Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu

MS: LVVH-LLVH011 SỐ TRANG: 126 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn học Việt Nam từ buổi sơ khai đến nay đã trải qua nhiều thời kì. Mỗi thời kì đều để lại dấu ấn riêng với những tác giả tác phẩm sống mãi trong lòng bao thế hệ độc giả. Hòa trong công cuộc đổi mới đất nước, văn học sau 1975 cũng đổi mới tư duy nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tiểu thuyết. Nếu như nền văn học cách mạng của ta trong suốt ba mươi năm (1954-1975) đã khơi dậy và phát triển cao độ ý thức cộng đồng dân tộc mà cốt lõi là tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, và ý thức giai cấp thì sau 1975; khi đất nước hòa bình, cuộc sống đã trở lại với qui luật bình thường, con người lại trở về với muôn mặt của đời sống thường nhật, phải đối diện với bao nhiêu vấn đề trong một giai đoạn có nhiều biến động, đổi thay đã thức tỉnh ý thức cá nhân; đòi hỏi phải có sự quan tâm đến từng con người, từng số phận, văn học phải đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy, tiểu thuyết thời kì đổi mới có những chuyển biến phong phú, đa dạng, làm nóng lại không khí có phần lặng lẽ của tiểu thuyết giai đoạn trước. Con đường đổi mới này dẫu còn nhiều thử thách, dẫu chưa thật hoàn thiện nhưng chúng ta thấy cũng đã phần nào định hình.Trên con đường ấy, có thể nói, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt những bước chân đầu tiên để lại dấu ấn sau đậm trong lòng người đọc với Thời xa vắng, tiểu thuyết đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học về việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết. Độc giả đã biết đến Lê Lựu từ trước “Thời xa vắng” với những truyện ngắn làm rung động lòng người như: Trong làng nhỏ, Người cầm súng, Chuyện kể từ đêm trước, Người về đồng cói, Quê hương người lính và quyển tiểu thuyết đầu tiên: Mở rừng. Nhưng phải đến Thời xa vắng thì Lê Lựu mới thật sự trở thành một hiện tượng. Người ta thấy khắp nơi diễn đàn về “Thời xa vắng”. Anh chàng nhà quê Giang Minh Sài của nhà văn đi vào tận các ngõ ngách của cuộc sống, hắn vượt cả biên giới, ra khỏi địa phận nước Việt. Có thể nói Lê Lựu đã thành công vang dội. Sau thành công ấy, ông vẫn miệt mài lao động và những đứa con tinh thần của ông lại lần lượt ra đời như : Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1995), Chuyện hai nhà (2000). Tất nhiên, không phải những tác phẩm của ông đều thành công, đều là những đỉnh cao của văn học nhưng không thể phủ nhận rằng sáng tác của ông đều thể hiện tinh thần miệt mài lao động, sự nghiêm túc của nhà văn trên con đường tìm tòi, sáng tạo hướng đi mới cho tiểu thuyết. Trong từng tác phẩm ông đã thể hiện sự đổi mới của mình ở nhiều góc độ. Chính sự đổi mới ấy đã góp phần đem đến cho văn học những hình tượng mới lạ về người lính trong chiến tranh, người lính trong đời thường và những hiện tượng nóng bỏng đang được quan tâm trong xã hội. Trong quá trình lao động miệt mài, nghiêm túc, Lê Lựu đã khẳng định mình ở nhiều thể loại như : tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tạp văn Thành quả nghệ thuật của ông được khẳng định trong một loạt giải thưởng như: giải nhì hội thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1967-1968 (không có giải nhất) với truyện ngắn Ngươi cầm súng, giải A cuộc thi viết về thương binh của Hội nhà văn, Bộ thương binh với truyện Người về đồng cói. Đặc biệt với giải thưởng của Hội nhà văn dành cho Thời xa vắng, đã có hàng loạt bài phát biểu về tiểu thuyết của ông. Có thể nói Lê Lựu đã trở thành cây bút của văn chương đương đại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vậy cái gì đã tạo nên sự thành công cho Lê Lựu? Có rất nhiều yếu tố, trong đó theo tôi không thể không kể đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của tác giả mà cụ thể là nghệ thuật trần thuật của ông. Tuy nhiên, ở góc độ thi pháp thì chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống tác phẩm của ông mà chỉ khai thác ở vài khía cạnh trong các bài viết tản mác. Nhìn chung, sáng tác của Lê Lựu không phải tất cả đều là đỉnh cao, là kiệt tác nhưng nó có sức hấp dẫn riêng làm cho người đọc đã chạm vào rồi thì khó mà dứt ra được hay nói như Trần Đăng Khoa “Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn không nhạt. Ngay cả những truyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật” [51,tr.80]. Lê Lựu có một vị trí khá quan trọng trong thời kì đổi mới văn học, tác phẩm của ông xứng đáng được nghiên cứu riêng biệt trong một công trình. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ vận dụng một số kiến thức về Lí luận văn học và văn học thời kì đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình học tập để tìm hiểu, sắp xếp, hệ thống các vấn đề có liên quan đến nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết của Lê Lựu mong chỉ ra được một số nét nổi bật trong phong cách trần thuật của nhà văn nhằm góp phần vào việc nghiên cứu tác phẩm của ông một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Hy vọng rằng,với luận văn này, chúng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu chung về Lê Lựu để thấy được đóng góp của nhà văn đối với văn học dân tộc trong quá trình đổi mới tiểu thuyết cũng như góp phần nhìn nhận vị trí của nhà văn trong văn học đương đại. 2. Giới hạn đề tài: Lê Lựu có vị trí khá vững chắc trong lòng bạn đọc bởi qúa trình sáng tác tương đối dày với hàng loạt tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau trong nhiều giai đoạn khác nhau, ở những chủ đề khác nhau. Nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng nghiên cứu nên người viết chỉ tập trung khảo sát các tiểu thuyết: - Mở rừng (1975) - Ranh giới (1979) - Thời xa vắng (1986) - Đại tá không biết đùa (1989) - Chuyện làng Cuội (1991) - Sóng ở đáy sông (1995) - Hai nhà (2000) 3. Lịch sử vấn đề: 3.1 Phần mở đầu: Cái tên Lê Lựu đã không còn xa lạ với độc giả. Ông là nhà văn sáng tác ở nhiều thể loại và khá thành công. Là nhà văn mang đặc chất quê nhưng kì thực vốn sống của ông vô cùng phong phú với kho tàng là sự trải đời lọc lõi. Ông thuộc lớp nhà văn quân đội, ra đời và trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Người đọc biết đến tên Lê Lựu với tác phẩm trình làng Tết làng mụa (1964). Sau đó là các truyện ngắn: Người cầm súng, Phía mặt trời, Chuyện kể từ đêm trước và đến Người về đồng cói thì ông đã thật sự tạo được dấu ấn trong lòng độc giả. Đây cũng là tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi viết về thương binh của Hội nhà văn và Bộ thương binh. Hơi hướng tiểu thuyết đã xuất hiện trong những truyện ngắn của ông như dự báo một thành công xa hơn nữa và mọi người vẫn khắc khoải mong chờ một tiếng vang, một bước nhảy xa hơn nữa ở Lê Lựu. Không phụ lòng độc giả, quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông ra đời, đó là Mở rừng (1975). Đây là quyển tiểu thuyết đề tài chiến tranh có thể nói là khá thành công. Tác giả xây dựng hình ảnh một cuộc chiến oai hùng nhưng cũng không kém phần bi thảm của các chiến sĩ Trường Sơn. Tác phẩm đã phần nào tạo được dấu ấn riêng, mới mẻ. Trong thời điểm bấy giờ, Mở rừng ra đời thể hiện một cách nhìn nhận hiện thực có phần mạnh dạn của nhà văn so với xu thế thời đại là sự náo nức của lòng người trước chiến thắng vang dội 1975. Tuy nhiên để có được Lê Lựu trong lòng người đọc lúc bấy giờ và cho đến mai sau thì phải nói đến Thời xa vắng. Nó là đứa con ngoan của nhà văn. Đứa con này đã đem đến nét mới mẻ thật sự đã được nhen nhuốm từ Mở rừng. Cái Thời xa vắng rất gần ấy đã làm xôn xao dư luận. Ở đâu cũng nghe thời xa vắng, ở đâu cũng thấy Giang Minh Sài, thậm chí Lê Lựu còn được gọi là cu Sài! Lê Lựu thuộc kiểu nhà văn viết bền. Sau thành công của Thời xa vắng ông không dừng lại, tự mãn mà vẫn đi tiếp con đường mình đã mở dù cho khá chông gai, chông gai như bước chân của những chiến sĩ mở đường Trường Sơn. Họ vẫn đi vì ngày mai tươi sáng. Lê Lựu cũng có niền tin ấy, lòng dũng cảm ấy, ông cũng là người lính mà! Ông bền chí ơ công việc thay đổi cách viết tiểu thuyết của mình. Vì vậy, Đại tá không biết đùa, Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai nhà tiếp tục ra đời. Tất nhiên không phải tất cả đều thành công nhưng mỗi tác phẩm đều có một nét riêng đáng cho ta quan tâm. Cho đến nay, trong mấy mươi năm sáng tác, Lê Lựu đã có một khối lượng tác phẩm đáng trân trọng. 