dùng thông tin về bất kỳ khách hàng nào, KTV có thể tìm một cách nhanh chóng trên thư viện điện tử hoặc thư viện lưu hồ sơ gốc. Mặt khác, khi không phải trong mùa kiểm toán, thông qua thư viện điện tử (mạng nội bộ), các KTV cũng có thể nghiên cứu trao đổi các tài liệu hữu ích cho công tác kiểm toán và các công tác khác liên quan. Một số Công ty kiểm toán Việt Nam cũng đang áp dụng hình thức này. AASC muốn làm được như vậy thì đòi hỏi Công ty phải trang bị khá đầy đủ máy tính cho các KTV và trợ lý kiểm toán, quy định rõ trách nhiệm của từng cấp nhân viên kiểm toán trong vấn đề thu thập và lưu trữ tài liệu. Công ty cần xây dựng một thư viện điện tử, lưu trữ tất cả những thông tin, tài liệu của toàn Công ty, tạo điều kiện cho việc tra cứu và lấy thông tin một cách nhanh chóng,dễ dàng. Việc xây dựng thư viện điện tử trong mạng nội bộ Công ty cần được toàn thể các nhân viên trong Công ty tham gia và hoàn thiện. Hiện nay, hệ thống các giấy tờ, các tài liệu của AASC đã khá đầy đủ và phong phú. AASC cần phân loại và có nơi bảo quản và lưu trữ riêng. Mặt khác, mạng nội bộ của AASC cũng đã có và cũng đang hoạt động hiệu quả, vì vậy triển khai việc thiết kế và xây dựng một thư viện điện tử cho AASC là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư Vấn Tài Chính Kế Toán và Kiểm toán. Hy vọng rằng các kiến nghị nêu trên có thể góp phần vào việc xây dựng một quy trình chuẩn về đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán tại Công ty AASC. 3.2. Một số đề xuất với Nhà nước và các cơ quan chức năng Thực sự ra đời từ năm 1991, đến nay hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã đi được chặng đường gần 15 năm. Tuy vẫn còn là một lĩnh vực non trẻ nhưng kiểm toán độc lập cũng đã có những sự phát triển đáng ghi nhận. Song song với nó, môi trưòng pháp lý cho kiểm toán độc lập cũng dần từng bước được hoàn thiện. Từ những văn bản pháp quy ban đầu như Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ, một số Quyết định, Thông tư của Bộ Tài Chính như Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/03/1994, Quyết định 43/TC/CĐKT ngày 19/03/1994, Quyết định số 38/2000/QĐ – BTC ngày 4/03/2000, Quyết định số 489/QĐ – BTC, mới đây sự ra đời của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân cho thấy cho môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập hiện nay ở Việt nam đã được hoàn thiện khá đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, có nhiều thuận lợi, tạo điều kiện cho hoạt động kiểm toán phát triển. Đến nay, Bộ tài chính đã ban hành một hệ thống chuẩn mực khá đầy đủ bao gồm 26 chuẩn mực kế toán trong 5 đợt (đợt gần đây nhất là quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 ban hành bốn chuẩn mực kế toán đợt 5)và 37 chuẩn mực kiểm toán trong 7 đợt (đợt gần đây nhất là quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 ban hành bốn chuẩn mực kiểm toán đợt 7). Đặc biệt nhất là Quyết định số 87/2005/ QĐ-BTC ngày 1/12/2005 về việc ban hành chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán kiểm toán cho thấy một sự vận động không ngừng của Nhà nước và các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, để kiểm toán độc lập có được một nền tảng hoạt động thống nhất. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp liên quan tới hoạt động kế toán, kiểm toán của Việt nam chưa thực sự hoàn chỉnh, đồng bộ và vẫn còn thay đổi. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân chưa nắm vững, hiểu rõ và chưa quan tâm thực hiện. Chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán mới được ban hành chưa đồng bộ và còn bất cập so với hệ thống các luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán đã ban hành chưa có đủ thông tư hướng dẫn kịp thời, đầy đủ. Nhìn chung, hệ thống văn bản này chưa tương xứng với thị trường kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý về kế toán, kiểm toán được ban hành có khi lại mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho người thực hiện công tác kế toán, kiểm toán. Theo kinh nghiệm của các Công ty kiểm toán trên thế giới, hoạt động kiểm toán chỉ có thể phát triển nhanh chóng và toàn diện trong một môi trường pháp lý đã đầy đủ bao gồm các quy định mang tính pháp lý về quản lý hoạt động kiểm toán và những quy định mang tính chuẩn mực nghề nghiệp. Do đó, Chính phủ cũng như Bộ Tài Chính Việt Nam cần nhanh chóng cho ra đời Luật kế toán, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý để đảm bảo hoạt động thành lập công ty kiểm toán, quản lý các công ty kiểm toán, hoạt động kiểm toán được quy định rõ ràng, đầy đủ, không có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý và giữa văn bản pháp