Luận văn Một số vấn đề về kế toán tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm đá xây dựng ở Xí nghiệp xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201

Để thực hiện điều đó thì mỗi đơn vị sản xuất công nghiệp bản thân phải tự hoàn thiện và nâng cao chất lượng kinh doanh từ đơn vị cơ sở. Trong quá trình hoàn thiện đó thì công tác kế toán là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất có thể thực hiện một cách nhanh chóng và cơ bản, làm bàn đạp cho các yếu tố khác. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác hay không là nhờ có công tác kế toán trong đơn vị, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có chính xác hay không, có phản ánh đúng thực tế hay không. Đồng thời công tác kế toán tập hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm còn là công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Chính vì vậy yếu tố hoàn thiện đầu tiên phải là khâu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề về kế toán tập hợp chí phí và tính giá thành sản phẩm đá xây dựng ở Xí nghiệp xây lắp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 201, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp": 780.555 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ TTrung: 780.555đ) Có TK 338 "Phải trả phải nộp": 780.555 đ (Chi tiết: Có TK 3382 "Kinh phí công đoàn": 102.765 đ Có TK 3383 "Bảo hiểm xã hội": 598.050 đ Có TK 3384 "Bảo hiểm y tế": 79.740 đ Nợ TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp": 3.741.912 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ TMầu: 3.741.912đ) Có TK 338 "Phải trả phải nộp": 3.741.912 đ (Chi tiết: Có TK 3382 "Kinh phí công đoàn": 355.716 đ Có TK 3383 "Bảo hiểm xã hội": 2.987.820 đ Có TK 3384 "Bảo hiểm y tế": 398.376 đ Bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ Tháng 9 năm 2000 TTT TK ghi có Tiền lương phải trả TK 3341 Trích quỹ Trích quỹ Trích quỹ T Đối tượng SD Lương chính L. phụ Tổng cộng BHXH (15%) BHYT (2%) KPCĐ (2%) 1 NC trực tiếp (TK 622) 21.924.083 21.924.093 3.585.870 478.116 458.481 - Mỏ đá Tân Trung 5.138.277 5.138.277 598.050 79.740 102.765 - Mỏ đá Trung Mầu 16.785.816 16.785.816 2.987.820 398.376 355.716 2 Lương qlý đội (TK 6271) 8.500.304 8.500.304 1.033.290 137.772 170.005 - Mỏ đá Tân Trung 4.382.025 4.382.025 658.260 87.768 87.640 - Mỏ đá Trung Mầu 4.118.279 4.118.279 375.030 50.004 82.365 3 NC bán hàng (TK 6411) 2.420.000 2.420.000 405.433 54.058 48.400 - Mỏ đá Tân Trung 800.000 800.000 172.522 23.003 16.000 - Mỏ đá Trung Mầu 1.620.000 1.620.000 232.911 31.055 32.400 4 Lương QLDN (TK 6421) 9.904.170 9.904.170 600.210 80.028 198.083 Cộng: 42.748.567 42.748.567 5.594.803 749.974 874.969 2.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: Tính vào khoản mục chi phí này bao gồm chi phí tiền lương, bảo hiểm trích theo lương của nhân viên quản lý đội sản xuất, chi phí trang bị BHLĐ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê ngoài gia công sửa chữa TSCĐ, tiền điện SX, tiền thuê ngoài sản xuất đá thủ công và các chi phí khác bằng tiền phát sinh ở đội sản xuất như mua bảo hiểm tài sản, chi phí đăng kiểm xe ô tô, kiểm định máy nén khí... Chi phí sản xuất chung ở đơn vị phát sinh ở đội nào hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất của đội đó theo từng khoản mục chi phí. Chi phí nhân viên phân xưởng: Hạch toán vào đây các khoản tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý đội (đội trưởng, kỹ thuật, tổ trưởng, bảo vệ, thủ kho) và bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ trích theo lương theo tỷ lệ quy định. Việc tính trả lương cho nhân viên quản lý đội căn cứ vào mức lương và các khoản phụ cấp của từng người tính cố định theo mức sản lượng kế hoạch (gồm lương cơ bản + các khoản phụ cấp + lương khoán). Cuối tháng căn cứ vào mức độ hoàn thành sản lượng (tỷ lệ %) kết hợp với thời gian làm việc thực tế của từng người để tính trả lương cho từng cá nhân: VD: Lương đội trưởng đội TH 1 nếu hoàn thành sản lượng 120 triệu đ/tháng Lương cơ bản: 626.400 đ; Các khoản phụ cấp: 122.112 đ Lương khoán: 548.352 đ Tổng cộng lương: 1.296.864 đ Nếu trong tháng chỉ hoàn thành mức sản lượng 98 triệu đồng (đạt 81,67%), đủ 22 ngày công làm việc thì tiền lương được hưởng là: 626.400 + 122.112 + 548.352*81,67% = 1.196.351đ Theo bảng tính phân bổ tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý đội và trích bảo hiểm, kế toán ghi: Nợ TK 6271 “Chi phí sản xuất chung”: 8.500.304 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân trung: 4.382.025 đ - SX đá mỏ Trung mầu: 4.118.279 đ) Có TK 334 “Phải trả công nhân viên”: 8.500.304 đ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ cách tính như khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán ghi: + Nợ TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: 833.668 đ (Chi tiết: - SX đá TTrung: 833.668 đ) Có TK 338 “Phải trả phải nộp”: 833.668. đ (Chi tiết: Có TK 3382 “Kinh phí công đoàn”: 87.640 đ Có TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”: 658.260 đ Có TK 3384 “Bảo hiểm y tế”: 87.768 đ) + Nợ TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: 507.399 đ (Chi tiết: - SX đá TMầu: 507.399 đ) Có TK 338 “Phải trả phải nộp”: 507.399 đ (Chi tiết: Có TK 3382 “Kinh phí công đoàn”: 82.365 đ Có TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”: 375.030 đ Có TK 3384 “Bảo hiểm y tế”: 50.004 đ) Khoản mục chi phí vật liệu: Tính vào đây các khoản vật liệu dùng trực tiếp ở các đội như phiếu xuất vật tư, bảo hộ lao động, đá mài, mũi khoan, dao tiện... Căn cứ vào phiếu xuất vật tư dùng ở đội sản xuất. Kế toán ghi: Nợ TK 6272 “Chi phí vật liệu”: 183.000 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ TMầu: 183.000đ) Có TK 152 “Nguyên liệu vật liệu”: 183.000đ Khoản mục chi phí dụng cụ sản xuất: Dụng cụ sản xuất ở đội như búa tạ, xẻng sắt, phụ tùng sửa chữa, máy hàn...Chi phí này phát sinh 1 lần lớn thì phải hạch toán vào tài khoản 142 “Chi phí trả trước” hàng tháng phân bổ đần vào chi phí công cụ sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Khi có phát sinh, căn cứ vào phiếu xuất kế toán ghi: Nợ TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”: Nếu giá trị nhỏ (Chi tiết mỏ đá...) Nợ TK 142 “Chi phí trả trước”: Nếu giá trị lớn cần phân bổ Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ” (chi tiết TK 1531 “Công cụ dụng cụ” Hàng tháng, tính toán phân bổ chi phí công cụ sản xuất. Kế toán ghi: Nợ TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất” (Chi tiết mỏ đá....) Có TK 142 “Chi phí trả trước” (Chi tiết TK 1421 “Chi phí trả trước”) Tháng 9/2000 đơn vị không có phát sinh chi