Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên

- Nhà nước + Đề nghị trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai nhiều hơn các lớp tập huấn khuyến nông về nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chất lượng nông sản để nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản cho phụ nữ. Đồng thời mở các lớp tập huấn về nâng cao vai trò, vị thế cho người phụ nữ. + Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích xây dựng các nhà máy chế biến nông sản cho người nông dân, khuyến khích phụ nữ tham gia và cống hiến nhiều hơn vào các hoạt động của nhà nước. - Đối với phụ nữ + Dành thời gian nhiều hơn cho việc nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết của mình về thị trường cũng như tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. + Tìm kiếm những thị trường đầu vào, đầu ra ổn định và triển vọng cho sản phẩm của mình + Đầu tư xây dựng những loại nông sản chất lượng cao để đứng vững trên thị trường cũng như nâng cao thu nhập cho gia đình. - Đối với nông hộ Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ, giúp đỡ họ những công việc năng nhọc, tạo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho phụ nữ.

doc129 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi huyện Văn Giang - Tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng cho phụ nữ Thắng Lợi - Khả năng cạnh tranh trên thị trường giảm: cuộc sống của còn người ngày càng được nâng cao theo nhịp độ phát triển cũa xã hội. Họ luôn mong muốn hưởng thụ cuộc sống với những sản phẩm tốt nhất vì vậy những sản phẩm kém chất lượng sẽ dần bị loại thải. Hàng hoá nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi nếu không nhanh chóng cải thiện về chất lượng đặc biệt là mặt hàng rau thì không sớm thì muộn cũng sẽ mất chỗ đứng trên thị trường. - Tham gia vào tổ chức WTO có nghĩa là chúng ta phải đối mặt với áp lực rất lớn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi có nguy cơ bỏ phí mất một thị trường đầy tiềm năng là thị trường thế giới này. - Không có kiến thức, trình độ, sự hiểu biết hơn nữa có nghĩa là phụ nữ Thắng Lợi sẽ dần đánh mất vai trò to lớn của mình trong cuộc sống cũng như không có tiếng nói trong xã hội. Từ sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ chúng tôi có thể đưa ra các kết hợp trong ma trận SWOT như sau: SWOT Kết hợp Điểm mạnh (S) Nguy cơ (T) S - T - Điều kiện tự nhiên thuận lợi - Gần một thị trường lớn, có tiềm lực - Đội ngũ lao động nữ trẻ trung - Số lượng nông sản phụ nữ tạo ra khá lớn -Tư nhân thu gom hàng hoá và kinh doanh các yếu tố đầu vào khá nhiều - Sức cạnh tranh trên thị trường kém - Đối mặt với áp lực về chất lượng, mẫu mã sản phẩm khi tham gia vào thị trường thế giới - Phụ nữ sẽ mất đi tiếng nói cũng như vị trí của mình trong xã hội khi không có kiến thức - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường các sử dụng các loại giống tốt, hạn chế sử dụng phân hoá học và các chất kích thích sinh trưởng. - Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ cho phụ nữ về mọi mặt. - Tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường. Khẳng định vị trí của mình trong thị trường. Cơ hội (O) Điểm yếu (W) W - O - Là thị trường đầu vào ổn định cho các nhà máy chế biến nông sản - Nước ta ra nhập WTO sẽ mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn … - Phụ nữ làm chủ chính mình và khẳng định được vai trò của mình trong xã hội - Phụ nữ ít quan tâm đến thông tin thị trường - Nguồn thông tin cung cấp cho phụ nữ ít - Phụ nữ có quá nhiều việc phải làm - Các lớp tập huấn chưa đề cập đến thông tin về thị trường - Bản thân người phụ nữ chưa chịu khó tìm hiểu, học tập - Nguồn vốn tín dụng chưa đáp ứng đủ và kịp thời - Tăng cường nguồn thông tin cung cấp cho phụ nữ, thường xuyên mở các lớp tập huấn để phụ nữ tham gia. -Khuyến khích phụ nữ tham gia vào các khoá học đào tạo ngắn hạn về các kỹ thuật trồng trọt, tham gia vào các công tác xã hội… - Phụ nữ hãy tự tạo cơ hội cho mình có thời gian để học hỏi, nâng cao kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết cho mình. - Tăng cường nguồn vốn và thời hạn cho vay nhất là đối với các hộ sản xuất khó khăn 4.4 Những vấn đề rút ra về năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi - Khả năng tiếp cận các thị trường của phụ nữ chưa cao, phụ nữ còn thụ động trong việc mua và bán sản phẩm. - Công tác nâng cao năng lực, trình độ cho phụ nữ còn thấp không mang lại hiệu quả. - Cần thiết phải đẩy mạnh và coi việc nâng cao năng lực của phụ nữ trong mọi lĩnh vực là hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Phụ nữ chưa được giải thoát khỏi gánh nặng gia đình, khỏi những lối suy nghĩ lạc hậu. - Phụ nữ hãy nhìn lại và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội. 4.5 Những giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên 4.5.1 Phát triển kinh tế thị trường xã Thắng Lợi Muốn chuyển từ nền sản xuất với quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn thì cần thiết phải có một thị trường tiêu thụ lớn và ổn định. Để phụ nữ yên tâm sản xuất và không phải lo lắng về đầu ra cho những sản phẩm của mình thì xã phải xúc tiến ngay việc phát triển kinh tế thị trường. Không chỉ phát triển và giữ ổn định thị trường đầu ra mà còn phải xây dựng một thị trường đầu vào thật đáng yên tâm cho phụ nữ sản xuất. Đặc biệt là phải mở rộng thị trường vốn để giúp đỡ phụ nữ có điều kiện để đầu tư và mở rộng sản xuất. Đối với những phụ nữ nghèo và khó khăn phải tạo điều kiện cho họ được vay vốn lớn hơn và dài hạn hơn. Tăng cường các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật tiến bộ giúp phụ nữ nâng cao kiến thức về trồng trọt, kiến thức về nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là sản xuất ra những loại rau sạch đảm bảo chất lượng để có thể đứng vững trên các thị trường lớn. Xây dựng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá đi tiêu thụ, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tư nhân, các doanh nghiệp đến thu mua nông sản tại xã. Đồng thời xây dựng các chợ trong thôn, xã, các chợ đầu mối giúp đỡ phụ nữ tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Khuyến cáo phụ nữ hãy tạo ra những sản phẩm chất lượng để có thể mở thêm thị trường tiêu thụ ở các nước trong khu vực, bởi nước ta đã gia nhập WTO thì điều đó không còn xa vời với bà con nữa. 4.5.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ xã Thắng Lợi Nông nghiệp nông thôn nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phụ nữ có vai trò rất lớn trong sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế thị trường. Để nâng cao năng lực tiếp cận với thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ, phát huy trí tuệ của phụ nữ Thắng Lợi, chúng tôi khuyến nghị các giải pháp sau: Thứ nhất: Đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, xây dựng các chợ đầu mối, giao thông thuận tiện cho việc tiêu thụ nông sản. Thứ hai: Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tạo điều kiện phát huy khả năng về tìm hiểu, mở rộng và tham gia thị trường của phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ nghèo sản xuất khó khăn. Thứ ba: Vận động và tạo điều kiện cho mọi chị em thường xuyên tham gia các buổi tập huấn khuyến nông, các hội trợ triển lãm… Tạo điều kiện cho họ được học tập, tiếp cận với sách, báo, các phương tiện truyền thông…nhằm nâng cao trình độ về mọi mặt của phụ nữ, tạo môi trường buôn bán và làm ăn thuận lợi cho phụ nữ. Thứ tư: Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn, công cụ sản xuất hiện đại, các loại giống tốt đem lại năng suất và chất lượng sản phẩm cao. Thứ năm: Nâng cấp hệ thống truyền thanh của xã, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời cho phụ nữ về sâu bệnh, mùa vụ thu hoạch, giá cả sản phẩm…chính quyền xã không ngừng mở rộng mối quan hệ, tìm kiếm thị trường giúp đỡ gánh nặng cho phụ nữ trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Thứ sáu: Phát triển cơ sở hạ tầng và chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ tốt hơn giúp họ có điều kiện để tiếp cận với thị trường. Giải pháp về chính sách Chính sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản cho phụ nữ. Vì vậy chính quyền xã phải đưa ra những chính sách đúng đắn để giúp đỡ phụ nữ, cần phải đồng loạt xây dựng những chính sách về đất đai, tín dụng,… Như xây dựng các chính sách tích tụ ruộng đất hợp lý giúp phụ nữ mở rộng cơ cấu cây trồng và đầu tư lớn cho sản xuất, các chính sách về thay đổi cơ cấu lãnh đạo trong xã, dần đưa những phụ nữ có năng lực lên làm lãnh đạo và tham gia vào các cấp chính quyền của xã, các chính sách về sản xuất nông nghiệp về vay vốn tín dụng… Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống. Chính quyền xã Thắng Lợi nói riêng và chính quyền các cấp nói chung cần thực hiện đồng bộ các chính sách sau: * Chính sách tín dụng: Sản xuất nông nghiêp tại xã Thắng Lợi mang tính chất của sản xuất hàng hoá với quy mô về số lượng lớn, vì vậy cần rất nhiều vốn đầu tư vào sản xuất. Một số phụ nữ gia đình còn khó khăn, vốn tích luỹ ít, những lúc cần thiết thì không có tiền để trang trải cho sản xuất, điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất. Do đó, chính quyền các cấp cần phải có nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho vay vốn để đầu tư sản xuất như: lãi suất thấp, thời hạn vay dài, thủ tục đơn giản… Đối với phụ nữ thuộc hộ sản xuất khá, cho vay vốn theo các dự án khuyến khích sản xuất kinh doanh, tăng cường vốn dài hạn, vay phải có tài sản thế chấp. Đối với phụ nữ thuộc hộ sản xuất trung bình, khuyến khích vay vốn nhưng phải kiểm soát chặt chẽ. Hộ nghèo, sản xuất khó khăn cần đơn giản thủ tục vay vốn, mở rộng vốn vay ngắn hạn, thường xuyên kiểm tra tính quả của vốn vay, tránh tình trạng thất thoát vốn. Cho hộ nghèo vay vốn dưới dạng dự án sẽ rất phù hợp. Cần xác định đúng đối tượng vay và thời điểm cho vay, đặc biệt quan tâm tới phụ nữ nghèo, những hộ phụ nữ này luôn trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kể cả đầu tư ban đầu cho sản xuất đến những lúc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, mà năng suất và hiệu quản sản xuất không cao, thu nhập của hộ nghèo thấp hơn hẳn hộ giàu. Để nguồn vốn tới tận tay phụ nữ nghèo cần kiểm tra, xem xét, xác định đối tượng vay. Đối tượng vay ở đây là các hộ nghèo đói thực sự, có nhu cầu cấp thiết về vốn vay để sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng các hộ giàu, khá cũng được vay vốn của quỹ xóa đói giảm nghèo. Số vốn vay phải đủ cho sản xuất, hộ nghèo có thể mua được giống, phân bón, các vât tư sản xuất… Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là có chu kỳ sản xuất khác nhau. Do đó, thời gian vay vốn vì thế phải tùy tuộc vào chu kỳ sản xuất. Ví dụ trồng quất cảnh phải từ 2 - 5 năm, cam Vinh từ 3 - 5 năm, lợn nái 2 năm, trâu bò 3 năm mới cho thu hoạch. Nên khi cho các hộ vay vốn phải chú ý tới thời gian vay vốn, xem xét về mục đích vay vốn để có những điều chỉnh thích hợp. Hiện nay trên điạ bàn xã Thắng Lợi chưa hình thành quỹ tín dụng nhân dân và chưa có trụ sở hoạt động riêng vì vậy việc vay vốn còn gây ra nhiều khó khăn, lượng vốn vay chưa đủ và chưa đáp ứng kịp thời. Những lúc cần vốn thì phải đi vay ở các tổ chức, cá nhân thư nhân với lãi xuất cao. * Chính sách đất đai: Theo quy định của ngân hàng, để vay vốn thì phải có tài sản thế chấp, mà thường là sổ đỏ. Mặc dù phụ nữ xã đa số là quyết định về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng đứng tên chủ hộ thì đa phần lại là nam giới. Chính vì vậy, đã gây khó khăn rất nhiều cho phụ nữ khi làm thủ tục vay vốn, và có nhiều phụ nữ đã không được vay vốn vì lý do chồng đứng tên sổ đỏ nhưng lại đi làm ăn xa nên không thể đứng ra làm thủ tục vay. Không có vốn phụ nữ không thể chủ động tham gia vào thị trường hàng hoá nông sản một cách tích cực. Phải đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, mở rộng quy mô, phát triển sản xuất: Năm 1992 các tác giả Wenfang và Makeham khi nghiên cứu ở Trung Quốc đã kết luận: “không có gì tốt hơn bằng cơ chế thị trường. Khi nông dân trả tiền cho việc sử dụng đất, anh ta phải sử dụng đất hiệu quả hơn và sẽ sẵn sàng không sử dụng nó, nhượng cho người khác khi anh ta làm ăn kém hiệu quả. Chỉ khi nào có cơ chế cạnh tranh, các thửa ruộng mới được những người nông dân thích hợp canh tác dưới phương thức sử dụng đất có lợi nhất. Cơ chế thị trường về đất đai sẽ tạo ra và thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa theo hộ, thúc đẩy phân công lao động và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.” Hiện nay, các hoạt động cơ bản trong thị trường đất đai ở xã đang diễn ra như: mua đất, thuê đất, đổi ruộng, mượn ruộng nhưng diễn ra theo chiều hướng hộ nào có tiền, có tài sản thì mới có thể tham gia vào thị trường đất đai. Những hộ nghèo, thiều vốn thì không thể tham gia vào thị trường đất đai. Vì vậy, cần có nhiều chính sách ưu đãi để hộ phụ nữ nghèo có thể tham gia vào thị trường này. Hiện nay còn rất nhiều mảnh ruộng manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc cơ giới hóa trong khâu sản xuất và thu hoạch sản phẩm, cũng như ảnh hưởng đến năng suất, cây trồng và lao động. * Chính sách khuyên nông: phổ biến cách làm ăn, kỹ thuật sản xuất, nghệ thuật quản lý… để giúp phụ nữ mạnh dạn đầu tư, chấp nhận rủi ro, có cơ hội thu nhập cao. Kỹ thuật sản xuất rất quan trọng, nắm bắt đúng kỹ thuật là tìm ra chìa khóa thành công. Với cây trồng như quất cảnh, cam ăn quả và cam cảnh, cây cảnh, đòi hỏi kỹ thuật cao, khéo léo thì mới mang lại hiệu quả. Thực tế cho thấy trình độ văn hóa của chị em phụ nữ nói riêng, của người dân xã Thắng Lợi nói chung còn thấp, sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật sản xuất còn hạn chế. Điều này đòi hỏi công tác tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất phải tiến hành đồng bộ, chặt chẽ đảm bảo tính sâu rộng, hiệu quả. Để thực hiện được điều này, trước hết là tăng cường vai trò phòng khuyến nông huyện, xã với việc chú trọng các công tác sau: + Cần phải thường xuyên mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất theo thời vụ, biện pháp chăm sóc kỹ thuật, canh tác đối với từng loại cây trồng, kỹ thuật và kinh nghiệm chăm nuôi (lợn nái, lợn thịt, vịt, cá…) cũng như các ngành nghề tại địa phương và bàn cách làm ăn cho nông dân trong xã, đặc biệt là các chị em phụ nữ, khi thời gian học hỏi, nghiên cứu ở ngoài không có nhiều. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phụ nữ trong xã tham gia đầy đủ và tích cực các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông. + Tạo điều kiện thúc đẩy hình thức khuyến nông cộng đồng, khuyến khích các chị em hộ giàu, các hộ có kinh nghiệm, những người có hiểu biết trực tiếp hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật sản xuất cho những chị em còn khó khăn, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Khuyến khích xây dựng mô hình kinh tế điển hình, chị em phụ nữ tiêu biểu để bà con nhân dân trong xã cùng nhau học tập, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng vào gia đình mình, tăng tính đoàn kết các chị em trong xã. + Kết hợp tập huấn kỹ thuật với tập huấn về kiến thức kinh tế thị trường cho phụ nữ. Với một số phụ nữ họ không tham gia buôn bán, chỉ sản xuất nông nghiệp nên thời gian học hỏi và thời gian tiếp xúc bên ngoài hầu như không có. Cho nên, những phụ nữ này rất cần các lớp tập huấn về kiến thức kinh tế thị trường. Các giải pháp về dịch vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho phụ nữ * Dịch vụ khuyến nông: * Dịch vụ vật tư nông nghiệp: theo đánh giá của phụ nữ và nhân dân trong xã thì dịch vụ cung cấp vật tư nông nghiệp tại địa phương khá đầy đủ, nhưng đây lại là dịch vụ tư, do người dân tại địa phương đứng ra tổ chức. Chính quyền xã không có hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chính vì vậy đã ảnh hưởng tới khả năng tham gia thị trường của một số chị em phụ nữ, nhất là chị em phụ nữ còn khó khăn vì những lúc giá vật tư nông nghiệp tăng cao, không có khả năng mua, hoặc mua với khối lượng lớn nhưng lại không có phương tiện vận chuyển, nên phải mua lẻ tẻ, tính hoạch toán kinh tế khó khăn. Vì vậy, phải đẩy mạnh các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào như dịch vụ cung cấp vận chuyển vật tư nông nghiệp tận nơi, hoặc chính quyền xã nên phối hợp ký hợp đồng với công ty phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để cung cấp cách yếu tố đầu vào tận nơi, đảm bảo chất lượng, và những hộ còn khó khăn thì có khả năng mua vì nếu ký hợp đồng với các công ty vật tư nông nghiệp thì chưa phải trả tiền ngay, cuối vụ trả mà lãi có thể không có hoặc có thì sẽ thấp. Như vậy đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời cho nhân dân, giảm bớt gánh nặng cho chị em phụ nữ và còn được công ty cử nhân viên xuống tận nơi hướng dẫn kỹ thuật sử dụng cho nhân dân. Cần phải đẩy mạnh dịch vụ thủy lợi và bảo vệ thực vật. Hiện nay tại địa phương công việc đồng ánh chủ yếu do chị em phụ nữ làm, những công việc như tưới nước cho cây trồng, hay phun thuốc bảo vệ thực vật. Đây là hai công việc mang tính thường xuyên và vất vả, với tần xuất từ 2 - 5 tuần phải tưới nước và phun thuốc bảo vệ thực vật cho một diện tích nhất định. Có những lúc sâu bọ hại hay hạn hán thì 1 tuần phải phun thuốc BVTV từ 2 - 3 lần. Với nhiều mảnh ruộng khác nhau thì đây quả là một công việc hết sức khó khăn với những phụ nữ không được sự chia sẻ công việc cùng chồng, vì chồng thường xuyên đi làm ăn xa, hoặc đi làm ngành nghề phụ ở bên ngoài. Hơn nữa phụ nữ sức khoẻ kém hơn nam giới khả năng chống chụi kém, thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại đã làm giảm sức khoẻ rất nhiều. * Dịch vụ y tế: Với phụ nữ, sức khỏe luôn không được đảm bảo, ốm đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ảnh hưởng rất nhiều tới công việc gia đình và xã hội, nhất là những chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn, khi ốm đau không có điều kiện đi khám chữa bệnh ở những nơi có điều kiện tốt. Cần có sự giúp đỡ kịp thời của chính quyền địa phương, các đoàn thể và cộng đồng dân cư. Đối với những phụ nữ nghèo cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí hoặc phát thẻ khám chữa bệnh giảm phí. Hội phụ nữ xã cần phải quan tâm tới đời sống của chị em phụ nữ hơn nữa, nhất là chị em phụ nữ nghèo, lập danh sách những phụ nữ khó khăn trên cơ sở bình xét trong chi hội. Những phụ nữ được bình xét sẽ được hưởng ưu đãi và trợ cấp xã hội về mặt tinh thần và vật chất thông qua các quỹ đoàn thể, các tổ chức. * Về giáo dục Năng lực quyết định Nâng cao năng lực tham gia kinh tế thị trường Nâng cao kiến thức Năng lực thực hiện Giáo dục là giải