Luận văn Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm Báo cáo toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện

Trong nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hoá, dịch vụ kiểm toán càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Tuy chỉ thực sự xuất hiện và phát triển trong 15 năm qua, hoạt động kiểm toán đã liên tục đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Hơn nữa, hiện nay các Công ty kiểm toán đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế và sự cạnh tranh của các Công ty nước ngoài, các Công ty kiểm toán Việt Nam phải chú ý hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Với mục đích đó, các Công ty kiểm toán đã tập trung xây dựng và hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích để nâng cao hiệu quả kiểm toán. Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, đồng thời mô tả và phân tích thực trạng thực hiện thủ tục phân tích tại CPA VIETNAM. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. Song, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức thực tế của bản thân, Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng các anh chị kiểm toán viên tại Công ty CPA VIETNAM để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ths, Nguyễn Hồng Thuý và các anh chị tại Công ty CPA VIETNAM đã giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

doc110 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm Báo cáo toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 18.438.704.245 27.88% Hàng tồn kho 107.639.672.809 92.627.079.096 -15.012.593.713 -13.95% (1) Tài sản lưu động khác 4.757.382.963 2.825.423.024 -1.931.959.939 -40.61% (2) TSCĐ hữu hình 18.745.137.889 17.156.015.221 -1.589.122.668 -8.48% (3) Đầu tư tài chính dài hạn 28.964.023.861 28.967.767.112 3.743.251 0.01% Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.731.977.565 1.616.497.441 -115.480.124 -6.67% Các khoản ký cược ký quĩ dài hạn 60.000.000 60.450.000 450.000 0.75% Tổng tài sản 231.105.172.216 231.568.983.327 463.811.111 0.20% Nợ ngắn hạn 122.144.128.268 120.853.185.691 -1.290.942.577 -1.06% (4) Nợ dài hạn 14.565.545.207 14.020.789.680 -544.755.527 -3.74% Tổng công nợ 1.802.922.996 2.055.392.761 252.469.765 14.00% Nguồn vốn chủ sở hữu 92.592.575.746 94.639.615.195 2.047.039.449 2.21% Tổng nguồn vốn 231.105.172.216 231.568.983.327 463.811.111 0.20% Bảng số 2.12: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CPAVN CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Khách hàng : Công ty XYZ Tham chiếu : 1610 Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06 Người soát xét : NPH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (Tại ngày 31/12/2005) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch (VNĐ) Chênh lệch (%) Ghi chú Doanh thu thuần 253.704.921.420 260.019.868.768 6.314.947.348 2.49% (1) Các khoản giảm trừ 2.347.254.963 7.402.685.355 5.055.430.392 215.38% Doanh thu thuần 251.357.666.457 252.617.183.413 1.259.516.957 0.50% Giá vốn hàng bán 216.482.755.654 225.852.194.051 9.369.438.397 4.33% Lợi nhuận gộp 34.874.910.803 26.764.989.363 -8.109.921.440 -23.25% Chi phí bán hàng 5.600.251.246 8.915.274.781 3.315.023.535 59.19% (2) Chi phí quản lý DN 14.545.872.216 6.485.692.416 -8.060.179.801 -55.41% (3) Lợi nhuận thuần hoạt động sản xuất kinh doanh 14.693.787.341 11.364.022.167 -3.329.765.174 -22.66% Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính -742.105.967 -5.686.178.917 -4.944.072.951 666.22% (4) Lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường 82.979.248 90.562.763 7.583.515 9.14% Tổng lợi nhuận trước thuế 14.034.660.622 6.933.250.523 -7.101.410.099 -50.6% Thuế TNDN 3.929.704.974 -1.941.310.146 -1.988.394.828 -50.6% Lợi nhuận sau thuế 10.104.955.648 -4.991.940.377 -5.113.015.271 -50.6% Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán Phân tích kết quả từ Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán (1) Khoản mục hàng tồn kho giảm 15 tỷ, trong đó nguyên vật liệu giảm 5,5 tỷ, công cụ dụng cụ giảm 2,3 tỷ, thành phẩm giảm 7,2 tỷ. Kế toán giải thích là: - Vào thời điểm cuối năm, Công ty xuất nguyên vật liệu để xuất khẩu sang Malaysia - Thành phẩm tồn kho giảm do Công ty mới mua một lô hàng trước kế hoạch 2 tháng vào thời điểm cuối năm - Ngoài ra, hàng tồn kho giảm cũng do một phần vì Công ty đang gặp khó khăn về vốn nên thu hẹp bớt hoạt động sản xuất một số sản phẩm không có tiềm năng trên thị trường. (2) Tài sản lưu động khác giảm 1,9 tỷ (40,61%), chủ yếu do giảm chi phí chờ phân bổ (3) Tài sản cố định giảm 1,6 tỷ (8,48%), do thanh lý một số tài sản cố định trong năm (4) Nợ ngắn hạn giảm 1,3 tỷ (1,06%), do thanh toán một số khoản nợ dài hạn nhằm tạo ra uy tín đối với những nhà đầu tư, tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho kế hoạch kinh doanh tới. - Phân tích từ Bảng phân tích Bảng phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (1) Doanh thu thuần năm nay tăng lên 6,3 tỷ (2,49%) so với năm trước chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên đáng kể, điều này là một dấu hiệu nghi ngờ đối với kiểm toán viên về việc ghi giảm doanh thu tiêu thụ. Tuy nhiên, trong năm Công ty đã tập trung thực hiện chiết khấu hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, chế độ tặng quà và chăm sóc khách hàng mua để thu hút khách hàng (2) Chi phí bán hàng năm 2005 tăng nhiều so với năm 2004 cho khả năng xáy ra sai phạm cao ở khoản mục này, kiểm toán viên cần tập trung kiểm tra cho các khoản này (3) Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 8,06 tỷ (55,41%) là một dấu hiệu tốt nhưng con số này lại giảm quá lớn, không bình thường đòi hỏi kiểm toán viên phải xem xét, kiểm tra. - Thực hiện phân tích ở mức độ cao Bảng số 2.13: Bảng phân tích tỷ suất CPAVIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610 Niên độ kế toán : 31/12/2005 Người thực hiện : NDT Nội dung : Thủ tục phân tích sơ bộ Ngày thực hiện : 28/02/06 Người soát xét : NPH 1. Khả năng thanh toán Năm 2004 Năm 2005 Tỷ suất khả năng thanh toán hiện thời 2.97 3.04 Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh 1.49 1.52 2. Khả năng hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho 2.14 2.26 Thời gian thu hồi nợ 109 297 3. Khả năng sinh lời Tỷ lệ lãi gộp 13.87% 10.6% Tỷ lệ lãi thuần 5.5% 2.67% - Xác định rủi ro kiểm toán Bảng số 2.14: Xác định rủi ro chi tiết STT Các tài khoản bị ảnh hưởng Rủi ro chi tiết được xác định 1 Doanh thu Doanh thu có thể bị ghi thiếu 2 Giá vốn hàng bán Giá vốn có thể bị ghi thiếu 3 Khoản phải thu Khoản phải thu có thể bị ghi thừa 2.