Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình Hà Nội

Thời gian qua, tình hình chất lượng cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được những kết quả nhất định: Thø nhÊt, Chi nhánh đã duy trì được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn dư nợ trung dài hạn để giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên vẫn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trung dài hạn để mở rộng quy mô cho vay. Kết hợp hài hoà giữa việc giảm thiểu rủi ro và mở rộng qui mô tín dụng, chi nhánh đã đáp ứng được mục tiêu phát triển nói chung của NHCT Việt Nam. Thứ hai, cho vay DNVVN đã được quan tâm hơn thể hiện ở mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN cao hơn. Điều đó cũng chứng tỏ uy tín của Chi nhánh NHCT Ba Đình đối với các DNVVN đã khá hơn. Thứ ba, chất lượng cho vay hiện nay tại chi nhánh là rất tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp. Thứ tư, Chi nhánh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như thủ tục vay vốn nhanh gọn với cơ chế lãi suất thoả thuận giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn.

doc43 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I NH¸NH NHCT BA §×NH 2.1.Kh¸i qu¸t sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña NHCT Ba §×nh 2.1.1.Giíi thiÖu vÒ chi nh¸nh NHCT Ba §×nh Ngày 01/07/1988, thực hiện nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng nhà nước - NHTM ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời ( NHCT - NHNT - NHĐT&PT - NHNN&PTNT ). Trong bối cảnh chuyển đổi đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội cã trô së chÝnh t¹i sè 126 §éi CÊn – quËn Ba §×nh – Hµ Néi. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định - an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu - màng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay, bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ - nhân viên ( trong đó trên 85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học, còn lại là lao động giản đơn ) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 12 quỹ tiết kiệm, hoạt động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình - Hoàn Kiếm - Tây Hồ. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những Chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Khối kinh doanh Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng khách hàng vừa và nhỏ Phòng khách hàng cá nhân Ban giám đốc giám đốc Khối quản lý rủi ro rủi ro Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán giao dịch Phòng tổng hợp Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thanh toán Phòng tổ chức hành chính Phòng thông tin điện toán 2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình 2.2. Kh¸i qu¸t t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña chi nh¸nh Trong 3 năm qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn, nhưng ngành ngân hàng của Việt nam nói chung và chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng vẫn tăng trưởng với tốc độ khả quan. Năm 2006, Việt nam đứng trước khó khăn vì hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm liên tục bùng phát, sức ép tăng giá bán nhiều loại vật tư, hàng hoá như lương thực, thực phẩm, thuốc men, xăng dầu… đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2007, hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra sôi động, nhiều Ngân hàng mới được thành lập.Các ngân hàng mở thêm nhiều chi nhánh và điểm giao dịch , đồng thời nhiều NHTMCP tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ ( FED) đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất (+5,25%/năm) đã tác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng Việt Nam, làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ gay gắt hơn. Năm 2008 trái ngược với tình hình năm 2007, thị trường chứng khoán bớt nóng, giá cổ phiếu sụt giảm. Đặc biệt, FED nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào. Trong thời buổi cạnh tranh, điều này ảnh hưởng lớn đến các Ngân hàng thương mại bởi vì nhiều khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, có kim ngạch xuất khẩu lớn thường bán ngoại tệ, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế, vay vốn, gửi tiền... tại ngân hàng mình, nay không mua vào USD thì dễ bị khách hàng bỏ đi sang ngân hàng khác. Những biến động trên tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngành Ngân hàng. Song với nỗ lực quyết tâm cao, chi nhánh NHCT Ba Đình đã có nhiều cố gắng,nên kết quả kinh doanh đạt được rất khả quan. Biểu đồ 1.2: KÕt qu¶ kinh doanh cña chi nh¸nh trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y Nhìn biểu đồ trên ta nhËn thÊy, kÕt thóc n¨m tµi chÝnh 2008 NHCT Ba §×nh lîi nhuËn ch­a tÝnh DPRR t¨ng, năm sau tăng hơn so với năm trước. Lîi nhuËn ch­a tÝnh DPRR cña n¨m 2006 là 129.000 triệu VNĐ, năm 2007 ®¹t 134.727 trÞÖu VNĐ, t¨ng h¬n n¨m tr­íc lµ 4,44% vµ ®Õn n¨m 2008 lµ 210.267 triÖu VNĐ, t¨ng 56,07%. Tuy nhiên, sau khi trích dự phòng rủi ro, có thể thấy sự khác biÖt ®¸ng kÓ gi÷a c¸c n¨m. Lîi nhuËn ®· trÝch DPRR cña n¨m 2006 là 89.165 triệu VNĐ, năm 2007 ®¹t 42.588 triÖu VNĐ gi¶m 52,23% so víi n¨m 2006, nh­ng n¨m 2008 ®¹t 156.086 triÖu VNĐ, t¨ng 266,5% so víi n¨m 2007. 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn luôn là vấn đề quan trọng được Chi nhánh NHCT Ba Đình quan tâm, Chi nhánh đã tập trung nỗ lực vận hành các cơ chế chính sách huy động vốn phù hợp với từng nguồn vốn, từng thời gian và điều kiện cụ thể, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Đổi mới phong cách giao dịch, luôn coi khách hàng là thượng đế, thực hiện tăng cường các hình thức huy động vốn, đảm bảo huy động được nguồn vốn đủ lớn, ổn định, tăng trưởng vững chắc, nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu chênh lệch lãi suất. Để hiểu rõ về tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCT Ba Đình ta xem bảng cơ cấu tổng nguồn vốn sau: B¶ng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) % Tăng giảm (+/-) % Tổng nguồn vốn 4.350 100 4.899 100 4.492 100 +549 +12,6 -407 -8,3 1. Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 2.419 55,6 3.032 61,9 2.426 54 +613 +25 -606 -20 Trung và dài hạn 1.931 44,4 1.867 38,1 2.066 46 -64 -3,3 +199 +11 2. Phân theo loại tiền VNĐ 3.497 80,4 4.030 82,3 3.968 88,3 +533 +15,2 -62 -1,5 Ngoại tệ 853 19,6 869 17,7 524 11,7 +16 +1,9 -345 -39,7 3. Phân theo thành phần kinh tế NV từ các TCKT 1.962 45 2.582 52,7 2.519 56,1 +620 +31,6 -63 -2,4 NV từ Dân cư 2.388 55 2.317 47,3 1.973 43,9 -71 -2,97 -334 -14,8 ( Nguồn: Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của chi nhánh) 2.2.1.1.Huy động vốn phân theo kỳ hạn NV kỳ hạn là loại tiền gửi được ủy thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng, theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút ra khi đến hạn. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định với thời hạn nhất định và có lãi suất cao. Tuy nhiên do phải cạnh tranh, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút tiền ra trước thời hạn với mức lãi suất thấp hơn. Thông thường các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau, với mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Như vậy, ngân hàng luôn có được sự chủ động về thời hạn hoàn trả tiền ký gửi. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: Nguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn ( NV ) này luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tỷ trọng NV trung và dài hạn. Năm 2006, NV ngắn hạn là 2.419 tỷ VNĐ, ( chiếm 55,6% ) và nguồn vốn trung và dài hạn là 1.931 tỷ VNĐ ( chiếm 44,4% ) . Sang đến hết 31/12/2007, NV ngắn hạn là 3.032 tỷ VNĐ ( chiếm 61,9% ) tăng 613 tỷ VNĐ ( +25%) và nguồn vốn trung và dài hạn là 1.867 tỷ VNĐ (chiếm 38,1% ) giảm 64 tỷ VNĐ ( -3,3% ) so với năm 2006 .Và đến năm 2008, NV ngắn hạn là 2.426 tỷ VNĐ ( chiếm 54% ) giảm 606 tỷ VNĐ ( -20% ) và NV trung và dài hạn là 2.066 tỷ VNĐ ( chiếm 46% ) tăng 199 tỷ VNĐ ( +10,7% ) so với cùng kỳ năm trước. 2.2.1.2.Huy động vốn phân theo loại tiền Trong những năm gần đây, việc huy động vốn của Chi nhánh tương đối khá. Có thể thấy rằng công tác huy động vốn của chi nhánh được thực hiện có hiệu quả nên quy mô huy động vốn năm sau luôn tăng hơn năm trước.Cụ thể : Tính đến 31/12/2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 4.350 tỷ VNĐ , trong đó tiền gửi VNĐ là 3.497 tỷ VNĐ, tăng 0,8%, tiền gửi ngoại tệ 853 tỷ VNĐ, tăng 23%. Cuối năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó tiền gửi VNĐ là 4.030 tỷ VNĐ, tăng 15,2%, tiền gửi ngoại tệ là 869 tỷ VNĐ tăng 1,9%. Sang năm 2008, Chi nhánh huy động được tổng số vốn là 4.492 tỷ, giảm 8,3% so với năm 2007. Mặc dù giảm, vẫn có thể coi đây là thắng lợi của Chi nhánh NHCT Ba Đình, vì trong tình trạng khủng hoảng kinh tế toµn cÇu diễn ra như hiện nay, nhiều ngân hàng không thể có kết quả như vậy. §ã lµ kÕt qu¶ cña sù cè g¾ng cña toµn chi nh¸nh trong viÖc triÓn khai c¸c gi¶i ph¸p vÒ huy ®éng vèn, tõ viÖc thùc hiÖn c¸c chÝnh s¸ch tiÕp thÞ kh¸ch hµng cã nguån tiÒn göi lín, c¸c dù ¸n cã nhËn vèn cña c¸c tæ chøc Quèc tÕ ®Õn c«ng t¸c vËn ®éng tuyªn truyÒn qu¶ng b¸ c¸c s¶n phÈm tiÒn göi víi nhiÒu h×nh thøc phong phó ®a d¹ng vµ c¸c chÝnh s¸ch l·i suÊt linh ho¹t. 2.2.1.3.Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế Năm 2006 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng đạt 2.388 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2007 chØ đạt mức 2.317 tỷ VNĐ, giảm 71 tỷ đồng (-2,97%) so với năm 2006, năm 2008 tiếp tục giảm: chỉ còn 1.973 tỷ VNĐ bằng 85,2% (giảm 334 tỷ đồng tương ứng 14,8%) so với năm 2007. Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do nhiều nguyên nhân, lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giá nên đối với các nhà đầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn. Trong khi đó Thị trường bất động sản, thị trường Vàng lại đang khởi sắc, hấp dẫn các khách hàng dân cư. Chính vì vậy nhiều khách hàng đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi vào thị trường bất động sản và thị trường vàng thay vì gửi Ngân hàng nên làm cho nguồn huy động của dân cư giảm. Năm 2006 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 4.350 tỷ VNĐ, nhưng đến năm 2007 lại tăng đột biến lên 4.899 tỷ VNĐ tăng (+31,6%) so với năm 2006). Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008 huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ đạt 4.492 tỷ VNĐ, giảm (-2,4%) so với năm 2007. Sang năm 2009, tình hình này khả năng cßn cã thÓ sẽ tồi tệ hơn. 2.2.2.Hoạt động cho vay Trong nền kinh tế, các NHTM đều hoạt động theo phương thức “ đi vay để cho vay ”, tức là huy động vốn từ các nguồn khác nhau và phải sử dụng vốn đó để hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng khi có dòng tiền rút ra. Việc sử dụng triệt để, để có hiệu quả nguồn vốn sẽ dẫn đến tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng cũng như góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Để hiểu rõ hoạt động cho vay của chi nhánh ta theo dõi bảng sau: Bảng 3.2.Cơ cấu hoạt động sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) % Tăng giảm (+/-) % Tổng dư nợ 2.360 100 2.645 100 3.201 100 +285 +12,1 +556 +21 1. Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.770 75 2.037 77 2.273 71 +267 +15,1 +236 +11,6 Trung và dài hạn 590 25 608 23 928 29 +18 +3,1 +320 +52,6 2. Phân theo loại tiền VNĐ 1.710 72,5 1.844 69,7 2.213 69,1 +134 +7,8 +369 +20 Ngoại tệ 650 27,5 801 30,3 988 30,9 +151 +23,2 +187 +23,4 3. Phân theo thành phần kinh tế Các TCKT 1.109 47 1.296 49 1.760 55 +187 +16,9 +464 +35,8 Dân cư 1.251 53 1.349 51 1.441 45 +98 +7,8 +92 +6,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh) Ph©n tÝch sè liÖu trªn ta thÊy : 2.2.2.1.Cho vay phân theo kỳ hạn Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn năm 2006 là 1.770 tỷ VNĐ, năm 2007 là 2.037 tỷ VNĐ và năm 2008 là 2.273 tỷ VNĐ tương đương chiếm tỷ trọng lớn năm 2006 là 75% , năm 2007 là 77%, năm 2008 là 54%. Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn lần lượt năm 2006 là 590 tỷ VNĐ, năm 2007 là 608 tỷ VNĐ và năm 2008 là 928 tỷ VNĐ. Như vậy nếu xét khả năng huy động vốn với việc sử dụng vốn, ta thấy ngân hàng quan tâm đến kỳ hạn và thời gian cho vay. Huy động phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn, do có chính sách cho vay tập trung và cho vay ngắn hạn. Điều này đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng nhưng vay ngắn hạn lãi suất thường thấp vì vậy khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng khác và lợi nhuận không cao. Trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp nâng cao tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn nhằm tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2.2. Cho vay phân theo loại tiền Năm 2006, tổng dư nợ cho vay là 2.360 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 1.710 tỷ, dư nợ ngoại tệ quy ra VNĐ là 650 tỷ VNĐ. Năm 2007, tổng dư nợ cho vay đạt 2.645 tỷ VNĐ ( +12,1%), trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 1.844 tỷ đồng (+7,8%), dư nợ ngoại tệ quy ra VNĐ là 801 tỷ đồng (+23,2%) so với năm 2006. Năm 2008, tín dụng cho vay tăng nhiều so với năm 2007. Tổng dư nợ năm 2008 là 3.201 tỷ VNĐ, tăng 21% so với năm 2007, trong đó cho vay cả bằng VNĐ, cả bằng ngoại tệ đều tăng khá: dư nợ VNĐ tăng 20%, ngoại tệ tăng 23,4%. Năm 2007, dư nợ cho vay giảm hơn so với năm trước đó bởi năm 2007 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm. Trái ngược với năm 2007, năm 2008 tình hình dư nợ cho vay khả quan hơn do Chi nhánh đã lựa chọn khai thác những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, những doanh nghiệp yếu kém giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu và nợ gia hạn, tăng cường cho vay tài sản bảo đảm. 2.2.2.3. Cho vay phân theo thành phần kinh tế Năm 2006 dư nợ từ các Tổ chức kinh tế (TCKT) là 1.109 tỷ VNĐ, năm 2007 là 1.296 tỷ VNĐ tăng 187 tỷ VNĐ (+16,9%) và năm 2008 là 1.760 tỷ VNĐ tăng 464 tỷ VNĐ (+35,8%) so với năm 2007. Và dư nợ từ Dân cư năm 2006 là 1.251 tỷ VNĐ, năm 2007 là 1.349 tỷ VNĐ tăng 98 tỷ VNĐ ( +7,8%) và năm 2008 là 1.441 tỷ VNĐ tăng 92 tỷ VNĐ ( +6,8% ) . Ta có thể thấy tỷ trọng chênh lệch giữa dư nợ từ các TCKT và dư nợ từ dân cư là không đáng kể . Ngoài ra, Ngân hàng cần triển khai thành công một loạt sản phẩm mới như cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay du học….Đồng thời chi nhánh đã tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngoài việc đảm bảo đủ vốn đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của khách hàng, Chi nhánh luôn chú trọng đảm bảo tốt chất lượng tín dụng. 2.2.3.Rủi ro cho vay Việc phân loại loại nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm, không những giúp tổ chức tín dụng (TCTD) quản lý chặt chẽ chất lượng và rủi ro tín dụng mà còn chủ động có biện pháp xử lý kịp thời những khoản nợ có “vấn đề” góp phần hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Tình hình 5 nhóm nợ được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Bảng 4.2: Rủi ro cho vay của Chi nhánh §¬n vÞ: tû ®ång Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) (%) Tăng giảm (+/-) (%) Dư nợ 2.360 100 2.645 100 3.201 100 +285 +12,1 +556 +21 Nhóm I 2.194 93 2.440 92,98 3.016 94,25 +246 +11,2 +576 +23,6 Nhóm II 125,08 5 204,98 6,98 134,44 4,2 +79,9 +63,9 -70,54 -34,4 Nhóm(III - V) 40,92 2 0,02 0,04 50,56 1,55 - 40,9 -99,9 +50,54 +2.527 (Nguồn : Báo cáo tín dụng của chi nhánh NHCT Ba Đình) Qua bảng số liệu có thể thấy dư nợ nhóm I (nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ năm 2006 là 2.194 t ỷ VN Đ, năm 2007 là 2.440 tỷ VNĐ tăng +11,2% tiếp đến năm 2008 là 3.016 tỷ VNĐ tăng +23,6% so với năm 2007, và tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2006 là 93%, năm 2007 là 92,98%, năm 2008 là 94,25%. Nợ nhóm II (nợ cần chú ý) chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng dư nợ năm 2006 là 5%, năm 2007 là 6,98%, năm 2008 là 4,2%. Nợ nhóm II của năm 2007 là 204,98 tỷ đồng tăng +79,9 tỷ đồng tương ứng tăng (+63,9%) so với năm 2006, tuy nhiên đến năm 2008 con số này đã giảm đi đáng kể chỉ còn 134,44 tỷ đồng , giảm (-34,4%) . -Về dư nợ xấu nhóm (III–V), nếu trong 2 năm 2006 và 2007 gần như được khắc phục thì đến năm 2008 lại tăng lên đột biến. Cụ thể, năm 2006 là 40,92 tỷ VNĐ, năm 2007 là 0,02 tỷ VNĐ giảm (-99,9%) thì đến năm 2008 là 50,56 tỷ VNĐ tăng (+2.527%) . Năm 2007, tỷ trọng nợ xấu giảm từ 2,75% xuống còn 0,04% nhưng đến năm 2008 lại tăng vọt lên 1,55%. Qua đó có thể thấy được những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động kinh doanh do tác động của khủng hoảng kinh tế, làm cho tình hình tài chính của họ lâm vào tình trạng khốn đốn, không có khả năng thanh toán tiền vay cho ngân hàng. Trước thực trạng tình hình cho vay t­¬ng đối không ổn định như vậy, Chi nhánh NHCT Ba Đình cần có những biện pháp để, một mặt thu hút được nhiều khách hàng mới, mặt khác tăng cường công tác quản lý, thẩm tra phân loại khách hàng vay để đưa hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao hơn nữa, giảm được tối đa dư nợ quá hạn. 2.3. Hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Ba Đình 2.3.1. Chỉ tiêu dư nợ đối với DNVVN phân theo kỳ hạn Đánh giá cao tầm quan trọng cũng nh­ ảnh hưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong 3 năm gần đây Chi nhánh đã chú trọng quan tâm hơn tới đối tượng khách hàng là DNVVN, do đó tỷ trọng cho vay DNVVN ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Tính đến tháng 12 năm 2008, tổng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 625 tỷ VNĐ, bao gồm 89 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và 15 khách hàng cá nhân. Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn thì tỷ lệ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn ( trên 75% tổng dư nợ ). Thªm vµo ®ã, dư nợ đối với các khoản vay ng¾n hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với dư nợ trung vµ dµi h¹n, năm 2007 là 8,8%, năm 2008 là 14%. Ngân hàng duy trì tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Điều này chứng tỏ Chi nhánh luôn tăng cường kiểm soát tăng trưởng hoạt động tín dụng đặc biệt đối với DNVVN nhằm giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay. Mặt khác, Chi nhánh không chỉ quan tâm đến vấn đề giảm thiểu rủi ro mà còn chú trọng mở rộng tín dụng. Chính vì vậy mà các khoản tín dụng trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh, phù hợp với mục tiêu phát triển của Chi nhánh. Bảng 5.2: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN phân theo kỳ hạn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) (%) Tăng giảm (+/-) (%) Dư nợ DNVVN 537 100 528 100 625 100 -9 -1,7 +97 +18,4 Ngắn hạn 403 75 438,5 83 500 80 +35,5 +8,8 +61,5 +14 Trung và dài hạn 134 25 89,5 17 125 20 - 44,5 - 33 +35,5 +39,7 (Nguồn: Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN) Qua bảng 4.2 ta có thể thấy tổng dư nợ của DNVVN là rất khả quan. Năm 2006 tổng dư nợ đối với DNVVN là 537 tỷ VNĐ, năm 2007 là 528 tỷ đồng ( giảm -1,7% ) nhưng đến năm 2008 là 625 tỷ VNĐ tăng +97 tỷ VNĐ (+18,4%). Trong đó, năm 2006 NV ngắn hạn là 402,75 tỷ VNĐ, nguồn vốn trung và dài hạn là 134 tỷ VNĐ. Năm 2007 NV ngắn hạn là 438,5 tỷ VNĐ tăng (+8,8%), nguồn vốn trung và dài hạn là 89,5 tỷ VNĐ giảm (-33%) so với năm 2006. Và năm 2008, NV ngắn hạn là 500 tỷ VNĐ tăng +14%, NV trung và dài hạn là 125 tỷ VNĐ tăng +39,7% so với cùng kỳ năm trước. 2.3.2.Chỉ tiêu dư nợ đối với DNVVN theo tài sản đảm bảo Trong 3 năm gần đây, cơ cấu dư nợ của Chi nhánh có nhiều thay đổi. Đặc biệt, năm 2006 là năm bắt đầu thực hiện các QĐ 070; 071; 072/ QĐ- HĐQT ngày 03/4/2006 của HĐQT- NHCTVN ban hành với định hướng là tăng cường chất lượng cho vay bằng cách nâng cao các tiêu chuẩn cho vay sàng lọc khách hàng. Tiêu chuẩn này nhằm thắt chặt hơn những quy định về cho vay nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Chi nhánh. Do đó, cơ cấu dư nợ theo TSBĐ của Chi nhánh cũng như đối với DNVVN có sự thay đổi đáng kể. Bảng 6.2 : Dư nợ tín dụng theo TSBĐ §ơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) (%) Tăng giảm (+/-) (%) Dư nợ DNVVN 537 100 528 100 625 100 -9 -1,7 +97 +18,4 Dư nợ không TSBĐ 98,9 18,4 76,8 14,5 44 7 -22 -22,3 -32,8 -42,7 Dư nợ có TSBĐ 438,1 81,6 451,2 85,5 581 93 13,1 +3 +129,8 +28,8 (Nguồn : Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN) Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tỷ lệ cho vay không có Tài sản bảo đảm (TSBĐ) giảm đi do ngân hàng nâng cao điều kiện cho vay. Cụ thể, năm 2006 dư nợ không có TSĐB là 98,9 tỷ VNĐ, năm 2007 là 76,8 tỷ VNĐ giảm (-22,3%), sau đó đến năm 2008 là 44 tỷ VNĐ giảm (-42,7%). Ngân hàng chú trọng cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt ưu tiên đối với các khoản vay có TSBĐ có tính thanh khoản cao nhằm đảm bảo khả năng thu nợ an toàn.Năm 2006 là 438,1 tỷ VNĐ, năm 2007 là 451,2 tỷ VNĐ tăng (+3%), năm 2008 là 581 tỷ VNĐ tăng lên (+28,8%). Do đó, tỷ lệ cho vay có TSBĐ luôn có tỷ trọng lớn, tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2006 là 81,6%, năm 2007 là 85,5% và năm 2008 là 93%. 2.3.3.Rủi ro cho vay ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá 2.3.3.1.VÒ d­ nî qu¸ h¹n Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi, chỉ có thể hạn chế chứ không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn tới mức thấp nhất. Ở một số nước phát triển, một ngân hàng được đánh giá là có chất lượng tín dụng tốt nếu có tỷ lệ nợ quá hạn từ 1% đến 2%. B¶ng 7.2 : T×nh h×nh nî qu¸ h¹n §ơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Chi nhánh DNVVN Tổng dư nợ 2.360 537 2.645 529 3.201 625 +285 -8 +556 +96 Nợ quá hạn 4,5 1,6 13 10,9 26,6 18,9 +8,5 +9,3 +13,6 +8 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,2 0,3 0,1 2,1 0,8 3 -0,1 +1,8 +0,7 +0,9 Nguồn : Báo cáo tín dụng của phòng khách hàng DNVVN) Qua bảng 7.2 trên: Tình hình dư nợ quá hạn ở Chi nhánh NHCT Ba Đình có sự biến động không được tốt lắm. Nếu trong năm 2006, Chi nhánh đã cải thiện đáng kể cho vay đối với các DNVVN, tỷ lệ nợ quá hạn không còn đáng kể (chỉ chiếm 0,3%), gần như bằng không, thì đến năm 2007 và 2008 lại có sự tăng lên đột biến là 2,1% và 3%. Tính đến hết năm 2007 tổng dư nợ quá hạn đối với các DNVVN ở mức 10,9 tỷ VNĐ, tăng 9,3 tỷ VNĐ so với năm 2006, và năm 2008 là 18,9 tỷ VNĐ tăng 8 tỷ VNĐ so với năm 2007, chiếm 3% dư nợ đối với các DNVVN. Nếu tính trong tổng dư nợ vay của toàn Chi nhánh thì khoản nợ này lµ 26,6 tû VN§ chiếm 0,8%, tỷ lệ này không lớn trong tổng số, song không nên coi nhẹ khoản vay quá hạn chưa thanh toán được này. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần dây dưa ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của của chi nhánh.Do đó, Chi nhánh rất chú trọng công tác thẩm định cho vay. Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng của từng đơn vị vay vốn, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp khác như rà soát lại các doanh nghiệp, bổ sung tài sản thế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, bám sát tình hình thanh toán vốn để thu nợ, xác định mức vay đối với từng doanh nghiệp vay vốn. 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay qua các tiêu chí 2.4.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT Ba Đình Tốc độ tăng trưởng tín dụng thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng tăng hay giảm, là một trong những dấu hiệu phản ánh chất lượng của hoạt động tín dụng. Trong 3 năm gần đây, mức mức tăng trưởng tín dụng của toàn chi nhánh biến động tăng giảm thất thường. Bảng 8.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn Chi nhánh và tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Chi nhánh -16,2 12 15 +28,2 +3 DNVVN 31 -2 26 -33 +28 (Nguốn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh và phòng khách hàng DNVVN) Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh năm 2006 là -16,2%, năm 2007 là 12%, năm 2008 là 15%. Như vậy, năm 2007 tăng (+28,2%) so với năm 2006, và tăng (+3%) của năm 2008 so với cùng kỳ năm trước. Năm 2006 mức tăng trưởng âm thể hiện quy mô tín dụng giảm so với năm trước (- 16,2%) . Tuy nhiên đến năm 2008 tình hình đã được cải thiện là 15%, mức tăng trưởng tín dụng đã tăng lên đáng kể so với năm 2007 (12%). Trong khi đó mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN qua 3 năm có khả quan hơn, năm 2006 là 31%, năm 2007 là -2% giảm(-33%), năm 2008 là 26% tăng (+28%). Năm 2006, trong khi tăng trưởng tín dụng của toàn Chi nhánh giảm là âm thì mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN lại tăng. Điều đó cho thấy Chi nhánh rất chú trọng tới cho vay đối tượng DNVVN. Tuy nhiên năm 2007 mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN là -2%, cho thấy quy mô tín dụng đối với DNVVN đã giảm so với năm trước. Đến năm 2008 thì cả tốc độ tăng trưởng của cả chi nhánh và mức tăng trưởng đối với DNVVN đều tăng, nhưng có thể thấy rằng mức tăng trưởng đối với DNVVN tăng lên rất nhiều là 26% so với tốc độ tăng trưởng của toàn chi nhánh là 15%. Trước thực trạng mức tăng trưởng tín dụng đối không ổn định như vậy, Chi nhánh NHCT Ba Đình cần có những biện pháp để thu hút được nhiều khách hàng mới như tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Đồng thời chi nhánh cần có những chính sách tiếp cận nhiều hơn, củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống và tạo quan hệ với nhiều khách hàng mới. Có như vậy chất lượng tín dụng mới được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. 