Luận văn Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I 4 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 4 I. Tổng quan về xuất khẩu 4 1. Khái niệm 4 2. Vai trò của xuất khẩu 4 2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục công nghiệp hoá đất nước 4 2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 4 2.3. Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đòi sống của nhân dân 6 2.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 6 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của xuất khẩu 6 II. Tổng quan về chính sách xuất khẩu 7 1. Khái niệm chính sách xuất khẩu 7 2. Vai trò của chính sách xuất khẩu 8 3. Các lọai chính sách xuất khẩu 10 3.1. Chính sách khuyến khích xuất khẩu 11 3.1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 12 3.1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu 12 3.1.3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu 12 3.2. Chính sách quản lí xuất khẩu 15 3.2.1. Chính sách thuế quan 16 3.1.2. Chính sách phi thuế quan 16 4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đến yêu cầu đổi mới chính sách xuất khẩu 18 4.1. Cơ hội và thách thức của HNKTQT 19 4.1.1. Cơ hội 19 4.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia WTO sẽ đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt Nam 20 4.2. Tác động của hội nhập đến yêu cầu đổi mới chính sách xuất khẩu 21 4.2.1. Tác động đến chính sách khuyến khích xuất khẩu 21 4.2.2. Tác động đến chính sách quản lí xuất khẩu 22 CHƯƠNG II 24 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 24 HIỆN NAY 24 I. Thực trạng xuất khẩu 24 1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 24 2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 25 3. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu 26 4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 27 4.1. Thành công 27 4.2. Hạn chế và nguyên nhân 29 4.2.1. Hạn chế 29 4.2.2. Nguyên nhân 30 II. Thực trạng chính sách xuất khẩu của Việt Nam hiện nay 31 1. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu 31 1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu 31 1.1.1. Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu 31 1.1.2. Về chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu 33 1.1.3. Chính sách chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu 35 1.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu 37 1.2.1. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương 38 1.2.2. Khu vực châu Âu 40 1.2.3. Khu vực Bắc Mỹ 42 1.2.4. Khu vực châu Đại Dương 43 1.2.5. Khu vực châu Phi, Nam Á, Trung cận đông và Mỹ Latinh 43 1.3. Chính sách và biện pháp hỗ trợ xuất khẩu 43 1.3.1. Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu 43 1.3.2. Chính sách hỗ trợ về xúc tiến xuất khẩu 46 1.3.2. Các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích xuất khẩu 47 1.4. Đánh giá chung chính sách khuyến khích xuất khẩu 47 1.4.1. Ưu điểm 47 1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 48 2. Về chính sách quản lí xuất khẩu 52 2.1. Chính sách thuế quan 52 2.1.1. Thuế xuất khẩu và các mặt hàng chịu thuế 52 2.1.2. Cách tính thuế 53 2.1.3. Thời hạn nộp thuế 54 2.2. Chính sách phi thuế quan 54 2.2.1. Các biện pháp quản lí định lượng 54 2.2.2. Biện pháp tương đương thuế quan 58 2.2.3. Yêu cầu về quản lí ngoại tệ 58 2.2.4. Các biện pháp tài chính 59 2.2.5. Thủ tục hải quan - xuất khẩu hàng hoá 63 2.3. Đánh giá chính sách quản lí xuất khẩu 65 2.3.1. Ưu điểm 65 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 67 CHƯƠNG III 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH 72 XUẤT KHẨU HIỆN NAY 72 I. Quan điểm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 72 II. Phương hướng nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu 74 1. Coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực 75 2. Chính sách xuất khẩu cần chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng 75 3. Chính sách xuất khẩu cần đảm bảo mục tiêu chủ động thâm nhập thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ 75 4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của mọi loại hình thương nhân 76 5. Đổi mới chính sách xuất khẩu theo hướng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế từ nay đến năm 2010 77 6. Đảm bảo thống nhất quản lí nhà nước trong đổi mới chính sách 78 III. Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách xuất khẩu hiện nay 79 1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 79 2. Các giải pháp về thị trường xuất khẩu 80 3. Các gải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu 81 3.1. Giải pháp xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 81 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu 85 3.3. Giải pháp đổi mới về chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư 86 3.4. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu 87 4. Nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách thuế 87 5. Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu 88 6. Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học một cách đồng bộ trong quản lí thuế và thủ tục hải quan 90 7. Đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu 90 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp. Mặt khác, công việc này tiến hành bằng phương pháp thủ công là chính dẫn đến thời gian xem xét, kiểm tra hồ sơ kéo dài ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thuế. Nguyên nhân của tồn tại trên là do: Trong ngành thuế việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lí để xác minh hoá đơn còn trong phạm vi hẹp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Thứ hai, công tác thuế đòi hỏi cần tiến hành một cách thận trọng tránh trường hợp lợi dụng ưu đãi của chính sách hoàn thuế để chiếm đoạt thuế. Cán bộ thuế vừa phải đảm bảo nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước (của trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động), vừa phải xem xét giải quyết hoàn thuế nên khó tránh khỏi một số trường hợp giải quyết chậm trễ . Thứ ba, xuất phát từ phía doanh nghiệp khi tiến hành lập hồ sơ xin hoàn thuế còn chưa đúng và đầy đủ giấy tờ, phải giải trình bổ sung nhiều lần. - Cơ chế hoàn thuế hiện nay chỉ hoàn thuế nhập khẩu đầu vào cho những nhà xuất khẩu, còn các nhà sản xuất trung gian (xuất khẩu gián tiếp) trong nước cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất xuất khẩu trực tiếp thì lại không được hoàn thuế. Điều này không khuyến khích sản xuất chế biến đầu vào trung gian cho các ngành xuất khẩu. b) Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu Qua phân tích phần thực trạng chính sách này cho thấy, chức năng nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ phát triển khá tương đồng. Vì vậy, sự tồn tại và hoạt động của hai quỹ này cùng nhằm mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu có thể dẫn đến chồng chéo về quy định, nếu hoạt động của một trong hai quỹ này không khoa học sẽ dẫn đến lãng phí về nguồn vốn. Yêu cầu đặt ra là nên thống nhất hai quỹ này để nâng cao vai trò hỗ trợ cho xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, nên nhưng quy định không hợp lệ về trợ cấp và hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải loại bỏ. Cơ sở của yêu cầu này là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Coutenvalling Measures- SCM). SCM là một trong rất nhiều hiệp định của WTO mà quy định chung của nó là ngăn cấm và ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Hiệp định này chia trợ cấp thành 3 loại:trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng và trợ cấp đèn xanh. Tong đó loại trợ cấp đèn đỏ bị cấm tuyệt đối bao gồm các hoạt động sau: + Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung ứng đầu vào với những điều kiện ưu đãi; + Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đôí với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức đánh thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước; + Tín dụng xuất khẩu thấp hơn mức đi vay của Chính phủ. Theo nghị định 164/NĐ- CP của Chính phủ ngày 22/12/2003 quy định chi tiét thuế thu nhập doanh nghiệp có các điều kiện miễn, giảm thuế: phải sử dụng hàng hoá trong nước thay vì nhập khẩu. Trợ cấp cũng dành cho doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu. Cụ thể, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất hoặc kinh doanh trong năm tài chính sẽ được hưởng 20% trong 10 năm kể từ ngày bắt đầu hạt động kinh doanh, miễn thuế trong hai năm và giảm thuế 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi. Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm bắt đầu kể từ lúc đi vào hoạt động kinh doanh, được miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo. Cùng với các ưu đãi mà Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu dành cho doanh nghiệp thì các quy định này thuộc trường hợp trợ cấp đèn đỏ không được phép duy trì. Tuy nhiên, theo điều 20 Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư thì khi Nhà nước thay đổi chính sách và pháp luật, quyền lợi về các ưu đãi đầu tư phải được đảm bảo. Việc chấm dứt ưu đãi thuế trước thời hạn bắt buộc nhà nước phải có biện pháp để bảo đảm quyền lợi. Có thể nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư bằng cách bồi thường thiệt hại hoặc hoặc khấu trừ vào phần chịu thuế. Nhưng đây lại được xem là một trợ cấp bị cấm. Đây là một khó khăn mà chính phủ phải có giải pháp phù hợp vừa đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư vừa thực thi đúng quy định của WTO. c) Hạn chế của thủ tục hải quan - Thực tế cho thấy quy trình thủ tục theo Quyết định 874/QĐ-TCHQ mà cơ quan Hải quan đang áp dụng cơ bản vẫn là một quy trình thủ công, mặc dù có ứng dụng công nghệ thông tin ở một số công đoạn nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu. Các khâu nghiệp vụ cơ bản vẫn đang bị quỏ tải nghiờm trọng trong xu thế lưu lượng hàng húa xuất nhập khẩu ngày càng tăng đến 5 - 6 lần trong 6 năm qua. Việc thực hiện 5 bước trong Quy trỡnh 874 tại cỏc cửa khẩu cơ bản là thống nhất giữa cỏc cửa khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập đáng kể là cưỡng chế còn sai sót nhiều, có sự chồng chéo giữa bước 1 (kiểm tra sơ bộ bộ hồ sơ) và bước 2 (kiểm tra chi tiết và tính thuế), tỷ lệ hàng thực kiểm còn lớn. - Bộ hồ sơ hải quan hiện nay còn nặng nề, nhiều nội dung trùng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và những cán bộ hải quan trong thực hiện thủ tục và lưu trữ hồ sơ. Bộ hồ sơ theo quy định hiện hành của Hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giấy tờ so với Công ước Kyoto, gồm: chứng thư giám định, bản kê chi tiết hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai trị giá. Theo ý kiến từ phía doanh nghiệp và từ chính cán bộ hải quan đề xuất có một số giấy tờ có thể bỏ bớt như giấy giới thiệu, tờ khai trị giá, bộ hồ sơ copy, hợp đồng thương mại. - Có nhiều văn bản thiếu đồng bộ, mâu thuẫn và chồng chéo do các Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan ban hành là một trong những khó khăn khách quan lớn nhất đối với việc thực thi quy trình thủ tục tại cửa khẩu. Theo thống kê, tỷ lệ các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành chỉ chiếm khoảng 20% tổng số các văn bản pháp quy mà cơ quan Hải quan tại cửa khẩu phải thực hiện. Các văn bản quản lý do các Bộ, ngành ban hành là quá nhiều, chiếm tới 80% trong tổng số các văn bản quy định về thủ tục hải quan. Do có nhiều văn bản ban hành, quy định liên quan đến thủ tục hải quan của nhiều cơ quan ban hành khác nhau sẽ tạo ra những cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá. - Còn tồn tại nhiều tiêu cực, hạn chế trong việc tiếp xúc giữa cán bộ hải quan với doanh nghiệp. Vì có tình trạng cán bộ hải quan lợi dụng quyền hạn “Kiểm tra thực tế” hàng xuất khẩu của mình dẫn tới số vụ kiểm tra tăng lên, kéo dài thời gian và phiền hà, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Tệ nạn tham ô, nhận hối lộ của các cán bộ hải quan có điều kiện gia tăng. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU HIỆN NAY I. Quan điểm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Việc xác lập một hệ thống quan điểm rõ ràng nhất quán về ngoại thương theo đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu của hội nhập và mở cửa rất cần thiết để làm cơ sở cho việc hoạch định, thi hành thống nhất các chính sách phát triển ngoại thương nói chung và chính sách xuất khẩu nói riêng. Quan điểm 1: Mở rộng hoạt động ngoại thương để góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh phải đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ đọc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng quan hệ kinh tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Quan điểm này biểu hiện chính sách mở cửa và cũng là Quan điểm thể hiện mục đích của chính sách ngoại thương nói chung cũng như chính sách xuất khẩu nói riêng: vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; là nền tảng đảm bảo đọc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia. Quan điểm 2: Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Quan điểm này đặt ra 3 vấn đề sau: - Phải khai thông thị trường trong nước, hệ thống giá cả, các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách, phẩm chất, chính sách quản lí của nhà nước đối với từng mặt hàng, nhóm hàng, phải hình thành 1 thị trường thống nhất theo tiêu chuẩn kinh tế thị trường. - Mở của nền kinh tế hướng ra ngoài, sản xuất hướng về xuất khẩu. - Từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới: Thực tế ở Việt Nam do xuất phát từ nền kinh tế nhỏ, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, khối lượng hàng hóa di chuyển còn bé, thị trường trong nước còn bị chia cắt theo lãnh thổ, theo địa phương thậm chí theo thành phần kinh tế. Quan điểm 3: Mở rộng sự tham gia các thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. - Trước năm 1986, ở Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được quyền xuất khẩu (nhập khẩu) trực tiếp. - Từ năm 1986 đến nay, hoạt động ngoại thương được thực hiện theo nguyên tắc: Mở rộng sự tham gia các thành phần kinh tế vào hoạt động ngoại thương dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã một lần nữa khẳng định rõ: “ nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.” Quan điểm 4: Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động ngoại thương. Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương (đặc biệt là hoạt động xuất khẩu) hiểu theo nghĩa thông thường là mối quan hệ của một hay nhiều kết quả của 1 hoạt động kinh tế nào đó có ích cho xã hội với chi phí thấp nhất bỏ ra để đạt được két quả đó. Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận được tính bằng tiền, mà còn thể hiện ở mức đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội; cụ thể: - Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, nâng cao thu nhập quốc dân (GDP) tính theo đầu người; - Đóng góp vào việc phân bố hợp lí thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao đòi sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; - Đóng góp vào việc sử dụng tốt nhất mọi khả năng sản xuất, mọi nguồn lực trong nước, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Đóng góp vào việc nângười cao địa vị kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới, cải thiện cán can thanh toán quốc tế. Trong những năm vừa qua, sản xuất và xuất khẩu đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế ở trong nước cũng như giải quyết việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân; mặt khác còn tạo ra sự phân công lao động mới trong xã hội. Quan điểm 5: Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương mại. - Đa dang hóa trong hoạt động thương mại có nghĩa là hàng hóa của chúng ta không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa mà còn phải đáp ứng ngày càng cao của nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới. Do vậy, cơ cấu xuất khẩu của ta không chỉ bao gồm những sản phẩm truyền thống mà còn phải bao gồm cả những sản phẩm mới. - Đa dạng hóa quan hệ thương mại còn được hiểu trong buốn bán là mở rộng các hình thức buôn bán ngày càng phong phú hơn, linh hoạt hơn như; mua đứt bán gọn, hàng đổi hàng…nhằm mở rộng khả năng lựa chọn phương thức buôn bán cho các đối tác. - Đa phương hóa quan hệ thương mại có nghĩa là mở rộng quan hệ buôn bán và các quan hệ kinh tế khác với tất cả các nước các khu vực, các thương nhân, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau. II. Phương hướng nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Tăng trưởng kinh tế giúp xã hội trở nên ổn định và bền vững hơn, nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hội nhập cũng làm gia tăng tình trạng phụ thuộc lẫn nhau và đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là cho các nước đang phát triển. Đối với Việt Nam, thách thức của quá trình hội nhập rât lớn bởi năng lực cạnh tranh và tính năng động của nền kinh tế còn yếu; cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lí; nguồn lực phát triển tuy còn nhiều nhưng cơ chế huy động lại chưa thật sự hoàn thiện nên hiệu quả huy động chưa cao; tư duy kinh doanh và tư duy quản lí còn nặng nề và thụ động… Tất cả các yếu tố đó đặt ra nhiệm vụ không mấy dễ dàng cho việc hoạch định chính sách, trong đó có chính sách xuất khẩu. Để có thể vượt qua những thách thức gay gắt, chủ động hội nhập một cách thành công trên cơ sở phát huy nội lực, những định hướng cho chính sách xuất khẩu trong thời gian tới như sau. Trên cơ sở quan điểm của Đảng đề ra trong việc đổi mới chính sách xuất khẩu, cần xác định phương hướng đổi mới. Những phương hướng đó là: 1. Coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực Cho đến nay, xét trên các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới. Để vươn lên đạt trình độ phát triển ngang tầm với các quốc gia khác, ít nhất là với các quốc gia trong khu vực, chúng ta cần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và bền vững. Muốn đạt được mục tiêu trên cần coi trọng hoạt động xuất khẩu nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực. Việc thực hiện ưu tiên xuất khẩu và là trọng điểm của hoạt động xuất nhập khẩu là phù hợp với xu hướng hội nhập. 2. Chính sách xuất khẩu cần chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng Cho tới nay, xuất khẩu thường được bàn đến trên phương diện lượng. Các chỉ tiêu như kim ngạch, tốc độ tăng trưởng được quan tâm trong khi các vấn đề mang tính quyýết định như hiệu quả và sức cạnh tranh mới được đề cập một cách rất chung. Các biện pháp và công cụ chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là các biện pháp khuýyến khích xuất khẩu, cần tập trung hơn vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. 3. Chính sách xuất khẩu cần đảm bảo mục tiêu chủ động thâm nhập thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ Chủ động thâm nhập thị trường quốc tế, trong chừng mực nào đó, là một khía cạnh của nâng cao sức cạnh tranh. Nếu sức cạnh tranh được xác định theo nghĩa chủ động thì khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, khâu thâm nhập thị trường. Tuy nhiên, do môi trường kinh doanh quốc tế chưa thật sự hoàn hảo, rào cản thương mại còn nhiều nên nếu chỉ có sự chủ động từ phía doanh nghiệp thì chưa đủ . Nhà nước cần phải có sự trợ giúp nhất định thông qua việc hoạch định chiến lược và tổ chức thâm nhập thị trường một cách bài bản. Đa phương hoá không có nghĩa là dàn đều tỷ trọng của thị trường theo hướng “trăm hoa đua nở” bởi chỉ riêng các yếu tố góp phần xác định luồng chu chuyển của hàng hoá như vị trí địa lí, truyền thống thương mại, văn hoá không cho phép chúng ta làm như vậy. Đa phương hoá ccần được hiểu theo nghĩa rộng, phần nào mang tính tương đối, là cân bằng quan hệ với các đối tác chủ yếu, tránh lệ thuộc quá mạnh vào bạn hàng nào đó. Mặt khác, đa phương hoá còn là duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất các thị trường. Nói chung, chính sách xuất khẩu cần đảm bảo thị trường tiêu thụ hàng hoá hợp lí thông qua kích thích tốc độ tăng trưởng trên tất cả các thị trường trọng điểm, không phải nơi đơn thuần dịch chuyển kim ngạch từ thị trường này sang thị trường khác. 4. Hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần; tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của mọi loại hình thương nhân Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực một cách có hiệu quả. Dưới sức ép cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả sẽ phải nhường chỗ cho ngành hiệu quả hơn. Quá trình này sẽ diễn ra một cách suôn sẻ hơn, với chi phí thấp hơn, với chi phí thấp hơn nếu nền kinh tế có tính năng đọng và khả năng thích ứng cần thiết. Tính năng đông và khả năng thích ứng nhanh sẽ được tăng cường một khi chúng ta biết khai thác được thế mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần. Trước hết, số lượng doanh nghiệp ngoài quôc doanh chiếm đa số áp đảo trong tổng số doanh nghiệp đã và đang hình thành trong nền kinh tế. Thứ hai, trong khi các doanh nghiệp quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp tỏ ra hết sức lúng túng trong việc chuyển đổi sản xuất kinh