Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên

- Tăng cường tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, chế biến và các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên. - Xây dựng và kiến nghị với các cấp trong việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm trên thị trường. - Quản lý và khai thác tốt bao bì, nhãn mác, biểu tượng, logo của sản phẩm. - Tư vấn và hỗ trợ cho người dân trong sản xuất lẫn chế biến bảo quản và tiêu thụ. - Tìm nguồn tiêu thụ và ổn định đầu ra cho người dân bảo đảm cho họ ổn định sản xuất nâng cao năng suất sản phẩm. - Xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển và khai thác thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên, khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần trong ngành hàng. - Cần có những quy định rõ về vai trò của các thành viên trong việc tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở xây dựng TGXX & CDĐL cho sản phẩm. - Ngoài ra người dân cùng chính quyền và các cơ quan liên ngành xây dựng những chương trình du lịch kết hợp với các đơn vị sử dụng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên để quảng bá, bán sản phẩm và nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút đầu tư cho sản phẩm.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình quân vào khoảng 10.000-15.000đ/kg. - Kênh tiêu thụ nhãn chế biến: chiếm khoảng 35-40% sản lượng nhãn hàng năm. Sản phẩm qua kênh tiêu thụ này chủ yếu là các giống nhãn thóc, nhãn nước để chế biến long nhãn; một phần cung cấp cho Nhà máy chế biến hoa quả Hưng Yên để sản xuất nước quả nhãn. Sản phẩm được tiêu thụ bởi thương lái người địa phương và các hộ thu gom với khối lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, số lượng nhãn đưa vào chế biến thành long nhãn, một lượng lớn là nhãn của các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam và một số tỉnh khác được thương lái người Hưng Yên đưa về chế biến và tiêu thụ. Theo những người chế biến và kinh doanh long nhãn thì lượng nhãn đó chiếm 60-70% nhãn làm long. Lý do, những vườn nhãn tạp, chất lượng thấp đã từng bước được cải tạo; trong khi người làm long có tay nghề, mua nhãn nơi khác về làm long lãi hơn mua nhãn Hưng Yên để làm long. Hộ trồng nhãn vùng nhãn gốc Hộ trồng nhãn vùng nhãn loại 2 (huyện vành đai) Thu gom địa phương Thu gom/chủ buôn Xuất khẩu Trungquốc Chế biến nhãn long nhãn Buôn long Chủ buôn địa phương Tiêu dùng địa phương Chủ buôn ngoài tỉnh Chủ buôn ngoài tỉnh Bán lẻ Tiêu dùng trong nước Tiêu dùng ngoài tỉnh Thu gom/ chủ buôn ĐP Kênh nhãn ăn tươi (65%) Kênh nhãn chế biến 35% Sơ đồ3: Kênh tiêu thụ nhãn tỉnh Hưng Yên (Nguồn: Số liệu điều tra) 4.1.3.2.2. Thị trường tiêu thụ: Với nhãn tươi, được tiêu thụ trong thời lượng khoảng 60 ngày của vụ thu hoạch nhãn. Thông qua các kênh tiêu thụ trên, lượng nhãn tiêu dùng tại điạ bàn tỉnh chỉ chiếm một số lượng nhỏ, phần lớn còn lại được tiêu thụ ngoài tỉnh. Khoảng 35-40% sản phẩm nhãn quả được chế biến làm Long nhãn, với thị trường chính là xuất khẩu sang Trung quốc, Hồng Công, Hàn Quốc; một lượng nhỏ được đưa vào chế biến nước quả nhãn đóng hộp. 4.1.3.2.3. Mô tả các tác nhân tham gia ngành hàng nhãn và mối quan hệ giữa họ - Người sản xuất ( người trồng nhãn và sản xuất cây giống nhãn): Tỉnh Hưng Yên, cây nhãn trồng nhiều ở thị xã Hưng Yên, một số xã của huyện Tiên Lữ, Kim Động và Khoái Châu…là vùng có diện tích và sản lượng nhãn lớn. Ngoài gần 60 hội viên Hội nhãn lồng Hưng Yên, còn có hàng trăm hộ trồng nhãn trên địa bàn tỉnh, có những hộ có diện tích và sản lượng nhãn khá lớn. Nhãn giống cũng được sản xuất chủ yếu tại những khu vực này. Hiện nay ngoài khả năng cung cấp đủ về số lượng và chủng loại nhãn giống cho nhu cầu trong tỉnh, người sản xuất nhãn giống tại Hưng Yên còn cung cấp hàng trăm ngàn cây giống một năm cho các tỉnh trong cả nước. Hầu hết các nhà vườn nhãn lâu năm đều có khả năng tự túc về giống bằng cách tự nhân giống (từ cây nhãn ngon trong nhà hay mua của các hộ có giống tốt tại địa phương). - Người thu gom/thương nhân: Chủ yếu là người địa phương, hoạt động theo thời vụ. Các tác nhân này thu mua ngay tại các nhà vườn trong vùng; đây là hình thức tiêu thụ chính của các nhà vườn nhãn hiện nay (chiếm 80 - 85% lượng mua, bán). Hình thức mua bán của các tác nhân tại các hộ gia đình được gọi là "mua vo", tức là mua cả cây, thậm chí mua lúc còn non; mỗi cây đều được ước tính trọng lượng khá chính xác, tùy theo lượng quả và loại quả của từng cây. Việc bán trực tiếp tại vườn đã giúp người sản xuất chủ động hơn trong việc thoả thuận về giá cả, tránh được hiện tượng ép giá, giảm chi phí trung gian. Hiệu quả hoạt động của các tác nhân phụ thuộc vào kinh nghiệm đánh giá sản lượng và chất lượng sản phẩm của chính họ. Bản thân các chủ thu gom/thương nhân luôn có mối quan hệ thường xuyên với 5-10 hộ trồng nhãn, đây là các hộ cung ứng ổn định cho các tác nhân này. Đặc điểm và quy mô hoạt động của các tác nhân thu gom, tiêu thụ nhãn được trình bày trong bảng sau: Bảng 5: Đặc điểm, quy mô hoạt động của các thương nhân tại địa phương TT Chỉ tiêu Đơn vị Bán tại HN, HP Bán trong tỉnh S.Lg Min Max S.Lg Min Max 1 Khối lượng bán/ ngày Kg 900 500 800 400 200 500 2 Số LĐ gia đình tham gia % 2 1 3 2 1 3 3 Số lao động thuê Người 2.5 2 3 2 1.5 2.5 4 Vốn KD nhãn/ ngày Triệu 8 5 10 5 3 7 5 Thời gian hoạt động Giờ 1h sáng - 8 h sáng 5h sáng - 6 h chiều Nguồn: Số liệu điều tra Các thương nhân thu gom nhãn tại địa phương, sau đó chủ yếu chuyển đem bán tại các thành phố có sức mua lớn. Tại thị trường Hà Nội, điểm tập kết nhãn chính tại chợ Long Biên; khi mùa nhãn bắt đầu, có khoảng trên 10-15 thương nhân lớn của thị xã Hưng Yên buôn bán ở đây, với số lượng từ 10- 15 tấn nhãn/ngày. Tại Hải Phòng, điểm tập kết nhãn tại chợ Đổ, với số lượng từ 5 - 7 thương nhân lớn của thị xã Hưng Yên hoạt động, sản lượng nhãn từ 5- 10 tấn/ngày. Hệ thống cung ứng sản phẩm nhãn cho thành phố Hà nội từ các tỉnh được thực hiện qua các kênh khác nhau. Kênh hàng đóng vai trò quan trọng nhất tại thị trường Hà nội đó là kênh Chủ buôn địa phương => chủ buôn Hà nội => người bán lẻ. Đây là kênh hàng tiêu thụ sản phẩm nhãn được hình thành và tổ chức khá chặt chẽ của thương nhân người Hưng yên đưa nhãn tới người tiêu dùng. Chủ buôn trong tỉnh Chủ buôn Hà nội Bán lẻ quầy Bán lẻ rong Tiêu dùng bình dân Tiêu dùng cao cấp Tiêu dùng hàng ngày Quà biếu, cơ quan Nhà hàng khách sạn Tiêu dùng hàng ngày 20% 35% 45 % 25% 75% 35% 20% Sơ đồ4: Kênh hàng cung ứng nhãn ra thành phố Nguồn: Số liệu điều tra Những người thu gom/thương nhân