Luận văn Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các loại chất thải rắn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm tại thị xã Cao Lãnh. Hiện nay, tại thị xã lượng chất thải rắn được thu gom khoảng 35% chất thải rắn phát sinh (22tấn/ngày), còn lại được thải bỏ tuỳ tiện ra môi trường. Các loại chất thải rắn chưa được phân loại cũng như kiểm soát một cách chặt chẽ mà hậu quả tất yếu là sẽ xảy ra nhiều sự cố môi trường tác động xấu đến con người từ nguồn thải này. Các biện pháp khả thi để xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh được đề xuất bao gồm : chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân rác, thu hồi điện năng và đốt rác. Trong đó, qua tiến hành so sánh hiệu quả cũng như khả năng áp dụng của 4 phương pháp trên, bước đầu nên triển khai thực hiện phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh cho chất thải rắn tại thị xã.

doc72 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không cần pha trông phụ gia, hiện nay rất ít các phế liệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom và phân loại khá cao. Các sản phẩm từ nhựa PVC tái chế bao gồm bao bì hàng tiêu dùng, màn cửa, tấm lót xe tải, thảm trải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọ hoa, đồ chơi trẻ em, ống nước, LDPE: các loại bao bì này được phân loại bằng tay, tách các tạp chất bẩn và tái chế. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là mực in trên bao bì cũ không tương thích với màu của các hạt nhựa tái chế. Do đó giải pháp thích hợp là dùng nhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm có màu sậm. PP: thường được dùng để sản xuất pin ôtô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của một chai lọ và một phần nhỏ để sản xuất bao bì thực phẩm. Nhãn và nắp chai PP thường được tái chế cùng với các sản phẩm từ nhực PE. Phần lớn PP được dùng để chế tạo các đồ dùng để ngoài trời. Các nhà máy sản xuất pin cũng thu hồi PP để sản xuất pin mới. PS: các sản phẩm của PS bao gồm bao bì thực phẩm, đĩa, khay đựng thịt, ly uống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp, PS tái chế được dùng để sản xuất văn phòng phẩm, khay thức ăn, chất cách điện và đồ chơi. Các loại nhựa khác: các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế thành loại hạt nhựa dùng để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắt khe về đặc tính nhựa sử dụng như bàn ghế ngoài sân, Vì không cần phân loại riêng phế liệu nhựa nên các nhà sản xuất dễ dàng thu mua được loại phế liệu này với chi phí thấp. Tuy nhiên, phế liệu PETE phải được tách riêng hỗn hợp nhựa này vì chúng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các loại nhựa khác. d. Thủy tinh Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0 - 0,4%; trong đó, chủ yếu là mảnh chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như đã được bán cho những người thu mua phế liệu. Lợi ích của việc thu hồi và tái chế thủy tinh bao gồm: tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm diện tích bãi chôn lấp. Ngoài ra, thủy tinh còn là nguồn nguyên liệu sạch để làm compost (nguồn: Giáo trình học môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt TS. Nguyễn Trung Việt) và là thành phần làm tăng chất lượng nhiên liệu sản xuất từ chất thải. Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các laọi chai thủy tinh mới, một phần nhỏ dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh, vật liệu lót đường và vật liệu xây dựng nhu: gạch, đá lót sàn nhà, đá ốp tường, bê tông nhẹ. Các nhà máy chế biến sợi thủy tinh cũng sử dụng một phần miểng chai trong quy trình chế biến nhưng do yêu cầu chất lượng nguyên liệu khắt khe hơn nên hầu hết miểng chai sử dụng được thu mua từ các cơ sở thủy tinh khác. Các loại phế liệu thủy tinh lhông thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lót đường và các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lót đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cổ điển. e. Sắt và thép Sắt, thép thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Các lon thiếc hoặc bao bì thép được phân loại riêng, ép và đóng thành kiện trước khi chuyển đến các cơ sở tái chế. Các lon, vỏ hộp này trước hết được cắt vụn để tạo điều kiện cho quá trình tách thực phẩm thừa và giấy nhãn bằng quá trình hút chân không. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi làm sạch các tạp chất nói trên được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân tạo thành thiếc dạng thỏi. Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thép vì quá trình gia nhiệt làm cho một phần thiếc được khuếch tán vào trong thép và làm cho thép mới không tinh khiết. f. Kim loại màu Kim loại màu chiếm 0 - 0,1% trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình. Những phế liệu kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng cụ máy móc, từ chất thải xây dựng (dây đồng, máng nước, cửa, ). Hầu như phế liệu kim loại màu đều được tái chế nếu chúng được phân loại và tách các tạp chất khác như: nhựa, cao su, vải, g. Cao su Sao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện để giảm thể tích trước khi chuyển đến cơ sở tái chế. h. Pin gia dụng Hầu hết người tiêu dùng đều không nhận thức được rằng pin gia dụng là một nguồn chất thải độc hại. Việc tái chế pin gia dụng rất khó vì hầu như có rất ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế pin gia dụng. Thêm vào đó, pin tiểu (đặc biệt là loại đồng hồ đeo tay, pin viết chỉ bảng, ) rất khó phân loại vá có thể gây độc do hơi thụy ngân. Các loại pin kiềm và pin carbon - kẽm không tái chế được vá vì có chức thủy ngân nên chúng phải được thải bỏ theo quy định đối với chất thải nguy hại. Chỉ có pin Ni-Cd hoặc pin oxyt thủy ngân và oxyt bạc mới có thể tái chế được. i. Rác thực phẩm Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất compost và khí methane. Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, rác thực phẩm luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp sẽ giảm đáng kể. Hầu hết các hệ thống sản xuất compost đều bắt nguồn từ việc phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp và tách các thành phấn tạp chất khác (nếu cần). Sản phẩm của quá trình composting thường dùng làm chất cải tạo đất. Tuy nhiên, do quá trình phân loai không triệt để, trong thành phần rác thực phẩm làm phân compost thường lẫn thủy tinh và nylon làm sản phẩm kém giá trị. Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện không kiểm soát chặt chẽ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hay trong điều kiện kiển soát của các thiết bị kỵ khí. Khí methane được ưa chuộng vì là loại nguyên liệu sạch và có thể lưu trữ được. Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể dùng để sản xuất compost hoặc vật liệu che phủ bãi chôn lấp. : HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH. 4.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN 4.1.1 Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh có thể được tóm tắt như sau: Rác sinh hoạt : phát sinh từ các hộ gia đình, các khu thương mại, trường học. Ngoài ra, còn bao gồm thêm rác thải sinh hoạt từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ kinh doanh, các cơ sở y tế Thành phần rác thải này bao gồm : thực phẩm, giấy bìa cáctông, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, các kim loại, đồ điện tử gia dụng, tro, vỏ xe,. Ngoài ra, còn có thể chứa một số chất thải nguy hại. Rác đường phố : Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này phát sinh do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả ra. Thành phần của loại rác thải này bao gồm: cành cây lá cây, giấy vụn, bao nilon, thực phẩm, xác động vật. Rác thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp (không bao gồm rác thải nguy hại) : Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp . Thành phần của loại rác thải này bao gồm : vật liệu phế thải không độc hại và chất thải độc hại, phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Đối với loại rác thải này thì cần được thu gom riêng, phần rác thải độc hại phải được thu gom và xử lý riêng. Bùn tự hoại từ các nhà vệ sinh cá thể và công cộng. 4.1.2 Khối lượng và thành phần Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Cao Lãnh có thể tóm tắt như sau : Các hộ dân trong khu vực nội ô : Rác hữu cơ : 61% Rác có thể tái chế : + Giấy, bìa : 9,3% + Nhựa, thuỷ tinh, kim loại : 17,2% Rác không tái chế (đá, sỏi ) : 2,7% Tạp chất khác : 9,8% Rác hữu cơ 61% Giấy, bìa 9.30% Nhựa, thủy tinh, kim loại 17.20% Rác không tái chế 2.70% Tạp chất khác 9.80% Đồ thị 4.1: Thành phần chất thải rắn của các hộ dân trong khu vực nội ô Rác chợ: Rác hữu có : 81,5% Giấy, bìa : 5,1% Nhựa, thuỷ tinh, kim loại : 8,3% Đá, cát : 2,4% Tạp chất : 2,7% Đồ thị 4.2:Thành phần chất thải rắn của các hộ dân trong khu vực ngoại ô 4.1.3 Hệ thống thu gom chất thải rắn Chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh hiện nay do Xí nghiệp Cấp thóat nước và Môi trường đô thị số 2 trực thuộc Công ty Cấp thoát nước và Môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp thu gom. Tổng khối lượng rác được thu gom hàng ngày vào khỏang 22 tấn/ ngày (khỏang 35% lựơng rác phát sinh); trong đó rác chợ chiếm khỏang 10 tấn/ ngày. 4.1.4 Trung chuyển và vận chuyển Quá trình thu gom và vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Lãnh được thể hiện như sau: Nguồn phát sinh Xe đẩy tay thùng đựng rác cố định Điểm hẹn (thùng rác 240 lít) Xe ép rác Bãi rác Sơ đồ 4.1: sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Lãnh Thời gian thu gom và vận chuyển rác hằng ngày từ 17 giờ đến 23 giờ. Hiện nay, xí nghiệp cấp thoát nước và môi trường đô thị số 2 được trang bị 4 xe ép rác loại 4,5 tấn (trong đó có 2 xe cũ) và 2 xe ép rác loại 2,5 tấn đã xuống cấp. Với lượng rác thu gom được như hiện nay thì số lượng xe ép rác này đảm bảo được yêu cầu. Tuy nhiên, khi phát triển mạng lưới thu gom thì số lượng xe ép rác cần được nâng cấp và bổ sung mới có thể vận chuyển hết khối lượng rác phát sinh. Trên lề đường phố tại thị xã hiện nay cũng đã cho lắp các thùng chứa rác cố định và việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong địa bàn hàng ngày về cơ bản đã giữ được đường phố không bị ô nhiễm do rác thải và không để tồn đọng rác trong khu vực nội ô thị xã qua ngày. 4.1.5 Phương pháp xử lý Chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh sau khi thu gom sẽ được đưa về bãi rác có diện tích khoảng 18. 