Luận văn Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)

Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis) MỤC LỤC Trang tựa Trang Lời cảm tạ iii Tóm tắt .iv Thesis summry v Mục lục vi Danh sách các chữ viết tắt . viii Danh sách các hình . .ix Danh sách các bảng x Chương1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích đề tài . 3 1.3.Yêu cầu . 3 1.4.Giới hạn đề tài . 3 Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Giới thiệu về cây cao su Hevea brasiliensis .4 2.1.1. Tên họ và nguồn gốc 4 2.1.2. Đặc điểm sinhhọc, sinh thái . 5 2.1.3.Nguồn gốc và quá trình phát triển cao su thiên nhiên ở Việt Nam 6 2.1.4. Hiệu quả của cây cao su . 8 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae . 10 2.2.1. Tầm gửi là gì? 10 2.2.2. Vòng đời và đặc điểm sinh học của họ Loranthaceae . 14 2.2.3. Các phương pháp kiểm soát và quản lý cây tầm gửi . 14 2.2.4. Giới thiệu về loài tầm gửi lá lớn Macrosolen cochinchinensis . 18 2.3. Giới thiệu sơ lược về các loại thuốc thí nghiệm 20 2.3.1. 2,4–D .20 2.3.2. Ethephon .21 2.3.3. Tryclopyr butoxyethyl ester 22 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .24 3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành 24 3.2. Nội dung nghiên cứu .24 3.3. Vật liệu thí nghiệm 24 3.3.1. Cây tầm gởi Macrosolen cochinchinensis .24 3.3.2. Hóa chất và thiết bị cần thiết .24 3.4. Phương pháp 25 3.4.1. Nội dung 1: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trường ÔngQuế - Đồng Nai 25 3.4.2. Nội dung 2: Định danh các loài tầm gởi gây bệnh họ Loranthacea 27 3.4.3. Nội dung 3: Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis .27 3.4.4. Nội dung 4: Giải phẫu hình thái 28 3.4.5. Nội dung 5: Bước đầu thử nghiệm với hóa chất Garlon 250 EC 28 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gởi trên cây cao su tại nông trường Ông Quế - Đồng Nai 30 4.2. Kết quả định danh các loài tầm gửi họ Loranthacea . 33 4.2.1. Macrosolen cochinchinensis 33 4.2.2. Viscum articulatum 34 4.2.3. Dendrophtoe pentandra . 34 4.2.4. Helixanthera cylindrica . 35 4.2.5. Macrosolen tricolor . 35 4.2.6. Taxillus chinensis 36 4.3. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gởi Macrosolen Cochinchinensis . 37 4.4. Kết quả giải phẫu hình thái 39 4.5. Bước đầu thửn ghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC 40 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Đề nghị 45 Chương 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC 49 DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam từ năm 2001 đến 2006 . 9 Bảng 2.2. Diện tích và sản lượng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng 9 Bảng 2.3. Phân loại họ tầm gửi Loranthaceaeở Việt Nam . 13 Bảng 2.4. Một số loại cây ký chủ của cây tầm gửi họ Loranthaceae . 16 Bảng 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trường Ông Quế - Đồng Nai . 30 Bảng 4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí tán cây 32 DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ HÌNH TRANG Hình 1.1. Vườn cao su ở nông trường Ông Quế . 1 Hình 2.1. Công thức cấu tạo cao su thiên nhiên .4 Hình 2.2. Lá, hoa và quả cây cao su . 5 Hình 2.3. Loài Nuytsiaf loribunda 12 Hình 2.4. Loài Atkinsonia ligustrina 12 Hình 2.5. Loài Gaiadendronpunctatum . 12 Hình 2.6. Bản đồ phân bố loài Macrosolen cochinchinensis ở Cuba . 18 Hình 2.7. M. cochinchinensis.A – Cành có quả, B – Cành hoa, C – Hoa , D – Hoa cắt dọc.(Barlow,1981) . 19 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí phân bố vết bệnh trên cây 26 Hình 3.2. Các bước trong phương pháp thí nghiệm hóa chất .29 Hình 4.1. Loài Macrosolen cochinchinensis . . 33 Hình 4.2. Loài Viscum articulatum . 34 Hình 4.3. Loài Dendrophtoe pentandra 34 Hình 4.4. Loài Helixanthera cylindrica 35 Hình 4.5. Loài Macrosolen tricolor 35 Hình 4.6. Loài Taxillus chinensis . 36 Hình 4.7. Quát rình nảy mầm và phát triển của Macrosolen cochinchinensis . 37 Hình 4.8. Hạt nảy mầm . 38 Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây tầm gửi, B: cây cao su 39 Hình 4.10. A – Mô cây bị nhiễm bênh, B – Mô cây không bị nhiễm bệnh 39 Hình 4.11. (a), (b), (c), (d) Biểu hiện của cây tầm gửi và cây cao su 44 Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su 31 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố vết bệnh trêy tán cây cao su 32 . Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis)

pdf61 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát đặc điểm sinh học và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis trên cây cao su (Hevea brasiliensis), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác mủ của khối quốc doanh đạt tổng thu là 46 triệu đồng/ha, tiểu điền khoảng 27 triệu đồng/ha [3]. 9 Bảng 2.1. Diện tích và sản lƣợng cao su của VN từ năm 2001 đến 2006 [13] Năm Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Năng suất (kg/ha/năm) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 415.800 428.800 440.800 454.100 480.200 516.100 312.600 331.400 363.500 419.000 468.600 553.500 1.299 1.360 1.363 1.385 1.434 1.552 Bảng 2.2. Diện tích và sản lƣợng cao su Việt Nam năm 2006 theo vùng [13] Vùng trồng Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn) Nămg suất (kg/ha/năm) Đông Nam Bộ Tây Nguyên Miền Trung 331,970 (64.3%) 117,230 (22.7%) 66,900 (13.0%) 431,080 (77.9%) 93,600 (16.9%) 28,840 (5.2%) 1,656 1,311 1,162  Về xã hội Cây cao su đã giúp việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân cao su tiểu điền. Nhờ thuận lợi về giá cả, thị trƣờng, cùng với năng suất tăng dần do bộ giống cao sản và tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu nhập của ngƣời trồng cao su đã đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Nhiều địa phƣơng đã sử dụng cây cao su nhƣ một giải pháp xóa giảm hộ đói, nghèo. Mặt khác, do nhu cầu đi lại vận chuyển mủ, đƣờng xá của vùng trồng cao su đƣợc phát triển tốt hơn góp phần nâng cấp hệ thống giao thông vùng nông thôn [2], [3].  Về môi trƣờng Đến năm 2006, diện tích cao su Việt Nam ƣớc đạt trên 312 ngàn ha ở Đông Nam Bộ và khoảng gần 168 ngàn ha ở các vùng đồi Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Diện tích cây cao su đã góp phần đáng kể cho việc che phủ đất chống xói mòn và bảo vệ đất. 10 Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại một khối lƣợng chất dinh dƣỡng đáng kể cho đất nhƣ cây rừng do bộ lá rụng hàng năm. Mặt khác, sản phẩm của cây cao su là mủ đƣợc tổng hợp từ nƣớc và cacbon, nên cây cao su có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thụ khối lƣợng khí cabonic rất lớn. Do vậy, cây cao su đang đƣợc xem là một giải pháp để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính do khí cacbonic từ các ngành công nghiệp thải ra môi trƣờng [2], [3].  