Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng

Thứ hai : Vốn cố định là vốn để mua sắm các tài sản cố định hữu hình và vô hình, đầu tư dài hạn. Để có thể sử dụng được nguồn vốn cố định ta đã huy động thì chúng ta cần thực hiện tốt các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng tốt các khâu chuẩn bị đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư. Cần phải sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả : Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh và nó bị hao mòn cả về vô hình và hữu hình, giá trị của nó lại dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm. Vì vậy bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt hiện vật và giá trị.Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bào tòan vốn cố định về mặt giá trị. Công ty cần phải quản lý một cách chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định thực hiện đúng quy chế sử dụng bảo dưỡng sữa chữa nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất ban đầu của nó. Để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu, bất kể sự biến động giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn cố định để có thể có biện pháp xử lý thích hợp, chẳng hạn như: +Cần đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ, chi phí khấu hao.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ta lần lượt đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu.Trước hết là Tiền mặt,tiền mặt trong công ty không chiếm tỷ trọng lớn ,và có xu hướng thay đổi qua các năm,các năm có sự thay đổi về lượng đặc biệt là năm 2006 và 2007 lượng tiền mặt trong công ty tăng lên làm tăng tỷ trọng tiền mặt lên 3.45 tỷ đồng tương ứng tăng 5.7% so với năm 2004. Các khoản phải thu của công ty chiếm phần lớn trong tổng vốn lưu động,qua các năm các khoản phải thu có xu hướng gỉam kéo theo sự giảm của tổng vốn lưu động, biểu hiện này chứng tỏ một điều rằng công ty đang bị chiếm dụng vốn làm giảm sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Xét về hang tồn kho,Nhìn chung hang tồn kho của công ty có sự tăng giảm giữa các năm, điều này cũng phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty,hang tồn kho giữa các năm tăng một cách tuyệt đối,do cơ cấu và tổng vốn lưu động thay đổi nên tỉ trọng của nó trong tổng VLĐ không có xu hương tăng một cách tương đố,hang tồn kho tăng lên làm cho vòng quay của toàn bộ vốn lưu động sẽ bị giảm xuống. Về tài sản lưu động khác chiếm một lượng nhỏ trong tổng Vốn lưu động,tuy nhiên lại có xu hướng gia tăng,nếu như năm 2004 con số này là 0 thì sang năm 2005 tăng lên 0.94 tỷ,năm 2006 lượng này chiếm tỷ trọng 4.4% tăng hơn so với năm 2005 là 1.56 tỷ tăng tương ứng 166%.Năm 2007 lượng này tăng 1.4 tỷ tương ứng tăng 56% so v ới năm 2006. Cơ cấu tài sản lưu động cho phép chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán của công ty,sau đây chúng ta cùng nhau đi phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của Công ty. Thông qua bảng số liệu 2.6 và 2.7 ta có các chỉ tiêu : Khả năng thanh toán hiện thời: Khả năng thanh toán hiện thời =Tiền mặt / Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời năm 2004= 13.7/44.15= 0.31 Khả năng thanh toán hiện thời năm 2005 =5.5/43.84 =0.125 K Khả năng thanh toán hiện thời năm 2006 =7.3/60.2 = 0.12 Khả năng thanh toán hiện thời năm 2007 =9.9/53.5 = 0.185 Qua những chỉ số trên cho thấy,khả năng thanh toán hiện thời của công ty giảm từ năm 2005 so với năm 2004 từ 0.31 xuống 0.125 lần giảm tương ứng giảm 60% các năm sau có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ lượng tiền mặt trong công ty không đủ để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.Tuy nhiên chúng ta cũng cùng nhau đi phân tích thêm về khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu sau: Khả năng thanh toán nhanh = các khoản phải thu +tiền mặt / nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh n ăm 2004 = 39.15/44.15=0.89 Khả năng thanh toán nhanh năm 2005=35.8/43.84=0.81 Khả năng thanh toán nhanh năm 2006=45.15/60.2=0.75 Khả năng thanh toán nhanh năm 2007=34.4/53.5=0.643 Nhìn chung khả năng thanh toán của công là ở mức độ thấp,không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn,không có năm nào có t hể đạt được khả năng thanh toán nợ năm 2004 là năm có khả năng đảm nhiệm hơn cả,tuy nhiên vẫn ở tình trạng không đủ,và tỉ số này có xu hướng giảm qua các năm. Thông qua các chỉ tiêu trên ta có thể thấy công ty đã dự trữ tiền quá ít,bởi vì thông thường một doanh nghiệp dự trữ khoảng 10% tài sản lưu động để không ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán của công ty Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân,tài,vật lực của công ty. Để đánh gía chính xác và toàn diện hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết.Tuy nhiên mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một giác độ nhất định.Trước hết chúng ta xem xét các chỉ tiêu. 2.2.2.2Sức sản xuất vốn lưu động. Đây là hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, Sức sản xuất vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động Sức sản xuất vốn lưu động năm 2004 = 102.3/45.15=2.26 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2005 =101.1/45.04=2.24 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2006 = 127.9/57.04=2.24 Sức sản xuất vốn lưu động năm 2007 =135.195/49.3=2.74 Như vậy năm 2004 cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì tạo ra được 2.26 Đ vốn doanh thu cho công ty, sang năm 2005 sức sản xuất lại giảm xuống 0.02Đ tương ứng với mức giảm 0.9% đây là mức giảm không đáng kể, sang năm 2006 thì không có sự thay đổi trong sức sản xuất của vốn lưu động, tuy nhiên đây lại là một dấu hiệu đáng lo bới không có sự thay đổi trong kinh doanh, sang đến năm 2007 thì đã có sự thay đổi và sức sản xuất này tăng lên hẳn cao nhất trong các năm tăng lên 0.5 Đ khi cùng bỏ 1Đ vốn kinh doanh, tương ứng với mức tăng 22.3% so với năm 2006.Nguyên nhân của việc tăng sức sản xuất chính là do mức tăng của tổng doanh thu thuần. - Mức thay đổi doanh thu ảnh hưởng tới sức sản xuất của vốn lưu động: ∆2007/2006= (135.195-127.9)/57.04=0.128 - Mức thay đổi của vốn lưu động ảnh hưởng tơí sức sản xuất của vốn lưu động: ∆2007/2006=(135.195/49.3)-(135.195/57.04)=2.74-2.37=0.372 Như vậy sức sản xuất vốn lưu động của năm 2007 tăng lên so với năm 2006 nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của vốn lưu động và một phần của doanh thu, điều này chứng tỏ doanh thu tăng chậm hơn so với sự giảm của vốn lưu động. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả cao hơn. Nhìn chung thì doanh thu của các năm đều tăng lên và có xu hướng giảm của vốn lưu động. Bên cạnh chỉ tiêu này chúng ta cùng nhau đi xem xét các chỉ tiêu khác nữa để đánh gía một cách chính xác tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.3 Sức sinh lợi của vốn lưu động Đây là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động mang lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sinh lợi của vốn lưu động = LNST /VLĐ Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2004 = 2.5/45.15=0.0553 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2005 = 0.037/45.09=0.00082 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2006 = 1.16/57.04=0.02 Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2007 = 0.0177/49.3=0.00035 Qua cách tính trên cho thấy năm 2004 cứ mỗi một đồng vốn lưu động mà công ty bỏ ra được 0.0553 Đ lợi nhuận.Sang năm 2005 sức sinh lợi lại giảm xuống chỉ còn 0.00082 năm 2006 sức sinh lời lại tăng lên 0.02 ,năm 2007 sức sinh lợi ở mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Ta có t hể nhận thấy nguyên nhân của việc giảm này là do sự giảm của lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh,mức giảm này chủ yếu là do mức giảm quá lớn của lợi nhuận sau cùng. Cuối cùng ta đi xét chỉ tiêu xuất hao phí của vốn lưư động. 2.2.2.4 Suất hao phí của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu được tạo ra cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Suất hao phí của vốn lưu động=VLĐ/DTT Suất hao phí của vốn lưu động n ăm 2004=45.15/102.3=0.44 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2005=45.04/101.1=0.445 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2006=57.04/127.9=0.446 Suất hao phí của vốn lưu động năm 2007=49.3/135.195=0.365 Năm 2004 cứ một đồng doanh thu thì cần 0.44 Đ vốn lưu động,năm 2005 cứ một đồng doanh thu thì cần 0.445Đ vốn lưu động,năm 2006 cũng tương tự như vậy có có biến động lớn về số lượng và về tỉ lệ.tuy nhiên sang năm 2007 lại có sự thay đổi hơn hẳn so với các năm khác,ta cùng tìm hiểu rõ nguyên nhân -Năm 2007 mức thay đổi của vốn lưu động có ảnh hưởng tới suất hao phí vốn lưu động: ∆2007/2006(vốn lưu động)= (49.3-57.04)/127.9=-0.06 -2007 mức thay đổi của doanh thu ảnh hưởng tới suất hao phí vốn lưu động ∆2007/2006(doanh thu thuần)=(49.3/135.195-49.3/127.9)=-0.02 Vậy nguyên nhân chính của việc giảm suất hao phí của vốn lưu động là do mức giảm của vốn lưư động trong họat động của doanh nghiệp,mức tăng doanh thu làm giảm 0.02Đ suất hao phí trong khi đó việc giảm vốn lưu động làm giảm suất hao phí 006 Đ.Do đó ta có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của việc giảm suất hao phí là do giảm vốn lưu động trong kỳ kinh doanh. Trên đây chúng ta đã xem xét tình hình hiệu qủa sử dụng của vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu đã phân tích.Sự phân tích này cho chúng ta một cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong vòng 4 năm gần đây.Ngoài ra để có sự đánh giá tổng quan hơn ta cùng nhau đi phân tích các chỉ tiêu tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu qủ kinh doanh nói chung,nếu tốc độ chu chuyển vốn lưu động được tăng lên sẽ tiết kiệm được vốn lưu động cả tuyết đối và tương đối,giảm số ngày chu chuyển gọi là tăng tốc độ chu chuyển. Bảng 2.8 các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưư động Đơn vị tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1.DTT 102.3 101.1 127.9 135.195 2.VLĐ 45.15 45.04 57.04 49.3 3.Hệ số lưu chuyển(vòng) 2.26 2.24 2.24 2.74 4.Thời gian luân chuyển (360/vòng) 159.3 160.7 160.7 131.4 5.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động( 2/1) 0.44 0.445 0.446 0.36 Qua bảng số liệu đã được xử lý ở trên ta nhận t hấy hệ số lưu chuyển vốn luu động không có nhiều biến động,chỉ đến năm 2007 thì hệ số này mới lớn hơn kéo theo đó là thời gian luân chuyển một vòng vốn lưu động ngắn hơn so với các năm trước 28 ngày so với năm 2004 và 30 ngày so với hai năm 2005 và 2006. Hiệu suất đảm nhiệm vốn lưư động bản chất là suất hao phí vốn lưu động,ta đã đi phân tích ở trên. Như vậy chúng ta đã cùng nhau đi phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.Tiếp theo chúng ta phân tích thực trạng hiệu qủa sử dụng tài sản cố định của công ty suốt bốn năm qua. 2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng Vốn cố định của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng Quản lý và sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp.Trong quá trình sản xút kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó đó là tài sản cố định.Vì vậy để phân tích vốn cố định trước hết chúng ta nghiên cứu tình hình tài sản cố định của doanh nghiệp suốt bốn năm qua. Bảng 2.9 Tình hình TSCĐ Năm 2004 2005 2006 2007 TSCĐ(tỷđồng) 2 11.8 12.6 11.6 Do đặc thù của ngành xây dựng và đồng thời là một công ty xuất nhập khẩu một số mặt hang nên máy móc thiết bị ở đây chủ yếu là phục vụ trong xây dựng,chúng ta có thể thấy được sự thay đổi về việc đầu tư máy móc thiết bị thông qua bảng số liệu trên.Nếu như năm 2004 TSCĐ chỉ có 2tỷ đồng là tài sản cố định chiếm 5.8% trong tổng tài sản thì năm 2005 công ty đã có sự đầu tư gia tăng 9.8 tỷ đồng tương ứng tăng 4.9 lần.Năm 2006 cũng có sự gia tăng nhưng không nhanh chênh lệch là 08 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 6.7 %,sang năm 2007 cũng có sự giảm 1tỷ đồng tương ứng với mức giảm 8%.Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận tháy TSCĐ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn.chứng tỏ sự đầu tư vào máy móc trang thiết bị để tiến hành sản xuất. Do tính bảo mật của doanh nghiệp nên trong qúa trình thu thập số liệu vẫn chưa được đầy đủ,tuy nhiên ta vẫn có thể tìm hiệu thực trạng của hiệu quả của việc sử dụng Vốn cố định( TSCĐ) của doanh nghiệp. Trong những năm qua vốn cố định của Công ty thường chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh.Tỉ lệ này lần lượt là :5.8% , 20.8% 18.1% ,19.1% ,ta cùng xem xét hiệu quả của việc sử dụng TSCĐ thông qua hệ thống các chỉ tiêu sau: 2.2.3.1 Sức sản xuất của TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ =DTT /TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ năm 2004=102.3/2=51.15 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2005=101.1/11.8=8.56 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2006=127.9/12.6=10.15 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007=135.195/11.6=11.6 Chỉ tiêu trên cho chúng ta thấy một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ mà công ty bỏ ra đuợc thì thu được 51.15Đ doanh thu thuần.Năm 2005,2006,2007 thì xu hướng này đã bị giảm xuống chủ yếu là do TSCĐ đang dần được đầu tư. Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng giảm nói trên?doanh thu thay đổi hay nguyên giá TSCĐ thay đổi. Ta xét đại diện năm 2007 và năm 2006. - Mức thay đổi doanh thu ảnh hưởng tới mức sản xuất TSCĐ ∆2007/2006( doanh thu)=(135.195-127.9)/12.6=0.578 - Mức thay đổi TSCĐ ảnh hưởng tới mức sản xuất TSCĐ ∆2007/2006(TSCĐ)=(135.195/11.6-135.195/12.6)=0.87 Như vậy mức độ thay đổi TSCĐ có ảnh hưởng hơn cả tới sức sản xuất của TSCĐ.Ta nhận thay đây là một sức sản xuất lớn,có thể công ty còn phải thuê nhiểu máy móc thiết bị phục vụ các công trình, do đó sức sản xuất như vậy là lớn. 2.2.3.2 Sức sinh lợi của TSCĐ chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lợi nhuận của TSCĐ Sức sinh lợi của TSCĐ = LNST / TSCĐ Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2004=2.5/2=1.25 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2005=0.037/11.8=0.0317 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2006= 1.16/12.6=0.092 Sức sinh lợi của TSCĐ năm 2007=0.0177/11.6=0.0015 Qua chỉ tiêu này trong 4 năm vừa qua cho thấy sức sinh lợi có xu hưóng giảm Nếu như ở năm 2004 cứ một đồng tài sản bỏ ra thì thu được 1.25 Đ lợi nhuận, đây là một kết quả tốt, Sang năm 2005 sức sinh lợi giảm một cách đôt ngột,do lợi nhuận sau thuế không cao,và đông thời có sự gia tăng thêm TSCĐ.Sang năm 2007 lại là thấp nhất nguyên nhân lớn nhất chính là do giảm lợi nhuận. Ngoài hai chỉ tiêu đã đề cập trên kia ta có chỉ tiêu phản ánh suất hao phí. 2.2.3.3 Suất hao phí của TSCĐ Suất hao phí của TSCĐ =TSCĐ / DTT suất hao phí của TSCĐ năm 2004=2/102.3=0.0195 Suất hao phí của TSCĐ năm 2005=11.8/101.1=0.116 Suất hao phí của TSCĐ năm 2006=12.6/127.9=0.1 Suất hao phí của TSCĐ năm 2007=11.6/135.195=0.085 Chỉ tiêu này cho thấy năm 2004 một đồng doanh thu thuần mf công ty thu được thì có 0.0195 Đ TSCĐ.Năm 2005 một đồng doanh thu thì sẽ có 0.116 đồng TSCĐ tăng hơn so với năm 2004 là 4.9 lần,do đó chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ năm nay là kém hiệu quả hơn.Các năm tiếp theo đã có xu hướng giảm một cách tương đối với các năm trước. Qua việc phân tích tổng vốn kinh doanh của công ty và các thành phần cấu tạo nên vốn kinh donh ta đã biết Công ty trong thời gian qua đã sử dụng vốn như thế nào. Tóm lại,trên đây là tình hình sử dụng vốn hay nói cách khác là thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong vòng 4 năm gần đây,mặc dù đó là sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng mặc dù hệ số doanh lợi doanh thu không tăng một cách đồng đều qua các năm,thậm chí năm 2007 lại là năm thấp hơn cả,nhưng đó cũng thể hiện sự cố gắng phấn đấu của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.3. Đánh giá khái quát về hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. 2.3.1 Những kết quả đạt được. Thông qua việc phân tích thực trạng của hiệu qủa sử dụng vốn đã cho thấy trong những năm qua công ty đã có những kết quả đạt được như sau: - Hiệu quả kinh doanh của công ty mặc dù có xu hướng giảm đi tuy nhiên vẫn mang lại lợi nhuận cho công ty làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu.Sự gia tăng của hệ số doanh lợi vốn kinh doanh chủ yếu là do sự sử dụng hiệu quả TSCĐ và do sự biến động thường xuyên của VLĐ - Mặc dù hoạt động trong những điều kiện cạnh tranh và khó khăn nhiều do tách ra hoạt động độc lập nhưng doanh nghiệp cũng đã tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp tuy với tỉ lệ là khác nhau qua các năm nhưng cũng góp phần tăng thêm vốn chủ sở hữu do lợi nhuận sinh ra được đóng góp vào xây dựng vốn - Hoạt động của doanh nghiệp đã làm tăng giá trị của tài sản cố định qua các năm ta có thể nhận thấy rõ trong bảng chỉ tiêu sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Việc sử dụng vốn qua các năm đóng góp không nhỏ vào công tác tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Mặc dù tỉ suất lợi nhận bị giảm đi theo các năm tuy nhiên như vậy doanh nghiệp đã làm ăn sinh ra lợi nhuận - Cũng trên biểu đồ diễn biến nguồn vốn chúng ta có thể nhận thấy từ một lượng vốn chủ sở hữu đựoc bảo trợ phần nhiều từ nhà nước doanh nghiệp đã có khoản sinh lời từ nguồn vốn đó khá hiệu quả mặc dù đã có sự biến động trong quá trình hoạt động - Điều đáng ghi nhận nhất của doanh nghiệp đó là hiệu quả sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp đã có sự đầu tư TSCĐ một cách hợp lý và sử dụng nó mang lại hiệu quả ,ta có thể thấy sự thay đổi cũng như tỉ suất của nó trong bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Không chỉ tăng trong việc sử dụng tài sản doanh nghiệp đã làm gia tăng giá trị của TSCĐ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh khác Trong suốt thời gian hoạt động của mình doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu và đã mang lại hiệu quả cho xã hội góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá,hieện đại hoá đất nươc,góp phaần vào việc giaỉ quyết công ăn việc làm cho không ít ngu ư ời lao động thông qua hoạt đông xây lắp công trình, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp những cán bộ trong bộ phận gián tiếp thực hiện hoạt động kinh doanh. Thời gian qua doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà nước đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước . Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước đó chính là các khoản nộp vào ngân sách khi các kết quả đầu tư băt đầu hoạt động như thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế xuất nhập khẩu,thuế đất,lệ phí chuyển tiền…từng năm và cả đời dự án Cùng với sự gia tăng của doanh thu qua các năm,mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của công ty luôn tăng. