Luận văn Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Krông Pắc tỉnh Đăklăk

- Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường: Xây dựng quy định phối hợp với các ngành về bảo vệ môi trường trên điạ bàn huyện, xã. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người cho Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện để quản lý, giám sát chất lượng môi trường. Đặc biệt mỗi xã, thôn, buôn cần có một cán bộ theo dõi về công tác bảo vệ môi trường. - Tăng cường thường xuyên công tác thanh tra bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm minh các cơ sở sản suất gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, chủ động đề phòng sự cố môi trường. - Cải tạo cơ sở hạ tầng vùng nông thôn trên cơ sở nhà nước và người dân cùng thực hiện, khuyến khích nhân dân xây dựng công trình vệ sinh, biogas, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nông thôn phát triển lực lượng lao động nhàn rỗi và dư thừa. - Nâng cao mức sống của người dân nông thôn bằng việc đầu tư nhiều hơn cho người dân nông thôn để họ được hưởng các phương tiện y tế – giáo dục, truyền thông, Các cộng đồng nông dân phải thực sự là người chủ quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn.

doc98 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Krông Pắc tỉnh Đăklăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất hữu cơ hơn. Biogas rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian nấu nướng. Các căn bếp, các đồ dùng, quần áo sẽ sạch sẽ hơn bởi vì không có khói hoặc muội than. Và sẽ chấm dứt được những rủi ro về cháy, các công việc nặng nhọc nguy hiểm do phải thu lượm củi và việc chặt phá rừng trái phép gây ảnh hưởng đến các cánh rừng bạt ngàn. IV.2.1.3. Các tiêu chí để xây dựng hầm biogas gia đình. 1. Người dân muốn xây dựng hầm một biogas phải có ít nhất 4 con bò hoặc 1 con trâu và 10 con lợn. 2. Người dân phải có chuồng trại cố định không quá 20m từ khu vực xây hầm biogas. 3. Vật nuôi phải được nhốt trong chuồng vào ban đêm ít nhất 12tiếng. 4. Phải có một cống thoát nối thẳng vào hầm biogas. 5. Phải có nước giếng quanh năm, và nguồn nước không được xa hơn 20m từ hầm biogas. 6. Các khu vực để sử dụng khí biogas ví dụ như bếp không được xa hơn 100m tính từ hầm.. 7. Gia đình người dân phải quan tâm đến việc sử dụng khí, phân đã phân hủy và muốn xây dựng một hầm biogas để giảm ô nhiễm môi trường. 8. Người dân phải có đủ khả năng kinh tế, nguyên vật liệu và nhân công để xây hầmbiogas. 9. Người dân phải có thời gian và nhân công để chăm sóc, bảo dưỡng hầm. 10. Hầm thí điểm phải đạt các tiêu chí sau: Vị trí: phải thuận lợi để xem xét xây dựng. Nhân lực: phải siêng năng và được chấp nhận rộng rãi trong khu vực. 10. Hầm thí điểm phải đạt các tiêu chí sau: Vị trí của hầm biogas Hầm biogas không được đặt xa hơn 5m tính từ chuồng. Hầm phân hủy phải ở khu vực thoáng và không được gần nguồn nước. Một phần nhỏ phân có thể ngấm vào nước ngầm. Đất phải ở khu vực cao, không được ở vùng đất thấp để tránh bị lụt. Phân dư thừa từ bể áp lực phải chảy vào đồng ruộng hoặc bể chứa. Nếu để chảy vào nước trong tự nhiên thì nó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước này. Kích cở của hầm biogas thích hợp cho nông trại Xem xét số lượng gia cầm và nhu cầu sử dụng khí, có thể dựa vào bảng sau để xây dựng hầm. Bảng 4.1: Kích cở hầm biogas thích hợp cho nông trại Thể tích Gia súc (con) 8m3 12m3 16m3 Bò sữa 3 5 7 Bò thịt 6 12 18 Trâu 3 8 13 Lợn 15 25 38 Vật liệu dùng trong xây dựng hầm biogas Bảng 4.2: Vật liệu dùng trong xây dựng hầm biogas Mô tả 8 m3 12 m3 16 m3 Đá và sỏi 2 m3 3 m3 4 m3 Cát thô 3 m3 3 m3 4 m3 Cát mịn 2 m3 3 m3 4 m3 Gạch loại 3,5 – 4 cm Loại 2,5 – 3 cm 3000 v 3500 v 4000 v 4500 v 5000 v 5500 v Xi măng 25 bao 35 bao 40 bao Bột chống thấm 1 lon 1 lon 1 lon Vôi 8 bao 10 bao 15 bao Chất thay thể vôi 1 lon 1 lon 1 lon Ống bê tông đường kính 25,4 – 35,5cm 1 ống 1 ống 1 ống Vòng bê tông đường kính 70cm 2 vòng 2 vòng 2 vòng Vòng bê tông đường kính 80cm 3 vòng 3 vòng 3 vòng Bể chứa • Ống nhựa PVC đk:15,24cm (ống vào, ống ra thấp) • Ống nhựa PVC đk:7,62cm (ống dẫn khí) • Ống nhựa PVC đk:10,2cm (ống vàovà dẫn khí) 1 1/2 1 1 1/2 1 1 1/2 1 Bộ tay nắm 1 bộ 1 bộ 1 bộ Aùp kế 1 bộ 1 bộ 1 bộ IV.2.2. Cải tạo hố xí IV.2.2.1. Sơ lược về hố xí hợp vệ sinh. Hố xí hợp vệ sinh là một trong các giải pháp Năng Xuất Sanh đã được áp dụng và được đánh giá cao tại Việt Nam. Việc xây dựng hố xí hợp vệ sinh không chỉ giúp bảo vệ môi trường trong sạch, ngăn ngừa ô nhiễm bệnh tật mà còn giúp tạo ra một lượng phân hữu cơ có ích cho nông nghiệp nếu được quản lý và xử lý hợp lý. Một hố xí được coi là hợp vệ sinh khi được xây dựng, sử dụng và bảo quản tốt, đúng quy định và cần bảo đảm 3 tiêu chuẩn sau: Thu gom và cách ly được với phân người, gia súc, côn trùng (ruồi, muỗi) và môi trường xung quanh (đất, nước, không khí). Xử lý được mầm bệnh trong phân, tiêu diệt được các mầm bệnh trong quá trình xử lý (ủ, tự hoại) Tái tạo: Sau quá trình xử lý trong hố xí, nguồn phân này chưa hẳn là đã vô hại, cần được xử lý tiếp bằng cách ủ hay chôn lấp trong đất. Hố xí hợp vệ sinh có rất nhiều mô hình khác nhau với những ưu nhược điểm và kha năng áp dụng khác nhau. Hiện nay có 5 công trình vệ sinh thông thường nhất hay được sử dụng ở nước ta là: Hố xí tự hoại Hố xí 2 ngăn Hố xí đào chìm Hố xí thấm dội nước. Bể khí biogas Dựa vào điều kiện kinh tế – xã hội và thu nhập của người dân nông thôn huyện Krông Pắc. Các mô hình hố xí được đề xuất trong luận văn này làø hố xí đào chìm và hố xí 2 ngăn. IV.2.2.2. Hố xí đào chìm Hố xí đào chìm là một dạng hố xí đào dưới đất nhưng sâu hơn hố xí cạn, áp dụng cho các vùng đất cao, thấm nước tốt. Đáy