Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ

Lao động nữ di cư từ các vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn xã Yên Phương nói riêng đến các thành phố, khu công nghiệp hay các vùng nông thôn khác đang là một hiện thực của xã hội. Cùng với các thành phần khác trong xã hội, lao động nữ di cư đang tham gia vào công cuộc đổi mới với tất cả niềm tin, sức lực và bằng những hành động tích cực, hoà nhập vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp phần mình vào những thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Phần lớn lao động nữ di cư tạm thời vì lý do kinh tế, lao động di cư lâu dài do kết hôn nhưng nó chiếm tỉ lệ không nhiều so với tổng số lao động nữ di cư. Việc di cư của lao động nữ không chỉ tác động tới vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của phụ nữ mà nó còn ảnh hưởng rõ rệt đến với mỗi người cha, người mẹ, người chồng, đặc biệt là con cái trong việc chăm lo đời sống gia đình và nuôi dạy con cái trưởng thành, nó không chỉ là vần đề riêng của phụ nữ, mà là vấn đề của cả gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội. Bởi vậy, di cư không chỉ là một vấn đề thời sự có tính “nhạy cảm” mà là một vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những lao động nữ di cư hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống tại nơi đến như vấn đề nhà ở, việc làm, thu nhập.Việc đưa ra các biện pháp cụ thể can thiệp vào đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động nữ ở nông thôn, giúp họ có thể mở mang kinh doanh, sản xuất tại địa phương, cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp với sức khoẻ, trình độ của người lao động nữ là một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó vấn đề ổn định xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội cho phụ nữ nông thôn nghèo là cơ sở xã hội cho việc đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để tổ chức quản lý nguồn lao động. Với tư cách là một lực lượng lao động cơ bản, là nhân tố phát triển quan trọng của xã hội, đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người, nguồn nhân lực cơ bản của đất nước, phụ nữ Việt Nam có quyền được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển. Đồng thời phụ nữ có quyền được đáp ứng kịp thời các nhu cầu và được tạo điều kiện, cơ hội để đủ sức vượt qua những thách thức, thực hiện được trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của đất nước và dân tộc.

doc107 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động nữ xã Yên Phương - Huyện Yên Lạc - Tỉnh Vĩnh Phúc đến nông hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8,33 9,17 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Yên Phương là một xã thuần nông với hoạt động sản xuất chính là nông nghiệp với 2 ngành nhỏ là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy vậy, diện tích đất nông nghiệp tính bình quân trên đầu người lại rất thấp, ruộng đất thì nhỏ lẻ, manh mún, mỗi năm cấy được 2 vụ lúa và một vụ đông. Thu nhập của hộ sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí còn lại chẳng được là bao, chủ yếu là lấy công làm lãi. Và cũng do sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, nên không phải lúc nào người nông dân cũng có việc làm, đó cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp của lao động nữ. Thực trạng của vấn đề này được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau: Số liệu trên cho thấy lý do hàng đầu tạo động lực cho lao động nữ di cư là thu nhập cao ở nơi đến, mặt bằng chung của xã thì có đến 52,04% đối tượng được hỏi lựa chọn lý do này. Vì khó khăn về kinh tế, buộc những người phụ nữ phải ra thành phố, các địa phương khác để mong có được thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp ở nhà. Hộp 1. Lý do di cư của lao động nữ Anh Lê Văn Nghĩa có vợ đi làm ở Hà Nội Em biết đấy, ở nhà nông tất cả các khoản chi tiêu đều trông chờ vào mấy sào ruộng, mà công việc đồng áng này cũng chỉ có bận rộn, vất vả có mấy tuần, nghề phụ thì không có nên ngoài nông nghiệp chúng tôi chẳng biết làm gì cả. Nhiều khi con cái xin tiền đóng học hay có việc gì cần chi tiêu đều phải bán thóc đi mới có tiền nhưng bán thóc mãi thì đến cuối vụ lại không đủ ăn. Chung quy lại cũng chỉ vì khó khăn về kinh tế thôi, “đói thì đầu gối phải bò” chứ có ai muốn xa gia đình đâu. Mà nhà tôi có người nhà ở đấy, họ bảo xuống đây chỉ cần mỗi ngày bán mấy gánh rau cũng lãi lắm. (Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp) Không có việc làm là một lý do quan trọng dẫn đến việc di cư của lao động nữ. Theo tổng hợp từ số liệu điều tra có 39,05% số hộ cho rằng lý do dẫn đến di cư của lao động nữ là không có việc làm ở nơi ở cũ. Cũng theo phỏng vấn được biết do bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng bị thu hẹp nên vào những ngày nông nhàn nhiều lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Một trong những yếu tố cho lao động nữ di cư là do kết hôn, 14,45% số đối tượng được hỏi việc di cư của lao động nữ trong gia đình rơi vào nguyên nhân này. Chúng ta không thể phủ nhận sức hút của đô thị về văn hóa – xã hội ở các thành phố như những dịch vụ vui chơi giải trí hay có cuộc sống tấp nập, ... đã thu hút rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ trẻ tuổi ở các vùng nông thôn. Và các thanh niên nữ ở xã Yên Phương cũng không nằm ngoài lệ, 9,17% số hộ cho rằng sức hút của đô thị là nguyên nhân khiến cho lao động nữ di cư đến các thành phố và đô thị. Bảng 4.10 Điểm đánh giá và xếp hạng cho các lý do chính dẫn đến di cư lao động nữ Lý do Tổng điểm Xếp hạng 1. Không có việc làm ở nơi ở cũ 19 2 2. Có thu nhập cao ở nơi đến 23 1 3. Kết hôn 12 3 4. Sức hút của đô thị 19 4 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Nhìn vào điểm đánh giá của các hộ có lao động nữ di cư cho thấy: Lý do hàng đầu dẫn đến lao động nữ di cư là thu nhập ở nơi đến cao, đứng thứ hai là do những lao động này không có việc làm ở nơi ở cũ, xếp hạng thứ ba là do một phụ nữ kết hôn ở nơi khác của đô thị và cuối cùng là do sức hút của đô thị. 4.1.2.9 Địa điểm nơi đến của lao động nữ di cư Mục đích chủ yếu của người lao động di cư là tìm kiếm việc làm và mong có thu nhập cao hơn mà các thành phố, các khu công nghiệp lớn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Ngoài ra họ còn có thể đến những nơi mà họ có bạn bè, người thân đã ở đó trước. Địa điểm được lao động nữ lựa chọn nhiều nhất là Hà Nội (71,28%). Theo kết quả điều tra phỏng vấn các hộ cho biết lý do mà các lao động nữ chọn Hà Nội là nơi đến vì thứ nhất: Hà Nội có nhiều khu công nghiệp nên cơ hội tìm được việc làm ở đó cao, thứ hai là do khoảng cách về địa lý từ Yên Phương đến trung tâm