Luận văn Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án được tài trợ bởi ngân hàng do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện

KẾT LUẬN Trải qua một thời gian hoạt động, kiểm toán độc lập tại Việt Nam đãdần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự nhìn nhận của mọi người đối với lĩnh vực kiểm toán đã thay đổi. Hoạt động kiểm toán không phải đơn thuần là hoạt động kinh doanh kế toán mà nó cònlà công cụ quản lý đối với nền kinh tế vĩ mô. Với cách nhìn nhận đó, các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào hoạt động kiểm toán của Việt Nam. Kiểm toán sẽ mang lại cho họ một sự tin tưởng vững chắc vào tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có được những quyết định đúng đắn. Kiểm toán báo cáo tài chính dự án được tài trợ của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cách điều hành, quản lý từng dự án mà nó còn cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả từng dự án giúp cho ban lãnh đạo và nhân viên dự án nhận thức và đưa ra quyết định đúng đắn.

doc76 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án được tài trợ bởi ngân hàng do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương trình dự án lớn. Công ty đã bổ nhiệm làm kiểm toán cho các dự án do Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) tài trợ như: Dự án nâng cấp và khôi phục quốc lộ 1 lần 1 (UB1), dự án nâng cấp và khôi phục quốc lộ 1 lần 2 (UB2), Dự án cải tạo cấp thoát nước TP Hồ Chí Minh (ADB), dự án cải tạo cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã (ADB), dự án thủy lợi đồng bằng sông Hồng (ADB), dự án tăng cường năng lực cho hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, dự án chuẩn đoán mẫu ngành xi măng... Cũng như các cuộc kiểm toán khác, qui trình kiểm toán báo cáo tài chính dự án được thực hiện theo 3 bước: - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán. - Kết thức kiểm toán. Trong năm 2003 vừa qua, Công ty đã thực hiện cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”, dự án cải tạo cấp nước và vệ sinh các thành phố, thị xã (ADB). Quy trình kiểm toán của dự án được thực hiện như sau: 2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Thông thường vào cuối niên độ kế toán, căn cứ vào dự kiến, nhu cầu dịch vụ, Công ty sẽ gửi thư chào hàng đến các khách hàng kiểm toán. Thư chào hàng là bức thông điệp giới thiệu về uy tín, chất lượng dịch vụ của AASC. Khi được khách hàng chấp nhận kiểm toán và gửi thư mời kiểm toán đồng xét các khả năng chấp nhận kiểm toán, công ty sẽ phân công nhóm kiểm toán và triển khai công việc kiểm toán. Đối với mỗi khách hàng cụ thể, AASC sẽ thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp. Trước khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên đều bắt đầu bằng việc tìm hiểu tình hình chung của khách hàng, các công việc này nhằm tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán. 2.1a. Tìm hiểu về dự án và đơn vị thực hiện dự án: Trước khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải gặp gỡ ban đầu với các cán bộ của dự án, xem xét các tài liệu của dự án tại văn phòng, phỏng vấn các cán bộ thuộc văn phòng dự án, hay thu thập thông tin qua các bên hữu quan, tìm hiểu mục đích qui mô, đơn vị tài trợ, địa điểm, thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện dự án, trường trọng điểm trung tâm nghiên cứu khoa học dạy nghề (thuộc tổng cục dạy nghề). 2.1b. Thu thập thông tin cơ sở: Khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính cho dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề niên độ kế toán 31/12/2002, trong quá trình tìm hiểu, kiểm toán viên đã thu thập các thông tin sau: Dự án “giáo dục kỹ thụât và dạy nghề” được tài trợ theo hiệp định vay số 1655 VIE (SF) giữa Chính phủ Việt Nam với ngân hàng phát triển Châu á, hiệp định tín dụng số 282/NDF giữa Chính phủ Việt Nam với quỹ phát triển Bắc Âu và thỏa ước tín dụng số (VN 104601 F giữa Bộ Tài chính Việt Nam với cơ quan phát triển Pháp. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 121 triệu USD được tài trợ từ các nguồn vốn vay ngân hàng phát triển Châu á (ADB) 38.321 SDR (ằ 54 tr USD) Vốn vay AFD 12.8 tr EU ằ 15 tr USD Vốn vay NDF 5 tr SDR ằ 7 tr USD Vốn viện trợ không hoàn lại của tổ chức (Jica) 24 tr USD Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 21 tr USD Trong đó vốn hành chính sự nghiệp 37.341.000 USD do ban quản lý dự án trung ương, 13 tiểu ban và 1 trung tâm nghiên cứu khoa học dạy nghề thực hiện.Vốn đầu tư xây dựng dự kiến là 40.433.000 USD gồm đầu tư cho xây lắp là 8.300.000 USD, đầu tư cho mua sắm thiết bị 32.133.000 USD, thực hiện tại 13 trường và trung tâm, số còn lại là 19.136.000 USD được sử dụng để thanh toán cho các khoản về thuế, lệ phí, dịch vụ phí và dự phòng phí. + Chế độ kế toán áp dụng: Chuẩn mực kế toán áp dụng Chính sách tài chính áp dụng trong việc lập Báo cáo tài chính Hệ thống biểu và phương pháp lập Báo cáo tài chính theo Quyết định số 999 TC/QĐ/CĐKT ngày 21/1/96 của Bộ trưởng BộTài chính về chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp. Lập các báo cáo như yêu cầu tại khoản 1/yêu cầu về báo cáo của ADB Quyết định số 214/QĐ/2000/BTC ngày 28/12/2000 của Bộ tài chính về chế độ kế toán chủ đầu tư. 2.1c. Chương trình kiểm toán: Với những thông tin đã thu thập được trong các bước công việc ở trên, kiểm toán viên thiết kế chương trình kiểm toán, trong đó xác định các nội dung: Mục tiêu kiểm toán Phương pháp tiếp cận kiểm toán. Xác định công vịêc thực hiện Phân công kiểm toán viên Tổ chức phối hợp trong quá trình thực hiện. 2.1.c1. Mục tiêu kiểm toán + Mục tiêu kiểm toán : Mỗi chương trình dự án cụ thể chủ nhiệm kiểm toán sẽ xây dựng mục tiêu đặc thù cho từng dự án. Đối với dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề”, mục tiêu kiểm toán đượcxây dựng như sau: - Đưa ra ý kiến chuyên môn về tình hình tài chính dự án ngày 31/12/2002, về tình hình thu nhập và chi phí cho năm kết thúc vào thời điểm đó, đồng thời đưa ra ý kiến về tính hợp lệ của các yêu cầu thông tin độc lập không có báo cáo chi tiêu và trên báo cáo tài khoản đặc biệt. - Mọi nguồn vốn nước ngoài phải được sử dụng theo các điêù khoản ghi trong hiệp định vay Số1653-VIE (SE) giữa Chính phủ Việt Nam và ADB, hiệp định tín dụng Số 282 /NDE giữa Chính phủ Việt Nam với NDF ,thoả ước tín dúngố CVN 104601F giữa Chính phủ Việt Nam với AFD, đồng thời phải chú trọng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và phải theo đúng mục đích sử dụng vốn. - Vốn đối ứng phải được cung cấp và sử dụng theo các văn