phí dụng cụ sản xuất. Khoản mục khấu hao TSCĐ: Tính vào khoản mục này bao gồm toàn bộ khấu hao TSCĐ tham phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm (như khấu hao máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, TSCĐ vô hình). Việc tính khấu hao TSCĐ ở đơn vị theo phương pháp đường thẳng, thực hiện theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 30/12/1999. Theo cách tính này thì căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tuổi thọ kỹ thuật của thiết bị được tính toán quy định theo khung thời gian nhất định của từng nhóm thiết bị, người ta sẽ tính ra được mức kháu hao hàng năm của TSCĐ. Vi dụ: Trạm biến áp 400KVA-10/0,4KW có nguyên giá là 618.396.183 đ Thời gian sử dụng theo QĐ 166 là từ 7 đến 12 năm Đơn vị trích khấu hao 1 năm với thời gian sử dụng tính cho 12 năm: đ/năm => Mức khấu hao 1 tháng là: đ/tháng Hay tỷ lệ khấu hao 1 năm là: => Mức khấu hao năm = NG ´ t = 618.396.183 ´ 8,33% = 51.533.015đ Việc tính và phân bổ khấu hao được thể hiện ở bảng phân bổ khấu hao. Trích liệu: Bảng phân bổ khấu hao cơ bản TSCĐ Tháng 9 năm 2000 Tên TSCĐ Mã Đối tượng SD TK ghi có số TK 2141 TK 2143 TK 6274 (TTrung) 1/ Trạm biến áp 250KV Sản xuất đá TTrung 6.012.000 2/ ô tô MAZ 28H-3018 Sản xuất đá TTrung ... ... Cộng: 6.012.000 TK 6274 (TMầu) 1/ Trạm nghiền sàng Sản xuất đá TMàu 473.000 2/ Trạm biến áp 400KVA Sản xuất đá TMàu 4.294.417 3/ Máy nghiền đá 186-87 Sản xuất đá TMàu 14.630.000 ... Sản xuất đá TMàu ... 21/ Chi phí khoan khảo sát Sản xuất đá TMàu 1.598.000 Cộng: 38.073.000 2.598.000 TK 6424 1/ Nhà làm việc Quản lý XN 320.000 2/ Máy vi tính ĐNA 586 Quản lý XN 369.000 ... Cộng: 1.885.000 Tổng cộng: 45.970.000 2.598.000 Hạch toán khấu hao cơ bản TSCĐ phục vụ sản xuất ở các đội. Kế toán ghi: + Khấu hao TSCĐ hữu hình: Nợ TK 627 “Chi phí khấu hao TSCĐ”: 44.085.000 đ Chi tiết: Nợ TK 6274 (Mỏ đá TTrung): 6.012.000 đ Nợ TK 6274 (Mỏ đá Trung mầu): 38.073.000 đ Có TK 2141 “Hao mòn TSCĐ HHình”: 44.085.000 đ + Khấu hao cơ bản TSCĐ vô hình: Nợ TK 627 “Chi phí khấu hao TSCĐ”: 2.598.000 đ Chi tiết Nợ TK 6274 (Mỏ đá Trung mầu): 2.598.000 đ Có TK 2143 “HM TSCĐ vô hình”: 2.598.000 đ Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009: 48.568.000 đồng Tập hợp vào tài khoản này còn bao gồm cả khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất. Khi tập hợp chi phí sửa chữa lớn, kế toán căn cứ vào nguyên giá của TSCĐ và tỷ lệ trích trước để trích khấu hao SCL TSCĐ vào chi phí trong kỳ, đảm bảo tạo nguồn SCL và tính hợp lý ổn định chi phí qua các kỳ sản xuất. Máy móc thiết bị của đơn vị qúa cũ kỹ nên tỷ lệ khấu hao SCL thường trích ở đơn vị là 7%/năm theo nguyên giá TSCĐ. Khi trích trước chi phí SCL tài sản cố định, kế toán ghi: Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” (Ctiết TK 6274) Có TK 335 “Chi phí phải trả” Cứ 6 tháng một lần, căn cứ vào số phải trích theo tỷ lệ quy định và số thực tế đã sửa chữa đã được quyết toán. Kế toán tiến hành điều chỉnh trích bổ sung thêm vào chi phí hoặc cuối năm số trích lớn hơn số thực tế thì kết chuyển vào thu nhập bất thường. Tháng 9/2000 đơn vị không trích khấu hao SCL TSCĐ. Khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí thuê gia công sửa chữa TSCĐ, thuê quấn động cơ, tiền điện sản xuất, tiền thuê nhân công sản xuất đá thủ công (đập, gom nhặt đá hộc), thuê vận chuyển...Những chi phí này phát sinh ở đội sản xuất nào được hạch toán trực tiếp vào đội sản xuất đó qua TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. Theo số chi tiết TK 6277 tháng 9/2000 ở đơn vị đã tập hợp được cho 2 mỏ, kế toán ghi: Nợ TK 6277 (Mỏ đá Tân Trung): 36.809.068 đ Có các TK liên quan (TK 111, 331, 112,...): 36.809.068 đ Nợ TK 6277 (Mỏ đá Trung mầu): 23.839.947 đ Có các TK liên quan (TK 111, 112, 331, 141...): 23.839.947 đ Chi phí bằng tiền khác: Tính vào khoản mục này bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất ở các đội, không thuộc các loại chi phí kể trên. Chẳng hạn như chi phí làm thủ tục an toàn kho vật liệu nổ, chi phí mua thẻ an toàn lao động, chi phí vệ sinh môi trường, thuế tài nguyên, thuế đất, chi phí giao dịch v.v...Các khoản chi phí này phát sinh trong tháng 9/2000 ở đơn vị được tập hợp trực tiếp cho từng đội sản xuất trên sổ chi tiết TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: Nợ TK 6278 (Mỏ đá Tân Trung): 815.395 đ Có TK liên quan (TK 1111, 333...): 815.395 đ Nợ TK 6278 (Ctiết Mỏ đá Trung mầu): 5.641.651 đ Có TK liên quan (TK 1111, 3336...): 5.641.651 đ 2.4.4. Kế toán tập hợp chi phí bán hàng: Tập hợp vào tài khoản này các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như chi phí cho khâu lưu thông (thuê vận chuyển bán hàng), chi phí giao dịch tiếp thị, chi phí bốc xúc sản phẩm tiêu thụ... Các chi phí này ở đơn vị cũng được theo dõi hạch toán chi tiết cho khâu tiêu thụ sản phẩm của từng mỏ đá. + Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng ở các đội sản xuất: Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên”: 800.000 đ (Chi tiết mỏ đá TTrung: 800.000đ) Có TK 334 “Phải trả CNV”: 800.000 đ Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên”: 1.620.000 đ (Chi tiết mỏ đá TMầu: 1.620.000đ) Có TK 334 “Phải trả CNV”: 1.620.000 đ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 9/2000 bộ phận bán hàng: Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên”: 211.529 đ (Chi tiết mỏ đá TTrung: 211.529 đ) Có TK 338 “Phải trả CNV”: 211.525 đ (Ctiết Có TK 3382 “Kinh phí công đoàn”: 16.000 đ Có TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”: 172.522 đ Có TK 3384 “Bảo hiểm y tế”: 23.003 đ) Nợ TK 6411 “Chi phí nhân viên”: 296.366 đ (Chi tiết mỏ đá TMầu: 296.366đ) Có TK 338 “Phải trả CNV”: 296.366 đ (Ctiết Có TK 3382 “Kinh phí công đoàn”: 32.400 đ Có TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”: 232.911 đ Có TK 3384 “Bảo hiểm y tế”: 31.055 đ) + Chi phí nhiên liệu máy xúc để xúc đá thành phẩm lên xe khách hàng, chi phí phụ tùng thay thế sửa chữa máy xúc phục vụ bán hàng, chi phí mua sổ sách bút viết để theo dõi bán hàng...Chi phí này thực tế ở đơn vị phát sinh tháng 9/2000 được tập hợp vào sổ chi tiết TK 6412 “Chi phí vật liệu, bao bì” như sau: Nợ TK 6412 (Mỏ đá TMầu): 3.266.374 đ Có các TK 152: 3.266.374 đ + Chi phí công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo lường, tính toán làm việc như chi phí máy tính, bàn ghế, phích nước, thước dây....Khi phát sinh các chi phí này kế toán tập hợp vào chi tiết TK 6413 cho từng mỏ đá: Nợ TK 6413 “Chi phí dụng cụ, đồ dùng” (Chi tiết từng mỏ đá...) Có TK liên quan (TK 1531, 1421...) Tháng 9/2000 đơn vị không phát sinh chi phí dụng cụ đồ dùng văn phòng. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao cơ bản và khấu hao SCL các tài sản cố định phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm như nhà kho, máy xúc, nhà bán hàng. Hàng tháng kế toán tính toán trích khấu hao các TSCĐ này tính vào khoản mục chi phí bán hàng (cách tính như khoản mục khấu hao TSCĐ ở phần chi phí sản xuất chung, mục 2.4.3 phần này). Kế toán ghi: Nợ TK 6414 “Chi phí khấu hao TSCĐ”: (Ctiết các mỏ đá...) Có TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”: Có TK 335 “Chi phí phải trả” (Trích khấu hao SCL) Tháng 9/2000 đơn vị không trích khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng vì các TSCĐ đó đều đã trích hết khấu hao. + Các chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ ở bộ phận bán hàng, chi phí thuê kho, thuê bãi, thuê vận chuyển tiêu thụ sản phẩm... khi có phát sinh ở mỏ đá nào thì được hạch toán trực tiếp cho mỏ đá, tập hợp chi tiết vào TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. Kế toán ghi: Nợ TK 6417 “Chi phí dịch vụ mua ngoài” (Chi tiết từng mỏ đá...) Có TK liên quan (TK 111, 112, 331...) Tháng 9/2000 bộ phận bán hàng đơn vị không phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài. + Các chi phí khác bằng tiền ngoài các chi phí kể trên phát sinh ở bộ phận bán hàng như chi phí tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hoá, chi phí quảng cáo, chào hàng, chi phí hội nghị khách hàng... Khi phát sinh ở bộ phận bán hàng thuộc đội sản xuất nào thì hạch toán trực tiếp vào mỏ đá đấy và được tập hợp chi tiết trênTK 6418 “Chi phí bằng tiền khác” Nợ TK 6418 “Chi phí bằng tiền khác”: (Chi tiết mỏ đá . . .) Có TK 111 “Tiền mặt”: Trường hợp các chi phí bán hàng phát sinh nhiều, trong kỳ có ít sản phẩm tiêu thụ thì khi phát sinh chi phí vẫn tập hợp vào TK 641 theo từng khoản mục đã phân loại. Nhưng cuối tháng chỉ kết chuyển 1 phần cho sản phẩm tiêu thụ, phần còn lại hạch toán sang Nợ TK 142 “Chi phí chờ kết chuyển” (Chi tiết Nợ TK 1421), sang các tháng sau phân bổ dần cho sản phẩm tiêu thụ. Tháng 9/2000 bộ phận bán hàng của đơn vị không phát sinh chi phí khác bằng tiền. 2.4.5 Kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí chi cho việc quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp. Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 là đơn vị trực thuộc Công ty XD Sông Đà II, nên chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm 2 phần là chi phí thực tế phát sinh tại xí nghiệp và chi phí quản lý do công ty phân bổ. Chi phí quản lý doanh nghiệp của đơn vị được Công ty lập dự toán từ đầu năm, được phép chi theo sản lượng kế hoạch giao: Tổng giá trị sản lượng kế hoạch: 6,5 tỷ đồng Chi phí quản lý DN: 946.852.610 đồng (tương đương 14,5% SL) Trong đó: + Chi tại đơn vị: 410.703.971 đồng (6,3%SL) + Lãi vay VLĐ: 419.148.638 đồng (6,4%SL) + Phụ phí nộp cấp trên: 117 tiệu đồng (1,8%SL) Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp tập chung theo các khoản mục chi phí, cuối tháng phân bổ cho các đối tượng sử dụng (2 mỏ đá) theo doanh thu đạt được. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế ở xí nghiệp: + Chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả cho bộ phận quản lý xí nghiệp phát sinh (cách xác định tương tự lương bộ phận quản lý đội). Được tập hợp vào sổ cái TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”. Kế toán ghi: Nợ TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”: 9.904.170 đồng Có TK 334 “Phải trả CNV”: 9.904.170 đồng Sau khi tính toán các khoản bảo hiểm trích theo lương trên một tỷ lệ quy định của bộ phận quản lý xí nghiệp. Được hạch toán: Nợ TK 6421 “Chi phí nhân viên quản lý”: 878.321 đ Có TK 338 “Phải trả phải nộp”: 878.321 đ (Chi tiết Có TK 3382 “KPCĐ”: 198.083 đ Có TK 3383 “BHXH”: 600.210 đ Có TK 3384 “BHYT”: 80.028 đ) + Chi phí vật liệu quản lý: Tính vào đây toàn bộ giá trị vật liệu, nhiên liệu xuất dùng cho công việc quản lý doanh nghiệp, cho sửa chữa máy phô tô, máy vi tính. Như xuất nhiên liệu cho xe con hoạt động, chi phí mua mực in, giấy in, giấy fax, VPP các loại. . . Căn cứ vào phiếu xuất kho nhiên liệu cho xe con, hoặc các khoản chi phí phát sinh cho việc thanh toán mua vật liệu văn phòng. Kế toán ghi: Nợ TK 6422 “Chi phí vật liệu quản lý”: 818.439 đ Có TK 152 “Nguyên liệu vật liệu”: 818.439 đ + Chi phí đồ dùng văn phòng: bao gồm các chi phí công cụ, đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý như trị giá bàn ghế văn phòng, phích nước, quạt điện, tủ đựng tài liệu, máy tính v.v . Khi phát sinh các khoản chi phí này kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: (Chi tiết TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”: ) Có TK 153 “Công cụ dụng cụ” Nếu dụng cụ đồ dùng văn phòng mua về xuất thẳng để sử dụng, không nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: (Chi tiết TK 6423 “Chi phí đồ dùng văn phòng”: ) Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” Có TK 111 “Tiền mặt” Có TK 141 “Tạm ứng” Có TK 331 “Phải trả cho người bán” Bộ phận quản lý đơn vị trong tháng 9/2000 không có phát sinh chi đồ dùng văn phòng. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh số tiền trích khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho công tác quản lý doanh nghiệp, như khấu hao nhà làm việc, máy phô tô, máy vi tính, xe con... Căn cứ bảng phân bổ khấu hao tháng 9/2000 như trong khoản mục chi phí sản xuất chung (mục 2.4.3 phần này). Kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: 1.885.000 đ (Chi tiết TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”: 1.885.000 đ) Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”: 1.885.000 đ (Chi tiết TK 2141 “HM TSCĐ hữu hình”: 1.885.000đ) Khi trích trước chi phí SCL TSCĐ văn phòng kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (Chi tiết TK 6424 “Chi phí khấu hao TSCĐ”) Có TK 335 “Chi phí phải trả” + Thuế, phí và lệ phí: bao gồm các khoản thuế môn bài, thuế nhà đất...và các khoản phí, lệ phí khác như chi phí làm thủ tục đăng kiểm xe cơ giới, vé cầu đường xe con. Khi phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: 1.109.750 đ (Chi tiết TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”: 1.109.750 đ) Có các TK liên quan (TK 111, 141, 333): 1.109.750 đ + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí tiền điện thoại, fax, điện văn phòng, thuế ngoài sửa chữa TSCĐ văn phòng, chi mua báo chí, mua tài liệu, phô tô tài liệu.v.v Khi phát sinh khoản chi phí này, kế toán ghi: Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: 1.846.511 đ (Chi tiết TK 6427 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: 1.846.511 