Hà Nội không xa (48 km đường bộ). Thôn Dân Trù có 87,5% trong tổng số lao động nữ di cư đến Hà Nội, cao hơn mặt bằng chung của xã, 60,0% lao động nữ thôn Lũng Hạ di ra Hà Nội. Bảng 4.11 Tổng hợp về nơi đến chủ yếu của người di cư Địa chỉ Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Hà Nội 7 87,5 7 70,0 6 60,0 8 66,67 71,28 TP. HCM 1 12,5 2 20,0 2 20,0 3 25,0 20,94 Nước ngoài 0 0,0 1 10,0 1 10,0 0 0,0 10,0 Lâm Đồng 0 0,0 0 0,0 1 10,0 0 0,0 10,0 Vĩnh Tường 0 0,0 0 0,0 0 0,0 1 8,33 8,33 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Lựa chọn tiếp theo sau Hà Nội là Thành phố Hồ Chí Minh, tuy về mặt địa lý từ Vĩnh Phúc đến Thành phố Hồ Chí Minh rất xa (1767 km đường bộ) nhưng nó vẫn là nơi đến của nhiều lao động nữ xã Yên Phương do một số hộ đã có người thân ở đó, qua tìm hiểu ở người thân mà họ biết thêm các thông tin về nơi đến như: công việc, chỗ ăn ở, thu nhập,....Cụ thể có 20,94% lao động nữ trong xã đã vào Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất khẩu lao động cũng được một số lao động nữ lựa chọn, trong số 40 đối trượng được chúng tôi phỏng vấn có 2 hộ ở thôn Phương Trù và Lũng Hạ có lao động nữ đi di cư sang nước ngoài cụ thể là Đài Loan làm nghề giúp việc. Chỉ có 1 trong tổng số những đối tượng được điều tra có lao động nữ đi di cư vào Lâm Đồng theo chương trình đưa người dân đến các vùng kinh tế mới để làm ăn, sinh sống (chiếm 10,0%). Số lượng người di cư đến các huyện khác trong tỉnh chiếm tỷ lệ thấp, có duy nhất 1 lao động nữ (chiếm 8,33%) ở thôn Yên Thư di cư đến huyện Vĩnh Tường để buôn bán hàng hóa. Sự di chuyển của các lao động nữ được thể hiện rõ hơn qua sơ đồ 2: Lao động nữ di cư Hà Nội Lâm Đồng Vĩnh Tường TP Hồ Chí Minh Nước ngoài 48km 1767km 1543km 15 km Sơ đồ 2: Sự di chuyển của lao động nữ di cư đến các địa điểm (Kích cỡ to nhỏ của đường tròn thể hiện số lượng lao động nữ di cư đến các địa điểm và độ dài đường mũi tên thể hiện khoảng cách địa lý từ địa phương đến các địa điểm) 4.2 Ảnh hưởng của di cư lao động nữ đến nông hộ xã Yên Phương - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc Có thể nói hầu hết các nguyên nhân di cư của lao động nữ đều liên quan đến kinh tế nên các vấn đề về ảm hưởng đến thu nhập và tiền lương là một yếu tố hết sức quan trọng để người lao động quyết định di cư. Nhờ có sự di cư tìm kiếm việc làm của nhiều nữ lao động mà cuộc sống trong các hộ gia đình được cải thiện hơn, đời sống của địa phương cũng phát triển hơn. Bên cạnh mặt tích cực đó còn có những mặt tiêu cực. Bởi trong gia đình người phụ nữ giữ vai trò hết sức quan trọng, việc thiếu vắng người phụ nữ làm cho gia đình bị xáo trộn đi rất nhiều. 4.2.1 Ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ 4.2.1.1 Ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ * Đánh giá mức ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ Theo kết quả tổng hợp và điều tra ta có số liệu ở bảng 4.14. Nhìn chung việc di cư của lao động nữ trong gia đình có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Cụ thể ở từng thôn trong xã như sau: Dân Trù là thôn có đến 100,0% đối tượng được hỏi cho rằng việc di cư của lao động nữ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ, các thôn còn lại tỷ lệ này có thấp hơn nhưng vẫn ở mức khá cao, thôn Phương Trù: 90,0%, thôn Lũng Hạ: 90,0% và thôn Yên Thư: 83,33% Bảng 4.12 Đánh giá ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến kinh tế gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Có ảnh hưởng 8 100,0 9 90,0 9 90,0 10 83,33 90,37 Không ảnh hưởng 0 0,0 1 10,0 1 10,0 2 16,67 13,34 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Tuy đại đa số những đối tượng được hỏi trong xã đánh giá thu nhập của hộ có ảnh hưởng sau khi lao động nữ di cư (90,37%). Song mức độ ảnh hưởng của từng hộ lại khác nhau, có những hộ cho rằng thu nhập của hộ cao hơn so với trước khi lao động nữ di cư, nhưng có những hộ lại cho rằng điều đó không ảnh hưởng (mặc dù số lượng này là rất thấp: 13,34%). Để thể hiện rõ hơn về vấn đề này chúng ta hãy phân tích bảng 4.13. Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến thu nhập gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Cao hơn 8 100,0 9 100,0 8 88,89 9 90,0 94,74 Thấp hơn 0 0,0 0 0,0 1 11,11 1 10,0 10,56 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Theo đánh giá của các hộ gia đình có lao động nữ di cư thì nhìn chung về mức thu nhập đều có phần tăng hơn so với trước khi có lao động nữ di cư. Mức bình quân chung của xã có 94,74% số hộ được hỏi đánh giá hộ có thu nhập cao hơn sau khi lao động nữ di cư, chỉ có 10,56% số hộ cho rằng khi lao động nữ di cư làm cho thu nhập của hộ thấp hơn. Về mặt bằng chung của xã là vậy nhưng xét cụ thể từng thôn thì chỉ có 2 hộ ở thôn Lũng Hạ và Yên Thư (trong tổng số 36 hộ đánh giá có ảnh hưởng) cho rằng thu nhập hộ thấp đi, trong khi ở hai thôn Dân Trù và Phương Trù có đến 100,0% số hộ đánh giá thu nhập của hộ cao hơn khi lao động nữ di cư. Bởi mỗi một hộ gia đình lại có sự lý giải khác nhau cho vấn đề này. Có hộ thì cho rằng do gia đình thiếu người lao động khi có một lao động nữ di cư vì lý do kết hôn nên hộ sẽ mất đi một khoản thu nhập, làm cho thu nhập trong hộ giảm xuống. Đa phần những lao động nữ đi di cư lâu dài vì lý do kết hôn nên khi đã có gia đình thì thường người phụ nữ luôn muốn vun vén cho gia đình mới của mình, thu nhập của họ sẽ dồn hết cho tổ ấm mới nên gần như họ không gửi tiền về cho bố mẹ, hơn nữa khi lấy chồng họ phải phụ thuộc vào nhà chồng, quyền quyết định trong nhà là do chồng. Một số phụ nữ khi lấy chồng có điều kiện về kinh tế thì thỉnh thoảng mới gửi được về cho bố mẹ chút ít. Mục đích của tất cả những lao động đi di cư nói chung và đặc biệt lao động nữ nói riêng là sẽ cải thiện được cuộc sống gia đình, mang lại thu nhập cao, hơn nữa với bản tính thương chồng, thương con, cần cù chịu khó, người phụ nữ luôn cố gắng tiết kiệm để có càng nhiều tiền gửi về cho gia đình càng tốt. Vì những người phụ nữ đi di cư lao động chủ yếu đã lập gia đình và có con cái nên họ phải chịu nhiều sức ép về kinh tế từ gia đình. Đặc biệt, trong thời gian hiện nay khi mà sự leo thang của giá cả, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, .. đều đột ngột tăng cao thì nhu cầu trong mỗi gia đình không thể đáp ứng nếu như chỉ có người chồng tạo ra thu nhập để trang trải cho chi tiêu hàng ngày. Hơn nữa nhu cầu ăn học của con cái họ phải tốn một khoản chi phí rất cao mà làm ruộng thì chỉ có mùa vụ chứ không phải lúc nào cũng có việc nên việc ra các thành phố tìm kiếm việc làm là một điều dễ hiểu ở những phụ nữ nông thôn. * So sánh mức thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi lao động nữ di cư