Luận văn Nghiên cứu địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Địa danh là một trong những mảng đề tài còn nhiều mới mẻ nên chưa thực sự được đào sâu nghiên cứu ở nhiều phương diện,vì thế chúng thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bởi vì khi đi tìm hiểu về địa danh của một vùng đất nào đó không chỉ cho chúng ta hiểu một cách cụ thể về vùng đất, con người, nền văn hoá nơi ấy . mà còn cho chúng ta hiểu thêm về vấn đề ngôn ngữ qua cách sử dụng từ vựng để gọi tên các sự vật, hiện tượng và cơ chế định danh của sự vật, hiện tượng ấy. 1.2. Địa danh là những đơn vị được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ giống như từ nhưng lại có ưu thế hơn từ về nội dung ngữ nghĩa, sắc thái biểu đạt, biểu cảm và sự tồn tại lâu bền của chúng trong lòng cộng đồng dân cư kể cả khi chúng bị thay đổi, biến mất bởi hầu hết các địa danh khi xuất hiện đều có nguồn gốc, lý do. Chính vì thế địa danh là một kho ''dữ liệu'' vô cùng phong phú cần được khai thác. 1.3. Bất cứ địa danh nào cũng đều mang bóng dáng về vùng đất và con người nơi đó. Chính vì thế mỗi địa danh đều luôn có sự liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hoá, địa lý, dân cư .của vùng đất ấy. Ngoài ra, địa danh còn ghi dấu ấn đậm nét về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân ở một vùng đất. Do đó, nghiên cứu địa danh cũng là một cách bổ trợ thêm kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá, lịch sử. 1.4. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong phương thức gọi tên, có thể một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu địa danh sẽ góp phần tìm hiểu lịch sử phát triển của một vùng đất, làm sáng rõ sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt tên: đặc điểm văn hoá, sự thiên di, tiếp xúc, hoà trộn giữa các dân tộc về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán . Mặt khác, địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn (nhất là địa danh hành chính) thường là sản phẩm của một chế độ nhất định. Chúng được đặt tên theo những quan điểm, chính sách, ý tưởng của chính quyền hoặc dân chúng thời đó. Nếu một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống thì nơi đó sẽ có sự phong phú về ngôn ngữ. Sự phong phú này sẽ được dân tộc đó thể hiện rõ trong các địa danh nơi họ sinh sống. Ngoài ra, mỗi địa danh được hình thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất định và những địa danh này chắc chắn sẽ còn lưu giữ mãi về sau.Tất cả những điều trên cho thấy địa danh có thể trở thành ''linh hồn bất tử'' đối với mỗi con người. 1.5. Quảng Ninh là một trong những khu kinh tế phát triển của đất nước bởi nó nằm trong tam giác kinh tế mạnh (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Bên cạnh đó, Quảng Ninh còn là khu du lịch nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp đặc biệt có vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, Quảng Ninh còn là mảnh đất lịch sử với dòng sông Bạch Đằng ghi dấu lịch sử, với đệ tứ chiến khu Đông Triều . Không những thế, Quảng Ninh còn có sự đa dạng về địa hình: không chỉ có biển với hàng nghìn hòn, đảo, vịnh, bến . mà có cả vùng núi đá, vùng đồi núi và đồng bằng. Quảng Ninh còn là mảnh đất cư trú của nhiều dân tộc thiểu số như: Tày, Dao, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan . Những điều kiện đó đã tạo nên sự đa dạng, phức tạp về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh ở các điạ danh nơi đây. 1.6. Một điều khác biệt mà không phải địa phương nào cũng có đó là ở Quảng Ninh có sự phân vùng, sự khác biệt rõ rệt giữa hai vùng Miền Đông và Miền Tây về địa hình, dân tộc, kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán .Nếu như thị xã Cẩm Phả là vùng đồng bằng thì huyện Bình Liêu là vùng miền núi. Nếu như huyện Bình Liêu chỉ có sông, suối mà không có biển thì thị xã Cẩm Phả lại có bờ biển chạy dọc theo thị xã với nhiều hòn, đảo lớn nhỏ. Huyện Bình Liêu là miền núi cao nên dân tộc thiểu số (đặc biệt là dân tộc Tày) chiếm đa số trong dân cư, chi phối trực tiếp đến đời sống, văn hoá, kinh tế và địa danh của địa phương này. Ngược lại, thị xã Cẩm Phả dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn và có ảnh hưởng trực tiếp về nhiều mặt ở mảnh đất này. Vì thế, kinh tế, văn hoá, đời sống sinh hoạt của người dân thị xã Cẩm Phả cao hơn, khác biệt hơn rất nhiều so với huyện Bình Liêu. Do đó, luận văn này chúng tôi đã chọn huyện Bình Liêu (đại diện cho vùng Miền Đông) và thị xã Cẩm Phả (đại diện cho vùng Miền Tây ) thuộc tỉnh Quảng Ninh làm đối tượng để khảo sát, nghiên cứu, so sánh trong luận văn của mình.Từ đó, chỉ ra sự khác biệt sâu sắc trong cách đặt tên, cơ chế định danh, đặc điểm cấu tạo địa danh và sự tri nhận về lịch sử, văn hoá, con người, sự vật, hiện tượng, văn hoá giữa hai vùng miền này. 2. môc ®Ých nghiªn MỤC LỤC Mục lục i Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3 4. Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu . 4 5. Những đóng góp của luận văn 6 6. Bố cục luận văn 7 Chương 1: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học . 8 1.1. Khái quát sơ lược về lịch sử nghiên cứu địa danh 8 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới 8 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam 9 1.1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Quảng Ninh 10 1.2. Khái niệm về địa danh và địa danh học . 11 1.3. Phân loại địa danh . 13 1.4. Các phương pháp và phương diện nghiên cứu . 15 1.5. Những nét cơ bản về địa danh Quảng Ninh và địa danh B. Liêu, C. Phả .16 1.5.1. Giới thiệu chung về địa danh Quảng Ninh 16 1.5.1.1. Về địa lý 16 1.5.1.2. Về lịch sử 18 1.5.1.3. Về văn hoá . 19 1.5.1.4. Về dân cư 20 1.5.1.5. Về ngôn ngữ 22 1.5.2. Vài nét về lịch sử, địa lý của các địa bàn nghiên cứu 23 1.5.2.1. Thị xã Cẩm Phả . 24 1.5.2.2. Huyện Bình Liêu . 25 1.6. Tiểu kết . 27 Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả . 29 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh . 29 2.1.1. Khái niệm về phức thể địa danh 29 2.1.2. Kết quả điều tra địa danh huyện Bình Liêu và Cẩm Phả . 30 2.1.3. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả 32 2.2. Thành tố chung 34 2.2.1. Khái niệm . 34 2.2.2. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả . 35 2.2.3. Sự chuyển hoá của thành tố chung 36 2.2.3.1. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Bình Liêu . 36 2.2.3.2. Sự chuyển hoá thành tố chung ở địa danh Cẩm Phả . 37 2.3. Thành tố riêng (tên riêng) 38 2.3.1. Đặc điểm chung 38 2.3.2. Cấu trúc thành tố riêng trong địa danh ở Bình Liêu và Cẩm Phả . 39 2.3.2.1. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Bình Liêu . 39 2.3.2.2. Số lượng yếu tố trong thành tố riêng của Cẩm Phả 40 2.4. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả 41 2.4.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh . 42 2.4.2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Bình Liêu . 43 2.4.2.1. Đặc điểm cấu tạo . 43 2.4.2.2. Đặc điểm nguồn gốc 48 2.4.3. Đặc điểm cấu tạo của địa danh Cẩm Phả 49 2.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo . 49 2.4.3.2. Đặc điểm nguồn gốc 53 2.5. Các phương thức định danh trong địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả .54 2.5.1. Khái quát chung 54 2.5.2. Khái niệm phương thức địa danh 56 2.5.3. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả 57 2.5.3.1. Các phương thức định danh trong địa danh Bình Liêu . 