Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quản lý truyền tải và phân phối điện năngcủa công ty điện lực Hà Nội

Giảm tổn thất điện năng trên mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống kinh doanh điện năng của ngành điện nói chung và của công ty Điện lực Hà Nội nói riêng là một vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện, là một trong những điều kiện quan trọng để các điện lực đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá vận hành trong cơ chế thị trường. Song đây là một nội dung nghiên cứu có phạm vi rộng và phức tạp. Thời gian thực tập còn hạn hẹp và còn hạn chế về kiến thức, lý luận, đặc biệt là những hiểu biết của bản thân về thực tiễn quản lý của công ty Điện lực Hà Nội cho nên nội dung chuyên đề chỉ nghiên cứu phân tích những nét chủ yếu về thực trạng quản lý lưới điện và tổn thất điện năng trên lưới điện đó. Những vấn đề trên em trình bày còn rất hạn chế, thiếu toàn diện và những biện pháp đề ra còn mang tính định hướng chung, chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể. Do vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ công nhân viên ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng đồng thời em chân thành mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên để tạo điều kiện cho em tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài luận văn tốt nghiệp này.

doc75 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quản lý truyền tải và phân phối điện năngcủa công ty điện lực Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c dẫn đến tình trạng nơi cần có nhu cầu điều về điện không có phương tiện, thiết bị phân phối hoàn chỉnh, còn những nơi có thiết bị, phương tiện hoàn chỉnh và khả năng phân phối lớn thì lại bị non tải do đó gây ra tổn thất. - Chế độ đại tu bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị chưa được thường xuyên - Do không kiểm tra được thường xuyên dẫn đến khách hàng ăn cắp điện mà không trả tiền điện 2.4 Tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại: Trong quản lý kinh doanh điện năng phân chia tổn thất làm hai loại: tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại - Tổn thất kỹ thuật : là tổn thất tất yếu xảy ra trên đường dây dẫn điện, trong máy biến áp ,và phân phối điện. tổn thất kỹ thuật phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của vật liệu chế tạo các dây dẫn ,thiết bị, máy biến áp và tình trạng vận hành của chúng. bảng: số liệu tổn thất kỹ thuật và tổn thất thực hiện của công ty điện lực thành phố Hà nội năm 1999 : Tổn thất kỹ thuật Thực hiện Lưới 110KV (%) Lưới 35 –10 -6 KV (%) Lưới 0,4KV (%) Tổng (%) Lưới 110KV (%) Lưới phân phối (%) Tổng (%) 1,2% 6,1% 1,92% 9,2% 1,25% 9,82% 11,07% - Tổn thất thương mại : Là những tổn thất trong quá trình mua bán điện do nhiều nguyên nhân gây ra : + Do công tác quản lý cung ứng và sử dụng điện thiếu những phương tiện đo đếm thích hợp nên còn sai sót + Do sai số thiết bị đo, đọc sai chỉ số công tơ, ăn cắp điện bằng nhiều cách khác nhau... trong đó khách hàng cấp điện là nguyên nhân chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổn thất thương mại Việt Nam. Sau đây là số liệu phúc tra ghi chữ công tơ năm 1999 của công ty. +Các khách hàng sử dụng điện không trả tiền điện. Biểu tình hoạt phúc tra ghi chữ năm 1999 Nội dung công việc Hoàn Kiếm Hai Bà Trưng Ba Đình Đống Đa Tây Hồ Thanh Xuân Tổng Sốphiếu phúc tra phát ra Thu vào 959 959 4500 4400 5882 5882 498 198 11.839 11.739 Số công tơ đã phúc tra 3834 3972 4400 5882 551 498 18137 - Sai chỉ số 1 16 20 14 51 - Công tơ chết, cháy, mất 4 2 42 14 401 463 - Mất chì niêm phong 27 // 60 1 99 - Sai số công tơ 3 4 4 11 - Không có số công tơ 1 1 - Không đảm bảo kỹ thuật // 150 10 171 - Dùng điện thẳng 10 10 20 - Lấy cắp điện 2 10 6 15 33 Tổng số công tơ có sai sót 44 27 289 45 29 415 849 Tỷ lệ 1,15% 0,91% 6,57% 0,77% 5,26% 83,33% 4,68% Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nhiệm vụ hàng đầu của ngành điện là phải giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Đây là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của lưới điện truyền tải và phân phối nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế điện năng. Ngoài ra việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình tải và phân phối có ý nghĩa vô cùng to lớn nó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân.Những nguyên nhân trên đã gây ra tổn thất điện năng ở tỷ lệ khá cao cho ngành điện nói chungvà công ty Điện Lực Hà Nội nói riêng. Chính vì lẽ đó mà việc giảm tổn thất điện năng là mục tiêu số một là nhiệm vụ hàng đầu mà công ty Điện lực Hà Nội đã làm và đang đề ra để phấn đấu thực hiện góp phần vào chương trình giảm tổn thất điện năng mang lại hiệu qủa góp phần vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1997 đến nay công ty Điện lực Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực góp phần giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối Cụ thể các biện pháp đó tập trung vào : - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc khách hàng sử dụng điện. Phúc tra chế độ ghi chỉ số công tơ đảm bảo chính xác 98%. Công ty thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn trong công tác. Thường xuyên mở những đợt rà soát, kiểm tra kịp thời những trường hợp vi phạm sử dụng điện, an toàn hành lang lưới điện. Truy thu một lượng điện không nhỏ về cho công ty. - Cải tạo và nâng cấp lưới điện hạ thế, tăng cường công tác kiểm tra, thay thế các công tơ cũ kém chất lượng xử lý kịp thời các trường hợp cháy, chập, dây dẫn đảm bảo việc cung cấp điện liên tục cho khách hàng. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhằm đem hạn chế những sự cố do sử dụng điện gây nên. Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ lưới điện, kết quả đạt được thể hiện như sau : Kết quả thực hiện chỉ tiêu tổn thất năm 1999 của công ty Quý Tổn thất I 10,02 II 13,45 III 8,97 IV 11,84 Cả năm 11,07% Phần III một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện ở công ty Điện lực hà nội I. kế hoạch sản xuất kinh doanh , Phương huớng giảm tổn thất điện năng của công ty trong 5 năm 2001 - 2005 và những yêu cầu đạt được trong công tác quản lý 1. Mục tiêu và phương hướng thực hiện : 1.1 Hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng công ty giao . thực hiện kinh doanh đúng pháp luật. Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo kinh doanh có lãi , nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. 