Về an ninh quốc phòng Cây cao su thƣờng đƣợc trồng ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, những nơi chƣa có ngƣời ở và các đơn vị trồng cao su phải đƣa lao động từ nơi khác đến chăm sóc, khai thác, chế biến, tạo ra một vùng dân cƣ mới. Chính lực lƣợng này là nòng cốt để giữ gìn an ninh biên giới [3]. 2.2. Giới thiệu về họ tầm gửi Loranthaceae 2.2.1. Tầm gửi là gì? Nhóm cây, họ tầm gửi (Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, đƣợc các nhà phân loại học công nhận rộng khắp [29]. Phần lớn tầm gửi phân bố ở xứ nóng. Là dạng bụi cây, thƣờng sống ký sinh trên cành cây khác, chúng bám trên cây chủ bởi rễ đâm vào thân (epicoetical root). Cành có đốt, không có lông, lá dày, mọc đối nhau hoặc mọc so le, không có lá kèm, cuống lá thƣờng không rõ ràng, lá xanh có thể quang hợp đƣợc nhƣng cây không vận dụng khả năng này mà lại sống nhờ cây chủ bằng những rễ mút thọc sâu hút nhựa của cây chủ [29]. Phiến lá đơn, gân lá thƣờng có hình lông chim, mép lá nguyên. Cụm hoa mọc ở trên đỉnh hay nách lá. Lá bắc thƣờng không lộ rõ và không dễ thấy (Tolypanthus). Hoa lƣỡng tính, ít khi đơn tính, khoảng 4-6 cánh hoa , đối xứng hai bên hoặc đối xứng tỏa tia, tự do hoặc hợp sinh, mở bằng mảnh vỏ. Nhị hoa nhiều bằng cánh hoa, mọc đối mhau và hợp sinh với nhau. Bao phấn phần lớn là đính góp hoặc đôi khi đính lƣng, có khoảng 2-4 ngăn, nứt ra theo chiều dọc, các ngăn thỉnh thoảng phân chia theo chiều ngang. Phấn hoa dẹp hai đầu, thƣờng có 3 thùy hoặc dạng hình tam giác. Bầu nhụy ở bên dƣới, 1- 4 ngăn, không có noãn thật, bao mầm ở giữa trụ hoặc dƣới đáy bầu nhụy. Vòi nhụy đơn giản, đầu nhụy nhỏ. Quả mọng (ít khi là quả hạch hoặc là quả nang), có lớp viscin (lớp chất nhầy) trong mô và bên ngoài vỏ hạt. Hạt có vỏ ngoài khó nhìn thấy; nội nhũ nhiều, phôi to [10],[16]. 11 Có khoảng 60-68 giống và 700-950 loài ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới. Một vài loài bao gồm Macrosolen conchinchinensis, Scurrula parusitica và nhiều loài của Taxillus có đặc tính chữa bệnh. Một vài loài, đặc biệt là Scurrula parasticia và cùng họ với nó có thể là một thực vật ký sinh gây rắc rối nặng cho cây ăn trái và những cây rừng khác [10]. Có nhiều loại tầm gửi, theo các nhà nghiên cứu thì có 3 loại tầm gửi chính đƣợc mô tả nhƣ sau [10]: 1) Loại chỉ sống trên một loài cây chủ nhất định nhƣ cây tầm gửi càng cua (Viscum articulatum): có cành dẹt, chia đốt nhƣ càng cua, chỉ sống trên cây sau sau (Liquidambar formosana). 2) Loại sống đƣợc trên nhiều cây chủ khác nhau: nhƣ tầm gửi cây sến (Elytranthe tricolos), thƣờng dùng để bó gãy xƣơng, có thể mọc đƣợc cả trên cây dâu tằm (Morus alba). 3) Loại cùng trên một cây chủ, có thể có nhiều loài tầm gửi mọc ký sinh lấy từ tầm gửi cây dâu (chữa đau lƣng, an thai), gồm nhiều loài, ở Trung Quốc có Loranthus parasiticus; thuộc loại này ở Việt Nam có Scurrula grucilifolia và Loranthus estipitatus, cành non màu vàng, lá mọc đối, hình trái xoan, dày và cứng, cụm hoa hình xin, mọc ở kẻ lá, hoa lƣỡng tính, có cả đài và tràng, quả mọng hình trứng, kí sinh trên cây dâu và một số cây khác nhƣ cây trúc đào. Hầu hết các loài tầm gửi đều sống bán ký sinh trên những cây khác ngoại trừ ba loài sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum [29]. 12 Hình 2.3. Loài Nuytsia floribunda [30] Hình 2.4. Loài Atkinsonia ligustrina [31] Hình 2.5. Loài Gaiadendron punctatum [32] 13 Bảng 2.3. Phân loại họ tầm gửi Loranthaceae ở Việt nam [5] 1a – Cây không lá 2a – lóng của một nhánh dẹp trong một mặt phẳng, hoa 3 – phân, có lông bao quanh Korthalsella 2b – lóng của một nhánh dẹp theo hai phẳng thẳng góc nhau, hoa 4 – phân, có lá hoa Viscum 1b – Cây có lá 2a – hoa đơn phái, không dài hơn 4 mm 3a – tai hoa giống nhƣ cánh hoa, trắng hay vàng, cao 2,5-4 mm, biệt chu Hyphear 4a – gié 4b – hoa đầu không tổng bao Bacathranthus 3b – tai hao xanh hay vàng, đồng chu 4a – gié mang từng chụm 3 hoa, hoa 3 phân 4b – không là gié, hoa 4 phân 2b – hoa lƣỡng phái, dài hơn 3mm 3a – hoa cánh rời 3b – cánh hoa dính thành ống Helixantheus 4a – hoa 6 phân, mỗi hoa có 2-3 lá hoa 5a – lá hoa ngắn, không bao lấy đài Macrosolen 5b – lá hoa dài, không bao lấy đài và phần dƣới cánh hoa 4b – hoa 4-5 phân, mỗi hoa có một lá hoa 5a – hoa hầu hết 5 phân, đều Dendrophtoe 5b – hoa 4 phân, lƣỡng trắc 6a – chùm, noãn sào và trái từ từ hẹp ở đáy Scurrula 14 2.2.2. Vòng đời và đặc điểm sinh học của họ Loranthaceae Cây tầm gửi có thể là cây cái (tạo ra quả mọng) hoặc có thể là cây đực (chỉ tạo ra phấn hoa). Quả mọng của cây cái thì nhỏ, nhớt và có màu hơi vàng, chúng rất hấp dẫn loài chim nhƣ là chim của cây tuyết tùng, chim cổ đỏ, và những loài khác. Những con chim này ăn và tiêu hoá phần cơm của quả, thải ra những hạt trên cành cây mà chúng đậu. Trong một vài trƣờng hợp, sự nhiễm bệnh ban đầu xuất hiện có qui mô rộng trên những cây lâu năm bởi vì chim thƣờng thích trú ở những cành cao của cây hơn. Hạt của cây tầm gửi rất khó tiêu, có thể tự nuôi dƣỡng sống qua một khoảng thời gian trƣớc khi nảy mầm hút dinh dƣỡng. Mặt khác, hạt có thể rơi ra từ cây tầm gửi có vị trí cao hơn xuống cành thấp hơn của cây, tạo nên một sự xâm nhiễm mới ở những cành cây này. Sự lây lan nhanh này tùy thuộc vào thời gian và đặc tính của sự xâm nhiễm; và những cây mọc sau có thể nhanh chóng tràn vào quấy phá nếu chúng lớn đến một độ tuổi nhất định [17],[20]. Sau đó hạt của cây tầm gửi bắt đầu nảy mầm, chúng lớn trên vỏ cây và hút nƣớc từ các mô của cây, tại nơi đó hình thành một kết cấu rễ gọi là giác mút. Giác mút này kéo dài từ từ bám xuống cành cây và phát triển tạo thành một cây tầm gửi mới. Ban đầu, chúng bám trên cây và nó có thể phát triển chậm chạp trong một thời gian dài trƣớc khi cây ra hoa và tạo quả. Sau một thời gian, cây tầm gửi trƣởng thành có thể ra hoa và tạo quả, sự lây lan cứ thế tiếp diễn [17], [19]. Cây tầm gửi có thể hút nƣớc và khoáng dinh dƣỡng từ cây ký chủ. Một cây khỏe mạnh có thể không bị tổn hại nếu rất ít tầm gửi xâm nhiễm, nhƣng một cành riêng lẻ có thể bị yếu đi hoặc chết trong một thời gian. Sự quấy phá nặng nề làm cho sức sống của cây yếu đi, cây bị còi cọc, thậm chí chết, nhất là nếu chúng bị stress do những nguyên nhân khác nhƣ hạn hán hoặc sâu bệnh [20]. 