lý với thực tiễn hoạt động. Bộ Tài Chính cũng nên nhanh chóng soạn thảo và ban hành đầy đủ các Chuẩn mực kế toán và kiểm toán giúp cho các Công ty kiểm toán thuận lợi trong khi tiến hành các hoạt động nghề nghiệp. Việt Nam cũng nên xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo các KTV quốc tế để giúp các công ty kiểm toán nâng cao chất lượng dịch vụ. Việt nam vẫn chưa ban hành được cơ chế kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán nên chất lượng còn tùy thuộc vào chủ quan của các công ty kiểm toán đã gây ra các hình thức cạnh tranh bất lợi cho nghề nghiệp. Bộ Tài chính chưa có chương trình đào tạo KTV , chương trình cập nhật kiến thức hàng năm cho phù hợp theo từng loại cấp độ KTV . Đặc biệt, Việt nam đang trong quá trình hội nhập, mở của và tiếp cận với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh tế rất đa dạng, phức tạp, các hình thức và lĩnh vực đầu tư đang hình thành, đòi hỏi trình độ, kiến thức của KTV phải không ngừng được năng cao và mở rộng. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, cụ thể: - Bộ Tài chính tiếp tục ban hành đầy đủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán . Ban hành các thông tư hướng dẫn chuẩn mực. - Bộ Tài chính sớm xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của KTV và công ty kế toán, kiểm toán - Cần tăng cường vai trò của Hội Kế toán Việt Nam (VAA)và Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) đối với công tác quản lý hoạt động kiểm toán như đã nêu trong trong điều lệ của Hội. Hiện nay, Hội Kế toán Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 76 của IFAC và là thành viên thứ 7 của Hiệp hội Kế toán Đông Nam Á (AFA ). Tuy nhiên kết quả hoạt động của Hội vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của Hội cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập. Hiệp hội Kế toán - kiểm toán Việt Nam phải trở thành hạt nhân liên kết, hợp tác các công ty kiểm toán để nhân sức mạnh của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Để tạo điểu kiện hội nhập trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, các Hiệp hội nghề nghiệp cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng KTV ,củng cố hoạt động của các hiệp hội, tổ chức kế toán kiểm toán. Bộ Tài chính nên xem xét việc chuyển giao một số chức năng quản lý hoạt động nghề nghiệp kiểm toán cho VAA và VACPA như: - Tổ chức thi tuyển, cấp chứng chỉ hành nghề cho KTV ; Tổ chức bồi dưỡng nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; cập nhật kiến thức cho KTV , kế toán viên hành nghề. - Quản lý thống nhất và chặt chẽ danh sách KTV hành nghề, danh sách Công ty kiểm toán và hoạt động nghề nghiệp của KTV . - Thực hiện kiểm tra tuân thủ phát luật về kế toán, kiểm toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong các Công ty Kiểm toán; kiểm soát đạo đức hành nghề KTV . Từ đó tự bản thân các Hiệp hội cần thực hiện những công việc để đạt được mục tiêu, đó là : - Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương thức đào tạo và quản lý đào tạo - Đổi mới chương trình đào tạo bồi dưỡng kế toán, KTV trong các trường đại học, nâng cao chất lượng thi tuyển KTV , hợp tác với các tổ chức quốc tế để đào tạo và thi tuyển KTV Việt Nam đạt trình độ quốc tế. - Tăng cường chức năng, năng lực Hội nghề nghiệp (VAA và VACPA) tiến tới thành lập chi hội kiểm toán để các công ty kiểm tra giám sát lẫn nhau về chất lượng kiểm toán và thực hiện quy chế về đạo đức nghề nghiệp. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chuẩn bị cho sự hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ mình cung cấp. Lập kế hoạch một cách khoa học và hiệu quả thực sự là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của cuộc kiểm toán. Trong đó công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán là phần việc quan trọng và chiếm nhiều thời gian, công sức nhất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nếu được xây dựng thành một quy trình chuẩn hóa, khoa học và được tiến hành một cách hợp lý, hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, từ đó tạo niềm tin vững mạnh cho AASC nói riêng và các Công ty kiểm toán Việt Nam nói chung trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán (chủ yếu trong giai đoạn lập kế hoạch) của AASC, dựa trên cơ sở lý luận được trang bị trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em đã xin đề xuất một vài kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC áp dụng tại Công ty AASC. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa của các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty để em có những hiểu biết sâu sắc hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Ngô Trí Tuệ và cùng toàn thể các anh chị trong Công ty AASC đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thu Hảo DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens, James K. Loebbecke, “Auditing”, Prentice Hall, USA, 2000. 2. Bộ Tài Chính, “Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm toán Việt Nam”, NXBTài Chính, Hà Nội,2004. 3. Hồng Thái, “Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002. 4. Hội đồng ban chỉ đạo biên soạn từ điển Bách Khoa Việt Nam, “Từ điển Bách Khoa Việt Nam”, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, 2003. 5. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh, “Kiểm toán tài chính”, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2001. 6. GS. TS. Nguyễn Quang Quynh, “ Lý thuyết kiểm toán”, NXB Tài chính,Hà Nội, 2003. 7. Kiểm toán Nhà nước, “Các chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin của INTOSAI và ATOSAI - Dự án GTZ”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004. 8. Kiểm toán Nhà nước, “cẩm nang KTV Nhà nước”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000 9. Larry F.Kontath - Auditing: A risk analysis approach, Ohio Western College, Publishing, 2002 10. Như Ý, “Từ điển Tiếng việt thông dụng”, NXB Giáo dục, 2002. 11. PGS.TS. Vương Đình Huệ, “Giáo trình Kiểm toán”, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2001. 12. TS. Vũ Hữu Đức, ThS. Võ Anh Dũng, “Kiểm toán”, Thống Kê, Hà Nội, 2004. 13. VACO, “Những chuẩn mực và nguyên tắc kiểm toán”, NXB Tài chính, Hà Nội,1992. 14. W.Robbert Knechenl - Auditing: assurance and risk, Ohio South Western Colledge, 2001 15. Tạp chí kiểm toán. 16. Luận văn K43. PHô lôc Phụ lục 1: Hợp đồng kiểm toán Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) 01-Lê Phụng Hiểu- Hà nội Tel: 8 241 991 - Fax: 8 253 973 cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /HĐKT/TC Hà nội, ngày tháng năm 2006 HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN V/v: Cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty TNHH ABC Căn cứ theo Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Căn cứ theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Căn cứ theo Thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán. Căn cứ yêu cầu kiểm toán Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty TNHH ABC. Đại diện Bên A : Công ty TNHH ABC Ông :Hisao Abe Chức vụ :Tổng Giám đốc Địa chỉ : Xã Đông Ngạc - Huyện Từ Liêm Điện thoại : (04) 8585678/ (04) 8585680 Fax : (04) 8585681 Mã số thuế :0200354158 Đại diện Bên B :Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Ông :Ngô Đức Đoàn Chức vụ :Giám đốc Địa chỉ :Số 01 Lê Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại :04.8241990 - 04.8241991 Fax :04.8.253.973 Tài khoản :00111001415059 - Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Mã số thuế :0100111105-1 Sau khi thoả thuận, hai bên nhất trí ký hợp đồng này gồm các điều khoản sau: Điều I. Nội dung dịch vụ Bên B sẽ cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính giai đoạn 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty TNHH ABC. Điều II. Luật định và chuẩn mực Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư số 64 /2004/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam). Các chuẩn mực này đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 01/01/2005 đến 31/12/2005 không còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong Báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể Báo cáo tài chính. Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán trong việc phát hiện sai sót. Điều III. Trách nhiệm và quyền hạn của các bên III/1.Trách nhiệm của Bên A Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán bao gồm chứng từ, sổ kế toán và các tài liệu liên quan khác; Báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được Bên A ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấp cho Bên B. Việc lập Báo cáo tài chính và công bố các thông tin khác là trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm này đòi hỏi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ phải thích đáng, sự lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán và việc đảm bảo an toàn cho các tài sản của đơn vị. Bên B có thể yêu cầu Bên A xác nhận bằng văn bản sự đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Bên B; Cử nhân viên của Bên A tham gia, phối hợp với Bên B để giải thích hoặc cung cấp những thông tin tài chính, kế toán và các thông tin liên quan khi có yêu cầu của bên B; Bố trí địa điểm làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của bên B được cử đến để thực hiện các nội dung đã ghi trong hợp đồng; Thanh