Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH ABB

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết kết hợp đồng bộ các công cụ quản lý trong đó công cụ kế toán là một trong những phương tiên hữu hiệu. Thông qua việc hạch toán quá trình bán hàng, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết được những số liệu tổng hợp chi tiết về quá trình tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ. Tổ chức công tác hạch toán bán hàng khoa học, chặt chẽ sẽ quyết định hiệu quả trong công tác quản lý bán hàng, giúp đem lại kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, tạo nên vị thế lớn cho doanh nghiệp trên thị trường.

doc58 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH ABB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kinh doanh trong kỳ kế toán. Chiết khấu thương mại là khoản tiền chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng mua bán hoặc cam kết mua. Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi ohạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hàng như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại... Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp (bên bán) giảm trừ cho bên mua hàng trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, khônng đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn đã ghi trên hợp đồng... 1.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng. + Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh các khoản chiết khấu thương mại cho người mua. Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại để xác định doanh thu thuần. Tài khoản 521 cuối kỳ không có số dư và có các tài khoản cấp 2 sau: Tài khoản 5211 “Chiết khấu hàng hoá” Tài khoản 5212 “Chiết khấu thành phẩm” Tài khoản 5213 “Chiết khấu dịch vụ” + Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” Kết cấu cơ bản tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển số doanh thu của hàng bán bị trả lại để giảm trừ doanh thu bán hàng. Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư. + Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” Kết cấu cơ bản tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh khoản giảm giá cho người mua. Bên Có: Kết chuyển khoản giảm giá để kết chuyển doanh thu thuần. Tài khoản 532 không có số dư. + Tài khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”: TK này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT được khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước. Được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau: - Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” - Tài khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt” - Tài khoản 3333 “Thuế xuất nhập khẩu phải nộp” - Tài khoản 3334 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” - Tài khoản 3335 “Thuế thu nhập cá nhân ” - Tài khoản 3336 “Thuế tài nguyên” - Tài khoản 3337 “Thuế nhà đất, tiền thuê đất” - Tài khoản 3338 “Các loại thuế khác” - Tài khoản 3339 “Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác” 1.5.3. Phương pháp kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. + Kế toán chiết khấu thương mại Xem sơ đồ 2 - trang 2 - phần Phụ lục + Kế toán giảm giá hàng bán Xem sơ đồ 3 – trang 3 - phần Phụ lục + Kế toán hàng bán bị trả lại Xem sơ đồ 4 – trang 4 - phần Phụ lục 1.6. Kế toán giá vốn hàng bán. 1.6.1. Khái niệm giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là trị giá vốn thực tế (hàng hoá, vật tư được đánh giá theo giá gốc) của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ trong kỳ. Đới với hàng hoá thì giá vốn chính là giá mua thực tế và chi phí thu mua, còn đối với thành phẩm giá vốn chính là giá thành sản xuất thực tế. 1.6.2. Phương pháp tính trị giá vốn hàng bán. - Phương pháp Nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này người ta giả định rằng lô hàng nào nhập trước sẽ được ưu tiên xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. - Phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này người ta giả định rằng lô hàng nào nhập sau cùng sẽ được ưu tiên xuất trước và sẽ lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên . - Phương pháp Tính giá đích danh: là phương pháp mà trị giá thực tế hàng xuất kho được tính đúng theo trị giá thực tế nhập kho của lô hàng được xuất kho đó. - Phương pháp Bình quân gia quyền: Theo phương pháp này thì trị giá thực tế thành phẩm xuất kho được tính theo đơn giá bình quân gia quyền và số lượng thành phẩm xuất kho. Trị giá thực tế thánh phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá bình quân giá quyền = Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập kho trong kỳ * Phương pháp tính chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất bán: CP thu mua phân bổ cho hàng xuất bán = CP mua của hàng tồn đầu kỳ + CP mua phát sinh trong kỳ x Trị giá mua của hàng xuất bán Trị giá mua hàng tồn đầu kỳ + Trị giá mua hàng nhập trong kỳ 1.6.3. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 632 “Gía vốn hàng bán” TK 632 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Gía vốn của sản phẩm hàng hoá đã được tiêu thụ trong kỳ Bên Có: - Giá vốn của hàng bán nhưng bị trả lại - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” TK 632 không có số dư cuối kỳ. 1.6.4. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán. * Theo phương pháp kê khai thường xuyên Xem sơ đồ 5 – trang 5 - phần Phụ lục * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ Xem sơ đồ 6 – trang 6 - phần Phụ lục 1.7. Kế toán chi phí bán hàng. 1.7.1. Khái niệm chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng là chi phí pháp sinh liên quan đến việc bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Gồm các yếu tố sau: Chi phí nhân viên bán hàng. Chi phí vật liệu, bao bì. Chi phí dụng cụ, đồ dùng. Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí bảo hành sản phẩm Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 1.7.2. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” Tài khoản 641 có kết cấu cụ thể như sau: Bên Nợ: Chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ và có những tài khoản cấp 2 sau: Tài khoản 6411 “Chi phí nhân viên” Tài khoản 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì” Tài khoản 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” Tài khoản 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ” Tài khoản 6415 “Chi phí bảo hành” Tài khoản 6416 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” Tài khoản 6417 “Chi phí bằng tiền khác” 1.7.3.Phương pháp kế toán chi phí bán hàng. Xem sơ đồ 7 – trang 7 - phần Phụ lục 1.