3.2 Những ý kiến xung quanh nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu: Tiểu thuyết Lê Lựu gắn liền với quá trình đổi mới tiểu thuyết của văn học Việt Nam. Nó đem đến cho người đọc những ấn tượng mới mẽ về một phong cách nghệ thuật riêng biệt của nhà văn quân đội Lê Lựu. Tùy vào cảm hứng tiếp cận, mục đích và phạm vi khai thác vấn đề, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới một số khía cạnh nổi bật về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của ông với mức độ đậm nhạt, nhiều ít khác nhau. Một trong những nét nổi trội trong lối tự sự của Lê Lựu được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập tới là lối hành văn tự nhiên của ông và sự cách tân, tìm tòi cái mới trong cách thức trần thuật. Trong từng tác phẩm khác nhau, ở nhiều góc độ khác các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau rằng Lê Lựu luôn có cách tân trong trần thuật, luôn làm mới tiểu thuyết của mình. Ông không bao giờ bằng lòng với lối mòn cũ. Ở mỗi tiểu thuyết của ông người đọc đều có thể nhìn thấy sự cách tân của nhà văn đặc biệt là sự đổi mới hình tượng người trần thuật, kết cấu lời văn trần thuật. Nói như Ngô Thảo: “Hầu như anh không vừa lòng với bất cứ bề mặt phẳng phiu, một kết cấu quen thuộc nào. Anh dẫn người đọc đi từ xa tới gần từ gần lại bật ra xa, đang chuyện hôm nay bỗng quay bật về qúa khứ, đang từ tuyến trước sang chuyện tuyến sau, từ phía trong ra phía ngoài, từ nội tâm trực tiếp qua lời người kể của người khác ” [102,tr. 215]. Văn của ông không phải là kiểu văn dễ dãi quen thuộc, đọc qua một lần là có thể hiểu hết các tầng ý nghĩa. Với mỗi lần tiếp xúc tác phẩm là một lần người đọc tìm thêm một vấn đề nào đó. Những vấn đề đó được nhà văn giấu kín trong lời văn của mình mà nói như Trần Đăng Khoa thì đó là “thứ văn không nhạt”, ông nhận xét : “Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn không nhạt. Ngay cả những truyện xoàng xoàng người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy , có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật.” [51, tr.80]. Cùng suy nghĩ với Trần Đăng Khoa, Đinh Quang Tốn cũng cho rằng văn của “anh chàng nhà quê” có một sức hút vô hình bằng lời văn mang phong cách riêng: “Văn anh không rành rẽ, không mạch lạc nhưng có chất nhựa gì đấy ở bên trong. Nhiều khi cả đoạn cả trang cứ thùng thình mà người đọc vẫn thấy thích, không ai chê vì người ta biết đấy là văn tự nhiên của riêng anh, chứ không phải anh làm văn mà chê anh về văn phạm” [93, tr.17]. Chính chất văn tự nhiên ấy đã đem đến cho chúng ta những trang viết đặc sắc về những cảnh sinh hoạt của nông thôn miền Bắc; về hình ảnh người lính trong chiến tranh, người lính trong thời bình. Nhìn nhận tiểu thuyết thuyết Lê Lựu ở góc độ trần thuật, nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến lại chú ý đến câu văn, ông đặc biệt hứng thú với kiểu đặt câu của Lê Lựu, thừa nhận sự thành công trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết không dừng lại ở lời văn mạch lạc. Cũng như Đinh Quang Tốn, ông cho rằng Lê Lựu có văn phong riêng : “Trong Thời xa vắng câu văn lùa thùa có khi mềm và rối như bún nhưng lại rất được. Câu văn Lê Lựu là một sự thách đố với cách đặt câu quá mạch lạc, gẫy gọn do sự thấm nhuần ngữ pháp của một ngôn ngữ phương Tây tạo ra“ [35, tr.119]. Cũng nhận xét về nghệ thuật trần thuật, La Khắc Hòa quan tâm đến người trần thuật : “Người trần thuật kể lại câu chuyện về cuộc đời Giang Minh Sài không phải là để người đọc có dịp được suy ngẫm, mà là để nó được nói thật to những điều hình như nó đã ngẫm nghĩ xong xuôi. Cho nên chỗ nào nó cũng lắm lời, lời kể của nó đã lùa thùa, dài dòng mà cái luận đề thì lộ rất rõ. Đã thế tác phẩm lại cố gò để kết thúc có hậu { }. Nguyên tắc trần thuật sử thi cũng để lại dấu ấn ở mối quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc trong Thời xa vắng. Nhưng đặt bên cạnh những tác phẩm cùng thời, tiểu thuyết của Lê Lựu đúng là bước ngoặt của tiếng trình đổi mới văn xuôi nghệ thuật” {95, tr.66}. Ngô Thảo cũng thừa nhận sự tìm tòi sáng tạo lời văn trần thuật của Lê Lựu là một công việc cần được khích lệ: “Cũng sẽ buồn cười và lố bịch nữa khi khuyên Lê Lựu chọn cách viết chân mộc cổ điển. Chỉ có thể nghĩ là anh hiểu biết đầy đủ đối tượng khi điều anh muốn nói là tâm đắc, sáng tỏ thì anh sẽ có được cách thể hiện thích hợp, dù hoa mỹ bay bướm một chút hay mộc mạc thật thà cũng không quan trọng gì” {102, tr.217}. Nhận xét về kiểu kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, Trần Đăng Khoa cũng chú ý tới kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện trong tiểu thuyết Mở rừng. Ông cho rằng: “Đấy là cuốn tiểu thuyết viết trực tiếp về chiến tranh với cái nhìn không đơn giản và ở thời điểm đó, đã có thể coi là mạnh dạn. Lê Lựu đề cập đến số phận của một lớp ngươì trong chiến tranh. Oai hùng và bi thảm. Giản đơn và phức tạp. Mỗi người là một cách rừng âm u rậm rịt, phải tự mở lấy lối mà đi. Chẳng ai giống ai, bằng những con đường riêng, những số phận riêng, họ đã đến với cuộc chiến tranh bi tráng“{51,tr.83}. Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất ý kiến rằng Thời xa vắng là câu chuyện về cuộc đời Giang Minh Sài nhưng mở ra rất nhiều vấn đề, tạo nên tính nhiều tầng bậc cho câu chuyện. Người đọc có thể tìm thấy ở đó từ những vấn đề lớn lao đến những vấn đề vụn vặt trong đời sống. Nguyễn Bích Thu viết : “Có lẽ to chuyện qúa chăng? Nhưng Thời xa vắng là những trang bi kịch về sự hôn phối đó, sự xen cài vào nhau đó: chiến tranh rồi hòa bình, nông thôn ra thành phố, “nhà quê” và “kẻ chợ” Không phải người viết đưa hai mảng ngẫu nhiên bập vào nhau, cho tồn tại bên nhau, mà gắn nối cài xen với nhau như là sự tiếp tục và phát triển tự nhiên của lịch sử” [96]. Một đặc điểm nổi bật khác cũng được chú ý trong tiểu thuyết Lê Lựu là chất giọng giễu nhại. Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận sự thành công của nhà văn khi sử dụng chất giọng trầm tĩnh và chất giọng giễu nhại để phản ánh hiện thực. Nhận xét về một trong những yếu tố đem đến thành công cho Lê Lựu trong Thời xa vắng, nhà nghiên cứu Thiếu Mai cho rằng : “Cách nhìn thấu đáo của anh, tấm lòng thiết tha của anh đã thể hiện đầy đủ ở giọng văn, một giọng văn trầm tĩnh vừa giữ được vẻ đầm ấm chân tình, vừa khách quan không thêm bớt tô vẻ, đặc biệt không cay cú, chính giọng văn như vậy đã góp phần đáng kể vào sức thuyết phục hấp dẫn của tác phẩm” [65]. La Khắc Hòa thì cho rằng: “Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết giễu nhại độc đáo. Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hóa quen thuộc như phóng đại hay vật hóa hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười. Nó chỉ đơn giản thuật lại những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được một hình tượng giễu nhại. Nhờ thế lời văn của Thời xa vắng khi thì như bông đùa, lúc lại xót xa, chì chiết nhưng giễu nhại bao giờ cũng là giọng chủ đạo của nó”. {96, tr.66- 67}. Cũng đề cập tới giọng trần thuật, Đỗ Tất Thắng nhận xét về thái độ của nhà văn trong Thời xa vắng: “Lê Lựu phê phán một thời đã qua, mổ xẻ nó nhưng không hề oán trách, không cay nghiệt, không nổi khùng. Anh phê phán những dư luận, hoàn cảnh làng xã những năm sáu mươi đã tạo nên tính cách Giang Minh Sài, đã làm khổ cuộc đời Sài mấy chục năm trời, nhưng anh không hề bôi bác, chê bai những người nông dân. Trong Thời xa vắng anh đã viết những trang nồng ấm tình người về người nông dân chân lắm tay bùn, một nắng hai sương. Ngòi bút Lê Lựu viết về nông thôn thật là nhân hậu” {102}. Nhìn nhận đóng góp của Lê Lựu về mảng tiểu thuyết lẫn truyện ngắn, Đinh Quang Tốn cho là “Lê Lựu viết đều cả truyện ngắn và tiểu thuyết và cả hai thể loại anh đều thành công, nhưng thành công hơn vẫn là tiểu thuyết. Đê tài hậu phương nông thôn miền Bắc trong chiến tranh chống Mỹ có nhiều người viết, nhưng Lê Lựu là người viết thành công hơn cả. Hình ảnh anh nông dân mặc áo lính trở thành viên chức ở thành thị cũng có nhuững nhà văn đề cập đến, nhưng Lê Lựu đã thành công hơn. Có lẽ đó là hai thành công tiêu biểu nhất của Lê Lựu” [93, tr.22]. Tiểu thuyết của Lê Lựu còn được nhìn nhận ở những góc độ khác Nguyễn Bích Thu nhận xét về việc khai thác đề tài trong tiểu thuyết Lê Lựu và khẳng định tính tích cực trong việc đề cập đến hạnh phúc con người: “Tiểu thuyết đã không ngần ngại miêu tả sắc dục, tình yêu nhục thể là một lĩnh vực rất riêng của mỗi cá nhân. Miêu tả những con người tự nhiên, khai thác yếu tố tích cực của con người tự nhiên cũng là một khía cạnh nhân bản của văn học ( { } Hai nhà của Lê Lựu)” [96, tr.231]. Nguyễn Trường Lịch khẳng định thành công của Lê Lựu trong tiểu thuyết Thời xa vắng ở việc khai thác những xung đột của trái tim con người: “ Có thể khẳng định nét đổi mới ở Thời xa vắng là tác giả không hướng ngòi bút mình mô tả các sự kiện lịch sử xã hội bên ngoài theo thời gian tự sự chốn chiến trường máu lửa như một số tác phẩm cùng thời và cả trước đó mà đi sâu khai thác những xung đột đầy kịch tính của trái tim con người trong bối cảnh giã từ chiến tranh về hậu phương thời hòa bình”. Từ những bài nghiên cứu về tiểu thuyết Lê Lựu đã mở ra cho người viết hứng thú tìm hiểu vấn đề này. Học tập, kế thừa những bài viết có liên quan đến sáng tác của Lê Lựu, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của ông và phát triển nó thành bài nghiên cứu khoa học trong luận văn này. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp hệ thống: Một trong những phương pháp bao trùm mà thi pháp học rất quan tâm là phương pháp hệ thống. Vì vậy trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này. Khi áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu yêu cầu phải đặt từng yếu tố của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của ông vào hệ thống nghệ thuật trần thuật nói chung, trong tiến trình chung của văn học dân tộc; phân tích những mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau đồng thời đặt nó vào trong giai đoạn đổi mới văn học và trên tiến tình phát triển của thể loại tự sự của văn học dân tộc. 4.2 Phương pháp phân tích : Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi có sử dụng một số dẫn chứng để minh họa cho lập luận của mình. Do đó, phương pháp phân tích được vận dụng để trình bày cặn kẽ vấn đề hoặc bình giá các vấn đề cụ thể trong luận văn. 4.3 Phương pháp thống kê: Trong chừng mực nhất định của quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê xem trong mỗi yếu tố nghệ thuật tầng số xuất hiện của những hiện tượng nào là cao, hiện tượng nào là thấp và nó có báo hiệu điều gì không. 5. Đóng góp của luận văn: Khi nghiên cứu văn xuôi nghệ thuật, vấn đđề đđược người nghiên cứu quan tâm nhiều chính là nghệ thuật trần thuật. Đó chính là một trong các yếu tố đđem đđến sự thành công cho nhà văn trong quá trình chuyển tải tư tưởng, quan đđểm của mình. Vì vậy, khi nghiên cứu sáng tác của Lê Lựu chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nghệ thuật trần thuật của ông đđặc biệt ở mảng tiểu thuyết vì theo chúng tôi tiểu thuyết là “vùng đất” thể hiện rõ nhất phong cách của nhà văn. Tiểu thuyết là thể loại “sinh sau đđẻ muộn” trong qúa trình sáng tạo nghệ thuật của ông nhưng nó lại có ý nghĩa nhất định trên con đđường đđổi mới tiểu thuyết của dân tộc. Khảo sát tiểu thuyết của ông ở góc độ thi pháp, cụ thể là ở nghệ thuật trần thuật chúng tôi không có tham vọng chỉ ra đđược tất cả đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn, chỉ mong có thể góp phần khẳng định sự thành công nhất định của nhà văn trong quá trình miệt mài lao động sáng tạo nghệ thuật, thấy được diện mạo riêng của Lê Lựu trong tiến trình sáng tác nói chung và trong quá trình đổi mới tiểu thuyết nói riêng của văn học nước nhà. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Người trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu Chương2: Kết cấu lời văn trần thuật Chương3: Giọng điệu trần thuật

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g con người biết giữ phẩm giá của mình trong khó khăn nhọc nhằn tủi hổ. Đất vô tư trong sáng lại phải hứng chịu bao đớn đau của kiếp người vẫn không một lời oán than kẻ đã hủy hoại đời mình, vẫn sống đúng phận mình. Cách sống của cô đã làm thay đổi cách nghĩ của một kẻ xảo trá như tổng Lỡi: “Cái túp lều mẹ con Đất ở trông như một đụm rát đổ nghiêng. Ruột gan quan cứ nẫu ra.[…]. Hơn mười bốn năm giời rồi! Giá như nó cứ nanh nọc, độc ác cắn xé và tham lam như hàng chục con đàn bà khác thì quan chỉ cần vứt lại ít tiền, cúng lắm cho bọn hầu hạ ban phát cho nó chút ân huệ gì đấy rồi ráo tay là xong. Hết nợ. Đằng này! Nó cứ lặng lẽ cắn răng nuôi con giữa rừng rú, không đòi gì, không than thở trách móc một lời. Một con bé ngơ ngác thật thà lúc nào cũng là người lớn, còn quan như một thằng trẻ ranh. Hèn. Một thằng kẻ cắp đã cuỗm mất cả thời con gái của no”. Sử dụng lời văn lạnh lùng là một kiểu biểu hiện sự phức hợp trong giọng trần thuật của Lê Lựu. Đằng sau chất giọng lạnh lùng đó là cả một nỗi niềm, sự trăn trở ray rức không nguôi của nhà văn đối với những cảnh đời cụ thể. Những trang viết sắc lạnh ấy làm cho người đọc phải trăn trở suy tư cùng nhân vật. Chân dung người chiến sĩ Trường sơn sau bao năm chinh chiến được tác giả dựng lên với một vẻ “vô tâm”: “Chưa bao giờ nhìn vô gương Ngà thấy khuôn mặt mình tiều tụy như lúc này. Đám tóc phía trước như những dược mạ quá một trận lụt và vầng trán trông như cạo nhẵn, trơ trẽn, còn hai gò má hóp lại, khuôn mặt đã dài ra”. Cô gái Trường Sơn hiện ra với chân dung “chẳng ra người”. Nhà văn không miệt thị nhân vật mà từ hình ảnh rất chân thật ấy làm nổi bật giọng xót thương trước những hy sinh gian khổ của người chiến sĩ trong công cuộc gìn giữ hòa bình, thấy được bên cạnh vinh quang là mất mát đau thương. Người kể đóng vai một người thuật chuyện bàng quan, lạnh lùng vô cảm đối với nhân vật bằng cách dùng cách kể tả cay độc, không một từ biểu cảm. Chẳng hạn khi kể về sự bất hiếu của nhân vật Hiếu với mẹ mình hay sự lãnh đạm của nhân vật cha Núi nhà văn tỏ ra rất dửng dưng với hành động của nhân vật, để cho nhân vật bộc bạch tình cảm suy nghĩ, hành động đúng với bản chất anh ta. Nhưng ẩn sau câu chữ chính là nỗi xót xa của nhà văn trước tình cảnh của nhân vật, là tiếng kêu bi ai của tác giả về sự xuống cấp đạo đức của con người trong một xã hội văn minh, là tiếng hỗ trợ ứng cứu đối với người đọc để cuộc sống tốt đẹp hơn, con người sống với nhau có tình hơn. Có vẻ qúa lạnh lùng vô cảm khi nhà văn kể về mối quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng trong Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Hai nhà. Nhà văn không “nương tay” khi kể sự nhẫn tâm của Hiếu đối với mẹ, sự cay độc của cha đối với con, sự bất nghĩa của vợ đối với chồng… Đọc những trang viết này ta như thấy ngợp bởi những toan tính của con người, thấy đau nỗi đau nhân tình thế thái. Ta lại thấy nhà văn sao “tàn nhẫn” thế nhưng chính nó đã làm cho người đọc lại thấy được chất giọng chua cay của nhà văn về sự vô tâm vô cảm của con người, một kiểu sống vẫn đang nhan nhãn hằng ngày trước mắt chúng ta. Từ việc phân tích nỗi đau hiện tại, chân lí được cất lên. Cái đáng sợ nhất đối với con người chính là sự nhỏ nhen, ích kỉ hẹp hòi của lòng người. Cách kể “vô tâm” này xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết Lê Lựu bởi phần lớn sáng tác của ông theo kiểu khách quan hóa (6 tiểu thuyết). Người trần thuật đứng ngoài câu chuyện với cái nhìn hờ hững, giọng điệu đay nghiến, phỉ báng. Ngay cả những lúc nhân vật rơi vào những cảnh bi thương người trần thuật cũng tỏ ra lạnh lùng, vô cảm, tạo một khoảng cách với nhân vật. Cái chết của nhân vật bé Hồng trong Hai nhà được nhà văn thuật lại vô cùng nhẹ nhàng, bình tỉnh. Cái chết của bà cụ Đất cũng vậy. Nó được nhà văn dựng lại như một sự kiện vui mừng của làng Cuội: “Nào ai ngờ cái chết của bà cụ Đất lại tạo cho làng Cuội một khí thế tưng bừng sôi nổi, rất là tự hào[…]. Khi nào làng có chung một khuôn mặt buồn đều đều náo nhiệt và thì thào còn chán. Thế lại hóa vui.[…]. Xác bà lão được vớt lên từ trưa hôm qua. Một cái xác trương phềnh. Cả mặt và hai cánh tay xước tướp táp, không rõ do cá rỉa hay mắc mớ vào đâu mà không còn một mảng da nào nguyên. Trưa hôm qua chiếc tàu chở khách từ Hà Nội xuôi, sóng rào rạt xô vào bờ một người mặc quần đen, áo nái vàng, tóc xõa như là ma nằm nghiêng ở bờ cát một tay dang ra để khỏi trục xuống”. Nhà văn sử dụng cách diễn đạt thể hiện sự vô cảm trước cái chết của nhân vật, đọc lên người đọc thấy rợn người. Cái chết của một con người lại là niềm vui cho cả làng thì quả là vô nhân. Sự biến dạng của xác chết được nhà văn miêu tả như sự biến chất của những con người vô cảm với đồng loại. Trước số phận đắng cay của nhân vật nhà văn như phỉ nhổ vào nó, đay nghiến nó, cười ngạo nó, như có vẻ đồng tình với những người dân làng Cuội nhưng thật ra ở đó chất chứa biết bao nỗi niềm chua xót đắng cay trước sự rẻ rúng của mạng người. Người trần thuật không chiều chuộng người đọc, không vuốt ve người đọc, không đem đến cho người đọc những cảm giác ngọt ngào mà bỏ người đọc vào một không khí ảm đạm lạnh lùng. Người trần thuật để cho nhân vật hiện lên đầy vẻ khinh miệt thậm chí để cho nhân vật chết tức tưởi, chết oan ức. Đó cũng chính là lúc nhà văn đang tìm sự đồng cảm nơi người đọc. Ông muốn nói to với mọi người cuộc sống vẫn còn đó những tủi nhục, vẫn còn đó những con người phần “con” lấn át phần người. Nhà văn không né tránh những nghịch dị thô kệch, đen nhám của cuộc đời. Tất cả những cung bậc ấy đều dội vào trang giấy của ông. Vì vậy, những gì sống động nhất, chân thật nhất của cuộc đời đều hiển hiện trước mắt người đọc, đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc rất đời thường nhưng rất nhân văn. Đặc biệt khi lên án mặt trái của cuộc đời nhà văn rất dửng dưng. Cái chất “lạnh lùng” ấy thể hiện được