hố chứa phân nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất 3m để tránh ô nhiễm tầng nước ngầm (Theo Wager & Lanoix, 1958). Hố đào có kích thước khoảng 1,0 x 1,0 m, có vách xây bằng gạch chống càng tốt. Chung quanh rải một lớp sạn sỏi khoảng 1/3 chiều cao hố đào từ đáy để dễ thấm (hình 5.1, 5.2). chiều sâu của hó phân không nên đào sâu quá 4m đễ dễ xây dựng và tránh tình trạng sập hố. Diện tích mặt đất cần thiết cho loại hố xí đào chìm khoảng 2,0 x 2,0m. Hình 4.1: Hố xí đào chìm ngồi xổm đơn giản Hình 4.2: Hố xí đào chìm cải tiến (có ống thông hơi, ngồi bệt) IV.2.2.3. Hố xí 2 ngăn Đây là loại hố xí khô đặc biệt vừa sử dụng vừa ủ phân tại chổ. Hình 4.3: Hình phối cảnh hố xí 2 ngăn Ưu điểm: Không phải dùng nước để dội trong khi các loại nhà tiêu dộinc hàng ngày tiêu tốn tới trăm lit nước sạch quý hiếm và làm ô nhiễm hàng nghìn lít nước khác. Xử lý tốt các mầm bệnh Tận dụng được nguồn phân hữu cơ sau khi phân hủy. Đây là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng. Giảm đáng kể mùi hôi trong phòng vệ sinh. Không gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất cũng như nguồn nước ngầm. Xây dựng thói quen vệ sinh tốt. Cấu tạo đơn giản, giá thành không quá cao khoảng từ 300.000đ đến 600.000đ, dân có thể tự xây dựng. Tuổi thọ cao 15 đến 20 năm. Nhược điểm: Chỉ nên xây khi đảm bảo một cách nghiêm ngặt về sử dụng và bảo quản. Tuyệt đối chấp hành các yêu cầu trong quá trình sử dụng: kín, khô và sạch. Nhanh hư hỏng, xuống cấp nếu không tuân thủ các yêu cầu sử dụng. Kết cấu: Nhà tiêu gồm 2 ngăn: Kích thước đáy: 0,9 m x 0,9 m đến 1,0 m x 1,0 m Chiều cao: 0,7 m đến 0,8 m Cửa lấy phân tại mỗi ngăn: 25 cm x 30 cm Đường kính lổ ỉa: 12 cm x 14 cm Hình 44: Kết cấu hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam Phần chứa phân: Bể chứa phân xây (cả thành lẩn đáy) bằng gạch, đá nổi cao hẳn trên mặt đất. Bể chứa phân được xây thành hai ngăn riêng biệt có cửa (lổ) để lấy phân ra. Phần nổi: Sàn đở là nắp trên của bể chứa phân, thường làm bằng bê tông chắc chắn, trên sàn có hai lổ ỉa, có nắp đậy cho cả hai ngăn. Xung quanh: Cả hai ngăn được quây kín (chung nhau thành một buồng kín) bằng các vật liệu đơn giản (có thể xây hoặc không xây), có mái che. Ống thông hơi: Được lắp cho từng ngăn và được đưa lên cao, có tác dụng làm giảm mùi hôi thối trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong bể phân và khống chế ruồi nhặng. Cần bố trí rãnh thoát nước tiểu để dể thoát nhanh ra ngoài. Nước tiểu cần tách ra giữ cho nhà tiêu được khô, tránh mùi hôi thối. Bảng 4.3: Kích thước lựa chọn hố xí 2 ngăn Quy tắc sử dụng hố xí 2 ngăn: Trước khi sử dụng phải rải lên nền đáy một lớp trộn (tro, đất bột khô) để huút ẩm. Chỉ sử dụng một hố. Khi đầy bịt kín lại và sử dụng hố thứ hai. Tuyệt đối không để nước tiểu chảy vào cùng với phân mà phải cho chảy vào vật hứng như bể, lu, vại. Thường xuyên quét don sạch sẽ. Chất độn luôn đầy đủ Phân ủ ít nhất 6 tháng mới đem sử dụng để bón cây. Sau khi lấy phân ra phải trát lại kỹ. Luôn đảm bảo nguyên tắc kín, khô, sạch mới phát huy hiệu quả của cơ chế ủ phân. Nên trồng xung quanh một số cây thuốc nam chống ruồi muỗi, tạo môi trường sinh thái sạch sẽ. IV.2.3. Quản lý phế thải nông nghiệp Phế thải nông nghiệp là những gì còn lại trên cánh đồng sau vụ thu hoạch. Nhiều khi người ta cũng thu cả phế thải này để làm thức ăn cho gia súc hoặc sử dụng cho mục đích khác. IV.2.3.1. Trộn lẫn vào đất Cách xử lý thông thường nhất là cày xới và trộn lẫn phế thải nông nghiệp vào đất, sau đó các vi sinh vật trong đất sẽ phân hũy chúng. Hai yếu tố chính liên quan đến việc quản lý phế thải nông nghiệp là số lần cày bừa và chiều sâu đường cày. Ở một số nơi người ta không cày bừa hoặc chỉ cày bừa một cách hạn chế với mục đích để cho phế phẩm nông nghiệp nằm lại trên mặt đất và ngăn ngừa sự phong hóa đất, giữ cho nước trong đất không bị mất. Phá hủy hay tiêu hủy chất thải nông nghiệp cũng là một biện pháp kiểm soát sâu bệnh quan trọng làm giảm số lượng các mầm bệnh còn sống sót trên những phế phẩm này. Vì vậy việc giảm cày bừa thường gây khó khăn cho việc kiểm soát sâu bệnh. Nếu để nguyên đất không cày bừa thì số mầm bệnh tăng mạnh, nhưng nếu phế thải nông nghiệp được chôn xuống đất nhờ cày bừa thì số mầm bệnh giảm đáng kể. IV.2.3.2. Ủ phân compost Ngoài biện pháp vùi xuống đất người nông dân có thể sử dụng các phế phẩm này làm phân ủ thông qua quá trình ủ phân compost. Ủ phân compost là một biện pháp kỹ thuật nhằm biến các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như phân người, phân gia súc, rơm rạ, cây cỏ, bùn rác thành chất mùn chứa nhiều chất vô cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Ưu điểm của việc ủ phân compost Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn nước, đất và không khí, các chất hữu cơ biến đổi thành các chất vô cơ. Diệt các mầm bêïnh nguy hiểm do trong quá trình phân hủy sinh học, nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng, có khi lên đến 600C làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn, virus trong chất thải. Phân sau khi ủ có thể được sử dụng an toàn hơn phân tươi. Phân sau khi ủ compost trở thành một chất mùn hữu ích cho nông ghiệp như tăng độ phì nhiêu của đất, giúp cho cây trồng hấp thụ tốt hơn. Tăng độ ẩm cần thiết cho đất trồng. Giảm thiểu sự rửa trôi khoáng chất do các thành phần vô cơ không hòa tan trong phân ủ như NO3- và PO43-. Giảm thể tích do trong quá trình ủ phân, sự mất hơi nước gia tăng do sự gia tăng của nhiệt độ, điều này khiến mẻ phân khô và ráo nước hơn. Phân có thể tích nhỏ hơn sẽ giúp thuận lợi trong việc vận chuyênr, thu gom và rải. Nhược điểm của việc ủ phân compost Mặc dầu phần lớn vi khuẩn, virus bị tiêu diệt nhưng ko phải hoàn toàn, đặc biệt khi sự ủ phân compost không đồng đều về thời gian, phương pháp, lượng ủ Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Thành phần phân ủ thường không ổ định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều. Phải tốn thêm công ủ và diện tích. Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi. Trong khi đó các loại phân hóa học như urea, NPK, gọn nhẹ tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và “sạch hơn” gây tâm lý thuận tiện cho việc sử dụng hơn phân ủ compost. Phương pháp ủ phân compost Tập trung các nguyên liệu và phế phẩm thực vật như rơm, rạ, lá khô, cỏ khô các loại dồn lại thành đống khoảng 30cm. Rải lên đó một lớp phân chuồng: phân lợn, trâu, bò hoặc gà. Lớp phân men này càng dày thì phẩm chất phân càng cao. Trên lớp phân men rắc một ít tro hoặc vôi bột rồi tiếp tục xếp nguyên liệu thực vật chồng lên, cứ thực hiện như vậy lặp lại thành nhiều lớp chồng lên nhau cho đến khi thành đống cao 1,5 – 1,8m, rộng khoảng 1,5m. chiều cao có thể 2 – 3m tùy hoàn cảnh. Đậy đống phân bằng lá dừa, tàu lá chuối rồi chặt cây đè lên. Có thể làm một cái chuồng 3 gian, có một mái che để có 3 đống phân thời gian ủ khác nhau, cái nào hoai trước thì dùng trước. Nguyên liệu thực vật nên băm ngắn 3 – 5cm để dể ngấm nước, phân mau hoai. Trường hợp không có đủ phân chuồng làm men thì có thể thêm vào phân đạm khoáng. Cứ 5 – 10 ngày thì đảo phân 1 lần kết hợp với rưới nước khi cần thiết. Để xác định lúc nào can đảo có thể sữ dụng một gay tre thọc vào giữa đống phân. Khi phát hiện ra một trong 3 trường hợp sau thì đảo phân: sờ đầu gay tre thấy nóng rỏ; đầu gay tre hoàn toàn khô; có mùi thối yếm khí. Khi đảo có thẻ rưới thêm nước giải hoặc nước phân nếu có điều kiện không thì nước lã. IV.2.4. Quản lý rác thải IV.2.4.1. Tổ chức quản lý Hiện nay, hệ thống thu gom CTR khu vực nơng thơn huyện Krơng Pắc chưa có và do ý thức của người dân về vệ sinh môi trường còn kém, nhiều hộ dân rác thải vứt bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Do vậy yếu tố cần giải quyết trong việc quản lý gồm các vấn đề sau: Quy hoạch bãi chôn lấp hợp vệ sinh hợp lý. Phân cấp quản lý CTR. Thành lập các đội thu gom rác thải. Xã hội hóa công tác thu gom. Trang bị trang thiết bị để phục vụ cho công tác thu gom. Triển khai các mô hình xử lý rác tại các hộ gia đình hoặc quy mô cụm, thôn, buôn Mô hình bộ máy quản lý: mỗi thôn buôn có một đội vệ sinh riêng, đội này do hợp tác xã hoặc đơn vị tư nhân đứng ra thu gom và tiến hành thu lệ phí thu gom rác với mức thu thấp. Đội thu gom có trách nhiệm: Quản lý toàn bộ hệ thống thu gom rác trong toàn bộ thôn buôn, hàng ngày theo đúng quy định thu gom và chở đến bãi rác của thôn buôn hay bãi rác của xã. Trách nhiệm nhắc nhở lập biên bản các trường hợp vi phạm việc xả thải bừa bãi. Chịu sự quản lý của ban quản lý hợp tác xã, được hưởng chế độ theo quy định chung, căn cứ qua hợp đồng. Trách nhiệm của mọi người dân: đều phải tham gia thu gom rác tại hộ của mình, tạo điều kiện cho đội thu gom rác hoàn thành tốt công việc, nhằm tạo điều kiện cho người thu gom rác được hoàn thành tốt công việc, đồng thời hàng tháng phải đóng đủ và đúng lệ phí đã quy định. IV.2.4.2. Phân loại tại nguồn và tồn trữ chất thải Đối với rác thải tại gia đình: Mỗi hộ gia đình được trang bị hai thùng chứa rác, tự sắm túi chứa rác cho mình với 2 màu tương phản để dễ dàng cho các hộ dân và cũng dễ dàng cho việc thu gom (chi phí mua bao nilon rẻ khoảng 10 – 100 đồng/bao và mỗi hộ sẽ chi 2.000 – 3.000 đồng/tháng tiền mua bao nilon). Rác thải khi sinh ra sẽ được tách riêng vào hai thùng chứa ngay lúc xả hay khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc sinh hoạt trong gia đình. Quá trình này, cần đến sự sẵn sàng thực hiện của người dân và đến cách tuyên truyền của các cơ quan chức năng. Theo khảo sát trong 220 hộ gia đình tham gia phỏng vấn tại các xã Ea Phê và Ea Kuăng thì có 52% số hộ gia đình sẵn sàn phân loại rác tại nguồn. Sau khi các hộ gia đình đã phân loại và chứa rác, mỗi ngày hộ gia đình sẽ đem rác đến điểm tập trung rác trong thôn buôn hoặc đổ rác lên xe thu gom rác 1 lần/2 ngày cho thùng rác hữu cơ và rác tái chế hộ gia đình có thể đem đến điểm bán phế liệu để bán. Công sở và văn phòng làm việc: do tính chất đặc thù của các nơi này đó là sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên chỉ lưu lại trong giờ hành chính là chủ yếu, vì vậy thành phần rác tại công sở chủ yếu là giấy, plastic, chai và một phần là sản phẩm từ thực phẩm. Đối với nhóm đối tượng này thì số lượng thùng chứa đề nghị là 2 thùng cho các loại rác như sau : Một thùng cho rác dễ phân huỷ như thức ăn dư thừa, vỏ trái cây...; một thùng cho rác không phân huỷ như chai, lọ, giấy... Trường học: có 2 loại thùng chứa: 1 cho chất hữu cơ (màu xanh), 1 cho giấy, túi plastic. Đối với rác thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh : rác tại các cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm 2 loại: rác thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại đó và rác thải mang tính đặc thù của ngành sản xuất kinh doanh (gọi chung là rác thải công nghiệp). Hướng giải quyết rác thải của các cơ sở này như sau : đối với rác thải sinh hoạt hoặc rác công nghiệp có thành phần giống rác sinh hoạt thì số thùng đề nghị là hai thùng; đối với rác thải công nghiệp có thành phần và tính chất khác xa so với rác thải sinh hoạt như chất trơ, kim loại dễ cháy, dễ nổ, độc hại đối với con người, động vật, thực vật, chất thải dễ bay hơi, gây mùi thì phải được chứa trong 1 thùng rác có màu sắc khác hẳn với thùng rác sinh hoạt và được thu gom xử lý riêng, cục bộ, tùy theo