Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc” LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Có thể nói con đường lúa gạo là một bộ lịch sủ văn hoá của châu Á, từ rất xa xưa giữa các nước châu Á, Trung cận đông và cả châu Âu đã có một số con đường giao lưu vật tư được khai thông và lúa gạo cũng theo đó mà phát tán đi khắp nơi. Đến nay cây lúa đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Ngày nay, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì nền nông nghiệp trên thé giới nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Theo thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc thì diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng lên. Tổng diện tích cho trồng lúa hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới. Từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa của nước ta không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng. Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng được áp dụng đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Châu Á là vùng đất chật người đông, trình độ dân trí chưa cao, đa số các nước châu Á sống nhờ lúa gạo. Sau cách mạng xanh, nhiều nước đang từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ Nước ta từ một nước thiếu đói trở thành nước có sản lượng lúa gạo xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới ( sau Thái Lan), là một thành công lớn của nông nghiệp Việt Nam. Mặc dù số lượng sản xuất ra nhiều, nhưng giá thành lại thấp. Một trong những nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam thấp là do chất lượng gạo của chúng ta còn kém hơn so với các nước khác. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ chỗ “ăn no” sang “ăn ngon”. Do vậy, việc nghiên cứu ứng dụng các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nứơc và xuất khẩu là rất cần thiết. Vĩnh Phúc là tỉnh trung du thuộc khu vực đông bắc bộ, với diện tích tự nhiên là 137.224,14 ha bao gồm 9 huyện, thị là: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, và các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Mê Linh, Yên Lạc, Vĩnh Tường. Diện tích đất nông nghiệp của cả tỉnh là 94.445,48 ha, chiếm 66,77% tổng diện tích đất tự nhiên. Vĩnh Phúc giáp với Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, thuận lợi về giao thông và phát triển nông nghiệp.[7] Vĩnh Tường là huyện có 100% đất đồng bằng của tỉnh, với điều kiện đất đai thích hợp cho trồng lúa và rau màu. Có thể nói Vĩnh Tường là vựa lúa của tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Vĩnh Tường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đường giao thông đi lại thuận tiện, lại gần với thành phố Việt Trì ( Phú Thọ), và thành phố Vĩnh Yên, đồng thời có trung tâm buôn bán lớn của tỉnh là thị trấn Thổ Tang, do vậy rất thuận lợi cho việc xây dựng vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao ở đây. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 14.189,98 ha, trong đó đất nông nghiệp là 9.284,97 ha (chiếm 65%) và chủ yếu là diện tích cấy lúa. Năm 2007 diện tích cấy lúa vụ xuân là 6.574 ha, vụ mùa là 5.860 ha .[7] Cơ cấu giống lúa chủ yếu của tỉnh hiện nay vẫn là Khang Dân 18, Q5, Bồi Tạp Sơn Thanh, HT1, diện tích cấy lúa HT1 trong 3 năm gần đây tăng lên đáng kể, hiện đang được mở rộng diện tích ở cả vụ xuân và vụ mùa. Do nhu cầu của người dân hiện nay là các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày, cấy được 2 vụ trong năm để có thể trồng cây vụ đông nên việc chọn lọc tìm ra những giống lúa có chất lượng như HT1 hoặc cao hơn là rất cần thiết cho huyện Vĩnh Tường nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. UBND tỉnh đã có nhũng chủ trương để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ xuân, vụ mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ đông, xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động. Để thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Vĩnh Tường đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp lượng lúa gạo chất lượng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ. Dựa vào tình hình thực tế của địa phương và những chủ trương, chính sách của Đảng đề ra, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu: Xác định được một số giống lúa có chất lượng tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất lúa và đáp ứng được một phần nhu cầu của người tiêu dùng. 2.2. Yêu cầu của đề tài: - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa chất lượng. - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa chất lượng. - Đánh giá khả năng cho năng suất của các giống thí nghiệm. - Đánh giá chất lượng gạo bằng phương pháp phân tích hàm lượng Amiloza, Protein và kết hợp với các chỉ tiêu hình thái. - Tính hiệu quả kinh tế của lúa chất lượng so với giống đối chứng gieo cấy đại trà tại địa phương. - Từ kết quả của vụ mùa 2007, kết luận sơ bộ được giống nào phù hợp với điều kiện địa phương, được sự chấp nhận của nông dân tại địa bàn huyện Vĩnh Tường nhằm mở rộng diện tích gieo cấy giống có triển vọng với quy mô phù hợp vào vụ xuân năm 2008. 2.3. Ý nghĩa của đề tài: *Ý nghĩa khoa học: - Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển, năng suất của các giống lúa chất lượng. - Là cơ sở cho việc đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. * Ý nghĩa thực tiễn: - Lựa chọn được giống lúa có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý. - Góp phần định hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. - Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa chất lượng tại địa phương. - Đề tài mang tính ứng dụng cao, được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của nông dân. .

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thuận lợi và đã từng cấy giống lúa HT1 để tiện cho việc chăm sóc và đánh giá. 2.4.4.2. Nông dân tham gia thu hoạch đánh giá kết quả Chúng tôi cùng nông dân đánh giá dựa trên kết quả theo dõi thử nghiệm và hiệu quả kinh tế của mô hình. Phương pháp: Nông dân thu hoạch mô hình thö nghiệm, nông dân tham gia hội thảo đầu bờ, tự đánh giá vào phiếu đánh giá và tổng hợp thành kết quả chung cho thí nghiệm. + Tính năng suất lý thuyết. Tiến hành đếm ngẫu nhiên 5 khóm (số bông/khóm; số hạt chắc trên bông; số khóm/m2) của ô thí nghiệm, theo phương pháp lấy mẫu, sau đó tính năng suất suy rộng cho cả ruộng. + Tính năng suất thực thu. Nông dân tiến hành thu hoạch toàn bộ mô hình và tính năng suất. - Tham gia thảo luận và biểu quyết lựa chọn kết quả phù hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Bước 1: Đối với thí nghiệm giống là chọn ra giống lúa tốt nhất, có chất lượng được nông dân chấp nhận, để đại diện đưa vào thí nghiệm tiếp theo ở vụ sau. - Bước 2: Chọn ra giống lúa chất lượng phù hợp nhất tại địa phương, có giá trị kinh tế, được đánh giá là thích hợp nhất với điều kiện của địa phương. Phương pháp: Tổ chức hội nghị đầu bờ tại địa phương nơi thực hiện mô hình với sự tham gia của một số hộ nông dân trong xã. 