2.2.3. Các phƣơng pháp kiểm soát và quản lý cây tầm gửi  Phƣơng pháp kiểm soát cơ học Một cách có hiệu quả nhất để kiểm soát tầm gửi và ngăn chặn nó là tỉa xén bớt những cành cây bị nhiễm bệnh, nếu có thể thực hiện đƣợc ngay khi vừa thấy chúng xuất hiện. Phƣơng pháp thông thƣờng là tỉa xén, cắt bỏ những cành bị nhiễm bệnh. Cành bị nhiễm bệnh cần đƣợc cắt ở gần gốc của cây tầm gửi bám để mà tiêu diệt đƣợc hoàn toàn các giác mút. Hay một cách khác, chúng ta cũng có thể cắt bỏ 15 những cành lá của cây tầm gửi. Tỉa ngọn cây thƣờng đƣợc áp dụng để hạn chế bớt sự tấn công của tầm gửi đối với cây; tuy nhiên, việc cắt xén này sẽ làm cho cây bị yếu đi và phá vỡ những cấu trúc tự nhiên của cây. Cây tầm gửi xâm nhiễm trên những cành chính hoặc trên thân cây làm cho ta khó mà có thể cắt cành đƣợc vì vậy chỉ có thể cắt thẳng vào cành tầm gửi. Trong một vài trƣờng hợp nó là một phƣơng pháp tốt nhất để loại bỏ phần cây bị nhiễm bệnh hoàn toàn. Ngƣời ta thƣờng cắt vào mỗi mùa đông, mặc dù cây tầm gửi có thể phát triển trở lại, nhƣng sự lan rộng có thể đƣợc giảm bớt vì cây tầm gửi phải cần một thời gian trƣớc khi nó có thể ra hoa và kết trái trở lại [20], [21].  Phƣơng pháp kiểm soát hóa học Chúng ta có thể sử dụng khí Ethephone để kiểm soát cây tầm gửi trên cây ký chủ. Để có hiệu quả, những cành nhỏ phải đƣợc phun ƣớt hoàn toàn bộ lá của cây tầm gửi. Một ý kiến khác là phun vào mùa xuân khi nhiệt độ bắt đầu ấm áp, nhƣng phun trƣớc khi cây ký chủ phát triển bộ lá mới. Phun vào ban ngày, nhiệt độ phải cao hơn 65°F là cho kết quả tốt nhất. Phun lên những cành tầm gửi riêng lẻ, không liền với cây. Bằng cách xử lý này, khi bộ lá của cây chƣa phát triển thì ta có thể nhìn thấy rõ ràng hơn cây tầm gửi vì vậy thuận lợi cho việc kiểm soát. Phƣơng pháp kiểm soát bằng cách phun khí Ethephone này chỉ sử dụng tạm thời. Đối với trƣờng hợp bị xâm nhiễm quá nặng thì nó có thể làm cho một vài cây tầm gửi bị suy yếu. Cây tầm gửi sẽ nhanh chóng phát triển trở lại ở vị trí ban đầu, cần phải đƣợc xử lý lại [21].  Phƣơng pháp sử dụng giống kháng Một vài loài đƣợc tìm thấy có khả năng kháng lại cây tầm gửi lá rộng. Cây tử vi, cây mía, cây bạch đàn, cây bạch quả, cây sung dâu , cây có quả hình nón nhƣ loại cây nào có gỗ màu đỏ (đặc biệt là cây tùng bách ở California) và cây tuyết tùng thì ít khi bị xâm nhiễm. Những cây này hoặc là những giống kháng khác đã đƣợc thử nghiệm và suy xét khi chúng mọc ở những vùng bị nhiễm bệnh [21].  Kết hợp kiểm soát ở địa phƣơng Một chƣơng trình kiểm soát có hiệu quả ở địa phƣơng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa phƣơng pháp, chuyên gia, địa chủ, nhà kinh doanh và những thƣơng nghiệp. Khi vƣờn cây của họ bị tầm gửi tấn công thì vƣờn cây đó sẽ bị thiệt hại nặng nề về năng suất và ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời chủ. Nếu không có sự hợp tác 16 của địa phƣơng sự xâm nhiễm sẽ trở lại nhanh chóng. Nhiều diện tích cây công cộng nhƣ công viên và dọc theo hai bên bờ sông gần thành phố có thể bắt đầu có hạt và sự tấn công của tầm gửi. Đó là lý do mà mỗi thành phố, công viên khuyến khích trồng những giống cây không bị ảnh hƣởng bởi sự xâm nhiễm của tầm gửi [21]. Qua theo dõi và những phát hiện ban đầu của chúng tôi thì ở dọc các con đƣờng và công viên Thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện cây tầm gửi rất nhiều. Cây tầm gửi ký sinh trên nhiều loài ký chủ khác nhau và chúng tôi thống kê đƣợc một số loài ký chủ của cây tầm gửi ở Thành phố Hồ Chí Minh (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Một số loài ký chủ của các loài tầm gửi họ Lorathaceae STT Loại cây kí chủ Tên khoa học Loài tầm gởi Số vết bệnh Địa điểm 1 Cây thị D. ehertioides Lá trung bình 2 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 2 Cây điệp Dulcherrima (L.) Lá trung bình 2 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 3 Cây khế Rourea minor Lá trung bình 3 Đƣờng Nơ Trang Long – P 13 - Q. Bình Thạnh Tp.HCM 4 Cây cóc Spondias cytherea Lá nhỏ 16 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 5 Cây me tây Samanea saman Lá lớn 2 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 6 Cây điệp Dulcherrima (L.) Lá nhỏ 1 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 7 Cây cóc Spondias cytherea Lá lớn 5 Công viên Lê Văn Tám Tp.HCM 8 Cây lộc vừng B. acutangula Lá nhỏ 2 Đƣờng Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM 17 9 Cây mận Prunus salicina Lá lớn 2 Đƣờng Nguyễn Đình Chiểu Tp.HCM 10 Cây xoài Mangifera indica Lá trung bình 2 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 11 Cây lộc vừng B. acutangula Lá lớn 1 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 12 Cây sung Lá lớn 2 Đƣờng Điện Biên Phủ Tp.HCM 13 Cây bạch đàn Stantalum Lá nhỏ 2 85 – Nơ Trang Long – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 14 Cây gòn C. pentandra Lá nhỏ 3 21/18/41 Bình Lợi – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 15 Cây tràm Melaleuca cajupti Lá lớn 1 Đƣờng Bình Lợi – P 13 – Bình Thạnh Tp.HCM 16 Cây bàng Terminalia catappa Lá lớn 7 Khu Thiên Lý Đại học Nông Lâm 17 Cây điều Syzygium malaccense Lá nhỏ 1 Nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai 18 Cây mít A.heterophyllus lam Lá nhỏ 3 Đại học Nông Lâm Tp.HCM 18 2.2.4. Giới thiệu về loài tầm gửi lá lớn Macrosolen cochinchinensis (Lour) Tiegh  Bản đồ phân bố loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis ở Cuba Hình 2.6. Bản đồ phân bố loài Macrosolen cochinchinensis ở Cuba (Barlow, 1974)  Mô tả ( Barlow 1974) Là dạng cây bụi cao từ 0,5-1,3 m, cành cây màu xám không có lông và hiếm khi có phấn. Cuống lá dài 3-10 mm, nhẵn hoặc thắt eo ở trên; phiến lá rộng, mỏng hình trứng hoặc hình elip, dài 2,5-6 cm, da láng, có khoảng 4-5 cặp gân lá lồi lên hoặc không rõ trên bề mặt lá, đáy rộng có hình nêm, ngọn thì nhọn mũi. Cụm hoa đơn, 2-3 hoa tụ lại thành chùm ở nách lá, ở một số đốt đôi khi không có lá già, có khoảng 4-8 cụm hoa trên một cành. Cuống hoa dài 15-20 mm, thon, thƣờng kèm với 1-3 lá bắc ở chân đế hoặc ở cuống, mang 2-4 hoa, cuống nhỏ 0-3 mm. Lá bắc nhọn hình trứng rộng, dài khoảng 1-2 mm; lá bắc con có dạng hình tam giác, cùng mọc ra ở đáy, dài khoảng 1-1,5 mm. Đài hoa có hình phễu, dài 2-2,5 mm; phiến lá đài cụt hoặc mọc yếu ớt có 6 răng, dài 0,3-0,5 mm. Tràng hoa ở giai đoạn trƣởng thành nở ra 6 cánh và có bầu ở giữa, dài 9-14 mm. Cánh hoa nở rộng hoa giống hình cái chuông dài 4-8 mm với những thuỳ khoẻ mạnh hƣớng ánh sáng. Chỉ nhị dài khoảng 2 mm, bao phấn dài 1 mm, bằng 1/3 chiều dài của chỉ nhị. Vòi nhụy có gốc nằm gần chân đế, quả mọng có dạng hình cầu (Mô tả dựa theo tài liệu mới của Guinean). 19 Hình 2.7. Macrosolen cochinchinensis. A: Cành có quả, B: Cành hoa, C; Hoa, D: Hoa cắt dọc. (Barlow, 1981). 20  Sự nảy mầm của Macrosolen cochinchinensis Hạt của loài M. cochinchinensis đƣợc chim phát tán trên một cành cây, nó bắt đầu nảy mầm và mọc vòi có màu xanh lá trên đầu mút của hạt. Vòi này có hình thon dài, cong hình cung và đỉnh của vòi hút bám lên thân cây tạo sự liên kết với thân cây ký chủ và phát triển tạo thành giác mút. Khi giác mút này đã bám chắc trên thân cây, hạt đƣợc bong ra, vỏ hạt nhăn lại và rơi ra để lộ ra một cặp đôi lá gọi là mầm. Sau đó, chồi cây phát triển hƣớng về phía trên và tạo thành lá [19]. 2.