1.2 Quản lý và vận hành lưới điện an toàn, chất lượng , kinh tế , cung cấp điện ổn định liên tục, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thủ đô . Quản lý điều hoà phụ tải hợp lý để đảm bảo thực hiện đúng biểu đồ công suất, sản lượng tổng công ty giao . Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá lưới điện vơi chất lượng và mỹ thuật cao. 1.3 Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong kinh doanh điện năng , kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực , cửa quyền , nhũng nhiễu trong quan hệ với khách hàng . Liên tục cải tiến thủ tục hành chính , nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng , giải quyết nhanh gọn các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng . áp dụng các phương tiện đọc công tơ hiện đại để đọc chỉ số công tơ nhanh chóng và chính xác . Thực hiện tốt chương trình điện nông thôn đã được tổng công ty giao và thành phố phê duyệt .Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dưới 10% 1.4 Đổi mới tổ chức quản lý theo hướng chuyên môn hoá, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ CBCNV về kỹ thuật và quản lý phù hợp với trình độ công nghệ mới .Xây dựng hệ thống quản lý ISO 9000 trong doanh nghiệp. 1.5 Đề nghị áp dụng đa hình thức quản lý lưới điện phân phối , mạnh dạn cổ phần hoá từ một đến hai điện lực quận huyện. Khu vực nông thôn có thể áp dụng hình thức công ty TNHH , HTX....để huy động mọi nguồn vốn , tạo cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực phân phối điện . 2 . Kế hoạch sản xuất kinh doanh Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng điện nâưng của các năm gần đây , dựa trên khả năng phát triển nền kinh tế thủ đô và các nhu cầu sử dụng điện của nhân dân trong thành phố ,Công ty điện lựcTP Hà nội dự kiến việc cung cấp điện giai đoạn 2001-2005 với hai phương án : Phương án cơ sở : tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩm tăng 10%/ năm Phương án cao : tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩm tăng 12%/ năm chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Điện nhận đầu nguồn PA1 2769 3025 3313 3628 3977 Điện nhận đầu nguồn PA2 2819 3136 3497 3899 4352 Tỷ lệ tổn thất 11,2 10,6 10,2 9,8 9,5 Điện thương phẩm PA1 2458,5 2704,35 2974,78 3272,26 3599,49 Điện thương phẩm PA2 2503,2 2803,58 3140,01 3516,81 3938,83 3. Kế hoạch sửa chữa lớn Lưới 110 kv :Nâng cao công suất chống quá tqỉ cho MBA , củng cố thiết bị các trạm 110 kv cho phù hợp với công suất sau khi nâng .Củng cố ĐDK 110kv,gia cường móng cột, gia cố và thay thế thanh rằng, sơn lại các cột sắt bị gỉ , thay dây ,tăng cường tiết diện cho dây dẫn phù hợp với năng lực truyền tải sau khi nâng công suất , chống quá tải trạm 110 kv nêu trên . Lưới trung thế 35-10-6 kv: -Trạm trung gian 35/10(6) kv, củng cố thiết bị trạm nâng cao độ tin cậy trong vận hành bằng cách thay mới thế hệ máy cắt dầu quá cũ và lạc hậu , bằng thế hệ máy cắt mới thông dụng . Củng cố nâng cấp mạch bảo vệ nhị thứ. -Đường dây không trung thế: Củng cố các ĐDK 35-10-6 kv ngoại thành tăng cường tiếp địa , gia cố móng ,daay néo , Thay dây nâng tiết diện cho các tuyến dây cũ nát , tiết diện nhỏ bị quá tải ,lưới trung thế điện nông thôn bàn giao , để đảm bảo cấp điện ổn định cho phụ tải vùng nông thôn ngoại thành. Cáp ngầm :Thay thế các tuyến cáp cũ bị quá tải , xác xuất sự cố cao bằng loại cáp khô XLPE 24kv có tiết diện phụ thuộc vào nhu cầu truyền dẫn trên tuyến , tạo mạch vòng để xoá xổ các trạm đuôi chuột nâng cao độ tin cậy trong phương thức cấp điện Trạm biến áp : Nâng cấp thiết bị các trạm xây có nguồn cấp đến là cáp ngầm , thay dần cầu giao cách ly băng tủ cầu giao hợp bộ, củng cố nâng cấp thiết bị đóng cắt hạ thế . Củng cố các trạm treo, sơn lại các trạm tạo mỹ quan thành phố đảm bảo vệ sinh công nghiệp . 4. Đào tạo bồi dưỡng CBCNV phương hướng đào tạo số lượng kinh phí(triệu đồng) -Đào tạo CNKT 30 người / năm 1290 -Đào tạo cao học 8 người/ năm 200 -Tổ chức bồi huấn, nâng bậc hàng năm 600 người / năm 1050 -Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ KTAT cho công nhân 30 lớp / năm 956,5 -Phổ biến công nghệ mới 15 lớp 280 -Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý 29 lớp/ năm 4100 Tham quan học tập trong nước và nước ngoài 4 đoàn / năm 1450 Tổng kinh phí 9326,5 5. Phương hướng giảm tổn thất điện năng của Công ty trong thời gian qua. 5.1 Đối với sự chỉ đạo của công ty : - Tăng cường củng cố công tác kinh doanh bán điện đạt trình độ tinh xảo và từng bước hiện đại hơn thông qua các giải pháp kỹ thuật và vi tính - Tăng cường đầu tư cải tạo lưới điện đã cũ nát, kiên quyết không để tình trạng cắt điện do quá tải hoặc do máy biến áp - Tập chung chỉ đạo các điện lực có tỷ lệ tổn thất cao ( > 13%) mục tiêu là xuống < 10%. Mục tiêu của công ty phấn đấu là giảm tỷ lệ 0,5% so với chỉ tiêu tổn thất của công ty giao cho 5.2 Đối với các điện lực : - Đối với các điện lực có tỷ lệ tổn thất phải tiếp tục duy trì các biện pháp đã thực hiện đồng thời kiên quyết giảm tổn thất hơn nữa. Qua thực tế tại các điện lực cần phân tích tìm tòi sáng tạo các biện pháp để giảm tổn thất có hiệu quả hơn. - Đối với những điện lực có tỷ lệ tổn thất cao yêu cầu cấp lãnh đạo cần quan tâm đúng mức đến việc giảm tổn thất điện năng. - Quan tâm đến công tác ghi chỉ số công tơ, nhất là quản lý công tơ đầu nguồn thay thế công tơ chết cháy và nhất thiết lãnh đạo đơn vị phải đặt lịch phúc tra việc ghi chữa. - Sửa chữa, cải tạo lưới điện để đảm bảo việc cấp điện an toàn và liên tục 5.3 Đối với sự quản lý chung : - Cần tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện các biện pháp mà Công ty đã thực hiện - Cần đưa ra các tiêu chuẩn hoá về đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý, kiên quyết đưa những nhân viên không đủ trình độ ra khỏi vị trí và bố trí những công việc khác cho phù hợp với khả năng của từng người. - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo và kiểm tra trình độ của các cán bộ công nhân viên trong công ty, phối hợp chặt chẽ việc lựa chọn và phân bổ công nhân viên. 6. Những yêu cầu cần đạt được trong công tác quản lý điện năng ở Công ty Điện lực Hà Nội Để đạt được những yêu cầu trong công tác quản lý điện năng và vận hành lưói điện trên địa bàn công tác quản lý đặc biệt là việc thực hiện được phương hướng kỹ thuật mà công ty đã vạch ra chúng ta nhận thấy như sau : Ngành điện lực là một ngành có tính chất đặc thù riêng đó là hạch toán toàn ngành , hiện tại vẫn phải được đưa vào nguồn ngân sách của nhà nước và do còn phải bù lỗ.Hơn nữa mọi khoản đầu tư thay thế cải tạo phát triển hay định giá.... do nhà nước ra chủ trương cho nên để quản lý tốt lưới điện hay ,nói một cách khác làm cho hiệu quả trong