Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới

Tìm kiếm thị trường và đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài đã là một vấn đề khó khăn, xong một khi đã xuất khẩu được lao động ra nước ngoài thì việc duy trì và quản lý hoạt động lại càng phải có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn. Để thực hiện tốt việc vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các văn bản quy định về các vấn đề sau: - Quản lý lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa người lao động với chủ doanh nghiệp nước ngoài và giữa người lao động với chủ doanh nghiệp xuất khẩu lao động. - Phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những lao động thực hiện tốt các cam kết và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. đồng thời cũng phải xử lý nghiêm khắc, thậm chí buộc phải đưa về nước đối với các trường hợp không thực hiện tốt các cam kết hợp đồng và bỏ trốn nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ra sống lưu vong và làm việc bất hợp pháp. - Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi trở về nước, bị chết trong quá trình lao động ở nước ngoài và những lao động bị đưa về nước không rõ lý do (không phải lỗi của người lao động). Quỹ này có thể lấy từ nguồn đóng góp của người lao động và tiền phạt do người lao động vi phạm hợp đồng lao động - Hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới ở trong nước cũng như ở những nước khác có điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn.

doc69 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng cho thấy, số lượng lao động Nữ và lao động có tay nghề được đưa đi ngày một nhiều. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa lao động Nữ so với tổng số lao động xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, chiếm 21,46%, trong khi đó mục tiêu đặt ra là phải đưa tỷ trọng Nữ lao động trong lao động xuất khẩu lên mức từ 40 – 45%. Tỷ trọng giữa lao động có nghề và lao động không nghề vẫn được duy trì trong khoảng từ 50 – 55%. So với thời kỳ đầu (1980 – 1990) thì tỷ trọng này là khá cao và có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe thực tế của chủ sử dụng lao động và xu hướng của thị trường, đòi hỏi xuất khẩu lao động Việt Nam cần phải có những hướng phát triển cả về lượng và chất. Bảng số (8): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1996 - Nay. Đơn vị tính: (Người). Quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam Tổng số Lao động tiếp nhận Trong đó Nữ Tỷ lệ (%) Nữ Lao động có nghề Tỷ lệ (%) lao động có nghề Lào 62.321 690 1,11 41.568 66,69 Malaysia 56.512 11.336 20,06 35.622 63,03 Hàn Quốc 33.437 9.435 28,22 20.256 60,57 Đài Loan 52.766 24.101 45,68 11.871 22,49 Nhật Bản 16.176 5.444 33,65 12.567 77,68 LB Nga 6.943 17 0,245 1.762 25,37 Libya 6.630 0 0 4.510 68,02 Singapore 569 0 0 470 82,60 CH Séc 293 48 16,38 128 43,68 Ba Lan 134 30 22,39 45 33,58 Ăngôla 57 18 31,58 57 100 Các nước khác 9.196 1.464 15,92 328 3,56 Tổng 245.034 52.583 21,46 129.184 52.72 Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH. Như vậy, qua số liệu phân bố của lao động Việt Nam tại các nước trong thời kỳ này trên đây cho thấy: Các nước trước kia vốn là các thị trường truyền thống của lao động Việt Nam, thì nay đang có nguy cơ bị thu hẹp dần, do nhu cầu về lao động giảm, thậm chí một số nước trong những năm gần đây, đã ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Các nước khác vẫn còn tiếp nhận lao động Việt Nam nhưng với số lượng không đáng kể và mức độ tiếp nhận cũng không phải là thường xuyên. Số liệu cũng cho thấy, phần lớn lao động của ta chủ yếu tập trung tại các nước trong khu vực như: Lào 62.321 lao động; trong đó 680 người là lao động Nữ. Malaysia 56.512 lao động; trong đó 11.336 người là lao động Nữ. Đài Loan 52.766 lao động; trong đó 24.101 người là lao động Nữ. Hàn Quốc 33.437 lao động trong đó 9.435 người là lao động Nữ. Nhật Bản 16.176 lao động; trong đó 5.444 người là lao động Nữ. có thể coi đây là những thị trường chính, thu hút và tiếp nhận chủ yếu nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam hiện tại cũng như trong những năm tới. Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia trên, được thể hiện trong bảng số (9) dưới đây: Bảng số (9): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - Nay theo các nhóm ngành chính. Đơn vị tính: (Người). Ngành nghề Tổng LĐ Quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam Lào Malay Sia Hàn Quốc Đài Loan Nhật Bản LB Nga Libya Singa Pore CH Séc Ba lan Ăngô la Các NK Công nghiệp 115.442 6358 36527 21962 33563 12427 1200 0 0 112 75 0 3218 Công nghiệp nặng 48.291 4312 12467 10057 12456 6428 685 0 0 68 56 0 1762 Công nghiệp nhẹ 67.169 2064 24060 11905 21107 5999 515 0 0 44 19 0 1456 Xây dựng 60.250 25871 11028 2145 8573 3542 0 6630 0 50 0 0 2411 Dịch vụ 6.320 755 0 320 0 0 3258 0 365 0 0 0 1622 Nông nghiệp 90 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 45 45 Lâm nghiệp 17.720 17465 255 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Các ngành khác 45.212 11872 8702 9010 10630 207 2485 0 204 131 59 12 1900 Tổng 245.034 62321 56512 33437 52766 16176 6943 6630 569 293 134 57 9196 Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH. Qua bảng số liệu thống kê về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia trên đây thời kỳ 1996 – Nay cho thấy: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực chính đó là Công nghiệp và Xây dựng. Các ngành khác như: Dịch vụ, Lâm nghiệp, Nông nghiệp có số lượng lao động làm việc không đáng kể. Ngành có số lượng lao động tập trung ít nhất là lĩnh vực Nông nghiệp với số lượng không đáng kể, khoảng 90 lao động, bằng 0,036%, cho thấy đây là ngành kém hấp dẫn và nhu cầu tiếp nhận không nhiều. Lĩnh vực có số lượng lao động tập trung cao nhất phải nói đến là Công nghiệp, khoảng 115.442 lao động, chiếm 47,11% trong tổng số lao động các ngành nghề. Ngoài ra Xây dựng là ngành có số lượng lao động làm việc đứng thứ hai, khoảng 60.250 lao động, chiếm 24,58%. Bên cạnh đó, các ngành khác chiếm một lượng lao động cũng khá đông, khoảng 45.212 lao động, chiếm 18,45%. Số liệu cũng cho thấy, các ngành Công nghiệp, xây dựng có số lượng lao động tập trung đông, chủ yếu ở các nước: Lào, Malaysia, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Libya. Các nước còn lại là không đáng kể. 2.3 Thành công và hạn chế trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. 