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.8.1. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là toán bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chng toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm có các yếu tố sau: Chi phí nhân viên quản lý Chi phí vật liệu quản lý Chi phí đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dự phòng Thuế, phí, lệ phí Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 1.8.2. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Tài khoản 642 có kết cấu cụ thể như sau: Bên Nợ: - Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. - Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Cuối niên độ kế toán hoản nhập số chênh lệch dự phòng Nợ phải thu khó đòi đã trích lập lớn hơn số trích lập cho năm tiếp theo. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh hay để chờ kết chuyển. Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ và gồm những tài khoản cấp 2 sau: TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý” TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý” TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng” TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ” TK 6425 “Thuế, phí, lệ phí” TK 6426 “Chi phí dự phòng” TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác” 1.8.3. Phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Xem sơ đồ 8 – trang 8 - phần Phụ lục 1.9. Kế toán xác định kết quả bán hàng. 1.9.1. Phương pháp xác định kết quả bán hàng. Kết quả bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng lãi hay lỗ. Kết quả bán hàng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quả lý doanh nghiệp Trong đó: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ doanh thu 1.9.2. Tài khoản kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 911 có kết cấu cụ thể như sau: Bên Nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịc vụ xuất đã tiêu thụ. - Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác. Bên Có: - Doanh thu thuần của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã ghi nhận tiêu thụ trong kỳ. - Doanh thu hoạt động tài chính và hoạt động khác. - Số lỗ của các hoạt động kinh doanh trong kỳ. Tài khoản 911 không có số dư. 1.9.3. Phương pháp kế toán. Xem sơ đồ 9 – trang 9 - phần Phụ lục PHẦN 2 THỰC TẾ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ABB VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH ABB Việt Nam. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tên đơn vị : Công ty TNHH ABB Tên tiếng Anh : ABB Transformers Ltd. Trụ sở chính : Km 9, Quốc lộ 1A, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Điện thoại : 04 8611010 Email : hrabb.vietnam@vn.abb.com Website : www.abb.com.vn Mã số thuế : 0100114441 Công ty liên doanh chế tạo máy biến thế ABB được thành lập vào ngày 01/07/1994 theo giấy phép Đầu tư số 901/GP do Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đây là liên doanh giữa công ty VNTRA với Công ty Dịch vụ Châu Á Thái Bình Dương ABB. Công ty này là một chi nhánh của tập đoàn kỹ thuật điện quốc tế ABB đặt tại khu vực Châu Á. Tập đoàn ABB là tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị điện với hơn 1500 công ty tại 140 nước và 46 nhà máy sản xuất biến thế trên 26 nước, trụ sở chính đặt tại Zurich - Thuỵ Sỹ. Này 01/09/1994, công ty ABB Việt Nam chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, tổng số vốn đầu tư của dự án liên doanh là: 24 triệu USD và tổng số vốn pháp định: 12,5 triệu USD. Trong giai đoạn đầu tư của dự án (tính đến 31/12/1998) thì tổng số vốn đầu tư là 8.704.880 USD, vốn pháp định là 7.271.429 USD. Trong đó bên Việt Nam đóng góp 35% vốn pháp định (tương đương 2.545.000 USD) và bên nước ngoài đóng góp 65% vốn pháp định (tương đương 4.762.429 USD). Trong năm 2002, cơ cấu nguồn vốn của công ty đã thay đổi và công ty trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Từ tháng 12 năm 2002, công ty mẹ của công ty TNHH ABB là công ty Asia Boveri Limited (ABB). Hiện nay, ABB Việt Nam có hơn 600 nhân viên tại 5 cơ sở của công ty trên toàn quốc, trụ sở chính là nhà máy chế tạo biến thế ở hà Nội, văn phòng khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng, các trung tâm dịch vụ Turbochanging ở Hà Nội và Hải Phòng. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH ABB Việt Nam. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, gồm: Tổng giám đốc: là người nước ngoài. Phó tổng giám đốc: là người Việt Nam. Giám đốc tài chính: trước đây là người nước ngoài, từ năm 1994 đến nay là người Việt nam. Hai giám đốc trung tâm: + Giám đốc nhà máy sản xuất biến thế phân phối. + Giám đốc nhà máy sản xuất biến thế truyền tải. Phòng kế toán: Thực hiện việc thu thập xử lý ghi chép phản ánh tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị và xử lý số liệu nhắm giúp cho ban giám đốc giám sát kết quả hoạt động kinh doanh, để từ đó có phương án kinh doanh phù hợp. Phòng tổ chức nhân sự: giúp ban giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cuả công ty nhằm phát huy cao nhất năng lục của đơn vị. Quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề thuộc chủ trương tiêu chuẩn, nhận xét quy hoạch, điều động và các chính sách của người lao động được thực hiện sao cho hợp lý nhất. Phòng kế hoạch: giúp ban Giám đốc xây dựng, triển khai, thực hiện kinh doanh phát triển dài hạn kế hoạch hàng năm. Phòng bán hàng: làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về mặt kinh doanh của công ty và tìm hiểu thị trường. Đông thời thu thập các thông tin phản hồi cuả khách hàng để đưa ra phương án giải quyết và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Phòng thiết kế: Thiết kế theo yêu cầu của khách hàng và chào hàng. Tính các thông số kỹ thuật của máy theo yêu cầu của phòng bán hàng, ra các bản vẽ thiết kế phục vụ cho việc lắp ráp máy ở các xưởng. Phòng vật tư: Phụ trách vấn đề mua tất cả các nguyên liêu sản xuất theo yêu cầu mua ở phòng kế hoạch và thiết kế kỹ thuật, tổ chức nơi tiếp nhân, vận chuyển, giao nhận vật tư tới nơi sản xuất. Phòng thử nghiệm: theo dõi, quản lý chất lượng sản phẩm, kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xem sơ đồ 10 – trang 10 - phần Phụ lục 2.1.