Luận văn Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và với sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc thể hiện trong hệ giá trị của văn hóa dân tộc, nó biểu hiện và định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của con người. Những giá trị văn hóa là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc “Một dân tộc thiếu văn hóa chưa phải là một dân tộc thật sự hình thành, một nền văn hóa không có bản sắc dân tộc thì nền văn hóa ấy không có sức sống thật sự của nó” [9, tr.16]. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Trong các vùng văn hóa ấy, vùng Tây Bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái. Là một vùng rộng lớn, có địa chính trị, kinh tế - văn hóa độc đáo, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm rất nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa riêng có, độc đáo của mình. Dân tộc Thái là dân tộc có số dân đông thứ hai trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Thái ở Tây Bắc đã sớm hình thành một nền văn hóa mang mầu sắc riêng và hết sức đặc sắc. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Thái, góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy này. Kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái, còn có những yếu tố không còn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trước sự tác động của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Thái nói chung, và người Thái ở Tây Bắc nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Vấn đề khác quan trọng hơn cả, đó là chúng ta đang phấn đấu để có được sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, các vùng miền trên cả nước. Để đạt được điều này phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó văn hóa chiếm vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không thể có bình đẳng dân tộc nếu như không giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta, bởi lẽ: "Vấn đề dân tộc là vấn đề văn hóa, đừng tìm vấn đề dân tộc ở chỗ khác" [19, tr.10]. Hiện nay, Đảng và Nhà n*ước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo điều kiện để vùng Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nư*ớc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, để đóng góp phần công sức nhỏ bé vào mục tiêu của cả nước nói chung, và tỉnh Sơn La nói riêng, tôi chọn vấn đề “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2245 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và xã hội, nhiều khi các hoạt động giao lưu văn hóa còn mang nặng tính hình thức, phong trào. Thứ hai, chưa có chính sách ngôn ngữ phù hợp cho việc giữ gìn tiếng nói và chữ viết cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn coi tiếng Việt là quốc ngữ nên chưa thực sự chú trọng phát triển tiếng nói và chữ viết của đồng bào. Hầu hết các công sở, trường học đều dùng tiếng Việt để giao tiếp, trong khi không phải tất cả mọi người dân đều biết nói, biết viết thông thạo tiếng Việt. Trong lĩnh vực GD- ĐT, do việc giảng dạy bằng tiếng Việt là chính nên chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc rất thấp. Trong những năm gần đây, tỉnh Sơn La đã có chủ trương triển khai các đề tài khoa học nghiên cứu về chữ Thái, biên soạn giáo trình dạy tiếng Thái, song mới chỉ là bước nghiên cứu và triển khai thử nghiệm, chưa được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh. Thứ ba, chưa có những biện pháp hữu hiệu để khai thác, bảo quản, giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật dân gian, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị mai một và có nguy cơ bị mất do các già làng khuyết dần. Các hình thức hoạt động văn hóa, văn nghệ thiếu khoa học trong cách thức tổ chức, dàn dựng tiết mục. Các nhà đạo diễn, dàn dựng chủ yếu là người Kinh, không có hiểu biết nhiều về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, thậm chí nhiều người còn không biết một tí tiếng dân tộc nào. Họ dàn dựng mọi tiết mục theo những mẫu hình mà họ được học ở các trường lớp, mà thực chất là những mẫu hình du nhập từ văn hóa phương Tây. Kết quả là người ta dễ dàng nhận thấy những màu sắc văn hóa có cái gì na ná như nhau giữa nền văn hóa của các tộc người khác nhau.. Thứ tư, công tác tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho các hoạt động văn hóa còn chưa đầy đủ, kịp thời. Nhiều phong trào còn chưa sát thực với điều kiện thực tế địa phương cho nên chưa phát huy được hiệu quả. 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC HIỆN NAY 2.2.1. Một số định hướng lớn trong việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay - Thứ nhất, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc phải hướng đến mục tiêu thực hiện đoàn kết, bình đẳng dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của ĐCS Việt Nam đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay: Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Xây dựng Luật dân tộc. Từ nay đến năm 2000 bằng nhiều biện pháp tích cực và vững chắc, thực hiện cho được 3 mục tiêu chủ yếu: Xóa được đói, giảm được nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, sức khỏe cho đồng bào dân tộc, đồng bào vùng cao biên giới; Xóa được mù chữ, nâng cao dân trí, tôn trọng và phát huy bản sắc dân tộc; Xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ Đảng viên của các dân tộc ở các vùng các cấp trong sạch vững mạnh [2, tr. 119]. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một phần quan trọng của quá trình hiện thực hóa chính sách đoàn kết, bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi giải pháp nêu ra đều phải nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống văn hóa, đưa dân tộc Thái ở Tây Bắc hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đoàn kết, bình đẳng dân tộc phải được xem là mục tiêu đồng thời cũng là tiêu chí để kiểm nghiệm, đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Cần chống lại những luận điểm xuyên tạc bản chất chính sách dân tộc của Đảng, gây chia rẽ mất đoàn kết như kiểu thành lập các khu tự trị Thái Mèo, thông qua chiêu bài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bằng con đường khép kín. - Thứ hai, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa truyền thống và hiện đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong “Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu” của Đại hội VIII ĐCS Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu về văn hóa ở nước ta hiện nay trước hết phải nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. NQTW 5 (khóa IX) của Đảng đã chỉ rõ: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”[16, tr. 65]. Như vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc nhất thiết phải thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Văn hóa dân tộc Thái là bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc này là góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quá trình thực hiện công tác này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Chính yếu tố truyền thống là cái được chắt lọc, khẳng định qua thời gian làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải giữ gìn và phát huy. Do đó, sự phát triển đúng hướng phải dựa trên cơ sở đó và lấy đó làm nền tảng, nhưmg phát triển không có nghĩa là “Tây hóa” trong phạm vi quốc gia, cũng không có nghĩa là “Kinh hóa” trong phạm vi vùng, khu vực. Mọi giá trị văn hóa đều có tính độc lập tương đối, nhưng sự phát triển của nó phải được đánh giá bằng trình độ, cấp độ và ýý nghĩa của nó đối với đời sống mỗi con người và cộng đồng. Nhưng dĩ nhiên, không có chân lýý chung cho mọi thời đại, nên cái truyền thống muốn tồn tại được cũng cần phải kế thừa, và phát triển cho phù hợp với điều kiện mới, đó là một tất yếu. Hiện đại hóa cái truyền thống là nhân tố cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và nối tiếp bền vững các giá trị văn hóa truyền thống theo dòng lịch sử. Yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại phải được kết hợp một cách hài hòa, hợp lýý, nhuần nhuyễn để tạo ra một chỉnh thể văn hóa thống nhất mới, tiến bộ hơn, phù hợp hơn nhưng vẫn không mất đi bản sắc của nó. Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn của mâu thuẫn: giữ truyền thống không phù hợp với thời đại, hiện đại hóa mất đi truyền thống.. Cần có một bước đi rõ ràng, chắc chắn, không cực đoan. Trước hết, dựa vào mục tiêu của văn hóa để xác định rõ: Những yếu tố nào còn phù hợp, còn tiến bộ nên kế thừa và phát huy. Những gì là truyền thống đã lạc hậu, tiêu cực hay đã hết vai trò lịch sử cần phải vượt qua. Những giá trị văn hóa mới nào là tích cực, phù hợp với truyền thống dân tộc có thể tiếp thu, giá trị nào không phù hợp cần ngăn chặn sự xâm nhập tự phát của chúng. Từ đó kết hợp các yếu tố tích cực của truyền thống và hiện đại bằng hình thức và cách thức hợp lýý, hay hiện đại hóa cái truyền thống với những nội dung và hình thức mới phù hợp. Lịch sử tộc người đã chứng minh, có thể tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, mà vẫn giữ được bản sắc, hơn thế còn làm giàu hơn cho văn hóa tộc người. Cho nên, có thể chủ động cùng với thời gian chuyển những yếu tố văn hóa mới thành những yếu tố văn hóa tộc người mà vẫn không bị mất gốc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa cái nội sinh và ngoại sinh, cái bản sắc, cái bên trong là chính, là cốt lõi. - Thứ ba, cần có thái độ khách quan, khoa học, tôn trọng lịch sử khi đề ra và thực hiện các giải pháp để kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc. Văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc là một phức hợp các giá trị được xây đắp qua nhiều thế hệ, nên khi xem xét vấn đề này không thể không đặt nó trong những điều kiện lịch sử của cư dân trước trước yêu cầu phát triển hiện nay. Để thực hiện kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Tây Bắc naycó hiệu quả, trước hết cần lưu ý vấn đề cốt lõi trong phát triển văn hóa ngày nay là thống nhất trong đa dạng. Một mặt bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người và nhóm địa phương tộc người. Mặt khác, phải khai thác các giá trị nhằm hướng tới sự gắn kết và phát triển ýý thức của cộng đồng, quốc gia, dân tộc đảm bảo yêu cầu phát triển tất yếu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Để tiến hành kế thừa và phát huy văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc cần chú ýý đến mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, loại bỏ các yếu tố không phù hợp với xã hội hiện nay theo tinh thần “gạn đục, khơi trong”, bổ sung các yếu tố mới làm phong phú văn hóa tộc người. Một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư, mặt khác góp phần đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vài thập kỷ gần đây, nhiều di sản văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc đã vắng bóng dần trong đời sống tộc người. Việc phục hồi những di sản văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc này cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, có xem xét đúng mức đến nhu cầu của cư dân, tránh sự phục hồi mang tính tự phát, tràn lan gây nên những tác hại tiêu cực. Những biểu hiện “khi thái quá, lúc bất cập” cần phải được xem xét trên quan điểm lịch sử, không nên nhận xét, đánh giá thiếu tôn trọng, giải quyết một cách thô bạo. Hiện nay, có thể thấy rõ hai khuynh hướng cực tả và cực hữu trong nhận thức về sự phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Khuynh hướng thứ nhất: bảo thủ muốn giữ nguyên vẹn văn hóa truyền thống của cộng đồng, không muốn thay đổi dù là những yếu tố đã lạc hậu như mê tín dị đoan, hủ tục. Khuynh hướng thứ hai: thần tượng văn hóa người Kinh, muốn Kinh hóa mọi giá trị văn hóa dân tộc mình, xa rời truyền thống dân tộc dẫn đến mất gốc. Để giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa của người Thái ở Tây Bắc, cần phải có một thái độ hiểu biết, tôn trọng; kiên trì vận động, thuyết phục, cảm hóa, tránh áp đặt, chủ quan, nóng vội. Đặc biệt