Luận văn Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu

MS: LVVH-VHVN012 SỐ TRANG: 159 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2007 CẤU TRÚC LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp của đề tài 7. Kết cấu luận văn CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA TỤC NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGỮ NGHĨA 1.1. Khái niệm tục ngữ 1.2. Một số đặc trưng của tục ngữ có liên quan đến ngữ nghĩa 1.2.1. Các loại nghĩa 1.2.2. Phương thức tạo nghĩa và sự vận dụng 1.2.3. Tính ngắn gọn, hàm súc 1.2.4. Tính đối xứng 1.2.5. Tính vần điệu 1.2.6. Tính hình tượng 1.3. Về khái niệm “Câu tục ngữ có nhiều cách hiểu” CHƯƠNG 2: TỤC NGỮ CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 2.1. Thực trạng 2.1.1. Quan niệm về nghĩa của TN 2.1.2. TN có nhiều cách hiểu - Vấn đề còn tồn nghi 2. 2. Nguyên nhân 2.2.1. Xét trên văn bản 2.2.2. Xét trong ngữ cảnh cụ thể CHƯƠNG 3: TỤC NGỮ CÓ NHIỀU CÁCH HIỂU - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP 3.1. Đặt TN trong cái nhìn hệ thống 3.1.1. Hệ thống mô hình cấu trúc 3.1.2. Hệ thống dị bản, đồng nghĩa, gần nghĩa 3.2.Chú ý đến yếu tố kết cấu, sự tương hợp giữa các đối tượng 3.2.1. Kết cấu so sánh 3.2.2. Kết cấu phủ định 3.2.3. Sự tương hợp giữa các đối tượng 3.3. Chú ý đặc trưng thể loại 3.3.1. Ý nghĩa tượng trưng 3.3.2. Hình ảnh khuôn theo mô hình 3.3.3. Cách nói của TN 3.3.4. Chủ thể sáng tạo 3.3.5. Đặc trưng văn hóa 3.4. Chú ý thực tế sử dụng 3.4.1. Thái độ đánh giá 3.4.2. Tính chất nước đôi trong sử dụng 3.4.3. Chú ý nghĩa “hành ngôn”, hiện tồn của TN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf159 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành là anh nước lã. (LGII, 259; VD, 247) Nghĩa: - Sữa đậu nành rất nhạt nhẽo, ăn không ngon, phải thêm đường uống mới ngon. (LG) -Một kinh nghiệm ăn uống: đậu nành rang ăn xong rất khát nước (VD) 157. - Đầu ai chấy nấy. (LGII, 260; VCt, 484; VD, 241; NL, 108) Nghĩa: - Những thiếu sót, xấu xa thì tự gánh lấy, chẳng đổ cho ai, chẳng nhờ ai gánh chịu. (LG, VC, VD, NL) - Mỗi người có một quyết tâm riêng, không ai giống ai. (VC) 158. - Đầu đàn quan mốt, rốt đàn quan hai. (LGII, 265; VD, 242; NL, 108) Nghĩa: - Một nghịch lí, giá trị đảo ngược trên dưới. (LG, VD) - Càng về cuối càng đắt giá. (VD, NL) 159. - Đen đầu thì bỏ, đỏ đầu thì nuôi. (LGII, 268; VCt, 494; VD, 248; NL, 110) Nghĩa: - Cha mẹ đối xử với con cái không công bằng, đứa ngu dốt thì bỏ liều, đứa khôn ngoan thì chăm lo. (LG) - Thương con không đồng đều: đứa khôn ngoan, dễ dạy thì ghét bỏ; còn đứa khờ dại, ngu si, ăn hại lại chiều chuộng. ( VC ) - Chê kẻ bỏ bê con vợ cả, chăm chút con vợ lẽ. ( VC, VD, NL ) 160. - Đi cầu nào biết cầu nấy. (LGII, 282; VCt, 509; VD, 253; NL, 112) Nghĩa: - Nhờ vả người nào thì chỉ biết chịu ơn người ấy. (LG) - Có sống, có trải qua mới cho ta kinh nghiệm tốt. (VC, VD) - Chê những người hay can thiệp vào công việc của người khác (LG, NL, VC, VD) 161. - Đi chợ ăn lời, đi chơi ăn quịt. (LGII, 282; VCt, 509) Nghĩa: - Có làm ra được thì hãy nên ăn, không thì thôi. (LG) - Chê kẻ lừa đảo, lường gạt. (VC) 162. - Đi đến đâu, chết trâu tới đó. (LGII, 283; VD, 254; NL, 113) Nghĩa: - Người đi đến đâu chỉ chuyên gây tai họa. (LG, VD) - Chê những kẻ có quyền thế đi đến đâu cũng bắt người ta cung phụng ăn uống. (NL) 163. - Đêm nằm, năm ở. (LG, 277; VCt, 503; VD, 251) Nghĩa: - Một đêm ngủ nhờ được chăm sóc chu đáo như được nuôi dưỡng cả năm vậy. (VC, VD) - Nói thời gian dài cùng sinh hoạt gắn bó. (VD) 164. - Điếu kêu tốn thuốc. (LGII, 288; VCt, 518; NL, 114) Nghĩa: - Cái tốt đẹp này sẽ đưa đến sự tốn kém khác. Người tài giỏi sẽ dễ bị hao mòn tâm trí, sức lực. (LG) - Càng làm được tốt, càng bị người ta lợi dụng. (VC, NL) 165. - Đói không ai tha, giàu ra số phận. (LGII, 296; VD, 262; NL, 116) Nghĩa: - Thói đời: khi nghèo thì người ta khinh bỉ, khi giàu thì bị ghen tị, gièm pha. (LG) - Lúc có dịp đóng góp thì giàu nghèo cũng phải chu toàn, không được miễn. (LG, VD) - Tỏ thái độ tự lực cánh sinh. (NL) 166. - Đói thì lên Bắc, chạy giặc xuống Nam. (LGII, 298; VD, 264; NL, 116) Nghĩa: - Tình cảnh dân chúng ở miền đồng bằng Bắc Bộ: khi bị đói kém vì mất mùa thì chạy lên phía Bắc (miền Trung du và Thượng du) mà kiếm ăn vì nơi này có trồng nhiều hoa màu phụ, ít mất mùa, không sợ bão lụt.(LG) - Phía Bắc nổi tiếng về nấu ăn ngon nhưng cũng hay có giặc giã (LG, VD) - Ngày xưa xứ Bắc nổi tiếng là gạo trắng nước trong. (NL) 167. - Đom đóm sáng đàng đít. (LGII, 299; VCt, 526; VD, 264) Nghĩa: - Có chút khả năng đấy nhưng chưa đáng gì và lại vô dụng. (LG, VC) - Nói theo đuôi. Kẻ không ra gì, hành động hèn hạ. (VD) 168. - Đông có mây, Tây có sao. (LGII, 311; VCt, 534; VD, 268) Nghĩa: - Bên này có cái này, bên kia có cái khác, mỗi bên mỗi thứ góp mặt cùng nhau. (LG) - Mỗi người một phách, không có sự phối hợp chặt chẽ. (VD) - Cảnh gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn... (VC) 169. - Đồng một của người, đồng mười của ta. (LGII, 315; VCt, 536) - Đồng một có người, đồng mười có ta. (VD, 271) Nghĩa: - Tự ti, mặc cảm, ham thanh chuộng lạ, của người thì mình quý trọng, của mình thì mình khinh rẻ. (LG) - Nên trân trọng của người hơn của mình. (VC) - Nói sự ế ẩm, không gặp may. (VD) 170. - Đồng tiền liền khúc ruột. (LGII, 316; VCt, 538; VD, 273; NL, 119) Nghĩa: - Đồng tiền quan trọng như khúc ruột, hễ đụng chạm tới là có sự đau xót rồi. (LG, VC, VD) - Chê những kẻ coi đồng tiền hơn cả tình thân. (NL) 171. - Đũa bếp khuấy nồi bung. (LGII, 325; VD, 276; NL, 120) Nghĩa: - Phương tiện lớn dùng vào việc lớn. (LG) - Kẻ thô tục hợp cùng bọn thô tục. (LG) - Kẻ không có tài năng gì lại đảm nhận những việc không thuộc phận sự mình. (VD, NL) 172. - Đục nước béo cò. (LGII, 326; VCt, 543; VD, 277; NL, 120) Nghĩa: - Trong cảnh rối ren, kẻ chuyên đầu cơ trục lợi sẽ dễ dàng hoạt động thủ lợi. (LG) - Vì xung đột lẫn nhau nên kẻ khác lợi dụng. (VC, VD, NL) 173. - Đưa đũa ghét năm, đưa tăm ghét mười. (LGII, 328) - Đưa đũa ghét năm, đưa tăm ghét đời. (VD, 278) Nghĩa: - Mình sẵn ghét họ, nhưng nếu họ đưa quyền lợi đến cho mình (đưa đũa) thì mình bớt ghét đi, nếu họ ngăn cản không cho mình hưởng lợi (đưa tăm) thì mình càng ghét thêm nữa. (LG) - Không nên đưa đũa đưa tăm lúc khách đang ăn. (VD) 174. - Đứa có tình rình người vô ý. (LGII, 328; NL, 120) - Đứa có tình kinh thằng vô ý. (VD, 279) Nghĩa: - Kẻ gấp tâm làm hại thì sẽ rình người vô ý, không đề phòng.