Luận văn Một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán bù trừ tại nhct Hai Bà Trưng

Năm 2004, theo định hướng phát triển của NHCTVN, Chi nhánh NHCT khu vực Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện hoàn thiện kế hoạch NHCTVN giao với một số chỉ tiêu sau: - Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.480 tỷ đổng. - Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khác 1.036 tỷ đồng. - Không có nợ quá hạn mới phát sinh (không kể nợ tồn đọng cũ). - Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn dưới 40%/Tổng dư nợ. - Lợi nhuận đạt 32 tỷ đồng. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chi nhánh đề ra một số giải pháp chủ yếu sau: - Công tác huy động vốn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn rẻ và vốn trung, dài hạn. Triển khai tthực hiện tốt các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suấttheo chỉ đạo của NHCTVN. - Về tín dụng: Phấn đấu tăng trưởng dư nộ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Phân tích đánh giá thế mạnh từng khu vức, từng ngành nghề, từng doang nghiệp SXKD có hiệu quả, để chủ động tiếp thị, thu hút khách hàng mở rộng đầu tư cho vay. Đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng tín dụng coi trọng tính an toàn và khả năng thu hồi nợ của từng khoản vay. Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay, xây dụng được lực lượng khách hàng chiến lược của Chi nhánh, phân tích đánh giá định kỳ để xác định những khách hàng mang lại hiệu quả, lợi ích cao cho chi nhánh để thiết lập mối quan hệ lâu dài bền vững.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán bù trừ tại nhct Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yệt để đảm bảo tính thống nhất và an toàn tài sản. Tham gia vào quá trình phát hành và sử dụng séc gồm có: - Người phát hành séc: Là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc người được uỷ quyền ký tên để phát hành séc theo đúng qui định của pháp luật về uỷ quyền. - Người thụ hưởng séc: Là người có quyền sở hữu ghi trên tờ séc. - Người chuyển nhượng séc: Là người chuyển quyền sở hữu số tiền ghi trên séc của mình cho người khác. - Đơn vị thanh toán: Là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thanh toán (như các Ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà nước). - Đơn vị thu hộ: Là đơn vị được phép nhận séc với tư cách làm đại lý cho người thụ hưởng séc để thu hộ tiền. Người phát hành séc không được ký khống chỉ trên các tờ séc (chủ tài khoản ký séc trước, nội dung của tờ séc ghi sau) và chỉ phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại đơn vị thanh toán séc. Trường hợp phát hành quá số dư thì: - Vi phạm lần đầu, phạt tiền theo qui định xử phạt vi phạm hợp đồng và có công văn nhắc nhở để tránh tái phạm. - Vi phạm lần thứ hai, ngoài việc phạt tiền vi phạm lần đầu còn bị đình chỉ quyền phát hành séc trong 6 tháng và thu hồi toàn bộ số séc chưa sử dụng. Sau đó phải có cam kết không tái phạm của chủ tài khoản thì mới được khôi phục quyền phát hành séc. Nếu vẫn tái phạm thì bị cấm phát hành séc vĩnh viễn. ở nước ta hiện nay có các loại séc sau đây được sử dụng rộng rãi: Séc chuyển khoản và séc bảo chi. 1.1. Séc chuyển khoản. Séc chuyển khoản là tờ séc do chủ tài khoản phát hành để trực tiếp giao cho người thụ hưởng, hình thức này áp dụng khi bên mua và bên bán rất tín nhiệm nhau. Séc chuyển khoản không được phép lĩnh tiền mặt. Phạm vi thanh toán: Dùng để thanh toán giữa hai khách hàng có tài khoản trong cùng một Ngân hàng hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp trên địa bàn địa phương tỉnh, thành phố. Nguyên tắc hạch toán: Ghi “nợ” tài khoản bên trả tiền trước, ghi “có” tài khoản người thụ hưởng sau. Quy trình thanh toán bằng séc chuyển khoản: (Sơ đồ phần phụ luc 1) 1.2. Séc bảo chi. Séc bảo chi khác với séc chuyển khoản là trước khi người mua giao séc cho người bán thì người mua phải đến Ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục bảo chi séc bằng cách, yêu cầu Ngân hàng trích tài khoản tiền gửi của rành hoặc là nộp vào Ngân hàng một số tiền để làm thủ tục bảo chi séc. Sau đó Ngân hàng mới giao séc cho người mua để đi mua hàng. Phạm vi thanh toán séc bảo chi: Séc bảo chi được thanh toán trong phạm vi giữa hai đơn vị mua và bán mở tài khoản cùng một Ngân hàng, giữa hai đơn vị mua và bán mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận chứng từ trực tiếp và được áp dụng giữa hai đơn vị mua và bán ở khác Ngân hàng nhưng cùng hệ thống. Thời hạn hiệu lực của séc bảo chi là 30 ngày kể từ ngày bảo chi séc. Thủ tục bảo chi séc: khi khách hàng có nhu cầu bảo chi séc, sẽ lập giấy yêu cầu bảo cho séc để gửi tới Ngân hàng kèm theo tờ séc. Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các nôi dung trên giấy yêu cầu bảo chi cũng như tờ séc, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng xin bảo chi séc, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục bảo chi séc và đóng dấu bảo chi lên tờ séc. Quy trình thanh toán: thủ tục thanh toán séc bảo chi được tiến hành như đối với thanh toán séc chuyển khoản. 2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền. 2.1. Uỷ nhiềm chi. Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản người thụ hưởng để thanh toán tiền mua bán, cung ứng dịch vụ, hàng hoá hoặc nộp thuế, thanh toán nợ,... Uỷ nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cùng ngân hàng, khác hệ thống ngân hàng, khác tỉnh. Sơ đồ quy trình thanh toán: (Phụ lục 2). 2.2. Séc chuyển tiền. Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng xin trích tài khoản của mình hoặc nộp tiền mặt để chuyển tiền đến ngân hàng khác. Séc chuyển tiền được thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống ngân hàng thương mại. Khách hàng có nhu cầu xin cấp séc chuyển tiền phải lập 3 liên uỷ nhiệm chi kèm theo chứng minh thư của người cầm séc mang đến Ngân hàng thanh toán xin ký gửi khoản tiền trên tờ séc vào tài khoản của Ngân hàng đảm bảo cho thanh toán séc, sau khi kiểm soát đầy đủ các yếu tố, Ngân hàng sẽ cấp uỷ nhiệm chi (chỉ được áp dụng trong cùng hệ thống Ngân hàng). Thời hạn hiệu lực tờ séc chuyển tiền là 30 ngày kể từ ngày phát hành ghi trên tờ séc. Sơ đồ quy trình thanh toán: (Phụ lục 3). 3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. Uỷ nhiệm thu do người thụ hưởng lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để thu tiền hàng đã giao, hoặc dịch vụ đã cung ứng. Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng khác cùng hệ thống hoặc khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ. Muốn thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, bên mua và bên bán phải thống nhất ký hợp đồng thảo thuận dùng hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu với điều kiện thanh toán ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ người mua biết để làm căn cứ thanh toán các uỷ nhiệm thu. Sau khi đã hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn, vận đơn gửi đến Ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp tới Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy uỷ nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của bên trả tiền ngay cho bên thu hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Nếu tài khoản bên trả tiền không đủ tiền thì bên trả phải bị phạt trả chậm cho bên thụ hưởng. Thời gian phạt tính từ ngày nhận uỷ nhiệm thu mà tài khoản tiền gửi không đủ tiền thanh toán đến ngày có đủ tiền. Hình thức phạt được tính như sau: Số tiền x số ngày chậm trả x 150% mức lãi suất vay hiện hành. Uỷ nhiệm thu được áp dụng cho hai bên thanh toán mua và bán có sự tín nhiệm với nhau, hình thức thanh toán thích hợp đối với các dịch vụ cung ứng, với khối lượng định kỳ như điện, nước, điện thoại.v.v. Sơ đồ quy trình thanh toán: (Phụ lục 4). 4. Thanh toán bằng thư tín dụng. Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua. Bên mua phải lập giấy mở TTD yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi (hoặc tiền vay Ngân hàng) một số tiền bằng tổng giá trị hàng đặt mua để lưu ký vào một tài khoản riêng. Ngân hàng bên trả tiền phải gửi ngay TTD cho Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng để báo cáo cho khách hàng biết. Mức tối thiểu của một TTD là 10 triệu đồng, thời hạn hiệu lực thanh toán của mỗi TTD là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng. Tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãi, mỗi thư tín dụng chỉ được thanh toán một lần cho một người hưởng thụ. Bên bán có trách nhiệm giao hàng cho bên mua sau khi nhận được giấy báo thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng được áp dụng thanh toán giữa hai đơn vị mở và sử dụng tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau trong từng hệ thống. Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho bên thụ hưởng căn cứ vào hoá đơn, vận đơn, các chứng từ giao nhận hàng có chữ ký của người đại diện trả tiền, kèm theo giấy uỷ nhiệm của người đã trả tiền do người thụ hưởng xuất trình, phù hợp với các điều khoản qui định thống nhất giữa hai bên mua, bán được ghi trên thư tín dụng. Sau khi trả tiền Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng phải báo nợ ngay cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền để tất toán thư tín dụng. Mọi trường hợp tranh chấp về hàng hoá đã giao và tiền hàng đã trả do hai bên mua bán giải quyết.0 Sơ đồ quy trình thanh toán: (Phụ lục 5). 5. Thanh toán bằng thẻ thanh toán. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. Tại Việt Nam thẻ phát hành dùng trong nước có 3 loại. - Thẻ loại A (Thẻ ghi Nợ): Thẻ thanh toán cho những người có uy tín với Ngân hàng nhất là về tài chính. Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thẻ, căn cứ để thanh toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại Ngân hàng và hạn mức tối đa của thẻ do Ngân hàng tiền quy định. - Thẻ loại B: để sử dụng thẻ khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán thông qua việc trích tài khoản tiền gửi hoặc nộp tiền mặt hoặc vay Ngân hàng, số tiền ký quý chính là hạn mức của thẻ. - Thẻ loại C (Thẻ tín dụng): áp dụng cho những khách hàng được vay vốn của Ngân hàng, khách hàng chỉ được thanh toán hoặc rút tiền trong phạm vị hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp nhận. Hiện nay do trình độ Khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư của nước ta còn hạn chế nên chưa trang bị được máy đọc thẻ ở nhiều nơi, vì vậy thẻ thanh toán chưa được sử dụng rộng rãi, chủ yếu là một số địa phương phát triển. Trong tương lai thì thẻ thanh toán sẽ là phương tiện thanh toán được dùng nhiều nhất và tiện lợi nhất. Chương II Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt và hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng I. kHái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. 1- Sơ lược về quá trình ra đời và phát triển Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng là đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, trụ sở đóng tại 285 Trần Khát Chân - Quận Hai Bà Trưng - TP.Hà Nội. Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng được thành lập trên cơ sở chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận Hai Bà Trưng cùng với sự ra đời của Ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trước đó hệ thống Ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, hoạt động với hai chức năng chính là quản lý nhà nước về tiền tệ và kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ban hành ngày 26/03/1988 và Nghị đinh số 402/CT-HĐBT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, nay là Thủ tướng Chính Phủ và NHCT Hai Bà Trưng là một chi nhánh là một chi nhánh của NHCT Việt Nam. Sau những năm thành lập cho đến nay, từ một chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp quận chuyển thành Ngân hàng thương mại khu vực, chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường và giữ vững vai trò chủ đạo là một đơn vị Ngân hàng thương mại Nhà nước. Đặc biệt từ năm 1993 đến nay, sau khi NHCT Việt Nam thực hiện cơ chế Ngân hàng hai cấp và sáp nhập chi nhánh NHCT khu vực I vào chi nhánh NHCT khuvực II thành chi nhánh NHCT khu vực Hai Bà Trưng, trực thuộc NHCT Việt Nam. Đồng thời với việc đổi mới cơ chế quản lý trong kinh doanh, NHCT HBT được quyền tự chủ trong hoạch toán kinh doanh. Điều này đặt NHCT HBT trước thử thách mới là làm thế nào để hoạt động có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật và yêu cầu của NHCT. Trong điều kiện nền kinh tế mới bắt đầu khởi sắc, đầu tư tín dụng còn hạn chế, nguồn vốn huy động lớn nhưng với cơ cấu chủ yếu là tiết kiệm với lãi suất cao. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các giải pháp khắc phục. Nhờ có định hướng đúng cùng với tinh thần chủ động sáng tạo, Ngân hàng Công thươngNHCT Hai Bà Trưng đã vượt qua khó khăn ban đầu, vững bước đi lên đạt hiệu quả trong kinh doanh. Hiện nay, Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng đã thưc sự đứng vững, ngày càng phát triển trong hệ thống NH Việt Nam trong nhiều năm liền và được đáng giá là một trong những Chi nhánh hàng đầu của NHCT Việt Nam hiện nay. 2- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của NHCT Hai Bà Trưng. Cơ cấu tổ chức của NHCT Hai Bà Trưng bao gồm ban giám đốc và các phòng ban. Ban giam đốc gồm 4 vị: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Các phong ban gồm có: Phòng kinh doanh đối nội: với chức năng cho vay VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ cầm cố, bảo lãnh cho các đơn vi kinh té vay vốn nước ngoài. Phòng kinh doanh đối ngoại: Làm nhiệm vụ kinh doanh quốc tế bằng hình thức mở L/C, nhập nhờ thu, lập những bộ chứng từ với các đơn vị xuất khẩu, mua bán kinh doanh thu đổi ngoại tệ. Phòng kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán Ngân hàng, hạch toán tiền gửi, hạch toán tiền vay, thanh toán chuyển tiền cho các đơn vị và làm nhiêm vụ hạch toán nội bộ cho ngân hàng. Phòng kho quỹ: Có chức năng chủ yếu là thu chi tiền mặt, đáp ứng yêu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, đảm bảo an toàn kho quỹ. Phòng nguồn vốn: có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, chịu trách nhiệm về huy động vốn của ngân hàng. Phòng kiểm soát: Kiểm tra giám sát toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh và hoạt động của toàn chi nhánh theo sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng Công thương Viêt Nam. Phòng tổ chức - hành chính: có nhiệm vụ tiếp nhân và tổ chức đào tạo cán bộ, lo hậu cần tài chính cho chi nhánh. Phòng giao dịch: đươc thành lập với mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trên địa bàn, hoạt động chủ yếu của phòng giao dịch nay là cho vay. Phòng tổng hợp: có nhiêm vụ hoàn thành các báo cáo, tổng hợp các loại báo cáo, theo dõi thực hiên đIều hoà vốn. Cửa hàng kinh doanh vàng bạc: với chức năng mua bán và kinh doanh vàng bạc, cầm cố tài sản. Phòng thanh toán điện toán: có nhiêm vụ cài đặt và vận hành phần mềm, thực hiện chương trình lưu trữ cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị thông tin, cung cấp các loại báo cáo, cân đối. Tổ nghiệp vụ bảo hiểm: có chức năng thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đối với khách hàng, đồng thời có nhiệm vụ thu phí bảo hiểm. (Sơ đồ tổ chức NHCT Quận Hai Bà Trưng: phụ lục 6) 3- Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2003. Năm 2003 đã khép lại, nhưng những hoạt động sôi động và quyết liệt, những lỗ lực vượt bậc và những thành công của chi nhánh đã tạo đà để chi nhánh bước vào năm 2004 vững vàng tự tin. Dưới sự chỉ đạo sát sao của NHCTVN, NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành hữu quan, cùng với sự lỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao của toàn thể CBNV, năm 2003 chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ: nguồn vốn tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng được cải thiện và nâng cao, dư nợ tín dụng lành mạnh ngày càng tăng, các dịch vụ Ngân hàng phát triển, thu hút thêm nhiều khách hàng. Đặc biệt là môt trong bốn Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội được chọn triển khai thí điểm chương trình hiện đại hoá Ngân hàng, bước đầu thực hiện tuy có nhiều khó khăn vướng mắc nhưng Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi thành công chương trình Hiện đại hoá, các bộ phận vận hành chương trình mới đã đáp ứng yêu cầu công việc để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Hoạt động huy động vốn. Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Ngân hàng.Trong những năm gần đây chi nhánh đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác định. Năm 2003, công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn do biến động về lãi suất, nên ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của chi nhánh, nhất là sự cạnh tranh hết sức sôi động về lãi suất giữa các NHTM hoạt động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Mặc dù lãi suất huy động không cao so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng do chủ động triển khai nhiều biện pháp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng, nên Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo thế chủ động cho hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn thường xuyên nộp vốn thừa theo kế hoạch bình quân hơn 1.000 tỷ đồng về NHCT Việt Nam, để điều hoà chung trong toàn hệ thống. Bên cạch đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triển với màng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, thái độ phục vụ văn minh lịch sự. Công tác quản lý tiền gửi dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn tiền gửi dân cư và các giấy tờ in quan trọng tạo được truyền thống uy tín cao của chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng đến việc thu hút tiền gửi của doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện. Tính đến ngày 31/12/2003: Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.094.456 triệu đồng. Tăng so với năm 2002 là 131.780 triệu đồng, tăng 6,29%. Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh năm 2002 - 2003. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003/2002 Tăng(+), Giảm(-) 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế VNĐ Ngoại tệ (đã quy đổi) 645.759 637.404 8.355 686109 679.995 6.114 + 6,25% + 6,68% - 26,82% 2. Tiền gửi của dân cư VND Ngoại tệ (đã quy đổi) 1.316.919 870.389 446.530 1.408347 1.058.058 350.289 + 6,94% + 21,65% - 21,55% Tổng nguồn vốn huy động 1.962.678 2.094456 + 6,71% (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 – 2003) b. Hoạt động cho vay (sử dụng vốn). Với bối cảnh trong nước gặp nhiều khó khăn, môI trường đầu tư không thuận lợi, số lượng dự án có đủ đIều kiện vay vốn không nhiều. Nhưng Chi nhánh đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc. Bằng nhiều biện pháp tích cực, sáng tạo, vận dụng kịp thời linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, của ngành nên kết quả cho vay của chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan. Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2003 đạt 1.221.260 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 189.298 triệu (18,34%). Về chất lượng tín dụng, Chi nhánh quan tâm chú ý đến việc nâng cao tiêu chuẩn tín dụng, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ Tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định cho vay. Do vậy đã kiềm chế được nợ quá hạn mới phát sinh. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1,01% trong tổng dư nợ cho vay. Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam, công tác xử lý nợ tồn đọng đã triển khai rất tích cực, tất cả các khoản nợ tồn đọng đều được rà soát lại và phân tích những khó khăn thuận lợi để tìm ra biện pháp xử lý phù hợp nhất. Tổng số nợ xử lý trong năm 2003 được 5.184 triệu đồng, trong đó xử lý rủi ro 2.039 triệu đồng, được NHCT VIệt Nam đánh giá, xếp loại khá trong công tác xử lý nợ tồn đọng. Bảng 2: Tình hình cho vay (sử dụng vốn) tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng năm 2002 - 2003. Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2003/2002 1. Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngoài quốc doanh 1.031.962 969.206 62.756 1.221.260 1.149.734 71.526 + 18,34% + 11,86% + 11,39% 2. Phân theo kỳ hạn cho vay Cho vay ngắn hạn Cho vay chung, dài hạn 1.031.962 960.432 71.530 1.221.260 1.066.787 154.473 + 18,34% + 11,11% + 21,59% 3. Cho vay theo nội và ngoại tệ - Cho vay bằng VNĐ - Cho vay bằng ngoại tệ (đã quy đổi) 1.031.962 844.136 187.826 1.221.260 813.988 407.262 + 18,34% - 3,57% + 21,68% (Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2002 – 2003). II. thực hiên công tác thanh toán không dùng tiền mặt tạI chi nhánh ngân hàng công thương hai bà trưng. 1. Kết quả công tác thanh toán tại chi nhánh NHCT HBT. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng. Cho đến nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã chứng tỏ nhiều ưu điểm và ngày càng chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các Ngân hàng. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua tình hình thực hiện công tác thanh toán tại Chi nhánh NHCT quận Hai Bà Trưng trong 2 năm 2002 và 2003. Bảng 3: Tình hình thực hiện công tác thanh toán tại NHCT HBT. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thanh toán bằng TM 2.625.766 25,36% 2.841.540 23,88% Thanh toán không dùng TM 7.726.327 74,64% 9.056.588 76,12% Tổng cộng 10.352.093 100% 11.898.128 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002, 2003). Qua bảng 3 ta thấy lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2003 đã tăng đáng kể so với năm 2002 là 1.330.261 triệu đồng (17.22%) và chiếm 76,12% trong tổng doanh số thanh toán chung. Năm 2002 thanh toán bằng tiền mặt đạt 2.625.766 triệu đồng, chiếm 25,36% và thanh toán không dùng tiền mặt là 7.726.327 triệu đồng, chiếm 74,64% trong tổng doanh số chung. Trong khi đó năm 2003 thanh toán bằng tiền mặt là 2.841.540 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 215.774 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 23,88% trong tổng doanh số thanh toán chung. Điều này càng khẳng đinh rõ vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt với những ưu điểm của nó là an toàn, chính xác, thuận lợi và nhanh chóng. Để đạt được kết quả như trên, Chi nhánh NHCT HBT đã không ngừng cải tiến công tác thanh toán và tiếp tục duy trì, phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Trong năm 2003, đã triển khai lắp đặt máy móc tại các điểm giao dịch phục vụ thực hiện chương trình Hiện đại hoá, góp phần tạo ra những thành công của Chi nhánh. 2. áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở NHCT Hai Bà Trưng. Các thể thức thanh toán qua Nhân hàng rất đa dạng, việc sử dụng hình thức nào là do khách hàng lựa chọn. Thông thường khách hàng sẽ chọn thể thức thanh toán thuận tiên, an toàn, nhanh chóng va mang lại lợi ích kinh tế cho mình. Tại NHCT HBT tình hình áp dụng thể thức thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể được phân tích ở bảng 4 như sau: Bảng 4a: Kết cấu thể thức thanh toán theo số món Đơn vị tính: Món thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số món Tỷ lệ % Số món Tỷ lệ % 1. Séc 2.931 3,03% 3.076 2,65% - Séc chuyển khoản 1.945 2,01% 2.097 1,81% - Séc bảo chi 986 1,02% 979 0,84% 2. Uỷ nhiệm thu 2.154 2,22% 3.010 2,59% 3. Uỷ nhiêm chi – chuyển tiền 12.274 12,67% 14.023 12,08% 4. Loại khác 79.528 82,08% 96.016 82,86% Tổng cộng 96.887 100% 116.125 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 – 2003). Bảng 4b: Kết cấu các thể thức thanh toán theo số tiền Đơn vị tinh: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Séc 85.773 1,11% 107.387 1,19% - Séc chuyển khoản 60.235 0,78% 79.768 0,88% - Séc bảo chi 25.538 0,33% 27.619 0,31% 2. Uỷ nhiệm thu 98.476 1,28% 124.415 1,37% 3. Uỷ nhiêm chi – chuyển tiền 2.735.148 35,40% 3.263.051 36,03% 4. Loại khác 4.806.930 62,21% 5.561.735 61,41% Tổng cộng 7.726.327 100% 9.056.588 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 – 2003) 2.1. Thể thức thanh toán bằng séc. Thanh toán bằng Séc là hình thức thanh toán trực tiếp đơn giản và thuận tiện, được sử dụng rộng rãi và thực tế thanh toán bằng Séc được khách hàng sử dụng nhiều để chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ cho người bán. 2.1.1. Thanh toán bằng Séc chuyển khoản. Hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản chịu ảnh hưởng của mối quan hệ kinh tế giữa hai đơn vị mua và bán cũng như tình hình kinh tế xã hội là rất lớn. Nước ta là một nước kinh tế đang phát triển và mới bước vào nền kinh tế thị trường vì vậy hàng ngày có rất nhiều giao dịch mua bán giữa các đơn vị kinh tế với nhau mà hình thức này chưa thật phù hợp với loại giao dịch đó. Nhưng cho đến khi mối quan hệ này đạt đến mức độ tin cậy cao cùng với thể chế thanh toán hợp lý thì hình thức thanh toán bằng Séc chuyển khoản sẽ được sử dụng trong thanh toán càng nhiều hơn. Qua hai bảng số liệu trên ta thấy trong năm 2002 đạt 1.945 món, chiếm tỷ trọng 2,01% trong tổng số món phát sinh với số tiền 60.235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,78% trong tổng số tiền thanh toán không dung tiền mặt. Đến năm 2003 đạt 2.097 món, chiếm 1,81% giảm 0,2% so với năm 2002 với doanh số đạt 79.768 triệu đồng chiếm 0,88% trong tổng doanh số tăng 19.533 triệu đồng (32,42%). 2.1.2. Thanh toán bằng Séc bảo chi. Tại Chi nhánh NHCT HBT, trong năm 2002 số món thanh toán bằng Séc bảo chi chỉ đạt 986 món, chiếm 1,02% tổng số món phát sinh với doanh số đạt 25.538 triệu đồng, chiếm 0,33% trong tổng doanh số. Sang năm 2003, tình hình thanh toán bằng Séc bảo chi không có gì biến động lớn mà lại giảm đi về số món phát sinh chỉ còn 979 món, chiếm tỷ trọng 0,84% nhưng số tiền thanh toán lại lớn hơn đạt 27.619 triệu đồng, tăng 2.081 triệu đồng (8,15%). Qua trên ta thấy sự biến động của thanh toán Séc bảo chi rất khác so với Séc chuyển khoản. Nếu như thanh toán bằng Séc chuyển khoản tăng vào năm 2003 cả về số món và số tiền thì thanh toán bằng Séc bảo chi năm 2003 giảm nhẹ về số món còn số tiền lại tăng cao hơn năm 2002. Dựa vào số món thanh toán thì ta thấy Séc chuyển khoản vẫn được khách hàng sử dụng nhiều hơn Séc bảo chi bởi vì những thủ tục phức tạp của Séc bảo chi trước khi phát hành phải đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán cho người hưởng thụ tại Ngân hàng của mình. 2.