quá trình truyền tải và phân phối đên tận nơi tiêu dùng được nâng cao cần có các chủ trương chính sách của nhà nước phù hợp với từng thời kỳ từng khu vực và từng đối tượng và lĩnh vực. Các chủ trương chính sách này thực sự là đòn bẩy làm thay đổi được các khó khăn hiện nay cho cả ngành chủ quản lẫn hộ tiêu dùng. Chẳng hạn có các chủ trương chính sách ưu tiên nguồn vật tư cho ngành điện, miễn thuế vốn, tài nguyên... tác động tới các ngành hữu quan nhằm tạo điều kiện cho ngành điện giảm các chi phí đến mức tối thiểu cho phép, giảm chi phí đầu vào tạo điều kiện giảm giá thành giúp các lĩnh vực khác có điều kiện phát triển, vì trong giai đoạn hiện nay điện năng là nguồn năng lượng động lực chính cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngành điện, giảm tổn thất điện năng, ngoài những chính sách thích hợp của nhà nước, thì trong công tác quản lý của công ty cần đạt được những yêu cầu sau : - Trước hết là giao chỉ tiêu tổn thất để các điện lực phấn đấu thực hiện gắn liền với mức lương thưởng và trách nhiệm trong việc giảm hay tăng tỷ lệ tổn thất để gắn thêm trách nhiệm của các điện lực với nhiệm vụ kinh doanh bán điện của mình. - Giảm tối đa việc cắt điện do sự cố, do quá tải các biến áp để tăng sản lượng điện thương phẩm. - Giảm tối đa mọi thủ tục không cần thiết với mục tiêu phát triển phụ tải càng nhanh càng tốt, nhất là các liên doanh, các cơ sở sản xuất.Công ty coi chương trình phát triển khách hàng là một trọng tâm sống còn của doanh nghiệp. - Tập trung các biện pháp : Cải tạo, đại tu lưới điện, có phương thức vận hành tối ưu , thay Ti cho phù hợp, sử dụng công tơ có chất lượng, kiểm tra định kỳ thường xuyên các công tơ có chất lượng thấp để truy thu, xử lý, thay nhanh chóng công tơ chết, cháy.... vẫn duy trì thường xuyên. - Tập trung chỉ đạo, đầu tư, củng cố lưới điện, quản lý công tác kinh doanh các điện lực yếu kém. - Hợp lý hoá công tác tổ chức kinh doanh : Tổ chức ghi,thu... để tạo điều kiện quản lý chặt chẽ hơn. Về phía các điện lực cũng cần phải cố gắng, sáng tạo vận dụng với nhiều góc độ phù hợp với điệu kiện của từng địa phương Tuy nhiên để nâng cao chất lượng kinh doanh, giảm tới mức tối thiểu tổn thất điện năng công ty nói chung và các điện lực nói riêng cần tập trung vào một số biện pháp như : + Đầu tư gia công hộp bọc công tơ, tiến hành gom bọc công tơ trong hộp và đưa ra treo ở ranh giới tài sản. Chống nạn ăn cắp điện do đấu trước công tơ và phần điện năng tổn hao do dây dẫn thuộc tài sản khách hàng. + Cần tiêu chuẩn hoá các thiết bị đo đếm, trước đây đồng hồ đo đếm của các khách hàng gồm có nhiều chủng loại, chất lượng không đồng đều, có cái quá cũ, khô dầu hay bị kẹt, khả năng đo đếm của các công tơ này không chính xác làm hao hụt sản lượng điện. Do vậy cần phải đầu tư thay thế dần loại toàn bộ công tơ của khách hàng bằng công tơ có độ chính xác cao, chất lượng tốt. + Củng cố xây dựng mạng lưới kinh doanh điện từ tổ chức sẵp xếp hợp lý nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. + Kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong ngành để giữ vững phẩm chất đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành điện. + Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có đủ chuyên môn và năng lực để hoàn thành tốt nhiệmvụ kinh doanh điện. + Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng nghệp vụ cho công nhân quản lý kinh doanh điện, đảm bảo cho họ có đủ trình độ chuyên môn trong công tác kiểm tra chống lấy cắp điện, thực hiện việc : * Ghi đúng chu kỳ ghi chữ * Ghi đủ chỉ số và xác định được hệ số nhân của từng loại và sơ đồ đo điện * Kết hợp chặt chẽ công tác ghi chữ để kiểm tra các hộ sử dụng điện + Khảo sát tính toán % điện năng tổn thất trong các điện lực để giao chỉ tiêu cụ thể Cùng với các biện pháp trên, để giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng công ty cần có những biện pháp hỗ trợ như : - áp dụng khoa học tin học và quản lý kinh doanh - Tính toán tổn hao công suất không tải của các trạm biến áp Đối với vấn đề này, thực tế trong những năm qua việc ký kết hợp đồng sử dụng điện năng thống nhất bằng cách tính toán như sau : + Việc tính toán tổn thất qua trạm biến áp được tính bằng tỷ lệ % ( thường là 2% ) sản lượng thực tế sử dụng trong tháng đó, lượng tổn thất này khách hàng phải chịu. Ví dụ : Sản lượng điện của sở A sử dụng trong tháng là 100 Kwh thì tỷ lệ tổn hao qua trạm biến áp là 2Kwh, như vậy khách hàng phải thanh toán cho điện lực là 102 Kwh. Thực tế hiện nay hầu hết các trạm biến áp của từng điện lực,từng khuvực sản xuất còn non tải, sản lượng hàng tháng quá nhỏ, do đó việc tính toán tỷ lệ tổn thất qua trạm biến áp bằng 2% sản lượng tiêu thụ thực tế trong tháng là không còn hợp lý. Một trong những vấn đề quan trọng mang tính quyết định trong việc thực hiện được những biện pháp kế hoạch cả tổng công ty đó là việc huy động vốn đầutư. Do ảnh hưởng của nhân tố giá thành nên bản thân ngành điện phải sử dụng quỹ khấu hao để bù lỗ. Vì thế nguồn vốn phát triển sản xuất là khó khăn cho nên để thực hiện được các nội dung yêu cầu này cần có sự chi viện hỗ trợ của nhà nước. Nếu được đầu tư kịp thời thì hiệu quả đem lại vô cù0ng to lớn. Tuy nhiên những biện pháp và hiệu quả trên còn phụ thuộc vào nhiều yêu tố và sự đầu tư thoả đáng của nhà nước như : Vốn, khoa học công nghệ, quản lý vốn, trình độ dân trí và điều kiện xây dựng... Đó chính là yêu cầu cấp bách đòi hỏi phải đáp ứng được để công tác quản lý , vận hành và kinh doanh bán điện đạt hiệu quả cao. Một vấn đề nữa là cần thiết phải đồng bộ hoá toàn bộ hệ thống dây dẫn cấp điện cho từng hệ thống, cấp điện áp cho từng hệ thống lưới đến hệ thống hạ thế, đặc biệt là đồng bộ hoá thiết bị hệ thống đo đếm. Để đạt được yêu cầu này cần có sự đầu tư thoả đáng của nhà nước về nguồn vốn. Song để đạt được yêu cầu này không thể ngày một ngày hai là được. Đó là cả một kế hoạch chiến lược phải thực hiện trong nhiều năm của ngành điện. II. Một số giải pháp quan trọng nhằm giảm tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải và phân phối điện năng Đứng trước thực tại tổn thất điện năng trên, công ty Điện lực Hà Nội nói riêng và ngành điện nước ta nói chung không thể không đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất một cách hữu hiệu. Tuy nhiên, vấn đề nàykhông chỉ làm trong một sớm một chiều mà thành công, mà đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi để đưa vào thực hiện . Qua mấy năm qua với những kết quả đã đạt được cho phép chúng ta nhận định rằng ngành điện lực nước ta đã có những bước đi đúng. Đứng trên quan điểm quản lý chung để