Tiền gửi về từ lao động nữ trong gia đình đã góp phần làm tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ gia đình. Cụ thể của vấn đề này được chúng tôi tổng hợp qua bảng 4.14 Bảng 4.14 So sánh thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi lao động nữ di cư trong 1 năm Thu nhập Trước khi lao động nữ di cư Khi lao động nữ di cư SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Dưới 1 triệu 3 7,5 0 0,0 Từ 1 triệu- 3 triệu 9 22,5 2 5,0 Từ 3 triệu- 5 triệu 16 40,0 15 37,5 Từ 5 triệu - 10 triệu 11 27,5 19 47,5 Trên 10 triệu 1 2,25 4 10,0 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Trước khi lao động nữ di cư, số hộ có thu nhập dưới 1 triệu và từ 1 triệu đến 3 triệu chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,5%, 22,5%, nhưng khi trong nhà có lao động nữ di cư thì các hộ này đã có sự thay đổi đáng kể, không còn một hộ nào có thu nhập thấp dưới 1 triệu và số hộ có thu nhập từ 1 triệu đến 3 triệu giảm xuống chỉ còn 5,0%. Thay vào đó là số hộ có thu nhập từ 5 triệu đến 10 triệu tăng lên rất nhiều từ 11 hộ, chiếm 27,5% trước khi có lao động nữ di cư đến khi có lao động nữ di cư thì con số này lên tới 19 hộ, chiếm tỷ lệ 47,5%. Trong tổng số hộ điều tra thì chỉ duy nhất 1 nhà có thu nhập trên 10 triệu (chiếm 2,25%) trước khi lao động nữ di cư nhưng con số này đã tăng lên 4 hộ khi có lao động nữ di cư, chiếm tỷ lệ 10,0%. Qua phân tích ở trên cho thấy, nhờ có tiền gửi về từ lao động nữ di cư mà số hộ có thu nhập thấp đã giảm đi rất nhiều đồng thời số hộ có thu nhập cao đã được tăng lên. Chính điều này đã làm cho nhiều hộ thoát khỏi cảnh nghèo nàn và lượng hộ khá ngày một chiếm tỷ lệ nhiều hơn. 4.2.1.2 Ảnh hưởng đến chi tiêu của nông hộ * Mức tiền gửi về từ lao động nữ di cư Theo phân tích ở những phần trước cho thấy sự khó khăn về kinh tế, thiếu việc làm, đất đai không đủ canh tác, .. đã dẫn đến hệ quả tất yếu là tạo ra dòng di chuyển lao động từ vùng nông thôn này ra các thành phố lớn, các khu vực khác. Mục đích chính là mong muốn có được những việc làm với mức thu nhập cao hơn và có nhiều tích luỹ. Chính vì vậy, phần lớn lao động những phụ nữ đi di cư đều làm việc chăm chỉ, sinh hoạt tiết kiệm, chắt chiu để dành dụm tiền thu nhập của mình gửi về cho gia đình, người thân đang sống ở quê. Đặc biệt đối với những phụ nữ đã lập gia đình và sinh con cái, họ càng có ý thức hơn trong việc tiết kiệm để gửi tiền về quê. Đây là một trong những ảnh hưởng rất tích cực của việc di cư lao động Bảng 4.15 Mức tiền gửi về nhà của lao động nữ di cư trong 1 năm Chỉ tiêu SL (Người) Tỉ lệ (%) Dưới 1,000,000 2 5,88 Từ 1,000,000 – 3,000,000 6 17,65 Từ 3,000,000 – 5,000,000 14 41,18 Từ 5,000,000- 10,000,0000 10 29,41 Trên 10,000,000 2 5,88 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Số tiền người di cư gửi về có ý nghĩa rất lớn đối với gia đình họ ở quê nhà. Nó đã góp phần giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của các hộ gia đình và góp phần đáng kể vào thu nhập của hộ. Tiền gửi về thường được tiêu dùng cho nhiều mục đích khác nhau và đã phần nào phản ánh được tác động tích cực của nó đối với đời sống các hộ nông dân nói riêng và đối với phát triển cộng đồng nói chung. Qua bảng trên ta thấy lượng tiền mà người lao động nữ gửi về nhà trong 1 năm có sự chênh lệch đáng kể. Số người tiền về dưới 1 triệu chiếm 5,88%. Đây chủ yếu là những lao động nữ còn trẻ, chưa lập gia đình hoặc gia đình của họ ở quê có thể tự trang trải được cuộc sống. Thu nhập mà họ kiếm được ngoài việc chi tiêu cho bản thân, số tiền còn lại họ chủ yếu tích luỹ cá nhân. Có 17,65% số lao động nữ gửi tiền về nhà với số tiền từ 1 triệu – 3 triệu, đa phần các hộ nhận được số tiền gửi về này không phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền đó mà ở nhà họ cũng có thu nhập khác như làm nghề phụ. Tỷ lệ lao động nữ di cư gửi tiền về với mức 3 triệu – 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,18%, Những lao động này có mức thu nhập hàng tháng tương đối ổn định và thường là những người đã có con cái. Tuy số tiền gửi về không lớn nhưng thu nhập của hộ gia đình không phải chỉ trông vào người vợ mà còn có được từ người chồng nên những người ở nhà vẫn có thể tự trang trải được. Mức tiền gửi về nhà từ 5 triệu – 10 triệu chiếm tỷ lệ 29,41%. Đây là những lao động có mức thu nhập hàng tháng tương đối cao, số tiền mà họ kiếm được sau khi chi trả cho các chi phí thiết yếu của bản thân tại nơi đên họ gửi về quê phần lớn. Số tiền này họ gửi về nhà hàng tháng hoặc được họ giữ lại và mang về quê khi họ về. Rất ít người có tiền gửi về trên 10 triệu (chiếm 5,88%) vì để có được mức thu nhập cao mà sau khi trừ chi phí sinh hoạt có thể gửi về nhà lượng tiền như vậy là rất khó khăn. Ngoài ra cũng có thể có những người đủ khả năng để gửi về số tiền ấy nhưng họ sẽ dành dụm số tiền này thành một lượng lớn đến khi họ về quê. * Mục đích sử dụng tiền gửi về từ lao động nữ di cư Nhìn chung những trường hợp gửi tiền về nhiều và thường xuyên thường là những người di cư đã có con cái, gia đình, phải để gia đình ở quê thì họ gửi tiền về nhiều hơn. Số tiền gửi về phần thì được dành để trả nợ, phần thì dành để kiến thiết nhà cửa nhưng chủ yếu vẫn là dùng để cho chi tiêu hàng ngày của các thành viên trong gia đình ở quê. Tiền gửi về từ lao động nữ được các nông hộ sử dụng vào các mục đích sau: Bảng 4.16 Mục đích sử dụng tiền gửi về của hộ có lao động nữ di cư Chỉ tiêu SL (Người) Tỉ lệ (%) 1. Chi tiêu hàng ngày 11 32,35 2. Kiến thiết nhà cửa, mua sắm đồ đạc 6 17,65 3. Chi cho học hành con cái 5 14,71 4. Chi cho hiếu, hỉ 5 14,71 5. Trả nợ 4 11,76 6. Tiết kiệm 3 8,82 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.16 ta thấy tiền gửi về của lao động nữ di cư được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Hai mục đích sử dụng tiền chính của gửi về của lao động nữ là cho chi tiêu hàng ngày (32,35%), kiến thiết nhà cửa (17,65%). Chi tiêu hàng ngày cao đã phản ánh khả năng tạo thu nhập thêm ở địa phương là rất thấp, không đủ để chi dùng trong cuộc sống hàng ngày của hộ gia đình. Cũng có những hộ gia đình cả vợ chồng đi cùng đi làm ăn xa, con cái ở nhà với ông bà nên các khoản chi tiêu hàng ngày cho gia đình đều phụ thuộc vào số tiền gửi về. Ngoài chi tiêu hàng ngày ra thì việc kiến thiết nhà cửa, mua sắm đồ đạc sinh hoạt trong gia đình được các hộ lựa chọn là nhóm mục đích thứ hai. Để xây được một ngôi nhà thì tất cả các thành viên trong gia đình phải tích luỹ rất nhiều năm trong khi ở nhà họ không biết tạo thêm thu nhập ngoài nông nghiệp họ phải tích luỹ hay có những hộ khi xây xong một ngôi nhà thì nợ chồng chất điều đó đã tạo nên một sức ép khiến lao động nữ trong gia đình phải đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Trong thời đại ngày nay, nhu cầu về ăn học là rất lớn, chi phí các khoản đóng góp cho học hành của con cái họ là một điều đáng lo ngại đối với nhiều gia đình. Trong khi lao động nữ đi di cư phần nhiều có con cái đang ở độ tuổi đi học, tuy ít có con cái đi học ở các trường cao đẳng, đại học, chủ yếu mới học ở cấp 2, cấp 3 nhưng tổng các khoản đóng góp cũng lên tới hàng triệu, chính vì tương lai của con cái mà buộc người người phụ nữ phải đi làm ăn nơi khác, mặc dù không muốn xa gia đình, xa con cái và người thân. Tỷ lệ tiền gửi về được các nông hộ dùng vào chi tiêu cho học hành cảu con cái là 14,71%. Chi tiêu vào các việc hiểu, hỉ đang là một mối lo ngại lớn đối với nhiều gia đình nông thôn. Qua số liệu tổng hợp ở bảng trên cho thấy, 14,71% số tiền gửi về từ lao động nữ dùng cho việc hiểu hỉ như cưới xin, ma chay. Số nông hộ dùng tiền về từ lao động nữ để chi cho hiếu, hỉ đúng bằng số hộ dùng tiền đó để chi cho học hành con cái. Đứng sau nhóm mục đích sử dụng tiển gửi về để chi trả tiền học hành cho con cái là nhóm mục đích sử dụng tiền gửi về để trả nợ. Trong tổng số các hộ đánh giá khi có lao động nữ đi di cư làm tăng mức thu nhập gia đình thì có 11,76% số hộ dùng tiền gửi về từ lao động nữ để trả nợ. Điều này đã phần nào phản ánh đời sống của người dân nông thôn tại địa phương này còn gặp rất nhiều khó khăn. Có 8,82% tiền gửi về từ lao động nữ được gia đình tiết kiệm, trường hợp đó thường rơi vào những lao động nữ là thanh niên chưa lập gia đình khi di cư gửi tiền về thì một phần trong đó sẽ được các hộ gia đình tiết kiệm nhằm mục đích làm vốn cho họ sau này, một phần chi dùng hàng ngày. Vì sau khi lao động nữ di cư đã làm thay đổi thu nhập của một số hộ nên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi tiêu trong gia đình. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này là khác nhau tuỳ vào từng công việc cụ thể. Các thông tin về vấn đề này được chúng tôi tổng hợp ở bảng 4.17. Nhìn vào bảng 4.17 cho thấy: Sau khi lao động nữ di cư làm cho 52,5% số hộ tăng mức chi về lương thực- thực phẩm. Lương thực - thực phẩm là những thứ cần thiết trong mỗi bữa ăn gia đình. Đối với nhiều nông hộ, nhờ có số tiền mà lao động nữ gửi về kết hợp với thu nhập mà người lao động ở nhà làm ra mà các hộ gia đình sẽ được nâng cao mức sống, thể hiện ngay trong từng bữa hàng ngày nên mức chi cho lương thực - thực phẩm hàng ngày sẽ được tăng lên. 20,0% là tỷ lệ các hộ có mức chi tiêu cho lương thực - thực phẩm giảm xuống. Sở dĩ có điều này do khi lao động nữ đi di cư, số lượng nhân khẩu giảm dẫn đến lượng lượng thực - thực phẩm đáp ứng cho hộ cũng giảm từ đó kéo theo chi tiêu về lương thực - thực phẩm cũng bớt đi so với khi lao động ở nhà. Và 27,5 % số hộ vẫn giữ nguyên mức chi cho lưng thực - thực phẩm. Bảng 4.17 Mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu của nông hộ khi có lao động nữ di cư Chi tiêu Tăng lên Như cũ Giảm đi SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) 1. Lương thực - thực phẩm hàng ngày 21 52,5 11 27,5 8 20,0 2. Kiến thiết xây dựng nhà cửa 13 32,5 27 67,5 0 0,0 3. Chi cho học hành con cái 22 55,0 18 45,0 0 0,0 4. Chi cho hiếu, hỉ 3 7,5 25 62,5 12 30,0 5. Trả nợ 8 20,0 32 80,0 0 0,0 6. Tiết kiệm 6 15,0 33 82,5 1 2,5 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Việc chi cho xây dựng, sửa chữa nhà cửa đa phần không có gì thay đổi khi lao động nữ di cư (67,5%). Chỉ có 32,5% số hộ cho rằng việc chi cho xây dựng , sửa chữa nhà cửa là tăng hơn, vì nhờ có lao động nữ di cư gửi tìên về cộng với số tiền mà lao động ở nhà làm ra nên một số hộ đã quyết định tăng mức chi tiêu về vấn đề này. Vì các khoản đóng góp cho học hành của con cái phần lớn đã cố định nên trước và sau khi lao động nữ di cư thì cũng không có sự thay đổi nhiều cho các khoản này. Chiếm một tỷ lệ tương đối số hộ cho rằng không có sự thay đổi về chi cho học hành của cái (45,0%) khi lao động nữ di cư. Nhưng bên cạnh đó lại có đến 55,0% số hộ chi cho việc học hành của con cái lớn hơn khi lao động nữ di cư, những hộ đó có nền kinh tế khá hơn khi có tiền gải về từ lao động nữ thì họ sẽ đầu tư cho nhu cầu học tập như mua sách vở hay cho con đi học thêm nhiều hơn. 30,0% là tỷ lệ số hộ được hỏi cho rằng chi tiêu của gia đình sẽ giảm đi khi có lao động nữ di. Trường hợp này chủ yếu rơi vào những hộ có lao động nữ là thanh niên. 62,5% số hộ cho rằng không có thay đổi gì về các khoản chi cho hiếu, hỉ. Hiếu, hỉ là việc chung của cả gia đình nên dù không có lao động nữ ở nhà thì những người trong nhà vẫn phải chi cho các khoản này. Rất ít hộ cho rằng chi cho hiếu, hỉ tăng lên khi không có lao động nữ ở nhà (7,5%). Việc chi cho trả nợ và tiết kiệm trong gia đình ít có sự biến đổi khi lao động nữ di cư. Tỷ lệ số hộ trả lời không có sự thay đổi về trả nợ là 80,0%, và 82,5% số hộ trả lời không có sự thay đổi để tiết kiệm trong gia đình khi lao động nữ di cư. 4.2.2 Ảnh hưởng đến đời sống phi kinh tế Như đã trình bày ở những phần trước, người dân nông thôn, đặc biệt là người phụ nữ có gia đình phải rời bỏ quê hương, ruộng vườn đi nơi khác tìm kiếm việc làm là điều bất đắc dĩ, nhưng cũng là điều tất yếu, khó tránh khỏi do nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình thôi thúc. Người phụ nữ ra đi để lại bố mẹ, chồng con ở làng quê, có số ít người gửi lại con ở lại và cả hai vợ chồng cùng đi. Như vậy, việc di cư ảnh hưởng tới hộ gia đình có người di cư trên nhiều khía cạnh. Việc ra đi của người phụ nữ trong gia đình có thể làm cho tình cảm trong gia đình bị thay đổi, nhưng chắc chắn rằng cuộc sống trong gia đình sẽ bị xáo trộn rất nhiều và nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân công lao động, năng suất lao động của hộ khi có người di cư ngay như cả những công việc đồng áng cũng do người chồng gánh vác. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp vẫn có những hộ gia đình không bị xáo trộn gì nhiều sau khi lao động nữ trong nhà đi di cư. Cụ thể của vấn đề này được thu thập và tổng hợp qua bảng 4.17 Bảng 4.18 Đánh giá mức ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến đời sống tinh thần gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Có ảnh hưởng 7 87,5 10 100,0 10 100,0 10 83,33 93,13 Không ảnh hưởng 1 12,5 0 0,0 0 0,0 2 16,67 15,28 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Xét một cách tổng quát thì trong toàn xã hầu hết các hộ đều đánh giá việc di cư của lao động nữ là có ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Theo kết quả điều tra, có 93,13% số hộ được hỏi cho rằng có ảnh hưởng, và 15,28% cho rằng không ảnh hưởng đến đời sống tinh thần khi có lao động nữ trong nhà đi di cư. Một số hộ có lao động nữ di cư tạm thời vào lúc nông nhàn, đến thời vụ cần nhiều lao động thì họ lại về giúp đỡ gia đình hay một số hộ khác ở nhà có bố mẹ còn khoẻ, người chồng biết chăm sóc gia đình nên cuộc sống trong gia đình không bị xáo trộn nhiều. Phương Trù và Lũng Hạ là hai thôn có số hộ đánh giá cao nhất ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến hộ gia đình (100,0%), hai thôn Dân Trù và Yên Thư tuy tỷ lệ này có thấp hơn so với mặt bằng chung của xã nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (tương ứng 87,5%, 83,33%). Điều này cũng đủ chứng tỏ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình. * Ảnh hưởng đến tình cảm gia đình Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, người phụ nữ luôn gắn liền với vai trò chăm sóc, vun vén tình cảm gia đình, còn nam giới đảm nhiệm những công việc lớn trong nhà. Quan niệm này được thể hiện thông qua câu ngạn ngữ “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” . Vai trò của người phụ nữ rất quan trọng đối với việc giữ gìn tình cảm trong gia đình, vậy sự thiếu vắng họ trong thời gian đi di cư liệu có ảnh hưởng gì nhiều đến tình cảm trong nhà hay không? Qua khảo sát thực tế các hộ có lao động nữ di cư trên địa bàn xã Yên Phương đã cho kết quả như sau: Bảng 4.19 Mức độ ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm của hộ gia đình Chỉ tiêu Dân Trù Phương Trù Lũng Hạ Yên Thư Chung (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) SL (Người) CC (%) Tốt hơn 1 14,29 0 0,0 1 10,0 0 0,0 12,15 Xấu hơn 6 87,71 10 100,0 9 90,0 10 100,0 95,32 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Theo kết quả tổng hợp được cho thấy: 95,32% số hộ được phỏng vấn cho rằng việc di cư của lao động nữ gây ảnh hưởng xấu đi đến tình cảm gia đình, 12,15% số hộ cho rằng việc di cư lao động nữ ảnh hưởng tốt hơn đối với tình cảm gia đình. Trong số các hộ đánh giá việc di cư lao động nữ ảnh hưởng đến đời sống gia đình thì chỉ có hai hộ tự đánh giá tình cảm gia đình tốt hơn. Sở dĩ có điều này do từ khi có lao động nữ đi di cư thì thu nhập của hộ tăng lên, mức sống được cải thiện, giảm đi một gánh nặng đè lên vai những người ở nhà, nên việc cãi cọ trong gia đình ít xảy ra hơn. Song song tồn tại với những gia đình đó thì đại đa số các hộ gia đình khác có lao động nữ di cư gây ảnh hưởng xấu hơn trong tình cảm gia đình. Cụ thể ở hai thôn Phương Trù và Yên Thư tỷ lệ này chiếm 100,0%, hai thôn còn lại Dân Trù, Lũng Hạ tỷ lệ này tương ứng là 87,71%, 90,0%. *Ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong hộ gia đình Yên Phương là một xã thuần nông, lực lượng lao động chính trong sản xuất nông nghiệp là phụ nữ. Nhưng do sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, hơn nữa thu nhập lại thấp, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong gia đình nên đã có rất nhiều người phụ nữ phải đi tìm kiếm việc làm để có thêm thu nhập. Việc di cư của lao động nữ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân công lao động trong gia đình. Gia đình thiếu hẳn đi một lao động nên những lao động khác sẽ phải đảm nhận nhiều công việc hơn, trẻ em trong nhà cũng gánh vác thêm một số công việc mà khi có người phụ nữ ở nhà họ không phải làm. Bảng 4.20 Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến phân công lao động trong gia đình Ảnh hưởng SL (Người) Tỷ lệ (%) Lao động còn lại trong gia đình vất vả hơn 31 83,78 Trẻ em phải đảm nhận nhiều công việc hơn 25 67,57 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Có tới 83,78% hộ có người di cho rằng những lao động còn lại trong gia đình vất vả hơn so với trước khi có lao động nữ di cư, 67,57% số hộ cho rằng trẻ em phải đảm nhận nhiều công việc hơn. Bình thường những người phụ nữ trong gia đình phải đảm nhận rất nhiều công việc, ngoài sản xuất nông nghiệp ra họ còn phải chăm sóc gia đình bao gồm như nhiều lĩnh vực khác nhau, từ việc nội trợ: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đến việc chăm sóc con cái, chăm sóc người thân và chăm lo công việc anh em, họ hàng dòng tộc. Vậy ai sẽ là người đảm nhiệm những công việc này thay cho người phụ nữ đi di cư? Bảng 4.21a Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ đã lập gia đình) Đơn vị tính: % Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chăm sóc con cái 6,89 48,28 10,34 6,89 27,6 31,03 0,0 17,25 13,79 37,93 Nội trợ 3,45 41,39 13,79 10,34 31,03 13,79 0,0 24,13 17,25 44,83 Gánh vác công việc đồng áng 10,35 31,03 6,89 0,0 51,73 34,47 0,0 17,25 0,0 48,28 Chăn nuôi 6,89 34,47 17,25 10,34 31,03 17,24 0,0 27,6 20,69 34,47 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 13,79 20,69 10,34 0,0 55,18 24,13 0,0 20,69 0,0 55,18 Tham gia các hoạt động đoàn thể 48,28 13,79 3,45 0,0 34,47 58,62 0,0 10,34 0,0 31,03 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Bảng 4.21b Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ chưa lập gia đình) Đơn vị tính: % Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ 63,64 9,09 0,0 27,27 0,0 27,27 27,27 45,45 Gánh vác công việc đồng áng 18,18 0,0 27,27 54,55 0,0 9,09 36,36 54,55 Chăn nuôi 27,27 9,09 18,18 45,45 0,0 18,18 45,45 45,45 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 0,0 18,18 0,0 81,82 0,0 18,18 0,0 81,82 Tham gia các hoạt động đoàn thể 36,36 18,18 9,09 36,36 0,0 27,27 54,55 18,18 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Với lao động nữ đã có gia đình: Có thể nhận thấy sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình giữa trước và sau khi lao động di cư. Cụ thể như: Việc chăm sóc con cái, trước khi có lao động nữ di cư thì công việc này chủ yếu do người vợ (lao động nữ) trong gia đình đảm nhận (48,28%), tỷ lệ người chồng và con cái đảm nhận riêng công việc này chiếm tỷ lệ rất thấp (6,89%), tất cả các thành viên cùng chịu trách nhiệm về công việc này (36,0%). Và sau khi có lao động nữ di cư thì việc chăm sóc con cái đổ dồn lên vai những người ở nhà, tỷ lệ người chồng đảm nhận công việc này tăng lên rất nhiếu so với trước khi lao động nữ di cư, từ 6,89% trước khi lao động nữ di cư đến 31,03% khi lao động nữ di cư, tỷ lệ con cái phải tự chăm sóc cho mình cũng lớn hơn khi không có lao động nữ ở nhà, cụ thể có 13,78% số trẻ em phải làm công việc này. Có thể nhận thấy công việc nội trợ trong gia đình như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa dường như thuộc về trách nhiệm của người vợ, chiếm 41,39% số lao động nữ phải đảm nhận trách nhiệm này, chiếm tỷ lệ rất thấp người chồng đảm nhận riêng công việc này (3,45%) , đó là trước khi lao động nữ di cư, còn khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này thay đổi đáng kể, người chồng phải làm công việc này là 13,79%. Và khi có lao