Luận văn Nghiên cứu đề xuất mô hình CCN TTMT hướng đến PTBV CCN Bình Chuẩn – BD đến năm 2020

Áp dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích các cơ sở tự nguyện thực hiện các giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm là rất cần thiết, cụ thể như các hình thức miễn giảm thuế đối với các Công ty thực hiện các giải pháp SXSH, tái sinh và tái sử dụng chất thải, xử lý ô nhiễm. Tiêu chuẩn xả thải và lệ phí ô nhiễm đối với một số loại hình công nghiệp năng cũng cần được nghiên cứu cụ thể. Cần nghiên cứu và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của BQL CCN và Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng CCN trong QLMT CNN theo hướng PTBV. Phát triển CCN theo hướng mô hình CCN TTMT là nền tảng để tiến đến phát triển công nghiệp bền vững trong tương lai. Do đó việc nghiên cứu phát triển CCN TTMT theo đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội của các CCN là rất cần thiết. Bên cạnh các quy định, chính sách và các hình thức chế tài, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp là chiến lược lâu dài cần quan tâm thực hiện.

doc136 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất mô hình CCN TTMT hướng đến PTBV CCN Bình Chuẩn – BD đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cấp; Lấy mẫu đưa về phòng thí nghiệm để phân tích một số thông tin đặc trưng. Lấy mẫu gộp từ các kiện chất thải để đưa về Trung Tâm; Dán nhãn cho tất cả các kiện chất thải; Chuyển chất thải về kho chứa phù hợp. Các loại SPP cần xử lý sơ bộ sẽ được lưu trữ tạm thời tại Khu Tập Trung Chất Thải Tạm Thời sẽ được xử lý sơ bộ và sau đó sẽ được lưu trữ trong kho thành phẩm tương ứng. Hệ thống quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường Quản lý CCN TTMT Duy trì những đặc trưng của một CCN TTMT; Giải quyết các tranh chấp giữa các nhà máy với nhau, giữa Công Ty Phát Triển Hạ Tầng CCN với những người thuê đất, giữa những nhu cầu trong tương lai với hiệu quả hoạt động hiện tại. Bảo đảm khả năng phát triển của CCN TTMT trong tương lai Thúc đẩy quá trình tự quản lý của các nhà máy trong CCN; Thu hút các nhà đầu tư mới nhằm nhanh chóng lấp đầy CCN, duy trì và thúc đẩy hoạt động TĐSPP bằng cách: + Tiếp thị trực tiếp; + Tạo điều kiện cho những nhà thuê đất trong tương lai; + Đàm phán, thương lượng ký hợp đồng. Xác định cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển CCN TTMT bao gồm: + Các kiểu quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy trong CCN; + Công nghệ và cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động trao đổi SPP; + Hiệu chỉnh, bổ sung các quy định về QLMT cho các doanh nghiệp và CCN; + Cơ hội xuất khẩu sản phẩm. Hỗ trợ sự cải tiến liên tục hiệu quả kinh tế và môi trường của từng nhà máy trong CCN và của CCN. Thiết kế và phát triển CCN TTMT sao cho mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư xung quanh và hổ trợ các chương trình PTBV. Quản lý các hoạt động của CCN TTMT khi đã hình thành Quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng CCN sao cho các hệ thống có tính hổ trợ lẫn nhau, định rõ vị trí của các hệ thống trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng, hệ thống cấp nước, hệ thống cung cấp năng lượng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Hỗ trợ hoạt động tái sử dụng SPP của các nhà máy trong CCN bằng cách thúc đẩy và hình thành mối liên hệ với thị trường tiêu thụ trong và ngoài CCN. Bắt buộc các nhà máy tuân thủ các tiêu chuẩn quy định về xây dựng, vận hành và BVMT trong CCN. Kiểm toán hiệu quả hoạt động của CCN TTMT Tiến hành kiểm toán hiệu quả hoạt động của CCN TTMT để rút ra bài học kinh nghiệm và biện pháp cải tiến. Phối hợp các hoạt động hành chánh và hỗ trợ Duy trì tài sản của CCN TTMT (cảnh quang, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường giao thông và bãi đổ xe); Vận hành một cách hiệu quả hệ thống trao đổi thông tin của CCN nhằm: + Tạo điều kiện cho các nhà máy trong CCN liên lạc với nhau; + Thông báo đến các nhà máy về hiện trạng CLMT CCN và khu vực lân cận; + Giám sát sự luân chuyển các dòng vật liệu, năng lượng và thông báo lại cho các nhà máy trong CCN về hiệu quả giảm thiểu phát sinh chất thải và kiểm soát ô nhiễm. Vận hành hệ thống phòng ngừa và ứng cứu sự cố; Tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ chung cho các nhà máy trong CCN, bao gồm: + QLMT; + Huấn luyện cán bộ QLMT, ứng cứu sự cố; + Mua và bán (trao đổi) SPP. Vận hành các nhà máy trong CCN TTMT Vận hành quy trình sản xuất của nhà máy sao cho ít tạo ra chất thải và ít gây tác động đến môi trường nhất; Luôn luôn tìm kiếm, xem xét và ứng dụng các giải pháp tái sử dụng chất thải ngay trong chuyền công nghệ sản xuất, tận dụng các phế liệu từ các nhà máy khác và tăng cường trao đổi SPP /phế liệu/phế phẩm với các nhà máy bên ngoài hay với môi trường. Tận dụng các dịch vụ chung của CCN trong xử lý và quản lý chất thải. Các vấn đề then chốt trong phát triển CCN TTMT Các vấn đề then chốt trong quản lý CCN TTMT bao gồm: Duy trì và phát triển hoạt động trao đổi SPP + Tuyển các nhà máy để duy trì mạng lưới trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng trong CCN TTMT khi các nhà cung cấp chính/khách hàng chính thay đổi hoặc khi công nghệ sản xuất/sản phẩm thay đổi. + Quản lý toàn bộ mạng lưới trao đổi trong CCN để có thể phát hiện các cơ hộ mới; + Nghiên cứu công nghệ và thị trường cho các loại vật liệu hiện chưa có thị trường tiêu thụ; + Hình thành và mở rộng mố liên kết giữa hệ thống trao đổi nguyên vật liệu của CCN với các hệ thống trao đổi tài nguyên ở phạm vi toàn khu vực, toàn vùng và trong cả nước. + Đàm phán với các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm các quy định, luật lệ liên quan khuyến khích hoạt động trao đổi nguyên vật liệu và năng lượng. Hệ thống QLMT Một trong nhựng thành phần rất quan trong hệ thống quản lý CCN TTMT là EMS và chu trình phản hồi thông tin cho phép hoàn thiện hệ hống dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế. Trong khi những mục tiêu QLMT ban đầu được đặt ra dựa trên các ĐTM, các điều khoản quy định, hướng dẫn và EMS của từng doanh nghiệp trong CCN, ý kiến phản hồi từ nhà máy trong CCN và các yếu tố tác động môi trường và cộng đồng dân cư xung quanh sẽ hổ trợ cho việc hoàn thiện chiến lược và phương thức QLMT cho CCN TTMT. Sơ đồ EMS cho CCN TTMT/KCN TTMT theo chu trình phản hồi có thể được biểu diễn tóm tắt như sau Báo cáo tổng hợp dự án: Áp dụng giải pháp công nghệ và QLMT xây dựng KCN TTMT : EMS của các nhà máy Mục tiêu Thông số đánh giá Giám sát Học tập kinh nghiệm và hiệu chỉnh Đánh giá tác động môi trường Các điều khoản ký kết và hướng dẫn Hình 15- Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường theo chu trình phản hồi