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu điều tra và số liệu theo dõi so sánh năng suất thử nghiệm bằng chương trình IRISTART. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, có tuyến quốc lộ 2 đi qua, có thị trấn Thổ Tang là trung tâm buôn bán của vùng, nằm ở vị trí địa lý thuận lợi: có đường sông, đường bộ, đường sắt chạy qua. Diện tích đất của huyện là trên 14 nghìn ha, giáp với 2 huyện Yên Lạc, Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, thành phố Việt Trì, cách Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Bắc theo đường quốc lộ 2. Đồng thời có phà Vĩnh Thịnh là tuyến giao thông chính giữa Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) và Sơn Tây (Hà Nội) 3.1.2. Địa hình Huyện Vĩnh Tường có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thích hợp cho sản xuất lúa và hoa màu, bao gồm các chân đất: chân vàn, vàn cao, vàn trung bình, chân trũng. - Thuỷ văn: Huyện Vĩnh Tường chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng và sông Phan . - Về khí hậu: có 4 mùa đó là mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, mang nét đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam . 3.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu: Trong thời gian tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu thập số liệu thời tiết khí hậu tại địa phương như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Bảng 3.1: Thời tiết khí hậu năm 2007 - 2008 ở huyện Vĩnh Tƣờng Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Tổng lƣợng mƣa (mm) ẩm độ (%) Tổng số giờ nắng (giờ) Cao nhất Thấp nhất Trung bình 1/2007 26,7 9,7 16,7 8,4 75 66 2/2007 30,0 11,1 22,0 35,4 82 90 3/2007 29,9 11,8 21,4 57,2 87 32 4/2007 34,1 14,2 23,3 101,1 79 81 5/2007 38,0 20,0 27,0 76,9 73 164 6/2007 38,5 23,1 29,7 153,8 76 214 7/2007 37,1 24,9 30,2 194,8 77 217 8/2007 36,7 23,2 29,0 236,5 80 166 9/2007 35,4 21,6 27,4 220,0 78 140 10/2007 33,5 19,4 25,8 61,0 76 123 11/2007 29,5 10,5 21,0 9,0 73 190 12/2007 29,1 14,7 20,1 9,4 82 49 1/2008 29,2 8,4 15,3 30,5 81 66 2/2008 26,4 7,0 13,7 27,0 77 29 3/2008 29,2 10,9 21,4 43,6 82 77 4/2008 32,9 17,2 24,7 55,8 85 71 5/2008 37,0 20,7 27,2 384,0 81 146 6/2008 37,0 23,9 28,5 265,1 82 125 ( Số liệu của trung tâm dự báo KTTV Vĩnh Phúc) 3.2.1. Nhiệt độ Thời tiết, khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu sinh trưởng phát triển của cây lúa. Vì cây lúa là một cơ thể sống, chịu ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 hưởng trực tiếp từ các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... Nhiệt độ quá thấp ở giai đoạn mạ (<13oC) sẽ làm cây chết, nhưng nhiệt độ cao (28 - 32 0 C) sẽ kích thích quá trình nảy mầm. Khi lúa nở hoa nếu nhiệt độ > 35 0 C kéo dài khoảng 2 giờ cũng làm hạt phấn bị teo lại dẫn đến giảm năng suất. Mức độ ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh phụ thuộc từng giống và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Do đó, theo dõi thời tiết khí hậu giúp ta biết đợc khả năng thích nghi của từng giống với điều kiện cụ thẻ tại địa phương và các biện pháp kỹ thuật phù hợp giúp cây phát triển tốt. Hiện tại các giống lúa đang đợc dùng trong sản xuất chủ yếu là giống cảm ôn nên nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất và thời gian sinh trưởng của giống. Trong điều kiện sản xuất vụ mùa 2007 từ khi gieo mạ (tháng 6/2007) cho đến khi thu hoạch (tháng 9/2007) nhiệt độ trung bình trong vụ sản xuất không có dao động lớn, cao hơn cùng kỳ năm trước khoảng từ 1,0 - 1,50C. Do có nền nhiệt cao nên cây lúa sinh trưởng sinh dưỡng mạnh. Tuy nhiên vào tháng 8, tháng 9 có mưa nhiều cũng tạo điều kiện cho một số loại sâu bệnh phát triển như sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn. Vụ xuân 2008 có thể nói là vụ rét lịch sử, đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn 40 ngày đã làm cho nhiều cây trồng vật nuôi bị chết, nhiều diện tích lúa bị gieo cấy lại. Các giống trong thí nghiệm được che phủ nilon và đảm bảo đủ nước, đồng thời chúng tôi tăng cường thêm phân chuồng + tro bếp + lân nên mạ vẫn tốt và giữ được màu xanh, riêng giống MT125 lá chuyển màu hơi vàng. Qua đó chúng ta có thể đánh giá được khả năng chịu rét của cây, khi mà hầu hết các giống lúa gieo cấy trong sản xuất mặc dù được che phủ nilon nhưng vẫn chết như Q5, Khang dân18 (2 giống chủ lực của địa phhương). 3.2.2. Lƣợng mƣa Lúa là cây trồng rất cần nước, thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cũng làm gảm năng suất lúa.Triệu chứng chung nhất của việc thiếu hụt nước đối với lúa là lá cuộn tròn lại hoặc bị cháy, kìm hãm lúa đẻ nhánh, thân cây thấp, chậm ra hoa, trỗ bị nghẹn đòng, hạt lép lửng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Đối với vụ Mùa 2007, tuy lượng mưa nhiều hơn vụ xuân song lượng mưa được rải đều ở các tháng trong quá trình sản xuất nªn thuËn lîi cho lóa ph¸t triÓn. Tuy nhiên, lượng mưa lớn được tập trung vào tháng 8, tháng 9 gây ra úng cục bộ đồng thời dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn dinh dưỡng làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón nhất là đạm vô cơ khi bón thúc và bón đón đòng. Ở vụ xuân 2008 do rét đậm kéo dài nên mạ cũng có lúc gần như ngừn sinh trưởng, tuỏi mạ dài song số lá mạ khi cấycũng chỉ đạt 4 lá thật. Sau cấy nhiệt độ tăng dần và lượng mưa phân bố hợp lý, nên lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khá tập trung và cho năng suất cao. 3.2.3. Số giờ nắng Ánh sáng là động lực để cây quang hợp, ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa qua cường độ ánh sáng và số giờ chiếu sáng trong ngày. Đối với vụ mùa 2007 nền nhiệt độ cao và số giờ nắng cao tương tự như trung bình nhiều năm nên lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi. Nhưng nắng nóng ở vụ mùa cũng làm ảnh hưởng đến sự tác động khác như thuận lợi cho sâu, bệnh phát triển, nắng nóng gây ra bốc hơi nước dẫn tới hạn nếu không chủ động tưới nước kịp thời. Bên cạnh đó nắng nóng cũng là nguyên nhân gây mất đạm do quá trình bốc hơi dẫn đến cây chỉ sử dụng được 1 phần lượng phân bón. Vụ xuân 2008, số giờ năng ít ở giai đoạn đầu nhưng từ tháng 3 số giờ nắng tăng lên giúp cây quang hợp tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sau này. 3.2.4. Ẩm độ không khí Ở vụ mùa 2007 nền nhiệt độ cao và ẩm độ không khí cao biến động từ 76 - 80% là điều kiện thuận lợi cho lúa vụ Mùa phát triển. Thời điểm lúa trỗ bông điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi cho lúa nên là yếu tố tác động tích cực dẫn đến năng suất vụ mùa 2007 đạt khá cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Vụ xuân 2008, ẩm độ không khí phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, đặc