động nữ ở nhà thì số trẻ em phải làm riêng công việc này cũng chiếm một tỷ lệ không cao (10,34%), chủ yếu các em chỉ giữ vai trò phụ giúp thêm chứ không đảm nhận riêng. Cũng đúng như phân tích ở phần trên khi lao động nữ đi di cư thì trẻ em trong nhà phải làm nhiều việc hơn chiếm tỷ lệ khá cao, điều đó được thể hiện ngay trong công việc nội trợ, số trẻ em phải phụ trách công việc này tăng lên từ 10,34% đến 17,25%. Việc chia sẻ việc nội trợ trong gia đình giữa trước và sau khi có lao động nữ di cư cũng thay đổi, từ 31,03% trước khi lao động nữ di cư đến 44,83% khi lao động nữ di cư. Sản xuất nông nghiệp là công việc trực tiếp đem lại thu nhập và duy trì cuộc sống, nên nó là công việc quan trọng nhất trong gia đình nông thôn nói chung và tại địa bàn xã Yên Phương nói riêng. Sản xuất nông nghiệp bao gồm những việc như: làm ruộng, chăn nuôi, ... Bình thường những việc đó chủ yếu do người vợ gánh vác nhưng nếu chỉ trông vào sản xuất nông nghiệp thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nên buộc người phụ nữ cũng phải đi di cư. Trong thời gian người phụ nữ đi di cư thì công việc đồng áng, ruộng vườn sẽ do người ở nhà đảm nhận. Cụ thể: trước khi lao động nữ di cư thì việc đồng áng do người vợ phụ trách chiếm 31,03%, và người chồng đảm nhận công việc này chiếm tỷ lệ 10,35% đến khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này là 34,47%, việc chăn nuôi do người chồng đảm nhận khi lao động nữ ở nhà cũng chiểm tỷ lệ thấp 6,89%, sau khi lao động nữ di cư thì tỷ lệ này lên đến 17,24%. Việc chăm lo họ hàng là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, cả kể khi lao động nữ đi di cư thì trách nhiệm đó vẫn phải do gia đình đảm nhận. Cụ thể trước và sau khi lao động nữ di cư có 55,18% số hộ được phỏng vấn cho rằng chăm lo họ hàng, dòng tộc là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Tỷ lệ người chồng tham gia các công việc đoàn thể cao hơn rất nhiều so với người vợ, ngay cả khi người vợ ở nhà, 48,28% là tỷ lệ người chồng đảm nhận trách nhiệm này, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người vợ phụ trách việc tham gia công việc đoàn thể là 13,79%. Sở dĩ có điều này do ở các nông hộ đó người chồng có trình độ văn hoá cao hơn so với người vợ, đồng thời họ có nhiều thời gian rỗi hơn người vợ. Như vậy, khi lao động nữ đi di cư thì sự phân công lao động trong gia đình bị xáo trộn rất nhiều. Mặc dù tỷ lệ người chồng đảm nhận riêng các công việc trong gia đình không cao nhưng nó cũng thể hiện được trách nhiệm và vai trò của người chồng trong gia đình. Và sự chia sẻ công việc trong gia đình của tất cả các thành viên đã trở thành hậu phương vững chắc góp phần yên tâm cho lao động nữ đi di cư. 45,45% là tỷ lệ tất cả các thành viên trong gia đình cùng gánh vác công việc chăn nuôi khi vẫn có lao động nữ ở nhà, Với lao động nữ chưa có gia đình: Khác với những lao động nữ đã lập gia đình thì những lao động nữ chưa lập gia đình ở chỗ họ ít phải đảm nhận riêng về một công việc nào đó trong nhà. Phần lớn những lao động nữ này được tất cả các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ công việc. Như gánh vác việc đồng áng hay chăm sóc họ hàng, dòng tộc tỷ lệ tương ứng tất cả các thành viên cùng gánh vác là 54,55%, 81,82% nên khi lao động nữ di cư thì cũng không có sự thay đổi nhiều trong phân công lao động. Chỉ có sự thay đổi lớn nhất trong công việc nội trợ khi có lao động nữ này ở nhà sẽ được họ phụ trách là chủ yếu nên các thành viên khác không phải chia sẻ nhiều, khi không có họ ở nhà thì tất các các thành viên khác như bố mẹ, anh chị em trong nhà cùng phải đảm nhận. Từ tỷ lệ 27,27% các tất cả cùng làm khi lao động nữ ở nhà đến 45,45% khi họ không ở nhà. Hộp 2: Ảnh hưởng của lao động nữ di cư đến tình cảm và sự phân công lao động trong gia đình Bà Trần Thị Tâm – 58 tuổi Cả hai vợ chồng nhà nó đi làm ăn kinh tế ở Thành phố Hố Chí Minh, giao lại 2 đứa cháu cho tôi chăm sóc. Nhiều lúc nhìn chúng nó mà thấy thương lắm, nhất là khi chúng ốm đau thì tôi không biết xoay sở kiểu gì, 3 bà cháu ở nhà chỉ trông vào tiền gửi về của bố mẹ nó để chi tiêu hàng ngày và trả bớt nợ thôi. Và ở nhà ba bà cháu vẫn túc tắc làm thêm 2 sào ruộng để lấy lúa ăn chứ chỉ trông vào tiền gửi về mà đi mua gạo thì không đủ được. Vất vả lắm nhưng mình còn khỏe được ngày nào thì cố gắng đỡ đần cho chúng nó vậy chứ biết làm sao! Mong cho chúng nó đi làm kiếm được ít vốn rồi về quê làm ăn cho đỡ khổ. Phỏng vấn trực tiếp 4.3 Một số giải pháp và định hướng cho lao động nữ di cư 1. Thực hiện chương trình việc làm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn Nhà nước và địa phương cần quan tâm hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động ở nông thôn trong xã nói chung và phụ nữ nói riêng, đặc biệt là đối tượng thanh niên. Việc bồi dưỡng tay nghề cho hộ theo hướng ưu tiên các nghề thích hợp với địa phương để có thể giúp họ mở mang sản xuất, kinh doanh nhỏ tại địa phương. Đồng thời tạo vốn kiến thức cần thiết để họ có thể tìm việc làm ở những nơi khác tốt hơn, không chỉ nhận các công việc chân tay, thu nhập thấp, kém ổn định, thường xuyên bị đe doạ mất việc hoặc những việc có hại cho sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Cần phát triển các định chế xã hội cũng như các chương trình dịch vụ mở rộng cho phụ nữ, đặc biệt cho giới trẻ, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin tư vấn, giúp họ có quyết định kinh tế tốt nhất. Một vấn đề rất quan trọng và bao trùm là việc nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động ở nông thôn, trong học vấn, kiến thức cho người lao động ở nông thôn, trong đó chú ý tới phụ nữ, thanh niên, tạo cho họ một vốn tri thức cơ bản là tài sản quí giá nhất đối với người lao động đi tìm việc làm với hai bàn tay trắng và đồng vốn nhỏ nhoi, không có cơ sở vật chất ban đầu. Điều đó sẽ giúp cho họ dễ dàng tìm việc làm ở nhiều nơi, năng động và tháo vát hơn, tinh ý hơn, nhanh chóng hoà nhập được với công việc mới, dễ tiếp thu để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cà tạo điều kiện cho việc tăng thu nhập cho người di cư. 2. Đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ, giúp họ làm việc hiệu quả Tạo điều kiện cho người nhập cư có nơi ăn nghỉ, tham gia sinh hoạt cộng đồng, đưa họ vào các nội dung sinh hoạt ở các tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể để họ thực hiện tốt nếp sống đô thị, và đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của người nông dân. Đặc biệt là mở rộng sự gia nhập Hội phụ nữ đối với lao động nữ di cư tại các thành phố, chi hội của những người xa quê…đưa họ vào tổ chức, giúp họ phát huy khả năng và biết cách tự bảo vệ bản thân và nâng cao vị thế của họ trong xã hội. Từ đó, có thể ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, tránh tình để họ không nằm trong một tổ chức xã hội nào quản lý, tự phát sống theo một luật lệ riêng do họ và từng nhóm di cư tự đặt ra có hại cho bản thân và cộng đồng xã hội. 3. Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn đi đôi với việc giúp người dân phát triển các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp tại địa phương để thu hút lao động phụ nữ, nam giới, trẻ em có sức lao động, từng bước khắc phục nạn thiếu việc làm ở địa phương, đây là vấn đề mấu chốt. Để làm được việc này, các thành viên lao động chính trong hộ cần được trang bị kiến thức ngành nghề, sản xuất quản lý kinh doanh, song song với việc cấp phát vốn để họ có thể khởi đầu công việc dưới hình thức qui mô nhỏ, về kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm, tiểu thủ công….phù hợp với thị trường tiêu thụ ở địa phương. Qua đó, họ có thể giải quyết được việc làm tại chỗ cho các thành viên trong gia đình và có thể thu hút thêm lao động ở các gia đình xung quanh. Tạo ra sự đoàn tụ, ổn định về làm ăn, sinh hoạt trong gia đình, tránh được tình trạng người ở nông thôn, kẻ đi nơi khác với bao điều bất trắc có thể xảy ra làm mất sự ổn định của gia đình. 4. Tổ chức mạng lưới di cư Tạo mối quan hệ chặt chẽ về xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư, góp phần tích cực vào việc điều tiết sự di chuyển phù hợp tránh được những thông tin không chính xác và quyết định sai lầm cho người ra đi. Một khi mạng lưới di cư đã phát triển thì tự nó sẽ duy trì các dòng chuyển từ nơi này sang nơi khác dưới một phương thức tự điều chỉnh mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài. 5. Cải thiện và phát triển đất đai ở nông thôn, tiến tới phân bổ, cấp bổ sung đất đai một cách hợp lý hơn cho các hộ, đặc biệt là các hộ có sức lao động và các hộ nghèo ít đất. Hiện nay ở nông thôn nhiều người nông dân có khả năng sản xuất còn chưa có đất hoặc ít đất. Tình trạng mất đất đang có xu hướng gia tăng. Việc cải thiện đất đai sẽ giúp cho người nông dân sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho họ và cho xã hội, tạo ra sự gắn bó của người nông dân với đồng ruộn, sẽ hạn chế việc rời bỏ quê đi tha phương cầu thực hoặc dồn về các đô thị sinh sống. Với hộ nghèo có đất nhưng không biết cách làm ăn có thể góp vốn bằng quỹ đất của mình với chủ trang trại để cùng sản xuất kinh doanh, Nhà nước nên khuyến khích chủ trang trại thu hút lao động, có chính sách ưu đão cho họ. 6. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình ở địa phương Cùng với việc công nghiệp hoá, phát triển cải thiện đất đã nêu trên thì việc vận động sinh đẻ có kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn xã Yên Phương nói riêng. Những chính sách tuyên truyền vận động, giáo dục thường xuyên để cho người nông thôn hiểu được lợi ích thiết thực cho gia đình cho gia đình mình, cũng như cho cộng đồng trong việc hạn chế sinh đẻ. Làm được điều trên sẽ vừa giảm được nhu cầu việc làm của người dân ở độ tuổi lao động, vừa tạo thêm việc làm cho nông dân. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Lao động nữ di cư từ các vùng nông thôn nói chung và trên địa bàn xã Yên Phương nói riêng đến các thành phố, khu công nghiệp hay các vùng nông thôn khác đang là một hiện thực của xã hội. Cùng với các thành phần khác trong xã hội, lao động nữ di cư đang tham gia vào công cuộc đổi mới với tất cả niềm tin, sức lực và bằng những hành động tích cực, hoà nhập vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp phần mình vào những thành tựu kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Phần lớn lao động nữ di cư tạm thời vì lý do kinh tế, lao động di cư lâu dài do kết hôn nhưng nó chiếm tỉ lệ không nhiều so với tổng số lao động nữ di cư. Việc di cư của lao động nữ không chỉ tác động tới vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của phụ nữ mà nó còn ảnh hưởng rõ rệt đến với mỗi người cha, người mẹ, người chồng, đặc biệt là con cái trong việc chăm lo đời sống gia đình và nuôi dạy con cái trưởng thành, nó không chỉ là vần đề riêng của phụ nữ, mà là vấn đề của cả gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội. Bởi vậy, di cư không chỉ là một vấn đề thời sự có tính “nhạy cảm” mà là một vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Những lao động nữ di cư hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống tại nơi đến như vấn đề nhà ở, việc làm, thu nhập...Việc đưa ra các biện pháp cụ thể can thiệp vào đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức cho người lao động nữ ở nông thôn, giúp họ có thể mở mang kinh doanh, sản xuất tại địa phương, cũng như tìm kiếm việc làm phù hợp với sức khoẻ, trình độ của người lao động nữ là một vấn đề cấp thiết. Bên cạnh đó vấn đề ổn định xã hội, đảm bảo sự công bằng xã hội cho phụ nữ nông thôn nghèo là cơ sở xã hội cho việc đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để tổ chức quản lý nguồn lao động. Với tư cách là một lực lượng lao động cơ bản, là nhân tố phát triển quan trọng của xã hội, đồng thời là người có trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người, nguồn nhân lực cơ bản của đất nước, phụ nữ Việt Nam có quyền được hưởng thụ những thành quả của sự phát triển. Đồng thời phụ nữ có quyền được đáp ứng kịp thời các nhu cầu và được tạo điều kiện, cơ hội để đủ sức vượt qua những thách thức, thực hiện được trách nhiệm của mình đối với vận mệnh của đất nước và dân tộc. 5.2 Kiến nghị - Đối với Nhà nước: Nhà nước cần coi vấn đề di cư lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là vấn đề chung của cả đất nước chứ không nên coi là nhiệm vụ riêng của từng cấp, từng ngành, từng địa phương nào Trên tầm vĩ mô, các mong đợi chính sách giả định rằng nâng cao trình độ phát triển nông thôn bằng việc tạo ra những cơ hội kinh tế và thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng, là phương thức để xoá đói giảm nghèo và khuyến khích người dân ở lại quê hương. Vì cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng là động lực thúc đẩy di cư, và người dân ở nông thôn đều đi thẳng ra thành phố, nên người làm công tác hoạch định chính sách không nên kỳ vọng rằng đầu tư phát triển nông thôn và thị trấn, thị xã sẽ góp phần làm giảm số người di cư ra thành phố. Mặc dù sự phát triển của trường học, cơ sở y tế, đường sá,... chắc chắn là động lực khuyến khích người dân ở lại nông thôn nhưng không phải là nền tảng làm giảm việc di cư ra thành phố. Nâng cao mức sống và trình độ phát triển nông thôn, đặc biệt nhằm thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế, làm hạn chế luồng di cư ra thành phố. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá có thể giúp nâng cao mức sống chung ở nông thôn với việc cung cấp các dịch vụ đa dạng, hàng hoá và trực tiếp nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng quá nhanh của công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như mất đất, ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Xu hướng di cư ra đô thị dường như độc lập với việc phát triển tiện nghi công cộng, đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn (như điện, đường, trường, trạm). Đối với địa phương: Đảng uỷ, UBND xã cần quan tâm phát triẻn đa dạng hoá ngành nghề tại địa phương, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ vào lúc nông nhàn, giảm bớt dòng di chuyển lao động đến các thành phố, đô thị và các khu vực lân cận. Cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông thôn giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành sản xuất phi nông nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Hà Thị Phương Tiến – Hà Quang Ngọc, (2000), Di cư lao động nữ tự do nông thôn thành thị, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. HồVân, (2005), Trung Quốc khuyến khích di cư tự do, Vietnamnet.com.vn Lê Ngọc Văn (2005), Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 5, tr 12-20 Lê Thi (2006), Vấn đề dân số và bình đẳng giới ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 4, tr.20-24 Nguyễn Phương Thảo, (2004), Giới và vấn đề việc làm của phụ nữ. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 5, tr.13-18 Nguyễn Phương Thảo (2007), Vai trò giới của cha mẹ và nhận thức của con cái. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 6, tr.53-64 Tổng cục thống kê, (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những kết quả chủ yếu, NXB Thống kê, Hà Nội. Trần Minh Ngọc (2005), Một số vấn đề về giới và xuất khẩu lao động. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 322, tr.55-67 Trần Thị Hống (2007), Khuôn mẫu giới tronggia đình hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 4, tr.17-30 Vũ Thị Cúc (2007), Vấn đề thu nhập và quyền quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 6, tr. 41-51 PHỤ LỤC Bảng 1: Điểm đánh giá cho các lý do dẫn đến di cư lao động nữ Lý do Điểm đánh giá 1 2 3 1. Không có việc làm ở nơi ở cũ 2. Có thu nhập cao ở nơi đến 3. Kết hôn 4. Sức hút của đô thị (Thang điểm 3 cho lý do quan trọng nhất, thang điểm 1 cho lý do ít quan trọng nhất) Bảng 2a Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ đã lập gia đình) Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chồng Vợ Bố Mẹ Con cái Tất cả Chăm sóc con cái 2 14 3 2 8 9 0,0 5 4 11 Nội trợ 1 12 4 3 9 4 0,0 7 5 13 Gánh vác công việc đồng áng 3 9 2 0,0 15 10 0,0 5 0,0 14 Chăn nuôi 2 10 5 3 9 5 0,0 8 6 10 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 4 6 3 0,0 16 7 0,0 6 0,0 16 Tham gia các hoạt động đoàn thể 14 4 1 0,0 10 17 0,0 3 0,0 9 Đơn vị tính: Người Bảng 2b Sự phân công lao động trong nông hộ trước và sau khi có lao động nữ di cư (Đối với LĐ nữ chưa lập gia đình) Đơn vị tính: Người Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ 7 1 0 3 0,0 3 3 5 Gánh vác công việc đồng áng 2 0 3 6 0,0 1 4 6 Chăn nuôi 3 1 2 5 0,0 2 5 5 Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc 0 2 0 9 0,0 2 0 9 Tham gia các hoạt động đoàn thể 4 2 1 4 0,0 3 6 2 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN CÓ LAO ĐỘNG NỮ ĐI DI CƯ 1. Họ và tên chủ hộ: Giới tính: …….. Tuổi:…………. Trình độ văn hoá: Trình độ chuyên môn: 2. Thuộc loại hộ: Theo ngành nghề: Thuần nông Kiêm Phi nông nghiệp Theo thu nhập: Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ giàu 3. Số nhân khẩu trong gia đình: 4. Gia đình có mấy người con: 5. Số lao động trong gia đình: 6. Diện tích đất nông nghiệp/ khẩu: 7. Tổng diện tích đất canh tác: 8 .Gia đình có mấy lao động nữ di cư: Tên người di cư: Tuổi Trình độ học vấn Trình độ chuyên môn Nơi di cư đến 9. Di cư tạm thời hay di cư lâu dài: Tạm thời Lâu dài 10. Khi di cư có khai báo với xã không? Có Không 111. Nếu không thì tại sao: Không cần thiết Thủ tục phức tạp Mất thời gian Tốn kém Khác 12. Mức độ di cư: Suốt cả năm Thỉnh thoảng Những lúc nông nhàn 13. Một năm chị về nhà mấy lần: <1 lần 1-3 lần 3-6 lần >6 lần 14. Lao động nữ đã đi di cư được bao lâu? Dưới 1 năm Từ 1 – 3năm Trên 3 năm 15. Họ có nhận được thông tin trước về nơi đến không? Có Không 16. Nếu có thì các thông tin đó được lấy từ đâu? Gia đình, họ hang Bạn bè Thông tin đại chúng Nguồn khác 17. Tình trạng công việc trước khi chị đi di cư của lao động nữ Thất nghiệp Thu nhập thấp 19.Tình trạng hôn nhân của lao động nữ đi di cư: Đã kết hôn Chưa kết hôn Khác 20. Trong nhà có cha mẹ già không? Có Không 21. Gia đình có biết công việc mà chị làm tại nơi đến không: Có Không 22. Nếu biết thì công việc đó là gì?: Văn phòng Công nhân Tự buôn bán, dịch vụ Giúp việc Khác 23. Gia đình có biết điều kiện ăn ở của chị như thế nào không? Có Không 24. Nếu biết thì nó như thế nào: Tốt Bình thường Không tốt 25. Nguồn thu nhập chính của hộ là gì? Từ sản xuất nông nghiệp Buôn bán Tiền lương Tiền gửi Khác 26. Ai là người có thu nhập chính: Chủ hộ Người di cư Khác 27. Tiền gửi về của lao động nữ là bao nhiêu trong 1 năm?: Dưới 1 triệu Từ 1 – 3 triệu Từ 3 - 5 triệu Trên 10 triệu 28. Tiền đó sử dụng vào mục đích gì: Chi tiêu hàng ngày Kiến thiết nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Chi học hành cho con. Gửi tiết kiệm. Khác 29. So với trước khi hộ có lao động nữ di cư thì mức sống của gia đình như thế nào: Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn 30. Lý do dẫn đến quyết định di cư của lao động nữ là gì?: Không có việc làm ở nơi ở cũ Có thu nhập cao ở nơi đến Kết hôn Sức hút của đô thị 31. Sau khi lao động nữ di cư gia đình thì thu nhập của gia đình có thay đổi gì không? Có Không 32. Nếu có thì thay đổi như thế nào?: Cao hơn Thấp hơn 33. Thu nhập trung bình của hộ trước và sau khi lao động nữ di cư là bao nhiêu?: Trước:…………. Sau:……………. 34. Việc di cư của lao động nữ có ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình không: Có Không 35. Lao động còn lại trong nhà có phải làm nhiều việc hơn không Có Không 36. Trẻ em có phải đảm nhận nhiều công việc hơn không?: Có Không 37. Ai là người đảm nhận các công việc dưới?: Loại hình công việc Trước khi LĐ nữ di cư Khi LĐ nữ di cư LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả LĐ nữ Bố Mẹ Anh, chị em Tất cả Nội trợ Gánh vác công việc đồng áng Chăn nuôi Chăm lo việc họ hàng, dòng tộc Tham gia các hoạt động đoàn thể 38. Gia đình có ý kiến gì đối với các cấp chính quyền, đoàn thể không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHANH.MIT.doc
Tài liệu liên quan