khối lượng, tính chất, thành phần của rác thải và tình hình thực tế tại cơ sở mà việc xử lý có thể áp dụng theo phương pháp tái chế, tiêu hủy, chôn lấp. Đối với rác y tế: để xử lý rác thải y tế một cách khoa học và triệt để, việc thu gom rác thải tại các trạm y tế phải được tiến hành phân loại triệt để ngay tại nguồn. Các cơ sở y tế nhất thiết phải trang bị cho các khoa khám và chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 2 loại thùng rác có màu sắc khác nhau với quy định cụ thể: thùng màu xanh dùng đựng rác thải sinh hoạt như rau, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa và các loại rác tương tự; thùng màu đỏ dùng để đựng các loại rác thải như bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, giấy, túi nilon, các loại chất dễ cháy và đặc biệt một số phòng, bộ phận còn dùng để đựng các mô phẫu thuật; có thể thêm thùng màu vàng để đựng chai, lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải khác bằng kim loại có thể tái chế. Các quán ăn, các quán cà phê : có 3 loại thùng chứa: 1 chứa chất hữu cơ (màu xanh); 1 chứa giấy, túi plastic; 1 chứa chai, lon, đồ hộp và các loại khác. Nhà nước không cần phải đầu tư các thùng chứa phân loại chất thải rắn ở các khu chợ, khu thương mại, nhà hàng, khách sạn, công sở vì các nơi này đủ kinh phí để trang bị các dụng cụ trên. Nói cách khác nhà nước chỉ cần đầu tư cho các hộ dân và các khu vực công cộng; Rác chợ: đối với rác chợ đòi hỏi phải thu gom sạch, nhanh, không ảnh hưởng tới kinh doanh của các hộ. Nguyên tắc thực hiện việc thu gom rác chợ là giải quyết ngày nào hết rác ngày đó, việc để dồn rác một ngày sẽ khó khăn cho việc giải quyết rác ngày hôm sau gấp nhiều lần do tàn dư thực phẩm rữa nát, hôi thối khó thu gom, nồng độ ô nhiễm cao ảnh hưởng đến thao tác, lao động của công nhân. Trong các chợ sẽ đặt các thùng rác cố định trong khắp chợ và các xe chứa rác lưu động tại các nơi có nhiều rác như khu bán thực phẩm tươi sống, khu bán trái cây để mọi người có thể xả rác vào các thùng hoặc xe. Xe chứa rác lưu động còn có chức năng vận chuyển rác từ trong chợ đến điểm hẹn. Từ điểm hẹn, rác sẽ được đưa lên xe đưa tới bãi rác. IV.2.4.3. Đề xuất mô hình thu gom Để thu gom các loại CTR tại các họ dân, chợ, cơ quan, công sở tới bãi chôn lấp để xử lý thì cần phải qua các công đoạn trung gian, qua các trạm trung chuyển, từ đó rác được chuyển về bãi chôn lấp. Trong những ngày thu gom chất thải rắn phân loại, các hộ gia đình, các cơ quan công sở, các quán ăn, quán cà phê hoặc là mang chất thải ra khi có xe gom rác đến; hoặc là gom tập trung bên đường để đội thu gom rác đến lấy. Sau đó đội thu gom sẽ tập trung rác và đem đến các trạm trung chuyển và vận chuyển ra bãi chôn lấp. Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu vui chơi, giải trí, công sở... Phân loại tại nguồn Thu gom Tái chế, tái sinh Điểm mua phế liệu Xe thu gom Bãi chôn lấp Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ Sơ đồ 4.1. Mô hình thu gom rác sinh hoạt Đối với rác đường trong thôn, buôn: Rác đường hình thành từ tự nhiên như lá cây rụng, cây cỏ dại... Một phần rác từ các hộ dân thiếu ý thức đổ bừa bãi ở góc đường. Thời điểm thu gom và quét rác đường và những khu công cộng việc thu gom có thể vào sáng sớm (5 – 7 giờ) hoặc chiều tối (17 – 19giờ). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công cộng cần phải trang bị các thùng rác công cộng. Sử dụng hai loại thùng rác với hai màu khác nhau và dán nhãn quy định, thùng sử dụng để chứa rác dễ phân hủy và thùng chứa các loại rác trơ khó phân hủy. Các thùng rác phải có nắp đậy, tránh vung vãi, được đặt các vị trí dễ nhìn thấy, tạo thuận lợi cho người sử dụng và công nhân thu dọn hằng ngày bằng xe thu gom rác chạy dọc các tuyến hoặc thu gom vào các xe đẩy tay lưu động. Công nhân dùng xe cải tiến kéo tay đi dọc các tuyến đường đã được quy định trước, dùng chổi cán dài quét và hốt cho đến khi rác đầy xe, vận chuyển đến điểm hẹn hoặc điểm trung chuyển, hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Thường việc thu gom rác hộ dân và trong các thùng chứa công cộng trên tuyến đường đó được thực hiện đồng thời. Sau một chuyến, tiếp tục thực hiện tuyến tiếp theo cho đến khi hết tuyến quy định, vừa quét vừa xúc rác lòng đường. Đối với rác chợ: Do đặc tính về thành phần rác chợ cho thấy thành phần chất hữu cơ chiếm số lượng cao nhất. Vì vậy phương thức quản lý lượng chất thải này hầu hết cho các chợ là xử lý trực tiếp (không cần phân loại) tại bãi xử lý. Quy trình xử lý được đề nghị như sau : Bãi chôn lấp Rác chợ Xe thu gom Thu gom Thùng chứa Sơ đồ 4.2 . Mô hình thu gom rác chợ Đối với rác ở các cơ sở kinh doanh thì cần phải có hệ thống thu gom và xử lý riêng, cục bộ. Sau đó tùy vào tính chất, thành phần và khối lượng của rác thải và tình hình thực tế tại các cơ sở mà việc xử lý có thể áp dụng theo phương pháp: tái chế, chôn lấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện phần lớn là sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, nông lâm sản và thực phẩm nên mô hình đề nghị như sau: Rác thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất kinh doanh Tái chế, tái sinh Điểm thu mua phế liệu Thu gom Phân loại tại nguồn Bãi chôn lấp Sơ đồ 4.3. Mô hình thu gom CTR từ các cơ sở sản xuất kinh doanh Đối với rác thải từ các trung tâm y tế : sau khi rác thải y tế đã được phân loại ngay từ đầu, rác thải sinh hoạt (thùng màu xanh) hàng ngày sẽ được các xe rác tới thu gom tới các bãi rác. Rác y tế Phân loại tại nguồn Rác sinh hoạt Chất thải nguy hại Tiệt trùng ở nhiệt độ cao Thiêu huỷ Bãi chôn lấp Chôn lấp Sơ đồ 4..4. Mô hình thu gom rác y tế IV.2.4.4. Đề xuất các biện pháp xử lý rác Thiết lập bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Việc thiết lập bãi chôn lấp hợp vệ sinh sẽ thuận tiện đối với những vùng tập trung đông dân cư như các cụm tuyến dân cư. Rác thải được đổ đống lên bãi đất trống cách xa khu dân cư và rác bị phân hủy dần theo thời gian. Phương pháp đổ rác thành bãi không đảm bảo về mặt môi trường vì trong quá trình phân hủy tạo ra mùi hôi, là nơi để các loài côn trùng gậm nhấm kiếm ăn, sản sinh ổ bệnh, do đó cần phải thiết lập bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo yêu cầu sau: Chọn diện tích bãi chôn lấp rác có diện tích đủ lớn khoảng 0,3 - 0,6 ha cho 10.000 dân. Chọn hướng gió không gây mùi cho khu dân cư, cách xa khu dân cư ít nhất 500 m Bãi chôn lấp cần phải cách xa nguồn nước ít nhất 150 m Chọn nơi đổ rác có nền đất chặt, bằng phẳng, ít thấm nước Rác sau mỗi ngày đổ sẽ được nén chặt và phủ trên mặt một lớp đất dày 15 cm theo bờ nghiên và 60 cm trên bề mặt Cần phải tiến hành tổ chức quản lý bãi rác một cách chặt chẽ và thường xuyên - tổ chức việc thu gom, vận chuyển rác, đóng mở bãi rác một cách thích hợp Đốt rác là một phương pháp truyền thống thường được áp dụng tại các vùng nông thôn, các hộ gia đình sau khi thu gom rác ra sau hè sẽ tiến hành thiêu đốt rác. Phương pháp đốt rác ở nông thôn rất tiện lợi do sau khi đốt, rác sẽ bị tiêu hủy, không có mùi hôi thối, không là môi trường phát sinh mầm bệnh gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên việc đốt rác cũng cần phải được lưu ý, tách các sản phẩm khó cháy như kim loại, thủy tinh, nhựa, ra khỏi rác trước khi đốt. Sản phẩm của quá trình cháy không hoàn toàn (các loại nhựa) có thể sinh ra các hợp chất độc gây ung thư và càng nên chú trọng việc phòng chóng cháy trong quá trình thiêu đốt rác. IV.2.5. Sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật IV.2.5.1. Công tác quản lý Tình hình phân bố mạng lưới bán thuốc BVTV trên địa bàn huyện rất phân tán, khó quản lý. Do đó để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ngộ độc thuốc BVTV thì trước hết đòi hỏi các cơ quan chức năng can có chính sách chỉ đạo chặt chẽ mạng lưới bán thuốc BVTV trên địa bàn huyện, hướng dẫn người nông dân sử dụng thuốc BVTV hợp lý. Ngăn chăn, kiểm tra và xử lý mọi tổ chức, cá nhân sản suất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các loại thuốc nguy hiểm đã bị cấm sử dụng. Mọi vi phạm đều phải bị xử lý theo luật bảo vệ môi trường. Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để các loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng, tiến hành xử lý, tiêu hủy các loại thuốc BVTV này theo đúng quy trình, công nghệ xử lý chất thải nguy hại, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc hạn chế ô nhiễm môi trường do hóa chất BVTV không hề đơn giản khi đại đa số người sử dụng là nông dân, phụ nữ có những hạn chế hiểu biết hoặc vô tình hoặc là ngơ trước những chỉ dẫn, khuyến cáo, truyền thông về tác hại của thuốc BVTV. IV.2.5.2. Ýù thức của người dân Người dân nông thôn huyện Krông Pắc hầu như chưa biết cách bảo vệ môi trường, phần lớn không biết cách sử dụng các loại thuốc BVTV sao cho đạt hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế mà họ chỉ chú trọng làm sao để diệt được các lọai sâu bệnh. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV. Giải pháp được đề nghị là đẩy mạnh công tác khuyến nông, huấn luyện kỷ thuật nông nghiệp cho người dân, thường xuyên mở các lớp hướng dẫn người dân sử dụng đúng cách và hợp lý các loại phân bón, thuốc BVTV. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các bệnh thường gặp trên cây trồng và cách khắc phục. Đưa kỹ thuật tốt nhất cho người nông dân trong việc sữ dụng phân bón và thuốc BVTV để họ làm chủ trên mảnh ruộng, nương ray của mình. Đó là con đường tốt nhất để giảm nổi lo về môi trường, mà lợi nhuận kinh tế được tăng lên. IV.2.6. Nâng cao tỷ lệ dùng nước sạch IV.2.6.1. Công tác quản lý Trong công tác quản lý nhà nước về vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân, các câp chính quyền cần đẩy mạnh các mô hình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường thích hợp thể hiện dưới một số góc cạnh sau: Đẩy mạnh các mô hình công nghệ cung cấp nước phù hợp cho khu vực nông thôn huyện Krông Pắc: giếng đào, giếng khoan, bể, lu, xà guồng, kênh dẫn nước từ các dòng suối để có thể tận dụng nguồn nước mưa dồi dào, sẳn có tại địa phương, tận dụng được nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt trong lành. Xây dựng lu chứa nước giá thành rẻ bằng 30 – 40% xây bể. Kỹ thuật làm lu chứa đơn giản, dể áp dụng, có thể áp dụng cho mọi miền sinh thái. Mô hình nước tự chảy, phù hợp với một số xã có địa hình cao, dốc phục vụ cho nhóm hộ gia đình, thôn buôn. Sữ dụng nguồn nước tự nhiên kinh phí thấp, giảm nhẹ sức ép đối với nguồn tài nguyên nước ngầm. Nguồn nước này đảm bảo tiêu chuan cấp nước cho sinh hoạt và phát huy tác dụng cao nhất. Mô hình cung cấp nước vừa và nhỏ có chú trọng kiểm tra và kiểm soát chất lượng nguồn nước. Sữ dụng giếng khoan đã có sẵn, lắp bơm điện, nối mạng phục vụ 20 – 100 hộ gia đình. Mô hình này rẻ tiền phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân tại các thôn, buôn. Xã hội hóa việc cung cấp nước sạch: Tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường. Phối kết hợp lồng ghép công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, ytế, giáo dục chung cho cả nước. Đẩy mạnh và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội vào công tác cung cấp nước sạch. IV.2.6.2. Các giải pháp cung cấp nước sạch cho cộng đồng a. Mô hình thu gom, trữ nước tại hộ gia đình: Tại vùng nông thôn các tỉnh Tây Nguyên thì việc trữ nước rất được chú trọng, tùy theo nhu cầu sữ dụng