biệt giai đoạn lúa trỗ vào tháng 5 độ ẩm không khí đạt 81% là điều kiện thuận lợi cho cây lúa nở hoa tung phấn. 3.3. Tình hình sản xuất lúa tại địa phƣơng 3.3.1. Đánh giá tình hình sản xuất lúa của huyện Vĩnh Tường: Để đánh giá tình hìnửân xuất lúa tại địa bàn huyện Vĩnh Tường chúng tôi đã tiến hành sưu tầm dựa trên cơ sở số liệu của phòng thống kê huyện, phòng nông nghiệp huyện aêf diện tích, năng suất, sản lượng lúa trong 3 năm gần đay của huyệnVĩnh Tường. Kết qủa được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa giai đoạn 2005 - 2007: Năm Vụ xuân Vụ mùa Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn) Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn) 2005 6745,6 64,48 4349,5 6036,2 51,62 3115,8 2006 6602,0 63,88 4217,3 5894,0 33,42 1969,7 2007 6574,1 50,59 3325,8 5860,0 53,47 3133,3 (Nguồn:Niên giám thống kê huyện Vĩnh Tường) Trong 3 năm gần đây diện tích lúa giảm đi là một phần đất nông nghiệp bị lấy cho các nhà máy công nghiệp, một phần diện tích hạn không chủ động được tưới tiêu đã không gieo cấy được. Vụ mùa năng suất không ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sâu, bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn... đã phát sinh, phát triển, đặc biệt vụ mùa 2006 do ngập úng ở nhiều vùng vào giai đoạn lúa trỗ bông gây thiệt hại rất lớn,làm giảm mạnh năng suất và sản lượng. 3.3.2. Đánh giá tình hình sản xuất và cơ cấu diện tích năng suất lúa ở huyện Vĩnh Tƣờng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Bảng 3.3: Sự thay đổi cơ cấu giống lúa tại huyện Vĩnh Tƣờng qua các năm: Vụ Giống Diện tích Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 ha % ha % ha % Xuân Khang Dân18 2100 31,13 2120 32,11 2130 32,40 Q5 480 7,11 500 7,57 490 7,45 Lúa lai 800 11,87 750 11,36 750 11,41 Tẻ thơm 500 7,41 560 8,48 713 10,85 Nếp 505 7,49 478 7,24 455 6,92 Giống khác 2360.6 34,99 2194 33,24 2036 30,97 Tổng cộng 6745.6 100 6602 100 6574 100 Mùa Khang Dân18 1972 32,67 2016 34,20 2010 34,30 Q5 500 8,28 500 8,48 480 8,19 Lúa lai 800 13,26 756 12,83 750 12,80 Tẻ thơm 500 8,28 600 10,18 800 13,66 Nếp 400 6,63 400 6,79 390 6,65 Giống khác 1864.2 30,88 1622 27,52 1430 24,40 Tổng cộng 6036.2 100 5894.0 100 5860.0 100 ( Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Vĩnh Tường) Bảng 3.3 cho thấy cơ cấu các giống lúa được gieo cấy ở cả 2 vụ không có sự thay đổi lớn. Chỉ tính riêng huyện Vĩnh Tường ta thấy các giống lúa tẻ thơm được gieo cấy với diện tích tăng dần qua mỗi vụ, điều này chứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 tỏ rằng người dân đang chuyển dần sang dùng giống chất lượng, mặc dù tỷ lệ diện tích vẫn chưa cao (chỉ chiếm khoảng 10 - 14%). Nhìn vào bảng 3.3 chúng ta thấy rằng cơ cấu chủ yếu của vùng này là các giống lúa ngắn ngày. Cơ cấu cây trồng chính của vùng là xuân muộn - mùa sớm - cây vụ đông. Vì vậy, hướng chọn giống của vùng là chất lượng cao, ngắn ngày, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác của vùng. Trong chủ trương về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh thì cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Tường, với 65% diện tích đất nông nghiệp tong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện thì có tới 47% là đất trồng lúa. Bộ giống lúa hiện đang gieo cấy tại Vĩnh Tường khá phong phú song tập trung vào một số giống lúa chủ lực như giống: Khang Dân 18, Q5, Bồi tạp sơn thanh, HT1, X21, Xi23, NX30...nhìn chung các giống lúa này tuy có năng suất khá cao song chất lượng chưa cao, riêng giống HT1 không chỉ cho năng suất khá cao mà còn có chất lượng cơm thơm dẻo, rất phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Do vậy việc đưa các giống lúa chất lượng vào cơ cấu là rất phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, cung cấp gạo chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. 3.4. Kết quả thí nghiệm so sánh các giống lúa: 3.4.1. Sinh trưởng phát triển của mạ Sinh trưởng và phát triển là đặc tính vốn có của cây lúa, tuỳ từng giống mà thời gian sinh trưởng và phát triển có thể dài hay ngắn, có thể thấy rằng thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, phụ thuộc vào thời vụ sản xuất như vụ xuân thời gian sinh trưởng dài hơn vụ mùa, phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh tác động đồng thời còn phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân, thời điểm bón phân, hay nói một cách khác đó là phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật thâm canh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Để đánh giá về sức sinh trưởng của mạ chúng tôi theo dõi thí nghiệm và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.4 Bảng 3.4: Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của mạ Kết quả ở bảng trên cho thấy, sức sống của mạ ở cả 2 vụ đều rát tốt, vụ mùa mạ sinh trưởng, phát triển nhanh. Vụ xuân do rét đậm, rét hại kéo dài nên dù được che phủ ni lon mạ vẫn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do hầu hết các giống bị chết thì các giống trong thí nghiệm vẫn được coi lá chịu rét tốt, thể hiện trên đồng ruộng là lá mạ màu xanh nhạt, riêng giống MT125 lá mạ Vụ Giống lúa Số lá mạ khi cấy Chiều cao cây mạ (cm) Sức sống của mạ (điểm) Khả năng chịu lạnh (điểm) Mùa 2007 HT1 (đối chứng) 3,0 17,0 1 - N46 2,8 17,4 1 - P10 2,8 17,2 1 - PC6 2,8 17,6 1 - MT125 3,0 17,4 1 - Xuân 2008 HT1 (đối chứng) 4,0 15,2 3 3 N46 3,8 15,2 3 3 P10 4,0 15,0 3 3 PC6 3,8 15,0 3 3 MT125 3,7 15,2 3 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 chuyển màu vàng. Số lá mạ vụ mùa khi cấy đạt xấp xỉ 3 lá, vụ xuân đạt xấp xỉ 4 lá. Chiều cao cây mạ vụ xuân thấp hơn vụ mùa là do nhiệt độ thấp. 3.4.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm: Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, đến đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, đến làm đòng, đến trỗ bông và đến chín. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu và tổng thời gian sinh trưởng của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm Vụ Chỉ tiêu Giống Thời gian từ gieo đến ………… (ngày) Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Cấy Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Phân hoá đòng Trỗ Mùa 2007 HT1 (đ/c) 15 22 33 40 71 100 N46 15 22 33 38 68 95 P10 15 23 34 40 71 101 PC6 15 22 33 38 68 98 MT125 15 22 35 38 68 97 Xuân 2008 HT1 (đ/c) 30 45 65 75 106 136 N46 30 45 65 75 105 135 P10 30 45 65 75 106 136 PC6 30 45 65 75 106 137 MT125 30 48 67 74 104 133 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Việc theo dõi thời gian các giai đoạn sinh trưởng của lúa là rất cần thiết, nó là tiền đề để chăm bón và bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý. Qua bảng 3.5 cho thấy các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau, hầu hết các giống của thí nghiệm đều là giống ngắn ngày ở vụ mùa và là giống có thời gian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân, được bố trí gieo cấy vào trà xuân muộn. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương nhau, riêng giống N46 ở vụ mùa 2007 có thời gian sinh trưởng thấp hơn đối chứng 5 ngày, đây là điểm rất quan trọng đối với những vùng bố trí cơ cấu trồng cây vụ đông (ngô, đậu tương) như ở huyện Vĩnh Tường. Tùy thuộc vào mùa, vụ, điều kiện canh tác mà TGST của từng giống lúa có thay đổi khác nhau. Hiện nay các nhà chọn giống thường chọn theo hướng thời gian trỗ ngắn, tập trung tạo điều kiện cho lúa chín tập trung, thuận tiện cho thu hoạch, tránh bị chim, chuột phá hại. Kết quả theo dõi cho thấy thời gian từ gieo đến trỗ của các giống là tương đương nhau. Thời gian đẻ nhánh là đặc tính của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc kỹ thuật chăm sóc. Thời gian đẻ nhánh càng tập trung thì tỷ lệ nhánh thành bông càng lớn, tạo điều kiện tăng năng suất cây trồng. Qua kết quả bảng 3.8 cho thấy, vụ mùa 2007 các giống đẻ nhánh sớm và khá tập trung (từ 9 - 13 ngày), thời gian đẻ nhánh dài nhất là giống MT 125 (13 ngày), vụ xuân 2008 hầu hết các giống đều có thời gian đẻ nhánh dài (khoảng 20 ngày), điều này cũng một phần do nhiệt độ và chế độ điều tiết nước tại địa phương. 3.4.3. Khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây của các giống lúa: Khả năng đẻ nhánh là đặc tính của giống và nó còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật canh tác, điều kiện ngoại cảnh. Cấy ngửa tay, cấy nông sẽ tạo điều kiện cho lúa bén rễ, hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. Cấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 sâu sẽ làm cho lúa đẻ nhánh ở mắt trên, dảnh nhỏ, bông bé dẫn đến năng suất thấp. Sau khi lúa hồi xanh nếu giữ mực nước ở 2 - 3 cm sẽ kích thích khả năng đẻ nhánh, mặt khác nước quá nhiều hoặc quá khô sẽ kìm hãm khả năng đẻ nhánh. Vụ mùa 2007 là vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi, từ lúc gieo mạ nhiệt độ cao thuận lợi cho sinh trưởng phát triển. Sau cấy lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, dảnh to đều. Khi lúa đạt đủ số dảnh có thể cho năng suất tối đa thì rút cạn nước phơi ruộng, biện pháp này giúp hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Do vậy, thời gian đẻ nhánh của các giống khá tập trung và đây cũng là vụ mùa cho năng suất cao. Ở vụ xuân, nhất là trà lúa xuân muộn, sau cấy nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh sớm, gặp những năm thời tiết bất thuận giai đoạn đầu sau cấy thời tiết rét đậm kéo dài làm cho lúa lâu bén rễ hồi xanh thậm chí lúa mới cấy có thể bị chết rét do nền nhiệt độ thấp, nhất là khi gặp sương muối. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo sản xuất năm nào thời tiết sau cấy gặp nhiều đợt rét đậm cây lúa chậm sinh trưởng phát triển nhưng đến giai đoạn cuối vụ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì vụ đó cho năng suất cao. Vụ xuân năm 2008 là vụ có nền nhiệt ban đầu thấp, rét đậm rét hại kéo dài, tuy vậy cuối vụ gặp thời tiết thuận lợi nên lúa cho năng suất cao. Chiều cao cây cũng là một đặc trưng của giống. Tuy nhiên chiều cao cây cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa … Chiều cao cây tuy không liên quan trực tiếp đến năng suất nhưng liên quan tới tính chống đổ và khả năng chịu thâm canh của giống, do vậy nghiên cứu chiều cao cây giúp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 chúng ta có các biện pháp kỹ thuật phù hợp phát huy hết tiềm năng của từng giống lúa. Bảng 3.6: Một số đặc điểm hình dạng lá của các giống lúa STT Giống Vụ mùa 2007 Vụ xuân 2008 Khả năng đẻ nhánh (điểm) Chiều cao cây (cm) Khả năng đẻ nhánh (điểm) Chiều cao cây (cm) 1 HT1 (đ/c) 5 107,33 5 121,33 2 N46 5 107,67 5 122,33 3 P10 5 111,67 5 111,67 4 PC6 5 117,00 5 115,67 5 MT125 5 116,00 5 105,00 CV% 0,45 0,86 LSD 05 1,47 2,81 Qua bảng 3.6 cho chúng ta thấy các giống lúa tham gia thí nghiệm đều đẻ nhánh trung bình, kết quả này cũng một phần do việc điều tiết nước và quá trình chăm sóc. Từ kết quả thu được ta cũng thấy rằng, trong cùng điều kiện chăm sóc thì khả năng đẻ nhánh của các giống tham gia thí nghiệm không khác nhau, nhưng chiều cao cây thì có sự sai khác. Kết quả xử lý thống kê cho thấy giống N46 có chiều cao tương đương đối chứng ở cả vụ mùa và vụ xuân, các giống P10, PC6, MT125 có chiều cao cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95% trong vụ mùa 2007 và thấp hơn đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95% trong vụ xuân 2008. 3.4.4. Một số đặc điểm hình dạng lá của các giống lúa: Hình thái, màu sắc là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến khả năng quang hợp, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa. Hướng chọn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 giống của các nhà chọn giống hiện nay là chọn những giống có lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, góc lá hẹp sẽ có lợi cho quang hợp. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu hình dạng lá được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7: Một số đặc điểm hình dạng lá của các giống lúa Vụ Giống Màu sắc lá Chiều dài phiến lá Chiều rộng phiến lá Dạng lá đòng Mùa 2007 HT1 (đ/c) Xanh nhạt Dài Trung bình Thẳng N46 Xanh đậm Dài Trung binh Thẳng P10 Xanh đậm Dài Trung bình Thẳng PC6 Xanh đậm Dài Trung bình Thẳng MT125 Xanh nhạt Dài Trung bình Nửa thẳng Xuân 2008 HT1 (đ/c) Xanh nhạt Dài Trung bình Thẳng N46 Xanh đậm Dài Trung bình Thẳng P10 Xanh đậm Dài Trung bình Thẳng PC6 Xanh đậm Dài Trung bình Thẳng MT125 Xanh nhạt Dài Trung bình Nửa thẳng Từ kết quả bảng 3.7 cho thấy giống đối chứng và giống MT125 có lá màu xanh nhạt, các giống còn lại đều có màu xanh đậm. Tuy nhiên, thực tế xem xét về màu sắc lá thì các giống N46, P10, PC6 có ưu điểm hơn giống đối chứng. Tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có chiều dài lá ở giai đoạn lúa trỗ lớn hơn 35,1 cm, chiều rộng lá khoảng từ 1 - 2 cm, được xếp vào dạng trung bình. Như vậy, có thể thấy hình dạng lá cuả các giống tương đương với đối chứng và rất có lợi cho quang hợp. Lá đòng là lá rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất cây lúa, nếu những ruộng lúa để sâu bệnh phá hại hỏng bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 lá đòng thì chắc chắn năng suất lúa sẽ giảm. Lá đòng có dạng thẳng đứng, có lợi cho quang hợp của cây. Theo như kết quả nghiên cứu thì chỉ có giống MT125 có lá đòng dạng nửa thẳng, còn lại đều có dạng thẳng như giống đối chứng. 