Luận văn Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp

Kiến nghị với các ban ngành huyện:. - Huyện cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn về mô hình sản xuất trong từng đê bao của các xã. - Cần huy động các nguồn kinh phí từ xã hội đóng góp cho việc thực thi bảo vệ tốt đê bao. - Cần giám sát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến đê bao để kịp thời xử lý và báo cáo cho các cấp lãnh đạo để biện pháp xử lý và hạn chế các sự cố. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các mô hình sản xuất trong đê bao đã được nhà nước ưu tiên đầu tư, tránh hiện tượng thất thoát, xây dựng mô hình bất hợp lý gây lãng phí của công. - Cần có chủ trương thống nhất từ Trung Ương đến địa phương trong các dự án xây dựng các mô hình sản xuất trong đê bao tránh trường hợp đưa ra những mô hình không được sự đồng ý của người dân. - Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong công tác bảo vệ và xây dựng đê bao cũng như cán bộ am hiểu về kỹ thuật của các mô hình sản xuất để việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được tiến hành một cách nhanh chóng và thuận lợi để phát triển thành công các mô hình sản xuất trong đê bao.

doc116 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phú Thuận A ( ấp Phú Thạnh B, xã Phú Thuận A) 2. Tại vị trí nhánh sông tiền TT Hồng Ngự 3.Ao cá Hồng Ngự 1 (Bà Nguyễn Thu Hồng, ấp An Hoà, xã An Bình A, HN) Biểu đồ 22: Biến động độ cứng nước ngầm theo mùa Độ cứng mg/l Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu độ cứng không thay đổi so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu độ cứng tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu độ cứng tăng so với mùa mưa Biểu đồ 23: Biến động SO42- nước ngầm theo mùa SO42- mg/l Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu SO42- giảm so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu SO42- tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu SO42- tăng so với mùa mưa Biểu đồ 24: Biến động Cl- nước ngầm theo mùa mg/l Cl- Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu Cl- tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu Cl- tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu Cl- tăng so với mùa mưa Biểu đồ 25: Biến động Mn2+ nước ngầm theo mùa Mn2+ mg/l Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu Mn2+ tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu Mn2+ giảm so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu Mn2+ tăng so với mùa mưa Arsen Biểu đồ 26: biến động Arsen nước ngầm theo mùa mg/l Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu Arsen tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu Arsen tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu Arsen giảm so với mùa mưa Biểu đồ 27: Biến động chất rắn TC nước ngầm theo mùa Chất rắn TC mg/l Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu chất rắn TC tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu chất rắn TC tăng so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu chất rắn TC giảm so với mùa mưa Biểu đồ 28: Biến động Coliform nước ngầm theo mùaColiform Tb/100ml Tại độ sâu 70m Mùa khô chỉ tiêu Coliform giảm so với mùa mưa Tại độ sâu 90 m Mùa khô chỉ tiêu Coliform giảm so với mùa mưa Tại độ sâu 120 m Mùa khô chỉ tiêu Coliform giảm so với mùa mưa Nhận xét Chỉ tiêu pH tương đối ổn định giữa các mùa . Đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu độ cứng thay đổi giữa 2 mùa không nhiều, ổn định. Độ sâu 70m độ cứng ổn định giữa 2 mùa, độ sâu 70 m trở lên thì mới có sự thay đổi chỉ tiêu này giữa 2 mùa. Chỉ tiêu sắt giữa các mùa biến đổi. Đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu SO42- mùa khô cao hơn mùa mưa. Ở độ sâu 70m vào mùa mưa chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn nhưng mùa khô không đạt tiêu chuẩn. Ở độ sâu lớn hơn 70, các chỉ tiêu này không đạt tiêu chuẩn. Chỉ tiêu Cl- giữa các mùa có sự thay đổi rất lớn và chênh lệch nhau nhiều. Từ 90m thì mùa khô chỉ tiêu này cao hơn mùa mưa nhưng từ 90m trở lên chỉ tiêu này có xu hướng ngược lại. Chỉ tiêu này vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Chỉ tiêu Mn2+, biến động giữa các mùa lớn. Cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu Arsen một số điểm đánh giá thấy chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn cho phép và sự chênh lệch giữa 2 mùa không lớn, tại độ sâu 90m chỉ tiêu này rất cao vượt tiêu chuẩn rất nhiều lần. Vậy trong nguồn nước ngầm đã bị nhiễm Arsen. Chất này rất nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng nếu sử dụng trong thời gian dài. Chỉ tiêu chất rắn TC mùa khô thấp hơn mùa mưa và đạt tiêu chuẩn cho phép nhưng ở độ sâu 120 trở lên thì chỉ tiêu này biến đổi không tuân theo quy luật. Chỉ tiêu Coliform giữa 2 mùa thay đổi lớn, mùa khô cao hơn mùa mưa và vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều. 4.2.2 Đánh giá hiện trạng nước ngầm theo độ sâu Từ báo cáo quan trắc môi trường, tính toán ra được bảng sau: Bảng 4.8: Kết quả tính toán nước ngầm theo độ sâu ĐỊA ĐIỂM Độ sâu Chỉ Tiêu pH Độ cứng (mg/l) Sắt (mg/l) SO42- (mg/l) Cl- (mg/l) Mn2+ (mg/l) NO3- (mg/l) Arsen (mg/l) Chất rắn TC (mg/l) Coliform th/100ml 1 70 6,23 1600 0,4 112,5 3020 3,87 6,35 0,803 2387,5 43 2 90 6,73 304 2,05 420 490 0,92 10,85 157,775 589 41 3 120 14,2 349 1,8 175 280 1,94 8,34 4,195 4381,5 26 TCVN 5944-1995 6,5-8,5 300-500 1-5 200-400 200-600 0,1-0,5 45 50 750-1500 3 Trong đó: 1-Xã Bình A.Hồng Ngự (Bà Nguyền Thị Em, Ấp An Thạnh B) 2- Xã Long Khánh B , Hồng Ngự (Ô Huỳnh Văn Bửu Ấp Long Thái) 3- Thị Trấn Hồng Ngự (Oâ Nguyễn Văn An, Ấp An Thành) Chỉ tiêu pH: So sánh chỉ tiêu pH giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu pH tăng so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu pH tăng