( LG) - Kẻ có tật thường hay lo sợ người khác dòm ngó việc mình.(VD ) - Nhiều khi người ta làm việc gì không chú ý đến kẻ theo dõi từng cử chỉ của mình. (NL) 175. - Đứa dại để trôn, người khôn xấu hổ. (LGII, 329) - Đứa dại cởi truồng, người khôn xấu mặt. (VD, 279) Nghĩa: - Đứa ngu dại làm điều xấu xa mà không biết xấu, nhưng người khôn ngoan thấy vậy thì xấu hổ dùm cho nó. (LG, VD) - Không nên trêu vào kẻ điên khùng dại dột mà xấu lây. (VD) 176. - Đừng chờm, có ngày chấn móng. (LGII, 331; VD, 280) Nghĩa: - Đừng có sinh chứng chống cự với người trên mà có ngày bị thương tổn, thiệt thòi. (LG) - Một kinh nghiệm làm nhà: làm móng nhà nhô ra và phủ trùm sang phạm vi của cái khác thì dễ bị chấn động, long lở,… (VD) 177. - Được bữa kiêng ăn, gặp lần hết gạo. (LGII, 332) Nghĩa: - Lâu lắm mới ráng chịu khó, chịu khổ một lần mà nhằm lúc chẳng cần tới cái khó, cái khổ ấy. (LG) - Chỉ cái số chẳng làm gì nên chuyện. (LG) 178. - Được lòng đất, mất lòng người. (LGII, 334) - Được lòng đất, mất lòng đò. (VD, 284; NL, 122) Nghĩa: - Cày cuốc không kĩ thì lúa xấu, người đói. Không đụng chạm tới đất thì người đói. (LG) - Tình thế khó xử, được lòng người này, mất lòng người kia(VD, NL) 179. - Đường chưa đi, đường còn đó. (LGII, 336) Nghĩa: - Công việc chưa tiến hành thì vẫn còn lại đó, còn phải lo làm. (LG) - Sự việc đã dĩ nhiên thì dù sao cũng không thay đổi. (LG) 180. - Đứt đâu thì nối, rối đâu thì gỡ. (LGII, 338) - Đứt đâu thì nối, tối đâu thì nằm. (VCt, 557; VD, 288; NL, 123) Nghĩa: - Làm một công việc khó khăn. (LG) - Tạm bợ, đến đâu hay đến đó, không biết lo xa. (VC, NL) - Khi góa vợ thì nên kiếm người khác, lập lại cuộc đời. (VD) 181. - Gà cỏ cũng trở mỏ về rừng. (LGII, 349; VD, 293; NL, 126) Nghĩa: - Cả đến những vật thấp hèn cũng nhớ và hướng về cội nguồn của mình. (LG, NL) - Nói kẻ quên ơn người nuôi nấng để trở về nơi phù hợp với cuộc sống. (VD) 182. - Gà người gáy, gà mình sáng. (LGII, 354) - Gà người gáy, gà nhà ta sáng. (VCt, 576; VD, 295; NL, 127) Nghĩa: - Cùng một lớp như nhau mà người nhà họ hiểu biết hơn người nhà mình. (LG) -Những tiến bộ xung quanh có ảnh hưởng tốt đến mình(VC,VD, NL). 183. - Gái dở một giành, gái lành một sọt. (LGII, 358; NL, 127) - Gái rở một giành, gái lành một sọt. (VD, 301) Nghĩa: - Loại gái dở thì nhiều, gái hay thì ít, khó giữ. (LG) - Lời khinh bạc của những kẻ coi thường phụ nữ. (NL) - Người ốm ăn ít, người khỏe ăn nhiều. (VD) 184. - Gái ngoan làm quan cho chồng. (LGII, 361; VCt, 582; VD, 30 ; NL, 128) Nghĩa: - Gái khôn ngoan có thể đủ sức nuôi chồng ăn học, đỗ đạt, ra làm quan,.. . (LG, VC, VD) - Trong chế độ cũ, có những người đàn bà giỏi hơn chồng trong xử lí công việc. (NL) 185. - Gái rở thèm của chua. (LGII, 362; VD, 301) Nghĩa: - Người đang thiếu thốn thì thèm cả những cái khó ăn mà lại hấp dẫn nhất. (LG) - Người ở hoàn cảnh éo le ham muốn những thú vui không lành mạnh mà đạo đức xã hội không cho phép. (VD) 186. - Gái thương chồng đang đông buổi chợ, Trai thương vợ, nắng trở (quái)chiều hôm.( LGII, 364;VCt, 583;VD, 301;NL, 128) Nghĩa: - Người con gái thương chồng như “đang đông buổi chợ”: đon đả, vui vẻ, thắm thiết, dìu dịu,... Còn người con trai thương vợ như “nắng quái chiều hôm”: cả thèm chóng chán, nồng nhiệt, hăng say nhưng mau phai nhạt. (LG, VC) - Vợ yêu chồng ngay lúc còn nhiều người để ý tới mình, còn người chồng chỉ yêu vợ lúc đã có tuổi và gặp cảnh khó khăn. (VD, NL) - Tình cảm của vợ đối với chồng sôi nổi, ồn ào, còn tình cảm của chồng đối với vợ thì lặng lẽ, kín đáo, kém nồng. (VD) 187. - Gánh một vai, vác cũng một vai. (LGII, 368; VD, 303) Nghĩa: - Người có tài thì việc nặng việc nhẹ cũng vậy thôi. (LG) - Việc lớn việc nhỏ, việc nặng việc nhẹ thì cũng phải làm chứ chẳng nhờ cậy ai được. (VD) 188. - Gánh nặng vác nhẹ. (LGII, 369; VCt, 585; NL, 128) Nghĩa: - Việc khó việc dễ phải làm theo cách khác nhau. (LG) - Làm đủ việc từ nhỏ đến lớn, khó đến dễ. (NL, VC) 189. - Gánh nhẹ, gồng nặng. (LGII, 369) Nghĩa: - Việc không quan trọng gì lắm nhưng làm tà tà, lấy lệ thì không xong, mà làm nhiều, cố gắng thì tốn công, uổng sức. (LG) - Việc gì cũng phải làm từ nhỏ đến lớn, nặng đến nhẹ. ( LG ) 190. - Gần nhà xa ngõ. ( LGII, 375 ; VCt, 590 ; VD, 307 ; NL, 129 ) Nghĩa: - Nhà ở gần nhau mà ít khi tới thăm nhau. ( LG, VC, VD ) - Tuy là gần nhà nhưng phải đi quanh co mới đến nơi. ( VD, NL ) 191. - Gần nhà giàu , răng đau ăn cốm. Gần kẻ trộm lưng ốm chịu đòn. (LGII, 376; VCt, 590; VD, 307; NL, 129) Nghĩa: - Gần nhà giàu thì thường có lợi ít nhiều, gần kẻ nghèo, trộm cắp thì thường gặp hại. (LG) - Gần nhà giàu hay gặp những chuyện bực mình, gần kẻ xấu dễ bị vạ lây. (VC, VD, NL) 192. - Gần tre che một phía, gần nứa bẻ một cây. (VD, 308; NL, 130) - Gần tre che một phía, gần mía bẻ một cây. (LGII, 376) Nghĩa: - Tranh thủ thời cơ làm lợi cho mình. (VD) - Lợi ích của việc ở gần một nơi nào. (NL) - Biết cách lợi dụng theo mỗi mặt đối với mỗi người. (LG) 193. - Gậy vông phá nhà gạch. (LGII, 377; VCt, 593; NL, 130) - Gậy vong phá sạch nhà gạch. (VD, 309) Nghĩa: -Kẻ tài hèn sức mọn lại thắng người tài giỏi, dũng mãnh.(LG, VD) - Con trai phá cơ nghiệp của cha mẹ để lại. (VC, NL) - Việc làm cho có lệ, còn kết quả ra sao không cần biết. (VC) 194. - Gẫy gối, tối mặt. (LGII, 378; NL, 130) Nghĩa: - Làm nhiều, quá mệt nhọc. (LG) -Sự qụy lụy,đau khổ của người dân bị áp bức trong chế độ cũ.