đạt được kết quả cao hơn nữa ngành điện lực nói chung, công ty Điện lực Hà Nội nói riêng cần tập trung giải quyết những vấn đề sau : 1. Cần tiếp tục thực hiện việc củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý cho phù hợp với tình hình hiện nay Trước tình hình tổn thất điện năng hiện nay, việc quản lý thống nhất mạng lưới điện truyền tải từ công ty đến các chi nhánh là cần thiết. Cần thống nhất lại mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của công ty cũng như các điện lực và chi nhánh cho phù hợp không để tình trạng hệ thống quản lý kinh doanh của mỗi chi nhánh một dạng dẫn đến khó quản lý và không áp dụng được các biện pháp quản lý đồng bộ bằng máy tính. Đồng thời công ty phải thường xuyên có những đợt rà soát lại hệ thống : Bổ sung kịp thời những chỗ thiếu đưa những nhân viên không đủ trình độ ra khỏi vị trí. 2. Vấn đề về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên Cần phải củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên của các đơn vị trong công ty đảm bảo có đủ tư cách phẩm chất của người công nhân : Có tinh thần trách nhiệm về công việc, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần cầu tiến,ham học giỏi nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ, thao tác đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao an toàn cả về ngươì và thiết bị... Đây là vấn đề quan trọng bởi vì điện là một ngành kỹ thuật đòi hỏi phải có trình độ quản lý, trình độ chuyên môn cao, nếu không đảm bảo được yêu cầu trên thì sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, trong công tác tuyển dụng lao động vào làm việc trong các ngành điện phải thận trọng và khách quan. Công ty đã dự kiến biên soạn lại quy chế, điều lệ công ty và quy định cụ thể nghiệp vụ cho các chức danh công nhân viên chức và kỷ luật thích đáng những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn để đạt hiệu quả cao trong công tác. 3. Tiếp tục cải tạo lưới điện cho phù hợp để giảm tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện : Như chúng ta đã nêu ra ở trên : ở lưới điện trung hạ áp tỷ lệ tổn thất của công ty còn rất cao, trong khi đó ở Thái Lan một nước trong khu vực có tỷ lệ tổn thất trên toàn hệ thống là 9,4% ( 1992 ) đặc biệt là công ty Điện lực thủ đô MFA năm 1990 tỷ lệ tổn thất là 4,82%. Qua thực tế cho thấy : trong nhiều biện pháp mà MFA đã làm thì việc cải tạo lưới điện đã được quan tâm thoả đáng. ở nước ta để thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng việc cải tạo lưới điện cần tập chung vào những vấn đề : -Khi thiết kế các trạm biến áp cho khách hàng phải tính theo dòng điện sử dụng thực tế, trong thời gian đầu có tăng thêm sau đó căn cứ vào đó để chọn dung lượng máy biến áp thích hợp, tránh tình trạng lắp đặt bừa bãi, non tải trọng hoặc quá tải trọng máy biến áp gây lên tổn thất điện năng. - Các đường trục của lưới hạ áp nên phải bọc bằng nhựa PVC để chống các hiện tượng câu móc điện. Việc cải tạo này phải được quản lý và đồng bộ đi đôi với nó là việc đại tu các đường dây trung hạ áp, thay dây dẫn, sứ đối với các mạng lưới điện quá cũ và dây dẫn có tiết diện quá nhỏ dẫn đến việc tăng tổn thất điện năng. 4. Điều hoà biểu đồ phụ tải, nâng cao chất lượng cung cấp điện và giảm tổn thất Trong hệ thống điện nếu một biểu đồ phụ tải xấu có nghĩa là chênh lệch giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm quá lớn gây lên quá tải và non tải hệ thống làm ảnh hưởng tới những thiết bị và gây sự cố. Đặc biệt là hệ thống vận hành không chất lượng và không có hiệu quả kinh tế. Biểu đồ xấu do sản xuất đình trệ tập trung nhất và giờ cao điểm, do chính sách giá điện chưa thúc đẩy việc điều hoà phụ tải. * Điều hoà phụ tải cần có những biện pháp cụ thể + Điều hoà bằng biện pháp kinh tế, biện pháp này là dùng quy luật giá trị để điều hoà hay nói cách khác là xây dựng và áp dụng nhiều loại giá điện, việc dùng loại giá vào các thời điểm khác nhau sẽ góp phần vào việc điều hoà phụ tải giảm tổn thất Thực hiện giá điện theo dung lượng mặt hàng của khách hàng. Giá điện theo mức công suất lớn hay bé và từng loại giá điện theo mức điện áp + Điều hoà bằng biện pháp hành chính : Đó là dùng luật điện để buộc các hộ tiêu dùng điện và lợi ích chung phải sử dụng hợp lý và các cơ sở phải chấp hành sử dụng điện và những ngày quy định Ví dụ : Các cơ sở sản xuất 1 – 2 ca cần tránh giờ cao điểm sáng tối. Đối với sản xuất 3 ca thì phải giảm sản xuất vào giờ cao điểm và nâng sản xuất vào giờ thấp điểm Trong chương trình giảm tổn thất điện năng. Công ty cần đưa ra các mục tiêu, trọng tâm trọng điểm, công việc thường xuyên và công việc kế hoạch để giảm tổn thất. Trước thực trạng tổn thất điên năng năm 1998 công ty đã đề ra những công việc kế hoạch nhằm giảm tổn thất về mặt kỹ thuật như : - Thực hiện lắp đặt mới 50 MVAL tụ ( kế hoạch năm 1998 ) vào quý 3 năm 1999. - Thực hiện thay các sứ và mối lối các đường dây 35Kv bằng ống lồi. Các trục 35Kv quan trọng và tất cả các đường dây đại tu trong kế hoạch năm 1999 đều thay mối lối bằng ống lối dự kiến thực hiện 20% số mối lối và hiện có. Ví du : Quý 1 năm 1999 thực hiện 493 mối lối ép ở điện lực Hoàn Kiếm (32), Đống Đa ( 150 ); Gia Lâm (270)... trên tổng số lèo ép là 10796 bằng 4% Hoàn thành có chất lượng khối lượng SCL lưới điện hạ thế, hạ thế thiết bị điện theo kế hoạch. Công ty đã sửa chữa 11 bộ điều áp của các máy biến thế 110Kv với số vốn là 1.500 triệu đồng, thay thế 2 bộ điều áp dưới tải bằng hệ thống điều áp tự động của hãng MR. 5. Đồng bộ hóa hệ thống đo đếm trên toàn hệ thống điện Theo tài liệu tham khảo của công ty Điện lực thủ đô Thái Lan MRA cho ta thấy rõ tổn thất kinh doanh của MRA năm 1989 là 2,8% đến năm 1990 đã giảm xuống còn 0,12%, có được hiệu quả trên, ngoài những nguyên nhân như cải tạo hệ thống lưới điện, sử dụng vi tính để quản lý...song điều rất quan trọng đó là MRA đã đồng bộ hoá toàn bộ hệ thống đo đếm. Công ty đã sử dụng đồng bộ toàn bộ đo đếm của Nhật và Mỹ có độ chính xác cao (với tải 1% thì dòng định mức vẫn đảm bảo sai số + -1%) các điện kế có tuổi thọ dài, đặc biệt là điện kế của Mỹ có ưu việt là một đầu trục quay đĩa điện kế treo lơ lửng trong hệ thống từ, đã giảm 50% ma sát trên gối đỡ trục quay. Toàn bộ công tơ điện được đưa ra hồi nhà có hộp bảo vệ. Thực tế ở công ty Điện lực Hà Nội do điều kiện huy động vốn còn hạn chế nên ngay một lúc không thể thay đổi hết được, nên cần thiết là phải loại ngay những công tơ kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn vận hành ra khỏi hệ thống điện như một số điện kế kém tin cậy của Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam... Tiến