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các loại thuốc thí nghiệm 2.3.1. 2,4-D Là muối của những dẫn xuất Chlorimate acetic acid đƣợc khám phá vào năm 1941 tại Anh, thuộc nhóm thuốc trừ cỏ Phenoxy. - Sản phẩm thƣơng mại: có khoảng 20 tên thƣơng mại đăng ký và đƣợc phép lƣu hành trên thị trƣờng Việt Nam - Tên hoá học: 2,4 – dichloriphenoxy acetic acid - Công thức hoá học: - Phân tử lƣợng: 221,0 - Nhóm hoá học: Chlorinate phenoxy. - Tính chất: Acid 2,4-D ở dạng bột rắn, không màu, đặc điểm nóng chảy 140,50C. Tan ít trong nƣớc (620mg/l ở 250C), tan trong rƣợu, diethylene, là một loại acid mạnh. Ăn mòn kim loại. LD50 qua miệng của acid 2,4-D là 699 mg/kg, xếp vào nhóm II. Tƣơng đối độc với cá (LC50 của muối dimetyl amine > 250 mg/l; của ester > 5 mg/l), không độc với ong. Trong các sản phẩm 2,4-D thƣờng có một số lƣợng chất chlorophenol không đƣợc tổng hợp hết gọi là phenol tự do tạo nên mùi nặng khó chịu của 2,4-D. Trong tự nhiên, chlorophenol tồn tại tƣơng đối lâu và có thể chuyển hóa thành chất dioxin (2,3,7,8- tetrachlodibenzo - P – dioxin). Dioxin có khả năng kích thích tế bào ung thƣ phát triển, gây đột biến tế bào, và dị dạng cơ thể ngƣời và động vật máu 2 21 nóng. Lƣợng chlorophenol nhiều hay ít tùy theo trình độ công nghệ sản xuất 2,4- D.Theo các quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) hàm lƣợng chlorophenol trong các chế phẩm 2,4 - D dùng trong nông nghiệp không đƣợc quá 0,3% (3 g/kg). 2,4-D là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác dụng kích thích sinh trƣởng thực vật [11]. - Cơ chế tác động: là khi vào cơ thể thực vật, 2,4-D có tác dụng nhƣ một auxin tự nhiên, nhƣng không bị vô hoạt hóa nhanh nhƣ auxin tự nhiên, do đó nó tác động đến tế bào, kích thích tế bào phát triển liên tục. Hay nói cách khác, 2,4-D hình thành nên các hormon kích thích sinh trƣởng giả, làm cho cây rối loạn sinh trƣởng và chết [8],[11]. - Hƣớng dẫn sử dụng: 2,4-D dùng trừ cỏ dại cho cây trồng ở dạng muối Na, muối amine và các ester (nhƣ isopropyl, butyl…). Tuy vậy, hoạt chất tác động đến cỏ dại là acid 2,4-D. Vì vậy liều lƣợng và các chế phẩm 2,4-D sử dụng đƣợc tính ra tƣơng đƣơng lƣợng acid, viết tắt là a.e (acid equavalent). Diệt trừ các loại cỏ nắn lác và lá rộng cho các cây trồng hòa bản nhƣ lúa , ngô, mì, mì mạch. Thuốc không trừ đƣợc cỏ hòa bản. Với cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê) dùng liều lƣợng 1,0 - 1,5 kg a.e/ha. Ngoài ra dùng 2,4-D với liều lƣợng thấp sẽ kích thích sự phát triển của cây, kích thích ra rễ trong giâm, chiết cành [9]. 2.3.2. Ethephon (Ethrel, ACEP) - Tên hóa học: (2-cloetyl) photphonic acid - Tên thƣơng mại: Adephone 48SL Callel 2,5 Past Ethrel 2,5 Ls, 10 Ls, 480 L Forgrow 2,5 Past, 5 Past, 10 Past Telephon 2,5LS - Công thức hoá học: 2 2 22 - Tác dụng: là chất điều hoà sinh trƣởng thực vật - Tính chất: tan nhiều trong nƣớc (1 kg/l ở 23°C) và trong nhiều dung môi hữu cơ, vững bền ở pH ≤ 3. Nhóm độc III, LD50 qua miệng 3.030 mg/kg, LD50 qua da 1.560 mg/kg [8]. - Cơ chế tác động: tác dụng của Ethephon là khí Ethylen do nó sinh ra (CH2=CH2). Ethylen xúc tiến sự chín của quả, kích thích ra hoa của một số cây (dứa, xoài), tăng tỉ lệ hoa cái (dƣa, bầu bí), gây nên sự rụng lá, hoa và quả, kích thích sự tiết nhựa của những cây có mủ [8]. - Hƣớng dẫn sử dụng: Bôi vào miệng cạo cao su để tăng sản lƣợng mủ. Chế phẩm 2,5% Ethrel dùng 1-2 g/cây cao su cho một lần bôi, khoảng 3-4 tuần bôi một lần. Thuốc đƣợc bôi một lóp mỏng ngay trên mặt cạo tái sinh tiếp giáp với miệng cạo, bôi 48 giờ trƣớc khi cạo [8]. Kích thích ra hoa xoài, nhãn, vải, thanh long, dứa… Chế phẩm Ethrel 480 pha nƣớc nồng độ 0,03-0,05% phun cho cà chua, ớt, táo, cam, thanh long… trƣớc khi thu hoạch 15-20 ngày làm quả chín sớm và đồng loạt. Pha nồng độ 0,02% phun cho dƣa, bầu bí khi cây có 2,4 lá sẽ tăng tỷ lệ hoa cái, pha nồng độ 0,03-0,05% phun lên lá thuốc lá trƣớc khi ủ làm lá chín vàng và đều [8]. 2.3.3. Triclopyr butoxyethyl ester - Tên thƣơng mại: Garlon 250 EC (Dow Agro Sciences) - Tên hoá học: (3,5,6-trichloro-2-pyridinyloxy) acetic acid - Cônh thức hoá học: - Tính chất: thuốc kỹ thuật ở dạng lỏng, màu đỏ hổ phách, phân hủy ở 290°C, ít bay hơi. Nhóm độc II, LD50 qua miệng 630 mg/kg, tƣơng đối độc đối với cá. Tồn tại 2 23 trong đất từ 20-45 ngày. Thuốc trừ cỏ nội hấp, tác động chủ yếu với cỏ lá rộng [8], [9]. - Hƣớng dẫn sử dụng: dùng trừ cỏ cho vƣờn cây công nghiệp lâu năm, đồng cỏ, ven đƣờng và nơi đất không trồng trọt [8], [9]. Garlon 250 EC là dạng ester butoxyethyl triclopyr sử dụng với liều lƣợng 3-5 l/ha, pha nƣớc với nồng độ 1% phun đẫm lên cỏ. Phun thuốc khi cỏ đang sinh trƣởng mạnh và tránh để thuốc bay vào ngọn cây trồng [8], [9][11]. 24 Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm tiến hành - Thời gian: Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 3/2007 đến tháng 7/2007 - Địa điểm: Nông trƣờng Ông Quế, Công ty cao su Đồng Nai tỉnh Đồng Nai. Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Lai Khê – Bến Cát – Bình Dƣơng. Phòng thí nghiệm khoa Lâm nghiệp trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nội dung nghiên cứu: gồm 5 nội dung - Nội dung 1: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai. - Nội dung 2: Định danh các loài tầm gửi gây bệnh thuộc họ Loranthaceae . - Nội dung 3: Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis. - Nội dung 4: Giải phẫu hình thái, so sánh giữa mô bị nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh. - Nội dung 5: Bƣớc đầu thử nghiệm với hoá chất để xử lý tầm gửi. 3.3. Vật liệu thí nghiệm 3.3.1. Cây tầm gửi Macrosolen cochinchinensis - Thân cây bị nhiễm bệnh - Thân cành, lá, hoa, quả cây tầm gửi 3.3.2. Hoá chất và thiết bị cần thiết  Hoá chất dùng trong giải phẫu mô - Safranin, xniline, xylen - Cồn theo tỷ lệ: 1/10, 3/10, 5/10, 7/10 - Cồn nguyên chất  Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm - Kính hiển vi 25 - Máy cắt mẫu - Dao cắt - Lame - Bình tam giác - Dao đục, búa - Kim bơm 3.4. Phƣơng pháp 3.4.1. Nội dung 1: Điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại Nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai  Phƣơng pháp điều tra: Tùy theo diện tích của mỗi lô đã chọn, điều tra 5-10 điểm trên hai đƣờng chéo góc (hoặc theo đƣờng zigzag), mỗi điểm điều tra 100 cây.  