Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của phụ nữ xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

* Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương Tổ chức đoàn thể địa phương tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về bình đẳng giới, Phối hợp và phát huy vai trò của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân trong công tác tập huấn, tổ chức công tác đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ. Đào tạo kỹ năng kinh doanh và hạch toán kinh tế cho người phụ nữ trong các hộ để tăng hiệu quả trong quá trình chăn nuôi. Tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn với lãi xuất thấp, thành lập các nhóm phụ nữ giúp nhau trong chăn nuôi. Chính quyền xã thôn, cần có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị trường đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt ngay tại địa phương để tạo thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường này cho người phụ nữ. Cần hỗ trợ người phụ nữ và các hộ các hộ chăn nuôi xây dựng tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, hình thành các mối liên kết trong quá trình chăn nuôi và trong tiêu tụ để việc chăn nuôi đạt hiệu quả hơn. Tăng cường học hỏi và tiếp cận đời sống, văn hóa hiện đại, từng bước mở mang kiến thức xóa bỏ hủ tục và định kiến đối với phụ nữ. * Đối với người phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt trong xã Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để việc tiếp cận được dễ dàng và hiệu quả hơn như Cần tiếp cận thông tin nhiều, đa dạng hơn. Nên cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chọn lọc thông tin chính xác nhất sao cho không bị ép giá, không bị “mua đắt, bán rẻ”. Ngoài ra các chị em nên năng động, chủ động hơn trong việc tiếp cận với thị trường đầu vào và đầu ra. Một điều quan trọng nữa là tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các lớp kỹ năng tiếp cận thị trường nếu xã tổ chức Vượt qua được bản thân, những định kiến của xã hội hay những khó khăn khác để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, ngày càng khẳng định vai trò của mình trong chăn nuôi nói riêng và trong phát triển kinh tế hộ nói chung.

doc118 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của phụ nữ xã Tư Mại, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đặc biệt là trong nhóm hộ II. (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Biểu đồ 4.4. So sánh tỷ lệ quyết định trong việc tiêut hụ sản phẩm lợn thịt của phụ nữ tại các nhóm hộ điều tra c/ Tiếp cận thông tin thị trường Trong thời buổi kinh tế thị trường, thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng. Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà không nắm bắt được thông tin thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy, người sản xuất kinh doanh cũng cần phải có được những thông tin về thị trường như: giá cả, nhãn hiệu, chất lượng, người bán, người mua, đối thủ cạnh tranh,…nhất là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự thành bại của sản xuất kinh doanh. Còn đối với người phụ nữ nông thôn việc tiếp cận thông tin thị trường là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản. Bảng 4.11 Tỷ lệ nguồn thông tin mà người phụ nữ tại các hộ thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường ở xã Tư Mại ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Chợ 30.00 24.00 29.00 Hàng xóm 40.00 32.00 46.00 Ti vi, đài 20.00 20.00 11.00 Tạp chí 10.00 12.00 0.00 Internet 0.00 0.00 0.00 Thương lái 0.00 12.00 14.00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Trong phần địa bàn nghiên cứu chúng tôi đã đề cập, Tư Mại là một xã có nền kinh tế tương đối phát