lớn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của chuỗi giá trị ngành hàng nhãn, họ giữ vai trò điều phối các nguồn cung cấp cho thị trường. Các thương nhân này thường mua nhãn từ hệ thống các chủ thu gom nhỏ tại địa phương hoặc thu mua trực tiếp từ các nhà vườn có tiếng trong vùng. Họ thường mua với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng cao. Mối quan hệ giữa những thương nhân và các nhà vườn thường là các quan hệ làm ăn ổn định và lâu dài từ năm này sang năm khác. Một số nhà vườn lớn và có tiềm năng tài chính, có kinh nghiệm, gần đây đã kết hợp giữa sản xuất và kinh doanh nhãn, nghĩa là đứng ra thu gom nhãn của các hộ xung quanh, bán cho các thương nhân lớn. Khó khăn của các nhà vườn và thương nhân hiện nay là việc làm thế nào để tăng giá trị tiêu thụ sản phẩm, bằng cách nào đó để bảo quản nhãn tươi lâu, vận chuyển nhãn đi xa để có lợi nhuận cao hơn; đồng thời tìm kiếm một thị trường ổn định, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với các thương nhân lớn, việc đưa sản phẩm tiêu thụ vào các siêu thị rất khó khăn, vì sản phẩm không đồng đều, không có nhãn mác, bao bì; quan trọng hơn là họ không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hoặc phân loại được các loại nhãn. - Người bán lẻ: Tác nhân bán lẻ chủ yếu tại các chợ của Thị xã Hưng Yên và vùng lân cận như chợ Dầu, chợ Phố Hiến, Ba Hàng, chợ Xuôi, chợ Đầu, các khu công nghiệp và trên một số trục đường giao thông có đông người qua lại. + Các tác nhân bán lẻ, bán rong: thường xuất phát từ những huyện lân cận TXHY, họ là những người buôn bán không thường xuyên, chỉ khi mùa nhãn đến thì mua lại của người thu gom hay mua tại các nhà vườn. Chất lượng nhãn ở kênh phân phối này thường thấp do ngưòi bán thường lấy nhãn có chất lượng và giá cả vừa phải. Đối tượng mua hàng của kênh này thường là những khách đi đường, khách vãng lai mua làm quà hoặc người tiêu dùng có mức chi tiêu vừa phải. Đối với kênh phân phối này, nhãn thường bị trà trộn hoặc cân không được đủ số lượng. + Bán lẻ ở các quầy bán cố định: Các quầy bán lẻ không những chỉ bán nhãn mà họ còn buôn bán các loại hoa quả khác kèm theo, diện tích trung bình các quầy từ 2- 4 m2. Có thể nói chất lượng nhãn ở các quầy bán lẻ cố định tương đối ngon, do họ là những người có kinh nghiệm trong việc chọn lựa và đánh giá chất lượng nhãn. Mặt khác, các tác nhân này thường lấy nhãn trực tiếp tại các nhà vườn có tiếng hoặc lấy lại từ các chủ buôn lớn trong thị xã. Đối tượng khách hàng của các tác nhân này thưòng là khách quen, hoặc một số công ty, cơ quan trong và ngoài tỉnh đặt mua làm quà. - Người chế biến: Là nhóm tác nhân đã hình thành nghề chế biến long nhãn từ lâu với các hoạt động sấy nhãn theo phương pháp truyền thống. Nghề làm Long có ở nhiều nơi trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu tại xã Hồng Nam, Hồng Châu, Quảng Châu - Thị xã Hưng Yên. Các chủ lò sấy thường mua trực tiếp của người thu gom đem tới tận nhà hoặc mua qua chợ nhãn. Ngoài nhãn trong tỉnh, họ còn thu mua nhãn của các tỉnh khác về chế biến long nhãn. Thời vụ sấy long kéo dài khoảng 2 tháng, long nhãn sau khi sấy, thường tồn kho một vài tháng, nên vòng quay của đồng vốn thấp. Để quay vòng vốn nhanh, một số chủ lò sấy thường tìm cách tiêu thụ ngay sau khi ra lò những mẻ long đầu tiên. Qua khảo sát cho thấy, thị trường tiêu thụ long nhãn có cơ cấu như sau: + 80 % thị trường Trung Quốc, Hồng Công + 15% thị trường Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM + 5% thị trường các tỉnh khác. Trong đó, Trung Quốc, Hồng Công là thị trường tiêu thụ chính của long nhãn Hưng Yên. Bảng 6: Một số đặc điểm hoạt động của tác nhân là chủ lò sấy STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng T. bình Min Max 1 Khối lượng mua/ngày Kg 500 500 1000 2 Số lao động gia đình tham gia % 2 1 3 3 Số lao động thuê Người 5 5 10 4 Vốn kinh doanh nhãn/ ngày Triệu 4.5 5.5 7 5 Thời gian hoạt động H 5h sáng – 19 h chiều 6 Tổng vốn KD Triệu 50 30 100 6 Số tác nhân đầu vào Người 5 7 10 7 Số tác nhân đầu ra Người 4 4 7 8 Khối lượng mua/ mỗi tác nhân Kg 100 200 300 Nguồn: Số liệu điều tra Mặc dù nghề chế biến long nhãn rất phát triển ở Hưng Yên, nhưng hầu hết các hộ chế biến hiện nay vẫn sử dụng lò than để sấy long, do vậy sản phẩm long nhãn không đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, do quá lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc, nên giá cả, khối lượng tiêu thụ của long nhãn không ổn định. Tóm lại, việc tiêu thụ nhãn của Hưng Yên rất đa dạng và phong phú về kênh tiêu thụ, về thị trường, về các thành phần tham gia. Song phải khẳng định rằng, vai trò của tư thương là cực kỳ to lớn trong việc tiêu thụ nhãn cho người nông dân, nhất là loại hàng hoá hoa quả tươi, khả năng bảo quản thấp và tính mùa vụ cao như nhãn lồng Hưng Yên. Bên cạnh đó, có thể thấy được trong việc tiêu thụ nhãn, vai trò của thương hiệu chưa cao. Nhãn lồng Hưng Yên - gập ghềnh chuyện bảo vệ thương hiệu Năm nay, Hưng Yên bội thu nhãn với sản lượng tăng gấp 2 lần so với năm trước. Tuy vậy, nỗi lo “được mùa, rớt giá” vẫn đang làm nhiều người trồng nhãn trăn trở. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều thương lái trà trộn các loại nhãn nơi khác vào nhưng vẫn mang tên nhãn lồng Hưng Yên khiến tiếng tăm của loại đặc sản quý này bị ảnh hưởng. Câu chuyện được mùa Xã Hồng Nam (thị xã Hưng Yên) có thể coi là đất tổ của nhãn lồng, nơi đây vẫn còn chục cây trên 100 tuổi. Năm nay, nhà vườn rất vui khi bước vào vụ thu hoạch, giá nhãn dao động ở mức 15.000 – 20.000 đồng /kg, chưa kể nhãn trúng mùa lớn. Nhãn Hương Chi có giá chừng 18.000 đồng /kg; nhãn Đường Phèn vào thời điểm đầu vụ lên tới 30.000- 50.000 đồng /kg.  Khu vườn nhà ông Nguyễn Văn Tám (thôn Nễ Châu) rộng 7.200m2 với nhiều giống khác nhau. “Mấy hôm vừa rồi, ngày nào tôi cũng thu được 6 triệu đồng từ nhãn. Ước tính, nếu thu hoạch hết, tôi cũng có 6-7 tấn, ngót nghét gần 100 triệu đồng chứ ít gì? Đây mới có một nửa diện tích cho quả, nếu sang năm, vẫn giữ ở giá này thì tôi trúng to...” - ông Tám phấn khởi cho biết. Mấy ai biết, để có nụ cười rạng rỡ như hôm nay, “lão nông tri điền” này đã phải đêm ngày suy nghĩ, đầu tư thâm canh như thế nào.  