Chỉ tiêu điều tra: Tổng số cây bệnh Tỷ lệ bệnh (%) = -------------------------- * 100 Tổng số cây điều tra ∑(N1*1 + N2*2 + …+ Nn*n) Chỉ số bệnh (%) = ------------------------------------- N*n N1: Số cây bệnh ở cấp 1 N2: Số cây bệnh ở cấp 2 Nn: Số cây bệnh ở cấp n N: Tổng số cây điều tra n: Trị số bệnh cao nhất trong bảng phân cấp bệnh  Theo TS Trần Văn Cảnh có thể phân cấp vết bệnh nhƣ sau: - Cấp 0: không có vết bệnh - Cấp 1: có từ 1-3 vết bệnh - Cấp 2: có từ 4-5 vết bệnh - Cấp 3: có từ 6-8 vết bệnh - Cấp 4: có từ 9-10 vết bệnh - Cấp 5: có trên 10 vết bệnh 26 Tỷ lệ tầm gửi phân bố trên các vị trí của tán cây: - Chọn lô L3 để điều tra - Điều tra 5 – 10 điểm theo hai đƣờng chéo góc (hoặc đƣờng zigzag), mỗi điểm điều tra 100 cây. - Điều tra ghi nhận số liệu theo 3 vị trí nhiễm bệnh trên cây: cành cấp 1, cành cấp 2 và trên thân cây. Hình 3.1. Sơ đồ vị trí phân bố vết bệnh trên cây - Chỉ tiêu thu đƣợc: Tỷ lệ phân bố trên cành cấp 1 Tỷ lệ phân bố trên cành cấp 2 Tỷ lệ phân bố trên thân cây  Xử lý số liệu: Số liệu về tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và tỷ lệ tầm gửi phân bố trên các vị trí tán của cây đƣợc tính theo đơn vị phần trăm (%) sau đó vẽ biểu đồ trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003. 27 3.4.2. Nội dung 2: Định danh các loài tầm gửi gây bệnh họ Loranthaceae - Lấy mẫu: thân cành, hoa, lá, quả - Quan sát hình thái bên ngoài và định danh dựa theo bảng phân loại cây tầm gửi trong “Cây cỏ miền Nam” (Phạm Hoàng Hộ, 2000) và bài báo cáo của Lê Hoàng Hải tại Diễn đàn trƣờng Đại học Cần Thơ ngày 13/1/2006 cùng với sự hƣớng dẫn của thầy Lê Văn Việt – Khoa Sinh học Trƣờng Đại học Khoa Học Tự Nhiên. - Các chỉ tiêu quan sát: + Hình dạng + Màu sắc 3.4.3. Nội dung 3: Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi Macrosolen cochinchinensis  Khảo sát khả năng nảy mầm: - Do số lƣợng hạt có giới hạn nên thí nghiệm đƣợc tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức thực hiện trên 1 cây, số hạt gieo trên mỗi cây là 2 hạt. - Mẫu thí nghiệm: hạt tầm gửi Macrosolen cochinchinensis tƣơi. Nghiệm thức Giống cây Thời gian theo dõi 1 GT 1 4 tuần 2 PB235 4 tuần 3 Cây khác 4 tuần  Chu trình phát triển: mang hạt tầm gửi Macrosolen cochinchinensis tƣơi gieo lên cây. Sau khi hạt bắt đầu nảy mầm, quan sát sự sinh trƣởng của cây.  Chỉ tiêu quan sát: - Thời gian hạt nảy mầm - Khả năng nảy mầm của hạt 28 3.4.4. Nội dung 4: Giải phẫu hình thái - Phƣơng pháp: Thu mẫu bệnh Cắt thành từng khối nhỏ hình chữ nhật (1-2×3-4 cm) Cho vào bình tam giác rồi đun cách thuỷ cho đến mềm Dùng dao cắt thành những lát thật mỏng Lần lƣợt rửa với cồn: 10%, 30%, 50%, 70%và cồn nguyên chất Nhuộm các mẫu với thuốc nhuộm Safranin, aniline, xylen Lên tiêu bản và mang sấy khô Xem trên kính hiển vi và chụp hình - Chỉ tiêu quan sát: cấu tạo của các tia gỗ 3.3.5. Nội dung 5: Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC  Lô thực hiện thí nghiệm: - Tên lô: N1/Đ1. - Diện tích: 23,72 ha. - Dòng vô tính: PB 235. - Năm trồng: 1986. - Năm khai thác: 1992. - Địa điểm lô: Thuộc đội 1 Nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai.  Phƣơng pháp chọn cây: Chọn các cây có đồng nhất các chỉ tiêu sau: - Đều là những cây đã khô miệng cạo. - Những cây này có vanh thân bằng nhau. 29  Phƣơng pháp: - Dùng dao đục tạo một lỗ tròn nhỏ đƣờng kính khoảng 3 cm, chiều sâu 4-5 cm ngay dƣới gốc cây cao su cách mặt đất 15-20 cm (Hình a). - Lấy ống bơm thuốc vào lỗ (Hình b). - Đậy kín miệng lỗ (Hình c). Hình 3.2. (a), (b), (c) – Các bƣớc thí nghiệm Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức thực hiện trên 1 cây. Nghiệm thức Nồng độ Garlon 250 EC (ml) Thời gian theo dõi 1 2 7 tuần 2 4 7 tuần 3 6 7 tuần 4 8 7 tuần - Chỉ tiêu theo dõi: Biểu hiện của cây cao su và biểu hiện của cây tầm gửi. 30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai.  Mức độ nhiễm bệnh tầm gửi Trong quá trình thực hiện đề tài, mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su đã đƣợc tiến hành điều tra tại Nông trƣờng Ông Quế - Công ty Cao su Đồng Nai. Các lô đƣợc chọn để thực hiện là: N1, L3, M1, đây là những lô thuộc đội 1 quản lý. Những lô này có diện tích khá lớn (khoảng trên 23 ha) và chủ yếu là trồng bằng dòng vô tính PB 235 đƣợc khai thác theo chế độ S/2 và d3. Hầu hết những lô này tập trung gần nhau, cách xa vùng dân cƣ, xung quanh không có vƣờn cây ăn trái hoặc các loại cây khác. Vì thế đây là một môi trƣờng tốt cho các loài chim ăn quả trú ngụ và gieo rắc hạt. Kết hợp với quá trình tiến hành điều tra về mức độ nhiễm bệnh còn có ghi nhận thêm về sự phân bố các vết bệnh trên cây của lô L3. Tiến hành điều tra một lần và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Bảng 4.1. Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế - Đồng Nai Lô điều tra Giống cây Diện tích (ha) Số cây điều tra (cây) Số cây nhiễm bệnh (cây) Tỷ lệ bệnh (%) Chỉ số bệnh (%) N1 PB 235 23,72 378 185 48,94 25,45 L3 PB 235 24,23 454 279 64,45 23,61 M1 PB 235 và GT 1 24,45 480 199 41,46 13,08 31 48.94 64.45 41.46 13.08 23.6125.45 N1 L3 M1 Lô % Tỷ lệ bệnh Chỉ số bệnh Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ bệnh biến động từ 41,46% đến 64,45% và chỉ số bệnh từ 13,08% đến 25,45%. Ở đây mức độ nhiễm bệnh giữa các lô N1, L3, M1 không có sự chênh lệch lớn. Hầu hết cả ba lô đều nhiễm bệnh tƣơng đối nặng. Riêng lô L3 bị nhiễm bệnh nặng nhất với tỷ lệ bệnh là 64,45% và chỉ số bệnh 23,61%. Lô N1 nhiễm bệnh tƣơng đối cao với tỷ lệ bệnh 48,94% và chỉ số bệnh 25,45%. Riêng lô M1 là có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tƣơng đối thấp hơn (TLB: 41,46% và CSB: 13,08%). Với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khá cao của các lô, biểu hiện bên ngoài của những cây bị nhiễm bệnh là xuất hiện u lồi trên thân cành, tại vị trí bị nhiễm bệnh cành cây phát triển chậm hơn , kích thƣớc cành nhỏ hơn và yếu ớt dễ bị gãy rụng. Lô N1 và L3 có 100% là dòng vô tính PB 235, còn lô M1 vừa có dòng vô tính PB 235 vừa có dòng vô tính GT 1 nên tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn. Dòng vô tính PB 235 có đặc điểm là thân thẳng tròn, vỏ trơn láng, góc phân cành rộng, lá màu xanh vàng, tán rộng lúc còn nhỏ, tán cao thoáng lúc cây trƣởng thành, rụng lá mùa mƣa và thay lá sớm, khi bộ lá phát triển trở lại thì nhiễm hai lần bệnh phấn trắng. Trong khi đó giống cây GT1 lại có góc phân cành hẹp, lá xanh đậm và tán gọn, thay lá muộn và phát triển bộ lá đồng đều [1], [12]. Có thể sự khác nhau cơ bản về đặc điểm của hai giống cây này là nguyên nhân làm cho các lô chủ yếu 32 35.33% 41.57% 23.10% Cành cấp 1 Cành cấp 2 Trên thân cây trồng bằng dòng vô tính PB 235 bị nhiễm bệnh tầm gửi. Tán cây rộng và thoáng, đặc biệt là thay lá sớm là điều kiện thuận lợi cho hạt tầm gửi bám dính và phát bệnh.  