Luận văn Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội

Quét hè: Lựa chiều gió, dùng chổi dài (loại nan 1,2m) quét thứ tự từ trong tường ra hết mặt hè rồi vun rác lại từng đống sát mép hè cách nhau từ 8 đến 10m. Khi quét tỳ chổi để đỡ bụi và đi cả cát, đất trên hè. Quét tại mặt đường: - Chiều rộng từ mép vỉa ra mặt đường: + Đường rộng trên 6 mét: Quét hai bên từ mép hè ra rộng 3 m + Đường rộng dưới 6 mét: Quét cả mặt đường. - Lựa chiều gió quét tạt từ lòng đường vào phía vỉa. Khi quét tỳ chổi nhát nọ ken nhát kia để sạch hết rác. - Khi quét từ khoảng 8 đến 10m quay lại chổi, miết gờ vỉa và vun rác, đất thành từng đống sát gờ vỉa. Khi quét gờ vỉa kết hợp tua lại lòng vỉa một lần nữa để vỉa sạch và thoát nước. - Khi đã hình thành các đống rác nhỏ trên vỉa hè và lòng đường, đẩy xe đi dọc phố, cách mép vỉa 0,3m đỗ cạnh đống rác miệng hơi chếch về phía đống rác. Dùng chổi gom và xẻng xúc rác, đất trên hè, lòng đường đổ vào xe gom. Khi hết bùn đất để nằm chổi xóa chân điểm rác, đẩy xe đến điểm cẩu lên ô tô.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mô hình xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội và khả năng ứng dụng tại phường Khương Trung, quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như tránh tình trạng ách tắc giao thông. Thời gian phục vụ cho công tác thu gom của công nhân là 4 giờ/1 ca. Mỗi tuần công nhân có một ngày nghỉ. Thời gian lao động phù hợp với yêu cầu của công việc thu gom rác, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Kiểm điểm việc thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải tại địa bàn thành phố, Sở GTCC đánh giá cao những hiệu quả về mặt xã hội của mô hình này. Cùng với công ty môi trường đô thị, các tổ chức xã hội hóa góp phần làm sạch đẹp thủ đô, cung cấp dịch vụ thu gom cho toàn bộ người dân trong địa bàn nội thành và một số huyện ngoại thành. Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động ( năm 2002) đến nay, HTX Thành Công đã thu hút được 435 lao động trong đó chủ yếu là lao động tại địa phương. Với hình thức HTX nên các xã viên không chỉ đóng góp nguồn vốn mà đóng góp cả công sức lao động, vì lợi ích của bản thân và lợi ích của tập thể do đó chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo. Theo điều tra ý kiến của người dân về thái độ làm việc của công nhân thu gom trên địa bàn phường bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp do tác giả thực hiện. Số người được hỏi và trả lời là 48 người. Kết quả điều tra được trình bầy trong bảng 18. Phân tích các số liệu điều tra được cho thấy: ý kiến đánh giá đội thu gom làm việc nhiệt tình và hiệu quả là 62,5%, 16,7% đánh giá ở mức trung bình và 20,8% đánh giá ở mức chưa tốt. Bảng 18: Ý kiến đánh giá đội thu gom rác phường Văn Chương. Tổng số người được hỏi Số người cho ý kiến Tỷ lệ(%) Tốt 48 30 62,5 Trung bình 48 8 16,7 Chưa tốt 48 10 20,8 (Theo nguồn điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân của tác giả)) Bên cạnh chủ trương xã hội hóa việc thu gom, cần phải hoàn thiện và nhân rộng mô hình này nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế không chỉ tham gia thu gom, vận chuyển rác thải mà còn đầu tư cho khâu xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại với mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường, chất lượng dịch vụ, từng bước giảm dần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước vào lĩnh vực này. * Đánh giá hiệu quả: Việc xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải góp phần nâng cao nhận thức cho người dân từ người già đến các em nhỏ về trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môi trường. Làm giảm chi phí ngân sách hàng năm của nhà nước cho việc quét dọn và thu gom rác trên địa bàn phường Văn Chương. Phát huy được nội lực của các thành phần kinh tế tham gia. Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho một số người dân trên địa bàn phường Văn Chương. Chương III: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT, PHẾ THẢI XÂY DỰNG Ở PHƯỜNG KHƯƠNG TRUNG, QUẬN THANH XUÂN - HÀ NỘI Địa bàn được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trong luận văn này là phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Phường mới được tách ra từ phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân thành phố vào ngày 1/1/1997 theo quyết định của hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. 3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phường Khương Trung. Phường Khương Trung nằm ở phía tây thành phố. Phía Đông giáp với phường Khương Đình, phía Tây giáp với phường Thượng Đình, phía Nam giáp với phường Ngã Tư Sở, phía Bắc giáp phường Khương Mai. Phường Khương Trung cách trung tâm thành phố 8 km về hướng tây. Với vị trí là cửa ngõ phía tây của Hà Nội, phường có một vị trí chiến lược, tạo nên ấn tượng đầu tiên về Thủ đô với bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Hiện nay, tổng diện tích đất tự nhiên của phường Khương Trung là 70,06 ha, trong đó không có đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp là 70,06 ha, đất ở đô thị là 30,15 ha, đất chưa sử dụng là 20 ha. Những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của phường đã từng bước được xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo. Trên địa bàn có 6 đường phố đó là: đường phố Khương Trung với chiều dài 1,58 km, đường phố Nguyễn Trãi với chiều dài là 2,15 km, đường phố Trường Chinh với chiều dài là 2,58 km, đường phố Hoàng Văn Thái với chiều dài là 1,98 km, đường phố Tô Vĩnh Diện với chiều dài là 1,84 km và đường phố Vương Thừa Vũ với chiều dài là 2,02 km. Tổng chiều dài ngõ xóm toàn phường là 12,15 km. Diện tích đường phố là 30.375 m 2 . Hệ thống giao thông trên địa bàn đã được đầu tư bê tông hóa 90 %. Dân số toàn phường là 26.000 người. Bao gồm 32 cụm dân cư, 94 tổ dân phố. Trong đó dân nhập cư chiếm 2%. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,3%. Ngoài số dân thường trú, còn có những người đăng ký tạm trú tại phường. Trên địa bàn phường có một chợ lớn là chợ Tạm 892 và 02 chợ cóc. Lượng rác chợ này có thể quy về cùng lượng rác đường. Hoạt động kinh tế diễn ra trong phường khá đa dạng. Trên các trục đường đa số là các cửa hàng kinh doanh. Tổng số các cửa hàng kinh doanh đóng trên địa bàn phường là 500 cửa hàng. Phường được đô thị hóa không có hoạt động nông nghiệp trong phường. Người dân chủ yếu sống bằng nghề kinh doanh buôn bán và làm trong các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn phường. Tổng số các cơ quan xí nghiệp đóng trên địa bàn là 15 đơn vị. Những năm gần đây, một số gia đình đã xây dựng nhà cho sinh viên và người dân ngoại tỉnh thuê và lấy nguồn thu chủ yếu từ hoạt động này. Phường Khương Trung những năm gần đây đang trong quá trình đô thị hóa, nếp sống có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa mang tính chất thành thị hoàn toàn. Bên cạnh đó còn có một số lượng dân cư lớn từ nơi khác đến tạm trú. Do đó, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường là một vấn đề bức xúc mà các ngành quản lý quan tâm 3.2. Đặc điểm chất thải rắn của phường Khương Trung. Do đặc điểm dân cư trên địa bàn phường đa dạng và phong phú nên có nhiều loại nguồn thải chất thải rắn khác nhau. Phân loại các nguồn phát sinh và thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường trong bảng Bảng 19 : Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn phường Khương Trung. Nguồn phát sinh chất thải rắn Số lượng Thành phần Hộ gia đình 4.849 hộ Cành lá rau củ quả, hoa tươi, nylông, thức ăn thừa, vỏ chai, đồ hộp, giấy Cơ sở kinh doanh, cơ quan, công sở 15 cơ sở Nylông, thủy tinh… Giấy, bìa cactông. Cửa hàng giải khát 200 cửa hàng Bã chè, vỏ hộp, hoa quả, đồ hộp, ống hút, giấy ăn, nylông… Cửa hàng ăn 300 cửa hàng Cành lá rau củ quả, thức ăn thừa, giấy ăn, nylông… (Theo nguồn : báo cáo thống kê của phường Khương Trung) Theo điều tra nghiên cứu xác định khối lượng chất thải rắn trên địa bàn phường do tác giả tiến hành. Việc lấy mẫu chất thải rắn tiến hành tại 22 hộ gia đình trong thời gian 20 ngày liên tiếp. 22 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên với những đối tượng khác nhau: 8 hộ gia đình, 5 cơ sở kinh doanh và văn phòng, 4 cửa hàng ăn, 5 cửa hàng giải khát. Thời gian lấy mẫu là từ 18h30 đến 20h hàng ngày( thời gian đổ rác). Mẫu sau khi lấy được cân theo từng hộ gia đình. Đối với những hộ có lượng rác ít, việc cân rác có thể là 2 ngày/lần.Từ kết quả cân mẫu rác từ các hộ gia đình tính toán lượng rác trung bình theo các loại nguồn được trình bầy trong bảng 20: Bảng 20: Khối lượng rác thải rắn theo các nguồn khác nhau. Loại nguồn Khối lượng trung bình Hộ gia đình phi nông nghiệp 0,6 kg/người/ngày Cơ sở kinh doanh, văn phòng 1,0 kg/người/ngày Cửa hàng giải khát 2,5 kg/người/ngày Cửa hàng ăn 5,2 kg/người/ngày (Theo tổng hợp từ điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả)) Ước tính lượng rác phát sinh của phường Khương trung được tính là tổng lượng rác từ các nguồn trên.Lượng rác phát sinh tại phường Khương Trung được tính như trong bảng 21: Bảng 21: Tổng lượng rác phát sinh tại phường Khương Trung Loại nguồn Số lượng Khối lượng TB Tổng (kg) Hộ gia đình phi nông nghiệp 26.000 người 0,6 kg/người/ngày 15.600 Cơ sở kinh doanh, văn phòng 15 cơ sở 1,0 kg/cơ sở/ngày 15 Cửa hàng giải khát 200 cửa hàng 2,5 kg/cửahàng/ngày 500 Cửa hàng ăn 300 cửa hàng 5,2 kg/cửahàng/ngày 1.560 Tổng 17.675 ( Theo tổng hợp từ điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả) 3.3. Hiện trạng công tác thu gom chất thải rắn tại phường Khương Trung. Hiện nay công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở phường Khương Trung do Xí nghiệp MTĐT số 4 thực hiện. Theo định mức của Công ty MTĐT Hà Nội, số công nhân làm vệ sinh môi trường là 18 người, số xe thu gom rác là 20 chiếc. Số xe gom và số công nhân làm vệ sinh là xấp xỉ bằng nhau. Trong trường hợp số xe gom được huy động sử dụng tối đa (1 công nhân/1 xe gom), thì công nhân phải chờ đưa rác lên xe ô tô mới tiếp tục lượt thu gom khác. Do đó, công nhân mất thời gian chờ đợi, kéo dài thời gian, giảm hiệu quả lao động và đây cũng là nguyên nhân khiến cho rác còn tồn đọng đến ngày hôm sau. Thời gian thu gom rác hộ dân hàng ngày là từ 5h sáng đến 13 giờ và từ 13h 30 phút đến 17h. Với khối lượng rác thu gom và vận chuyển trung bình 01 ngày là 13 tấn. Thời gian này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và giao thông đi lại vì thời gian tập kết rác là lúc mọi người đi làm về gây ùn tắc. Nhân viên thu phí là nhân viên của Xí nghiệp Môi trường Đô thị số 4 chịu trách nhiệm thu phí trong toàn bộ địa bàn phường. Mức thu phí dịch vụ vệ sinh đóng góp của các hộ dân hàng tháng là 2.000 đồng/người/tháng theo quy định. Đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ trên địa bàn phường vẫn được thu theo mức thu của hộ gia đình. Riêng với các cửa hàng ăn uống và giải khát được thu ở mức riêng theo quy định là 120.000 đồng/m3. Tỷ lệ thu phí vệ sinh ở hộ dân mới chỉ đạt 58 %, ở các cơ sở kinh doanh đạt 30 %. Mức thu này là thấp, không đủ để bù cho các chi phí của công tác vệ sinh môi trường. Do công ty Môi trường đô thị là một doanh nghiệp nhà nước, nguồn chi từ ngân sách Nhà nước nên không phải chịu áp lực nhiều về kinh tế. Tuy nhiên về lâu dài, cần phải tăng tỷ lệ thu phí để đảm bảo được hiệu quả kinh tế cũng như chất lượng dịch vụ vệ sinh môi trường. Theo điều tra thực tế tại địa bàn phường do tác giả tiến hành nhằm đánh giá tình hình vệ sinh môi trường và hiệu quả thu gom rác. Phương pháp điều tra được sử dụng là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Số người được hỏi là 51 người. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 22. Phân tích các số liệu điều tra được cho thấy: 25,5% số người được hỏi đánh giá là tốt, trung bình là 39,2%, chưa tốt là 35,3%, ý kiến khác là 0 %. So sánh với kết quả điều tra của phường Văn Chương (bảng 17) thấy rằng tỷ lệ người được hỏi đánh giá tình hình vệ sinh môi trường là tốt ở phường Văn Chương (62,5%) cao hơn so với phường Khương Trung (25,5%). Tỷ lệ chưa hài lòng với chất lượng vệ sinh môi trường ở phường Khương Trung chủ yếu là do nguyên nhân rác còn tồn đọng sang ngày hôm sau, đặc biệt trong các ngõ, hẻm nhỏ… Ngoài ra một số ngõ xóm theo quy định được quét gom (ngõ rộng trên 2 m) nhưng hiện nay vẫn không có công nhân quét gom rác hàng ngày. Bảng 22: Ý kiến đánh giá tình hình vệ sinh môi trường phường Khương Trung. Xếp loại Số người được hỏi Số người cho ý kiến Tỷ lệ (%) Tốt 51 13 25,5 Trung bình 51 20 39,2 Chưa tốt 51 18 35,3 Ý kiến khác 51 0 0 (Theo tổng hợp từ điều tra thực tế tại phường Khương Trung của tác giả) 3.4. Xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng tại phường Khương Trung. Từ thực trạng của công tác thu gom rác ở phường Khương trung, căn cứ vào đặc điểm địa lý và vị trí của phường. Để đảm bảo hiệu quả việc thu gom cũng như công tác thu phí vệ sinh, tạo điều kiện