triển, giao thông đi lại rất thuận tiện cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ và khang trang. Tỷ lệ hộ dân có tivi, đài truyền thanh, điện thoại cố định, di động, xe máy… trên địa bàn xã là khá cao. Như vậy môi trường, cơ sở vật chất phục vụ cho việc truyền đạt và tiếp cận thông tin của xã là rất tốt, đây chính là những điều kiện rất thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin thị trường nông sản nói chung và thông tin về thị trường liên quan tới chăn nuôi lợn nói riêng. Có môi trường, cơ sở vật chất cho việc tiếp cận thông tin tốt nên nguồn thông tin mà người phụ nữ nói riêng và các hộ chăn nuôi nói chung có thể tiếp cận là rất phong phú, người phụ nữ có thể tiếp cận thông tin qua tivi, đài báo, qua bạn bè hàng xóm, qua thương lái, qua thông tin thị trường từ chợ nằm trên địa bàn xã… loại thông tin mà người phụ nữ tiếp nhận chủ yếu là về giá cả, gồm có giá thức ăn, giá con giống, giá bán sản phẩm, giá các loại vật tư khác phục vụ cho việc xây dựng chuồng trại…, nguồn cung cấp con giống, loại con giống, loại thức ăn. Trong các nguồn thông tin mà người phụ nữ thường xuyên tiếp nhận thông tin thì chủ yếu người phụ nữ trong các hộ đều tiếp cận các nguồn thông tin từ chợ, từ bạn bè hàng xóm, còn các nguồn thông tin khác thì họ tiếp cận rất hạn chế và lẻ tẻ ở các hộ (Bảng 4.11). Như vậy phụ nữ tại các hộ chăn nuôi ở xã việc cập nhật thông tin vẫn còn ở mức độ đơn giản, cả về nguồn và nội dung thông tin. Đặc biệt thông tin mà họ cập nhật chủ yếu là thông tin về giá cả và các yếu tố đầu vào, còn thông tin về tiêu chuẩn của sản phẩm, nhu cầu của thị trường, thị trường tiêu thụ lại rất hạn chế, nên phạm vi thị trường tiêu thụ chỉ ở cấp độ tại địa phương chưa có sự hướng ra bên ngoài hoặc tới một thị trường cao hơn. Mặt khác nguồn tiếp cận thông tin thì lại chủ yếu là các nguồn không chính thống nên dễ dẫn đến tình trạng sai về thông tin, dẫn đến chăn nuôi không có hiệu quả. Và đưới đây là những lời tâm sự của một phụ nữ trong nhóm hộ III về “kinh nghiệm” trong tiếp cận thông tin thị trường của mình: Hộp 4.4 Tiếp cận thông tin “ Bình thường thì thông tin về chăn nuôi thì chủ yếu là hàng xóm bảo cho, không thì đi chợ nhiều nghe người khác nói hay mình hỏi mua thì biết thôi. Còn nghe cháu nói là biết qua tivi, qua đài, qua Internet, thì cô không bít, tivi tối mới xem hay các chương trình trò trợ rồi đi ngủ, còn đài thì giờ có tivi nên cô chẳng bao giờ nghe nữa. Thế còn Internet là cái gì cô cũng chẳng biết nữa…” Cô Phạm thị Thanh, 45 tuổi, thôn Phùng Hưng d/ Tiếp cận trong hạch toán kinh tế Trong phần này chúng ta đề cập đến hai vấn đề chính, đó là mức độ hạch toán kinh tế và vai trò trong việc ra quyết định phương hướng chăn nuôi trong lứa tiếp theo của hộ và người phụ nữ chăn nuôi lợn tại xã Tư Mại. Đây là hai vấn đề nói lên được vị trí, vai trò cũng như khả năng tính toán của người phụ nữ Hải Nam. Mức độ hạch toán kinh tế cho thấy sự quan tâm đến công việc sản xuất, đến hiệu quả kinh tế của lĩnh vực sản xuất của chính gia đình mình. Nó còn nói lên được khả năng nhanh nhạy của mỗi phụ nữ trong nền kinh tế thị trường. Bảng 4.12 Mức độ tham gia hạch toán kinh tế của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi Nhóm hộ Mức độ hạch toán (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nhóm I 30.00 60.00 10.00 Nhóm II 84.00 16.00 0.00 Nhóm III 60.00 26.00 14.00 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Qua bảng 4.12 ta thấy có sự khác biệt về mức độ hạch toán kinh tế giữa phụ nữ. Những phụ nữ của nhóm hộ II đã tiếp cận khá tốt trong hạch toán thu – chi, có tới 84% số phụ nữ được hỏi là thường xuyên ghi chép và tính toán chi phi, lỗ lãi trong sản xuất, có 16% là thỉnh thoang và không có ai chưa bao giờ tính toán, cho nên họ cũng có vị trí khá quan trọng trong việc quyết định phương hướng sản xuất mới của gia đình. Họ thường cùng với chồng dựa trên thu - chi của vụ sản xuất này để lựa chọn giống mới, thức ăn mới sao cho đạt được mức lãi cao nhất. Những phụ nữ thuộc nhóm I, chăn nuôi theo quy mô lớn, quyền quyết định trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là người trồng, nhưng vẫn có tới 30% phụ nữ thường ghi chép và tính toán cùng với chồng, có 60% thỉnh thoảng mới làm công việc ấy và chỉ có10% là không bao giờ. Còn lại nhóm hộ III, số lượng phụ nữ ghi chép hạch toán cũng khá cao chiếm 60%, nhưng tỷ lệ không bao giờ ghi chép tính toán lại cao nhất trong các nhóm hộ chiếm 14%. Sự ghi chép hạch toán trong chăn nuôi của phụ nữ ở các nhóm hộ, phần nào cũng chứng minh được hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường của họ. Đặc biệt khi tỷ lệ phụ nữ áp dụng kết quả, kinh nghiệm của lần chăn nuôi trước tại các nhóm hộ đạt 100%. Mức độ thường xuyên hạch toán của người phụ nữ trong các nhóm hộ là khá cao tuy nhiên trong quá trình hạch toán, người phụ nữ nói riêng và các hộ chăn nuôi nói chung vẫn gặp khó khăn. Một khó khăn cơ bản mà hầu hết người phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra đều gặp phải là vấn đề khó khăn về trình độ và năng lực trong hạch toán. Do có trình độ thấp nên đa số họ đều găppj khó khăn trong việc ghi chép, tính toán các khoản chi phí, tổng thu và doanh thu trong quá trình chăn nuôi. Ngoài ra trong quá trình chăn nuôi chi phí của các hộ không rõ ràng nên họ gặp khó khăn trong việc hạch toán chi phí, đặc biệt là các hộ kiêm, tận dụng thức ăn từ các sản phẩm phụ trong sản xuất nên có thể dẫn đến việc hạch toán chi phí thường không chính xác. Ngoài ra, đa số trong các hộ chăn nuôi quyền quyết định trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào và trong tiêu thụ là do người chồng nên điều này cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc hạch toán kinh tế của người phụ nữ trong các hộ... Tóm lại: Qua điều tra chúng ta nhận thấy, khả năng tiếp cận thị trường của người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Tư Mại là tương đối hạn chế. Họ chỉ thể hiện khả năng của mình trong việc tiếp cận thị trường thức ăn và con giống, còn các loại thị trường khác như thị trường đất đại, thị trường thuốc thú y, thị trường tiêu thụ thì sự tiếp cận của họ là tương đối thấp. Đặc biệt là quyền ra quyết định trong việc tiếp cận thị trường còn rất thấp, trong đó thấp nhất lại thuộc về nhóm hộ I, là nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn nhất. Nguyên nhân đẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do sự hạn chế về trình độ, hạn chế về tiếp cận thông tin thị trường..., trong đó sự tiếp cận thông tin thì nguồn tiếp cận chủ yếu là các nguồn không chính thống nên thường dẫn đến sự không chính xác của thông tin. Còn với sự tiếp cận trong hạch toán của họ thì tỷ lệ thường xuyên hạch toán là khá cao, tuy nhiên do hạn chế về trình độ, sự phức tạp trong quá trình chăn nuôi, nên người phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn trong hạch toán, và hiệu quả hạch toán thường không cao. Tuy nhiên ngoài những hạn chế chung nói trên, chúng ta vẫn thấy được khả năng và sự nỗ lực cảu người phữ trong việc khẳng định vai trò của mình trong quá trình chăn nuôi. Nổi lên trong số đó là những người phụ nữ thuộc nhóm hộ II, khi mà tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ ra quyết định thị trường đầu vào, đầu ra, tiếp cận trong hạch toán... là khá cao. Và dưới đây chúng tôi đưa ra những phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của phụ nữ trên địa bàn xã Tư Mại để chúng ta thấy được rõ hơn thực trạng tiếp cận của phụ nữ ra sao. 4.2.3 Những khó khăn gặp phải trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Tư Mại Còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thị trường, cơ bản là do người phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận thị trường. Qua bảng 4.14 chúng ta nhận thấy khó khăn chiếm vị trí số 1 mà hầu hết người phụ nữ và các hộ chăn nuôi gặp phải là vấn đề khó khăn về vốn trong quá trình sản xuất, đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình chăn nuôi lợn thịt nói riêng và trong quá trình sản xuất nói chung. Trên thực tế thì hầu hết ngươid phụ nữ trong các nhóm hộ đều gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, mà nó lại là cơ sở để cho họ tiếp cận các loại thị trường khác, cho nên tỷ lệ người phụ nữ gặp khó khăn về vốn chiếm tỷ lệ là khá cao. Tiếp đến chúng ta còn phải nhắc tới hai yếu tố cũng có tỷ lệ khá cao đó là giá cả và thông tin thị trường. Trong thời gian gần đây, do sự biến động của thị trường làm cho giá cả đầu vào và đầu ra thường xuyên thay đổi, do sự hạn chế trong việc cập nhật thông tin hay các nguồn thông tin không đảm bảo nên nó làm cho người phụ nữ và hộ không thể dự đoán được thị trường. Khó khăn tiếp đến đó là khó khăn trong tạo mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ trong tiêu thụ sản phẩm. Trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ là yếu tố thiết yếu và quyết định rất lớn tới thành công trong mọi công việc, và trong lĩnh vự chăn nuôi lợn thịt cũng không ngoại lệ. Tạo được mối quan hệ rộng rãi và bền vững lâu dài sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra. Trong số các hộ được điều tra thì có 20% người phụ nữ trong nhóm hộ I, 16% nhóm hộ II và 17% nhóm hộ III đang gặp khó khăn trong vấn đề này. Và các hộ cho biết chủ yếu là họ gặp khó khăn trong mối quan hệ liên kết với khách hàng trong vấn đề tiêu thụ. Do việc tiêu thụ của các hộ chủ yếu là cho thương lái mua thu gom với phương thức bán tự do không qua hợp đồng cho các đối tượng quen biết nên họ thường gặp khó khăn trong việc duy trì mới quan hệ hay tìm kiếm mối quan hệ mới trong tiêu thụ. Bảng 4.13 Những khó khăn gặp phải trong việc tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã ĐVT: % STT Các vấn đề khó khăn Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1 Vốn chăn nuôi 40.00 32.00 26.00 2 Giá cả 20.00 28.00 17.00 3 Thông tin thị trường 10.00 16.00 29.00 4 Các mối quan hệ 20.00 16.00 17.00 5 Xa thị trường 10.00 8.00 0.00 6 Chất lượng sản phẩm 0.00 0.00 11.00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Ngoài ra người phụ nữ và các hộ chăn nuôi còn gặp các khó khăn khác như khó khăn về xa thị trường, chất lượng sản phẩm. Trong đó vấn đề xa thị trường chủ yếu là thị trường đầu vào như thức ăn, do trong huyện và xã ít hoặc không có các đại lý cấp1 cung cấp các loại thức ăn cho các hộ, nên nhngx hộ có nhu cầu mua nhiều, muốn mua ở đại lý cấp 1 thường phải lên tận thành phố Bắc Giang để mua hoặc ít có sự chọn lựa khi mua ở thị trấn. Còn với các hộ chăn nuôi ở quy mô nhỏ, ở các thôn như Tân Hưng, Đông Khánh do không gần trung tâm xã, ít có đại lý bán thức ăn ở tại thôn nên họ vẫn phải đi xuống trung tâm xã hay lên thị trấn để mua.... Từ những thuận lợi và khó khăn mà người phụ nữ tại các hộ chăn nuôi đang gặp phải, chúng tôi dùng phương pháp phân tích SWTO để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt của họ qua bảng 4.14 sau: Bảng 4.14 Bảng SWTO phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong TCTT sản phẩm lợn thịt của phụ nữ Tư Mại Điểm