58 2.5.3.2. Các phương thức định danh trong địa danh Cẩm Phả . 64 2.6. Tiểu kết . 70 Chương 3: So sánh địa danh Bình Liêu và địa danh Cẩm Phả . 73 3.1. Khái quát chung 73 3.2. So sánh đặc điểm cấu tạo . 74 3.2.1. Về số lượng địa danh 74 3.2.2. Về đặc điểm cấu tạo địa danh . 75 3.2.2.1. Về thành tố chung và thành tố riêng 75 3.2.2.2. Về cấu tạo đơn và cấu tạo phức . 77 3.2.3. Về nguồn gốc địa danh . 81 3.3. So sánh về phương thức định danh 83 3.3.1. Phương thức cấu tạo mới 84 3.3.2. Phương thức chuyển hoá 85 3.3.3. Phương thức vay mượn . 87 3.4. So sánh về văn hoá - ngôn ngữ trong địa danh Quảng Ninh . 88 3.4.1. Khái niệm văn hoá 88 3.4.2. Ngôn ngữ trong quan hệ với văn hoá 89 3.4.3. Khái quát về văn hoá Bình Liêu và Cẩm Phả 90 3.4.4. Các thành tố địa danh và đặc trưng văn hoá 91 3.4.4.1. Thành tố chung, tổng loại 91 3.4.4.2. Thành tố riêng, biệt loại . 93 3.5. So sánh địa danh và các loại hình văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả 96 3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả 96 3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả 97 3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả 98 3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá . 104 3.6.1. Địa danh đền Cửa Ông . 104 3.6.2. Địa danh đình Lục Nà . 106 3.6.3. Địa danh phường Cửa Ông . 108 3.7. Tiểu kết . 110 Kết luận . 112 Bài báo của tác giả đã được công bố có liên quan đến luận văn 116 Tư liệu tham khảo 117 Phụ lục 121 .

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tên, nên có sự cân nhắc, suy xét về mặt nghĩa sao cho thể hiện được sự trang trọng, tôn nghiêm của Nhà nước và mang nhiều ước vọng về một cuộc sống trù phú, công bằng, tốt đẹp. Do đó thường chọn các yếu tố Hán Việt để đặt tên. Còn tên núi đồi, sông suối thì ngược lại, thường do cha ông chúng ta tự đặt tên cho sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát, tưởng tượng với những đặc điểm hình thức bên ngoài của chúng. Cách đặt tên này rất phổ biến trong địa danh cả nước cũng như trên thế giới bởi đây là một qui luật tâm lý, qui luật nhận thức cho thấy cách thức con người tri nhận về các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh rồi biểu đạt bằng ngôn ngữ; là sự thể hiện của mối quan hệ qua lại, gắn kết chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy và trong ý thức đó ngôn ngữ là công cụ của ý thức, của tư duy. Trong các địa danh ở Quảng Ninh, chúng ta có thể bắt gặp những kiểu loại thành tố riêng thuần Việt dựa vào các đặc điểm bên ngoài của đối tượng địa lý như: hình dáng, màu sắc, kích cỡ...hay dựa trên một đối tượng nào đó, chẳng hạn người, cây cỏ, động vật, sự vật... Ví dụ: - bản Nà Luông, bản Ngàn Vàng, hòn Nhỏ, thôn Cốc Lồng, thôn Ngù Háu, thôn Nà Ếch, đảo Khỉ... Để chứng minh rõ hơn về văn hoá nhận thức được thể hiện trong địa danh Quảng Ninh, chúng tôi so sánh giữa thị xã Cẩm Phả - một thị xã với địa hình phức tạp, có biển, rừng, núi đá, đảo... và huyện Bình Liêu - một huyện miền núi vùng cao biên giới, nơi chỉ có núi đồi là chính, không có biển để làm ví dụ. * Thị xã Cẩm Phả: - núi: Nhện, Dê, Cánh Diều, Khe Chim, Cây To, Khe Chuối. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 - sông: Voi Lớn. - đảo: Ông Cụ, Khỉ, Thẻ Vàng, Nêm, Vũng Đục. - hang: Luồn, Đá Chồng. - hồ: Áng Chuối, Ba Gia. - hòn: Ớt, Than, Hai Chó, Quạ, Lạc, Cò, Cây Gạo, Cây Cau, Gà Chọi. Ở đây các địa danh tự nhiên là tên "nôm" thuần Việt khá nhiều, không có địa danh dân tộc. * Huyện Bình Liêu: - núi: Phiêng Chè, Keng Iêng, Khau Phi, Khau Ẩm Noọng, Khau Đông Lỳ, Khau Nà Cao, Khau Mỏ Toòng, Khau Khư Mu, Khau Khe Som. - đồi: Chè. - sông: Pắc Hoóc. - ngầm: Suối Con Rắn, Hái Nạc, Nà Ếch, Co Hón, Pắc Pò. Huyện này không có biển nên không có các địa danh có thành tố chung là hang, đảo, hòn; chỉ có nhiều địa danh có thành tố chung là núi, sông, suối, ngầm. Ở Bình Liêu, địa danh thuần Việt rất ít, trong khi đó địa danh dân tộc lại rất nhiều. 3.5. So s¸nh ĐỊA DANH VÀ CÁC LOẠI HÌNH VĂN HOÁ Ở BÌNH LIÊU VÀ CẨM PHẢ 3.5.1. Địa danh và văn hoá vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả Nhìn tổng thể chung cả tỉnh, Quảng Ninh có nhiều địa danh phản ánh rõ nét sự tồn tại của các di sản văn hoá vật thể như đền, chùa, miếu...nhưng ở Bình Liêu và Cẩm Phả sự thể hiện này rất khác nhau. Điều này cho thấy yếu tố tâm linh ở mỗi vùng không giống nhau. Ở Bình Liêu, cư dân là người dân tộc chiếm đa số, mỗi dân tộc có sự thờ cúng riêng nhưng có một điểm chung của người dân Bình Liêu, đó là tục thờ cúng tổ tiên tại gia đình. Họ không theo bất kì tôn giáo nào vì thế nơi đây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 không có nhà thờ, không có chùa, chỉ có một cái đình có tên gọi Lục Nà được đặt tại xã Đồng Tâm. Đình này mỗi năm tổ chức lễ hội một lần vào dịp đầu năm để người dân đến cầu may cho gia đình trong cả năm. Huyện Bình Liêu dân số ổn định, ít có sự xáo trộn về mặt dân cư nên tính bền vững về các phong tục tập quán rất cao. Khác với Bình Liêu, Cẩm Phả là vùng công nghiệp nên cư dân đến từ nhiều vùng đất khác nhau, lại luôn có sự xáo trộn, thay đổi về nhân khẩu. Chính vì thế, văn hoá tín ngưỡng và yếu tố tâm linh nơi đây khá đậm đặc và không có tính bền vững. Điều này được thể hiện rõ qua các địa danh sau: - đền: Cửa Ông, Bà, Cả, Cao Lân. - chùa: Phả Thiên, Mông Dương. - miếu: Ba Cô. - nhà thờ: đạo Thiên Chúa, xứ Cẩm Phả. Như vậy, Cẩm Phả cũng có những di sản văn hoá vật thể giống như nhiều địa phương khác. Trong một thị xã mà có khá nhiều số địa danh về đền, chùa, nhà thờ, miếu như trên chính tỏ sự đa dạng về thành phần dân cư, tín ngưỡng. Đây là nét đặc trưng về lịch sử - xã hội của Cẩm Phả xưa, vì cư dân nơi đây chủ yếu đến từ các vùng đồng bằng Bắc Bộ, họ đã trải qua một quá trình khai hoang, lấn biển, đấu tranh chống ngoại xâm rất cực khổ, do đó họ lập nên nhiều đền, chùa, nhà thờ...để thờ cúng các nhân vật anh hùng, hay những người dân đã được thần thánh hoá, với mong ước họ sẽ có được cuộc sống an lành, ấm no, tốt đẹp âu cũng là điều dễ hiểu. Đó là sự an ủi về mặt tinh thần rất lớn của người dân đặc biệt với những người không phải là bản địa gốc. 3.5.2. Địa danh và văn hoá phi vật thể ở Bình Liêu và Cẩm Phả. Giống như nhiều địa phương trong cả nước, ở Bình Liêu và Cẩm Phả cũng có một số địa danh đã phản ánh được rõ nét sự hiện hữu của các di sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 văn hoá phi vật thể như các giá trị tinh thần, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội... Như đã trình bày ở trên, vì là huyện miền núi, dân cư ổn định, tín ngưỡng bền vững nên những địa danh của Bình Liêu ít liên quan với văn hoá phi vật thể. Trong khi đó ở Cẩm Phả, những địa danh này lại nhiều hơn bởi sự phong phú về tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện qua các thành tố chung như: đền, chùa, miếu, nhà thờ. Qua các thành tố riêng, chúng ta có thể tìm thấy những thông tin khác nhau của văn hoá phi vật thể qua các tên gọi của địa danh như: đền Cửa Ông, đền Bà, miếu Ba Cô... Đây là tên gọi của địa danh nhưng cũng là tên của các nhân vật được thờ phụng. Đi sâu tìm hiểu cội nguồn của những cái tên này sẽ cho chúng ta biết nhiều điều thú vị về lịch sử, tín ngưỡng của nhân dân thời bấy giờ và cả hôm nay. Ngoài những nội dung trên, thành tố riêng trong địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả còn mang thêm các thông tin về giá trị tinh thần tốt đẹp mà nhân dân nơi đây kỳ vọng, ước mong, gửi gắm ký thác vào địa danh. Điều này thể hiện qua tên gọi: Bình An, Bình Đẳng, Bình Quyền, Bình Dân (Bình Liêu); Cẩm Thịnh, Cẩm Thành, Đoàn Kết, Hoà Bình, Tân Lập (Cẩm Phả)... 