cho người dân địa phương trực tiếp tham gia, đồng thời trên cơ sở phân tích mô hình xã hội hóa công tác thu gom ở phường Văn Chương, chúng tôi đề xuất mô hình xã hội hóa công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại phường Khương Trung như sau: Số lao động: Căn cứ định mức của quy trình thu gom rác và thực tế tại mô hình xã hội hóa ở phường Văn Chương, số lao động được tính toán như bảng 23: Bảng 23: Số lao động quét gom vệ sinh trên địa bàn phường Khương Trung. Loại hình lao động Khối lượng Định mức Số lao động Quét gom rác đường phố 30.375 m2 9.000 m2/2 công 6,7 công Quét ngõ xóm 12,15 km 1 km/2 công 24,3 công Nghỉ tua, nghỉ phép 02 công Tổng (làm tròn) 33 công (Theo tính toán của tác giả) Vậy số lao động cần thiết là 33 người trong đó 31 người thường xuyên thu và hai người chạy tua. Trong 33 người có một tổ trưởng v à một tổ phó. Việc tăng số lao động hơn so với số lao động hiện tại của công ty MTĐT để đảm bảo thời gian lao động của công nhân, thu gom rác triệt để, không để rác tồn đọng sang ngày hôm sau, công nhân thu gom có điều kiện đi sâu vào các ngách hẻm. Phương tiện thu gom: Theo tính toán như trên, số công nhân thu gom thường xuyên là 31 người, như vậy số lượng xe gom tối thiểu cần sử dụng là 31 xe. Số lượng xe tối đa ở điểm tập kết là 05 xe. Như vậy, tổng số xe gom cần thiết là: 31 + 5 = 36 xe. Ngoài ra, đơn vị thực hiện XHH sẽ tiếp tục xem xét để bố trí thêm xe gom cho nhân viên để đảm bảo đủ xe gom không tổn hao sức lao động của nhân viên, cũng như tránh hiện tượng thiếu xe gom phải đổ rác ra đường gây mất vệ sinh môi trường. Nhân viên thu dịch vụ vệ sinh là người thuộc địa bàn phường, trung thực, am hiểu địa bàn, có trình độ văn hóa, có mối quan hệ kinh tế- gia đình- xã hội lành mạnh và được Ủy ban nhân dân phường đồng ý tuyển chọn. Kết hợp với Ủy ban nhân dân phường họp và thống nhất chỉ đạo các tổ trưởng dân phố, cụm trưởng dân cư, kết hợp với nhân viên thu tiền tiến hành thu dịch vụ vệ sinh thu gom rác của các hộ gia đình và người dân sinh sống trên địa bàn, tránh thất thu, thất thoát. Dựa vào thống kê dân cư của phường để đánh giá tỷ lệ thu phí, đồng thời có khen thưởng cho các nhân viên thu đạt mức cao. Hình thức quét dọn thu gom: quét dọn, thu gom sạch sẽ các tuyến phố và các ngõ, ngách. Đồng thời gõ kẻng thu gom rác nhà dân và tổ chức thu ở các cơ quan xí nghiệp, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn phường. Thời gian thu gom: Đối với khu dân cư tiến hành quét dọn thu gom, tập kết rác từ 17 h 00 đến 22 h30 hàng ngày. Đối với các đường phố quét gom rác từ 6 h 00 đến 24 h 00 hàng ngày. Địa điểm tập kết rác và bãi để xe gom: Đơn vị thực hiện XHH sẽ kết hợp với Ủy ban nhân dân phường Khương Trung thống nhất quy hoạch các điểm tập kết rác, bãi để xe gom tạo điều kiện tốt nhất cho việc hoạt động thu gom và vận chuyển rác cũng như hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức độ thấp nhất. Với mô hình được xây dựng như trên, tính toán tài chính cho cả dự án xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt phế thải xây dựng trên địa bàn phường Khương Trung như sau: a.Tính toán tài chính cho khâu quét dọn và thu gom rác: Việc thu chi tài chính sẽ được cán bộ quản lý của đơn vị thực hiện XHH mở sổ sách kế toán ghi chép đầy đủ theo các quy định cụ thể. Chi phí tính cho một tháng công tác của 33 người (31 người thường xuyên và 02 người chạy tua) *Chi phí cho người lao động: Đơn vị thực hiện XHH thống nhất với UBND phường thỏa thuận hợp lý với người lao động để đảm bảo được quyền của người lao động và quyền của người sử dụng lao động. Dự kiến tiền lương ban đầu của xã viên là 918.000 đ/tháng, và có thêm phụ cấp độc hại, chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn và chi phí bảo hộ lao động. (Lương xã viên sẽ được cải thiện dần theo tỷ lệ thu phí và hợp đồng). + Tiền lương và phụ cấp lương: 918.000 đ/tháng × 33 người = 30.294.000 + Bảo hiểm xã hội (15%), y tế (2%) (cộng thêm vào lương xã viên): 350.000 × 17% × 33 người = 1.963.500 + Bồi dưỡng độc hại: 31 người × 30 ngày × 3000 đ = 2.790.000 + Bảo hiểm tai nạn: ( 14.000 đ/năm × 33 người )/12 tháng = 38.500 + Chi phí bảo hộ lao động: ( 400.000 đ/năm × 33 người )/12 tháng = 1.100.000 Tổng: 36.186.000 đồng *Chi phí công cụ lao động: + Chổi dài 1,2 m: 2 chổi/tháng ×33 người×4.500 đ = 297.000 + Chổi 0,9 m: 1 chổi/tháng × 33 người × 3.500 đ = 115.500 + Xẻng 2 cái/năm: 2 × 33 người/12 tháng × 10.000 đ = 55.000 + Cán chổi xẻng 6 cái/năm: 6 × 33/12 tháng × 4.000 đ = 66.000 + Dây thép buộc chổi :0,006 × (2 +1) × 33 × 10.000 đ = 5.940 + Kẻng 1 cái/2 năm: 1 × 33/24 tháng × 20.000 đ = 27.500 + Cuốc 2 cái/2 năm: 2 × 33/24 tháng × 15.000 đ = 41.250 + Cào 1 cái/1 năm: 1 × 33/12 tháng × 15.000 đ = 41.250 + Xe gom rác: (36 xe × 1.800.000 đ)/18 tháng = 3.600.000 +Găng tay,khẩu trang: 2 đôi/tháng × 33 người × 5.000đ = 330.000 Tổng: 4.579.440 đồng. Tổng chi phí cho người lao động và chi phí công cụ lao động là: 36.186.000 + 4.579.440 = 40.765.440 đồng. *Chi phí quản lý của đơn vị thực hiện XHH cho khâu thu gom, quét dọn: Chi cho Ban quản lý, tuyên truyền, vận động, vé phí…(15% tổng chi phí cho người lao động và chi phí công cụ lao động): 15% × 40.765.440 = 6.114.816 đồng. *Chi phí trả nhân viên cho việc tự bảo quản xe gom: 33 người × 50.000 đồng/ tháng =1.650.000 đ Tổng chi phí: 40.765.440 đ + 6.114.816 đ + 1.650.000 đ = 48.530.256 đ * Cân đối mức thu để bù đắp chi phí sản xuất cho khâu thu gom: Cân đối tài chính thu chi thể hiện ở bảng cân đối mức thu để bù đắp chi phí cho 01 tháng phục vụ. Đơn giá hợp đồng dịch vụ thể hiện trên bảng cân đối thu chi (120.000 đồng/m3) được tính riêng cho khâu thu gom. Bảng 24: Bảng cân đối mức thu để bù đắp chi phí cho 01 tháng thu gom rác. Nội dung Nguồn thu Mức chi phí Chênh lệch Thu – Chi Dịch vụ hợp đồng Tiền DVVSTR Cộng số thu Tỷ lệ(%) Tiền thu (1) (2) (3) (4) (5)=(2)+(4) (6) (7)=(5)-(6) 1.Khối lượng/ Số lượng 50 m3 26.000 người 2.