Hệ thống quản lý sự cố Hệ thống quản lý sự cố của CCN TTMT bao gồm kế hoạch, phương án và phương tiện phòng ngừa và ứng cứu sự cố. Với kế hoạch và phương án ngăn ngừa sự cố hiệu quả, yêu cầu về ứng cứu sự cố (khi đã xảy ra) sẽ giảm đáng kể. Hệ thống cung cấp thông tin phải bảo đảm các số liệu cơ bản về các loại vật liệu độc hại và nguy hại phải luôn luôn sẵn có. Các phương tiện ứng cứu sự cố như cháy nổ, tràn dầu và các tai nạn khác phải luôn ở tình trạng tốt, có thể hoạt động ngay khi cần thiết. Quan hệ với cộng đồng dân cư xung quanh Sự hình thành và phát triển một CCN (truyền thống hay CCN TTMT) sẽ phụ thuộc vào cộng đồng dân cư xung quanh về nguồn nhân lực cũng như nguyên vật liệu, dịch vụ và thương mại. Sự phản đối từ phía người dân đối với các dự án phát triển công nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đơn giản có thể là do họ cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Do đó tiếp cận và xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư xung quanh là rất cần thiết. Một cộng đồng được thông báo đầy đủ thông tin sẽ cân nhắc lý lẽ tán thành hay phản đối, nhờ đó giảm bớt các ý kiến bất đồng hay mâu thuẫn. Các hình thức hổ trợ phát triển CCN TTMT Chính sách nguồn tài nguyên Một trong những lý do thúc đẩy sự phát triển CCN TTMT là loại hình này sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm. Bằng cách giảm thiểu việc sử dụng kém hiệu quả tài nguyên năng lượng và nguyên vật liệu trong chu trình sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Những hình thức sử dụng kém hiệu quả nguồn tài nguyên bao gồm: tận dụng không hoàn toàn nguồn nguyên vật liệu và năng lượng, kiểm soát quá trình kém, sản phẩm hư hỏng nhiều, lưu trữ chất thải, bao bì thải bỏ nhiều, chi phí cao của người tiêu dùng do hiệu suất năng lượng kém và gây ô nhiễm và cuối cùng là thất thoát tài nguyên vào các chất phế thải và sử dụng phung phí. Hiệu suất sử dụng tài nguyên kém cũng khởi đầu do sự tăng chi phí thải bỏ chất thải và khoản tiền phạt theo quy định. Các nội dung cần thực hiện để có được thành công trong PTBV theo xu hướng TTMT được rút ra từ hoạt động công nghiệp: Giảm áp lực về nguyên vật liệu trong hàng hóa và dịch vụ; Giảm áp lực về năng lượng trong hàng hóa và dịch vụ; Giảm phát thải độc hại; Tăng cường tái sử dụng vật liệu; Sử dụng tối đa nguồn tài nguyên có khả năng khôi phục được; Kéo dài tuổi thọ sản phẩm; Tăng cường độ phục vụ hàng hóa và dịch vụ. Chính sách này phải hạn chế việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên, cung cấp các giải pháp khuyến khích nhằm thúc đẩy quá trình sử dụng hiệu quả tài nguyên và tái sinh, sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng và quản lý việc thải bỏ nguyên vật liệu như là chất thải. Cần thúc đẩy việc phát triển các hệ thống khôi phục tài nguyên và giảm dần sự phụ thuộc vào quá trình chôn lấp và đốt từng được xem như biện pháp căn bản để XL CT. Đây là điều cốt yếu để hình thành thị trường thật sự cho các nguồn phế liệu, phế phẩm và chất thải. Công cụ kinh tế Công cụ hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển CCN TTMT nhờ khai thác được vai trò của thị trường để khuyến khích các CSSX thay đổi hoạt động sản xuất và quản lý SPP. Các CSSX tiết kiệm được chi phí hay tăng thêm lợi nhuận nhờ những cải tiến trong quy trình sản xuất và có động lực thúc đẩy việc duy trì các giải pháp này khi CLMT được nâng cao. Các công cụ kinh tế sẵn có thích hợp cho việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển CCN TTMT có thể kể đến bao gồm: Thuế và nguyên liệu nguyên thủy; Thuế và năng lượng khi sử dụng các nguồn năng lượng không có khả năng tái sinh hoặc phí sử dụng nguyên vật liệu có tính đến các tác động đến môi trường; Phí thải bỏ ví dụ phí chôn lấp, phí sử dụng hệ thống thoát nước và phí quản lý CTNH; Phí đặc biệt đối với việc tiêu thụ các loại nguyên vật liệu tùy thuộc theo lượng sử dụng; Thuế sử dụng các hình thức đóng gói, bao bì riêng lẻ; Các hình thức vay và tài trợ. Tuyên truyền, huấn luyện và giáo dục CCN TTMT là một ý tưởng mới về phát triển CCN bền vững bằng cách khai thác một cách triệt để các mối quan hệ “cộng sinh” của “cộng đồng” các cơ sở sản xuất bên trong CCN với nhau, với các cơ sở khác bên ngoài và với môi trường. Sự tự nguyện tham gia của các đối tường thành viên này đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển CCN TTMT. Do đó, cần cung cấp cho các đối tượng liên quan những thông tin về: CCN TTMT; Tính ưu việt của loại hình CCN này so với các CCN hiện hữu hay những lợi ích môi trường, kinh tề và xã hội có được từ việc phát triển CCN TTMT; Cách thức hình thành và phát triển CCN TTMT từ CCN sẵn có. Với những yêu cầu này, các hình thức tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục có thể áp dụng bao gồm: Cung cấp thông tin qua: Các hội thảo; Các chương trình huấn luyện về SXSH, kiểm toán môi trường; Qua các phương tiện thông tin đại chúng các lĩnh vực STCN, giảm thiểu chất thải tại nguồn, các hoạt động tái sinh, tái chế, tái sử dụng và trao đổi SPP và Những ứng dụng thành công trong thực tế. Các chương trình đào tạo, huấn luyện cần được triển khai các BQL CCN, chủ doanh nghiệp trong CCN và những người quản lý và tư vấn công nghệ. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CỤM CÔNG NGHIỆP BÌNH CHUẨN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy việc giảm thiểu ô nhiễm là một tổ hợp của rất nhiều giải pháp, việc thành công trong việc giảm thiểu tối đa lượng chất thải có thể đưa vào môi trường phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống quản lý vi mô lẫn vĩ mô. Đó là các quản lý trong phạm vi nhà máy, Công ty đến quản lý vùng và cuối cùng là quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, ở các nước phát triển, sự tổ hợp các giải pháp BVMT khác nhau đã được nghiên cứu và ngẫu nhiên thực thi theo quan điểm sinh thái công nghiệp với quan điểm giảm thiểu, tái sử dụng và tái sinh nhằm tiến tới đạt những hệ thống công nghiệp bền vững và nhằm tạo ra mô hình hệ thống công nghiệp không chất thải. Trong tình hình thực tế như hiện nay, để quá trình quản lý được chặt chẽ và tạo nền tảng cho các nhà máy áp dụng các phương pháp giảm thiểu chất thải, áp dụng ISO và tiến tới xây dựng mô hình CCN TTMT. MHQL được xây dựng dựa theo các tiêu chí sau: Tái sinh, tái chế và tái sử dụng chất thải đạt hiệu quả cao nhất; Phù hợp với các hiến pháp, luật và các quy định do quốc hội và nhà nước ban hành; Phù hợp với hệ thống quản lý hiện nay; Đáp ứng được yêu cầu thực tế và có tính ứng dụng cao; MHQL đơn giản, hiệu quả và có tính linh động cao; Dễ thay đổi Đáp ứng được yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật - môi trường và xã hội. Trong nội bộ nhà máy Một nguyên lý bất di bất