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây: B ảng 2.10 Ngân Sách nộp nhà nước qua các năm STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 1 Tổng VĐthực hiện(tỷ đồng 45.8 68.6 94.65 122.76 2 tổng mức nộp ngân sách 20.3 26.6 33.4 43.8 3 Tốc độ phát triển của mức nộp NS(lần) 1.33 1.26 1.31 4 Nộp NS trên VĐT 0.44 0.387 0.353 0.356 2.3.2 Những hạn chế Ngoài những thành tựu đã đạt được ở trên thì công ty còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế trong quá trình hoạt động suốt những năm qua của mình. Thứ nhất là: Công tác thu hồi nợ Qua phân tích ở trên thì ta nhận thấy công tác thu hồi nợ của công ty quá yếu kém ,luôn luôn ở tình trạng phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn nói chung và với vốn lưu động nói riêng,Năm 2004 chiếm tỷ lệ 72.4% trong tổng vốn lưư động chiếm 69.3% trong tổng tài sản ,Năm 2005 tỉ lệ 67.3% trong tổng vốn lưu động và 53.3% trong tổng tài sản.Năm 2006 chiếm 65.9% trong tổng VLĐ và chiếm 54% tổng Vốn,năm 2007 chiếm 49.6% VLĐ tương ứng với40.2% trong tổng Vốn. Thứ hai là : Doanh thu Năm 2005 doanh thu giảm đi so với năm 2004 tuy nhiên sang các năm thì doanh thu có xu hướng tăng lên tuy nhiên việc tăng lại này không mang lại hiệu qủa bởi giá vốn hang bán của công ty là tuơng đối cao. Doanh nghiệp chưa quản lý chi phí và giá thành một cách có hiệu qủa. Thứ ba là : Nợ phải trả Nợ phải trả của công ty chiếm môt tỷ trọng lớn.Năm 200 chiếm 96 % so với tổng nguồn vốn.Năm 2005 chiếm 88.7%,năm 2006 tỉ lệ này chiếm 89.6%,năm 2007 tỉ lệ này chiếm 89.4%.Trong đó thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao,trong các khoản nợ phải tra bao gồm nợ người cung ứng,ngưòi mua ứng trước,phải trả công nhân viên ,thuế và các khoản khác phải nộp,các khoản này là khoản chiếm dụng hợp pháp.Bời vậy công ty đx huy động cao độ sử dụng loại máy này . Ngoài ra còn có công tác huy động vốn và chính sách bảo trợ vốn của công ty còn rất nhiều hạn chế.Qua việc phân tích nhu trên ta có những nhận định về nguyên nhân như sau: 2.3.2 Nguyên nhân 2.3.2.1 Nguyên nhân từ nội bộ Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp . - Năng lực cán bộ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế điều này đã dẫn đến công tác kiểm tra kiểm so át việc sử dụng vốn không hiệu quả đặc biệt là công tác quản lý chi phí và doanh thu của doanh nghiệp. - Vi ệc lựa chọn lĩnh vực đầu tư là chưa hợp lý - Chưa biết tận dụng thị trường tài chính - Công tác lập chiến lược và xây dựng kế hoạch sử dụng vốn là chưa hợp l ý. 2.3.2.2 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khá gay gắt, để đạt đựoc hiệu qủa doanh nghiệp cần phải biết đựơc những thông tin từ phía thị trường, tuy nhiên những năm gần đây mặc dù nước ta có nhiều công trình công nghiệp cũng như công trình dân dụng đựợc xây dựng nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia phải có năng lực cả về quản lý cũng như vấn đề năng lực thiết bị, có rất nhiểu công ty xây dựng cùng tham gia v ào lĩnh vực này làm cho doanh nghiệp gặp khó khãn trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh cũng như hoạt động tiêu thụ hàng hoá của mình. Phần 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng 3.1.1 Định hướng Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng đến năm 2010 đó là thực hiện triệt để công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển công ty lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo chính cho sự phát triển bền vững. Tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư phát triển đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng: đẩy nhanh ứng dụng công nghệ hiện đại phát triển nhanh sản phẩm xây dựng là khu đô thị và khu công nghiệp, đầu tư phát triển nhanh một số sản phẩm có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị truờng tạo sự tăng trưởng đột biến. Phát huy cao mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước. 3.1.2.Nhiệm vụ Công ty dự định trong thời gian tới từ năm 2008 đên 2010 sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ hai: Xây dựng và phát triển nguồn lực con người của công ty đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý và ứng dụng công nghệ mới. Thứ ba: Tiếp tục đầu tư và phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chuyển dịch mạnh cơ cấu sản phẩm công nghiệp,phấn đấu đến 2010 giá trị sản phẩm này chiếm khoảng từ 45% đến 50% tổng giá trị sản xuất kinh doanh. Thứ tư: Đầu tư thiết bị công nghệ để năng cao năng lực lắp máy, cơ khí chế tạo phục vụ chủ yếu cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty như :lắp máy, gia công lắp đặt kết cấu thép, chế tạo máy bơm.máy bàn. Thứ năm: tăng cường liên doanh, liên kết với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước, thuê chuyên gia giỏi để tạo ra bước phát triển nhảy vọt về công tác tư vấn. Thứ sáu: Đảm bảo đời sống vật chất ổn định,đời sống văn hoá tinh thần phong phú cho cán bộ công nghân viên trong công ty để tạo động lực cho họ làm việc hết mình đưa công ty lớn mạnh hơn. Thứ bảy: thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở cũng như các công trình xây dựng để hoạt động đầu tư được tiến hành theo đúng tiến bộ đã đề ra tránh kéo dài thời gian thực hiện đầu tư gây tốn kém lãng phí. Trên đây là một số nhiệm vụ mà công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đã đề ra để thực hiện trong thời gian tới hy vọng với những nhiệm vụ đã đề ra này công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng sẽ ngày một vững mạnh và trở thành một trong những đơn vị điển hình trong lĩnh vực xây dựng. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng. Qua thực tế nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng Cổ phần phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng trong những năm qua, ta nhận thấy rằng mặc dù hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động đặc biệt là hiện nay khi thì trường vật liệu xây dựng ngày càng bất ổn nhưng cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty đã cùng nhau vượt qua khó khăn và dần khẳng định được mình trong thị trường ngành xây dựng. Tuy nhiên khi đi sâu vào phân tích thì ta nhận thấy có nhiều vấn đề còn tồn tại trong họat động kinh doanh cũng như việc quản lý vốn của Công ty. Qua một thời gian tìm hiểu về công ty và sự tìm tòi của bản thân cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn em xin đưa ra những nhóm giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty này. 3.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng công tác quản lý vốn 3.2.1.1 Mục đích Vốn là không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất – kinh doanh. Do vậy, quản lý vốn và tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng, nó có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả hay không. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý vốn đó là đảm bảo cho quá trình sản xuất-kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất. 3.2.1.2 Nội dung 3.2.1.2.1. Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt 3.2.1.2.1 Nội dung của công tác quản lý về mọi mặt và điều kiện thực hiện Công tác quản lý mang tính chất quyết định đến kết quả và hiệu quả của hoạt dộng sử dụng vốn vì thế muốn tăng cường chất lượngc ủa công tác sử dụng vốn cần: ● Thành lập ban quản lý vốn, ban chuyên trách có đầy đủ năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, cũng có thể thuê các tổ chức giám sát để đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin. ● Muốn năng cao chất lượng công tác quản lý vống ty cũng có thể nâng cao hiệu quả công tác tài chính, nâng cao năng lực quản lý và năng cao hiệu qủa của công tác quản lý kỹ thuật. ● Để nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn cũng cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ quản lý của công ty đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật để họ ngày càng được làm quen với khoa học hiện đại có khả năng điều hành máy móc thiết bị mới mà không bị bỡ ngỡ như trước. Muốn vậy công ty cần cử cán bộ quản lý đi học các lớp tại chức dài hạn hoặc các lớp đào tào ngắn hạn. ● Để thực hiện tốt công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực(cán bộ tài chính) cần phải làm tốt hai khâu công tác tuyển dụng và công tác đào tạo nguồn nhân lực cán bộ tài chính. ● Đối với công tác tuyển dụng cần đánh giá chính xác năng lực và trình độ cán bộ để nâng cao hiệu quả, ngoài ra đối với các lao động trực tiếp cần phải xác đinh được trình độ của họ để năng cao hiệu quả tay nghề đồng thời tiết kiệm chi phí đào tạo và đào tạo lại. Bên cạnh đó công ty cần phải phối hợp trực tiếp với cáctrưởng, trung tâm dậy nghề để có kế hoạch cụ thể cho công tác tuyển dụng đảm bảo mục tiều đề ra, mặt khác công ty cũng có thể hỗ trợ them kinh phí cho các đơn vị tham gia thi công công trình tự tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho mình. 3.2.1.2.2. Dự kiến kết quả đạt được Khi thiết lập một ban quản lý vốn về mọi mặt sẽ giúp quá trình hoạt động cũng như quá trình sử dụng vốn của Công ty được tiến hành thuận lợi đồng thời sẽ đảm bảo hiệu quả sử dụng tăng lên, trách nhiệm được phân chia rõ ràng từ đó khi có khó khăn trong kinh doanh thì sẽ dễ điều chỉnh và đối phó tạo ra tính chuyên nghiệp cũng như nâng cao khả năng phân tích tình hình của cán bộ, khi có ban quản lý với chuyên môn cao sẽ giúp Công ty kiểm soát được nguồn vốn với những phương thức huy động vốn hợp lý phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh, xác định cơ cấu vốn hợp lý cũng như nhu cầu về vốn một cách chính xác. Công tác quản lý vốn ngoài việc thiết lập ban quản lý vốn làm việc một cách có hiệu quả hơn còn có hai vấn đề ta cần đề cập tới đó chính là công tác xác định nhu cầu về vốn và từ đó xác định cơ cấu vốn cho phù hợp, trong luận văn này em xin đề cập tới hai vấn đề này, 2 giải pháp này nằm trong nhóm giải pháp quản lý vốn. 3.2.1.3 Xác định chính xác nhu cầu về vốn 3.2.1.3.1 Mục đích Xác định nhu cầu về vốn là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý vốn, việc xác định chính xác nhu cầu về vốn sẽ là điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc huy động vốn và hình thức huy động vốn hợp lý, ngoài ra khi xác định nhu cầu về vốn sẽ tránh lãng phí trong việc chi phí vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho toàn Công ty. 3.2.1.3.2 Nội dung và điều kiện thực hiện Xác định nhu cầu về vốn ở đây là vốn nói chung, tuy nhiên trong hoạt động cụ thể thì ta cần xác định lượng vốn lưu động là bao nhiêu và lượng vốn cố định quy mô như thế nào. Để cho công tác xác định nhu cầu về vốn có kết quả chính xác thì cần có những điều kiện dưới đây: ● Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban với nhau, phòng Tài chính – Kế toán phải căn cứ vào các số liệu của phòng Kế hoạch và phòng Thị trường, tất cả đều phải nằm trong mục tiêu phát triển chung của toàn Công ty, đảm bảo được sự thống nhất trong nội bộ. ● Cũng cần căn cứ vào các số liệu qua các năm, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của Công ty không được xác định một cách chính xác, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa thực tế với nhu cầu thực của nó.Ta có thể theo dõi diễn biến này qua bảng 3.1 3.1 Bảng diễn biến nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị : Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Tồn kho và các khoản phải thu 38.4 39.54 50.1 39.4 NV ngắn hạn 44.15 43.84 60.2 53.3 Nhu cầu VLĐ thường xuyên - 5.75 - 4.3 -10.1 -13.9 Ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu về vốn lưu động của Công ty hai năm trở lại đây là âm điều này có nghĩa là Công ty đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài trong khi đó vốn ngắn dài hạn thì ít, do vậy cần phải tăng cường huy động vốn dài hạn.Cũng theo phân tích ở phần 2 thì nguồn vốn thường xuyên của Công ty luôn luôn âm như vậy để đảm bảo sự lành mạnh về tài chính thì Công ty trước hết phải có VLĐ thường xuyên lớn hơn hoặc ít nhất là bằng với 0 đảm bảo tài trợ cho TSCĐ bằng nguồn vốn dài hạn. Ở bảng 3.2 ta sẽ thấy được Vốn lưu động thường xuyên của Công ty. 3.2 Bảng số liệu về Vốn lưu động thường xuyên Đơn vị : Tỷ đồng năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 TSCĐ 2 11.8 12.6 11.6 NV dài hạn 3,7 6.4 9.8 7.6 VLĐ thường xuyên 1.7 -5.8 -2.8 -4 Nguồn : Bảng cân đối kế toán Để đảm bảo Vốn lưu động thường xuyên dương thì Công ty cần phải huy động ít nhất là một lượng vốn trên 4 tỷ đồng, điều này còn phụ thuộc vào việc xác định nhu cầu về việc đầu tư vào TSCĐ, ta có thể xác định nhu cầu cần huy động thêm từ vốn lưu động thường xuyên qua sự gia tăng của TSCĐ. Huy động vốn dài hạn này ở đâu ta sẽ được trình bày trong giải pháp về xác định cơ cấu vốn. 3.2.1.3.3 Dự kiến kết quả đạt được Khi xác định được nhu cầu vốn lưu động cần huy động trong kỳ kinh doanh tới Công ty, Công ty sẽ xác định được những công việc mình cần phải làm, tăng cường việc thu hồi nợ, đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, khi tăng nguồn vốn dài hạn thì TSCĐ sẽ được bảo trợ một cách vững chắc, tạo điều kiện cho công tác khai thác, sử dụng TSCĐ làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. 