Luận văn Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện

Giai đoạn thực tập tốt nghiệp đã giúp em biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân về chuyên ngành kiểm toán đã được học ở trường cũng như là thực tế của một Công ty kiểm toán. Em đã hiểu được phần nào về Bộ máy tổ chức của Công ty, Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng, được thực hiện ở Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam mà em đã trình bày ngắn gọn ở trong bài viết này. Em nhận thấy, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là một chu trình kiểm toán khá phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt là việc thu thập các thông tin để có thể hiểu biết thêm về chính sách tiền lương tại đơn vị khách hàng; do đó đòi hỏi khá nhiều khả năng xét đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. Do còn thiếu về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm bản thân có hạn, nên em không thể thể hiện tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC, mà chỉ có thể so sánh công tác kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do KTV của VNFC thực hiện tại 2 khách hàng khác nhau nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cùng một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình: “kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện”. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại Công ty và các anh chị KTV đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong giai đoạn thực tập này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô trong Khoa Kế toán trường ĐH KTQD đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa người đã tận tình chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài.Em xin chân thành cám ơn.

doc90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Tháng Dư đầu kỳ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư cuối kỳ 1 98.715.462 902.793.800 888.232.562 113.276.700 2 113.276.700 814.590.846 893.564.813 34.302.733 3 34.302.733 845.014.997 824.694.542 54.623.187 ..... 10 79.848.896 1.015.643.025 919.843.198 175.648.723 11 175.648.723 1.041.034.100 1.196.826.324 19.856.499 12 19.856.499 1.239.084.490 1.135.485.263 123.455.726 Tổng 12.655.987.855 12.631.247.591 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Có sự chênh lệch tiền lương của các tháng trong năm nhưng tăng lên phù hợp với đơn giá tiền lương thay đổi. Chi phí tiền lương từ các tháng trong quý II trở đi là nhiều hơn đáng kể. Việc điều chỉnh đơn giá tiền lương của doanh nghiệp là phù hợp với tình hình phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phù hợp với chính sách tiền lương mới. KTV phân tích sự phân bổ tiền lương cho các khoản chi phí tương ứng qua bảng sau: Bảng 2.10: Phân tích chi phí tiền lương theo bộ phận công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Tháng TK 622 TK 641 TK 642 Tổng 1 650.222.736 122.780.836 129.790.228 902.793.800 2 586.695.975 110.785.148 117.109.723 814.590.846 3 608.608.481 114.922.862 121.483.653 845.014.997 ..... 10 731.500.578 138.128.440 146.014.006 1.015.643.025 11 749.788.092 141.581.651 149.664.357 1.041.034.100 12 892.430.705 168.516.697 178.137.088 1.239.084.490 Tổng 9.324.194.034 1.651.353.131 1.680.440.690 12.655.987.855 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 KTV nhận thấy phân bổ chi phí tiền lương theo cơ cấu hợp lý giữa bộ phận sản xuất và các bộ phận khác. Qua thủ tục phân tích áp dụng KTV nhận thấy có sự biến động tiền lương trong các doanh nghiệp nhưng không đáng kể, không có biến động nào bất thường, tiền lương phân bổ vào các khoản chi phí là hợp lý. Để xác minh tính trung thực và hợp lý của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương KTV phải tăng cường các thủ tục kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh và các thủ tục phê duyệt đối với chu trình tiền lương và nhân viên. 2.3.2.3.Thực hiện khảo sát nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết Do có sự chênh lệch tiền lương phát sinh trong các tháng, và có sự thay đổi về tình hình nhân sự nên KTV thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết sau: Khảo sát nhân viên khống, khảo sát việc phân bổ tiền lương vào các đối tượng chịu chi phí và thực hiện kiểm tra chi tiết số dư TK 334, và các TK 3382, 3383, 3383 kết hợp với kiểm tra chi tiết thanh toán lương, thanh toán và sử dụng các khoản liên quan đến tiền lương. Đối với công ty ABC: Để tiến hành khảo sát số nhân viên khống, KTV chọn ngẫu nhiên 25 trong danh sách trả lương của công ty sau đó đối chiếu với các thông tin lưu giữ ở phòng nhân sự: các nhân viên trong danh sách trả lương có đầy đủ hồ sơ, ký kết hợp đồng giữa nhà tuyển dụng và người lao động, việc phê chuẩn tiền lương, cấp bậc và chức vụ của người lao động là phù hợp. Kiểm tra số nhân viên trong danh sách trả lương với hồ sơ nhân viên tại phòng nhân sự: Bảng 2.11: Kiểm tra số nhân viên làm việc thực tế tại ABC VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp ABC Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Stt Họ và tên Chức vụ Tiền lương Ghi chú a b 1 Dương Văn Đông CN Kỹ thuật 3.789.962 ü ü 2 Nguyễn Trung Kiên CB Hành chính 3.598.752 ü ü 3 Mai Thanh Huyền Nhân viên vp 2.376.427 ü ü 4 Vũ Văn Thức Bảo vệ 2.653.490 ü ü ..... a: Kiểm tra hồ sơ nhân viên tại phòng nhân sự b: Kiểm tra lao động thực tế tại bộ phận công tác ü: Đã kiểm tra phát hiện không có hiện tượng nhân viên khống * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm tra, KTV đánh giá kết quả không có nhân viên khống, mọi nhân viên có tên trên danh sách trả lương đều có hồ sơ theo dõi tại phòng nhân sự và thực tế đang làm việc tại các bộ phận cụ thể. Do ít xảy ra trường hợp nhân viên trong công ty lưu chuyển công tác hoặc hết hạn hợp đồng nên KTV không thực hiện khảo sát đối với nhân viên thuộc loại này. KTV đối chiếu số tiền trên bảng lương và sổ lương để kiểm tra sự phù hợp về số liệu. KTV đối chiếu số liệu giữa bảng tính lương hàng tháng của các bộ phận với bảng thanh toán lương được giám đốc phê chuẩn, kiểm tra việc thanh toán lương cho nhân viên. Bảng 2.12: Kiểm tra chi tiết tiền lương phát sinh qua các tháng công ty ABC VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp ABC Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Tháng Dư đầu kỳ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư cuối kỳ 1 28.623.721 94.038.324 112.897.623 9.764.422 2 9.764.422 90.929.482 87.925.600 12.768.304 3 12.768.304 106.086.953 91.456.250 27.399.007 ..... 