bản thoả thuận tài chính liên quan, chú trọng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và phải theo đúng mục đích sử dụng vốn. - Vốn đối ứng phải được cung cấp và sử dụng theo các văn bản thoả thuận tài chính liên quan, chú trọng đến tính kinh tế, tính hiệu quả và theo đúng mục đích sử dụng vốn. - Xây lắp, hàng hoá, dịch vụ phải được đầu thầu mua sắm theo các qui định của Chính phủ Việt Nam và qui định của các nhà tài trợ. - Các tài liệu, hồ sơ, sổ sách kế toán phải được lưu trữ theo hoạt động của dự án, đảm bảo sự liên kết rõ ràng giữa sổ sách kế toán và các báo cáo gửi tới cơ quan có thẩm quyền liên quan trong nước cũng như gửi cho ngân hàng phát triển Châu á, quĩ phát triển Bắc Âu. - Khi sử dụng tài khoản tạm ứng, các sổ sách kế toán phải được duy trì phù hợp với điều khoản của hiệp định vay ký với ADB. - Báo cáo tài chính đưa ra đánh giá đúng và rõ ràng về tình hình tài chính của dự án trong năm tài chính và cồng dồn cho đến thời điểm hiện tại. 2.1c2. Phương pháp tiếp cận kiểm toán: Việc hiểu được các hoạt động của dự án, các mục tiêu mà dự án cần đạt được cũng nhu các vấn đề khác ảnh hưởng tới hoạt động của dự án là chìa khóa để tiến hành các cuộc kiểm toán một cách hữu hiệu và có kết quả cao nhất. Khi bắt đầu cuộc kiểm toán dự án, kiểm toán viên sẽ thảo luận với ban quản lý dự án để xác định và thống kê những vấn đề được coi là đặc biệt coi trong. Kiểm toán viên rất chú trọng công việc trên vì điều đó giúp chúng tôi đưa ra được ý kiến nhận xét đúng đắn về Báo cáo tài chính của dự án. Cuộc kiểm toán sẽ được tiến hành theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam, các văn kiện đã ký kết và các tài liệu bổ sung hoặc điều chỉnh các văn kiện dự án đã được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt, các văn bản qui định riêng, dự án do cấp có thẩm quyền ban hành và các qui định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về quản lý nguồn vốn ODA. - Công tác kiểm toán của Kiểm toán viên luôn tập trung vào những lĩnh vực có tính rủi ro cao hơn sẽ được xác định trong quá trình kiểm toán cùng với các bộ phận phụ trách dự án. Việc đánh giá những yếu tố rủi ro của mỗi phần trong dự án và các quá trình thanh toán có liên quan cũng như việc áp dụng chế độ KSNB thích hợp sẽ làm bớt những rủi ro này và sẽ được nêu ra trong bản thiết kế kế hoạch kểim toán. Bằng cách tập trung vào lĩnh vực có tính rủi ro cao hơn, kiểm toán viên có thể thực hiện một đợt kiểm toán hữu hiệu và có hiệu quả trong phạm vi đảm bảo hợp lý các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán quốc tế do liên đoàn quốc tế (IFAC), các qui định về kiểm toán độc lập của nhà nước Việt Nam và các hướng dẫn về kiểm toán trong cẩm nang quản lý tài chính của dự án. - Kiểm toán số thực hiện bao gồm các bước kiểm tra và các thủ tục kiểm toán mà chúng tôi thấy cần thiết trong từng trường hợp để thu thập đầy đủ các bằng chứng về các số liệu và các thuyết minh trên Báo cáo tài chính của từng đơn vị. - Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện sao cho có thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán để có thể rút ra được kết luận đúng đắn, khả quan về đối tượng kiểm toán nhằm thực hiện tốt mục đích kiểm toán. - Cuộc kiểm toán sẽ được thực hiện tại VP BQLDATW, trường trọng điểm và trung tâm nghiên cứu khoa học dạy nghề. 2.1c3. Xác định công việc thực hiện: - Công việc kiểm toán dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề được thực hiện trên các sổ sách kế toán bao gồm các thủ tục: - Xin xác nhận của ngân hàng về số vốn rút từ ngân hàng. - Xác nhận vốn đối ứng và kiểm tra nguồn vồn theo đúng qui định của DCA. - Chọn mẫu các khoản chi tiêu lớn với hợp đồng, chứng từ gốc kèm theo để xác định xem các khoản chi tiêu đó có được phê duyệt đầy đủ không, hợp lý, có chứng từ theo đúng qui định và có cần thiết cho việc thực hiện theo mục đích của dự án và có hợp lệ để ngân hàng Châu á tài trợ hay không. - Xin xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của dự án tại thời điểm cuối năm. - Rà soát hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, thủ tục mua sắm, việc sử dụng trang thiết bị và tài liệu. - Kiểm tra các khoản thanh toán trực tiếp mua máy móc, thiết bị, dụng cụ tới đơn xin rút vốn, các chứng từ kèm theo và xem xét thủ tục phê duyệt phù hợp. - Xem xét báo cáo tài khoản đặc biệt, các khoản vốn nhận từ ngân hàng Châu á khớp với các bảng kê và sổ kế toán của ngân hàng. - Xem xét báo cáo chi tiêu trình lên Ngân hàng Châu á xin hoàn vốn từ tài khoản đặc biêt đảm bảo rằng các chi phí báo cáo trong báo cáo chi tiêu là hợp lệ đối với sự tài trợ của Ngân hàng Châu á và phù hợp với đơn vị xin rút vốn. + Phân công kiểm toán: Căn cứ vào những công việc cần thực hiện và tình hình nhân sự tại công ty, trưởng phòng hoặc phó phòng kiểm toán sẽ phân công người cho đoàn kiểm toán. Sau đó dựa vào số lượng nhân viên đoàn kiểm toán trình độ chuyên môn, khối lượng công việc, chủ nhiệm kiểm toán sẽ phân công công việc cho từng người. Thông thường các cuộc kiểm toán dự án có từ 5 đến 6 người, trong đó có 1 trưởng phó phòng, 3 đến 4 kiểm toán viên còn lại là trợ lý. 2. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán dự án được thực hiện một cách có hệ thống, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán chung nhất từ báo cáo cho đến kiểm tra chi tiết các khoản mục. Đối với các dự án được tài trợ bởi ngân hàng, công việc kiểm toán sẽ dựa trên các khoản mục trọng yếu như: khoản mục tiền, khoản mục tài sản cố định, khoản mục chi dự án, khoản mục tạm ứng, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ rút vốn về tài khoản đặc biệt, kiểm toán sao kê chi tiêu. Quá trình kiểm toán các khoản mục này được tiến hành song sóng với xem xét đánh giá chung về báo cáo tài chính. Cùng với những tài liệu được đơn vị cung cấp, những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ đã đánh giá, kiểm toán viên tiến hành các phương pháp kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, nếu có vấn đề gì phát sinh, đoàn kiểm toán sẽ cùng thống nhất lại ý kiến để điều chỉnh. Đối những tài khoản cần kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành số dư trên sổ cái, sổ chi tiết, so sánh số dư trên báo cáo tài chính, từ đó đánh giá được các biến động để thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp trong phần hành kiểm tra chi tiết. 2.1. Kiểm toán khoản mục tiền: Khoản mục tiền bao gồm: tiền mặt tồn quỹ (giấy bạc ngân hàng Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc...) Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền: xác định tính trung thực số tiền ghi trên các tài khoản trong báo cáo tài chính và các số dư của tài khoản tiền theo thời điểm ghi trên báo cáo. a) Sai phạm tiềm tàng: Bị ghi cao hơn so với thực tế: Trường hợp đơn vị mở nhiều tài khoản tại ngân hàng thường xảy ra có khoản tiền bị rút khống. Trường hợp gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, rủi ro là số dư cuối kì được chuyển sang đồng Việt Nam do áp dụng sai tỉ giá hối đoái. Trường hợp chênh lệch tỉ giá rút ngoại tệ và khi thanh toán đồng Việt Nam hoặc phát sinh của tiền gửi không được tuân theo qui định. b) Quy trình kiểm toán: Việc kiểm tra chi tiết khoản mục tiền mặt được các kiểm toán viên của AASC triển khai theo các bước sau: Tiến hành đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tài khoản tiền mặt với sổ tổng hợp, Bảng cân đối kế toán. Tiến hành gửi thư xác nhận TGNH và đối chiếu với số liệu trên sổ chi tiết TGNH. Nếu có chênh lệch thì tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự chênh lệch. Tiến hành kiểm kê TM tại thời điểm kiểm toán và căn cứ vào số phát sinh tăng, giảm, từ thời điểm kiểm toán tới thời điểm khóa sổ kế toán để tính ra số dư tài khoản TM tại thời điểm cuối năm. Chọn mẫu một số nghiệp vụ thu chi có qui mô lớn, bất thường để tiến hành kiểm tra chi tiết. Việc quyết định kiểm tra chọn mẫu nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào hệ thống kiểm toán nội bộ của khách hàng và vào thời gian kiểm toán. Đối với khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, AASC thường chọn mẫu từ 20-25%. Còn đối với khách hàng mà kiểm toán viên đã quyết định dừng kiểm tra chi tiết là chủ yếu thì qui mô chọn có thể lên tới 60-65%, thậm chí có thể kiểm tra tổng thể nếu kiểm toán viên thấy cần thực hiện. Việc kiểm tra chứng từ thu được thực hiện với qui mô nhỏ hơn so với chứng từ chi. Mẫu chọn tiến hành kiểm tra chi tiết và đối chiếu từ chứng từ gốc tới sổ sách để kiểm toán tính trọn vẹn trong việc vào sổ kế toán. Kiểm tra một số nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ và xem xét việc hạch toán chênh lệch tỷ giá và xem xét việc đánh giá lại chênh lệch tỉ giá cuối kì và bút toán hạch toán. Bảng 1: Đối chiếu số dư Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Ban quản lý dự án giáo dục và dạy nghề (A) Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục: Tiền mặt Bước công việc đối chiếu số dư; Tham chiếu: Người thực hiện: NVK Ngày thực hiện SD đầu kỳ Số PS tăng Số PS giảm SD cuối kỳ 994.532.000 2.856.415.000 2.425.011.000 1.425.936.000 ặ: Đối chiếu khớp với báo cáo tài chính của đơn vị g: Đã cộng dồn đúng Bảng 2: Kiểm tra chứng từ tiền mặt Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Ban quản lý dự án A Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục: Tiền mặt Bước công việc: Kiểm tra chi tiết chứng từ Tham chiếu: Người thực hiện: NVK Ngày thực hiện Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT 003 12/1 Chi mua điều hòa 642 9.162.000 016 21/2 Mua dụng cụ 6426 1 18.267.000 211 17/3 Chi tiếp khách 642 1.027.000 326 26/9 Tiền thưởng 6421 16.842.000 Bảng 3: Kết luận kiểm toán cho phần tiền mặt Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Ban quản lý dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề A Kết luận kiểm toán: Công việc đã tiến hành Tham chiếu: Năm kết thúc: 31/12/02 Công việc thực hiện đối với phần tài khoản 111 - đã tiến hành theo đúng chương trình trên các biểu chỉ đạo. Các vấn đề phát sinh: Các khoản chi đều đầy đủ chứng từ thanh toán, tuy nhiên hóa đơn GTGT không được lưu kèm theo phiếu chi tiền mặt. Đơn vị nên đính kèm hóa đơn GTGT để lưu vào phần chứng từ tiền mặt. Mua dụng cụ vượt so với qui định: 1.500.000 Kết luận: Dựa vào công việc đã thực hiện, theo ý kiến tôi: ngoại trừ vấn đề nêu trên, các dấu hiệu làm cơ sở cho phần TK 111- TM là thích hợp xét trên mọi khía cạnh trong yếu với tổng số dư 1.425.936.003 là tương đối trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước Người kiểm tra Người thực hiện 2.2. Kiểm toán khoản mục tài sản cố định Tài sản cố định bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Với những tài sản này, cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng nhằm sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng. Với các dự án do có tổ chức quốc tế tài trợ nói chung là ngân hàng, tài sản cố định được hình thành từ vốn tài trợ nên so với tài sản cố định ở các doanh nghiệp có một số điểm khác biệt, được coi như chi phí hoạt động của dự án. a) Sai phạm tiềm tàng: Bị ghi cao hơn so với thực tế b) Qui trình kiểm toán: Kiểm kê TSCĐ và đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán. Kiểm tra chứng từ, tài liệu kế toán, như HĐKINH Tế, hóa đơn tài chính Kiểm tra hao mòn TSCĐ: xem xét phương pháp áp dụng, tính nhất quán tỉ lệ khấu hao. Thực hiện kiểm tra chi tiết TSCĐ của dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề; kiểm toán viên phát hiện một số vấn đề sau: Bảng 4: Kiểm tra chi tiết TSCĐ Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Ban quản lý dự án B Niên độ kế toán: 2002 Khoản mục: TSCĐ Bước công việc: Kiểm tra chiết tiết Tham chiếu: Người thực hiện: NVK Ngày thực hiện Việc chi mua TSCĐ được phê chuẩn đúng thẩm quyền và tuân thủ các qui định. Một số chênh lệch nhỏ do qui đổi tỷ giá. Qua quá trình kiểm tra trên, các sai sót này nhỏ, không trọng yếu. Kết hợp với việc quan sát và đánh giá thực tế tài sản cố định đã mua sắm kiểm toán viên đi đến kết luận khoản mục TSCĐ được trình bày trung thực, hợp lý trên báo cáo chi tiết của dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. 