doanh, thì các doanh nghiệp ngoài quốc doing tỏ ra khá năng động trong lĩnh vực này. Căn cứ vào hàng hoá xuất khẩu chủ lực của ta hiện nay cho thấy, hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm giày da và may mặc sản xuất theo phương thức gia công. Hàm lượng công nghệ cao trong xuất khẩu còn thấp và chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện. Như vậy, trên thực tế các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nước ta đều là sản phẩm mà trong nc có lợi thế so sánh với các nước khác (trừ dầu mỏ). Các sản phẩm xuất khẩu này không do doanh nghiệp Nhà nước sản xuất như hàng nông sản hay thuỷ sản. Như vậy, khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát huy được tính năng động và khả năng thích úng với nhu cầu thị trường; không đòi hỏi nhiều sự trợ giúp từ phía Nhà nước. Với các ưu điểm đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thể hiện được vai trò của mình trong hệ thống kinh tế.Do đó, chính sách xuất khẩu một mặt cần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh, mặt khác cần khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp vùă và nhỏ để tận dụng tiềm năng thích ứng nhanh của họ. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh cần được chú trọng về mặt chất lượng hơn số lượng. Vị trí của loại hình doanh nghiệp này thể hiện trong vai trò then chốt trong việc cung ứng hàng hoá cơ bản cho nền kinh tế, tạo những bước đột phá mang tính tiền đề cho sự phát triển. 5. Đổi mới chính sách xuất khẩu theo hướng phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế từ nay đến năm 2010 Thể hiện ở tiêu chí sau: Xác định hướng ưu tiên nhằm tăng nhanh quy mô và mặt hàng xuất khẩu: Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy các nước thường bắt đầu tăng quy mô xuất khẩu từ việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống. Đối với các quốc gia bắt đầu công nghiệp hoá, trong khi nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo cần thực hiện theo cac bước sau: Trước hết, tập trung nội lực của nền kinh tế cố gắng vào xuất khẩu một số sản phẩm thô, làm đòn bẩy cho sự phát triển. Chính từ chính sách xuất khẩu sản phẩm thô mà Việt Nam có thể thu được 3 lợi ích, như thúc đẩy các yếu tố có sẵn, sử dụng rộng rãi các dk thuận lợi và kết hợp được tác động tích cực lẫn nhau giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy vậy, nếu chỉ dừng lại ở chính sách xuất khẩu sản phẩm thô trên nền tảng lợi thế sẵn có do tự nhiên đem lại thì khó có thể phát triển một cách nhanh chóng. Vì giá cả các mặt hàng thô trên thị trường thế giới bị giảm giá nhanh, dễ bị động dẫn đến thu hập xuất khẩu không ổn định và dễ bị bó buộc vào sản xuất một vài mặt hàng. Do vậy, cần phải đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu. 6. Đảm bảo thống nhất quản lí nhà nước trong đổi mới chính sách 6.1. Thống nhất nội dung quản lí Nhà nước về hoạt động xuất khẩu bằng cách chuẩn hoá các nội dung theo quy định của quốc tế, áp dụng chung cho các hoạt động quản lí Nhà nước về xuất khẩu. 6.2. Nhà nước thống nhất quản lí hoạt động xuất khẩu bằng pháp luật, theo nguyên tắc: tuân thủ pháp luật Việt Nam và các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế, tôn trọng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế; thực hiện các đầy đủ cam kết với bên ngoài; đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc thực iện các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước. Xoá bỏ bao cấp và có lộ trình bảo hộ thích hợp, tăng dần khả năng cạnh tranh ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và hàng hoá; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế- thương mại ở từng thời kì nhất định. Đảm bảo kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, Nhà nước thông qua các công cụ quản lí để tác động vào hoạt động xuất khẩu theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh và tuân theo điều kiện về nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước. 6.3. Đổi mới hoạt động lập quy nhằm khác phục tình trạng các văn bản không kịp thời, không ăn khớp về nội dung, không đồng bộ về thời gian giữa các văn bản chính với các văn bản chi tiết và văn bản hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu trước mắt cảu đổi mới quy trình lập quy về xuất khẩu là cải tiến sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. III. Một số giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách xuất khẩu hiện nay Trên cơ sở những quan điểm và hệ thống phương hướng căn bản nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu, sau đây người viết xin đưa ra các một số giải pháp góp phần vào việc đổi mới chính sách xuất khẩu . 1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Nguyên tắc phối hợp giữa các nhóm chính sách: Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải là tiền đề cho chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo đó các mặt hàng sản xuất sẽ chú trọng chủ yếu vào nhóm hàng mặt hàng đã được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính sách chuyển dịch thị trường phải đảm bảo nguyên tắc thị trường tiêu thụ ổn định cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Lập kế hoạch chi tiết về hình thành và phát triển các vùng sản xuất đi đôi với quy hoạch vùng sản xuất xuất khẩu. Nhà nước và Chính phủ nghiên cứu đặc điểm của từng vùng miền. + Xây dựng thí điểm các vùng quy hoạch về chăn nuôi sản xuất lương thực, hoa màu hay cây công nghiệp tương thích với điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước và lao động của từng vùng. - Các khu vực ven đô thị lớn nếu quy hoạch theo hướng chuyên canh hoá màu về rau, hoa - Các khu vực nông thôn: lựa chọn những nơi có điều kiện tương đồng nhau quy hoạch thành vùng chuyên sản xuất lúa xuất khẩu, áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Ở đồng bằng sông Hồng, lựa chọn các vùng có ưu thế về sản xuất nông nghiệp như Thái Bình ( vùng đồng bằng có chất lượng đất tốt), nối kết hợp các cánh đồng trồng lúa thành những thửa lúa lớn. áp dụng giống mới, hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, các máy móc công nghiệp phục vụ cho sản xuất như máy cấy, máy gặt, máy say xát… theo dây chuyền. Đi đôi với xây dựng nhà kho, khu bảo quản chuyên dụng. Với các vùng quy hoạch này Nhà nước tiến hành đứng ra bao tiêu sản phẩm. - Đẩy mạnh mô hình VAC đặc biệt là VACB ở các vùng đã quy hoạch theo phương thức liên hoàn. Theo đó, bên cạnh quy hoạch vùng sản xuất lương thực thực phẩm là quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản. Biện pháp này có thể thực hiện theo các cách: + Mỗi hộ gia đình, nhóm gia đình đảm nhận mô hình nuôi trồng. + Mỗi vùng nông thôn, địa bàn đảm nhận một mô hình cách làm trên phải dựa theo nguyên tắc đồng bộ. - Hỗ trợ phương tiện kĩ thuật cho nông dân sản xuất, nuôi trồng sản phẩm nông sản. Biện pháp hỗ trợ này phải kèm theo điều kiện sử dụng có hiệu quả, trách nhiệm giữ gìn các máy móc chuyên dụng. - Tiến hành nghiên cứu đặc điểm từng vùng, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước để áp