sự từng trải của nhà văn. Lê Lựu không cất tiếng kêu khổ cho nhân vật của mình mà nhập thân vào để quan sát sau đó cho nhân vật bước ra trang giấy thể hiện chính mình. Thế giới nhân vật hiện lên một cách sống động ở mọi mặt, ở mặt rạng rỡ nhất cũng như ở góc khuất nhất trong tâm hồn con người. Qua những điểm nhìn khác nhau, người trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu đã chạm đến những vấn đề nóng bỏng của cuộc đời mà không phải ai cũng có can đảm để nói một cách mạnh mẽ như thế. Đó là những vấn đề về đạo đức nhân cách, là danh vọng và tình máu mủ, là lòng vị tha và thói ích kỉ. Bức tranh sống động, đa dạng với những mảng sáng tối ấy hiện lên trọn vẹn. Ở đó có niềm vui nỗi buồn, có hạnh phúc, đắng cay, có kẻ thức thời có người lạc lối… nói chung nó sống động chư chính cuộc đời thật thể hiện được chất giọng của nhà văn đằng sau những trang viết. Xuất phát từ mối quan hệ giữa điểm nhìn chủ thể tác giả và hiện thực khách quan giọng điệu được tạo ra phù hợp với từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể. Giọng điệu thể hiện thái độ cảm xúc của nhà văn đối với cuộc đời. Cảm xúc nào, giọng điệu ấy. Do vậy, ta mới nói khám phá được giọng điệu là khám phá được cái thần của tác phẩm, khám phá được phong cách của nhà văn. Lê Lựu đã cất tiếng nói kêu gọi lương tri con người đằng sau những sự việc tưởng chửng như rất nhỏ. Hiện thực được nhà văn phơi bày một cách “nhẫn tâm” chính là tiếng kêu nhức nhối về những giá trị tốt đẹp của con người đang dần mất đi khi người ta sống quá vụ lợi, sống cho riêng mình. Đó chính là kẻ thù “ẩn mặt” mà con người chúng ta phải đối phó trong thời bình.. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà văn cũng giấu mình khi thể hiện giọng điệu như thế. Đã không ít lần nhà văn không giấu được cảm xúc của mình khi đối thoại cùng nhân vật nên đã để lộ nó trên trang giấy bằng cách kết hợp lời kể với lời bình luận. Mỗi khi động đến một chuyện gì là nhà văn lại đưa ra một lời bình, một lời nhận xét. Sự kết hợp này giúp cho người trần thuật bộc lộ trực tiếp thái độ, tình cảm của mình và đưa ra nhiều triết lí thể hiện chiều sâu của tư duy cũng như chiều dài của những trải nghiệm cuộc sống. Sự xuất hiện của những lời bình trong tiểu thuyết của ông rất đa dạng, nó không thuộc một vị trí cố định nào, có khi nó nằm ngay đầu đoạn văn trước khi đi vào lời kể, có khi lại nằm ở phần kết nhưng cũng có khi nó lại xuất hiện xen ngang lời kể, xen ngang lời nhân vật. Đây là lời bình luận đầu đoạn kể trong Thời xa vắng: “Nhưng nó giống như ông nói. Biết tất cả mọi cái để mà rút kinh nghiệm thôi. Cái gì xảy ra nó vẫn cứ xảy ra. Cái gì qua đi nó vẫn phải qua đi. Nghĩa là cả hai cái tin: không được kết nạp Đảng trong năm nay và Hương đã đi lấy chồng tháng trước vẫn cứ đến với Sài và anh không thể phát điên, không thể nổi khùng không thể nằm ỳ, không thể nói năng vô trách nhiệm và thiếu tính tổ chức. Sáng dậy tập thể dục, chiều tăng gia, vẫn phải soạn bài đầy đủ, lên lớp đều đặn. Tối thứ sáu sinh hoạt đoàn, tối thứ năm học hát…Không thể uể oải, không thể thiếu vắng, dù đã gần một tuần nay, hầu như không đêm nào nah chợp mắt được”. Trước khi kể về những biểu hiện của Sài sau khi nhận được tin người yêu đi lấy chồng và anh không được kết nạp Đảng do lí lịch nhà vợ không “sạch” nhà văn đưa ra lời nhận xét của mình như để bênh vực cho nhân vật, tỏ ra cảm thông với nhân vật của mình, xem anh ta như là nạn nhân của kiểu làm việc không xét đến cảm nhận của người khác. Sài bị buộc phải “yêu” vợ để “tiến bộ”. Anh yêu vợ, Hương xa cách anh. Cuối cùng vì “yêu” vợ như sự sắp đặt của tổ chức và người thân mà anh không thể vào Đảng và cũng không có được tình yêu anh ngày đêm mơ ước. Lời bình nằm đầu đoạn kể có tác dụng lí giải với người đọc hành động của nhân vật, thể hiện sự đồng cảm của người trần thuật thì lời bình cuối đoạn kể có tính đúc kết sự việc. Khi kể về cái chết của cha Núi (Sóng ở đáy sông), người trần thuật lại để lời bình xuất hiện ở cuối đoạn cũng là cuối truyện: “Cũng như ông, giá như…Nếu người ta biết rằng dưới đáy sông Lấp vẫn còn có hai dòng nước chảy ra của sông Cấm. Sự lên xuống của con nước, sự rạt rào của sóng vỗ cũng từ đáy sông mà tạo nên. Nếu người biết là lấp sông vẫn còn nước chảy, còn sóng vỗ, thì hàng trăm năm trước người ta lấp sông làm gì???”. Từ hoàn cảnh của nhân vật , người trần thuật đưa ra triết lí để người đọc cùng chiêm nghiệm về “những con sóng ngầm“ dưới đáy đại dương. Ta lại thấy ở Mở rừng lời bình xuất hiện xen ngang lời kể: “Anh biết binh trạm trưởng bao giờ cũng dễ xúc động bằng tấm lòng thành thật. Nghĩa là ông có thể phê phán ầm ĩ, phẫn nộ không có căn cứ chính xác về một khuyết điểm nào đó của cấp dưới. Khi bình tĩnh rồi ông, ông lại có thể thú nhận công khai trước mặt mọi người “mình khuyết điểm”[…] Nhưng với một thói quen, chẳng hạn cái tính nóng nảy đã thành cố tật dễ gì sửa đổi ngay một lúc… Và, nói cho cùng khi trước mặt không phải là cái chết đang rập rình, con người ta ai cũng thích thú sự xoa mát nhẹ nhàng, không mấy ai chịu để những vật gai cào xước da thịt mình, dù đó là những mũi chích khơi ra nụm nhọt. Đứng ở dưới nhìn lên, chiến sĩ đánh giá “tầm cỡ” của cán bộ cấp trên là ở chỗ này”. Sử dụng lời bình xen ngang, nhà văn thể hiện giọng triết lí của mình từ hoàn cảnh, tính cách cụ thể của nhân vật. Thường thấy nhất trong cách thể hiện này là nhà văn sử dụng những từ “giá như”, “ nếu như”: “Nếu như hắn có nghị lực vượt lên khỏi nỗi chán ngán. Nếu như hắn dám vứt bỏ sự thèm thuồng tội lỗi đã ngấm ngầm trở thành thói quen, đã biến hắn thành kẻ nghiện ngập bụi bặm, háo hức đầy hứng thú. Nếu như…Nếu như…”; “Giá như ông đừng học Tây học Tàu bắt con gọi bố mẹ bằng cậu, bằng me kiểu cách yểu điệu để nó sang trọng…” Khi sử dụng lời bình, lúc người trần thuật tỏ ra tiếc nuối, lúc lại phẫn nộ đối chọi với giọng của nhân vật, kiểu như: “Giá những người làm thuê biết bảo ban nhau một tí, biết dửng dưng xem rẻ đồng tiền bát gạo một tí, thì từng người đỡ bị chê bai, cả đám người đêm nào cũng đằm mình trong sương muối ở mặt đê đỡ bị rẻ rúng khinh thường”. Lời văn của Lê lựu đôi lúc có vẻ trần trụi, gần với khẩu ngữ. Nếu khắc khe người đọc có thể không chấp nhận. Nhưng nếu ta đặt nó vào trong môi trường đối thoại của nhân vật, đặt vào cả hễ thống tác phẩm thì sẽ thấy cách nói ấy cũng là một sự lựa chọn phù hợp để nhà văn thể hiện giọng điệu của mình. Như ta đã nói, tiểu thuyết của ông có tính đa thanh, có sự phức hợp nhiều giọng. Vì vậy, lời văn gần với khẩu ngữ ấy chẳng những không phản lại nhà văn mà còn làm phong phú giọng điệu tiểu thuyết của ông. Vả lại, khi đặt nhân vật vào cuộc đối thoại thì mỗi nhân vật có một giọng riêng và nhân vật tự do thể hiện giọng của mình. Khi đề cập đến văn khẩu ngữ Bakhtin cho rằng: “Sự kể chuyện của người kể chuyện có thể được phát triển dưới các hình thức của lời văn viết hay các hình thức của lời khẩu ngữ, lời kể miệng trong ý nghĩa đích thực của từ đó. Và đây là kiểu cách ngôn từ của người khác được tác giả sử dụng như một quan điểm, một lập trường cần thiết để tiến hành trần thuật” {7, tr.202}. Trong quá trình thể hiện sự phức hợp giọng, nhà văn thường dựng lên những đối lập giữa ngoại hình, hành động với tính cách bên trong của nhân vật. Khi cần phơi bày mặt trái của con người nhà văn cho nhân vật xuất hiện với sự đĩnh đạc trọn vẹn, hoàn hảo trái ngược với tính cách của nhân vật và tính cách ấy chỉ được bộc lộ dần trong qúa trình đối thoại của nhân vật. Chẳng hạn, khi xây dựng nhân vật phản diện-Hiếu, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một con người mẫu mực trong hành vi, nhẹ nhàng trong cư xử dù là đối với kẻ thù hay người thân nhưng bên trong ấy lại chứa đựng một bản chất “lòng lang dạ sói”. Bản chất ấy lần lượt hiện ra trong từng hành động rất mực khuôn thước rất mực chu toàn rất mực tình nghĩa của anh ta như nhận xét của nhân vật nhà báo: “Tay này có khả năng và mưu mẹo rất ghê đấy. Nhưng không Minh mà cũng chẳng Hiếu đâu các ông ạ. Rồi các ông cứ nghiệm mà xem. Cái mắt và cái mồm của hắn rất chửi nhau. Cai mồm là mồm của thằng tán gái thành phần. Con kiến trong lỗ cũng phải chui ra với nó. Còn cái mắt lạnh tanh, bạc. Kinh. Cái mắt gian ngoan xảo quyệt, mưu mẹo và tàn nhẫn lắm. Nhưng tất cả những cái ấy lại được giấu kín đi ở những cái nhìn thường xuyên khép hờ, kiểu kín kín hở hở, rất khó có ai phát hiện ra con người thật của hắn”. Những tính cách ấy của Hiếu không phải cùng một lúc thể hiện ra mà nó được bộc lộ từ từ trong quá trình nhân vật đối thoại. Nhà văn đặt nhân vật của mình vào từng hoàn cảnh cụ thể, từng môi trường cụ thể để nhân vật bộc lộ tính cách. Nét tính cách của nhân vật lộ ra khi nhân vật đối thoại cùng các nhân vật khác, đối thoại với