toán đúng hạn cho Bên B số phí kiểm toán như đã thoả thuận tại Điều V của hợp đồng này. III/2.Trách nhiệm của Bên B Bên B bảo đảm tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành (như Điều II) Xây dựng và thông báo cho Bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán.Thực hiện kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật. Cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán. Lập và gửi báo cáo kiểm toán cho Bên A như thoả thuận. Tôn trọng bí mật về thông tin số liệu thu được trong quá trình kiểm toán, không được cung cấp thông tin cho bên thứ 3 khi không có sự uỷ quyền hay cho phép của Bên A. Điều IV. Báo cáo kiểm toán Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A : Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính cho giai đoạn 01/01/2005 đến 31/12/2005 của Công ty TNHH ABC Thư quản lý (nếu có) đề cập đến những thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của Kiểm toán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) được lập gồm 08 bộ bằng tiếng Việt và 08 bộ bằng tiếng Anh; Bên A giữ 06 bộ tiếng Việt, 06 bộ tiếng Anh; Bên B giữ 02 bộ tiếng Việt, 02 bộ tiếng Anh. Điều V. Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Phí dịch vụ là: .................... (Chưa bao gồm thuế GTGT 10%). (Bằng chữ: .................................................) Bên A sẽ thanh toán cho Bên B phí dịch vụ kiểm toán như sau: 50% ngay sau khi Bên B triển khai thực hiện Hợp đồng. 50% khi Bên B giao cho Bên A Báo cáo kiểm toán. Phí này được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản số 0011001415059 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Điều VI. Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi, tìm cách giải quyết thích hợp. Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trên đây. Trong trường hợp hai bên không tự giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các qui định pháp luật hiện hành của Việt nam. Điều VII. Hiệu lực và ngôn ngữ Hợp đồng này được lập thành 05 bản ( gồm tiếng Việt và tiếng Anh) có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng dấu của 2 bên. Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 03 bản. Hợp đồng này có giá trị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng hoặc hai bên cùng thống nhất huỷ bỏ hợp đồng. Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán - AASC Công ty TNHH ABC Giám đốc Tổng Giám đốc Phụ lục 2 : Chương trình kiểm toán khoản mục phải thu của Công ty ABC AASC Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty ABC Niên độ kế toán: 1/1/2005-31/12/2005 Tham chiếu: Khoản mục: CÁC KHOẢN PHẢI THU Mục tiêu - Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu khách hàng đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ và đúng niên độ. (Tính đầy đủ) - mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản phải thu đảm bảo tuân thủ nguyên tắc ghi nhận (Tính có thật) - Các khoản phải thu phải được phản ánh vào sổ sách kế toán đúng với giá trị thật của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm. - Số liệu trên các tài khoản phải thu phải được tính toán đúng đắn và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính (Tính chính xác) - Việc đánh giá các khoản phải thu trên báo cáo tài chính là gần đúng với giá trị có thể thu hồi được: tức là các khoản phải thu phải được công bố theo giá trị có thể thu hồi được thông qua sự phân tích về dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi. - Đối với các khoản tiền là ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền hạch toán theo tỷ giá quy định (Tính đánh giá) - Các nghiệp vụ phát sinh phải được hạch toán đúng đối tượng, đúng tài khoản kế toán - Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán (Trình bày và khai báo) Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp 1.1. Lập trang số liệu kế toán tổng hợp. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết các khoản công nợ (theo cả nguyên tệ và đồng tiền hạch toán) bao gồm số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Thực hiện đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết công nợ với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và Báo cáo tài chính. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư chi tiết cuối kỳ năm trước. Kiểm tra trình bày các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. 1.2. Phân tích sự biến động số dư cuối kỳ các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích biến động (chênh lệch) bất thường (nếu có). 1.3. Thu thập bảng phân tích tuổi nợ. Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng trên tổng số dư các khoản phải thu. Đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và so sánh với các qui định của Nhà nước về việc lập dự phòng nợ khó đòi. 1.4 So sánh tỷ lệ nợ phải thu khách hàng trên tổng doanh thu của năm nay so với năm trước, nếu có biến động lớn thì trao đổi với khách hàng về nguyên nhân của sự biến động này (sự thay đổi trong chính sách bán hàng, khả năng thanh toán của khách hàng...). Kiểm tra chi tiết 2.1. Xem sổ kế toán tổng hợp để tìm ra các giao dịch bất thường (đối ứng bất thường, nội dung bất thường...). Kiểm tra chứng từ và giải thích nội dung của các giao dịch này, chỉ ra những điểm bất hợp lý và ảnh hưởng của nó. 2.2 Đánh giá sự hợp lý của số dư của các khoản phải thu: Kiểm tra danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không có những điểm bất thường (số dư lớn bất thường, dư có, phân loại không hợp lý để lẫn các nội dung khác như : phải thu nội bộ, phải thu nhân viên...). Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có. Thu thập các hợp đồng hoặc thỏa thuận bán hàng để kiểm tra tính hợp lý của các số dư này và đảm bảo rằng không có khoản nào đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu mà chưa được ghi nhận. Kiểm tra một số số dư lớn có giá trị .... đối chiếu với các hợp đồng, thỏa thuận bán hàng để xác định sự hợp lý của các số dư này. Kiểm tra việc tính toán và ghi nhận các khoản lãi chậm trả (nếu có) , đối chiếu sang phần kiểm toán thu hoạt động tài chính. Đối chiếu số dư chi tiết với thông tin trên các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ (nếu có); Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên hoặc các khách hàng có số dư vượt quá .... (theo số tiền), có tuổi nợ vượt quá ... (theo tuổi nợ). Tóm tắt các kết quả xác nhận: + Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. + Xem xét các khoản chênh lệch với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích. + Đối với trường hợp không trả lời thực hiện thủ tục kiểm tra việc thanh toán sau ngày khoá sổ hoặc việc ký nhận mua hàng trên hoá đơn, báo cáo xuất kho hàng bán của bộ phận bán hàng, báo cáo hàng ra của bộ phận bảo vệ (nếu có)... 2.3. Kiểm tra chọn mẫu các đối tượng ... (phát sinh lớn, bất thường, số dư lớn...), kiểm tra các định khoản trên sổ kế toán chi tiết và đối chiếu với các chứng từ kế toán để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận chính xác. 2.4. Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khoản phải thu. Kiểm tra các giao dịch đến ngày ..... năm tiếp theo để đảm bảo không có giao dịch nào cần phải ghi nhận trong năm nay mà chưa được ghi nhận. 2.5. Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ Kiểm tra sự hợp lý và nhất quán trong việc áp dụng tỷ giá khi hạch toán các khoản công nợ. Kiểm tra việc đánh giá lại số dư các khoản công nợ có gốc ngoại tệ. Xác định chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư. 2.6. Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập có phù hợp với qui định hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng. Tìm kiếm các khoản công nợ đủ điều kiện lập dự phòng (số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán...) nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với khách hàng về biện pháp sử lý . Kiểm tra căn cứ để xóa nợ các khoản nợ đã xóa trong năm và đối chiếu với Tài khoản 004. Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ. Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản công nợ. Lưu ý : chỉ ra chênh lệch giữa số dư TK 139 theo kế toán thuế và kế toán tài chính (nếu có) 3. Kết luận: 3.1. Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập lại thuyết minh sau điều chỉnh 3.2. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện. 3.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán Phụ lục 3: Chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho Công ty XYZ AASC Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty XYZ Niên độ kế toán: 1/1/2005-31/12/2005 Tham chiếu: Khoản mục: HÀNG TỒN KHO Mục tiêu - Hàng tồn kho được hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp ( tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu) - Giá trị của hàng tồn kho được tính chính xác, dựa theo phương pháp được chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán ( FIFO –nhập trước xuất trước, PUMP – giá bình quân gia quyền, LIFO – Nhập sau xuất trước) (tính chính xác) - Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác ( tính đầy đủ, tính hiện hữu) - Giá trị của hàng tồn kho được xác minh; các khoản dự phòng giảm giá cần thiết được hạch toán ( giá trị, cách trình bày) Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện 1. Tổng quát Thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng: phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kê khai thường xuyên, kiểm kê thực tế) và xác định giá hàng tồn kho (như giá đích danh, LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính. 2. Thủ tục phân tích 2.