dịch trong quản, đó là bất cứ sự thành công của một Công ty, nhà máy nào, vai trò chỉ đạo triển khai của nhà lãnh đạo là yếu tố quyết định, một mô hình QLMT trong một nhà máy với tâm điểm là các vấn đề môi trường, sự tương tác vận hành của các phòng ban và quản lý lãnh đạo của Công ty, nhà máy được trình bày trong hình sau. Phoøng ban B Phoøng ban Phoøng ban A Phoøng ban C Ban MT Hình 16-Mô hình quản lý môi trường trong Công ty/nhà máy Trong mô hình này, nhân sự của ban môi trường sẽ bao gồm hai thành phần: Thành phần cố định: gồm các nhân viên chuyên phụ trách các vấn đề môi trường và được đào tạo chuyên môn về môi trường (số lượng 01 – 02 người). Thành phần không cố định: là đại diện của các phòng ban trong một Công ty. Mô hình này được vận hành như sau: Bộ phận cố định: sẽ có nhiệm vụ xử lý các vấn đề môi trường hiện hữu của Công ty, kiểm tra đôn đốc các hoạt động kiểm soát, QLMT. Có trách nhiệm liên hệ với các ban ngành nhằm cập nhật các quy định, tiêu chuẩn, luật mới hay các chương trình môi trường sẽ được triển khai. Bộ phận không cố định: sẽ được tập hợp từ các phòng ban, kết hợp với ban môi trường triển khai các chính sách môi trường của Công ty và các chương trình môi trường. Đối với mô hình này, quan hệ giữa các phòng ban là quan hệ hai chiều, tương hỗ. Trong khi quan hệ giữa ban lãnh đạo và ban môi trường là quan hệ ra lệnh – phản hồi hoặc đề xuất – chấp nhận – báo cáo. Mô hình này có ưu điểm là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, không có sự thay đổi nhiều trong Công ty. Khi áp dụng mô hình này các Công ty sẽ dễ dàng hơn khi tiếp cận với hệ thống quản lý ISO 14001. Bên cạnh đó mô hình này sẽ khắc phục được các khiếm khuyết trong quản lý chất thải hiện nay. Trong cụm công nghiệp Để hướng tới việc xây dựng CCN TTMT, việc cơ bản là đẩy mạnh tối đa việc tái sinh và tái sử dụng chất thải hay nói cách khác là hướng tới chất thải đưa về môi trường tiệm cận về không, đồng thời dựa trên kinh nghiệm QLMT của TP. HCM, một MHQL trong đó việc tái sinh và tái sử dụng được đẩy mạnh trong phạm vi nhà máy hay trong phạm vi một CCN được đề xuất như hình dưới NM2 NMn NM1 NMi TTTÑCT TTTÑTT TTTÑCT: Trung taâm trao ñoåi chaát thaûi TTTÑTT: Thò tröôøng trao ñoåi thoâng tin Hình 17-Mô hình quản lý môi trường cho một CCN Trong mô hình này, một trung tâm TĐCT được hình thành, trung tâm TĐCT và các nhà máy quan hệ với nhau theo mối quan hệ tương hỗ dưới sự giám sát và quản lý của BQL CCN. Sở TN & MT sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn và quản lý tổng thể. Mô hình này được vận hành như sau: Các nhà máy: chuyển giao chất thải cho trung tâm TĐCT theo các quy định hiện hành và sẽ nhận các chất thải có thể sử dụng như là nguyên liệu. Cung cấp thông tin về chất thải cho trung tâm TĐCT. Trung tâm TĐCT: sẽ nhận chất thải từ các nhà máy, tiến hành phân loại và chuyển giao cho các nhà máy có nhu cầu. Tiến hành sơ chế để chyển chất thải từ một nhà máy thành nguyên liệu cho nhà máy khác. Liên kết với các nhà máy xử lý CTCN (nguy hại) để xử lý phần còn lại không thể tái sinh, tái sử dụng. Chịu trách nhiệm với BQL CCN và Sở TN & MT. BQL CCN: Quản lý trực tiếp trung tâm TĐCT, các vấn đề môi trường CCN. Chịu trách nhiệm báo cáo với Sở TN & MT. Sở TN&MT: hổ trợ cho BQL, trung tâm TĐCT, các nhà máy về chuyên môn và cung cấp các văn bản pháp quy về môi trường. Giám sát sự hoạt động của trung tâm TĐCT và công tác QLMT của BQL CCN. Nhìn chung với mô hình này, quá trình vận dụng CTR là triệt để và việc phân cấp quản lý sẽ dẫn đến công tác môi trường được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Chất thải sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn và các vấn đề phát sinh sẽ giải quyết nhanh chóng dễ dàng hơn. Đề xuất mô hình công nghệ và quản lý môi trường cụm công nghiệp thân thiên môi trường Bình Chuẩn Để đánh giá và phân loại mức độ TTMT chính xác cho mô hình CCN TTMT phải áp dụng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tiêu chí TTMT cho trường hợp CCN TTMT với 3 hệ thống tiêu chí và nhóm chỉ thị TTMT chủ yếu như sau Bộ TN&MT Cục BVMT: Báo cáo tổng hợp dự án: Áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT xây dựng mô hình KCNTTMT. : Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ thi hành các quy định pháp lý và quản lý nhà nước nhằm quản lý và điều chỉnh hành vi của các KCN, khu chế xuất, CCN tập trung bao gồm: Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh Luật BVMT, chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia, tiêu chuẩn Nhà nước về BVMT công nghiệp, nhất là quy định về QLMT, phòng ngừa, kiểm soát, xử lý khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, cải tạo và cải thiện môi trường, phát triển KHCN sản xuất và BVMT, bảo đảm vệ sinh công nghiệp và đô thị, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm tiêu chí đánh gái mức độ tuân thủ quản lý nhà nước đối với môi trường bao gồm: Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế, chính sách nhà nước về BVMT CCN; Mức độ áp dụng, hoàn thiện hệ thống và mô hình QLMT từ quy mô trung ương đến quy mô các KCN, CCN, doanh nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất; Mức độ thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch CCN gắn liền với BVMT. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp; Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT như: công tác ĐTM, thanh tra, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT; công tác quan trắc và giám sát CLMT. Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm chủ yếu các tiêu chí đánh giá về việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN trong sản xuất kinh doanh sản phẩm, BVMT của các CCN tập trung, bao gồm: Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển KHCN sản xuất và BVMT, bao gồm: mức độ phát triển thị trường khoa jọc công nghệ, mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp, công nghệ thông dụng, công nghệ mới, công nghệ tốt nhất, công nghệ sạch, công nghệ ít gây ô nhiễm hoặc không có chất thải và các kỹ thuật công nghệ mới. Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường CCN, mức độ áp dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ BVMT, mức độ áp dụng các giải pháp SXSH, các giải pháp thị trường trao đổi và quay vòng chất thải cho mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ tác động và diễn biến thay đổi trong trạng thái môi trường CCN tập trung nhằm đánh giá hiệu quả mức độ TTMT thực tế, bao gồm: Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và CLMT CCN, bao gồm các tiêu chí đánh giá hiệu quả, giảm thiểu mức độ và quy mô ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, mức độ phòng ngừa và đẩy lùi tệ nạn ô nhiễm môi trường, mức độ gia tăng cân bằng sinh thái, mức độ cải tạo và cải thiện CLMT, mức độ phát triển STMT xanh và STCN bền vững. Nhóm tiêu chí dự báo xu hướng diễn biến trong hiện trạng, CLMT CCN, bao gồm tiêu chí đánh giá về mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, đẩy lùi mức độ mất cân bằng sinh thái, gia tăng mức độ cải thiện CLMT và gia tăng ,mức độ phát triển STMT. Nhóm tiêu chí dự báo về khả năng BVMT CCN trong tương lai, bao gồm các tiêu chí đánh giá khả năng lấp đầy quy hoạch CCN, khả năng tăng cường công tác QLMT, phát triển và thay đổi công nghệ theo yêu cầu STMT và công nghiệp trong xu hướng chuyển đổi CCN cũ sang mô hình CCNTTMT. Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT Hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ TTMT thực tế Nhóm tiêu chí đánh giá tuân thủ nghiêm chỉnh Pháp luật nhà nước: Mức độ tuân thủ các Luật BVMT và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ TCMT Nhà nước: từ khá trở lên. Mức độ thực hiện công tác QLMT Nhà nước: từ khá trở lên. Nhóm tiêu chí đánh giá tuân thủ nghiêm chỉnh nhiệm vụ quản lý môi trường: Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các cơ chế , chính sách Nhà nước về BVMT: từ khá trở lên. Mức độ áp dụng EMS: có hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng và bộ máy hoàn chỉnh. Mức độ áp dụng mô hình QLMT tại CCN, doanh nghiệp, công ty: ISO, EMS. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển CCN gắn liền với BVMT: từ khá trợ lên. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh các chương trình chiến lược và kế hoạch hành động BVMT công nghiệp: từ khá trở lên. Mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT nhà nước: từ khá trở lên. Công tác báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp. Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM: 100% doanh nghiệp. Thanh, kiểm tra chế độ báo cáo và hiệu quả QLMT: từ khá trở lên. Công tác quan tắc và giám sát CLMT: 100% doanh nghiệp. Việc thực hiện các quy chế quản lý khác nhau: từ khá trở lên. Việc thực hiện các quy chế QLMT khác nhau: từ khá trở lên. Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: từ 80% doanh nghiệp trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN tại CCN Nhóm tiêu chí đánh giá về mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất và BVMT CCN: Mức độ tham gia thị trường KHCN sản xuất và BVMT: có sự tham gia thị trường KHCN. Mức độ ứng dụng công nghệ thích hợp và thông dụng: 100% doanh nghiệp. Mức độ ứng dụng công nghệ mới và tốt nhất: từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng công nghệ sạch: từ 70% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải: từ 30% doanh nghiệp trở lên. Mức độ ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới, cao mũi nhọn: từ 30% doanh nghiệp trở lên. Nhóm tiêu chí đánh gía về mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường. Mức độ phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng BVMT: từ khá trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp khống chế, xử lý, khắc phục, cải tạo ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: 100% doanh nghiệp. Mức độ áp dụng các giải pháp SXSH: từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp thị trường TĐCT: từ 80% doanh nghiệp trở lên. Mức độ áp dụng các giải pháp STCN: từ 30% trở lên. Hệ thống tiêu chí đánh giá về hiện trnạg tài nguyên và môi trường tại CCN Nhóm tiêu chí đánh giá về hiện trạng và CLMT Mức độ đảm bảo CLMT Nhà nước: 100% doanh nghiệp. Mức độ, quy mô ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường: không. Mức độ gia tăng cân bằng sinh thái: từ có áp dụng giải pháp SXSH từng phần trở lên. Mức độ cải thiện CLMT: từ có áp dụng giải pháp STCN cục bộ trở lên. Mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ. Nhóm tiêu chí dự báo về các xu hướng diễn biến thay đổi trong hiện trạng và CLMT Dự báo bảo đảm mức độ đảm bảo TCMT: từ 80% doanh nghiệp trở lên đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Dự báo và diễn biến thay đổi trong hiện trạng và CLMT: từ 80% doanh nghiệp trở lên áp dụng giải pháp SXSH. Dự báo về mức độ cải thiện CLMT: từ 30% doanh nghiệp trở lên áp dụng các giải pháp STCN. Dự báo về mức độ phát triển sinh thái môi trường: 100% doanh nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn cây xanh, diện tích mặt nước che phủ và áp dụng các giải pháp cải thiện vi khí hậu bổ sụng. Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng BVMT trong tương lai Khả năng lấp đầy q uy hoạch CCN: từ không gây ô nhiễm và quá tải môi trường trở lên. Khả năng tăng cường công tác QLMT CCN: 100% doanh nghiệp đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO. Khả năng phát triển, thay đổi công nghệ theo yêu cầu STMT và công nghiệp: Bảo đảm từ 70% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng công nghệ sạch. Bảo đảm từ 30% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải phát sinh. Bảo đảm từ 80% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng SXSH và từ 30% doanh nghiệp trở lên có thể áp dụng STCN. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo khả năng thực thi giản tiện hơn cho hệ thống tiêu chí đánh giá phân loại CCN TTMT, có thể áp dụng phương pháp ma trận môi trường để đánh giá và phân loại mức độ TTMT của CCN trong thực tế trên cơ sở thang bậc 10 điểm với tổng điểm đánh giá là 100 điểm cho 10 thống số chính như sau: Phương pháp ma trận môi trường (EMA) Tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm chỉnh Luật BVMT, tiêu chuẩn Nhà nứơc và các quy chế Chính phủ về BVMT công nghiệp (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ áp dụng hệ thống và mô hình QLMT (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác quy hoạch phát triển CCN gắn liền với BVMT theo yêu cầu sinh thái môi trường và công nghiệp (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ nghiêm chỉnh công tác QLMT (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế EMS, ISO (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển ứng dụng KHCN sản xuất kinh doanh (10 điểm). Tiêu chí đánh giá mức độ phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, khắc phục, cải tao ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường (10 điểm). Tiêu chí đánh giá về hiện trạng và CLMT (10 điểm). Tiêu chí dự báo các xu hướng diễn biến trong CLMT KCN (10 điểm). Tiêu chí dự báo về khả năng BVMT CCN trong tương lai (10 điểm). Trong đó, việc lập ma trận môi trường, chấm điểm thang bậc và phân loại CCNTTMT theo phương pháp này được trình bày trong bảng 15. Bảng 15- Hệ thống bậc thang phân loại mô hình CCN TTMT theo phương pháp EMA Mức tiêu chuẩn Phân loại Tên gọi CCN TTMT Tổng điểm phân loại theo EMA 1 (trung bình) A CCN trung bình > 50 điểm 2 (khá) B CCN khá > 