3.4.5. Thời gian trỗ và khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của các giống lúa: Độ dài thời gian trỗ là chỉ tiêu rất quan trọng trong chọn giống lúa, những giống trỗ tập trung thì sẽ chín tập trung, thuận lợi cho quá trình thu hoạch và bảo quản, lúa trỗ kéo dài sẽ bị hao hụt, giảm năng suất do chim, chuột phá hại dẫn đến làm giảm năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi được thể hiện ở bảng 3.8. Bảng 3.8: Thời gian trỗ và khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của các giống lúa: Vụ Giống Độ dài thời gian trỗ (điểm) Khả năng chịu lạnh ở giai đoạn mạ (điểm) Khả năng chống đổ Mùa 2007 HT1(đ/c) 1 - Tốt N46 1 - Khá P10 1 - Khá PC6 5 - Khá MT125 5 - Trung bình Xuân 2008 HT1(đ/c) 1 3 Tốt N46 1 3 Khá P10 1 3 Khá PC6 5 3 Khá MT125 5 3 Trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Từ kết quả bảng trên cho thấy, độ dài thời gian trỗ của giống N46, P10 là khá tập trung, tương đương với giống đối chứng, các giống PC6, MT125 có thời gian trỗ dài hơn. Như vậy, ta nên chọn những giống có độ dài thời gian trỗ ngắn. Vụ xuân 2008 là vụ rét lịch sử của miền bắc Việt Nam, với điều kiện như vậy ta có thể đánh giá chính xác tính chịu rét của các giống lúa. Qua theo dói ta thấy, tất cả các giống đều chống chịu rét tốt, có thể đưa vào cơ cấu giống vụ xuân là hợp lý. Về khả năng chống đổ, giống HT1 (đ/c) chống đổ tốt, giống MT125 chống đổ kém hơn các giống khác trong cùng thí nghiệm (trung bình), còn lại các giống đều chống đổ khá. 3.4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất lúa: Để có năng suất cao cần tác động các biện pháp như: chọn giống có đặc tính đẻ nhánh nhiều, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và có khối lượng 1000 hạt cao. Có các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời... Như vậy, muốn nâng cao năng suất của lúa chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất và có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất. Số bông: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì yếu tố số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định bởi vì theo công thức tính năng suất lý thuyết trên thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất của lúa. Muốn có số bông nhiều trước tiên phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu phải cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu. + Số hạt/bông: Để có số hạt trên bông cao cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng 5 (làm đòng) của cây lúa. Đây là thời kỳ bông nguyên thuỷ phân hoá, lớn lên để hình thành bông lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh. Giai đoạn sinh trưởng này cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (đạm urê, kali) cần thiết để quá trình phân hoá được thuận lợi quyết định số hạt trên bông nhiều. + Tỷ lệ hạt chắc: tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng đến năng suất của lúa chỉ đứng sau yếu tố số bông. Trong thực tiễn sản xuất tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5- 10%, có khi lên tới 15-30%, thậm chí có khi cao hơn 30% hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200c) hay quá cao, ẩm độ không khí thấp (gió lào), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại... đều ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc. Để khắc phục các nguyên nhân trên công tác chọn giống cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép. + Khối lượng 1000 hạt là yếu tố tác động đến năng suất tuy không nhiều song đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất. So với 2 yếu tố trên thì khối lượng 1000 hạt ít biến động và nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống lúa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa vụ mùa 2007: Chỉ tiêu Giống Bông HH/ khóm Tổng số hạt/ bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) M1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) HT1(đ/c) 4,70 139,00 110,00 20,67 22,17 57,29 N46 4,77 144,67 113,00 21,67 22,03 59,33 P10 4,73 115,00 95,33 17,00 23,06 52,04 PC6 4,57 142,33 105,33 25,33 21,17 50,91 MT125 5,23 105,33 94,00 32,67 21,08 54,78 CV% 0,41 2,48 0,90 1,01 0,16 0,57 LSD 05 0,14 8,10 2,95 3,30 0,53 1,87 Qua bảng 3.9 cho thấy số bông hữu hiệu/khóm dao động từ 4,57 đến 5,23, giống có số bông nhiều nhất là giống MT125, giống thí nghiệm có số bông thấp nhất là PC6. Kết quả xử lý thống kê cho kết quả các giống N46, P10 có số bông hữu hiệu/khóm tương đương với đối chứng, giống MT 125 có số bông hữu hiệu/khóm cao hơn so với giống đối chứng, giống PC6 có số bông hữu hiệu/ khóm thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Số hạt trung bình trên bông dao động từ 105 đến 145 hạt/bông. Các giống thí nghiệm có số hạt trên bông thấp nhất là giống MT125, cao nhất là giống N46. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống N46, PC6 có số hạt trên bông tương đương với giống đối chứng, giống P10, MT125 có số hạt trên bông thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Số hạt chắc trên bông của các giống thí nghiệm đạt từ 94 hạt chắc/bông ở giống MT125 và cao nhất ở giống N46 đạt 113 hạt chắc/bông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Nguyên nhân số hạt chắc không cao là do thời kỳ trỗ bông và sau trỗ bông gặp đợt nắng nóng nhiệt độ lên tới 36, 370C ảnh hưởng tới thụ phấn, thụ tinh, làm tăng tỷ lệ lép của các giống. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống N46 có số hạt chắc trên bông tương đương với giống đối chứng, các giống thí nghiệm còn lại số hạt chắc trên bông thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 50 đến 59 tạ/ha, thấp nhất là giống PC6 và cao nhất là giống N46. Kết quả sử lý thống kê cho thấy, giống N46 có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng, các giống còn lạithấp hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa vụ xuân 2008 Chỉ tiêu Giống Bông HH/ khóm Tổng số hạt/ bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) M1000 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) HT1(đ/c) 5,40 144,33 125,00 13,00 24,07 80,72 N46 5,20 154,33 136,00 11,33 23,00 81,84 P10 4,90 128,00 111,00 12,67 23,07 62,50 PC6 4,50 142,67 124,67 12,33 21,03 68,43 MT125 5,20 139,00 116,33 15,67 22,03 67,06 CV% 0,48 1,98 1,27 0,94 0,31 3,84 LSD 05 0,82 6,25 4,15 3,05 0,10 12,54 Kết quả bảng 3.10 cho thấy số bông hữu hiệu/khóm của các giống tham gia thí nghiệm cao hơn vụ mùa, dao động từ 4,5 đến 5,4, giống có số bông nhiều nhất là giống HT1 (đối chứng), giống thí nghiệm có số bông thấp nhất là PC6. Kết quả xử lý thống kê cho kết quả các giống N46, MT125 có số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 bông hữu hiệu/khóm tương đương với đối chứng, giống P10, PC6 có số bông hữu hiệu/ khóm thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Số hạt trung bình trên bông dao động từ 128 đến 154 hạt/bông, cao hơn vụ mùa 2007. Các giống thí nghiệm có số hạt trên bông thấp nhất là giống P10, cao nhất là giống N46. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống MT125, PC6 có số hạt trên bông tương đương với giống đối chứng, giống N46 có số hạt/bông cao hơn đối chứng và giống P10 có số hạt trên bông thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Số hạt chắc trên bông của các giống thí nghiệm đạt từ 111 hạt chắc/bông ở giống P10 và cao nhất ở giống N46 đạt 136 hạt chắc/bông. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống PC6, MT125 có số hạt chắc trên bông tương đương với giống đối chứng, giống P10 có số hạt chắc trên bông thấp hơn giống đối chứng và giống N46 có số hạt chắc/bông cao hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ xuân 2008 cũng cao hơn vụ mùa 2007, dao động từ 62 đến 82 tạ/ha, thấp nhất là giống P10 và cao nhất là giống N46. Kết quả sử lý thống kê cho thấy, năng suất lý thuyết của giống N46 tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng ở độ tin cậy 95%. Khối lượng 1000 hạt là đặc trưng của từng giống lúa, các yếu tố về môi trường ít tác động đến, tuy nhiên nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bạc lá cũng làm cho khối lượng 1000 hạt giảm. Kết quả theo dõi cho thấy trong cùng một giống lúa thì ở vụ xuân và vụ mùa cũng có sự sai khác. Vụ mùa 2007, giống N46 có khối lượng 1000 hạt tương đương với giống đối chứng, giống P10 cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại đều thấp hơn đối chứng. Vụ xuân 2008, giống HT1 (đối chứng) có khối lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 1000 hạt cao nhất, các giống thí nghiệm còn lại khối lượng 1000 hạt thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Kết quả theo dõi và tính toán ở bảng 3.9 vụ 3.10 cho thấy giống N46 cho năng suất lý thuyết cao nhất ở cả 2 vụ, tiếp đến là giống HT1. Bảng 3.11: Năng suất thực thu so với đối chứng của các giống lúa thí nghiệm: Vụ Giống NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với đối chứng Tạ/ha % Mùa 2007 HT1(đ/c) 52,11 - - N46 52,99 0,88 2 P10 44,07 -8,04 -15 PC6 48,23 -3,88 -7 MT125 45,17 -6,94 -13 CV% 0,44 LSD 05 1,42 Xuân 2008 HT1(đ/c) 60,64 N46 63,21 2,57 4 P10 59,21 -1,43 -2 PC6 55,94 -4,70 -8 MT125 53,19 -7,45 -12 CV% 0,27 LSD 05 0.87 Bảng 3.11 cho ta thấy, vụ mùa 2007 giống N46 có năng suất thực thu tương đương giống đối chứng HT1, các giống còn lại năng suất đều thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Vụ xuân 2008, giống N46 có năng suất cao nhất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 cao hơn đối chứng 2,57 tạ/ha, giống P10 tương đương với đối chứng, các giống còn lại thấp hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%. Như vậy, nếu chỉ xét yếu tố năng suất thì giống N46 qua 2 vụ thí nghiệm đều cho năng suất cao nhất, có thể khuyến cáo với bà con nông dân mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa này. 3.4.7. Khả năng chống chịu sâu, bệnh chính hại lúa: Ở miền Bắc Việt Nam thời tiết được phân thành 4 mùa rõ rệt, mùa Xuân thường có mưa phùn kéo dài, ẩm độ không khí cao, mùa Hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện nhiều đó là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại lúa. Những tác hại do sâu bệnh gây ra đối với năng suất cây trồng nói chung và với lúa nói riêng là rất lớn. Quá trình phát sinh phát triển sâu, bệnh rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn nếu không phát hiện và phòng trừ sâu, bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng tới kết quả thu hoạch của vụ sản xuất đó. Việc người dân phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong công tác phòng trừ sâu, bệnh làm tăng chi phí cho sản xuất đồng thời gây ra những ảnh hưởng cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới chất lượng nông sản phẩm, ảnh hưởng tới môi trường sống, làm mất đi sự cân bằng sinh thái, phá vỡ thế cân bằng của thiên nhiên dẫn tới các đại dịch về sâu, bệnh. Từ những vấn đề đã được đề cập ở trên, vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là cần chọn ra các giống lúa có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh. Khả năng thích ứng và chống chịu tốt sâu, bệnh của giống là yếu tố quan trọng làm giảm chi phí cho sản xuất, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên dịch đồng thời giữ được sự cân bằng sinh thái. Đối với các giống lúa tham gia thí nghiệm ở cả 2 vụ chúng tôi theo dõi và thu được kết quả như sau: + Đối với sâu hại: xuất hiện sâu đục thân và sâu cuốn lá nhỏ. Riêng đối với rầy nâu và các loại sâu khác không thấy xuất hiện trong vụ sản xuất này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 + Đối với bệnh: Xuất hiện 2 loại bệnh đó là khô vằn, đạo ôn nhưng đối với bệnh đạo ôn ở mức độ xuất hiện bệnh thấp và các bệnh khác không thấy xuất hiện. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh được đánh giá ở bảng 3.12 Bảng 3.12: Tình hình sâu, bệnh chính hại lúa Vụ Giống Sâu đục thân (điểm) Sâu cuốn lá (điểm) Rầy nâu (điểm) Bệnh đạo ôn hại lúa (điểm) Bệnh bạc lá (điểm) Bệnh khô vằn (điểm) Mùa 2007 HT1(đ/c) 1 1 0 0 1 1 N46 1 1 0 0 1 1 P10 1 1 0 1 1 1 PC6 1 3 0 0 1 1 MT125 3 3 0 1 1 3 Xuân 2008 HT1(đ/c) 1 1 0 0 1 1 N46 1 1 0 0 1 1 P10 3 3 0 1 1 1 PC6 3 3 0 1 1 1 MT125 3 3 0 1 1 3 Qua bảng 3.12 cho thấy, tại địa bàn huyện Vĩnh Tường ở cả 2 vụ thì các loại sâu bệnh xuất hiện ở mức độ nhỏ, hầu hết các giống chỉ nhiễm nhẹ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá nhiễm rất nhẹ, bệnh đạo ôn hại lá xuất hiện ở giống P10, MT125 (cả vụ mùa 2007 và vụ xuân 2008) và giống PC6 (trong vụ xuân 2008) nhưng ở mức độ nhẹ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 3.4.8. Chỉ tiêu chất lƣợng gạo qua đo đếm cảm quan: Một giống lúa tốt là giống lúa không chỉ có năng suất cao mà còn có chất lượng tốt. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của người dân không chỉ là ăn no mà là ăn ngon, do vậy chỉ tiêu chất lượng là yếu tố rất quan trọng trong chọn giống. Theo các nhà khoa học thì những giống có hạt gạo dài, tỷ lệ gạo nguyên cao, gạo màu trắng trong, không bạc bụng thường đi kèm với gạo có chát lượng cơm ngon, dẻo, hàm lượng protein cao. Các chỉ tiêu đo đếm chất lượng gạo được thể hiện ở bảng 3.13. Bảng 3.13: Các chỉ tiêu chất lƣợng gạo đánh giá qua xay xát và thƣơng trƣờng: Vụ Giống Dạng hình gạo xay Tỷ lệ xay xát (%) Tỷ lệ gạo nguyên (%) Độ bạc bụng Màu sắc gạo lật Mùa 2007 HT1(đ/c) Thon dài 70,0 90,1 Không có Trắng trong N46 Thon dài 70,0 92,7 Không có Trắng trong P10 Thon dài 70,0 89,4 Rất nhỏ Trắng trong PC6 Thon dài 69,2 89,4 Rất nhỏ Trắng trong MT125 Thon dài 70,0 90,3 Rất nhỏ Trắng trong Xuân 2008 HT1(đ/c) Thon dài 72,0 92,0 Không có Trắng trong N46 Thon dài 72,0 91,0 Không có Trắng trong P10 Thon dài 70,0 88,5 Rất nhỏ Trắng trong PC6 Thon dài 71,0 89,0 Rất nhỏ Trắng trong MT125 Thon dài 69,0 90,0 Rất nhỏ Trắng trong Qua bảng 3.13 cho thấy tất cả các giống tham gia thí nghiệm đều có dạng hạt gạo xay hình thon dài (tỷ số D/R >3). Thông thường những giống có hạt gạo dài thì cơm dẻo hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 Tỷ lệ xay xát của các giống thí nghiệm đều khá cao và tương đương với giống đối chứng, vụ xuân tỷ lệ xay xát cao hơn vụ mùa. Tỷ lệ gạo nguyên của các giống ở cả 2 vụ đều rất cao, từ 88,5 đến 92,7%. Như vậy, cả 2 chỉ tiêu trên đều đạt yêu cầu về chất lượng gạo. Độ bạc bụng của các giống tham gia thí nghiệm hầu như không có hoặc rất nhỏ, giống N46 và HT1 không bạc bụng. Màu sắc gạo lật của tất cả các giống đều trắng trong. Theo các nhá nghiên cứu thì hạt gạo dài, gạo trắng trong, không bạc bụng thường có chất lượng gạo ngon, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 3.4.9. Phẩm chất cấc giống lúa qua nấu nướng Lúa thu hoạch, phơi khô, quạt sạch, đem xát gạo và nấu thành cơm, bao gồm một hội đồng đánh giá và cho điểm theo thang điểm của Viện lúa quốc tế (IRRI). Kết quả thu được ở bảng 3.14. Bảng 3.14: Phẩm chất các giống lúa qua nấu nƣớng Vụ Giống Hương thơm (điểm) Độ dẻo (điểm) Vị đậm (điểm) Độ ngon Mùa 2007 HT1(đ/c) 2 3 3 Ngon N46 2 3 3 Ngon P10 1 1 2 Trung bình PC6 1 1 2 Trung bình MT125 2 3 2 Trung bình Xuân 2008 HT1(đ/c) 2 3 3 Ngon N46 2 3 3 Ngon P10 1 1 2 Trung bình PC6 1 1 2 Trung bình MT125 2 3 2 Trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 Độ thơm của cơm sau khi nấu chín được đánh giá và cho điểm theo mẫu phiếu đã in sẵn và đều cho điểm các giống N46, HT1 độ thơm đạt điểm 2 (rất thơm), giống P10, PC6 thơm ít (điểm 1), giống MT125 ở vụ mùa được đánh giá là rất thơm, nhưng vụ xuân lại ít thơm hơn. Độ dẻo cơm của các giống N46, MT125 tương đương với giống đối chứng và được đánh giá là dẻo (điểm 3), còn lại các giống khác được đánh giá ở mức trung bình (điểm 1). Vị đậm của các giống lúa không có sự thay đổi qua 2 vụ, giống N46 và HT1 được đánh giá ở điểm 3 (đậm), các giống còn lại ở điểm 2 (trung bình). Như vậy, có thể thấy giống N46 có nhiều ưu điểm tương đương với giống đối chứng, có thể đưa ra sản xuất trên diện rộng. 3.4.10. Chất lƣợng gạo qua phân tích sinh hóa: Hàm lượng protein là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng gạo, gạo chất lượng cao thì hàm lượng protein cao. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng gạo được trình bày ở bảng 3.15. Bảng 3.15: Các chỉ tiêu chất lƣợng gạo qua phân tích sinh hóa S TT Giống Hàm lượng Amyloze (%) Hàm lượng Protein (%) 1 HT1 (đ/c) 22,5 7,9 2 N46 20,5 7,8 3 P10 22,8 7,5 4 PC6 22,8 7,5 5 MT125 22,0 7,5 (Phân tích các mẫu gạo tại Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Kết quả phân tích ở bảng 3.15 cho thấy hàm lượng protein ở tất cả các giống thí nghiệm đều cao, tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với đối chứng, giống N46 có hàm lượng protein tương đương với giống đối chứng. Hàm lượng Amiloza của các giống dao động từ 20,5 đến 22,8 và đều ở mức trung bình. Giống N46 thấp nhất, các giống còn lại đều tương tương với đối chứng. 3.5. Kết quả sản xuất thử nghiệm ở vụ xuân 2008: Qua đánh giá năng suất, chất lượng, đặc điểm hình thái ở vụ mùa 2007, chúng tôi nhận thấy giống N46 là giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh khá, TGST ngắn, thích hợp với điều kiện canh tác ở huyện Vĩnh Tường. Do vậy, chúng tôi đưa vào mở rộng diện tích trong vụ xuân 2008 tại 3 xã , mỗi xã 3 sào bắc bộ, tại Thổ Tang, Thượng Trưng, Vũ Di. 3.5.1. Đánh giá năng suất thống kê các giống lúa thử nghiệm Tại các điểm mở rộng gieo cấy giống lóa N46 trong vụ xuân năm 2008, áp dụng các biện pháp canh tác không khác nhiều so với tập quán của người dân địa phương, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu vụ mùa theo nội dung nghiên cứu đã được trình bày gồm: + Đánh giá năng suất thống kê của các hộ + Khả năng chống chịu sâu, bệnh. + Hiệu quả kinh tế của các hộ (hộ khác nhau, đầu tư khác nhau, năng suất khác nhau) Chúng tôi tiến hành tổng hợp 9 hộ sản xuất nhân rộng giống lúa N46 thu được kết quả ở bảng 3.16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 Bảng 3.16: Năng suất giống lúa N46 của các hộ tham gia cấy thử Hộ NSTT (kg/sào) NSTT quy ra tạ/ha 1 220 61.11 2 225 62.50 3 218 60.55 4 210 58.00 5 215 59.72 6 205 56.94 7 200 55.55 8 213 59.17 9 215 59.72 Trung bình 213.44 59.29 (Nguồn: tổng hợp từ 9 hộ nông dân) Theo đánh giá của các hộ năng dân trồng lúa thì hộ cùng chăm sóc như nhau, sản lượng lúa Khang Dân 18 (giống đang được sản xuất đại trà tại địa phương) đạt năng suất trung bình khoảng 65 tạ/ha, trong khi đó giống N46 đạt 59.29 tạ/ha, giá thành lúa N46 lại cao hơn Khang Dân 18 là 1000 đồng/kg. Như vậy, giống N46 có thể chấp nhận được. 3.5.2. Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của giống lúa thử nghiệm Vụ xuân 2008 là vụ bất thường so với các vụ xuân trước của toàn miền Bắc, đợt rét đậm, rét hại kéo dài 40 ngày đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi, trồng trọt ở nhiều tỉnh phía Bắc. Vĩnh Phúc cũng bị ảnh hưởng không nhỏ với nhiều diện tích lúa mất trắng, phải cấy lại. Các giống tham gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 thí nghiệm được che phủ nilon tốt và điều tiết nước hợp lý nên cây chỉ ngừng sinh trưởng ở một thời điểm nhất định. Sau cấy, từ tháng 3 trở đi nhiệt độ tăng dần, ẩm độ cũng tăng nên xuất hiện một số loại sâu hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng tới năng suất. Bệnh khô vằn cũng xuất hiện nhẹ ở cuối vụ nên không cần xử lý thuốc BVTV. Theo nông dân đánh giá thì giống N46 có khả năng chịu rét và chống chịu sâu bệnh tốt. 3.5.3. Kết quả đánh giá chất lượng gạo của nông dân theo thang điểm Sau khi thu hoạch, phơi khô, quạt sạch, đem xát gạo và nấu ăn thử. Kết quả nông dân cho điểm được thể hiện ở bảng 3.17. Bảng 3.17:Kết quả nông dân đánh giá chất lƣợng 2 giống lúa HT1 và N46 Giống Hương thơm (điểm) Độ dẻo (điểm) Vị đậm (điểm) Độ ngon HT1(đ/c) 2 3 3 Ngon N46 2 3 3 Ngon Như vậy, giống N46 được nông dân đánh giá chất lượng là tương đương với giống đối chứng cả về hương thơm, độ dẻo, vị đậm, độ ngon. 3.5.4. Hiệu quả kinh tế của các giống lúa thử nghiệm Kết quả sản xuất thử nghiệm vụ xuân 2008 được đánh giá bởi năng suất, giá thành sản phẩm của giống đó so với giống gieo cấy đại trà tại địa phương (giống Khang Dân 18) và được đánh giá ở bảng 3.18 Bảng 3.18: Hạch toán kinh tế cho 1 ha Đơn vị tính: đồng Giống Năng suất(kg) Đơn giá Tổng thu Tổng chi Lãi thuần N46 5929 6.500 38.538.500 15.068.000 23.470.500 HT1 5900 6.500 38.350.000 15.068.000 23.282.000 KD18 6500 5.500 35.750.000 15.028.000 20.722.000 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Như vậy, nếu cùng một điều kiện chăm sóc thì giống N46 cho giá trị kinh tế tương đương với giống HT1 (giống đang được sản xuất ưa chuộng), cao hơn giống đang sản xuất đại trà như Khang Dân 18 và được hầu hết người dân chấp nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Các giống lúa chất lượng cao, cơm thơm, dẻo đang dần được mở rộng diện tích tại huyện Vĩnh Tường và giống HT1 được hầu hết người dân ưa chuộng. 