Ít nhà vườn nào “chịu chơi” đến nỗi mua toàn “thức ăn” ngon và sạch như ngô, đỗ tương… để rắc dưới tán cây như ông Tám. Năm ngoái, ông đầu tư hàng chục triệu đồng vào việc đào ao chứa nước mưa, tưới cho nhãn. “Nước giếng không thể dùng để tưới được, bởi trong đó có chứa sắt, sẽ làm vỏ nhãn đen và xấu. Hơn thế, cây nhãn trồng cạnh ao sẽ cho quả có nhiều nước. Còn vị ngọt tuỳ vào “thức ăn” mà mình chăm cho nó. Quan trọng nhất là phải áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu...” - ông chia sẻ kinh nghiệm. Hiện, toàn xã Hồng Nam có khoảng 140ha nhãn, trong đó phần lớn là diện tích chuyển đổi từ đất hai lúa, chỉ 1/4 trong số đó là đất vườn. Theo tính toán của ông Hà Tuấn Doanh, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hồng Nam, năm nay toàn xã ước tính thu hoạch được 1.200 tấn, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. So với lúa, giá trị kinh tế của nhãn lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, sắp tới xã sẽ chuyển đổi 31ha còn lại sang trồng nhãn nhằm hình thành vùng chuyên canh nhãn hàng hoá. Còn đó, nỗi lo trăm bề! Không đến nỗi phải chịu cảnh bi đát như “họ hàng gần” là vải nhưng lâu nay, nỗi lo “rớt giá” vẫn canh cánh trong lòng bà con trồng nhãn. Chính vì vậy, dù lễ ký kết hợp đồng giữa HTX nhãn lồng Hồng Nam và siêu thị Metro đã thành công, Hồng Nam sẽ cung cấp cho hệ thống siêu thị Metro 1 tấn nhãn, với giá 20.000 đồng /kg nhưng dường như ai cũng đọc được nỗi lo trên gương mặt những người “chèo lái”. Ông Trịnh Văn Thinh, Chủ nhiệm HTX nhãn lồng Hồng Nam, cho biết: “Mặc dù đây là cơ hội lớn để sản vật của phố Hiến được tiêu thụ ở những trung tâm thương mại hiện đại, được xác định đúng giá trị nhưng chúng tôi vẫn rất lo. Năm ngoái, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức, chúng tôi cũng đã chú ý đến khâu đóng gói, nhãn mác bao bì, tem trên sản phẩm và tiêu thụ qua các thương lái ở Hà Nội. Nhưng mới đây, chúng tôi phát hiện “hàng nhái” rất nhiều, bao bì, nhãn mác, xuất xứ to đùng: “Nhãn lồng Hưng Yên” nhưng chất lượng thì kém xa và dĩ nhiên giá cũng bán rẻ hơn. Vì vậy, nếu các ngành chức năng không làm mạnh tay hơn nữa thì uy tín của nhãn lồng Hưng Yên sẽ giảm sút”.  Bên cạnh đó, yêu cầu của phía siêu thị đặt ra khá khắt khe về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, và đòi hỏi việc cung cấp nguyên liệu ổn định. Trong khi đó, “nhiều khách hàng muốn mua nhãn lồng chính hiệu cũng phải đặt trước tại các nhà vườn, chứ tìm trên thị trường thì khó lắm” – bà Đoàn Thị Trải, Trưởng phòng Nông nghiệp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên cho biết. Như vậy, “cung” còn chưa đáp ứng nổi “cầu”.  Thêm nữa, mới vào đầu vụ, giá còn cao, ai dám chắc, vào chính vụ, điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” của vải không lặp lại với nhãn? Trong khi, việc làm long nhãn xuất khẩu sang Trung Quốc hiện cũng chỉ cầm chừng, và 10kg nhãn tươi mới chế biến được 1kg long nhãn, bán với giá 70.000 đồng… Và còn chuyện chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp ở Hồng Nam sang trồng nhãn nữa, nếu không tính toán kỹ, liệu có dẫn đến sản xuất ồ ạt, chất lượng có đảm bảo... Còn biết bao băn khoăn và bài toán cạnh tranh để bảo vệ thương hiệu đang đặt ra cho nông dân trồng nhãn ở Hưng Yên. Trước khi ra về, ông Đào Văn Luyện, Bí thư Đảng uỷ xã Hồng Nam “bật mí” với chúng tôi rằng, một số doanh nghiệp đã quyết định đầu tư vào khu du lịch sinh thái phố Hiến (30ha) với tổng số vốn khoảng 60 tỷ đồng. Lại thêm một cơ hội nữa. Song muốn thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên đứng vững trên thị trường và vươn xa hơn nữa thì không thể chỉ trông chờ vào nỗ lực của nhà vườn. 4.1.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 4.1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhãn lồng Hưng Yên 4.1.4.1.1 Tiểu khí hậu Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, khí hậu Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối mùa đông thì ẩm ướt, mùa hè nóng ẩm và nhiều mưa. -Nhiệt độ: Tổng hợp số liệu cho thấy, số giờ nắng bình quân 1531 giờ/năm, nhiệt độ bình quân trong năm là 23,70c. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,90c, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160c. Nóng nhất vào tháng 6 -7, nhiệt độ tối cao là 39,40c; các tháng có nhiệt độ thấp là tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ tối thấp là 4,90c. Đồ thị: Nhiệt độ các tháng trong năm ở Hưng Yên Nhiệt độ là điều kiện quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển, ảnh hưởng mạnh mẽ tới quá trình ra hoa, đậu quả cũng như chất lượng của nhãn. Nhãn thích hợp ở vùng có nhiệt độ bình quân năm 200c trở lên (Hưng Yên 23,7oC), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không được vượt quá - 10c (Hưng Yên 4,9oC). Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây nhãn, đòi hỏi có yêu cầu nhiệt độ khác nhau: + Thời kỳ phân hoá mầm hoa cần một khoảng thời gian có nhiệt độ thấp 8 – 140c, thường vào khoảng tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau. + Thời kỳ ra nụ nếu gặp nhiệt độ cao, lá ở chùm hoa phát triển sẽ ảnh hưởng tới nụ và hoa, do cạnh tranh dinh dưỡng, dẫn tới năng suất thấp. + Thời kỳ nở hoa và quả non cần có nhiệt độ cao 20-270c, nếu gặp nhiệt độ thấp, nhãn không thực hiện được thụ phấn. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới phẩm chất quả, mùa thu hoạch quả nhãn yêu cầu có nhiệt độ cao thì phẩm chất quả sẽ tốt . Như vậy nhiệt độ ở Hưng Yên hoàn toàn thích hợp cho cây nhãn sinh trưởng, phát triển thuận lợi và cho năng suất, chất lượng tốt. - Lượng mưa: Lượng mưa cả năm của Hưng Yên trung bình đạt 1710 mm, tuy nhiên phân bố không đều trong năm, tập trung tới gần 70% vào mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10); mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn. Lượng mưa từ tháng 2 – 4 tuy không nhiều nhưng độ ẩm không khí cao 87 – 90%, giai đoạn này là thời gian ra hoa và đậu quả non, nếu gặp mưa nhiều cộng với cường độ chiếu sáng yếu, kết hợp với nhiệt độ thấp xảy ra do gió mùa Đông Bắc (thường kéo dài 3- 4 ngày) là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng tới tỷ lệ đậu quả thấp, dễ rụng quả non. Biểu đồ: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ở Hưng Yên - Nước: Nhãn thuộc nhóm cây sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn nên nhãn cần một lượng nước khá lớn, đặc biệt là vào thời kỳ sinh trưởng mạnh và phát triển quả. Lượng nước mưa hàng năm cần thiết 1.300 – 1.600 mm/năm (HY:1710mm). Nhãn là cây ưa nước, có khả năng chịu úng tốt (3 - 5 ngày), đồng thời là cây chịu hạn nhờ có rễ nấm nên có thể trồng ở vùng gò đồi. Năng suất nhãn thường đạt cao nhất khi lượng mưa là 1.200 - 1.400 mm phân bố vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 6; vào thời gian cây ra hoa cây cần có thời tiết nắng ấm, tạnh ráo. Nếu gặp hạn kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của quả, tới