(NL ) 195. - Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe. ( LGII, 392; VCt, 600; VD, 314; NL, 131) Nghĩa: - Việc chính, việc chung thì thoái thác chỉ lo làm những việc phụ có ăn liền. (LG, VC, VD) - Chế giễu những kẻ lười lao động, chỉ thích ăn không thích làm. (VD, NL) 196. - Giàu con út, khó con út. (LGII, 404; NL, 132) - Giàu con út, khó con út, trút sạch nhà cửa. (VD, 316; VCt, 630) Nghĩa: -Nếu cha mẹ giàu thì con út hưởng giàu và ngược lại(LG,VC, VD) - Khi sinh người con cuối cùng thì hoàn cảnh gia đình thế nào hầu như đã được xác định. (NL) 197. - Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay. (LGII, 404; VCt, 604; VD, 317) Nghĩa: - Người giàu có thì làm việc bằng hai con mắt để trông coi người khác làm. Người nghèo khó thì làm việc bằng hai bàn tay, để lao động khuân vác. (LG) - Giàu có nhờ về hai con mắt sáng, đói khó là do hai bàn tay què quặt không làm lụng được nữa. (VD) - Người giàu có thì lộ tướng ở hai con mắt: sáng sủa, linh hoạt, tin anh; còn nghèo khó thì lộ tướng ở hai bàn tay: thô kệch, đen đúa,… (VC ) 198. - Giàu một lọ, khó một niêu. (LGII, 406; VCt, 606; VD, 318; NL, 133) Nghĩa: - Giàu nghèo thì ít hay nhiều cũng có cái mà ăn. (LG, VC, NL) - Giàu lo tích trữ của cải, nghèo khó chỉ lo kiếm miếng ăn. (VD) 199. - Giàu ruộng đợ, nợ ruộng thuê. ( LGII, 406; VCt, 607; VD, 320; NL, 133) Nghĩa: - Giàu làm ra lời nhiều, nghèo làm ra lời ít. (LG) - Bản thân có ruộng thì phải đem cầm, rồi thuê ruộng người khác mà làm với ý là mình không giàu đâu. (NL) - Tiếng tăm không đúng với thực chất. (VC, VD) 200. - Giàu tân không bằng khó cựu. (LGII, 408; VCt, 607; VD, 320; NL, 133) Nghĩa: - Người mới ngụ cư mà giàu không bằng người nghèo mà kì cựu trong làng. (LG) - Giàu ngày nay không bằng nghèo ngày xưa vì giàu không chính đáng. (NL) - Người mới giàu có không giữ được phẩm chất tốt như người nghèo. (VC, VD) 201. - Giàu vì bạn, sang vì vợ. (LGII, 409; HVH, 241; VCt, 609; NL, 133) - Giàu về bạn, sang về vợ. (VD, 321) Nghĩa: - Giàu sang vì được sự giúp đỡ của bạn và vợ.(LG, VC, VD, NL) - Cách ứng xử của người con trai trước bạn bè và vợ của mình: tỏ ra giàu có và sang trọng. (HVH) 202. - Giầy thừa, guốc thiếu. (LGII, 414; VCt, 616) - Giầy thừa, dép thiếu. (VCt, 616; VD, 322; NL, 133) Nghĩa: - Lựa đồ mà dùng cho thích hợp : giày hơi rộng, dép ( guốc ) hơi chật so với bàn chân. (LG, VD) - Mặc dù có túng thiếu nhưng giàu ngầm. (VC) - Giày to quá mà dép lại bé quá. (NL) 203. - Gió chiều nào che chiều ấy. (LGII, 416; VCt, 618; VD, 330; NL, 135) - Gió chiều nào xoay chiều ấy. (LGII, 416; VCt, 618; VD, 330) Nghĩa: - Áp lực gây tai họa ở đâu đưa đến thì mình che chắn về phía đó (chủ động) (LG, VD) - Áp lực gây tai họa ở đâu đưa đến thì mình cứ xoay xuôi theo nó (bị động). Chỉ kẻ cơ hội. (LG, VC, NL) 204. - Giỏ nhà ai, quai nhà ấy. (LGII, 419; VCt, 617 VD, 329; NL, 135) Nghĩa: - Con cái của gia đình nào thì do gia đình ấy dạy dỗ, bảo vệ.(LG) - Con cái giống cha mẹ. (VC, VD, NL) 205. - Gò mả làm khá người ta. (LGII, 426; VD, 337) - Mồ mả làm khá người ta. (LGII, 426; VD, 437) - Gò má làm khá người ta. (VD, 337; NL, 137) Nghĩa: - Mồ mả cha ông chôn nơi đất tốt, đất hợp thì con cháu sẽ làm ăn khá giả. (LG, VD) - Sắc đẹp của phụ nữ là một lợi khí. (NL) - Theo quan niệm duy tâm thì người có gò má cao thì giàu. (VD) 206. - Góc ao không bằng đao đình. (VCt, 629; VD, 338) Nghĩa: - Cái linh thiêng, của làng nước thì quan trọng hơn cái của cá nhân. (VC) - Kinh nghiệm làm nhà cửa: nhà hướng vào góc ao hay đao đình đều độc, nhưng hướng vào đao đình thì độc hơn. (VD) 207. - Gỏi thèm, nem thừa. (LGII, 426; VCt, 629; VD, 338; NL, 137) Nghĩa: - Tùy theo các món ăn mà làm nhiều làm ít. (LG, VC) - Thiếu thứ này, thừa thứ khác. (VD, NL) 208. - Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở. (LGII, 429; VCt, 633; VD, 341; NL, 137) Nghĩa: - Nên thận trọng khi gửi lời, gửi đồ qua tay người khác. (LG) - Lời khuyên thận trọng khi đem giúp gói gì thì phải biết nội dung. (VC, VD, NL) 209. - Há miệng chờ ho. (LGII, 433; VCt, 636; VD, 344; NL, 139) Nghĩa: - Chờ đợi một việc vô bổ mà không biết lúc nào mới tới (LG, VC, VD, NL) - Lười biếng chực ăn sẵn một cách cầu may. (LG) 210. - Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có. (LGII, 435; VCt, 636; VD, 343; NL, 139) Nghĩa: - Có chắc bóp, thủ lợi thì mới giàu có được. (LG, VC, VD) - Chê kẻ làm giàu ác nghiệt, trên mồ hôi nước mắt của người khác (NL). 211. - Hai ló mới có một gạo. (LGII, 441) - Hai thóc một gạo. (LGII, 441; VD, 345; NL, 139) - Hai bó mới có một giạ. (LGII, 441) Nghĩa: - Đã định lượng như vậy rồi, khỏi tính nữa. (LG) -Cùng một nhà với nhau, của mỗi người đều là của chung(VD, NL) 212. - Hát khi xay lúa, múa khi tắt đèn. (LGII, 449; VD, 347) - Hay khi xay lúa, múa khi tắt đèn. (NL, 141) Nghĩa: - Hành động không đúng lúc khiến tài năng chẳng được ai biết đến. (LG, VD) - Câu nói đùa giễu người chăm chỉ làm việc, nhưng chắc là cũng có khi đú đởn. (NL) - Chọn thời cơ hành động để che giấu mặt non kém của mình.(VD) 213. - Hay lam hay làm, chè lam bánh bỏng, chẳng hỏng miếng nào. (LGII, 451; VD, 349) Nghĩa: - Việc làm thì nhác biếng nhưng ăn quà thì không ai bằng. (LG) - Khen người phụ nữ đảm đang, khéo tay hay làm. (VD) 214. - Hết của ta ra của người. (LGII, 456) - Hết của nhà ra của người. (VCt, 648; VD, 351; NL, 142) Nghĩa: - Của cải khi không thuộc về ta thì ra của người rồi. Do đó, ta nên giữ gìn nó, đừng để mất. (LG, VC) - Chê kẻ phung phí không những tự làm hại đến của mình mà còn của người khác. (VC, VD, NL) 215. - Hết hương còn khói. (LGII, 456; VCt, 648; VD, 352; NL, 142) Nghĩa: - Hết rồi nhưng chưa tuyệt hẳn, còn một chút rơi rớt nào đó. (LG, VC, VD) - Hậu quả của một việc trước tốt sau không còn tốt nữa. (NL) 216. - Hỏng nồi vớ rế. (LGII, 473; VCt, 663; VD, 360; NL, 146) Nghĩa: - Việc lớn bị đổ bể mà cố vớt vát thì cũng chỉ được cái phần nhỏ mọn trong tầm tay mình mà thôi. (LG, VD) - Khôn ngoan, lanh lẹ, tháo vát, không đầu hàng số phận. (VC) - Vụ lợi, cố vơ cho được lợi lộc trong mọi hoàn cảnh. (VC, NL) 217. - Họp chợ lấy người. (LGII, 473; VCt, 663; VD, 360; NL, 146) Nghĩa: - Trong công việc có sự trao đổi qua lại thì cần có được số đông.(LG) - Chỉ cần số lượng, không cần chất lượng. (VC, VD, NL) 218. - Húng mọc, tía tô cũng mọc. (LGII, 484; NL, 148) Nghĩa: - Hai bên như nhau, cái này làm được, tiến được thì cái kia cũng làm được, tiến được vậy thôi. (LG) - Bắt chước, đua đòi lố bịch. (NL) 219. - Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. (LGIII, 29; VCt, 699; VD, 373; NL, 155) Nghĩa: - Khéo léo trong công việc và cư xử thì no đủ, ấm áp. (LG, VD) - Khuyên người ta có gì dùng nấy, không đòi hỏi quá khả năng (VC, NL) 220. - Khi lành không gặp khách, lúc rách gặp lắm người quen (LGIII, 30; VD, 374; NL, 155) Nghĩa: - Sự ân hận vì không có dịp thuận tiện mà bày tỏ lòng ân cần tiếp đãi người quen. (LG) - Cuộc đời trớ trêu, xấu hổ: lúc lành lặn thì không gặp người quen biết, lúc rách rưới thì lại gặp người quen. (VD, NL) 221. - Khiên bò khiên cả cứt. (LGIII, 32) - Khiên bò cả cứt. (VD, 374) Nghĩa: - Hưởng mối lợi thì gánh cả mối hại nằm trong đó. (LG) - Làm ôm đồm, phí sức. (VD) 222. - Khó giữ đầu, giàu giữ của. (LGIII, 35; VCt, 708; VD, 375; NL, 156) Nghĩa: - Người giàu lo giữ của cải, có thể để che thân, chuộc mạng; còn người nghèo không có của cải nên lo giữ tính mạng (LG, VC, VD) - Sự bất công trong xã hội cũ : người nghèo dễ gặp nguy hiểm, còn kẻ giàu chỉ lo làm giàu thêm. (NL) 223. - Khó người khó ta. ( VCt, 709 ; NL, 157 ) Nghĩa: - Nghèo khổ là điều không ai muốn, không có gì đáng xấu hổ.