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền. Với ưu điểm là thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, phạm vi thanh toán rộng rãi được áp dụng trong cùng hệ thống và khác hệ thống ngân hàng. Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiềm chi – chuyển tiền tại Chi nhánh NHCT HBT đã vượt trội hẳn so với các thể thức thanh toán khác cả về số món và số tiền. Qua 2 bảng số liệu trên cho thấy. Năm 2002, thanh toán bằng Uỷ nhiêm thu – chuyển tiền đạt 12.274 món chiếm 12,67% trong tổng số món phát sinh, với số tiền 2.735.148 triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,40% trong tổng doanh số thanh toán. Sang năm 2003, con số này vẫn được duy trì ổn định và tăng cả về số món, số tiền. Đạt 14.023 món (tăng 1.749 món, 14,25%) chiếm tỷ trọng 12,08% trong tổng số món phát sinh và 3.263.051 triệu đồng (tăng 527.903 triệu, 19,30%) chiếm tỷ trọng 36,03% trong tổng doanh số thanh toán. Qua trên cho thấy thể thức thanh toán này luôn khẳng đinh vị trí đứng đầu trong thanh toán không dùng tiền mặt trong suốt thời gian qua và su hướng phát triển của nó trong tương lai. 2.3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu năm 2002 đạt 2.154 món chiếm 2,22% tổng số món thanh toán và 98.476 triệu đồng chiếm 1,28% tổng doanh số thanh toán. Sang năm 2003, số món là 3.010 chiếm 2,59% tương đương với 124.415 triệu đồng chiếm 1,37% tổng doanh số thanh toán. Nhưng trong thực tế cho thấy tại Chi nhánh NHCT HBT, Uỷ nhiệm thu chủ yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nên phần lớn là qua phương thức thanh toán bù trừ. Năm 2003, thanh toán Uỷ nhiêm thu qua phương thức thanh toán bù trừ là 2.768 món chiếm tới 92,56% trong tổng số món thanh toán bằng UNT và số tiền là 123.781 triệu đồng chiếm 99,49% tổng doanh số thanh toán bằng UNT. Uỷ nhiệm thu do đơn vị bán lập và hạch toán theo nguyên tắc ghi “Nợ” trước ghi “Có” sau, chứng từ phải luân chuyển qua nhiều khâu, chưa được thuận tiện, dễ dẫn tối rủi ro, vì vậy đòi hỏi người mua, người bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau. III. thanh toán không dùng tiền mặt thông qua phương thức thanh toán bù trừ Trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay, thanh toán bù trừ (TTBT) là phương thức thanh toán rất cơ bản và thường xuyên của các TCTD trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hoạt động thanh toán này đã góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, đảm bảo thanh toán an toàn, thuận tiện và nhanh gọn, chính xác; tạo điều kiện tập trung vốn thanh toán của các tổ chức, cá nhân tại ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 1. Khái niêm thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ là thanh toán vốn, điều hoà vốn giữa các Ngân hàng thương mại, thông qua tài khoản trung gian tại Ngân hàng nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đứng ra tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ hoặc do 1 ngân hàng được Ngân hàng cấp trên chỉ định. 2. Những quy định chung về thanh toán bù trừ. 2.1 Phạm vi thanh toán bù trừ. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng (kể cả kho bạc Nhà nước) khác hệ thống có mở tài khoản tại một đơn vị Ngân hàng Nhà nước do Ngân hàng Nhà nước đo tổ chức và chủ trì. Thanh toán bù trừ giữa các Ngân hàng cung hệ thống sẽ do một đơn vị ngân hàng được Ngân hàng cấp trên chỉ định. 2.2. Điều kiện để thực hiện thanh toán bù trừ. Các Ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi ở cùng một Ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng chủ trì thanh toán bù trừ). Phải có văn bản đề nghị cho tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các quy định về kỹ thuật, nghiệp vụ hạch toán và số liệu trên các bảng kê chứng từ thanh toán. Nếu có sai sót gây tổn thất thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Ngân hàng và khách hàng. 2.3 Nguyên tắc thanh toán bù trừ. Thanh toán chênh lệch thông qua trích tài khoản tiền gửi mở ở Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán bù trừ. Các thành viên tham gia thanh toán bù trừ phải thanh toán kịp thời, sòng phẳng số chênh lệch phải thanh toán. Nếu thiếu khả năng thanh toán thì Ngân hàng thành viên phải nộp tiền mặt vào Ngân hàng Nhà nước chủ trì hoặc xin vay Ngân hàng Nhà nước chủ trì theo chế độ cho vay thanh toán bù trừ. Nếu không được NHNN chủ trì cho vay thì số tiền thiếu hụt không thanh toán được sẽ được chuyển sang nợ quá hạn. Nếu để nợ quá hạn liên tục 3 lần thanh toán sẽ bị đình chỉ tham gia thanh toán bù trừ. 3. Tài khoản sử dụng. * Tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì. NH chủ trì mở một tài khoản chi tiêt hạch toán kết quả thanh toán bù trừ của các NH thành viên tham gia nghiệp vụ thanh toán này. Số hiệu TK5011: Thanh toán bù trừ của Ngân hàng chủ trì. Nội dung TK: - Bên Nợ: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải thu trong TTBT. - Bên Có: Số tiền chênh lệch các NH thành viên phải trả trong TTBT. Tài khoản này khi thanh toán hết số dư. * Tại các Ngân hàng thành viên. Ngân hàng thành viên mở một tài khoản chi tiết mang số hiệu 5012 để phản ánh toàn bộ các khoản phải thanh toán bù trừ đối với Ngân hàng khác. Nội dung tài khoản: - Bên Nợ: + Số tiền phải thu từ NH khác. + Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ. + Chuyển số dư (nếu có) vào TK thích hợp, sau khi kết thúc thanh toán. - Bên Có: + Số tiền phải trả cho các NH khác. + Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ. + Chuyển số dư (nếu có) vào TK thích hợp, sau khi kết thúc thanh toán. - Dư Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch phải thu lớn hơn phải trả. - Dư Có: Phản ánh số tiền chênh lệch phải trả lớn hơn phải thu. 4. Chứng từ kế toán dùng trong thanh toán bù trừ. 4.1. Các chứng từ do khách hàng (doanh nghiệp) lập. Các tờ séc do đơn vị mua ơ NH khác phát hành. Các bảng kê nộp séc (sau khi các tờ séc đã được ghi Nợ). Các giấy uỷ nhiệm chi (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Các giấy uỷ nhiệm thu (sau khi đã ghi Nợ TK của khách hàng). 4.2. Các loại bảng kê do Ngân hàng lập. Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) do Ngân hàng thành viên lập. Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) do Ngân hàng thành viên lập. Bảng kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 15) do NHNN chủ trì lập. Bảng tổng hợp kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 16) do NHNN chủ trì lập. 5. Kỹ thuật hạch toán thanh toán bù trừ. 5.1 Tại Ngân hàng thành viên (trước khi thanh toán bù trừ). Căn cứ vào các chứng từ thanh toán bù trừ để lập bảng kê số 12, riêng cho vế Nợ và vế Có và lập riêng cho từng Ngân hàng thành viên. Căn cứ để lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Nợ được lâp căn cứ vào séc bảo chi. Căn cứ để lập bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ vế Có gồm: Các bản kê nộp séc (sau khi đã ghi Nợ). Giấy uỷ nhiệm thu (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Giấy uỷ nhiêm chi (sau khi đã ghi Nợ TK khách hàng). Bảng kê số 12 đươc lập thành 2 liên: 1 liên giao trực tiếp cho Ngân hàng đối phương, 1 liên làm chứng từ hạch toán vào TK 5012. Hạch toán khi thanh toán: - Căn cứ bảng kế số 12 vế Nợ, thanh toán viên ghi: Nợ: TK 5012 (thanh toán bù trừ của NH thành viên). Có: TK thích hợp (TK khách hàng). - Căn cứ bản kê số 12 vế Có, thanh toán viên ghi: Nợ: TK thích hợp (TK khách hàng). Có : TK 5012 (thanh toán bù trừ của NH thành viên). Dựa vào bảng kê số 12, NH thành viên lập 2 bảng kê thanh toán bù trừ số 14. Bảng kê số 14 thanh toán phiên chiều ngày 13/7/2004 của NHCT HBT lập: Ngân hàng công thương Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng Bảng tổng hợp thanh toán bù trừ Số hiệu: 20104 Kính gửi: Ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội Thanh toán phiên: Chiều Ngày 13/7/2004 STT SNHN Tên ngân hàng Doanh số (Séc bảo chi) Doanh số (Ctừ khác) Chênh lệch Thu Trả Thu Trả Thu Trả 1 20302 Nhn/ithuong tw 0 0 0 127,530,242 0 127,530,242 2 20303 Ngoaithuong hn 0 0 0 185,504,877 0 185,504,877 3 20403 Nong nghiep tp 82,158,000 0 0 87,358,710 0 5,200,710 4 20407 Nhno tu liem 0 0 0 717,516,400 0 717,516,400 5 20412 Nhno bac hn 0 0 0 55,800,000 0 55,800,000 6 20419 Nhno tay ho 0 0 0 5,084,550 0 5,084,550 7 20421 Nhno trang tien 0 0 0 8,698,335 0 8,698,335 8 21401 Nh no nam hn 0 0 0 82,500,000 0 82,500,000 9 30101 Habubank 0 0 0 36,913,523 0 36,913,523 10 30201 Nhcp hang hai 0 0 0 12,762,960 0 12,762,960 11 30301 Nh sg thương tín 0 0 0 57,900,000 0 57,900,000 12 30901 Tmcp ngoai qd 0 0 0 33,920,000 0 33,920,000 13 70101 Chi cục KB HN 47,396,000 0 0 620,624,438 0 573,228,438 Tổng cộng 129,554,000 2,032,114,035 Chênh lệch phải trả 1,902,560,035 Số tiền bằng chữ (Một tỷ chín trăm linh hai triệu năm tram năm sáu mươi nghìn không trăm ba mươi đồng chẵn) Lập bảng Kiểm soát Giám đốc Đến giờ giao nhận chứng từ, các NH thành viên phải mang toàn bộ các bản kê 12 và 14 kèm theo các chứng từ liên quan đến địa điểm quy định tại NH Nhà nước chủ trì để tiến hành thanh toán. 5.2. Tại Ngân hàng chủ trì. * Các NH thành viên thực hiện: - Trực tiếp giao và nhận với nhau các chứng từ và bảng kê chứng từ thanh toán mẫu 12 - Tự đối chiếu và đối chiếu với nhau: + Các chứng từ và bảng kê 12. + Bảng kê 12 với bảng kê 14. - Căn cứ vào số liệu bảng kê 14 của NH mình lập và số liệu của các NH liên quan để tổng hợp toàn bộ số tiền phải thu, phải trả. - Nộp bảng kê thanh toán bù trừ số 14 cho NHNN chủ trì. - Đối chiếu số tiền kết quả thanh toán bù trừ bảng số 15 với bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ số 16 do NH chủ trì lập. * Ngân hàng chủ trì thực hiện: Căn cứ bảng kê số 14 của các NH thành viên để lập 2 liên bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ số 15 cho từng NH thành viên.1 liên bảng số 15 được lưu lại NH chủ trì kèm bảng kê số 14, 1 liên bảng số 15 gửi các NH thành viên có liên quan làm chứng từ ghi vào TK 5012. Căn cứ vào bảng kê 15, NH chủ trì lập bảng tổng hợp kiểm tra kết quả thanh toán bù trừ số 16 để các NH thành viên đối chiếu kết quả thanh toán só 15 với số liệu liên quan đến NH mình ở bảng số 16. 6. Hạch toán thanh toán bù trừ. * Tại Ngân hàng Nhà nước chủ trì. Căn cứ vào bảng kê 15, NH chủ trì hạch toán: Thu của NH thành viên phải trả, ghi: Nợ: TK tiền gửi của NH thành viên phải trả Có: TK 5011 (Thanh toán bù trừ của NH chủ trì). Trả cho các NH thành viên được hưởng, ghi: Nợ: TK 5011 (Thanh toán bù trừ của NH chủ trì). Có: TK Tiền gửi của NH thành viên phải thu. * Tại Ngân hàng thành viên phải trả. Khi nhận được bảng kê 15, hạch toán số chênh lệch phải trả: Nợ: TK 5012 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên. Có: TK Tiền gửi tại NH Nhà nước chủ trì. * Tại Ngân hàng thành viên được hưởng: Khi nhận được bảng kê 15 hach toán số chênh lệch phai thu: Nợ: TK Tiền gửi tại NH Nhà nước chủ trì. Có: TK 5012 Thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên. Bảng kê 15 phiên giao dịch chiều ngày 13/07/2004: Ngân hàng nhà nước Tp hà nội Trung tâm TTBT bảng kết quả thanh toán bù trừ Thanh toán phiên Chiều ngày 13/07/2004 Kính gửi: NH Công thương Hai bà 2 20104 Date 13/07/2004 15:1358 STT SHNH Tên ngân hàng Doanh số (Séc BC) Doanh số (CT khác) Chênh lệch Thu Trả Thu Trả Thu Trả 1 20105 NHCT Đống Đa 0 0 231 795 000 0 231 795 000 0 2 20202 SGD NH ĐT&PT VN 0 0 102 722 708 0 102 722 708 0 3 20203 NH ĐT&PT TP. Hà nội 0 0 148 368 122 0 148 368 112 0 4 20204 NH ĐT&PT Thanh Trì 0 0 5 002 000 0 5 002 000 0 5 20205 NH ĐT&PT Cầu Giấy 0 0 316 019 406 0 316 019 406 0 6 20302 NH NT TW 0 0 54 825 626 127 530 242 0 72 704 616 7 20303 NH NT TP. Hà nội 0 0 288 465 090 185 504 877 102 960 213 0 8 20403 NH No TP. Hà nội 82 158 000 0 2 040 612 806 87 358 710 2 035 412 096 0 9 20407 NH No Từ Liêm 0 0 0 717 516 400 0 717 516 400 10 20412 NH No&PTNT Bắc HN 0 0 18 694 400 55 800 000 0 37 105 600 11 20419 NH No&PTNT Q.Tây hồ 0 0 0 5 084 550 0 5 084 550 12 20421 No & PTNT Tràng Tiền 0 0 0 8 698 335 0 8 698 335 13 21401 No & PTNT Nam HN 0 0 0 82 500 000 0 82 500 000 14 30101 HABUBANK 0 0 0 36 913 523 0 36 913 523 15 30201 NH cổ phần Hàng hải 0 0 0 12 762 960 0 12 762 960 16 30301 NH Sài Gòn thương tín 0 0 0 57 900 000 0 57 900 000 17 30401 NH TMCP Đông á 0 0 15 000 000 0 15 000 000 0 18 30501 EXIMBANK Hà Nội 0 0 28 612 000 0 28 612 000 0 19 30901 TMCP ngoài QD 0 0 7 455 000 33 920 000 0 26 465 000 20 70101 Chi cục KB Hà Nội 47 396 000 0 550 179 640 620 624 438 0 23 048 798 20 Tổng cộng: 129 554 000 0 3 032 114 035 2 032 114 035 2 985 891 535 1 080 699 782 Chênh lệch phải thu 1 905 191 753 Số tiền bằng chữ: Một tỷ, chín trăm linh năm triệu, một trăm chín mưới mốt nghìn, bảy trăm năm mươi ba đồng Lập bảng Kiểm soát 7. Điều chỉnh sai lầm trong kế toán thanh toán bù trừ. * Phát hiện sai lầm trước khi hạch toán thanh toán bù trừ. Nếu xếp chứng từ nhầm, nên dẫn đến lập bảng kê số 12 không đúng (chứng từ của NH thành viên này kê vào bảng kê của NH thành viên khác). Trong trường hợp này chỉ cần gạch bỏ phần sai và thêm vào phần đúng, sau đó sửa lại tổng cộng và số liệu trên bảng số 14 cho đúng theo chứng từ. Nếu phát hiện chứng từ không có trên bảng kê 12 và 14 thì trả lại cho Ngân hàng bên giao. * Phát hiện sai lầm sau khi nhận chứng từ về. Trước hết hạch toán đúng các số liệu của NH thành viên đã giao và NHNN chủ trì. Nếu chứng từ đó là của Ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ thì lập bảng kê số 12 kèm theo chứng từ chuyển cho NH thành viên đúng trong lần giao dịch kế tiếp. Nếu chứng từ đó không phải là của Ngân hàng khác không tham gia thanh toán bù trừ thì lập bảng kê số 12, ghi đỏ kèm theo chứng từ trả lại cho Ngân hàng bên giao trước đây trong lần giao dịch kế tiếp. 8. Thanh toán bù trù tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng. Thanh toán bù trừ là phương thức thanh toán truyền thống trên thế giới nhưng mới được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991. Việc áp dụng phương thức này đang phát huy hiệu quả cao và ngày càng phát triển cùng với trình độ kỹ thuật tin học trong ngành Ngân hàng. Thanh toán bù trừ càng chứng tỏ vai trò quan trọng không thể thiếu trong thanh toán giữa các Ngân hàng. Cụ thể tình hình TTBT tại Chi nhánh NHCT HBT được thể hiện trong bảng 5 như sau: Bảng 5a: Tình hình thanh toán bù trừ kết cấu theo số món Đơn vị: Món thanh toán. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số món Tỷ trọng Số món Tỷ trọng Thanh toán bù trừ 1. Séc chuyển khoản 1.255 9,69% 1.546 10,80% 2. Séc bảo chi 887 6,85% 979 6,84% 3. Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 7.892 60,95% 8.341 58,29% 4. Uỷ nhiệm thu 2.086 16,12% 2.786 19,47% 5. Phương tiện thanh toán khác 854 6,59% 657 4,60% Tổng cộng 12.947 100% 14.309 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 -2003). Bảng 5b: Tình hình thanh toán bù trừ kết cấu theo số tiền Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Thanh toán bù trừ 1. Séc chuyển khoản 55.190 4,13% 67.765 4,51% 2. Séc bảo chi 26.832 2,01% 27.619 1,83% 3. Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền 883.892 66,16% 987.932 65,76% 4. Uỷ nhiệm thu 82.010 6,14% 123.781 8,24% 5. Phương tiện thanh toán khác 287.880 21,55% 295.149 19,64% Tổng cộng 1.335.804 100% 1.502.246 100% (Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán năm 2002 –2003). Từ bảng 5a và 5b cho ta thấy hoạt động thanh toán bù trừ tại Chi nhánh khá phát triển, năm sau luôn cao hơn năm trước cả về số món và số tiền. Năm 2002 thanh toán bù trừ đạt 12.947 món và năm 2003 đạt 14.309 món tăng hơn năm 2002 là 1.363 món (10,52%), và số tiền đạt được năm 2003 là 1.502.246 triệu đồng, tăng so với năm 2002 là 166.442 triệu đồng (12,46%). Trong đó thanh toán bù trừ Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền dẫn đầu với số món và số tiền chiếm tỷ lệ rất cao. Năm 2003 đạt 8.341 món chiếm tỷ lệ 58,29% trong tổng số món thanh toán bù trù, tương đương với số tiền là 987.932 triệu đồng (chiếm 65,76%). Điều này cho thấy, thanh toán bù trừ uỷ nhiệm chi – chuyển tiền vẫn giữ vững vị trí của nó trong nghiệp vụ thanh toán nói chung và hình thức thanh toán bù trừ nói riêng. Trong khi đó thanh toán bù trừ thông qua hình thức séc bảo chi chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn, năm 2003 chỉ đạt 979 món chiếm 6,84% với số tiền là 27.619 triệu đồng, chỉ chiếm 1,83% trong tổng số tiền thanh toán bù trừ. Điều này cũng rễ hiểu bởi thủ tục phát hành séc bảo chi khá phức tạp, vì vậy khách hàng thường ít sử dụng. Tình hình thanh toán bù trừ uỷ nhiệm thu có sáng sủa hơn bằng séc, năm 2003 đạt 2.786 món (chiếm 19,47%) tương đương với số tiền 123.781 triệu đồng (chiếm 8,24%), tăng so với năm 2002 là 700 món và 41.771 triệu đồng. Chương III Một số ý kiến đề suất nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán bù trừ tại NHCT Hai bà trưng 1. Nhiệm vụ chủ yếu năm 2004 của Chi nhánh NHCT HBT. Năm 2004, theo định hướng phát triển của NHCTVN, Chi nhánh NHCT khu vực Hai Bà Trưng phấn đấu thực hiện hoàn thiện kế hoạch NHCTVN giao với một số chỉ tiêu sau: Tổng nguồn vốn huy động đạt 2.480 tỷ đổng. Tổng dư nợ và đầu tư kinh doanh khác 1.036 tỷ đồng. Không có nợ quá hạn mới phát sinh (không kể nợ tồn đọng cũ). Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn dưới 40%/Tổng dư nợ. Lợi nhuận đạt 32 tỷ đồng. Để thực hiện được các mục tiêu trên, Chi nhánh đề ra một số giải pháp chủ yếu sau: - Công tác huy động vốn: Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn rẻ và vốn trung, dài hạn. Triển khai tthực hiện tốt các hình thức huy động vốn có tính cạnh tranh cao, xử lý linh hoạt việc áp dụng lãi suấttheo chỉ đạo của NHCTVN. - Về tín dụng: Phấn đấu tăng trưởng dư nộ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Phân tích đánh giá thế mạnh từng khu vức, từng ngành nghề, từng doang nghiệp SXKD có hiệu quả, để chủ động tiếp thị, thu hút khách hàng mở rộng đầu tư cho vay. Đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng tín dụng coi trọng tính an toàn và khả năng thu hồi nợ của từng khoản vay. Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay, xây dụng được lực lượng khách hàng chiến lược của Chi nhánh, phân tích đánh giá định kỳ để xác định những khách hàng mang lại hiệu quả, lợi ích cao cho chi nhánh để thiết lập mối quan hệ lâu dài bền vững. Triển khai các biên pháp quản lý tín dụng chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm không để nợ quá hạn mới phát sinh. - Về công tác xử lý nợ tồn đọng: Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp để hoàn thành kế hoạch xử lý dư nợ tồn đọng của chi nhánh. - Quan tâm đến việc mở rộng và chất lượng các loại hình dịch vụ Ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác nhằm tăng tỷ trọng thu dich vụ phí ngân hàng trong tổng thu nhập. Phát triển nghiệp vụ thẻ: ATM, VISA, MASTER theo chỉ đạo của NHCTVN. - Nâng cao chất lượng quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi tiêu hợp lý để đạt lợi nhuận đươc giao. - Làm tốt công tác tổ chức cán bộ, tiếp tục xắp xếp cán bộ đáp ứng chất lượng phát triển kinh doanh. Quan tâm và tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của các mặt nghiệp vụ. - Xây dựng phong cách văn hoá kinh doanh của NHCTVN