3.5.3. Địa danh và sự đa dạng văn hoá ở Bình Liêu và Cẩm Phả Địa danh luôn có sự gắn kết với văn hoá - lịch sử của mỗi vùng đất, dân tộc. Nên khi phân tích địa danh, bên cạnh nội dung ý nghĩa mà tên gọi đã thể hiện, chúng ta còn nhận thấy sự ảnh hưởng của các dân tộc trên mỗi địa danh, tên gọi đó. Nếu phân tích tất cả các địa danh của tỉnh Quảng Ninh thì sẽ thấy rõ sự hiện hữu, giao thoa của nền văn hoá Kinh và các nền văn hoá của các dân tộc thiểu số khác một cách đầy đủ, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong khuân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 khổ luận văn này, chúng tôi chỉ có điều kiện đi phân tích sự giao thoa văn hoá giữa các dân tộc ở Bình Liêu và Cẩm Phả. Vì thế không tránh khỏi sự giản đơn. Ở Bình Liêu, có sự cộng cư của người Kinh và người của các dân tộc thiểu số nên có những địa danh có chứa yếu tố dân tộc. Chẳng hạn như một số địa danh trong huyện có thành tố riêng thứ hai là ngôn ngữ các dân tộc thiểu số hoặc yếu tố thứ nhất hay thứ hai trong thành tố riêng là tiếng dân tộc: - Tên dân tộc Tày: + bản Pắc Pộc, bản Nà Sa, núi Khau Phi, sông Pắc Hoóc. + bản Pắc Cương, bản Nà Làng, đập Nà Ếch, núi Phiêng Chè, núi Nà Cao + bản Khe Bốc, bản Đồng Cậm, bản Ngàn Pạt, núi Mỏ Toòng, núi Khe Som - Tên dân tộc Tày kết hợp với tên dân tộc Dao: bản Nà Choòng. - Tên dân tộc Dao: bản Cẳm Hắc. - Tên dân tộc Tày kết hợp với tên dân tộc Sán Chỉ: bản Khe Mó. Nếu nhìn vào các dẫn chứng vừa nêu chúng ta có thể nhận thấy cách người dân tộc thiểu số đặt tên cho địa danh của mình. Hầu hết các địa danh được đặt tên đều dựa vào đặc điểm bên ngoài dễ nhận biết bằng mắt thường của các đối tượng địa lý hoặc đối tượng khác như: hình dáng, kích thước, màu sắc, cây cối... - bản Nà Luông: trong đó Luông nghĩa là "to" - đập Nậm Đeng: trong đó Đeng có nghĩa là "đỏ" Đây chính là vấn đề "Văn hoá nhận thức" của mỗi dân tộc. Văn hoá nhận thức này không chỉ có ảnh hưởng đến việc đặt tên các địa danh mà còn có ảnh hưởng rất nhiều đến việc đặt tên của con người. Nếu như người Kinh thường chọn tên gọi nghe hay và có nghĩa đẹp (bằng chữ thuần Việt hoặc Hán Việt) để đặt tên cho con mình như: Mơ, Mận, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Hồng, Mỹ Hạnh, Phương Thảo, Thu Trang, Thuỳ Dung... thì người dân tộc lại chọn những cái tên thuần dân tộc để đặt tên cho con mình. Tuy nhiên, chỉ nghe đọc tên lên thì những người không hiểu nghĩa sẽ thấy đó là cái tên không hay thậm chí còn buồn cười, nhưng nếu hiểu được nghĩa của chúng sẽ thấy người dân tộc thiểu số cũng có dụng ý, ước vọng khi đặt tên cho con cái họ. Ví dụ: - Người Tày: thường đặt tên con là Chìu, Lồng, Làu, Chắn, Khìn... Trong đó: Chìu có nghĩa là chiều, yêu mến. Lồng có nghĩa là cây đa lớn, thể hiện sự vững chãi, chịu đựng được gió bão phong ba. Làu có nghĩa chăm sóc, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Chắn có nghĩa giữ, bảo vệ. - Người Dao: con gái thường đặt theo thứ tự trong gia đình như Tài múi, Nhì múi, Sán múi, Si múi; con trai hay đặt Pẩu (tốt), Tắc (đức), Sằn, Hếnh, Chìu... Trong số các dân tộc ở Bình Liêu, dân tộc Tày là dân tộc đã sử dụng nhiều nhất tên riêng có nguồn gốc Hán Việt với ý nghĩa đẹp để gửi gắm, ký thác ước mơ của bố mẹ để đặt tên cho con, chẳng hạn như: Thuỷ, Trung, Hiếu, Quang, Vinh, Hạnh... Các dân tộc còn lại sử dụng tên có nguồn gốc thuần Việt hay Hán Việt là rất ít. Tuy nhiên, xu thế hội nhập, giao lưu giữa các dân tộc ngày càng phát triển nên thế hệ trẻ hôm nay đang có nhiều thay đổi trong cách ăn mặc, cách đặt tên theo người Kinh nhưng bản sắc dân tộc thì họ vẫn giữ. Còn ở Cẩm Phả, mặc dù có dân tộc thiểu số sinh sống nhưng dân tộc Kinh vẫn chiếm đa số nên sự giao thoa giữa các dân tộc xảy ra rất ít. Do đó, hầu như không có địa danh có yếu tố dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 Nếu địa danh có nguồn gốc thuần Việt ở Cẩm Phả mang tên gọi rất dân dã, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân (như: Voi, Nhện, Chuối, Cả, Cát, Cò, Bọ Cắn, Gà Chọi, Ớt, Chay, Gạo...) thì địa danh có nguồn gốc Hán Việt lại mang nhiều nghĩa hay, sang, đẹp (chẳng hạn: Hoà Bình, Lao Động, Minh Hoà, Bình Minh, Nam Tiến, Đoàn Kết, Tân Hải...). Cách đặt tên địa danh của người Việt (Kinh) ở Cẩm Phả là do sự tri nhận của họ đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Họ cũng dựa vào các đặc điểm, tính chất, màu sắc, động thực vật... dễ nhận biết của các đối tượng địa lý hoặc đặc điểm khác để đặt tên. Ví dụ: - phường Cẩm Thuỷ: trong đó từ Cẩm lấy lại yếu tố đầu tiên trong tên gọi của đơn vị lớn hơn là thị xã Cẩm Phả. Còn Thuỷ là do nơi này có đập nước lớn. - phường Cẩm Bình: từ Bình bắt nguồn từ việc nơi đây là vùng đất rộng, bằng phẳng của Cẩm Phả. - phường Cẩm Sơn: từ Sơn có nguồn gốc là do nằm gần núi Cao Sơn. - phường Cẩm Thạch: từ Thạch có nguồn gốc là do phường này có nhiều núi đá. - phường Cẩm Đông, Cẩm Tây: từ Tây và Đông ra đời là do nơi đây đã có sự hợp nhất của hai khu ở phía đông và phía tây. - phường Cẩm Thịnh, Cẩm Phú: theo tiếng Hán, từ Thịnh có nghĩa là thịnh vượng, phát đạt; từ Phú là giàu có. Đây là ước nguyện của chính quyền mong cho cuộc sống nơi đây giàu sang, thịnh vượng. Sự tri nhận này không chỉ được sử dụng trong việc đặt tên cho địa danh mà còn có ảnh hưởng trong việc đặt tên cho con người. Nếu như ở Bình Liêu chúng ta bắt gặp rất nhiều tên riêng của người dân có nguồn gốc dân tộc thì ở Cẩm Phả lại chỉ thấy tên người có nguồn gốc thuần Việt hoặc Hán Việt, tên người có nguồn gốc dân tộc gần như không có. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 Ngay như dân tộc Sán Dìu là dân tộc thiểu số đông dân nhất ở thị xã, nhưng qua tìm hiểu chúng tôi thấy, dân tộc này hầu hết đặt tên con có nguồn gốc thuần Việt hoặc Hán Việt, một số rất ít người dân đặt tên con có nguồn gốc dân tộc. Chỉ có một chút khác biệt của dân tộc này so với người Kinh, đó là người Sán Dìu hầu hết mang Họ đặc trưng của Trung Quốc và trong phạm vi giao tiếp hẹp giữa người cùng dân tộc, họ sử dụng ngôn ngữ riêng của mình. Ví dụ: Lý Văn Voòng, Từ Hải Thoong, Đàm Văn Hải, Trương Thành Công, Lục Bá Thiên... Một điểm nữa cho thấy sự khác biệt về văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng giữa hai vùng miền Bình Liêu và Cẩm Phả là: nếu như ở Bình Liêu luôn có sự bền vững, ổn định về dân cư cũng như về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán (đã là người Tày, Dao, Sán Chỉ thì ở bất kì đâu trong huyện cũng như trong tỉnh các tục lễ cưới xin, ma chay về căn bản là giống nhau về nội dung và cách thức tổ chức). Ví dụ như tục cưới xin của người Tày thường bao gồm 6 nghi lễ, còn tục ma chay gồm 12 nghi lễ; người Dao tục cưới xin có 4 bước (lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ đón dâu, lễ lại mặt), còn ma chay phải trải qua 7 bước...