dụng nuôi trồng các giống cây trồng mới. Từ trước tới nay, chúng ta luôn duy trì phương thức canh tác truyền thống, mà chưa nghiên cứu ứng dụng các mặt hàng sản xuất mới, tương thích với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Chính cách suy nghĩ này đã làm hạn chế số lượng, chủng loại các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu. Chính vì thế các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta lạc hậu so với thế giới. - Đối với vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả cần kết hợp giữa sản xuất và chế biến tại chỗ. Xây dựng các nhà máy chế biến nằm ở trung tâm các vùng chuyên canh cây trồng; như xây dựng các nhà máy chế biến rau, quả hộp để tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tránh lãng phí trong trường hợp không có kĩ thuật bảo quản sản phẩm hoặc mặt hàng rau quả khó bảo quản. - Tiến hành chuyển dịch lao động trẻ sang hoạt động ở các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp để giảm dần lao động trong nông nghiệp, chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ. 2. Các giải pháp về thị trường xuất khẩu - Chính phủ tăng cường công tác ngoại giao với các nước, các thị trường trọng điểm như: EU, thị trường châu Á, thị trường Mĩ... Đẩy mạnh việc đàm phán song phương và đa phương, tạo điều kiện thuận lợi về quan hệ ngoại giao cho các doanh nghiệp trong việc giao lưu buôn bán hàng hoá. - Thương lượng, thoả thuận với các nước đang xuất siêu vào nước ta như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...mở cửa hơn nữa thị trường của họ cho hàng xuất khẩu của ta. - Đối với các thị trường có đông Việt Kiều sinh sống như EU, Mĩ...tranh thủ tinh thần dân tộc và trình độ học vấn của họ trong việc truyền bá thương hiệu sản phẩm. Thông qua họ để giới thiệu trực tiếp hàng hoá của nước nhà đến cư dân bản địa (do khả năng ngoại ngữ lưu loát, thường xuyên tiếp xúc với dân cư nước sở tại.) Khuyến khích Việt Kiều sử dụng các hàng hoá Việt Nam- đây cũng là một cách quản cáo hữu hiệu đánh vào tâm lí người nước ngoài. Vì phần lớn người tiêu dùng nước ngoài rất đề cao tinh thần tự tôn dân tộc, họ ưu thích các sản phẩm mang tính bản địa của các quốc gia khác nhau. 3. Các gải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu 3.1. Giải pháp xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực - Nâng cao các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bằng cách gia tăng đầu tư cho sản xuất, chế biến: + Các mặt hàng nông sản: áp dụng và đẩy mạnh các giống cây mới trong nuôi trồng. + Với các mặt hàng dệt may, giày dép, thủ công mĩ nghệ, sản phẩm nhựa: tăng độ bền, chú trọng vào kiểu dáng mẫu mã. + Các mặt hàng điện tử: nâng cao chất lượng chất lượng hàng bằng cách nhận chuyển giao công nghệ ở dạng cao,qua đó tiếp thu học hỏi kinh nghiệm sản xuất và chế biến . + Các mặt hàng thực phẩm chế biến : giảm thiểu tối đa và tránh sử dung các phương pháp bảo quản có chất nguy hại đến sức khoẻ đặc biệt là những chất cấm sử dụng.xử lí triệt để các chất kích thích,các kháng sinh bơm chích trong các sản phẩm.Đây là một yêu cầu cao để củng cố uy tín chất lượng cho các mặt hang thực phẩm của Việt Nam.Vì hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà sản xuất chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm, còn chất lượng thực chất của sản phẩm lại không đảm bảo, thậm chí nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa chất lượng của sản phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường kể cả trong nước cũng như nước ngoài, tránh những sai sót không đáng có. - Thực hiện tốt các giải pháp về hình thành và phát triển các vùng sản xuất trong đó có giải pháp quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng về khai thác, chế biến, nhà kho, cửa cảng hàng xuất khẩu. - Cung cấp các thông tin và các dự báo kịp thời cho hàng xuất khẩu chủ lực: + Các thông tin về nhu cầu tiêu thụ ở mỗi thị trường; + Thông tin về hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam sẽ xuất khẩu hàng hoá; + Thông tin về sức cạnh tranh của sản phẩm cùng loại ở mỗi thị trường; + Các thông tin về sự điều chỉnh, thay đổi chính sách trong nước và quốc tế giúp cho nhà sản xuất chủ động thích ứng với hoàn cảnh mới; + Dự báo về tình kinh tế- chính trị trong nước và thếgiới ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và xuất khẩu; + Dự báo về xu hướng biến động cơ cấu nguồn lao động; + Dự báo về xu hướng đầu tư trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất trong nước; + Dự báo về thay đổi của môi trường, điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái như sự biến chuyển của khí hậu, thời tiết, mức độ ô nhiễm môi trường… để định hướng cho nhà sản xuất quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường; có biện pháp đối phó với sự thay đổi của môi trường. (Như lũ lụt, hạn hán,giông báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm nông sản). - Tiến hành xoá bỏ các đầu mối xuất khẩu (như đầu mối xuất khẩu gạo) giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kí kết các hợp động xuất khẩu. - Lập các chợ và hội chợ trưng bày sản phẩm theo định kì 1 năm hoặc 2 năm để giới thiệu, trưng bày sản phẩm. Đây làmột cách tiếp thị trực tiếp hàng hoá không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà cả với người tiêu dùng nước ngoài. - Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phần lớn lànhững sản phẩm đã được khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng chủ lực phải đi đôi với việc bảo vệ thương hiệu hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, nhiều mặt hàng có "tên tuổi" của chúng ta như cà phê Trung Nguyên, nước mắm chấm Phú Quốc bị vi phạm về nhãnhiệu và các chỉ dẫn địa lí. Cho nên nhiều sản phẩm của chúng ta được đánh giá tốt nhưng ngườitiêu dùng nước ngoài không biết sản phẩm đó có xuất xứ tại Việt Nam. Vì vậy, chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần quan tâm đén việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá: + Nhà nước tăng cường công tác quản lí và đăng kí nhãn hiệu hàng hoá; + Kịp thời phát hiện các hiện tượng ăn cắp, làm nhái, làm giả nhãn hiệu hàng hoá, từ đó có biện pháp xử lí đích đáng bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu. + Tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm chủ lực như đăng kí trưng bày các sản phẩm của nước ta ở các khu riêng tại các hội chợ, triển lãm quốc tế, các chợ siêu thịlớn trên thế giới. tại các gian hàng này treo biển về chỉ dẫn địa lí như " Made in Viêt Nam". + Có hướng dẫn cụ thể về thông tin sản phẩm, thời hạn sử dụng, về quy cách trình bày bằng các ngoại ngữ khác nhau trên mỗi sản phẩm; giúp người tiêu dung nước ngoài dễ nhận biết và phân biệt với các sản phẩm cùng loại ở các quốc gia khác. - Phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường tương ứng: + Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay là giày dép, dệt may có đặc thù là làm gia công cho nước ngoài nên các doanh nghiệp dễ bị động về mẫu mã, sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đây