2.4.2. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chính nhánh NHCT Ba Đình nói chung và thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN nói riêng liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.Cụ thể, thu nhập của Chi nhánh năm 2006 là 260 tỷ VNĐ, năm 2007 là 328 tỷ VNĐ tăng (+26%) so với năm 2006 và năm 2008 là 386 tỷ VNĐ tăng (+18%) so với năm 2007. Bảng 9.2.Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh và Thu nhập từ hoật đông tín dụng đối với DNVVN Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) % Tăng giảm (+/-) % Chi nhánh 260 100 328 100 386 100 +68 +26 +58 +18 DNVVN 48 18 55 17 65 15 +7 +1,4 +10 +18 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh NHCT Ba Đình) Qua bảng số liệu trên có thể thấy năm 2008 tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN thấp hơn so với các năm 2006 (18%) và 2007 (17%), chiếm 15% tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh.. Nguyên nhân là do năm 2008 Chi nhánh xuất hiện nợ xấu có tỷ lệ cao, số phải trích rủi ro lớn. Năm 2006, thu nhập của DNVVN là 48 tỷ VNĐ. Đến năm 2007, tình hình đã có cải thiện rất lớn. Sau khi trích lập dự phòng rủi ro, thu nhập từ hoạt động tín dụng của Chi nhánh là 328 tỷ và thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN là 55 tỷ tăng 7 tỷ VNĐ so với năm 2006. Năm 2007, thu nhập từ hoạt động tín dụng của cả chi nhánh và đối với DNVVN cũng tăng đều. Có thể thấy Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Năm 2008, tỷ trọng thu nhập vẫn tiếp tục tăng lên, đối với Chi nhánh là 386 tỷ VNĐ, tăng (+58 tỷ VNĐ) và với doanh nghiệp vừa nhỏ là 65 tỷ VNĐ tăng +10 tỷ VNĐ so với 2007. Có thể nói việc tăng của cả chi nhánh và DNVVN là không nhiều so với năm 2007, nhưng đây có thể coi là sự cố gắng của cả chi nhánh cũng như phòng khách hàng DNVVN bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu phần nào tác động đến kết quả kinh doanh. 2.5. Tính cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn với hoạt động cho vay của ngân hàng. 2.5.1. Sự cần thiết phải đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn Các NHTM nói chung đều hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn kinh doanh. Để đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi ngân hàng phải tự vạch ra một chiến lược vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ. Một yếu tố quan trọng trong chiến lược vốn là phải đảm bảo sử dụng kết hợp hài hòa các nguồn vốn có được với việc sử dụng các nguồn vốn đó để mang lại hiệu quả cao nhất. Hoạt động này chính là hoạt động cân đối vốn, là công việc rất cần thiết đối với mọi ngân hàng. Qua bảng cân đối được hình thành dưới nhiều góc độ chi tiết hay tổng hợp mà các nhà lãnh đạo điều hành ngân hàng biết được đặc điểm riêng có của ngân hàng mình so với các ngân hàng khác, biết được tình hình, xu hướng cung cầu về vốn đối với bản thân mỗi ngân hàng trong thời kỳ nhất định. Từ đó có chiến lược, về vốn, về khách hàng… nhằm khai thác hết thế mạnh sẵn có của ngân hàng, khắc phục dần các khó khăn, yếu tố còn bất hợp lý trong cân đối giữa nguồn huy động và công tác sử dụng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. 2.5.2.Cân đối theo kỳ hạn Do mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm riêng nên khi cho vay, đầu tư phải có sự tương ứng về kỳ hạn. Tức là nguồn vốn nào thì cho vay loại hình ấy. - Nguồn vốn ngắn hạn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng ngắn hạn. - Nguồn vốn trung, dài hạn đáp ứng cho nhu cầu tín dụng trung dài hạn. Thực hiện nguyên tắc này chính là để đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo tiền lãi cho vay, đầu tư bù đắp chi phí huy động và chi phí khác. Bảng 10.2. Cân đối về mặt kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng giảm (+/-) % Tăng giảm (+/-) % Tổng nguồn vốn 4.350 100 4.899 100 4.492 100 +549 +12,6 -470 -8,3 Ngắn hạn 2.419 55,6 3.032 61,9 2.426 54 +613 +25 -606 -20 Trung và dài hạn 1.931 44,4 1.867 38,1 2.066 46 -64 -3,3 +199 +11 Tổng dư nợ 2.360 100 2.645 100 3.201 100 +285 +12,1 +556 +21 Ngắn hạn 1.770 75 2.037 77 2.273 71 +267 +15,1 +236 +11,6 Trung và dài hạn 590 25 608 23 928 29 +18 +3,1 +320 +52,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh) Qua bảng 10.2 ta nhận thấy: 2.5.2.1. Tính cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn Từ số liệu bảng số liệu trên ta thấy, với sự dồi dào của nguồn vốn ngắn hạn, chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm đã đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng. Năm 2006-2008 trung bình dư nợ cho vay chiếm hơn 70% nguồn vốn huy động, hệ số sử dụng đạt hơn 70% là kết quả cao của Chi nhánh NHCT Ba Đình. Thể hiện thị trường tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng khá phát triển. Với uy tín và nỗ lực bản thân, Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng lớn để cho vay góp phần làm tăng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh NHCT Ba Đình với các doanh nghiệp quốc doanh không được chú trọng và gặp nhiều khó khăn. Lý do chính là các ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh không được nhiều chính sách ưu đãi cũng như sự bảo hộ của Nhà nước do đó không có lợi thế về khả năng huy động vốn cũng như cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. 