[30] thì ở Cẩm Phả lại không có sự ổn định, hay bị xáo trộn về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán, do nơi này luôn có sự bổ sung, di cư nhân khẩu từ các vùng đồng bằng ra khu mỏ làm việc. Họ đến lập nghiệp ở mảnh đất mới, mang theo những nếp sống, cách sinh hoạt, văn hoá, phong tục tập quán của quê hương mình đến đây. Xin đơn cử một vài dẫn chứng dưới đây cho thấy sự phong phú, đa dạng về tập quán, tín ngưỡng của những người cùng sống trên một vùng đất nhưng do có quê quán khác nhau nên các tục lệ cưới xin, tang ma, lễ tết cũng khác nhau. - Tục cưới xin: một số nơi khi con dâu về đến cửa (hoặc cổng) mẹ chồng ra đón, lại có nơi mẹ chồng ra tay không nhưng nếu là người ở Hải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 Dương thì mẹ chồng lại mang theo nón ra đón con dâu hoặc mang chai rượu; có nơi (ở Hà Nam) mẹ chồng lại không ra đón. - Tang ma: khi đến viếng người chết, có nơi người đến viếng chỉ cầm tiền viếng cùng hương vào trước bàn vong của người chết thắp hương, nhưng có nơi (người ở Thái Bình, Hải Dương) nhà có người mất lại chuẩn bị mấy đĩa quả (chuối), hoa để người đến viếng đặt tiền viếng lên, sau đó bê vào đặt lên bàn thắp hương cho người chết. Đĩa hoa, quả này được luân phiên nhiều lần trong đám tang. Ngay trong việc khiêng người chết đi chôn cũng khác nhau. Có nơi không qui định người khiêng, có nơi thuê người khiêng (xu thế này đang được vận dụng nhiều), cũng có nơi (người dân Hà Nam) qui định rõ về việc khiêng cữu. Nếu người làng Vị Dương, Vị Khê chết do họ tộc khiêng; nếu người Quỳnh Biểu chết do làng khiêng; nếu người làng Lưu Khê chết do phường khiêng...[30]. - Lễ tết: có nhiều nơi sáng mồng một kiêng không giết gà vì sợ phạm vào tội sát sinh, nhưng người dân xã Minh Tân, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương thì vẫn giết gà vào sáng mồng một để làm cơm cúng gia tiên; hoặc có nơi ngày ba mươi tết các con ở riêng đều về nhà bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ để ăn bữa cơm tất niên sau đó trong các ngày tết tiếp theo không bắt buộc chuyện ăn uống và tết của những người dân này thường kéo dài hết ba ngày tết. Còn người dân huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An đang sinh sống và lập nghiệp mấy đời ở Cẩm Phả lại có phong tục khác. Tết nguyên đán, bữa cơm tất niên cuối năm và hai bữa cơm ngày mồng một, tất cả chị, em tập trung ở nhà con trai trưởng. Khi đến mỗi người em mang theo một mâm cơm để cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Cúng xong, tất cả cùng ăn chung. Tết của người Hương Anh chỉ có đến hết ngày mồng một, sau bữa cơm chiều mồng một được gọi là bữa cơm cất tết, cũng là lúc người dân coi không còn tết nữa [45]. Như vậy, trên phương diện văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng Bình Liêu và Cẩm Phả vừa mang đầy đủ những đặc điểm chung trong văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 hoá, phong tục tập quán của người dân Quảng Ninh cũng như dân tộc Việt Nam vừa lưu giữ được sắc thái riêng gắn liền với điều kiện sống, lao động, sinh hoạt, văn hoá, phong tục tập quán của mỗi dân tộc trong vùng. 3.6. MỘT SỐ ĐỊA DANH GẮN VỚI LỊCH SỬ, VĂN HOÁ 3.6.1. Đền Cửa Ông Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đặc sắc. Đó là: "non thiêng Yên Tử"- nơi phát tích của Thiền phái Trúc Lâm; Vịnh Hạ Long- hai lần đăng quang là di sản thiên nhiên thế giới; Cụm di tích chiến thắng Bặch Đằng - ghi dấu chiến công chống quân xâm lược; Đền Cửa Ông - nơi thờ Trần Quốc Tảng và những người thân trong gia đình ông...Trong số các di tích kể trên, đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Vào đầu công nguyên, với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển, Cửa Ông đã là một bến thuyền giao thương bằng đường thuỷ từ đồng bằng sông Hồng tới vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời đó được gọi là Cửa Suốt. Cửa Ông nằm giáp ranh với Vân Đồn.Hai noi này hợp thành điểm buôn bán với nước ngoài, tàu thuyền Trung Quốc và các nước lán giềng đã theo đường thuỷ Đông Kênh vào vịnh Hạ Long ngày một tấp nập hơn. Để kiểm soát và đánh thuế tàu thuyền ngoại quốc đi lại trên đường thuỷ Đông Kênh ra vào cảng Vân Đồn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã lập ra các trạm hải quan dọc bờ biển, trong đó có cửa Suốt. Trạm hải quan ở Cửa Ông gọi là đồn Suất - Ti - Tuần. Cửa biển có đồn Suất - Ti - Tuần gọi là Cửa Suất, về sau gọi chệch thành Cửa Suốt. Vị trí Cửa Suốt đã được sách Đại Nam nhất thống chí viết như sau: "Cửa Suốt cách châu Tiên Yên 48 dặm về phía tây- nam, phía nam là dãy núi đá, phía bắc kề bãi cát có đồn, phía bắc đồn gọi là Vườn Nhãn, xưa nhà Lê dùng chỗ này để đày những tù phạm phải tội lưu cận châu, cách tỉnh 2 ngày đường [30, tr. 115]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Với vị trí chiến lược ở vùng biên cương, Cửa Suốt luôn phải có những dũng tướng tài ba và đáng tin cậy trấn ải. Để tăng cường phòng thủ vùng biển đảo Đông Bắc, vua Trần Nhân Tông đã cử Trần Quốc Tảng - một vị tướng tài, đức và là con trai thứ ba của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ra trấn giữ Cửa Suốt. Trần Quốc Tảng ra Cửa Suốt hai lần với hai tư thế và hai thể thức trái ngược nhau. Lần thứ nhất ông bị đi đày. Cuốn Trần triều hiển thánh chính kinh tập biên in năm Thành Thái thứ 12 (1900), đã chép như sau: "Quốc Tuấn Công cho rằng con trai tính ưa cương dũng ấy không tuân theo đúng đạo làm con, bèn nổi giận lôi đình, đày ra Cửa Suất làm tuần ty Tân Lương, huyện Yên Hưng, phủ Hải Ninh, lộ An Bang". Lần thứ hai ông được cử đi. Sau khi cầm quân đánh thắng giặc Nguyên - Mông tại cửa sông Bạch Đằng (1286), trở về triều, ông được phong là Tiết Độ Sứ và được cử ra Cửa Suốt trấn giữ. Do những công lao to lớn với đất nước và triều đình, Trần Quốc Tảng đã được vua Trần Anh Tông (cũng là con rể của Quốc Tảng) phong tước hiệu Hưng Nhượng Đại Vương. Những ngày cuối đời, ông trở lại vùng Cửa Suốt và tạ thế một cách kì lạ, huyền bí tại khu vườn Nhãn (sử sách và truyền thuyết dân gian còn lưu lại điều này). Vua thấy Trần Quốc Tảng có công, lại linh ứng nên truyền cho lập miếu thờ và phong làm Thượng đẳng phúc thần, ban 800 quan tiền cống, hàng năm hai mùa cúng tế vào bậc nhà nước. Sau do khu Vườn Nhãn thấp nên miếu và lăng của ông chuyển về Cửa Suốt. Đền Cửa Ông ngày nay không chỉ thờ Trần Quốc Tảng mà còn thờ một vị thần địa phương tên là Hoàng Cần (vị trí miếu thờ của ông cũng được đặt ở Cửa Suốt). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 Từ khi trên bến Cửa Suốt lập miếu thờ Đức Ông (thờ Trần Quốc Tảng và Hoàng Cần), Cửa Suốt được đổi thành cửa Đức Ông. Về sau, người dân địa phương dần dần thay bằng tên Cửa Ông. Lúc đầu, nơi thờ Trần Quốc Tảng chỉ là một thảo am (am cỏ) dựng tại Vườn Nhãn (phường Cẩm Phú ngay nay). Ngay từ khi ra đời, nơi thờ này được nhân dân trong vùng và khách vãng lai đến thắp hương thơ cúng rất đông. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, do dân cư ở Cửa Ông ngày càng đông đúc, thảo am thờ Đức Ông nhỏ bé không đáp ứng đủ nhu cầu tâm linh của người dân nên đã chuyển về bên bờ Cửa Suốt lập thành miếu thờ Đức Ông, rồi sau lại được mở rộng thành đền Đức Ông. Sau khi tên Cửa Ông ra đời, đền Đức Ông được đổi thành đền Cửa Ông. Trải qua nhiều lần tu bổ, đền Cửa Ông hiện nay trở thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh và khang trang. Đền Cửa Ông gồm có ba khu: đền Hạ, đền Trung, đền Thượng phân bố theo chiều lên cao dần. Trong đó, khu đền Thượng có đền thờ Trần Quốc Tảng, lăng mộ Trần Quốc Tảng, chùa thờ phật và thờ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Khu đền Hạ và đền Trung thờ khá đông đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và những trung thần của ông. Ngôi đền này có tất cả 30 pho tượng lớn nhỏ, được xây dựng với những công trình kiến trúc cổ kính, hài hoà mang đậm tính dân tộc, có giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, thu hút rất đông khách bốn phương đến tham quan. Đền Cửa Ông hàng năm thường mở hội vào ngày 3 tháng 2 âm lịch và vào các dịp đầu năm. Đền được Bộ Văn hoá - thông tin cấp bằng di tích lịch sử quốc gia theo theo quyết định số 100 QĐ/VH ngày 21- 1- 1989. Hiện nay, đền Cửa Ông nằm trong địa giới hành chính của phường Cửa Ông [17], [30], [33]. 