kích thước cũng như chất lượng của quả. Ngược lại nếu mưa quá nhiều, dẫn đến bộ rễ bị ngập úng, dẫn đến hiện tượng rụng quả, nhất là vào giai đoạn quả hình thành; giai đoạn đạt kích thước tối đa, mưa nhiều làm nứt quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của quả. - Ánh sáng: Cũng như nhiều loại cây trồng khác, để sinh trưởng phát triển tốt, nhãn cần đầy đủ ánh sáng và độ thoáng để đảm bảo quá trình quang hợp, hình thành các hợp chất hữu cơ nuôi thân, cành, lá, chồi và hoa quả; nhãn không chịu được nơi quá khô và ánh sáng gay gắt. Nếu để cây thiếu ánh sáng, quần thể rậm rạp, che khuất lẫn nhau thì ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, sản lượng, cũng như chất lượng của nhãn. Cây nhãn cũng thích hợp nhất với ánh sáng ôn hoà, lúc đó cây cho hiệu suất quang hợp lá cao nhất. Trong tạp chí Pacific garden, Barnhant nói về cây nhãn như sau: “Chúng tôi nghĩ rằng, phải bảo vệ nhãn vì nó không chịu được ánh sáng gay gắt và khí hậu khô vào muà hè của chúng ta, cũng không chịu được giá rét của mùa đông". - Gió bão: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới nhãn, nhất là vào thời gian nhãn nở hoa đến khi thu hoạch. Nước ta thường chịu ảnh hưởng bởi gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4-5, làm cản trở quá trình thụ phấn, cũng như phát triển quả; gió bão nhiệt đới từ tháng 6-8 ở miền Bắc có thể gây rụng quả, nứt, chầy sước quả, thậm chí gẫy cây, gẫy cành, dẫn đến mất mùa nhãn do thiên tai. Để khắc phục, cần thiết kế vườn quả thấp, trồng cây chắn gió. Có thể nói, điều kiện tiểu khí hậu, thời tiết của Hưng Yên là thích hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây nhãn; cùng với yếu tố thổ nhưỡng, nguồn nước… tạo ra chất lượng nhãn ngon nổi tiếng cả nước và là vùng nhãn có tiềm năng năng suất cao. 4.1.4.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng - Đất đai: Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình so với mặt nước biển từ 3 - 4 m. Vì là cây có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới nên nhãn thích nghi và phát triển tốt trên đất ẩm, mát, đất phù sa nhiều màu; độ pH thích hợp cho nhãn là 4,5 – 6,0. Thực tế các vùng nhãn nổi tiếng đều tập trung trên đất phù sa ven sông như: Vùng nhãn Hưng Yên nằm ở ven sông Hồng và sông Thái Bình; Sơn La ven Sông Mã; Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng ven sông Tiền, sông Hậu... Người Trung Quốc cho rằng, yêu cầu về đất đối với nhãn không quá khắt khe, đất nào cũng trồng được nhãn, miễn là không phải đất bạc màu, khô hạn, không thoát nước. Như vậy, yêu cầu về đất và ngoại cảnh để có thể trồng nhãn là không quá phức tạp, nhiều nơi đều có thể trồng được nhãn. Song chất lượng và hương vị của quả nhãn là vấn đề hoàn toàn khác. Theo các kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích của các nhà khoa học, nhằm giải thích về nguyên nhân cũng như các nhân tố tạo nên sự “đặc sắc về chất lượng” và sự quyến rũ của “hương vị” nhãn lồng “tiến vua” tại Hưng Yên, thì “Độ pH đất, thành phần dinh dưỡng trong đất; đặc biệt là hệ thống mạch nước ngầm trong đất với khả năng cung cấp các chất trung và vi lượng cân đối và đầy đủ cho nhu cầu cây nhãn; kết hợp tổng hoà các yếu tố khí hậu phù hợp (gồm: nước, ánh sáng, độ ẩm không khí) đã tạo nên nó, và chỉ ở các vị trí địa lý tương tự như vậy mới có sản phẩm nhãn chất lượng thơm ngon được”. -Thổ nhưỡng: Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đặc điểm thổ nhưỡng của Hưng Yên gắn liền với quá trình bồi đắp của phù sa từ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, hình thành các loại đất chính thuộc nhóm đất phù sa. Mặt khác, trong lịch sử, Hưng Yên đã có 18 lần vỡ đê sông Hồng, do đó phù sa sông Hồng cũng đã bồi đắp cho đất Hưng Yên các nguyên tố vi lượng, đa lượng quan trọng, góp phần làm cho hương vị nhãn lồng Hưng Yên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Số liệu phân tích đất ở các địa phương thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Đặc điểm thổ nhưỡng (một số loại dinh dưỡng chính) Địa điểm Tầng đất (cm) Mùn tổng số (%) Hàm lượng tổng số(%) Hàm lượng rễ tiêu(%) pH (Kcl) N P205 K20 N K VG 0 –20 20-50 50-80 1.03 0.47 0.40 0.11 0.09 0.06 0.09 0.12 0.10 1.86 1.98 2.07 29.2 24.5 22.7 35.1 17.4 15.7 7.0 7.4 7.4 KC 0– 20 20- 58 58- 75 1.218 0.942 - 0.190 0.084 - 0.06 0.10 0.09 1.25 1.40 1.25 22 29 30 12 8 5 6.5 7.0 6.6 YM 0 – 18 18- 41 41- 65 1.173 0.120 - 0.145 0.086 - 0.07 0.09 0.09 1.37 1.26 1.40 38.2 35.2 32.7 18.1 18.4 10.4 6.5 7.0 7.1 AT 0 – 19 19 – 35 35 – 85 1.92 0.80 - 0.16 0.05 - 0.10 0.04 - 0.01 0.08 - 1.5 1.0 - 5 5 4.4 4.8 4.8 MH 0 –25 25 – 75 75 – 100 1.2 0.4 0.3 0.14 0.11 0.11 0.06 0.03 0.03 0.18 0.15 0.13 - - - 5 9 7 4.9 4.9 5.1 PC 0 –18 18 -35 35-80 1.18 1.05 0.40 0.12 0.08 0.05 0.10 0.09 0.12 0.90 0.73 0.54 4.8 1.4 1.2 7.5 3.8 2.5 4.0 4.6 4.5 (Nguồn : Quy hoạch nông nghiệp Hưng Yên, 2007) Qua số liệu trên cho thấy, đa phần các loại đất của Hưng Yên có độ phì khá, thích hợp để canh tác nhiều loại cây trồng hàng năm và cây trồng lâu năm, trong đó có cây nhãn. Tuy nhiên để đảm bảo về yêu cầu dinh dưỡng cho cây nhãn, cần phải bổ xung phân bón là hết sức cần thiết. Hàm lượng B và Zn dễ tiêu ở tất cả các vùng đều thuộc loại đất rất nghèo đến nghèo, hàm lượng Cu dễ tiêu đều ở mức nghèo đến trung bình. Hàm lượng B dễ tiêu cao nhất 0,462 mg/kg và thấp nhất là 0,23mg/kg (Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nhãn lồng Hưng Yên, 2002). Do đó để nhãn có năng xuất chất lượng tốt thì việc bổ sung vi lượng là cần thiết. 4.1.4.1.3. Yếu tố kỹ thuật - Bón phân và kỹ thuật chăm sóc: Phân bón có vai trò quan trọng trong thâm canh cây nhãn, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển, từ đó cho năng suất cao và chất lượng quả tốt. Cùng với điều kiện khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng mà tự nhiên ban cho Hưng yên, nông dân Hưng yên với bề dày hàng trăm năm của mình đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc, thâm canh nhãn; được sự quan tâm giúp đỡ của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, ngày nay việc sử dụng phân bón cho cây nhãn nói riêng và thâm canh cây nhãn nói chung ở một số địa phương là khá cao; cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển. Vì vậy, cây nhãn sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Những kiến thức và kinh nghiệm này cần được phát triển và nhân rộng trong các hộ trồng nhãn toàn tỉnh, nhất là các hội viên Hội nhãn lồng Hưng Yên và nông dân vùng nhãn sản xuất hàng hoá. Hiện nay việc áp dụng quy trình kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, chủ yếu mới được áp dụng ở các nhà vườn thuộc khu vực như thị xã Hưng yên, một số xã thuộc huyện Tiên Lữ; ở đây người trồng nhãn có trình độ thâm canh cây nhãn tương đối cao; các vùng trồng nhãn khác vẫn chưa, hoặc ít áp dụng được quy trình thâm canh tiến bộ trên cây nhãn. Công tác bảo vệ thực vật trên cây nhãn được chú trọng; công nghệ thu hoạch và bảo quản sau thu họach còn ít được áp dụng. - Hiện tượng “một năm ăn quả, một năm trả cành”: Đây là hiện tượng thường gặp đối với cây ăn quả nói chung, với cây nhãn nói riêng. Đối với cây nhãn tại Hưng yên, hiện tượng này còn được gọi là “hiện tượng ra hoa cách năm”. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên trên diện tích quảng canh cây nhãn và những diện tích nhãn trồng để phát triển tự nhiên, không có sự tác động của khoa học kỹ thuật, chăm sóc, bón phân và điều tiết sinh trưởng, phát triển. Hiện tượng trên cũng ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng nhãn, nhất là về sản lượng. Vì vậy, sản lượng nhãn có đồ thị “dích dắc” qua các năm liên tiếp, một năm rất cao sau đó lại là môt năm rất thấp. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, sản lượng nhãn của Hưng Yên hàng năm thu hoạch được chỉ đạt khoảng 1/2 - 2/3 so với khả năng có thể đạt được; thậm trí một số năm thất thu như năm 2001, sản lượng nhãn chỉ thu được khoảng 10 ngàn tấn. Hiện nay ở những diện tích thâm canh cây nhãn, được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương, tỉnh đã chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật đến với người sản xuất, cộng với việc cung ứng đủ các vật tư cần thiết; người nông dân trồng nhãn đã thành thạo kỹ thuật điều tiết sinh trưởng, chăm sóc, bón phân hợp lý và khoa học, đồng thời khống chế được sinh trưởng, cân đối giữa quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực để điều khiển việc ra hoa kết trái theo ý muốn, hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng ra hoa cách năm. Hiện tượng“một năm ăn quả, một năm trả cành” không còn là trở ngại lớn đối với người nông dân các vùng trồng nhãn như trước đây nữa. - Về giống và trà vụ: Giống: Giống nhãn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhãn rõ nhất. - Nhãn lồng, nhãn cùi, nhãn đường phèn, Hương chi chiếm khoảng 65-70%, trồng chủ yếu tại khu vực thị xã Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, Kim động, Khoái Châu trong những vườn mới cải tạo và vườn mới chuyển đổi; những giống nhãn này không những cho năng suất cao mà chất lượng nhãn cũng rất ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay trong nhóm này, nhãn Hương chi có độ đường thấp hơn (nhạt hơn) nhãn lồng, nhãn đường phèn; phù hợp với những khách hàng ưa dùng nhãn có độ ngọt vừa phải, không quá ngọt sắc. - Các giống nhãn nước, nhãn thóc, nhãn bàm bàm,..(chiếm khoảng 30-35%), trồng ở vườn cũ chưa cải tạo, vườn tạp, đường ra đồng, bờ mương, khu vực công cộng, những nơi trồng cây phân tán, tận dụng…thì chất lượng thấp, tỷ lệ cùi/ quả thấp, độ đường không cao, bóc ướt tay. Cơ cấu sản lượng nhãn chia theo chất lượng sản phẩm: Nhóm nhãn ngon (nhãn Lồng, Đường phèn): Chiếm khoảng 30% sản lượng. Nhóm này chủ yếu được tiêu thụ thông qua các thương nhân hợp đồng phục vụ các cơ quan, đơn vị làm quà; các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội, Hải Phòng, các thành phố lớn; hoặc bán trực tiếp tới người tiêu dùng địa phương. Giá bán bình quân khá cao từ 18 000 - 22 000 đ/kg (2006). Nhóm nhãn chất lượng khá (nhãn Hương chi, nhãn cùi, nhãn muộn...): Khoảng 40% sản lượng; thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hưng Yên và các tỉnh thành phố lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định; việc tiêu thụ hầu hết do thương lái đảm trách, ngoài ra một phần do các nhà vườn trực tiếp tiêu thụ. Giá bán trung bình từ 12 000 – 18 000 đ/kg (2006). Nhóm nhãn có chất lượng thấp (nhãn nước, nhãn thóc..): Chủ yếu là những cây nhãn già cỗi, nhãn trồng tận dụng ven đường, bờ kênh, bờ mương, sân trường....Nhóm nhãn này chiếm khoản 30% sản lượng; loại nhãn này được dùng để chế biến làm long nhãn. Giá bình quân đạt từ 5000-8000 đ/kg (2006). Trà vụ: Hiện tại, nhãn được trồng chủ yếu là giống nhãn thuộc nhóm chính vụ (chiếm khoảng 80-85%), nhóm nhãn chín sớm và chín muộn có tỷ lệ diện tích thấp, nhưng giá trị thu được khá cao. Ví dụ như năm 2006, nhãn muộn có giá bán 40 000đ/kg so với nhãn chính vụ khoảng 15 000đ/kg. So sánh tương đối, người tiêu dùng đánh giá nhãn chính vụ, nhãn muộn có chất lượng cao hơn nhãn sớm. Có một số giống nhãn muộn được giải tại hội thi nhãn của tỉnh (năm 1999), chất lượng quả tốt, trọng lượng quả lớn (trung bình từ 65-70 quả/kg), các giống nhãn này được phát triển và mở rộng rất nhanh, do giá bán khá cao so với các giống nhãn đang trồng phổ biến ở Hưng Yên, chủ yếu tập trung trên địa bàn Huyện Khoái Châu; một số hộ nông dân ở Thị xã Hưng Yên và các địa phương khác cũng đã bắt đầu trồng giống này. Tuy nhiên, số lượng cây còn ít, lại trồng không thành vùng lớn, mà chủ yếu là trồng xen với nhãn chính vụ. 4.1.4.2 Nguyên nhân từ các cấp quản lý. Có thể thấy, tiếng tăm của nhãn lồng Hưng Yên đã có từ rất lâu. Nhưng không phải vì thế mà những nhà quản lý, những người sản xuất, kinh doanh có thể xem thường. Trong thời gian vừa qua, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm gắn mác nhãn lồng Hưng Yên. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín cũng như tình hình kinh doanh của người nông dân cũng như của cả tỉnh Hưng Yên. Bởi vậy trong thời gian vừa qua, nhưng nhà quản lý đã có rất nhiều hoạt động nhằm cải thiện được tình hình. * Hoạt động Marketing Các hoạt động Marketing chủ yếu ở đây gồm có: - Tổ chức hội chợ: hàng năm UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội chợ nhãn lồng, ở đây các cá nhân, các hội nhãn lồng của các huyện, xã, phường có thể mang nhãn của mình đến và quảng bá cho mọi người. Trong những năm qua, hội chợ đã được thực hiện và đã có những thành công nhất định. - Quảng cáo qua Internet: trong xu thế hội nhập hiện nay, việc quảng cáo qua Internet không còn là vấn đề xa lạ. Thế nhưng việc quảng cáo một mặt hàng nông sản trên Internet quả là một điều mới mẻ và có phần lạ lẫm. Bởi vậy trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo cho các cơ quan chức năng nhanh chóng thành lập một Website nhằm quảng bá thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. * Hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của một thương hiệu. Nắm được điều đó, trong thời gian vừa qua, Sở KH & CN phối hợp với