55 điểm 2a (khá+) C CCN khá+ > 60 điểm 2b (khá++) D CCN khá++ > 65 điểm 3 (cao) Đ CCN xanh – sạch – đẹp > 75 điểm 3a (cao+) E CCN hỗn hợp > 80 điểm 3b (cao++) F CCN hỗn hợp+ > 85 điểm 4 (rất cao) G CCN sinh thái > 90 điểm (Nguồn: Trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC), tháng 12/2004) Tuy nhiên, trên thực tế nhằm đảm bảo việc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn mức độ TTMT thì cần thiết phải sử dụng đồng thời cả hai phương pháp đánh giá trên. Mô hình tổ chức xây dựng các TTMT bao gồm 4 loại mô hình CCN TTMT chính phát triển theo chiến lược trình tự, từng bước và phấn đấu đạt tiêu chuẩn TTMT ngày càng cao là: Mô hình CCN TTMT đơn cấp bao gồm 4 mức phân loại TTMT từ mức TTMT trung bình đến mức TTMT khá++, có tác dụng đảm bảo tiêu chuẩn TTMT cho CCN ở tầm quy mô các cơ sở sản xuất, xí nghiệp và nhà máy sản xuất đơn lẻ, độ lập trong CCN. Mô hình CCN xanh – sạch – đẹp theo tiêu chí STMT có tác dụng bảo đảm tiêu chuẩn TTMT xanh – sạch - đẹp cho CCN ở tầm quy mô các CSSX, xí nghiệp và nhà máy sản xuất đơn lẻ, độ lập trong CCN. Mô hình hỗn hộp nửa sinh thái theo tiêu chí STMT và STCN kết hợp gồm hai mức phân loại TTMT từ mức sinh thái hỗn hợp đến mức sinh thái hỗn hợp+, có tác dụng bảo đảm tiêu chuẩn TTMT xanh – sạch – đẹp và STCN cho CCN ở tầm quy mô tổng thế, gắn kết chặt chẽ quá trình sản xuất và giảm thiểu chất thải phát sinh giữa các xí nghiệp và nhà máy trong CCN. Mô hình CCN TTMT theo tiêu chí STCN có tác dụng bảo đảm tiêu chuẩn TTMT STCN cho CCN ở tầm quy mô tổng thể cả CCN, gắn kết toàn diện quá trình sản xuất và giảm thiểu chất thải giữa các xí nghiệp và nhà máy trong CCN, tạo nên mạng hệ thống TĐCT công nghiệp hai chiều trong và ngoài CCN. Những yêu cầu bắt buộc cần phấn đấu đạt được trong từng giai đoạn phát triển CCN TTMT Bình Chuẩn theo hướng STCN bền vững sau: Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng CCN TTMT Bình Chuẩn bậc 2 (bậc 2 > 55 điểm) 70% doanh nghiệp của CCN thực hiện chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức khác nhau cho công nhân về BVMT. 100% doanh nghiệp công nghiệp bảo đảm TCMT Nhà nước. Có 10% doanh nghiệp áp dụng các giải pháp SXSH. 10% doanh nghiệp công nghiệp áp dụng các giải pháp TĐCT. Có EMS tưởng đối hoàn chỉnh theo quy chế QLMT. Xây dựng hệ thống xử lý CTNH và hệ thống xử lý ô nhiễm do tiếng ồn, rung, bụi và hơi khí độc hại Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng CCN TTMT Bình Chuẩn xanh – sạch – đẹp (3Đ > 75 điểm ) Có EMS hoàn chỉnh tại CCN và các doanh nghiệp công nghiệp của CCN theo quy chế QLMT KCN do Bộ TN&MT và Bộ Công Nghiệp ban hành. Có 100% doanh nghiệp công nghiệp của CCN thực hiện EMS và ISO 14.000. Có 100% doanh nghiệp công nghiệp của CCN thực hiện các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao ý thức khác nhau cho công nhân về BVMT. Hoàn chỉnh hệ thống xử lý CTNH và hệ thống xử lý ô nhiễm do tiếng ồn, rung, bụi và hơi khí độc hại. 100% doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn cây xanh và diện tích mặt nước che phủ. Có 30% doanh nghiệp của CCN có áp dụng các giải pháp SXSH. Có 30% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng giải pháp thị trường TĐCT nội bộ và ngoại vi CCN. Có 100% doanh nghiệp công nghiệp của CCN bảo đảm TCMT nhà nước. 70% doanh nghiệp của CCN bảo đảm tiêu chuẩn STMT xanh – sạch đẹp. Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng CCN TTMT Bình Chuẩn hỗn hợp nửa sinh thái (3E và 3F > 80 điểm) Có 50% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng giải pháp SXSH. Có 50% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng giải pháp thị trường TĐCT nội bộ và ngoại vi CCN. Có 30% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng công nghệ sạch. Có 10% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. 100% doanh nghiệp công nghiệp của CCN đảm bảo TCMT nhà nước. Có 30% doanh nghiệp công nghiệp của CCN bảo đảm cải thiện CLMT nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, các giải pháp SXSH và TĐCT. Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng CCN TTMT Bình Chuẩn sinh thái (4G > 90 điểm) Có 80% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng giải pháp SXSH. Có 80% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng giải pháp thị trường TĐCT nội bộ và ngoại vi CCN. Có 70% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng công nghệ sạch. Có 30% doanh nghiệp công nghiệp của CCN có áp dụng công nghệ có ít hoặc không có chất thải. 100% doanh nghiệp công nghiệp của CCN đảm bảo TCMT nhà nước. Có 70% doanh nghiệp công nghiệp của CCN bảo đảm tiêu chí STCN bền vững. Mô hình kỹ thuật tổng quát của CCN TTMT Bình Chuẩn được đề xuất như sau: Bước khởi đầu - Mức 2 CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 2B) Mức 3b Bước 4 CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 2D) - Mức 2b CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 3Đ) Ap dụng công nghệ sản xuất sạch ÁP dụng công nghệ STCN Tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải Các giải pháp thị trường trao đổi chất thải CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 3E) Tăng cường công nghệ sản xuất sạch Tăng cường công nghệ STCN - Mức 3 - Mức 3a Bước 2 Tái sử dụng, tái sinh và tái chế chất thải Các giải pháp thị trường TĐCT CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 3F) Tái sử dụng, tái sinh tái chế chất thải (80% các doanh nghiệp) Thịn trường trao đổi chất thải (80% các doanh nghiệp ) Công nghệ sản xuất sạch (70% doanh nghiệp) Công nghệ STCN (70% doanh nghiệp) Mức 4 Bước 5 Môi trường xanh – sạch đẹp và sinh thái bền vững Mô hình kỹ thuật tổng quát CCN TTMT Bình Chuẩn (bậc 4G) Có ít hoặc không có phát thải (STCN) Xử lý CTNH, tiếng ồn, rung, bụi, khí độc hại Cây xanh, mặt nước và các biện pháp SXSH Các giải pháp thị trường trao đổi chất thải Bước 3 Hoàn chỉnh hệ thống QLMT tại CCN Áp dựng EMS và ISO 14.000 Giáo dục đào tạo, nâng cao ý thức DN Bước 1 Hạn chế, kiểm soát, xử lý và phòng ngừa ô nhiễm, tái sử dụng chất thải Áp dụng giải pháp QLMT cứng và công nghệ kiểm soất ô nhiễm đầu vào, đầu ra (SXSH từng phần) Hình 18-Mô hình kỹ thuật tổng quát của CCN Bình Chuẩn Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống sinh thái công nghiệp trong cụm công nghiệp Bình Chuẩn Mô hình tổ chức sinh thái công nghiệp CCN TTMT Bình Chuẩn Các loại CTRCN không nguy hại Nước, bùn thải sau xử lý tập trung Điện năng, nhiệt năng, nước, hơi nước dư thừa Trung tâm TĐTT & Trung tâm TĐCT Phân loại và quản lý chất thải Tiếp nhận, cung cấp thông tin Phân phối nhu cầu trao đổi Điều hành hoạt động TĐCT trong và ngoài CCN Hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản Tái sử dụng vay vòng nội bộ CCN Trao đổi ngoại vi CCN Trao đổi