tới điều kiện cho phép thì thay thế công tơ Liên Xô ( cũ ) ( loại đang sử dụng phổ biến ở nước ta ) bằng công tơ Nhật, Pháp có tuổi thọ cao và độ chính xác cao, điềukiện chưa triển khai được toàn bộ thì làm dứt điểm theo từng khu vực, địa bàn. Ngoài ra, để tránh tình trạng mất cắp công tơ hiện nay đang là một vấn đề nghiêm trọng, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nên xem xét và chấp nhận cho ngành điện độc quyền quản lý và kinh doanh công tơ, để tránh tiêu thụ cho những kẻ cắp 6. Thay đổi mô hình kinh doanh bán điện cho phù hợp nhằm chống tổn thất Hay nói một cách khác là lựa chọn phương thức bán điện hợp lý. Trong thực tế phương thức bán điện ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác kinh doanh bán điện. Một phương thức hợp lý sẽ tạo điềukiện giảm tổn thất điện năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay chúng ta đang tồn tại 2 mô hình bán điện a. Mô hình bán điện cuối nguồn : Đây là mô hình quản lý kinh doanh điện hiện nay cấp chi nhánh, nó tồn tại suốt thời kỳ bao cấp, trong giai đoạn hiện nay, chuyển sang hạch toán kinh doanh nó đã không phù hợp nữa, cụ thể : Theo mô hình này người quản lý khu vực không quan tâm đến sản lượng điện năng khu vực tiêu thụ. Việc tính toán dựa trên các chỉ tiêu số công tơ đo đếm, họ chỉ việc lấy sản lượng được giao trừ đi chỉ số công tơ để tính tổn thất. Phương thức này còn quá đơn giản, công tác quản lý không khoa học. Vì vậy nó không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Do đó mỗi đơn vị phải tự hạch toán kinh doanh cho nên vấn đề trả lương, thưởng phải căn cứ vào hiệu quả của công việc. Có cơ sở đánh giá các đơn vị trong ngành điện, dựa vào ít nhất 2 tiêu chuẩn cơ bản : - Sản lượng bán ra : Tổn thất điện năng trong quản lý kinh doanh Từ đó sự cần thiết phải có một phương thức bán điện hợp lý b. Mô hình bán điện đầu nguồn Bán điện đầu nguồn là phương thức bán điện mà người quản lý khu vực được giao sản lượng ngay tại đầu nguồn của đơn vị có hai cách bán điện đầu nguồn - Bán điện nguồn phía hạ thế - Bán điện nguồn phía cao thế Trong đó phương pháp bán điện phía cao thế là phương pháp tối ưu được các nước tiên tiến áp dụng các biện pháp trên nếu đưa vào thực hiện một cách đồng bộ và triệt để thì nhất định tỷ lệ tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội nhất định sẽ giảm một cách đáng kể. 7. Biện pháp về chính sách giá điện Thực tế các nước tiên tiến trên thế giới cũng như tình hình nước ta hiện nay : Giá điện cũng là mối quan tâm của tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, thực tế cho thấy một chính sách giá điện ổn đinh, giá cả ổn định và hợp lý còn góp phần đáng kể vào chương trình giảm tổn thất điện năng của ngành điện. Trong thời gian qua giá điện có nhiều biến động nên đã gây ra không ít khó khăn cho cả phía tiêu thụ cũng như bên cung ứng. Đặc biệt trong thời gian qua giá điện năng là 784,52 đ/Kwh cho phục vụ sinh hoạt. Thực tế là tỷ lệ tổn thất cũng có xu hướng tưng lên và khả năng dùng điện cũng giảm dần xuống. Như chúng ta đã biết trong các nguyên tắc cơ bản để định giá là phải xuất phát từ giá thành. Theo quan điểm của người sản xuất nếu bán giá thấp hơn giá thành sản xuất thì không thể nào tồn tại và phát triển được. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển được khi giá bán cao hơn giá thành sản xuất đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội do đó giá bán phải đáp ứng được các yêu cầu sau : + Phải bù đắp được các khoản chi phí và nghĩa vụ nộp các khoản cho nhà nước + Phải đáp ứng được tái đầu tư phát triển phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và xã hôị. ở đây tồn tại một quy luật : Nếu trong một giai đoạn nào đó nhu cầu càng cao thì giá bán cũng phải tăng tương đương, nếu giá cả bán chỉ đáp ứng nhu cầu thứ nhất thì ngành điện không thể phát triển được mà chỉ duy trì với quy mô hiện có. Đứng trên quan điểm người tiêu dùng : Nếu giá cả càng thấp thì khả năng tiêu thụ càng cao và ngược lại giá càng cao thì người tiêu dùng lại càng tiết kiệm và tìm qua dạng năng lượng khác để sử dụng. Hai mối quan hệ trên gặp nhau sẽ xác định mối quan hệ giữa cung và cầu, mối quan hệ này sẽ điều chỉnh cung cầu một cách hợp lý đối với toàn xã hội, không gây nên những khủng hoảng lớn toàn xã hội và tạo khả năng tận thu cho ngành. Qua biểu đồ này chúng ta rõ mối quan hệ giữa khả năng tiêu thụ và giá thành Giá thành Khả năng tiêu thụ Thực tế, nền kinh tế nước ta chưa phải là một nước có tiềm lực to lớn, đời sống cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động còn khó khăn, hơn nữa giá điện của ta còn thấp hơn các nhưng phát triển nhưng đồng lương của người lao động còn quá thấp, giữa mức lương thực tế và lương danh nghĩa còn cách xa nhau quá lớn. Vì thế việc tăng giá điện đối với việc sinh hoạt đã gây không ít khó khăn cho đời sống nhân dân và do giá điện cao nên khả năng tiêu thụ giảm xuống, các cơ sở sản xuất không cõng nổi giá điện vào giá thành sản phẩm nên càng đình trệ sản xuất. Hơn nữa giá điện cao nên tệ nạn ăn cắp điện càng trầm trọng hơn. Thực tế cho thấy tăng giá điện là đúng để đảm bảo cho ngành điện hoạt động và phát triển, song thực tế cho thấy qúa trình thực hiện chưa đồng bộ nên chưa có hiệu quả. Cụ thể : - Chính sách về lương chưa đáp ứng với những nhu cầu chi trả của công nhân viên chức, trong đó tiền điện là một vấn đề đáng quan tâm - Do việc cải tạo chưa đồng bộ nên đã tạo điềukiện động cơ cho những người có ý đồ ăn cắp điện. - Do sản xuất chưa phát triển nên không thể cáng đáng nổi giá điện và giá thành sản phẩm nên khả năng tiêu thụ giảm xuống dẫn đến tình trạng thừa điện Theo tôi về vấn đề giá điện cần quan tâm đến vấn đề sau : Trước hết là trong điều kiện hiện nay để tận dụng hết khả năng thu tiền điện trong dân và tạo điều kiện cho các ngành sản xuất phát triển được, ngành điện nên áp dụng những biểu áp dụng cho nhiều đối tượng để tận thu lượng điện đã sản xuất ra. Căn cứ vào các quyết định của Ban vật giá Chính phủ số 87/1999-BVGCP ngày 23/9/1999 về giá bán điện như sau : Đối tượng giá Mức giá ( đ.Kwh ) Đã có VAT Chưa có VAT I.Giá bán điện cho sản xuất 1.Giá bán điện ở cấp điện áp 110 Kv trở lên + Giờ bình thường 770 700 + Giờ thấp điểm 374 340 + Giờ cao điểm 1364 1240 2. Giá bán điện ở cấp điện áp từ 22 Kv đến dưới 110 Kv + Giờ bình thường 803 730 + Giờ thấp điểm 396 360 + Giờ cao điểm 1419 1290 3. Giá bán điện ở cấp điện áp từ 6Kv đến dưới 22 Kv + Giờ bình thường 847 770 + Giờ thấp điểm 429 390 + Giờ cao điểm 1474 1340 4. Giá bán điện ở cấp điện áp ở dưới 6Kv + Giờ bình thường 880 