Đơn giá thu 120.000 đ/m3 2.000đồng/ người/tháng 3.Nguồn thu 6.000.000 100 52.000.000 58.000.000 48.530.256 5.539.744 4.Cân đối thu-chi Trường hợp 1 6.000.000 65 33.800.000 39.800.000 48.530.256 -8.730.256 Trường hợp 2 6.000.000 75 39.000.000 45.000.000 48.530.256 -3.530.256 Trường hợp 3 6.000.000 85 44.200.000 50.200.000 48.530.256 1.669.744 Trường hợp 4 6.000.000 95 49.400.000 55.400.000 48.530.256 6.869.744 (Theo tính toán của tác giả) Dự trù trong sáu tháng của năm đầu mức thu dịch vụ vệ sinh thu rác đạt khoảng 85%, Đơn vị thực hiện XHH sẽ tăng cường thu dịch vụ vệ sinh thu rác của dân và hợp đồng của các cơ quan, xí nghiệp đạt tỷ lệ cao để mức thu đủ bù chi. Nếu thiếu, Đơn vị thực hiện XHH sẽ lấy doanh thu của các dịch vụ kinh doanh khác bù vào. Dự kiến phấn đấu sau một năm hoạt động mức thu dịch vụ vệ sinh thu rác sẽ đạt hơn 95%. b. Tính toán tài chính cho khâu vận chuyển rác: Phương tiện vận chuyển: Bố trí một xe tải 5 tấn để chở phế thải xây dựng. Ba xe ô tô cuốn ép rác tự hành, 01 cái 5 tấn, 02 cái 11 tấn thay nhau vận chuyển. Địa điểm tập kết rác: Xe ô tô ép chở rác của đơn vị thực hiện XHH sẽ đến các vị trí tập kết rác để thu rác không để rác tồn đọng tại các điểm tập kết, khi hết rác xe chở rác sẽ vận chuyển rác về bãi Nam Sơn theo quy định của Thành phố. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện XHH sẽ đề nghị UBND phường thống nhất với các tổ dân cư thuộc địa bàn phường để bố trí điểm tập kết rác sao cho phương tiện vận chuyển thu rác được thuận lợi, và mức độ ảnh hưởng tới môi trường là thấp nhất. Số lao động lái xe ô tô chở rác: Đon vị thực hiện XHH bố trí mỗi xe 1 lái chính và 1 người phụ xe làm nhiệm vụ cẩu rác lên xe ô tô. Thời gian vận chuyển: Xe ô tô chở rác của đơn vị thực hiện XHH đến các điểm tập kết rác để cẩu rác lên xe từ lúc 18 giờ 30 và chở rác về bãi Nam Sơn đến khi hết rác. Tính toán tài chính cho khâu vận chuyển rác: Chi phí cho một tháng hoạt động vận chuyển của xe tải trọng từ 11 tấn và 2 người, một lái xe chính (3/3), một phụ xe. * Chi phí cho người lao động: Đơn vị thực hiện XHH thỏa thuận với người lao động trên nguyên tắc đảm bảo quyền của người lao động và quyền sử dụng lao động: Quyền lợi: Được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp khác theo mức thỏa thuận. Trách nhiệm: Vì xe vận chuyển rác là loại xe đặc chủng nên lái xe cần phải có trách nhiệm: Trong khi vận hành rác phải an toàn và tuyệt đối chấp hành luật lệ giao thông, quy trình công nghệ cẩu rác và vận chuyển rác. Không để rác thải rơi vãi dọc đường khi vận chuyển. Không tùy tiện đậu xe để làm việc riêng. Và các trách nhiệm khác theo hợp đồng lao động. + Tiền lương và phụ cấp lương : Lái chính: 2.000.000 Lái phụ: 1.200.000 + Bồi thường độc hại: 2 người × 26 ngày × 3.000 đ = 156.000 + Bảo hiểm tai nạn: (14.000 đ/năm × 2 người)/ 12 tháng = 2.333 + Chi phí bảo hộ lao động cho lái chính và phụ xe: (450.000 đ/1 bộ/năm × 2 người)/12 tháng = 75.000 Tổng: 3.433.333 đồng * Chi phí cho phương tiện vận chuyển: Tính cho một xe tải trọng 11 tấn + Chi phí khấu hao xe ô tô: ( thời gian sử dụng 3 năm) = 9.892.405 + Chi phí sửa chữa lớn: trong 2 năm sửa một lần = 685.000 + Bảo hiểm xe: = 435.833 + Vệ sinh xe : = 560.000 + Chi phí nhiên liệu: = 6.600.000 + Dầu nhờn: = 150.000 + Xăm lốp: = 1.000.000 + Bảo dưỡng thường xuyên : = 300.000 Tổng : 19.623.238 đồng * Chi phí công cụ, dụng cụ phục vụ vận chuyển: Sử dụng công cụ của nhân viên thu gom, quét dọn ( chổi, cào…) * Khấu hao nhà xưởng để xe ô tô: 1.000.000 Tổng chi phí cho người lao động và chi phí cho phương tiện vận chuyển là: 3.433.333 + 19.623.238 = 23.056.571 đồng * Chi phí quản lý của đơn vị thực hiện XHH cho khâu vận chuyển: (15% tổng chi phí cho người lao động và chi phí cho phương tiện vận chuyển) 15% × 23.056.571= 3.458.485 đồng Tổng chi phí cho 01 xe 11 tấn là : 23.056.571 + 1.000.000 + 3.458.485 =27.515.056 đồng. => Tổng chi phí để vận chuyển rác tại phường Khương Trung là: 27.515.056 đồng x 2 = 55.030.112 đồng. * Khối lượng rác đơn vị thực hiện XHH vận chuyển trong một tháng: Căn cứ vào mật độ dân số, khối lượng rác hàng ngày, đồng thời căn cứ vào thực tế thu gom rác của xí nghiệp MTĐT số 4 thu được dự tính đơn vị thực hiện XHH phấn đấu thu gom rác thải triệt để, sâu vào các ngách, hẻm và các đống rác còn tồn đọng ở các bờ sông của phường thì lượng rác một ngày đạt khoảng 18 tấn/ngày Cân đối tài chính cho khâu vận chuyển rác: ( bảng 25) Bảng 25:Bảng cân đối tài chính của vận chuyển cho 01 tháng Nội dung Doanh thu Chi phí (đồng) Cân đối thu, chi (đồng) Vận hành HTCD bốc rác lên xe ô tô Vận chuyển rác về bãi của Thành phố Cộng số thu(đồng) (1) (2) (3) (4)=(2)+(3) (5) (6)=(4)-(5) 1. Nguồn thu 540 (tấn/tháng) 540 (tấn/tháng) 2. Đơn giá 19.498 (đồng/tấn) 110.079 (đồng/tấn) Tổng doanh thu tháng 10.528.920 (đồng) 59.442.660 (đồng) 69.971.580 55.030.112 14.941.468 (Theo tính toán của tác giả) c.Tính toán tài chính cho cả dự án: Tính toán tài chính cho cả dự án căn cứ vào doanh thu và chi phí của HTX Thành Công cho khâu thu gom quét dọn và khâu vận chuyển rác thải trong 01 tháng.Nếu doanh thu lớn hơn chi phí bỏ ra thì dự án xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn phường Khương Trung là đạt hiệu quả về kinh tế .Kết quả tính toán được trình bày trong bảng 26: Bảng 26: Cân đối tài chính của dự án cho 01 tháng hoạt động Đơn vị tính: đồng Nội dung Doanh thu Chi phí Chênh lệch ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) 1.Thu gom, quét dọn 45.000.000 48.530.256 -3.530.256 2.Vận chuyển 69.971.580 55.030.112 14.941.468 Tổng 114.971.580 103.560.368 11.411.212 (Mức thu phí dịch vụ vệ sinh thu rác của dân đạt tỷ lệ 85%) Như vậy việc áp dụng mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở phường Khương Trung là hoàn toàn có khả năng đạt hiệu quả về kinh tế. Tính toán trên cho thấy hiệu quả về kinh tế của đơn vị tham gia xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường phụ thuộc vào tỷ lệ thu phí hộ dân và tỷ lệ rác được thu gom. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đơn vị tham gia xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường một mặt tăng tỷ lệ thu phí từ các hộ dân và cơ sở kinh doanh, mặt khác phải nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn. Theo điều tra trên địa bàn, tỷ lệ người được hỏi chưa hài lòng với chất lượng vệ sinh môi trường hiện nay là 35,3%.Việc áp dụng mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường ở phường Khương Trung góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh môi trường, làm cho thành phố thêm sạch đẹp, đáp ứng tốt nhu cầu vệ sinh môi trường của người dân. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1.Sự thành công của mô hình HTX Thành Công cho thấy mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng đã mang lại những lợi ích lớn: - Cho phép huy động được nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế cho công tác vệ sinh môi trường, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. - Với cơ chế quản lý tự hạch toán thu chi đòi hỏi hợp tác xã luôn phải nâng cao chất lượng dịch vụ vệ sinh môi trường, đảm bảo tỷ lệ thu phí vệ sinh trong dân để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường. - Việc sử dụng các nguồn lực từ địa phương vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, vừa giúp cho việc quản lý sâu sát, nâng cao trách nhiệm của người dân cũng như người lao động. Tóm lại, xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng đã mang lại hiệu quả vì chất lượng dịch vụ cung cấp được cải thiện với tỷ lệ thu gom tăng, tỷ lệ thu phí tăng và chi phí thu gom giảm bên cạnh các lợi ích mặt xã hội khác như tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Đặc biệt là đem lại mỹ quan sạch đẹp cho môi trường. 2. Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, công tác tổ chức, quy định định mức nhân lực, vật lực cho hoạt động thu gom quản lý của HTX Thành Công là hợp lý hơn so với các quy định mà Công ty MTĐT đã và đang áp dụng. 3. Những kết quả tính toán xây dựng mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng tại phường Khương Trung là cơ sở cho việc tiếp tục nhân rộng mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường trên tất cả các phường, xã trên địa bàn Thành phố HN. Kiến nghị Một số khiến nghị cụ thể về các cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường Thành Công nói riêng và hoạt động quản lý môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới. 1. Về chính sách lao động. Việc chuyển giao lao động thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường từ các Công ty MTĐT sang HTX Thành Công:HTX Thành Công đã và đang thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn 6phường. Công việc thực hiện của HTX được nhân dân và chính quyền địa phương hoàn toàn ủng hộ. Để đảm bảo thu gom hết lượng rác thải, phế thải phát sinh hàng ngày trên địa bàn 6 phường HTX tiến hành thành lập 6 tổ thu gom tại 6 địa bàn nói trên để thực hiện công tác duy trì vệ sinh. Tiến hành tuyển chọn lao động là người của 6 phường. Việc tuyển chọn lao động là người của địa phương sẽ có một số lợi ích như: + Giúp cho chính quyền giải quyết phần nào việc làm cho số lao động đang dư thừa ở địa phương.Nếu HTX không tiếp quản số lao động đó thì sẽ tạo ra một số lượng lớn những người thất nghiệp trong xã hội. + Vì là người địa phương họ sẽ quen thuộc địa bàn nơi mình sinh sống hơn là người từ nơi khác đến làm việc và như vậy sẽ tận thu được hết lượng rác phát sinh ở những ngách nhỏ. + Nhận được sự cảm thông của người dân sống trên địa bàn và dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền vận động giữ gìn vệ sinh môi trường và thu phí vệ sinh. + Ngoài ra với số lượng lao động hiện tại của công ty TNHH Nhà nước một thành viên MTĐT Hà Nội HTX sẽ giải quyết theo hướng : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên MTĐT Hà Nội thanh toán hết tất cả các chế độ hiện hành cho công nhân trước khi chuyển sang HTX và sẽ thực hiện theo chế độ hiện hành của HTX. Những công nhân được chuyển giao có thể góp vốn cổ phần vào HTX và họ sẽ là cổ đông của HTX. Đây được coi là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết số lao động dư thừa, bởi vì lúc đó lợi ích của người lao động phụ thuộc vào hoạt động của HTX và họ sẽ làm việc vì lợi ích của họ. + Điều kiện tiếp nhận lao động. Lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại HTX. Có đầy đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ được giao. Chấp nhận bố trí công việc của HTX. Chấp nhận các chế độ hiện hành của HTX. Để đảm bảo công tác duy trì vệ sinh môi trường HTX bố trí xen kẽ giữa công nhân cũ và mới. Đồng thời trong quá trình làm việc HTX sẽ tiến hành đào tạo, hướng dẫn công nhân mới thực hiện theo đúng quy trình công nghệ.Đồng thời có các chế độ về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp, ngày nghỉ…..hợp lý cho người lao động. 2. Về chính sách tài chính. 2.1. Phí thu gom rác. Mức phí thu gom rác hiện nay đối với các hội dân còn quá thấp (2.000 đồng/người/nội thành và 1.000 đồng/người/ngoại thành ) cần có cơ chế thu phí mới để tăng mức thu phí vệ sinh môi trường từ dân góp phần cải thiện đời sống cho người lao động (Theo quyết định 52/2005/QĐ-UBND thành phố Hà Nội về thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội) Vệ sinh môi trường là công việc công ích nên đề nghị thành phố cho phép HTX được hưởng các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực này, được miễn phí qua cầu phà từ thành phố đến bãi rác Nam Sơn, được giảm các loại thuế thu nhập doanh nghiệp. Có biện pháp chống thất thu phí vệ sinh môi trường tập trung vào hai đối tượng: sinh viên ở trọ và các hộ kinh doanh nhà hàng. Cần có một sự kết hợp và hình thức ràng buộc chặt chẽ giữa HTX và các đơn vị xã hội hóa khác. Các cơ quan hữu quan trên địa bàn và các đơn vị tham gia xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ nhằm hỗ trợ HTX trong việc thu phí vệ sinh môi trường và tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người dân giữ gìn vệ sinh môi trường. 2.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính. 2.2.1.Chính sách vay vốn. Chúng ta biết rằng, đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng công cộng nói chung và vào lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường nói riêng có những đặc thù riêng như chu kỳ kinh doanh dài, thời gian thu hồi vốn lâu, vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận không cao. Trong khi đó, năng lực của các đơn vị mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này còn hạn chế. Do vậy, để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nhà nước cần có các chính sách và giải pháp về vốn cụ thể và ổn định để khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.Nhà nước nên có các chính sách vay vốn ưu đãi và các khoản trợ cấp đối với các thành phần này. 2.2.2. Chính sách thuế. - Đề nghị các đơn vị hoạt động công ích trong lĩnh vực vệ sinh môi trường được miễn thuế lợi tức để sử dụng khoản tiền này bổ sung vào vốn. - Đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, phương tiện chuyên dụng phục vụ hoạt động vệ sinh công cộng. - Đề nghị được miễn tiền thuê đất, thuế nhà, thuế đất phục vụ cho hoạt động công ích trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. * Kiến nghị mở rộng mô hình Xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc nhân rộng mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng là một giải pháp góp phần nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu vệ sinh môi trường của người dân, chính vì vậy cần có các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích hỗ trợ việc nhân rộng mô hình xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Lê Văn Khoa.Khoa học môi trường.Nhà xuất bản giáo dục,2003. 