so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu pH tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu pH tăng theo độ sâu nhưng tương đối ổn định, không vượt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu độ cứng: So sánh chỉ tiêu độ cứng giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu độ cứng giảm so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu độ cứng tăng so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu độ cứng giảm so với độ sâu 120m Chỉ tiêu độ cứng thay đổi biến đống theo các độ sâu vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần ở độ sâu 70 m, ở độ sâu 90 m trở lên chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn cho phép . Độ cứng pppH 304 349 0 500 1.000 1.500 2.000 70 90 120 Độ cứng Biểu đồ số 29: Sự biến động độ cứng nước ngầm theo độ sâu Chỉ tiêu Sắt : So sánh chỉ tiêu Sắt giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Sắt tăng so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Sắt giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Sắt tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Sắt tăng theo độ sâu, vẫn đạt tiêu chuẩn cho phép Chỉ tiêu SO42-: So sánh chỉ tiêu SO42-giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu SO42- tăng so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu SO42- giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu SO42- tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu SO42- tăng theo độ sâu, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần Biểu đồ số 30: Sự biến động SO42- nước ngầm theo độ sâu SO42- 112,5 420 175 0 100 200 300 400 500 70 90 120 SO42- Chỉ tiêu Cl-: So sánh chỉ tiêu Cl-giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Cl- giảm so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Cl- giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Cl- giảm so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Cl- giảm theo độ sâu, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Biểu đồ số 31: Sự biến động Cl- nước ngầm theo độ sâu Cl- 3.020 490 280 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 70 90 120 Cl- Chỉ tiêu Mn2+ : So sánh chỉ tiêu Cl-giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Mn2+giảm so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Mn2+ tăng so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Mn2+ giảm so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Mn2+ biến động theo độ sâu, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Biểu đồ số 32: Sự biến động Mn2+nước ngầm theo độ sâu Mn2+ 3,87 0,92 1,94 0 1 2 3 4 5 70 90 120 Mn2+ Chỉ tiêu NO3- : So sánh chỉ tiêu NO3- giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu NO3- tăng so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu NO3- giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu NO3- tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu NO3- tăng theo độ sâu, đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu Arsen: So sánh chỉ tiêu Arsen giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Arsen tăng so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Arsen giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Arsen tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Arsen, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần tại các vị trí. Biểu đồ số 33: Sự biến động Arsen nước ngầm theo độ sâu Arsen 0,80 157,78 4,20 0,00 50,00 100.00 150.00 200.00 70 90 120 Arsen Chỉ tiêu Chất rắn TC: So sánh chỉ tiêu Chất rắn TC giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Chất rắn TC giảm so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Chất rắn TC tăng so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Chất rắn TC tăng so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Chất rắn TC, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần tại các vị trí. Biểu đồ số 34: Sự biến động Chất rắn TC nước ngầm theo độ sâu 2.387,50 589,00 4.381,50 0,00 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 70 90 120 Chất rắn TC Chất rắn TC Chỉ tiêu Coliform: So sánh chỉ tiêu Coliform giữa các độ sâu: - Độ sâu 70m chỉ tiêu Coliform giảm so với độ sâu 90m - Độ sâu 90m chỉ tiêu Coliform giảm so với độ sâu 120m - Độ sâu 70m chỉ tiêu Coliform giảm so với độ sâu 120m Chỉ tiêu Coliform, không đạt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần tại các vị trí. Biểu đồ số 35: Sự biến động Coliform nước ngầm theo độ sâu Coliform 43,00 41,00 26,00 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 70 90 120 ColiformTB/100ml NHƯ VẬY: Nguồn nước ngầm tại huyện Hồng Ngự cần có sự quan trắc và đánh giá để tìm ra phương thức sử dụng hợp lý. Chất lượng nứơc ngầm không ổn định. Nếu sử dụng đại trà nguồn nước ngầm này trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Tóm lại: Nguồn nước mặt tại huyện Hồng Ngự bị ô nhiễm không thể sử dụng được. Nguồn nước ngầm tại huyện Hồng Ngự không ổn định cần có sự nghiên cứu và định hướng trong phương thức sử dụng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 4.3 .ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI VỊ TRÍ ĐÊ BAO LỬNG VÀ ĐÊ BAO TRIỆT ĐỂ Bảng 4.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các vị trí đê bao ĐỊA ĐIỂM Chỉ Tiêu pH SS (mg/l) BOD5 (mg/l) COD (mg/l) DO (mg/l) Nitrite (NO2-) (mg/l) Nitrate (NO3-) (mg/l) Amoniac (mg/l) Coliform (MPN/100ml) 1. 