người trần thuật với người đọc và với chính mình. Hắn sẵn sàng “tách thành phần” khỏi gia đình, sẵn sàng bằng mọi cách có thể để đặt cha dượng, cũng là ân nhân của anh ta vào cuộc “đấu tố” và rồi hắn cũng rất sẵn sàng đau khổ tiếc thương, tổ chức lễ tang long trọng khi người ấy, một chiến sĩ cách mạng trung kiên bị xử tử oan. Cứ như thế tính những mặt đen tối được ẩn khuất trong con người Hiếu ngày một hiện ra một cách rõ nét. Sự phức hợp giọng điệu của Lê Lựu còn được thể hiện bằng cách nhà văn để cho nhân vật của mình đối thoại trong các luồng ý thức trái ngược nhau. Từ trong sự đối thoại ấy, những giọng điệu khác nhau xuất hiện: “Chú Kiêm đi họp, mẹ đi làm, anh lục lọi tất cả “gia tài” riêng của mình để tách ra khỏi cái nhà ngói năm gian to nhất xã này […]. Những gì còn thấp thoáng trước kia giờ như hòn đá dè lên đầu anh đang gục xuống ở xó buồng. Làm sao mẹ lại đẻ ra con? Giá mẹ cứ để cho chó tha, hay ngay lúc đẻ xong mẹ quẳng con đi để khỏi khổ mẹ khổ con, đeo đẳng suốt đời sự dối trá thế này! Chưa bao giờ anh thấy một nỗi xót xa, một nỗi tủi hổ và hoảng sợ nó như bây giờ. Cũng chưa bao giờ anh thương mẹ, một người mẹ đã khốn đốn gian nan vì con! Mẹ đi làm về, chạy vào buồng thấy con gục đầu vào chiếc tay nải mẹ đã hiểu điều gì xảy ra […] “Con muốn mẹ cho con đốt đi để vợ con con, các em con sau này. Rồi Đội người ta đã về đánh đổ đế quốc phong kiến”-“Làm thế nào cốt con khỏi khổ là mẹ vui rồi, mẹ giữ làm gì”. Đoạn văn có lời độc thoại, có lời đối thoại. Trong lời đối thoại của nhân vật có độc thoại, Hiếu độc thoại, mẹ Hiếu độc thoại. Vẻ khổ đau toan tính cá nhân dồn vào người con khi tìm được bí mật đời mình, có giọng lạnh lùng khi nhân vật chà đạp nên nỗi đau của mẹ. Ở người mẹ lại là giọng dịu nhẹ pha lẫn xót xa. Bà đã có sự chuẩn bị tâm lí cho ngày này nên đón nhận nó nhẹ nhàng hơn đồng thời cũng chua xót hơn khi nỗi đau mà bà không muốn từ bỏ trở về và chua xót hơn khi giờ bà phải làm theo lời con, đốt nó đi. Người trần thuật để cho quá khứ và hiện tại đối mặt, cọ sát nhau để làm nổi bật lên sự khác biệt trong nhận thức, tâm hồn nhân vật. Đối diện với quá khứ, người mẹ đau khổ muôn phần nhưng không muốn chối bỏ nó, ngược lại người con không muốn nhìn nhận nó, muốn nó tan biến đi vĩnh viễn. Hai luồng ý thức ấy đối chọi nhau làm nên sự phong phú cho giọng điệu. Đôi lúc sự đối chọi giữa hai luồn thức được nhà văn đặt trong sự đối lập nhau trong cách sống cách nghĩ của hai thế hệ… Trong tiểu thuyết Đại tá không biết đùa, nhà văn đã để cho hai thế hệ đối chọi nhau. Đó là sự đối lập trong cách sống cách nghĩ của đại tá Hoàng Thủy với con trai và người yêu của nó. Đại tá là người của mệnh lệnh thời chiến, ông chỉ biết ra lệnh và luôn cho rằng mọi việc làm của mình là đúng mà không quan tâm xem nó đã đem đến hạnh phúc thật sự cho những người thân của mình hay chưa. Ông luôn sống theo lập trường của mình: “Ở đời không thể tin ngay tất cả mọi điều khi mà không ở trong ta, không phải là sự chính kiến của ta”. Quan niệm sống ấy của ông đối lập hoàn toàn với ý thức của nhân vật Tùy và Hoài về hạnh phúc cá nhân. Do vậy, cả quyển tiểu thuyết là sự cọ sát của hai luồng ý thức trái ngược nhau để vấn đề được bật lên theo dòng ý thức của nhân vật. Được kể từ nhiều điểm nhìn khác nhau, tiểu thuyết của Lê Lựu đặc biệt có sự chuyển giao lời văn đột ngột từ nhân vật này sang nhân vật khác, từ ngôi kể này sang ngôi kể khác. Trong quá trình trao điểm nhìn cho nhân vật nhà văn thường tạo sự bất ngờ cho người đọc bằng cách chuyển lời đột ngột, trộn lẫn lời trần thuật với lời thoại của nhân vật. Sự chuyển giao đó làm cho vấn đề được thể hiện sâu sắc hơn. Chẳng hạn, lời triết lí trong đoạn văn Mở rừng được tác giả chuyển giao cho nhân vật làm cho nội dung triết lí thêm thấm thía: “Chính ủy ngồi lặng im, mắt chớp chớp làm cho hai nhánh lông mày to, vuông như thỏi mực tàu giật liên hồi[…]. Nhìn anh, nhìn vào hoàn cảnh của thằng Vũ, cô Ngà, và bao nhiêu chiến sĩ của chúng ta tôi mới nhận ra một điều: Cái ác nghiệt nguy hiểm nhất đối với chúng ta trong những năm tháng này không phải là những quả bom rơi trước mặt, rơi sau lưng, và cái chết áp vào mình. Như thế sự hy sinh của người chiến sĩ có sá gì, nhẹ nhõm lắm, giản dị lắm. Cái dữ dội gay cấn, nhiều khi u uẩn là những gì ta để lại phía sau và những gì ở nơi ta sẽ tới.”. Lời văn đang thuộc về người trần thuật khi kể về những nỗi thương tâm của binh trạm trưởng Lan bỗng đột ngột được chuyển sang lời của chính ủy. Lời văn từ khách quan chuyển sang chủ quan. Chính ủy xưng “tôi” để tiếp tục mạch trần thuật. Cảm xúc của ông, vấn đề triết lí ông đặt ra thật sâu sắc và tinh tế bởi ông là người gắn bó với binh trạm trưởng trong hai cuộc chiến, từng chứng kiến biết bao hoàn cảnh của các chiến sĩ Trường Sơn. Sự chuyển giao đột ngột ấy thể hiện được sự xúc động mãnh liệt của người chiến sĩ trước hoàn cảnh của đồng đội. Khi chuyển giao đột ngột như thế, tính đa giọng được thể hiện rất đặc sắc do các giọng lồng vào nhau. Lời văn đang thuộc về người trần thuật bỗng đột ngột chuyển sang nhân vật, nằm trong tâm tưởng của nhân vật, trong những dòng độc thoại trong đối thoại hoặc đối thoại trong độc thoại mà không có sự đánh dấu về mặt hình thức. Người đọc nhận ra được những cung bậc tình cảm khác nhau, những tiếng nói khác nhau cùng xuất hiện, có khi ở những nhân vật khác nhau nhưng cũng có khi ở trong cùng một nhân vật.: “Đêm nào ông cũng che kín chiếc phên bằng cỏ ở trước cửa, ngồi phục vào “bàn” nhưng không viết gì, cũng không nghĩ gì […]. Tại sao? Tại sao như thế. Bởi dễ hiểu lắm. Nó vẫn chỉ là một vật chất thôi. Không ở dạng này thì ở dạng khác có gì là lạ…Làm xong nghĩa vụ với tổ quốc mà phải hi sinh mình là chuyện bình thưởng chứ. Ôi con ơi, con ơi, Tùy ơi? Tại sao chỉ một mình tôi ở đây! Tại sao nó không thể là đồng đội của tôi?[…]. Ai bảo nó chết ? Ai, ai? Căn cứ vào cái gì để có thể kết luận như thế? Không, nó còn sống còn sống. Còn sống như một anh hùng đấy con ơi”. Sự đau đớn không gì sánh bằng cuả đại tá Thủy đối với sự mất tích của đứa con trai duy nhất được cất lên bằng tiếng kêu than, bằng những câu ngắn gọn, ngắt quãng, hòa cùng lời dẫn truyện của người trần thuật. Người trần thuật như không thể ngăn được dòng cảm xúc tuôn trào ấy. Và, nguồn cảm xúc ấy cũng không ai có diễn tả được trọn vẹn, trừ người trong cuộc. Đó chính là nỗi đau tận đáy lòng của một người cha khi đối diện với những tổn thương mất mát của con được che giấu trong lớp vỏ nghiêm khắc cứng nhắc của một đại tá. Có thể làm cho nhân vật này cất lên tiếng kêu than không đơn giản tí nào thế mà nhà văn đã làm được khi chuyển giao lời văn đột ngột. Lại có lúc xen vào lời thoại của nhân vật là lời nhận xét của người trần thuật, cắt ngang mạch cảm xúc của nhân vật. Lúc này vấn đề được bỏ ngỏ. Quyền phán xét tùy thuộc vào người đọc, mở ra cho người đọc nhiều chân trời suy tưởng thậm chí người đọc có thể tự sáng tạo ra kết thúc, giúp cho sự sống của tiểu thuyết kéo dài trong lòng người đọc. Với kiểu xen ngang lời trần thuật làm cho vấn đề được phản ánh thêm phong phú bởi nhiều chất giọng. Có chất giọng của người trong cuộc, chất giọng của người ngoài cuộc, có giọng chính, giọng bè, giọng đồng tình giọng phản bác. Các giọng hòa lẫn vào nhau. Tính đa giọng điệu còn được nhà văn thể hiện bằng cách khi điểm nhìn đang thuộc về người trần thuật thì đột ngột chuyển sang nội tâm nhân vật bằng những dòng nhật kí. Khi ấy tât cả những gì sâu kín nhất trong tâm hồn con người được thổ lộ ra trang giấy. Từ những dòng nhật kí của nhân vật người đọc phát hiện ra nhiều giọng điệu, có giọng của nhân vật đối thoại với người đọc tìm sự chia sẻ, có giọng đối thoại với người trần thuật, đối thoại với chính mình. Trong lời của nhân vật lúc này lại có lời của người khác xâm nhập. Chẳng hạn, ở Thời xa vắng, cắt ngang mạch trần thuật của nhà văn là những dòng nhật kí của Sài. Ở đó người ta phát hiện ra một anh Sài khác hẳn với anh Sài hằng ngày. Trong những dòng nhật kí của anh có sự đối thoại của nhân vật với cả tổ chức, với cả một guồng máy chính quyền đang hoạt động, có sự đối thoại của nhân vật với chính mình, với những nhân vật khác. Những khát khao tận đấy tâm hồn được thổ lộ trong những dòng nhật kí. Từ sự phức hợp giọng trong cùng một nhân vật ta phát hiện ra một anh Sài với những ước mơ rất đời thường, những khao khát rất đời thường nhưng vẫn không với tới được mặc dù ngày ngày trong mắt mọi người anh vẫn là con người thành đạt trên mọi lĩnh vực. Từ bi kịch đời Sài, chúng ta nhận thấy, vấn đề trung tâm được đặt ra trong tác phẩm là số phận con người và cụ thể hơn chính là hạnh phúc của con người trong cái “Thời xa vắng”. Hạnh phúc con người mà tác phẩm đặt ra là hạnh phúc cá nhân, là tiếng kêu cho chỗ đứng của