2.3. Kiểm toán khoản mục chi dự án: Chi phí thực hiện dự án bao gồm: Chi phí thuê tư vấn, đền bù, chi phí thiết kế, chi phí quản lý, chi phí thực hiện hoạt động. Do tính chất quan trọng của khoản mục chi phí, quá trình kiểm toán phải đảm bảo kiểm tra ít nhất là 50% giá trị của từng khoản mục chi phí. + Kiểm tra chọn mẫu đối với các khoản chi mang tính chất thường xuyên: lương nhân viên dự án, điện, nước, điện thoại. + Kiểm tra toàn bộ: chi phí thuê tư vấn, mua sắm tài sản thiết bị. + Kiểm tra chọn mẫu các khoản tiền lớn và bất thường đối với các khoản chi không thường xuyên. Việc kiểm tra phải đảm bảo kiểm soát được vấn đề sau: - Đối chiếu với chứng từ gốc bằng các hóa đơn, hợp đồng và các chứng từ thanh toán hợp lý. - Kiểm tra xem các khoản chi có được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm tra các bằng chứng về việc đã nhận được hàng hóa hoặc đã thực hiện được một dịch vụ (biên bản giao nhận và bàn giao. Xác nhận của bộ phận về việc sử dụng dịch vụ). - Kiểm tra tính hợp lý của tỷ giá hối đoái đối với các khoản chi bằng ngoại tệ. - Kiểm tra tỷ lệ tài trợ của ADB, AFD, NDF trong khoản chi phát sinh có tuân thủ theo hiệp định hay không. Trong trường hợp không kiểm tra được các khoản chi, kiểm toán viên có thể lập bảng tổng hợp các khoản chi theo từng mục tương ứng với các tỷ lệ tài trợ và kiểm tra sổ tổng hợp. - Kiểm tra xem khoản chi phát sinh có phù hợp với mục tiêu của dự án không? - Thực hiện thủ tục phân tích so sánh chi phí phát sinh năm nay so với năm trước và với kế hoạch giải ngân. - Do không lập được số liệu chi tiết theo từng nguồn chi nên kiểm toán viên đã tổng hợp toàn bộ chi theo nội dung và phân loại theo tỷ lệ tài trợ của hiệp định tín dụng. - Thực hiện các thủ tục phân tích để so sánh chi phí năm nay với chi phí năm trước và nguồn vốn tài trợ. Các khoản cần so sánh: + Chi phí năm nay so với năm trước. + So sánh tỷ lệ chi phí trên nguồn vốn tài trợ năm nay và năm trước theo số lượng tương đối, tuyệt đối. + Thảo luận với ban quản lý dự án. Nhận xét, đánh giá hiệu quả dự án, tốc độ giải ngân trên cơ sở phân tích trên. - Kiểm tra việc cộng dồn trên Sổ Cái, đối chiếu số năm trước. - Tổng hợp đối ứng và giải thích các đối ứng. Lưu ý các đối ứng bất thường. - Đối chiếu sổ cái với sổ chi tiết và bảng cân đối phát sinh. - Kiểm tra chi phí phân bổ từ văn phòng dự án xuống các ban quản lý dự án các tỉnh. Việc kiểm tra gồm: + Đối chiếu bảng tổng hợp chi phí phân bổ cho ban quản lý dự án các tỉnh với qui định, kế hoạch phân bổ đã đưa cho các nhóm kiểm toán. + Kiểm tra việc hạch toán chi phí phân bổ tại ban quản lý dự án các trường trung tâm. - Kết luận: nhận xét, bút toán điều chỉnh (Bảng 5) Lưu ý: trong quá trình kiểm toán chi phí, kiểm toán viên đặc biệt lưu ý tới tỷ lệ tài trợ cho từng mục chi. Bảng 5: Nhận xét về khoản chi của dự án B Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Ban quản lý dự án B Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục: Chi dự án Bước công việc: Nhận xét Tham chiếu: Người thực hiện: NVK Ngày thực hiện Các khoản chi đều có chứng từ gốc đi kèm. Theo qui định khi nhận tiền từ thủ quĩ, người nhận phải ghi đầy đủ số tiền đã nhận bằng chữ nhưng trên thực tế năm 2002, toàn bộ các phiếu chi đều không thể hiện là đã thực hiện thủ tục này. Nhiều khoản thuế VAT đã hạch toán sai mục chi theo qui định của mục lục ngân sách. Tổng số tiền phí ghi vào mục thuế phí đã hạch toán bằng các mục khác trong năm là 2.162.000đ 2.4. Kiểm toán tài khoản tạm ứng (tài khoản đặc biệt) Kiểm tra các hoạt động của tài khoản tạm ứng liên quan đến quản lý tài khoản tạm ứng và báo cáo chi tiêu được công ty coi là vấn đề trọng tâm. Công ty sẽ đánh giá các chứng từ, tài liệu liên quan đến số tiền đã được giải ngân dựa vào mức độ đảm bảo rằng KSNB đã được đánh giá và số tiền đã được giải ngân. Công ty sẽ kiểm tra việc sử dụng các biểu mẫu do dự án qui định cho từng đơn vị về độ chính xác trong việc lập, về tính nhất quán và mối liên quan chặt chẽ giữa các báo cáo với các loại ngân sách tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan về việc chứng nhận của các cán bộ có thẩm quyền của Chính phủ đối với các mẫu đó. 2.4.1. Kiểm tra số dư tài khoản đặc biệt tại ngày 31/12/2002 Với số dư ngày 31/12/2002, kiểm toán viên đối chiếu với Báo cáo tài khoản đặc biệt đã kiểm toán năm trước và thấy khớp đúng. Bên cạnh đó kiểm toán viên kiểm tra số dư tiền gửi cuối năm tại các ngân hàng của dự án bao gồm: + Các TK tạm ứng từ ngân hàng phát triển Châu á, Quỹ phát triển Bắc Âu, cơ quan phát triển Pháp. Bảng 6: Đối chiếu số liệu tài khoản đặc biệt Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Khách hàng: Dự án A Niên độ kế toán: 31/12/2002 Khoản mục: TK ĐB Bước công việc: Đối chiếu số liệu Tài khoản số: xxxxxxxx Tham chiếu: Người thực hiện: NVK Ngày thực hiện Ngân hàng phát triển châu á Dư 01/01/2002: 1.214.000 m PS Nợ: 97.812.000 PS Có: 542.031.000 Dư 31/12/2002: 770.177.000 n m: khớp với báo cáo kiểm toán năm 2001 n: khớp với tài khoản ngân hàng tại 31/12/2002 Bảng 7: Thư xác nhận từ ngân hàng Ngân hàng phát triển châu á Trụ sở: Tel: Fax: Kính gửi: Ban quản lý dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề: Ngân hàng phát triển Châu á thông báo số dư trên tài khoản của quý khách hàng tính đến cuối ngày 31/12/2002 như sau: Số tài khoản Dư nợ Dư có xxxxxxx 415.000 Đề nghị quý khách đối chiếu số liệu trên. Sau ngày 31/12/2003 nếu không nhận được sự khiếu nại của quý khách hàng, số liệu được coi là chính xác. Phòng kế tóan giao dịch Ngoài ra kiểm toán viên cũng tiến hành tính toán lại số liệu trên tài khoản đặc biệt để kiểm tra tính chính xác về mặt số học và so sánh kết quả tính toán với số liệu trên sổ sách, kiểm toán viên không thấy có sự chênh lệch. Do đó kết luận của kiểm toán viên là số dư tài khoản đặc biệt của dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại ngày 31/12/2002 được ghi nhận hợp lý. 2.4.2. Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ rút vốn về tài khoản đặc biệt Để rút vốn về tài khoản đặc biệt, Ban quản lý dự án phải đáp ứng thủ tục sau: - Dựa trên kế hoạch chi tiêu mua sắm đã được lập cho năm tài chính, Ban quản lý dự án thực hiện việc thanh toán cho các nhà thầu, nhà cung cấp. Các phiếu chi và các chứng từ phụ trợ được ban quản lý dự án tập hợp lại để lập các đơn xin giải ngân tương ứng. Cụ thể, đối với mỗi khoản vay, ngân hàng phát triển Châu á qui định giá trị tối thiểu của một đơn xin giải ngân trong thư giải ngân. Trị giá này khác nhau tùy thuộc vào qui mô khoản vay và bản chất của dự án. Các bên vay cần tổng hợp các khoản chi hợp lệ cho đến khi đạt được giá trị tối thiểu của đơn vị. - Bộ đơn xin giải ngân bao gồm kế hoạch chi tiêu được phê duyệt, kết quả đấu thầu hoặc kế hoạch mua sắm được phê duyệt và các chứng từ chi tiêu khác có liên quan: giấy chứng nhận thanh toán, sao kê của ngân hàng giữ tài khoản đặc biệt, sao kê đối chiếu của tài khoản đặc biệt, được gửi tới ngân hàng. Sau đó ngân hàng sẽ soát xét bộ đơn xin giải ngân và thông báo cho Ban quản lý dự án bằng thư chấp nhận giải ngân đối với việc chi tiêu này nếu tất cả các tài liệu được gửi tới ngân hàng là đúng hạn và hợp pháp. Để đảm bảo các thủ tục trên được Ban quản lý dự án tuân thủ, kiểm toán viên đã tiến hành đối chiếu sổ sách, tìm kiếm dấu vết trên sổ ngân hàng, sổ kế toán của Ban quản lý, kiểm tra tính chính xác về mặt số học, kiểm tra tính được phép, đối với tất cả các đơn giải ngân trong kỳ hoạt động. 2.5. Kiểm toán sao kê chi tiêu Theo phương pháp sao kê chi tiêu, bên vay chuyển cho ngân hàng một đơn xin hoàn vốn các khoản đã thanh toán bằng cách sử dụng Đơn xin rút vốn cùng với mẫu sao kê chi tiêu làm chứng từ đi kèm duy nhất. Bên vay, hay đơn vị dự án sẽ lưu giữ các chứng từ chứng minh các hợp đồng, chứng từ mua sắm, chứng từ thanh toán tại trụ sở để các kiểm toán viên độc lập và cán bộ ngân hàng kiểm tra khi có đoàn giám sát. Phương pháp sao kê chi tiêu được dùng để hoàn lại số tiền cho bên vay khi chứng từ quá nhiều hay cồng kềnh. Các nghiệp định vay số 1655 VIE giữa Chính phủ Việt Nam với ngân hàng phát triển Châu á qui định bên vay phải có sổ sách ghi chép riêng các khoản tiền rút trên cơ sở sao kê chi tiêu. Các bên vay cũng phải thuê các kiểm toán viên độc lập cung cấp ý kiến riêng biệt hay thực hiện một kiểm toán riêng biệt về tính đầy đủ của các chứng từ và thủ tục kiểm soát việc sử dụng sao kê chi tiêu. Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét báo cáo các sao kê chi tiêu để đảm bảo rằng các chi phí là hợp lệ đối với sự tài trợ của ngân hàng (bảng 8) sau khi đạt được bản sao của các báo cáo chi tiêu đã được ngân hàng trên sao kê chi tiêu với báo cáo tài khoản đặc biệt và các điều khoản rút vốn. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ có liên quan. Điều là là cần thiết bởi vì dự án có thể được giải ngân mà không cần phê duyệt của ngân hàng, sau đó có thể bồi hoàn lại số tiền đã chi trả. Kiểm toán viên cũng đã tiến hành kiểm tra các báo cáo chi tiêu xem có được phê chuẩn bởi ban quản lý dự án, kiểm tra các sao kê chi tiêu đã được ngân hàng chấp nhận nhưng chưa bồi hoàn và tính toán lại các số tổng cộng về mặt chính xác cơ học trên các sao kê chi tiêu. Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ đối chiếu số liệu thu được với sổ sách kế toán của dự án để đảm bảo rằng chúng là hợp lý và đưa ra kết luận về việc áp dụng thủ tục sao kê chi tiêu của dự án. Bảng 8: Tổng hợp báo cáo sao kê chi tiêu dự án giáo dục kỹ thụât và dạy nghề (A) Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có 6 13/9 Chi thuê mướn 662 112 203.122.239 9 15/10 Công tác phí 662 112 29.589.806 17 26/10 Chi nhiệm vụ chuyên môn 662 112 14.561.199 3. Hòan thành kiểm toán Đây là giai đoạn sau cùng để hoàn tất cho một cuộc kiểm toán Tại Công ty AASC, giai đoạn này được thực hiện theo các bước sau: - Soát xét giấy tờ làm việc và tổng hợp số liệu. - Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán. - Đánh giá xem liệu báo cáo tài chính sau kiểm toán còn tồn tại sai phạm trọng yếu hay không. - Thảo luận với khách hàng về các vấn đề kiểm toán phát sinh. - Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Trình lên Ban giám đốc ký, phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán. 3.1. Soát xét giấy tờ làm việc và tổng hợp số liệu Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, các kiểm toán viên trong nhóm phải hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét các giấy tờ làm việc, hoàn thiện việc thu thập các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra việc đánh giá tham chiếu, soát xét các công việc đã tiến hành của kiểm toán viên, nếu thiếu cần bổ sung để hoàn thiện hồ sơ kiểm toán. Những vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán có được thông báo cho khách hàng và có được giải quyết hay không Việc soát xét này càng quan trọng khi trong đoàn kiểm toán có nhân viên mới chưa thạo việc. Sau khi soát xét kiểm toán viên chính sẽ tổng hợp số liệu đã thu thập được để đưa vào phải lưu giữ. 3.2. Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp bằng chứng kiểm toán Kiểm toán viên phải đánh giá bằng chứng thu thập được từ tất cả các nguồn đánh giá tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán dựa vào nguồn gốc bằng chứng. Bằng chứng kiểm toán được đánh giá qua việc soát xét giấy tờ làm việc, kiểm tra lại các thủ tục kiểm toán đã áp dụng, kiểm tra biên bản làm việc... Nếu kiểm toán viên thấy bằng chứng kiểm toán thu thập không đủ hoặc thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán thì kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay từ chối đưa ra ý kiến. 3.3. Đánh giá xem BCTC sau kiểm toán còn tồn tại sai phạm trọng yếu hay không Dựa trên kết luận về tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán và dựa trên những phát hiệu không được điều chỉnh để tiến hành đánh giá. Việc xem xét này giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác để không làm ảnh hưởng tới uy tính của công ty kiểm toán. 3.4. Thảo luận với khách hàng về các vấn đề phát sinh Trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên phát hiện tại khách hàng còn tồn tại những yếu điểm và những điểm còn hạn chế về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên sẽ đưa ra các ý kiến tư vấn nhằm giúp Ban quản lý doanh nghiệp khắc phục và hoàn thiện những yếu điểm đó. 3.5. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phát hành Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính. Nếu Công ty khách hàng đồng ý điều chỉnh các bút toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu mà kiểm toán viên đưa ra thì Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành, nếu khách hàng không điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên thì căn cứ vào mức độ trọng yếu và sự ảnh hưởng của các sai sót đó mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần có ngoại trừ hay ý kiến không chấp nhận. 3.6. Trình lên Ban Giám đốc ký, phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sau khi được lập phải được soát xét bởi phòng kiểm soát với Ban Giám đốc AASC. Ban giám đốc sẽ soát xét lại công việc mà kiểm toán viên đã tiến hành, từ đó ký và phê duyệt. Kiểm toán viên căn cứ vào những nhận xét này để phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Bảng 9: Báo cáo kiểm toán dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính của Dự án Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề. Hiệp định vay số 1655-VIE (SF) giữa Chính phủ Việt Nam với ngân hàng phát triển Châu á, Hiệp định tín dụng số 282WDF giữa Chính phủ Việt Nam với quỹ phát triển Bắc Âu và thỏa ước tín dụng số VN1046O1F giữa Bộ Tài chính Việt Nam với cơ quan phát triển Pháp cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002. Kính gửi: Ban quản lý dự án Tổng cục dạy nghề – Bộ lao động thương bình và xã hội. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của dự án “Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề” [sau đây gọi tắt là “Dự án” được tài trợ theo hiệp định vay số 1655 VIE (SF) giữa Chính phủ Việt Nam với ngân hàng phát triển Châu á. Hiệp định tín dụng số 282/NDF giữa Chính phủ Việt Nam với quỹ phát triển Bắc Âu và thỏa ước tín dụng số CVN 104601F giữa Bộ Tài chính Việt Nam với cơ quan phát triển Pháp cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2002. Được đánh số từ trang 04 đến trang 20 bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo tổng hợp thu chi dự án - Báo cáo tăng giảm nguồn vốn dự án - Báo cáo chi tiết chi thực hiện dự án bằng nguồn vốn ADB - Báo cáo chi tiết chi thực hiện nguồn AFD - Thuyết minh Báo cáo Tài chính Lãnh đạo ban quản lý dự án chịu trách nhiệm lập Báo cáo tài chính, trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến nhận xét độc lập về tính trung thực, hợp lý của BCTC này dựa trên kết quả kiểm toán của mình. Cơ sở ý kiến: Công việc kiểm toán của chúng tôi được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam, các qui định về kiểm toán độc lập của nhà nước CHXHCNVN và các điều khoản chi tiết của hiệp định vay số 1655-VIE(SF) giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu á, hiệp định tín dụng số 282/NDF giữa Chính phủ Việt Nam và quỹ phát triển Bắc Âu và thỏa ước tín dụng sôs CVN 104601F giữa Bộ Tài chính Việt Nam và cơ quan phát triển Pháp. Các qui định và chuẩn mực này đòi hỏi chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm thu thập được tất cả các thông tin và sự giải thích mà chúng tôi thấy cần thiết để đảm bảo rằng các thông tin được trình bày trong BCTC không có những sai sót trọng yếu. Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi đã xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứng để xác minh những thông tin trên BCTC, đánh giá việc tuân thu các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Ban giám đốc cũng như các trình bày tổng quát BCTC. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán đã đưa ra những cơ sở hợp pháp để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi. ý kiến kiểm toán viên: Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên những khía cạnh trọng yếu, BCTC của dự án đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính tại thời điểm 31/12/2002 và tình hình thu chi của dự án trong năm 2002 các báo cáo được soạn thảo phù hợp với các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và các qui định hiện hành của Ngân hàng phát triển Châu á và nhà nước Việt Nam. Hà Nội, ngày tháng năm Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán Và kiểm toán Phó giám đốc Kiểm toán viên Chứng chỉ KTV số Chứng chỉ KTV số Bảng 10: Bảng cân đối kế toán Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Tài trợ theo hiệp định tín dụng số 1655-VIE(SF), hiệp định tín dụng số 282 NDF và thỏa ước tín dụng số CVN 104601F Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2002 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 A. Tài sản 1. Tiền 11342385249 12384284178 a. Tiền mặt tại quỹ 994532720 1425936003 b. TGNH, kho bạc 10347852529 10958348175 2. Trả trước cho nhà thầu 7743349000 10169839933 3. Phải thu khác 15604544 653554863 4. Tạm ứng 1214397000 770177891 5. TSCĐ 7392131566 8829560643 - Nguyên giá 7405249186 9707477189 - Hao mòn lũy kế (13117620) (877916546) 6. Chi phí dự án chưa hoàn thành 21631451008 93359514531 Cộng tài sản 49339318374 126166392039 B. Nguồn vốn 1. Phải trả cho nhà thầu. 7045601932 6710202634 2. Phải trả, phải nộp NSNN 33497508 42982593 3. Phải trả khác 113734583 207470355 4. Chênh lệch tỉ giá 489736691 737728171 5. Nguồn vốn dự án, nguồn vốnd dối ứng 34206488092 109627459205 - Ngân sách trung ương 9462294762 42251279344 - Ngân sách địa phương 7788206762 20042236610 Nguồn vốn ADB 1674088000 22209041734 Nguồn vốn AFD 24074943880 61805483690 Nguồn vốn khác 669250000 4297343161 6. Vốn khác 58128002 1228353010 7. Nguồn hình htành TSCĐ 7392131566 1228353010 Cộng nguồn vốn 49339318374 8841089081 Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2003 Kế toán dự án Giám đốc điều hành Bảng 11: Báo cáo tổng hợp dự án năm 2002 Báo cáo tổng hợp thu chi dự án Năm 2002 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2002 31/12/2002 I. Phần thu 76138699284 110365187376 1. Vốn đối ứng 32788984582 422512793344 - Ngân sách trung ương 12254029848 20042236610 - Ngân sách địa phương 20534954434 22209042734 2. Vốn vay ADB 37775540360 61850483690 - Trực tiếp 18829143765 28367822355 - Thư cam kết 33222984051 - TK tạm ứng 18758784051 259677284 - Phí dịch vụ ngân hàng 187612544 42973343161 3. Vốn vay AFD 3628093161 3628053161 - Trực tiếp 3628093161 - Thư cam kết 669250000 - TK đặc biêt - Phí dịch vụ ngân hàng 4. Nguồn vốn khác 1228353010 1228353010 II. Phần chi 717280635523 93359514531 Chi phí xây dựng 31662075825 32289127828 Chi phí thiết bị đồ dùng 1880798596 5954758167 Chi phí sách và giáo trình 476660890 476660890 Chi phí đào tạo cán bộ 1183426687 2219668804 Chi phí dịch vụ tư vấn 33039980199 42410782334 Chi phí điều tra, nghiên cứu 55434499 59343499 Chi phí thực hiện 3167166355 5441673481 Phí dịch vụ 187612544 259719849 Thuế 70907920 3664570280 Giải phóng mặt bằng 583091402 Chênh lệch tỷ giá 737720171 737728171 III. Dư đầu kỳ 12575037084 IV. Dư cuối kỳ 17005672845 17005672845 Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2003 Kế toán dự án Giám đốc điều hành Bảng 12: Báo cáo chi tiết Báo cáo chi tiết Chi phí thực hiện dự án bằng nguồn vốn vay ADB cho kỳ hoạt động từ 01/01/2002 đến 31/12/2002. Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề khoản vay số 1655-VIE(SF). Đơn vị tính: VNĐ Nội dung chi 31/12/2001 31/12/2002 1. Xây lắp 2228461000 2228461000 2. Thiết bị đồ dùng 458528535 4532488106 - Thiết bị 252679080 - Đồ gỗ 2058499455 - Phương tiện khác 0 3. Tài liệu giảng dạy 362262276 362262276 4. Phát triển nhân sự 952642671 Đào tạo nước ngoài 583488410 583488410 Hội nghị, hội thảo, tập huấn 369154361 1176990800 5. Dịch vụ tư vấn 59434499 59434499 6. Điều tra nghiên cứu 33039980199 42410782334 7. Chi phí thực hiện 242456886 479093234 8. Phí dịch vụ 187612544 259745849 9. Thuế 0 0 10. Chi khác 0 0 Cộng 37531378610 52092750508 Bảng 13: Thư quản lý Thư quản lý Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cho kỳ hoạt động 01/1/02-31/12/02 I. Tóm tắt thực hiện Thực hiện hợp đồng kinh tế giữa Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán và Ban quản lý dự án, chúng tôi đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính niên độ 2002 của dự án và đã có nhận xét về báo cáo tài chính tại báo cáo kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, chúng