7,5 79,75 34,5 46 4,725 0,0375 7,265 0,88 24000 2- 7,06 65,5 33,25 47,5 4,95 0,1355 9,235 0,5175 23000 TCVN 5944-1995 A 6,5-8,5 20 <4 <10 >6 0,01 10 0,05 5000 Nguồn :Báo cáo quan trắc môi trường2006 tỉnh Đồng Tháp Trong đó: 1- Nhánh sông tiền UB Phú Thuận A- Hồng Ngự (Ấp Phú Thạnh B, xã Phú Thuận A) 2- Nhánh Sông Tiền Thị trấn Hồng Ngự Tại vị trí nhánh sông tiền Uỷ Ban Phú Thuận A thuộc ấp Phú Thạnh B, xã Phú Thạnh A, huyện Hồng Ngự là vùng nằm trong vùng đê bao triệt để. Tại vị trí nhánh sông Tiền , thị trấn Hồng Ngự nằm trong vùng đê bao lửng. Theo báo cáo quan trắc môi trường năm 2006, tính toán được các chỉ tiêu và độ tăng, giảm của các chỉ tiêu đó. Chỉ tiêu pH tại vị trí trong đê bao triệt để giảm so với tại vị trí trong đê bao lửng là 5,867%. Chỉ tiêu SS tại vị trí trong đê bao triệt để giảm so với tại vị trí trong đê bao lửng là 17,86%. Chỉ tiêu BOD5 tại vị trí trong đê bao triệt để giảm so với tại vị trí trong đê bao lửng là 3,625%. Chỉ tiêu COD tại vị trí trong đê bao triệt để tăng so với tại vị trí trong đê bao lửng là 3,26%. Chỉ tiêu DO tại vị trí trong đê bao triệt để tăng so với tại vị trí trong đê bao lửng là 4,762%. Chỉ tiêu Nitrite tại vị trí trong đê bao triệt để tăng so với tại vị trí trong đê bao lửng là 17,86%. Chỉ tiêu Nitrate tại vị trí trong đê bao triệt để tăng so với tại vị trí trong đê bao lửng là 27,116%. Chỉ tiêu Amoniac tại vị trí trong đê bao triệt để giảm so với tại vị trí trong đê bao lửng là 17,86%. Chỉ tiêu Coliform tại vị trí trong đê bao triệt đề giảm so với tại vị trí trong đê bao lửng là 4,167%. Như vậy: Chỉ tiêu pH, SS, BOD5, Amoniac, Coliform tại vị trí trong đê bao triệt để đều giảm so với vị trí trong đê bao lửng. Ngược lại các chỉ số COD, DO, Nitrite, Ntritrate đều tăng. Chỉ tiêu pH, Nitrate tại vị trí đê bao triệt để và đê bao lửng đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Chỉ tiêu SS, BOD5, COD, DO,Nitrite, Amoniac, Coliform tại các vị trí trong 2 đê bao đều không đạt tiêu chuẩn cho phép. Biểu đồ số 36: Biến động SS theo dạng đê bao SS 79,75 65,5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng SS Biểu đồ số 37: Biến động BOD theo dạng đê bao BOD5 34,5 33,25 32,5 33 33,5 34 34,5 35 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng BOD5 Biểu đồ số 38: Biến động COD theo dạng đê bao COD 46 47,5 45 45,5 46 46,5 47 47,5 48 Vị trí trong đê bao lửng Vị trí trong đê bao triệt để COD Biểu đồ số 39: Biến độ DO theo dạng đê bao DO 4,725 4,95 4,6 4,65 4,7 4,75 4,8 4,85 4,9 4,95 5 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng DO Biểu đồ số 40: Biến động Nitrite theo dạng đê bao Nitrite 0,035 0,1355 0 0,02 0,04 0,06 0,08 0,1 0,12 0,14 0,16 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng Nitrite Biểu đồ số 41: Biến động Nitrate theo dạng đê bao Nitrate 7,265 9,235 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng Nitrate Biểu đồ số 42: Biến động Amoniac theo dạng đê bao Amoniac 0,88 5,75 0 1 2 3 4 5 6 7 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng Amoniac Biểu đồ số 43: Biến động Coliform theo dạng đê bao Coliform 24.103 23.000 22.400 22.600 22.800 23.000 23.200 23.400 23.600 23.800 24.000 24.200 Vị trí trong đê bao triệt để Vị trí trong đê bao lửng Coliform Tóm lại: Nguồn nước mặt trong đê bao triệt để ô nhiễm hơn nguồn nước mặt trong đê bao lửng. CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TẠI HUYỆN HỒNG NGỰ 5.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC Huyện Hồng ngự có 14 xã và 1 thị trấn, tất cả đều nằm trong vùng đê bao. Các xã Long Phú Thuận A, Long Phú Thuận B, Long Khánh A, Long Khánh B nằm trong vùng đê bao triệt để, các xã còn lại và thị trấn Hồng Ngự nằm trong vùng đê bao lửng. Các mô hình canh tác tại huyện là: Mô hình lúa – lúa Mô hình lúa – cá Mô hình lúa – tôm Mô hình lúa – rau màu Mô hình lúa – lúa và lúa – rau màu là các mô hình canh tác truyền thống của huyện, được ứng dụng rộng rãi trong cả vùng đê bao lửng và đê bao triệt để. Các hộ nông dân canh tác trong vùng đê bao, thành lập các hợp tác xã, giúp đỡ các xã viện trong công tác phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. Việc bơm tưới do hợp tác xã đảm nhận với những xã viên thì được tính giá ưu đãi. Vốn canh tác thì do từng xã viên tự bỏ ra và canh tác trên phần đất của mình. Tu bổ và quản lý đê bao do xã thực hiện. - Mô hình lúa – lúa: trong vùng đê bao, mỗi hộ nông dân gieo trồng lúa 2 vụ, vụ Đông Xuân và Hè Thu. Vụ đông xuân xuống giống khoảng tháng 11 sau 3 tháng thu hoạch. 20- 30 ngày cày, xới, phơi đất. Khoảng giữa tháng 3 đến tháng 4 gieo trồng tiếp vụ Hè Thu. Sau đó để nước lũ tràn về cho đất rửa trôi những chất độc còn trong những vụ gieo trồng trước, tạo phù sa cho đất. Sau đó tu bổ lại kênh mương và bờ bao dưới sự quản lý của xã. - Mô hình lúa - rau màu: cũng như mô hình lúa – lúa nhưng trồng xen thêm các loại rau màu như rau muống, bắp, đậu xanh, dưa leo. - Mô hình lúa – cá: tương tự như mô hình lúa - lúa nhưng có sự khác biệt thêm là trước mùa lũ cá giống sẽ được nuôi ở một ao nhỏ trong ruộng lúa như ở giai đoạn ương. Cá sẽ được thả lan ra khắp ruộng khi chiều dài đạt khoảng 10 -12 cm và mức nước trong ruộng cao. - Mô hình lúa – tôm mới đươc nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn trong 1 năm nay. Mô hình này được xây dựng tại xã An Bình B thực hiện nuôi tôm kết hợp trên ruộng lúa. Đây là mô hình Hợp Tác Xã với 10 xã viên. Diện tích thực hiện mô hình này là 34 ha nhưng huyện đang tham mưu để xây dựng đề án này với diện tích lớn 560 ha. Chia thành 3 vùng do 3 phó chủ nhiệm Hợp Tác Xã quản lý . Trong năm đầu tiên được nhà nước hỗ trợ giống, cán bộ nông nghiệp hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc tôm và Hợp Tác Xã chủ động trong những năm tiếp theo. Đây là mô hình có sự đầu tư của nhà nước và được khuyến khích phát triển để nâng cao năng suất và phát triển lợi nhuận. Thay đổi cơ cấu kinh tế, phá thế độc canh cây lúa. 5.2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH CANH TÁC 5.2.1 Thực trạng mô hình lúa- lúa, lúa- rau màu Mô hình lúa – lúa, lúa – rau màu đây là các mô hình lâu đời của huyện, với mô hình này nông dân trồng lúa 2 vụ trong năm với năng suất của vụ Đông Xuân là 6,5 tấn/ ha, năng suất vụ Hè Thu 