(VC,NL) - Khó khăn với ai, sẽ có người khó khăn lại. (VC) 224. - Khó nồi đất, giàu nồi đồng. (LGIII, 36) - Khó nồi đồng, giàu nồi đất. (VCt, 709; NL, 157) Nghĩa: - Giàu nghèo gì cũng có phương tiện mà sinh sống. (LG) - Sự trái ngược: kẻ có của lại vì hà tiện mà bủn xỉn hơn người nghèo. (VC, NL) 225. - Khóc hổ ngươi, cười ra nước mắt. (LGIII, 38; VCt, 712; NL, 157) Nghĩa: - Khóc vì nhận ra lỗi lầm mà sửa. (LG) - Đau khổ âm thầm, cố che giấu. (VC, NL) 226. - Khỏi họng ra bọng dơ. (LGIII, 39) Nghĩa: - Không nên quá cầu kì lựa chọn món ăn thức uống. (LG) - Quá tham lam ăn uống mà thành mất nhân cách. 227. - Khỏi lỗ, vỗ vế. (LGIII, 39) - Khỏi lỗ thì vỗ vế. (VCt, 714; NL, 157) Nghĩa: - Qua được sự khó khăn rồi thì vui mừng. (LG) - Đi buôn không lỗ thì vui mừng. (VC, NL) 228. - Khô chân gân mặt, có đắt cũng mua.(LGIII, 40; VCt, 715;VD,377; NL,157) Nghĩa: - Kinh nghiệm chọn trâu bò tốt: trâu mà chân nhỏ, gầy khô, mặt cũng gầy và có nổi gân thì mới mạnh. (LG, VC) - Tỏ ý chuộng người có vẻ cương quyết. (NL) - Kinh nghiệm chọn người ở: bàn chân lộ xương (chân khô) mặt lộ gân (gân mặt) là tướng mạo của kẻ tôi tớ. (VC, VD) 229. - Khổ, đổ cho hàng vải. (VCt, 715; VD, 377; NL, 158) Nghĩa: - Đời không có gì đáng khổ, nên sống lạc quan vì than khổ cũng không đem lại lợi ích gì. (VC) - Kẻ đổ vấy cho người không có liên quan gì đến công việc của mình. (VC, VD, NL) 230. - Khôn thế gian, làm quan địa ngục, (NL, 160) Dại thế gian, ứng trực thiên đàng. (LGIII, 47) - Khôn thế gian, làm quan địa ngục, Dại thế gian làm quan thiên đàng. (VCt, 725) Nghĩa: - Khôn ngoan thì sướng hơn người , nhưng sẽ mang tội do cái khôn ấy, do đó bị đày xuống địa ngục. Còn dại dột thì khổ thua người nhưng sẽ không mang tội vì cái dại đó, do đó linh hồn được lên thiên đàng. (LG, VC) - Câu nói bông đùa tỏ rằng bất cứ ở đâu người khôn vẫn hơn người (NL). 231. - Khôn với vợ, dại với anh em. (LGIII, 48; VCt, 727; VD, 381; NL, 160) Nghĩa: - Chồng khôn với vợ là để nên nhà nên cửa, dại với anh em để khỏi mếch lòng. Trong ấm ngoài êm. (LG) - Chồng khôn với vợ là để ăn hiếp vợ, còn dại với anh em là chịu thua mọi người. Trong thua ngoài thiệt. (LG, VC, VD) - Quá nể nang bè bạn, không dám nói thẳng ra như đối với vợ trong nhà. (NL) 232. - Không ai nắm tay tới tối, gối tay tới sáng. (LGIII, 49) - Không ai duỗi tay lâu ngày đến sáng. (NL, 160) - Không ai nắm tay thâu ngày đến tối. (VCt, 728) Nghĩa: - Không ai có thể giữ gìn cho cuộc sống mình được lâu dài mãi được. (LG) - Không thể cứ mãi mãi chỉ có một thái độ bình thản tiêu cực.(NL) - Khuyên mọi người phải làm việc, không lường biếng. (VC) 233. - Kiện gian, bàn ngay. (LGIII, 12; VD, 385; NL, 164) Nghĩa: - Khi bàn luận thì nói đúng về sự thật, khi kiện tụng thì nói dối mới thắng được. (LG) - Có xét kĩ mới hiểu sự việc, hiểu con người. (VD) - Những kẻ bàn bạc thẳng với nhau về những mánh khóe lừa lọc hòng được kiện. (NL) 234. - Kín tranh hơn lành áo. (LGIII, 15) - Kín tranh hơn lành gỗ. (NL, 164) - Kín tranh hơn lành gió. (VD, 386) Nghĩa: - Nhà nghèo, nên lo tu sửa cho nhà cửa được kín đáo để che chở cho cả gia đình hơn là chỉ lo may sắm quần áo mới lành để trưng diện cho cá nhân. (LG) - Bức đố có dán tranh đẹp hơn bức đố bằng gỗ trơn tru nhưng để không. (NL) - Kiêng cữ cẩn thận, lo liệu chu đáo tốt hơn là sự trông mong vào sự may mắn. (VD) 235. - Làm bạn, mất bạn. (LGIII, 73; VCt, 755; NL, 166) Nghĩa: - Bạn bè không nên thân thiết quá, chỉ thường thường thì chơi với nhau được lâu. (LG) - Người xấu quen thuộc ai lại lừa đảo người ta, nên bị xa lánh (VC, NL) 236. - Làm đĩ chín phương, để một phương lấy chồng. (LGIII, 78; VCt, 758; VD, 389; NL, 167) Nghĩa: - Có gian dối với nhiều người thì cũng lấy một chỗ tử tế mà ăn ở đàng hoàng để có thể nhờ sau này. (LG, VC, VD) - Trách móc người nào ăn ở tệ với mình là người vẫn giúp đỡ người ấy hoặc có quan hệ với người ấy. (NL) 237. - Làm đĩ có văn tế nôm. (VCt, 758; NL, 167) Nghĩa: - Người cả đời bất hảo nhưng cuối đời lại biết tu tâm dưỡng tính, làm điều phúc đức. (VC) - Mỉa mai những phụ nữ đĩ thỏa trong xã hội cũ chỉ chờ cơ hội được lên “bà”, được người đời nịnh nọt. (NL) 238. - Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ. (LGIII, 81; VCt, 761; NL, 168) Nghĩa: - Hạng người nào thì làm theo cái tính bẩm sinh của hạng người ấy. (LG, VC) - Lời than phiền của những người ở lớp dưới trong xã hội cũ, không thấy được hướng tiến lên. (NL) 239. - Làm quan có dạng, làm dáng có hình. (LGIII, 87; VCt, 768; VD, 392; NL, 169) Nghĩa: - Muốn ở địa vị, hoàn cảnh nào thì xem có xứng đáng không đã, kẻo thêm xấu. (LG, VC, VD) - Tả kiểu cách của những kẻ ở địa vị nào đó muốn tỏ ra khác người. (NL) 240. - Làm rể chớ nấu thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại. (LGIII, 88; VD, 392; NL, 169) Nghĩa: - Những đồ nấu dễ bị hao ngót, dẫn đến bị nghi làm thất thoát. (LG, VD) - Xáo thịt trâu thì hay dai và đồ xôi lại thì không thể dẻo ngon được. (NL) 241. - Làm thầy thì dễ, thế chuộng thì khó. (LGIII, 90; VCt, 772; VD, 393) - Làm thầy thì dễ, thế ruộng thì khó. (NL, 170) Nghĩa: - Ăn ở sao cho người đời kính nể, trọng vọng mới là điều quan trọng, điều khó. (VC) - Tài có thể dễ tạo nên, nhưng đức giữ gìn rất khó. (LG) - Chê kẻ chỉ muốn chỉ bảo cho người ta nhưng không muốn thiệt đến quyền lợi của mình. (NL) 242. - Làm tướng hay quân, làm chồng hay vợ. (LGIII, 95; VD, 395) Nghĩa: - Người trên có hay có giỏi hay không thì cũng cần có cái hay cái giỏi của người dưới góp vào. Vậy phải biết công cho họ. (LG) - Có trực tiếp điều khiển việc gì mới nắm được đối tượng. (VD) 243. - Lành làm gáo, vỡ làm môi, lôi thôi làm thìa. (VCt, 782; VD, 396) - Lành làm gáo, vỡ làm nuôi. (NL, 172) Nghĩa: - Không có vật gì, người nào bỏ phí cả, tùy công dụng, khả năng mà dùng. (VC, VD, NL) - Thái