2. Nguyễn Mạnh Ty. Hoàn thiện mô hình và cơ chế quản lý việc thu gom, vận tải chất thải rắn ở thành phố Hà Nội.Luận án PTS Khoa học Kinh tế,1994 3. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2005 chất thải rắn. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế giới(WB), Cơ quan phát triển Quốc tế Canada(CIDA), Việt Nam,2005 4. Hiện trạng môi trường Việt Nam 2003, Bộ Tài nguyên và môi trường, Hà Nội,2004. 5. Nghiên cứu dự báo diễn biến môi trường bởi chất thải rắn do tác động của phát triển đô thị và khu công nghiệp Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học xây dựng Hà Nội, Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp Hà Nội,1997. 6.Quy trình công nghệ duy trì vệ sinh đường phố ban ngày. Sở Giao thông công chính Hà Nội. Công ty môi trường đô thị Hà Nội. Hà Nội,1999. 7. Quy trình công nghệ duy trì vệ sinh ngõ xóm thành phố Hà Nội. Sở Giao thông công chính Hà Nội. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, Hà Nội,1999. 8. C¸c ®ề án thực hiện xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, phế thải xây dựng do HTX Thành Công lập, 9. Báo cáo tài chính của HTX Thành Công qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005, quý I/2006. 10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HTX Thành Công qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005, quý I/2006. 11. Báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân phường Khương Trung năm 2005. 12. Báo cáo thống kê của Ủy ban nhân dân phường Văn Chương năm 2004. Cơ chế, chính sách tiền lương sửa đổi, NXB lao động 1/2006. 13.GS.TS Trần Hiếu Nhuệ.Quản lý chất thải rắn-Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội. 14. Quyết định 53/2005/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2005; Quyết định 52/2005/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2005 về thu phí vệ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội. 15.Quyết định số 7493/QĐ-UB ngày 09/12/2003 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đơn giá thanh toán cho các công tác bao thầu sự nghiệp đô thị thuộc ngành Giao thông công chính và thanh toán cho các đơn vị xã hội hóa về vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,2003. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sở Giao thông Công chính Hà Nội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số :241/MTĐT Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1996 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TUA VỈA VÀ QUÉT GOM RÁC THỦ CÔNG 1.Công tác chuẩn bị Hoàn thành trước khi làm việc 1.1. An toàn lao động: Trước khi làm việc phải có trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đúng quy định, bao gồm: quần áo công tác, giầy, mũ(nón), găng tay, khẩu trang 1.2.Dụng cụ lao động: Chổi quét loại nan dài 1,2 m, chổi tua vỉa có cán, xẻng xúc, cuốc cào, cào 3 răng, chổi gom rác, xe gom đảm bảo lăn bánh an toàn. 2.Thực hành công nghệ 2.1. Thời gian làm việc: Tùy theo điều kiện cụ thể: Bước 1: Dọn gốc cây, moi cống hàm ếch, tua vỉa, bấm cỏ(nếu có), dọn các đống rác trên đường phố Bước 2: Thu rác hợp đồng, rác nhà (nếu có) Bước 3: Quét rác hè, đường phố Bước 4: Nhặt rác vòng cuối, làm vệ sinh dụng cụ, phương tiện Thời gian thu gom quy định: 4-5 giờ trong điều kiện trang bị đầy đủ bảo hộ lao động Thời gian quét, gom, nhặt rác quy định: 1 giờ nghỉ 10 phút, không quá 3 giờ lao động 2.2. Thực hành thao tác: Công nhân tổ chức làm việc theo từng nhóm công tác(từ 2-4 người) Thực hiện các công việc sau: - Đẩy xe dọc trên đường phố, thu đống rác dân đổ, gõ kẻng để dân ra đổ rác (đẩy xe với tốc độ chậm 1,5 m/s) đi bộ từ 3 đến 5 nhà (15m) dừng lại 1 lần 2 phút cho dân đổ rác. Hướng dẫn dân đổ rác đúng quy định. - Dùng xẻng, chổi tua sạch thành vỉa và vỉa, đến miệng cống hàm ếch dừng lại dùng chổi gom và xẻng thu dọn rác ở miệng cống. - Đưa xe vào các cơ quan ký hợp đồng thu rác theo lịch trình quy định. - Dọn sạch đất ở gốc cây, cột điện (khối lượng nhỏ hơn 0,5 m3), bấm cỏ xung quanh (nếu có) 2.3. Thực hành thao tác quét gom rác đường phố Quét hè: Lựa chiều gió, dùng chổi dài (loại nan 1,2m) quét thứ tự từ trong tường ra hết mặt hè rồi vun rác lại từng đống sát mép hè cách nhau từ 8 đến 10m. Khi quét tỳ chổi để đỡ bụi và đi cả cát, đất trên hè. Quét tại mặt đường: - Chiều rộng từ mép vỉa ra mặt đường: + Đường rộng trên 6 mét: Quét hai bên từ mép hè ra rộng 3 m + Đường rộng dưới 6 mét: Quét cả mặt đường. - Lựa chiều gió quét tạt từ lòng đường vào phía vỉa. Khi quét tỳ chổi nhát nọ ken nhát kia để sạch hết rác. - Khi quét từ khoảng 8 đến 10m quay lại chổi, miết gờ vỉa và vun rác, đất thành từng đống sát gờ vỉa. Khi quét gờ vỉa kết hợp tua lại lòng vỉa một lần nữa để vỉa sạch và thoát nước. - Khi đã hình thành các đống rác nhỏ trên vỉa hè và lòng đường, đẩy xe đi dọc phố, cách mép vỉa 0,3m đỗ cạnh đống rác miệng hơi chếch về phía đống rác. Dùng chổi gom và xẻng xúc rác, đất trên hè, lòng đường đổ vào xe gom. Khi hết bùn đất để nằm chổi xóa chân điểm rác, đẩy xe đến điểm cẩu lên ô tô. - Từ 23 giờ quét lại những nơi phát sinh rác. Người công nhân đẩy xe và dùng chổi gom, xẻng đi dọc đường phố thu nhặt tất cả phế thải phát sinh lần cuối trước khi kết thúc ca làm việc. Nhặt hết phạm vi phụ trách đẩy xe về điểm quy định để đổ rác vảo ô tô đưa ra bãi rác. 2.4. Kết thúc ca làm việc Vệ sinh dụng cụ đưa về nơi quy định xếp gọn gàng khóa xe. 3. Yêu cầu chất lượng - Thành vỉa sạch, không có đất cát, rêu bám đối với vỉa khô, vỉa có nước chảy thông thoát đối với vỉa nước thông chảy, lòng vỉa hết rác. - Các thảm cỏ gọn, gốc cây sạch, cống hàm ếch thông thoát sạch rác - Mặt hè, mặt đường không còn rác Ghi chú: Các khu vực đông dân, những ngày lễ tết, đón khách quốc tế quét lại đường lần 2 cho sạch Mùa lá rụng trước khi kết thúc ca làm việc phải quét vơ lá lại lần cuối Khi có đất, cát, phế thải xây dựng rơi vãi phải quét sạch Sau khi mưa to, tổ chức làm vệ sinh những chỗ ngập úng mà bùn tràn lên mặt hè phố Khi phát sinh không bình thường báo cáo ngay để đơn vị có phương án giải quyết. 