000m2 nằm ở xã Mỹ Trà, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh khoảng 2,5km. Đây là bãi rác lộ thiên và không được quy hoạch thiết kế hợp vệ sinh ngay từ đầu. Ngoài ra, bãi rác lộ thiên này cũng không có bờ đê bao quanh đủ cao để ngăn nước chảy tràn qua vào vào mùa lũ dẫn đến hiện tượng rác theo dòng nước lũ tràn ra ngoài sông rạch, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trầm trọng. Rác thải đưa tới bãi rác được một số người sống bằng nghề nhặt rác phân loại, tận thu những sản phẩm bán được và đem đốt. Do đó, một khối lượng rất lớn nước riû rác chưa được xử lý đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh khu vực bãi rác. 4.2 DỰ BÁO VỀ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 Lượng chất thải rắn ngày càng thay đổi cả về khới lượng lẫn thành phần vàviệc dự báo về sự thay đổi đó rất cần thiết cho việc định hướng những kế họach phù hợp phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn trong giai đoạn hiện tại và cả trong tương lai. 4.2.1 Cơ sở dự báo Dân số ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự dự báo về khối lượng chất thải rắn phát sinh. Bên cạnh đó, ngoài số dân có đăng ký chính thức cũng cần lưu ý đến số dân không đăng ký và lượng khách vãng lai. Ngoài ra, việc dự đoán khối lượng chất thải rắn được thải ra cũng phụ thuộc vào mức thu nhập của dân cư đô thị đo và yếu tố kinh tế có tác động đến hệ số phát thải. Nói chung, tốc độ rác thải sinh hoạt tính theo đầu người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như mức sống, mức đô thị hóa, công nghiệp hóa, tập quán sinh hoạt của người dân Có thể thấy rằng, sự thay đổi của chất thải rắn tùy thuộc vào từng thời điểm nhất định. Khi có sự bùng nổ về tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo tốc độ gia tăng chất thải rắn nhanh nhất. Đến một thời điểm mà tại đó kinh tế đạt được sự phát triển nhất định thì mức độ gia tăng chất thải rắn thải bắt đầu chậm dần và khi nền văn minh đạt đến mức cao nhất thì tốc độ chất thải rắn được sản sinh ra có thể giảm xuống do xu hướng tăng nhu cầu sử dụng về chất cao hơn là về lượng của người dân. Bảng 4.1 :Lượng rác khu nội ô thị xã Cao Lãnh được thu gom. NĂM Dân số Hệ số phát thải Lượng rác thải Mức độ thu gom Lượng rác thu gom Lượng rác thu gom người kg/ng,ng tấn/ng tấn/ng tấn/năm 2005 95.000 0,7 66,50 0,7 46,55 16.991 2006 99.551 0,71 70,68 0,72 50,89 18.575 2007 104.319 0,72 75,11 0,74 55,58 20.287 2008 109.316 0,74 80,89 0,76 61,48 22.440 2009 114.552 0,77 88,21 0,78 68,80 25.112 2010 120.000 0,85 102,00 0,85 86,70 31.646 2011 124.440 0,86 107,02 0,86 92,04 33.593 2012 129.044 0,87 112,27 0,87 97,67 35.651 2013 133.819 0,88 117,76 0,88 103,63 37.825 2014 138.770 0,89 123,51 0,89 109,92 40.121 2015 143.905 0,9 129,51 0,90 116,56 42.545 2016 149.229 0,91 135,80 0,90 122,22 44.610 2017 154.751 0,92 142,37 0,90 128,13 46.769 2018 160.476 0,93 149,24 0,90 134,32 49.026 2019 166.414 0,94 156,43 0,90 140,79 51.387 2020 172.000 0,95 163,40 0,90 147,06 53.677 Đồ thị 4.3 : mối quan hệ giữa lượng chất thải rắn phát sinh và lượng thu gom tại khu vực nội ô thị xã Cao Lãnh. Theo đồ thị ta thấy lượng chất thải rắn phát sinh trong nội ô thị xã Cao Lãnh ngày một tăng (66,5 tấn/ ngày vào năm 2005 lên đến 163,4 tấn/ngày năm 2020) đồng thời lượng chất thải rắn được thu gom cung tăng theo ( mức độ thu gom từ 0,7 vào năm 2005 tăng lên 0,9 vào năm 2015 trở về sau) nhưng vẫn không hoàn toàn thu gom hết được lượng chất thải rắn phát sinh. Bảng 4.2 :lượng rác khu ngoại ô thị xã Cao Lãnh được thu gom. NĂM Dân số Hệ số phát thải Lượng rác thải Mức độ thu gom Lượng rác thu gom Lượng rác thu gom người kg/ng,ng tấn/ng tấn/ng tấn/năm 2005 75.000 0,45 33,75 0,5 16,88 6.159 2006 71.625 0,47 33,66 0,51 17,17 6.267 2007 68.402 0,49 33,52 0,52 17,43 6.362 2008 65.324 0,51 33,32 0,53 17,66 6.445 2009 62.384 0,53 33,06 0,54 17,85 6.517 2010 60.000 0,55 33,00 0,55 18,15 6.625 2011 59.760 0,57 34,06 0,60 20,44 7.460 2012 59.521 0,59 35,12 0,60 21,07 7.691 2013 59.283 0,61 36,16 0,60 21,70 7.920 2014 59.046 0,63 37,20 0,60 22,32 8.147 2015 58.810 0,65 38,23 0,60 22,94 8.372 2016 58.574 0,66 38,66 0,65 25,13 9.172 2017 58.340 0,67 39,09 0,65 25,41 9.274 2018 58.107 0,68 39,51 0,65 25,68 9.374 2019 57.874 0,69 39,93 0,65 25,96 9.474 2020 58.000 0,7 40,60 0,65 26,39 9.632 Đồ thi 4.4 : mối quan hệ giữa lượng chất thải rắn phát sinh và lượng thu gom tại khu vực ngoại ô thị xã Cao Lãnh. Có thể nhận thấy rằng lượng chất thải rắn phát sinh tại khu vực ngoại ô không tăng theo từng năm như khu vực nội ô và tỷ lệ thu gom chất thải rắn cũng không cao ( chỉ khoảng 0,6%). Nhìn chung, tuy tỷ lệ thu gom không cao nhưng mức độ thu gom vẫn tăng đều theo từng năm (0,5 vào năm 2005 và đến năm 2020 là 0,65%). Hiện nay, Xí nghiệp Cấp thóat nước và Môi trường đô thị số 2 có 33 công nhân làm công vịêc thu gom chất tảhi rắn từ các nguồn phát sinh cũng như trên đường phố. Phương tiện thu gom hiện nay chủ yếu gồm các xe đẩy tay 3 bánh, xẻng, và các dụng cụ lao động. Chất thải rắn từ các hộ dân được công nhân của Xí nghiệp Cấp thóat nước thu gom vào các thùng chứa rác lọai 24 lít – các thùng này được bố trí tại các đường lộ và trong các hẻm. Sau đó, rác sẽ được xe ép rác vận chuyển về bãi chứa. Đối với chất thải rắn công nghiệp: hịên nay họat động công nghiệp trên địa bàn thị xã Cao Lãnh chủ yếu là công nghiệp chế biến với quy mô nhỏ, lẻ; các khu công nghiệp tập trung vẫn đang ở giai đọan xây dựng, lựợng chất thải rắn thải ra không lớn (khoảng 4,1 tấn/ngày)nên được thu gom và xử lý chung với chất thải rắn sinh họat trên địa bàn. Theo quy hoạch chung của Thị xã đến năm 2020 thì diện tích đất dự trù cho các khu công nghiệp vào khoảng 330 ha, khi đó cần phải có dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phù hợp, riêng biệt cho các loại rác thải công nghiệp phát sinh hằng ngày do khi đóa lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh dự kiến khoảng 18,9 tấn/ngày. Về chất thải rắn y tế: hiện nay, rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp hàng ngày được tiêu hủy bằng lò đốt rác y tế đặt ngay trong khuôn