Tỷ lệ phân bố trên các vị trí của tán cây (Bảng 4.2): Bảng 4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí của tán cây Lô điều tra Diện tích (ha) Giống cây Tổng số cây bị nhiễm bệnh (cây) Tổng số vết bệnh Tỷ lệ cành cấp 1 (%) Tỷ lệ cành cấp 2 (%) Tỷ lệ trên thân cây (%) L3 24,23 PB 235 279 1.169 41,57 35,33 23,1 Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện vị trí phân bố vết bệnh trên tán cây cao su Qua biểu đồ trên đã thể hiện rất rõ tỷ lệ phân bố ở các vị trí trên tán cây, vết bệnh trên cành cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,57%, tiếp theo là cành cấp 2 chiếm 35,33%, cuối cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất là vết bệnh trên thân cây 23,10%. Vì lô thí nghiệm đƣợc trồng hoàn toàn là dòng vô tính cao su PB 235 có tán rộng và cao thoáng nên các vết bệnh phân bố ở cành cấp 1 và 2 là đa số, còn nhiễm trên thân cây thì ít hơn. Hạt của cây tầm gửi có chất nhầy, có khả năng bám rất chặt vào các cành cây và khó bị tiêu hóa trong đƣờng ruột của chim, vì vậy khi chim thải ra hạt vẫn còn nguyên khả năng nảy mầm, những cây có tán thƣa và rộng tạo nhiều thuận lợi cho sự phát tán lây lan của tầm gửi (Angie Ng), (trích tài liệu “Bird Ecology Study Group, 33 Nature Society”). Mặt khác, đa số các loài chim đều thích đậu trên các cành cây cao hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh trên cành cấp 1 và cành cấp 2 cao hơn. 4.2. Kết quả định danh các loài tầm gửi họ Loranthaceae Sau khi sƣu tầm đƣợc một số mẫu các loại cây tầm gửi, cùng sự hƣớng dẫn của thầy Lê Văn Việt khoa Sinh học trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, căn cứ vào sự mô tả của Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ miền Nam”, cùng với nghiên cứu viên Lê Hoàng Hải 6 loài tầm gửi đã đƣợc định danh gồm: Macrosolen cochinchinensis, Viscum articulatum, Dendrophtoe pentandra, Taxillus chinensis, Macrosolen tricolor, Helixanthera cylindrica. Sau đây là hình ảnh và đặc điểm các loài đã đƣợc định danh. 4.2.1. Macosolen cochinchinensis (Lour) van Tiegh: Đại cán Nam Bộ Hình 4.1. Loài M. cochinchinensis Là dạng bụi bán ký sinh có chồi, lá có phiến bầu dục thon, to 6-8 x 2,5-5 cm, dày, không có lông; cuống 2-3 mm. Chùm hoa đứng cao 2-3 cm; lá hoa 1; vành hình túi phù, cao 25-45 mm, tai 6; tiểu nhụy 6. Phì quả tròn. Thông thƣờng loài này đƣợc phân bố ở đồng bằng Bắc – Trung – Nam. Trái nhị to; lá dùng nhƣ trà; nhựa tống nhau sau sanh. Loài này thƣờng đƣợc dùng để chữa trị nhức đầu (Devkota, 1997). 34 4.2.2. Viscum articulatum Burm. F: Chùm gửi dẹt, ghi có đốt Hình 4.2. Loài V. articulatum Loài cây này có dạng bụi thòng, bán ký sinh, dài 40-60 cm; thân có đốt dẹp, dể gãy ở mắt, không có lá. Hoa ở mắt, chụm 3, hoa giữa cài hoa bên đực; đài 3-4 phân; bao phấn gắn trên lá đài. Phì quả màu trắng, to 3-4 mm. Phạm vi phân bố của loài này đƣợc Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) ghi nhận từ Phan Rang vào Nam. Trong dân gian hoặc trong y học cổ truyền thƣờng dùng để đắp nơi bị dập, gãy xƣơng, đứt; trị sốt; phấn dƣơng. 4.2.3. Dendrophtoe pentandra (L) Miq: Mộc ký ngũ hùng; Scaly flowered Loranthus. 4.2.4. Hình 4.3. Loài D. pentandra Là dạng bán ký sinh có nhánh to, lá mọc xen; phiến đa hình, đầu tà hay nhọn, đáy tà, không lông và dày nhƣ da. Chùm ngắn ở nách lá; lá hoa 1, nhỏ; cánh hoa 5, dính thành ống hơi phù, phía trong đỏ. Trái có hình xoan tròn, cao đến 1 cm. 35 Thông thƣờng đƣợc tìm thấy ở bình nguyên cho đến rừng sác, Bắc Tây Nguyên. Loài này đƣợc sử dụng để đắp trị phồng, loét. 4.2.4. Helixanthera cylindrica (Roxb) Dans: Chùm gửi trụ. Hình 4.4. Loài H. cylindrica [23] Loài tầm gửi này cũng là dạng bán ký sinh. Lá có phiến bầu dục đến thon, láng, dày. Chùm ở nách lá, thƣa; cọng và hoa đỏ đậm, một lá hoa nhỏ; cánh hoa 5, rời, dày, không lông; tiểu nhụy gắn trên cánh hoa, bao phấn dài, nhỏ nhƣ chỉ. Loài này thƣờng phân bố chủ yếu ở bình nguyên [5]. 4.2.5. Macrosolen tricolor (Lec) Dans: Đại cán tam sắc. Hình 4.5. Loài M. tricolor [23] 36 Loài tầm gửi này thuộc dạng bụi bán ký sinh, thân cành không có lông; vỏ xám, lá có phiến bầu dục, rộng 2-2,5 cm, dài, đầu tròn; cuống dài 2-3 mm. Hoa từng cặp; lá hoa 1,5 mm; đài cao 4 mm; vành hình ống dài 3-4 mm, thuỳ 6, đỏ; tiểu nhụy 6. Phì quả tròn. Chúng thƣờng đƣợc tìm thấy ở đồng bằng phía Bắc, Nha Trang, Phan Rang. Trong dân gian thƣờng dùng bó nơi gãy xƣơng. 4.2.6. Taxillus chinensis (DC) Dans: Hạt mộc Trung Quốc. Hình 4.6: A, B: Loài T. chinensis [22], [23] Là loại cây bán ký sinh, nhánh non có lông vàng vàng rồi không lông, có bì khẩu trắng. Lá mọc đối; phiến bầu dục, lúc non có lông ở gân, gân-phụ 4 cặp; cuống đến 1 cm. Tú tán ở nách lá; cọng hoa ngắn hay dài; hoa dài 1,5-2,5 cm, xanh mặt ngoài, đỏ mặt trong; tai vành; tiểu nhụy 4, gắn ở miệng hoa. Phì quả tròn hay tròn dài, có u nần, cao 6-8 mm; chỉ có 1 hạt. Thông thƣờng phân bố ở những khu rừng hoặc những nơi có độ cao đến 1.500 m, Bắc Tây Nguyên (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000). 37 4.3. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi M.cochinchinensis. Theo Radomiljac (1998) cho rằng sự nảy mầm của hạt tầm gửi ảnh hƣởng không lớn vì hạt cần phải có chất nhầy để bám dính và cần có nƣớc, oxy, nhiệt độ và ánh sáng cho sự nảy mầm và phát triển thành cây con. Tuy nhiên kích thƣớc của thân cây kí chủ có thể đủ tốt để tác động cho một hạt giống tồn tại và tạo nên một cây con (Reid, 1987, 1989; Sargent, 1995). Cây tầm gửi mọc và phát triển chủ yếu là từ hạt và hình thức lây lan nhanh nhất nhờ vào các loài chim ăn quả. Để khảo sát khả năng nảy mầm của hạt, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên qua sự lây nhiễm hạt tầm gửi lên cây cao su và theo dõi sự phát triển của chúng, kết quả đƣợc ghi nhận nhƣ sau: Hạt Ngày thứ 3 Ngày thứ 7 Ngày thứ 20 Ngày thứ 30 Hình 4.7. Quá trình nảy mầm và phát triển của M. cochinchinensis Theo nhƣ kết quả thu đƣợc (Hình 4.7), khi hạt đƣợc đặt vào cây, hạt có thể bám rất chặt nhờ vào lớp chất nhầy bên ngoài vỏ hạt. Sang ngày thứ 3, hạt bắt đầu nảy mầm và phát triển tạo thành vòi hút bám lên cây vào ngày thứ 7. Đến 20 ngày, 38 vỏ hạt bắt đầu nhăn lại và bong ra tạo thành hai lá mầm. Ngày thứ 30, cây con bắt đầu phát triển khoẻ mạnh. Từ giai đoạn hạt cho đến giai đoạn cây con phải trải qua một thời gian khá dài khoảng 30 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi hạt tạo vòi hút bám vào cây tạo thành cây con, cây con bắt đầu cần nƣớc và chất dinh dƣỡng từ cây chủ để có thể sinh trƣởng tốt. Ngoài ra, chúng cần có một điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và thời tiết cho sự sống. Qua theo dõi quá trình nảy mầm của cây tầm gửi chúng tôi nhận thấy rằng khả năng nảy mầm của hạt rất tốt . Hạt có thể nảy mầm trên bất cứ nơi nào thậm chí cũng có thể nảy mầm trên quả khác khi hạt rơi trên quả (hình 4.8), dây điện, trên đá và kể cả là một cây cột [15]. Thời gian hạt bắt đầu nảy mầm tạo vòi rất ngắn khoảng 3 ngày, thời gian để vòi phát triển bám vào thân cây kí chủ khoảng 7 ngày nhƣng thời gian để từ vòi phát triển lá mầm và chồi lại rất dài, khoảng 20-30 ngày. Điều này cho thấy hạt của cây tầm gửi có thể tự dƣỡng qua một thời gian khá lâu