tôi xem xét một số khía cạnh trọng yếu của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của dự án, chúng tôi xin gửi quý cơ quan những đề xuất nhằm giúp Ban quản lý dự án khắc phục những điểm yếu mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình kiểm toán. II. Tình hình chung III. Mục đích, phạm vi phương pháp kiểm toán IV. Công việc thực hiện V. Các ý kiến và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 1. Kết quả hoạt động 2. Vốn đối ứng 3. Mua sắm 4. Kiểm tra tài khoản đặc biệt Qui định: theo hiệp định vay, thỏa ước tín dụng, Ban quản lý mở 1 tài khoản tạm ứng tại ngân hàng phục vụ dự án để nhận khoản tạm ứng từ ADB. Kiểm tra: chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tài khoản TƯ của dự án mở tại ngân hàng phát triển Châu á để nhận khoản tạm ứng từ ADB. ý kiến quản lý dự án: nhất trí với Công ty AASC - Hệ thống kế toán - Kế toán - BCTC của dự án - Hạch toán và theo dõi SCĐ - Chỉ tiêu dự án - Các vấn đề khác. Phần III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kiểm toán BCTC dự án tài trợ bởi Ngân hàng tại AASC I. Đánh giá công tác tổ chức kiểm toán Báo cáo tài chính dự án tài trợ bởi ngân hàng AASC Từ công ty với qui mô nhỏ lúc ban đầu ra đời, trải qua hơn 10 năm hoạt động với bề ày kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, Công ty AASC đã không ngừng phát triển. Mặc dù hoạt động kiểm toán ở nước ta trong thời gian qua chưa thực sự trở thành công cụ kiểm soát hữu hiệu trong nền kinh tế nhưng cũng đã hình hành một cơ chế kiểm soát và đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Cùng với công ty kiểm toán khác trong nước như VACO, các công ty kiểm toán quốc tế, AASC đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường kiểm toán còn rất mới mẻ này. Với những kết quả đạt được trong thời gian qua phần nào đã chứng tỏ sự thành công vượt bậc của AASC. Ban đầu khi mới thành lập Công ty chỉ có 8 thành viên, vốn hoạt động kinh doanh rất ít ỏi, nay Công ty đã mở rộng mạng lưới kinh doanh tới khắp nơi trong cả nước, doanh thu không ngừng tăng lên qua các năm, số lượng nhân viên và cộng tác viên được đào tạo chuyên sâu, có bài bản. Để đạt được những thành công đó không thể không kể đến vai trò lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, họ là những người tiên phong trong công cuộc tìm kiếm và mở rộng thị trường, là những người trụ cột chính cho sự phát triển của Công ty. Ban giám đốc Công ty đã điều hành, điều phối hoạt động tại văn phòng cũng như tại chi nhánh một cách có hiệu quả, tham quan chủ động trực tiếp trong việc lập kế hoạch kiểm toán chiến lược cho các đơn vị khách hàng và lên kế hoạch kiểm toán cho các phòng nghiệp vụ, trực tiếp kiểm tra, giám sát kết quả kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện tại các Công ty khách hàng, đưa ra chính sách khuyến khích đối với nhân viên của mình. Vì vậy hoạt động của Công ty trong những năm qua luôn đi vào nề nếp, kỷ cương. Góp phần vào những thành công của Công ty còn phải kể đến đội ngũ nhân viên lành nghề, đầy nhiêt huyết. Tham gia vào các cuộc kiểm toán của Công ty đều có những kiểm toán viên có trình độ chuyên môn vững vàng. Đội ngũ nhân viên trong những năm qua luôn được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, cập nhật với những thay đổi của thời đại, làm việc với tinh thần cao luôn ý thức được trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo uy tín đối với Công ty khách hàng. Đặc biệt với sự trẻ hóa đội hình nhân viên trong những năm gần đây đã giúp công ty giải quyết được những khó khăn trước đây vì họ có đủ những kiến thức bắt nhịp với thời đại, sẵn sàng đi khắp nơi khi công việc cần. Tham gia vào cuộc kiểm toán báo cáo tài chính do các tổ chức quốc tế tài trợ nói chung và ngân hàng tài trợ nói riêng luôn là những kiểm toán có trình độ cao, chuyên môn sâu rộng, được đào tạo có hệ thống trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, AASC cũng gặp một số khó khăn trong hoạt động kiểm toán: Một trong những khó khăn hiện nay mà Công ty AASC phải đối mặt là sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong cùng lĩnh vực. Sự ra đời của các công ty kiểm toán tư nhân cũng như các công ty kiểm toán có uy tín lâu nay trên thị trường đã tạo nên một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững trên thị trường đồng thời giữ được các khách hàng quen thuộc, Công ty buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ và nhiều khi phải hạ thấp giá phí kiểm toán, điều đó có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Về phía nhà nước, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán vẫn thực sự chưa ổn định. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa được ban hành đầy đủ, do vậy Công ty vẫn dựa vào cơ sở chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Các chính sách, chế độ kế toán còn nhiều bất cập, mâu thuẫn với thực tế... cũng là những khó khăn trong hoạt động kiểm toán của công ty. ở nước ta hiện nay nhu cầu kiểm toán với các doanh nghiệp là chưa nhiều trừ những công ty có qui mô lớn, các công ty mà nhà nước yêu cầu phải kiểm toán bắt buộc mới kiểm toán thì còn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa ý thức được nhu cầu kiểm toán đối với họ, ảnh hưởng đến sự tìm kiếm và mở rộng khách hàng của Công ty. Hơn thế nữa, mặc dù Công ty đã xây dựng qui trình kiểm toán chung cho các khách hàng của mình song qui trình đó vẫn còn nhiều bất cập khi ứng dụng vào thực tế. Đối với công tác kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính dự án tài trợ bởi ngân hàng nói riêng của AASC được đánh giá là tốt. Công tác kiểm toán luôn được triển khai một cách khoa học, đảm bảo hiệu quả, tuân thủ đúng qui trình chung mà công ty xây dựng. Các bước trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính dự án đều tuân thủ theo đúng chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam, đồng thời phát huy được những kinh nghiệm của kiểm toán viên. * Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Khi lập kế hoạch kiểm toán tính thận trọng nghề nghiệp buộc kiểm toán viên phải thực hiện đầy đủ các công đoạn để thực hiện tính khoa học và hiệu quả. Đối với kiểm toán dự án với những khách hàng thường niên, kiểm toán viên thường cập nhật từ hồ sơ kiểm toán chung, các vấn đề thay đổi đều được kiểm toán viên ghi lại, còn đối với khách hàng mới, kiểm toán viên tìm hiểu thông qua việc phỏng vấn Ban Giám đốc, quan sát hoạt động của khách hàng, hoặc nhờ chuyên gia khi cần thiết. Việc tìm hiểu hệ thống KSNB được tiến hành