800 + Giờ thấp điểm 451 420 + Giờ cao điểm 1529 1390 II. giá bán điện cho sinh hoạt + Cho 100kwh đầu tiên 500 454,54 + Cho 50kwh điiện tiếp theo 704 640 + cho 50 kwh điện tiếp theo 957 870 + cho 100 kwh điện tiếp theo 1166 1060 + Từ kwh thứ 301 trở lên 1397 1270 Thực tế cho thấy, từ khi thực hiện giá mới này đã đụng chạm tới các mối quan hệ xã hội, tổn thất cũng tăng lên và một thực tế nữa là khả năng thừa điện ở các tỉnh phía Bắc đặc biệt là thành phố Trong điều kiện này nên chăng sử dụng một mức giá hợp lý với khả năng chi trả của bên tiêu thụ ( tất nhiên có sự bù lỗ của ngân sách ) để tận dụng nguồn thu có hiệu quả. - Để tạo điều kiện hạ giá thành cần có những chính sách, quy định cũng như bắt buộc khách hàng sử dụng vào giờ thấp điểm ,tính giá lũy tiến với các cơ sở sử dụng điện vào giờ cao điểm. Cần sử dụng chính sách định giá năng lượng như một công cụ vạn năng cho mọi đối tượng tiêu thụ. Tóm lại việc tăng giá năng lượng nói chung và giá bán điện nói riêng không chỉ riêng ngành điện quyết định mà nhà nước xem xét cân đối để định giá. 8. Biện pháp giáo dục Qua nghiên cứu ta thấy công ty quản lý một địa bàn lớn một hệ thống lưới điện khá phức tạp do đó không tránh khỏi khiếm khuyết trong quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng, để đảm bảo cho hệ thống liên tục là rất khó và tốn kém, mặt khác trình độ dân trí còn thấp kém, hiểu biết về điện còn chưa cao. Hiện tượng ăn cắp điện, thiết bị điện và sử dụng bừa bãi còn phổ biến, làm thiệt hại không nhỏ đến chất lượng cung cấp của công ty. Thực tế cho thấy trong khách hàng sử dụng điện hiện nay, hiện tượng ăn cắp còn nhiều và chưa tự giác trong việc bảo vệ tài sản chung của Nhà nước và xã hội, tình trạng vi phạm hợp đồng sử dụng điện còn khá lớn trước những hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước, các đối tượng trên đã gây ra không ít những khó khăn cho ngành và công ty Điện lực Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Để giảm được mức tổn thất xuống mức thấp nhất, theo tôi công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân là cần thiết nhằm nâng cao ý thức trong nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và nếp sống văn minh của các hộ tiêu dùng điện kết hợp chặt chẽ giữa gíao dục trong nhà trường và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân nhân, nhằm đảm bảo an toàn cho cả người và thiết bị tránh bị các thiệt hại có thể xảy ra. Nếu công tác này được tốt thì chắc chắn tổn thất của ngành điện sẽ giảm đáng kể khi “ Toàn dân tham gia bảo vệ hệ thống lưới điện ” III. Một số kiến nghị ở tầm quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp giảm tổn thất điện năng của các ngành, các cấp chủ quản cấp trên. Để công tác chống tổn thất điện năng có hiệu quả cao đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc bảo đảm là nguồn động lực chủ yếu cho các ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của xã hội. Trước hết chúng ta thấy rằng thực tế hiện nay điện là một trong những loại hàng hoá rất ít ỏi được mang tính bao cấp, ngành điện chưa hoạt động được theo quy luật thị trường và hạch toán kinh doanh với đầy đủ ý nghĩa của nó mặc dầu đã có sự hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong đầu tư phát triển và sản xuất. Theo tôi, trong giai đoạn này ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng cần có sự tác động điều tiết của nhà nước nhằm tạo đà cho sự phát triển của ngành điện, do vậy cần tập trung vào những vấn đề sau đây : 1. Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho việc hợp tác - đầu tư và phát triển trong ngành điện - Trong điều kiện hiện nay khi mà ngành điện lực không chỉ còn vẻn vẹn vài nhà máy mang tính tự cung tự cấp nữa mà nó được vươn dài ra xuyên quốc gia và có vị trí trong mối quan hệ quốc tế. Một số công ty lớn như Nhật, Pháp đã tham gia đầu tư xây dựng đường dây tải điện siêu cao áp 500 Kv tổ chức hội điện lực Thuỵ Điển đã trực tiếp tham gia công tác trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển ngành điện lực Hà Nội và công ty Điện lực Hà Nội. Các chính sách mà nhà nước cần quan tâm như : - Chính sách về đầu tư : Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho phép công ty thu hút vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau trong nền kinh tế, có chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư và sự hỗ trợ của các nước tiên tiến, cần hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài để việc hợp tác và đầu tư được dễ dàng hơn. Cụ thể như việc chia tỷ lệ lợi nhuận, ưu tiên về thuế.... - Chính sách về thuế : Thuế có tác động đến giá thành điện, giá thành đó lại tác động đến giá thành các sản phẩm khác trong nền kinh tế, có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của những sản phẩm này trên thị trường, có những yếu tố là đầu vào phục vụ cho ngành điện tạo nên sự tác động qua lại của nền kinh tế . Theo tôi ngành tài chính cần xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh với nhiều sắc thuế khác nhau, diện thu khác nhau. Đặc biệt cần chú trọng tới việc đánh thuế những yếu tố là đầu vào thiết yếu của ngành điện, có như vậy ngành điện mới có khả năng giảm giá thành và khuyến khích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. - Chính sách công nghệ : Công nghệ là “ công cụ để giải quyết vấn đề” do đó phát triển công nghệ ứng dụng nó vào sản xuất, thích ứng và từng bước hoàn thiện là những điều kiện tiên quyết cơ bản có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vật chất và nguồn lực khác. Trong giai đoạn hiện nay với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự chuyển giao giữa các quốc gia với nhau, nếu chúng ta không có những chính sách công nghệ hợp lý thì vấn đề tụt hậu là không tránh khỏi, mặt khác chính sách này không chặt chẽ dẫn đến chúng ta sẽ phải nhập máy móc, thiết bị cũ chất lượng thấp. Mà ngành điện thì đòi hỏi các thiết bị đồng bộ và chính xác cao do vậy cần phải có những hiểu biết sâu sắc về vấn đề này. 2.Tạo điều kiện cấp vốn, vật tư thiết bị cho công ty thực hiện các biện pháp đã đề xuất trên Thực tế đã trình bày ở trên do không cân đối nổi giữa đầu vào và đầu ra nên giá điện hiện nay vẫn là giá bao cấp, được bù từ ngân sách nhà nước một phần và quỹ khấu hao cơ bản. Vì lẽ đó công ty Điện lực Hà Nội không đủvốn để tự trang trải các chi phí cho việc cải tạo,sửa chữa các chi phí cho việc cải tạo, sửa chữa, thay thế phát triển hệ thống lưới điện. Cho nên, việc cấp vốn cần có những chương trình cấp vốn ngắn hạn phục vụ cho kế hoạch cải tạo và hoàn thiện lưới điện hiện tại và có chương trình đầu tư