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có). 2.2. So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có). 2.3. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến 2.4 - So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm , tìm ra những biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân. 3. Kiểm tra chi tiết Nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm và hàng hoá 3.1. Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và nếu thời điểm được chỉ định làm kiểm toán trước thời điểm khoá sổ). 3.1.1. Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho hay không 3.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn 3.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng, chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc hàng thừa. 3.1.4. Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho (hàng giữ hộ người khácẶ) đã được loại ra trong quá trình kiểm kê, được cộng và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bị loại ra. 3.1.5. Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ, gửi thư xác nhận bên gửi hàng hoặc giữ hàng về số lượng chất lượng. 3.1.6 Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê. 3.2. Trường hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ : 3.2.1 Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện ...) 3.2.2 Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận được. 3.2.3 Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể). 3.3. Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn và Biên bản kiểm kê) và thực hiện các công việc đối chiếu số dư của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê. 3.4 Kiểm tra các phát hiện trong kiểm kê đã được khách hàng xử lý hay chưa và có hợp lý hay không ? Trong trường hợp chưa được xử lý thì cần phải xử lý như thế nào? 3.5. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thường của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thường này. Kiểm tra chọn mẫu ....... nghiệp vụ nhập xuất kho để đảm bảo rằng qui định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng tồn kho được thực hiện trên thực tế (đảm bảo nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm). Các phiếu nhập phiếu xuất có đầy đủ nội dung qui định và chữ ký của những người có liên quan và phù hợp với chứng từ gốc đi kèm (hóa đơn mua hàng, lệnh xuất kho...) 3.7 Chọn ...... nghiệp vụ nhập, xuất kho trước và sau ngày khóa sổ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ. 3.8. Kiểm tra phương pháp tính giá 3.8.1 Xem xét phương pháp xác định giá trị hàng nhập kho (nguyên tắc phân bổ các loại chi phí mua hàng). 3.8.2 Kiểm tra phương pháp tính giá hàng tồn kho có được áp dụng đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm và năm trước hay không ? Trường hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trước cần chỉ ra ảnh hưởng của sự thay đổi này và lý do của sự thay đổi. 3.8.3 Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá mua hàng tồn kho và giá bán hàng tồn kho tính đến thời điểm thực hiện kiểm toán. Trường hợp có sự giảm giá hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho thuộc loại hàng thực tế có những biến động đáng kể từ thời điểm khóa sổ kế toán cần thu thập thêm bằng chứng (hóa đơn mua hàng, thông tin về giá trên các phương tiện thông tin đại chúng...) đồng thời đối chiếu với số dự phòng đã được trích lập. 3.8.4 Thu thập và kiểm tra chênh lệch giá trị hàng tồn kho với các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho khác nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước theo qui định của chuẩn mực kế toán. 3.9 Chọn mẫu các khoản mục hàng tồn kho quan trọng thực hiện đối chiếu giữa thẻ kho, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, biên bản kiểm kê và các tài liệu liên quan khác (nếu có). 3.10 Kiểm tra phiếu nhập kho đầu năm sau đối với hàng mua đang đi đường để đảm bảo rằng giá trị và số lượng ghi sổ cuối năm là hợp lý 3.11 Thu thập phiếu xuất, biên bản giao nhận, thỏa thuận hoặc hợp đồng đại lý có liên quan đến hàng gửi bán tại thời điểm cuối năm. Kiểm tra việc quyết toán các lô hàng này trong đầu năm tiếp theo để đảm bảo rằng việc ghi nhận hàng gửi đi bán là hợp lý. 3.12 Kiểm tra việc phân loại và trình bày hàng tồn kho trên BCTC. 