Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty in Báo Hà Nội Mới

Qua thời gian thực tập tại Công ty in Báo Hà Nội mới, tôi đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cơ chế thị trường với những khó khăn vốn có đã buộc các doanh nghiệp phải tích cực chủ động khai thác lợi thế, khắc phục khó khăn từ đó mới có thể đứng vững và phát triển được. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty in Báo Hà Nội mới, Công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế mà trong thời gian tới Công ty cần khắc phục. Hy vọng rằng trong thời gian tới Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy được những tiềm năng của mình xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa.

doc74 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các phương hướng biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty in Báo Hà Nội Mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích trên, một lần nữa ta có thể kết luận rằng: Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty in Báo Hà Nội mới trong những năm gần đây là rất khả quan, biểu hiện cụ thể là: Doanh thu thu được ngày càng cao, lợi nhuận đạt được ngày càng nhiều, đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Đặc biệt là các tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2005 đều tăng so với năm 2004. 2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005. Để thấy được một cách cụ thể hiệu quả sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 ta có bảng sau (bảng 02) Qua số liệu ở bảng 02 ta thấy: Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty năm 2005 rất đáng được khích lệ. Năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Biểu hiện cụ thể là, năm 2005 Công ty đã hoàn thành vượt kế hoạch doanh thu thuần, với mức vượt là 5 334 427 761đ và tỷ lệ vượt mức là 8,05%. Điều này cho thấy trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm…Đi đôi với việc hoàn thành tốt kế hoạch doanh thu thuần đề ra, trong năm 2005 Công ty cũng hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận. Nếu như năm 2005 kế hoạch lợi nhuận trước thuế đề ra là 9 975 000 000đ thì thực hiện là 10 938 743 511đ, tăng 963 743 511đ với tỷ lệ tăng là 9,66%. Để hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng lợi nhuận đề ra, trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận từ tất cả các hoạt động. Đối với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì thực hiện vượt kế hoạch là 582 998 116đ tương ứng với tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch là 6,64%. Đối với lợi nhuận từ hoạt động tài chính, thì kỳ thực hiện cũng vượt kế hoạch đề ra với số vượt mức là 352 564 396đ và tỷ lệ hoàn thành vượt mức là 29,38%. Và lợi nhuận từ hoạt động khác kỳ thực hiện đạt 28 180 999đ, tuy nhiên số lợi nhuận đạt được từ các hoạt động khác vẫn còn chưa cao. Vì thế, trong những năm tới Công ty cần chú trọng đầu tư vào hoạt động này để thu lợi nhuận góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh các chỉ tiêu giá trị, các chỉ tiêu doanh lợi kỳ thực hiện của Công ty cũng đều vượt mức kế hoạch đề ra, cụ thể: * Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất: kỳ thực hiện đã vượt kế hoạch là 0,9%, tương ứng với tốc độ tăng là 8,73%. Chỉ tiêu này cho biết, thực tế trong năm 2005 cứ 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ tạo ra được 11,22 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 0,9đồng so với kế hoạch đặt ra. * Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận doanh thu: kỳ thực hiện vượt kế hoạch là 0,17%, tương ứng với tốc độ tăng là 1,5%. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm thì có 11,22 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 0,17 đồng so với kế hoạch. * Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: năm 2005 cũng vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch đề ra là 14,08%, thực hiện là 15,26%, thực hiện tăng so với kế hoạch là 1,18%, tương ứng với tốc độ tăng là 8,41%. Tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 15,26 đồng lợi nhuận và vượt kế hoạch là 1,18 đồng. * Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giá thành: năm 2005 cũng vượt kế hoạch đề ra, kế hoạch đề ra là 12,75%, thực hiện là 12,91%, thực hiện vượt kế hoạch là 0,16%, tương ứng với tốc độ tăng là 1,29%. Tức là trong năm cứ bỏ ra 100 đồng giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ thì thu được 12,91 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng so với kế hoạch là 0,16 đồng. Như vậy trong năm 2005 hiệu quả sử dụng chi phí vào sản xuất kinh doanh tốt hơn so với kế hoạch đặt ra. Qua các chỉ tiêu phân tích ở trên ta thấy doanh thu tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của Công ty năm 2005 đều vượt mức kế hoạch đặt ra. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng… Có thể khẳng định năm 2005 vừa qua Công ty đã cố gắng rất nhiều trong việc hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận đặt ra, điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên. Đây là một thành tích tốt trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận cho Công ty. Việc hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận sẽ là điều kiện quan trọng giúp cho Công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên… Trên đây là những đánh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 của Công ty in Báo Hà Nội mới. Để có thể thấy được những cố gắng cũng như hạn chế, vướng mắc của Công ty trong quá trình thực hiện lợi nhuận, ta đi sâu nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, giá thành và tình hình quản lý sử dụng vốn của Công ty. 2.4. Nghiên cứu cụ thể tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý chi phí, giá thành và tình hình quản lý sử dụng vốn. 2.4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty. Nếu như Công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, thì sẽ là điều kiện quan trọng để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Ngược lại, nếu như tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty không đạt sẽ dẫn đến kế hoạch lợi nhuận không thực hiện tốt được. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005 được thể hiện thông qua bảng sau: Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % thực hiện so KH 1 Giá trị SXCN tính theo giá CĐ năm 94 24 000 000 000 24 019 000 000 100,08 2 Sản lượng tờ báo 58x84 (tờ) 150 000 000 151 033 782 100,69 - Báo Hà Nội mới ngày 45 000 000 41 802 684 92,89 - Báo Hà Nội mới CT+CN Tin chiều 4 000 000 6 000 841 150,02 - Báo Tuần các loại 98 300 000 102 902 627 104,68 - Trang in khổ 13x19 (trang) 86 400 000 10 484 160 12,13 3 Doanh thu SXKD và DV 66 300 000 000 71 634 427 761 108,05 Thực tế cho thấy, trong năm 2005 Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra, cụ thể: Đối với chỉ tiêu hiện vật ( Sản lượng tờ báo quy đổi ra trang in kích thước 58 x 84), nếu như kế hoạch đặt ra là: 150 000 000 tờ thì thực hiện được là 151 033 782 tờ tăng 1 033 782 tờ so với kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,69%. Trong đó, Báo Hà Nội mới ngày giảm 4 197 316 tờ so với kế hoạch, còn lại Báo Hà Nội mới CT+CN Tin chiều tăng 2 000 841 tờ tương ứng với tỷ lệ tăng là 50,02% so với kế hoạch đặt ra. Công ty không chỉ in các sản phẩm Báo Hà Nội mới mà còn in rất nhiều các loại Báo Tuần như: Phụ nữ Việt Nam, Công an nhân dân, Pháp luật, An ninh Thủ đô, An ninh Hải Phòng, An ninh thế giới, Báo thế giới… các loại Báo này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản lượng, và năm 2005 Công ty đã in được 102 902 627 tờ Báo Tuần các loại, tăng 4 602 627 tờ so với kế hoạch, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,68%. Ngoài ra Công ty còn nhận các đơn đặt hàng của khách hàng. Năm 2004 sản lượng tờ báo của Công ty là 144 034 000 tờ, đến năm 2005 sản lượng tờ báo lên tới 151 033 782 tờ, với tốc độ tăng 4,86%. Như vậy có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2005 tốt hơn so với năm 2004 và vượt kế hoạch đặt ra. Đối với chỉ tiêu doanh thu- thì doanh thu thực hiện năm 2005 tăng 5 334 427 761đ tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,05% so với kế hoạch ( kế hoạch là 66 300 000 000đ; thực hiện là 71 634 427 761đ. Và so với năm 2004 thì tăng 6 464 074 018đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,92%. Điều này cho ta thấy, năm 2005 công ty đã rất nỗ lực trong việc phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng đến đặt hàng… Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng do đó vấn đề đặt ra cho Công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay là phải nâng cao uy tín để tìm kiếm thêm nhiều đơn đặt hàng mới. Thực tế cho thấy, việc công ty thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh đã trực tiếp góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. 2.4.2. Tình hình quản lý chi phí và thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty năm 2005. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, chi phí này tăng lên sẽ làm giảm lợi nhuận. Chính vì vậy, quản lý chi phí và giá thành là vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý của tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với việc phấn đấu giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận. Năm 2005, nhìn chung công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản xuất của Công ty được thực hiện khá tốt. Do đặc điểm sản xuất của Công ty (sản xuất theo đơn đặt hàng), cho nên trong kỳ thường không có chi phí sản phẩm dở dang vì thế thường tổng chi phí sản xuất trong kỳ bằng tổng giá thành. Để có kết luận chính xác về tình hình quản lý chi phí và giá thành của Công ty năm 2005 ta xem xét qua bảng 03 và 04. Qua số liệu bảng 03 và 04 ta thấy: Giá thành sản xuất 1 sản phẩm năm 2004 là 386,42đ và năm 2005 là 384,92đ. Như vậy, giá thành sản xuất năm 2005 giảm 1,5đ/1 sản phẩm với tổng mức giảm là 226 301 110đ so với năm 2004. Và so với kế hoạch đặt ra, giá thành sản xuất năm 2005 giảm 0,58đ/1 sản phẩm (giá thành sản xuất 1 sản phẩm theo kế hoạch năm 2005 là 385,5đ). Trong đó, chủ yếu tiết kiệm được từ chi phí sản xuất chung và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. * Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, tiền điện… Trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là chi phí khấu hao tài sản cố định. Nếu như năm 2004, chi phí sản xuất chung là 69,26đ/sản phẩm thì năm 2005 chỉ có 68,82đ/sản phẩm, như vậy năm 2005 giảm 0,44đ/1 sản phẩm, với tổng mức giảm là: 65 385 228đ so với năm 2004. Và so với kế hoạch đặt ra năm 2005 thì giảm 0,18đ (kế hoạch 2005 là 69đ/sản phẩm). Việc trong năm 2005 công ty tiết kiệm được chi phí sản xuất chung và hoàn thành vượt mức kế hoach đặt ra, từ đó góp phần vào việc tiết kiệm tổng chi phí và tăng lợi nhuận là một nỗ lực lớn, trong những năm tới công ty cần phải phát huy hơn nữa. * Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu không những là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu đảm bảo cho nguyên vật liệu được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Có thể thấy rằng việc quản lý nguyên vật liệu là một nhiệm vụ của các nhà quản lý doanh nghiệp, là yêu cầu của phương thức kinh doanh trong cơ chế thị trường nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành toàn bộ của Công ty. Năm 2005 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng giá thành toàn bộ là 69,74% tăng 0,11% so với năm 2004. Và trong năm 2005 Công ty đã tiết kiệm được 0,9đ/1 sản phẩm, với tổng mức tiết kiệm của khoản mục này là 135 029 398đ so với năm 2004. Và so với kế hoạch năm 2005 đã đặt ra, thì Công ty đã hoàn thành vượt mức 0,4đ/1 sản phẩm. Việc tiết kiệm và hoàn thành vượt mức kế hoạch này là do, trong năm 2005 Công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao nguyên vật liệu (giấy ram). Đồng thời, trong năm Công ty cũng đã xác định tỷ lệ bù hao cho sản phẩm in, làm cho khối lượng giấy/ khối lượng tờ báo giảm xuống. Mặt khác, trong năm Công ty cũng giảm được nguyên vật liệu dự trữ (do đặc điểm sản xuất, do nguồn cung ứng nguyên vật liệu dồi dào…) từ đó giảm được chi phí bảo quản nguyên vật liệu… Như vậy có thể thấy rằng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty in Báo Hà Nội mới nhìn chung được tổ chức khá chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Biểu hiện: - Công ty đã thực hiện tốt khâu lập kế hoạch, thu mua nguyên vật liệu cho nên việc cung cấp nguyên vật liệu luôn luôn đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng về chất lượng nhằm phục vụ tốt cho sản xuất. - Việc sử dụng nguyên vật liệu hàng ngày để sản xuất sản phẩm được Công ty tính toán khá hợp lý, khoa học đảm bảo sử dụng tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả cao. Công tác quản lý nguyên vật liệu của Công ty là tốt nên chi phí nguyên vật liệu tính cho một đơn vị sản phẩm đã giảm xuống so với năm 2004. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm giá thành sản xuất từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty. * Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Đây cũng là khoản chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất và đến lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải có chính sách tiền lương hợp lý để vừa tiết kiệm được chi phí và tăng lợi nhuận, đồng thời vừa khuyến khích người lao động tích cực sản xuất. Năm 2005, chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm là 28đ, giảm được 0,17đ/ 1 sản phẩm, và tổng mức giảm của mục này là 25 886 484đ so với năm 2004, và so với kế hoạch đặt ra năm 2005 giảm 0,0016đ. Điều này cho ta thấy là năng suất lao động của công nhân năm 2005 đã tăng cao hơn năm trước làm cho số lượng sản phẩm sản xuất tăng lên. Mặc dù chi phí tiền lương cũng tăng nhưng tốc độ tăng của nó lại thấp hơn tốc độ tăng của sản lượng sản xuất, do vậy chi phí nhân công trực tiếp tính cho một đơn vị sản phẩm đã giảm xuống. Có được điều này là do Công ty đã có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và do sự cố gắng của công nhân toàn Công ty. Tuy nhiên mức giảm này là chưa đáng kể. Vì vậy, Công ty cần phải có các giải pháp thích hợp để nâng cao hơn nữa năng suất lao động của công nhân, từ đó làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Công ty như là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng nên khi có đơn đặt hàng công nhân phải làm thêm giờ, làm đêm để kịp thời hạn giao hàng. Chính vì vậy Công ty cần có chính sách hợp lý quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân nhằm tạo động lực giúp họ hoàn thành tốt công việc,… * Đối với chi phí bán hàng: Do Công ty là đơn vị gia công- sản xuất theo đơn đặt hàng, nên Công ty không thực hiện khâu tiêu thụ. Vì thế, trong kỳ không có chi phí bán hàng. * Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2005 là 28,19đ/1 sản phẩm, giảm 0,47đ so với năm 2004 và tổng mức giảm của khoản mục này là 69 869 458đ. Nhưng so với kế hoạch đặt ra năm 2005, thì khoản mục này lại tăng 0,19đ /1 sản phẩm. Đây là khoản chi phí duy nhất tăng lên so với kế hoạch đặt ra. Chỉ tiêu này cho thấy công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty vẫn chưa được hiệu quả và việc lập kế hoạch chưa sát với thực tế của Công ty. Vì vậy, Công ty cần phải xây dựng tỷ lệ cụ thể của khoản mục chi phí này trên kết quả kinh doanh, tránh tình trạng sử dụng lãng phí khoản chi phí này. Tất cả các khoản mục chi phí của Công ty năm 2005 đều giảm so với năm 2004 và hầu hết đều vượt kế hoạch đặt ra năm 2005, vì vậy nên giá thành toàn bộ sản phẩm năm 2005 giảm 1,96đ/1 sản phẩm so với năm 2004 và giảm so với kế hoạch đề ra là 0,38đ/1 sản phẩm. Qua phân tích tình hình quản lý chi phí và giá thành của Công ty in Báo Hà Nội mới, ta thấy năm 2005 việc thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của Công ty là khá tốt. Trong năm 2005, Công ty đã rất cố gắng phấn đấu tiết kiệm chi phí, và hạ giá thành sản phẩm từ đó góp phần trực tiếp vào việc tăng lợi nhuận của Công ty trong năm 2005. Đây là thành tích của Công ty, tuy nhiên trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế để công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao, góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. 2.4.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty năm 2005. Đối với một doanh nghiệp, vốn là yếu tố quyết định, là chìa khoá để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều phải tự bổ sung lấy nhu cầu vốn trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Và vì thế hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một biện pháp để tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Để xem xét việc quản lý sử dụng vốn của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 có hiệu quả hay không ta có số liệu ở bảng 05 và 06. Qua bảng 05 và 06 ta thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty năm 2005 như sau: Công ty đã sử dụng lượng vốn sản xuất bình quân tăng lên so với năm 2004- năm 2004 lượng vốn sản xuất bình quân của Công ty là 68 850 742 658đ, năm 2005 là 71 651 888 974đ, lượng tăng tuyệt đối là 2 801 146 316đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 4,07%. Việc tăng này là tăng vốn lưu động bình quân từ 45 554 756 675đ năm 2004 tăng lên 52 263 120 339đ năm 2005, với lượng tăng tuyệt đối là 6 708 363 664đ và tỷ lệ tăng tương ứng là 14,73%; còn về vốn cố định thì lại giảm từ 23 295 985983đ năm 2004 xuống còn 19 388 768 636đ năm 2005 với lượng giảm tuyệt đối là 3 907 217 348đ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,77%. Nguyên nhân của việc tăng vốn lưu động là do trong năm 2005 Công ty đã tăng đầu tư tài chính ngắn hạn và tăng phải thu của khách hàng, tức là Công ty đã tăng cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, đồng thời Công ty tăng khoản trả trước cho người bán để khuyến khích các nhà cung cấp giao hàng đúng thời hạn đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty. Nguyên nhân của việc giảm vốn cố định bình quân là do năm 2005 Công ty trích khấu hao vào giá thành sản phẩm và không mua sắm thêm máy móc thiết bị mới. Các chỉ tiêu về vòng quay vốn và hiệu suất sử dụng vốn cố định hầu hết đều tăng lên so với năm trước. Riêng chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 1,37 vòng giảm 0,06 vòng so với năm 2004. Vốn được quay vòng càng chậm thì càng chậm quay trở lại phục vụ cho sản xuất. Cụ thể, số ngày luân chuyển vốn lưu động bình quân năm 2005 là 262 ngày, tăng 11 ngày so với năm 2004. Vì vậy ta cần phải tìm ra nguyên nhân và các phương hướng biện pháp khắc phục để nâng cao hơn vòng quay vốn lưu động. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên từ 0,99 năm 2004 lên 1,1 năm 2005. Chứng tỏ năm 2005 tài sản cố định được sử dụng hiệu quả hơn so với năm trước. Mặc dù trong năm 2005, Công ty không đầu tư thêm máy móc thiết bị làm cho nguyên giá tài sản cố định năm 2005 giảm 621 828 298đ so với năm 2004, nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định trong năm qua vẫn tăng lên từ 2,8 năm 2004 lên 3,69 năm 2005. Và chỉ tiêu này đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, hiệu quả sử dụng vốn cố định kế hoạch đặt ra là 3,09 nhưng thực tế là 3,69. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ thống kỹ thuật công nghệ của Công ty thường xuyên đổi mới và đồng bộ hoá, dẫn tới tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nên đã hoàn thành kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, song bản thân nó chưa nói lên được mối quan hệ giữa quy mô sản xuất, giữa số vốn bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được. Mặt khác, khi sử dụng chỉ tiêu tuyệt đối lợi nhuận để so sánh đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp sẽ không chính xác. Vì vậy, để có thể kết luận đầy đủ hơn chúng ta đi phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn năm 2005 đều tăng đáng kể so với năm 2004 và so với kế hoạch, trừ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động là giảm so với năm 2004 nhưng vẫn tăng so với kế hoạch đặt ra, cụ thể: Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh năm 2005 là 11,22% tăng 0,99% so với năm 2004 và tăng 0,9% so với kế hoạch đặt ra. Tức là, trong 100đ vốn sản xuất kinh doanh năm 2005 tạo ra được 11,22đ lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng 0,99đ so với năm 2004, tăng 0,9đ so với kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định tăng từ 30,23% năm 2004 lên 41,47% năm 2005 và tăng 7,28% so với kế hoạch, tức là trong 100đ vốn cố định bình quân sử dụng trong năm 2005 tạo ra được 41,47đ lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 11,24đ so với năm 2004, tăng 7,28đ so với kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động năm 2005 là 15,39% giảm 0,07% so với năm 2004 nhưng vẫn tăng 0,6% so với kế hoạch, tức là trong 100đ vốn lưu động bình quân sử dụng trong năm 2005 tạo ra được 15,39đ lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm 0,07đ so với năm 2004, nhưng lại tăng 0,6đ so với kế hoạch. Qua các chỉ tiêu so sánh giữa 2 năm 2004-2005 ta có thể kết luận rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2005 là tốt hơn năm 2004, còn hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch đặt ra nhưng thấp hơn so với năm 2004. Đây là kết quả của việc quản lý vốn lưu động của Công ty chưa đạt hiệu quả cao, điều này được thể hiện như sau: Trong năm 2005, khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 7 500 000 000đ, chiếm 14,35% vốn lưu động bình quân, khoản mục các khoản phải thu bình quân là 15 297 599 549đ, chiếm 29,27% vốn lưu động bình quân, trong đó khoản phải thu của khách hàng bình quân là 12 738 824 954đ, chiếm 24,37%. Qua số liệu phân tích ở trên cho ta thấy, Công ty bị chiếm dụng vốn từ phía khách hàng một khoản tương đối lớn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khi có sự biến động về tài chính. Nói tóm lại, nguyên nhân chính của việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2005 không tốt bằng năm 2004 là do lượng vốn lưu động rất dồi dào dẫn đến vốn lưu động bị tồn đọng, không sử dụng hết. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty năm 2005. Mặc dù, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2005 là tốt hơn so với năm 2004, song hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2005 lại không tốt bằng năm 2004, điều đó dẫn đến một số chỉ tiêu doanh lợi năm 2005 không đạt bằng năm 2004. Chính vì thế, trong những năm tới Công ty cần phải cố gắng hơn nữa, làm thế nào để tận dụng tối đa lượng vốn lưu động dồi dào, làm được điều đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa. 2.5. Một số vấn đề cần quan tâm trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận của Công ty Qua phân tích ở trên ta thấy năm 2005 vừa qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định đòi hỏi trong thời gian tới Công ty cần phải quan tâm giải quyết để không ngừng nâng cao lợi nhuận của Công ty. Những vấn đề hiện nay mà Công ty cần phải quan tâm là: - Hiện nay Công ty vẫn còn một số lượng vốn khá lớn bị khách hàng chiếm dụng. Do đó Công ty cần làm tốt công tác thanh toán nhằm thu hồi vốn nhanh tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn lâu dài và dẫn đến nợ dây dưa khó đòi, trên cơ sở đó cho phép Công ty có vốn kịp thời để thực hiện các cơ hội kinh doanh. - Năm vừa qua Công ty đầu tư chứng khoán với một khoản tiền khá lớn lên tới 15 tỷ đồng, đây là một lĩnh vực rất phức tạp với nhiều biến động, do đó Công ty cần phải nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư để tránh rủi ro. - Trong năm 2005 chi phí nguyên vật liệu tính cho một đơn vị sản phẩm đã giảm xuống so với năm 2004, điều này chứng tỏ sự cố gắng của toàn Công ty trong việc quản lý chi phí. Tuy nhiên, công tác quản lý nguyên vật liệu của Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới để góp phần hơn nữa vào việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần có biện pháp quản lý các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp một cách tiết kiệm, hiệu quả đặc biệt cần giảm các khoản chi phí gián tiếp như tiếp khách, các khoản chi phí không cần thiết… Chương 3: Một số kiến nghị đề xuất nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty in Báo Hà Nội mới Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra rất gay gắt và mạnh mẽ. Vì thế để có thể tồn tại, phát triển và đứng vững trong điều kiện đó thì vấn đề lợi nhuận và làm thế nào để tăng lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Trong suốt gần 50 năm hình thành và phát triển trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách đến nay Công ty in Báo Hà Nội mới đã có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường, có sức hấp dẫn trong cạnh tranh, doanh thu và lợi nhuận làm ra ngày càng nhiều, khả năng tài chính của Công ty ngày càng vững mạnh. Phải nói rằng đây là thành tích rất đáng tự hào của toàn thể cán bộ công nhân viên, những người đã dìu dắt, sát cánh cùng Công ty trong mọi hoàn cảnh để tạo nên chặng đường lịch sử hào hùng gần 50 năm, mở ra những trang sử mới đầy hứa hẹn trong tương lai. Năm 2005 vừa khép lại, với những kết quả khả quan mà Công ty đạt được như doanh thu lợi nhuận tăng lên, đời sống công nhân viên được cải thiện hơn hẳn so với những năm trước. Đây là kết quả của sự không ngừng học hỏi, cố gắng vươn lên, cải tiến quy cách tổ chức, quản