thị trường ngoài CCN Hình 19-Mô hình tổ chức hệ thống sinh thái công nghiệp trong CCN TTMT Bình Chuẩn Đề xuất lộ trình áp dụng Bước khởi đầu Tiến hành hoàn thiện dần hệ thống XLCT trong từng nhà máy, Công ty, xí nghiệp và trong CCN. Kêu gọi các nhà máy áp dụng các giải pháp SXSH, phân loại chất thải, tái sinh và tái sử dụng chất thải. Hạn chế mức tối đa các vấn đề ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó cần đạo tạo và nâng cao ý thức BVMT công nhân. Hiện tại CCN Bình Chuẩn đã đạt tới tiêu chuẩn CCN TTMT khá (bậc 2), tướng ứng mức phân loại 2B Bước 1 Tiến hành công tác kiểm toán kinh tế – môi trường theo hệ thống tiêu chí xây dựng, chuyển đổi, đánh giá và phân loại TTMT cho CCN Bình Chuẩn, xác định các nhược điểm và tồn tại của CCN theo tiêu chí PTBV nhằm xác định chiến lược chuyển đổi trình tự và từng bước, cũng như các đầu tư cần thiết về QLMT và phát triển công nghệ sản xuất, BVMT nhằm đạt được tiêu chuẩn CCN TTMT cao (bậc 2Đ), tương ứng mức phân loại 2B. Thời gian thực hiện 3 năm (01/01/2007 – 01/01/2010). Bước 2 Thực hiện áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT, hoạch định kế hoạch thực hiện triển khai trong khoảng 3 năm (01/01/2011 – 01/01/2014), trong đó CCN Bình Chuẩn phải tập trung cấp bách hoàn thiện cộng tác QLMT, hệ thống công nghệ XLCT và ô nhiễm, các giải pháp STMT và áp dụng giải pháp thị trường TĐCT nhằm đạt được tiêu chuẩn CCN TTMT xanh – sạch – đẹp, tương ứng mức phân loại 3. Bước 3 Thực hiện áp dụng các giải pháp công nghệ và QLMT đã được xác định cho bước 2, hoạch định kế hoạch thực hiện triển khai trong khoảng 3 năm (01/01/2015 – 01/01/2018), trong đó CCN Bình Chuẩn phải tập trung phát triển công nghệ sản xuất và BVMT (thay thế và đổi mới công nghệ) ở quy mô tối thiểu, đồng thời tăng cường áp dụng các giải pháp SXSH về quản lý nội vi, quản lý chương trình trao đổi và tiết kiệm năng lượng, nước trong và ngoài CCN, chương trình tái sử dụng, tái sinh – tái chế và phát triển mở rộng khả năng TĐCT trong và ngoài CCN với yêu cầu chung là khoảng 30% số lượng doanh nghiệp của CCN tham gia vào bước 2. Bước 4 Các chương trình thực hiện trong bước 2 sẽ tiếp tục được mở rộng ra quy mô khoảng 50% số lượng doanh nghiệp của CCN sẽ tham gia vào bước 3 của dự án, hoạch định kế hoạch thực hiện triển khai trong khoảng 2 năm (01/01/2018 – 01/01/2020), trong đó từng bước áp dụng các giải pháp xây dựng các cơ sở, nhà máy trao đổi, tái sinh – tái chế chất thải theo mô hình STCN. Bước 5 Các chương trình thực hiện trong bước 2 và 3 sẽ tiếp tục được mở rộng ra quy mô ít nhất là khoảng 70 – 80% số lượng doanh nghiệp của CCN sẽ tam gia vào bước 4 của dự án, mà CCN hoạch định kế hoạch thực hiện triển khai trong khoảng 4 năm (01/01/2021 – 01/01/2025) để đạt được mức STCN khép kín (trao đổi chất hai chiều, có ít hoặc không có phát thải) trên cơ sở thiết lập hệ thống STCN trong CCN Bình Chuẩn, tương ứng mức phân loại 4G. Hiệu quả kỹ thuật – kinh tế – xã hội – môi trường khi xây dựng cụm công nghiệp thân thiện môi trường Bình Chuẩn Hiệu quả kỹ thuật Việc xây dựng mô hình CCN TTMT Bình Chuẩn mang lại những hiệu quả kỹ thuật sau đây: Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ kiểm soát ô nhiễm và XLCT đạt đến trình độ tiên tiến cao và sạch, đáp ứng ngày càng cao các TCMT Nhà nước quy định. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất theo hướng phát triển ứng dụng các giải pháp SXSH, công nghệ sản xuất sạch, công nghệ ít hoặc không có chất thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa có lợi cho môi trường. Góp phần phát triển các kỹ thuật cao mới có lợi cho môi tường, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp PTBV hiện nay như kỹ thuật STMT và kỹ thuật STCN, hướng tới phát triển kỹ thuật sinh thái tự nhiên bền vững. Góp phần phát triển kỹ thuật công nghệ thông tin ứng dựng trong lĩnh vực quản lý như phát triển kỹ thuật thông tin về mô hình QLMT, phân tích và kiểm toán thống kê kinh tế – môi trường, quản lý và điều hành thị trường TĐCT. Hiệu quả kinh tế – xã hội Góp phần xây dựng và phát triển hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô lớn, ổn định và bền vững, bảo đảm ổn định việc làm, gia tăng thu nhập và cải thiện không ngừng chất lượng đời sống của người lao động. Góp phần thiết thực vào việc gia tăng lợi ích phúc lợi của cộng đồng, làm giảm chi phí y tế chữa bệnh cho cộng đồng. Góp phần nâng cao ý thức người lao động và cộng đồng xung quanh CCN về BVMT và PTBV, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí , văn hóa văn minh và cộng đồng xã hội theo xu hướng tri thức hóa xã hội. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cải thiện môi trường pháp lý và đầu tư, cải cách hành chánh quốc gia và hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT tại khu vực địa phương nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Hiệu quả môi trường Góp phần xây dựng CCN Bình Chuẩn có uy tín cao, xanh – sạch – đẹp và STCN bền vững, bảo đảm TCMT ở mức cao, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm và XLCT, cải thiện CLMT, gòp phần đẩy lùi tệ nạn ô nhiễm công nghiệp, phòng chống sự cố môi trường và thiên tai, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Góp phần thiết thực vào nhiệm vụ BVMT PTBV của huyện Thuận An, bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan và mỹ quan văn minh, xanh- sạch- đẹp. Góp phần thúc đẩy triển khai rộng rãi mô hình CCN TTMT vào trong thực tiễn CNH, HĐH đất nước, mang lại nhiều lợi ích môi trường to lớn, góp phần đưa các Nghị Quyết và chính sách của Nhà nước về BVMT PTBV vào trong thực tiễn xã hội một cách đồng bộ và hiệu quả cao. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG CHO QUY CHẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP Hiện nay những yếu kém trong công tác BVMT do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác BVMT, chưa biết nhận thức trách nhiệm thành hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành và từng người cho việc BVMT; chưa bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với BVMT chỉ trú trọng đến tăng trưởng kinh tế mà ít quan tâm đến việc BVMT; nguồn lực đầu tư cho BVMT của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư rất hạn chế; công tác quản lý Nhà nước về môi trường còn nhiều yếu kém, phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng; việc thi hành pháp luật chưa nghiêm do đó đã sinh nhiều vấn đề nóng bỏng trong các CCN. Chính vì thế, việc đề ra quy chế cho công tác BVMT tại các CCN là rất cần thiết. Quy chế BVMT của CNN có thể được đề xuất như sau: Các CCN cần được phân khu hợp lý, đảm bảo tối ưu về mặt tương tác lận nhau cũng như giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường xung quanh; Xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa và nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt của các cơ sở thành viên CCN; Có trạm xử lý nước thải tập trung với thiết kế kỹ thuật được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo toàn bộ lượng nước thải của CCN ở giai đoạn hoạt động ổn định được xử lý đạt TCMT cho phép trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận tương ứng; Có trạm trung chuyển và/hoặc lưu trữ tạm thời CTRCN, CTNH với thiết kế kỹ thuật được cấp thẩm quyền phê duyệt; Có hệ thống ứng cứu sự cố môi trường, đảm bảo sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố trong CCN; Phần diện tích đất dành cho mục đích trồng cây xanh phòng hộ môi trường không thấp hơn mức tối thiểu theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành và phải được phân bố hợp lý cùng với các loại giống cây trồng phù hợp; Có diện tích dự trữ để mở rộng và/hoặc xây dựng các công trình xử lý bổ sung trong HT XLNT tập trung của CCN khi tiêu chuẩn thải được điều chỉnh khắt khe hơn do nhu cầu bảo vệ an toàn CLMT của các nguồn tiếp nhận; Trong quá trình phát triển CCN, theo tốc độ đầu tư của các dự án vào CCN, Công ty phát triển hạ tầng CCN phải tiếp tục hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng về môi trường và phải hoàn tất toàn bộ hệ thống này khi CCN đã có 70% diện tích đất quy hoạch được khai thác và sử dụng. Có địa điểm và các phương tiện sẵn sàng cho việc trung chuyển hoặc lưu trữ tạm thời CTRCN, CTNH; Toàn bộ kinh phí cho công tác kiểm soát môi trường và quản lý chất thải trong CCN do các cơ sở thành viên của CCN đóng góp. Đề xuất bổ sung những cơ chế chính sách mang tính pháp lý về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (1). Chính sách về việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và quản lý nhà nước đối với sự nghiệp PTBV Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung luật BVMT năm 1993 theo yêu cầu PTBV, cần bổ sung các quy định về mục tiêu, nội dung, tiêu chí, chính sách và các giải pháp PTBV, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về BVMT. Việc sửa đổi Luật BVMT cần có điều khoản quy định bổ sung về nhiệm vụ xây dựng các CCN TTMT tập trung trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước phục vụ cho mục tiêu PTBV. (2). Chính sách về hoàn thiện công tác quản lý môi trường công nghiệp Cần ban hành các chính sách và giải pháp hoàn thiện hệ thống và bộ máy QLMT hiệu quả cho CCN trên cơ sở khuyến khích phát triển các mối quan hệ cộng sinh trong nhiệm vụ QLMT, thi hành pháp luật nhà nước về BVMT của các doanh nghiệp trong CCN theo mục tiêu phấn đấu đạt tiêu chuẩn TTMT. (3). Chính sách về sự lồng ghép chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển CCN với nhiệm vụ bảo vệ môi trường phát triển bền vững CCN. Cần ban hành các nguyên tắc và tiêu chuẩn sinh thái môi trường STCN phải áp dụng bắt buộc cho các CCN trong nhiệm vụ quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng cô sở hạ tầng và kỹ thuật của CCN, lựa chọn loại hình công nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, mức độ phát thải, trình độ công nghệ sản xuất và BVMT, công nghệ SXSH và STCN, các giải pháp về trung tâm TĐCT (4). Chính sách về tài chính, tín dụng Cần thiết ban hành các chính sách về tài chính tín dụng theo nguyên tắc PTBV như: ban hành chính sách quy định về công tác thống kê và hạch toán kinh tế chuyển đổi sang các nguyên tắc hạch toán kinh tế - môi trường, chính sách thu thuế sử dụng tài nguyên và hạch toán vào chi phí sản phẩm, chính sách thu phí XLCT (nước thải, khí thải, CTR) và hoạch toán vào chi phí sản phẩm, chính sách gây quỹ BVMT cho các doanh nghiệp và CCN tập trurng, . Ngoài ra, chính phủ cần ban hành bổ sung các chính sách về phát triển thị trường khoa học công nghệ, phát triển công nghệ sạch, công nghệ ít hoặc không có chất thải, các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn tài chính, quỹ cho nhiệm vụ BVMT tại các doanh nghiệp, CCN, KCN tập trung. (5). Chính sách phát tirển khoa học và công nghệ Cần thiết phải ban hành các chính sách về phát triển khoa học công nghệ sản xuất và BVMT, đặc biệt là chính sách ưu tiên cho việc triển khai ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thực tế tốt nhất, công nghệ sạch và các giải pháp SXSH, các giải pháp STCN, trong đó bao gồm các ưu tiên về nguồn tài chính hỗ trợ, nguồn quỹ BVMT, ưu tiên về thuế, phí, cũng như các ưu tiên hỗ trợ nhằm nâng cao và hoàn thiện cơ sở kỹ thuật hạ tầng BVMT trong CCN. Cần thiết phải triển khai nghiên cứu và ứng dụng về khoa học môi trường, đặc biệt là các công nghệ XLCT tiên tiến, phòng chống khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường. (6). Chính sách phát triển thị trường trao đổi chất thải Cần thiết phải ban hành các chính sách khuyến khích thiết lập mối quan hệ cộng sinh và hoàn thiện bộ máy quản lý nhiệm vụ TĐCT trong phạm vi CCN, đồng thời ban hành cơ chế thiết lập, quản lý và vận hành thị trường TĐCT theo quy mô từng địa phương, vùng kinh tế liên kết hoặc trên phạm vi liên vùng cả nước nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các KCN, KCX, CCN khi thực hiện chuyển đổi sang mô hình TTMT. (7). Chính sách về tăng cường vai trò của nhà nước, công nghiệp và cộng đồng Nhà nước phải ban hành tiêu chí và tiêu chuẩn TTMT, các hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng thực tiễn, đồng thời bắt buộc áp dụng các chiến lược chuyển động CCN thành CCN TTMT. Ngành công nghiệp phải phối/kết hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương trong nhiệm vụ thiết lập và vận hành thị trường TĐCT giữa các CCN tập trung và vùng kinh tế. Cộng đồng phải gia tăng các áp lực cần thiết đối với nhà nước, công nghiệp và các CCN tập trung theo tiêu chí TTMT nhằm bảo đảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe nhân dân, thúc đẩy phát triển thái độ ứng xử môi trường tích cực và tự nguyện của ngành công nghiệp và các CCN tập trung. Đề xuất những cơ chế chính sách tài chính thúc đẩy sự phát triển các cụm công nghiệp thân thiện môi trường Chính sách khuyến khích khen thưởng Chính phủ cần ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích và khen thưởng các nổ lực áp dụng, phát triển và phấn đấu đạt danh hiệu và thương hiệu CCN TTMT theo hệ thống tiêu chí xây dựng CCN TTMT chuyển đổi, trong đó: Các CCN đạt tiêu chuẩn CCN TTMT và sẽ được hưởng các chính sách ưu tiên về công tác giáo dục đào tạo, phí xử lý chất thải, kết nối mạng thông tin TĐCT và xúc tiến thương mại. Các CCN đạt tiêu chuẩn CCN TTMT sẽ được hưởng thêm các ưu đãi cụ thể của nhà nước về hỗ trợ phát triển công nghệ, hỗ trợ nguồn vốn tài chính, quỹ BVMT nhằm khuyến khích các nỗ lực phấn đấu duy trì tiêu chuẩn CCN TTMT. Chính sách hổ trợ về mặt tài chính (a). Chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp SXSH. Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí cho một số doanh nghiệp thực hiện SXSH; Xây dựng hiệp hội SXSH nhằm giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực hiện các giải pháp SXSH; Cung cấp chuyên gia SXSH cho các doanh nghiệp. (b). Chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp thực hiện hệ thống QLMT theo ISO 14.000 Hỗ trợ chi phí đào tạo về mặt nhận thức, lập các thủ tục và đánh giá nội bộ theo ISO 14.000; Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần chi phí đánh giá EMS theo ISO 14.000; Xây dựng hiệp hội SXSH nhằm giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin, kinh nghiệm xây dựng, duy trì và cải tiến EMS theo ISO 14.000 (c). Chính sách hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm năng lượng nhằm tối ưu hóa công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất. Mở các khóa huấn luyện về tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp cho một số ngành; Hỗ trợ kinh phí toàn bộ/một phần cho một số doanh nghiệp thí điểm thực hiện tiết kiệm năng lượng. (d). Chính sách hỗ trợ tài chính về chia sẽ và trao đổi thông tin Tổ chức các hội chợ, chợ chào bán các thiết bị công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ trong quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường. Xây dựng trung tâm TĐCT nhằm giúp các doanh nghiệp có cơ hội TĐCT hạn chế ô nhiễm môi trường. Chính sách hổ trợ về vốn Các Chủ đầu tư các CCN hiện hữu nỗ lực chuyển đổi theo mô hình CCN TTMT cần được vay vốn ưu đãi (trên cơ sở thẩm định luận chứng chuyển đổi mô hình CCN hiện hữu thành CCN TTMT. Các doanh nghiệp sản xuất trong CCN theo mô hình CCN TTMT cũng được ưu đãi về vay vốn, cải tiến công nghệ, cải tiến phương thức quản lý TTMT. Thành lập quỹ hỗ trợ CCN TTMT nhằm hỗ trợ đầu tư xây dựng mới hoặc chuyển đổi CCN hiện hữu thành CCN TTMT. Ở đó, các Chủ đầu tư được vay vốn ưu đãi thực hiện chuyển đổi thành CCN TTMT. Chính sách về thuế, phí Cần xây dựng chính sách về biểu thuế đối với các doanh nghiệp trong CCN TTMT ở đó thực hiện TĐCT. Các doanh nghiệp sản xuất trong CCN TTMT mà nguyên liệu sản xuất là chất thải thì được miễn giảm thuế. Các loại phí xả thải chất thải: mức thu phí được dựa trên khối lượng hay thể tích chất thải. Điều này sẽ khuyến khích các chủ nguồn thải phân loại chất thải tại nguồn và loại chất thải có khả năng tái chế được trao đổi thì miễn thu phí xả thải. Trợ giúp và hợp tác quốc tế Tăng cường trợ giúp quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhân lực/cung cấp các nguồn tín dụng nhằm xây dựng CCN TTMT. Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng CCN TTMT Các nguồn vốn có thể huy động nhằm tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho phát triển CCN TTMT bao gồm: Ngân sách Trung ương, các Bộ/Ngành, địa phương; đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng; các nguồn tài trợ Ngoài ra, việc thành lập Quỹ BVMT Việt Nam, các quỹ BVMT các địa phương, các hoạt động thu phí nước thải sẽ tạo ra nguồn vốn lớn nhằm đẩy mạnh áp dụng mô hình TTMT tại Việt Nam. _ KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Cùng với quá trình CNH – HĐH đất nước thì công tác xử lý ô nhiễm và BVMT đã được quan tâm hơn so với nhiều năm trước đây. Sự ra đời của các trạm XLNT tập trung, của khu liên hợp xử lý CTCN, của công ty xử lý CTCN là bằng chứng thiết thực. Tuy nhiên các trạm xử lý chất thải còn quá khiêm tốn so với nhu cầu (cả về số lượng và chất lượng). Đó là lý do mà “tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và CTR công nghiệp đang ở mức báo động”. Hiện nay chỉ có một số ít nhà máy phát sinh chất thải CNNH ký hợp đồng xử lý với các Công ty xử lý CTCN, tình trạng các CSSX công nghiệp tự thực hiện các biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải không an toàn như là tiêu hủy chung với các loại chất thải đô thị khác, lưu trữ ngay tại cơ sở, bán cho các cơ sở tái chế hoặc thậm chí là đổ bỏ một cách tùy tiện là hình thức phổ biến nhất. Trong ba loại hình thức phát sinh chất thải, nước thải và khí thải thì nước thải và khí thải có khả năng trao đổi đặc biệt là CTR có khả năng trao đổi rất cao. Với những hoạt động BVMT đang diễn ra (tái sinh, tái sử dụng, tái chế, TĐCT, SXSH, xử lý cuối đường ống,), chúng ta có thể tin tưởng rằng nếu tất cả các nhà sản xuất, nhà quản lý công nghiệp và môi trường cùng hợp tác thì có thể hướng các CCN hiện tại dần dần phát triển theo mô hình CCN TTMT. Do đó định hướng chiến lược phát triển các CCN trong tương lai và đánh giá khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế của các CCN đã đang và sẽ được thành lập, CCN TTMT là một giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp và CCN bền vững của nước ta. Các nội dung được trình bày ở trên đã góp phần làm rõ hơn về hệ thống tiêu chí TTMT và các giải pháp cần thiết phải áp dụng trong công tác QLMT, thị trường TĐCT và tăng cường vai trò của Nhà nước trong, công nghiệp và cộng đồng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển đổi các CCN tập trung gây ô nhiễm môi trường sang mô hình CCN TTMT tiên tiến và hiện đại hơn, đáp ứng ngày càng đủ các tiêu chí của sự nghiệp phát triển bền vững theo nhu cầu xây dựng nền sản xuất công nghiệp xanh – sạch – đẹp và hướng tới STCN có tiêu chuẩn TTMT cao nhất. Sự ra đời của CCN TTMT mang lại những lợi ích thiết thực cho các Doanh nghiệp cả về lĩnh vực kinh tế – xã hội và môi trường. KIẾN NGHỊ Áp dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích các cơ sở tự nguyện thực hiện các giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm là rất cần thiết, cụ thể như các hình thức miễn giảm thuế đối với các Công ty thực hiện các giải pháp SXSH, tái sinh và tái sử dụng chất thải, xử lý ô nhiễm. Tiêu chuẩn xả thải và lệ phí ô nhiễm đối với một số loại hình công nghiệp năng cũng cần được nghiên cứu cụ thể. Cần nghiên cứu và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, chức năng của BQL CCN và Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng CCN trong QLMT CNN theo hướng PTBV. Phát triển CCN theo hướng mô hình CCN TTMT là nền tảng để tiến đến phát triển công nghiệp bền vững trong tương lai. Do đó việc nghiên cứu phát triển CCN TTMT theo đặc điểm tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội của các CCN là rất cần thiết. Bên cạnh các quy định, chính sách và các hình thức chế tài, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp là chiến lược lâu dài cần quan tâm thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv.TangVinh.official.doc
  • docBIA.doc
  • docNHIEM VU.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docTRANG_PHU.doc
Tài liệu liên quan