chú trọng việc củng cố và phát triển ýý thức cộng đồng (từ cộng đồng tộc người đến cộng đồng quốc gia). - Thứ tư, văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Do đó, phải tạo cho nó môi trường thuận lợi (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc tồn tại và phát triển trong sự thống nhất mà đa dạng. Sự đa dạng đó có nguồn gốc lịch sử từ lâu đời và hiện nay trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN, chúng ta vẫn có thể xây dựng một nền chính trị thống nhất trên cơ sở của nền kinh tế nhiều thành phần và một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng, phong phú. Văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc là loại hình văn hóa nông nghiệp của cư dân trồng trọt, một loại hình văn hóa bản mường mang đậm sắc thái dân gian. Trong sự nghiệp đổi mới, loại hình văn hóa ấy có thể cải biến chuyển sang nền văn hóa của xã hội công nghiệp. Nói cách khác, những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái ở Tây Bắc về cơ bản không phải là lực cản đối với sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. - Thứ năm, trong sự nghiệp giữ gìn và kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng phải luôn coi trọng vai trò điều tiết của Nhà nước. Cụ thể là thông qua những biện pháp liên hoàn bao gồm những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; bằng vốn đầu tư theo chương trình và dự án, tranh thủ viện trợ nước ngoài và các cá nhân; bằng hệ thống pháp luật, bằng công tác tuyên truyền giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, công tác xuất bản, công tác bảo tàng…Song song với nó là vai trò của quần chúng nhân, của các hội nghề nghiệp có tính chất tự nguyện của quần chúng trong việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc (nói chung), người Thái ở Sơn La (nói riêng). 2.2.2. Một số giải pháp cơ bản 2.2.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xây dựng cơ sở vật chất của văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển. Có thể thấy rõ, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La là một quá trình khó khăn và lâu dài, nó không thể là sản phẩm chủ quan duyý chí mà trước hết phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương. Đến nay, Sơn La vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, trình độ phát triển kinh tế thấp kém; sản xuất nông nghiệp là chủ yếu; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lýý, còn nhiều bất cập; tổ chức quản lýý bộ máy yếu; hiệu lực và hiệu quả thấp. Xen vào đó bệnh quan liêu tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội có chiều hướng gia tăng…điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong đó có dân tộc Thái. Vì vậy, phát triển kinh tế được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hóa. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI, đã đề ra mục tiêu tổng quát để phát triển KT- XH của tỉnh là: “Tạo lập những yếu tố cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng CNH, HĐH…đưa nền kinh tế thoát khỏi trạng thái đặc biệt khó khăn và tình trạng thuần nông. Chất lượng nhiều mặt đời sống của nhân dân các dân tộc được nâng lên một cách đáng kể, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc và với các tỉnh bạn.” [61, tr. 72]. ĐHĐB Đảng bộ tỉnh lần thứ XII lại nhấn mạnh: “Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa- xã hội” [64, tr. 101]. Để thực hiện những mục tiêu đó tỉnh cần giải quyết nhiều vấn đề khác nhau, trong đó rất chú trọng vấn đề nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng ba, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Đầu tư phát triển sản xuất: nguồn vốn, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật, chính sách bao tiêu sản phẩm cho bà con để giúp bà con sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng bản mới và phát triển nông thôn toàn diện…để đến năm 2010, cơ bản không còn hộ nghèo (theo tiêu chí hiện nay) đại bộ phận các dân tộc đạt mức khá giả. Do điều kiện môi trường sinh sống thường ở những nơi xa xôi hẻo lánh, xã hội mang nhiều tàn tích của chế độ nguyên thủy nên đời sống kinh tế của đồng bào còn nhiều nghèo nàn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, nhận thức kém cộng với mặc cảm tự ty dân tộc nên quá trình hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam không nhanh chóng dễ dàng. Chính vì vậy, làm sao để nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung, ở Sơn La nói riêng là một việc làm quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Có được một mức sống tương đối đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất, thì đồng bào dân tộc Thái mới có thể hình thành ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, mới biết quýýý trọng, tự hào và nâng niu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. 2.2.2.2. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động văn hóa Để tiến hành bất kỳ một hoạt động nào nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, vấn đề đầu tiên nhất vẫn là kinh phí. Nhưng trên thực tế nguồn kinh phí đầu tư cho tất cả các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đặc biệt là văn hóa, đều hết sức hạn hẹp, có thể nói là thiếu nghiêm trọng. Để tăng nguồn đầu tư cho các hoạt động trên, ngoài nguồn ngân sách khá lớn hàng năm từ trung ương đầu tư cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Các địa phương, trong đó có tỉnh Sơn La cần phải phát huy các tiềm năng vốn có của khu vực, như tài nguyên đất, rừng, khoáng sản, tiềm năng du lịch, dịch vụ...để tăng cường nguồn ngân sách cho các hoạt động nhằm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Ví dụ như, tỉnh Sơn La có tiềm năng về các loại cây công nghiệp mũi nhọn chè, café…Các ngành chế biến lâm sản, nông sản với chất lượng cao. Ngoài ra, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai có tiềm năng du lịch nổi tiếng như thủy điện Hòa Bình, nhà tù Sơn La, di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Chợ tình Sa Pa...Các khu du lịch sinh thái, các bản văn hóa dân tộc...Sắp tới, khi thủy điện Sơn La xây dựng xong sẽ là điểm thu hút nhiều du khách tới thăm quan, hứa hẹn một tiềm năng du lịch rất dồi dào, cũng hứa hẹn nguồn kinh phí khá lớn có thể khai thác. Để phát triển các ngành trên, cần phải huy động tổng hợp các nguồn vốn một cách tích cực. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng các tỉnh phía Tây Bắc vẫn chưa có được sự quan tâm đặc biệt của các nguồn đầu tư nước ngoài như một số tỉnh, thành phố lớn. Do đó, có thể tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài như kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài theo phương thức liên doanh bằng cách các địa phương góp vốn bằng tài nguyên đất, rừng. Thực hiện chính sách khuyến khích tài chính, thu thuế thấp hơn các khu vực khác để thu hút đầu tư; vay vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Huy động các nguồn vốn tự thân bằng cách cần kiệm để tạo tích lũy, sử dụng tiền nhàn rỗi trong nhân dân, tài sản và tiềm năng của các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có lãi. Phát huy nội lực để phát triển kinh tế, tăng cường nguồn thu của địa phương là con đường thiết thực để tạo vốn, từ đó mở rộng đầu tư cho các hoạt động văn hóa. 2.2.2.3. Nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc Nâng cao dân trí cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay (trong đó có dân tộc Thái), là một trong những vấn đề được các tỉnh phía Bắc quan tâm hàng đầu. Bên cạnh trình độ kinh tế còn thấp kém, trình độ dân trí còn rất nhiều hạn chế càng làm cho người dân ít nhận thức được ýýý nghĩa của các giá trị văn hóa, do đó bản thân họ cũng chưa có ýý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nâng cao trình độ dân trí nghĩa là mở mang trí óc của mỗi cộng đồng, dân tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí không chỉ dừng lại ở trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ thuật; về toàn bộ thể chế chính trị- xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các chuẩn mực đạo đức và luân lýý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp; về dân số và kế hoạch hóa gia đình; về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại. Muốn nâng cao dân trí cần xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển mới trong thực hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Ở các tỉnh Tây Bắc (trong đó có tỉnh Sơn La) cần thực hiện song song, kết hợp giữa phát triển giáo dục phổ thông và bổ túc văn hóa xóa mù chữ. Đối với công tác bổ túc văn hóa ở vùng sâu vùng xa cần có quan niệm coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Đối với giáo dục phổ thông: phổ cập tiểu học là một dấu hiệu đáng mừng, song vấn đề duy trì được tỉ lệ học sinh ra lớp thường xuyên và đảm bảo chất lượng đào tạo vẫn là một thử thách đối với ngành giáo dục các tỉnh phía Bắc. Đến nay tỉnh Sơn La đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh, song chất lượng dạy và học, chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ ở nhiều nơi còn kém chất lượng và chưa bền vững, vẫn còn có hiện tượng tái mù chữ. Cần phải được tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập. Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và núi cao. Cần phải thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều loại hình trường bán công, dân lập, tư thục. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về trình độ lýýý luận chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình trường dân tộc nội trú và mô hình bán trú liên xã rất phù hợp với việc phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa, do đó cần tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để phát triển mạnh hơn nữa loại hình này. Cần chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên người địa phương (giáo viên tại chỗ: bao gồm người dân tộc và người Kinh định cư trong khu vực) để ổn định lâu dài, tránh tình trạng lấy vùng sâu vùng xa làm nơi thử việc mới cho giáo viên mới ra trường. Có chính sách ưu đãi hơn nữa đối với những giáo viên có trình độ từ xa tình nguyện đến công tác tại các vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Trước đây, do hoàn cảnh kinh tế xã hội còn quá khó khăn, nên chất lượng học sinh kém, khi tuyển sinh vào các trường sư phạm lấy điểm ưu tiên theo khu vực đã dẫn đến hậu quả là chất lượng của giáo viên tại chỗ yếu kém. Lại cộng với công tác thanh kiểm tra tại các nơi này không được thường xuyên, sát sao nên đội ngũ giáo viên có tình trạng dạy chống đối, lười trau dồi chuyên môn nâng cao trình độ dẫn tới chất lượng giảng dạy chỉ là hình thức, chất lượng giảng dạy kém …Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo viên là vấn đề có tính cấp bách trong sự nghiệp giáo dục ở Tây Bắc cũng như ở tỉnh Sơn La hiện nay. Cần có các chính sách xã hội, ưu tiên về kinh tế để động viên những học sinh khá giỏi thi vào sư phạm thay bằng ưu tiên điểm, vì một thầy giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ tương lai. Các trung tâm dạy nghề ở các tỉnh, các huyện trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, từng bước tạo điều kiện để cho số người đến độ tuổi lao động người dân tộc được đào tạo ngành nghề một cách chính quy, tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm, nâng cao đời sống về mọi mặt. Trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, cần triển khai thực hiện tốt mục tiêu phổ cập chương trình tin học cơ sở, không chỉ cho các trường trung tâm thị xã, thị trấn mà cần ưu tiên tới các trường con em các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với KH- CN để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung của thời đại. Nghị quyết hội nghị BCH trung ương 5 khóa IX đã nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường dân tộc nội trú và bán trú, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc, kể cả đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo, nhất là cấp cơ sở. Việc xây dựng trường đại học Tây Bắc, trường cao đẳng sư phạm Sơn La, trường văn hóa nghệ thuật Tây Bắc có vị trí to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực của Tây Bắc. Các trường Chính trị của các tỉnh cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc đào tạo lýý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở và phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội ở cấp tỉnh và huyện nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ văn hóa, dân trí chung cho khu vực Tây Bắc. 2.2.