pháp có tính chiến lược lâu dài trong chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Giáo dục bao gồm nhiều mặt, từ việc nâng cao trình độ văn hóa đến nâng cao kiến thức hiểu biết xã hội, cũng như việc sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghệm làm ăn vào sản xuất, chi tiêu có kế hoạch, khoa học. Đặc biệt nâng cao kiến thức về kinh thị trường cho chị em phụ nữ, để từ đó mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế, tránh được những rủi ro do không am hiểu về thị trường, chủ động gia nhập hay rút khỏi thị trường mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai. Để thực hiện được điều này trước hết là khuyến khích vận động những con em thuộc gia đình khó khăn phải học hết cấp III, hoặc học cao hơn nữa bằng việc giảm học phí, giảm các khoản đóng góp. Với các chị em phụ nữ đã hết tuổi đến trường và đang tham gia sản xuất thì hội phụ nữ cần phải phối hợp với chính quyền các cấp, các đoàn thể, trung tâm khuyến nông, mở các lớp tập huấn về nâng cao kiếm thức về kinh tế thị trường, mời các nữ doanh nghiệp, doanh nhân về nói chuyện và truyền đạt những kinh nghiệm cần thiết cho chị em… 4.5.3 Giải pháp về việc làm + Đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ. Hiện tại xã Thắng Lợi đang diễn ra quá trình sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và chất lượng tương đối ổn định, nhưng bên cạnh đó cần phải đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa hơn nữa, đa dạng hóa cây, con, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ thu hút nhiều lao động tại chỗ nhất là nam giới để nam giới không phải đi làm thuê ở các tỉnh, khu vực khác. Khi đó họ có nhiều thời gian hơn để chia sẻ công việc gia đình và sản xuất với phụ nữ, giảm gánh nặng công việc cho phụ nữ. Từ đó, phụ nữ có cơ hội tham gia nhiều hơn nữa vào thị trường nông sản và thị trường lao động. Một số biện pháp cụ thể như: kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, và chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Hiện tại địa phương có rất ít hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi. Khuyến khích phát triển ngành nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp như làm ruốc, làm mộc, chế biến thuốc bắc, làm bánh, làm đậu, khai thác cát… + Tổ chức liên kết giữa các hộ nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp trong và ngoài huyện, thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp trong việc liên kết và sử dụng sản phẩm của địa phương. Đây là điều còn thiếu ở xã Thắng Lợi, cả xã sản xuất hàng hóa là chủ yếu mà lại không có một công ty chế biến nông sản nào ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, người dân tự tiêu thụ sản phẩm lấy, điều đó tạo nên sự bất bênh, có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Chính quyền xã, các hội, đoàn thể cần phải năng động, chủ động tìm tới các công ty chế biến thực phẩm nông nghiệp, hay các công ty thu gom lớn, tạo sự ồn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm, để nhân dân trong xã giảm bớt gánh nặng, đặc biệt là phụ nữ, họ không phải vất vả chở hàng hóa đi tiêu thụ ở nơi xa mong kiếm được lời cao hơn. Khuyến khích liên kết các hội nông dân, lập ra các hội, các nhóm có cùng sản phẩm nhất là những phụ nữ nghèo, khó khăn với những phụ nữ làm ăn giỏi, có kinh nghiệm. Từ đó học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống gia đình. Vì vậy, hội phụ nữ xã cần đẩy mạnh công tác vận động chị em phụ nữ tham gia tích cực vào hội. PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên” tôi rút ra được một số kết luận sau: 1. Thắng Lợi là xã đang phát triển, có điều kiện sinh thái như đất đai, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây nông sản như rau màu, cam đường canh, quất cảnh,…Sản xuất hàng hoá nông sản đang được chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hoá và tạo ra nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. 2. Phụ nữ xã là lực lượng lao động chính trong việc sản xuất ra các hàng hoá nông sản và là những người kết nối giữa thị trường với nguồn hàng hoá của xã. Tuy nhiên khả năng tiếp cận với các thị trường của phụ nữ còn thấp chưa đáp ứng được với số lượng hàng hoá nông sản mà họ đã tạo ra. 3. Phụ nữ Thắng Lợi chưa tận dụng hết lợi thế là gần những thị trường lớn như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương… để tiêu thụ những sản phẩm của mình. 4. Phụ nữ Thắng Lợi phải gánh vác quá nhiều công việc không có điều kiện, thời gian để học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức cũng như khẳng định vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội. 5. Sự hiểu biết về thông tin thị trường cũng như khả năng sử lý thông tin thị trường của phụ nữ còn kém nó hạn chế khả năng tham gia vào thị trường của phụ nữ. 6. Thị trường đầu vào tại xã khá thuận lợi với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tư nhân, đại lý, cửa hàng kinh doanh các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, phụ nữ còn bị thụ động trong quá trình tiếp cận các yếu tố này. 7. Các hàng hoá nông sản của phụ nữ Thắng Lợi đều là những sản phẩm ở dạng thô chưa qua chế biến, chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Và hầu hết đều do các tư nhân trong xã thu mua. 8. Nguồn thông tin cung cấp cho phụ nữ còn thấp không đáp ứng được quá trình phát triển của xã hội ngày nay. 9. Kênh thông tin tìm hiểu và các phương tiện trang bị cho việc tiếp cận thị trường còn thô sơ lạc hậu, chủ yếu phụ nữ tìm hiểu thông tin qua những kênh truyền thống như trao đổi, truyền miệng, các phương tiện truyền thống như xe đạp, đi bộ..làm hạn chế nguồn thông tin đến với phụ nữ. 10. Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ là việc làm cấp thiết của xã Thắng Lợi trong hiện tại cũng như trong tương lai. Vì vậy, xã Thắng Lơi đã đưa ra một loạt các giải pháp đồng bộ ra nhằm nâng cao năng lực, cũng như vai trò của phụ nữ trong cuộc sống. II. Kiến nghị - Nhà nước + Đề nghị trung tâm khuyến nông Quốc gia, trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai nhiều hơn các lớp tập huấn khuyến nông về nâng cao kỹ thuật trồng trọt, chất lượng nông sản… để nâng cao khả năng tiêu thụ nông sản cho phụ nữ. Đồng thời mở các lớp tập huấn về nâng cao vai trò, vị thế cho người phụ nữ. + Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích xây dựng các nhà máy chế biến nông sản cho người nông dân, khuyến khích phụ nữ tham gia và cống hiến nhiều hơn vào các hoạt động của nhà nước. - Đối với phụ nữ + Dành thời gian nhiều hơn cho việc nâng cao kiến thức, tầm hiểu biết của mình về thị trường cũng như tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. + Tìm kiếm những thị trường đầu vào, đầu ra ổn định và triển vọng cho sản phẩm của mình + Đầu tư xây dựng những loại nông sản chất lượng cao để đứng vững trên thị trường cũng như nâng cao thu nhập cho gia đình. - Đối với nông hộ Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ, giúp đỡ họ những công việc năng nhọc, tạo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cho phụ nữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Nguyễn Đình Bách, Lương Xuân Quỳnh (1992). Lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân (1996). Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ngô Minh Cách (2000). Giáo trình Marketing, Trường ĐH Tài chính - Kế toán, Hà Nội, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình (1997). Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Trần Minh Đạo (2003). Marketing căn bản, Đại học Kinh Tế Quốc Dân- Hà Nội. Nguyễn Đình Giao (1996). Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Mankiw (2003). Nguyên lý kinh tế học - tập 1, Vũ Đình Bách ĐH Kinh Tế Quốc Dân - biên dịch. Trần Văn Hoà (1999). 101 câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp, Nhà xuất bản trẻ 1999. Vũ Đình Thắng (2004). Giáo trình Marketing nông nghiệp, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. V.I. Lênin toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. Robert W. Bly (2006). Hướng dẫn hoàn hảo phương pháp tiếp cận thị trường, Nhà xuất bản Lao động , Hà Nội. Philip Kotle (2007). Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động, xã hội. Các bài báo cáo Đưa vấn đề giới vào phát triển (2001). Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Bùi Đình Hoà (1998). Điều tra đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao đời sống kinh tế xã hội của phụ nữ các dân tộc ít người vùng cao tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo kết quả nghiên cứu KH đề tài cấp bộ, mã số B 96 - 02 - 14 ĐT. Báo cáo tổng hợp thông tin thị trường và phát triển (2007). Ngân hàng phát triển Châu Á. Tạp chí khoa học Quyền đình Hà và cộng sự (2006). “Khảo sát vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”, Bài đăng tạp chí Khoa học công nghệ Nông nghiệp số 4 & 5/2006. Bùi Thị Gia, Phạm Tiến Dũng, Đặng Việt Quang (2004). “Khả năng tiếp cận thị trường với sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản ở bản Tát, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, Hoà Bình”, tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp - tập II, số 4 - 2004. Luận án Nguyễn Thị Thu Hà (2005). “Thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại huyện Gia Lâm - Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội. Tài liệu tham khảo từ hệ thống Internet Văn Trí (2007). “IFAD giúp đỡ người nghèo tiếp cận thị trường” nguồn: ngày truy cập 18/01/2007. Ngô Minh Đức, Nguyễn Như Thắng, Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Bành. “Nhu cầu thông tin của người dân - cơ hội và trở ngại đối với tiếp cận thông tin” nguồn: PHỤ LỤC BẢNG HỎI Phần I: Thông tin chung Tên hộ:..................................................... Chủ hộ:................................................... Tuổi: ........................................................ Trình độ học vấn:.................................... Tôn giáo:................................................... Loại hộ: - Theo thu nhập: hộ giàu hộ trung bình hộ nghèo - Theo ngành nghề: hộ nông nghiệp hộ phi nông nghiệp hộ kiêm Diện tích đất nông nghiệp:............................... Diện tích đất canh tác:......................................... 2) Hiện tại gia đình bà đang sản xuất loại hàng hóa nông sản nào? cam vinh quất cảnh cam đường canh rau một số nông sản khác:..................................................... 3) Xin bà cho biết cơ cấu sản xuất loại cây trồng này? diện tích trồng một lọai cây (% cơ cấu = *100) ∑ diện tích canh tác cam vinh:............................. quất cảnh:.......................... cam đường canh:.................. rau:.................................... .................................................................................................................................... 4) Hiện tại gia đình bà sản xuất ra với mục đích gì ? bán hoàn toàn bán một phần để tiêu dùng trong gia đình Phần II: Kiến thức về các nguyên lý cơ bản của phụ nữ về kinh tế thị trường 1) Trong những năm gần đây gia đình bà có thay đổi cơ cấu sản xuất cây trồng không? có không 2) Nếu có xin bà cho biết lý do thay đổi ? Từ chủ trương chính sách của địa phương Xuất phát từ nhu cầu thị trường Điều kiện tự nhiên không còn phù hợp với cây trồng cũ Lý do khác:.............................................................................................. 3) Khi nhu cầu một loại hàng hóa nông sản (như cam vinh) có xu hướng tăng trong năm tới thì bà sẽ quyết định sản xuất cây trồng như thế nào ? tăng diện tích trồng cam giảm diện tích không thay đổi 4) Tại sao bà lại có quyết định như vậy ? ........................................................................................................................... 5) Hiện nay, khi nền kinh tế trên thị trường đang khủng hoảng, theo bà xu hướng tiêu dùng hàng hóa nông sản trên thị trường sẽ như thế nào ? tăng tiêu dùng giảm tiêu dùng không thay đổi 6) Theo bà, khi nền kinh tế khủng hoảng, xu hướng tiêu dùng hàng hóa nông sản giảm thì bà sẽ quyết định sản xuất như thế nào ? tiếp tục đầu tư sản xuất giảm đầu tư sản xuất thay đổi cơ cấu cây trồng chuyển sang ngành nghề khác 7) Theo bà, trong năm tới hàng hóa nông sản cung cấp ra thị trường tại địa bàn xã sẽ thay đổi như thế nào ? tăng lượng hàng hóa giảm lượng hàng hóa không thay đổi 8) Theo bà, khi nền kinh tế khủng hoảng sẽ làm cho giá nông sản thay đổi như thế nào? tăng giá nông sản giảm giá nông sản ít thay đổi 9) Khi giá nông sản thay đổi như vậy thì bà có quyết định như thế nào trong sản xuất vào thời gian tới ? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... 10) Theo bà, hàng hóa nông sản tại địa bàn xã có đối thủ cạnh tranh không ? có không 11) Làm thế nào để hàng hóa của mình có thể cạnh tranh được trên thị trường ? nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường quảng cáo luôn tìm kiếm thị trường mới liên kết sản xuất, tiêu thụ tất cả ý kiến trên ý kiến khác:................................................ 12) Khi giá các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV...) tăng cao thì bà sẽ quyết định sản xuất như thế nào ? vẫn tiếp tục tăng đầu tư sản xuất vì có thể giá đầu ra sẽ tăng giảm đầu tư sản xuất vì sợ lỗ không thay đổi chuyển sang làm nghề khác quyết định khác:........................................................ 13) Khi giá các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, thuốc BVTV...) giảm thì bà sẽ quyết định sản xuất như thế nào ? tiếp tục tăng đầu tư sản xuất vì giá đầu vào rẻ giảm đầu tư sản xuất vì sợ giá đầu ra cũng giảm không thay đổi chuyển sang làm nghề khác quyết định khác:........................................................ 14) khi lựa chọn các yếu tố đầu vào bà quan tâm nhất tới yếu tố nào ? giá cả chất lượng tính thích ứng với điều kiện sản xuất xuất xứ ý kiến khác:................................................................ 15) Bà có biết thông tin liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào không? có không Nếu có chuyển sang câu 16, nếu không chuyển sang câu 17 16) Nguồn thông tin này bà lấy từ đâu ? các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông tại xã thông qua sách, báo, phim ảnh... tự tìm hiểu tại các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp thông qua giới thiệu của bạn bè, hàng xóm qua internet tất cả ý trên trừ internet 17) Tại sao bà lại không có thông tin này ? không có thời gian tìm hiểu không biết tìm hiểu từ đâu không biết chữ, đọc lý do khác:.......................................................................... 18) Trong kênh tiêu thụ gồm có: nhà sản xuất, nhà bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng, người thu gom, người môi giới thì bà thuộc nhóm nào ? ............................................................................................................. 19) Khi bán sản phẩm giá cả có phải là yếu tố quyết định bán không? có không 20) Khi giá nông sản đầu vụ thu hoạch đang tăng bà sẽ quyết định như thế nào trong tiêu thụ ? thu hoạch hết rồi mang bán hết trong đầu vụ bán từ từ ra thị trường vì giá hàng hóa NS sẽ càng tăng về cuối vụ không bán ngay để khi nào giá tăng cao nhất thì bán quyết định khác:.......................................................................... 21) Khi giá nông sản năm nay thấp hơn giá nông sản năm trước ở đầu vụ thu hoạch thì bà sẽ quyết định tiêu thụ như thế nào ? để lại khi nào tăng giá rồi bán bán hết vì sợ sẽ càng giảm về cuối vụ bán một phần vì cuối vụ giá có thể tăng lên quyết định khác:............................................. 22) Khi mang bán hàng hóa NS giá bán do ai quyết định ? do chính người sản xuất tại địa phương quyết định do người mua hàng tại địa phương quyết định do chính phủ quy định giá do đối tượng khác:..................................................................... 23) Khi giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường cao hơn giá hàng hóa tại địa phương thì bà quyết định như thế nào ? tăng giá bán cho bằng giá của đối thủ cạnh tranh giảm giá hoặc giữ nguyên để bán được nhiều hàng hóa hơn quyết định khác:...................................................... 24) Khi giá của đối thủ cạnh tranh thấp hơn bà quyết định như thế nào ? giảm giá cho bằng giá của đối thủ cạnh tranh giữ nguyên giá để tạo thương hiệu quyết định khác:........................................................ 25) Bà có ghi chép lại toàn bộ chi phí trong sản xuất không ? có không Nếu có chuyển sang câu 26 26) Bà ghi chép lại như thế nào ? ......................................................................................................................... 27) Cuối vụ bà có tính toán lại toàn bộ doanh thu không ? có không Nếu có chuyển sang câu 28 28) Bà tính như thế nào ? .......................................................................................................................... 29) Cuối vụ bà tính lỗ, lãi như thế nào ? .................................................................................................................................... 30) Bà có dùng kết quả sản xuất vụ trước làm căm cứ, kinh nghiệm cho vụ sau không ? có không 31) Bà căn cứ như thế nào ? nếu lãi tiếp tục đầu tư sản xuất nếu lỗ phải tính toán, cân nhắc, lựa chọn yếu tố đầu vào thích hợp căn cứ khác :......................................................................... 32) Kết quả sản xuất gần đây nhất bà thu được như thế nào ? lãi lỗ hòa vốn 33) Nếu lãi theo bà nguyên nhân do đâu ? do giá đầu vào giảm do giá đầu ra tăng do bán được nhiều nông sản tất cả lý do trên lý do khác :........................................................................... 34) Nếu lỗ theo bà nguyên nhân do đâu ? do giá đầu vào tăng do giá đầu ra giảm mất mùa do không có người mua tất cả lý do trên lý do khác :.................................................................................................... Phần III : Mức độ tham gia thị trường của phụ nữ A) Thị trường các yếu tố đầu vào 1) Trong năm 2008 hộ có mua vật tư nào phục vụ sản xuất nông nghiệp không ? có không Nếu không chuyển sang câu 2, nếu có chuyển sang câu 3 2) Nếu không xin cho biết lý do ? do không có vốn đầu tư tự gia đình làm ra cả hai lý do trên 3) Nếu mua xin bà cho biết đã mua hàng hóa gì ? giống, phân bón, thuốc BVTV dụng cụ nông nghiệp đất nông nghiệp tất cả hàng hóa trên 4) Bà mua hàng hóa này ở đâu ? chợ bán buôn, bán lẻ cửa hàng vật tư tại địa phương mua theo hóa đơn hợp đồng của xã với công ty tất cả phương án trên 5) Hình thức thanh toán khi mua hàng là gì ? trả ngay bằng tiềm mặt nghi nợ cuối vụ trả (cả vốn lẫn lãi) trả bằng hiện vật 6) Giá cả hàng hóa vật tư đầu vào tại địa phương so với nơi khác như thế nào? đắt hơn rẻ hơn ngang bằng không biết Nếu đắt hơn chuyển sang câu 7 7) Khi biết giá đắt hơn, tại sao bà không sang nơi khác mua với giá rẻ hơn? đi lại khó khăn nên chấp nhận được mua chịu không biết thông tin, mua rồi mới biết ý kiến khác...................................................................................................... 8) Theo bà hình thức thanh toán đó có thuận tiện không ? vì sao ? ...................................................................................................................................................................................................................................................................... 