độ bất cần, muốn sao thì sao. (VC, VD) 244. - Lắm con dòn mẹ. (LGIII, 107; VD, 397) Nghĩa: - Nhà có nhiều con thì khỏe cho người mẹ vì chúng làm đỡ việc. (LG, VD ) - Nói đùa người phụ nữ càng đẻ càng đẹp ra. (VD) 245. - Lắm rễ nhiều cành. ( LGIII, 107; VCt, 791; VD, 398; NL, 173) Nghĩa: - Nhiều con cháu thì gia đình sẽ hưng thịnh, nhiều anh em thì được nhiều sự giúp đỡ, đời mình sẽ được tốt đẹp thêm. (LG) - Làm nhiều thì tiêu pha nhiều. (VC) - Nhiều mối quan hệ phức tạp, chằng chéo. (VC, VD, NL) 246. - Lễ thầy đạo, gạo thầy tu. (LGIII, 123) - Lẽ thầy đạo, gạo thầy tu. (VD, 403) Nghĩa: - Lễ vật đem biếu thì mỗi nơi mỗi thứ khác nhau. (LG) - Nhiều lí lẽ như người giảng đạo, nhiều cơm gạo như nhà chùa (VD) 247. - Lệnh ông không bằng cồng bà. (LGIII, 125; VCt, 818; VD, 405; NL, 177) Nghĩa: - Phụ nữ là nội tướng trong nhà,lớn quyền hơn ông (LG, VC, VD) - Triệu Quang Phục phát lệnh chiêu tập binh sĩ để đánh giặc kết quả chẳng bằng bà Triệu Thị Trinh đáng cồng tụ hợp tướng sĩ. (NL) - Theo phong tục cưới ở một số dân tộc, trước khi rước dâu, nhà trai thường đánh một vài hồi lệnh, nếu có tiếng cồng nhà gái đáp lại thì mới được phép đến đón dâu. (HVH, NL) - Lời nói đùa để chế các ông chồng sợ vợ. (NL) 248. - Lính buổi mai, cai lính buổi chiều. (LGIII, 135; VCt, 822) - Lệnh buổi mai, cai lệnh buổi chiều. VD, 405) Nghĩa : - Đường công danh mau thay đổi, lên xuống, không biết đâu mà tính. (LG, VC) - Lệnh ra mỗi lúc một khác, thiếu nhất quán, lộn xộn. (VD) 249. - Lòa trôn kim, không ai lòa yếm thắm. (LGIII, 138) - Lòa được yếm thắm, khó lòa trôn kim. (VD, 407) Nghĩa: - Lầm lẫn trong công việc khó khăn chứ không ai lầm lẫn trong ăn chơi hưởng lạc. (LG) - Việc rành rành trước mắt người ta không để ý, những việc nhỏ bé lại không che giấu được người ta. (VD) 250. - Lôi thôi như cá trôi đổ ruột. (LGIII, 145; VCt, 833; VD, 410; NL, 181) Nghĩa: - Nhiều thứ chất đống, rối lùi, vương vãi,... (LG) - Lôi thôi, lếch thếch, không gọn ghẽ. (VC, VD, NL) 251. - Lội bùn lấm chơn, vọc sơn phù mặt.(LGIII, 146; VCt, 833;VD, 410; NL,181) Nghĩa: - Làm việc nguy hại thì vướng lấy sự nguy hại. (LG, VD) - Lười biếng, làm gì cũng sợ khổ đến thân. (VC, NL) 252. - Lời thầy mặc sách, cứ mạch mà cưa. (LGIII, 156) - Lỗi thầy mặc sách, cứ mạch mà cưa. (VD, 410; NL, 181) Nghĩa: - Đang làm công việc đúng đường lối, có kết quả thì mặc cho ai bàn ra tán vào, . . .( LG) - Phải trái đã có chỗ dựa, mình cứ việc làm. (VD) - Việc người trên đã có người trên lo, riêng mình cứ thẳng mà làm (NL) 253. - Lợn nhà, gà chợ. ( LGIII, 157; VCt, 841; VD, 415) Nghĩa: - Vật lớn và quý thì không cần phải đem bán rao ngoài chợ (LG ) - Một kinh nghiệm mua lợn, gà: mua lợn tại nhà được giống lợn tốt; mua gà tại chợ nhiều, được chọn thỏa mái. (VC, VD) 254. - Lợn nước nái, gái cửa buồng. (LGIII, 158) - Lợn chuồng chái, gái cửa buồng. ( VD, 415 ) Nghĩa: -Thời kì “chịu đực” của con vật và đàn bà sau thời gian kiêng cữ (LG) - Ở vị trí làm tôn thêm cái tốt, cái đẹp. (VD) 255. - Lưng chữ cụ, vú chữ tâm. (VCt, 852; VD, 420 ) - Lưng chữ cú, vú chữ tâm. (LGIII, 173) - Lưng chữ ngũ, vú chữ tâm. (NL, 185) Nghĩa: - Đàn ông có lưng chữ cụ, đàn bà có vú chữ tâm là người có dáng vóc đẹp đẽ. (VC) - Nói người phụ nữ có hình dáng xấu nhưng mắn đẻ. (LG) - Nói người phụ nữ mắn con và khéo nuôi con. (VC, VD, NL) 256. - Ma ăn mày bụt, bụt chẳng thèm ăn mày ma. (VCh, 7; VD, 423; NL, 187) Nghĩa: - Người giàu có không bao giờ nhờ vả, vay mượn người nghèo. Chỉ có người nghèo mới vay mượn của người giàu thôi. (VC) - Lời nói tự cao tự đại của người tự cho mình là không cần đến người khác. (VC, VD, NL) 257. - Ma quàn, cưới chịu, lính nằm canh. (LGIII, 180) - Ma quàn, cưới chịu. (VD, 423) Nghĩa: - Cảnh chờ đợi sốt ruột. (LG) - Những nỗi lo, tai họa đối với cuộc đời con người thời xưa như ma tang, cưới hỏi. (VD) 258. - Mai tốt, mốt hư. (LGIII, 187) - Mai làm tốt, mốt đui. (NL, 188) Nghĩa: - Tốt đó nhưng hư liền thôi. (LG) - Làm việc tốt, dù có hại cho mình, cũng sẽ cứ làm. (NL) 259. - Mài mực ru con, mài son đánh giặc. (LGIII, 190; VD, 425; NL, 188) Nghĩa: - Cùng làm hai việc gần giống nhau nhưng mỗi việc phải làm theo một cách riêng. (LG, VD) - Nói về các đồ nho vừa giúp việc nhà vừa giúp việc nước. (NL) 260. - Mảnh bát Ngô hơn bồ bát đá (đàn). (LGIII, 197; VCh,17; VD, 426; NL,189) Nghĩa: - Một phần của cái tốt đẹp cũng còn hơn nhiều cái mà kém tốt đẹp. (LG, VC, VD) - Những kẻ cùng tầm thường như nhau mà lại hợm hĩnh khinh nhau. (VC, NL) 261. - Máu chảy tới đâu, ruồi bâu tới đấy. (LGIII, 200; VCh, 21; NL, 190) Nghĩa: -Quyền lợi ở đâu thì kẻ thấp hèn bâu theo đó mà kiếm ăn.(LG,VC) - Cùng họ hàng với nhau thì không dễ bỏ nhau, mà phải bênh vực nhau. (NL) 262. - May mùa đông, trồng mùa xuân. (LGIII, 203; VD, 427; NL, 190) - May mùa sông, đông mùa bể. (LGIII, 203) - May mùa sông, dong mùa đồng. (VD, 427) Nghĩa: - Kinh nghiệm may mặc và trồng trọt: nên may mặc vào mùa đông vì trời giá lạnh, nên trồng trọt vào mùa xuân vì cây dễ tăng trưởng. (LG, NL) - Kinh nghiệm đánh bắt cá : mùa có gió may là mùa cá sông nhiều, mùa có gió đông là mùa cá bể nhiều. (LG) - Được mùa cá sông thì mất mùa cá đồng. (VD) 263. - Măng sông, ếch giếng, chó nhà chùa. (LGIII, 207; VD, 428) Nghĩa: - Những con vật sống ở những môi trường này thì gầy ốm, thịt không ngon. (LG) - Những con vật sống ở những môi trường này thì thịt ăn ngon, sạch. (VD) 264. - Mất lòng còn ruột. (LGIII, 222; NL, 194) - Hết lòng còn ruột. (LGIII, 222) Nghĩa: - Mất thứ nọ nhưng vẫn còn được thứ kia. (LG) - Mất lòng họ nhưng được lợi cho mình. (LG) - Tuy không bằng lòng nhưng vẫn có tình với nhau. (NL) 265. - Mất mùa chủ nhà, chứ không mất mùa con ở. (LGIII, 223; VD, 430) Nghĩa: - Mất mùa thì chủ nhà chịu, chứ không phải con ở. (LG) - Càng đói kém càng nhiều người phải đi ăn mài ở đợ. (VD) 266. - Mẹ lừa ưa con ngựa. (LGIII, 229) - Mẹ lừa ưa con ngọng. (VD, 432) Nghĩa: - Người trên bất chính thì sẽ ưa dùng những kẻ dưới gian tà.