2.5.2.2. Tính cân đối trong huy động và cho vay trung – dài hạn Qua bảng trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT Ba Đình là khá tốt. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn lần lượt các năm 2006 là 25%, năm 2007 giảm nhẹ là 23% và năm 2008 là 29%. Đó là kết quả mà không phải một NH nào cũng đạt được, thể hiện sự nỗ lực, đổi mới không ngừng về chiến lược, chính sách của Chi nhánh NHCT Ba Đình. Đánh giá: Tóm lại, các ngân hàng luôn phải đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản thặng dư hay thâm hụt. Trong trường hợp thặng dư, có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng phát sinh lợi bởi ngân hàng phải chi trả lãi cho các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai bị mất đi do phải bán các tài sản có sinh lời, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế, việc dự báo đúng về luồng ra và duy trì khe hở thanh khoản ( bằng chênh lệch giữa luồng ra và luồng vào) xấp xỉ bằng không là cách quản lý thanh khoản tích cực, có ý nghĩa với hoạt động kinh doanh của bất cứ ngân hàng nào. Ch¦¥NG 3: MỘT SỐ GIẢI PH¸P NH»M N¢NG CAO CHÊT L¦îng cho vay T¹I CHI NH¸NH NHCT BA §×NH 3.1.Những kết quả đạt được Thời gian qua, tình hình chất lượng cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được những kết quả nhất định: Thø nhÊt, Chi nhánh đã duy trì được tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức cao hơn dư nợ trung dài hạn để giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên vẫn đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ trung dài hạn để mở rộng quy mô cho vay. Kết hợp hài hoà giữa việc giảm thiểu rủi ro và mở rộng qui mô tín dụng, chi nhánh đã đáp ứng được mục tiêu phát triển nói chung của NHCT Việt Nam. Thứ hai, cho vay DNVVN đã được quan tâm hơn thể hiện ở mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN cao hơn. Điều đó cũng chứng tỏ uy tín của Chi nhánh NHCT Ba Đình đối với các DNVVN đã khá hơn. Thứ ba, chất lượng cho vay hiện nay tại chi nhánh là rất tốt, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp. Thứ tư, Chi nhánh có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách tín dụng phù hợp như thủ tục vay vốn nhanh gọn với cơ chế lãi suất thoả thuận giúp ngân hàng có thể thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn. 3.2.Một số tån t¹i Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Ba Đình vẫn còn một vài hạn chế như sau: Thø nhÊt, tuy ngân hàng đã quan tâm hơn tới việc cho vay tín dụng đối với các DNVVN, nhưng với nhu cầu về vốn ngày càng cao như hiện nay thì với kết quả trên chưa thực sự tương xứng với khả năng của mình, khi tỷ trọng dư nợ đối với DNVVN còn thấp trong tổng dư nợ của cả Chi nhánh. Thø hai, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN cần chú ý, vì tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNVVN luôn cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh. Thø ba, thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với DNVVN còn thấp so với thu nhập từ hoạt động tín dụng của toàn Chi nhánh.. Điều đó phản ánh hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng đối với DNVVN chưa cao. Thø t­, chính sách tín dụng vẫn chưa phù hợp với từng ngành nghề nên đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. 3.3.Nguyªn nh©n tån t¹i Nguyên nhân từ phía ngân hàng Một là, ngân hàng thường chú trọng tới việc cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Cho vay doanh nghiệp lớn được coi là an toàn bởi họ nhận được sự bảo lãnh và hỗ trợ của nhà nước, có quy mô lớn, dễ nắm bắt thông tin. Ngược lại, DNVVN lại không có được thế mạnh như vậy. DNVVN quy mô nhỏ, khả năng tài chính eo hẹp nên cho vay DNVVN chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy mà ngân hàng ngần ngại khi cho vay. Hai là, do lĩnh vực hoạt động của DNVVN rất đa dạng trong khi cán bộ tín dụng không được đào tạo thường xuyên nên khả năng thẩm định còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả tín dụng còn thấp. Ba là, chi nhánh thường tập trung cho vay các khách hàng truyền thống, chưa năng động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Điều đó cho thấy công tác tiếp thị, tiếp xúc khách hàng còn chưa tốt. Bốn là, qui trình thủ tục cấp tín dụng còn rườm rà, làm chậm quá trình xét duyệt vay vốn. Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ thủ tục vay vốn cũng mất đi cơ hội trở thành khách hàng của ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần lại thông thoáng hơn trong thủ tục cho vay nên đã thu hút lôi kéo được nhiều khách hàng hơn. Năm là, công tác tìm hiểu thông tin, phòng ngừa rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch hoặc dùng một tài sản thế chấp để đi vay nhiều nơi. Do đó chất lượng tín dụng trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân từ phía nền kinh tế Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh tiền tệ là một loại hình đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn nhất định như tình trạng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng, sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối… Tình hình đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt trong công tác tín dụng. Sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các DNVVN còn nhiều hạn chế. Có những doanh nghiệp sau khi thành lập ngừng hoạt động mà các cơ quan Nhà nước không nắm được. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để nên các tranh chấp thường xuyên xảy ra. 3.4. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7 - 11- 2006, đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Đây là cơ hội tốt để các DNVVN của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường thế giới. Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm. Việc giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ chi phí đầu vào giúp các DN Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường thế giới. Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ quốc tại 164 nước trên thế giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xoá bỏ hạn ngạch. Đây là nguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các DNVVN; cạnh tranh trên thị trường tăng, tạo điều kiện thúc đẩy các DNVVN đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để nâng cao sức cạnh tranh… Như vậy, để các DNVVN có thể nắm bắt những cơ hội khi đất nước ra đã gia nhập WTO cần phải có sự hỗ trợ từ nhiều phía, đặc biệt là nguồn cung cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Vì vậy, các ngân hàng thương mại cần có những định hướng để phát triển hoạt động tín dụng đối với các DNVVN. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở phân tích đánh giá thực tế tình hình cho vay bộ phận doanh nghiệp này, để nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn vốn vay, NHCT Ba Đình đã đề ra định hướng trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN như sau: Một là, quan tâm nhiều hơn tới bộ phận DNVVN. Gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo tỷ trọng cho vay hợp lý, nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các DNVVN ngoài quốc doanh. Hai là, xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với hoạt động cho vay DNVVN. Ba là, Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi về lãi suất với khách hàng. Trong thời buổi cạnh tranh, các ngân hàng thương mại cổ phần không ngừng lôi kéo khách hàng với những ưu đãi về lãi suất, nếu Chi nhánh không đổi mới cho phù hợp sẽ không thể đứng vững trên thị trường. Bốn là, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp để nâng cao chất lượng tín dụng. Năm là, Chi nhánh cần cải thiện những quy định thủ tục ruờm rà, phiền toái cho các doanh nghiệp khi tiến hành vay vốn. Sáu là, quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh. Khi công nghệ ngân hàng ngày một hiện đại hơn, việc cập nhật cho cán bộ những kỹ năng mới là rất quan trọng. Có như vậy Chi nhánh mới hoạt động hiệu quả, bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các ngân hàng. Bẩy là, đẩy mạnh công tác tiếp cận các DNVVN. Không chỉ quan tâm đến các khách hàng truyền thống mà Chi nhánh cần quan tâm tìm kiếm cho vay các khách hàng là DNVVN mới đi vào hoạt động nhưng có khả năng kinh doanh hiệu quả. Tám là, đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giảm thiểu rủi ro đồng thời tạo ra mạng lưới hoạt động rộng lớn, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng DNVVN 3.5.Gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng cho vay ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá 3.5.1.X©y dùng chÝnh s¸ch cho vay phï hîp Chính sách tín dụng vừa phải phù hợp với đường lối phát triển của Nhà nước đồng thời đảm đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của người gửi, người đi vay và chính bản thân Ngân hàng. Cụ thể như sau: - Chính sách lãi suất phù hợp với DNVVN : Để khuyến khích khách hàng vay vốn, ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất linh hoạt theo lượng vốn vay của khách hàng, những khoản vay với khối lượng lớn nên áp dụng mức lãi suất thấp hơn. Tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN nhằm hạn chế đầu tư quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn bộ mày cồng kềnh trì trệ. - Duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn tỷ trọng cho vay trung dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời vẫn đẩy mạnh tăng trưởng cho vay trung dài hạn để mở rộng quy mô tín dụng. - Cần có những quy định cụ thể về thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay. Chính sách tín dụng của ngân hàng sau khi đã thống nhất cần phổ biến trong toàn đội ngũ cán bộ tín dụng. Có như vậy, việc thực hiện mới đem lại hiệu quả. Chính sách tín dụng muốn hiệu quả cần chi tiết và cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng vì mỗi đối tượng lại cần có những hình thức áp dụng khác nhau: Với những khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình dây dưa không chịu trả, Chi nhánh cần có những biện pháp kiên quyết, kịp thời để thu nợ, tránh cho ngân hàng những tổn thất. Với những khách hàng gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất ( tiền chưa kịp thu hồi sau bán hàng) Chi nhánh cần có những ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho họ có khả năng trả nợ. 3.5.2.Chó träng c«ng t¸c tiÕp thÞ , t×m hiÓu kh¸ch hµng Muốn công tác cho vay tốt, không thể không chú ý tới công tác tiếp thị và tìm hiểu khách hàng. Trước khi quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu kỹ về khách hàng cũng như nhu cầu về khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành tìm hiểu DNVVN trên nhiều mặt: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, phương án kinh doanh. Nhiều khi để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp đã lập các báo cáo tài chính và giấy tờ có giá .Do đó, ngân hàng cần tiến hành thẩm định kiểm tra kỹ tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi cho vay. Bên cạnh thông tin mà khách hàng cung cấp, thông tin về khách hàng cần được cung cấp từ nhiều nguồn khác như chương trình thông tin tín dụng, thông tin qua các khách hàng của doanh nghiệp… Ngoài thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng cũng cần thẩm định kỹ lưỡng phương án kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì phương án kinh doanh quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt và phương án kinh doanh hiệu quả. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro tín dụng cho ngân hàng. 3.5.3.Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Trong bất kỳ mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng tài chính, yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng và thu nợ đối với khách hàng. Do đó cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, nắm bắt tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng kể cả hiện tại cũng như sau này, xác định tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Chi nhánh cần có chính sách đào tạo cán bộ thích hợp để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Một là, tuyển chọn những cán bộ tín dụng có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có tư cách đạo đức và khả năng giao tiếp tốt. Hai là, chi nhánh thường xuyên bồi dưỡng cán bộ để nắm bắt kịp thời với những thay đổi của luật, công nghệ… Đồng thời cần trang bị cho đội ngũ cán bộ tín dụng những hiểu biết sâu rộng trên mọi lĩnh vực kinh tế để có thể mở rộng hoạt động cho vay tới mọi ngành nghề. Ba là, sau khi đào tạo, Chi nhánh cần tạo điều kiện để cán bộ tín dụng có thể vận dụng những kiến thức đó vào công việc để khai thác có hiệu quả công nghệ kỹ thuật mới. Bốn là, tổ chức nhiều chương trình đào tạo hợp tác với các ngân hàng trong nước và các tổ chức quốc tế để giúp cán bộ có thể học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích. Năm là, Chi nhánh cần động viên tinh thần làm việc của cán bộ tín dụng thông qua các hình thức tăng lương, thưởng, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, giải trí. Đối với các cán bộ tín dụng làm việc hăng hái, nhiệt tình, đạt nhiều thành tích cần có chế độ khen thưởng. Đồng thời có biện pháp kỷ luật những cán bộ thoái hoá biến chất, có hành vi tiêu cực gây tổn hại tới uy tín và vật chất của ngân hàng. 3.5.4.C¶i tiÕn quy tr×nh ®iÒu kiÖn vay vèn Một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý e ngại của các DNVVN khi vay vốn ngân hàng là do thủ tục cho vay khá phức tạp, rườm rà. Để có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, DNVVN phải tốn kém rất nhiều chi phí, tiền bạc và thời gian cho việc hoàn tất thủ tục vay vốn như xuất trình các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm, chi phí công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo… Trong khi đó, DNVVN có nhu cầu vay vốn nhanh chóng để phục vụ kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, những thủ tục rườm rà của ngân hàng không chỉ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong quá trình cấp tín dụng mà còn là rào cản rất lớn đối với DNVVN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Trong tiến trình hội nhập WTO, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng và nhu cầu vay vốn ngày càng đỏi hỏi thời gian thực hiện ngắn, Chi nhánh cần có những cải tiến trong quy trình, thủ tục vay vốn để DNVVN không nỏ lỡ những cơ hội kinh doanh hiếm có. 3.5.5.T¨ng c­êng c«ng t¸c kiÓm tra tr­íc, trong vµ sau khi vay Tăng cường kiểm tra kiểm soát là một trong những biện pháp hiệu quả góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát, ngân hàng mới nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, với sự kiểm tra kiểm soát của ngân hàng, các doanh nghiệp mới thực sự sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, tránh hiện tượng lừa đảo vay vốn để đầu tư vào những mục đích khác. Thông qua kiểm tra kiểm soát, ngân hàng có thể theo dõi được tình hình làm ăn của doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng có thể tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp để kinh doanh đem lại hiệu quả. KÕT LUËN Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. DNVVN sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, DNVVN còn gặp không ít khó khăn, nhất là khó khăn về vốn để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là cơ hội cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động tín dụng của mình với thành phần kinh tế này. Trong thời gian qua, với sự cố gắng không ngừng của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, Chi nhánh NHCT Ba Đình đã đạt được nhiều kết quả tốt trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh cũng còn một số hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, em xin đưa ra những ý kiến, đề xuất của mình hi vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng cho vay ®èi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, cùng toàn thể cán bộ tại chi nhánh để em có thể nắm vững hơn đề tài luận văn của em. Mét lÉn n÷a em xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù gióp ®ì cña c¸c c¸n bé tÝn dông phßng kh¸ch hµng 2 chi nh¸nh NHCT Ba §×nh vµ sù gióp ®ì tËn t×nh cña thÇy Lª Duy Kh¸nh ®· gióp em hoµn thµnh bµi luËn v¨n tèt nghiÖp nµy! TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Ngân hàng thương mại – Ts Phan Thị Thu Hà Giáo trình tài chính doanh nghiệp – PGS.TS Lưu Thị Hương Tạp chí ngân hàng 2007, 2008 Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 2008 Tạp chí khoa học đào tạo Ngân hàng 2007, 2008 Tạp chí công nghệ ngân hàng 2008 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Ba Đình các năm 2006, 2007, 2008 Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của phòng khách hàng DNVVN các năm 2006, 2007, 2008 Thông tin trên trang web Ngân hµng Nhà nước www.sbv.gov.vn, Th«ng tin trªn trang web Ngân hàng Công Thương Việt Nam www.vietinbank.vn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ NHCT Ngân hàng công thương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCKT Tổ chức kinh tế NV Nguồn vốn TN Thu nhập TSBĐ Tài sản bảo đảm NQH Nợ quá hạn LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của thành phần kinh tế này trên thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận và khai thác một cách hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng còn gặp không ít những khó khăn. Chính vì vậy, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của các ngân hàng thương mại cần được cải thiện và nâng cao nhằm tăng tính hiệu quả vốn vay đồng thời kích thích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Để khắc phục được tình trạng đó, các ngân hàng cần phải đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh NHCT Ba Đình, được sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên phßng kh¸ch hµng Doanh nghiÖp võa vµ nhá ( DNVVN) của NHCT Ba Đình và cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng dẫn Th.S Lê Duy Khánh, em xin thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHCT Ba Đình Hà Nội ’’ với mong muốn hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh sẽ ngày càng hiệu quả. Víi kÕt cÊu bµi luËn v¨n cô thÓ nh­ sau: Ch­¬ng 1: ChÊt l­îng cho vay ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá cña ng©n hµng th­¬ng m¹i. Ch­¬ng 2: Thùc tr¹ng cho vay ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i chi nh¸nh NHCT Ba §×nh. Ch­¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt l­îng cho vay ®èi víi doanh nghiÖp võa vµ nhá t¹i chi nh¸nh NHCT Ba §×nh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1903.doc
Tài liệu liên quan