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện Bước 1: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần kiểm tra Trong trường hợp này, nhận thấy giá vốn hàng bán là một trong những tài khoản chứa đựng sai sót ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính, kiểm toán viên áp dụng chương trình kiểm toán chung đã được qui định với các thủ tục phân tích đối với khoản mục giá vốn hàng bán. Bảng số 2.15: Các thủ tục kiểm toán Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu 1 - Thu thập bảng tổng hợp giá thành (giá vốn hàng bán) theo tháng và theo sản phẩm (phân xưởng) 2 - Tính giá thành đơn vị sản phẩm trung bình tháng (Tổng giá trị/ Tổng số sản phẩm). Tính số ước tính cho các tháng để so sánh 3 - Sử dụng Threshold để xem xét số chênh lệch giứa số ước tính và số ghi sổ. Kiểm tra và phân tích thêm nếu số chênh lệch là trọng yếu Bước 2: Xác định số ước tính Sau khi thu thập thông tin cần thiết về giá vốn hàng bán kiểm toán viên tiến hành ước tính chi phí của Công ty XYZ như sau: Bảng số 2.16: Uớc tính chi phí của kiểm toán viên STT Chỉ tiêu Ước tính của kiểm toán viên Thực tế sản xuất Chênh lệch Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối (%) 1 Chi phí NVL trực tiếp 204.338 185.801 18.537 9,1 2 Chi phí NC trực tiếp 9.562 90.085 477 5 3 Chi phí KH TSCĐ 3.206 3.206 6 1,8 4 Chi phí bằng tiền khác 24.892 27.761 -2.896 -11,53 5 Tổng chi phí 241.998 225.852 16.146 6,6 So sánh số ước tính với số trên sổ sách kế toán năm 2005 Bảng số 2.17: Bảng so sánh số liệu ước tính và số liệu kế toán năm 2005 STT Chỉ tiêu Ước tính của kiểm toán viên Thực tế sản xuất Chênh lệch Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối (%) 1 Giá trị tổng sản lượng (Tr.đ) 204.338 176.091 -3.188 -1,84 2 Tổng doanh thu (Tr.đ) 252.617 252.617 0 - 3 Sản lượng sản phẩm, bán thành phẩm (tấn) 3206 4637 -1431 -44,64 Qua bảng trên, giá vốn hàng bán thực tế giảm so với giá vốn ước tính của kiểm toán viên là 6,6% tương ứng 16.146 Tr.đ. Sự biến động này là quá lớn. Tuy nhiên, ta thấy doanh thu thực tế giảm so với doanh thu kế hoạch là 6,9%. Bên cạnh đó, khi xem xét giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho cuối năm, kiểm toán viên thấy rằng: Giá vốn hàng bán tăng 4,33% tương đương 9.369,4 Tr.đ Mức tăng doanh thu 0,5% tương đương 1.259,5% Tr.đ Trị giá vốn hàng tồn kho giảm 13,95% tương ứng 15.012,59 Tr.đ Bước 3: Xác định chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) Giá trị trọng yếu chi tiết (MP) Theo tài liệu đào tạo nội bộ, kiểm toán viên chọn khoản mục doanh thu làm căn cứ để xác định mức trọng yếu. Đó là: Doanh thu thuần: 260.019.868.768 Mức độ trọng yếu = 2% x 260.019.868.768 = 5.200.397.375 Ở đây, kiểm toán viên tính mức độ trọng yếu chi tiết bằng 80% mức độ trọng yếu, tức là: MP = 80% x 5.200.397.375 = 4.160.317.900 Chỉ số độ tin cậy Dựa vào sự đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và những hiểu biết ban đầu về tình hình kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên chọn mức độ tin cậy đối với giá vốn hàng bán là 2. Số lượng tiểu số dư (phần phân tách) trong số dư được kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên chọn một số lượng các phần phân tách là 1. Như vậy, chênh lệch có thể chấp nhận được là : Threshold = 45% x 4.160.317.900 = 1.872.143.055 Bước 4: Xác định số chênh lệch lớn nhất để kiểm tra So sánh số chênh lệch phát sinh với Threshold, ta có: 16.146.000.000 >1.872.143.055 Bước 5: Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu Như vậy, số chênh lệch trọng yếu là lớn. Do đó, kiểm toán viên phải tiến hành xem xét lại có yếu tố nào ảnh hưởng tới giá vốn khi thực hiện ước tính nữa không, đồng thời trao đổi với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân. Theo lời giải thích của kế toán cho thấy, Công ty đang có gắng cắt giảm các chi phí như: Chi phí khấu hao máy móc (giảm tỷ lệ trích khấu hao, TSCĐ thanh lý,..), cắt giảm lương và các khoản khác...Sau khi giải thích, các chi phí hợp lý, hợp lệ giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính là: 16.146.000.000 - 15.243.231.066 = 902.768.934 Từ đó, 902.768.934 < 1.872.143.055 Từ đó, kiểm toán viên có thể kết luận giá vốn hàng bán không còn sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến mọi khía cạnh của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Bước 6: Đánh giá kết quả kiểm tra Như vậy, kiểm toán viên có thể kết luận giá vốn hàng bán không còn sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến mọi khía cạnh của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong giai đoạn này, sự biến động của giá vốn hàng bán có liên quan tới nhiều sự thay đổi của khoản mục khác trên Bảng cân đối kế toán, các chính sách, các thông tin tài chính. Để thấy rõ nguyên nhân của sự sai lệch, kiểm toán viên đã chia nhỏ các tài khoản để so sánh, đối chiếu, kiểm tra chi tiết các khoản mục khác. Tuy nhiên, từ những kết quả trên cho thấy, kết luận về khoản mục giá vốn không tồn tại sai sót trọng yếu là đáng tin cậy. 2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty XYZ do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam thực hiện Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích soát xét lại các công việc đã thực hiện. Từ đó, lập bảng khái quát Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Bước 1: So sánh thông tin Cũng giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng phân tích ngang, phân tích dọc, để đánh giá lại với các số liệu trên Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Từ đó, kiểm toán viên có cái nhìn khái quát, chính xác hơn về những biến động của các tài khoản trên Báo cáo tài chính. Tất cả được trình bày trên giấy tờ làm việc, được lưu vào phần B Bước 2: Đánh giá kết quả (1) Khoản mục hàng tồn kho giảm 15 tỷ, trong đó nguyên vật liệu giảm 5.5 tỷ, công cụ dụng cụ giảm 2.3 tỷ, thành phẩm giảm 7.2 tỷ. Kế toán giải thích là: - Vào thời điểm cuối năm, Công ty xuất nguyên vật liệu để xuất khẩu sang Malaysia - Thành phẩm tồn kho giảm do Công ty mới mua một lô hàng trước kế hoạch 2 tháng vào thời điểm cuối năm - Ngoài ra, hàng tồn kho giảm cũng do một phần vì Công ty đang gặp khó khăn về vốn nên thu hẹp