2.3.1 Những thành công. Thực tiễn cho thấy công tác xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội, đóng một vai trò quan trọng, thiết thực trong chương trình quốc gia về giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Qua đó được thể hiện và ghi nhận trong các điểm sau: 2.3.1.1 Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm. Thực tế cho thấy, thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hàng năm Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trung bình khoảng 30.630 người/năm(1) Số liệu được tính từ năm 1996 đến tháng 10 năm 2003. . Trong đó, năm 1996 đưa đi được 12.660 người, năm 97 là 18.470 người bằng 145,89% so với năm 96, năm 98 là 12.240 người bằng 66,27% so với năm 97, năm 99 là 21.810 người bằng 178,18% so với năm98, năm 2000 là 31.500 người bằng 144,4% so với năm 99, năm 2001 là 37.000 người bằng 117,4% so với năm 2000, năm 2002 là 46.122 người bằng 123,65% so với năm 2001, năm 2003 dự kiến đưa đi 50.000 người bằng 108,4% so với năm 2002. Tuy nhiên tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2003 số lao động ta đưa đi đã vượt quá con số lao động dự kiến xuất khẩu trong năm, bằng 143,23% so với năm 2002, đưa tổng số lao động Việt nam đang làm việc ở nước ngoài lên khoảng 40 vạn tại 40 nước và vùng lãnh thổ với 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực: Xây dựng, Cơ khí, Điện tử, Dệt may, Chế biến hải sản, Vận tải biển, Đánh bắt hải sản, Dịch vụ, Chuyên gia y tế, Giáo dục, Nông nghiệp… Song song với việc giải quyết việc làm cho chính người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chính xuất khẩu lao động cũng là tác nhân tích cực kích cầu trong sản xuất và tiêu dùng trong nước. Với hơn 4,6 vạn lao động dưa đi trong năm 2002, đã kéo theo giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong nước do mua sắm tư trang: đồ may mặc, giầy dép, va ly, túi xách tay… chỉ riêng chi phí cho tư trang trước khi xuất cảnh, xuất khẩu lao động đã đóng góp cho sản xuất trong nước khoảng hơn 25 tỷ đồng(2) Báo lao động xuân 2003. , chưa kể đến chi phí cho đi lại, vân chuyển bằng hàng không. Bên cạnh đó, sau khi hết hạn trở về, một số bộ phận người lao động dựa vào vốn tự kiếm được và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình tự hành nghề, lập xưởng sản xuất, lập trang trại, mua sắm tàu thuyền đánh bắt hải sản… tự quản lý, sản xuất, kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm cho người khác. Như vậy bằng xuất khẩu lao động, đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động trong nước, làm giảm được sức ép thất nghiệp, ở nông thôn cũng như thành thị. 2.3.1.2 Xuất khẩu lao động góp phần tăng thu nhập cho người lao động và ngoại tệ cho đất nước. Người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thường có thu nhập cao, khoảng từ 6 - 10 lần so với thu nhập từ việc làm trong nước. Bình quân thu nhập cầm tay(1) Kể cả tiên lương làm thêm giờ. của người đi xuất khẩu lao động khoảng 400USD/tháng. Ước tính từ năm 1996 đến nay, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế mới đã chuyển về nước khoảng 220 triệu USD/năm. Ngoài ra, còn có khoảng 20 vạn lao động đang làm việc ở nước ngoài gồm những nước đi lao động theo hiệp định cũ (1980 - 1990), những người sang Liên Xô cũ và Đông Âu làm việc theo nhiều hình thức khác nhau đã chuyển về nước khoảng 1 tỷ USD/năm. Đời sống của người đi xuất khẩu lao động được cải thiện và cũng là giải pháp nhanh nhất để xoá đói giảm nghèo. 2.3.1.3 Xuất khẩu lao động góp phần tiết kiệm chi phí đào tạo, nâng cao tay nghề và phát triển nguồn nhân lực. Trong điều kiện hiện tại, thời gian đổi mới nền kinh tế của Việt Nam chưa lâu, điều kiện kinh tế nước nhà còn hạn hẹp, hàng năm nhà nước phải bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng kinh phí cho đào tạo nghề nghiệp và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hàng loạt các trung tâm, các trường trung học dạy nghề được mở ra xong vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế nên ta chưa có điều kiện để đào tạo cho hầu hết mọi đối tượng lao động trong nước. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu lao động ngoài mục đích giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động còn có một số nhiệm vụ quan trọng khác là: qua lao động ở nước ngoài, người lao động tiếp thu kinh nghiệm quản lý, sản xuất tiên tiến, nâng cao, trình độ tay nghề, nghiệp vụ của mình cũng như rèn luyện tác phong và kỷ luật công nghiệp, kể cả trình độ ngoại ngữ, góp phần cải thiện và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Sau khi về nước chính họ sẽ trở thành một nguồn lao động có kỹ năng, trình độ nghề nghiệp cao… bổ sung vào lực lượng lao động có trình độ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong nước… 2.3.1.4 Xuất khẩu lao động góp phần củng cố các mối quan hệ và hội nhập Quốc tế. Ngoài những giá trị thiết thực mang lại cho đất nước, xuất khẩu lao động còn góp phần tích cực, quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ tại những nơi lao động ta đến làm việc. Thông qua người lao động, công nhân các nước cùng làm việc và người dân bản xứ có thể tìm hiểu về đất nước, con người cũng như truyền thống văn hoá Việt Nam. Từ đó làm cho các mối quan hệ ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn. Ngoài các mối quan hệ của người lao động ra thì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa nhà nước với nhà nước cũng không ngừng được cải thiện. Do vậy xuất khẩu lao động một mặt đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội to lớn, nhưng mặt khác lại góp phần củng cố các mối quan hệ hợp tác cũng như hội nhập quốc tế. 2.3.2 Những tồn tại và hạn chế trong quá trình thực hiện xuất khẩu lao động trong những thời kỳ qua. 2.3.2.1 Những hạn chế về chính sách xuất khẩu lao động. Ngoài những kết quả tích cực đã đạt được trong thời gian qua, công tác xuất khẩu lao động Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với yêu cầu và tiềm năng vốn có của ta do những nguyên nhân đã và đang tồn tại sau: Về quản lý Nhà nước. Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể để điều chỉnh và quản lý chặt chẽ xuất khẩu lao động như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là tiếp cận các thị trường mới, chính sách tín dụng cho người lao động khi tham gia xuất khẩu, chính sách miễn giảm thuế… nên dẫn tới việc kém thu hút mọi tầng lớp tham gia xuất khẩu. Việc tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ ngành, Địa phương chưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc. Vẫn còn tồn tại tình trạng cạnh tranh không lành mạnh: Tranh giành đối tác bằng cách phá giá giữa các doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và lợi ích quốc gia. Chưa phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng dẫn dắt, “cò mồi” tiêu cực, lừa đảo diễn ra trên nhiều địa bàn gây xôn xao dư luận. Chưa đầu tư thoả đáng cho khâu phát triển thị trường: Nhà nước, các Bộ, Ngành, Địa phương chưa thực sự quan tâm, đầu tư tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia như đầu tư xuất khẩu hàng hoá, mà đáng lẽ nó phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa. Khả năng tiếp cận với nước ngoài của ta đã còn yếu, thị phần của ta còn rất nhỏ bé so với thị phần của các nước có lao động xuất khẩu khác. Thủ tục hành chính còn rườm rà: Việc thực thi công vụ của một số cán bộ ở địa phương, chưa thực sự tận tâm, thậm chí có nơi còn gây khó dễ, tốn kém, tiêu cực cho người lao động nhất là ở khâu xác nhận thủ tục giấy tờ lý lịch tư pháp và thủ tục xin cấp hộ chiếu. ở nước ngoài còn thiếu một hệ thống tùy viên lao động tại những địa bàn có nhiều lao động làm việc hoặc có khả năng tiếp nhận lao động. Công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động còn hạn chế dẫn đến tình trạng phần đông người lao động bị thiếu thông tin nên khả năng người lao động tự liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động là khó khăn, dẫn tới tình trạng là doanh nghiệp cần tuyển người thì không có trong khi đó người cần đi xuất khẩu lao động thì không biết đâu có nhu cầu để mà đến tuyển nên không ít trường hợp đáng tiếc người lao động bị kẻ xấu lừa đảo đã xảy ra gây tâm lý hoang mang cho người lao động và xã hội. Về các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn còn thụ động, trông chờ vào đối tác, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm về quản lý lao động, thị trường. Chưa chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về chế độ tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, công khai tài chính, quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài. Việc tuyển chọn lao động tại một số doanh nghiệp còn quá vòng vèo, phải qua nhiều khâu trung gian, thậm chí cả “cò mồi” làm cho người lao động phải chịu nhiều chi phí trái với quy định. Về chất lượng nguồn lao động và công tác đào tạo. Phần lớn chất lượng đội ngũ lao động xuất khẩu của ta còn thấp so với yêu cầu của chủ sử dụng lao động, nhất là ngoại ngữ, tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất hiện đại. Một số loại lao động kỹ thuật nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhưng ta vẫn chưa có đủ để đáp ứng. Một bộ phận người lao động của ta còn chưa ý thức rõ được mối quan hệ chủ – thợ, ý thức kỷ luật lao động và chấp hành hợp đồng đã ký kết kém, nhiều trường hợp đã tự bỏ hợp đồng lao động trốn ra ngoài sống và lao động bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín lao động và thị trường lao động của Việt Nam. Về trách nhiệm của các Bộ, Ngành và Địa phương. Thực tế đã chứng minh, trong một thời gian dài, các Bộ, Ngành và Địa phương chưa liên kết một cách chặt chẽ trong việc phối kết hợp cùng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý, kiểm tra, thanh tra cũng như chấn chỉnh lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thộc trong việc chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động và tổ chức thực hiện hợp đồng để uốn nắn hoặc xử lý kịp thời các vi phạm, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và trật tự an ninh xã hội. 2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế. Thủ tục hành chính còn rườm rà. Chưa có sự phối kết hợp linh hoạt chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành và Địa phương. Nhận thức của nhà quản lý còn giản đơn, chủ quan, chậm tổng kết rút kinh nghiệm để nhanh chóng thích ứng với tình hình mới. Chưa thực sự chú trọng tới hoạt động Marketing phát triển và mở rộng thị trường ở nước ngoài cũng như tạo nguồn lao động trong nước phục vụ xuất khẩu. Chương 3 một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới 3.1 Dự báo thị trường, cơ hội, thách thức và khả năng tiếp cận của lao động Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.1 Về tình hình thị trường lao động Quốc tế. Trong những năm gần đây, vì những lý do khách quan khác nhau, thị trường sức lao động thế giới vẫn tồn tại và sẽ còn tiếp tục tồn tại trong một thời gian dài. Trước những biến động phức tạp do sự vận động, đổi mới không ngừng của cơ cấu nền kinh tế thế giới dẫn đến việc di chuyển vốn đầu tư và chính sách xuất nhập khẩu sức lao động của các nước cũng có nhiều thay đổi. Do vậy nên thị trường sử dụng lao động nước ngoài trong khu vực và trên thế giới trong những năm qua và thời gian gần đây đã có những thay đổi căn bản về nhu cầu sử dụng cũng như chất lượng và cơ cấu lao động tiếp nhận. Điều này, được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất: Hầu hết các nước tiếp nhận lao động nước ngoài đều thường xuyên quan tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Đòi hỏi cần phải có đội ngũ lao động có trình độ, chất lượng tương ứng để vận hành và sản xuất. Do vậy đã dẫn tới một hệ quả là: Làm giảm đáng kể nhu cầu về sử dụng lao động giản đơn của nước ngoài nên giá thuê nhân công cũng sẽ bị giảm theo. Thứ hai: Vì mục tiêu siêu lợi nhuận và do giá thuê nhân công nội địa cao, hầu hết các nước phát triển đã và đang chuyển dịch đầu tư vốn và công nghệ sản xuất sang các nước có trình độ, công nghệ sản xuất kém hơn và giá nhân công, dịch vụ thấp hơn. Thứ ba: Thị trường lao động quốc tế vẫn có và tiếp tục có nhu cầu lớn về sử dụng nguồn lao động nước ngoài. Tuy nhiên phần lớn chỉ tập trung chủ yếu vào một số các lĩnh vực là: Lao động giản đơn (lương thấp). Lao động nặng nhọc (môi trường làm việc kém vệ sinh). Lao động dịch vụ và giúp việc gia đình. Lao động kỹ thuật cao và chuyên gia trong một số ngành sản xuất kinh doanh, kể cả chuyên gia phần mềm tin học… Lao động trên biển gồm Sỹ quan, Thuỷ thủ vận tải biển và Lao động đánh bắt hải sản. Thứ tư: Các nước đang phát triển có lao động dư thừa sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng trở nên gay gắt. 3.1.2 Về tình hình cụ thể của từng thị trường lao động trong khu vực và trên thế giới. 3.1.2.1 Thị trường khu vực Đông Nam á. Thị trường khu vực Đông Nam á là một thị trường gần gũi về khoảng cách địa lý, có nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, hơn nữa Việt Nam lại là thành viên của hiệp hội tổ chức các nước ASEAN. Sự hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực có nhiều thuận lợi và có chiều hướng phát triển khá tốt đẹp. Thị trường này được chia làm hai nhóm: Nhóm các nước tiếp nhận lao động nước ngoài gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Lào và Campuchia. Nhóm xuất khẩu lao động gồm: Philippin, Thái Land, Indonesia và Myanmar. Ngoại trừ thị trường Lào, các nước còn lại thường có chính sách ưu tiên tiếp nhận lao động theo đạo Hồi và có quan hệ lao động truyền thống. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện bước đầu do các nước tiếp nhận lao động đã có chính sách tiếp nhận thí điểm lao động Việt Nam, đặc biệt là thị trường Malaysia. Cho đến nay, thị trường Malaysia đã kết thúc tiếp nhận thí điểm lao động Việt Nam và đang bước vào giai đoạn tiếp nhận chính thức. Dự kiến nếu không có biến động khách quan, hàng năm thị trường này tiếp nhận khoảng 100.000 lao động/năm. 3.1.2.2 Thị trường khu vực Đông Bắc á. Là một trong những khu vực có quy mô tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn và là nơi tập trung lao động của hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực. Điều đáng chú ý là cả 3 thị trường lao động: Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều được các nước xuất khẩu lao động đặc biệt quan tâm, khai thác triệt để. Các thị trường này chủ yếu tiếp nhận lao động nước ngoài cho các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, giúp việc gia đình(1) Tên trong ngành thường gọi là (Ôsin). , thu nhập cao, điều kiện làm việc, phong tục tập quán phù hợp với Việt Nam. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ – thuật giữa nước ta với khu vực này đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp. Điều này được thể hiện qua việc họ đã nhận một số lượng lớn lao động của Việt Nam, chiếm khoảng hơn 40% đứng đầu trong số các nước có lao động xuất khẩu vào thị trường này và hiện đang có khả năng tiếp nhận thêm nhiều lao động trong thời gian tới. 3.1.2.3 Thị trường khu vực Trung Đông. Các nước nằm trong khu vực này hàng năm, có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài rất lớn khoảng từ 9 – 10 triệu lao động. Tập trung chủ yếu vào các nước như: ả rập Sau đi, Tiểu Vương quốc ả rập thống nhất (UAE), Cô Oét, Li Băng, Irắc… Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh Irắc vừa qua đã làm cho khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài của các nước trong khu vực bị trững lại. Tuy nhiên, một khi chiến tranh kết thúc và đi vào ổn định thì các nước này lại có khả năng tiếp nhận trở lại với số lượng lao động lớn hơn, đặc biệt là thị trường Irắc do phải tái thiết lại đất nước sau chiến tranh. Đặc điểm và yêu cầu của thị trường này: Đa dạng về ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, may mặc, giúp việc gia đình... Điều kiện làm việc khắt khe, khí hậu và môi trường sinh hoạt khắc nghiệt, Lương thấp nhưng lại phải chịu nhiều loại thuế. Phong tục tập quán: Đạo Hồi, phong tục nghiêm ngặt, khắt khe, hà khắc. Quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước vùng Vịnh chưa phát triển. 3.1.2.4 Thị trường khu vực Châu Phi. Hiện tại, thị trường này có khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài chủ yếu là thông các dự án xây dựng. Những nước có khả năng tiếp nhận lao động chủ yếu vẫn là Lybia và Angieri. - Tại thị trường Libya: Ta có thể tiếp tục duy trì và mở rộng thêm số lượng lao động ta cung ứng cho các hãng thầu nước ngoài, đồng thời tìm kiếm nhận thầu hoặc thầu phụ công trình. - Tại thị trường Angieri: Vẫn có nhu cầu tiếp nhận chuyên gia Ytế, giáo dục, nông nghiệp sử dụng tiếng pháp. Tại đây còn có rất nhiều công trình xây dựng lớn đang và sẽ được đấu thầu. Nếu các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nhận thầu thì lao động của Việt Nam mới có khả năng tiếp cận vào thị trường này với số lượng lớn thông qua hình thức nhận thầu trên. - Các nước Châu Phi khác: Angola, Congo, Madagasca, Senegal… trước đây nhận lao động của ta trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, nông nghiệp, tuy số lượng tiếp nhận không nhiều nhưng họ vẫn có nhu cầu tiếp nhận trở lại một khi tình hình chính trị của các nước ổn định trở lại. 3.1.2.5 Thị trường các khu vực trên Biển. Nhu cầu sĩ quan và thủy thủ vận tải biển, thuyền viên đánh bắt thủy hải sản ngày một gia tăng ở Châu Âu, Châu Mỹ và cả ở Châu á. Đây là loại hình lao động đặc thù, yêu cầu trình độ tay nghề cao và dầy dặn kinh nghiệm, chịu đựng được gian khổ, kỷ luật nghiêm ngặt, khả năng chịu đựng cao. Tuy nhiên, thu nhập lại khá cao, ổn định nhưng thời gian lao động lại không ổn định, công việc nặng nhọc, thường xuyên lênh đênh trên biển, ít có điều kiện tiếp xúc với cộng đồng nên rất dễ đưa người lao động đến chỗ buồn tẻ, nhàm chán công việc… Có thể nói đây cũng là một thị trường đầy triển vọng đối với lao động Việt Nam trong thời gian tới. 3.1.2.6 Thị trường các khu vực khác. Các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu cũ. Các nước Liên Xô và Đông Âu cũ hiện đang có hàng chục vạn người Việt Nam sinh sống và làm việc. Một bộ phận trong số này đã tạo điều kiện cho thân nhân của họ sang làm ăn, buôn bán. Cần phải có những chính sách ổn định và phát triển theo hình thức cá nhân. Các nước trong khối EU. Các nước trong khối EU chỉ có chủ trương sử dụng lao động trong cộng đồng với các yêu cầu về chất lượng lao động rất cao, hơn nữa mới chỉ có 3 nước là Anh, Đức, Pháp hiện đang có chủ trương chính sách thu hút và tiếp nhận lao động lập trình viên quốc tế. Đức là nước đầu tiên, mở cửa tiếp nhận khoảng 20.000 lập trình viên và hiện đang cần tiếp nhận 1,5 triệu lao động lành nghề nước ngoài cho các lĩnh vực: Tin học, xây dựng, công nghiệp nặng và chuyên viên ytế. Pháp đã có Đạo luật cho phép lao động các nước Thuộc địa cũ như Việt Nam, Lào, Campuchia… đến lao động tại Pháp mà không phải gặp trở ngại gì. Nhờ đạo luật này mà lao động Việt Nam đã tiếp cận được, nhưng số lượng đưa đi vẫn còn hạn chế. Hiện tại, lao động của Việt Nam ta chưa có khả năng thâm nhập rộng ra thị trường các nước trong EU. Theo dự báo của các chuyên gia thì, để đảm bảo cơ cấu lao động như hiện nay, các nước thuộc khối EU từ nay cho tới năm 2025 phải tiếp nhận thêm khoảng 159 triệu lao động. Như vậy thì lao động của ta có thể tiếp cận thị trường này sớm trong lĩnh vực công nghệ tin học nếu như Việt Nam có những ưu sách, chiến lược đầu tư và tiếp cận ngay từ bây giờ. Khu vực Bắc Mỹ và các khu vực do Mỹ uỷ trị. Đây là thị trường rộng lớn, tương đối chặt chẽ và rõ ràng về luật pháp, thu nhập đảm