con người cá nhân, một chỗ đứng mà người ta đã quên đi trong “thời xa vắng” làm bao bi kịch xuất hiện trong đó Sài là một điển hình. Ở Hai nhà, nhà văn dành cả một chương cho những trang nhật kí của nhân vật. Từ những trang nhật kí ấy, người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật Linh Anh. Những suy nghĩ, toan tính, lỗi lầm của nhân vật được bộc lộ trọn vẹn. Có thể nói nhà văn đã thành công khi để cho nhân vật của mình sống trong những trang nhật kí. Ở đó nhân vật bộc lộ mình trong đối thoại với nhiều người kể cả đối thoại với chính mình. Vì vậy, những gì sâu kín nhất trong tâm hồn sẽ được phát ra rất tự nhiên. Như nhận xét của một số nhà phê bình thì lời văn của Lê Lựu có vẻ luộm thuộm. Ý kiến đó không sai. Nhưng theo chúng tôi đó cũng là một điều tất yếu khi nhà văn liên tục chuyển giao điểm nhìn, trộn lẫn lời thoại và lời trần thuật và đó cũng là kiểu lời văn phù hợp để Lê Lựu chuyển tải quan điểm tư tưởng của mình. Cuộc sống vốn vẫn luộm thuộm thế đấy thôi! Có vẻ như nhà văn đã tham, làm cho lời văn dong dài nhưng nó thể hiện được độ trầm tỉnh của người trần thuật khi nhà văn đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại với cuộc đời để nắm bắt được “Cái hôm nay bề bộn ngổn ngang”, lặn sâu vào trong hồn người để lắng nghe những âm vang bí ẩn trong tiếng lòng con người với những yêu thương, hờn giận, những tính toán nhỏ nhen. Có thể nói tiểu thuyết Lê Lựu đã phơi bày đời sống xã hội một cách chân thật, sống động đến nhức nhối. Nhà văn khai thác đến “tầng vỉa” của hiện thực đời sống qua số phận con người. Sự luộm thuộm của lời văn chính là cách để nhà văn chuyển tải tư tưởng quan niệm của mình. Thế giới nhânvật được phản ánh trong tiểu thuyết Lê Lựu đầy những ngổn ngang bề bộn. Ở đó có những rối ren trong cuộc đời, có sự hỗn tạp phá vỡ mọi nề nếp bởi nó được nhìn từ sự thật bên trong con người, những sự thật bấy lâu được giấu giếm bao bọc kĩ lưỡng trong lớp vỏ đạo đức văn hóa. Tất cả chúng được lột trần một cách công khai, minh bạch từ trong phát ngôn của các nhân vật. Lời văn luộm thuộm của Lê Lựu với các lời chồng chéo lên nhau nhằm đẩy hiện thực lên trang viết. Đó là một hiện thực không được sửa sang gọt tỉa cho vừa với ý đồ giáo huấn đã định sẵn mà là một cuộc đời đầy những phức tạp đang diễn ra từng ngay quanh ta. Phải nói rằng Lê Lựu rất thẳng tay khi phơi bày chúng. Ở Chuyện làng cuội nhân vật chính được chọn là nhân vật tiêu cực với những giả dối thấp kém về đạo đức. Kiểu nhânvật này không lạ trong văn học nhưng có thể nói là dạng hiếm khi đó chính là con người đại diện cho diện mạo của người cán bộ. Trước đây những nhân vật xấu thường là những con người phản dân hại nước, là kẻ thù của cách mạng còn những người trong bộ máy nhà nước thường chỉ được miêu tả với những thiếu sót, những khuyết điểm có thể sửa chữa được, còn về cơ bản họ vẫn là những người tốt, xứng đáng đứng trong hàng ngũ của Đảng. Nhưng nhân vật Hiếu của Lê Lựu lại khác, anh ta là một cán bộ gương mẫu. Nhưng ẩn đằng sau đó lại là một con người mượn danh, lợi dụng danh nghĩa để trục lợi, sẵn sàng đem mạng sống của người thân của ân nhân để lót đường cho bản thân một cách lạnh lùng tàn nhẫn. Ta lại thấy trong Sóng ở đáy sông hình ảnh một người cha với lớp vỏ đạo đức bao bọc sự nhỏ nhen, tầm thường, hà khắc với những đứa con do chính mình sinh ra. Hay là sự toan tính, ích kỉ của những con người trong Hai nhà; những mưu mô, xảo quyệt không có tình người trong Chuyện làng Cuội... Người đọc có thể thấy có gì đó quá chua chát khi tất cả những mặt xấu có thể có của con người đều bị nhà văn đưa lên trang giấy. Lê Lựu có vẻ quá mạnh tay với nhân vật của mình nhưng đó cũng là sự can đảm của nhà văn trên tiến trình đổi mới tiểu thuyết. Đó là sự dũng cảm của nhà văn trong quá trình phản ánh hiện thực, dấn thân vào hiện tại chưa hình thành, ổn định. Tiểu thuyết của Lê Lựu có tính nhiều tầng bậc trong giọng điệu. Nói như nhà nghiên cứu Phùng Quí Nhâm thì : “Nó ngân vang nhiều sắc điệu, nhiều tầng bậc về giọng điệu” {74, tr.59}. Sự thể hiện giọng điệu trong tác phẩm của ông rất phong phú với nhiều sắc thái khác nhau tùy vào đối tượng, hoàn cảnh, cảm hứng chủ đạo của nhà văn… góp phần tạo nên phong cách nhà văn . KẾT LUẬN Trong phạm vi nghiên cứu của mình chắc chắn chúng tôi chưa khai thác hết mọi vấn đề liên quan đến nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu. Trong chừng mực nhất định chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau: 1. Lê Lựu đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Ông là một trong những nhà văn đặt viên gạch đầu tiên cho công trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam. 2. Sự sáng tạo nghệ thuật miệt mài của Lê Lựu thể hiện rõ nhất ở các mặt: - Về người trần thuật: Nghiên cứu về người trần thuật trong tiểu thuyết của Lê Lựu, trước khi đi vào phần chính của vấn đề, chúng tôi trình bày khái niệm về người trần thuật trong loại hình tự sự thông qua các ý kiến có cơ sở khoa học của các nhà nghiên từ đó xác định tầm quan trọng của việc nghiên cứu người trần thuật trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm nghệ thuật. Tiếp cận tiểu thuyết Lê Lựu từ điểm nhìn của người trần thuật chúng tôi thấy có sáu tiểu thuyết trần thuật theo hướng khách quan hoá, một tiểu thuyết trần thuật theo hướng chủ quan hoá. Trần thuật theo hướng khách quan hoá, tiểu thuyết của ông xuất hiện các dạng: Trần thuật hoà mình với nhân vật, trần thuật uỷ thác cho nhân vật và trần thuật có giọng điệu riêng. Các kiểu trần thuật theo hướng này có đặc điểm chung là ngưòi kể luôn tách mình ra khỏi các` biến cố, các sự kiện trong truyện, dẫn dắt câu chuyện từ ngôi thứ ba. Với kiểu trần thuật hòa mình với nhân vật, người trần thuật nhập thân vào nhân vật, đối thoại với nhân vật nên lời văn nửa trực tiếp được sử dụng khá nhiều. Khi sử dụng lời văn nửa trực tiếp lời của người trần thuật và lời của nhân vật hòa vào nhau, khắc phục được tính đơn điệu buồn tẻ thường thấy của lời văn khách quan hóa. Người trần thuật hào mình vào những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật; khám phá thế giới nội tâm của nhân vật bằng chi chính ngôn ngữ của nhân vật nhưng cũng đồng thời thể hiện được sự đồng cảm của người trần thuật làm cho lời văn thêm mượt mà sâu lắng. Để câu chuyện thêm sinh động hiện thực đươc phản ánh đảm bảo được tính chân thật, người trần thuật “ủy thác“ lời kể cho nhân vật. Lúc bấy giờ, điểm nhìn trần thuật được chuyển vào nội tâm nhân vật. Lúc này lời văn nửa trực tiếp được sử dụng nhiều nhất. Chính sự phân bố điểm nhìn trần thuật như vậy đã tạo được sự phong phú cho lời văn, làm cho người đọc có thể đối thoại trực tiếp cùng với nhân vật; hiện thực được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau bởi nhiều quan điểm khác nhau tạo nên cái nhìn nhiều chiều và tạo khả năng biến thể của viễn cảnh trần thuật. Người đọc không có cảm giác bị gò ép bởi một tư tưởng nào vì vậy quá trình tiếp nhận tác phẩm cũng thoải mái hơn. Nhìn từ góc độ người trần thuật, tiểu thuyết Lê Lựu đem đến cho người đọc những nét riêng bởi nhà văn luôn có sự trộn lẫn, hoán chyển ngôi kể, tạo được sự bình đẳng của nhân vật với người trần thuật. Nhân vật không lệ thuộc vào chính kiến của người trần thuật và người trần thuật vẫn có được chất giọng riêng của mình. Chất giọng riêng của nhà văn được thể hiện phong phú và khéo léo bởi người trần thuật giấu mình nhưng hoàn toàn không biến mất trong lời trần thuật. Giọng điệu ấy có khi là một đoạn trữ tình ngoại đề, có khi được gởi gắm trong lời của nhân vật này. có khi được gởi gắm trong lời của nhân vật kia, khi trực tiếp, khi gián tiếp. Chính chất giọng riêng đó đã đem đến cho người đọc những ấn tượng đặc biệt về Lê Lựu. Nhìn chung, khi chọn kiểu trần thuật khách quan hóa theo hướng hiện đại, Lê Lựu đã thành công đáng kể trong quá trình làm phong phú lời văn trần thuật và tạo được dấu ấn cá nhân trong sáng tác của mình. Khảo sát tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi thấy chỉ có một tiểu thuyết được trần thuật theo hướng chủ quan hóa. Tuy nhiên nó cũng đem đến cho người thưởng thức những ấn tượng thú vị. Ở tác phẩm này, người trần thuật xuất hiện theo kiểu vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật trong câu chuyện. Với kiểu trần thuật này, người trần thuật có thể dùng lời văn gián tiếp hai giọng và lời nửa trực tiếp. Người trần thuật có nhiều cơ hội để cùng một lúc vừa miêu tả hiện thực vừa thể hiện trực tiếp thái độ tình cảm của mình về các hiện tượng ấy và khám phá thế giới nội tâm phong phú của con người. Nhìn chung, các dạng lời văn kể trên được sử dụng rất linh hoạt, tùy thuộc vào việc di chuyển điểm nhìn của người trần thuật. Trong cùng một tác phẩm, ta cũng có thể tìm