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty. 2.1.3.1. Chính sách kế toán đang được áp dụng ở công ty. Kỳ kế toán: Năm (bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N). Đơn vị tiền tệ: VND Chế độ kế toán mà đơn vị áp dụng: QĐ 15 do Bộ Tài Chính ban hành. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Hình thức tập trung. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Hình thức kế toán công ty áp dụng: Hình thức nhật ký chung Xem sơ đồ 11 – trang 11 - phần Phụ lục 2.1.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán Xem sơ đồ 12 – trang 12 - phần Phụ lục Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về toán bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, hạch toán kế toán của công ty theo đúng quy định nhà nước. Kế toán tổng hợp: theo dõi hạch toán tất cả các tài khoản, đồng thời lập và gửi các báo cáo tài chính của công ty cho các đối tượng sử dụng thông tin, Kế toán TSCĐ, CP và giá thành: Theo dõi, phản ánh, tổng hợp số liệu tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiện lập danh sách yêu cấu thanh toán hàng tuần cho các khoản nợ với khách hàng đến hạn và cân đối số dư ở các tài khoản giao dịch. Kế toán thành phẩm, DThu và Thuế: theo dõi, phản ánh và tổng hợp số liệu tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm. Tình hình tiêu thụ thành phẩm và các khoản thuế ở công ty. Thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu – chi tiền mặt của công ty. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2006 và 2007. Xem bảng số liệu tại Biểu số 1 – trang 13 - phần Phụ lục Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên từ 290 tỷ đồng đến 690 tỷ đồng tức là tăng đến 138%. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, do công ty đã tăng quy mô sản xuất đồng thời cũng đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ. Về chi phí nguyên vật liệu cũng tăng từ 228.795 tỷ năm 2006 lên 576.370 tỷ năm 2007 tương đương với 152%. Do công ty tăng quy mô sản xuất, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm nên số lượng nguyên vật liệu nhập vào cũng tăng cao. Bên cạnh đó, giá thành nguyên vật liệu cũng tăng theo sự biến đổi của giá cả thị trường. Về lương nhân viên và các chi phí khác về nhân viên cũng tăng khá cao từ 20.438 tỷ lên 37.370 tỷ tức là 82.84%. Điều này cho thấy sự quan tâm của công ty nhằm cải thiện đời sống cũng như các chế độ xã hội, chế độ ưu đãi được hưởng của công nhân viên trong công ty. Với mức lợi nhuận thuần công ty đạt được năm 2006 là 18.423 tỷ và năm 2007 tăng lên 88.095 tỷ đồng tương đương với 378.18 %. Cho thấy công ty đi đúng hướng trong việc phát triển và mở rộng công ty. Với đà tăng trưởng đó có thể cho thấy sự bền vững và ngày càng lớn mạnh của công ty là chắc chắn. 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH ABB. 2.2.1. Kế toán thành phẩm và giá vốn hàng bán. 2.2.1.1. Phương pháp đánh giá thành phẩm và giá vốn hàng bán. Thành phẩm của công ty TNHH ABB là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất do công ty thực hiện, đã được kiểm tra và được nhập vào kho để bán. Các sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay là: máy biến thế phân phối, máy biến thế truyền tải, các thiết bị điện.... 2.2.1.1.1. Đánh giá thành phẩm. Trong công ty, thành phẩm luôn được theo dõi, đánh giá cả về chỉ tiêu và chất lượng. Để đánh giá tình hình biến động cuả thành phẩm cần xác định giá thành phẩm nhập kho và xuất kho. Công ty chỉ áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá thành thực tế và kế toán thành phẩm tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối tháng, bộ phận kế toán tính giá thành, tập hợp chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên công suất hoạt động bình thường. Sau đó số liệu này được chuyển cho kế toán thành phẩm để quản lý và theo dõi. 2.2.1.1.2. Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho. Trị giá thành phẩm nhập kho được xác định theo giá thành sản xuất thực tế được tính cho từng loại sản phẩm do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty tính rồi chuyển cho kế toán bán hàng ghi sổ. Giá thực tế TP nhập kho = Số lượng TP nhập kho x Giá thành đơn vị Ví dụ: Ngày 24/02/2007 nhập kho 3 máy biến thế với giá thành một máy là 2.245.000.000 VND. Vậy giá thực tế 3 máy nhập kho là: 3 x 2.245.000.000 = 6.735.000.000 VND 2.2.1.1.3. Phương pháp xác định trị giá thành phẩm xuất kho (giá vốn hàng bán). Để tính trị giá thực tế thành phẩm xuất kho kế toán dùng phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này trị giá thực tế thành phẩm xuất kho được tính theo đơn giá bình quân gia quyền và số lượng thành phẩm xuất kho. Tính trị giá thực tế thành phẩm xuất kho theo công thức sau: Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá bình quân gia quyền = Trị giá thực tế của TP tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế của TP nhập kho trong kỳ Số lượng TP tồn kho đầu kỳ + Số lượng TP nhập kho trong kỳ Trong đó: Trị giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ: dựa vào trị giá thực tế thành phẩn tồn kho của tháng trước chuyển sang. Trị giá thực tế của TP nhập kho trong kỳ: dựa vào số liệu do bộ phận kế toán tính giá thành chuyển sang. Số lượng TP tồn đầu kỳ: dựa vào số liệu từ cuối kỳ trước chuyển sang. Số lượng TP nhập trong kỳ: dựa vào bảng tổng hợp các chứng từ nhập kho trong kỳ của kế toán. Số lượng TP xuất bán trong kỳ: dựa vào dòng cộng cuối thánh của bảng kê bán hàng của kế toán. Việc xác định giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho là cơ sở để nhà máy xác định kết quả bán hàng trong tháng. Ví dụ: Vào ngày 28/12/2007 kế toán có bảng số liệu nhập xuất máy biến thế sau: Ngày Số lượng (cái) Đơn giá (trĐ) Thành tiền Tồn đầu kỳ 01/12 8 3.530 28.240 Nhập 05/12 4 3.650 14.600 Xuất 16/12 11 Nhập 21/12 5 3.401 17.005 Giá bình quân của 1 máy biến thế = 28.240 + 14.600 + 17.005 = 3549,4 TrĐ 8 + 4 + 5 Trị giá thực tế 11 máy biến thế xuất kho: 11 x 3549,4 = 39.043,4 TrĐ 2.2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng. Kế toán sử dụng các loại sổ sau: Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết TK 632 và sổ cái TK 632 Phiếu nhập, xuất kho thành phẩm Hoá đơn GTGT Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá mua vào, xuất ra ...... 