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao làm công tác văn hóa Động lực phát triển của văn hóa thể hiện tập trung ở nguồn nhân lực của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong quá trình thực hiện CNH, HĐH. Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở Tây Bắc, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lýý văn hóa và làm công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa và các tri thức người Thái, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quýý của công tác này. Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chuyên môn cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển. Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại các tỉnh. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc. Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở xã, bản. Có kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc ít người và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số; Chú ýý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú trong tỉnh, dự bị đại học dân tộc; thực hiện tốt các tiêu chuẩn tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ cử tuyển; mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao…Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng. Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, trong đó có dân tộc Thái. Cán bộ văn hóa thông tin là những người làm các công việc trực tiếp liên quan tới văn hóa, thường xuyên đi xuống cơ sở. Vì vậy cần có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ýý cho công việc. Đặc biệt, hiện nay số lượng cán bộ văn hóa còn thiếu và yếu ở tất cả các cấp, các bộ phận (như tỉnh Sơn La hiện nay, tình trạng thiếu cán bộ có đủ trình độ và năng lực chuyên môn ở một số đơn vị, phòng ban trực thuộc phòng VH - TT các huyện thị và thị xã còn thiếu rất lớn. Chưa kể đến ở trung tâm các xã, đội ngũ cán bộ văn hóa xã phần lớn chưa qua các lớp đào tạo, thậm chí còn chưa qua một lớp tập huấn nào về công tác văn hóa). Số lượng biên chế ít gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động văn hóa. Các tỉnh cần sớm xem xét và giải quyết vấn đề này để tạo điều kiện cho ngành văn hóa thông tin hoạt động có hiệu quả hơn. 2.2.2.5. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc Công tác giữ gìn kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc cần phải trên cơ sở đánh giá đúng nhu cầu và nhận thức của đồng bào về văn hóa của chính dân tộc họ. Việc bảo tồn kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trước hết phải xuất phát từ yêu cầu này. Vì văn hóa dân tộc Thái trước hết là của người Thái, họ là người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời cũng là người trực tiếp thừa hưởng, kế tục, bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong đời sống xã hội hiện tại và cả trong tương lai. Chỉ khi nào người dân hiểu được vị trí, vai trò của họ trong hoạt động này thì họ mới tích cực tự giác thực hiện có hiệu quả. Nếu bản thân họ không có ý thức giữ gìn, kế thừa thì sự đổ vỡ và mai một các giá trị văn hóa là điều không tránh khỏi. Cho nên, nâng cao ýý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bản thân đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc là yếu tố có ýý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của công tác này. Cuộc vận động giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái không chỉ dừng lại ở đồng bào, mà cần phải được mở rộng khắp cư dân trong khu vực và cả nước. Những tác động cùng chiều hỗ trợ từ bên ngoài sẽ là lợi thế cho hiệu quả công tác đó. Phát triển ýý thức cộng đồng, từ ý thức tộc người đến ý thức quốc gia thông qua văn hóa truyền thống. Có như vậy, đồng bào mới có ý thức gìn giữ, nâng niu các loại hình văn hóa của dân tộc mình và các dân tộc khác. Từ đó hiệu quả công tác giữ gìn và kế thừa mới được nâng cao và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Con đường chủ yếu để thực hiện việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc là thông qua tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục. Do đó trước mắt ngành văn hóa thông tin các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên...cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng mọi hình thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Thái nói riêng. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa việc giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái, cần phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản. Họ là những người lưu giữ được nhiều nhất những giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm và uy tín tổ chức các hoạt động văn hóa, là trụ cột trong các hoạt động văn hóa, tiếng nói có giá trị cao và được nể trọng trong cộng đồng. Đây là lớp người có vai trò không thể thay thế trong thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Về đối tượng, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ. Đây là đối tượng nhạy cảm nhất với mọi sự thay đổi; trong họ luôn có sự lựa chọn giữa yếu tố truyền thống hay hiện đại. Bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, nhất là thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số bản địa được tìm hiểu, tiếp xúc với các di sản văn hóa truyền thống. Qua đó hình thành niềm tự hào, xóa bỏ những mặc cảm tự ti, xem việc giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là nhiệm vụ thiêng liêng và vinh dự của thế hệ mình. Cần triển khai thực hiện sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa, trong đó có nội dung bảo tồn, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc. Sử dụng và phát huy triệt để thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng (các đài phát thanh - truyền hình, các loại áo chí, xuất bản phẩm…) hệ thống các thiết chế thông tin của ngành văn hóa... Để công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở Tây Bắc thực sự mang lại hiệu quả, vấn đề quan trọng hiện nay là phải kiện toàn và triển khai nhân rộng các mô hình thiết chế văn hóa đã có ở một số địa phương, như mô hình bản văn hóa ở bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình; bản văn hóa dân tộc Thái Đen ở bản Bó, xã Chiềng Cơi thị xã Sơn La...Tuy vấn đề nêu trên còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhưng cần phải khẩn trương tiến hành, tính toán xây dựng mô hình phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương. Phải xác định rõ văn hóa của người Thái dưới dạng vật thể và phi vật thể là di sản quýý báu của nền văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Giữ gìn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống là hành động yêu nước, là tạo sức đề kháng chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, là làm giàu có thêm vốn văn hóa của đất nước. 2.2.2.6. Lập kế hoạch cụ thể, toàn diện và lâu dài cho công tác gìn giữ, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở Tây Bắc Để có được một cách nhất quán công tác này, cần phải có sự thảo luận phối hợp giữa các ban, ngành để đưa ra một kế hoạch cụ thể, toàn diện, thống nhất làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa trên thực tiễn về mọi phương diện kinh phí, đối tượng giữ gìn, hình thức giữ gìn, thời gian thực hiện... Trước hết, cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện văn hóa truyền thống của người Thái ở Tây Bắc. Trên cơ sở đó đánh giá lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái, để lựa chọn phương thức, biện pháp bảo tồn, kế thừa và phát huy phù hợp đối với từng loại hình. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa của người Thái ở Tây Bắc cần phải được tiến hành theo hướng sau: Những giá trị vĩnh cửu, tiến bộ thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện để phát triển và phát huy tác dụng như: Nếp nhà sàn, các lễ hội truyền thống, Hạn Khuống...các làn điệu dân ca Thái, múa xòe; chữ viết, các tác phẩm văn học nói về lịch sử xã hội, các tác phẩm mang tính sử thi như “Quăm Tô Mương”, “Táy Pú Xớc” “Xống Chụ Xon Sao"; các bản gia phả, tộc phả của các dòng họ Thái, các loại sách viết bằng chữ Thái cổ... Những giá trị cũ, có thể cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự phát triển. Chẳng hạn như phong tục thờ cúng tổ tiên, tục làm vía (cho người ốm, người già, trẻ mới sinh...) nhưng phải cải biến tránh tốn kém, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Cần phải giữ lại những yếu tố tích cực như lòng biết ơn tổ tiên, tính cố kết cộng đồng, nhưng tính cố kết cộng đồng ấy không được dẫn đến cục bộ địa phương, cục bộ dân tộc. Các phẩm chất đạo đức cá nhân như trung thực, thật thà, trọng chữ tín, cần cù lao động...cũng là những giá trị cần phải giữ gìn và kế thừa. Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển, thậm chí còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Chẳng hạn, như y phục giàu màu sắc, hoa văn phong phú và cả đồ trang sức của người Thái ở Tây Bắc là nét đẹp truyền thống, vừa nói lên tính cách tâm lýýý vừa thể hiện trình độ thẩm mỹ của tộc người; những hoa văn mặt chăn, gối, áo cỏm, khăn Piêu là những di sản văn hóa nổi tiếng không chỉ riêng Việt Nam mà còn cả thế giới. Cần động viên, phát huy vai trò của tiến bộ của tổ chức dòng họ, trưởng họ, trưởng bản nhất là những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và địa phương để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị gây cản trở cho sự phát triển thì phải tổ chức vận động, thuyết phục để tự bản thân người dân thấy rõ tác hại và loại bỏ chúng, như tục lệ tang ma kéo dài nhiều ngày, hỏa táng người chết theo phong tục truyền thống, chữa bệnh bằng các hình thức phép thuật, ma thuật, thầy mo thầy cúng... Thứ hai, cần phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình khảo sát, sưu tầm văn hóa dân gian Thái, lựa chọn ưu tiên và tăng đầu tư kinh phí cho các di tích, địa chỉ văn hóa đang bị xuống cấp và có nguy cơ mai một. Trên cơ sở đó triển khai thực hiện chương trình quốc gia về di sản văn hóa dân tộc thiểu số; thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống trên địa bàn có người Thái sinh sống. Mặt khác, chính quyền phải bảo đảm quản lýý chặt chẽ, sâu sát công tác bảo tồn để tránh sự tự phát, hoạt động tràn lan, không đúng mục đích trong nhân dân. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc cũng cần phải được chú ýý xem xét trong mối quan hệ: truyền thống và hiện đại và đặt nó trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của tộc người. 2.2.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý văn hóa nói chung; sự quản lý của các cấp chính quyền trong công tác quản lý các di sản văn hóa nói riêng của đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay Trong điều kiện kinh tế thị trường, người ta thường chú ýý đến việc làm kinh tế, làm giàu cho chính mình mà quên đi hay buông lỏng, bỏ mặc các di sản văn hóa bị mai một từng ngày bởi nhiều những nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục hạn chế tình trạng như hiện nay, cần xây dựng những thể chế, chính sách vận hành trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, trong đó có văn hóa của dân tộc Thái. Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lýý nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Thái ở Tây Bắc nói riêng. Xây dựng thêm những văn bản dưới luật, với những quy chế hoạt động và những bản quy ước, sử dụng trong lĩnh vực giữ gìn và phát huy những tài sản văn hóa truyền thống ở các xã, bản cho thích hợp với đặc thù từng địa phương. Giáo dục ý thức pháp luật cho mọi người dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, tuyên truyền phổ biến những điều luật, những quy định pháp luật về hình phạt đối với các tội như: xâm phạm, đánh cắp, phá hoại các di sản văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó chú trọng tăng cường sự quản lýý của Nhà nước về văn hóa trên lĩnh vực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu chung dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh; Xử lýý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hóa truyền thống. Với tỉnh Sơn La, bên cạnh những giải pháp trên cần chú trọng quan tâm hơn đến vấn đề giữ gìn, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào Thái khu vực tái định cư thủy điện Sơn La. Cần coi trọng công tác nghiên cứu cơ bản về sự thay đổi văn hóa ở những vùng tái định cư và những tác động của nó. Có rất nhiều vấn đề văn hóa ở những vùng nhân dân di chuyển đi và ở vùng tái định cư, đòi hỏi công tác nghiên cứu phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học, phải được đầu tư xứng đáng cả về kinh phí, phương tiện và nhất là nguồn nhân lực. Những vùng di chuyển để tạo mặt bằng thi công và lòng hồ tương lai kéo dài từ Mường La đến Lai Châu là vùng có thềm sông cổ, có nhiều di chỉ khảo cổ. Phải gấp rút nghiên cứu khảo cổ, di chuyển và bảo tồn các di tích. Công việc này có ý nghĩa không chỉ bởi nó là một phần văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Bắc trong đó có dân tộc Thái, mà còn là công việc có tầm quan trọng quốc gia. Đổi mới công tác quy hoạch vùng tái định cư theo hướng thúc đẩy giao lưu văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đổi mới chính sách đầu tư cho vùng tái định cư theo hướng quan tâm hơn đến sự đồng thuận về văn hóa. Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong quá trình tái định cư và ở các bản mường tái định cư. Cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa, xây dựng những nòng cốt hoạt động văn hóa ở cơ sở nhằm đáp ứng những yêu cầu của các cộng đồng dân cư mới trong vùng tái định cư. Cần sử dụng ngay người địa phương làm công việc này bởi không ai có thể làm thay, làm hiệu quả hơn chính người Thái trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa của họ. Đặc biệt coi trọng, tranh thủ lớp người già và những thanh niên có học thức vào công tác này. KẾT LUẬN Văn hóa là một hiện tượng xã hội có tính kế thừa và tính bền vững, nó luôn tồn tại trong dòng chảy của sự vận động, phát triển của lịch sử - xã hội. Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc; giữ gìn bản sắc là cách thức cơ bản để các dân tộc không tự đánh mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó để tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Bối cảnh hội nhập toàn cầu và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay đã đem đến cho chúng ta những cơ hội lớn. Mặt khác, nó cũng mang trong mình khả năng làm xóa nhòa bản sắc từng dân tộc riêng biệt, làm băng hoại các giá trị truyền thống, làm cho dân tộc này có thể trở thành cái bóng hay bản sao của một dân tộc khác. Chính vì vậy, để giữ gìn bản sắc của riêng mình, mỗi dân tộc cần có những giải pháp thích hợp cho việc kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả nhất các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đối với dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng, một dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, lâu đời, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc giữ gìn và kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của dân tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, chúng ta không thể kế thừa tất cả những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái, bởi có những nét văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết kế thừa những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới nguy cơ mai một bản sắc như văn hóa thung lũng; các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần như: văn hóa nông nghiệp, một số thành tố trong bộ công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ và văn tự, nghệ thuật, âm nhạc...; các giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình- bản mường... Việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Sơn La nói riêng cần phải triển khai nhiều giải pháp tích cực. Các giải pháp này có ý nghĩa phương pháp luận nhằm nâng cao chất lượng công tác giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là cần đẩy mạnh phát triển KT- XH, cơ sở và nền tảng của văn hóa nhằm từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, trong đó có đồng bào dân tộc Thái. Nâng cao ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng dân tộc Thái ở Tây Bắc. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cũng như để nâng cao hiểu biết, kiến thức về mọi mặt trong đó có kiến thức về văn hóa các dân tộc cho bà con các dân tộc trong toàn khu vực. Để thực hiện tốt quá trình này, Đảng- Chính quyền các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc trong đó có tỉnh Sơn La cần phải có những chính sách kinh tế, chính trị, xã hội đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương nhằm hướng dẫn, động viên nhân dân, khơi dậy trong nhân dân lòng tự hào dân tộc để họ tự giác bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, có thể đổi mới cách nhận thức, cũng như nâng caoý ý thức của bà con về vấn đề gìn giữ và kế thừa những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, cũng như các dân tộc khác. Tiến tới xây dựng phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’’. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bách khoa thư triết học(1967), Tập 4, Nxb Bách khoa thư Xô Viết Mátxcơva. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cưứ các văn kiện đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Trần Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (1999), Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Quàng Thị Chính (2005), Lễ cưới dòng họ Mè (huyện Yên Châu - tỉnh Sơn La), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Cục thống kê tỉnh Sơn La (2006), Niên giám thống kê năm 2005. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Đức Dương, Nhân tố Tày - Thái trong quá trình hình thành tiếng Việt và mô hình văn hóa lúa nước của người Việt, (11-13/5/1990), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc). Đại học Quốc gia Hà Nội - Chương trình Thái học Việt Nam (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Đại học bách khoa toàn thư Liên Xô (1975), t 20, Nxb bách khoa thư, Liên xô. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị BCH Trung ương lần thứ 5, khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Tài liệu học tập kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Văn Đức (1991), Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học, Tạp chí Triết học, (3). Giáo trình Triết học Mác- Lênin (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa - giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đỗ thị Hòa (2003), Trang phục các dân tộc thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt- Mường và Tày - Thái, Nxb văn hóa dân tộc, Hà nội. Lê Văn Hòa (2003), Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở Gia Lai trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Hợp tuyển thơ văn việt nam, (1979), Tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội. Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva. Thanh Lê (2005), Hành trang văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vì Trọng Liên(2002), Vài nét về người Thái ở Sơn La, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Hoàng Lương (2003), Hoa văn Thái, Nxb Lao động, Hà Nội. C.Mác- Ph.Ăngghen(1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. C.Mác- Ph.Ăngghen(2001), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội C.Mác- Ph.Ăngghen(2000), Toàn tập, Tập 42, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội C. Mác-Ăngghen(1994), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học. Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Vi Hồng Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Vương Nhân (2004), Văn hóa các dân tộc thiểu số - từ một góc nhìn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Vũ Quỳnh và Kiều Phú (1960): Lĩnh Nam Chích Quái (Truyện cổ dân gian sưu tầm từ thế kỷ XV) NXB văn hóa, Hà Nội. Văn Tân, Nguyễn Đạm (1994), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. Cao Văn Thanh (chủ biên) (2004), Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Trung bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia. Lê Ngọc Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thông tin. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Bá Thịnh (2003), Tìm hiểu Luật tục các tộc người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (1999), Luật tục Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam - nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Cầm Trọng (1978), Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Cầm Trọng (2005), Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cầm Trọng, Bản mường - một cấu trúc xã hội truyền thống Thái(1996), Báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ IV, Chiềng Mai, Thái Lan. Trung tâm Xã hội và Nhân văn quốc gia- Viện Thông tin khoa học (1999), Truyền thống và hiện đại trong văn hóa, Hà Nội. Tục ngữ Thái (1978), Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội. Từ điển tiếng Việt(1998), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Từ điển tiếng Việt(2005), Nxb Đà Nẵng. Từ điển Triết học(1975), Nxb Tiến bộ, Matxcơva. Từ điển Triết học(1976), Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Hồng Sơn, Trương Minh Dục (Chủ biên) (1996), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tỉnh ủy Sơn La(2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI. Tỉnh ủy- Hội đồng nhân dân- ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2005), Tỉnh Sơn La 110 năm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tỉnh ủy Sơn La (2001), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII. Hoàng Vinh (1996), Một số vấn đề lý luận văn hóa thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Sĩ Vịnh (chủ biên) (1993), "Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa", Tạp chí VHNTXD, Hà Nội. Phạm Thái Việt (chủ biên) (2004), Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. Trần Quốc Vượng- Cầm Trọng (1984), Sự tham gia của văn hóa Thái vào sự hình thành phát triển của văn hóa Việt nam, báo cáo khoa học trình bày tại hội nghị quốc tế Thái học lần thứ hai, Băng Cốc ngày 22 - 24 - 8 - 1984. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (1999), Nghiên cứu văn hóa Bản dân tộc Thái Đen trên cơ sở đó, đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng mô hình Bản văn hóa", Đề tài Khoa học KX.03-97/1999. Uỷ ban khoa học và xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), NXB khoa học xã hội, Hà Nội. Uỷ ban quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa (1992): Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ văn hóa thông tin, Hà Nội. PHỤ LỤC Dân số - dân tộc tỉnh Sơn La năm 1999 Đơn vị tính: Người Stt Huyện Thái Kinh Mường Mông Tày Hoa Dao Nùng 1 T.Xã 37525 27531 538 397 226 68 48 2 Mường La 48960 2741 95 11899 20 4 12 4 3 Quỳnh Nhai 25055 1560 35 1306 8 796 4 Thuận Châu 113143 11049 135 14693 106 12 19 43 5 Sông Mã 78762 15869 209 21997 63 2 20 4 6 Mai Sơn 62525 30632 843 12282 123 7 17 31 7 Yên Châu 30570 12047 178 7302 28 2 5 8 Mộc Châu 43419 39594 20280 17621 101 7 7925 6 9 Phù yên 28640 10698 40708 9941 92 43 5783 9 10 Bắc Yên 14377 2105 8885 17140 40 2 1463 4 Nguồn: Cục Thống Kê Tỉnh Sơn La MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20485 .doc
Tài liệu liên quan