9) Ai là người trong gia đình thường xuyên đi mua hàng hóa vật tư trong nông nghiệp ? vợ chồng con cái cả vợ chồng 10) Khi đi mua thì tự quyết định hay tham khảo ý kiến của chồng (vợ) ? tự quyết định tham khảo ý kiến vừa quyết định vừa tham khảo 11) Ai là người ra quyết định chính trong việc bố trí và sản xuất nông nghiệp ? vợ chồng cả hai 12) Theo đánh giá của bà, các dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào tại địa phương như thế nào ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 13) Bà có mong muốn, nguyện vọng gì để mua hàng hóa vật tư đầu vào tốt nhất ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ B) Thị trường đầu ra Sản phẩm của gia đình chủ yếu là (ghi cụ thể) Rau Qủa Chăn nuôi Giống hoa, cây cảnh Sản phẩm khác… 2.Bà thường bán sản phẩm cho ai, ở mức độ nào (khoanh tròn vào số thích hợp) Không bán 3. Bán bình thường Bán ít 4. Bán nhiều Chỉ tiêu Chọn mức độ bán Gía trị sản phẩm Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 1 2 3 4 Bán cho người thu gom 1 2 3 4 Bán buôn tại vườn 1 2 3 4 Bán cho nhà máy theo hợp đồng 1 2 3 4 Bán cho đối tượng khác 1 2 3 4 Thị trường tiêu thụ của gia đình hiện nay là: Địa phương chiếm…..% Thành phố chiếm….% Ngoại tỉnh chiếm….% Xuất khẩu chiếm….% Bà chủ yếu bán sản phẩm dưới dạng Sản phẩm dạng Chất lượng Cao Trung bình Thấp Dạng thô Qua sơ chế Tinh chế Qúa trình tiêu thụ của gia đình là sản phẩm (ghi cụ thể) Tiêu thụ dễ Tiêu thụ bình thường Tiêu thụ khó Không tiêu thụ được Trước khi lập kế hoạch sản xuất bà có tham khảo nhu cầu và giá cả thị trường không? a. Có b. Không 6. Bà có thường cập nhật thông tin về thị trường từ các nguồn sau: a. Tạp chí, báo b. Vô tuyến c. Truyền thanh d. Bạn bè, hàng xóm e. Trưởng thôn phổ bién thông tin g. Internet h. Nguồn khác…………………… 7. Bà thấy mình gặp khó khăn nào nhất trong các khâu tiếp cận thị trường sau: a. Thông tin về thị trường b. Giao thông c. Xa thị trường chính d. Phương tiện vận chuyển e. Tiêu chuẩn sản phẩm không được đảm bảo tiêu chuẩn g. Mối quan hệ h. Khó khăn khác…………………. 8. Bà có cho rằng muốn cho thị trường tồn tại và phát triển thì cần phải liên kết với các chủ sản xuất khác không? a. Có b. Không 9. Hiện nay gia đình có liên kết với cơ sở nào hay trang trại nào không? a. Có b. Không Nếu có ghi cụ thể 10. Nếu liên kết bà sẽ liên kết ở khâu nào trong các khâu sau đây a. Khâu sản xuất c. Khâu tiêu thụ b. Khâu chế biến d. Tất cả các khâu 11. Ông bà có cho rằng sản phẩm của mình cần được mang đi giới thiệu, tiếp thị không? a. Có b. Không Lý do……………. 12. Bà có thường xuyên tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình không? a. Không c. Bình thường b. Có d. Thường xuyên 13. Năm vừa qua bà đã tiếp cận được những điểm tiêu thụ nào? …………………………………………………………………… 14. Ông bà đã quan tâm đến vấn đề nào sau đây để tăng khả năng tiếp cận thị trường? a. Không ngừng tìm cách hạ giá thành sản xuất b. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm c. Sản phẩm có ghi rõ nhãn mác d. Không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm e. Đáp ứng kịp thời gian g. Quảng bá giới thiệu sản phẩm h. Khuyến mại f. Biện pháp khác (ghi cụ thể) ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 15. Bà có nghĩ đến chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình? a. có Lý do……………………………………………………………………………... b. Không Lý do……………………………………………………………………………... 16. Ông bà sử dụng các loại đầu vào từ các tổ chức cá nhân nào? Loại vật tư dịch vụ Tư nhân HTX DNNN Tự làm Chất lượng Giống cây trồng Giống gia súc Giống thuỷ sản Phân hoá học Thuốc trừ sâu Thuốc thú y Thuỷ lợi, thuỷ nông Điện 17. Ông bà tiếp cận từ nguồn vốn nào sau đây? Tự có Lãi xuất Số lượng Thời hạn Khó khăn khi tiếp cận vốn Ngân hàng Tư nhân Dự án HTX Nguồn khác 18. Lao động mà bà sử dụng? Lao động đi thuê Vào việc Số lượng Tiền côngBQ/ngày Số ngày công trong năm Chân tay Trí óc Đã qua đào tạo 19. Theo bà yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho các chủ trang trại? a. Thời gian e. Cơ sở vật chất b. Kinh phí f. Tuổi tác c. Năng lực bản thân g. Điều kiện kinh tế xã hội d. Quyết tâm của chủ sản xuất h. Các chủ trương chính sách 20. Bà có muốn tham gia các lớp tập huấn để tăng khả năng tiếp cận thị trường không? a. Có b. Không 21. Bà gặp phải khó khăn nào trong việc nâng cao trình độ tiếp cận thị trường a. Thời gian b. Kinh phí c. Năng lực bản thân D. Những khó khăn khác (ghi cụ thể) ……………………………………………………………………………………… 22. Bà có kiến nghị gì với các cấp, các ngành 23) Trong năm 2008 hộ bán sản phẩm với số lượng như thế nào ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 24) Xu hướng hộ bán sản phẩm trong 3 năm như thế nòa ? tăng dần giảm dần không đổi 25) Trong từng mặt hàng nông sản, bao nhiêu phần trăm (%) để bán ? khối lượng NS bán ra thị trường/vụ (kg, tạ) ( % bán = 100 ∑khối lượng NS sản xuất ra/vụ cam vinh:............................ cam đường canh:.................................. quất:.................................... rau:....................................................... loại nông sản khác:.................................................................................................... 26) Hộ bán sản phẩm đó ở đâu ? tại vườn chợ lái buôn trực tiếp cho công ty tất cả ý kiến trên bán khác:...................................................................................................... 