1.2. Các giống lúa thí nghiệm đều là giống có thời gian sinh trưởng ngắn tương đương với giống đối chứng HT1 đang gieo cấy khá phổ biến tại địa phương, đặc biệt giống N46 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng ở vụ mùa, rất phù hợp với cơ cấu cây trồng tại địa phương. 1.3. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều chống chịu sâu, bệnh khá hoặc tốt. Giống N46 nhiễm nhẹ sâu cuốn lḠvà sâu đục thân, giống MT125 bị sâu hại nhiều hơn so với các giống khác trong thí nghiệm. 1.4. Các giống tham gia thí nghiệm đều có chất lượng tốt, cơm có mùi thơm, cơm mềm và dẻo, các chỉ tiêu phân tích chất lượng cho thấy chất lượng gạo khá cao, giống N46 có hàm lượng Protein cao tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại thấp hơn đối chứng không đáng kể. 1.5. Hiệu quả kinh tế của giống N46 cao tương đương với giống đối chứng và được nông dân đánh giá là giống có nhiều triển vọng. 2. Đề nghị 2.1. Cho mở rộng diện tích giống N46 ra sản xuất như giống HT1. 2.2. Đối với những vùng có trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư, chăm sóc và xác định được đầu ra cho sản phẩm có thể mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng này làm hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 Tài liệu tham khảo A. Tài liệu tiếng Việt 1. Phương Bình (29/12/2007), Bình ổn thị trường lương thực thế giới. Báo nhân dân. 2. Nguyễn Văn Bộ, Lê Hưng Quốc (2003), Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha và hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm tại ĐBSCL. NXB Trung tâm thông tin. 3. Bộ giáo dục và đào tạo, trường đại học nông nghiệp 1 Hà Nội (2002), Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy vi tính bằng IRRISTAT 4.0 trong Windows. 4. Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (1994), chủ trương chính sách của Đảng nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp- nông thôn. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Hà Văn Chín (2005), Đánh giá và lựa chọn cơ cấu giống cây trồng vụ Xuân hợp lý trên đất một vụ tại các xã vùng thấp của huyện Chợ Mới. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp- Đại học nông lâm thái nguyên. 6. Chương trình Sông Hồng (2001), Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp miền núi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Cục Thống kê Vĩnh Phúc (2005, 2006, 2007), Niên Giám Thống Kê 8. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Trương Đích (1999), 265 giống cây trồng mới. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Bích Ngà (1975), Nghiên cứu về lúa ở nước ngoài tập III. Chọn giống lúa. NXB Khoa học kỹ thuật. 11. Nguyễn Văn Hoan (2002), Thâm canh lúa ở nông hộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998): Giống lúa P4, nghiên cứu cây lương thực và thực phẩm (1995- 1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 13. Nguyễn Hữu Hồng (1993), Luận án thạc sĩ nông nghiệp – Miyazaki - Nhật Bản 14. Hoàng Quang Hùng (2006), Nghiên cứu khả năng sinh trưởng - phát triển của một số giống lúa nếp tại Vị Xuyên- Hà Giang. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp- Đại học nông lâm thái nguyên. 15. Nguyễn Thị Lẫm, Hoàng Văn Phụ, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 16. Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (2005), Những thành tựu nghiên cứu bệnh hại thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Hữu Hồng, Đặng Văn Minh (1999), Giáo trình hệ thống nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo (2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 19. Phòng thống kê huyện Vĩnh Tường, Niên giám thống kê 2005, 2006, 2007. 20. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Sinh lý thực vật, Giáo trình dùng cho các trường đại học khối Nông, Lâm, Ngư. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Tạp chí Cộng sản, số 15 (tháng 3/2008), chuyên đề cơ sở. 22. Tập thể các nhà khoa học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2002), Một số phương pháp tiếp cận và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Lê Vĩnh Thảo, Bùi Chí Bửu, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Văn Vương (2004), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất lượng cao và kỹ thuật canh tác. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 24. Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 25. Trung tâm giống cây trồng Phú Thọ (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2004, khảo nghiệm tập đoàn giống lúa, ngô, đậu tương, lạc mới phù hợp với điều kiện sinh thái Tỉnh phú thọ. 26. Nguyễn Thị Hương Thuỷ (2003), Nghiên cứu chất lượng một số giống lúa có hàm lượng Protein cao và khả năng ứng dụng trong công nghệ chế biến, luận án tiến sĩ khoa học. 27. Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28 . Viện bảo vệ thực vật (1999), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật tập 2: Phương pháp điều tra, đánh giá sâu, bệnh, cỏ dại hại lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Viện nghiên cứu lúa IRRI (1996), hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa. P.O Box 933.1099 Manila, Philippin. 30. Nguyễn Kim Vũ (2003), Bài giảng công nghệ sau thu hoạch và công tác bảo quản chế biến nông sản. 31. Website: WWW. cuctrongtrot.gov.vn. (Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp- PTNT) 32. Website: WWW. Hoinongdan. Org.vn, (Hội nông dân Việt Nam) 33. Website: WWW. Mard.gov.vn, (Bộ Nông nghiệp PTNT) 34. Website: WWW. Vaas. Org.vn, (Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam) 35. Website: WWW. Vaas. Org.vn, ( Viện cây lương thực và thực phẩm) 36. Website: WWW.Thuviengiaotrinhdientu B. Tài liệu Tiếng Anh 37. Aphiphan Pookpakdi, Harisadee Patharadilok. Kasetsart Jounal, Natural Sciences (Thailand Apr - June, 1990 ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 38. Awakul, S. (1972), Progress in rice breeding in Thailand. IRRI, Rice Breeding, Los banos 39. Bui Quang Toan (1979), Land with delining and stanating produtivity in Viet Nam. Proc of Networkshop on the subject held 1985, Bangkok TARC, Number 13, 1979. 40. Cada, E.C and P.B. Escuro (1997), Rice varietal improvement in the Philippin. IRRI, rice breeding, Losbanos, Philippin. 41. Hoang, C.H (1999), the present Status and trend of rice varietal improvement in Taiwan. SG. Agri. 42. IRRI, 1996. Statdard Evaluation system for Rice. 43. IRRI, 1996. Uplant Rice in Asia. Los banos, Philippines. 44. Lin, SC (2001), Rice breeding in China. IRRI, Lossbanos, Philippin. 45. Toriyama, K (2003), National program of rice breeding in Japan. JARQ. 46. Website: Faostat.fao. org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc300.pdf
Tài liệu liên quan