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4.1 Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4.2 Kiểm tra mức độ hợp lý của việc lập dự phòng - Kiểm tra cơ sở của việc trích lập dự phòng (tính toán lại một số khoản). - Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trên thị trường tại thời điểm cuối niên độ kế toán, có xem xét đến đơn giá sau ngày khoá sổ kế toán nếu cấn thiết (thực hiện kết hợp với bước 3.8.3) 4.3 Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng 4.4 Tìm kiếm các hàng tồn kho đủ điều kiện lập dự phòng nhưng chưa ghi nhận. Trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý . 5. Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có được bằng chứng hàng tồn kho được đem ra thế chấp, hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. 6. Kết luận 6.1 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 6.3 Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán Phụ lục 4: Chương trình kiểm toán khoản mục chi phí XDCB dở dang của Công ty XYZ AASC Chương trình kiểm toán Tên khách hàng : Công ty XYZ Niên độ kế toán: 1/1/2005-31/12/2005 Tham chiếu: Khoản mục: CHI PHÍ XDCB DỞ DANG Mục tiêu - Hoạt động xây dựng cơ bản dở dang là có thật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp và được hạch toán chính xác. - Tất cả các yếu tố tương ứng với xây dựng cơ bản dở dang và chưa được đưa vào sử dụng. Thủ tục kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện I. Thủ tục phân tích So sánh và tìm hiểu sự biến động số dư cuối kỳ này với kỳ trước, với kế hoạch đầu tư, trao đổi với khách hàng về biến động bất thường. So sánh giá trị các khoản đầu tư với dự toán hoặc kế hoạch đầu tư để phát hiện các khoản tăng đột biến và tìm hiểu nguyên nhân. Xem xét tiến độ thực hiện đầu tư và dự kiến ban đầu. Trao đổi với khách hàng nguyên nhân của việc kéo dài thời gian đầu tư. II. Kiểm toán chi tiết Lập bảng chi tiết các công trình XDCB dở dang thể hiện: số dư đầu kỳ, phát sinh tăng giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ, đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC tại thời điểm cuối kỳ kế toán. Đối chiếu số dư chi tiết đầu kỳ với số dư cuối kỳ trước. Lập bảng kê các Hợp đồng XDCB (mua sắm, sửa chữa lớn) đã ký và thực hiện có liên quan đến kỳ kế toán, các nội dung chủ yếu của Hợp đồng. Lập bảng tổng hợp số phát sinh theo đối ứng tài khoản để phát hiện ra các nghiệp vụ kinh tế bất thường. Kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ kinh tế bất thường. Chọn mẫu các công trình XDCB, khoản mua sắm, sửa chữa lớn có phát sinh lớn, bất thường, kiểm tra nội dung chứng từ và hạch toán: - Đảm bảo rằng chi phí xây dựng cơ bản dở dang được tập hợp trong kỳ và vốn đầu tư đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Đối với chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Phải có dự toán, quyết định phê duyệt dự toán, quyết định phê duyệt quyết toán, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng kinh tế, phiếu xuất vật tư hoặc các chứng từ gốc khác chứng minh chi phí đã thực tế phát sinh phục vụ cho công trình Đối với mua sắm TSCĐ: Phải có dự toán, quyết định phê duyệt dự toán (TS giá trị lớn), hoá đơn TC, Hợp đồng kinh tế, thanh lý HĐKT, Biên bản giao nhận tài sản... Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ: Phải có quyết định của BGĐ quyết định sửa chữa tài sản, các chứng từ gốc chứng minh chi phí sửa chữa thực tế đã phát sinh Các thủ tục của công trình XDCB hoàn thành trong kỳ quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng: Quyết định của các cấp có thẩm quyền, Quyết toán công trình, (Dự toán công trình, thiết kế, Biên bản bàn giao công trình, ....) Các thủ tục để kết chuyển chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí trong kỳ: Biên bản nghiệm thu, quyết toán sửa chữa.... các biên bản phê duyệt quyết toán sửa chữa lớn của các cấp có thẩm quyền 4. Tìm kiếm các khoản chi phí đầu tư XD đã đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ hay chi phí mà chưa được ghi nhận trong kỳ: Quan sát tiến độ hoàn thành các công trình XDCB để xem các công trình này đã hoàn thành chưa và đã được ghi nhận là TS hay chi phí chưa ? Đối với chi phí cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ đã hoàn thành thì đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay chưa? 5. Thu thập và kiểm tra thuế nhà thầu phải nộp dựa trên các thông tin về hợp đồng giao thầu và các qui định có liên quan. Lưu ý: Trường hợp quyết toán được duyệt nhỏ hơn chi phí đã tập hợp được nếu số dư vẫn còn trên TK 241 thì phải tìm rõ nguyên nhân tại sao và có biện pháp xử lý III. Kết luận Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện. 3. Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán môc lôc Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36411.doc
Tài liệu liên quan