27) Hộ bán cho đối tượng nào ? trực tiếp cho người tiêu dùng bán cho công ty chế biến bán cho lái buôn tất cả ý kiến trên 28) Tại sao lại bán cho đối tượng đó ? .................................................................................................................................... 29) Nếu bán cho các tổ chức hoặc cá nhân trung gian thì có phải mất chi phí không? có không nếu có chuyển sang câu 8 30) Mức chi phí đó tính như thế nào ? .................................................................................................................................... 31) Hộ bán sản phẩm này vào thời điểm nào ? đầu vụ cuối vụ giữa vụ thu hoạch tất cả ý kiến trên 32) Đặc điểm địa lý, địa hình tại địa phương có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm không ? có không 33) Trước khi tiêu thụ sản phẩm, bà có biết thông tin về giá, người bán, cạnh tranh, thị trường ... không ? có không Nếu có chuyển sang câu 12, nếu không chuyền sang câu 13 34) Nguồn thông tin này bà lấy từ đâu ? các lớp tập huấn tại xã thông qua sách, báo, phim ảnh... tự tìm hiểu tại các chợ thông qua giới thiệu của bạn bè, hàng xóm qua internet tất cả ý trên trừ internet 35) Tại sao bà lại không biết thông tin gì ? địa lý, địa hình ngăn cách không có thời gian tìm hiểu không biết đọc, chữ không có các phương tiện nghe nhìn lý do khác:........................................................................................................ 36) Giá bán của các sản phẩm so với hộ khác như thế nào ? cao hơn thấp hơn ngang bằng Nếu có sự khác biệt chuyển sang câu 15 37) Tại sao lại có sự khác biệt về giá đó ? do chất lượng hàng hóa nông sản kém hơn do thiếu thông tin thị trường do bị ép giá do giao thông không thuận tiện lý do khác:............................................................................................ 38) giá bán ở địa phương so vơi nơi khác như thế nào ? cao hơn thấp hơn ngang bằng Nếu có sự khác biệt chuyển sang câu 17 39) Tại sao lại có sự khác biệt đó ? do chất lượng hàng hóa nông sản kém hơn do thiếu thông tin thị trường do dị ép giá do giao thông không thuận tiện lý do khác:............................................................................................ 40) Nếu thấp hơn bà có chủ động mang đi bán ở nơi khác không ? có không Nếu không chuyển sang câu 19 41) Tại sao bà lại không mang đi bán nơi khác ? đi lại vất vả, tốn kém số lượng NS ít đối thủ cạnh tranh nhiều tất cả ý trên ý kiến khác:..................................................................................................... 42) Bà có mong muốn, nguyện vọng gì để hàng hóa NS tiêu thụ một cách tốt nhất? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 43) Ngoài hàng hóa tự sản xuất ra mang bán, bà có đi thu gom hàng hóa NS từ hộ khác mang bán để kiếm lời không ? có không 44) Theo ý kiến của bà: để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa NS tại địa phương bà làm thế nào ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 45) Ai là người mang hàng hóa NS đi tiêu thụ trong hộ ? vợ chồng cả hai 46) Tất cả các quyết định trên ai là người ra quyết định chính trong hộ ? vợ chồng cả hai 47) Khi có sự bất đồng qua điểm thì sẽ theo ý kiếm của ai ? vợ chồng cả hai 48) Khi bán sản phẩm bà đã gặp phải rủi ro gì ? vận chuyển khó khăn cung hàng hóa giảm đột ngột bị ép giá thời tiết không thuận lợi tất cả rủi ro trên rủi ro khác:................................................................................................... 49) Những rủi ro đó ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia thị trường của phụ nữ? hạn chế sự tham gia không ảnh hưởng lắm kích thích sự tham gia ý kiến khác:................................................................................................... 50) Bà có cánh nào để khắc phục những rủi ro đó không ? ....................................................................................................................................................................................................................................................................... 51) Kết quả khắc phục những rủi ro đó ? .................................................................................................................................... 52) Bà có nhận xét gì về tình hình cung cấp NS tại địa phương ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 53) Bà có nhận xét gì về tình hình tham gia thị trường NS của phụ nữ tại xã ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 54) Bà có nguyện vọng mong muốn gì để phụ nữ trong xã có thể tham gia vào thị trường NS tốt hơn ? ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Phần IV: Đề xuất của phụ nữ về các lớp tập huấn nâng cao năng lực tham gia thị trường của phụ nữ. 1) Ở địa phương có mở các lớp về tập huấn kinh tế không ? có không 2) Bà có tham gia các lớp tập huấn đó không ? có không Nếu có chuyển sang câu 37 3) Bà đánh giá lớp tập huấn đó như thế nào ? tốt chưa tốt kém hiệu quả 4) Theo bà có cần thiết phải mở các lớp tập huấn để nâng cao năng lực tham gia thị trường cho phụ nữ không ? có không Nếu có chuyển sang câu 2 5) Theo bà tại sao lại cần có lớp tập huấn đó ? kiến thức về kinh tế thị trường của phụ nữ còn hạn chế kinh tế thị trường ngày càng phát triển, vai trò của phụ nữ ngày càng lớn phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi, bất bình đẳng tất cả ý kiến trên 6) Theo bà các lớp tập huấn cần có những yếu tố gì ? cơ sở vật chất đầy đủ thời gian tổ chức lớp hợp lý có cán bộ chuyên môn về giảng dạy, có kỹ năng, hòa đồng... tất cả ý kiến trên 7) Theo bà phụ nữ trong xã có tích cực tham gia các lớp tập huấn đó không ? tích cực tham gia không tích cực tham gia Nếu không chuyển sang câu 8 8) Theo bà lý do tại sao phụ nữ trong xã lại không tích cực tham gia ? không có thời gian rảnh rỗi lớp tập huấn mở ra không đúng thời điểm, địa điểm các lớp mở ra theo sự chỉ đạo từ trên xuống, nhàm chán, không tích cực các lớp không đáp ứng được yêu cầu cấp bách của phụ nữ tất cả lý do trên lý do khác:..................................................................................................... 9) Bà có mong muốn, nguyện vọng gì đối với các lớp tập huấn tại địa phương ? .......................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdam dai.doc
Tài liệu liên quan