(LG) - Kẻ gian dối không thích có bề tôi ngay thẳng. (VD) 267. - Miệng ai tai nấy. (LGIII, 238) Nghĩa: - Miệng ai nói thì tai người ấy nghe. (LG) - Tai họa ở miệng mà ra. (LG) - Chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. (LG) 268. - Miệng khôn, trôn dại. (LGIII, 240; VCh, 67; NL, 198) Nghĩa: - Người con gái nói khôn ngoan, đức hạnh nhưng lại đi lang chạ, làm việc dại dột lỡ lầm. (LG, VC, NL) - Miệng càng ăn miếng ngon thì đau bụng, tháo dạ nhiều. (LG) 269. - Miệng ông cai, vai thằng lính. (LGIII, 242) - Miệng ông cai, vai đầy tớ. (VCh, 68; VD, 435; NL, 198) Nghĩa: - Người trên thì nhàn hạ, lấy miệng mà sai bảo. Còn kẻ dưới thì cực nhọc, dùng sức lực mà làm. (LG, VD) - Miệng thì sai bảo nhưng phải tự làm lấy. (NL) - Bọn tôi tớ nhà quan cậy quyền của chủ để dọa nạt dân lành nhưng thực chất chúng chỉ là hạng sai nha, tôi tớ. (VC) 270. - Mỗi người một điều, dỡ lều mà đi. ( LGIII, 256; VD, 438 ) Nghĩa : - Việc của mình thì mình tự suy tính, lo liệu, không nên nghe lời nhiều người bàn tán. ( LG ) - Ai cũng bảo thủ, không biết nhường nhịn nhau sẽ không sống cùng nhau được. ( VD ) 271. - Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng. ( LGIII, 264 ) - Một câu nói ngay làm chay cả tháng. (VCh, 86; NL, 201) Nghĩa: - Nói thẳng nhiều khi nguy hại, ân hận làm chay cả tháng. (VC) - Chỉ cần một câu nói thẳng thắn cũng bằng cầu Phật cả tháng (LG, NL) 272. - Một lần thì kín, chín lần thì hở. (VD, 442) - Một kín, mười hở. (NL, 203) - Một kín, chín hở. (LGIII, 267; VCh, 94) Nghĩa: -Chê người nào không giữ kín được một điều bí mật. (LG, VC NL) - Làm việc mà khéo léo, cẩn thận, chu đáo thì chỉ một lần cũng xong; còn cẩu thả thì làm đi làm lại cũng không ra gì. (VD) - Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu giếm được. (VD) 273. - Một mái chèo xuôi, mười mái chèo ngược. (LGIII, 270) - Một mái chèo xuôi, một mái chèo ngược. (NL, 203) - Một mái chèo xuôi bằng mười mái chèo ngược. (VCh, 99) Nghĩa: - Một người xây dựng, nhiều kẻ phá đi. (LG) - Nói lên mâu thuẫn giữa hai người cùng làm một việc. ( NL ) - Lời khuyên nên chọn giải pháp thuận lợi mà làm. ( VC ) 274. - Một mặt hơn mười gói. (VCh, 100; NL, 203; LGIII, 271) Nghĩa: - Cho quà cáp nhiều cũng không bằng tay bắt mặt mừng một lần. (VC, LG) - Thà được ít nhưng nhìn thấy, còn hơn có lời hứa được nhiều nhưng chưa nhìn thấy. (NL) 275. - Một nuộc lạt, một bát cơm. (LGIII, 274; VD, 444) - Một nút lạt, một bát cơm. (NL, 205) Nghĩa: -Làm việc gì quan trọng thì phải làm cho chắc và phải tốn công (LG) - Chê người làm công làm ít mà đòi ăn nhiều. (VD, NL) 276. - Một tiền gà, ba tiền thóc. (LGIII, 276; VCh, 112; VD, 444; NL, 205) Nghĩa: - Vốn bỏ ra lúc đầu không bằng vốn bỏ ra tiếp theo để xây dựng, nuôi dưỡng. (LG, VD) - Món lợi nhỏ, thiệt thòi lớn. (VC, NL) 277. - Năm tiền có chứng, một quan có cớ. (LGIII, 307; VD, 452) - Năm tiền có chứng, năm quan có cớ. (VCh, 160; NL, 213) Nghĩa: - Sự cần thiết phải có chứng cớ khi giao nhận tiền bạc. (LG) - Đồng tiền làm thay đổi phải trái trắng đen. (VC, VD, NL) 278. - Nắn ( nắm ) bùn thành khuôn. (LGIII, 312; VD, 453) Nghĩa: - Vật, người kém cõi nếu sử dụng phù hợp thì có thể trở thành hữu ích được. (LG) -Việc làm khó khăn hoặc điều phi lí, không thể đạt được kết quả(VD) 279. - Nắng đan đó, mưa gió đan gàu. (VCh, 166; VD, 454; NL, 214) Nghĩa: - Chê người không biết thời vụ, không biết tính toán khi làm việc. (VC) - Chuẩn bị trước phương tiện để đến lúc cần có ngay mà dùng (VC, VD, NL) 280. - Ngon mồm, ôm miệng. (LGIII, 427) Nghĩa: - Ăn ngon mồm, ăn nhiều của người ta thì phải kín mồm, không nói gì được nữa. (LG) - Ăn nhiều, ngon mồm rồi sinh bệnh, mang tai họa thì sẽ ôm mồm mà la. (LG) 281. - Ngồi dai nai tác. (LGIII, 433) - Ngồi dai khoai nát. (VCh, 208; VD, 461; NL, 221) Nghĩa: - Gặp nhau mà nói chuyện lâu quá thì sẽ có sự không hay, không đẹp xảy ra. (LG, VC, VD, NL) - Gặp nhau không nên nói chuyện kéo dài làm mất thời gian, hỏng việc chủ nhà. (VC, VD, NL) 282. - Ngồi đống thóc, móc đóng tiền. ( LGIII, 433; VCh, 209; VD, 461; NL, 221) Nghĩa: - Có nhiều của cải là giàu chứ không phải có tiền mới là giàu, vì có của là sẽ có tiền. (LG, VC, NL) - Chê kẻ có tính tham lam. (VD) 283. - Ngựa nào gác được hai yên. (LGIII, 449; VD, 462; NL, 223) Nghĩa: - Cùng một lúc không thể có hai người cùng sử dụng, cùng điều khiển một công việc, một phương tiện được. (LG, VD) - Một người không thể chịu đựng được hai sự áp bức, cũng như phụ nữ không muốn có hai chồng. (VD, NL) 284. - Người chết, của hết. (LGIII, 453; VCh, 220; NL, 224) Nghĩa: - Người còn sống thì làm ra của, nếu chết rồi thì đâu còn có của làm ra nữa. (LG, VC) - Khi ốm đau tốn kém nhiều tiền của, đến khi chết thì trong nhà khánh kiệt. (NL) 285. - Người là vàng, của là ngãi. (LGIII, 457; VCh, 227; VD, 463; NL, 225) Nghĩa: - Con người là quý hơn cả, còn của cải chỉ là phương tiện để giao tiếp với nhau mà thôi. (LG, VC, VD, NL) - Người ví như là vàng, của ví như là ngãi. Của quý hay không tùy theo dùng vào việc chính nghĩa hay phi nghĩa. 286. - Người làm sao, chiêm bao làm vậy.(LGIII, 457;VCh, 227;VD, 464; NL, 225) Nghĩa: - Loại người nào thì mơ tưởng theo loại người đó. (LG) - Chỉ người nhẹ dạ, nông nổi, hùa theo người khác. (VD) - Người vụng về, xấu xa có những việc làm đúng như tính cách của họ. (VC, NL) 287. - Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối. (LGIII, 469; VCh, 242; VD, 466; NL, 228) Nghĩa: - Làm công việc khó khăn, nặng nhọc mà cảm thấy mệt mỏi thì nên đổi phương tiện khác cho thích hợp để dễ làm mà tiếp tục, đừng bỏ dở. (LG) - Chê kẻ làm việc tồi lại đổ tại công cụ. (NL) - Cung cách làm ăn dềnh dàng tắc trách của người làm thuê trong xã hội cũ. (VD) - Lời khuyên ai cũng phải làm việc. (VC) 288. - Nhất mẹ, nhì cha, thứ ba bà ngoại.(LGIII, 485; VCh, 256; VD, 469; NL, 231) Nghĩa: - Thứ tự quyền hành. (LG) - Mức độ tình cảm của người Việt trong quan hệ thân thuộc (VC, VD, NL) 289. - Nhất rậm râu, nhì bầu bụng. ( LGIII, 487) Nghĩa: - Lời khuyên con nít khi ra đường phải kính nể, nhường bước cho các cụ già, người mang bầu. (LG) - Lời nói đùa của những kẻ có râu và những người có chửa.(LG) - Tướng đàn ông sang trọng, oai vệ. (LG) 290. - Nhẹ như lông, quẳng chẳng đi, Nặng bằng chì lại xa lăng lắc. (LGIII, 492) Nghĩa: - Hành động mạnh với đối tượng yếu kém thì không có tác dụng bao nhiêu. Hành động mạnh với đối tượng mạnh mẽ thì sẽ có kết quả lớn. (LG) - Ăn ở nhún nhường, khiêm tốn thì người dù dữ cũng chẳng hành động đến mình. Kiêu căng, hách dịch thì dễ bị người ta hại.