thấy tất cả các lời văn kể trên do diểm nhìn của người trần thuật không cố định và vị trí của nhân vật được đặt ngang hàng với người trần thuật. - Kết cấu lời văn nghệ thuật : Theo chúng tôi, đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần hình thành phong cách của nhà văn. Tiểu thuyết Lê Lựu được chúng tôi khảo sát chủ yếu thuộc hai dạng cấu trúc. Đó là: cách viết trộn lẫn trình tự kể, đan xen các không – thời gian và cấu trúc nhiều tầng bậc. Sự kết hợp linh hoạt của hai dạng cấu trúc này đã đem đến thành công đáng kể cho nhà văn trong quá trình rút ngắn khoảng cách giữa người đọc và câu chuyện được kể. Có thể nói, sự thâm nhập, khám phá thế giới hình tượng nhân vật từ nhiều góc độ với nhiều quan điểm khác nhau đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho lời văn trần thuật của Lê Lựu. - Giọng điệu nghệ thuật: Giọng điệu là một trong những yếu tố tạo nên nét riêng trong phong cách nhà văn. Tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi thấy nó thật sự góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu đậm với chất giọng giễu nhại. Chính chất giọng này giúp nhà văn dễ dàng tấn công vào những mặt trái của xã hội, phơi bày những khuất tất được che giấu trong cuộc sống tạo nên giá trị hiện thực cho tiểu thuyết của ông, góp phần làm cho nó gần với cuộc đời hơn. Ngoài ra, khi tìm hiểu tiểu thuyết Lê Lựu từ góc độ trần thuật chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tính đa thanh trong lời văn có nhiều tiếng nói đối thoại nhau. Nhân vật của Lê Lựu thường được nhà văn đặt vào môi trường đối thoại sinh động để bộc lộ tính cách. Nhân vật được xếp ngang hàng với người trần thuật, đối thoại tự do với người trần thuật, người đọc và với chính mình. Tạo được môi trường đối thoại cho các nhân vật, nhà văn cũng đồng thời tạo cho người đọc môi trường tự do, thoải mái khi tiếp nhận tác phẩm vì không lệ thuộc vào quan điểm của nhà văn, không bị gò bó bởi một tư tưởng nào. Các vấn đề đều được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau tạo nên tính phức điệu cho lời văn. Giọng điệu trong tiểu thuyết của ông được thể hiện với nhiều sắc thái khác nhau. Khi thì giọng triết lí được thể hiện một cách tự nhiên trong lời của nhân vật khi lại là lời trực tiếp của người trần thuật. Chính vì được gởi gắm một cách tự nhiên trong cuộc đối thoại mà những vấn đề triết lí ấy đi vào lòng người nhẹ nhàng, sâu sắc. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, giọng văn ông được thể hiện từ chất giọng lạnh lùng, mỉa mai đến xót thương, ngậm ngùi; từ đồng tình đến phẫn nộ. Dù được thể hiện như thế nào thì tiềm ẩn trong nó cũng là nỗi trăn trở, suy tư của nhà văn trước hiện thực cuộc sống, mong làm đẹp cuộc đời. Trên đây là một số kết quả mà chúng tôi nhận thấy trong qúa trình tiếp cận nghệ thuật trần thuật thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu. Từ những nghiên cứu trên chúng tôi nhận ra rằng Lê Lựu là một nhà văn tài năng. Tiểu thuyết của ông quả thật đã đem đến cho Văn học Việt Nam nhiều điều mới mẻ, góp phần không nhỏ vào quá trình mới tiểu thuyết. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghệ thuật trần thuật, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông cũng có những hạn chế nhất định. Chẳng hạn khi thể hiện quan điểm riêng của mình,tuy không nhiều nhưng đôi chỗ nhà văn còn gượng ép. Ở một số đoạn kể, lời trần thuật có vẻ luộm thuộm. Tuy nhiên, những hạn chế này theo chúng tôi là không đáng kể so với những thành công mà nhà văn đã đem đến cho chúng ta. Dù đã rất cố gắng nhưng do sự hạn chế về khả năng chuyên sâu và điều kiện nghiên cứu, chắc chắn luận văn tiếp cận và giải quyết một số vấn đề không tránh khỏi chủ quan, chưa có tính thuyết phục. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quí thầy cô để có thể khắc phục được các nhược điểm trong luận văn này, và cho ra đời những bài nghiên cứu có tính chất chuyên sâu hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh (2006), “Đổi mới văn học và tinh thần nhân văn trong sự hội nhập ý thức nhân văn toàn cầu”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (số 8). 2. Lại Nguyên Ân (1982), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, H. 3. Lại Nguyên Ân (1996), “Hệ thống thể loại ở văn học Việt Nam từ sau 1945”, bài in chung trong: Một thời đại mới trong văn học, nhiều tác giả, Nxb Văn học, H. 4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H. 5. Từ điển Văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, Nxb ĐHQG, H. 6. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu, Bộ Văn hoá thông tin và thể thao, Trường Viết văn Nguyễn Du, H. 7. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôixepki, Nxb GD, H. 8. Lê Huy Bắc (?), “Đồng hiện trong văn xuôi”, Tạp chí Văn học (số 6). 9. Nguyễn Thị Bình (1996), “Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, in chung trong Năm mươi năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb ĐHQG, H. 10. Nguyễn Thị Bình (2007), “Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn khái quát”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (số 2 ). 11. Lê Nguyên Cẩn (2006), “Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (số 8) 12. Vũ Khắc Chương(2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Nxb Văn học, H. 13. Trần Cương (1945), “Văn xuôi viết về nông thôn từ nửa sau những năm 1980”, Tạp chí Văn học,(số 4) 14. Trần Cương (1995), “Đánh giá văn xuôi viết về nông thôn trước thời kì đổi mới (1986)”, Tạp chí Văn học, (số 12). 15. Nguyễn Văn Dân (1986), Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên ngành, Tạp chí Văn học, (số 4) 16. A.V.Dranov(2002), “Mỹ học tiếp nhận”, Lại Nguyên An dịch, Tạp chí văn học, (số 3) 17. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb KHXH,H. 18. Hà Huy Dũng (2007), Người kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Tp HCM. 19. Đặng Anh Đào (1993), “Sự tự do của tiểu thuyết một khía cạnh thi pháp”, Tạp chí Văn học, (số 3). 20. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb GD, H. 21. Đặng Anh Đào (2002), “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam: một vài hiện tượng đáng lưu ý”, Tạp chí Văn học,(số 2). 22. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb GD, H. 23. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (số 3). 24. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, H. 25. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học 26. Anh Đức (2000), Đôi diều suy ngẫm về tiểu thuyết, Tạp chí Nhà văn, (số 8). 27. Hà Minh Đức (chủ biên), (2001), Lí luận văn học, Nxb GD, H. 28.Hà Minh Đức (2006), “Suy nghĩ về một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học”, Tạp chí văn học, (số 4). 29. Nguyễn Trung Đức (1993), “Tự sự nhiều người kể trong “ Kí sự về một cái chết được báo trước” của G.G.Mackét”, Tạp chí Văn học, (số 2). 30. Văn Giá (1994), “Quan niệm về tiểu thuyết trong khoa nghiên cứu văn học giai đoạn 1932- 1945”, Tạp chí Văn học,(số 8). 31. Gorki (1965), Bàn về văn học,tập 2, Nxb Văn học, H. 32. Nguyễn Hải Hà- Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Công trình khoa học cấp nhà nước, KX-07, đề tài KX- 07-01, H. 33. Hồ Thế Hà (1998), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hoá, Huế. 34. Nguyễn Văn Hạnh (1998), Về đặc trưng của Văn học( trích Lí Luận văn học vấn đề và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh- Huỳnh Như Phương), Nxb GD, H. 35. Hêghen (1999), Mỹ học, tập 1, Phan Ngọc giới thiệu và dịch, Nxb Văn học, H. 36. Hoàng Ngọc Hiến (1987), “Đọc Thời xa vắng của Lê Lựu”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ( số 4 ). 37. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Tập bài giảng nghiên cứu văn học, Nxb GD, H. 38. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Văn học, H. 39. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn Văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng. 40. Phùng Minh Hiến (2002), Tác phẩnm văn chương một sinh thể nghệ thuật, Nxb Hội Nhà văn, H. 41. Bùi Hiển (1996), Hướng về đâu văn học?, Nxb Hội nhà văn, H. 42. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, H. 43. Nguyên Hữu Hiệu (2002), Con đường sáng tạo, Nxb Trẻ 44. Nguyễn Kim Hoa (1995), Văn học sáng tạo và cảm thụ, Nxb Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh. 45. Võ Đình Hoá (2001), Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn trước 1945 của Nam Cao, luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn chuyên ngành văn học Việt Nam, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 46. Nguyễn Hoà (2000), “Một cách lí giải về thực trạng tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Nhà văn, H (số8 ). 47. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb GD, H. 48. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, Nxb ĐHQG, H. 49. Lê Thị Hường (1995), “Các kiểu kết thúc củaa truyện ngắn hôm nay”, Tạp chí Văn học, (số 4 ). 50. Nguyễn Văn Kha (2000), Đổi mới quan niệm về con người trong văn học hiện đai Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1991 (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn),Trường ĐH KHXH và NV, Thành phố Hồ Chí Minh. 51. Ma Văn Kháng (2000), “Sự đủng đỉnh cuả tiểu thuyết”, Tạp chí nhà văn, (số 8). 52. Trần Đăng Khoa (1998),Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, H. 53. M.B.Khrapchenko (1978),Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, H. 54. M.B.Khrachenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, nhiều người dịch, Trần Đình Sử tuyển chọn và giới thiệu, Nxb ĐHQG, H. 55. Nguyễn Kiên (2000), “Văn xuôi không tự bằng lòng” Tạp chí Nhà văn, ( số 1) 56. M.Kundera (2001), Nghệ thuật tiểu thuyết- Những di chúc bị phản bội, Nxb Văn hoá thông tin- Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây. 57. Lê Đình Kị (2000), Phê bình nghiên cứu văn học, Nxb GD, H. 58. Nguyễn Lai (1998), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb GD, H. 59. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, Nxb GD, H 60. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH. 61. Phong Lê (1980), Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội chủ nghĩa, Nxb KHXH, H. 62. Phong Lê (1985), “Trên hành trình của 40 năm văn xuôi: ngôn ngữ và giọng điệu”, Tạp chí Văn học, ( số 5,6 ) 63. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới ( Tiểu luận – Phê bình ), Nxb Hội nhà văn, H. 64. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Nxb GD, H. 65.Nguyễn Trường Lịch (2006), “Đôi điều về đổi mới tiểu thuyết trong bối cảnh giao lưu văn hóa”, Tạp chí nghiên cứu Văn học tháng 12. 66. Lê Lựu (2005), “Tôi chỉ có khiếu ăn mài”, báo Pháp luật Tp HCM (số ngày 13/2 ) 67. Lê Lựu (2007), “Tôi thấy mình là đứa con bạc bẽo”, bài phỏng vấn do Dương Thục Anh thực hiện, báo An ninh thế giới cuối tháng 11. 68. Thiếu Mai (1987), “Nghĩ về một “ Thời xa vắng” chưa xa”, Văn nghệ quân đội, (số 4). 69. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), (1985), các nhà văn nói về văn),tập 1, Nxb Tácphẩm mới ,Hội nhà văn Việt Nam ,H. 70 .Nguyễn Đăng Mạnh (1996), “Nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám”, in chung trong Một thời đại mới trong văn học , nhiều tác giả , Nxb Văn học, H. 71. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn , Nxb GD , H. 72. Hà Mật (2000), “Tiểu thuyết đặc trưng và khuynh hướng” , Tạp chí nhà văn,(số 4). 73. Nguyên Ngọc (1990)“Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thành”, Tạp chí văn học, ( số 4). 74. Mai Ngữ (1988 “Cái tâm và cái tài của người viết”, Báo Quân đội nhân dân, ngày 27/8 75. Vương Trí Nhàn (1996), “Bốn mười năm phát triển văn học”, bài in chung trong : Một thời đại mới trong văn học , nhiều tác giả, Nxb Văn học , H 76. Vương Trí Nhàn (2002), “Vài nét về tư duy tự sự của người Việt”, Tạp chí văn học , ( số 2 ). 77. Phùng Quý Nhâm (1991) , Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ, Tp.HCM 78. Phùng Quý Nhâm (1994), Tiếp cận văn học, Phùng Quý Nhâm – Lâm Vinh , Trường ĐH SP Thành phố Hồ Chí Minh 79.Đỗ Hải Ninh (2006), “Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 7. 80. Phan Diễm Phương (2000), Lối văn kể chuyện của Nam Cao, sách lời giải bài của văn chương, Nxb KHXH, H 81. Huỳnh Như Phương (1993), “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”, Tạp chí văn học, (số 1). 82. Huỳnh Như Phương (2002), “Trường phái hình thức Nga và văn xuôi tự sự”, Tạp chí văn học . 83. Pospelov (chủ biên ), (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2 (Trần Đình Sử , Lại Nguyên An , Nguyễn Nghĩa Trọng dịch), Nxb GD , H. 84. Văn Tuệ Quang (tuyển chọn và giới thiệu), (2000), Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học , Nxb ĐHQG Hà Nội. 85. J.P.Sartre (1999), Văn học là gì?, Nguyên Ngọc dịch , Nxb Hội nhà văn, H. 86. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Giáo trình ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 87. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn , H . 88. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học, H. 89. Trần Đình Sử (2002), Tự sự học – Một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, Tạp chí văn học, (số 2). 90. Trần Đình Sử (2003), Văn học Việt Nam – Cuộc đồng hành sáng tạo, Tạp chí nhà văn , (số 2). 91. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, Tp HCM. 92. Trần Đình Sử, (1998), “Cấu trúc đối thoại trong truyện truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao”, Tạp chí Văn học, (số 12). 93. Trần Đình Sử (1999), “Giọng điệu nghệ thuật và chủ nghĩa cảm thương trong truyện Kiều”, Tạp chí Văn học (số 2). 94. Đinh Quang Tốn (1995), “Lê Lựu- Thời xa vắng”, bài in chung trong Tản mạn và chính kiến văn chương, Nxb Văn học , H. 95. Đinh Quang Tốn (1996), “Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú”, bài in chung trong Tản mạn và chính kiến văn chương, Nxb Văn học, H. 96. Nhiều tác giả (1983), Số phận của tiểu thuyết (tác phẩm dịch), Nxb Tác phẩm mới, H. 97.Nhiều tác giả (2008), Văn học Việt Nam sau 1975 : những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb GD, H. 98. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học , tập 2 , Nxb KHXH , H 99. Nhiều tác giả (1980), Cơ sở lý luận văn học, (chủ biên : Nguyên Lương Ngọc), Nxb ĐH và THCN, H. 100. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (chủ biên : Phương Lựu). 101. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học (chủ biên: Nguyễn Khắc Phi ), Nxb GD , H. 102. Đào Thản (1994), “ Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Tạp chí văn học, (số 2). 103. Ngô Thảo (1973), “Về truyện ngắn Lê Lựu”, Bài in chung trong Văn học về người lính, Nxb GD, H. 104. Ngô Thảo (1984), “Viết cho hôm nay”, Tạp chí VNQĐ, (số 11). 105. Ngô Thảo (1996), “Sự hình thành của đội ngũ nhà văn kiểu mới”, bài in chung trong Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học. 106. Ngô Thảo (2000 , Đời người đời văn (phê bình tiểu luận), Nxb Hội nhà văn, H. 107. Đỗ Tất Thắng (1986), “Mỗi người phải chịu trách nhiệm về nhân cách của mình”, Báo Văn nghệ ngày 6.12. 108. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb GD, H. 109. Bích Thu (2006), Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học ( số 11). 110. Nguyễn Văn Trung (1965), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn. 111. Tiền Trung Văn (2006), Những vấn đề lí thuyết của M.Bakhtin về tính phức điệu, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (số 6). MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................1 2. Giới hạn đề tài ..........................................................................................4 3. Lịch sử vấn đề...........................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................11 5. Đóng góp của luận văn ...........................................................................12 6. Kết cấu của luận văn ..............................................................................12 Chương 1: NGƯỜI TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 1.1. Khái niệm người trần thuật trong loại hình tự sự ................................13 1.2. Trần thuật khách quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu ..........................16 1.3. Trần thuật chủ quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu..............................44 Chương 2: KẾT CẤU LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 2.1. Vấn đề kết cấu lời văn nghệ thuật .......................................................52 2.2. Các kiểu kết cấu lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu ............54 Chương 3: GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TROGN TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 3.1. Giọng trần thuật ...................................................................................78 3.2. Giọng trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu...........................................80 3.3. Sắc thái biểu hiện của giọng trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu .....107 KẾT LUẬN ...................................................................................................................129 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 134 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH Voõ Thò Myõ Haïnh NGHEÄ THUAÄT TRAÀN THUAÄT TRONG TIEÅU THUYEÁT LEÂ LÖÏU LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ VAÊN HOÏC Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH011.pdf