3.2.1.4 Xác định cơ cấu vốn hợp lý 3.2.1.4.1 Mục đích Xác định cơ cấu vốn là một hoạt động trong quản lý vốn của bất kỳ doanh nghiệp nào, xác định cơ cấu vốn đúng hợp lý sẽ giảm được chi phí về vốn, đồng thời đảm bảo được cho nhu cầu về vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.1.4.2 Nội dung và điều kiện thực hiện Với giả đinh tổng vốn kinh doanh được giữ nguyên như hiện tại năm 2007, trong phần này ta sẽ xác định cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý với điều kiện hiện tại.Căn cứ vào cơ cấu của nguồn vốn qua các năm và nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên cùng với vốn lưu động thường xuyên của Công ty ta có thể xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý hơn. Trước hết ta cần giảm lượng vốn vay ngắn hạn và tăng nguồn vốn vay dài hạn cùng với tăng vốn chủ sở hữu tạo tiềm lực tài chính một cách vững chắc, đồng thời cũng tạo ra được việc ổn định trong công tác sử dụng TSCĐ. Theo xu hướng giảm dần của vốn vay ngắn hạn qua các năm ta có thể dự kiến cơ cấu vốn của Công ty như sau : phấn đấu đạt vốn vay ngắn hạn chiếm 80 %, vốn vay dài hạn cùng vốn chủ sở hữu 20%. Để thực hiện được chỉ tiêu này thì Công ty cần tăng vốn chủ sở hữu, hiện nay Công ty đang tiến hành dần cổ phần hóa, do đó việc huy động vốn từ các thành viên trong Công ty, cùng những tổ chức để thu hút vốn là một việc có thể làm được, từ đó sẽ làm giảm một lượng vốn vay, trong điều kiện hiệu quả kinh doanh như hiện nay, khi ROE và ROA đang ở mức thấp thì việc vay vốn kinh doanh là không mang lại hiệu quả bởi chi phí vốn vay trung bình là 15 % thì tỉ suất lợi nhuận cần ít nhât là 15 % thì mới đảm bảo cho việc chi phí vốn vay. Ngoài việc phát hành cổ phiếu thì Công ty sẽ tăng cường nguồn vốn vay dài hạn, vốn vay dài hạn sẽ có chi phí vốn ít hơn so với việc vay ngắn hạn, bởi các ngân hàng hiện nay có những chính sách ưu tiên hơn về việc vay vốn dài hạn, dó đó Công ty có thể tranh thủ vốn vay của ngân hàng giảm thiểu vốn vay ngắn hạn, đảm bảo cho Công ty hoạt động một một cách có hiệu quả hơn. 3.2.1.4.3. Dự kiến kết quả được Với cơ cấu vốn như vậy Công ty sẽ nâng cao năng lực tài chính, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thanh toán, do được tài trợ từ các nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ sở hữu. Giảm chi phí về vốn do giảm được lượng vốn vay ngắn hạn, Công ty sẽ không phải gặp khó khăn trong việc giải quyết những khoản nợ đến ngày đáo hạn,Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác đấu thầu các công trình xây dựng của Công ty. Nhìn chung trong những năm qua thì việc sử dụng vốn lưu động của Công ty là kém hiệu quả sức sinh lời của vốn lưu động không cao như của TSCĐ tạo ra cơ cấu trong tổng vốn lưu động cần có sự điều chỉnh do vậy em xin đựơc đưa ra hai nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau: 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 3.2.2.1 Mục đích Nhóm giải pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sử dụng tài sản luu động, tổ chức tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu, phân bổ một các hợp lý các giai đoạn luân chuyển của vốn.Như đã giới thiệu ở phần 2 vốn lưu động trong hoạt động của Công ty được biểu hiện dưới các hình thái đó là phần tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho, vấn đề gặp phải của Công ty chủ yếu là rơi vào công tác thu hồi nợ bởi vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin đi sâu vào việc giải quyết vấn đề thu hồi nợ của Công ty. 3.2.2.2 Nội dung và các điều kiện thực hiện giải pháp Vốn đối với bất kỳ một đơn vị kinh doanh nào đang hoạt động cũng như muốn thành lập là rất quan trọng,giữa vốn và hiệu quả của vốn có mối quan hệ với nhau,việc đảm bảo kịp thời vốn cho nhu cầu họat động kinh doanh của công ty,công ty cần khai thác triệt để nguồn vốn nội bộ của mình đây là biện pháp tận dụng những tiềm năng sẵn có trong doanh nghiệp để huy động vốn một cách tối đa, đối với công ty hiện nay thì nhứng họat động cần phải làm là: ● Tăng cường khả năng thu hồi vốn kinh doanh trong thanh toán, như phân tích ở trên các khoản phải thu trong năm còn quá cao. Cuối năm 2004 các khoản phải thu là 72.4% so với tổng vốn lưu động và chiếm 69.3% trong tổng vốn, năm 2005 chiếm tỉ trọng 67.3% trong tổng vốn lưư động và chiếm 53.3% trong tổng vốn kinh doanh,năm 2006 chiếm 65.9% trong tổng vốn lưu động và chiếm 54% vốn kinh doanh, sang năm 2007 chiếm 49.6% trong tổng vốn lưu động và chiếm 40.2 % trong tổng vốn kinh doanh . Để có thể giải quyết thu hồi công nợ thì có thể thực hiện những biện pháp sau: ● Doanh nghiệp cần phải kiểm soát,thống kê lại các đơn đặt hàng xác định lại những nợ tồn đọng và giải quyết nó một cách nhanh chóng,bởi đây là những khoản không sinh lợi thậm chí công ty vẫn phải mất những khoản chi phí do công ty vẫn đi vay các nguồn vay ngắn hạn khác và phải chịu những mức lãi suất cao, ngoài ra thì cần phải theo dõi những khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.Công ty cần phải rút vốn chiếm dụng về để bổ sung vào vốn lưu động,như phân tích ở trên khả năng thanh tóan nhanh có xu hướng giảm bởi lượng tiền mặt trong công ty thấp không đủ khả năng thanh toán cho những khoản nợ đến ngày trả tiền mặt chỉ chiếm từ 13% đến 20% vậy ta cần có chính sách để đẩy nhanh công tác thu hồi nợ về : ● Ưu tiên cho khách hàng trả tiền trước một phần tiền để có thể đảm bảo nguồn vốn lưu động hợp lý cho công ty ● Thực hiện chính sách chiết khấu cho khách hàng khi khách hàng mua với số lượng lớn, để thực hiện chính sách này có hiệu quả thì ta sẽ cần lưu ý về vấn đề : giá bán sản phẩm hang hoá,các chi phí có thể phát sinh khi gia tăng các khoản nợ,luu ý đến vấn đề thời gian thu các khoản nợ ,dự đoán số nợ cần phải thu khách hang ,giúp cho việc lên kế hoạch thu hồi công nợ . ● Trong trường hợp có những khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến thì để hạn chế việc phát sinh chi phí không cần thiết chúng ta cần thực hiện các công tác như: thường xuyên đôn đốc để thu hồi các khoản nợ,cần có sự nghiên cứu năng lực tài chính của đối tác trước khi thực hiện các hợp đồng mua bán,có chính sách tín dụng đúng đắn với khách hang,có biện pháp cứng rắn đối với khách hang thanh toán chậm thường xuyên so với hợp đồng đã ký kết thì tính lãi suất như ngân hàng thậm chí còn cao hơn nếu mức lãi suất quá hạn của ngân hang áp dụng. 3.2.2.3 Dự kiến kết qủa đạt được Căn cứ vào các số liệu về tỉ lệ các khoản nợ phải thu trong tổng vốn kinh doanh của Công ty thì cần phải giảm tỉ lệ này xuống còn 30%, nhờ việc thực hiện các biện pháp trên. Khi giảm tỉ lệ các khoản phải thu trong tổng vốn xuống còn 30% thì ngoài việc tăng khả năng thanh toán và làm tăng năng lực tài chính thì còn có thể tiết kiệm được các khoản chi phí do các Công ty khác chiếm dụng vốn. Giả định rằng tổng vốn kinh doanh như năm 2007 và mức nợ phải thu giảm xuống là 30% thì Công ty sẽ tiết kiệm được một khoản tiền, và được xác định như sau: + Khi giảm các khoản phải thu xuống thì khoản tiền gửi tiết kiệm ngân hàng tăng thêm một lượng = (40,2% - 30%) x 60.9 tỷ đồng= 6 tỷ đồng + Tiền lãi nhận được do tiết kiệm khoản tiền gửi một năm là: 6 tỷ đồng x 15% x 12 = 10.8 tỷ đồng ( với giả định lãi suất tiền gửi là 15 % ) + Tiền lãi sau thuế là : 10.8 tỷ x (1- 0.28)= 7.776 tỷ đồng. Như vậy khi tiết kiệm được khoản tiền do tăng cường công tác thu hồi nợ thì sẽ làm thay đổi lợi nhuận sau thuế của Công ty từ đó sẽ làm tăng hệ số sinh lợi của tổng vốn và hệ số lợi của vốn chủ sở hữu. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế thì công tác thu hồi nợ, làm giảm các khoản phải thu làm năng lực tài chính của Công ty ngày càng vững mạnh hơn từ đó tạo điều kiện cho Công ty có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác do tạo được uy tín. Như vậy để sử dụng vốn lưu động đạt được hiệu quả kinh tế cao thì công ty cần rút nhanh khoản vốn bị chiếm dụng,bổ sung vào vốn lưư động,từ đó đẩy nhanh vòng luư chuyển vốn mang lại mức lợi nhuận cao hơn để hạn chế 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 3.2.3.1 Mục đích Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu cấu thành nên vốn cố định của công ty, do vậy để có thể sử dụng hiệu quả vốn cố định thì cần phải sử dụng có hiệu quả tài sản cố định. Trong phần 2 ta đã thấy được việc thực trạng sử dụng vốn cố định của Công ty mà biểu hiện là việc sử dụng TSCĐ, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và xuất nhập khẩu nên năng lực thiết bị để tiến hành sản xuất là yếu tố quan trong, giải pháp được đưa ra dưới đây nhằm khai thác triệt để TSCĐ hiện có và mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và thi công công trình. 3.2.3.2 Nội dung và điều kiện thực hiện Sử dụng hiệu quả tài sản cố định nghĩa là phải sử dụng tối đa công suất của nó trong quá trinh hoạt động sản xuất kinh doanh.Tránh những hiện tượng hao mòn vô hình rất dễ xảy ra trong thời đại hiện nay khi nền khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đồng thời phải thanh lý những tài sản cố định không thể dung được. Quản lý và sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Thứ nhất: Để sử dụng có hiệu qủa trước hết công ty cần xác định nhu cầu về tài sản cố định, từ đó ta sẽ lựa chọn và khai thác các nguồn đầu tư cho phù hợp công ty có thể khai thác từ các nguồn khác nhau để có thể đầu tư vào tài sản cố định của mình, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý một vấn đề rằng phải đảm bảo được nguồn tài trợ đó phải thật bền vững vì không nên ở tình trạng như hiện tại nhiều năm công ty phải đầu tư TSCĐ từ các khoản vay ngắn hạn. Các nguồn công ty có thể khai thác là: từ ngân sách nhà nước ,vay dài hạn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng, liên kết liên doanh,.. tuy nhiên mỗi nguồn đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó, do đó cần có những quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh cụ thể. Cần phải lưu ý những vấn đề sau khi công ty khai thác các nguồn đầu từ : +Khả năng liên doanh liên kết với các công ty khác +Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng, lãi suất và thời điểm thanh toán là điều chúng ta cần phải quan tâm ở đây. Thứ hai : Vốn cố định là vốn để mua sắm các tài sản cố định hữu hình và vô hình, đầu tư dài hạn. Để có thể sử dụng được nguồn vốn cố định ta đã huy động thì chúng ta cần thực hiện tốt các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng tốt các khâu chuẩn bị đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư. Cần phải sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả : Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh và nó bị hao mòn cả về vô hình và hữu hình, giá trị của nó lại dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm. Vì vậy bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt hiện vật và giá trị.Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bào tòan vốn cố định về mặt giá trị. Công ty cần phải quản lý một cách chặt chẽ không làm mất mát tài sản cố định thực hiện đúng quy chế sử dụng bảo dưỡng sữa chữa nhằm duy trì và nâng cao năng lực sản xuất ban đầu của nó. Để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu, bất kể sự biến động giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn cố định để có thể có biện pháp xử lý thích hợp, chẳng hạn như: +Cần đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ, chi phí khấu hao. Hiện nay, cũng như các công ty xây dựng khác công ty áp dụng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định, phương pháp này thì đảm bảo sự ổn định giá cả nhưng không phản ánh được hao mòn hữu hình và vô hình. Theo cách này thì có thể tránh được mức thấp hơn hoặc cao hơn, tuy nhiên nếu đánh giá thấp hơn sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi hết thời gian sử dụng, nếu tính cao hơn thì sẽ làm tăng mất chi phí. Do đó công ty cần xem xét mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá sản phẩm đề ra để có chính sách tính khấu hao phù hợp. Cần quan tâm đến đổi mới trang thiết bị phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đây là loại tài sản cố định cần trực tiếp cho thi công công trường .Nếu như năm 2004 TSCĐ chiếm 5.8% trong tổng tài sản thì sang các năm tiếp theo đã được chiếm 20.8%, 18.1% và 19.1%.đây là sự đầu tư của công ty để đảm bảo cho hoạt động công trường. Công ty cần có kế hoạch thanh lý những máy móc thiết bị không còn đáp ứng được nhu cầu về sản xuất. Thực hiện tốt chế độ sửa chữa .bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ tránh tình trạng trong quá trình thi công bị hỏng hóc. 3.2.3.3 Dự kiến kết quả đạt được Với việc duy trì và mua sắm thêm trang thiết bị trước hết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác sản xuất cũng như thi công công trình, tạo niềm tin cho các đối tác do có năng lực về trang thiết bị, nếu như giữ được việc khai thác sử dụng TSCĐ như hiện tại thì sẽ đem lại doanh thu lớn cho Công ty. 3.2.4 Nhóm giải pháp về thị trường 3.2.4.1 Mục đích Như phân tích ở trên thì hàng tồn kho cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu vốn lưu động cũng như tổng tài sản,việc này sẽ làm giảm khả năng chu chuyển của vốn lưu động làm giảm sức sản xuất của vốn lưu động và có ảnh hưởng tới sức sinh lợi của vốn kinh doanh nói chung.Vậy ta phải đẩy mạnh khâu tiêu thụ chính vì vậy cần có hoạt động nghiên cứu thị trường. 