trƣớc khi vòi có thể phát triển rễ mút để hút chất dinh dƣỡng của cây chủ (Salle, 1983; Boone et al, 1995). Theo Lamont (1983), sự hình thành một cây tầm gửi mới trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn hạt bám vào, giai đoạn nảy mầm, hình thành cây con và giai đoạn cây trƣởng thành. Bên cạnh đó, trong quá trình thực tập qua khảo sát thực tế trên vƣờn cây bị nhiễm bệnh tại Ông Quế loài tầm gửi này ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4 và tạo quả vào tháng 5 với số lƣợng hoa và quả rất nhiều. Với một lƣợng hạt khổng lồ, cây tầm gửi dễ dàng lây lan và sinh trƣởng trên một diện rộng. Kết quả khảo sát khả năng nảy mầm của hạt tầm gửi dựa theo bố trí thí nghiệm: tham khảo phần phụ lục. Hình 4.8. Hạt nảy mầm 39 4.4. Kết quả giải phẫu hình thái Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây tầm gửi, B: cây cao su Hình 4.10. A: Mô của cây bị nhiễm bệnh, B: Mô của cây không bị nhiễm bệnh A B 40 Ký sinh là một hình thức sống có lợi nhất trong nhiều loài thực vật có hoa (Knutson, 1983; Musselman & Press, 1995). Cây tầm gửi ký sinh thiết lập một thảm thực vật liền với cây chủ và chúng có tính thích ứng rất rộng trên nhiều loài cây khác nhau. Khi xâm nhiễm vào cây chủ, biểu hiện bên ngoài là sự hình thành các khối u, lồi trên bề mặt thân cành từ đó đâm sâu rễ vào các mô bên trong hút chất dinh dƣỡng để sống [19], [22],. Từ hình A và B cho thấy đƣợc sự khác biệt về cấu tạo mô gỗ bên trong của cây cao su bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. Với mô không nhiễm bệnh có sự đồng nhất về cấu trúc gỗ, trong khi mô nhiễm bệnh có sự hiện diện của giác hút tầm gửi. Hiện tƣợng này làm thay đổi về kích thƣớc và hình dạng cành ký sinh, ngoài ra về cấu trúc gỗ bị yếu dẫn đến hiện tƣợng gãy và chết cành thƣờng xuất hiện quanh năm. Theo cô Nguyệt (Khoa Lâm Nghiệp Đại học Nông Lâm), mô cây bị nhiễm bệnh (Hình 4.10 A) các tia gỗ bị biến dạng không bình thƣờng, sự ăn bám của cây tầm gửi đã làm cho các mô của cây bị thiếu nƣớc và dinh dƣỡng nên chúng bị khô và teo lại, biểu hiện bên ngoài là cành cây phát triển không bình thƣờng, nơi tầm gửi xâm nhiễm mô cây bị biến dạng không đồng nhất, cây còi cọc yếu ớt. Cụ thể là các tia gỗ cong lại chằng chịt, không thấy rõ các đƣờng vân gỗ. Ngƣợc lại, ở cây không bị nhiễm bệnh (Hình 4.10 B), cấu tạo các tia gỗ bình thƣờng, đƣờng vân và tia gỗ thấy rất rõ. Qua đó có thể nhận thấy rằng cây tầm gửi gây ảnh hƣởng rất lớn đến các cấu trúc tự nhiên của cây, phá vỡ nó và cuối cùng làm cho cây chủ yếu đi và chết. 4.5. Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC Vị trí ký sinh của tầm gửi thƣờng tập trung trên tán lá, nơi có chiều cao cách mặt đất có khi lên đến 15-20 m. Điều này dẫn đến các biện pháp phòng trị bằng thủ công và phun trực tiếp bằng hoá chất BVTV gặp nhiều khó khăn về khía cạnh hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Ngay tại Nông trƣờng Ông Quế, việc sử dụng câu móc bằng thủ công đã đƣợc thực hiện, nhƣng sau đó những cây tầm gửi này tái sinh và phát triển lại bình thƣờng, do không diệt đƣợc hoàn toàn những bộ phận bám chắc vào thân và giác hút. Công việc này thƣờng tốn rất nhiều công lao động và nguy cơ tai nạn lao động thƣờng xảy ra. 41 Ngoài ra, biện pháp sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật với phƣơng pháp phun trực tiếp lên cũng gặp trở ngại tƣơng tự nhƣ áp dụng biệp pháp thủ công, hiện tƣợng ngộ độc cho cây cao su cũng làm biện pháp này không khả thi trong điều kiện thực tế. Trƣớc đây nông trƣờng cũng đã sử dụng thuốc trừ cỏ 2,4-D nhƣng không thể tiêu diệt hoàn toàn, khi phun lên tán cây bị nhiễm bệnh cây tầm gởi bị rụng lá nhƣng sau một thời gian nó vẫn có khả năng tái sinh trở lại. Theo ngƣời dân địa phƣơng, cũng có thể sử dụng thuốc kích thích tăng trƣởng Ethephon để phun lên chúng, nhƣng phƣơng pháp này cũng có điều bất lợi là cần phải phun lặp đi lặp lại nhiều lần và cây tầm gửi vẫn có khả năng tái sinh phát triển trở lại sau một thời gian. Trƣớc tình hình đó, để có thể giải quyết cây tầm gửi với tỷ lệ nhiễm cao, đƣợc sự hƣớng dẫn của thầy Phan Thành Dũng chúng tôi tiến hành thực hiện phƣơng pháp thí nghiệm mới là dùng thuốc chích vào thân cây. Qua trao đổi và có thông tin về Galon 250 EC đã áp dụng thành công để trị tầm gửi ký sinh trên cây cao su tại Châu Phi. Đây là một dạng của thuốc trừ cỏ lá rộng đƣợc dùng phổ biến tại các đồn điền trồng cao su, cọ dầu…. và đƣợc phép sử dụng ở Việt Nam. Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại vƣờn cây ở nông trƣờng Ông Quế và sử dụng thuốc với các liều lƣợng tăng dần: 2, 4, 6, 8 ml. Do bƣớc đầu thử nghiệm với phƣơng pháp này và trong thời gian thực tập ngắn nên với liều lƣợng 4, 6, 8 ml tỏ ra không có hiệu quả đối với cây tầm gửi nhƣng lại làm chết cây cao su. Biểu hiện của của cây cao su và cây tầm gửi qua các thời điểm xử lý nhƣ sau: 42 Cây cao su và cây tầm gửi lúc đầu Sau một tuần, cây cao su bắt đầu vàng lá và có hiện tƣợng xì mủ tại vị trí bơm thuốc 43 Tuần thứ 3, cây cao su rụng lá hoàn toàn, chỉ còn cây tầm gửi Tuần thứ 5, cây tầm gửi bắt đầu vàng lá 44 Tuần thứ 7, cây cao su chết và cây tầm gửi cũng chết Hình 4.11. (a), (b), (c), (d), (e) - Biểu hiện của cây cao su và cây tầm gửi Sau khi thực hiện thí nghiệm và thu đƣợc kết quả nhƣ trên, nhận thấy rằng liều lƣợng thuốc cần đƣợc thử nghiệm hơn nữa cũng nhƣ chọn loại thuốc phù hợp. Trong một tuần đầu, cây cao su và cây tầm gửi chƣa có biểu hiện gì (Hình 4.11.a). Qua tuần thứ hai, cây cao su bắt đầu vàng lá từ trên ngọn vàng xuống, các lá non vàng trƣớc và sau đó đến lá già và có hiện tƣợng xì mủ tại vị trí tiêm thuốc (Hình 4.11.b) và rụng toàn bộ vào tuần thứ ba (Hình 4.11.c). Đến tuần thứ năm, cây tầm gởi cũng bắt đầu vàng lá (Hình 4.11.d) và sang tuần thứ bảy, cây cao su và cây tầm gửi đều chết (Hình 4.11.e). Nhƣ vậy, với những nồng độ xử lý trên sẽ là một định hƣớng bƣớc đầu cho công tác thử nghiệm sau này. Vì cây tầm gửi ký sinh và đâm rễ vào trong thân cây chủ nên có mối liên quan lẫn nhau. Vì vậy, cần phải đề ra đƣợc một nồng độ thích hợp hoặc sử dụng một dạng thuốc khác có thể hạn chế và tiêu diệt cây tầm gửi.Vấn đề khó khăn ở đây là với nồng độ cao thì thời gian chết của cây tầm gửi khá lâu (khoảng 7 tuần) và cây cao su cũng chết. Cây tầm gửi là loại cây có lá xanh quanh năm, có thể quang hợp đƣợc nhƣng chúng không vận dụng khả năng này để sống mà sống bằng chất dinh dƣỡng của cây mà nó ký sinh cho nên khi cây cao su đƣợc xử lý với hoá chất, cây tầm gửi một mặt mất đi nguồn cung cấp dinh dƣỡng mặt khác bị ảnh hƣởng bởi thuốc thí nghiệm nên không còn khả năng duy trì và sẽ chết theo sau đó. Điều này cho thấy rằng sự sống của cây tầm gửi phụ thuộc hoàn toàn vào cây cao su: cây tầm gửi cần có cây cao su để sống