10 43.526.718 117.018.746 137.985.139 22.560.325 11 22.560.325 114.565.516 98.425.670 38.700.171 12 38.700.171 152.040.153 149.885.720 40.854.604 Tổng 1.405.737.994 1.393.507.111 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết việc thanh toán lương cho nhân viên công ty ABC VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp ABC Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Stt Họ và tên Hệ số Tổng tiền lương Thực lĩnh Ghi chú a b c d 1 Bùi Xuân Tuấn 1,99 3.494.744 3.246.190 ü ü ü ü 2 Hoàng Vân An 4,33 5.625.681 5.536.419 ü ü ü O 3 Trần Tuấn Khải 2,57 2.391.767 2.338.349 ü ü ü ü 4 Trần Văn Hiện 2,65 3.477.561 3.422.751 ü ü ü ü ..... a: Kiểm tra bảng chấm công b: Kiểm tra việc tính toán c: Kiểm tra sự phê duyệt d: Kiểm tra việc ký nhận ü: Đã kiểm tra xác nhận đầy đủ O: Kiểm tra xác nhận thiếu thủ tục * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Qua các thử nghiệm kiểm soát KTV đã có hiểu biết kỹ lưỡng về cách thức tính lương của đơn vị, KTV kiểm tra chi tiết số ngày công trên bảng chấm công đối chiếu với số tiền lương của nhân viên trên bảng tính lương, xác nhận tiền lương của nhân viên đã được tính toán đúng. Đối chiếu số liệu trên bảng tính lương với sổ chi tiết tiền lương, kiểm tra các khoản chi tiền lương đã được Giám đốc phê duyệt đầy đủ. Trong số tên nhân viên được KTV chọn mẫu kiểm tra (25 người) thì kết quả là: việc tính toán tiền lương là đúng, tiền lương thanh toán được phê duyệt, lương thanh toán cho công nhân đầy đủ và đúng ngày. Có một số trường hợp không đúng thủ tục là nhận hộ lương, nên kiểm toán viên đã xác nhận thêm. Nhìn chung việc thực hiện thanh toán lương của đơn vị là tốt. KTV kiểm tra việc trích nộp các khoản liên quan đến tiền lương: KPCĐ, BHYT, BHXH. Các nghiệp vụ liên quan này cũng được đơn vị thực hiện đầy đủ thủ tục đầy đủ chứng từ, được giám đốc phê duyệt đầy đủ và không có sai sót trong việc tính toán . Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết tính toán và nộp quỹ KPCĐ, BHYT, BHXH: VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp ABC Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Chứng từ Nội dung Số tiền Ghi chú SH NT a b c  156 5/4  Nộp quỹ BHYT Quý I 8.731.000  ü ü ü 963  4/10  Nộp quỹ BHXH Quý III  76.724.800  ü ü ü  1103 10/12  Thanh toán trợ cấp BHXH 16.978.250  ü ü ü  1156  25/12 Thanh toán trợ câp BHYT  7.689.210 ü ü ü  … a: Kiểm tra chứng từ thanh toán lương b: Kiểm tra thủ tục phê duyệt c: Kiểm tra báo cáo các cơ quan Bảo hiểm ü: Kiểm tra xác nhận đầy đủ thủ tục * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Tương tự như thế KTV tiến hành kiểm tra trích và nộp thuế thu nhập cá nhân của một số CBCNV có thu nhập cao trong công ty. Đối với công ty XYZ: Khảo sát số nhân viên khống, Khảo sát việc phân bổ tiền lương vào các khoản chi phí liên quan, Kiểm tra số dư tài khoản tiền lương và các tài khoản liên quan, Kiểm tra chi tiết việc thanh toán lương cho nhân viên, Kiểm tra việc trích nộp các khoản liên quan tới tiền lương, trích nộp thuế thu nhập cá nhân. Khảo sát số nhân viên khống KTV thực hiện tương tự như ở Công ty ABC, ở XYZ có nhiều trường hợp nhân viên lưu chuyển công tác nên KTV kiểm tra kỹ việc tính lương cho các nhân viên này, đảm bảo rằng sau khi đã lưu chuyển đơn vị không áp dụng tính lương cho họ. Bảng 2.15: Kiểm tra số nhân viên lưu chuyển công tác, mãn hạn hợp đồng công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Stt Họ và tên Chức vụ Tiền lương Ghi chú 1 Nguyễn Thị Hoa Công nhân 1.980.750 ü 2 Võ Đức Dũng Nhân viên kỹ thuật 2.672.680 ü 3 Từ Văn Đa Công nhân 2.356.750 ü 4 Lương Thị Nguyệt Nhân viên 1.850.930 ü ..... ü: Kiểm tra nhân viên mãn hạn hợp đồng, chuyển công tác Tại hồ sơ nhân viên ở phòng nhân sự, không có danh sách trên bảng tính lương * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Sau khi thực hiện kiểm tra số nhân viên lưu chuyển công tác và mãn hạn hợp đồng KTV kết luận không có tình trạng nhân viên khống trong đơn vị. KTV lập bảng tổng hợp số dư TK 334 để so sánh số liệu tiền lương đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Bảng 2.16: Bảng tổng hợp TK 334 của Công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Số dư đầu kỳ: 98.715.462 Số phát sinh tăng: 12.655.987.855 Số phát sinh giảm: 12.631.247.591 Số dư cuối kỳ: 123.455.726 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Số dư đầu kỳ của TK 334 được KTV lấy từ BCTC đã được kiểm toán từ năm trước đối chiếu với sổ cái TK 334, số dư cuối kỳ lấy từ BCTC 2005 của công ty khớp với sổ cái TK 334. Tương tự như vậy KTV kiểm tra số dư của các TK 3382, 3383, 3384. Bảng 2.17: Kiểm tra chi phát sinh lương qua các tháng của các bộ phận chịu chi phí công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Tháng TK 622 TK 641 TK 642 Tổng 1 650.222.736 122.780.836 129.790.228 902.793.800 2 586.695.975 110.785.148 117.109.723 814.590.846 3 608.608.481 114.922.862 121.483.653 845.014.997 ..... 10 731.500.578 138.128.440 146.014.006 1.015.643.025 11 749.788.092 141.581.651 149.664.357 1.041.034.100 12 892.430.705 168.516.697 178.137.088 1.239.084.490 Tổng 9.324.194.034 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 1.651.353.131 1.680.440.690 12.655.987.855 Sau khi kiểm tra tính hợp lý của các khoản tiền lương phát sinh theo tháng, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết việc thanh toán chi trả lương của đơn vị. Bảng 2.18: Kiểm tra chi tiết thanh toán lương của công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Stt Họ và tên Hệ số Tổng Tiền lương 6%BHYT, BHXH Thực lĩnh Ghi chú a b c d 1 Nguyễn An 4.22 5.811.547 73.428 4.548.000 ü ü ü ü 2 Đỗ Thu Hà 2.81 3.196.052 48.894 2.985.000 ü ü ü ü 3 Trần Văn Ngọc 5.89 6.999.198 401.951 5.920.340 ü ü ü O 4 Hà Lan Anh 3.2 3.639.632 55.68 3.523.000 ü ü O ü ..... a: Kiểm tra bảng chấm công b: Kiểm tra việc tính toán c: Kiểm tra sự phê duyệt d: Kiểm tra việc ký nhận ü: Đã kiểm tra xác nhận đầy đủ O: Kiểm tra xác nhận thiếu thủ tục * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Công việc thực hiện kiểm toán tiến hành tương tự như ở ABC, nhưng KTV chú trọng tới các CBCNV có thu nhập cao để tìm hiểu về việc tính và nộp thuế thu nhập cá nhân của họ là đầy đủ và chính xác. Việc kiểm tra việc trích lập Quỹ BHXH, KTV có thấy sự chênh lệch nhỏ đối với khoản này: số quyết toán lớn hơn số phải nộp là 3.598.775, do đó KTV yêu cầu kế toán đơn vị giải thích vấn đề trên. Tuy nhiên do khoản chênh lệch này nhỏ, nên KTV nhận định là sai do lỗi tính toán của kế toán, KTV đưa ra ý kiến trong thư quản lý yêu cầu kế toán điều chỉnh lại theo bút toán sau: Nợ TK 3384: 3.598.775 Có TK 421: 3.598.775 2.3.3. Kết thúc kiểm toán Sau khi hoàn tất việc kiểm tra chi tiết KTV phát hiện và tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch, KTV tập hợp các bút toán điều chỉnh và ghi lại trên giấy tờ làm việc. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét kết quả, thực hiện một số thủ tục kiểm tra khác để đảm bảo các công việc mà KTV làm là đầy đủ và chặt chẽ, mọi sai sót trọng yếu tìm ra đều có căn cứ hợp lý, là cơ sở để đưa ra ý kiến trong thư quản lý, và lập báo cáo kiểm toán gửi cho khách hàng. Về chu trình tiền lương và nhân viên, ngoài việc KTV thu thập tất cả các giải trình của BGĐ, xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC, đặc biệt KTV chú trọng tới việc phỏng vấn CNV có xảy ra tình trạng tranh chấp lao động trong công ty khách hàng hay không. KTV đánh giá hầu như không có sai phạm nào là trọng yếu trong phần hành tiến lương và nhân viên ở khách hàng ABC: Hệ thống KSNB hoạt động tương đối tốt; Quy chế tiền lương và nhân viên chặt chẽ được áp dụng hiệu quả trong thực tế; Hạch toán tiền lương theo đúng chế độ Kế toán Việt Nam hiện hành; Có sự tách biệt giữa các chức năng phê duyệt, ghi sổ, thanh toán lương và các nghiệp vụ nhân sự khác; Thanh toán lương diễn ra đúng kỳ và đúng thủ tục. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng thanh toán lương hộ, hoặc thiếu chữ ký ký nhận của CNV nên KTV đưa ra ý kiến trong thư quản lý đề nghị cần phải có đầy đủ chữ ký của nhân viên trong bảng thanh toán lương của công ty, và ở phòng kế toán thường xuyên lưu giữ bảng danh sách tên và chữ ký của người lao động trong doanh nghiệp thuận tiện cho việc kiểm tra. Trong Báo cáo kiểm toán KTV đưa ra kết luận khoản mục tiền lương và nhân viên tại ngày 31/12/2005 đã được trình bày trung thực và hợp lý. Đối với công ty XYZ sau khi KTV thảo luận với BGĐ và Kế toán trưởng của đơn vị về bút toán điều chỉnh, căn cứ vào số liệu điều chỉnh KTV tính toán lại số dư cuối kỳ của các TK có liên quan, lập BCTC sau điều chỉnh. KTV đánh giá khoản mục tiền lương tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán sau khi điều chỉnh được phản ánh trung thực và hợp lý. Bảng 2.19: Tổng hợp bút toán điều chỉnh tại công ty XYZ VIETNAM NATIONAL AUDITING PARNERSHIP COMPANY AUDITING AND INTERNATIONAL FINANCE – ACCOUNTING CONSULTING SPECIALITY VNFC KIỂM TOÁN VIỆT NAM Client/Khách hàng: Công ty Cp XYZ Prepared/Người lập Date: Period/Kỳ:01/01-31/12/2005 Reviewdcy/ Người soát xét 1: Date: Suject/Nội dung: Reviewdcy/ Người soát xét 2: Date: Nội dung TK Nợ TK Có Giá trị BHXH trích thừa hạch toán vào LNST 3384 421 3.598.775 * Nguồn: hồ sơ kiểm toán VNFC 2006 Nhìn chung hai cuộc kiểm toán mà các nhóm KTV của VNFC thực hiện ở hai khách hàng ABC và XYZ được BGĐ đánh giá là tương đối tốt: kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng được thực hiện kỹ lưỡng, đúng thủ tục; ý kiến KTV đưa ra được BGĐ công ty khách hàng chấp nhận, phản ánh đúng tình hình thực tế tại doanh nghiệp bên cạnh việc có nhiều ý kiến đóng góp cho khách hàng. Trong các cuộc kiểm toán thì việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và xét đoán nghề nghiệp của KTV, như đối với hai khách hàng ABC và XYZ cũng có sự khác biệt: Khách hàng ABC là khách hàng năm đầu tiên nên trước khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho công ty ABC, KTV thực hiện công việc đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng mới có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín của công ty kiểm toán hay không. Do đó KTV tiến hành: xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng; tính liêm chình của BGĐ công ty khách hàng; liên lạc với KTV tiền nhiệm; nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng. Công ty XYZ là khách hàng đã được KTV của VNFC thực hiện kiểm toán vào năm trước, đã có sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, nên BGĐ lựa chọn những KTV đó tiếp tục thực hiện cuộc kiểm toán trong năm nay. Do các KTV đã có sự hiểu biết về khách hàng XYZ nên trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng có nhiều thuận lợi, ví dụ: khi tìm hiểu và đánh giá về Hệ thống KSNB, KTV tham khảo hồ sơ kiểm toán năm trước và chỉ cập nhập những thay đổi trong năm nay. Ở công ty ABC, để đạt những hiểu biết chi tiết về khách hàng, KTV phải thực hiện đầy đủ các thủ tục nên mất nhiều thời gian hơn. Do đó, việc bố trí nhân lực cho hai cuộc kiểm toán cũng được BGĐ cân nhắc, ở công ty ABC được bố trí 5 người, XYZ được bố trí 3 người là tương đối hợp lý. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KTĐL là ngành kinh doanh dịch vụ đặc thù, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực “ kiểm định” thông tin kế toán. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì đòi hỏi về tính trung thực, đáng tin cậy của thông tin càng cao. Vì vậy chất lượng các dịch vụ kiểm toán không chỉ là vấn đề quan tâm của riêng các công ty kiểm toán, mà là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Hơn 10 năm qua, hoạt động KTĐL đã có nhiều phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những tồn tại làm hạn chế đến hoạt động KTĐL. Kiểm soát chất lượng hoạt động KTĐL có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở để tăng niềm tin của các đối tượng sử dụng thông tin kết quả kiểm toán. Ngoài ra, KTĐL còn đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế biết về pháp luật, chính sách tài chính kế toán của Việt Nam cũng như là giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đó là quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam nói chung. Nằm trong nội dung của việc xây dựng một nền KTTT đầy đủ hoàn thiện và minh bạch trong môi trường kinh doanh, môi trường tài chính, trước những đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu của quá trình hội nhập. Nhu cầu dịch vụ KTĐL hiện nay xuất phát từ 3 nhóm đối tượng chính: Các đối