Sở NN & PTNT liên tiếp nghiên cứu các đề tài nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, bên cạnh đó mẫu mã bao bì cũng liên tiếp được cải tiến nhằm giúp cho người tiêu dùng có sự lựa chọn tốt nhất. *Phân tích những mặt mạnh và hạn chế trong quá trình nâng cao uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Để có thể đánh giá một cách toàn diện về khả năng phát triển của thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố nội taị (điểm mạnh - điểm yếu), và các nhân tố tác động bên ngoài (cơ hội – thách thức) theo mô hình phân tích SWOT. Phân tích SWOT không chỉ có ý nghĩa trong việc hình thành chiến lược thương hiệu ở trong nước mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược thương hiệu ở phạm vi quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thương hiệu trên cơ sở sử dụng ma trận phân tích SWOT từ đó đưa ra nhận xét đánh giá cần thiết. Trên cơ sở phân tích SWOT đề ra những giải pháp trên cơ sở tận dụng các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu hóa những nguy cơ bên ngoài, vượt qua những yếu kém của bản thân thương hiệu nhãn lồng Hưng yên nhằm nâng cao uy tín thương hiệu sản trong thời gian tới. Bảng 8: Mô hình phân tích SWOT của nhãn lồng Hưng Yên. Nhãn lồng Hưng Yên Điểm mạnh - S Điểm yếu - W Ma trận SWOT - Tên tuổi nhãn lồng Hưng Yên đã được khẳng định từ lâu. - Diện tích trồng lớn, chất lượng đất phù hợp, giống tốt. - Người nông dân có kinh nghiệm - Sản phẩm chất lượng cao - Nhận thức về thương hiệu của chưa cao. - Trình độ nguồn lao động thấp. - Chưa có sự tập trung trong tiêu thụ Cơ hội - O - Thị trường tiêu thụ rộng lớn - Nhiều thuận lợi do được nhà nước tạo điều kiện cho sự phát triển Kết hợp S - O - Sản xuất sản phẩm chất lượng cao - Đẩy mạnh hoạt động nâng cao uy tín thương hiêu. - Có sự liên kết giữa các hội nhằm tránh tình trạng tư thương ép giá. Kết hợp W - O - Xây dựng chiến lược nâng cao uy tín thương hiệu. Thách thức - T - Sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại. - Môi trường kinh tế, chính trị , pháp luật luôn biến động - Giá đầu vào như phân, đạm, thuốc trừ sâu … còn cao và chưa ổn định. Kết hợp S - T - Sản xuất các sản phẩm trên cơ sở những lợi thế của tỉnh đồng thời có sự quản lý chặt chẽ nhằm tránh hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn. Kết hợp T - W - Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. - Tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh 4.2. Biện pháp nâng cao uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. 4.2.1 Những căn cứ chung để đề xuất giải pháp. * Căn cứ vào các nguồn lực và khả năng phát triển của tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. Trong thời gian tới cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế đất nước, các cơ hội rất lớn mở ra cho các các mặt hàng nông sản nói chung cũng như nhãn lồng Hưng Yên nói riêng. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đã tạo nên những cơ hội mới, đồng thời cũng là những thách thức mới trong quá trình phát triển của cả nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Vì vậy, để giữ vững và phát triển hơn nữa trong giai đoạn tới, nhãn lồng Hưng Yên cần phát huy cao độ những thế mạnh, khắc phục khó khăn, tự tin trong hội nhập Đồng thời, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường tiềm năng, vùng sâu, vùng xa, thị trường cạnh tranh, thực hiện phương thức bán hàng linh hoạt phù hợp với thị trường; củng cố hệ thống kênh phân phối theo huớng chuyên nghiệp, gọn nhẹ và hiện đại v.v… Đây cũng là cơ hội để sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên khẳng định vị thế và uy tín thương hiệu của mình. * Căn cứ vào thực trạng của việc sử dụng và uy tín thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên trong thời gian qua. Trong thời gian qua, sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên đã được khách hàng biết đến. Tuy nhiên thương hiệu sản phẩm chưa được khách hàng quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với tiếm năng phát triển của một mặt hàng nông sản có giá trị lâu đời trong thời gian tới. Nhằm góp phần nâng cao uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên, định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên với sản phẩm nhãn của cá địa phương khác trong nước và quốc tế. * Căn cứ vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Đảng ta đã khẳng định “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa , bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường” Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tác động của hội nhập không chỉ ở chỗ hàng hóa của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới mà còn là sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm nước ngoài với các sản phẩm trong nước. Hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh quyết liệt ngay trên “ sân nhà” Tạo ra được những lợi thế cạnh tranh xuất phát tử khai thác lợi thế so sánh và khả năng tạo ra sự nhận biết rõ ràng về hàng hóa là một yêu cầu rất quan trọng để chiếm thị phần. Nâng cao uy tín thương hiệu sẽ giúp cho nhãn lồng Hưng Yên có được những lợi thế đó nhằm nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế mà trước hết là nâng cao năng lực cạnh tranh ngay tại “sân nhà” * Căn cứ vào thị trường nhãn trong và ngoài nước hiện tại và trong thời gian tới. Hiện nay, cũng như trong thời gian tới, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi mà nhiều sản phẩm nông sản của nước ngoài tràn vào Việt Nam nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước. Với những ưu thế về công nghệ, tiềm lực tài chính của nước ngoài chắc chắc sẽ gây không ít khó khăn cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu về nông sản các loại trên thị trường trong nước đang ngày càng mở rộng. Để có thể đứng vững và chiến thắng ngay tại “sân nhà” đòi hỏi nông sản Việt Nam phải có sự hiểu biết cần thiết và có các chiến lược hợp lý nhằm đương đầu với những thách thức đặt ra. Trong đó, thương hiệu là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu. 4.2.2 Một số giải pháp chủ yếu 4.2.2.1Đối với quá trình sản xuất. Sản xuất là quá trình quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm bán trên thị trường do vậy ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Chính vì vậy cần có các giải pháp, kế hoạch cụ thể hợp lý cho quá trình sản xuất: thời gian thu hoạch, chăm sóc… - Điều quan trọng trước tiên cần làm tốt các giai đoạn của quá trình sản xuất, bao gồm các công việc như thời gian thu hoạch, chăm sóc,… nói chung là làm tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất. - Quy hoạch vùng diện tích sản xuất nhãn để thuận tiện cho việc quản lý kiểm soát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật trong sản xuất, bảo đảm sự đồng đều về chất lượng của sản phẩm. Muốn vậy đơn vị sau xem xét khảo sát kỹ điều kiện về địa lý nên có kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương về việc hỗ trợ quy hoạch diện tích sản xuất riêng đồng thời người dân cần tự giác tham gia vào quá trình này. - Tổ chức lại hệ thống nhập khẩu và phân phối phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư khác, cung cấp đầy đủ phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị thủy lợi để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thu hoạch đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất. Chú trọng công tác chọn giống và nên phổ cập những giống có chất lượng cao phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. - Thường xuyên củng cố, bổ sung các yếu tố kĩ thuật, yếu tố công nghệ mới phù hợp áp dụng và sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. - Ổn định và mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường. 4.2.2.2 Đối với quá trình chế biến và tiêu thụ Quá trình chế biến: - Trước khi chế biến cần thu hoạch và bảo quản sản phẩm đúng thời điểm, đúng kỹ thuật tránh để sản phẩm nơi ẩm ướt và ụ đống cần để nơi thoáng mát. - Quá trình chế biến phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật đặt ra, với từng loại nhãn áp dụng đúng biện pháp chế biến, yêu cầu của từng loại. - Tăng cường và nâng cấp các thiết bị kỹ thuật như nhà xưởng, máy móc công nghệ hiện đại cho việc chế biến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tham gia chế biến sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên - Kêu gọi đầu tư nước ngoài, liên doanh hoặc đầu tư tư nhân, cấp tín dụng trung hạn hoặc dài hạn để đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm chất lượng cao, bao bì đẹp, hấp dẫn. - Thực hiện nghiêm chỉnh các khâu kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao, đảm bảo hàng cung cấp đúng với yêu cầu đã kỹ kết trong hợp đồng. Quá trình xúc tiến thương mại (tiêu thụ): - Xác định rõ chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn, có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của sản phẩm. - Nâng cao sự nhận biết và liên tưởng của khách hàng đối với sản phẩm bằng cách tăng cường quảng bá sản phẩm thông qua các hình thức tuyên truyền: Truyền hình, báo, đài, tờ rơi,...giới thiệu các đặc tính, ưu điểm của sản phẩm tới người tiêu dùng. - Tổ chức và nâng cao trình độ cho nhóm xúc tiến thương mại nhãn lồng Hưng Yên giúp cho hoạt động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả cao. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng hệ thống kênh phân phối và tiến hành phân khúc thị trường bảo đảm cung cấp đáp ứng được nhu cầu về nhãn lồng Hưng Yên ở từng thị trường. Để thiết lập hệ thống kênh phân phối tốt cần tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát, tiếp thị xây dựng hệ thống đại lý (cấp 1, 2, 3,…), siêu thị, công ty và hệ thống bán lẻ. - Thường xuyên tiến hành khảo sát, điều tra đại lý, người tiêu dùng để thấy được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm từ đó có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường: Sản phẩm càng có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thì càng tồn tại được lâu trên thị trường tức thương hiệu của nó sống lâu hơn. Chính vì vậy cần thực hiện các biện pháp để tăng được khả năng cạnh tranh của nhãn lồng Hưng Yên, có thể bằng cách tăng chất lượng sản phẩm, giảm giá bán hoặc bằng các chế độ phục vụ hậu đãi khách hàng hoặc tổng hợp các biện pháp trên. 4.2.2.3 Đối với Nhà nước Nhà nước nên xây dựng các thể chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản, nên xây dựng chiến lược quốc gia, chiến lược ngành trong việc bảo tồn và thương mại hoá các sản phẩm đặc sản từng vùng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh từng vùng trong nước. Các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương cần tư vấn hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu trên cơ sở xây dựng TGXX & CDĐL. Các cơ quan địa phương cần có những khảo sát để đánh giá về thực trạng sản xuất, thương mại của nhãn lồng Hưng Yên, từ đó có thể đưa ra các tiềm năng và nguy cơ mất đi và khả năng phát triển của sản phẩm. 4.2.3 Giải pháp khác Đối với hộ nông dân sản xuất: - Thực hiện đúng quy trình sản xuất của Hiệp Hội đề ra, bao gồm các yêu cầu của các khâu sản xuất từ chọn giống đến chăm sóc và thu hoạch. - Tham gia quản lý sản phẩm với Hiệp Hội, tự giác tham gia tuân thủ các điều lệ của Hiệp Hội. - Mở rộng diện tích trồng nhãn lồng thông qua giảm diện tích gieo trồng giống cây khác, thu hút các hộ tham gia sản xuất theo quy trình của Hiệp Hội. - Tự giác tham gia học hỏi, nâng cao kiến thức về kỹ thuật sản xuất, về thương hiệu, CDĐL & TGXX. - Cùng Hiệp Hội tiến hành xúc tiến giới thiệu quảng bá nâng cao giá trị sản phẩm. Đối với Hiệp Hội nhãn lồng: - Cần củng cố và hoàn chỉnh các thủ tục xin bảo hộ và cấp giấy phép sử dụng thương hiệu mang TGXX hàng hoá. - Tăng cường tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, chế biến và các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên. - Xây dựng và kiến nghị với các cấp trong việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm trên thị trường. - Quản lý và khai thác tốt bao bì, nhãn mác, biểu tượng, logo của sản phẩm. - Tư vấn và hỗ trợ cho người dân trong sản xuất lẫn chế biến bảo quản và tiêu thụ. - Tìm nguồn tiêu thụ và ổn định đầu ra cho người dân bảo đảm cho họ ổn định sản xuất nâng cao năng suất sản phẩm. - Xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển và khai thác thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên, khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần trong ngành hàng. - Cần có những quy định rõ về vai trò của các thành viên trong việc tiến hành xây dựng thương hiệu sản phẩm trên cơ sở xây dựng TGXX & CDĐL cho sản phẩm. - Ngoài ra người dân cùng chính quyền và các cơ quan liên ngành xây dựng những chương trình du lịch kết hợp với các đơn vị sử dụng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên để quảng bá, bán sản phẩm và nâng cao uy tín thương hiệu, thu hút đầu tư cho sản phẩm. 4.3. Dự kiến kết quả của việc nâng cao thương hiệu sản phẩm trong thời gian tới Nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên nhằm hướng tới mục tiêu giúp sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Việc nâng cao uy tín thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên sẽ góp phần thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó dẫn tới tăng doanh thu và lợi nhuận. Có thể thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang thay đồi theo chiều hướng tích cực. Từ việc sản xuất và tiêu thụ theo kiểu nhỏ lẻ, mạnh ai người ấy được, thì hiện nay người nông dân trồng nhãn đã biết học hỏi kinh nghiệm cũng như liên kết với nhau trong việc tiêu thụ, từ đó giá cả đã được cải thiện, từ đó đời sống của người dân trồng nhãn đã tốt lên rất nhiều. Nhưng giống nhãn ngon và quý đã được phục hồi và phát triển một cách thuận lợi. PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và khốc liệt. Thực tế chứng minh các sản phẩm nông sản của chúng ta khá phong phú, chất lượng lại không thua kém sản phẩm của nước ngoài nhưng khả năng cạnh tranh lại kém hơn rất nhiều, ngay cả thị trường trong nước giá sản phẩm của nước ngoài cũng cao hơn và được mọi người tiêu dùng nhiều hơn. Đó có phải chăng là chúng ta chưa xây dựng và bảo hộ được thương hiệu riêng cho các sản phẩm, doanh nghiệp. Trước thực trạng đó Chính phủ và các cơ quan liên ngành cũng đã có chủ trương khuyến khích phát triển tài sản trí tuệ đặc biệt là xây dựng thương hiệu chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ cho các sản phẩm đặc sản truyền thống tại các địa phương. Nhãn lồng Hưng Yên một loại nông sản đặc sản của Tỉnh Hưng Yên mang nét truyền thống văn hoá riêng của tỉnh đã được người dân nơi đây trồng từ rất lâu, đến nay nó cũng đang được xây dựng thương hiệu trên cơ sở xây dựng TGXX &CDĐL. Quá trình xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên đã đạt được nhiều kết quả lớn song nó vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất cập mà người dân nơi đây chưa thể giải quyết hết được, chẳng hạn như: thiếu vốn, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, cơ chế chính sách chưa hợp lý,… Chính vì vậy đến nay thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên tuy đã hoàn tất nhưng giá trị sử dụng thì chưa cao. Qua quá trình xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên cho thấy các sản phẩm đặc sản của vùng miền đang được xây dựng thương hiệu theo xu hướng xây dựng TGXX & CDĐL cho sản phẩm. Vậy làm thế nào để xây dựng được thương hiệu? Và bảo vệ được thương hiệu? Đó là vấn đề cần quan tâm, cần có giải pháp hợp lý ngay từ trong sản xuất lẫn tiêu thụ, từ người dân đến các cán bộ, tổ chức, cơ quan, nhà nước. 5.2. Kiến nghị Xuất phát từ thực trạng quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên của Hiệp Hội chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị: Các đơn vị có liên quan tới quá trình xây dựng thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên cần nâng cao trách nhiệm, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm…để thương hiệu sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm một cách đúng mức. Nhà nước cần hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc bảo hộ thương hiệu sản phẩm chung và thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên nói riêng; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu. Riêng đối với tổ chức của người dân (Hiệp Hội nhãn lồng Hưng Yên) cần làm tốt các hoạt động của mình từ sản xuất đến tiêu thụ, cụ thể trong: Sản xuất và chế biến cần hướng dẫn kiểm soát người dân thực hiện đúng các yêu cầu quy trình kỹ thuật bảo đảm ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiêu thụ cần có kế hoạch chương trình cụ thể trong việc quảng bá sản phẩm, mở rộng hệ thống kênh phân phôi và đối với từng đối tượng có sự linh hoạt riêng, như: * Đối với hệ thống đại lý: - Cần mở rộng trên địa bàn trong nước và nước ngoài giúp thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên được nhiều người biết đến. - Cố gắng phân bổ cung cấp lượng hàng thường xuyên, ổn định, điều tiết giá cả hài hoà giữa hệ thống các hộ nông dân, các hội, đại lý và các siêu thị tránh sự xáo trộn trong tiêu thụ. - Nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên trên thị trường bằng cách giảm chi phí trung gian không cần thiết, hạ thấp được giá bán. * Đối với hệ thống siêu thị: - Cần mở rộng và xây dựng một cơ chế bán hàng rõ ràng. - Hoàn thành thủ tục cấp giấy đăng ký chất lượng sản phẩm do sở y tế cấp giúp cho việc chào hàng vào các siêu thị thuận lợi hơn, tạo niềm tin với họ. - Xây dựng và thiết kế lại nhãn mác bao bì sao cho rõ ràng, chắc chắn, phù hợp với từng loại sản phẩm và có tính thẩm mỹ cao. - Nâng cao khả năng kỹ năng và cách tiếp cận, chào hàng vào các siêu thị cần được chuyên môn hoá hơn. Đối với thành viên của hiệp hội thì cần hỗ trợ, tập huấn nâng cao trình độ nhận thức của họ trong sản xuất cũng như trong đời sống, quan tâm tới lợi ích của họ đồng thời người dân cũng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình trong hoạt động cũng như trong sản xuất. Xây dựng thương hiệu là hướng đi đúng đắn nhất đem đến sự thành công của mọi người. Chính vì vậy các cá nhân, đơn vị, địa phương cần nâng cao nhận thức về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu của sản phẩm, đơn vị. Từ đó thấy được sự cần thiết phải xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mình cho các sản phẩm truyền thống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý Quý Trung (2007). “Xây dựng thương hiệu”. Nhà xuất bản trẻ. 2. Lê Văn Hướng (2006) “Phân tích chiến lược tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc tại nhà máy TPGS cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An”. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 3. Lê Xuân Tùng (2005) “Xây dựng và phát triển thương hiệu”. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 4. Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2005). “Thương hiệu với nhà quản lý”. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 5. Nguyễn Trần Hiệp (2006). “Thương hiệu và sự phát triển của doanh nghiệp”. Nhà xuất bản lao động xã hội. 6. Nguyễn Văn Thắng (2006) “Những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TAGS Vinh Đa – Khoái Châu – Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 7. Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007). “Xây dựng và phát triển thương hiệu”. Nhà xuất bản lao động – xã hội. 8. Vũ Quỳnh (2006) “Quảng cáo và các hình thức quảng cáo hiệu quả nhất”. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 9. Wedsite : www.lantabrand.com www.Trademark.com www.thuonghieuViet.com.vn www.marketingneu.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDUNG.doc
Tài liệu liên quan