và cây cao su chết thì tầm gửi cũng chết do khả năng tự quang hợp không đủ, ngoài ra còn có tác động phần nào của thuốc Garlon 250 EC. 45 Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau thời gian nghiên cứu mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng do thời gian tiến hành có giới hạn nên chúng tôi chỉ đạt đƣợc một số kết quả nhất định và những kết quả này chỉ là kết quả bƣớc đầu. Các kết quả đạt đƣợc: - Mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su tại nông trƣờng Ông Quế khá cao, ảnh hƣởng đến sản lƣợng và chu kì kinh tế của cây. - Định danh đƣợc các loài tầm gửi phổ biến, cụ thể là các loài: Macrosolen cochinchinensis, Viscum articulatum, Dendrophtoe pentandra, Helixanthera cylindrica, Macrosolen tricolor, Taxillus chinensis. - Kết quả giải phẫu mô so sánh đƣợc sự khác nhau giữa mô cây bị nhiễm bệnh và mô cây không bị nhiễm bệnh. - Xử lý cây tầm gửi bằng hóa chất Garlon 250 EC ở liều lƣợng thí nghiệm chƣa thấy có hiệu quả phòng trị đối với cây tầm gửi. 5.2. Đề nghị - Cần phải tìm hiểu thêm về cấu tạo mô giữa cây bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. - Tác động của cây tầm gửi đến sinh lý và sự sinh trƣởng của cây ký chủ, sự tƣơng tác giữa ký sinh và ký chủ. - Khảo sát sự sinh trƣởng của cây tầm gửi từ giai đoạn cây con cho đến khi trƣởng thành. - Tìm ra phƣơng pháp phù hợp hơn để xử lý cây tầm gửi. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt [1] Đặng Văn Vinh, 1997. Cao su thiên nhiên trên thế giới. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh. 279 trang. [2] Hồ Thị Tú Anh, 2005. Kỷ yếu 30 năm Tổng Công ty Cao su VIệt Nam. Công ty TNHH In Bao Bì Tân Á Châu. 640 trang. [3] Lê Quang Thung, Trần Thị Thúy Hoa, Nguyễn Minh Khang, Nguyễn Thanh Long, 2006. Cao su Việt Nam trên đường hội nhập quốc tế. Nhà Xuất bản Lao Động. 506 trang. [4] Phan Thành Dũng, 2004. Kỹ thuật bảo vệ thực vật cây cao su. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.120 trang. [5] Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ miềm Nam, tập 2. Nhà xuất bản trẻ. [6] Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Bùi Xuân Sửu, 1996. Giáo trình cây công nghiệp. NXB Nông nghiệp. [7] Trần Công Khánh, 1981. Thực tập hình thái và giải phẫu thực vật. Nhà xuất bản ĐH và THCN Hà Nội. [8] GS. TS Phạm Văn Biên, PGS. TS Bùi Cách Tuyến, KS Nguyễn Mạnh Chinh, 2005. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [9] Trần Lân Ban,1993. Sách tra cứu nông dược. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [10] Bách khoa toàn thư. Họ chùm gởi Loranthacea. [11] Vi Văn Toàn, 2004. Thành phần cỏ dại phổ biến trên vườn cao su đất đỏ bazan tại Gia Lai và hiệu quả phòng trị của Glyphosate và 2,4 – D. Luận văn thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. [12] Mai Văn Sơn, 2003. Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ và thị trường bền vững cao su phục vụ chế biến và xuất khẩu. Báo cáo hiện trạng khai thác sản xuất cao su ở Việt nam, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. 47 [13] Lê Quang Thung, Chủ tịch hiệp hội cao su Việt Nam. Đầu tư phát triển ngành cao su thiên nhiên Việt Nam: cơ hội và thách thức. Tại Hội nghị Cao su Đông Nam Á, ngày 14-16/6/2007, Phonom Penh, Cambodia. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài [14] Roger N. Hilton, 1959. Maladies of Hevea in Malaya. Rubber Research I Institute Kuala Lumpur, Malaya. pp.44. [15] T. Petch. B. A, 1921. The diseases and pests of the rubber tree. Macmillan and co, Limited, London UK. pp.164 [16] Michael G. Gilbert, 2003. Loranthaceae.Flora of China 5: 220 – 239. [17] Blume in Roemer & Schultes, Syst. Veg. 7: 1731. Macrosolen. Flora of China. Oct-Dec, 1830. [18] Teighem, Bull. Soc. Bot, 1894. Macrosolen cochinchinensis. Flora of China. France 41:122 [19] Angie Ng, 2006. Germination of Macrosolen cochinchinensis. Bird Ecology Study Group, Nature Society. Friday, March 10, 2006, Singapore. [20] Perry, E. J, 1995. Broadleaf Mistletoe in Land seape Trees. University of Aclifornia. Coop. Ext, Marin country, Hortscript # 14. [21] Torngren, T.S. E.J. Perry, and C.L. Elmore, 1980. Mistletoe control in shade trees. Oakland: University of California of Division of Agriculture and Natural Resources. Leaflet 2571. [22 Lorena Lopez – De Buen, Juan Francisco Ornelas, 1999. Frugivorous Birds, Host selection and the Mistletoe Psittacanthus schiedeanus in Central Veracruz, Mexico. Journal of Tropical Ecology, Vol. 15, No. 3. May, 1999, pp. 329 – 340. [23] Lorena lopez de Buen and Juan Francisco Ornelas, 2001. Host compatibility of the cloud forest mistletoe Psittacanthus schiedeams (Loranthaceae) in Central Veracruz, Mexico. American Journal of Botany, 2002; 89:95-102. [24] Lamont B, 1983. Germination of mistletoe. In M.Calder and P. Bernhardt [eds]. The biology of mistletoe, 129-143. Academic Press, Sydney, Australia. 48 Tài liệu Internet [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] 49 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su Ngày điều tra: Thời gian: 8h30 Lô Điểm Tổng cây cao su (cây) Số cây không bệnh (câ) Số cây bị nhiễm bệnh Số cây chết (cây) Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 L3 Đ1 100 30 7 11 12 3 12 15 Đ2 100 40 37 9 6 1 1 6 Đ3 100 30 28 14 14 2 2 10 Đ4 100 39 20 12 13 7 7 2 Đ5 100 43 26 9 5 3 1 13 M1 Đ1 100 56 31 7 1 0 1 4 Đ2 100 62 26 2 3 2 1 4 Đ3 100 63 21 5 5 3 0 3 Đ4 100 27 32 22 8 4 3 4 Đ5 100 54 35 3 1 2 0 5 N1 Đ1 100 21 22 8 16 6 18 9 Đ2 100 68 16 5 4 3 0 4 Đ3 100 42 16 15 8 6 13 0 Đ4 100 62 6 7 13 2 1 9 50 Phụ lục 2: Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí của tán cây cao su ở lô L3 Ngày điều tra: 2/7/2007 Thời gian: 8h30 Địa điểm: Lô L3 nông trƣờng Ông Quế, Đồng Nai. Điểm Tổng số cây điều tra (cây) Tổng số vết bệnh Cành cấp 1 Cành cấp 2 Trên thân cây Đ1 52 257 117 86 54 Đ2 41 155 68 46 41 Đ3 53 174 64 70 40 Đ4 59 259 107 91 61 Đ5 59 324 130 120 74 Phụ lục 3: Kết quả khảo sát khả năng nảy mầm của hạt dựa theo bố trí thí nghiệm Giống cây Số hạt thí nghiệm (hạt) Số hạt nảy mầm (hạt) Thời gian theo dõi PB 235 4 2 Sau 1 tuần GT1 4 3 Sau 1 tuần Cây khác 4 3 Sau 1 tuần Phụ lục 4: Tỷ lệ nảy mầm của hạt tầm gửi sau 1 tuần Giống cây Tỷ lệ nảy mầm (%) PB 235 0,5 GT1 0,75 Cây khác 0,75 51 Phụ lục 5: Sản lƣợng cao su tại những lô khảo sát mức độ bệnh. Tên lô Diện tích + dòng vô tính Năm trồng + năm khai thác Sản lƣợng (tấn) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 N1 23,32 ha PB 235 + GT 1 1986 1992 23.5 19.01 27.7 49.3 34.5 39.3 30.3 M1 24,45 ha PB 235 1991 1997 18.6 22.3 29.8 26.9 29.3 28.7 25.03 L3 24,23 ha PB 235 1985 1992 20.4 33.5 34.8 25.6 28.13 21.12 21.7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBUI NGUYEN LY.pdf
Tài liệu liên quan