5,5 tấn/ha. Rau màu năng suất bảo đảm theo từng loại cây trồng. Các công đoạn gieo trồng lúa thực hiện theo các quy trình sau: Xử lý ruộng Bón phân lót Lựa chọn lúa giống Xử lý lúa giống, ngâm Gieo hạt Chăm sóc Thu hoạch lúa Mô hình lúa- lúa : cây lúa lá cây độc canh, sau khi gieo trồng vụ Đông Xuân thì tiếp tục vụ Hè Thu. Mô hình lúa – rau màu : phá thế độc canh cây lúa, xen kẽ các loại rau màu, tăng năng suất. Các mô hình này tác động đến môi trường rất lớn : Môi trường đất Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng sau các vụ gieo trồng do lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trong các quá trình xử lý ruộng, chăm sóc lúa. Do quá trình làm biến đổi để canh tác đã làm thay đổi tính chất vật lý của đất bằng cách cho tình trạng đất biến đổi một cách liên tục. Tăng hàm lượng chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường đất. Đất khó cải tạo sử dụng trong các mùa vụ sau. Môi trường nước Nguồn nước bị ô nhiễm do quá trình rửa độc chất thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu, phân bón trong vụ thu hoach trước. Nguồn nước bị nhiễm các kim loại nặng như Chì (Pb), Asen (as) , Đồng (cu), thủy ngân (Hg) Một vấn đề khác cần được quan tâm hiên nay là xúc rửa các dụng cụ tham gia trực tiếp trong quá trình xử lý ruông, chăm sóc lúa, rau màu như xô chậu đựng phân, bình phun xịt thuốc trừ sâu thì phần còn sót lại sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Môi trường không khí: Bị ô nhiễm do lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật phun xịt nhiều trong các quá trình trồng trọt còn dư bay trong không khí. Tuy nhiên lượng dư chất này không đáng kể vì vậy môi trường không khí vẫn trong lành, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người nông dân nếu phun xịt ngược hướng gió. Giảm tính đa dạng sinh học, do diệt trừ sâu bệnh đã phun xịt các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Đã góp phần diệt luôn những loài có ích cho đồng ruộng như các loại trùn, cua, cáy và các loài thiên địch. Gây mất cân bằng sinh thái cho vụ lúa tiếp theo. Chất thải rắn Chai thuốc trừ sâu, bao bì đựng phân cũng gây ô nhiễm môi trường nếu không biết xử lý thì gây nguy hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì đây là những chất thải khó phân hủy và tồn tại rất lâu. Nếu còn dư trong chai và bao bì mà đổ ra kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng đến các sinh vật sống. 5.2.2 Thực trạng mô hình lúa – thủy sán (cá, tôm) Lợi ích khi thực hiện mô hình này là: Phá thế độc canh cây lúa. Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật nhằm tăng thu nhập. Tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Hạn chế sử dụng nông dược, giảm ô nhiễm môi trường. Đa dạng hóa sản xuất và cơ cấu mùa vụ, giảm rủi ro, tăng thu nhập. Ít dùng nông dược nhằm phát triển bền vững. SƠ ĐỒ MÔ HÌNH LÚA- TÔM Môi trường đất: Cũng bị ô nhiễm nhưng ít hơn so với mô hình lúa- lúa, và lúa- rau màu do sử dụng ít thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu. Môi trường nước Không bị ô nhiễm nhiều, nước trong bờ mương đã được xử lý sạch, nước trong ao lắng cần được xử lý trước khi thải ra hệ thống kênh mương nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường nước xung quanh. Tất cả các thành viên khi tham gia sản xuất đã có ý thức nên việc gây ô nhiễm nguồn nước không xày ra. Môi trường không khí : được đảm bảo do việc sử dụng ít thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Tính đa dạng sinh học được bảo vệ, do môi trường sống trong lành hơn, ít thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nên các loài động vật có lợi cho đồng ruộng phát triển. Chất thải rắn ít, kiểm soát tốt. 5.3 SO SÁNH GIỮA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT Sinh thái Mô hình lúa – lúa, lúa- rau màu thực hiện trên toàn huyện trong cả hai vùng đê bao, lâu năm. Mô hình lúa- thủy sản chỉ mới được thực hiện trong thời gian gần đây. Do tình trạng các mô hình sản xuất cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và kết quả thu hoạch không cao. Mô hình này đã mang lại rất nhiều lợi ích, đa dạng hóa mô hình sản xuất, sử dụng ít nông dược bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Về năng suất, và hiệu quả kinh tế: - Mô hình lúa- lúa: năng suất vụ Đông Xuân 6,5 tấn/ha, vụ Hè Thu 5,5 tấn/ha. - Mô hình lúa- rau màu năng suất cũng gần bằng mô hình trên, năng suất rau màu tùy theo từng loại nhưng có thêm hoa màu vì vậy hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng rau màu không mang lại nhiều lợi ích do chỉ tiêu thụ trong huyện và các tỉnh lân cận không chế biến thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu. - Mô hình lúa- thủy sản : năng suất lúa vụ Đông Xuân 6,1 tấn/ha, năng suất vụ Hè Thu 5,1 tấn/ha. Sản lượng lúa thấp hơn 2 mô hình trên do sử dụng ít phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhưng lượng tôm, cá thu được có giá trị cao. Giá cá tra từ 16.000- 20.000 đ/kg.Tôm càng xanh nặng 30- 50g/con, giá trên thị trường hiện nay 80.000 – 90.000 đ/kg. Sản lượng 1,5-2 tấn/ha. Tôm, cá còn có thể chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu có giá trị. Mang lại tiềm lực kinh tế to lớn trong huyện. Góp phần thay đổi cuộc sống của người nông dân Kỹ thuật – vốn: - Mô hình lúa- lúa, lúa – rau màu đã được thực hiện lâu đời. Kỹ thuật, quá trình chăm sóc bảo quản đơn giản, được sự phối hợp cùng cán bộ trạm khuyến nông tại địa phương hướng dẫn. Vốn ít, có thể thực hiện ở những hộ nông dân nhỏ lẻ, tự phát, đại trà mang tính khả thi. Vì huyện Hồng Ngự là huyện còn nghèo so với các huyện khác của tỉnh. - Mô hình lúa – tôm: mới thực hiện được 11 tháng tại huyện An Bình A trong vùng đê bao lửng, với vốn đầu tư tương đối lớn 4,2 tỷ đồng nuôi trồng diện tích 34 ha. Nhà nước hỗ trợ giống, cách nuôi trồng kỹ thuật. Kỹ thuật tương đối khó, nên không thể thực hiện đại trà, cần có sự phối hợp nhiều nông hộ lại với nhau. Đây là mô hình mới có nhiều rủi ro khi thực hiện. Ít mang tính khả thi hơn so với mô hình truyền thống. 