là một điểm yếu của xuất khẩu Việt Nam. Do đó, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp hàng xuất khẩu. + Đối với các mặt hàng đang được ưu chuộng như: thủ công mĩ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ dùng phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàng thuỷ sản..cần có chính sách khuyến khích doanhnghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá và trình độ tiếp thị sản phẩm. Đối tượng áp dụng chính sách là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu mới và có triển vọng phát triển. Riêng với hàng nông sản, vì là mặt hàng quan trọng và có thế mạnh trong sản xuất, cần có những giải pháp riêng sau: + Nhà nước xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách đầu tư vốn, tạo các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn. + Tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ tài chính để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Bảo đảm bố trí đủ nguồn để thực hiện chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu: Chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đã được áp dụng trong năm 2001 đối với nhóm hàng gạo, cà phê, rau quả hộp và thịt lợn. Biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá trong dân. Bên cạnh việc duy trì mức thưởng và tăng thêm số tiền thưởng cho xuất khẩu nông sản, Chính phủ nên cho phép đa dạng hoá phương pháp thưởng theo hướng ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và những mặy hàng có kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. + Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu kíý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân. + Tiếp tục đầu tư cho nông dân để giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá và nâng cao thu nhập cho nông dân. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu Những tháng đầu của năm 2007, tình hình hoạt động xuất khẩu cho thấy xu hướng gia công xuất khẩu ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Song chúng ta lại nhập khẩu nhiều hơn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu. Vì vậy cần có chính sách thích hợp định hướng cho hình thức này để tăng cường sự đóng góp đích thực của nó trong kim ngạch xuất khẩu. - Về mặt hàng gia công: chúng ta tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống trước hết là thủ công mĩ nghệ, côngnghiệp nhẹ cũng như một số ngành lắp ráp công nghiệp tiêu dùng phù hợp với khả năng trong nước. Vì những ngành này lao động của ta đã có kinh nghiệm sản xuất lại dư thừa nhiều nên sẽ tận dụng được nguồn nhân công rẻ. Với hàng gia công truyền thống có độ tinh xảo cao sẽ nâng cao hàm lượng chế biến hơn trong mỗi sản phẩm. Đồng thời nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao, để từ đó nâng cao trình độ cho người lao động. Đây cũng là một biện pháp cho họ học hỏi nâng cap tay nghề và khả năng quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những hàng gia công công nghiệp có thể coi là một cách thức chuyển giao công nghệ trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện nay, mặt hàng thêu tay đang thu hút được nhiều lao động theo mẫu mã phong phú và mới mẻ của chủ hàng đặt gia công, tương ứng là số tiền công cũng tăng lên đáng kể cho người lao động đặc biệt là ở các vùng quê, nông thôn. - Tăng dần hàm lượng nội địa hoá, với những nguồn nguyên liệu đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và có thể thay thế hàng nhập cho chế biến gia công hàng xuất khẩu thì sử dụng vào hoạt động gia công; khắc phục hiện tượng gia công đơn thuần theo phương thức làm thuê. - Về lựa chọn khách hàng: chúng ta tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn về số lượng sảp phẩm, có tính chất lâu dài và ổn định tạo sự chủ động hơn nữa cho các doanh nghiệp việt Nam. Vì với những mặt hàng gia công với số lượng ít và thời gian ngắn, người lao động chưa kịp thích nghi đã phải chuyển đổ mặt hàng và phải điều chỉnh phương pháp làm việc thường xuyên không tạo tâm lí ổn định cho họ cũng như doanh nghiệp. Kí các hợp đồng gia công lâu dài kèm theo các điều kiện cụ thể về cách thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. - Doanh nghiệp và Nhà nước chủ động đầu tư,nâng cao chất lượng cho các tài sản cố định cho hoạt động gia công như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại, nhà kho, bến bãi... Trong mỗi đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu khắc phục thói làm ăn tuỳ tiện về phẩm chất, quy cách, thời gian giao hàng... Vì còn có một bộ phận người lao động làm việc theo số lượng là chính, chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm...Đây là một biểu hiện làm việc hình thức để đạt chỉ tiêu hợp đồng đã giao. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động gia công cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. 3.3. Giải pháp đổi mới về chính sách đầu tư và ưu đãi đầu tư - Lựa chọn có trọng điểm những ngành, vùng sản xuất đặc biệt khuyến khích và khuyến khích đầu tư, định hướng cho doanh nghiệp đầu tư vào hợp lí với chính sách ưu đãi hơn và chuyên sâu hơn. Tránh tình trạng hầu như ngành, lĩnh vực nào cũng được ưu đãi đầu tư dẫn đến việc đầu tư diễn ra tràn lan, đầu tư theo phong trào, không có trọng tâm, trọng điểm. Vì vậy ở những ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư không có thành tích nổi bật làm tấm gương sáng để đẩy mạnh sản xuất, chế biến và gia công hàng xuất khẩu, hiệu quả của chính sách ưu đãi sẽ giảm sút. - Dành ưu tiên đầu tư cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế đầu tư cho các ngành thay thế nhập khẩu mà năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đầu tư cần tập trung vào những ngành hàng chủ lực và các dự án nâng cao mức độ chế biến, tù đó nâng cao khẳnng cạnh tranh của hàng hoá. - Quan tâm đặc biệt đến công tác đầu tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động gia công như bến cảng, kho tàng, các trung tâm thương mại đặc biệt là trung tâm thương mại ở nước ngoài. Vì hiện nay các cơ sở này còn yếu kém, các trung tâm thương mại giới thiệu hàng xuất khẩu trong nước không nhiều; các bến cảng trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Hiện nay chúng ta có 110 cảng biển và 61 cảng hàng không, sân bay. Trong đó, có nhiều cảng biển xây dựng quá gần nhau đã hạn chế sự phát triển của nhau và lãng phí trong đầu tư. Như cảng Hòn La (Quảng Bình) chỉ cách cảng Vũng áng 25 km, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) chỉ cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km và cảng Dung Quất cách cảng Kì Hà 10 km. 3.4. Đẩy mạnh chính sách xúc tiến xuất khẩu của Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, gia công hàng xuất khẩu - Sử dụng nguồn tài chính trước đây dành cho thưởng xuất khẩu và hỗ trợ lói suất tớn dụng xuất khẩu của Nhà nước nay theo cam kết trong WTO không được phộp sử dụng để bổ sung kinh phớ cho hoạt động xỳc tiến xuất khẩu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động xỳc tiến xuất khẩu và nõng cao khả năng hỗ trợ từ phía nhà nước trong cụng tỏc xỳc tiến