3.6.2. Đình Lục Nà Đình Lục Nà thuộc thôn bản Cáu - xã Lục Hồn, diện tích 1.534 m2, cách trung tâm huyện 6 km, cách Cửa khẩu Hoành Mô là 10 km. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Theo hồ sơ di tích lịch sử - văn hoá, đình Lục Nà đã được Hội đồng khoa học xét công nhận là di tích cấp tỉnh. Đình Lục Nà có từ lâu đời, có qui mô lớn: 5 gian, cột gỗ tròn có đường kính 40 - 50 cm, tường xây bằng gạch địa phương, lợp ngói địa phương (tức ngói âm dương). Đình Lục Nà được xây dựng để thờ thần là người có công đánh giặc giữ nước, gắn liền với sự tích cây tre mọc ngược còn lưu truyền trong dân gian. Sách Đại Nam nhất thống chí đã chép về sự tích Hoàng Cần như sau:" Ngày xưa có giặc răng trắng, miệng vàng từ phương Bắc kéo đến cướp bóc của cải, giết chóc dã man nhân dân vùng ven biển Đông Bắc. Ở làng nọ huyện Bình Liêu có một thanh niên dân tộc Tày tên là Hoàng Cầm đã chiêu mộ trai tráng trong vùng, lập thành đội quân chiến đấu rất anh dũng, đánh giặc với chiếc cọc tre trong tay, tả xung hữu đột làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn tranh nhau bỏ chạy về bên kia biên giới". Dẹp giặc xong, Hoàng Cần trở về quê cũ. Từ trên lưng ngựa nhảy xuống, tiện tay ông cắm ngược cọc tre xuống đất. Sau khi ông chết, cây cọc tre mà ông cắm ngược bên đường làng bỗng nhiên đâm cành nở lá, cành chĩa xuống đất thành dõng tre mọc ngược. Để tỏ lòng biết ơn người đã có công đánh giặc giữ nước, nhân dân nhiều nơi trong huyện Bình Liêu đã dựng đền thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng. Hằng năm, người dân mở hội đình làng trong những ngày đầu xuân tháng riêng âm lịch. Ông được triều đình sắc phong là "Khâm sai Đông Đạo tiết chế" [17], [30]. Hiện nay, ở xã Hải Lạng - huyện Tiên Yên và Cửa Ông - thị xã Cẩm Phả cũng có đền thờ ông. Ngoài việc thờ thần Hoàng Cần, đình Lục Nà còn thờ thần núi, thần sông, thần đất, thần công...theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh cũng khá phổ biến ở những địa phương khác của nước ta. Đình Lục Nà còn là nơi ghi đậm dấu ấn lịch sử, cách mạng của huyện Bình Liêu. Ngày 20/10/1945 tại đình Lục Nà đã diễn ra cuộc mít tinh lớn có mặt Việt Minh tổ chức để tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng lâm thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 huyện Bình Liêu. Ngày 18/01/1946 Uỷ ban Hành chính huyện Bình Liêu chính thức được thành lập. Ngày 21/1/1946 lực lượng vệ quốc đoàn huyện Bình Liêu cũng được thành lập tại đây. Đình lục Nà là đình hàng tổng và lễ hội đình Lục Nà cũng là lễ hội lớn có tiếng trong vùng. Trước đây, bà con các dân tộc từ huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hà Cối thuộc tỉnh Quảng Ninh và các xã Châu Sơn, Bắc Lãng thuộc tỉnh Lạng Sơn cũng nô nức kéo nhau về chảy hội đình Lục Nà mỗi độ xuân về. Với những ý nghĩa giá trị to lớn đó, ngày 18/7/2005 UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định số 233/QĐ- UBND về việc "công nhận xếp hạng địa điểm đình Lục Nà là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh" Ở Bình Liêu, đình Lục Nà là địa danh duy nhất có liên quan đến tập quán tín ngưỡng, lễ hội của người dân tộc Tày [30], [43]. 3.6.3. Phƣờng Cửa Ông Cửa Ông là phường trực thuộc thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông nằm ở phía đông - nam thị xã Cẩm Phả, đông giáp Mông Dương, tây giáp Cẩm Thịnh và vịnh Bái Tử Long, bắc giáp Cẩm Phú và Cẩm Thịnh, nam giáp vịnh Bái Tử Long. Địa hình Cửa Ông bao gồm giải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18 nằm giữa hai dãy đồi núi cao trên dưới 100 m ở phía bắc và phía nam. Từ xưa con đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường độc đạo đi ra vùng biên giới phía đông bắc và ngược lại. Cửa Ông như là cái yết hầu nối miền Đông chập chùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây rộng lớn của tỉnh. Phía nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long không chỉ là một cảnh đẹp nổi tiếng, một vùng biển trù phú các loài hải sản mà còn tạo cho Cửa Ông một lợi thế về cảng biển. Chính vì thế, ngay từ đầu công nguyên, Cửa Ông đã là một bến thuyền giao thương trên con đường thuỷ từ đồng bằng sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc. Đến năm 1924, thực dân Pháp cho xây dựng một cảng lớn tại Cửa Ông với chiều dài 320 m, có thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 cùng một lúc cập cảng 2 tàu có trọng tải 10.000 tấn. Thương cảng Vân Đồn ra đời vào thế kỷ XII đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển quan hệ ngoại thương của quốc gia Đại Việt. Cửa biển nơi này xuất hiện trạm hải quan Cửa Suốt do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng trấn giữ. Từ đây, Cửa Ông không chỉ là một bến thuyền buôn bán tấp nập, mà còn hình thành những yếu tố văn hoá có bản sắc. Cùng với sự ra đời cảng Cửa Ông, hàng trăm nghìn công nhân đã hội tụ về Cửa Ông để làm việc. Đến năm 1930 Cửa Ông có 22.000 công nhân. Cùng với hàng ngàn công nhân đến làm việc là hàng trăm gia đình thợ thuyền cùng đến sinh sống. Thị trấn Cửa Ông ra đời và phát triển từ đó. Với nhiều lần thay đổi, tách nhập, đến ngày 10 - 9 - 1981, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) có quyết định số 63/HĐBT về việc thành lập phường. Phường Cửa Ông có diện tích là 27 km2, 4/5 diện tích là đồi núi, rừng và biển. Phường chia thành 8 phân khu, 139 tổ dân, với dân số là 18.500 người (tính đến tháng 10. 2008). 80% dân số là công nhân của 40 xí nghiệp đóng trên địa bàn. Trên địa bàn phường có nhà sàng tuyển than Cửa Ông rất lớn và hiện đại, làm nhiệm vụ sàng tuyển và bốc rót toàn bộ than khai thác của vùng Cẩm Phả xuống các tàu có trọng tải lớn của Việt Nam cũng như của nước ngoài. Bên cạnh đó, phường còn có ngôi đền Cửa Ông rất nổi tiếng thờ Hưng Nhượng Đại Vương. Chính vì vậy Cửa Ông không chỉ là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự mà còn là một vùng văn hoá đặc sắc. Nhận thức rõ vị trí chiến lược của Cửa Ông, kẻ thù xâm lược mỗi khi tiến đánh nước ta và vùng Đông Bắc, đều đánh chiếm và đóng chốt ở Cửa Ông ngay từ đầu. Mặc dù luôn chịu sự đánh phá và huỷ diệt của hai đế quốc lớn nhưng Cửa Ông vẫn kiên cường, anh dũng đứng lên chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Trong thời kỳ xây dựng và đổi mới, phường tuy còn gặp nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường đã đoàn kết, nhất trí vượt qua mọi thử thách, gian khó để đạt được nhiều thành tựu, đưa phường trở thành đơn vị dẫn đầu về phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch của thị xã. Với những kết quả đã đạt được, phường đã 3 lần (vào các năm 1993, 1997, 1998) vinh dự được tặng Huân chương lao động hạng nhì và ba của chính phủ về thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị và công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ cùng nhiều bằng khen, cờ thi đua của tỉnh, thị xã. 3.7. TIỂU KẾT Với một vị trí địa lý đặc biệt có rừng, biển, biên giới, đồng bằng, hải đảo, cửa khẩu đã tạo cho Quảng Ninh sự đa dạng về các mặt: địa lý, lịch sử, văn hoá, dân tộc...