(LG) 291. - Nhiều con, dòn mẹ. (LGIII, 493) - Nhiều con, giòn mẹ. (VCh, 268; VD, 471; NL, 232) Nghĩa: - Có nhiều con thì mẹ được vui vẻ mọi mặt. (LG, VD) - Lời nói đùa người phụ nữ có nhiều con càng đẹp ra. (VD, NL) - Nhiều con thì thân xác mẹ khổ cực, tiều tụy. (VC) 292. - Nhổ cây sống, trồng cây chết. (LGIII, 497; VD, 472; NL, 233) Nghĩa: - Bỏ sự thật ngay lành để thay vào sự giả dối, chết chóc.(LG,NL ) - Hành động lẩn thẩn, lẩm cẩm. (VD) - Tính làm việc có kết quả hơn, ai ngờ lại xấu hơn. (LG) 293. - Nhờ ông vãi, húp nước xuýt. (LGIII, 499; NL, 233) Nghĩa: - Nhờ người trên mà kẻ dưới cũng được hưởng chút ít. (LG) - Định nhờ vả một người thân thế nhưng rút cuộc chẳng được gì (NL) 294. - Nóc nhà xa hơn chợ. (LGIII, 331) - Nóc nhà xa hơn kẻ chợ. (VCh, 291; VD, 476; NL, 238) Nghĩa: - Ở gần nhau mà không có việc liên quan thì ít tiếp xúc với nhau, còn ở xa nhau nhưng có nhiều việc liên quan thì lại phải tiếp xúc nhau luôn. (LG) - Việc thiết thân lại không được chú ý bằng việc viễn vong.(VD) - Ở gần người mà không có tình cảm thì không thể thân nhau bằng người ở xa. (VC, NL) 295. - Nói trước thì bước không tới. (LGIII, 381) - Nói trước mà bước không dời. (VCh, 311; NL, 241) Nghĩa: - Lời khuyên không nên nói trước là sẽ làm được khi làm việc gì thì sẽ khó đạt kết quả do chủ quan. (LG) - Nên rút tỉa kinh nghiệm của người khác và của bản thân để không còn tái phạm đáng tiếc nữa. (VC) - Chê kẻ chỉ hô hào người khác làm gì nhưng chính mình thì không làm. (NL) 296. - Nồi đồng sôi, nồi đất cũng sôi. (VCh, 319; NL, 242) Nghĩa: - Đã là người thì ai cũng như ai, có khác nhau chỉ là sự giàu sang, nghèo hèn. (VC) - Chê bai kẻ học đòi những người hơn mình. (VC, NL) 297. - Nuôi con trống dạ, đổ vạ ông vải. (LGIII, 404) - Nuôi con trong dạ, đổ dạ cho ông vải. (VD, 480) Nghĩa: - Bất lực với người dưới, bất hiếu với người trên. (LG) - Có thai nghén cần phải kiêng khem, cẩn thận vì dễ xảy ra nguy hiểm. (LG, VD) 298. - Nuôi heo lấy mỡ, nuôi đứa ở đỡ chân tay. (LGIII, 406; VCh, 329; NL, 244) Nghĩa: - Nên nuôi heo và người ở đợ để phụ cho việc ăn uống và làm lụng (LG) - Tâm lí ích kỉ của kẻ nhà giàu trong xã hội cũ, chuyên bóc lột người lao động. (VC, NL) 299. - Nước giữa giòng, chê trong chê đục, Vũng trâu nằm, hì hục khen ngon. (LGIII, 412; VCh, 341; NL, 246) Nghĩa: - Chỗ tốt, cái tốt thì chê; chỗ xấu, cái xấu thì lại ham. (LG, VC) - Sự đánh giá tùy theo tâm trạng và nhu cầu của từng lúc. (NL) 300. - Nước khe đè nước suối. (LGIII, 413; VCh, 341; NL, 246) Nghĩa: - Người trên đè người dưới. (LG) - Nước trong khe trong lành hơn nước suối. (NL) - Kẻ tiểu nhân đắc thế lên mặt hiếp đáp người quân tử. (VC) 301. - Ốm tiếc thân, lành tiếc của. (LGIII, 518; VD, 488; VCh, 360; NL, 249) Nghĩa: - Tiếc của một cách vô lối dù của ấy đã dùng vào việc chính đáng. (LG, VC) - Khi đau ốm lo tính mệnh, lúc khỏe mạnh thì lo làm ăn giữ của. (VD, NL) 302. - Ống tre đè miệng giạ (gạt). (LGIII, 521; VCh, 366) Nghĩa: - Phép tắc giữ cho mọi việc trong xã hội ở một mức nhất định, không cho ai làm hơn, làm kém. (LGIII, VC) - Người trên dùng lề luật mà bịt mồm, mịt miệng kẻ dưới hoặc không cho vươn lên. (LG) 303. - Phải tội mua mạ, phải vạ mua thơm. (LGIII, 528) - Phải tội mua mạ, phải vạ mua than. (NL, 253) Nghĩa: - Làm hai việc tội vạ là hớt chởm và cắt đầu mạ và thơm. (LG) - Đừng thấy cái gì tươi tốt bên ngoài mà cho là tốt thì sẽ lầm. (LG) - Mạ chóng héo, than dễ gây dơ bẩn, làm những việc hay bị chê trách, dễ phiền hà vào thân. (NL) 304. - Quan văn mất một đồng tiền, Làm cho quan võ mất liền Quận Công. (LGIV, 18; NL, 260) Nghĩa: - Mưu trí thắng vũ dũng và một phát tên hạ được hai con nhạn (LG) - Chế giễu bọn quan văn quá coi trọng đồng tiền. (NL) 305. - Quan viên tháng Giêng, tuần phiên tháng Mười. (LGIV, 19; VCh, 411; VD, 506; NL, 260) Nghĩa: - Vào dịp mà những người có phận sự lo việc chung trong làng được hưởng lộc, có ăn uống no đủ. (LG, VC, VD) - Sự thay đổi nhanh chóng cương vị trong xã hội. (VD, NL) 306. - Quan xa bản nha gần. (VCh, 411; VD, 507; NL, 260) Nghĩa: - Nên biết cách làm việc phù hợp. (VC, VD) -Phê phán việc ăn hối lộ của bọn nha lại thời phong kiến. (VC,NL) 307. - Quần manh dẫn quần manh. (LGIV, 30; NL, 261) - Quần manh vẫn quần manh. (LGIV, 30; VCh, 415; VD, 510) Nghĩa: - Bọn người ngu dốt lại dạy dỗ bọn người ngu dốt. (LG) - Nghèo nàn, đói rách vẫn cứ nghèo như xưa cũ. (LG, VC, VD) - Người lao động nghèo khổ đoàn kết, tụ tập thành lực lượng chống bọn phong kiến. (NL) 308. - Quen biết dạ, lạ biết áo. (LGIV, 34) - Quen sợ dạ, lạ sợ áo. (LGIV, 34) - Quen biết dạ, lạ hỏi tên. (VCh, 416; VD, 511; NL, 262) Nghĩa: - Đánh giá con người theo bề ngoài hay bề trong do ở quen và lạ. (LG, VC) -Lời dạy trẻ em đối xử thế nào khi có người khách đến nhà(VD, NL) 309. - Quen mặt, đắt hàng. (LGIV, 34; VCh, 416; VD, 511; NL, 262) Nghĩa: -Quen được nhiều người, lâu dài sẽ bán hàng được nhiều(LG, VD) - Trách người bán hàng càng quen càng bán đắt. (VC, NL) 310. - Ra tay thóc xay ra gạo. (LGIV, 45) - Ra tay gạo xay ra cám. (VCh, 423; VD, 517; NL, 264) Nghĩa: - Làm việc có kết quả. (LG, VC, VD) - Giễu những kẻ khoe khoang là tài giỏi, nhưng thực tế chẳng giỏi giang gì. (NL) 311. - Rau muống tháng chín, nhịn cho mẹ chồng. (VCh, 425; HVH, 399; VD, 519; NL, 265) Nghĩa: - Chỉ sự nhường nhịn lẫn nhau trong ăn uống. (VC, NL) - Nàng dâu ghét bỏ mẹ chồng. (VC, VD, NL) 312. - Ráy không ngứa, môn ngứa nỗi gì. (GIV, 49) - Môn không ngứa mà khoai ngứa nỗi gì.(Ch, 82; NL, 200) Nghĩa: - Người có khả năng mà lại không gây sự, còn người không có khả năng thì lại gây sự là thế nào. (LG) -Người trong cuộc không nao núng, sao mình lại băn khoăn(VC, NL) 313. - Rắn mai tại chỗ, rắn hổ về nhà. (LGIV, 51; NL, 266; VD, 521) Nghĩa: - Rắn mai cắn thì bị chết ngay tại chỗ, còn rắn hổ thì thường về đến nhà mới chết. (LG) - Rắn mai gầm thường ở trong hang, còn rắn hổ mang thì thường ra ngoài. (NL, VD) 314. - Rắn rết bò vào, cóc nhái bò ra. (LGIV, 51; VD, 521; NL, 266) Nghĩa: - Bọn hung dữ đến thì kẻ hèn yếu phải bỏ chạy, lánh xa.