viên của bệnh viện. Mặt khác, một khối lượng không nhỏ rác thải y tế được thải ra từ các phòng khám tư nhân vẫn không được thu gom và xử lý hợp lý mà lại được trộn lẫn với rác thải sinh hoạt, đây cũng chính là vấn đề cần phải giải quyết triệt để trong tương lai. 4.3 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã có thể tóm tắt như sau: 4.3.1 Hành chính Thiếu các văn bản chỉ dạo, hướng dẫn cụ thể nhằm từng bước thực hiện theo kế họach đã đề ra. Hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện theo những hướng dẫn chung, cơ bản của Trung ương chứ thật sự chưa có cơ chế và chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn trong thời gian vừa qua chưa được đẩy mạnh, chủ yếu vẫn là thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng do thiếu các công cụ kinh tế hiệu quả. Quy định về mức thu phí thu gom chất thải rắn chưa được tính tóan sát thực tế, mang tính bình quân. 4.3.2 Kinh tế Việc đầu tư trong công tác thu gom và xử lýchất thải rắn hiện nay vẫn dang bị bỏ ngõ. Phí thu gom rác từ các hộ dân không đủ để sửa chữa và mua sắm thêm các trang thiết bị thu gom rác. Tại thị xã vẫn chưa có hình thức tuyên truyền phù hợp để việc triển khai các đề án môi trường đi vào cuộc sống cũng như thu hút sự đầu tư của các tổ chức, cá nhânnhằm thực hiện xã hội hóa công tác thu gom và xử lý chất thải rắn. Các nguồn vốn đầu tư chưa chú trọng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường. Ngòai ra, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất chưa chú ý đầu tư vốn để thay đổi thiết bị công nghệ và các công trình xử lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm chưa bị xử phạt do thiếu những biện pháp hữu hiệu và công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn không kiên quyết. 4.3.3 Kỹ thuật Việc thực hiện phân lọai rác tại nguồn hầu như chưa được quan tâm và sẽ gây khó khăn cũng như làm giảm hiệu quả cho công tác xử lý, tái sinh, tái chế , vận chuyển chất thải rắn Hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn tại thị xã hiện nay còn quá sơ sài và không đảm bảo cho việc thu gom tòan bộ lựong rác thải phát sinh. Rác y tế ở các phòng khám tư nhân chưa được thu gom riêng mà hiện nay vẫn thu gom và chôn lấp chung với chất thải rắn sinh họat. Dân số gia tăng, mức sống được nâng cao và do tập quán sinh họat của người dân thay đổi cũng góp phần không nhỏ làm lựơng chất thải rắn thải ra môi trường ngày càng lớn. Bãi chứa rác hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về vệ sinh môi trường do nước rỉ rác, mùi , khí thải và côn trùng ( ruồi, nhặng)Trong tương lai nếu không có những biện pháp khắc phục hợp lý thì chính những nơi chứa rác hiện hữu sẽ trở thành nguồn phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm. Việc quy họach các bãi rác tập trung còn quá chú trọng đến địa giới hành chính. Chưa kết hợp nhiều biện pháp công nghệ xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 4.3.4 Giáo dục Hiện tượng vứt rác bừa bãi và không chịu đóng tiền thu gom chất thải rắn theo quy định vẫn còn xảy ra. Tuy là thị xã nhưng hiện nay vẫn còn lung túng trong công tác bố trí nguồn nhân lực cũng như phân công trách nhiệm trong việc giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các đề án dẫn đến hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường không cao. Những hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa được phản ánh kịp thời, những điển hình tốt trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn cũng chưa được biểu dương trên các phương tiện thông tin đại chúng để làm gương cho mọi người. Sự tồn tại của những vấn đề trên là do: Kinh phí dùng để đầu tư cho công tác thu gom và xử lý còn thấp và không tập trung. Mặt khác, chi phí cho xử lý ô nhiễm khá tốn kém nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất dẫn đến việc các chủ doanh nghiệp không đủ khả năng trang bị các thiết bị hoặc công nghệ xử lý chất thải rắn, mà nếu có cũng chỉ mang tính hình thức để đối phó khi có thanh tra. Một phần cũng do các cơ quan quản lý tại thị xã Cao Lãnh không thể bắt các chủ doanh nghịêp phải ngưng sản xuất khi không có đầy đủ thiết bị hoặc công nghệ xử lý do điều kiện kinh tế hiện nay của thị xã. Điều kiện tự nhiên của thị xã cũng góp phần gây khó khăn cho việc xử lý chất thải rắn nói riêng và xử lý ô nhiễm môi trường nói chung. Cũng không thể không nói đến một nguyên nhân khác là do ý thức về bảo vệ môi trường còn thấp. Các công tác bảo vệ môi trường chỉ mới được phổ biến đến người dân thông qua hình thức tuyên truyền chứ chưa thật sự đi vào thực tế, thành những hành động cụ thể. Bên cạnh đó còn có một số cụm, tuyến dân cư đã bố trí người dân vào ở nhưng lại không có đủ diện tích đất để xây dựng bãi chôn lấp rác hoặc chưa thể xây dựng được bãi chứa rác dẫn đến khó khăn trong việc thu gom và xử lý nguồn ô nhiễm. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành và nhìn chung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề chất thải rắn cho các chủ doanh nghịệp, các cơ sở sản xuất vẫn còn bị hạn chế. Chương 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Thông qua việc nghiên cứu về chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh, một số giải pháp sau được đề xuất: 5.1 GIẢI PHÁP HÀNH CHÍNH Tuyệt đối không cấp phép hoặc đưa vào xây dựng các dự án không đảm bảo về việc kiểm sóat lượng chất thải rắn thải ra trong quá trình sản xuất hay vận hành. Yêu cầu các chủ dự án và chủ cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện nghiêm túc các thủ tục về môi trường theo quy định hiện hành của pháp luật. Phân cấp trách nhiệm rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, ngành trong hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng trong giai đọan sắp tới. Cơ quan quản lý cần ban hành các quyết định về tổ chức cũng như hình thức thu gom, xử lý chất thải rắn phù hợp với tình hình thực tế của thị xã. Xây dựng hành lang pháp lý, có thể tổ chức hợp đồng hoặc đấu thầu để cho các công ty tham gia các họat động xã hội hóa thu gom và xử lý rác. Tạo điều kiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ô nhiễm môi trường mà ở đây là vấn đề thu gom, vận chuyển cũng như xử lý chất thải rắn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Trước mắt cần ban hành các quy chế về tiêu chuẩn thùng chứa rác tại các hộ gia đình, về lệ phí thu gom cho từng đối tượng. Ban hành chính sách về việc kết hợp phí thu gom rác của các doanh nghiệp vào thuế, về đào tạo nguồn nhân lực và chính sách bù lỗ cho các tổ chức cá nhân tham gia trong lĩnh vực thu gom và xử lý rác. 5.2 GIẢI PHÁP KINH TẾ Huy động các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn, khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp tham gia việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Ấn định mức thu phí rác thải (khoảng 7000 vnđ/hộ/tháng) trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh quy định và người dân có nghĩa vụ đóng đầy đủ phí thu gom chất thải rắn này. Có phương án xét miễn, giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt công tác xử lý ô nhiễm môi trường. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu xử lý chất thải rắn ( san lấp mặt bằng, nâng cấp hệ thống đường đi vào bãi rác) và chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình xử lý chất thải rắn. Cần có sự hỗ trợ của tỉnh trong việc mua sắm các trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác thải. 5.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT Tại thị xã, hiện nay nên cho tổ chức phân loại chât thải rắn tại nguồn để có thể tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực trong công tác làm giảm lượng rác thải ra môi trường và tận dụng triệt để các thành phần chất thải. Đầu tư mua sắm các trang thiết bị dùng để thu gom và vận chuyển chất thải rắn. Xây dựng quy trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn phù hợp với từng loại rác để từng bước nâng cao tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn. Đồng thời cũng nên hình thành nhiều mô hình thu gom rác tại các cụm dân cư hoặc các cơ quan trường học, xí nghiệp dể thực hiện tốt việc thu gom. Việc lựa chọn công nghệ và kỹ thuật phù hợp với tình hình thực tế tại khu vực thị xã Cao Lãnh trong thời điểm hiện nay và trong tương lai, cần phải phân tích đến nhiều khía cạnh, đặc biệt là các vấn đề về môi trường. Trong tương lai, nguồn chất thải rắn đưa đến khu xử lý bao gồm rác sinh hoạt, rác công nghiệp và bùn cặn. Để thuận lợi cho công tác xử lý, cần tách riêng các nguồn rác để xử lý từng loại riêng biệt. Có thể phân loại chất thải rắn thu gom tại thị xã thành những nhóm chính sau: Rác hữu cơ dễ phân hủy ( rác vườn, thực phẩm). Bao bì, nylon, nhựa. Kim loại, lon thiếc, nhôm. Giấy. Thủy tinh. Vật liệu dùng làm củi ( cành cây khô, gỗ, xơ dừa). Rác hữu cơ khó phân hủy và các phần còn lại. Đối với chất thải rắn thuộc nhóm 1 ta cho vào hầm ủ làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 thì để tái chế hoặc cho công nhân thu gom bán phế liệu để góp phần nâng mức thu nhập. Chất thải rắn thuộc nhóm 6 sẽ được phơi khô tại chỗ và làm vật liệu đốt cho gia đình vừa giảm chi phí lại tiết kiệm nhiên liệu đốt cho sinh họat gia đình. Chất thải rắn thuộc nhóm 7 được đưa vào bãi chứa hoặc đốt. Việc lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp ở khu vực thị xã Cao Lãnh được dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau : Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt môi trường Công nghệ phải không được phát sinh ra chất thải thứ cấp có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, tức là công nghệ xử lý rác phải đảm bảo xử lý triệt để và thoả mãn những quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra trong các quá trình làm việc : Nước rỉ rác Khí thải Mùi hôi Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác Các thành phần trơ còn lại được tách riêng khi dùng công nghệ ủ rác làm phân. Hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh các loại động vật gặm nhấm, mối, nhặng gây bệnh. Công nghệ xử lý phải đảm bảo tính khả thi về mặt kỹ thuật. Tính khả thi về mặt kỹ thuật có thể được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như sau : Công nghệ xử lý được lựa chọn phải đảm bảo tính thích hợp với diễn biến về thành phần và tính chất rác thải trong khu vực trong bất kỳ điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn nào trong khu vực xử lý. Công nghệ xử lý phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cũng như định hướng phát triển trong tương lai. Công nghệ xử lý phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị kèm theo, các cán bộ, nhân viên quản lý, vận hành phải làm chủ được công nghệ. Sản phẩm đầu ra của quá trình xử lý phải không gây tác hại tới môi trường và sức khoẻ con người. Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế : Công nghệ xử lý có chi phí đầu tư ở mức có thể chấp nhận được Chi phí vận hành không quá đắt để đảm bảo thời gian hoàn vốn chậm nhất, trong điều kiện mức phí dịch vụ thu gom xử lý rác được cộng đồng chấp nhận (khoảng 7000vnđ/hộ/tháng). Công nghệ xử lý được chọn phải đảm bảo tính khả thi về mặt xã hội Không tạo ra sức ép về tâm lý đối với dân chúng địa phương. Phải hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, tác hại đối với sức khoẻ công nhân trực tiếp vận hành hệ thống xử lý. Những yêu cầu về rác thải đầu vào không vượt quá khả năng của đại bộ phận dân cư trong khu vực. Lựa chọn công nghệ xử lý rác sinh hoạt khu vực Thị xã Cao Lãnh Các phương án về công nghệ xử lý rác sinh hoạt có khả năng áp dụng Trên cơ sở nghiên cứu các công nghệ xử lý rác đang được áp dụng hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới và đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, có 4 phương án sau đây được đề xuất để xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh: Phương án 1 : Chôn lấp rác thải ở các ô chôn lấp hợp vệ sinh. Phương án 2 : Chế biến rác thải thành phân hữu cơ và chôn lấp các phần thừa còn lại. Phương án 3 : Thu hồi điện năng từ rác thải và chôn lấp những phần thừa còn lại. Phương án 4 : Đốt rác thải và chôn lấp phần thừa còn lại. Mỗi phương án xử lý ở trên đều có những ưu khuyết điểm riêng. Các phương án này sẽ được xem xét, phân tích các ưu nhược điểm theo các khía cạnh khác nhau. Bảng 5.1 :Một số những ưu khuyết điểm chính của các phương án được đề xuất. Các phương án đề xuất Ưu điểm Nhược điểm Tính phù hợp vượt trội Chôn lấp hợp vệ sinh Chi phí đầu tư và vận hành thấp. Kỹ thuật xây dựng đơn giản, dễ thực hiện. Đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, khó kiểm soát vấn đề nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Phù hợp với những khu vực có mặt bằng đủ rộng, mực nước ngầm thấp, khả năng tài chính hạn hẹp. Chế biến phân rác Tận dụng được nguồn rác thải để sản xuất ra phân bón phục vụ nông nghiệp, tiết kiệm đất đai cho việc chôn lấp chất thải về lâu dài Đòi hỏi phải phân loại rác triệt để, chi phí đầu tư ban đầu và vận hành cao hơn phương án chôn lấp hợp vệ sinh, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Phù hợp với nguồn rác thải có nhiều thành phần hữu cơ, cho phép kết hợp xử lý cả phân hầm cầu và một số loại bùn cặn từ các hệ thống thoát nước đô thị. Thu hồi điện năng Tận dụng được nguồn chất thải rắn để sản xuất ra điện năng, phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tiết kiệm đất cho việc chôn lấp chất thải rắn về lâu dài. Chi phí đầu tư và vận hành rất cao, yêu cầu kỹ thuật cao. Phù hợp với nguồn chất thải rắn có giá trị riêng lớn. Đốt chất thải rắn Hạn chế đến mức thấp nhất các vấn đề môi trường liên quan đến nước rỉ rác, cho phép xử lý đồng thời nhiều loại chất thải rắncó nguồn gốc khác nhau, tiết kiệm đất cho việc chôn lấp chất thải rắn về lâu dài. Chi phí đầu tư và vận hành cao, phải kiểm soát chặt chẽ các khí thải có chứa dioxin. Phù hợp với việc xử lý chất thải rắn công nghiệp, y tế có nhiều thành phần nguy hại. So sánh khả năng đáp ứng của các phương án đối với một số yêu cầu như sau : Về kỹ thuật Bảng 5.2 :Khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của 4 phương án được đề xuất. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng Đốt rác 01 Tính phù hợp với các điều kiện tự nhiên tại khu vực xử lý rác 3 4 2 2 02 Khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt bằng 3 4 4 5 03 Tính phù hợp với các loại rác đưa tới khu vực xử lý 4 4 4 5 04 Tính chắc chắn về hiệu quả xử lý rác 2 4 5 5 05 Khả năng đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng 3 4 3 4 06 Khả năng đáp ứng yêu cầu về máy móc thiết bị sẵn có trong nước 4 3 1 2 07 Khả năng đáp ứng các yêu cầu trong việc thi công xây dựng công trình 3 4 1 2 08 Mức độ đòi hỏi bổ sung các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và hoá chất. 1 4 3 2 09 Tính phức tạp trong việc vận hành và quản lý 1 3 5 4 10 Yêu cầu về cán bộ có trình độ chuyên môn 2 3 5 4 11 Khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra. 2 4 4 0 12 Khả năng sẵn có các giải pháp thay thế trong tình huống bất trắc 4 3 2 2 Tổng cộng 32 44 39 37 Trong đó: 0 : Không đáp ứng yêu cầu. 1 : Mức độ rất thấp. 2 : Mức độ thấp. 3 : Mức độ trung bình. 4 : Mức độ cao. 5 : Mức độ rát cao. Qua bảng trên cho thấy về mặt kỹ thuật chọn phương pháp chế biên phân rác để xử lý chất thải rắn tại thị xã. Phương pháp này sau khi đánh giá đã tỏ ra vượt trội như đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm đầu ra, phù hợp khi xử lý các thành phần chất thải rắn, chắc chắn về hiệu quả xử lý Về mặt môi trường : Các phương pháp xử lý rác thải thường không tránh khỏi các vấn đề môi trường thứ cấp và trong một số trường hợp, các vấn đề môi trường thứ cấp nhiều khi lại nguy hiểm và nan giải hơn chính bản thân rác thải (ví dụ như nước rỉ rác, phát thải dioxin từ các lò đốt rác không đạt tiêu chuan kỹ thuật). Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, việc xử lý các chất thải thứ cấp là một yêu cầu không thể thiếu trong các công nghệ xử lý chất thải rắn. Nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay đã chú trọng đến việc phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tác động môi trường từ các chất thải thứ cấp. Nếu được đầu tư đúng mức và quản lý vận hành tốt, các chất thải thứ cấp không còn là vấn đề của công nghệ xử lý chất tảhi rắn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường của các hệ thống xử lý trong một số tình huống nhất định. Vì vậy, để làm căn cứ xét chọn công nghệ cho xử lý rác thải, các chỉ số đánh giá về mặt môi trường thường được xem xét ở tình huống xấu nhất. Bảng 5.3 : Mức độ an toàn đối với môi trường của các phương án. STT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng Đốt rác 01 Liên quan đến ô nhiễm nước mặt 2 3 4 4 02 Liên quan đến ô nhiễm nước ngầm 2 3 4 4 03 Liên quan đến phát thải chất khí ô nhiễm 4 3 2 2 04 Liên quan đến mùi hôi 3 2 4 4 05 Liên quan đến các mầm bệnh 2 3 4 4 06 Liên quan đến các hiệu ứng phụ khi sử dụng chế phẩm sinh học 2 2 0 0 07 Cặn bùn phát sinh do việc xử lý nước rác 2 3 4 4 08 Tro đáy lò đốt 0 0 2 2 09 Bụi thu hồi từ hệ thống lọc bụi khí thải (tro bay) 0 0 2 2 10 Sơ sợi còn lại sau khi ủ phân 3 3 0 0 11 Độ an toàn về cháy, nổ 2 3 3 3 Tổng cộng 22 25 29 29 Xét về mặt môi trường thì 2 phương pháp thu hồi điện năng và đốt rác an toàn hơn so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh và phương pháp chế biến phân rác. Chính vì vậy mà khi xét về lâu dài, ta nên áp dụng phương pháp thu hồi điện năng và đốt chất thải rắn để xử lý chất thải rắn tại thị xã Mức độ tác động về mặt xã hội khi tiến hành xử lý theo 4 phương án được đánh giá như ở bảng sau. Bảng 5.4: Đánh giá về mức độ tác động xã hội của 4 phương án TT Chỉ số đánh giá Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng. Đốt rác. 01 Sự phản đối của dân chúng địa phương 4 3 2 4 02 Sự ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 2 3 4 3 03 Độ an toàn đối với những người trực tiếp vận hành và quản lý công nghệ 2 2 2 3 04 Tín chấp nhận của cộng đồng về yêu cầu phân loại rác tại nguồn 3 2 3 3 Tổng cộng 11 10 11 13 Đánh giá về mức độ tác động xã hội thì phương pháp đốt chất thải rắn là ít gây tác động không tốt đối với cộng đồng. Tuy gặp sự phản đối cao của người dân địa phương nhưng bên cạnh đó phương pháp này cũng nhận được nhiều sự ủng hộ của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, an toàn nhất so với 3 phương pháp còn lại đối với nhũng người trực tiếp vận hành và quản lý công nghệ. Cả 4 phương pháp nêu trên đều có những ưu cũng như khuyết điểm riêng. Để có thể lựa chọn phương pháp nào thật sự phù hợp cho tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã hiện nay, ta cần đánh giá tổng thể cả 4 phương án xét trên cả 3 khía cạnh: kỹ thuật, môi trường và xã hội. Bảng 5.5: Đánh giá chung về các phương án được đề xuất. Chôn lấp hợp vệ sinh Chế biến phân rác Thu hồi điện năng. Đốt rác. Kỹ thuật 32 44 39 37 Môi trường 22 25 29 29 Xã hội 11 10 11 13 Tổng cộng 65 79 79 79 Kết quả thể hiện ở bảng trên cho thấy 3 phương pháp chế biến phân rác, thu hồi điện năng và đốt rác đều đáp ứng được những yêu cầu cao về kỹ thuật và môi trường. Với tình hình quản lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh như hiện nay thì trong tương lai, việc tiến hành xử lý chất thải rắn theo các phương pháp trên là hòan tòan có thể áp dụng được. Lựa chọn phương án công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt khu vực thị xã Cao Lãnh Dựa trên tình hình thực tế về hệ thống quản lý rác sinh hoạt tại các đô thị tại Việt Nam hiện nay, phương án chôn lấp hợp vệ sinh và phương án chế biến phân rác là các phương án được cân nhắc và lựa chọn. Các phương án đều có những ưu khuyết điểm riêng và việc thực hịên các phương án phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề như: vốn đầu tư, mặt bằng khu xử lý, trình độ dân trí, khả năng chi trả của người dân và trình độ quản lý của cơ quan chức năng. Phương án chôn lấp hợp vệ sinh : Chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn rác thải sinh hoạt được xem là khả thi nhất trong giai đoạn hiện nay do ít tốn kém và cũng là phương pháp phổ biến nhất hiên nay, mặt khác day là phương pháp phù hợp với mặt bằng chung của địa phương. Tuy nhiên, phương án này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn, nếu xảy ra vấn đề ô nhiễm thì phản ứng của người dân trong khu vực sẽ không thể lường trước được. Ngoài ra, quỹ đất trong khu vực cũng không cho phép mở rộng khu chôn lấp trong tương lai, việc tìm kiếm một khu vực để chôn lấp rác thải khác thay thế rất khó khăn. Diện tích đất cần thiết để chôn lấp hợp vệ sinh hoàn toàn rác thải sinh hoạt đến năm 2025 khoảng 42,58ha, trong đó có dự kiến khu xử lý chất thải công nghiệp. Sau năm 2025 cần di dời khu xử lý đi nơi khác vì khoảng cách ly vệ sinh không đạt yêu cần nếu cứ tiếp tục mở rộng các ô chôn lấp rác. Phương án chế biến phân rác : Chế biến rác thải thành phân hữu cơ và chôn lấp phần rác còn lại. Về mặt quy hoạch thì phương án này phù hợp với xu thế chung hiện nay, nếu thực hiện theo phương án này thì sẽ giảm khối lượng chất thải rắn đem đi chôn lấp, xử lý nước rỉ rác sẽ đơn giản hơn do thành phần rác chôn lấp chủ yếu là chất trơ. Tuy nhiên, để thực hiện phương án này đạt hiệu quả cao thì còn rất nhiều vấn đề cần chuẩn bị để tránh rơi vào tình trạng không kiểm soát được như một số nhà máy xử lý phân rác hiện nay : Nhà máy chế biến phân rác Hóc Môn, Nhà máy chế biến phân rác Bà Rịa Vũng Tàu và Nhà máy chế biến phân rác Lai Vung. Sự không thành công của các nhà máy chế biến phân rác có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa lường hết được diễn biến của rác thải về số lượng và thành phần, thiết bị được lựa chọn chưa hợp lý. Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Nhà máy chế biến phân rác Cầu Diễn – Hà Nội là hoạt động thành công nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng lượng rác thải ở Hà Nội hiện nay vẫn được chôn lấp hợp vệ sinh tại Sóc Sơn là chính, nhà máy chế biến phân rác Cầu Diễn chỉ phục vụ xử lý rác tại các chợ, nơi có tỷ lệ rác hữu cơ cao và rác đã được phân loại thí điểm tại một số phường trong nội thành. Sản phẩm đầu ra, sau khi được trộn một tỷ lệ N, P, K nhất định, được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (dùng để cải tạo đất). Như vậy nếu xét về kinh tế thì rất khó có thể thu được lợi nhuận từ việc chế biến rác thành phân hữu cơ theo mô hình công nghiệp. Để có thể thực hiện được phương án 2 cũng cần phải có nguồn vốn đầu tư tương đối lớn. Trong tình hình hiện nay, nguồn vốn ngân sách khó có thể đảm đương được mà phải cần tới các nguồn vốn vay ODA, vốn viện trợ không hoàn lại, Như vậy trong thời điểm hiện nay, việc lựa chọn phương án nào trong hai phương án trên là rất khó và phụ thuộc vào nhiều vấn đề như đã nêu trên. Phương ánchôn lấp hợp vệ sinh sẽ là phương án ưu tiên trong giai đoạn trước mắt. Trong những năm tiếp theo tuỳ vào tình hình chuẩn bị cho phương án chế biến phân rác để xác định thời điểm bắt đầu xây dựng phương án. Muốn thế, cần có thời gian để thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tìm kiếm nguồn vốn và rút kinh nghịêm từ các nhà máy chế biến phân rác đang hoạt động và sẽ được xây dựng (nhà máy chế biến phân rác Nam Bình Dương) để quyết định chính xác thời điểm của dự án theo phương án chế biến phân rác. Xét theo tình hình phát sinh và thu gom chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh, so sánh với TCVN 6696:2000 : Chất thải rắn – bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. Với dân số đến năm 2020 dự kiến khoảng 230.000 người và lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 70.000 tấn/năm, khi tiến hành xây dựng bãi chôn lấp nên lựa chọn bãi chôn lấp vừa với diện tích 10-30 ha. STT Quy mô bãi chôn lấp Dân số (ngàn người) Lương chất thải rắn (tấn/năm) Diện tích bãi (ha) Thời hạn sử dụng (năm) 1 Loại nhỏ 5-10 20.000 5 <10 2 Loại vừa 100-350 65.000 10-30 10-30 3 Loại lớn 350-1000 200.000 30-50 30-50 4 Loại rất lớn >1000 >200.000 >50 >50 . Lựa chọn công nghệ xử lý rác công nghiệp Bảng 5.6 : Công nghệ xử lý chất thải rắn công nghiêp. Loại chất thải Biện pháp xử lý Tái sử dụng Đốt Xử lý hoá lý Xử lý hoá rắn Chôn lấp Axit, Bazơ X Kim loại nặng X X Chất vô cơ độc hại X X Chất vô cơ không độc hại X X Dầu, dung môi X X Sơn, keo, bùn hữu cơ X X Hoá chất hữu cơ X X X Chất hữu cơ gốc sinh vật X X . Lựa chọn công nghệ xử lý rác y tế Đối với rác thải y tế cần đảm bảo tỷ lệ thu gom đạt 100% tại các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, các phòng khám tư nhânKhi thiêu hủy phải sử dụng lò đốt rác chuyên dùng và công nghệ đốt rác đảm bảo khí thải không gây ô nhiễm môi trường. Rác y tế là loại rác vô cùng độc hại, trước mắt cần kiểm soát lượng CTR của các phòng khám tư nhân và chấm dứt ngay việc thu gom rác y tế chung với rác sinh họat và cùng đổ chung một chỗ tại bãi rác. 5.4 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC Xây dựng mô hình quản lý, thu gom và xử lý rác thải theo hướng xã hội hóa theo từng điều kiện cụ thể. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài Lồng ghép các tiêu chí về việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong việc cấp xét một số danh hiệu thi đua. Ban đầu có thể thí điểm ở một số nơi như phường 1 hoặc phường 2, sau đó từng bước nhân rộng ra trên địa bàn tòan thị xã. Tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, kêu gọi quần chúng tham gia với sự hỗ trợ của Đòan, hội Đưa nội dung giáo dục môi trường, nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy tại các bậc học nhằm giáo dục ngay từ nhỏ ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh. Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ, từng bước xây dựng thí điểm mô hình lồng ghép truyền thông môi trường cho cộng đồng. Đối với khu vực ngọai ô của thị xã nên có những biện pháp thiết thực hơn hướng dẫn cụ thể cho người dân thu gom và xử lý sơ bộ các lọai bao bì chứa hóa chất sau khi đã sử dụng hoặc trực tiếp đặt các thùng thu gom chất thải rắn tại khu vực canh tác. Phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để ngăn chặn kịp thời và tổ chức tuyên dương, khen thưởng những gương điển hình trong công tác này trên các phương tiệ thông tin đại chúng để mọi người noi theo. Chương 6 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các loại chất thải rắn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm mức độ ô nhiễm tại thị xã Cao Lãnh. Hiện nay, tại thị xã lượng chất thải rắn được thu gom khoảng 35% chất thải rắn phát sinh (22tấn/ngày), còn lại được thải bỏ tuỳ tiện ra môi trường. Các loại chất thải rắn chưa được phân loại cũng như kiểm soát một cách chặt chẽ mà hậu quả tất yếu là sẽ xảy ra nhiều sự cố môi trường tác động xấu đến con người từ nguồn thải này. Các biện pháp khả thi để xử lý chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh được đề xuất bao gồm : chôn lấp hợp vệ sinh, chế biến phân rác, thu hồi điện năng và đốt rác. Trong đó, qua tiến hành so sánh hiệu quả cũng như khả năng áp dụng của 4 phương pháp trên, bước đầu nên triển khai thực hiện phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh cho chất thải rắn tại thị xã. Để đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất thải rắn trong thời gian tới, thị xã cầnquan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý của mình, cung như phải tăng cường đầu tư các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docdanh muc bang.doc
  • docMuc luc.doc
  • docnhiemvu_lvan.doc
  • docTL tham khao.doc
  • docTRANG 1.doc
Tài liệu liên quan