2.2.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng Để hạch toán giá vốn hàng bán kế toán sử dụng tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” và các tài khoản khác liên quan. 2.2.1.4. Trình tự hạch toán. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 632 Có TK liên quan Sau đó kế toán phản ánh vào số nhật ký chung và sổ chi tiết, cuối tháng thì nhập số liệu vào sổ cái TK 632. Ví dụ: Ngày 05/02/2007 xuất một công tơ bán cho công ty Năng lượng Mê công với giá bán chưa thuế là 525.320.000 đ, thuế GTGT 10%. Giá vốn là 398.753.000 đ. Công ty đã trả bằng chuyển khoản. Nợ TK 632 : 398.753.000 đ Có TK 156 : 398.753.000 đ (Xem biểu số 2 - Phiếu xuất kho – trang 14 - phần Phụ lục) (Xem biểu số 3 - Sổ cái TK 632 – trang 15 - phần Phụ lục) 2.2.2. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. 2.2.2.1. Các phương thức bán hàng và phương thức thanh toán áp dụng ở công ty. 2.2.2.1.1. Phương thức bán hàng. Hiện nay công ty chủ yếu áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp. Bên cạnh đó còn có các đại lý hoạt động dưới hinh thức các đại lý ký gửi. Do đó khi xuất giao hàng cho các đại lý thì chưa được coi là tiêu thụ và chưa hạch toán vào doanh thu bán hàng. Vì vậy công ty sử dụng TK 157 “Hàng gửi bán” để hạch toán. 2.2.2.1.2. Phương thức thanh toán. Với việc áp dụng phương thức bán hàng như vậy nên hiện nay công ty đang áp dụng một số hình thức thanh toán sau: Hình thức thanh toán chậm (bán chịu): Với hình thức này công ty cho phép khách hàng thanh toán sau một thời gian nhất định và kế toán mở sổ chi tiết để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. Hình thức thanh toán qua ngân hàng: gồm có nhiều phương thức thanh toán sau: + Thanh toán bằng séc + Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi + Thanh toán bù trừ Công ty sử dụng hình thức thanh toán chậm là chủ yếu. 2.2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng. Công ty TNHH ABB là đơn vị kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Do đó, doanh thu bán hàng là số tiền cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà công ty thu được không bao gồm thuế GTGT đầu ra. 2.2.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng - Hoá đơn GTGT - Giấy báo Có của ngân hàng - Hoá đơn ngoại (Invoice) đối với các thành phẩm xuất khẩu - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn - Sổ chi tiết TK 131 - Các chứng từ liên quan khác 2.2.2.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng - TK 155 “Thành phẩm” - TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” - TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp” - TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện” - Các TK liên quan khác (TK 111, TK 112, 131 ...) 2.2.2.2.3. Trình tự hạch toán. Khi khách hàng có nhu cầu và đồng ý mua hàng, kế toán lập hoá đơn GTGT. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên. Thủ kho dùng liên 3 để ghi phiếu nhập kho theo chỉ tiêu khối lượng hàng xuất, cuối thánh chuyển hoá đơn lên phòng kế toán cho kế toán bán hàng. Kế toán bán hàng căn cứ vào các hoá đơn GTGT để ghi vào sổ chi tiết thanh toán với khách hàng. Đồng thời căn cứ váo hoá đơn GTGT để ghi vào sổ chi tiết tiêu thụ, sổ này được lập vào cuối tháng để theo dõi chi tiết doanh thu bán hàng cho từng hoá đơn. Ví dụ: Ngày 18/12/2007 Công ty Cổ phần xây dựng lặp máy điện nước Hà nội (HAWEICCO) mua máy biến áp 1000KVA 10-22/0.4KV theo HĐ số 1071/2007 HĐLM với số lượng 2 chiếc,với giá bán chưa thuế GTGT là 288.960.000,Thuể suất 5%. (HĐ GTGT số 015380 ).Trị giá vốn thành phẩm xuất kho là :242.720.000 đồng/ chiếc (Biểu số 4 – trang 16 - phần Phụ lục) . kế toán định khoản: Nợ TK 131 : 606.816.000 đ Có TK 511 : 577.920.000 đ Có TK 333(1) : 28.896.000 đ Đồng thời căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT kế toán phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán theo định khoản: Nợ TK 632 : 485.440.000 đ Có TK 155 : 485.440.000 đ Kế toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh vào Sổ Nhật lý chung, từ sổ nhật ký chung cuối tháng ghi vào sổ cái TK 511 (xem Biểu số 5 – trang 17 - phần Phụ lục) 2.2.2.2.4. Kế toán theo dõi thanh toán người mua. Kế toán sử dụng tài khoản 131 để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng. Trong hạch toán chi tiết TK này, do đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm sản xuất ra, kế toán lập Sổ chi tiết TK 131 chung cho tất cả sản phẩm và khách hàng. Hàng ngày khi nhận được các hoá đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng khi giao hàng cho khách vào bên Có TK 511 và ghi bên Nợ TK 131 đồng thời mở sổ chi tiết TK 131. Ví dụ: Ngày 18/12/2007 công ty Sài gòn tự động mua 1 máy biến áp 1000KVA 10-22/0.4KV với giá bán chưa thuế GTGT là 288.960.000đ, thuế suất 5%. Chưa trả tiền. Căn cứ hoá đơn GTGT kế toán vào số chi tiết TK 131 (Biểu số 6 – trang 18 - phần Phụ lục) và hạch toán: Nợ TK 131 (Cty Sài gòn tự động) : 303.408.000 đ Có TK 511 : 288.960.000 đ Có TK 333(11) : 14.448.000 đ 2.2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. Hiện nay công ty chưa sử dụng một chính sách nào trong thanh toán như giảm giá, chiết khấu bán hàng đối với khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán trước thời hạn. Vì vậy chưa khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh tiền hàng để tạo vòng quay vốn nhanh. Ngoài ra số hàng bán bị trả lại do không đúng quy cách phẩm chất hay không đảm bảo chất lượng hầu như là không có. Nếu có thì công ty sẽ tiến hành xử lý ngay trước khi nhập kho cũng như xuất kho thành phẩm. Do vậy hiện nay công ty không có khoản nào làm giảm trừ doanh thu bán hàng. 2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng tại các đơn vị sản xuất kinh doanh là tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng và hiệu quả. Hiện nay chi phí bán hàng của công ty bao gồm những khoản sau: Chi phí nhân viên bán hàng Chi phí vật liệu Chi phí dụng cụ, dầu mỡ, vận chuyển Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí sửa chữa xe, máy phục vụ cho việc bán hàng Chi phí quảng cáo, tiếp thị Chi phí cầu đường và các khoản chi phí khác. * Chứng từ kế toán sử dụng: gồm bảng phân bổ tiền lương, bảng tính khấu hao TSCĐ, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho...... * Tài khoản kế toán sử dụng: Kế toán sử dụng TK 641 “Chi phí bán hàng” và các TK liên quan. * Quá trình tập hợp và hạch toán chi phí bán hàng: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến chi phí bán hàng. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán phản ánh theo trình tự sau: Nợ TK 641 Có TK liên quan Cuối tháng, kế toán tiến hành tông rhợp các chi phí bán hàng phát sinh trong tháng, kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả: Nợ TK 911 Có TK 641 Ví dụ: Trích số liệu trên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng , Ngày 05/12/2007 . Kế toán định khoản: Nợ TK 641 : 15.310.000 đ Có TK 111 : 15.310.000 đ Cuối kỳ kế toán kết chuyển vào TK 911: Nợ TK 911 : 15.310.000 đ Có TK 641 : 15.310.000 đ (Xem biểu số 7 – trang 19 - phần Phụ lục) 2.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. Hiện nay hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty gồm: Chi phí nhân viên văn phòng Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, đồ dùng văn phòng Chi phí khấu hoa TSCĐ dùng cho quản lý Thuế, phí, lệ phí Chi phí dự phòng Chi phí sửa chữa máy văn phòng Chi phí bằng tiền khác * Kế toán sử dụng tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và các TK liên quan. * Quá trình hạch toán và tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. Ví dụ: Ngày 12/08/2007 anh Trung thanh toán tiền sửa chữa điều hoà số tiền 25.000.000 đồng.ké toán định khoản: Nợ TK 642 : 25.000.000 đ Có TK 111 : 25.000.000 đ Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 911 : 25.000.000 đ Có TK 642 : 25.000.000 đ (Xem Biểu số 8 – trang 20 - phần Phụ lục) 2.2.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của công ty sau một thời kỳ nhất định, được biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ. Lãi thuần của hđ kinh doanh = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - CP BH và CP QLDN Trong đó: Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu Chứng từ sử dụng: sổ Nhật ký chung, sổ Chi tiết TK 911, sổ cái TK 911. Tài khoản kế toán sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” và các TK liên quan khác. * Quá trình kế toán xác định kết quả bán hàng: Để xác định kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêng, kế toán sử dụng sổ cái TK 911 – Xác định kết quả. Sổ cái tài khoản được lập vào cuối tháng căn cứ vào dòng kết chuyển ở các Sổ cái TK 511, TK 632, TK 641, TK 642. Ví dụ: Căn cứ vào Sổ cái TK 911 - Biểu số 9 – trang 21 - phần phụ lục Trình tự hạch toán được thực hiện như sau: + Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 : 41.775.931.680 đ Có TK 632 : 41.775.931.680 đ + Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911 : 16.260.678.765 đ Có TK 641 : 16.260.678.765 đ Nợ TK 911 : 19.335.796.978 đ Có TK 642 : 19.335.796.978 đ + Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 : 96.025.847.750 đ Có TK 911 : 96.025.847.750 đ Kết quả bán hàng = 14.690.440.327 đ > 0 Lãi PHẦN 3 MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH ABB 3.1. Nhận xét. * Ưu điểm. Bộ máy kế toán của công ty là tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu, đặc điểm quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình chung của các công ty trong tập đoàn là mô hình hiện đại và tiên tiến có sự phù hợp với đặc điểm riêng của ABB Việt Nam. Cùng với nó là sự vận dụng hình thức kế toán Nhật ký chung một cách linh hoạt, có hiệu quả phù hợp với sự phân cấp quản lý của công ty và tạo quan hệ mật thiết giữa các bộ phận trong toàn thể hệ thống kinh tế của công ty. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận kế toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đầy đủ. Công ty đã sử dụng tương đối hoàn thiện chứng từ trong quá trình hạch toán, số liệu đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý. Các chứng từ sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành và được lưu trữ chứng từ của phần hành đó, không chồng chéo nhau, phân công phân nhiệm rõ ràng. Mặc dù khối lượng nghiệp vụ nhập - xuất hàng hoá phát sinh nhiều, số liệu chứng từ lớn. Song công tác về nghiệp vụ nhập - xuất vẫn được tiến hành khá chi tiết và chặt chẽ theo từng lần xuất nhập. Nhất là trong lĩnh vực thanh toán hàng nhập khẩu cũng như các giao dịch với ngân hàng để thực hiện nhiều thương vụ nhập khẩu. Công ty đã thực hiện việc mã hoá cho tất cả các loại thành phẩm, việc mã hoá này giúp cho công việc kế toán được nhanh chóng, thông tin cập nhật, không bị trùng lặp. Việc mở chi tiết cho hệ thống tài khoản sử dụng ở công ty hiện nay đã đáp ứng được phần nào yêu cầu kế toán quản trị. Phần mềm kế toán SAP thường xuyên được nâng cấp để phù hợp với tập đoàn và phù hợp hơn với chế độ kế toán Việt Nam. * Những hạn chế còn tồn tại. Tồn tại 1: Về chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. Công ty chưa áp dụng chiết khấu thương mại cho các khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Điều này cũng là một hạn chế cho việc tăng mức tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó công ty cũng không áp dụng chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm. Việc này sẽ không khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh làm chậm sự luân chuyển vốn. Có thể dẫn tới việc hình thành những khoản nợ khó đòi mà kế toán phải hạch toán sang TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” để xoá sổ. Tồn tại 2: Về phương pháp tính giá vốn hàng bán. Hiện nay công ty đang áp dụng phương pháp tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền. Nhưng ở công ty thành phẩm luôn nhập, xuất kho thường xuyên mà việc xác định gía bình quân chỉ thực hiện được vào cuối tháng. Điều này gây khó khăn cho việc hạch toán kế toán cũng như gây hạn chế cho việc kiểm tra, giám sát thường xuyên của kế toán tại từng thời điểm. Tồn tại 3: Về phần mềm kế toán sử dụng. Công ty sử dụng phần mềm kế toán SAP, đây là phần mềm đang được sử dụng trong toàn tập đoàn. Nhưng phần mềm này đôi khi còn có những đặc điểm hạch toán, hê thống tài khoản khác biệt so với chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Bên