đ) Có TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”: 87.360 đ Có TK liên quan (TK 111, 141...): 1.933.871 đ + Chi phí bằng tiền khác: bao gồm chi phí hội họp, tiếp khách, giao dịch, tiếp thị đấu thầu, đào tạo cán bộ, chi công tác phí...Khi phát sinh được hạch toán trực tiếp vào TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”. Nợ TK 642 “Chi phí QLDN”: 5.283.636 đ (Chi tiết TK 6428 “Chi phí bằng tiền khác”: 5.283.636 đ) Có TK 111 “Tiền mặt”: 5.283.636 đ Chi phí quản lý doanh nghiệp nộp cấp trên: Khoản mục này được tính nộp trên cơ sở sản lượng thực hiện được trong tháng nhân với tỷ lệ quy định là 1,8%. Kế toán sử dụng tài khoản cấp 2 để hạch toán ghi nợ TK 6429 “Chi phí quản lý TCT”, tài khoản cấp 2 này được mở theo quy định của Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Theo giấy báo nợ các khoản phải nộp công ty, thì khoản phụ phí nộp cấp trên là: 302.062.000*1,8% = 5.437.116 đ Kế toán ghi: Nợ TK 6429 “Chi phí quản lý TCT”: 5.437.116 đ Có TK 336 “Phải trả nội bộ”: 5.437.116 đ * Việc tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên sổ cái tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối tháng được phân bổ kết chuyển sang Nợ TK 911 “Xác định kết quả” cho số sản phẩm tiêu thụ để tính kết quả hoạt động kinh doanh. Sổ cái TK 642 - Chi phí QLDN Tháng 9 năm 2000 C.từ Ngày Diễn giải TK Số tiền SH N-T Gh.Sổ đ/ứ Nợ Có 1 30/9/00 30/9/00 Tiền lương NV quản lý XN 334 9.904.170 2 30/9/00 BHXH, BHYT, KPCĐ 338 878.321 3 Chi phí vật liệu quản lý 152 818.439 4 30/9/00 30/9/00 Chi phí KHCB TSCĐ 214 1.885.000 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 111... 1.846.511 6 Thuế, phí và lệ phí 333 1.109.750 7 Chi bằng tiền khác 111 5.283.636 8 30/9/00 30/9/00 Phụ phí nộp cấp trên 336 5.437.116 9 30/9/00 30/9/00 Phân bổ CF QLXN 911 27.162.943 Cộng phát sinh: 27.162.943 27.162.943 Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho các mỏ đá theo doanh thu tiêu thụ sản phẩm của từng mỏ đá trong tháng. Hệ số phân bổ (Hpb) Số chi phí quản lý phân bổ cho từng mỏ đá = DT của mỏ đó ´ Hpb Mỏ Tân trung = 122.119.000 ´ 0,0755 = 9.219.845 đ Mỏ Trung Mầu = 27.162.943đ - 9.219.845đ = 17.943.098đ 2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp: Chi phí sản xuất sau khi đã được tập hợp riêng từng khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung. Cuối tháng được kết chuyển để tập hợp chi phi sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí (2 mỏ đá). Kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” để tập hợp phản ánh chi phí sản xuất còn dở dang cuối kỳ. Quy trình kế toán kết chuyển như sau: + Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ: Nợ TK 631 “Giá thàng sản xuất”: 83.009.461 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Tân trung: 31.170.658 đ - Mỏ đá Trung mầu: 51.838.803 đ) Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: 83.009.461 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Tân trung: 31.170.658 đ - Mỏ đá Trung mầu: 51.838.803 đ) + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ: Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”: 26.446.560 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Tân trung: 5.918.832 đ - Mỏ đá Trung mầu: 20.527.728 đ) Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: 26.446.560 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Tân trung: 5.918.832 đ - Mỏ đá Trung mầu: 20.527.728 đ) + Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”: 48.852.156 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Tân trung: 48.852.156 đ) Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: 48.852.156đ (Chi tiết: Có TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: 5.215.693 đ Có TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”: 6.012.000 đ Có TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: 36.809.068 đ Có TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: 815.395đ) Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”: 74.961.276 đ (Chi tiết: - Mỏ đá Trung Mầu: 74.961.276 đ) Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: 74.961.276đ (Chi tiết: Có TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng”: 4.625.678đ Có TK 6272 “Chi phí vật liệu”: 183.000đ Có TK 6274 “Chi phí khấu hao TDCĐ”: 40.671.000 đ Có TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”: 23.839.947 đ Có TK 6278 “Chi phí bằng tiền khác”: 5.641.651) => Tổng chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp phát sinh tháng 9/2000 là: Mỏ đá Tân Trung: CTT = 31.170.658 + 5.918.832 + 48.852.156 = 85.941.646 đ Mỏ đá Trung Mầu: CTM = 51.838.803 + 20.527.728 + 74.961.276 = 147.327.807 đ Tổng cộng: 233.269.453 đồng 2.6 Đánh giá sản phẩm làm dở: Sản phẩm làm dở của đơn vị được tính toán xác định cho từng công đoạn sản xuất theo đơn giá chiết tính chi phí sản xuất của từng công đoạn. Bao gồm: + Sản phẩm làm dở ở cối công đoạn khoan: được tính cho số mét dài khoan thực tế tồn cuối tháng chưa được nổ mìn nhân với đơn giá chi phí cho 1md khoan tạo lỗ. + Sản phẩm làm dở ở cuối khâu nổ mìn là đá hỗn hợp, được xác định trên cơ sở kiểm kê khối lượng đá hỗn hợp thực tế đã qua công tác nổ mìn đến cuối tháng còn đang nằm trên bãi trữ, trị giá sản phẩm này được xác định theo khối lượng thực tế kiểm kê nhân với đơn giá theo chiết tính (đơn giá là chi phí trực tiếp cho 1 m3 đá hỗn hợp tính đến hết khâu nổ mìn). Trị giá của thành phẩm dở dang cuối kỳ được xác định trên cơ sở kiểm kê khối lượng thực tế tồn kho cuối tháng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá tồn kho cố định của loại sản phẩm đó. Vì chi phí sản xuất đá không tập hợp riêng cho từng loại đá thành phẩm nên việc tính đơn giá của từng loại thành phẩm tồn cuối kỳ được tính toán trên cơ sở tổng giá thành sản phẩm chia cho tổng khối lượng sản xuất trong kỳ sẽ ra giá thành đơn vị bình quân, kết hợp với giá bán bình quân của từng loại sản phẩm (đá 1*2, đá 2*4, đá 4*6...) sau khi đã trừ thuế GTGT và chi phí quản lý, chi phí bán hàng để tính được đơn giá thành phẩm tồn kho. Ví dụ ở mỏ đa Trung Mầu, giá bán đá 1*2 bình quân là 70.400 đ/m3. Trong đó thuế GTGT là 6.400 đ/m3, chi phí quản lý và chi phí bán hàng tính toán là 2.000 đ/m3. Do vậy đơn giá để xác định trị giá thành phẩm đá 1*2 tồn kho cuối kỳ là 62.000 đ/m3 = 70.400đ - 6.400đ - 2.000đ. Đơn giá này được theo dõi thống nhất cho cả năm tài chính. Kết quả đánh giá sản phẩm làm dở và thành phẩm tồn kho cuối tháng 9 năm 2000 của Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 được xác định theo biên bản kiểm kê khối lượng sản xuất công nghiệp dở dang: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ắắœàắắ Biên bản kiểm kê khối lượng SX công nghiệp dở dang Hôm nay ngày 30 tháng 9 năm 2000. Tại mỏ đá Tân Trung, Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 chúng tôi gồm có: 1) Hà Văn Định: Phó GĐ - Phó ban kiểm kê 2) Nguyễn Thị Nhung: Ban KT-KH 3) Nguyễn Đình Tư: Nhân viên ban Kế toán 4) Trần Thanh Hải: Tổ trưởng nghiền sàng 5) Nguyễn Bá Thắng: Thủ kho Đã tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang và đá thành phẩm tồn kho đến hết ngày 30/9/2000 I- Khối lượng khoan nổ dở dang: Số mét dài khoan là: md. Đơn giá: . . . đ/m3.Thành tiền: đồng II- Đá nguyên liệu: TT Diễn giải Khối lượng (m3) Đơn giá (đ/m3) Thành tiền (đồng) 1 Đá nguyên liệu A tại bãi nổ 1.000 15.000 15.000.000 Cộng (I+II): 15.000.000 III- Đá thành phẩm tồn kho cuối kỳ: TT Loại đá Khối lượng (m3) Giá thành đơn vị Gía thành sản phẩm tồn Ghi chú 1 Đá 1 ´ 2 50,6 65.000 3.289.000 2 Đá 1 ´ 4 2.148,0 20.000 42.960.000 3 Đá 2 ´ 4 86,5 40.000 3.460.000 4 Đá 4 ´ 6 1.395,0 37.000 51.615.000 5 Đá 0,5 ´ 1 388,3 65.000 25.239.500 6 Đá mạt 1.439,0 10.000 14.390.000 Cộng 140.953.500 Biên bản kết thúc và các bên tham gia kiểm kê nhất trí thông qua. Cùng nhau ký tên dưới đây Đội nghiền Thủ kho Ban kế toán Ban KT-KH Phó ban kiểm kê Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ắắœàắắ Biên bản kiểm kê khối lượng SX công nghiệp dở dang Hôm nay ngày 30 tháng 9 năm 2000. Tại Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 chúng tôi gồm có: 1) Nguyễn Văn Bên: Phó GĐ - Phó ban kiểm kê 2) Nguyễn Thị Nhung: Ban KT-KH 3) Đỗ Văn Dũng: Nhân viên ban Kế toán 4) Nguyễn Văn Hào: Tổ trưởng nghiền sàng 5) Hoàng Văn Đĩnh: Thủ kho Đã tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang và đá thành phẩm tồn kho của mỏ đá Trung Mầu đến hết ngày 30/9/2000. I- Khối lượng khoan nổ dở dang: Số mét dài khoan là: md. Đơn giá: . . . đ/m3.Thành tiền: đồng II- Đá nguyên liệu: TT Diễn giải Khối lượng (m3) Đơn giá (đ/m3) Thành tiền (đồng) 1 Đá nguyên liệu B tại bãi nổ 1.840 11.200 20.608.000 Cộng (I+II): 20.608.000 III- Đá thành phẩm tồn kho cuối kỳ: TT Loại đá Khối lượng (m3) Giá thành đơn vị Gía thành sản phẩm tồn Ghi chú 1 Đá 1 ´ 2 82,7 62.000 5.127.400 2 Đá 1 ´ 4 7.683,3 35.000 268.915.500 3 Đá 2 ´ 4 72,9 49.000 3.572.100 4 Đá 4 ´ 6 500,1 36.000 18.003.600 5 Đá 0,5 ´ 1 15,0 46.000 690.000 6 Đá 1 ´ 5 196,4 31.000 6.088.400 Cộng 8.550,4 302.397.000 Biên bản kết thúc và các bên tham gia kiểm kê nhất trí thông qua. Cùng nhau ký tên dưới đây Đội nghiền Thủ kho Ban kế toán Ban KT-KH Phó ban kiểm kê * Số liệu theo biên bản kiểm kê khối lượng sản xuất công nghiệp dở dang cuối tháng 8 chuyển sang đầu tháng 9/2000 của đơn vị như sau: - Mỏ đá Tân Trung: + Chi phí sản xuất dở dang: 19.500.000 đ + Trị giá thành phẩm tồn kho: 168.933.050 đ - Mỏ đá Trung Mầu: + Chi phí sản xuất dở dang: 44.728.462 đ + Trị giá thành phẩm tồn kho: 301.524.500 đ 2.7. Tính giá thành sản phẩm: Sau khi đã có kết quả tính toán xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ, tập hợp được chi phí toàn doanh nghiệp. Kế toán tiếp tục tính toán xác định giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ (Giá thành phân xưởng). Giá thành SX SP hoàn thành Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Chi phí SX đã tập hợp trong kỳ Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ = + - Xác định tổng giá thành sản xuất từng mỏ đá theo công thức: + Giá thành SX mỏ đá Tân Trung: ZTT = 19.500.000đ + 85.941.646đ -15.000.000đ = 90.441.646đ + Giá thành SX mỏ đá Trung Mầu: ZTM = 44.728.462đ + 147.327.807đ - 20.608.000đ = 171.448.269đ Tổng giá thành toàn đơn vị: Z = ZTT + ZTM = 90.441.646đ + 171.448.269đ = 261.889.915đ * Phương pháp kế toán: + Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ tính giá thành. Kế toán ghi: Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”: 64.228.462đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 19.500.000đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 44.728.462đ) Có TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”: 64.228.462đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 19.500.000đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 44.728.462đ) + Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tính giá thành. Kế toán ghi: Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”: 35.608.000đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 15.000.000đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 20.608.000đ) Có TK 631 “Giá thành sản xuất”: 35.608.000đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 15.000.000đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 20.608.000đ) Kế toán ghi: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 261.889.915 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 90. 441.646đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 171.448.269đ) Có TK 631 “Giá thành sản xuất”: 261.889.915 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 90. 441.646đ - SX đá mỏ Trung Mầu: 171.448.269đ) + Kết chuyển thành phẩm tồn đầu tháng: Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 168.933.050 đ (Chi tiết: SX đá mỏ Tân Trung: 168.933.050 đ) Có TK 155 “Thành phẩm”: 168.933.050 đ (Chi tiết từng loại thành phẩm đá) Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 301.524.500 đ (Chi tiết: SX đá mỏ Trung Mầu: 301.524.500 đ) Có TK 155 “Thành phẩm”: 301.524.500 đ (Chi tiết từng loại thành phẩm đá) + Kiểm kê nhập kho thành phẩm tồn cuối kỳ: Nợ TK 155 “Thành phẩm”: 140.953.500 đ (Chi tiết từng loại đá) Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 140.953.500 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Tân Trung: 140.953.500 đ) Nợ TK 155 “Thành phẩm”: 302.397.000 đ (Chi tiết từng loại đá) Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 302.397.000 đ (Chi tiết: - SX đá mỏ Trung Mầu: 302.397.000 đ) + Trị giá vốn hàng xuất kho trong kỳ: Mỏ đá Tân trung: GVHB = 168.933.050đ + 90.441.646đ - 140.953.500đ = 118.421.196đ Nợ TK 911 “Xác định KQKD”: 118.421.196đ (Chi tiết: - KQKD mỏ Tân Trung: 118.421.196đ) Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 118.421.196đ (Chi tiết: - SX đá Tân Trung: 118.421.196đ) Mỏ đá Tân trung: GVHB = 301.524.500đ + 171.448.269đ - 302.397.000đ = 170.575.769đ Nợ TK 911 “Xác định KQKD”: 170.575.769đ (Chi tiết: - KQKD mỏ Tân Trung: 170.575.769đ Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”: 170.575.769đ (Chi tiết: - SX đá Tân Trung: 170.575.769đ) (Bảng tổng hợp tính giá thành và KQKD ở cuối phần này) * Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành như sau: (Trang bên) Chú thích: + Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất mỏ đá Tân Trung: (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí nhân công quản lý đội 1 (4) Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ (5) Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài (6) Kết chuyển chi phí bằng tiền khác (7) Kết chuyển chi phí dở dang đầu tháng (8) Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng (9) Kết chuyển giá thành sản xuất trong tháng (10) Xuất kho thành phẩm tồn đầu tháng tính giá thành (11) Kiểm kê nhập kho thành phẩm tồn cuối tháng (12) Xác định giá vốn hàng bán trong kỳ (13) Kết chuyển chi phí bán hàng (14) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp + Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất mỏ đá Trung Mầu: (1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển chi phí nhân công quản lý đội 2 (4) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu (5) Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ (6) Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài (7) Kết chuyển chi phí bằng tiền khác (8) Kết chuyển chi phí dở dang đầu tháng (9) Kiểm kê xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng (10) Kết chuyển giá thành sản xuất trong tháng (11) Xuất kho thành phẩm tồn đầu tháng tính giá thành (12) Kiểm kê nhập kho thành phẩm tồn cuối tháng (13) Xác định giá vốn hàng bán trong kỳ (14) Kết chuyển chi phí bán hàng (15) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Hàng ngày kế toán tập hợp những chứng từ phát sinh, thực hiện xử lý ban đầu và nhập chứng từ vào chương trình phần mềm kế toán. Máy tính sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ NKC, chuyển sang các sổ chi tiết, sổ cái các TK có liên quan. Việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ thể hiện trên các TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” và TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Cuối kỳ tính toán phân bổ chi phí, lập chứng từ kết chuyển, tính giá thành sản phẩm. Có thể khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc phát sinh Sổ Nhật ký chung Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK Sổ chi tiết TK Kết chuyển chi phí xác định giá thành Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 I/ Những nhận xét sơ bộ về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị: Qua tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành đơn vị đã sử dụng các tài khoản trong hệ thống tài khoản thống nhất. Quá trình vận hành kế toán trên máy vi tính bằng chương trình phần mềm kế toán áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty XD Sông Đà đã rất tiện lợi và đã có những kết quả nhất định, nhưng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Sau đây xin đưa ra một số nhận xét về ưu, khuyết điểm về tình hình thực tế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở đơn vị, từ đó có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện một bước công tác kế toán tập hợp chi phí & tính giá thành của đơn vị. 1.1/ Ưu điểm: Trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị có những ưu điểm sau: - Về hình thức tổ chức công tác kế toán: đơn vị đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung là phù hợp với quy mô, đặc điểm, phạm vi hoạt động. Tuy các đội sản xuất phân tán, nhưng chỉ có 1 đội xa trụ sở xí nghiệp nên việc luân chuyển chứng từ vẫn đảm bảo kịp thời phục vụ cho công tác ghi chép của kế toán. - Đơn vị áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên về phương pháp tập hợp chi phí đơn giản, ít sổ sách, ít bảng biểu, mọi chi phí phát sinh được phản ánh kịp thời, dễ xem xét, dễ phát hiện thấy những điểm bất hợp lý. Đồng thời đáp ứng một cách kịp thời yêu cầu quản lý. - Vận dụng các tài khoản kế toán chính xác và linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. - Định mức chi phí nhân công trực tiếp, định mức nhiên liệu được xác định một cách chính xác, phù hợp với tình trạng trang thiết bị và qui trình công nghệ sản xuất thực tế của đơn vị. - Nội dung các khoản mục chi phí được tập hợp, phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí là hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình hoạt động sản xuất thực tế của đơn vị. - Các chi phí phát sinh được tập hợp ghi chép kịp thời, chính xác cho từng đối tượng chịu chi phí, dễ dàng phân bổ kết chuyển chính xác cho đối tượng tính giá thành. - Đã xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình hoạt động của đơn vị. 1.2/ Những tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành ở đơn vị vẫn còn những tồn tại sau đây: * Thứ nhất: Một số khoản mục chi phí tập hợp chưa chính xác theo đúng nội dung khoản mục chi phí đó. Chẳng hạn khoản chi phí mua lệ phí giao thông được đơn vị tập hợp vào TK 6425 “Thuế, phí và lệ phí”. Thực chất tài khoản này phản ánh các khoản thuế, phí và lệ phí bao gồm thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế sử dụng vốn ngân sách. Còn khoản lệ phí giao thông thực chất là khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, do đó nó phải được tập hợp vào chi phí trực tiếp để tính giá thành sản phẩm thì mới chính xác được. * Thứ hai: Việc phân bổ chi phí công cụ sản xuất và vật tư có giá trị lớn chưa theo một tiêu thức nhất định, có loại thì phân bổ tự do cho các tháng, có loại công cụ sản xuất thì trên cơ sở tuổi thọ kỹ thuật, đơn vị tính toán phân bổ chia đều cho các tháng sử dụng. Như vậy là không phù hợp cho đối tượng chịu chi phí, dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm ở các kỳ cũng không được chính xác. Bởi vì thực tế thì có tháng công cụ sản xuất được sử dụng nhiều, có tháng lại sử dụng ít do vậy việc khấu hao là không giống nhau giữa các tháng, chi phí sử dụng giữa các tháng không thể bằng nhau được nên không thể tính phân bổ đều cho các tháng được. Theo tôi đơn vị nên chọn tiêu chuẩn phân bổ theo sản lượng thực tế đạt được trong kỳ, kết hợp với định mức vật tư hay tuổi thọ kỹ thuật của công cụ để phân bổ cho đối tượng chịu chi phí là thích hợp nhất, đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. * Thứ ba: Đơn vị áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nhưng đến khâu kế toán thành phẩm lại sử dụng hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đã được tập hợp vào các tài khoản chi phí, đến cuối tháng được kết chuyển sang Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất” chứ không kết chuyển sang Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Như vậy việc áp dụng phương pháp kế toán ở đơn vị là không thống nhất. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.1/ Tổng hợp chi phí sản xuất: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đòi hỏi đơn vị sản xuất cần phải có những biện pháp, đối sách phù hợp. Một trong những biện pháp quan trọng giữ vai trò chủ đạo là đơn vị phải tập hợp chi phí theo các khoản mục, phản ánh đúng nội dung của khoản mục chi phí đó, vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu thực tế trong đơn vị. Không được bỏ sót một khoản chi phí nào, đầu vào phải được hạch toán một cách kịp thời, đầy đủ, phân bổ một cách chính xác. Có như vậy mới đảm bảo tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Về cơ bản đơn vị đã tập hợp các khoản chi phí phát sinh vào các tài khoản chi phí rất phù hợp với nội dung kinh tế, đảm bảo đúng tính chất chi phí. Riêng khoản mục chi phí về lệ phí giao thông nên tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm được đầy đủ hơn, thực tế ở đơn vị đã tập hợp vào khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí công cụ dụng cụ sản xuất và chi phí vật liệu có giá trị lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất, đơn vị đã tập hợp vào TK 142 “Chi phí trả trước”. Hàng tháng, khi tính phân bổ đơn vị nên chọn tiêu chuẩn phân bổ là khối lượng sản phẩm sản xuất thì sẽ phù hợp hơn, thực tế ở đơn vị đã không phân bổ theo tiêu chuẩn nhất định như vậy dẫn đến việc tập hợp chi phí và tính giá thành không được chính xác, có khi công cụ sản xuất đã hỏng rồi mà việc khấu hao phân bổ vào chi phí vẫn chưa được là bao nhiêu do vậy kỳ cuối cùng sẽ chịu nhiều chi phí hơn. VD: Tháng 1/2000 đơn vị xuất kho 1 bộ hàm nghiền má CMD 186-187 cho máy nghiền. Trị giá xuất kho là 14.500.000 đ/bộ Thông số kỹ thuật cho biết cứ 1 bộ hàm nghiền này sản xuất được 6.000m3 đá thành phẩm các loại. Như vậy thì tiêu thức phân bổ ở đây nên tính toán là: đ/m3 Nếu tháng 1/2000 bộ hàm ngiền trên sản xuất được 2.000m3 đá các loại, thì chi phí hàm nghiền phải được tính toán phân bổ là: 2.000 m3 ´ 2.417 đ/m3 = 4.834.000 đồng. Kế toán ghi: Nợ TK 621/Có TK 142 Tháng 2/2000 sản xuất được 3.500 m3 thì chi phí hàm nghiền phải được phân bổ là: 3.500 m3 ´ 2.417 đ/m3 = 8.459.500 đồng. Tương tự các loại vật tư, công cụ khác khi phân bổ cũng nên tiến hành như ví dụ trên chi phí được tính vào trong kỳ sẽ chính xác hơn, giá thành sản phẩm trong kỳ cũng sẽ được tính đúng hơn, kết quả kinh doanh trong kỳ được xác định hợp lý hơn. 2.2/ Kế toán tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào số liệu tập hợp trên sổ Nhật ký chung, các sổ chi tiết tài khoản và các sổ cái tài khoản chi phí sản xuất trong kỳ. Căn cứ vào khối lượng thực tế sản phẩm sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành tập hợp chi chi phí theo đối tượng tính giá thành. Theo quy định hiện nay của chế độ kế toán, thì chỉ tính vào giá thành sản phẩm những khoản chi phí cơ bản trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng được hạch toán vào giá thành sản phẩm tiêu thụ (giá thành toàn bộ). Hạch toán như vậy đảm bảo cho công tác tính giá thành sản phẩm được chính xác, vì khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh (khâu tiêu thụ sản phẩm) giá thành sản phẩm được đảm bảo chứa đựng chi phí doanh nghiệp chi ra cần được bù đắp. Hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp là sản xuất và kinh doanh sản phẩm đá xây dựng, nên giá thành đơn vị cần được xác định cho 1m3 đá thành phẩm từng loại. Vì khối lượng vật tư sử dụng ở đơn vị lớn, nhiều chủng loại khác nhau, khó theo dõi. Bên cạnh đó lại có chương trình phần mềm kế toán tự tính toán được đơn giá bình quân, nên việc đơn vị áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý. Nhưng khâu kế toán thành phẩm đơn vị lại áp dụng hình thức kiểm kê định kỳ là chưa được phù hợp. Để khắc phục tình trạng này tôi xin mạnh dạn đưa ra phương pháp xác định giá thành đơn vị của đá thành phẩm như sau: + Xác định giá thành đơn vị bình quân: Giá thành BQ 1m3 thành phẩm = Tổng giá thành phân xưởng Tổng khối lượng sản phẩm thực hiện Bảng tính giá thành bình quân 1 đơn vị sản phẩm TT Nội dung ĐVT Mỏ Tân trung Mỏ Trung mầu 1 Chi phí dở dang đầu kỳ đồng 19.500.000 44.728.462 2 Chi phí trong kỳ đồng 85.941.646 147.327.807 - Nguyên vật liệu đồng 31.170.658 51.838.803 - Nhân công đồng 5.918.832 20.527.728 - Chi phí SXC đồng 48.852.156 74.961.276 3 Chi phí dở dang cuối kỳ đồng 15.000.000 20.608.000 4 Giá thành phân xưởng đồng 90.441.646 171.448.269 5 Khối lượng sản xuất m3 1.888,9 5.399,5 6 Giá thành đơn vị BQ đ/m3 47.880,58 31.752,62 + Xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm căn cứ vào giá thành thực tế trong kỳ với giá thành cố định tính theo sản phẩm thực tế (có thể là giá kế hoạch, cũng có thể là giá bán bình quân của năm trước) tính ra hệ số giá. Hệ số giá = Tổng giá thành thực tế Tổng giá thành định mức Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm sẽ bằng giá thành kế hoạch tính theo sản phẩm thực tế của loại sản phẩm đó nhân với hệ số giá. Hệ số giá = Tổng giá thành thực tế loại sản phẩm i Tổng giá thành định mức của loại SP i ´ Giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm bằng khối lượng thực tế sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ nhân với đơn giá kế hoạch. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị trong kỳ có thể khái quát theo sơ đồ sau: + Sơ đồ 1: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mỏ đá Tân Trung: Chú thích sơ đồ 1: (1) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh (2) Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ (3) Chi phí nhân viên phân xưởng (4) Chi phí khấu hao TSCĐ (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (6) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (7) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (8) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (9) Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho (10a) Giá vốn hàng bán trong kỳ (10b) Giá vốn hàng xuất giao bán thẳng không qua kho (nếu có) (11) Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ (12) Kết chuyển chi phí bán hàng (13) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 154 TK 111,152.. TK 621 TK 155 TK 911 TK 622 TK 627 TK 632 TK 641 TK 642 TK 334, 338 TK 214 31.170.658 5.918.832 5.215.693 6.012.000 5.918.832 48.852.156 31.170.658 19.500.000 37.624.463 TK Lquan... SD:15.000.000 90.441.646 xxx 1.011.525 9.219.845 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10a) (10a) (10b) (11) (12) (13) (2) 31.170.658 + Sơ đồ 2: Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm mỏ đá Trung Mầu: (Trang bên) TK 154 TK 111,152.. TK 621 TK 155 TK 911 TK 622 TK 627 TK 632 TK 641 TK 642 TK 334, 338 TK 152 TK 214 51.838.803 20.527.728 4.625.678 40.671.000 20.527.728 74.961.276 51.838.803 44.728.462 TK Lquan... 