Đây là yếu tố cơ bản làm nên sự khác nhau giữa các vùng miền trong tỉnh. 3.7.1. Do vị trí địa lý khác nhau, dân số khác nhau dẫn đến số lượng địa danh, số lượng thành tố chung và thành tố riêng, cấu tạo đơn và cấu tạo phức giữa hai vùng Bình Liêu và Cẩm Phả cũng khác nhau. Ở Bình Liêu, các địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn rất ít. Trong khi ở Cẩm Phả, các địa danh tự nhiên và địa danh nhân văn lại rất nhiều. Sự khác biệt cơ bản này kéo theo các điều kiện sống, sinh hoạt, dân trí của hai vùng này cũng khác nhau. 3.7.2. Địa danh Bình Liêu chủ yếu là địa danh Tày. Hầu hết các địa danh này có liên quan đến văn hoá tộc người như điều kiện sống, canh tác, người Tày có thói quen trồng lúa nước trên ruộng bậc thang . Họ thường sinh sống ở những bãi đất bằng phẳng, có suối, khe, ngàn... nên dấu ấn của "phiêng" (bằng), "nà" (ruộng), khe, ngàn...xuất hiện nhiều trong các địa danh. Chính vì thế, nên cũng dễ hiểu tại sao tên sông, suối, núi, đồi, cây, ruộng đều bằng ngôn ngữ của các dân tộc đang sinh sống tại đây. Điều này chính tó rằng, các dân tộc ở Bình Liêu là cư dân bản địa, là chủ nhân của vùng đất này từ lâu đời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 3.7.3. Địa danh Cẩm Phả chủ yếu là địa danh thuần Việt và Hán Việt. Địa danh dân tộc gần như không có. Điều này chính tỏ, người Việt (Kinh) là những cư dân đầu tiên đến sinh sống và lập nghiệp ở mảnh đất này. Họ có ảnh hưởng rất lớn trong việc đặt tên các địa danh cũng như trong các vấn đề về xã hội, kinh tế, văn hoá. 3.7.4. Địa danh là một bộ phận trong vốn từ vựng của ngôn ngữ. Vì thế, trong số các thành tố cấu tạo nên văn hoá, ngôn ngữ luôn được coi là một thành tố cơ bản, có vai trò hết sức quan trọng, giữ một vị trí hết sức đặc biệt, là sản phẩm của văn hoá nhưng ngôn ngữ cũng là phương tiện, điều kiện cho sự hình thành và phát triển các thành tố khác trong văn hoá.Với tư cách là tên gọi của các đối tượng địa lý, có thể nói rằng, trong ngôn ngữ, địa danh là một trong những bộ phận chứa đựng trong đó nhiều thông tin về các đặc trưng văn hoá. 3.7.5. Địa danh - ngôn ngữ - văn hoá - nhận thức luôn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Địa danh, ngôn ngữ chịu sự chi phối của văn hoá, nhận thức. Văn hoá, nhận thức có ảnh hưởng đối với địa danh, ngôn ngữ. Chính vì thế, chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vùng Bình Liêu và Cẩm Phả về cách đặt tên địa danh, về văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng. 3.7.6. Nếu như Bình Liêu luôn có sự ổn định, bền vững về dân cư, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo thì Cẩm Phả lại luôn có sự xáo trộn, thay đổi về dân cư, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo. Bởi Cẩm Phả là khu công nghiệp, có nhiều mỏ than nên có sự đa dạng, hỗn tạp về gốc gác. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố tích cực trong việc tạo nên sự đa dạng, phong phú về địa danh cũng như về vấn đề văn hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 KẾT LUẬN Với kết quả thống kê, phân loại, phân tích và khái quát hoá về địa danh huyện Bình Liêu và thị xã Cẩm Phả, chúng tôi tự nhận thấy: trong quá trình làm việc đã có sự cố gắng nỗ lực nhưng chắc chắn không tránh khỏi những vấn đề còn thiếu sót, hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn xin nêu ra những kết luận ban đầu như sau: 1. Địa danh và địa danh học mặc dù ra đời muộn hơn các ngành khoa học khác nhưng đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm đầu tư. Chính vì thế, trong những năm cuối của thế kỷ XX đặc biệt những năm đầu thế kỷ XXI đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về địa danh ra đời. Nghiên cứu địa danh không chỉ vận dụng kiến thức của ngành địa danh học mà cần có sự kết hợp của nhiều ngành khoa học khác. Trong luận văn này, chúng tôi cố gắng vận dụng kiến thức của các ngành nhưng chủ yếu vẫn là kiến thức của ngành ngôn ngữ học. 2. Quảng Ninh là tỉnh có sự phong phú về địa hình, sự đa dạng về đối tượng địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, văn hoá. Chính vì thế, đã tạo ra sự khác nhau cơ bản giữa các vùng miền trong tỉnh, đặc biệt giữa vùng miền Đông và miền Tây về địa danh, dân tộc, dân cư, kinh tế, văn hoá. Các địa danh Bình Liêu được định danh chủ yếu bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số (dân tộc Tày), còn các địa danh Cẩm Phả chủ yếu lại được định danh là ngôn ngữ Việt hoặc Hán Việt. Việc định danh này có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, các đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá của địa danh mỗi vùng miền. 3. Mỗi địa danh bao giờ cũng tồn tại trong một phức thể gồm hai bộ phận là thành tố chung và thành tố riêng (tên riêng). Thành tố chung trong địa danh của Bình Liêu không nhiều, nhưng thành tố chung của địa danh tự nhiên được chuyển hoá rất nhiều vào các vị trí tên riêng trong địa danh hành chính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 Ngược lại, thành tố chung trong địa danh Cẩm Phả nhiều hơn Bình Liêu nhưng sự chuyển hoá từ thành tố chung của địa danh tự nhiên sang các vị trí tên riêng trong địa danh hành chính lại ít hơn rất nhiều. Sự chuyển hoá này tạo nên tính tầng bậc đa dạng cho địa danh về cấu tạo lẫn ý nghĩa phản ánh. Như vậy, thành tố chung ngoài chức năng hạn định, cung cấp những thông tin về loại hình còn có chức năng tham gia cấu tạo địa danh. Đây cũng là điểm khác nhau giữa hai vùng miền đang so sánh. Điểm nổi bật trong đặc điểm cấu tạo địa danh Bình Liêu là phương thức chuyển hoá (chủ yếu là chuyển hoá từ địa danh địa hình tự nhiên vào địa danh hành chính), còn Cẩm Phả, nét nổi bật trong đặc điểm cấu tạo địa danh là phương thức cấu tạo mới với nhiều kiểu loại. Các phương thức này đã tạo nên một số lượng lớn các từ ghép và cụm từ chính phụ trong địa danh. Bên cạnh đó, các yếu tố trong địa danh còn có quan hệ với nhau theo quan hệ chính phụ và đẳng lập. 4. Địa danh Quảng Ninh nói riêng và địa danh các nơi khác nói chung đều có ý nghĩa, nguồn gốc. Nghĩa của các địa danh này chỉ được hiểu và hiểu đúng khi xác định tên gọi của nó, xuất xứ, nguồn gốc ra đời của tên gọi đó. Một trong những lý do chính của vấn đề này là phương thức định danh. Các phương thức định danh của Bình Liêu ít hơn các phương thức định danh của Cẩm Phả. Cho nên, các địa danh của Cẩm Phả phong phú, đa dạng hơn về số lượng, chủng loại. Tác động trực tiếp đến yếu tố này là do nguồn gốc của các địa danh. Các địa danh xã, phường luôn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường là yếu tố Hán Việt, còn các địa danh thôn bản, địa danh tự nhiên chủ yếu do các yếu tố thuần Việt và các yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số đảm nhiệm để phản ánh tính tự nhiên, vốn có về các đặc điểm, tính chất của đối tượng địa lý. Những đặc điểm, tính chất này đã được người bản địa dùng để đặt tên cho các địa danh nên chúng luôn có sự gần gũi, mộc mạc, thân thiết với con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 Cũng do sự tác động của các yếu tố trên mà ở Bình Liêu, chỉ có địa danh xã có nguồn gốc Hán Việt, còn các địa danh khác mang nguồn gốc dân tộc nên địa danh Hán Việt rất ít. 5. Trong quá trình tiếp xúc giữa tộc người, ngôn ngữ, văn hoá đã có ảnh hưởng qua lại với nhau. Sự ảnh hưởng này đã để lại dấu ấn rõ nét trong các địa danh của Bình Liêu và Cẩm Phả. Dấu ấn của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể cũng được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết các địa danh đều phản ánh những biểu hiện của văn hoá vùng này thông qua lịch sử, địa lý, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, ngôn ngữ và tâm lý ứng xử của con người. Bình Liêu là miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh, dân tộc Tày là dân cư chủ yếu nên nơi đây dấu ấn của nền văn minh lúa nước, của những sinh hoạt văn hoá dân gian, của phong cảnh thiên nhiên được thể hiện đậm nét trong địa danh. Ngược lại, Cẩm Phả là thị xã công nghiệp của tỉnh, dân tộc Kinh là dân cư chiếm tỉ lệ cao nhưng lại ít có sự bền vững về nhân khẩu, tín ngưỡng. Điều này đã được phản ánh rõ qua các địa danh, văn hoá, tín ngưỡng, phong tục tập quán, sự tri nhận về cuộc sống, xã hội của người dân vùng mỏ. Chính từ những sự khác nhau này đã tạo nên lực hút hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu địa danh, ngôn ngữ, văn hoá. 6. Nghiên cứu địa danh Bình Liêu và Cẩm Phả trước hết bổ sung thêm tư liệu cho ngành ngôn ngữ học, địa danh học của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời giúp các đồng nghiệp khác có thêm kiến thức tham khảo trong việc nghiên cứu địa danh cả tỉnh sau này. Ngoài ra, luận văn còn mong muốn đóng góp một phần nhỏ giúp Bình Liêu và Cẩm Phả trong việc phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch của từng địa phương. 7. Luận văn này có điểm khác so với các luận văn viết về địa danh khác, đó là mặc dù cũng đi theo hướng nghiên cứu địa danh nhưng luận văn này không đi nghiên cứu địa danh của cả tỉnh mà chỉ đi nghiên cứu hai địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 danh đại diện cho hai vùng miền Đông và miền Tây của tỉnh. Từ đó chỉ ra sự khác nhau giữa hai địa danh này về số lượng, đặc điểm cấu tạo, phương thức định danh, nguồn gốc, dân tôc, ngôn ngữ và văn hóa. Với những gì đã khảo sát, phân loại, phân tích và khái quát chúng tôi hy vọng, luận văn này sẽ đóng góp một phần nhỏ cho công việc nghiên cứu địa danh, văn hoá của toàn tỉnh sau này. Tất cả những gì đã trình bày là quan niệm riêng của người viết, tuy chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi kính mong nhận được sự đóng góp, ủng hộ của tất cả mọi người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1. Khổng Thị Kim Liên (2009), " Tìm hiểu địa danh Cửa Ông của tỉnh Quảng Ninh", Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (8), tr. 46 - 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Văn An (1977), Ô Châu cận lục, Nxb KHXH, Hà Nội. 2. Nguyễn Văn Âu (1993), Địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Cẩm Phả (2005), Lịch sử Đảng bộ thị xã Cẩm Phả (1930- 2005), Nxb Quảng Ninh. 5. Ban chỉ đạo dự án tỉnh Quảng Ninh (1996), Địa danh Quảng Ninh, Nxb Quảng Ninh. 6. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh: - Quyển 1: Quảng Ninh lịch sử kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb Quân đội nhân dân. - Quyển 2: Quảng Ninh những đơn vị và cá nhân Anh hùng LLVT Nhân dân, Nxb Quân đội nhân dân. - Quyển 3: LLVT tỉnh Quảng Ninh 15 năm xây dựng và trưởng thành, Nxb Quân đội nhân dân. 7. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Công an nhân dân Quảng Ninh (2001), Lịch sử Công an nhân dân Quảng Ninh, Nxb Công an nhân dân. 9. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Hoàng Thị Châu (1966), Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam á qua một vài tên riêng, Thông báo Khoa học Văn học - Ngôn ngữ, 1964 - 1965, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr. 94 - 106. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 12. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (2006), Nxb Giáo dục. 13. Lê Hồng Chương (2007), Từ điển đơn vị hành chính Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội. 14. Nguyễn Dược - Nguyễn Trung Hải (2005), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội. 15. Phạm Xuân Đạm (2005), Khảo sát các địa danh ở Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn , Trường Đại học Vinh. 16. Đảng bộ Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông (1995), Lịch sử truyền thống phong trào công nhân xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông tập I (1930- 1985). 17. Đảng uỷ - UBND phường Cửa Ông (2002), Cửa Ông Miền đất thiêng, Hội Khoa học lịch sử Quảng Ninh. 18. Hoàng Hải Đường (2008), Khảo sát địa danh thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 19. Lê Quí Đôn toàn tập (1997), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 20. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Lê Trung Hoa (1991), Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23. Lê Trung Hoa (2002), "Các phương pháp cơ bản trong việc nghiên cứu địa danh", Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr 8 -11. 24. Lê Trung Hoa (2002), Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt Văn học, Nxb Khoa học xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Hà Thị Hồng (2008), Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sỹ ngôn ngữ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 26. Nguyễn Lân (chủ biên)(2007), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, Nxb Văn học. 27. Từ Thu Mai (2004), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị, Luận án Tiến sỹ ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. 28. Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí (2006), Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa Hà Nội. 29. Nhiều tác giả (2008), Địa danh Quảng Nam, Nxb Quảng Nam. 30. Nhiều tác giả (2001- 2003), Địa chí Quảng Ninh, Nxb Thế giới, Hà Nội. 31. Hoàng Phê (1999), Chính tả Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng. 32. Hoàng Phê (chủ biên),(2006), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng. 33. Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam nhất thống chí, Quyển XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. Thi Sảnh (1983), Thần đền Cửa Ông, Nxb Quảng Ninh. 35. A. V. Superanxkaia (2002), Địa danh là gì (Bản dịch tiếng Việt của Đinh Lan Hương), Hà Nội. 36. Hoàng Tất Thắng (2001), Địa danh thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Huế. 37. Hoàng Tất Thắng (2003), "Địa danh Đà Nẵng từ cách tiếp cận ngôn ngữ học", Tạp chí Ngôn ngữ, (2), Tr. 58 -64. 38. Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hoá, Nxb Văn hoá - thể thao. 39. Thị uỷ Cẩm Phả, Diễn văn kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng bộ thị xã Cẩm Phả (1960 - 2000). 40. Phạm Quốc Tuấn (2007), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Tài liệu dùng trong nội bộ khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 41. Nguyễn Kiên Trường (1996), Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng, Luận án phó tiến sĩ ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 42. UBND huyện Bình Liêu (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Liêu, Nhà in Quảng Ninh, Quảng Ninh. 43. UBND huyện Bình Liêu (2006), Đề án xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. 