xuất khẩu. - Đổi mới cụng tỏc tổ chức các chương trỡnh xỳc tiến xuất khẩu theo hướng chỳ trọng vào khõu tổ chức và cung cấp thụng tin thị trường, giảm bớt các chương trỡnh khảo sỏt thị trường mang tớnh nhỏ lẻ, tăng cường hoạt động xỳc tiến thụng qua việc hỗ trợ tổ chức các đoàn vào... 4. Nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới chính sách thuế Chính sách thuế suất xuất khẩu - Tiếp tục tiến hành nghiên cứu mức thuế suất xuất khẩu, thống nhất mức thuế thành các nhóm chính như: 0%, 5%, 10%, ...bỏ mức thuế suất 2% vì chênh lệch thuế suất giữa 1% và 2% là không đáng kể và thu ngân sách không nhiều. Với cách chia nhỏ mức thuế suất như vậy sẽ tăng tính phức tạp của biểu thuế suất. Với những mặt hàng đang chịu thuế mà thị trường thế giới ưa thích và có khả năng cạnh tranh nên tiến hành xoá bỏ thuế xuất xuất khẩu. Về cơ chế hoàn thuế - Đổi mới quy trình hoàn thuế bằng cách giảm thiểu bước trung gian trong tiếp nhận hồ sơ xin hoàn thuế. Phân công trách nhiệm rõ ràng cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra ngay từ khâu đầu về tính hợp lí của hồ sơ. Nừu hồ sơ không đủ giấy tờ thông báo ngay cho doanh nghiệp kịp thời bổ xung. Sau đó, chuyển cho phòng quản lí thuế xem xét, đối chiếu tính hợp pháp của hồ sơ xin hoàn thuế. - Áp dụng quy định bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp trong trường hợp chậm giải quyêt do lỗi chủ quan của cơ quan thuế. Vì nhiều doanh nghiệp phải vay lãi suất ngân hàng để bù vào vốn kinh doanh cho phần thu nhập sau hoàn thuế. Nếu cơ quan thuế kéo dài thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp do lỗi chủ quan sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. áp dụng quy định nàycũng có tác dụng nâng cao trách nhiệm cho cơ quan thuế trong việc hoàn thuế cho doanh nghiệp. - Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào trong nước, nên mở rộng cơ chế hoàn thuế để cả những khoản thuế mà các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gián tiếp cũng được hoàn và miễn thuế tiêu thụ trong nước. Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện tốt chớnh sỏch hoàn thuế đối với cỏc nhà nhập khẩu nguyờn liệu để cung cấp cho cỏc nhà sản xuất hàng xuất khẩu trong nước. 5. Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu - Thống nhất hai quỹ Hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ phát triển thành một quỹ nhằm nâng cao chức năng hỗ trợ xuất khẩu. - Do những ưu đãi ở quỹ này không phù hợp với thông lệ quốc tế nên cần sớm chuyển đổi phươnghướng hỗ trợ cho doang nghiệp sang hình thức trợ cấp hợp lệ. Trong vòng 5- 10 năm tới tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu phát triển, hỗ trợ co các doanh nghiệp Việt Nam đối với các ngành ưu thế (như nông sản, thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng mây tre lá...). Tập trung vào chuyển dịch co cấu thị trường nhằm tạo thế mạnh nhất định khẳng định được chố đứng của hàng Việt Nam như thị trường Đông Âu truyền thống, thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản... - Chuyển dịch phương hướng trợ cấp sang hình thức trợ cấp hợp lệ: + Hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) do doanh nghiệp tiến hành. + Trợ cấp nhằm điều chỉnh phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường (miễn là trợ cấp một lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20%) như nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lí chất thải công nghiệp có hại cho môi trường, hỗ trợ xử lí các chất xúc tác, chất không tốt cho sức khoẻ con người trong các sản phẩm xuất khẩu. + Tập trung hỗ trợ cho các ngành sản xuất nằm trong vùng khó khăn, dựa trên tiêu chí phân loại các vùng khó khăn đặc biệt khuyến khích đầu tư của Luật đầu tư. - Đẩy mạnh thành lập các hiệp hội làng nghề truyền thống. Vì phần lớn các vùng khó khăn thường không có điều kiện phát triển công nghiệp, chủ yếu là các nghề truyền thống như: thêu thùa, dệt vải, đan lát, hàng mây tre chiếu cói, hàng thủ công mĩ nghệ, nghề chế biến đặc sản của từng vùng miền... - Song song với việc đẩy mạnh thành lập hiệp hội làng nghề, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp như hiệp hội chè, cà phê, thuỷ hải sản, gạo... làm cơ sở hỗ trợ cho các doang nghiệp và ngành hàng thay thế dần sự hỗ trợ của Nhà nước, thích ứng với điều kiện hội nhập. Tách dần các doanh nghiệp, các ngành đang phụ thuộc nhiều vào trợ cấp, hỗ trợ từ phía Nhà nước, tránh tình trạng ỉ lại không bắt lịp với thời cuộc khi xoá bỏ trợ cấp. - Đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi thay đổi chính sách. Theo quy định tại Điều 20- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 thì có bốn cách Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư: (1) Tiếp tục hưởng các quyền ưu đãi; (2) Được khấu trừ phần thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; (3) Được điều chỉnh mục tiêu của dự án; (4) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Các cách trên đều chưa thật thoả đáng, vì như vậy Việt Nam sễ tiếp tục vi phạm quy đinh trợ cấp của WTO. Giải pháp cho tình trạng trên như sau: + Đối với những nhà đầu tư đã đi vào hoạt động còn được hưởng ưu đãi, tiếp tục thực hiện ưu đãi và tăng mức ưu đãi gấp đôi để vừa rút ngán thời gian ưu đãi trong khuôn khổ WTO cho phép cắt bỏ, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. + Đối với những nhầ đầu tư mới, đang trong dự án xây dựng: khống chế thời gian được nhận quyền ưu đãi trong khuôn khổ cho phép. Số thời gian còn lại được hỗ trợ bằng hình thức khác phù hợp hơn. + Sửa đổi quy định trên theo hướng chuyển đổi cách thức ưu đãi bằng hình thức trợ cấp cho doang nghiệp về hoạt động nghiên cứu phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng. 6. Tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tin học một cách đồng bộ trong quản lí thuế và thủ tục hải quan - Nhân rộng mô hình thông quan điện tử tại tất cả các cửa khẩu, cảng biển. Vì hiện nay, chỉ có hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải phòng là đã áp dụng công nghệ điện tử trong quản lí hàng xuất khẩu. Hiệu quả của chính sách này góp phần hạn chế sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan và các chủ hàng xuất khẩu, giảm thiểu tình trạng quan liêu, tham nhũng gây khó khăn cho chủ hàng xuất khẩu; giảm thiểu thời gian làm thủ tục cho chủ hàng. Vì vậy sẽ hạn chế chi phí vận chuyển sản phẩm hàng hoá. - Áp dụng đồng bộ cải tiến kĩ thuật tin học trong quản lí hàng xuất khẩu. Tránh tình trạng có khâu theo thông quan điện tử, khâu khác lại thực hiện bằng phương pháp kiểm tra thủ công. - Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lí thuế tạo điều kiện cho cán bộ thuế giải quyêt nhanh chóng kịp thời yêu cầu về thuế quan liên quan đến hoạt động xuất khẩu nói riêng và nghiệp vụ thuế nói chung. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, nhà nước và các cấp ngành liên quan hỗ trợ về vốn cho các chương trình này. Vì đây cũng là một yêu cầu đầu tư thích đáng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động quản lí xuất khẩu. Đi đôi với đầu tư kĩ thuật cần nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngành hải quan và cán bộ thuế trong việc sử dụng và điều hành công nghệ mới. 7. Đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động xuất khẩu - Đối với đội ngũ quản lí trong doanh nghiêp: nâng cao trình độ quản lí bằng cách mở các lớp tập huấn về kĩ năng, nghiệp vụ; phổ biến các chính sách, quy định pháp luật về đầu tư, về thuế, về hải quan; đặc biệt nâng cao hiểu biết về các quy định của WTO trong khi hội nhập. Đó là các tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm; các hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới... - Đối với đội ngũ hoạch định và xây dựng chính sách xuất khẩu: tiến hành kiểm tra chọn lọc những người đủ tiêu chuẩn về trình độ, hiểu biết, các kĩ năng xây dựng và ban hành chính sách. Với những cá nhân ưu tú có chính sách khuyến khích, cử ra nước ngoài học tập để nâng cao trình độ. Tiến tới thành lập bộ phận chuyên trách về Xuất khẩu trong việc giúp đỡ, tư vấn các doanh nghiệp các kiến thức mới của yêu cầu hội nhập; xử lí các tranh chấp trong quá trình buôn bán, xuất khẩu ra nước ngoài. Nâng cao hơn nữa khả năng chuyên môn cho những người còn lại đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. - Bên cạnh kĩ năng nghiệp vụ nâng cao đạo đức chuyên môn của mỗi cán bộ nhân viên. Đây cũng là yêu cầu của mọi cấp mọi ngành. hiện nay xảy ra tình trạng nhũng nhiêu, lợi dụng chức vụ các cán bộ thuế, hải quan để trục lợi và gây khó khăn cho nhà xuất khẩu. Điều này trực tiếp tác động đến tâm lí của các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, giảm độ tin cậy của họ vào chính sách xuất khẩu của Nhà nước. Do đó, xây dựng và phát huy phong trào đạo đức nghề nghiệp sẽ hạn chế phần nào tiêu cực trong quản lí hoạt động xuất khẩu. Đối với những cá nhân điển hình có biện pháp tuyên dương khích lệ về tinh thần, trao bằng khen cho các cán bộ công chức đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong hoạt độn này... Cùng với biện pháp khen thưởng thì các lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị phải là tấm gương sáng cho nhân viên noi theo.Quy định trách nhiệm cụ thể cho mỗi nhân viên và có biện pháp cử phạt với những cán bộ nhũng nhiễu, làm sai quy định. - Nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động bằng cách mở các thêm các trường, các trung tâm dạynghề đặc biệt là lao động nông thôn. Doanh nghiệp và Nhà nước phối kế hợp trong công tác đào tạo tay nghề để đảm bảo sau khi học xong người lao động sẽ có chỗ làm luôn phù hợp với trình độ của mình. - Hoàn thiện chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm tăng cường chăm lo, bảo vệ lợi ích cho người lao động, nâng cao mức thu nhập và điều kiện sống cho người lao động. KẾT LUẬN Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại; là phương tiên thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng nhập khẩu để tăng ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách xuất khẩu. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu. Trong những năm qua chính sách xuất khẩu đã không ngừng được nhà nước sửa đổi; một mặt thực sự là đòn bẩy cho hoạt động xuất khẩu; mặt khác đổi mới chính sách để ngày càng phù hợp hơn với các quy định của Thế giới. Kết quả của sự nỗ lực ấy thể hiện trong việc kim ngạch xuất khẩu không ngừng được gia tăng, thị trương được mở rộng, quy mô mặt hàng cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Chính sách xuất khẩu cũng đã tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhập đem lại, làm cơ sở cho việc ban hành các chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế các biện pháp mang tính cản trở hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những cơ hội, thách thức của hội nhập càng đẩy mạnh yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá hơn nữa và tiến tới xoá bỏ những biện pháp phi thuế quan bị cấm theo quy định chung của toàn cầu. Yêu cầu đổi mới trên đã và đang được Nhà nước nghiên cứu, áp dụng làm sao cho chính sách xuất khẩu thực sự là một công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh xuất khẩu. Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy chính sách xuất khẩu mang tầm vĩ mô, có sức bao quát và liên quan đến nhiều vấn đề. Đây cũng là một khó khăn trong việc đổi mới chính sách xuất khẩu sao cho vừa đáp ứng tính thực tiễn, tính khoa học và yêu cầu đồng bộ. Điều đó, đòi hỏi sự tận tâm có gắng của tất cả các cơ quan chuyên ngành, các tổ chức có liên quan trong nỗ lực đổi mới chính sách. Với khả năng giới hạn và trong một thời gian ngắn, đề tài nghiên cứu chắc chắn còn nhiều hạn chế và sai sót nhất định. Qua đây tôi rất mong đóng góp được một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc tiếp tục đổi mới hơn nữa chính sách xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam hội nhập. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu giai đoạn 2001-2010. Luật thuế xuất nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Luật đầu tư số 43/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Quyết định 232/1998/QĐ-TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lí ngoại tệ. Nghị quyết 04 – Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ngày 29/12/1997. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ về Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lí mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá. Quyết định 133/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2001 về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển. Quyết định 195/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/1999 về việc thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Thông tư số 113/2005-TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/ 7/2003. Giáo trình Quản lí Nhà nước về Kinh tế - Học viện Hành chính Quốc gia – NXB Thống kê. Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách công – Học viện Hành chính Quốc gia – NXB Thống kê. Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam – NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. Giáo trình kinh tế ngoại thương – Trường Đại học Ngoại Thương- NXB Lao động- Xã hội. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam- Những rào cản cần vượt qua Việt Nam với tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế- Bộ Thương mại – Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội 2004. Hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá. Vấn đề và giải pháp – Nhà xuất bản Thống kê- Hà Nội 2004. Toàn bộ các văn kiện cam kết WTO. Bộ Thương mại – Nhà xuất bản Thống kê- Hà Nội 2007. Thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập – Bộ Thương mại –Nhà xuất bản Thống kê – Hà Nội 2004. Báo điện tử của Bộ thương mại: http//www.mot.gov.vn Báo điện tử của Bộ Công nghiệp: http//www.moi.gov.vn Báo điện tử của Tổng cục Hải quan- Bộ Tài chính: http//www.customs.gov.vn Tạp chí Quê hương trên Internet – Kênh thông tin của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHCD 19.doc
Tài liệu liên quan