cạnh đó phần mềm này cũng lại chỉ sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh. Tất cả những điều trên gây khó khăn không nhỏ trong công tác hạch toán cũng như trong công tác kiểm tra Thuế. 3.2. Một số ý kiến đề xuất. 3.2.1. Về chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán. * Về chiết khấu thương mại: Công ty nên chiết khấu với khách hàng mua với khối lượng lớn, điều này sẽ làm tăng lượng hàng hoá bán ra. - Khi phát sinh chiết khấu, kế toán ghi: Nợ TK 521 Nợ TK 333(1) Có TK 111, 112, 131 - Cuối kỳ kết chuyển để giảm trừ doanh thu, kế toán ghi: Nợ TK 511 Có TK 521 * Về chiết khấu thanh toán: Công ty nên sử dụng chiết khấu thanh toán với những khách hàng thanh toán sớm tiền hàng. Việc này sẽ khuyến khích khách hàng sớm thanh toán cho công ty, đẩy nhanh khả năng thu hồi vốn cũng như hạn chế việc xuất hiện những khoản nợ khó đòi. Khi phát sinh chiết khấu thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 653 Có TK 111, 112, 131... 3.2.2. Về lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Trong điều kiện công ty áp dụng phương thức thanh toán chậm có thể phát sinh nợ khó đòi - trường hợp với nợ quá hạn hoặc chưa đến hạn nhưng khách hàng lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán, công ty cần lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; mức trích lập tuân thủ theo cơ chế tài chính. - Khi trích lập, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 139 - Nếu kỳ sau, mức trích lập > số đã trích còn lại chưa sử dụng thì công ty tính bổ sung và ghi: Nợ TK 642 Có TK 139 - Nếu ngược lại, kế toán ghi: Nợ TK 139 Có TK 642 hoặc Có TK 711 3.2.3. Về phương pháp tính giá vốn hàng bán. Như phần trước đã trình bày,việc Công Ty tiến hành xác định trị giá vốn của hang xuất bán theo phương pháp bình quân gia quyền(hay nói cách khác Công Ty đánh giá thành phẩm theo giá thực tế),nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác hạch toán,vì thành phẩm nhập xuất kho diễn ra thường xuyên liên tục.Do đó theo em Công Ty nên tiến hành đánh giá thành phẩm theo 2 loại giá thực tế và giá hạch toán,trong đó giá hạch toán là giá do Công Ty tự xây dựng,nhằm quản lý thành phẩm đơn giản thuận tiện.cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhà quản lý.Việc sử dụng giá hạch toán của thành phẩm ,giúp kế toán có thể hạch toán nhập,xuất kho thành phẩm hang ngày theo chỉ tiêu giá trị,bên cạnh đó thông qua giá hạch toán của thành phẩm có thể cho ta biết được số lượng thành phẩm nhập,xuất, tồn kho theo từng ngày,tuần hoặc tháng.Hơn thế nữa khi sử dụng hạch toán,sẽ giúp cho bộ phận kế hoạch ,lập được kế hạch nhập,xuất thành phẩm đúng thời điểm,xác định mức dự trữ thành phẩm,tránh việc ứ đọng thành phẩm xảy ra. Ở Công Ty trong thời gian qua,do không sử dụng giá hạch toán để đánh giá thành phẩm do đó không thể cung cấp được những thông tin quan trọng ,về khối lượng sản xuất kinh doanh của toàn Công Ty.Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác kế toán ,cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công Ty.Do vậy việc Công Ty phải nhanh chóng xây dựng và áp dụng giá hạch toán của thành phẩm là rất cần thiết. Để có thể xây dựng được giá hạch toán thành phẩm của Công Ty .Theo em cần phải dựa vào yếu tố liên quan đến thành phẩm do Công Ty sản xuất ra.Trong khi đó giá cả của các yếu tố đầu vào thường là ổn định trong thời gian dài,vì thế mà giá vốn thành phẩm hầu như không bị dao động.Do đó nêu Công Ty sử dụng giá thành thực tế bình quân năm trước làm giá hạch toán, sẽ là hợp lý. Để tính được giá hạch toán của thành phẩm xuất kho hàng ngày,trước hết cần phải xác định giá thực tế bình quân của kỳ trước(tháng trước) và số lượng xuất kho thành phẩm. Cụ thể: Gía hạch toán Đơn giá thực tế bình quân Số lượng Của TP xuất kho = của TP tháng trước X xuất kho Đến cuốis tháng sau,khi xác định được giá thực tế của thành phẩm xuất kho,ta sẽ xác định được hệ số giá giữa giá hạch toán và giá thực tế của thành phẩm xuất kho. Gía thực tế của TP Gía thực tế của TP Hệ Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Số = Gía Gía hạch toán của TP Gía hạch toán của TP Tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ Từ hệ số giá sẽ cho ta biết được những thông tin cần thiết về mức độ chi phí giữa các tháng ra sao,để từ đó giúp cho nhà quản lý có được những quyết định phù hợp hơn trong mọi hoạt động. Với việc sử dụng hai loại giá hạch toán và giá thực tế để tính trị giá vốn hàng xuất bán .Điều đó cũng đòi hỏi kế toán tổng hợp thành phẩm của Công Ty ,cần theo dõi,phản ánh tổng hợp tình hình nhập,xuất ,tồn kho thành phẩm trên cả hai chỉ tiêu,số lượng và giá trị.Do đó cần phải có sự sửa đổi và hoàn thiện Bảng kê tổng hợp nhập,xuất ,tồn kho thành phẩm phù hợp,cũng như đáp ứng được nhu cầu quản lý của Công Ty. 3.2.4. Về phần mềm kế toán sử dụng. Phần mềm kế toán SAP là một phần mềm tiên tiến và hiện đại, không chỉ được sử dụng trong công tác kế toán mà còn được sử dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên phần mềm này cần được cải tiền để phù hợp với chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, tạo điều kiền thuận lợi cho công tác kế toán cũng như cho việc giải trình với các cơ quan Thuế. . KẾT LUẬN Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết kết hợp đồng bộ các công cụ quản lý trong đó công cụ kế toán là một trong những phương tiên hữu hiệu. Thông qua việc hạch toán quá trình bán hàng, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể biết được những số liệu tổng hợp chi tiết về quá trình tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác và đầy đủ. Tổ chức công tác hạch toán bán hàng khoa học, chặt chẽ sẽ quyết định hiệu quả trong công tác quản lý bán hàng, giúp đem lại kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, tạo nên vị thế lớn cho doanh nghiệp trên thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH ABB, được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung và công tác kế toán bán hàng nói riêng. Sự nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy PGS.TS Hà Đức Trụ em đã tìm hiểu được khá nhiều về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty. Trong khuôn khổ của đề tài, em cũng đã mạnh dạn trình bày một số ý kiến, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của đơn vị. Tuy nhiên bài luận văn này vẫn còn nhiều thiếu sót do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn quá ít vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để có thể hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo của Thầy PGS.TS Hà Đức Trụ cùng các cán bộ phòng kế toán đã giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1: Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp 1 1.1. Khái niệm bán hàng và ý nghĩa của bán hàng 1 1.1.1. Khái niệm bán hàng 1 1.1.2. Ý nghĩa bán hàng 1 1.2. Các phương thức bán hàng 2 1.2.1. Phương thức bán buôn 2 1.2.2. Phương thức bán lẻ 3 1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 3 1.4.