theo phương châm “Hiện đại – Văn minh – Hiệu quả”, mang đặc trưng của thương hiệu NHCT Việt Nam. 2. Một số vấn đề tồn đọng trong công tác thanh toán bù trừ. Thứ nhất: các văn bản pháp quy về thanh toán bù trừ của NHNN trước đây đều dựa trên Pháp lệnh NHNN đã hết hiệu lực. Thứ hai: theo cách tổ chức như hiện nay, tuy thanh toán vốn qua ngân hàng đã nhanh hơn nhiều so với trước đây, nhưng vẫn còn chậm và gây trở ngại cho khách hàng khi thực hiện thanh toán không dung tiền mặt. Thứ ba, tại các phiên thanh toán bù trừ, các cán bộ chuyên trách phải mang tài lệu, chứng từ kèm các bảng kê giao nhận để thực hiện đối chiếu và bù trừ cho nhau tại ngân hàng chủ trì nên rất mất công sức và phát sinh rủi ro nhầm lẫn, mất mát chứng từ trong quá trình chuyên chở hoặc giao nhận. Thư năm: theo Luật NHNN, việc cho vay của NHNN đối với các TCTD hiện nay chỉ còn là hình thức tái cấp vốn, không còn là hình thức cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT. Do vậy, đứng về phương diện luật pháp, việc tiếp tục cho vay bổ sung bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT như hiện nay là không phù hợp với những quy định hiện hành. Thứ sáu: do đặc điểm và cách thức tổ chức, quản lý trong TTBT, vốn dự trữ cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của NHNN bị ứ đọng và phân tán, không tập trung được để sử dụng cho mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ. Thư bảy: bản thân các TCTD luôn phải có một số vốn đáng kể trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại các chi nhánh NHNN tỉnh, nhưng số vốn này luôn thường xuyên bị ứ đọng, điều đó gây khó khăn cho các TCTD trong việc điều hành vốn khả dụng. Thứ tám: lãi suất cho vay TTBT là loại lãi suất “nóng” theo ngày, do vậy mức lãi suất này rất cao. Tuy nhiên, sau rất nhiều lần thay đổi mức lãi suất cho vay nhằm đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ, NHNN vẫn chưa điều chỉnh lãi suất cho vay TTBT. 3. Một số giải pháp trong thời gian tới. Xuất phát từ thực trạng trên, để tận dụng các khoản vốn phân bổ dành cho mục tiêu cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT bị đóng băng tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và trong tài khoản tiền gửi thanh toán của các NHTM tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Đồng thời, đảm bảo thực hiện đúng tinh thần của Luật NHNN và Luật các TCTD, tạo sự chủ động cho các TCTD trong việc điều hành vốn khả dụng, gây dựng môi trường cạnh tranh tương đối bình đẳng và hợp lý giữa các TCTD trong kinh doanh tín dụng và các dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ thanh toán. Vì vậy cân thực hiện một số giải pháp định hướng sau: 3.1. Về hoạt động thanh toán nói chung. Các văn bản pháp quy của NHNN trước đây đều dựa trên Pháp lệnh NHNN. Đến nay, Luật NHNN và Luật các TCTD đã thay thế Pháp lệnh cũ. Do vậy, việc xắp xếp, sửa đổi, bổ sung và ban hành lại các văn bản trong hoạt động thanh toán để phù hợp với các quy định mới tại Luật NHNN và Luật các TCTD là hết sức bức thiết để đáp ứng tực tiễn hoạt động này. Trong thời gian văn bản quy định mới chưa ban hành, tam thời vẫn duy trì hoạt động thanh toán như hiện nay. Tiến tới cần nghiên cứu hoàn thiện và ban hành Quy chế thanh toán điện tử giữa các TCTD và chi nhánh kho bạc Nhà nước. Đồng thời khuyến khích các TCTD tự hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để tham gia vào hệ thống thanh toán điện tử, dần dần thay thế hình thức thanh toán thủ công và bán thủ công như hiện nay. Bước đầu thực hiện thanh toán điện tử trong nước, tiến tới hội nhập với hệ thống thanh toán điện tử tiên tiến trên toàn thế giới. 3.2. Về quy tắc tổ chức, kỹ thuật nghiệp vụ TTBT. - Các TCTD khẩn trương đổi mới trang thiết bị và công nghệ để thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ thanh toán điện tử trong hoạt động TTBT. Nghiên cứu và kết nối đồng bộ với các giải pháp kỹ thuật chung trong hoạt động thanh toán điện tử giữa các TCTD và kho bạc Nhà nước; đồng thời áp dụng các biện pháp bảo mật nằm tránh rủi ro trong hoạt động thanh toán điện tử. - Mở rộng cho các thành viên khác của thị trường tiền tệ tham gia TTBT, đặc biệt là các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. - Việc tổ chức TTBT sẽ vẫn do NHNN đứng ra thưc hiện và tổ chức thanh toán qua mạng máy vi tính theo khu vực hoặc cả nước. Khi đủ điều kiện cần thiết, có thể chuyển giao cho Hiệp hội ngân hàng quản lý, tổ chức, thực hiện. NHNN chỉ quản lý chung về mặt cơ chế và doanh số hoạt động để phục vụ các yêu cầu về thực hiện chính sách tiền tệ vĩ mô. Như vậy, phải có văn bản pháp quy cho phép Hiệp hội ngân hàng làm Trung tâm TTBT cho các đơn vị thanh toán. 3.3. Về cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của NHNN đối với các TCTD và bổ xung chỉ tiêu của NHNN Trung ương cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để các NHTM bị thiếu hụt vốn có nhu cầu vay bổ sung. - Với cách tổ chức TTBT theo hình thức thanh toán điện tử, các TCTD và kho bạc Nhà nước có thể thực hiện thanhtoán và điều chuyển vốn nội bộ thuận tiện, nhanh gọn trong hệ thống từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo sử dụng hiệu quả và chặt chẽ vốn khả dụng. Do vậy, chỉ Hội sở chính của TCTD mới mở được tài khoản tại NHNN. Trong trường hợp thiếu vốn, các TCTD có thể vay tại thị trường liên ngân hàng. Đối với Hội sở chính các TCTD bị thiếu vốn tạum thời trong thanh toán do không có khả năng huy động kịp thời trên thị trường liên ngân hàng thì NHTƯ hoặt các chi nhánh NHNN được uỷ quyền chỉ thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn. - Thực hiện đúng quy định tại điều 17 Luật NHNN, NHNN Trung ương không tiếp tục làm nhiệm vụ cho vay TTBT đối với các TCTD. Do đó, NHTƯ cần thu hồi toàn bộ chỉ tiêu cho vay TTBT đã giao cho các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố để thực hiện cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong TTBT của các NHTM còn lại và loại bỏ chỉ tiêu dự phòng tại NHNN Trung ương. - Về lãi suất, trước mắt NHNN cần xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay TTBT đảm bảo phù hợp với mặt bằng lãi suất và phù hợp với sự điều hành chính sách tiền tệ trong giai đoạn hiện nay. Khi thực hiện thanh toán điện tử hoàn tất và dừng việc cho vay TTBT của NHNN đối với các TCTD sẽ loại bỏ việc công bố lãi suất cho vay TTBT và chỉ sử dụng lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho các TCTD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29286.doc
Tài liệu liên quan