tượng bắt buộc bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức trung gian và các dự án quốc tế ở Việt Nam. Các đối tượng nửa tự nguyện gồm các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán phục vụ các mục đích vay vốn, cổ phần hoá, phát hành, niêm yết cổ phiếu hoặc một số lý do khác. Các đối tượng tự nguyện hoàn toàn phục vụ cho mục đích quản lý kinh doanh và nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Tuỳ theo các đối tượng mà yêu cầu đối với dịch vụ kiểm toán cũng khác nhau. Có thể thấy nhu cầu dịch vụ kiểm toán hiện nay là đáng kể, nhưng mức cầu này còn thực sự nhỏ bé so với mức đáng lẽ phải có đối với thị trường thực thụ. Trong thời gian tới, nhu cầu kiểm toán có thể tăng lên nhanh chóng do những đòi hỏi hết sức bức bách của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập. Định hướng phát triển của KTĐL tại Việt Nam đến năm 2010 được Bộ Tài chính dự kiến tăng số lượng công ty kiểm toán lên tới hơn 100 công ty, với số lượng nhân viên chuyên ngành khoảng 20.000 người doanh thu đạt khoảng trên 3000 tỷ đồng. Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng phải nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. Mặc dù chưa chính thức đi vào cam kết tự do hoá thương mại dịch vụ đối với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), APEC và ASEAN, nhưng Chính phủ cũng thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với Quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2000-2005): Giai đoạn chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập, củng cố các yếu tố môi trường, cơ sở pháp lý để phát triển dịch vụ, khuyến khích các công ty tổ chức nước ngoài hợp tác liên doanh với các công ty Việt Nam nhằm chuyển giao kỹ thuật và thúc đẩy các công ty trong nước phát triển. Giai đoạn 2 (2006- 2010): Giai đoạn này củng cố hội nhập, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kế toán, kiểm toán. Các dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam sẽ được cung cấp ra nước ngoài, các cá nhân và các công ty của Việt Nam có thể tham gia điều hành và nắm giữ các công ty kế toán, kiểm toán ở nước ngoài, đồng thời cho phép các công ty kế toán, kiểm toán mới đầu tư vào Việt Nam. Giai đoạn 3 (2011- 2020): Giai đoạn hội nhập năng động, Việt Nam sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán. Để nâng cao chất lượng kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, các công ty kiểm toán và chi nhánh, văn phòng cần tích cực xây dựng và áp dụng một hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ tương ứng đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và có thể cạnh tranh có hiệu quả tại thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Việc khẳng định, nâng cao uy tín và lòng tin của công chúng đối với dịch vụ kiểm toán, đã thúc đẩy các công ty kiểm toán ngày càng hoàn thiện phương pháp làm việc, điều chỉnh, khắc phục những bất hợp lý bằng việc tăng cường đào tạo nhân viên, tự nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm toán hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty kiểm toán, nên xây dựng quy trình kiểm toán hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro, tạo uy tín với khách hàng về dịch vụ mình cung cấp. Để có thể hoàn thiện quy trình kiểm toán chung một cách khoa học hơn, phù hợp hơn, chất lượng cao hơn yêu cầu quy trình và chất lượng kiểm toán từng phần hành phải hoàn thiện hơn. Việc hoàn thiện quy trình kiểm toán khoa học là một tất yếu, trong đó kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là bộ phận quan trọng của kiểm toán BCTC, có ảnh hưởng trực tiếp đến ý kiến cuối cùng của KTV trong báo cáo kiểm toán. Hơn nữa sự phát triển của nền KTTT, ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh tế dẫn đến sự ra đời của các chế độ chính sách tiền lương mới áp dụng cụ thể cho các doanh nghiệp đó. Nên hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là cần thiết trong cuộc kiểm toán BCTC. Qua thời gian ngắn thực tập tại công ty kiểm toán VNFC, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám đốc công ty cùng các anh chị KTV, em đã tìm hiểu về quy trình hoạt động kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng em nhận thấy quy trình kiểm toán mà công ty đã xây dựng và áp dụng là tương đối tốt: Từ giai đoạn lập kế hoạch đến kết thúc cuộc kiểm toán luôn được thực hiện một cách đầy đủ, tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam (Tuy nhiên, chương trình kiểm toán chung chỉ là cơ sở để kiểm toán chứ không phải là điều kiện bắt buộc áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán. Với từng cuộc kiểm toán cụ thể thì các KTV của công ty sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế tại từng đơn vị khách hàng để vận dụng linh hoạt chương trình kiểm toán cho phù hợp). Cụ thể là: Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này công ty kiểm toán tiến hành tiếp cận khách hàng, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, ký kết hợp đồng kiểm toán tuân theo đúng các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam: Chuẩn mực số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, Chuẩn mực số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, Chuẩn mực số 210 “Hợp đồng kiểm toán”. Nhìn chung các công việc trong giai đoạn này luôn được KTV chuẩn bị chu đáo và thực hiện cẩn thận để đảm bảo thành công cho toàn bộ cuộc kiểm toán vì thế luôn được các chuyên gia và các khách hàng đánh giá cao. Công ty đã giúp khách hàng hoàn thiện được công tác kế toán, công tác tuyển dụng, quản lý nhân sự và nâng cao hiệu lực của hệ thống KSNB. Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán Dựa trên kế hoạch đã xây dựng, KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp: Thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình này rất chặt chẽ, vì đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có sự khác nhau trong tuyển dụng, tính lương và thanh toán lương. Khi KTV nhận định hệ thống KSNB đối với chu trình tiền lương nhân viên trong đơn vị là hiệu quả, để phát hiện ra các sai phạm và kiểm tra tính trung thực hợp lý của các thông tin KTV tiếp tục tiến hành các thủ tục phân tích liên quan đến tiền lương, và tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết tương đối cụ thể đối với các khoản tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương. Tuy nhiên do có hạn chế về thời gian kiểm toán nên khi KTV thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết chủ yếu là xem xét biến động phát sinh theo các tháng, quý mà ít khi KTV thực hiện các ước tính các khoản tiền lương, KTV cũng ít khi tính lại lương cho người lao động mà chấp nhận Bảng lương đó là hợp lý, vì quan niệm rủi ro lương bị tính sai là thấp. Khi thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết KTV thường chỉ chú trọng tới các khoản mục có giá trị lớn hoặc các nghiệp vụ lặp lại nhiều lần, số tiền phát sinh lớn. Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng, quyết định đến kết quả của toàn cuộc kiểm toán. KTV xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ thực hiện đánh giá, soát xét kết quả kiểm toán các phần hành một cách kỹ lưỡng (trong đó bao gồm cả phần hành tiền lương nhân viên) trước khi đưa ra những ý kiến về tình hình tài chính của công ty khách hàng trên Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được lập tuân theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 700 “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính”. Nhìn chung quy trình kiểm toán của công ty là chặt chẽ và tương đối hiệu quả, các ý kiến mà KTV đưa ra là đúng đắn và chính xác nhất đối với từng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, để khẳng định được vị trí của mình trong thị trường công ty luôn luôn có những phương hướng phát triển phù hợp: Mở rộng quy mô hoạt động trên cả thị trường trong và ngoài nước với việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ chuyên ngành, thu hút nhiều khách hàng, nâng cao uy tín, đạt chỉ tiêu về lợi nhuận... Bên cạnh nâng cao năng lực chuyên môn cho các KTV chuyên nghiệp, đầu tư kỹ thuật công nghệ, kiểm soát tốt chất lượng dịch vụ cung cấp. Công ty chú trọng tới các tiêu chuẩn sau: Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên: Công ty phải đảm bảo rằng các nhân viên luôn được tuyển dụng một cách chặt chẽ để có đủ năng lực hoàn thành công việc được giao. Đồng thời phải được đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng được yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Yêu cầu về chuyên môn: Các nhân viên được giao nhiệm vụ phải được đào tạo một trình độ tương xứng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôn trọng các nguyên tắc nghề nghiệp: Nhân viên Công ty phải luôn tôn trọng các nguyên tắc chính trực, khách quan, độc lập và bí mật như đã quy định trong nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Giao việc: Công việc kiểm toán được phân công cho những nhân có đủ năng lực chuyên môn, thành thạo công việc được giao, đảm bảo phù hợp giữa người và việc. Đề bạt: Công ty đảm bảo rằng các cá nhân được đề bạt phải theo yêu cầu khách quan và có đủ năng lực, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới. Chấp nhận và duy trì khách hàng: Công ty phải đánh giá khách hàng trong tương lai, đặc biệt những khách hàng trước khi chấp nhận kiểm toán cũng như rà soát lại mối quan hệ với khách hàng hiện tại nhằm ngăn chặn hiện tượng tiêu cực, thông đồng giữa KTV với khách hàng. Kế hoạch hoá công việc: Công ty đảm bảo rằng mọi công việc trong Công ty đều phải được kế hoạch hoá mọi cách chặt chẽ về mọi mặt: thời gian, nhân sự, chi phí... kể cả các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, kế hoạch tổng thể, chi tiết, kế hoạch cá nhân và tập thể. Tài liệu hoá công việc: Công ty đảm bảo rằng mọi công việc phải thực hiện tài liệu hoá chuẩn để thuận tiện khi làm việc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, và nhận biết thông tin một cách nhanh nhất, hạn chế sai lầm và rủi ro xảy ra. Sử dụng nghiệp vụ của nhân viên khác: Nhân viên Công ty phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng nghiệp vụ của các nhân viên khác đồng thời phải đảm bảo độ tin cậy khi sử dụng nghiệp vụ của nhân viên khác. Tư vấn: Công việc kiểm toán có thể gặp những khó khăn về nghiệp vụ nhưng sẽ được đảm bảo về sự chỉ dẫn của những người có năng lực và các chuyên gia chuyên ngành. Chỉ đạo hướng dẫn và giám sát: Công việc kiểm toán cân có sự hướng dẫn chu đáo, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ ở mọi cấp độ để đảm bảo rằng công việc do Công ty tiến hành đảm bảo được những chuẩn mực chất lượng. Kiểm tra, kiểm soát: Công ty phải luôn tự kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tính đầy đủ, tính hiệu lực của các quy chế và thủ tục kiểm soát chất lượng của mình. Chuẩn mực báo cáo lưu giữ hồ sơ: Công ty phải đảm bảo về các Chuẩn mực báo cáo đó là các chuẩn mực có hiệu lực, chuẩn mực hiện hành, của quốc tế, hoặc quốc gia hay chuẩn mực được chấp nhận, đồng thời phải lưu giữ hồ sơ một cách khoa học theo đúng quy định về thời gian lưu giữ, đảm bảo bí mật và thuận tiện để kiểm tra, kiểm soát, tra cứu, khi cần thiết. 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM VNFC là công ty kiểm toán mới được thành lập, nên trong quá trình hoạt động còn có nhiều khó khăn: phí kiểm toán chưa cao và thời gian thực hiện kiểm toán do khách hàng yêu cầu là tương đối ngắn (vì các cuộc kiểm toán đều thực hiện theo hợp đồng kiểm toán, nên chất lượng kiểm toán còn được xem xét đánh giá thông qua chỉ tiêu phí kiểm toán và thời gian thực hiện kiểm toán. Nếu những thông tin kết quả kiểm toán là hữu ích với chi phí tiền bạc và thời gian thực hiện kiểm toán hợp lý thì cuộc kiểm toán được đánh giá là có chất lượng. Ngược lại nếu những ý kiến nhận xét kiểm toán mà không xác đáng, khách quan với tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán hoặc thông tin không kịp thời thì hiệu quả của kiểm toán sẽ thấp). Ngoài ra cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như: Môi trường pháp lý chưa đồng bộ Nhận thức của xã hội về kiểm toán chưa thực sự đầy đủ và đúng mức Tổ chức nghề nghiệp chưa đủ mạnh KTV chịu nhiều sức ép cạnh tranh lớn của các công ty kiểm toán nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu trong nghề nghiệp cũng như có thể phát triển nhanh và bền vững trong thị trường Công ty kiểm toán VNFC đã xây dựng quy trình hành nghề nghiêm ngặt với sự tuân thủ chuẩn mực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, luôn lấy chất lượng dịch vụ là thước đo, nền tảng cho sự tăng trưởng phát triển của đơn vị. Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán hiệu quả giảm thiểu rủi ro kiểm toán đồng thời khẳng định uy tín của công ty. Do đó cần phải hoàn thiện quy trình kiểm toán nói chung và chu trình tiền lương và nhân viên nói riêng là tất yếu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay vấn đề cải cách tiền lương và đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp đang là vấn đề bức xúc của xã hội. Phương hướng hoàn thiện: - Hoàn thiện chu trình tiền lương và nhân viên thông qua tăng cường các thủ tục kiểm toán gắn với các hệ thống pháp luật, chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam hoặc được công nhận ở Việt Nam. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán để theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, phù hợp với chính sách kinh tế xã hội. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán phải nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chi phí kiểm toán thấp nhất. - Hoàn thiện quy trình kiểm toán có sự gắn kết chặt chẽ giữa thực tế và lý luận, các thủ tục kiểm toán phải có sự thống nhất, tránh sự chồng chéo. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN QUỐC GIA VIỆT NAM THỰC HIỆN. 3.3.1. Kiến nghị về đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ Trong kiểm toán tài chính nghiên cứu Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) của khách hàng là một phần công việc hết sức quan trọng mà KTV phải thực hiện. Dựa vào quy mô và tính chất phức tạp của đơn vị khách hàng mà KTV có thể lựa chọn nhiều kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên việc đánh giá hệ thống KSNB được thực hiện theo một trình tự nhất định: - Thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc - Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và lập kế hoạch cho từng khoản mục - Thực hiện thử nghiệm kiểm soát - Lập bảng đánh giá về hệ thống KSNB Để khẳng định được sự thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống KSNB của công ty khách hàng, VNFC có thủ tục kiểm soát chung cho mọi cuộc kiểm toán thiết kế dưới dạng câu hỏi và đưa vào chương trình kiểm toán. Với bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn KTV sẽ không mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu hệ thống KSNB tránh việc bỏ sót những vấn đề quan trọng của đơn vị. Vì thiết kế chung nên bảng câu hỏi không phù hợp với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Để hiệu quả KTV nên kết hợp việc phỏng vấn nhân viên công ty theo bảng câu hỏi đã lập sẵn với việc quan sát tình hình thực tế của đơn vị để có được đánh giá khách quan. Trong thực tế nếu khách hàng kiểm toán là khách hàng cũ thì KTV có thể sử dụng các thông tin từ cuộc kiểm toán trước, nhưng phải chú ý tới những thay đổi bất thường của công ty trong năm hiện hành (thay đổi người lãnh đạo hay kế toán trưởng hoặc cơ cấu tổ chức, chính sách, quy chế mới của doanh nghiệp … nhất là sự thay đổi bộ máy quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ thống KSNB của đơn vị). Đối với kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, KTV áp dụng bảng câu hỏi ngắn gọn sau: Bảng 3.1. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB áp dụng đối với chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên STT Nội dung câu hỏi Có Không Ghi chú 1 Việc tuyển dụng lao động, nâng cấp nâng bậc lương, có được lãnh đạo phê duyệt không? ü 2 BGĐ có phải chịu áp lực nào về số tiền lương, các khoản trích theo lương đã được trình bày trên BCTC không? ü 3 Việc hạch toán tiền lương có nhất quán theo đúng chế độ ban hành hay không? ü 4 Bộ phận nhân sự có được thông báo thường xuyên về nhân viên chấm dứt hợp đồng lao động không? ü 5 Người chấm công có độc lập với bộ phận kế toán không? ü 6 Bộ phận kế toán và bộ phận sản xuất có thường xuyên đối chiếu số lao động và số ngày công trên bảng tính lương hay không? ü 7 Các bảng thanh toán lương có được phê duyệt trước khi thanh toán bởi người có quyền không? ü 8 Có ký nhận trong thanh toán lương không? ü 9 Có chế độ khen thưởng khuyến khích sản xuất không? ü 10 Có kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp không? ü 3.3.2. Kiến nghị về thực hiện thủ tục phân tích Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 520 (Quy trình phân tích): “ Kiểm toán viên phải thực hiện phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể về cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác trong quá trình kiểm toán”. Do thời gian hạn chế nên khi tiến hành kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên trong cuộc kiểm toán tài chính các KTV chỉ tiến hành thủ tục phân tích một cách sơ lược, do đó chưa thể bao quát hết các vấn đề liên quan đến tiền lương. Để thực hiện quy trình phân tích hiệu quả KTV phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau từ so sánh đơn giản cho đến những phân tích phức tạp dựa trên những kỹ thuật thống kê tiên tiến. Mức độ tin cậy của quy trình phụ thuộc vào: - Tính trọng yếu của tài khoản hoặc nghiệp vụ. - Độ chính xác dự kiến của quy trình phân tích - Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán - Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát 3.3.3. Kiến nghị về chọn mẫu kiểm toán KTV cần phải thu thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực để làm căn cứ đưa ra các ý kiến trong Báo cáo kiểm toán, trong khi quy mô của đối tượng là rất lớn. Để có một chương trình kiểm toán có hiệu quả KTV phải xác định nội dung, thời gian và quy mô của các thử nghiệm kiểm toán. Thông qua các phương pháp chọn mẫu kiểm toán, KTV có thể lựa chọn được các đối tượng phù hợp với mục đích cần kiểm tra. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 530 (Lấy mẫu kiểm toán và các lựa khác): “Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định được các phương pháp thích hợp để lựa chọn phần tử thử nghiệm nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán thoả mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán”. Các phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ, lựa chọn các phần tử đặc biệt, lấy mẫu kiểm toán. Lấy mẫu kiểm toán: sử dụng phương pháp thống kê hoặc phi thống kê tuỳ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV để sử dụng phương pháp nào hiệu quả nhất. Khi tiến hành kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán tiền lương nhân viên nói riêng, các KTV thường sử dụng phương pháp xét đoán nghề nghiệp chọn mẫu.Vì đây là phương pháp đơn giản, với chi phí thấp, hướng trọng tâm vào vùng có rủi ro cao đồng thời phát huy được chuyên môn cũng như kiến thức thực tế của KTV. Nhược điểm của phương pháp này: nhiều khi mẫu chọn mang tính chủ quan cá nhân, không có tính đại diện. Nên khi thực hiện kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên, KTV thường phải chú ý tới các quy định mới về tiền lương và các khoản trích theo lương, KTV cần phải có sự nhanh nhạy và hiểu biết sâu rộng. Ở công ty không áp dụng công thức chung cho tất cả các trường hợp chọn mẫu song tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà KTV có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau: theo bảng số ngẫu nhiên, theo chương trình máy tính…Ví dụ: khi tiến hành chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát trong chu trình tiền lương nhân viên KTV áp dụng chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ với các khoản chi phí tiền lương, khi kiểm tra số nhân viên không là chọn mẫu phi tiền tệ theo xét đoán của KTV. Tất nhiên KTV có thể sử dụng bảng số ngẫu nhiên, hoặc chọn mẫu hệ thống để tránh lập lại thói quen cũ, giảm rủi ro chủ quan từ phía KTV trong chọn mẫu. 3.3.4. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán Ngày nay công nghệ thông tin đã rất phát triển, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Có thể nói, hiệu quả quản lý của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chất lượng hệ thống thông tin kế toán dựa trên hệ thống máy tính của doanh nghiệp đó, các phần mềm kế toán máy ra đời rất nhiều và ngày càng tân tiến đáp ứng kịp với việc xử lý, quản lý dữ liệu, cung cấp những thông thông tin chính xác kịp thời. Để bắt kịp với công nghệ thông tin ngày càng phát triển công ty đã xử dụng những phần mềm kiểm toán để phục vụ cho hoạt động kiểm toán ở khách hàng. Do đó công ty luôn khuyến khích các KTV trong công ty trau dồi kiến thức và kỹ năng tin học hiện đại, thành thạo sử dụng các phần mềm kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 401: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải có hiểu biết đầy đủ về môi trường tin học để lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra công việc kiểm toán đã thực hiện. Trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá sự cần thiết phải có những kỹ năng chuyên sâu về hệ thống máy tính để phục vụ cho cuộc kiểm toán”. 3.3.5. Kiến nghị về việc nâng cao chất lượng kiểm toán KTĐL là hoạt động không thể thiếu được trong cơ chế thị trường. Hầu hết các nước phát triển hoạt động này đều được kiểm soát rất chặt chẽ, ở nước ta trong điều kiện hiện nay hoạt động này luôn cần kiểm soát bởi Nhà nước và các tổ chức Hội nghề nghiệp nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp và không ngừng nâng cao chất lượng cũng như uy tín nghề nghiệp. Các giải pháp từ phía nhà nước: Nhà nước (mà trực tiếp là Bộ Tài chính) có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển thị trường nói chung và thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán nói riêng. Để nâng cao chất lượng kiểm toán, tạo tiền đề cho sự phát triển của các công ty kiểm toán thế giới, bên cạnh việc ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, kiểm toán nói chung nhà nước thường xuyên có những quyết định, quy chế mới hoàn thiện phù hợp với thực tế các giải pháp từ phía nhà nước: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam phù hợp với tình hình mới. - Bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh văn bản pháp quy phù hợp với tình hình mới và xu hướng hội nhập. - Có chính sách hỗ trợ để nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ chuyên môn của các KTV. - Tổ chức hướng dẫn, đào tạo cho kế toán, KTV khi ban hành các quy định mới. Quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ KTV. Khuyến khích các doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề kiểm toán mua bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp. - Nhà nước khuyến khích tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán BCTC hàng năm hoặc Báo cáo quyết toán dự án đầu tư trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai BCTC. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 33 chuẩn mực kiểm toán, 22 chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý khác có liên quan như Nghị định số: 105/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, về tiền lương nhân viên có Thông tư số: 81/TT-BTC ngày 13/08/2004…. Các giải pháp từ các tổ chức nghề nghiệp: Để Hội Kế toán Việt Nam thực hiện tốt chức năng của mình là giám sát đội ngũ hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp và các hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam cần có những giải pháp sau: Cần hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển Hội thực sự trở thành một tổ chức nghề nghiệp theo một lộ trình phù hợp với chiến lược hội nhập. Cần có bộ máy chuyên trách, thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các ban tư vấn về kế toán, kiểm toán có chế độ và chương trình làm việc thường xuyên, chủ động tư vấn với Chính phủ và Bộ Tài chính trong việc phát triển nghề và dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Khuyến khích các công ty kiểm toán nước ngoài liên doanh với công ty kiểm toán Việt Nam để phát triển và chuyển giao công nghệ. Về phía công ty kiểm toán VNFC: Là một công ty mới được thành lập trong một thời gian chưa phải là dài nên VNFC còn gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định nhân sự, thu hút khách hàng. Để phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng tạo uy tín trong thị trường, BGĐ công ty xây dựng những chính sách mới phù hợp với tình hình hiện nay: - Công ty có chính sách đãi ngộ tốt đối với cán bộ công nhân viên: có chính sách tuyển dụng hợp lý, thường xuyên tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ (cử nhân viên đi học cao học ở trong nước và nước ngoài), đồng thời ban lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt công khai. - Thiết kế chương trình kiểm toán chung, nhưng trong quá trình thực hiện KTV luôn vận dụng phù hợp và sáng tạo đối với thực tế của từng khách hàng cụ thể. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy móc công nghệ thông tin hiện đại đầy đủ cho các KTV. - Giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng cũ chủ động gửi thư mời đối với khách hàng mới, quảng cáo thương hiệu của mình bằng việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với chi phí phải chăng và thời gian hợp lý. - Mở rộng quy mô hoạt động và thực hiện chỉ tiêu đạt lợi nhuận cao trong năm. - Mở rộng giao lưu hợp tác với các tổ chức quốc tế trao đổi kinh nghiệm và lĩnh hội kiến thức nghề nghiệp có lợi cho sự phát triển. - Để hoạt động kiểm toán hiệu quả, đa dạng hoá loại hình dịch vụ cung cấp và việc bố trí nhân lực hợp lý công ty có thể thành lập các phòng kiểm toán nghiệp vụ chuyên thực hiện kiểm toán phân loại theo khách hàng: Kiểm toán các khách hàng chịu thuế thu nhập đặc biệt: các công ty rượi, bia…; Kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước: Tổng công ty than, các công ty bưu chính viễn thông; Kiểm toán các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Kiểm toán các dự án, các công trình xây dựng cơ bản. Các nhân viên và lãnh đạo các phòng ban thể hỗ trợ và kết hợp với nhau trong cùng một cuộc kiểm toán để đảm bảo đủ nhân lực và không lãng phí nguồn nhân lực. Thực tế hoạt động của công ty diễn ra tương đối tốt, với một đội ngũ KTV trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi nên trong thời gian tới VNFC phấn đấu trở thành một trong những doanh nghiệp kiểm toán trẻ và thành công nhất ở Việt Nam. KẾT LUẬN Giai đoạn thực tập tốt nghiệp đã giúp em biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân về chuyên ngành kiểm toán đã được học ở trường cũng như là thực tế của một Công ty kiểm toán. Em đã hiểu được phần nào về Bộ máy tổ chức của Công ty, Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán chu trình tiền lương nhân viên nói riêng, được thực hiện ở Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam mà em đã trình bày ngắn gọn ở trong bài viết này. Em nhận thấy, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là một chu trình kiểm toán khá phức tạp và mất nhiều thời gian, đặc biệt là việc thu thập các thông tin để có thể hiểu biết thêm về chính sách tiền lương tại đơn vị khách hàng; do đó đòi hỏi khá nhiều khả năng xét đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp của KTV. Do còn thiếu về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm bản thân có hạn, nên em không thể thể hiện tất cả các vấn đề liên quan đến kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán BCTC, mà chỉ có thể so sánh công tác kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do KTV của VNFC thực hiện tại 2 khách hàng khác nhau nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cùng một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình: “kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Quốc gia Việt Nam thực hiện”. Một lần nữa, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại Công ty và các anh chị KTV đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong giai đoạn thực tập này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô trong Khoa Kế toán trường ĐH KTQD đặc biệt là cô giáo TS. Nguyễn Phương Hoa người đã tận tình chỉ bảo để em hoàn thiện đề tài.Em xin chân thành cám ơn. Sinh viên thực hiện Bùi Thị Ngọc Anh DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh/ NXB. Tài chính – 2003 2. Giáo trình kiểm toán tài chính/ GS.TS Nguyễn Quang Quynh/ NXB. Tài chính – 2001 3. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp/ PGS.TS Đặng Thị Loan/ NXB. Thống kê- 2004 4. Kiểm toán Alvin A.Arens/ NXB. Thống kê – 1996 5. Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế 6. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam 7. Những Nguyên tắc và Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế 8. Tài liệu nội bộ của VNFC 9. Tạp chí kế toán 2005, 2006 10. Tạp chí kiểm toán 2005, 2006 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nguyên bản 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BGĐ Ban Giám đốc 3 BHXH Bảo hiểm xã hội 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 CBCNV Cán bộ công nhân viên 6 CNV Công nhân viên 7 HĐQT Hội đồng quản trị 8 KPCĐ Kinh phí công đoàn 9 KSNB Kiểm soát nội bộ 10 KTĐL Kiểm toán độc lập 11 KTTT Kinh tế thị trường 12 KTV Kiểm toán viên 13 SXKD Sản xuất kinh doanh 14 TNCN Thu nhập cá nhân 15 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 16 VNFC Công ty Hợp danh kiểm toán Quốc gia Việt Nam DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Kiểm toán theo chu trình 5 Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp thanh toán với NLĐ 12 Sơ đồ 3: Hạch toán tổng hợp quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ 13 Sơ đồ 4 : Chu trình tiền lương và nhân viên 16 Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy của Công ty VNFC 33 Bảng 1.1: Doanh thu 2 tháng cuối năm 2005 (triệu đồng) 37 Bảng 2.1: Thủ tục kiểm toán tiền lương và nhân viên 45 Bảng 2.2: Tìm hiểu quy chế tiền lương khách hàng ABC 48 Bảng 2.3: Tìm hiểu quy chế tiền lương công ty XYZ 51 Bảng 2.4: Xem xét biến động tiền lương theo tháng của công ty ABC 53 Bảng 2.5: Phân tích biến động nhân sự của công ty ABC 54 Bảng 2.6: Phân loại TK 334 theo chi phí tiền lương công ty ABC 55 Bảng 2.7: Ước tính quỹ tiền lương công ty XYZ 56 Bảng 2.8: Phân tích tỷ lệ tiền lương/Doanh thu công ty XYZ 56 Bảng 2.9: Phân tích biến động tiền lương theo tháng trong năm công ty XYZ 57 Bảng 2.10: Phân tích chi phí tiền lương theo bộ phận công ty XYZ 58 Bảng 2.11: Kiểm tra số nhân viên thực tế tại công ty ABC 59 Bảng 2.12: Kiểm tra chi tiết tiền lương phát sinh qua các tháng công ty ABC 60 Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết việc thanh toán lương cho nhân viên công ty ABC 61 Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết tính toán và nộp quỹ KPCĐ, BHYT, BHXH 62 Bảng 2.15: Kiểm tra số nhân viên lưu chuyển công tác, mãn hạn hợp đồng công ty XYZ 63 Bảng 2.16: Bảng tổng hợp TK 334 của Công ty XYZ 64 Bảng 2.17: Kiểm tra chi phát sinh lương qua các tháng của các bộ phận chịu chi phí công ty XYZ 64 Bảng 2.18: Kiểm tra chi tiết thanh toán lương của công ty XYZ 65 Bảng 2.19: Tổng hợp bút toán điều chỉnh tại công ty XYZ 67 Bảng 3.1. Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB áp dụng đối với chương trình kiểm toán tiền lương và nhân viên 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36436.doc
Tài liệu liên quan