bảo. Đã và đang có một vài hợp đồng đưa lao động sang một số vùng lãnh thổ do Mỹ ủy trị nên rất có khả năng thí điểm và mở rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, lao động mà hai thị trường này tiếp nhận sẽ chủ yếu là lao động có trình độ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ cao. Theo số liệu thống kê(1) Giáo trình Kinh doanh Thương mại Quốc tế trang “83” Trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. năm 96 – 97, thị trường Mỹ thiếu 1.700 chuyên gia công nghệ cao, năm 98 thiếu 450.000 và năm 99 thiếu 850.000. Con số lao động thiếu hụt này đang gia tăng và còn tiếp tục gia tăng cao trong nhiều năm tới. Có thể cho rằng, đây cũng là một thị trường mục tiêu đầy tiềm năng đối với lao động Việt Nam trong tương lai. 3.1.3 Những cơ hội, thách thức và khả năng tiếp cận của lao động Việt Nam. Trước những biến động phức tạp kể cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới và xu thế Toàn cầu hoá trong những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới chính sách, xuất khẩu lao động của các nước có lao động xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những tác động này cũng sẽ mang đến cho xuất khẩu lao động Việt Nam nhiều cơ hội tốt, tạo điều kiện để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động của mình. Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn, thách thức nhất định, làm ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh và mở rộng hợp tác trao đổi lao động giữa Việt Nam và các nước tiếp nhận trong khu vực cũng như trên thế giới. 3.1.3.1 Những cơ hội. Với lợi thế lớn về nguồn nhân lực: quy mô đứng thứ 120 trong gần 200 nước trên thế giới. Dân số trẻ, lực lượng lao động đông đảo, thông minh, nhanh nhẹn, khéo tay, cần cù chịu khó và có trình độ học vấn tương đối cao so với lao động của các nước cùng xuất khẩu. Hơn nữa, hình ảnh người lao động Việt Nam được giới chủ đánh giá rất cao so với lao động của các nước khác. Bằng những ưu điểm nổi trội này, chúng ta hoàn toàn có thể có khả năng đáp ứng được xu hướng cũng như nhu cầu khá khắt khe về lao động chất lượng cao, hiện tại cũng như trong thời gian tới nếu như chúng ta có những bước chuẩn bị hợp lý ngay từ bây giờ. 3.1.3.2 Thách thức. Do phải chịu áp lực rất lớn từ sự suy giảm kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đã làm cho nhu cầu về lao động giản đơn giảm đáng kể, dẫn tới nhiều cơ hội việc làm ngoài nước của lao động giản đơn Việt Nam sẽ không còn. Hơn nữa lợi thế về giá nhân công Việt Nam rẻ đang bị mất dần(2) Xem phụ lục 2. và những hạn chế về thể lực, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật lao động của lao động Việt Nam kém ngày càng trở nên là yếu điểm lớn so với lao động cùng loại của các nước. Để có thể có được việc làm phù hợp với trình độ, tất yếu dẫn đến cạnh tranh và sự cạnh tranh này càng trở nên gay gắt giữa lao động giản đơn của ta với lao động giản đơn của các nước. Đòi hỏi chúng ta phải có những đối sách khắc phục hợp lý và kịp thời. 3.1.3.3 Khả năng tiếp cận của lao động Việt Nam. Qua những phân tích, dự báo trên đây, đối chiếu với tình hình thực tại của lao động xuất khẩu Việt Nam cho thấy: khả năng tiếp cận các thị trường (EU, Bắc Mỹ, Singapore…) của lao động Việt Nam không phải là không có, nhưng không phải là trong ngày một ngày hai. Chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn khắt khe của họ đặt ra, xong để làm được điều này vẫn còn phải phụ thuộc vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường trên như thế nào mà thôi. Tuy nhiên, trước mắt và trong một vài năm tới, lao động của ta sẽ vẫn tiếp tục tập trung duy trì và mở rộng chủ yếu ở thị trường Đông Bắc và Đông Nam á. Trong đó thị trường (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia) vẫn được coi là những thị trường chính đối với lao động Việt Nam, ít nhất là trong thời gian hiện tại. 3.2 Phương hướng xuất khẩu lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trong những năm tới. 3.2.1 Phương hướng nhiệm vụ. Xuất khẩu lao động là nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị có ý nghĩa chiến lược, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta và xu thế toàn cầu hoá đồng thời, cũng là vấn đề bức xúc trước mắt về lao động và việc làm. Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động với quy mô lớn, có chất lượng và hiệu quả cao trong những năm tới, công tác xuất khẩu lao động cần phải quán triệt và tổ chức thực hiện theo những định hướng sau: 3.2.1.1 Đầu tư mạnh cho xuất khẩu lao động trên các lĩnh vực. Phát triển thị trường. Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia có kiến thức, trình độ tay nghề, ngoại ngữ. Bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3.2.1.2 Thực hiện đa dạng hoá. Đa dạng hoá về thị trường xuất khẩu lao động. Đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề xuât khẩu. Đa dạng hoá các hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động: Cung ứng lao động, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình, cho phép một số doanh tư nhân có đủ khả năng tham gia thực hiện xuất khẩu lao động. 3.2.1.3 Hoàn thiện thủ tục hành chính. Cải cách, hoàn thiện triệt để, tạo mọi điều kịên tốt nhất cho người lao động và doanh nghiệp, để giảm bớt những khó khăn về thời gian và tiền bạc của người lao động khi tham gia xuất khẩu. 3.2.1.4 Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động, Bộ, Ngành, Địa phương, Đơn vị… tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật… 3.2.1.5 Về mức phí xuất khẩu lao động. Tiếp tục sửa đổi đối với các chi phí đóng góp của người lao động trước khi đi và có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho những lao động thuộc diện đặc biệt: gia đình chính sách, người nghèo… nhằm làm giảm tối thiểu chi phí ban đầu và thu hút tối đa lực lượng lao động cho xuất khẩu trong nhân dân, đặc biệt là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 3.2.2 Mục tiêu. Phấn đấu tăng quy mô xuất khẩu lao động từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng 1 triệu lao động và chuyên gia có mặt và làm việc thường xuyên ở nước ngoài thay vì khoảng gần 40 vạn lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia như hiện nay. Đến năm 2005 phấn đấu có khoảng từ 40 – 50 vạn lao động có mặt và làm việc ở nước ngoài. Trước mắt dự kiến trong năm 2003 phấn đấu xuất khẩu 5 vạn lao động và sẽ gia tăng dần về số lượng lao động đưa đi trong những năm sau lên 100.000 người/năm, để từ sau năm 2005, mỗi năm ta có thể đưa đi được từ 150.000 – 200.