3.2.4.2 Nội dung và điều kiện thực hiện Thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng,uy tín của công ty của công ty trên thị trường quyết định đến các mối quan hệ làm ăn trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu qủa của hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác các thong tin trên thị trương sẽ giúp cho công ty có kế hoạch và phương hướng cụ thể cho mình Công ty phải: - Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường để đầu tư kinh doanh xây lắp, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và các dịch vụ tư vấn khác. Nắm bắt nhu cầu thị trường để xác định khả năng cung cầu giảm bớt lượng hàng tồn kho trong doanh ngiệp. - Nắm bắt nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng mất cân đối cung và cầu. - Cần đầu tư nghiên cứu xác định thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng về quy mô, cơ cấu và quy luật vận động của các thị trường từ đó có thể xác định được quy mô, cơ cấu đàu tư thích hợp. - Với môi trường cạnh tranh như hiện tại, khi các doanh nghiệp trong ngành ngày càng có khả năng cạnh tranh với những lĩnh vực đầu từ xây dựng việc tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh là một điều cần thiết và xác thực, việc đánh giá khả năng của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá năng lực cuả mình để lựa chọn lĩnh vực đầu tư cũng như chiến lược kinh doanh sẽ góp phần nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 3.2.4.3 Dự kiến kết quả đạt được Với việc giải quyết được khâu tiêu thụ của công ty sẽ giảm tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động, hàng tồn kho sẽ được chuyển đổi qua các hình thái khác như tiền mặt, các khoản phải thu, ở giải pháp trên ta đã hạn chế việc thu nợ của các đối tác của Công ty, do vậy Công ty sẽ có lượng tiền mặt thu hồi về lớn hơn, giải quyết được khả năng thanh toán. 3.2.5 Nhóm giải pháp giảm chi phí hạ giá thành 3.2.5.1 Mục đích ` Như chúng ta đã biết trong một môi trường kinh doanh như hiện tại,khi có rất nhiều tập đoàn và các công ty xây dựng cùng tham gia và tìm kiếm cơ hội cho mình thì công tác quản lý chi phí làm giảm giá thành sẽ là một biện pháp tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty,công ty sẽ có thế mạnh trong họat động thắng thầu cũng như việc bán hang hoá dịch vụ, đẩy nhanh tiêu thụ hang hoá và từ đó làm tăng vòng lưu chuyền vốn tạo hiệu quả trong sử dụng vốn. 3.2.5.2 Nội dung và điều kiện thực hiện Như phân tích ở phần 2 trong bảng 2.4 Kết quả kinh doanh, ta đã thấy rằng tỉ lệ chi phí ( giá vốn hàng bán) qua các năm luôn chiếm từ 90% đến 95% so với tổng doanh thu, đây là một con số lớn, điều đó biểu hiện Công ty đang gặp phải khó khăn trong công tác quản lý chi phí. Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể giảm được chi phí trong sản xuất xuống còn 85% so với tổng doanh thu( với giả định rằng doanh thu không thay đổi). Để giảm được chi phí hạ giá thành công ty có thể sử dụng được những biện pháp sau: - Trong thực tế khi nguồn vốn kinh doanh của công ty còn nhiều hạn hẹp thì công ty chưa thể trang bị cho mình đầy đủ các trang thiết bị máy móc để đưa vào thi công thì căn cứ vào tình hình từng công việc cụ thể ,công ty sẽ đưa ra quyết định thuê với số lượng bao nhiêu, thuê theo giờ, ca hay dài hạn. Giá thuê máy sẽ căn cứ vào mặt bằng chung, và có sự điều chỉnh linh họat. Đối với những công việc ít thời gian thi công ngắn thì ta sẽ thuê ngoài theo ca hoặc giờ, còn đối với những công việc thi công lớn thì phải thuê máy dài hạn, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, nâng cao năng lực máy móc trong tranh thầu. - Sắp xếp lại lao động một cách hợp lý trong sản xuất thi công cũng như trong sản xuất các mặt hàng khác và bán hàng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Đối với công nhân theo hợp đồng để thuê ngoài thì công ty nên có hình thức trả lương cho phù hợp. Công ty nên thuê nhân công tại chỗ theo vị trí của công trình để đảm bảo tiết kiệm chi phí. - Bố trí lại các khâu sản xuất, tổ chức quản lý nguyên vật liệu đảm bảo tránh mất mát và lãng phí, đây cũng là một yếu tố rất quan trọng bởi đây cũng là một khoản chi lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần có công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu một cách chính xác và đảm bảo tiết kiệm chí phí cùng chất lượng công trình, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý nguyên vật liêu. 3.2.5.3 Dự kiến kết quả đạt được Với việc giảm giá thành xuống còn 85 % so với tổng doanh thu thì giá vốn hàng bán của Công ty trong kỳ kinh doanh trong năm 2008( với giả định doanh thu không đổi ) giảm đi một lượng là : ∆= 135.2 tỷ x ( 94% - 85%) = 12.168 tỷ Với việc giảm đi 12.168 tỷ đồng chi phí sẽ làm tăng lợi nhuận trước thuế tăng lên là 12.168 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của Công ty sẽ tăng lên một lượng là ∆ = 12.168 tỷ x (1- 0.28)= 8.76 tỷ Từ đó góp phần làm tăng hệ số sinh lợi của tổng vốn và của vốn chủ sở hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng vốn chủ sở hữu trong giải pháp về huy động vốn. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề mang tính chất thường trực trong bất kỳ đơn vị kinh doanh nào, nó có ý nghĩa đặc biệt trong họat động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Là một đơn vị hoạch toán kinh doanh độc lập họat động trong cơ chế thị trưòng có nhiều sự đổi mới. Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đang hoạt động trong môi trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty và tổng công ty xây dựng với nhau, điều này đòi hỏi công ty cần phải tích cực chủ động phấn đấu cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh donh đảm bảo nguồn vốn không ngừng gia tăng duy trì và phát triển năng lực sản xuất, đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty. Trong những năm vừa qua,Công ty đã có nhiều tích cực phấn đấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy chưa thực sự khai thác triệt để và sử dụng vẫn kém hiệu quả. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty, tăng mức đóng góp cho ngân sách và có tích luỹ để tái mở rộng. Do thời gian nghiên cứu cùng với sự hiểu biết có hạn nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô, ban lãnh đạo cùng các anh chị phong em thực tập của Công ty cùng tòan thể các bạn đọc để đề tài nghiên cứu của em thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp Tác giả: PGS .TS Lưu Thị Hương PGS.TS Vũ Duy Hào Nhà xuất bản Lao Động năm 2004 2. Giáo trình Quản lý các doanh nghiệp công nghiệp ,NXB đại học và giáo dục chuyên nghiệp Tác giả PTS Lê Văn Tâm 3. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê 2004 4. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.năm 2004,2005,2006,2007 5. Các bài tham khảo trên chuyên trang Website Bộ Xây Dựng….. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10653.doc
Tài liệu liên quan