nước, diện tích nhà ở, số người trong hộ gia đình và khả năng kinh tế của gia đình mà lựa chọn các loại hình chứa nước vào các tháng mùa khô. Lu và xô chậu là hình thức được người dân sử dụng nhiều nhất. Mỗi nhà nên có một hình thức trữ nước để đảm bảo đủ nước sạch dùng trong mùa khô và mùa lũ. Hình 4.5: Các hình thức trữ nước đơn giản Ngoài các hình thức trữ nước trên bà con nông dân cũng có thể áp dụng các hình thức dẫn và lưu trữ nước bằng xà guồng hay kênh dẫn đưa nước từ sông, suối về thôn, buôn của mình Mô hình cung cấp nước sạch cho cộng đồng: Hình 4.8 : Vòi nước công cộng Đối với vùng khan hiếm nguồn nước mặt nhà nước cần hổ trợ cho các thôn, buôn khoang một giếng nước công cộng để người dân có nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mình. Trên giếng khoang đặt một hoặc vài vòi hứng nước để người dân có thể lấy nước một cách dễ dàng, thuận tiện, tránh tình trạng chen lấn khi đến lấy nước. Tại các thôn, buôn nơi có địa hình cao, ngoài biện pháp dẫn nước từ các khe suối về thôn, buôn bằng xà guồng và máng dẫn nước bà con còn có thể áp dụng biện pháp thu gom nước mưa từ các mái nhà, trường học, nhà hội họp thông qua các ống hoặc máng thu nước và chứa trong bể chứa công cộng xây bằng gạch để sữ dụng cho thôn, buôn mình. Biện pháp này là biện pháp khá trật tự và vệ sinh khi người dân đến lấy nước. Hình 4.9: Trữ và phân phối nước mưa cho cộng đồng IV.2.6.3. Các biện pháp xử lí nước cơ bản phù hợp ở nông thôn. a. Lọc cát đơn giản bằng xô, chậu: Hình 4.10: Mô hình lọc nước đơn giản * Chú thích: 1- Xô chứa. 4- Vòi nước (có thể làm bằng tre hoặc trúc). 2- Lớp cát lọc 5- Chậu chứa nước đã lọc. 3- Lớp sỏi lọc. Các bước tiến hành làm: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Xô nhựa hoặc xô bằng tôn. Vòi nước (vòi nhựa hoặc bằng ống tre tự tạo). Cát, sỏi. Bước 2: Cách làm Đục lỗ khoảng 10 cm gần dưới đáy xô để lắp vòi nước. Vặn chặt vòi bằng keo PVC, nếu vòi tre thì có thể lấy đất sét để trám kín. Đổ lớp sỏi có đường kính hạt từ 5- 10 mm dày khoảng 25 - 35 cm phía dưới đáy xô thùng. Sau đó đổ tiếp lớp cát đường kính 0,15 – 0,35 mm dày khoảng 15 - 20 cm lên trên lớp sỏi (ta có thể thêm 5 cm than hoạt tính nữa lên lớp trên cùng để tăng hiệu quả xử lý nước). Bước 3: Cách sử dụng Đổ nước vào xô đã chứa tất cả các vật liệu lọc như trên hình vẽ sau đó để nước chảy qua vòi và hứng nước tại chậu nước. Khi nước chảy ra khỏi vòi là nước trong thì có thể dùng cho sinh hoạt. Nếu nước chảy ra chưa trong thì cần lọc lại lần nữa. b. Làm trong nước bằng biện pháp dân gian: Lấy một nắm lá mồng tơi hay dâm bụt vò nát cho vào thùng nước khoảng 20 lít khuấy đi khuấy lại nhiều lần, để cho lắng cặn, gạn lấy nước trong để dùng. Dùng một mảnh vải sạch căng ra, đổ nước qua mảnh vải nhiều lần cho đến khi thấy cặn thì gạn nước trong để dùng. IV.3. CÁC BIỆN PHÁP HỔ TRỢ IV.3.1. Tuyên truyền và huấn luyện kỹ năng về vệ sinh môi trường. Luật bảo vệ môi trường nêu rỏ: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”. Trong khi phải đương đầu với các vấn đề suy thoái môi trường gia tăng thì một giải pháp rất hiệu quả và mức độ thành công khá cao chính là nâng cao nhận thức cộng đồng, hổ trợ người dân nhận biết, hiểu biết về môi trường, tạo điều kiện để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Nhưng để làm được điều đó cần có sự kết hợp chặt chẻ của UBND huyện Krông Pắc, Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND các xã. Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường với mục đích tuyên truyền, giáo dục cho người dân nhưng đa số các hoạt động còn mang tính phong trào, hô hào hơn là thực hiện có chính sách lâu bền. Do người dân trình độ học vấn thấp, hiểu biết về môi trường chưa cao nên trong các đợt tuyên truyền về vệ sinh môi trường cần dán áp phích, pano đặt treo ở các điểm công cộng, phải chú trọng hình ảnh dể hiểu, đơn giản. Thường xuyên phát thanh tuyên truyền, hoặc giới thiệu trực tiếp đến người dân những cách bảo vệ môi trường đơn giản nhằm cải thiện nhận thức của người dân và khuyến khích thái độ tích cực của họ. Bên cạnh đó những hoạt động theo nhóm, theo cá nhân có kinh nghiệp thực tiển cũng là biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực. Trạm Bảo Vệ Thực Vật phối hợp với các đoàn thể, mặt trận ở địa phương tổ chức tập huấn cho nông dân về sử dụng phân bón và thuốc BVTV hợp lý, an toàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe con người. Vận đông nông dân sử dụng tùy tiện và thải bỏ bừa bãi các vỏ bao thuốc BVTV sau khi sử dụng, các phương tiện và quần áo bảo hộ lao động trong khi phun các loại thuốc BVTV. Cấm đổ bừa bãi các loại dầu thải, nhớt và các phế phẩm nguy hại ra môi trường. Trên các bảng đặt tại cổng các thôn buôn sẽ được bố trí tại nơi dễ dàng nhìn thấy, với nội dung như sau: Không phóng uế bừa bãi Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Uống nước đã đun sôi để nguội. Năng tắm giặt, quần áo sạch sẽ. Giữ gìn nhà cửa, chuồng trại gia súc sạch sẽ, bếp ít khói. sinh đẻ có kế hoạch, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Không xả rác bừa bãi, phải đổ rác đúng nơi quy định. Sử dụng nguồn nước sạch. Không dùng phân người để nuôi cá, tưới rau. Ngoài việc tuyên truyền cho người nông dân ta có thể giáo dục tuyên truyền cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông trung học hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi nói chuyện, chuyên đề về những vấn đề môi trường, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến học sinh như vệ sinh cá nhân, thế nào là nước sạch Hay những bức ảnh thể hiện ý tưởng, thông điệp giúp cho học sinh dễ hiểu hơn. Đây không phải là một chiến dịch tuyên truyền dành cho một đơn vị cụ thể nào mà là một chiến dịch quần chúng có sự phối hợp giữa các phương tiện truyền thông một cách hoàn hảo. Tuy nhiên cần phải phân loại đối tượng truyền thông, nhằm đưa ra những biện pháp, phương thức truyền đạt phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng đối tượng. Những người làm công tác truyền thông môi trường cần phải được đào tạo, tập huấn về môi trường nhằm đảm bảo tính chính xác về nội dung truyền thông, tránh làm người dân hiểu sai lệch, từ đó dẫn đến những hành động sai lầm về môi trường. Công tác thông tin đại chúng cần được duy trì thường xuyên, xóa bỏ dần tập quán lạc hậu trong lối sống, sinh hoạt, ăn, ở của người dân. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản suất, chăn nuôi gia súc, giử gìn vệ sinh công cộng. IV.3.2. Mở các lớp tập huấn phổ biến các kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường đến từng thôn buôn. Đối tượng tham gia lớp tập huấn là người dân và cán bộ của từng thôn buôn. Vì đây chính là đối tượng quyết định một môi trường trong lành hay một môi trường bị ô nhiễm ở nơi mình sinh sống. Cán bộ giảng dạy các lớp tập huyấn phải có sự hiểu biết, có chuyên môn, có trình độ trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. IV.4. MÔ HÌNH LÀNG SINH THÁI IV.4.1. Các mô hình làng sinh thái đã được áp dụng thành công. Mục tiêu của mô hình làng sinh thái là xây doing mô hình nông thôn mới phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn trên cơ sở phát triển nông nghiệp, phát triển nghề phụ, phát triển du loch sinh thái, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đơn cử mô hình làng sinh thái thành công tiêu biểu ở vùng đồi núi. Đó là làng sinh thái tại thôn Sổ , xã Hợp Nhất (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Làng sinh thái người Dao tại xã Hợp Nhất, huyện Ba Vì là mô hình tiêu biểu phủ xanh đồi tọc. Khi chưa có mô hình, tỷ lệ đói nghèo trong khu vực lên đến 68%, nay chỉ còn 6% (một số hộ đã đạt mức thu nhập hàng chục triệu đồng/năm). Khi chưa có mô hình cả xã chỉ có 5 trẻ học hết cấp II, kết thúc thời gian xây dựng mô hình cả xã có trên 500 học sinh học hết cấp II. Trạm xá, trường học, giáo viên, y bác sỹ phục vụ cộng đồng nhiều hơn. Nhà hội họp, sinh hoạt cộng đồng theo đúng truyền thống người Dao IV.4.2. Đề xuất xây dựng mô hình làng sinh thái Các mô hình làng sinh thái là một trong những giải pháp nhằm phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vốn có của vùng nông thôn. Các địa điểm được lựa chọn để xây dựng mô hình làng sinh thái thừơng là những vùng sinh thái đặc thù, kém bền vững nhằm giúp đở nhân dân thông qua kỹ thuật nông nghiệp để ổn định cân bằng sinh thái, chuyển đổi cơ cấu để thúc đẩy sản suất phát triển. Bên cạnh đó sinh thái nhân văn cũng được chú trọng, giúp cải thiện toàn bộ cuộc sống của người dân. Mô hình đề nghị được chia làm hai giai đoạn: Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Thông qua mô hình các hộ nông dân được tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuâït, hổ trợ vật liệu, cây, con, giống, phân bón để trồng cây nông lâm nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng công trình nước sạch nông thôn Trong quá trình thực hiện, ngoài sự nổ lực của bản thân, các hộ nông dân can được sự hổ trợ kinh phí từ các cơ quan nhà nước để xây dựng “làng sinh thái”. Mô hình này sẽ tạo điều kiện cho nhân dân học tập, nâng cao kiến thức khoa hoạc kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển nhanh kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, mô hình cũng sẽ góp phần đáng kể thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phong tục tập quán laic hậu; từng bước nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh thôn xóm của người dân đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số ở địa phương. Ngay sau khi được phép thực hiện mô hình “làng sinh thái”, các thôn buôn phải thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức họp dân triển khai mô hình du trì giao ban đều đặng có sự tham gia hướng dẫn của cán bộ có chuyên môn nhằm đánh giá tiến độ thực hiện mô hình, thóng nhất công việc tiếp theo cũng như name bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có hướng chỉ đạo phù hợp, kịp thời. Ban chỉ đạo xây dựng mô hình “làng sinh thái” cần xây dựng Quy chế làng sinh thái, tổ chức tuyên truyền bằng pa-nô, áp-phích tăng cường tuyên truyền để người dân thực hiện, hổ trợ mua thùng rác cho các hộ dân và xe chở rác cho xã, mua sách báo, bàn ghế và từng bước xây dựng trung tâm học tập cộng đồng. Phải triển khai các buổi tập huấn về quy trình, các bước tiến hành, kỹ thuật trồng cây công nông nghiệp, canh tác trên đất dốc, quy cách xây dựng bếp tiết kiệm củi, xây nhà xí hợp vệ sinh Mô hình làng sinh thái thành công sẽ là điểm sáng cho nhiều nơi đến tham quan, học tập. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ V.1. KẾT LUẬN Huyện Krông Pắc trong những năm qua có nhiều bước phát triển nhưng chưa thật hoàn chỉnh, kinh tế phần lớn vẫn khai thác nguồn tài nguyên sẳn có. Tuy tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nhưng nhìn chung huyện vẫn còn giữ được sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Ngoài ra đây còn là khu vực giàu tiềm năng về nông nghiệp như lúa và cây công nghiệp lâu năm như cà phê, hồ tiêu, đó cũng là thế mạnh giúp nền kinh tế huyện Krông Pắc phát triển. Thành phần dân tộc gồm có người kinh và người dân tộc thiểu số sống đan xen nhau. Phần lớn dân cư sống tập trung thành thôn, buôn nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ sống rãi rác. Người dân trong huyện chưa có nhận thức cao trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhất là trong sinh họat gia đình, trong sản suất chăn nuôi Người dân còn vứt rác bừa bãi trong vườn nhà mà không có hướng giải quyết hợp vệ sinh. Tình trạng vứt rác ra đường vẫn diễn ra hàng ngày. Các bãi rác tự phát ngày càng nhiều hơn. Một trong những lý do gây ra tình trạng này là do ý thức và tập quán sinh hoạt lâu đời của người dân nông thôn. Đièu đó cho thấy tầm quan trọng của tập quán sinh họat ảnh hưởng như thế nào đến các kế hoạch và chính sách về cải tạo môi trường. Chất thải trong chăn nuôi phần lớn không được xử lý mà được thải trực tiếp ra môi trường đất gây ra mùi hôi khó chịu, làm ô nhiễm môi trường đất, không khí, nguồn nước.. gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường trong sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt tại các hộ chăn nuôi gia súc với số lượng lớn, các trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc, mùi hôi đặc trưng bốc lên nồng nặc gây cảm giác khó chịu cho những hộ dân xung quanh. Do nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh môi trường của người dân nông thôn, các cấp chính quyền, ban ngành còn chưa đầy đủ, cộng với tập quán vệ sinh lạc hậu đã tồn tại nhiều đời nay. Do người dân còn nghèo, chưa đủ tiền xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh nên người dân nghèo, nhất là người dân tộc thiểu số đi vệ sinh đa phần vẫn bằng cách “tự nhiên”, tình trạng vệ sinh tùy tiện trong vườn nhà, ở bãi cỏ, bãi đất hoang, gốc cây, bên các bụi rậm vẫn còn phổ biến. Việc sử dụng không đúng loại thuốc, không đúng liều lượng thuốc BVTV của đa phần người dân nông thôn đãø gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân. V.2. KIẾN NGHỊ Trước hiện trạng môi trường bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên và do các hoạt động của người dân nông thôn thì cần phải có những giải pháp hợp lý nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và góp phần phát triển kinh tế trong khu vực, xin có một vài kiến nghị như sau: Xây dựng cụm tuyến dân cư ngoài việc đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân cũng cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các cộng đồng dân cư, bố trí sản xuất phù hợp kết hợp giữa kinh tế, môi trường và xã hội để giải quyết tổng thể vấn đề môi trường. Xây dựng các Hương ước phù hợp với phong tục và tập quán sinh hoạt của từng thôn buôn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tăng cường giáo dục truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ biogas, xã hội hóa việc phát triển biogas và chế biến phân bón hữu cơ. Xây dựng các làng sinh thái xanh – sạch – đẹp, tuyên truyền xây dựng các chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Các cơ quan chức năng tăng cường nghiên cứu triển khai các mô hình vệ sinh môi trường thích hợp. Đối với đa số hộ gia đình ở nông thôn đời sống kinh tế còn khó khăn nên việc xây lắp các công trình chuồng trại, hố xí, hầm biogas hợp vệ sinh sẽ là một số tiền rất lớn so với thu nhập ít ỏi của người dân trong huyện. Vì vậy các ban ngành các cấp, các tổ chức quốc tế có thể hổ trợ một phần chi phí hoặc cho vay lãi xuất thấp để người dân tự xây dựng chuồng trại, hố xí hợp vệ sinh, lắp đặt biogas đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng cuộc sống văn minh cho người dân nông thôn. Giám sát và kiểm soát việc mua bán, sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Hướng dẫn nông dân sử dụng các loại hoá chất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..có thời gian phân giải ngắn, Do ý thức bảo vệ môi trường của người dân hiện nay chưa cao, một số hộ dân nhất là các hộ dân sống gần chợ, các trục đường chính còn vứt rác bừa bãi ra đường mà không chứa rác dự trữ trong nhà để đổ theo đúng trình tự nên cần lập thêm nhiều tổ thu gom rác và đặt những thùng rác công cộng dọc theo các đường liên tỉnh, liên thôn tạo một thói quen tốt hơn cho người dân. Phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân trong huyện. Mở các hội nghị tuyên truyền, tập huấn về công tác bảo vệ môi trường mà cụ thể bằng những hình ảnh đơn giản giúp người dân hiểu rỏ hơn về ý thức bảo vệ môi trương. Động viên và hổ trợ nông dân thực hiên các biện pháp chăm sóc môi trường. Tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường: Xây dựng quy định phối hợp với các ngành về bảo vệ môi trường trên điạ bàn huyện, xã. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người cho Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện để quản lý, giám sát chất lượng môi trường. Đặc biệt mỗi xã, thôn, buôn cần có một cán bộ theo dõi về công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường thường xuyên công tác thanh tra bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm minh các cơ sở sản suất gây ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường, chủ động đề phòng sự cố môi trường. Cải tạo cơ sở hạ tầng vùng nông thôn trên cơ sở nhà nước và người dân cùng thực hiện, khuyến khích nhân dân xây dựng công trình vệ sinh, biogas, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nông thôn phát triển lực lượng lao động nhàn rỗi và dư thừa. Nâng cao mức sống của người dân nông thôn bằng việc đầu tư nhiều hơn cho người dân nông thôn để họ được hưởng các phương tiện y tế – giáo dục, truyền thông, Các cộng đồng nông dân phải thực sự là người chủ quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08NOI DUNG L.VAN-OK.doc
  • doc01BIA-OK.doc
  • doc02NHIEM VU DO AN-OK.doc
  • doc03NHAN XET CUA GVHD.doc
  • doc04LOI CAM ON.doc
  • doc05MUC LUC-OK.doc
  • doc06DANH MUC ....doc
  • doc07LOI MO DAU.doc
  • doc09TAI LIEU THAM KHAO-OK.doc
  • doc10PHU LUC-OK.doc
  • docMUC LUC TUNG CHUONG-OK.doc
Tài liệu liên quan