183.000 171.447.269 29.481.598 SD: 20.608.000 5.182.740 17.943.098 xxx (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11a) (11a) (11b) (12) (13) (14) Chú thích sơ đồ 2: (1) Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ (2) Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ (3) Chi phí nhân viên phân xưởng (4) Chi phí vật liệu phân xưởng (5) Chi phí khấu hao TSCĐ (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác (7) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (8) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (9) Kết chuyển chi phí sản xuất chung (10) Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho (11a) Giá vốn hàng bán trong kỳ (11b) Giá vốn hàng xuất giao bán thẳng không qua kho (12) Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ (nếu có) (13) Kết chuyển chi phí bán hàng (14) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. * Trình tự kế toán tập hợp chi phí theo mô hình sau: Sổ tổng hợp chi phí TK 154 Sổ kế toán liên quan: VT, tiền lương Sổ kế toán tổng hợp TK 621, TK 622, TK 627 Báo cáo CFSX (Nếu chủ DN yêu cầu) Kết chuyển Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ Chi phí cơ bản trực tiếp Chứng từ gốc phát sinh Sổ chi tiết chi phí theo từng mỏ đá Phân bổ Chi phí chung phát sinh Số liệu liên quan: bảng tính khấu hao, bảng tính lương Sổ chi tiết chi phí sản SXC Chú thích: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra * Trình tự kế toán tính giá thành sản phẩm thể hiện khái quát theo hình sau: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo đối tượng tậo hợp chi phí Chi phí sản xuất phát sinh tập hợp theo đối tượng SX (từng mỏ đá) Tài liệu liên quan đến sản lượng, định mức chi phí, giá thành ĐM Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ theo đối tượng tậo hợp chi phí Bảng tính giá thành sản phẩm (từng mỏ đá) Báo cáo giá thành sản phẩm Số liệu chi phí tập hợp được trong kỳ, căn cứ vào số liệu trên các sổ cái tài khoản, sổ chi tiết tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Số liệu trên các tài khoản này được máy tính tự động tổng hợp từ sổ Nhật ký chung. Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được xác định theo khối lượng sản phẩm dở dang thực tế nhân với đơn giá chiết (đơn giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ công đoạn đầu đến cuối công đoạn dở dang cho 1 đơn vị sản phẩm làm dở) tính trong bảng chiết tính giá thành từng mỏ đá. Nếu đơn vị áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức thì tài liệu về định mức chi phí, sản lượng định mức, giá thành định mức là cơ sở để xác định được giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành cụ thể. Báo cáo giá thành phục vụ cho kế toán quản trị doanh nghiệp biết được tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của 1 sản phẩm đá xây dựng, so sánh việc phấn đấu hạ thấp giá thành giữa các kỳ tính giá. * * * kẽt luÄn Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế mở với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, sự cạnh tranh càng gay gắt thì những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế càng cấp bách, mọi nhu cầu cần phải được đáp ứng một cách kịp thời nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Để đáp ứng những nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu của cuộc sống xã hội thì ngành sản xuất công nghiệp không thể thiếu được, nó còn quyết định đến sự phát triển của đất nước. Một đất nước phát triển thì tất yếu phải có nền công nghiệp rất phát triển. Ngành sản xuất đá xây dựng là bộ phận rất nhỏ trong ngành sản xuất công nghiệp nhưng nó đã đem phần nhỏ bé của mình góp chung với xã hội, tham gia cải tạo tích cực hệ thống cơ sở hạ tầng, đến việc xây dựng các công trình dân dụng, công trình thế kỷ...Chính vì vậy mà việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, đổi mới sản phẩm theo nhu cầu sử dụng xã hội, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ là những vấn đề cấp bách hàng đầu của nền kinh tế. Để thực hiện điều đó thì mỗi đơn vị sản xuất công nghiệp bản thân phải tự hoàn thiện và nâng cao chất lượng kinh doanh từ đơn vị cơ sở. Trong quá trình hoàn thiện đó thì công tác kế toán là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất có thể thực hiện một cách nhanh chóng và cơ bản, làm bàn đạp cho các yếu tố khác. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện chính xác hay không là nhờ có công tác kế toán trong đơn vị, đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có chính xác hay không, có phản ánh đúng thực tế hay không. Đồng thời công tác kế toán tập hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm còn là công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Chính vì vậy yếu tố hoàn thiện đầu tiên phải là khâu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để thực hiện tốt điều đó thì công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phải được làm tốt các khâu, ngay từ khâu hạch toán ban đầu phải thật chính xác, đầy đủ. Khâu xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành cũng như việc xác định nội dung các khoản mục chi phí phải rõ ràng, phù hợp với tính chất kinh tế, đúng với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là việc tập hợp các chi phí vào đối tượng tính giá thành phải đảm bảo chính xác, đầy đủ và khoa học. Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp XL SXKDVL Sông Đà 201 đã có nhiều đổi mới, có những ưu điểm đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục và hoàn thiện hơn nữa. Trong thời gian từ 20/11/2000 đến 21/12/2000 được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Dậu, cô giáo Trần Thị Biết và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với nhiệm vụ được giao: Đề tài “Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” với các nội dung đã được đề cập giải quyết. Qua quá trình làm chuyên đề tốt ngjhiệp, bản thân em đã được củng cố, nâng cao trình độ chuyên môn, đã rèn luyện tổng hợp các kiến thức đã học vào thực tiễn làm cơ sở cho công tác chuyên môn sau này. Em xin ch¿n thĂnh cÂm ổn thÀy giÔo Nguyẻn Vân DÄu, cà giÔo TrÀn Thệ Biẽt ÅÊ trức tiẽp hũờng dÂn, cÔc thÀy cà giÔo trong bồ màn kẽ toÔn trũỗng ŠƠi hòc TĂi chếnh - Kẽ toÔn HĂ Nồi vĂ cÔc anh chệ trong Ban Kẽ toÔn Xế nghiẹp XL SXKDVL Sàng ŠĂ 201 ÅÊ giùp em hoĂn thĂnh chuyận Åè tọt nghiẹp. Xin ch¿n thĂnh cÂm ổn nhĂ trũỗng, cÔc thÀy cà giÔo trong trũỗng ÅÊ giÂng dƠy vĂ giùp Åộ em hoĂn thĂnh khĩa hòc. Vễnh Phùc, thÔng 12/2000 Ngà Vân Nghễa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34110.doc
Tài liệu liên quan