5.4 XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH KINH TẾ - MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRONG ĐÊ BAO 5.4.1 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính năng suất Bảng 5.1: Bộ tiêu chí đánh giá năng xuất Chỉ tiêu Tiêu chí Chỉ tiêu kinh tế 1 (KT1) Năng suất tính bằng gía trị sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích Đối với lúa, rau màu, cá, tôm: năng suất bằng năng suất bình quân của huyện năm 2007 - Lúa là 6,1 tấn/ha. Cụ thể + Đông Xuân : 6,8 tấn/ha + Hè Thu :5,4 tấn/ha - Rau muống:2- 2,5 tấn/ha - Bắp: 9 tấn/ha - Mè: 0,6 tấn/ha Năng suất các loại rau màu khác phải bảo đảm từng loại cây trồng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trên cơ sở canh tác có hiệu quả. - Tôm : 1,5 – 2 tấn/ha - Cá : 6 - 8 tấn/ha Chỉ tiêu kinh tế 2 (KT2) Hiệu quả tính bằng thu nhập trên đơn vị ngày công. Phấn đấu bằng thu nhập bình quân của Việt Nam Hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm đời sống của người nông dân. Thu nhập trung bình 20.000 đ/ngày Chỉ tiêu kinh tế 3 (KT3) Yêu cầu kỹ thuật và vốn đầu tư Kỹ thuật: đơn giản, phổ biến trong mọi tầng lớp nông dân đều có thể áp dụng. Vốn đầu tư: ít, bảo đảm được vòng quay vốn ổn định, ít rủi ro, thu hồi vốn kịp thời. Chỉ tiêu kinh tế 4 (KT4) Tính khả thi của các mô hình phải cao, có thể áp dụng trong tất cả nông hộ. 5.4.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính sinh thái Bảng 5.2: Bộ tiêu chí đánh giá tính sinh thái Chỉ tiêu Tiêu chí Chỉ tiêu sinh thái 1 (ST1) - Khả năng cải tạo đất tốt, đất ổn định không bị biến đổi nhiều, có khả năng tự phục hồi. Dư lượng phân, thuốc trừ sâu trong đất phải đạt TCVN. Đảm bảo đất không bị ô nhiễm do qúa trình trồng trọt, sản xuất. Chỉ tiêu sinh thái 2 (ST2) - Tác dụng giữa đất và nước tốt, các môi trường thành phần này đảm bảo mối quan hệ qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Chỉ tiêu sinh thái 3 (ST3) - Tính chống chịu, thể hiện sự phù hợp và cho năng suất cao ổn định, bảo đảm đời sống nông dân. Chỉ tiêu sinh thái 4 (ST4) - Tính ổn định (bền vững) thể hiện khả năng lợi dụng lâu dài, liên tục và cân bằng sinh thái, phát triển bền vững môi trường. 5.5 THÀNH LẬP MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ KINH TẾ VÀ SINH THÁI Dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên và bộ tiêu chí đánh giá mới xây dựng tại mục 5.4. Ta có thể tiến hành đánh giá các tiêu chí sinh thái và môi trường của các mô hình sản xuất trong các dạng đê bao như sau: Mỗi chỉ tiêu được đánh giá thành các cấp : Năng suất cao : 3 - Năng suất Năng suất trung bình :2 ( KT1) Năng suất thấp : 1 Cao : 3 - Hiệu quả Trung bình : 2 ( KT2) Thấp: 1 Đơn giản, ít tốn kém, dễ thực hiện: 3 - Kỹ thuật- vốn Tương đối thông dụng, các nông hộ có thể đầu tư: 2 ( KT3) Khó, cần có sự đầu tư của nhà nước: 1 Có tính khả thi cao: 3 - Khả thi Tính khả thi trung bình :2 ( KT4) Ít khả thi: 1 Tốt : 3 - Cải tạo Đất Trung bình :2 ( ST1) Kém: 1 Tốt : 3 - Giữ đất- nước Trung bình :2 ( ST2) Kém: 1 Chống chịu cao : 3 - Chống chịu Chống chịu trung bình :2 ( ST3) Chống chịu kém: 1 Tính ổn định cao : 3 - Ổn định Tương đối ổn định :2 ( ST3) Kém ổn định: 1 - Cấp cao ứng với 3 điểm - Cấp trung bình ứng với 2 điểm - Cấp thấp ứng với 1 điểm Bảng 5.3: Ma trận đánh giá các tiêu chí Mô Hình SX Tiêu chí Tổng điểm KT1 KT2 KT3 KT4 ST1 ST2 ST3 ST4 1 3 2 1 1 3 3 3 3 19 2 2 2 2 3 2 2 2 1 16 3 2 3 3 3 1 2 2 1 17 4 2 2 2 2 2 2 2 1 17 5 3 3 2 2 1 2 2 1 16 6 2 1 3 3 1 2 2 1 16 7 2 2 3 2 1 2 2 1 15 8 2 2 3 2 1 2 2 1 15 Mô hình lúa- tôm tại xã An Bình A nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa –rau màu tại xã An Bình B nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa – lúa tại xã Bình Thạnh nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa - rau màu tại xã Thường Lạc nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa – lúa tại xã Thường Thới Tiền nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa – lúa tại xã Thường Phước Hậu nằm trong vùng đê bao lửng. Mô hình lúa – lúa tại xã Long Khánh A nằm trong vùng đê bao triệt để. Mô hình lúa- lúa tại xã Long Phú Thuận A nằm trong vùng đê bao triệt để. Dựa vào ma trận ta rút ra được nhận xét Mô hình lúa – tôm đạt số điểm cao nhất nên ưu tiên lựa chọn, nhưng vẫn có nhược điểm là chi phí đầu tư cao, tốn kém, kỹ thuật cao. Các hộ nông dân nhỏ lẻ, ít vốn đầu tư không thực hiện được. Cần sự đầu tư và trợ vốn, kỹ thuật của nhà nước. Nếu mô hình này thành công thì mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân và môi trường được bảo vệ. Kết hợp được giữa sản xuất và bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Mô hình lúa- rau màu được lựa chọn sau mô hình lúa – tôm do đa dạng hóa sản phẩm sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp, đầu tư, chi phí ít hơn mô hình trên, nhưng chưa bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế không cao. Mô hình lúa – lúa là mô hình mang lại lơi nhuận thấp, khả năng tái tạo đất, tính ổn định thấp qua nhiều vụ mùa đã nghiên cứu, tình trạng đất xám, bạc màu do sử dụng nhiều hóa chất, không đa dạng hóa sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng tập trung sản xuất lúa nhưng bảo vệ môi trường thì mô hình này vẫn có hiệu quả, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. CHƯƠNG 6 : ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ – SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TRONG ĐÊ BAO HUYỆN HỒNG NGỰ 6.1 LÝ THUYẾT VỀ CÁC MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI 6.1.1 Các nguyên tắc cho nền kinh tếâ phát triễn bền vững Nguyên tắc 1 :Việc khai thác và sử dụng tài nguyên phải luôn luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên tức là:h < y (h: mức khai thác và sử dụng tài nguyên ; y :mức tái tạo tài nguyên) Nguyên tắc 2 : luôn luôn duy trì luồng chất thải vào môi trường nhỏ hơn khả năng hấp thụ của môi trường tức là W < A (W ; mức thải , A :khả năng hấp thụ của môi trừơng ) 6.1.2 Khái niệm và các đặc trưng cơ bản của hệ Kinh Tế Sinh Thái Hệ Kinh Tế Sinh Thái được xem là một hệ thống chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, chịu sự điều khiển của con người để đạt mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế ) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh tho.