vốn dài hạn phục vụ cho kế hoạch phát triển lưới điện với quy mô rộng và công nghệ hiện đại tiên tiến. 3. Có chính sách giá điện hợp lý Cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ vạn năng cho mọi đối tượng tiêu thu. Mặc dù giá cả có vai trò là công cụ để quản lý, điều tiết cung cầu song mức độ không phải là vô hạn đối với mọi đối tượng. Ví dụ : Như một số tỉnh phía nam nếu giá điện có tăng lên gấp đôi thì với tình hình đòi hỏi hiện nay vẫn không thể ngay một lúc đáp ứng được. Như vậy giá cả năng lượng chỉ tác động tới mức cung cấp năng lượng trong khoảng thời gian dài tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, nguồn dự trữ quốc gia quyết định đầu tư, cho nên một biểu giá hợp lý sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn và khả năng kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao. Ngành điện chưa hoạt động theo quy luật của thị trường và hạch toán kinh doanh đủ cả đầu vào và đầu ra. Đối với toàn xã hội : Điện là cơ sở hạ tầng bao giờ cũng có hai chức năng cơ bản : sản xuất kinh doanh và phục vụ, chính vì yếu tố này mà ở các nước phát triển nhà nước luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào giá cả. Các chính sách tài chính đối với ngành điện là những biện pháp điều tiết vĩ mô có tác dụng hữu hiệu nhất. Một vấn đề nữa là để đảm bảo giá bán điện có thể phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng thì nhà nước cần có những chính sách ưu tiên nhất định (nhằm giảm các chi phí tạo điều kiện giảm giá thành ) đó là : - Ưu tiên và miễn giảm thuế - Cho nhập từng mặt hàng chiến lược cho ngành - Uư tiên trong việc vay vốn ngân hàng về cả số lượng cũng như tỷ lệ lãi suất 4. Trung ương và cơ quan chủ quản cần tạo điều kiện cho ngành điện phân chia việc tiêu dùng điện cho các cơ sở sản xuất lớn Để cân bằng biểu đồ phụ tải, hạn chế các chênh lệch giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm chống tổn thất điện năng. Ngành rất cần có sự can thiệp của cấp trên và phân công, bố trí thời gian hợp lý cho từng cơ sở sản xuất. Thậm chí, có những cơ sở sản xuất buộc phải hoạt động về đem để tận dụng giờ thấp điểm và cho ngành điện chủ động bố trí những ngành nghỉ luân phiên nhau của các cơ sở địa phương để giảm bớt khả năng tiêu thụ giờ cao điểm đối với những cơ sở sản xuất sử dụng điện về đêm sẽ có những chính sách ưu tiên về giá.... Thực hiện được điểm này có nghĩa là sẽ giảm bớt được chi phí cho các nhà máy phát bù vào giờ cao điểm, tạo điều kiện cho việc giá thành 1 Kwh điện. 5. Kiến nghị cho ngành độc quyền quản lý công tơ Trước tình trạng công tơ bị mất cắp, đồng thời việc đồng hồ đo đếm điện kém phẩm chất vẫn lọt vào lưới điện do công ty quản lý. Để ngăn chặn tình trạng trên cũng là để đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng của đồng hồ đo đếm nhà nước nên xem xét và cho phép ngành điện được độc quyền quản lý công tơ đo đếm điện trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này thì trước hết cần tập trung thu mua toàn bộ công tơ đang lưu hành trên thị trường để thống nhất quản lý. 6. Công tác chống lấy cắp điện Các cơ quan pháp luật, chính quyền nhà nước cần có những chính sách thích hợp để ngăn chặn tệ nạn lấy cắp điện như : Luật sử dụng điện, các điều khoản kèm theo yêu cầu xử lý nghiêm khắc các trường hợp điển hình để làm gương giáo dục cần tuyên truyền trong nhân dân, tăng cường tuyên truyền giáo dục thường xuyên bằng mọi phương tiện, biện pháp nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận nên án các hành vi vi phạm, có chính sách thưởng phạt cụ thể cho người có công, kẻ có tội trong việc thi hành các quy định này. Song song với công việc trên thì việc chủ động của ngành điện là cần có một đội ngũ mạnh về số lượng giỏi về nghiệp vụ,vững vàng trong công tác đấu tranh và phẩm chất tư cách đạo đức tốt để thực hiện nghiệp vụ. Cấp trên cần trang bị thêm về phương tiện, thiết bị, trang bị cho lực lượng kiểm tra riêng nhằm mang lại hiệu quả rõ hơn, to lớn hơn về nhiệm vụ chống tổn thất điện năng góp phần vào việc thực hiện chương trình giảm tổn thất trong toàn ngành. Về phần công ty nói riêng, để giảm tổn thất điện năng cần tập trung vào một số vấn đề sau : - Tăng cường củng cố công tác kinh doanh bán điện đạt trình độ tinh xảo và một bước hiện đại hoá hơn thông qua các giải pháp kỹ thuật và vi tính - Tăng cường đại tu cải tạo lưới điện đã cũ nát, kiên quyết không để tình trạng cắt điện do quá tải đường dây hay máy biến áp, nâng cao tính ổn định của hệ thống. - Tăng cường kiểm tra công tác kinh doanh, giảm tổn thất, đáp ứng những đề nghị, những giải pháp cần thiết của các điện lực nếu thấy cần thiết và có hiệu quả. - Nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu tổn thất để tính lương thưởng theo quý 7. Hướng tới cổ phần hoá ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng Vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một nội dung lớn của chính phủ trong đổi mới cơ cấu kinh tế hiện nay. Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng việc cổ phần hoá sẽ phát huy được các mặt tích cực như sau : Thực hiện cổ phần hoá sẽ có thêm vốn để đầu tư phát triển doanh nghiệp, xác lập và nâng cao quyền làm chủ thực sự của doanh nghiệp và người lao động, gắn bó người lao động với chất lượng, hiệu quả lao động, thực hiện quản lý dân chủ ( đại hội cổ đông , Hồi đồng quản trị, ban kiểm soát... ) cùng với quy định trách nhiệm quyền hạn vật chất rõ ràng cho người quản lý và người lao động. Đó là một trong những giải pháp quan trọng để huy động sức dân và tạo điều kiện cho người lao động tăng thu nhập chính đáng, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại. Cổ phần hoá sẽ góp phần chống tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp, tạo nên phương thức quản lý sáng tạo, nhanh nhạy và hiệu quả trong cơ chế thị trường. Với kế hoạch lâu dài của Điện lực Hà Nội là : giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo thế và lực để đứng vững trên thị trường hiện nay thì việc cổ phần hoá là sự đòi hỏi cấp thiết. Như vậy để từng bước cổ phần hoá thành công doanh nghiệp mình công ty Điện lực Hà Nội cần có các việc làm cụ thể như sau : 1.Giám đốc công ty Điện lực Hà Nội cần xem xét một cách nghiêm túc tình hìnhổ phần hoá của công ty mình, rút kinh nghiệm về sự chỉ đạo và cách làm trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra kế hoạch cụ thể trong thời gian quan. Phải tập trung nghiên cứu, tổ chức hội đồng đánh giá tài sản, nợ nần, xem xét biện pháp sử dụng lao động, tài sản , tiền vốn, thị trường hiện hành để phân loại và tiến hành vận động, giải