4. Định mức công tác quét gom rác thủ công ( Tính cho 1 ha) 1.Nhân công Bậc thợ 4/7 2,8 công 2. Công cụ dụng cụ - Chổi tre 1,2m 0,173 cái - Dây thép buộc chổi 0,008 kg - Chôi trê 0,9m 0,101 cái - Xe gom rác 0,004 cái - Cán chổi 1,2m 0,039 cái - Xích xe cải tiến 0,024 m - Cán chổi 0,9m 0,017 cái - Kẻng 0,001 cái - Xẻng 0,017 cái - Dao tông 0,001 cái - Cán xẻng 0,017 cái - Khóa hòm đồ 0,002 cái Phụ lục 2: Sở Giao thông Công chính Hà Nội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số : 242/MTĐT Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 1996 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DUY TRÌ VỆ SINH ĐƯỜNG PHỐ BAN NGÀY 1. Công tác chuẩn bị 1.1. An toàn lao động: Trước khi làm việc phải có trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đúng quy định. 1.2. Chuẩn bị công cụ gồm: Chổi quét loại nan, chổi gom, xẻng, xe gom, bạt phủ xe, giẻ lau, công tác chuẩn bị được hoàn thành trước khi làm việc. 2.Thực hành công việc 2.1. Thời gian làm việc: Nhặt rác ngày từ 6 giờ đến 16 giờ 30 chia làm 2 kíp Kíp 1: Từ 6 giờ đến 12 giờ Kíp 2: Từ 11 giờ 30 đến 16 giờ 30. Riêng kíp 1 (sáng) người công nhân được nghỉ 20 phút sau khi nhặt rác xong vòng đầu 2.2. Thực hành thao tác: - Sau khi chuẩn bị xong đẩy xe đi dọc tuyến đường xúc hết rác trên đường phố trong phạm vi được phân công. Nếu đẩy xe đẩy về nơi quy định, phủ bạt lấy xe khác tiếp tục nhặt hết rác trên địa bàn. Khi ô tô đến đẩy xe vào để cẩu rác lên xe ô tô. Giải phóng xe gom tiếp tục làm việc (Những nơi có dụng cụ chứa rác thì xúc rác vào dụng cụ chứa theo quy định). - Tiếp tục đẩy xe đi dọc phố ( khi đẩy xe để dụng cụ dọc theo xe để không ảnh hưởng đến giao thông ) dùng chổi dài quét là, phế thải tản mát trên hè, đường phố, xúc hết rác trên hè, đường vào xe. - Nếu có thùng rác vụn trong phạm vi phụ trách phải thu hết rác trong thùng, thu xong đóng cửa cài chốt, làm vệ sinh thùng chứa và xung quanh thùng. - Thường xuyên đẩy xe đi tua đường trong phạm vi được giao nhặt hết phế thải trên hè, dưới lòng đường. Tiếp nhận rác sinh hoạt nếu nhân dân mang ra đổ. Hướng dẫn nhắc nhở dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. - Hết giờ làm việc, làm vệ sinh dụng cụ, đẩy xe về nơi quy định, xếp dụng cụ gọn gàng. - Theo dõi, báo cáo tình hình chất lượng thùng rác vụn trong khu vực . 3. Yêu cầu chất lượng - Trên đường phố không có đống rác tồn lưu, các thùng rác vụn sạch hết rác trong thùng. Ghi chú: Trong trường hợp đường ngập úng vừa rút nước phải khẩn trương dọn hết bùn rác trên đường đảm bảo đường sạch. - Mùa lá rụng sau khi nhặt rác vòng đầu, dùng chổi quét hết diện tích hè đường và thu dọn hết rác trên đường phố. - Dùng chổi quét nhặt hết những đống chất thải, vật liệu xây dựng rơi trên đường phố. 4. Định mức công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày(tính cho 1 km) 1. Nhân công Bậc thợ 4/7 2 công 2. Công cụ dụng cụ - Chổi tre 1,2 m 0,144 cái - Xe gom rác 0,003 cái - Chổi tre 0,9 m 0,250 cái - Xích xe cải tiến 0,010 m - Cán chổi 1,2m 0,056 cái - Rổ tre 0,050 cái - Cán chổi 0,9m 0,024 cái - Dao tông 0,001 cái - Xẻng 0,024 cái - Khóa hòm đồ 0,003 cái - Cán xẻng 0,024 cái - Thùng chứa rác vụn 0,020 cái - Dây thép buộc chổi 0,012 kg Phụ lục 3: Sở Giao thông Công chính Hà Nội Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số : 267/MTĐT Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 1999 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DUY TRÌ VỆ SINH NGÕ XÓM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Mục tiêu- đối tượng áp dụng 1.1. Mục tiêu: - Đảm bảo thu hết rác phát sinh trong ngày - Đảm bảo ngõ xóm sạch sẽ - Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông 1.2. Đối tượng áp dụng Ngõ xóm gồm toàn bộ hệ thống giao thông mà xe ô tô thu rác không vào được. Chiều dài, diện tích toàn bộ ngõ xóm đã được xác lập bằng bản đồ theo địa bàn từng phường. Việc duy trì vệ sinh ngõ xóm hầu hết thực hiện bằng thủ công. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và chi phí công cụ cho công tác này. Dựa trên các tiêu chí cơ bản có thể chia các ngõ xóm thành 3 nhóm: * Các tiêu chí ảnh hưởng để phân loại nhóm ngõ: - Mật độ dân cư: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất: Càng đông dân cư rác càng lớn, đi lại vận chuyển càng khó khăn - Cơ sở hạ tầng ngõ xóm: Địa hình bằng phẳng hoặc có dốc, chất lượng mặt đường, có vỉa hè hay không có, ngõ rộng hoặc hẹp, có chợ, trường học, bệnh viện, khu tập thể…, tình trạng chiếu sáng công cộng. - Cự ly vận chuyển rác đến điểm cẩu - Tình trạng dân trí và các yếu tố ảnh hưởng khác như an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực * Phân loại ngõ xóm: Nhóm III: Có mức độ phức tạp, khó khăn nhất: là các ngõ đông dân cư, ngõ sâu, đường xấu, có chợ, trường học, hoặc bệnh viện…Tình hình an ninh trật tự có nhiều khó khăn Nhóm II: Có mức độ phức tạp, khó khăn trung bình: bao gồm các ngõ có cự ly trung bình, mật độ dân cư trung bình, có chợ nhỏ, chợ tạm không phải nơi buôn bán cả ngày…Đường xá đi lại không khó khăn như nhóm III Nhóm I: Có mức độ phức tạp khó khăn ít nhất: bao gồm các ngõ đi lại thuận tiện, dân cư thuần túy, có trình độ dân trí, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường khá tốt. 2. Quy trình công nghệ 2.1. Thời gian làm việc: Từ 17 giờ 00 đến 1 giờ 00 (sáng hôm sau) 2.2. Công tác chuẩn bị: * An toàn lao động: Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi làm việc: quần áo công tác,giầy, mũ(nón), găng tay, khẩu trang v.v… * Dụng cụ lao động: xe gom rác đủ số lượng và chất lượng. chổi, xẻng, kẻng và các dụng cụ khác. 3. Nội dung công nghệ: công nhân phải làm các công việc sau đây: 3.1. Gõ kẻng, thu rác nhà dân * Gõ kẻng: - Mỗi cụm từ 1 đến 5 hộ dân dừng gõ kẻng chờ 3 phút. - Mỗi ngõ nhỏ ngắn hơn 20m dừng ở đầu ngõ gõ kẻng chờ 5 phút. - Mỗi ngõ nhỏ sâu hơn 20m dừng xe ở đầu ngõ đi vào ngõ gõ kẻng chờ 5 đến 7 phút. * Thu rác nhà dân: Đỗ xe gọn về một bên đường để dân đổ rác, hỗ trợ bà già, trẻ em đổ rác lên xe, dồn nén lên xe gom, thu rác rơi vãi trước khi di chuyển. 3.2. Nhặt dọn các mô rác. Đỗ xe gom gọn về một bên đường, thu nhặt các túi rác hai bên đường, dùng chổi, xẻng xúc dọn rác mô lên xe gom. 3.3. Tua vỉa, quét hè, quét ngõ. - Đối với các ngõ có hè và vỉa: quét hè ngõ, dùng chổi và xẻng tua vỉa, xúc rác và đất lên xe gom. - Quét những ngõ rộng trên 2m: đường nhựa, đường gạch và đường bê tông quét miết, đường đất quét sơ. 3.4. Vệ sinh cống rãnh thoát nước. - Khơi miệng cống rãnh. - Thu nhặt rác rơi xuống rãnh thoát nước. - Dùng chổi làm thông thoáng dòng chảy. 3.5. Vận chuyển rác bằng xe gom ra điểm tập kết. - Nén dọn rác trên xe gom cho gọn. - Phủ bạt chống rơi vãi. - Đẩy xe ra điểm tập kết, chú ý đảm bảo an toàn giao thông. 