å Đăc trưng cơ bản của hệ Kinh Tế Sinh Thái (Marten ,1988) Năng suất : Giá trị giá trị sản phẩm đầu ra trên đơn vị tài nguyên đầu vào (đất, lao động , kinh phí). Tính ổn định : Năng suất không thay đổi khi có những thay đổi nhỏ của ngoại cảnh. Tính chống chịu :Khả năng duy trì năng suất của hệ thống khi phải chịu một lực tác động nhiễu loạn của ngoại cảnh. Tính công bằng : sự phân phối sản phẩm của hệ thống hợp lý cho những người được hưởng quyền lợi. Tính tự trị : khả năng độc lập của hệ thống đối với các hệ thông khác nằm ngòai kiểm soát của chúng. Tính đa dạng : được thể hiện bằng số thành phần trong hệ thống . Khi một thành phần bị thất bại, thiệt hại thì ít ảnh hưởng đến các thành phần khác trong hệ thống. Tính thích nghi: khả năng phản ứng của hệ thống lên những thay đổi của điều kiện môi trường. Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ Kinh Tế Sinh Thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định. 6.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, đánh giá nhanh nông thôn. Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và sử dụng tài nguyên. Nhóm phương pháp dự đoán hoạt động của hệ, mô hình hóa. Lựa Chọn Địa Điểm Và Mô Hình : Địa điểm xây dựng mô hình phải mang tính đặc trưng cho toàn vùng nghiên cứu để sau khi hoàn tất mô hình sẽ được áp dụng có hiệu quả cho vùng nghiên cứu mà còn áp dụng cho những vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế –xã hội tương tự. Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Mục tiêu của mô hình cần đạt được là ổn định và nâng cao năng suất lao động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống. Phương pháp xây dựng mô hình hệ Kinh Tế Sinh Thái Kiểm kê đánh giá hệ thống mơi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều trakinh tế xã hội , hạ tầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất – xã hội, đặc biệt là điều tra dân số, lao động ngành nghề hệ thống, tập quán canh tác sinh hoạt. Từ chiến lược sử dụng tài nguyên bảo vệ môi trường với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc hệ Kinh Tế Sinh Thái. Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng – sản xuất- tiêu thị là chu trình liên ngành và trên cơ sở sinh thái. Điều khiển hệ Kinh Tế Sinh Thái là điều khiển các chu trình năng lượng – sản xuất – tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy kuật sinh học, do đó phải hoàn thiện các cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học. 6.3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LÚA – TÔM: 6.3.1 Hiệu quả kinh tế - môi trường Khai thác hết tiềm năng của đất một cách hợp lý có hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn bảo vệ môi trường. Sử dụng tài nguyên hợp lý, tránh thiên tai nhất là lũ lụt. Lợi ích kinh tế: Lúa bán giá 2500 đ/kg, tôm bán giá 60.000 - 80.000 đ/kg. Cải thiện bữa ăn, nâng cao năng suất nông nghiệp tăng mức thu nhập cho người nông dân. Đa dạng các loại hình sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động quanh năm, tránh tình trạng nông nhàn vào những mùa nước nổi, gây lãng phí tài nguyên và lao động. Hiệu quả về môi trường rất to lớn giảm ô nhiễm do sử dụng ít hóa chất. Hạn chế thuốc trừ sâu. Góp phần bảo vệ đất, giữ nước. Lợi ích xã hội: Hỗ trợ lẫn nhau giữa người nông dân, tăng thu nhập, giảm nghèo. Khả năng mở rộng mô hình: đây là mô hình tương đối hiệu quả có thể áp dụng cho các huyện vùng đồng bằng Sông Cửu Long có các điều kiện tự nhiên và kinh tề xã hội tương tự như huyện Tam Nông, Thanh Bình 6.3.2 Các vấn đề về môi trường và kinh tế Tiềm năng đất còn chưa khai thác hết, chưa hợp lý. Trình độ dân trí chưa cao, canh tác còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, lạc hậu, sử dụng nhiều hóa chất và thuốc trừ sâu làm cho đất dễ bị suy thoái. Yếu tố thời tiết biến đổi tương đối lớn thường xảy ra ngập lụt. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đời sống nhân dân trong huyện còn thấp so với các vùng khác và chưa ổn định. Hệ thống trung tâm chuyển giao và khoa học dịch vụ chưa phát triển. Gia tăng dân số còn cao. 6.3.3 Các giải pháp đề xuất 6.3.3.1. Giải pháp tuyên truyền - Lồng ghép chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường trong đê bao và xây dựng mô hình sản xuất Kinh Tế Sinh Thái, triển khai các văn bản pháp luật về đến từng nơi quản lý ở các cấp phường, xã, cơ sở sản xuất, tổ dân tự quản để người dân có hiểu và làm theo chủ trương của huyện. Gắn liền công việc này vào nội dung phát triển nông thôn để mỗi người dân hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của mình để có định hướng cụ thể rõ ràng trong việc phát triển mô hình sản xuất cho chính mình. Đưa ra các chương trình này đến từng hộ nông dân và giới thiệu rõ ràng. Nâng cao ý thức cho người dân về vấn đề môi trường và sản xuất theo hướng bền vững. - Công tác tuyên truyền giáo dục phát động nông dân cần phải làm thường xuyên liên tục, tránh làm theo phong trào, gây lãng phí của công. - Cần chú trọng việc biên soạn các tài liệu phục vụ việc nâng cao nhận thức cho các nông hộ phối hợp tìm sự trợ giúp của các phương tiện