lý sản xuất một cách đúng đắn hợp lý của Ban lãnh đạo Công ty cùng với sự đoàn kết nhất trí giữa người lao động với cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả đó cũng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty, cộng với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa thu nhập cho cán bộ công nhân viên… luôn thôi thúc đòi hỏi Công ty phải phấn đấu hơn nữa. Làm thế nào để doanh thu và lợi nhuận thu được ngày càng nhiều hơn, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao là một vấn đề thời sự và là một thách thức lớn đối với Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Mặc dù, Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng học hỏi và rất cố gắng vận dụng một số biện pháp trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn một vài hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty mà trong thời gian tới Công ty cần phải khắc phục. Quản lý kinh doanh thông thường đã là một khoa học nhưng quản lý để đảm bảo thu được mức lợi nhuận tăng cao và ổn định lại là cả một nghệ thuật, nó đòi hỏi mỗi quá trình sản xuất kinh doanh cần phải được xuất phát từ những phán đoán tinh tường để mang lại hiệu quả cao nhất. 3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006. Trong nền kinh tế thị trường với bao nhiêu thời cơ và thách thức đang đặt ra cho Công ty, để có thể đứng vững trên thương trường, đại hội Đảng bộ, hội nghị đại biểu công nhân viên chức và đại hội công đoàn đã đề ra phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 như sau: Giá trị SXCN tính theo giá CĐ năm 94: 24 500 000 000đ Sản lượng tờ báo 58 x 84: 153 000 000 tờ Doanh thu SXKD và dịch vụ: 72 000 000 000đ Thu nhập tiền lương bình quân người/ tháng: 3 200 000đ Một mặt, Công ty thực hiện đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng sản xuất theo chiều sâu, cụ thể trong năm 2006, Công ty đầu tư thêm 1 máy in offset tờ rời 4 mầu trị giá 26 tỷ đồng(dự tính đầu tư bằng vốn vay là 15 tỷ đồng, còn lại là lấy từ quỹ khấu hao), 1 máy đóng sách liên hoàn trị giá 500 triệu đồng, và xây dựng thêm 1 nhà xưởng trị giá 4 tỷ đồng (được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển). Mặt khác, Công ty tập trung cho công tác đào tạo nhân lực, nâng cao tay nghề của công nhân viên, phấn đấu cho công nhân có trình độ tay nghề phù hợp với sự phát triển hiện đại của máy móc thiết bị. Đồng thời Công ty cũng đề ra mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thêm khách hàng bằng việc đa dạng hoá các loại hình sản phẩm từ đó nhằm tăng sức cạnh tranh của Công ty, nâng cao doanh thu tiêu thụ cũng như lợi nhuận. Do vậy để thực hiện được những phương hướng trên, Công ty cần phải sử dụng kết hợp các biện pháp tài chính – kế toán thích hợp để tạo ra thế tăng trưởng ổn định và khẳng định vị thế của Công ty trong tương lai. Xuất phát từ những kết quả đạt được và những mặt tồn tại của Công ty in Báo Hà Nội mới, qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp cận với tình hình thực tế, xem xét các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kết hợp với những lý luận đã học ở trường tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. 3.2. Một số kiến nghị đề xuất nhằm tăng lợi nhuận ở công ty in báo hà nội mới. 3.2.1. Xây dựng định mức tiêu hao cụ thể cho một số loại nguyên vật liệu chưa định mức được. Mặc dù, năm 2005 Công ty đã xây dựng được định mức tiêu hao của giấy ram, làm cho việc quản lý loại nguyên vật liệu này được hợp lý dẫn đến tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành góp phần làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, cũng còn nhiều loại nguyên vật liệu (như: mực in, bột màu…) mà Công ty vẫn chưa xây dựng được định mức tiêu hao cụ thể. Chính vì thế, trong những năm tới Công ty cần phải cố gắng xây dựng định mức tiêu hao cụ thể cho các loại nguyên vật liệu này, để từ đó giúp cho việc quản lý các loại nguyên vật liệu này được hợp lý, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho Công ty. 3.2.2. Giảm hơn nữa khoản mục chi phí gián tiếp (cụ thể là chi phí quản lý doanh nghiệp). Mặc dù, năm 2005 Công ty đã tiết kiệm được 69 869 458đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức tiết kiệm này chưa nhiều và thực tế cho thấy khoản mục chi phí này vẫn rất cao (Năm 2005 chi phí quản lý doanh nghiệp là 4 258 277 914đ). Chính vì thế, trong những năm tới Công ty cần phải phấn đấu giảm được khoản chi phí này một cách hợp lý, tránh tình trạng xem khoản chi phí này ảnh hưởng không lớn đến giá thành, gây ra lãng phí. Theo tôi, để giảm được khoản chi phí này Công ty cần: Xây dựng tỷ lệ cụ thể cho khoản mục chi phí này dựa trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để làm cho khoản mục chi phí này được sử dụng hợp lý. Mặt khác, Công ty cần tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động mà hiệu quả; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản ly doanh nghiệp thông qua các lớp ngắn hạn, qua sách báo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các công ty khác,… 3.2.3. Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong kinh doanh, chất lượng hàng hoá có ảnh hưởng tới giá cả do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận. Chất lượng của hàng hoá đảm bảo thì tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng. Chiếm được lòng tin của khách hàng thực sự không phải là điều đơn giản. Không chỉ cần có một chiến lược quảng cáo mà điều quan trọng ở đây là phải nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. Lý luận kinh tế thị trường hiện đại cũng khẳng định rằng trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cạnh tranh về giá tuy cũng rất gay gắt nhưng vấn đề quyết định vẫn là cạnh tranh ngoài giá bằng chất lượng và công tác phục vụ khách hàng. Đối với Công ty in Báo Hà Nội mới, để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình thì xí nghiệp cần đi theo các hướng như sau: * Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ: Trong những năm gần đây, Công ty đã rất chú trọng đến việc đầu tư mới máy móc, thiết bị và công nghệ phục vụ cho sản xuất, từ đó làm cho năng lực sản xuất của xí nghiệp được nâng cao, hao phí lao động sống được giảm bớt. Đồng thời, việc tăng cường công tác đầu tư theo chiều sâu bằng việc đổi mới máy móc thiết bị hiện đại đã nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm từ đó công tác tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. Vì vậy trong thời gian tới xí nghiệp cần tiếp tục đổi mới máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại để nâng cao được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được sức cạnh tranh trên thị trường. * Nâng cao tay nghề, năng lực sản xuất của công nhân : Bên cạnh yếu tố khoa học kỹ thuật, con người có vai trò rất lớn trong việc sản xuất – kinh doanh của Công ty vì con người trực tiếp vận hành máy móc, ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của con người. Song song với việc đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đòi hỏi phải nâng cao khả năng điều hành máy móc thiết bị của công nhân là hết sức quan trọng, vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của Công ty là rất cần thiết. Để làm được điều này Công ty cần: - Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho CNV, tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo rút kinh nghiệm, huấn luyện kỹ thuật kinh nghiệm, rút kinh nghiệm trực tiếp trên các máy móc thiết bị hiện đại… - Công ty cần sử dụng các biện pháp thưởng phạt thích hợp với công nhân như chế độ tiền thưởng một cách phù hợp với việc nâng cao thành tích sản xuất để khuyến khích động viên công nhân sản xuất. 3.2.4. Tiếp tục thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Trong điều kiện mà thị trường tiêu thụ không được thuận lợi, việc đa dạng hoá sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với công ty. Đồng thời việc đa dạng hoá sản phẩm cũng giúp cho doanh nghiệp thu hút được các khách hàng mới, từ đó góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. 3.2.5. Nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Như chúng ta đã biết, muốn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh điều kiện bắt buộc là doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Không có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành bất kỳ công việc sản xuất kinh doanh nào. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh, tự chủ động bổ sung nguồn vốn trong quá trình sản xuất. Chính vì lẽ đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn rất được các doanh nghiệp quan tâm. Sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả có nghĩa là lợi nhuận thu được trên một đồng vốn phải ngày càng cao. Nhưng hiện nay trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp Nhà nước, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh chưa đạt được kết quả cao. Qua xem xét tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 ta thấy, việc quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh vẫn chưa được cao, trong đó vốn lưu động là giảm so với năm 2004. Vì thế trong những năm tiếp theo công ty cần phải tìm ra nguyên nhân cụ thể và có giải pháp khắc phục kịp thời, cụ thể là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. 3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cụ thể là hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua năng suất lao động, công suất máy móc thiết bị… Công ty in Báo Hà Nội có thể phát triển và đứng vững trên thương trường như hiện nay là vì Công ty có một cơ sở vật chất rất vững mạnh, năm 2005 nguyên giá TSCĐ của Công ty xấp xỉ 65 tỷ đồng, và năm 2006 Công ty còn dự tính đầu tư thêm hơn 30 tỷ giá trị TSCĐ nữa, vì thế ta cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định hay cụ thể là tài sản cố định hiệu quả để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty góp phần thúc đẩy tăng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Thực tế thì hiệu quả sử dụng vốn cố định ở Công ty năm 2005 có cao hơn năm 2004, nhưng số vòng quay vốn cố định (hiệu suất sử dụng vốn cố định chưa cao đạt 3,69 vòng/ năm). Mặt khác, lợi nhuận thuần thu được trên 1 đồng vốn cố định cũng chưa cao lắm. Về máy móc thiết bị, Công ty mới chỉ tận dụng được 2/3 công suất máy móc thiết bị vì thế những năm tiếp theo công ty cần phải làm thế nào đó để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định. Dưới đây là một số giải pháp mà Công ty có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: - Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao bình quân và năm 2005 vừa qua quỹ khấu hao của Công ty lên đến 28 tỷ nhưng đã không được sử dụng đến, vì thế trong những năm tiếp theo Công ty cần phải lựa chọn cho mình một phương pháp khấu hao thích hợp hơn, sử dụng quỹ khấu hao cho hợp lý với thực tế của Công ty, phải tận dụng tối đa năng lực hiện có của Công ty, kết hợp với việc xử lý nhanh chóng số tài sản không cần dùng và chờ thanh lý để nhanh chóng quay vòng vốn, tránh được hao mòn vô hình và hữu hình. - Tích cực cải tiến đổi mới máy móc cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tránh được hao mòn vô hình của máy móc thiết bị không cần thiết. Sau đó, Công ty cần phải có biện pháp quản lý cho tốt kết hợp với sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ để có thể sử dụng tốt và nâng cao năng suất của máy móc thiết bị. - Hiện nay toàn bộ TSCĐ của Công ty được quản lý bởi Phòng Tài vụ của Công ty, nên trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản của mọi người là không cao. Vì thế Công ty nên áp dụng biện pháp quản lý TSCĐ khác tốt hơn như: giao cho từng bộ phận, phân xưởng sản xuất, từng phòng ban, cá nhân cụ thể quyền hạn sử dụng và trách nhiệm đối với từng loại TSCĐ như vậy thì trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn đối với TSCĐ của Công ty sẽ được nâng cao rõ rệt. 3.2.5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu, là chỗ dựa vững chắc để giúp các doanh nghiệp vững vàng tự tin trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Công ty in Báo Hà Nội mới, vốn lưu động chiếm tỷ lệ xấp xỉ 70% tổng vốn với giá trị hơn 50 tỷ đồng, thì công tác này càng trở nên cần thiết. Thực tế cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 là chưa cao. Mặc dù số vốn lưu động trong năm 2005 có tăng so với năm 2004 nhưng các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động lại giảm so với năm 2004, số vòng quay vốn lưu động năm 2005 là 1,37 vòng mặc dù đã vượt mức so với kế hoạch đặt ra là 1,34 vòng nhưng lại giảm 0,06 vòng so với năm 2004. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động cũng giảm, năm 2004 là 15,46%, năm 2005 là 15,39%. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong năm 2005 lượng vốn lưu động của Công ty khá nhiều, đặc biệt là khoản tiền không sử dụng đến, khoản bị khách hàng chiếm dụng còn rất lớn, hàng tồn kho còn nhiều dẫn đến lượng vốn nhàn rỗi còn nhiều. Xuất phát từ tình hình trên trong những năm tới theo tôi Công ty có thể sử dụng các biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty: * Đối với vốn bằng tiền: Trong các loại tài sản của doanh nghiệp tiền là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tài sản khác, chính vì vậy tiền dễ dàng trở thành đối tượng của việc tham ô lợi dụng. Bên cạnh đó vốn bằng tiền cũng là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán và tác động ngay đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp, bởi lẽ tình hình tài chính của một doanh nghiệp mạnh hay yếu trước hết biểu hiện ở khả năng thanh toán của doanh nghiệp và như vậy nếu khả năng thanh toán kém doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vì vậy, Công ty cần có các biện pháp thích hợp để quản lý khoản mục vốn bằng tiền. Để quản lý tốt vốn bằng tiền, Công ty in Báo Hà Nội mới cần áp dụng một số biện pháp: - Cần phải xây dựng nguyên tắc chi tiêu bằng tiền mặt phù hợp; quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, chi tiêu phải có hoá đơn chứng từ hợp lí hợp lệ. - Cần thiết phải lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ một cách chi tiết, nghiêm túc, xác định tất cả các khoản thu chi bằng tiền để xem xét sự cân đối thu chi trong kì, cũng như dự trù các khoản chi tiêu trong tương lai. Hiện nay khoản mục tiền của Công ty còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động, đặc biệt là tiền gửi Ngân hàng chiếm hơn 30% vốn lưu động. Vì thế, Công ty có thể sử dụng khoản tiền này đầu tư vào lĩnh vực khác hoặc sử dụng vào một mục đích khác để sinh lời. * Đối với khoản phải thu: Công ty in Báo Hà Nội mới là Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng vì thế mà khoản mục khoản phải thu, đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ rất lớn. Thực tế, cuối kỳ khoản phải thu của Công ty tăng lên đến 20 827 895 937đ, trong đó khoản phải thu của khách hàng là 15 777 099 011đ. Vì thế Công ty cần phải có những biện pháp phù hợp để quản lý và sử dụng khoản tiền này sao cho có hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp mà Công ty có thể áp dụng: - Công ty cần dự tính trước khả năng bị chiếm dụng vốn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, khi nào xuất hiện khoản phải thu và khi nào thì thu được tiền về. Việc dự báo này cần thực hiện đối với tất cả các khách hàng quen thuộc cũng như khách hàng mới của Công ty. Công tác này giúp cho Công ty biết được khi nào mình sẽ bị thu hẹp khả năng thanh toán để có những giải pháp thích hợp đối với các khoản nợ phải trả hoặc đối với tình trạng thiếu vốn lưu động. - Phải đưa ra những nguyên tắc, quy định về thời hạn thanh toán đối với khách hàng như là: nếu quá hạn thanh toán thì sẽ bị phạt theo phần trăm hợp đồng… - áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng để thu hồi nhanh chóng khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng (như thực hiện chiết khấu thanh toán…), rồi sử dụng lượng vốn lưu động nhàn rỗi này một cách hợp lý chẳng hạn dùng số tiền này đầu tư thu lợi nhuận. * Đối với hàng tồn kho: Hiện nay nguồn cung ứng các loại vật tư cho Công ty rất là dồi dào cho nên Công ty cũng không cần thiết phải dự trữ với khối lượng vật tư lớn. Theo thực tế lượng vật tư hàng hoá của Công ty còn nhiều (năm 2005 lượng vật tư tồn kho là: 2 584 519 271đ), chẳng hạn lượng vốn này chỉ còn khoảng 50% thì Công ty sẽ dôi ra được số tiền là: 2 584 519 271 x 50% = 1 292 259 635,5đ Với số tiền này Công ty có thể sử dụng vào mục đích khác để thu lợi. Có nghĩa là Công ty phải tăng nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn dự trữ. 3.2.6. Mở rộng hoạt động đầu tư tài chính. Việc mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động tài chính là rất cần thiết góp phần làm tăng tổng lợi nhuận doanh nghiệp. Theo số liệu ở bảng 01 ta thấy trong tổng số lợi nhuận thu được trong năm là: 10 938 743 511đ thì lợi nhuận từ hoạt động tài chính chỉ có 1 552 564 396đ chiếm 14,19%. Mặc dù lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính năm 2005 cao hơn so với năm 2004 là 539 564 396đ nhưng Công ty vẫn nên tiếp tục mở rộng hoạt động đầu tư tài chính, như: tham gia góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán (cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu),… để thu lợi nhuận, góp phần làm tăng tổng lợi nhuận Công ty. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực rất phức tạp và thường xuyên biến động. Vì thế, khi đầu tư vào lĩnh vực này Công ty cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh rủi ro. Trên đây là những ý kiến đề xuất mà qua quá trình đi sâu nghiên cứu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty in Báo Hà Nội mới, cộng với những kiến thức được học ở trường tôi xin mạnh dạn đưa ra nhằm góp phần vào việc phấn đấu tăng lợi nhuận của công ty trong những năm tới. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ- công nhân viên trong trong Công ty trong những năm tiếp theo công ty sẽ thu được nhiều kết quả hơn, tạo được chỗ đứng vững mạnh trên thị trường góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty in Báo Hà Nội mới, tôi đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cơ chế thị trường với những khó khăn vốn có đã buộc các doanh nghiệp phải tích cực chủ động khai thác lợi thế, khắc phục khó khăn từ đó mới có thể đứng vững và phát triển được. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực và cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty in Báo Hà Nội mới, Công ty đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế mà trong thời gian tới Công ty cần khắc phục. Hy vọng rằng trong thời gian tới Công ty sẽ khắc phục được những hạn chế, phát huy được những tiềm năng của mình xây dựng Công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn: Vũ Văn Ninh, các thầy cô giáo trong bộ môn, Ban lãnh đạo Công ty in Báo Hà Nội Mới đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để tôi hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2006 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hoa Mục lục Trang Bảng 01: Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh năm 2005 với năm 2004 Mức tăng(giảm) Tỷ lệ tăng(giảm) 1 Giá trị sản xuất công nghiệp đ 23 411 000 000 24 019 000 000 608 000 000 2.60 2 Sản lợng tờ báo tờ 144 034 000 151 033 782 6 999 782 4.86 3 Vốn sản xuất kinh doanh bình quân đ 68 850 742 658 71 651 888 974 2 801 146 316 4.07 4 Vốn chủ sở hữu bình quân đ 48 850 956 424 52 692 249 388 3 841 292 964 7.86 5 Doanh thu SXKD và dịch vụ đ 65 170 353 743 71 634 427 761 6 464 074 018 9.92 6 Tổng chi phí SXKD đ 56 653 432 643 62 276 429 645 5 622 997 002 9.93 7 Lãi sản xuất kinh doanh đ 8 516 921 100 9 357 998 116 841 077 016 9.88 8 Lãi hoạt động tài chính đ 1 013 000 000 1 552 564 396 539 564 396 53.26 9 Lãi hoạt động khác đ 49 426 302 28 180 999 -21 245 303 -42.98 10 Tổng lợi nhuận trớc thuế đ 9 579 347 402 10 938 743 511 1 359 396 109 14.19 11 Thuế thu nhập doanh nghiệp đ 2 537 842 483 2 897 985 303 360 142 820 14.19 12 Tổng lợi nhuận sau thuế đ 7 041 504 919 8 040 758 208 999 253 289 14.19 13 Tổng nộp ngân sách đ 6 310 550 919 8 100 470 340 1 789 919 421 28.36 14 Các chỉ tiêu doanh lợi Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh % 10.23 11.22 0.99 9.726746101 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu % 14.41 15.26 0.85 5.866327586 Tỷ suất lợi nhuận giá thành % 12.43 12.91 0.48 3.880501727 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng % 10.80 11.22 0.42 3.886663438 15 Thu nhập tiền lơng bình quân ngời/tháng đ 2 783 161 3 121 136 337 975 12.14356625 Bảng 02:Tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2005 của Công ty in báo Hà Nội mới STT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2005 TH năm 2005 So sánh TH năm 2005 với KH năm 2005 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm) 1 Vốn sản xuất bình quân đ 71 040 000 000 71 651 888 974 611 888 974 0.86 2 Vốn chủ sở hữu bình quân đ 52 090 000 000 52 692 249 388 602 249 388 1.16 3 Doanh thu thuần đ 66 300 000 000 71 634 427 761 5 334 427 761 8.05 4 Tổng chi phí SXKD đ 57 525 000 000 62 276 429 645 4 751 429 645 8.26 5 Lãi sản xuất kinh doanh đ 8 775 000 000 9 357 998 116 582 998 116 6.64 6 Lãi hoạt động tài chính đ 1 200 000 000 1 552 564 396 352 564 396 29.38 7 Lãi hoạt động khác đ 0 28 180 999 28 180 999 8 Tổng lợi nhuận trớc thuế đ 9 975 000 000 10 938 743 511 963 743 511 9.66 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp đ 2 642 662 147 2 897 985 303 255 323 156 9.66 10 Tổng lợi nhuận sau thuế đ 7 332 337 853 8 040 758 208 708 420 355 9.66 11 Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất % 10.32 11.22 0.90 8.73 12 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu % 11.06 11.22 0.16 1.50 13 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu % 14.08 15.26 1.18 8.41 14 Tỷ suất lợi nhuận giá thành % 12.75 12.91 0.16 1.29 Bảng 03: Tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2004-2005. Chỉ tiêu Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm năm 2004 Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm năm 2005 Mức tiết kiệm chi phí năm 2005 so với năm 2004 Mức tiết kiệm chi phí 1 sản phẩm Tổng mức tiết kiệm chi phí năm 2005 1. Giá thành sản xuất sản phẩm 386.42 384.92 -1.50 -226 301 110 - Chi phí NVL trực tiếp 289.00 288.10 -0.90 -135 029 398 - Chi phí nhân công trực tiếp 28.17 28.00 -0.17 -25 886 484 - Chi phí sản xuất chung 69.26 68.82 -0.44 -65 385 228 2. Chi phí bán hàng 0 3. Chi phí quản lý DN 28.66 28.19 -0.47 -69 869 458 4. Giá thành toàn bộ sản phẩm 415.08 413.12 -1.96 -296 170 568 Bảng 04: Tình hình lập và thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 Chỉ tiêu Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm KH năm 2005 Mức chi phí bình quân 1 sản phẩm TH 2005 So sánh TH/KH 1. Giá thành sản xuất sản phẩm 385.50 384.92 -0.58 - Chi phí NVL trực tiếp 288.50 288.10 -0.40 - Chi phí nhân công trực tiếp 28.00 27.9984 -0.0016 - Chi phí sản xuất chung 69.00 68.82 -0.18 2. Chi phí bán hàng 3. Chi phí quản lý DN 28.00 28.19 0.19 4. Giá thành toàn bộ sản phẩm 413.50 413.12 -0.38 Bảng 05: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty in Báo Hà Nội mới năm 2005 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 So sánh năm 2005 với năm 2004 Số tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần tiêu thụ đ 65 170 353 743 71 634 427 761 6 464 074 018 9.92 2 LN ròng từ hđsxkd đ 7 041 504 919 8 040 758 208 999 253 289 14.192 3 Vốn SXKD bình quân đ 68 850 742 658 71 651 888 974 2 801 146 316 4.07 4 Vốn lu động bình quân đ 45 554 756 675 52 263 120 339 6 708 363 664 14.73 5 Vốn cố định bình quân đ 23 295 985 983 19 388 768 636 -3 907 217 348 -16.77 6 Nguyên giá TSCĐ bình quân đ 65 767 308 011 65 145 479 713 -621 828 298 -0.95 7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:6) 0.99 1.10 0.11 8 Vòng quay Vốn lu động (1:4) vòng/năm 1.43 1.37 -0.06 9 Số ngày luân chuyển bình quân ngày 251 262 11 10 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1:5) vòng/năm 2.80 3.69 0.89 11 Tỷ suất lợi nhuận Vốn SXKD (2:3) % 10.22 11.22 1.00 12 Tỷ suất lợi nhuận Vốn lu động (2:4) % 15.46 15.39 -0.07 13 Tỷ suất lợi nhuận Vốn cố định (2:5) % 30.23 41.47 11.24 Bảng 06: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Công ty năm 2005 so với kế hoạch STT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2004 TH năm 2004 So sánh TH/KH Số tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần tiêu thụ đ 66 300 000 000 71 634 427 761 5 334 427 761 8.05 2 LN ròng từ hđsxkd đ 7 332 337 853 8 040 758 208 708 420 355 9.66 3 Vốn SXKD bình quân đ 71 040 000 000 71 651 888 974 611 888 974 0.86 4 Vốn lu động bình quân đ 49 597 000 000 52 263 120 339 2 666 120 339 5.38 5 Vốn cố định bình quân đ 21 443 000 000 19 388 768 636 -2 054 231 365 -9.58 6 Nguyên giá TSCĐ bình quân đ 65 456 054 600 65 145 479 713 -310 574 887 -0.47 7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1:6) 1.01 1.10 0.09 8 Vòng quay Vốn lu động (1:4) vòng/năm 1.34 1.37 0.03 9 Số ngày luân chuyển bình quân ngày 269 262 -7 10 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1:5) vòng/năm  3.09 3.69 0.60 11 Tỷ suất lợi nhuận Vốn SXKD (2:3) % 10.32 11.22 0.90 12 Tỷ suất lợi nhuận Vốn lu động (2:4) % 14.78 15.38 0.60 13 Tỷ suất lợi nhuận Vốn cố định (2:5) % 34.19 41.47 7.28

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32286.doc
Tài liệu liên quan