3.6. Chuyển rác lên xe cơ giới. - Tập kết đúng điểm cẩu. - Đỗ xe gom rác thành một hàng dọc cách mép hè 0,2m. - Không tập trung quá 05 xe gom tại 1 điểm cẩu 1 lúc. - Lần lượt đưa từng xe gom vào càng gắp, tháo bỏ móc thùng, đỗ xe gòm vào khung khi cẩu xong. - Quét dọn sạch sẽ rác rơi vãi sau khi cẩu. 3.7. Tuyên truyền hướng dẫn vận động nhân dân thực hiện nghị định 3093 - Kiểm tra nắm chắc số hộ dân cư hay vi phạm. - Phổ biến, hướng dẫn nhắc nhở các đối tượng hay vi phạm. - Quan hệ với tổ dân phố, tổ phụ nữ và Chính quyền phường để có biện pháp xử lý. 4. Trình tự công nghệ 4.1. Chuẩn bị: - Trang bị bảo hộ lao động. - Buộc chổi, chuẩn bị xẻng, kẻng và các dụng cụ khác. - Kiểm tra kỹ thuật xe gom, tra dầu mỡ. 4.2. Nội dung tác nghiệp: - Lấy xe gom, dụng cụ tại nơi tập kết đưa về ngõ làm việc. - Tiến hành công việc theo nội dung công nghệ. - Đẩy xe gom đưa ra điểm cẩu. - Đẩy xe từ nơi tập kết về ngõ, tiếp tục thao tác công nghệ(như vòng 1) 4.3. Kết thúc công việc: - Rửa xe gom, dụng cụ lao động - Đưa xe gom, dụng cụ lao động về điểm tập kết đúng quy định 5. Yêu cầu chất lượng - Đảm bảo thu hết rác trong khu vực được giao khoán trước khi kết thúc công việc. - Đảm bảo ngõ xóm sạch sẽ. - Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông. 6. Định mức duy trì vệ sinh ngõ xóm (Tính cho 1 km) 1. Nhân công Bậc thợ 4/7 1 công 2. Công cụ dụng cụ - Chổi tre 1,2 m 0,038 cái - Xe gom rác 0,0064 cái - Chổi tre 0,9 m 0,154 cái - Xích xe cải tiến 0,0064 m - Cán chổi 1,2m 0,026 cái - Kẻng 0,0064 cái - Cán chổi 0,9m 0,013 cái - Dao tông 0,0003 cái - Xẻng 0,019 cái - Khóa hòm đồ 0,0006 cái - Cán xẻng 0,019 cái - Thùng chứa rác vụn 0,0064 cái - Dây thép buộc chổi 0,011 kg Phụ lục 4: DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN TẠI PHƯỜNG VĂN CHƯƠNG. STT Tên người được hỏi Địa chỉ 1 Đào Duy Hưng Số 13/190 tổ 41 2 Phạm Văn Chiến Số 6/199 tổ 41 3 Nguyễn Đắc Lực Số 214 tổ 41 4 Đỗ Bình Minh Số 216 tổ 41 5 Nguyễn Văn Thành Số 7/127 tổ 42 6 Nguyễn Tiến Học Số 11/127 tổ 42 7 Nguyễn Văn Đinh Số 37 QTG tổ 45 8 Trần Quốc Tuấn Số 73 LSB tổ 47 9 Lưu Thị Hoa Số 1A QTG tổ 55 10 Vũ Tuấn Hùng Số 19/55 tổ 63 11 Nguyễn Kim Tỵ Số 9/59 tổ 63 12 Lê Thị Lộc Số 5/65 tổ 63 13 Trần Ngọc Minh Số 8/12/51 tổ 63 14 Nguyễn Xuân Hải Số 6 tổ 50 15 Nguyễn Thanh Hiền Số 12 LQA tổ 60 16 Nguyễn Bích Hạnh Số 15 tổ 61 17 Nguyễn Tiến Dũng Số 27 tổ 61 18 Phùng Văn Thắng Số 27/19/24 tổ 61 19 Tạ Duy Hùng Số 47/145 Văn Chương 20 Hà Thị Oanh Số 56 Huy Văn 21 Phạm Thị Thủy Số 66 Huy Văn 22 Nguyễn Xuân Định Số 3/92/9 Huy Văn 23 Nguyễn Thị Tâm Số 14.128 Văn Chương 24 Đào Duy Thảo Số 36/138 Văn Chương 25 Bùi Anh Tuấn Ngõ 103 26 Phạm Văn Hải Số 125 Ngõ Văn Chương 27 Nguyễn Đăng Sinh Số 29/70 Văn Chương 28 Phạm Thị Đức Số 23 ngách 51/49 29 Nguyễn Thị Thi Số 2/34 Văn Chương 30 Nguyễn Văn Tuyển Số 52 ngách 51 31 Lê Thúy Hồng Số 11 ngách 88/99 32 Đào Tiến Dũng Số 16/138 Văn Chương 33 Hoàng Thị Thu Số 16 ngách 46 34 Lê Văn Thùy Số 3/72 Văn Chương 35 Nguyễn Thị Huê Số 53 tổ 40 36 Nguyễn Văn Thành Số 104 tổ 39 37 Nguyễn Thị Hà Số 18 tổ 62 38 Nguyễn Thị Thương Số 1/75 tổ 62 39 Nguyễn Thị Liên Số 13/49 tổ 50 40 Bùi Ngọc Lâm Số 4/12/51 tổ 63 41 Nguyễn Thị Linh Số 37 tổ 59 42 Nguyễn Văn Quang Số 81 Tổ 58B 43 Bùi Văn Mạnh Số 16/138 44 Nguyễn Thị Bích Số 179 Văn Chương 45 Nguyễn Văn Khánh Số 128 Văn Chương 46 Nguyễn Văn Long Số 13/128 Văn Chương 47 Nguyễn Kiều Trang Số 2/82 Văn Chương 48 Lê Văn Thịnh Số 49 tổ 40 Phụ lục 5: DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN TẠI PHƯỜNG KHƯƠNG TRUNG. STT Tên người được hỏi Địa chỉ 1 Nguyễn Thu lê Số 18 ngõ 237 đường Hoàng VănThái 2 Nguyễn Văn Chiến Số 16 ngõ 237 đường Hoàng Văn Thái 3 Trần Đại Sơn Số 20 ngõ 237đường Hoàng Văn Thái 4 Nguyễn Minh Quân Số 2 tổ 58 đường Tô Vĩnh Diện 5 Trần Quốc Tuấn Số 55 tổ 58 đường Tô Vĩnh Diện 6 Phạm Thị Huyền Số 24 tổ 42 7 Nguyễn Hữu Quang Số 94 đường Tô Vĩnh Diện 8 Vũ Văn Dương Số 124 đường Tô Vĩnh Diện 9 Trần Trọng Thành Số 33 tổ 11 phường Khương Trung 10 Nguyễn Thị Hiền Số 42 tổ 12 Phường Khương Trung 11 Nguyễn Văn Hoàng Số 54 tổ 11 12 Vũ Văn mạnh Số 55 tổ 12 phường Khương Trung. 13 Nguyễn Văn Đông Tổ 13 phường Khương Trung 14 Vũ Tuấn Hùng Số 25 tổ 13 –Khương Trung 15 Vũ Bá Thành Số 61 Tổ 16 ngõ 164 16 Bùi Ngọc Lâm Số 82 tổ 17 ngõ 164 17 Nguyễn Anh Tuấn Số 62A phường Khương Trung 18 Vũ Văn Hải Số 21 tổ 15 phường Khương Trung 19 Nguyễn Ngọc Khánh Số 30 tổ 12 phường Khương Trung 20 Nguyễn Văn Thịnh Số 42 tổ 16 Phường Khương Trung 21 Nguyễn Thanh Hiền Số 92 đường Tô Vĩnh Diện 22 Nguyễn Tiến Dũng Số 65 đường Tô Vĩnh Diện 23 Phùng Văn Thắng Số 15 tổ 15 phường Khương Trung 24 Bùi Ngọc Sơn Số 54 tổ 13 phường Khương Trung 25 Phạm Đình Thiệp Số 71 ngõ 132 Khương Trung 26 Nguyễn Tiến Dũng Số 5 ngõ 47 Khương Trung 27 Nguyễn Xuân Định Số 12 ngõ 49 Khương Trung 28 Phạm Văn Khánh Số 74 ngõ 122 Khương Trung 29 Lương Thế Nghĩa P105 A5 Khương Trung 30 Nguyễn Thị Hằng Số 21 ngõ 135 Khương Trung 31 Nguyễn Thành Hiếu Số 40 phố Khương Trung 32 Phạm Văn Hải Số 45 đường Tô Vĩnh Diện 33 Vũ Văn Chiến Số 34 đường Tô Vĩnh Diện 34 Nguyễn Đăng Sinh Số 10 ngõ 29 Khương Trung 35 Vũ Ngọc Sáng Số 52 phố Khương Trung 36 Nguyễn Thị Định Số 79 Ngõ 71/132 Khương Trung 37 Phạm Đình Khoa Số 65 ngõ 132 Khương Trung 38 Đỗ Hữu Quang Số 63 ngõ 132 Khương Trung 39 Đào Minh Hạnh Trung Tâm pha phim Khương Trung 40 Trần Tuấn Đạt Số 139 Vương Thừa Vũ 41 Đặng Huỳnh Trang Số 69 Khương Trung 42 Nguyễn Thị Hà Số 132 Vương Thừa Vũ 43 Lê Thị Lộc Số 79 Vương Thừa Vũ 44 Trần Đại Sơn Số 81 Vương Thừa Vũ 45 Nguyễn Văn Thành Số 135 Vương Thừa Vũ 46 Bùi Hồng Hà Số 1 Khương Trung 47 Bùi Ngọc Trường Số 121 Khương Trung 48 Nguyễn Thị Nga Số 92 Vương Thừa Vũ 49 Hoàng Thị Thu Số 49 Khương Trung 50 Lê Văn Thuỳ Số 39 Tô Vĩnh Diện 51 Nguyễn Tùng Long Số 50 Vương Thừa Vũ Mục lục 6: Số lao động quét gom rác trên địa bàn phường Văn Chương. STT Loại hình lao động Khối lượng Định mức Số lao động (người) 1 Quét gom rác đường phố Quốc Tử Giám 18.206 m2 9.000m2/2công 02 2 Quét gom rác đường và các ngõ, ngách 7,06 km 1 km/2 công 07 3 Duy trì vệ sinh ngày ở các khu tập thể 02 4 Nghỉ tua, nghỉ phép 01 5 Tổng 12 (Nguồn: Hợp tác xã Thành Công) môc lôc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29322.doc
Tài liệu liên quan