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam. 3.3.1 Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước. 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống các Văn bản pháp luật về xuất khẩu lao động. Nhà nước cần ban hành, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế, chính sách là: Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp: Tái đầu tư cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động từ nguồn thuế doanh thu phải nộp trong 5 năn để đầu tư phát triển thị trường và đào tạo nguồn xuất khẩu lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ đầu tư phát triển cho mở rộng thị trường mới, đấu thầu các gói thầu lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý. Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động áp dụng chi phí môi giới theo thông lệ quốc tế, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của thị trường tiếp nhận lao động và doanh nghiệp thoả thuận, cùng đóng góp. Nhà nước quy định và hướng dẫn khung, mức tối đa cho từng thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường. Chính sách đối với người lao động đi xuất khẩu lao động: Ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ đặc biệt cho người nghèo đi lao động xuất khẩu. Nhà nước phải có cơ chế cho vay với mức lãi suất thấp, hoặc bảo lãnh của cơ quan, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội cho người nghèo vay vốn để họ trang trải những chi phí ban đầu. Sửa đổi và bổ sung chính sách và bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hướng những người đã tham gia bảo hiểm xã hội thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng còn lại tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận lao động và chuyên gia hoàn thành hợp đồng về nước hoặc khuyến khích họ đầu tư vào sản xuất kinh doanh dịch vụ. Giảm phí chuyển tiền và miễn thuế đối với những mặt hàng tiểu nghạch cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng do người lao động mang về. Cấp hộ chiếu có ký hiệu riêng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới mọi hình thức và quản lý theo một quy trình riêng. 3.3.1.2 Thống nhất quản lý chặt chẽ trong xuất khẩu lao động. Nhà nước cần phải có những chính sách nhất quán, quản lý chặt chẽ mọi hình thức xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và nâng cao uy tín của người lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và mở rộng thị trường trong tình hình mới. Đối với những nước có nhiều lao động Việt Nam đến làm việc, nhất thiết phải có Đại diện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, để phối kết hợp quản lý lao động, nghiên cứu, phát triển thị trường… Tích cực thực hiện thí điểm, cho phép một số doanh nghiệp tư nhân được hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia trong khuôn khổ của pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động và chuyên gia. Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong việc phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động. 3.3.1.3.1 Bộ Ngoại giao. Thông qua các hoạt động ngoại giao, đưa vấn đề hợp tác lao động vào nội dung chương trình làm việc tại các cuộc gặp gỡ, đàm phán song phương, đa phương giữa các nhà nước, đưa vào các Hiệp định, Văn kiện hợp tác Kinh tế – Văn hoá và Khoa học kỹ thuật. Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thập thông tin, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường lao động, tham gia quản lý nhà nước về lao động tại địa bàn. Phối Kết hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát thị trường, xây dựng các Hiệp định hoặc các thoả thuận khung về hợp tác với lao động với các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khảo sát, thẩm định các đối tác hợp tác. 3.3.1.3.2 Bộ Tài chính. Cần ban hành chính sách tái đầu tư thuế doanh thu xuất khẩu lao động cho các doanh nghiệp. Phối hợp cùng các Bộ, Ngành, Địa phương xây dựng quỹ phát triển thị trường lao động ngoài nước. Phối Kết hợp cùng với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định phí môi giới trong xuất khẩu lao động phù hợp với thông lệ quốc tế, tuỳ theo tình hình thị trường. 3.3.1.3.3 Ngân hàng. Tiếp tục triển khai và phát triển các chính sách, cơ chế tín dụng cho vay ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người nghèo, các đối tượng chính sách khi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. 3.3.1.3.4 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phối Kết hợp cùng với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập kế và tổ chức triển khai kế hoạch khai thông quan hệ lao động, nhằm mở rộng thị trường lao động ngoài nước và xử lý các vấn đề liên quan tới lợi ích của người lao động và quốc gia. Nghiên cứu chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các Bộ, Ngành, Địa phương, Đoàn thể, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, tổ chức công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia chất lượng cao. Tổ chức kiểm tra, thanh tra thường xuyên các hoạt động xuất khẩu lao động tại các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động, nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc quan hệ lao động. 3.3.1.3.5 Bộ Công an và Bộ Tư pháp. Tiếp tục cải cách thủ tục trong việc xác nhận Hồ sơ trong thời gia quy định cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: + Xác nhận lý lịch tư pháp, phiếu làm Hộ chiếu ở cấp cơ sở. + Thủ tục, Hồ sơ xuất cảnh của thuyền viên. + Cấp Hộ chiếu với ký hiệu riêng cho lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các Bộ, Ngành và Địa phương có liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuộc quan hệ dân sự. 3.3.1.3.6 Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo tăng cường chất lượng đào tạo ngoại ngữ ngay từ cấp học phổ thông, tạo cơ sở tốt về ngoại ngữ cho nguồn nhân lực khi tham gia xuất khẩu lao động. 3.3.1.3.7 Bộ Y tế. Chỉ đạo các Bệnh viện tăng cường nâng cao chất lượng khám sức khoẻ cho người đi xuất khẩu lao động. Thống nhất mức phí khám sức khoẻ và tổ chức khám chính xác, chặt chẽ, thuận tiện, kịp thời cho người lao động. 3.3.1.3.8 Bộ Văn hoá Thông tin. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền đảm bảo khách quan, chính xác, có tác dụng thúc đẩy và phát triển xuất khẩu lao động, đảm bảo bí mật kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động. 3.3.1.3.9 Các Bộ, Ngành, Đoàn thể và Địa phương có doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở hoạt động có hiệu quả và khả năng phát triển. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trực thuộc và tại địa bàn quản lý của mình. Thành lập quỹ phát triển thị trường lao động ngoài nước tại các Bộ, Ngành, Địa phương nhằm hỗ trợ cho các doanh ngiệp phát triển thị trường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tham gia đấu thầu ở nước ngoài để tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Đầu tư đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng mở rộng thị trường và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia. Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tại các Bộ, Ngành, Địa phương theo hướng rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định về xuất khẩu lao động tiếp tục được đầu tư phát triển và ngược lại. Từng Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành Phố, phải sắp xếp lại các đầu mối xuất khẩu lao động, đồng thời phải có biện pháp, cơ chế quản lý, xử lý thích đáng, kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm và chọn lựa, bổ sung cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ tốt cho doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc trong việc ký kết, tổ chức thực hiện hợp đồng và chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động để kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm của doanh nghiệp, nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động và trật tự an ninh xã hội. 3.3.1.4 Tăng cường pháp chế và quản lý trong xuất khẩu lao động. Ban hành cơ chế, chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, đồng thời cũng phải xử lý nghiêm khắc, thậm chí buộc phải đưa về nước đối với các trường hợp không thực hiện tốt các cam kết hợp đồng và bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ra sống lưu vong và làm việc bất hợp pháp. xử lý nghiêm đối với người lao động có hành vi vi phạm pháp luật: tự phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp, coi thường kỷ luật lao động… gây hậu quả xấu đối với doanh nghiệp và nhà nước. Các trường hợp tự phá vỡ hợp đồng bỏ trốn ra ngoài sống lưu vong và lao động bất hợp pháp cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn sau: + Kết hợp tổng hợp các biện pháp răn đe, tuyên truyền pháp luật đối với người lao động trước khi đi. + Phối kết hợp cùng chủ sử dụng lao động quản lý bản gốc Hộ chiếu và các giấy tờ liên quan khác của người lao động trong thời gian lao động ở nước sở tại. + quản lý chặt chẽ tiền lương của người lao động bằng cách không trực tiếp trả cho người lao động mà chuyển thẳng về doanh nghiệp. + Kết hợp cùng với các cơ qua hữu quan truy tìm đối với những lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài sống lưu vong và lao động bất hợp pháp. Khi bắt được phải đưa ngay về nước để xử lý kịp thời hoặc xử lý tại nước sở tại nếu pháp luật nước đó quy định. + Đối với những trường hợp cố tình vi phạm gây hậu quả xấu, cần phải cương quyết xử lý bằng pháp luật và biện pháp kinh tế, cấm vĩnh viễn không được phép tái xuất khẩu lao động dưới bất cứ hình thức nào... Ban hành cơ chế, chính sách bồi thường đặc biệt đối với lao động bị lừa đảo hoặc bị đưa về nước mà không phải lỗi do người lao động gây ra. Đối với doanh nghiệp khi có lao động bị trả về nước: + Trước hết doanh nghiệp cần tìm hiểu, điều tra làm rõ lý do người lao động bị buộc phải về nước để có biện pháp xử lý cũng như bồi thường kịp thời. 3.3.1.5. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về xuất khẩu lao động. Cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính ở cấp địa phương về xác nhận lý lịch tư pháp, phiếu xác nhận làm thủ tục Hộ chiếu… tránh phiền hà cho người lao động. Các thủ tục hồ sơ xuất cảnh của ngươi lao động phải theo nguyên tắc “một cửa”, thời hạn không kéo dài quát 5 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ của người lao động. Tổ chức thực hiên việc khám sức khoẻ cho người lao động phải thuận tiện, kịp thời, có cơ chế chịu trách nhiệm về vật chất đối với kết luận sức khoẻ của người lao động. 3.3.2 Đối với quản lý Doanh nghiệp. Vì đây là lực lượng nòng cốt, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của hoat động xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam. Do đó đứng về phía Nhà nước, cần phải có những chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển phù hợp và tương xứng với vai trò của nó. Trước hết, cần phải trú trọng tới một số vấn đề sau: Tích cực đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, nâng cao trình độ, năng lực và bố trí cán bộ có phẩm chất chuyên môn tốt, đáp ứng nhiệm vụ mở rộng thị trường và quản lý xuất khẩu lao động và chuyên gia của doanh nghiệp. Tự chủ động nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký Kết hợp đồng với nước ngoài theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực. Yêu cầu người lao động chủ động khám sức khoẻ nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển. Tổ chức tuyển chọn trực tiếp đúng người, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn… Cương quyết không tuyển lao động qua các trung gian, cò mồi lao động. Công khai các điều kiện về tuyển chọn, chi phí, đồng thời doanh nghiệp cần phải phối kết hợp với các chính quyền địa phương và các cơ quan đoàn thể, các ban nghành ở cơ sở, để tuyển chọn được những lao động có phẩm chất đạo đức tốt. Ưu tiên các đối tượng con em, gia đình chính sách, người nghèo đủ tiêu chuẩn, góp phần ổn định thường xuyên nguồn cung cấp lao động cho công tác xuất kẩu không bị gián đoạn do thiếu nguồn. Trú trọng tới việc đầu tư, tổ chức đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước lúc đi theo đúng nội dung, chương trình mà nhà nước đã quy định. Tổ chức chặt chẽ lực lượng lao động trước khi đưa đi, đồng thời phải tăng cường quản lý và xử lý kịp thời các vướng mắc, chanh chấp lao động trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng và chế độ thông tin báo cáo… 3.3.3 Đối với người lao động. Chủ động đến bệnh viện có uy tín khám và kiểm tra sức khoẻ, nhằm phát hiện kịp thời bệnh tật trước khi tham gia xét tuyển tránh lãng phí tiền bạc, thời gian. Tự chủ động tìm kiếm, liên hệ với cơ sở xuất khẩu lao động tin cậy, chủ động đầu tư, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểu pháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuất khẩu lao động một cách có hiệu quả. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của Việt Nam và của các nước đến làm việc. Chấp hành tốt kỷ luật lao động và thực hiện tốt hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp. Không bỏ trốn, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ, góp phần nâng cao uy tín giữa lao động Việt Nam với thị trường quốc tế. 3.3.4 Đối với công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động. Công tác tổ chức đào tạo nguồn lao động và chuyên gia được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng lao động và các mối quan hệ hợp tác trước mắt và lâu dài giữa Việt Nam và thị trường lao động quốc tế. Nếu ta không tổ chức thực hiện tốt công tác này, người lao động sẽ không có đủ khả năng, trình độ để đáp ứng được yêu cầu của người chủ sử dụng lao động và như vậy, điều tất yếu sẽ xảy ra là người lao động không hoàn thành được nhiệm vụ và hợp đồng, gây thiệt hại đến lợi ích và quyền lợi giữa các bên, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, lợi ích của chính doanh nghiệp mình và chiến lược xuất khẩu lao động trước mắt cũng như lâu dài của Nhà nước. Do đó ta cần phải tiếp tục và quan tâm hơn nữa dến công tác này, nhưng trước hết cần phải: Khuyến khích mở rộng đầu tư các cơ sở đào tạo ở các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề… chuẩn bị nguồn lao động có trình độ, tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động theo hướng sử dụng của thị trường lao động quốc tế. Tăng cường mở rộng các mối quan hệ, liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nâng cao chất lượng đào tạo, bổ túc tay nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, văn hoá pháp luật, phong tục tập quán cho người lao động phục vụ cho xuất khẩu lao động. Cần đầu tư một số cơ sở đào tạo thuyền viên vận tải, đánh bắt hải sản biển theo tiêu chuẩn quốc tế ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Trước mắt là phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên và lâu dài là phục vụ cho việc đào tạo đội ngũ thuyền viên có chất lượng cao cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước. Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng này có đủ khả năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động. Phải có các chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Thực hiện kểm tra các cơ sở đào tạo, đảm bảo chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhằm nâng cao uy tín cạnh tranh của lao động Việt Nam. Cần phải làm cho người lao động thấy được ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước, doanh nghiệp và gia đình khi họ được chọn ra nước ngoài làm việc. 3.3.5 Đối với vấn đề hậu xuất khẩu lao động. Tìm kiếm thị trường và đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài đã là một vấn đề khó khăn, xong một khi đã xuất khẩu được lao động ra nước ngoài thì việc duy trì và quản lý hoạt động lại càng phải có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn. Để thực hiện tốt việc vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các văn bản quy định về các vấn đề sau: Quản lý lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa người lao động với chủ doanh nghiệp nước ngoài và giữa người lao động với chủ doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với những lao động thực hiện tốt các cam kết và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. đồng thời cũng phải xử lý nghiêm khắc, thậm chí buộc phải đưa về nước đối với các trường hợp không thực hiện tốt các cam kết hợp đồng và bỏ trốn nhằm ngăn chặn tình trạng bỏ trốn khỏi doanh nghiệp ra sống lưu vong và làm việc bất hợp pháp. Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi trở về nước, bị chết trong quá trình lao động ở nước ngoài và những lao động bị đưa về nước không rõ lý do (không phải lỗi của người lao động). Quỹ này có thể lấy từ nguồn đóng góp của người lao động và tiền phạt do người lao động vi phạm hợp đồng lao động… Hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới ở trong nước cũng như ở những nước khác có điều kiện làm việc và thu nhập tốt hơn. Mục lục Trang Kết luận Qua vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, qua trình bày và phân tích một cách chi tiết và có hệ thống tại các chương, mục luận văn đã thực hiện và làm rõ được một số điểm cơ bản sau đây: Hệ thống hoá một số vấn đề về lý luận liên qua đến việc đưa lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. Đó là các khái niệm cơ bản có liên quan như: nguồn nhân lực, nguồn lao động, nhân lực, lao động, sức lao động, việc làm, di dân quốc tế, nhập cư, xuất cư, lao động xuất khẩu, di chuyển lao động, thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế. Làm rõ sự hình thành của hàng hoá sức lao động cũng như sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá sức lao động, đồng thời cũng chỉ rõ sự cần thiết khách quan và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trình bày được sơ đồ quy trình xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đưa ra kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở một số quốc gia trong cùng khu vực và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia đó. Đã trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xuất khẩu lao động, đồng thời phân tích, đánh giá và làm rõ kết quả xuất khẩu lao động của Việt Nam qua các thời kỳ. Qua đó đưa ra những phân tích, đánh giá về thành công và những hạn chế của xuất khẩu lao động Việt Nam. Đã đưa ra một số dự báo về thị trường, cơ hội, thách thức, khả năng tiếp cận của lao động Việt Nam trong thời gian tới và những phương hướng hoạt động, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam hiện nay cũng như trong những năm tới. Luận văn đã đưa ra 5 kiến nghị cụ thể đối với: Quản lý Nhà nước. Quản lý Doanh nghiệp. Người lao động. Công tác tổ chức đào tạo xuất khẩu lao động. Vấn đề hậu xuất khẩu lao động. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo tình hình xuất khẩu lao động và chuyên gia tháng 6/2000 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Báo Lao Động số báo Xuân năm 2003. Tài liệu Thông tin về xuất khẩu lao động số (23 - 02 đến 29 - 02). Tạp chí Việc làm ngoài nước số (1 – 4 /2002 và số 1/2003). Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX. Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam năm (1994) Giáo trình Kinh tế vĩ mô năm 1995 Trường ĐH KTQD Hà Nội. Giáo trình Kinh doanh thương mại quốc tế năm 2000 Trường ĐH QL&KD Hà Nội. Giáo trình Kinh tế Đối ngoại năm 2000 Trường ĐH QL&KD Hà Nội. Giáo trình Quản trị nhân lực Nhà XB thống kê năm 1998. Giáo trình Thương mại năm 1997 Trường ĐH QL&KD Hà Nội. Giáo trình Marketing năm 1998 Trường ĐH QL&KD Hà Nội. Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0032.doc
Tài liệu liên quan