(LG,VD) - Nói một nơi hoang vu, không người qua lại. (NL) 315. - Rủi tay, may vai. (LGIV, 57; VD, 526) Nghĩa: - Đáng lẽ người trên phải gánh tai họa nhưng họ gặp may nên không bị mà người dưới bị rủi ro nên phải hứng chịu. (LG) - Tay phải xách thì vai đỡ phải vác. (VD) 316. - Rượu không say, say về chén. (VD, 530; NL, 270) - Rượu không hay, hay vì nhắm. (LGIV, 66) Nghĩa: - Cái duyên mặn mà của con người khiến cho người ta say đắm hơn cả rượu. (VD) - Hình thức át nội dung. (NL) - Uống rượu không giỏi nhưng ăn thức ăn thì giỏi. (LG) 317. - Sắc nanh chuột ( đâu ) dễ cắn được cổ mèo. (LGIV, 73; VCh, 455; NL, 273) Nghĩa: - Khả năng của kẻ yếu kém đâu thể thắng được, làm hại được người trên dũng mãnh. (LG, VC) - Dù kẻ thù có nguy hiểm thế nào, nếu mình có mưu mẹo, có phương tiện thì mình cũng thắng. (NL) 318. - Săn sóc chẳng bằng góc ruộng. (LGIV, 74; VD, 533; NL, 273) Nghĩa: - Làm ruộng là căn bản, hơn làm những việc vặt này nọ. (LG) - Ruộng ở góc tốt hơn ruộng ở giữa đồng. (NL) -Chăm nom cho non cái chẳng bằng để cho con cái ruộng nương(VD) 319. - Sâu ao cao bờ. (LGIV, 76; VD, 534; NL, 273) Nghĩa: - Làm việc này thật tốt thì cũng ảnh hưởng tốt qua việc khác nữa(LG) - Kinh nghiệm nuôi cá ao: ao sâu, bờ cao thì cá không đi được. (VD, NL) 320. - Sẩy đàn, tan nghé. (LGIV, 77; HVH, 419; VCh, 460; VD, 534; NL, 274) Nghĩa: - Ra khỏi đàn thì con nghé con không còn nơi nương tựa nữa và sẽ bị hư hỏng, tan nát. (LG) - Một tai họa xảy ra làm cho gia đình tan nát, chia lìa.(HVH,VC, VD, NL) 321. - Sẩy nồi vớ rế. (LGIV, 79) - Sẩy nồi rơi rế. (VCh, 460; NL, 274) Nghĩa: - Mất cái chính chỉ còn giữ được cái phụ. (LG) - Chê những kẻ ăn uống tham lam quá độ. (NL) - Bộ phận này hỏng cũng ảnh hưởng bộ phận liên quan. (VC) 322. - So tày, vót nhọn. (LGIV, 82; NL, 275) - So tày, vạt nhọn. (VD, 535) Nghĩa: - Dùng cái gì thì có kết quả thế ấy. (LG) - Đề ra những yêu cầu hết sức chặt chẽ. (VD, NL) 323. - Sơn lâm chẻ ngược, vườn tược chẻ xuôi. (LGIV, 89; VD, 539) - Sơn lâm chê ngược, vườn tược chê xuôi. (NL, 279) Nghĩa: - Một kinh nghiệm chẻ cây: cây mọc ở rừng núi thì chẻ ngược từ ngọn trở xuống. Còn cây mọc ở vườn tược thì chẻ xuôi từ góc lên ngọn. Làm như vậy dễ chẻ và đều hai miếng,.. (LG, VD) - Phê phán kẻ khó tính, nơi nào cũng không ưng ý. (NL) 324. - Sượng mẹ bở con. (LGIV, 95; VD, 54 ; NL, 280) Nghĩa: - Cái xấu, dở mà sinh ra cái tốt, hay. (LG) - Mẹ phải chịu đựng khó khăn để nuôi con được sung sướng.(NL) - Một kinh nghiệm chọn khoai sọ : củ cái ăn sượng, không ra gì thì củ con ăn ngon bở. (VD) 325. - Tắm khi nào, vuốt mặt khi ấy. (LGIV, 114; VCh, 531; VD, 547) Nghĩa: - Được dịp làm đẹp làm tốt thì làm cái bề mặt trước hết cho người ta thấy. Có điều kiện khoe cái đẹp thì cần phải khoe hết ra.(LG) - Không nhớ ơn trước sau, giàu rồi quên lúc nghèo,... (VC, VD) 326. - Thà ăn đâu, chẳng thà ăn trầu cách mắt. (LGIV, 161) - Thà ăn đâu, chẳng thà ăn giàu cách mắt. (NL, 287) Nghĩa: - Trách vì lời mời có sự lựa chọn, phân biệt. ( LG) - Đi đâu có nhau còn hơn giàu mà phải xa nhau. (NL) 327. - Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ. (LGIV, 172) Nghĩa : - Ngày giỗ Lê Lợi và bà Triệu Ẩu tại Thanh Hóa. (LG) - Ngày giỗ của Trần Quốc Tuấn và chúa Liễu Hạnh. (LG) 328. - Thẳng da bụng, chùng da mặt. (LGIV, 183) - Thẳng da lưng, chùng da mắt. (VD, 555) Nghĩa: - Tham lam quá thì sẽ mắc bệnh, chịu hậu quả. (LG) - Ăn no bụng thì hay buồn ngủ. (VD) 329. - Thẳng da lưng, chùng da bụng. (LGIV, 183; VD, 555; NL, 291 ) Nghĩa: - Nói người làm việc, lạy lục nhiều mà chẳng được lợi gì. (LG) - Nói người ngay lưng đứng thẳng không chịu làm việc thì bụng đói. (VD, NL) 330. - Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề. (VCh, 547; VD, 557; NL, 292) Nghĩa: - Ở đâu cũng có người phụ trách công việc riêng ở đấy, do đó tùy việc mà đến đúng nơi. (VC) - Những thứ mà người dân quê rất sợ. (VD, NL) 331. - Thuyền cứ mạn, quán cứ vách. (VCh, 585; VD, 564) Nghĩa: - Vị trí đo để tính lớn nhỏ. VC) - Thái độ vô trách nhiệm, hành động một cách tùy tiện, bừa bãi. (VD) 332. - Tiền nằm, lãi chạy. (LGIV, 130; NL, 307) Nghĩa: - Tiền không hoạt động gì thì lãi nó chạy xa, chẳng ra lãi. (LG) - Than phiền là vay nặng lãi, tiền chưa dùng được đã phải chịu lãi (NL) 333. - Tiền ngắn, mặt dài. (LGIV, 131; VCh, 613; NL, 307) Nghĩa: - Thấy có ít tiền thì buồn và giận. (LG) -Than phiền là tiền vay ít mà cứ lo lắng không trả được nợ.(VC, NL) - Tiền là quý nhưng danh dự quan trọng hơn. (VC) 334. - Tốt tóc nặng đầu, tốt râu nặng cằm. (VCh, 640; VD, 537; NL, 313) Nghĩa: - Bà con đông, bạn bè nhiều thì cũng lắm phiền phức. (VC) - Tốt tóc tốt râu chẳng ích lợi gì. (VD, NL) 335. - Trai khôn tránh khỏi đòn quan, gái khôn tránh khỏi đòn chồng. (VCh, 647; VD, 574; NL, 314) Nghĩa: - Không sai phạm thì ai đâu xử tệ với mình. (VC, VD) - Sự bất công trong xã hội phong kiến : quan lại có thể đánh dân, chồng có thể đánh vợ. (NL) 336. - Trâu đạp cũng chết, voi đạp cũng chết. (VCh, 664; VD, 579; NL, 318) Nghĩa: - Có nghèo thì nghèo cả đời chứ không một vài bữa. Vì vậy, nếu cần phải xài cũng không nên quá ngần ngại. (VC) - Bị ai bóc lột, áp bức đều khổ. (VC, VD, NL) 337. - Trâu trắng đi đâu mất mùa đến đấy. (NL, 319; VD, 581; VC, 666) Nghĩa: - Thực ra trâu trắng hay trâu đen cũng thế thôi. Nói người tự phàn nàn là mình không có số may, nên làm việc gì cũng thất bại. (NL) - Nêu một quan niệm duy tâm, không có cơ sở khoa học; số làm ăn không ra gì, luôn gặp rủi ro thua thiệt. (VD) - Người mình ít ai nuôi trâu trắng vì cho nó xui xẻo. Nơi nào có trâu trắng ra đời là nơi đó bị mất mùa. Điều này là do tin dị đoan. (VC) 338. - Trống hết hơi mõ chẳng còn cốc. (VCh, 687; VD, 586; NL, 323) Nghĩa: - Lúc giàu, quyền thế thì nhiều người tới lui. Lúc sa cơ thất thế thì họ xa lánh. (VC) - Người này đã kiệt sức rồi thì người kia cũng không cầm cự được nữa. (VC, VD, NL) 339. - Tửu nhập tâm như hổ nhập lâm. (LGIV, 159; VCh, 720; VD, 592; NL, 330) Nghĩa: -Rượu vào lòng như hổ vô rừng vậy: sẽ bốc, sẽ quậy,...(LG, VC,VD) - Tác hại của rượu phá hại cơ thể như hổ giết hại các con vật nhỏ trong rừng. (NL) 340. - Vụng chèo khéo chống. (VCh, 777; HVH, 526; VD, 609; NL, 344) - Vụng chèo khéo trống. (HVH, 526) Nghĩa: - Làm dỡ nhưng khéo chống chế, bào chữa.(VD, HVH, VC, NL) - Hát không hay nhưng khéo đánh trống thì cũng nghe được. (HVH ) - Chèo thuyền không được mà chống giỏi thì kết quả vẫn khả quan. (VC, HVH) 341. - Xanh vỏ đỏ lòng. (VCh, 785; HVH, 532; VD, 613; NL, 347) Nghĩa: - Bề ngoài xấu nhưng bên trong tốt. (VC, VD, HVH) - Bề ngoài tốt nhưng bên trong xấu. (VC, NL)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN012.pdf
Tài liệu liên quan