thông tin đại chúng, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhóm tình nguyện, vận động quần chúng tham gia bảo vệ môi trường và sản xuất theo hướng bền vững. 6.3.3.2 Tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn kỹ thuật sản xuất và môi trường - Hoạt động xây dựng mô hình Kinh Tế Sinh Thái sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế – xã hội. Cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ chuyên môn về kỹ thuật canh tác, chuyên gia môi trường. Ứng dụng những thành tựu đã được nghiên cứu vào những lĩnh vực thích hợp. - Đưa ra các đề tài tốt nghiệp cho các sinh viên trong chuyên ngành thực hiện đđể có cơ hội tiếp cận với môi trường, với thực tế nhằm phục vụ tốt công việc của họ sau này. - Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nhận thức về việc xây dựng mô hình sản xuất bền vững cho các nhà quản lý nông nghiệp trong huyện. - Đối với các vùng sản xuất trọng điểm của huyện tập trung cần có một lực lượng nòng cốt được đào tạo về có kiến thức về sản xuất và môi trường do huyện chỉ định để phối hợp một cách kịp thời với bà con nông dân. - Tuyên truyền đến tất cả các hộ nông dân trong huyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp địa phương để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, ổn định, lâu dài. - Cán bộ khoa học và nông dân kết hợp tìm ra những giống lúa thích hợp gieo trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất. - Lựa chọn giống cây trồng vật nuôi như tôm thích nghi, có khả năng chống chịu dịch bệnh cao. 6.3.3.3. Giải pháp giảm thiểu tình trạng sản xuất không theo hướng bền vững Giải pháp giảm thiểu tình trạng sản xuất không theo hướng bền vững là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng mô hình sản xuất hiện nay. Nếu thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giảm bớt một phần kinh phí đáng kể do phải phá bỏ các mô hình sản xuất cũ và xây dựng các mô hình sản xuất mới và tránh được các rủi ro cho môi trường do hình sản xuất không phù hợp mang lại đồng thời tránh được những thiệt hại to lớn về đầu tư và kinh tế. Vì vậy một số giải pháp được đề xuất để thực hiện các đề án sau : Việc sử dụng các loại hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cần được thay thế bằng các biện pháp sinh học. Sử dụng những phương pháp sản xuất sạch để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do hoá chất mang lại. Nghiêm cấm tình trạng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục không được sử dụng của nhà nước. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nông sản bằng cách yêu cầu các hộ nông nông dân phải sử dụng các loại thuốc cho phép và tuân thủ đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Tránh tình trạng làm ô nhiễm môi trường phải có những nghiên cứu đánh giá tác động về môi trường và các đề xuất cụ thể trước khi xây dựng mô hình sản xuất. Các khu vực thực hiện các mô hình sản xuất cần phải có những cam kết và thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về môi trường. Sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Khi xây dựng, hình thành và phát triển mô hình sản xuất phải đảm bảo tính ổn định và bền vững. Phát triển các mô hình thì phải tính toán đến việc gây ô nhiễm môi trường về đất, nước, không khí. Hàng năm đánh giá môi trường tại các mô hình sản xuất tìm ra hướng khắc phục đối với mô hình gây ô nhiễm nhiều. Đề ra những giải pháp có tính khả thi để giúp người dân chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp. Thường xuyên thực hiện công tác gia cố bảo vệ đê bao, khai thông dòng chảy ở những kênh rạch, khu thị trấn, thị tứ để hạn chế tình đê bao bị yếu và phát hiện kịp thời những đê bao có nguy cơ bị vỡ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp phù hợp với địa phương cho các loại hình sản xuất công nghiệp . Tăng cường phối hợp giữa hộ nông dân và các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận đôi bên trong việc thực hiện các mô hình Kinh tế Sinh Thái Bền Vững. Các cơ quan, chính quyền các cấp phối hợp đồng bộ và chặt chẽ, thực hiện những biện pháp hữu hiệu thực hiện tốt các mô hình sản xuất. Khuyến khích sử dụng chế phẩm bảo vệ môi trường, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, trong sản xuất. Quản lý, giám sát môi trường sản xuất một cách nghiệm ngặt. 6.3.3.4. Giải pháp về hành chính Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tình hình sản xuất, bảo vệ môi trường, yêu cầu các các nông hộ hoặc hợp tác xã khi tham gia mô hình sản xuất thực hiện nghiêm túc để tăng cường lợi nhuận giảm chi phí, bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện những biện pháp chế tài và xử phạt nghiêm đối với những Hợp Tác Xã, nông hộ gây ô nhiễm môi trường và sản xuất không hiệu quả. Phân cấp trách nhiệm và có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc tăng cường các họat động bảo vệ đê bao và xây dựng thành công mô hình hệ Kinh Tế Sinh Thái. 6.3.3.5 Giải pháp về cơ chế chính sách Các ngân hàng hỗ trợ vốn, giới thiệu các kênh tín dụng dài hạn không lãi cho các Hợp tác xã và hộ nông dân có nguyện vọng áp dụng, đầu tư triển trong việc xây dựng hay chuyển đổi các mô hình sản xuất với lãi suất ưu đãi. Quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất đối với tất cả các đối tượng sử dụng đất. Dành kinh phí bảo vệ đê bao thoả đáng đồng thời có chính sách phù hợp nhằm động viên mọi nguồn lực đầu tư cho lĩnh bảo vệ và xây dựng kiên cố đê bao. Xây dựng các hướng dẫn xử lý tình trạng cấp bách của đê bao. 6.3.3.6 Giải pháp về kinh phí Hàng năm, từng Hợp Tác Xã và hộ nông dân, cơ sở căn cứ vào thực trạng tình hình kinh tế và vấn đề ô nhiễm của mình để đưa ra những giải pháp hợp lý về sản xuất và bảo vệ môi trường. UBND phường xã, các Hợp Tác Xã chủ động tự sắp xếp nguồn vốn đã được cân đối trong kế hoạch ngân sách của địa phương hàng năm, vốn của Hợp Tác Xã và huy động các nguồn vốn khác do địa phương quản lý bảo vệ đê bao và xây dựng mô hình phù hợp. Bên cạnh đó, cần huy động vốn từ các nguồn khác như : vốn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, Hướng huy động vốn cần thực hiện là : Đưa ra các mô hình sản xuất thu hút sự quan tâm đầu tư của nhiều nhà kinh tế. Nhà nước hỗ trợ bằng cách cho vay lãi suất ưu đãi, giới thiệu mô hình, tư vấn và hướng dẫn về kỹ thuật để hộ nông dân có thể tự đầu tư kinh phí xây dựng mô hình cho sản xuất cho mình. CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của nền phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của huyện cũng như sự phát triển của đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, lâu dài. Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụng những tài nguyên sẵn có từng bước xây dựng mô hình sản xuất phù hợp theo định hướng hướng tương lai. Nghiên cứu đánh giá các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự dựa trên tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với xu hướng chung của đồng bằng sông Cửu Long trong công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững như hiện nay. Nếu các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự được thực hiện mang lại lợi ích kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề về môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư thúc nền kinh tế của huyện, bảo vệ sức khỏe của dân cư, cải thiện cuộc sống cộng đồng và giáo dục được quan tâm. Vì vậy, cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn và những vấn đề về môi trường sẽ được giải quyết một cách triệt để. Khó khăn hiện nay là việc xây dựng đê bao mới thực hiện một cách nhanh chóng trong những thập niên trở lại nay, lợi ích đê bao mang lại trước mắt rất cụ thể còn những nguy cơ tiềm tàng phá huỷ môi trường chưa được bộc lô rõ, nếu có cũng bị xem nhẹ. Chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác động của đê bao đối với môi trường. Đây còn là một vấn đề đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học. Mặc khác, huyện chưa có quy hoạch rõ ràng về vấn đề đê bao. Do vậy, nhân dân tự do xây dựng là chính. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các cấp và các ban nghành trong việc xây dựng và quản lý đê bao. Người dân còn thiếu ý thức và thiếu kiến thức môi trường. Không những thế, trong khi lực lượng quản lý còn rất mỏng thì vẫn chưa huy động được các nguồn lực khác cùng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường, dẫn đến chất lượng môi trường trong đê bao ngày càng giảm sút, ảnh hưởng đến phát triển bền vững. 7.2. KIẾN NGHỊ Viễn cảnh, xây dựng huyện Hồng Ngự trở thành nơi góp phần lớn cung cấp lương thực thực phẩm cho tỉnh Đồng Thápï, là trung tâm kinh tế phát triển, là vùng biên giới trọng điểm, nông nghiệp phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, cần tìm ra mô hình sản xuất cụ thể phù hợp với tình trạng đất của huyện nằm trong vùng đê bao là nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay của huyện, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kiến nghị với các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan: Sở Tài Nguyên và Môi Trường nên lập các các kế hoạch, để có những nghiên cứu về đê bao để đề ra những định hướng phát triển cho huyện. Dự báo những nguy cơ về ngập lụt, vỡ đê. Sở Giáo Dục kết hợp với các ban nghành tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu rõ lợi ích cũng như hạn chế của đê bao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nên nắm bắt những thời cơ trong việc hợp tác quốc tế, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho phép giúp nông dân trong chuyển đổi mô hình sản xuất. Các nghành liên quan tạo điều kiện để các hộ nông dân và hợp tác xã thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật về quyền đất đai, chuyển đổi mục đích đất sữ dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với phương hướng phát triển của huyện. Hợp tác xã, nông dân cần được hỗ trợ khuyến khích mở rộng các nghành nghề chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tỉnh, huyện cần mở rộng hơn nữa trong chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Cụ thể như mô hình lúa - tôm cần được nhân rộng. Giống lúa, tôm, công nghệ chuyển giao trước sau đó thu hoạch trả dần giúp người nông dân mạnh dạn tham gia. Kiến nghị với các ban ngành huyện:. Huyện cần thực hiện nghiên cứu kỹ hơn về mô hình sản xuất trong từng đê bao của các xã. Cần huy động các nguồn kinh phí từ xã hội đóng góp cho việc thực thi bảo vệ tốt đê bao. Cần giám sát các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến đê bao để kịp thời xử lý và báo cáo cho các cấp lãnh đạo để biện pháp xử lý và hạn chế các sự cố. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các mô hình sản xuất trong đê bao đã được nhà nước ưu tiên đầu tư, tránh hiện tượng thất thoát, xây dựng mô hình bất hợp lý gây lãng phí của công. Cần có chủ trương thống nhất từ Trung Ương đến địa phương trong các dự án xây dựng các mô hình sản xuất trong đê bao tránh trường hợp đưa ra những mô hình không được sự đồng ý của người dân. Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ trong công tác bảo vệ và xây dựng đê bao cũng như cán bộ am hiểu về kỹ thuật của các mô hình sản xuất để việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được tiến hành một cách nhanh chóng và thuận lợi để phát triển thành công các mô hình sản xuất trong đê bao.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6 Luanvan tot nghiep.doc
  • doc1-BIA.doc
  • doc2 nhiemvu_lvan.doc
  • doc3-NHAN XET GVHD.doc
  • doc4LICMN~1.DOC
  • doc5 muc luc va bang.doc
  • doc5 TO HONG.doc
  • doc7 TL tham khao.doc
  • doc8 phu luc ban do.doc
Tài liệu liên quan