bớt hoạt động sản xuất một số sản phẩm không có tiềm năng trên thị trường. (2) Tài sản lưu động khác giảm 1.9 tỷ (40.61%), do giảm chi phí chờ phân bổ (3) Tài sản cố định giảm 1.6 tỷ (8.48%), do thanh lý một số tài sản cố định trong năm (4) Nợ ngắn hạn giảm 1.3 tỷ (1.06%), do thanh toán một số khoản nợ dài hạn nhằm tạo ra uy tín đối với những nhà đầu tư, tạo điều kiện cho việc huy động vốn cho kế hoạch kinh doanh tới. (5) Doanh thu thuần năm nay tăng lên 6.3 tỷ (2.49%) so với năm trước chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển. Đã kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu được trình bày hợp lý. Tuy nhiên, trong năm Công ty đã tập trung thực hiện chiết khấu hàng bán cho những khách hàng mua với số lượng lớn, chế độ tặng quà và chăm sóc khách hàng mua để thu hút khách hàng Như vậy, trên cơ sở những bằng chứng thu được, kiểm toán viên có thể khẳng định rằng những thay đổi trên Báo cáo tài chính là tương đối hợp lý, đáng tin cậy. 2.4. SO SÁNH HAI KHÁCH HÀNG VÀ KHÁI QUÁT QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thông qua nghiên cứu thực trạng áp dụng thủ tục phân tích về hai khách hàng đã nêu ở trên nhìn chung, qui trình thực hiện thủ tục phân tích được tiến hành là giống nhau, ví dụ như cùng tiến hành phân tích ở cả ba giai đoạn kiểm toán: thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên áp dụng thủ tục phân tích đối với hai công ty tương đối giống nhau. Ở đây, Công ty ABC là khách hàng mới nên kiểm toán viên đã chú trọng trong việc thu thập thông tin tài chính và phi tài chính. Sau đó, kiểm toán viên thực hiện phân tích dọc, phân tích ngang để nhận biết các biến động bất thường và thực hiện các thủ tục phân tích bổ sung để làm sáng tỏ các biến động đó. Đối với Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM nên quá trình thu thập thông tin về khách hàng này được giảm bớt. Tuy đã có những hiểu biết nhất định về khách hàng này, để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, kiểm toán viên vẫn thực hiện đầy đủ các bước thực hiện thủ tục phân tích đã được qui định. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, từ những tài khoản có chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính đã được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên nhận thấy tài khoản Doanh thu của Công ty ABC là tài khoản có chứa đựng sai sót trọng yếu. Từ đó, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích chi tiết tài khoản này. Khác với Công ty ABC, với Công ty XYZ, kiểm toán viên nhận định tài khoản Giá vốn hàng bán có chứa đựng sai sót trọng yếu và đi vào thực hiện thủ tục phân tích chi tiết. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, dựa vào kết quả đã thu được trong các giai đoạn trên, kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích soát xét các Báo cáo tài chính đã được điều chỉnh để có những hiểu biết toàn diện, chính xác về các biến động của các tài khoản làm cơ sở đưa ra kết luận cuối cùng. Như vậy, thủ tục phân tích không thể áp dụng máy móc giữa các đơn vị khác nhau, kiểm toán viên phải dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của mình để vận dụng sao cho hiệu quả nhất. Qua nghiên cứu qui trình vận dụng thủ tục phân tích tại hai khách hàng, ta thấy rằng các kiểm toán viên tại CPA VIETNAM đã thực hiện kết hợp các thủ tục phân tích và các loại trắc nghiệm khác đối với từng khách hàng cụ thể một cách linh hoạt, hiệu quả đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Qua hai ví dụ trên, bài viết đã đưa ra một cách khái quát qui trình thực hiện thủ tục phân tích do CPA VIETNAM thực hiện. Với sự hỗ trợ của phần mềm kiểm toán, việc tiến hành phân tích trong các giai đoạn kiểm toán đơn giản hơn, tuy nhiên đây là một phương pháp khó, thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kinh nghiệm vững vàng. Qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán do CPA VIETNAM thực hiện có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán Thủ tục phân tích chi tiết Kết thúc kiểm toán Rủi ro kiểm toán cao Rủi ro kiểm toán thấp Lập kế hoạch kiểm toán Thủ tục phân tích sơ bộ Thu thập thông tin chung về khách hàng So sánh thông tin Phân tích kết quả Xác định khoản mục và sai sót cần kiểm tra Xây dựng các ước tính kế toán Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được Xác định chênh lêch trọng yếu để kiểm tra Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu Đánh giá kết quả kiểm tra So sánh thông tin Phân tích kết quả Không thực hiện thủ tục phân tích thủ tục phân tích soát xét CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUI TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM 3.1. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Kiểm toán là lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển tăng không ngừng về số lượng của các công ty kiểm toán trong nhiều năm qua, hoạt động kiểm toán đã tự khẳng định mình vừa là bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động quản lý, kế toán tài chính, vừa đóng vai trò tích cực trong nền kinh tế, xã hội. Để dành được sự thành công, mỗi công ty kiểm toán không ngừng đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Các nhân tố mới, chẳng hạn như sự phát triển thương mại điện tử, sự bùng nổ công nghệ thông tin... đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kiểm toán. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm thay đổi một cách nhanh chóng tất cả các lĩnh vực của kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Nó không những làm thay đổi cách thức kinh doanh của chủ thể kinh doanh mà còn làm thay đổi cách thức, phương pháp tiếp cận thông tin và sử dụng thông tin của chủ thể đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, phần mềm kiểm toán không ngừng được nâng cấp, cải tiến. Do thông tin kế toán là yếu tố quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh nên hệ thống kế toán luôn luôn được các tổ chức kinh doanh trong việc ứng dụng các phần mềm tin học quan tâm. Các công ty này đã và đang tiến hành tin học hoá các công tác tài chính, kế toán nhằm mục đích cung cấp chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý. Theo đó, hàng loạt các phần mềm kế toán ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin của các đơn vị kinh doanh đặc thù. Cùng với sự thay đổi phần mềm kế toán của doanh nghiệp đòi hỏi bản thân các công ty kiểm toán phải cập nhật sự thay đổi của hệ thống kế toán của khách hàng để thực hiện tổ công việc kiểm toán và tư vấn kế toán. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán, bắt kịp sự phát triển công nghệ thông tin, các công ty kiểm toán phải có đội ngũ nhân viên am hiểu lĩnh vực này. Mặt khác, Internet xuất hiện đã làm thay đổi cách thức hoạt động kinh doanh. Internet trở thành phương tiện trung gian nhằm cung cấp thông tin trong hoạt động thương mại, truyền tải các bản báo cáo và tài liệu cũng như thiết kế và quảng cáo, bán hàng sản phẩm, dịch vụ trực tiếp qua mạng. Do đó, muốn kiểm toán được hoạt động kinh doanh theo phương thức này, kiểm toán viên phải am hiểu về qui trình diễn ra đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Ngoài ra, trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia không thể tách rời với xu thế phát triển toàn cầu. Trong xu thế mở cửa dịch vụ tài chính, các quốc gia ngày càng quan tâm đến công tác kế toán, kiểm toán. Hơn nữa, yêu cầu về kiểm toán đòi hỏi chất lượng cao hơn. Đối với tổ chức thương mại thế giới WTO, chính phủ Việt Nam đã thông qua lịch trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán bao gồm ba giai đoạn là: Giai đoạn I (2000 - 2005): Là giai đoạn củng cố các môi trường pháp lý, chuẩn bị tiền đề và các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết khác để phát triển nghành dịch vụ kế toán, kiểm toán theo hướng hội nhập, phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước. Trong giai đoạn này, các công ty kiểm toán, kiểm toán viên được phép đầu tư, hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty, tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với các tổ chức Việt Nam nhằm mục đích chuyển giao kĩ thuật, và thúc đẩy các công ty trong nước phát triển. Giai đoạn II (2006 - 2010): Giai đoạn củng cố hội nhập. Trong giai đoạn này, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Dựa trên cơ sở tiền đề đã xây dựng ở giai đoạn trên, trong giai đoạn này, để chủ động tham gia vào tiến trình hội nhập, các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài và các cá nhân có thể được tham gia điều hành đồng thời sở hữu các công ty nước ngoài. Giai đoạn III (2011 - 2020): Giai đoạn hội nhập năng động. Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động kiểm toán Việt Nam nói chung và ở CPAVIETNAM nói riêng đang còn hết sức non trẻ so với bề dày lịch sử của nghành kiểm toán thế giới nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu kinh nghiệm cả trên góc độ lý thuyết và thực tế. Hoạt động kiểm toán của chúng ta chưa chiếm ưu thế cạnh tranh với công ty nước ngoài. Trong khi đó, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán, kiểm toán còn thiếu, chưa đồng bộ, nhiều qui định còn chưa thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, để nâng cao chất lượng kiểm toán có thể hội nhập quốc tế yêu cầu không chỉ có sự nỗ lực của các công ty kiểm toán mà còn cần sự quan tâm hơn nữa của cơ quan Nhà nước. Nhận thức được điều đó, CPAVIETNAM đã sớm áp dụng phương pháp kiểm toán trong hệ thống kiểm toán thích hợp với sự trợ giúp của phần mềm kiểm toán tiên tiến. Trong đó thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ trong ba giai đoạn: Thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Điều này chứng tỏ, CPAVIETNAM đã tuân thủ theo đúng các qui định của Bộ tài chính về kiểm toán và đánh giá đúng tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính. 3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, tạo lòng tin cho khách hàng, CPAVIETNAM đã xây dựng một chương trình kiểm toán hoàn thiện nhằm trợ giúp cho hoạt động kiểm toán. CPAVIETNAM đã sớm áp dụng phương pháp kiểm toán trong hệ thống phần mềm tiên tiến, tức là thủ tục phân tích được thực hiện đầy đủ trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán: thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán góp phần giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết, giảm bớt thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đã thu thập, đánh giá và so sánh các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh khách hàng. Qua đó, kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết về nội dung của Báo cáo tài chính, thấy được những biến động trọng yếu trong hoạt động kinh doanh và thay đổi trong chính sách kế toán. Đồng thời, kiểm toán viên đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Các báo cáo tài chính thường được sử dụng trong phân tích sơ bộ là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, thủ tục phân tích được thực hiện trọng tâm với số dư tài khoản ở mức độ tổng hợp và mối quan hệ giữa các số dư đó. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Các thủ tục phân tích chi tiết thường được áp dụng đối với khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Bởi vì các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày luỹ kế quá trình các giao dịch tương tự nhau trong một khoảng thời gian và có mối liên hệ tương quan số liệu trên tài khoản khác. Trong khi, các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán là số dư của các dạng nghiệp vụ bù trừ nhau nên kiểm toán viên khó dự đoán xu hướng biến động. Về phương pháp phân tích Trong giai đoạn này, CPAVIETNAM thường thực hiện ba loại phân tích: Phân tích ngang, phân tích dọc và phân tích hợp lý. Phân tích ngang được sử dụng mang tính giản đơn qua so sánh các số liệu hiện tại với con số liệu năm trước để xem xét xu hướng biến động qua các năm. Đối với phân tích dọc, kiểm toán viên thực hiện phân tích theo chuỗi thời gian để xác định biến động đối với các khoản mục trên các kỳ kế toán. Các phân tích theo nghành ít được sử dụng, một phần do các thông tin nghành thống kê ở Việt Nam cung cấp còn hạn chế. Phân tích tính hợp lý được kiểm toán viên áp dụng để xem xét các quan hệ đối ứng tài khoản. Qua đó, kiểm toán viên sẽ nhận biết được các quan hệ đối ứng bất thường. Từ đó, kiểm toán viên xác định các tài khoản có chứa đựng sai sót tiềm tàng để tập trung kiểm tra. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Qua kết quả của thủ tục phân tích sơ bộ, kiểm toán viên khoanh vùng các tài khoản có chứa đựng các rủi ro. Thủ tục phân tích chi tiết thường áp dụng với các tài khoản tổng hợp có ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục khác trong Báo cáo tài chính như Doanh thu, Giá vốn hoặc những dịch vụ có tính chất tỷ lệ như khoản mục Doanh thu với thuế suất, khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương giúp kiểm toán viên xác định các tài khoản nghi ngờ có tính chất trọng yếu, từ đó quyết định số lượng thông tin kiểm tra chi tiết cần tiến hành. Bằng các thông tin tài chính và phi tài chính thu thập được, kiểm toán viên xác định được số ước tính, so sánh số ước tính với số ghi sổ để xác định số chênh lệch. Tiếp đó, kiểm toán viên so sánh số chênh lệch này với số Threshold để xác định chênh lệch mang tình trọng yếu và tìm hiểu nguyên nhân chên lệch để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, việc xác định và phân bổ mức trọng yếu hiện nay còn phức tạp do chưa có một chuẩn mực nào qui định việc phân bổ mức trọng yếu. Trong thực tế, giá trị trọng yếu được phân bổ tuỳ thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên. Vì vậy, công việc thường được thực hiện bởi kiểm toán viên có kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng và hiểu biết sâu sắc về tình hinh hoạt động kinh doanh khách hàng. Qua nghiên cứu thực tế vận dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính của hai khách hàng: Công ty ABC (khách hàng mới), Công ty TNHH XYZ (khách hàng thường xuyên), nhìn chung, các bước công việc phân tích được thực hiện là giống nhau. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục phân tích ở công ty XYZ được giảm bớt do đây là khách hàng thường xuyên. Cụ thể: Đối với khách hàng mới, kiểm toán viên tiến hành đầy đủ các bước trong qui trình phân tích chi tiết kết hợp với kiểm tra chi tiết để đưa ra các bằng chứng thuyết phục phụ vụ đưa ra kết luận. Đối với khách hàng thường xuyên (công ty XYZ), khi đó, kiểm toán viên đã có những hiểu biết đáng kể về hoạt động khách hàng thông qua những kết quả của những lần kiểm toán lần trước. kiểm toán viên chỉ cần thực hiện với một số khoản mục có tính chất tổng hợp ảnh hưởng khoản mục khác trên Báo cáo tài chính như khoản mục Doanh thu, Giá vốn...mà vẫn đảm bảo đạt được mục đích kiểm toán và giảm bớt thời gian, công sức của kiểm toán viên. Về phương pháp trình bày hồ sơ kiểm toán khi áp dụng thủ tục phân tích Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, khi đã thu thập được thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ để kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng biến động và xác định các biến động bất thường. Trong phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, kiểm toán viên thực hiện so sánh số liệu năm trước và năm nay trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, rồi tiến hành phân tích tổng hợp Báo cáo tài chính về tỷ suất. Tất cả những phân tích này được trình bày giấy tờ làm việc được lưu vào hồ sơ kiểm toán. Cụ thể, các thông tin thu thập được lưu vào phần 1410 của hồ sơ kiểm toán, thủ tục phân tích sơ bộ được lưu ở phần 1611 trong hồ sơ. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng nên tất cả các phân tích trong giai đoạn này kiểm toán thực hiện được lưu trên giấy tờ làm việc từ phần 5000 đến phần 8000. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Mặc dù, thủ tục phân tích soát xét về cơ bản giống như thủ tục phân tích sơ bộ nhưng giấy tờ làm việc của hai giai đoạn này khác nhau và được lưu vào ở chỉ mục riêng biệt. Nếu như trong giai đoạn phân tích sơ bộ giấy tờ làm việc được lưu ở phần 1410 và phần 1611 thì trong giai đoạn phân tích soát xét, giấy tờ làm việc được lưu ở phần 2321 của hồ sơ kiểm toán. Qua thời gian thực tập tại CPAVIETNAM, được nghiên cứu tài liệu về khách hàng và tham gia kiểm toán tại một số công ty, được tìm hiểu về qui trình thực hiện thủ tục phân tích, em xin có một số kiến nghị trên ba phương diện sau: Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán, về phương pháp phân tích trong từng giai đoạn kiểm toán, về phương pháp trình bày hồ sơ kiểm toán. 3.3. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Về phạm vi áp dụng thủ tục phân tích Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên mới chỉ tập trung thủ tục phân tích sơ bộ đối với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh. Kiểm toán viên vẫn chưa vận dụng thủ tục phân tích sơ bộ đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, theo Quyết định số 167/2000/QĐ – BTC ngày 15/12/2000 của Bộ tài chính, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Vì thế, kiểm toán viên phải thực hiên thủ tục phân tích đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bởi vì, việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho kiểm toán viên khả năng thanh toán, thực trạng tài chính, sự biến động của tài sản thuần của doanh nghiệp, dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo...Trong khi, nếu chỉ thực hiện phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh thì không thể hiện rõ những vấn đề nghiêm trọng về tính thanh khoản. Trong thực tế, có một số doanh nghiệp vẫn chưa lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hoặc lập muộn tại thời điểm kiểm toán. Vì vậy, kiểm toán viên chưa thể áp dụng các thủ tục phân tích đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong những trường hợp này, đồng thời, vẫn chưa có qui định cụ thể nào bắt buộc kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Về phương pháp phân tích Trong giai đoạn lập kế hoạch Trong giai đoạn này, các thông tin trong nghành liên quan đến khách hàng được kiểm toán là thông tin hữu ích và có độ tin cậy cao. Vì vậy, trong quá trình kiểm toán, CPAVIETNAM cần thu thập và xây dựng hệ thống thông tin phổ biến và đặc trưng của nghành. Việc xây dựng hệ thống thông tin càng chi tiết càng có lợi cho quá trình phân tích. CPAVIETNAM có thể xây dựng hệ thống thông tin theo loại hình khách hàng như sau: Các doanh nghiệp nhà nước : Điện, nước, hàng không... Các công ty tài chính : Ngân hàng, tổ chức tín dụng, bảo hiểm... Các công ty cung cấp dịch vụ : Vận tải, khách sạn... Từ đó, kiểm toán viên sẽ xây dựng chương trình kiểm toán riêng đối với từng loại khách hàng cụ thể. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, nhìn chung, CPAVIETNAM đã tuân thủ theo đúng qui trình của Nhà nước, các Chuẩn mực chung của nghành. Khi xác định số chênh lệch trọng yếu, số chênh lệch có thể chấp nhận được cần phải đảm bảo nhiều yếu tố: Giá trị trọng yếu chi tiết, chỉ số về độ tin cậy, số lượng các tiểu số dư trong số dư được kiểm tra, các số dư cần kiểm tra là nhỏ, tính chính xác của các ước tính. Vì vậy, với sự trợ giúp của máy tính, kiểm toán viên xác định được chênh lệch có thể chấp nhận được cho tất cả các phần phân tách trong giai đoạn lập kế hoạch. Sau khi đã xác định được giá trị trọng yếu (MP) và độ tin cậy mong muốn. Nhờ vậy, kiểm toán viên sẽ có đầy đủ các giá trị có thể chấp nhận được tương ứng với phần phân tách khác nhau làm căn cứ để xác định số chênh lệch trọng yếu mà vẫn tiết kiệm được thời gian và chi phi thực hiện kiểm toán. Mặt khác, kiểm toán viên không nhất thiết chỉ sử dụng mô hình ước tính để thực hiện thủ tục phân tích, mà có thể sử dụng kết hợp phân tích ngang và phân tích dọc để tìm ra chênh lệch trọng yếu, các sai sót tiềm tàng. Hơn nữa trong quá trình ước lượng giá trị của tài khoản cần kiểm tra, kiểm toán viên thực hiện ước tính theo từng quí, từ đó tổng hợp ước lượng cho cả năm. Tuy nhiên, công việc này khá phức tạp và tốn thời gian thực hiện kiểm toán. Trong khi đó, kiểm toán viên chưa chú trọng thực hiện xem xét sự biến động của số dư tài khoản qua từng quí. Qua đó, kiểm toán viên có thể xác định được các biến động lớn bất thường trong quí và tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Như vậy, kiểm toán viên sẽ tránh được phân tích dàn trải mà tập trung phân tích trong phạm vi từng quí cụ thể. Trên thực tế, cách thức này đôi khi thu thập được bằng chứng kiểm toán tin cậy, hiệu quả cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả kiểm toán, kiểm toán viên nên thực hiện nên chú trọng phân tích sự biến động số dư tài khoản theo quí. Bên cạnh đó, kiểm toán viên nên sử dụng thủ tục phân tích môt cách toàn diện trên nhiều tài khoản nhằm thu được bằng chứng tin cậy cao nhất và giảm bớt các thông tin kiểm tra chi tiết. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc kiểm toán, trong giai đoạn này kiểm toán viên rà soát lại các công việc đã thực hiện ở giai đoạn trên. Trong giai đoạn này, CPAVIETNAM đã thực hiện phân tích tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong một số khách hàng nhỏ, kiểm toán viên chỉ sử dụng phân tích ngang mà không sử dụng phân tích dọc. Trong khi đó, mục tiêu của kiểm toán viên không chỉ xác minh về tính đúng đắn các số liệu trên Báo cáo tài chính mà còn hướng tới cung cấp cho khách hàng những tư vấn cần thiết về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán. Trong giai đoạn hiện nay, điều này càng trở nên quan trọng. Công ty phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng nhằm nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của mình, thực hiện đúng theo phương châm “CPAVIETNAM luôn đi cùng với sư phát triển của doanh nghiệp”. Về phương pháp trình bày giấy tờ làm việc Giấy tờ làm việc lưu trữ tất cả các bằng chứng thu thập được và ghi chép của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện công việc. Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đầy đủ, chi tiết giúp cho người đọc hiểu được tổng quát về cuộc kiểm toán cũng như đảm bảo cho kiểm toán viên khác (đặc biệt những người soát xét kiểm toán) không tham gia trực tiếp vào cuộc kiểm toán có thể hiểu được và làm cơ sở đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. Trong giai đoạn lập kế hoạch Khi xác định giá trị chênh lệch, kiểm toán viên nên tập hợp trên một giấy tờ làm việc sau khi đã chi tiết trên các tài liệu như bảng số 12. Công việc này sẽ tạo thuận lợi cho việc rà soát số liệu, đối chiếu số liệu, tổng hợp ý kiến của kiểm toán viên. Bảng 2.18: Tổng hợp kết quả kiểm tra chi tiết TT Khoản mục Số liệu năm trước Số liệu năm nay Số liệu ước tính của KTV Chênh lệch Ghi chú (a) (b) (c) Tuyệt đối Tương đối d1=(c)-(b) d2=(b)-(a) d1/b d2/a Để dễ theo dõi và kiểm tra khi so sánh số liệu của công ty khách hàng với chỉ tiêu nghành, kiểm toán viên cần trình bày như bảng số 2.18. Bảng số 2.19: So sánh chỉ tiêu nghành Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch Đơn vị Nghành Chênh lệch Đơn vị Nghành Chênh lệch Ngành (1) (2) (3) (4) = (3) -(2) (5) (6) (7) = (6) -(5) (8) = (6) -(3) 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC VỀ THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3.4.1. Kiến nghị chung về chu trình thực hiện thủ tục phân tích Về thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Hoạt động kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ so với các kiểm toán trong khu vực và trên thế giới, do vậy, các Công ty Kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm về công tác kiểm toán cũng như trong công tác khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho cuộc kiểm toán. Do đó, các thông tin cần thiết thu thập được chưa đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu cho công tác chuẩn bị kiểm toán. Trên thực tế, phần lớn các cuộc kiểm toán sau khi thực hiện công tác khảo sát, thu thập thông tin chỉ đạt 60% - 70% số lượng thông tin để đáp ứng cho việc tiến hành kiểm toán (căn cứ theo các thông tin do các kiểm toán viên cung cấp). Hiện nay, thông tin thu thập được do các đơn vị được kiểm toán cung cấp là nguồn chủ yếu, thêm vào đó thời gian dành cho thu thập thông tin quá ngắn nên kiểm toán viên không có thời gian để thẩm tra lại mức độ tin cậy, mức độ trung thực của thông tin. Từ đó, các thông tin thu thập đước chưa đi sâu xem xét cụ thể thực tế tình hình quản lý tài chính - kế toán của đơn vị. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong việc thu thập thông tin trước khi tiến hành kiểm toán là nên kéo dài thời gian khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị được kiểm toán. Đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể nên được thực hiện trong thời gian phù hợp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần mở rộng qui mô khảo sát, thu thập thông tin một cách hợp lý mới đạt được mục tiêu là cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Trên cơ sở các thông tin đã thu thập được, kiểm toán viên tiến hành phân tích, đánh giá và lập kế hoạch kiểm toán. Một thực tế hiện nay, do thời gian dành cho công việc khảo sát và thu thập thông tin còn ít dẫn đến thời gian dành cho việc phân tích để lập kế hoạch kiểm toán cũng chưa nhiều. Do đó, để công tác lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả hơn, kiểm toán viên cần bố trí đủ thời gian từ khi thực hiện thu thập thông tin đến khi thực hiện thủ tục phân tích. Về thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Để thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu phân tích mà kiểm toán viên sử dụng phương pháp so sánh hay phương pháp tỷ lệ. Tuy nhiên, khi phân tích cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh đúng ý nghĩa của vấn đề phân tích. Nếu kiểm toán viên áp dụng phương pháp phân tích thông qua tỷ suất thanh toán mà không loại trừ phần tài sản chậm luân chuyển thì kết quả phân tích, đánh giá sẽ không đủ độ tin cậy. Thực chất, nợ phải thu khách hàng kết dư từ hai năm trở lên chưa thu được, thậm chí kết dư trên một năm nhưng khả năng thu nợ rất khó khăn thì cũng không thể tính vào tài sản nợ ngắn hạn. Nợ phải thu nội bộ, nợ phải thu khác, hàng tồn kho không luân chuyển hoặc chậm luân chuyển và các khoản thuộc loại A - Tài sản có mục V (tài sản lưu động khác) - Bảng cân đối kế toán cũng khó có thể chuyển thành tiền để trả nợ đến hạn. Do vậy, kiểm toán viên cần thận trọng khi đưa ra đánh giá dựa trên kết quả phân tích trên. 3.4.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, hoạt động kiểm toán độc lập trở thành nhu cầu cấp thiết vì lợi ích của những người sử dụng thông tin nói chung và lợi ích bản thân doanh nghiệp. Ý thức được vai trò hoạt động của hoạt động kiểm toán, cho đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành những văn bản pháp qui làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của các công ty kiểm toán độc lập ở nước ta. Mặc dù, trong những năm qua, hoạt động kiểm toán độc lập đã đạt được thành tựu đáng kể nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế cần sự quan tâm của các bên hữu quan. Về môi trường pháp lý Hệ thống pháp luật Việt Nam đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Khuôn khổ hoạt động kiểm toán, kế toán chỉ bao gồm các nghị định của Chính phủ, các văn bản pháp luật, các Chuẩn mực kiểm toán, kế toán nhưng chưa có dịch vụ bảo hiểm nghề nghiệp, trách nhiệm vật chất để đảm bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng chất lượng tốt nhất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Quốc hội cần hoàn thiện, đồng bộ các văn bản có liên quan, có hiệu lực điều chỉnh như: Luật kế toán, qui chế về kiểm toán độc lập, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập và các kiểm toán viên. Về công tác đào tạo, cạnh tranh với công ty nước ngoài Trong những năm qua, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam và các thuật ngữ kiểm toán trong mắt hiểu biết của người dân vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Trình độ tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam chưa cao, chỉ mang tính kinh nghiệm. Thực tế, uy tín của các công ty kiểm toán, đặc biệt là công ty trách nhiệm hữu hạn chưa cao, chưa có dịch vụ riêng cho từng lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ như mong muốn. Trong khi đó, các công ty kiểm toán Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Với những thách thức trong quá trình hội nhập, nếu các công ty kiểm toán không có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá loại hình cung cấp dịch vụ thì có thể mất thị trường khách hàng trong nước. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước bị khống chế chi phí tiền lương chi trả cho người lao động, không thu hút được kiểm toán viên giỏi nên tình trạng chuyển nhân viên giữa các công ty kiểm toán hoặc tách ra thành lập công ty mới có xu hướng tăng lên nhất là sau khi có luật doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ tài chính cần mở rộng chương trình đào tạo CPA quốc tế vào Việt Nam nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm toán viên nhằm nâng cao trình độ của kiểm toán viên Việt Nam với các nước trong khu vực và toàn thế giới, đa dạng hoá dịch vụ cung cấp đáp ứng nhu cầu thị trường. Thủ tục phân tích áp dụng tại CPAVIETNAM được thực hiện theo Chuẩn mực chung nên tương đối đầy đủ. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục phân tích trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế về phạm vi áp dụng thủ tục phân tích, về phương pháp áp dụng thủ tục phân tích và trình bày hồ sơ kiểm toán trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc vận dụng thủ tục phân tích, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hướng tới mục tiêu “CPAVIETNAM luôn di cùng sự phát triển của doanh nghiệp”, việc hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại CPAVIETNAM là cần thiết. 3.4.3. Kiến nghị với khách hàng Hiện nay, hoạt động kiểm toán vẫn còn là khái niệm mới mẻ không chỉ đối với người dân mà còn đối với doanh nghiệp. Người ta chưa hiểu hết ý nghĩa của hoạt động này nên hầu hết các doanh nghiệp rất ngại kiểm toán, tâm lý chung các doanh nghiệp là không muốn công khai về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Điều này đã gây cho kiểm toán viên khi tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên khó có thể thu thập được các tài liệu cho cuộc kiểm toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác - yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả khi thực hiện thủ tục phân tích. Ngoài ra, trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ mới tiến hành lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hoặc cung cấp chưa không kịp thời tại thời điểm tiến hành kiểm toán cho các doanh nghiệp này. Vì vậy, các khách hàng nên lập đầy đủ Báo cáo tài chính theo qui định của Bộ tài chính. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 chỉ ra rằng, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến mức tin cậy vào kết quả của thủ tục phân tích là đánh giá rủi ro và rủi ro kiểm soát. Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp còn chưa phát triển. Điều này làm tăng khối lượng công việc của kiểm toán viên vì phải tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị một cách cụ thể. Do đó, các công ty khách hàng nên xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tốt để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin cung cấp giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả kiểm toán. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế hội nhập, toàn cầu hoá, dịch vụ kiểm toán càng trở nên có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Tuy chỉ thực sự xuất hiện và phát triển trong 15 năm qua, hoạt động kiểm toán đã liên tục đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế. Hơn nữa, hiện nay các Công ty kiểm toán đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn. Trước sự đòi hỏi của nền kinh tế và sự cạnh tranh của các Công ty nước ngoài, các Công ty kiểm toán Việt Nam phải chú ý hoàn thiện nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán. Với mục đích đó, các Công ty kiểm toán đã tập trung xây dựng và hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích để nâng cao hiệu quả kiểm toán. Trong Luận văn tốt nghiệp của em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, đồng thời mô tả và phân tích thực trạng thực hiện thủ tục phân tích tại CPA VIETNAM. Qua đó, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện qui trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty. Song, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức thực tế của bản thân, Chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy, em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô giáo, cùng các anh chị kiểm toán viên tại Công ty CPA VIETNAM để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ths, Nguyễn Hồng Thuý và các anh chị tại Công ty CPA VIETNAM đã giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 6 năm 2006 Sinh viên thực hiện Trần Thị Nam Vinh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alvin A.Arens James K. loebbecke - Kiểm toán - Nhà xuất bản Thống kê 2. Huỳnh Văn Hoài - Tìm hiểu hệ thống Chuẩn mực kế toán & Kiểm toán Việt Nam - Nhà xuất bản Thống kê, năm 2003 3. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Lý thuyết kiểm toán - Nhà xuất bản Tài chính, năm 2003 4. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - Kiểm toán Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính, năm 2001 5. Tạp chí Kiểm toán số 2/2005 6. Hồ sơ kiểm toán của các khách hàng và các tài liệu do CPA VIETNAM cung cấp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN BẢN 1 CPAVIETNAM Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam 2 TSCĐ Tài sản cố định 3 VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 4 HTK Hàng tồn kho 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 GTGT Giá trị gia tăng 7 TSCĐ Tài sản cố định 8 KPT Khoản phải thu 9 CPBH Chi phí bán hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các trắc nghiệm kiểm toán Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại CPA VIETNAM Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khái quát trình tự vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Sơ đồ 2.2: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán Bảng số 2.1: Hướng dẫn đánh giá trọng yếu trên chỉ tiêu doanh thu Bảng số 2.2: Bảng hướng dẫn tính Threshold của CPA VIETNAM Bảng số 2.3: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán Bảng số 2.4: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.5: Bảng phân tích tỷ suất Bảng số 2.6: Các thủ tục phân tích Bảng số 2.7: Tính toán giá trị trọng yếu MP Bảng số 2.8: Doanh thu hàng bán bị trả lại Bảng số 2.9: Phân tích Bảng cân đối kế toán Bảng số 2.10: Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.11: Phân tích tổng quát Bảng cân đối kế toán Bảng số 2.12: Phân tích tổng quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng số 2.13: Bảng phân tích tỷ suất Bảng số 2.14: Các thủ tục kiểm toán Bảng số 2.15: Xác định rủi ro chi tiết Bảng số 2.16: Ước tính chi phí hợp lý của kiểm toán viên Bảng số 2.17: Bảng so sánh số liệu ước tính và số liệu kế toán năm 2005 Bảng số 2.18 Tổng hợp Báo cáo kết quả kiểm tra chi tiết Bảng số 2.19: So sánh chỉ tiêu nghành MỤC LỤC Trang PHỤ LỤC CPA VIETNAM CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM Khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : 1610 Niên độ kế toán: 31/12/2005 Người thực hiện: NDT Nội dung : Ước tính doanh thu Ngày thực hiện : 28/2/2006 Người soát xét : NPH STT Mã hàng hoá Tên hàng hoá Số lượng xuất Đơn giá (USD) Doanh thu ước tính (USD) 1 JP111 Áo Jacket Nam M10 5558 3.2 17785.6 2 JP112 Áo Jacket Nam M11 5650 3.5 19775 3 JP113 Áo Jacket Nam M12 5720 3.55 20306 4 JP114 Áo Jacket Nam L20 5652 3.31 18708.12 5 JP115 Áo Jacket Nam L21 5612 3.62 20315.44 6 JP116 Áo Jacket Nam L22 5034 3.8 19129.2 7 JP117 Áo Jacket Nam XL30 4959 3.65 18100.35 8 JP118 Áo Jacket Nam XL31 4550 3.68 16744 9 JP119 Áo Jacket Nam XL32 7290 3.72 27118.8 10 PT10 Quần L101 45631 3.3 150582.3 11 PT11 Quần L102 45000 3.33 149850 12 PT12 Quần L103 46356 2.5 115890 13 PT13 Quần X101 39854 2.52 100432.08 14 PT14 Quần X102 50230 2.32 116533.6 15 PT15 Quần X103 44500 2.6 115700 16 PT16 Quần XL101 42850 2.66 113981 17 PT17 Quần XL102 42855 2.65 113565.75 18 PT18 Quần XL103 68432 2.56 175185.92 19 HL1 Quần soóc Nam M31 64081 1.4 89713.4 20 HL2 Quần soóc Nam M32 65000 1.32 85800 21 HL3 Quần soóc Nam M33 63568 1.22 77552.96 22 HL4 Quần soóc Nam L41 64121 1.5 96181.5 23 HL5 Quần soóc Nam L42 63960 1.55 99138 24 HL6 Quần soóc Nam L43 88427 1.52 134409.04 STT Mã hàng hoá Tên hàng hoá Số lượng xuất Đơn giá (USD) Doanh thu ước tính (USD) 25 HL7 Quần soóc Nam XL51 46575 1.36 63342 26 HL8 Quần soóc Nam XL52 64500 1.3 83850 27 HL9 Quần soóc Nam XL53 55010 1.29 70962.9 28 HP11 Áo sơ mi Nữ M101 61800 2.1 129780 29 HP12 Áo sơ mi Nữ M102 22248 2.2 48945.6 30 HP13 Áo sơ mi Nữ M103 23230 2.15 49944.5 31 HP14 Áo sơ mi Nữ M104 12500 2.5 31250 32 HP15 Áo sơ mi Nữ L201 35420 2.53 89612.6 33 HP16 Áo sơ mi Nữ L202 26200 2.6 68120 34 HP17 Áo sơ mi Nữ L203 17050 2.55 43477.5 35 HP18 Áo sơ mi Nữ L204 28130 2.65 74544.5 36 HP19 Áo sơ mi Nữ XL301 25430 2.3 58489 37 HP20 Áo sơ mi Nữ XL302 23000 2.35 54050 38 HP21 Áo sơ mi Nữ XL303 12600 2.45 30870 39 HP22 Áo sơ mi Nữ XL304 26049 2.4 62517.6 40 SR111 Quần trẻ em 5A 9827 1.32 12971.64 41 SR112 Quần trẻ em 7.5A 9807 1.3 12749.1 42 SR113 Quần trẻ em 6B 9895 1.5 14842.5 43 SR114 Quần trẻ em 5C 9056 1.43 12950.08 44 SR115 Quần trẻ em 5C1 10553 1.45 15301.85 45 DH221 Váy trẻ em 7.5A 11638 0.81 9426.78 46 DH222 Váy trẻ em 6B 10520 0.55 5786 47 DH223 Váy trẻ em 5A 15330 0.62 9504.6 48 DH224 Váy trẻ em 5C1 1489 0.79 1176.31 49 BH111 Áo bảo hộ lao động M11 354 1.26 446.04 50 BH112 Áo bảo hộ lao động M12 350 1.52 532 51 BH113 Áo bảo hộ lao động M13 156 1.63 254.28 52 BH114 Áo bảo hộ lao động L11 360 1.8 648 53 BH115 Áo bảo hộ lao động L12 653 1.98 1292.94 54 BH116 Áo bảo hộ lao động L13 246 2.14 526.44 55 BH117 Áo bảo hộ lao động L14 263 2.16 568.08

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36426.doc
Tài liệu liên quan