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4 1.4.1. Khái niệm về doanh thu bán hàng. 4 1.4.2. Chứng từ kế toán sử dụng 5 1.4.3. Tài khoản sử dụng 5 1.4.4. Phương pháp kế toán doanh thu và cung cấp dịch vụ 6 1.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu. 6 1.5.1. Khái niêm các khoản giảm trừ doanh thu 6 1.5.2. Tài khoản kế toán sử dụng 7 1.5.3. Phương pháp kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 8 1.6. Kế toán giá vốn hàng bán. 8 1.6.1. Khái niệm giá vốn hàng bán 8 1.6.2. Phương pháp tính trị giá vốn hàng bán 8 1.6.3. Tài khoản kế toán sử dụng 10 1.7. Kế toán chi phí bán hàng 10 1.7.1. Khái niệm chi phí bán hàng 10 1.7.2. Tài khoản kế toán sử dụng 10 1.7.3. Phương pháp kế toán chi phí bán hàng 11 1.8. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 11 1.8.1. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp 11 1.8.2. Tài khoản kế toán sử dụng 12 1.8.3. Phương pháp kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp. 12 1.9. Kế toán xác định kết quả bán hàng. 12 1.9.1. Phương pháp xác định kết quả bán hàng 12 1.9.2. Tài khoản kế toán sử dụng 13 1.9.3. Phương pháp kế toán 13 PHẦN 2: Thực tế kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH ABB Việt Nam 14 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH ABB Việt Nam. 14 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 14 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH ABB Việt Nam. 15 2.1.3. Đặc điểm công tác kế toán của công ty. 16 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2006 và 2007 17 2.2. Tình hình thực tế về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty TNHH ABB Việt Nam. 18 2.2.1. Kế toán thành phẩm và giá vốn hàng bán 18 2.2.1.1. Phương pháp đánh giá thành phẩm và giá vốn hàng bán 18 2.2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng. 20 2.2.1.3. Tài khoản kế toán sử dụng 20 2.2.1.4. Trình tự hạch toán 20 2.2.2. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu. 21 2.2.2.1. Các phương thưc bán hàng và thanh toán áp dụng ở công ty. 21 2.2.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng 22 2.2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 23 2.2.3. Kế toán chi phí bán hàng 24 2.2.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.2.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng 26 PHẦN 3: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất hoàn thiện kế toán BH và xác định kết quả bán hàng tại CTy TNHH ABB 28 3.1. Nhận xét 28 3.2. Một số ý kiến đề xuất. 29 KẾT LUẬN Sơ đồ 01: KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TK 521,531,532 TK 511, 512 TK 111,112,131 ... K/ch các khoản doanh thu Doanh thu bán hàng theo giá vào cuối kỳ bán chưa chịu thuế GTGT TK 333(11) Tổng giá thanh toán (cả thuế ) Thuế GTGT theo TK 333(1) TK 152,153,156 Thuế GTGT phải nộp Doanh thu thực tế bằng vật tư hàng hoá (theo phương pháp trực tiếp) TK 333(11) Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) TK 334 TK 911 K/ch doanh thu thuần Thanh toán tiền lương với CNV bằng sản phẩm hàng Sơ đồ 2: KẾ TOÁN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI TK 111,112,131 TK 521 TK 511,512 Chiết khấu thương mại K/ch chiết khấu TM để DTT thực hiện trong kỳ TK 333(1) TK 111,112,113 TK641 Thuế GTGT của khoản Nếu phát sinh CP CKTM được ghi giảm liên quan đến CKTM của thuế phải nộp Sơ đồ 3: KẾ TOÁN GIẢM GIÁ HÀNG BÁN TK 111, 112, 131, 338(8) TK 532 TK 511, 512 Khoản giảm giá Kết chuyển ghi giảm cho khách hàng doanh thu TK 333(11) Thuế GTGT Sơ đồ 4: KẾ TOÁN HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI TK 632 TK 155, 156, 157 Trị giá vốn hàng bị trả lại TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511, 512 Doanh thu hàng Kết chuyển giảm bán bị trả lại doanh thu TK 333(1) Thuế GTGT trả lại khách hàng Sơ đồ 5: KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN (THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN) TK 156 TK 157 TK 632 TK 136 Xuất kho hàng hoá Trị giá vốn hàng bán Trị giá vốn hàng bán gửi đi bán được xác định đã tiêu thụ bị trả lại TK 911 Trị giá vốn của hàng xuất bán K/chuyển giá vốn TK 111, 112 hàng xuất bán để xác định kết quả Bán hàng vận chuyển thẳng TK 133 Thuế GTGT TK 152 Phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán ra Sơ đồ 6: KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN (THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ) Cuối kỳ K/c trị giá hàng còn lại(chưa tiêu thụ) TK 156, 157 TK 611 TK 632 TK 911 Đầu kỳ kết chuyển Kết chuyển giá Giá vốn hàng hàng tồn kho vốn hàng bán xác định kết quả KD TK 111,112,131 Nhập kho hàng hoá TK 133 Sơ đồ 7: KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 335 Chi phí nhân viên Khoản giảm chi phí bán hàng TK 152 (611) Chi phí vật liệu TK 911 TK 153(611),142,242 Chi phí dụng cụ, đồ dùng Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 331,111,112 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ TK 352 Dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm Sơ đồ 8: KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TK 334, 338 TK 642 TK 111,112 Chi phí nhân viên quản lý Khoản giảm chi TK 152 (611) Chi phí vật liệu quản lý TK 911 TK 153 (611),142,242 Chi phí công cụ dụng cụ Kết chuyển chi phí quản lý DN TK 214 để xác định kết quả Chi phí khấu hao TSCĐ TK 333(8),333(7),111 Thuế môn bài,tiền thuê đất phí và lệ phí phải nộp TK 139 Chi phí dự phòng TK 352 Dự phòng phải trả về tái cơ cấu doanh nghiệp, HĐ có rủi ro lớn TK 351 Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm TK 111,112,336 Số phải nộp cấp trên để hình thành quỹ quản lý cấp trên Sơ đồ 9: XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TK 632,635 TK 911 TK 511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh TK 641,642 Kết chuyển CPBH, CPQLDN TK 1422 Kết chuyển CPBH, CPQLDN TK 811 TK 711 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 821 TK 421 Kết chuyển chi phí Kết chuyển lỗ hoạt động bất thường Kết chuyển lãi Sơ đồ 10: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH ABB VN Tæng Gi¸m §èc Phã Tæng Gi¸m §èc Gi¸m ®èc nh©n sù Phßng nh©n sù Gi¸m ®èc tµi chÝnh Phßng kÕ to¸n Gi¸m ®èc nhµ m¸y biÕn thÕ ph©n phèi Gi¸m ®èc nhµ m¸y biÕn thÕ truyÒn t¶i P. B¸n hµng P. ThiÕt kÕ P. KÕ ho¹ch P. VËt t­ P. S¶n xuÊt P. KTra CL­îng P. B¸n hµng P. ThiÕt kÕ P. KÕ ho¹ch P. VËt t­ P. S¶n xuÊt P. KTra CL­îng Sơ đồ 11: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG Chøng tõ kÕ to¸n Sæ nhËt ký chung Sæ c¸i B¶ng c©n ®èi sè ph¸t sinh B¸o c¸o tµi chÝnh Sæ nhËt ký ®Æc biÖt Sæ thÎ KT chi tiÕt B¶ng tæng hîp chi tiÕt Trong đó: Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng Quan hÖ ®èi chiÕu, kiÓm tra Sơ đồ 12: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH ABB KÕ to¸n tr­ëng KÕ to¸n tæng hîp KT TSC§, CP vµ gi¸ thµnh KT thanh to¸n KT TPhÈm, DT vµ ThuÕ KT TiÒn l­¬ng, vËt t­ Thñ quü Biểu số 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KD TRONG HAI NĂM 2006 - 2007 (Đơn vị: Tû VND) ChØ tiªu 2007 2006 Chªnh lệch Sè tiÒn Tû lÖ (%) 1. DTBH và cung cÊp DV 690.000 290.000 400.000 138.00 2.Các khoản giảm trừ 17.155 14.238 2.917 20.48 3.Doanh thu thuần 672.845 275.762 397.083 143.99 4.Chi phÝ nguyªn vËt liÖu 576.370 228.795 347.575 152.00 5.. Chi phÝ nh©n viªn 37.370 20.438 16.932 82.84 6.C¸c chi phÝ kh¸c 65.962 34.677 31.285 90.20 7. Thay ®æi sè d­ SPDD vµ TPhÈm 120.652 32.255 88.397 274.00 8. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng KD 113.826 24.172 89.654 371.00 9. KÕt qu¶ tµi chÝnh 16.515 7.463 9.052 121.30 10. Thu nhËp vµ chi phÝ kh¸c Thu nhËp ho¹t ®éng kh¸c 4.312 2.078 2..234 107.50 Chi phÝ ho¹t ®éng kh¸c 2.762 0.364 2.398 658.79 Tæng thu nhËp kh¸c 1.550 1.714 0.164 9.57 11. Lîi nhuËn tr­íc thuÕ TNDN 98.862 18.423 80.438 436.60 12.Thuế TNDN phải nộp (25%) 24.7155 - - - 13. Lîi nhuËn thuÇn trong n¨m 74.14615 18.423 55.7235 302,47 14.Số công nhân viên(người) 520 540 15.TN bình quân (1000đ/tháng) 7000 6000 Biểu sổ 2: ABB Ltd PHIẾU XUẤT KHO Ngày 05 tháng 02 năm 2007 Họ tên người mua hàng: Địa chỉ: Lý do xuất: Tại kho: Stt Tên Mã Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Công tơ Đ 01 01 398.753.000 398.753.000 Tổng cộng 398.753.000 Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 3: SỔ CÁI TK 632 - Gía vốn hàng bán Từ ngày 01/02/2007 đến ngày 28/02/2007 Đơn vị tính: VND Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ngày Số Nợ Có 05/02 Công ty Mê công 156 398.853.000 ........ ........... .... .......... ........ 28/02 K/c giá vốn hàng bán 911 23.045.778.000 Cộng phát sinh 23.045.778.000 23.045.778.000 Số dư cuối tháng 0 Ngày tháng năm Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 4: Ho¸ ®¬n (GTGT) MÉu sè: 01GTKT – 2LL- 01 Liªn 1 (L­u) Ngµy 14 th¸ng 11 n¨m 2007 Sè: 000289 §¬n vÞ b¸n hµng: C«ng ty TNHH ABB §Þa chØ: Q. Hoµng Mai - Hµ Néi Sè TK: §iÖn tho¹i: MST: 0100114441 §¬n vÞ mua hµng: C«ng ty TNHH C«ng nghÖ Sµi Gßn tù ®éng §Þa chØ: 322C Huúnh V¨n Bµnh, ph­êng 11 quËn Phó NhuËn, TP Hå ChÝ Minh. Ph­¬ng thøc giao hµng: MST: STT Néi dung §vt SL §¬n gi¸ Thµnh tiÒn A B C 1 2 3 = 1*2 1 Máy biến áp chiếc 02 288.960.000 577.920.000 Céng tiÒn hµng: 577.920.000 ThuÕ suÊt GTGT: 5% TiÒn thuÕ GTGT: 28.896.000 Tæng céng tiÒn thanh to¸n: 606.816.000 Sè tiÒn viÕt b»ng ch÷: Hai tû hai tr¨m t¸m m­¬i t­ triÖu chÝn tr¨m n¨m m­¬i l¨m ngh×n ba tr¨m bèn m­¬i t¸m ®ång. Ng­êi mua hµng KÕ to¸n tr­ëng Thñ tr­ëng ®¬n vÞ (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn) (Ký, hä tªn, ®ãng dÊu) Biểu số 5: SỔ CÁI TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Từ ngày 01/11/2007 đến ngày 30/11/2007 Đơn vị tính: VND Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 18/12 Xuất kho 2 Máy biến áp 131 577.920.000 ........... ................. ........ ............. .............. 30/11 Kết chuyển sang TK 911 911 91.925.000.000 Cộng phát sinh 91.925.000.000 91.925.000.000 Số dư cuối tháng 0 Ngày tháng năm Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 6: SỔ CHI TIẾT TK 131 - Phải thu của khách hàng (Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007) Đơn vị tính: VND Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Phát sinh Số Ngày Nợ Có Tồn đầu tháng 45.000.000 18/12 Cty Sài gòn tự động 511 288.960.000 18/12 Cty Sài gòn tự động 33311 14.448.000 ............ ........................ ................. .................. .............. Cộng phát sinh 1.566.460.000 Dư cuối kỳ 1.611.460.000 Người lập sổ Kế toán trưởng Biểu số 7: SỔ CÁI TK 641 - Chi phí bán hàng (Từ ngày 01/05/2007 đến ngày 31/05/2007) Đơn vị tính: VND Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 21/05 phân bổ NVL,CCDC 2141 15.310.000 ....... .......... ....... ......... ........ 31/05 Kết chuyển sang TK 911 911 11.653.270.000 Cộng phát sinh 11.653.270.000 11.653.270.000 Số dư cuối tháng 0 Ngày tháng năm Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 8: SỔ CÁI TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Từ ngày 01/08/2007 đến ngày 31/08/2007) Đơn vị tính: VND Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 12/08 Sửa chữa điều hoà 2114 25.000.000 ....... .......... ....... ......... ........ 31/08 Kết chuyển sang TK 911 911 13.152.630.000 Cộng phát sinh 13.152.630.000 13.152.630.000 Số dư cuối tháng 0 Ngày tháng năm Người lập sổ Kế toán trưởng Giám đốc Biểu số 9: SỔ CÁI TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (Từ ngày 01/12/2007 đến ngày 31/12/2007) Đơn vị tính: VND Chứng từ ghi sổ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ngày Số Nợ Có 31/12 K/c giá vốn hàng bán 632 41.775.931.680 31/12 K/c chi phí bán hàng 641 16.260.678.765 31/12 K/c chi phí QLDN 642 19.335.796.978 31/12 K/c doanh thu thuần 511 96.025.847.750 Cộng phát sinh 77.372.407.423 96.025.847.750 Lãi 14.690.440.327 Ngày tháng năm Người lập sổ Kế toán trưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32346.doc
Tài liệu liên quan