44. UBND tỉnh Quảng Ninh (2007), Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. NXB Quảng Ninh. 45. UBND huyện Hương Anh (2000), Những giá trị văn hoá của các dân tộc huyện Hương Anh, tỉnh Nghệ An. 46.Đinh Xuân Vịnh (2002), Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 47. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích Thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 PHỤ LỤC 1 CÁC ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU 1. Địa danh hành chính 1.1. Huyện Bình Liêu 1.2. Các xã STT Thị trấn, xã Các thôn, bản, khu thuộc xã, thị trấn 1 Đồng Tâm Phiêng Tắm, Nà Áng, Pắc Pò, Pắc Pền, Phiêng Sáp, Sam Quang, Chè Phạ, Ngàn Phe, Nà Khau, Đồng Long, Nà Tào, Phiêng Chiểng, Ngàn Vàng trên, Ngàn Vàng giữa, Ngàn Vàng dưới. 2 Đồng Văn Phai Làu, Khu Chợ, Đồng Thắng, Cẳm Hắc, Sông Moóc A, Sông Moóc B, Khe Tiền, Khe Mọi. 3 Hoành Mô Đồng Cậm, Đồng Thanh, Long Sông, Cửa Khẩu, Pắc Cương, Phạc Chè, Nà Choòng, Co Sen, Ngàn Cậm, Loòng Vài, Cao Sơn, Ngàn Kheo, Pắc Pộc, Nà Sa, Bản Mới, Nặm Đảng 4 Húc Động Pò Đán, Nà Ếch, Khe Mó, Thông Châu, Lục Ngù, Sú Cáu, Khe Vằn. 5 Lục Hồn Phá Lạn, Cáng Bắc, Bản Cáu, Lục Nà, Cốc Lồng, Bản Khe O, Nặm Tút, Ngàn Pạt, Nà Luông, Cao Thắng, Bản Pạt, Bắc Phe, Bản Chuồng, Ngàn Chuồng, Khau Pưởng, Ngàn Mèo trên, Ngàn Mèo dưới. 6 Tình Húc Co Nhan, Chang Chiếm, Nà Kẻ, Nà Phạ I, Nà Phạ II, Pắc Liềng I, Pắc Liềng II, Chang Nà, Khe Bốc, Nà Làng, Khe Và, Khe Lạc. 7 Vô Ngại Mạ Chạt, Cầu Sắt, Khe Lánh I, Khe Lánh II, Khe Lánh III, Nà Mo, Nà Luông, Tùng Cầu, Bắc Chi, Bạc Pùng, Nà Cắp, Bản Ngày I, Bản Ngày II, Khủi Luông, Nà Nhái, Ngàn Chi, Bản Làng. 8 TT Bình Liêu Khu Bình Quyền, Bình Dân, Bình Đẳng, Bình Quân, Bình Công I, Bình Công II, Bình An. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 2. Địa danh tự nhiên STT Tên chung Tên riêng 1 Núi Phiêng Chè, Keng Iêng, Khau Phi, Khau Ẩm Noọng, Phiêng Khá, Tảng Lượt, Cao Xiêm, Cao Ly, Chóc Cửi Than, Súi Phong San, Thông Châu, Ngà Là, Co Tảng, Săm Quang, Tam Long, Khau Tèn, Ngàn Chi, Khau Khe Som, Bãi Tiên Ái, Mã Thông Thuận, Pha Cái, Khau Đông Lỳ, Khau Khư Mu, Bắc Cương, Khau Nà Cao, Khau Mỏ Toong, Cao Ba Lanh. 2 Đèo Cao Lan, Ái Quốc. 3 Sông Tiên Yên, Tiên Mô, Lục Ngù, Pắc Hoóc, Đồng Văn, Khe Tiền. 4 Suối Bản Làng, Ngàn Chi, Ngàn Chuồng, Ngàn Mèo, Bắc Phe, Ngàn Pạt, Ngàn Vàng, Ngàn Kheo, Ngàn Phe, Nà Đang, Ngàn Trang, Pò Đán, Khe Vằn. 3. Địa danh nhân văn STT Tên chung Tên riêng 1 Cầu Pắc Mươi, Pắc Lặc, Cống Hộp Khe Trác, Nà Cắp, Vô Ngại, Pắc Hoóc, Nà Làng, Khủi Bốc, Bản Pạt 1, Bản Pạt 2. 2 Ngầm Pắc Pò, Cửa Khẩu, Hái Nạc, Suối Con Rắn, Chợ Đồng Văn, Co Hón, Nà Ếch. 3 Đập Co Hón, Ba Xã, Co Nhan, Nậm Đeng. 4 Đình Lục Nà 5 Nghĩa trang Nghĩa trang liệt sỹ Bình Liêu, Đồi Chè. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 PHỤ LỤC 2 CÁC ĐỊA DANH THỊ XÃ CẨM PHẢ 1. Địa danh hành chính 1.1. Thị xã Cẩm Phả 1.2. Các phường, xã STT Tên chung Các khu phố, thôn thuộc phƣờng, xã 1 Cẩm Bình Bình Minh, Diêm Thuỷ, Hoà Lạc, Hòn Một, Nam Tiến, Minh Hoà, Minh Tiến A, Minh Tiến B. 2 Cẩm Đông Lán Ga, Ngô Quyền, Đông Hải I, Đông Hải II, Đông Tiến I, Đông Tiến II, Hải Sơn I, Hải Sơn II, Diêm Thuỷ. 3 Cẩm Thành 1, 2A, 2B, 3, 4A, 4B, 5, 6, 7. 4 Cẩm Thạch 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A, 4B, 4C, 5A, 5B, 6A, 6B, 6C. 5 Cẩm Thuỷ Đập Nước 1, Đập Nước 2, Tân Lập 1, Tân Lập 2, Tân Lập 3, Tân Lập 4, Tân Lập 5, Tân Lập 6, Tân Lập 7, Tân Lập 8. 6 Cẩm Thịnh 1, 2, 3, 4A, 4B, 5A, 5B, 6A, 6B, 7A, 7B. 7 Cẩm Tây Hoà Bình, Minh Khai, Lao Động, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Phan Đình Phùng, Dốc Thông, Thống Nhất. 8 Cẩm Phú Khu phố 1A, 1B, 2A, 2B, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7A, 7B, 8A, 8B. 9 Cẩm Trung 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 3C, 4A, 4B, 4C, 5A, 5B, 6A, 6B, 6C. 10 Cẩm Sơn Tây Sơn I, Tây Sơn II, Nam Sơn I, Nam Sơn II, Trung Sơn I, Trung Sơn II, Bắc Sơn I, Bắc Sơn II, Cao Sơn I, Cao Sơn II, Cao Sơn III, An Sơn, Bình Sơn, Thuỷ Sơn, Đông Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 11 Cửa Ông Khu phố 1, 2, 3, 4A1, 4A2, 4B1, 4B2, 5A, 5B, 6, 7, 8, 9. 12 Mông Dương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. 13 Quang Hanh 1A, 1B, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A, 4B, 5, 6, 7A, 7B, 8A, 8B, 9A, 9B, 10A, 10B. 14 Cẩm Hải Thôn 1, 2, 3, 4, 5. 15 Cộng Hoà Hà Loan, Lạch Cát, Ngoài, Đồng Cói, Giữa, Khe, Cặp, Hà Chanh, Cái Tăn, Cầu Trắng. 16 Dương Huy Đồng Mậu, Tân Tiến, Đoàn Kết, Tân Hải, Tha Cát, Đá Bạc, Khe Sim, Hà Vây, Tài Phèng, Ngã Hai. 2. Địa danh tự nhiên STT Tên chung Tên riêng 1 Đảo Hà Loan, Khỉ, Nêm, Ông Cụ, Thẻ Vàng, Vũng Đục. 2 Động Hanh Hanh. 3 Đèo Bụt, Thấu. 4 Hang Bệnh Viện, Đá Chồng, Địa Chất, Đỉnh Đông, Luồn. 5 Hòn Chỏm Trong, Chỏm Ngoài, Lưới, Ba Hang, Đá Đỏ, Chét Chèo, Thầy Tăng, Đá Bàn, Quạ, Quạ Con, Rều Đá Trong, Rều Đất, Buồm, Đông, Một, Hai, Vũng Đục, Vạn Cá, Ba Rều, Giếng Xám, Vọng, Đọc Xám, Buồm Con, Buồm, Đọc Mòi, Mái Nhà, Đọc Mòi Con, Cặp Vọ, Cặp Vọ Con, Thêm, Đương, Đỏ, Lạc, Cơ Trời, Ớt, Ớt Con, Than Con, Nhỏ, Vọng Mép, Than, Hà Lăn, Hà Lăn Con, Ông Cụ Con, Bọ Cắn, Bọ Cắn Ngoài, Nét To, Nét Con, Mũi Đuối, Ba Chạc, Gà Chọi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 Cỏ To, Cỏ Dưới, Phổng, Vạn Buồng, Ngàn Ba, Giếng To, Hai Chó, Ao, Hang, Ba Cửa, Riềng, Bà Đinh, Bà Đing Con, Cửa Họng, Cả Xổm, Ba Cửa 1, Cát, Cát bé, Cát Nhọn, Nón Trong, Bè Trong, Loong Coong Trong, Gà Trống, Cưỡi Ngựa, Cát Nứa, Dọc Cây Chay, Loong Coong, Loong Coong Ngo, Buồm Tàu, Cây Chay, Nhạn Bé, Nhạn To, Cây Khế, Người Đứng, Cây Gạo, Cây Cau, Cây Quýt, Cò, Muỵ Lòng, Xe Chỉ, Xe Chỉ Con, Am, Đình Trong, Gạch Lớn. 6 Núi Khe Cốc, Cánh Diều, Năm Kim, Khe Chim, Đèo Quá Nang, Cây To, Dê, Nhện, Cao Sơn, Cẩm Y, Khe Chuối, 1 - 5, Khe Sím, Giáp Khẩu, Đèo Bụt, Cốt Mìn, Vũng Đục, Ba Mô, Đá Vôi. 7 Vịnh Bái Tử Long. 8 Hồ Áng Chuối, Ba Gia. 9 Lạch Ba, Cửa Ông. 10 Sông, suối Diễn Vọng, Mông Dương, Voi Lớn; Khoáng. 11 Vũng Đục. 3. Địa danh nhân văn STT Tên chung Tên riêng 1 Cầu Ba Chẽ, Cái Tăn, Cộng Hoà, Cẩm Y1, Cẩm Y2, Cầu 4, 20, 1, 2, Trắng, Vượt, Ông Đông, Khe Cát, Khe Giữa, Ngầm, Ba Toa. 2 Cảng Cao Sơn, Cửa Ông, Colimex, Đá Bàn, Hoá Chất, Khe Dây, Km 6, Trung Tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 3 Đập Bà Trâm, Cao Vân, Diễn Vọng, Khe Ngoại, Khe Giữa, Khe Cả. 4 Mỏ Cao Sơn, Cọc 6, Dương Huy, Đèo Nai, Mông Dương, Khe Chàm, Quang Hanh, Thống Nhất, Tây Nam - Đá Mài. 5 Đường 12-11, Vũng Đục, Thắng Lợi, Trần Phú, Cẩm Bình, Võ Huy Tâm, Đồng Tâm, Hoàng Quốc Việt, Giải Phóng, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Thanh Nghị, Thanh Niên, Bái Tử Long, Tô Hiệu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Thường Kiệt. 6 Phố Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Lý Bôn, Quang Trung, Hoàng Văn Thụ, Ngô Quyền, Nguyễn Bính, Đoàn Kết, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lai, Lê Lợi, Nguyễn Du, Hoà Bình, Lao Động A, Lao Động B, Phan Chu Trinh, Phạm Ngũ Lão, Minh Khai, Hồ Tùng Mậu, Phan Đình Phùng, Tân Bình, Thương Mại, Bà Triệu, Chính, Mới. 5 Chùa Mông Dương, Phả Thiên. 6 Đền Bà, Cả, Cao Lân, Cửa Ông. 7 Nhà thờ đạo Thiên Chúa, xứ Cẩm Phả. 8 Nghĩa Trang Nhân dân Miền Tây, Khu 9, Km 15, Liệt sỹ Cẩm Phả. 9 Miếu Ba Cô, Cây Si.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf143LV09_SP_NgonnguhocKhongThiKimLien.pdf