khá đầy đủ. Mô hình đánh giá mức độ trọng yếu của Công ty được đánh giá là hợp lý trong việc giúp kiểm toán viên định hướng các công việc kiểm toán. Đối với dự án nói chung, các tài khoản được coi là trọng yếu thường là các tài khoản về tiền, tài sản và chi phí hoạt động * Giai đoạn thực hiện kiểm toán Sau khi lập kế hoạch kiểm toán, đồng thời phân công công việc cho kiểm toán viên, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán theo các khoản mục trên Báo cáo tài chính dựa trên qui trình kiểm toán chung đã được xây dựng. Dự án có những nét đặc thù riêng nên việc thực hiện kiểm toán BCTC dự án là sự kết hợp giữa những hướng dẫn của ngân hàng với chương trình kiểm toán do công ty xây dựng để đảm bảo các yêu cầu của ngân hàng được thỏa mãn ở mức cao nhất có thể. * Giai đoạn kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán. Giai đoạn này cũng được kiểm toán viên tuân thủ theo qui trình kiểm toán chung: + Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính + Soát xét giấy tờ làm việc và tổng hợp số liệu. + Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp bằng chứng kiểm toán. + Đánh giá xem liệu BCTC sau kiểm toán còn tồn tại sai phạm trọng yếu không? + Thảo luận với khách hàng về các vấn đề kiểm toán phát sinh. + Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý + Trình lên ban giám đốc ký, phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán. II. Phương hướng hoàn thiện công tác kiểm toán Báo cáo tài chính dự án được tài trợ bởi ngân hàng tại AASC 1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, vì vậy kế hoạch kiểm toán hoàn thiện, đầy đủ, chính xác sẽ là công cụ tích cực cho cuộc kiểm toán, cho các giai đoạn sau của cuộc kiểm toán. Hiện nay, công ty kiểm toán AASC chưa có hướng dẫn chương trình kiểm toán báo cáo tài chính dự án bằng văn bản khi kiểm toán. Vì vậy, công việc kiểm toán chưa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả của cuộc kiểm toán chưa đạt được mức tối đa. Do đó, công ty cần phải tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán các dự án dưới dạng văn bản, thông qua sự tham khảo, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới, tập đoàn lớn, để xây dựng cho mình một chương trình riêng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kiểm toán của công ty được chuyên môn hoá, cụ thể giúp cho nhân viên linh hoạt, sáng tạo, phát huy năng lực của mình, hiệu quả của cuộc kiểm toán sẽ được nâng cao một cách triệt để, tốn ít thời gian, sức người, sức của, nâng cao uy tín và nghiệp vụ của công ty. 2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này AASC đã không đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị thực hiện dự án và tiên shành thủ tục kiểm toán tuân thủ. Để đáp ứng nhu cầu kiểm toán và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm toán, KTV cần thực hiện khâu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và mở rộng kỹ thuật kiểm toán thông qua thử nghiệm tuân thủ, không chỉ qua phỏng vấn mà có thể quan sát hoạt động của đơn vị khách hàng, hoặc phân tích, điều tra. - Việc ghi chép trên giấy làm việc: ghi chép đầy đủ và khoa học sẽ giúp KTV chính có điều kiện bao quát chặt chẽ công việc, giúp các thành viên trong đoàn kiểm toán phối hợp chặt chẽ, hiệu quả cũng như làm cơ sở cho cuộc kiểm toán các năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên AASC luôn có sự phối hợp chặt chẽ và cẩn trọng trong các bước công việc song các bước lên kế hoạch về lịch trình kiểm toán, phạm vi kiểm toán cũng như một số thủ tục kiểm tra chi tiết không được ghi chép lại. 3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Quá trình kết thúc kiểm toán, KTV sẽ thực hiện theo qui trình chung. Việc phát hành báo cáo kiểm toán căn cứ theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế, thư quản lý đưa ra những gợi ý của KTV nhằm giúp ban quản lý dự án hoàn thiện những vấn đề tồn tại. Tuy nhiên do tính chất rieng của từng loại dự án, tính dễ sai phạm. Vì vậy, kiểm toán viên phải có tính thận trọng trong nghề nghiệp, kiểm toán viên phải soát xét giấy tờ làm việc, đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán, phân loại và lưu trữ các tài liệu, bằng chứng kiểm toán, phân loại và lưu trữ các tài liệu, bằng chứng kiểm toán một cách khoa học. Kết luận Trải qua một thời gian hoạt động, kiểm toán độc lập tại Việt Nam đãdần khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế. Sự nhìn nhận của mọi người đối với lĩnh vực kiểm toán đã thay đổi. Hoạt động kiểm toán không phải đơn thuần là hoạt động kinh doanh kế toán mà nó cònlà công cụ quản lý đối với nền kinh tế vĩ mô. Với cách nhìn nhận đó, các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào hoạt động kiểm toán của Việt Nam. Kiểm toán sẽ mang lại cho họ một sự tin tưởng vững chắc vào tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó có được những quyết định đúng đắn. Kiểm toán báo cáo tài chính dự án được tài trợ của ngân hàng có ý nghĩa quan trọng không chỉ với cách điều hành, quản lý từng dự án mà nó còn cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả từng dự án giúp cho ban lãnh đạo và nhân viên dự án nhận thức và đưa ra quyết định đúng đắn. Trong quá trình thực tập, do trình độ và thời gian có hạn, việc tìm hiểu khách hàng chưa được sâu, những ý kiến của em chỉ mang tính chất gợi mở chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp của thầy, cô, của các anh chị trong công ty để có được những hiểu biết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ Chu Thành và các thầy cô trong khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế quốc dân, Ban lãnh đạo Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và kiểm toán AASC, các anh chị kiểm toán viên phòng kiểm toán tư vấn, phòng kiểm toán dự án của AASC đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Tài liệu tham khảo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam File kiểm toán của Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Kiểm toán tài chính - Trường ĐH KTQD - NXB Tài chính 2001 Lý thuyết kiểm toán - Trường ĐH KTQD - NXB tài chính 2001 Quản trị dự án đầu tư - TS Nguyễn Xuân Thủy Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Nguyễn Thị Hường Than khảo luận văn khóa trước Tài liệu tham khảo nội bộ dành cho sinh viên thực tập Tạp chí kế toán, kiểm toán Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán 11. Tài liệu dịch của Vụ chế độ kế toán – Bộ tài chính, 1998. Sổ tay giải ngân Worl bank Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1082.doc
Tài liệu liên quan