thích và có phương án cho các đơn vị dự kiến lựa chọn cổ phần hoá. 2. Thực hiện thí điểm tại một số điện lực ở các quận, huyện 3. Ban chỉ đạo cổ phần hoá của công ty cần cử người chuyên trách để nghiên cứu, đôn đốc, theo dõi và học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác để triển khai trong công ty mình 4. Mời công ty kiểm toán để đánh giá lại tài sản, xây dựng điều lệ tổ chức hoạt động của công ty cổ phần. Kết luận Giảm tổn thất điện năng trên mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống kinh doanh điện năng của ngành điện nói chung và của công ty Điện lực Hà Nội nói riêng là một vấn đề có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành điện, là một trong những điều kiện quan trọng để các điện lực đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hàng hoá vận hành trong cơ chế thị trường. Song đây là một nội dung nghiên cứu có phạm vi rộng và phức tạp. Thời gian thực tập còn hạn hẹp và còn hạn chế về kiến thức, lý luận, đặc biệt là những hiểu biết của bản thân về thực tiễn quản lý của công ty Điện lực Hà Nội cho nên nội dung chuyên đề chỉ nghiên cứu phân tích những nét chủ yếu về thực trạng quản lý lưới điện và tổn thất điện năng trên lưới điện đó. Những vấn đề trên em trình bày còn rất hạn chế, thiếu toàn diện và những biện pháp đề ra còn mang tính định hướng chung, chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể. Do vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các cán bộ công nhân viên ngành điện nói chung và công ty Điện lực Hà Nội nói riêng đồng thời em chân thành mong muốn nhận được những ý kiến nhận xét và đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn sinh viên để tạo điều kiện cho em tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng bài luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Phạm Ngọc Côn đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn các phòng ban, các cô chú trong công ty Điện lực Hà Nội đã tạo điều kiện cho em thuận lợi trong quá trình thực tập vừa qua. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Đại hội Đàng VII 2. Văn kiện Đại hội Đảng VIII 3. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 1.2.4 /1996 4. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 4. 12/1997 5. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 3,8 /1998 6. Tạp chí Công nghiệp ( Bộ Công nghiệp ) tháng 5,8/1999 7. Giáo trình “ Kinh tế Công nghiệp” Đại học Kinh tế Quốc dân. Nxb Giáo dục, năm 1992 8. Giáo trình “ Chính sách trong quản lý kinh tế xã hội ”. Đại học Kinh tế Quốc dân và Nxb Khoa học Kỹ thuật – 1999 9. Giáo trình “ Quản lý kinh tế” Đại học Kinh tế Quốc dân và Nxb Khoa học Kỹ thuật – 1998 10. Những quy định về giá bán điện của Uỷ ban Vật giá Nhà nước – 1999 11. Điều lệ công ty Điện lực Hà Nội 12. Điều lệ cung ứng và sử dụng điện – Bộ Công nghiệp 13. Quy trình kinh doanh – Bộ công nghiệp áp dụng cho công ty Điện lực Hà Nội 14. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm thất thoát điện năng và dư nợ tiền điện – 1999 15. Báo cáo tổng kết và phương hướng qua các năm của công ty Điện lực Hà Nội các năm 1996 – 1999 16. Kinh nghiệm giảm tổn thất điện năng có hiệu quả của ngành Điện lực Thái Lan 17. 40 Năm phát triển và trưởng thành của Điện lực Việt Nam – 1995 và một số tài liệu tham khảo. 18. Chính sách về cổ phần hoá ngành điện của Chính phủ năm 1998. Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I : Tính tất yếu khách quan của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn phát điện đến các hộ tiêu dùng 3 I. Qúa trình sản xuất kinh doanh điện năng và hiệu quả kinh doanh của ngành điện 3 1. Đặc điểm của điện năng 4 2. Hiệu quả kinh doanh của ngành điện 8 II. Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối, những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng 9 1. Các khái niệm cơ bản về tổn thất điện năng 9 2. Một số nhân tố chủ yếu tác động đến mức tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện 10 III. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng 13 1. Một số yêu cầu đối với công tác quản lý truyền tải và phân phối điện năng 13 2. ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối 14 Phần II : Phân tích quá trình truyền tải phân phối điện năng và tình hình tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua 17 I Thực trạng và tình hình quản lý mạng lưới truyền tải và phân phối điện năng của công ty Điện lực Hà Nội 17 1. Quá trình hình thành và phát triển – nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Hà Nội 17 2.Mô hình tổ chức quản lý 3.Thực trạng của công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Điện lực Hà Nội trong những năm qua 20 23 II. Phân tích thực trạng tình hình tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua 32 1. Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất điện năng và mức tổn thất điện năng của công ty trong thời gian qua 32 2.Thực trạng tình hình tổn thất điện năng của công ty Điện lực Hà Nội trong thời gian qua 36 Phần III : một số giải pháp quản lý chủ yếu nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng ở công ty Điện lực Hà Nội 49 I. kế hoạch sxkd , phương hướng giảm tổn thất điện năng của công ty trong 5 năm 2001 - 2005 và những yêu cầu đạt được trong công tác quản lý 49 1. mục tiêu và phương hướng thực hiện 49 2. kế hoạch sản xuất kinh doanh 50 3.kế hoạch sửa chữa lớn 50 4. kế hoạch đào tạo cán bộ công nhân viên 51 5.phương hướng giảm tổn thất điện năng của công ty trong thời gian qua 51 6.những yêu cầu đạt được trong công tác quản lý 52 II. Một số giải pháp quan trọng nhằm giảm tổn thất điện năng trên hệ thống truyền tải và phân phối điện năng 56 III. Một số kiến nghị ở tầm quản lý vĩ mô nhằm tạo điều kiện thực hiện những giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng của ngành, các cấp chủ quản cấp trên. 65 Kết luận 71 Phòng quản lý đầu tư Phòng quản lý dự án Phòng bảo vệ quân sự 11. Điện lực các Quận, Huyện Trung tâm máy tính Xí nghiệp xây lắp điện Trung tâm máy tính Trung tâm thiết kế điện - Xưởng 110 KV - TT điền độ Thông tin - Xưởng công tơ - KCS - Đội thí nghiệm Phó GĐ Kinh doanh Phó GĐ ĐTXD Giám đốc Phòng quản lý điện nông thôn Phòng kinh doanh bán điện Phòng kinh tế ĐN và kinh doanh XNK Phòng kiểm toán nội bộ Văn phòng Phòng thanh tra Phòng Tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch Phòng vật tư Phòng Kỹ thuật Phòng bảo hộ lao động Phó giám đốc kỹ thuật 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của công ty điện lực thành phố Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29059.doc
Tài liệu liên quan