mạnh (S) Cơ hội (O) -Nông nghiệp là ngành nghề truyền thống của xã. -Trong quá trình chăn nuôi người phụ nữ có một vai trò quan trọng và họ là lao động chính. - Nhu cầu sử dụng thịt lợn ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tương đối rộng lớn. - Thị trường các yếu tố đầu vào ngày càng phát triển. - Hệ thống đường trong xã được bê tông hoá toàn bộ. - Hệ thống phương tiện hỗ trợ việc tiếp cận thông tin tương đối đa dạng và đầy đủ, trang bị từ các hộ gia đình cho đến các đơn vị trong thôn, xã - Có một số chính sách quan tâm đến việc hỗ trợ kiến thức, hỗ trợ vốn…cho các hộ chăn nuôi nói chung và cho người phụ nữ nói riêng. - Có nhiều kinh nghiệm trong việc mua đầu vào và bán đầu ra. - nhiều phụ nữ đã có quyền quyết định mua đầu vào (thức ăn, con giống) và bán sản phẩm chăn nuôi. - Việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. - Khả năng tiếp cận thị trường và việc lựa chọn thị trường các yếu tố đầu vào của phụ nữ sẽ tăng lên - Vận chuyển dễ dàng nên giảm được chi phí vận chuyển. - Tạo nhiều cơ hội cho các hộ chăn nuôi và đặc biệt là người phụ nữ trong các hộ này được tiếp cận nhiều thông tin liên quan tới thị trường sản phẩm thịt lợn - Người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi có nhiều cơ hội nâng cao trình độ trong chăn nuôi và có cơ hội tiếp cận thêm các nguồn vốn. Điểm yếu (W) Thách thức (T) - Phụ nữ tại các nhóm hộ điều tra phải đảm nhận nhiều công việc. - Thị trường các yếu tố đầu vào trên địa bàn xã vẫn còn tập trung tại một số thôn trung tâm gần chợ như thôn Bắc Am, Đông Khánh. - Việc tiếp cận các yếu tố đầu vào, tiếp cận trong tiêu thụ, của người phụ nữ và các hộ chăn nuôi là do các hộ chủ động, chưa có sự can thiệp của ban lãnh đạo thôn, xã nên việc tiếp cận còn đơn giản và không hiệu quả. - Trình độ học vấn của phụ nữ đa số còn rất thấp. - Khả năng tiếp cận thị trường của phụ nữ trong các nhóm hộ còn rất hạn chế, không tương xứng với vai trò của họ trong quá trình chăn nuôi. - Do hạn chế nhiều về trình độ nên khả năng hạch toán và hiệu quả của việc hạch toán của hộ và người phụ nữ là tương đối thấp. - Họ có rất ít hoặc không có thời gian để chăm sóc bản thân và đặc biệt là nâng cao năng lực tiếp cận thị trường. - Nhiều hộ, phụ nữ phải đi sa để mua thức ăn, thuốc thú y… - Các hộ chăn nuôi và người phụ nữ phải tự tìm kiếm để phục vụ cho sản xuất của mình trong khi thông tin về thị trường lại rất hạn chế. - Không có nhiều cơ hội để tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm TCTT ở địa phương khác. - Khả năng hạch toán còn hạn chế nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi lợn thịt còn thấp. - Cần phải có thời gian lâu dài khi nâng cao năng lực TCTT cho họ. 4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ ở các hộ chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã Tư Mại Qua điều tra khảo sát các nhóm hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Tư Mại cho thấy trình độ của người phụ nữ tại các nhóm hộ là không đồng đều nhau, tỷ lệ người phụ nữ qua đào tạo là không cao. Năng lực tiếp cận thị trường trong quá trình chăn nuôi của hộ là không cao và không đồng đều ở các nhóm hộ, đặc biệt là việc quyết định trong việc tiếp cận thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế năng lực tiếp cận thị trường của người phụ nữ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian: Qua tiếp xúc với người phụ nữ ở các nhóm hộ chăn nuôi chúng tôi thấy họ là những người rất bận rộn, vừa phải đảm nhận việc chăm sóc gia đình, vừa phải đảm nhận các công việc trong quá trình chăn nuôi, Đặc biệt là những hộ kiêm, ngoài các công việc trên họ phải đảm nhận các công việc trong trồng trọt, làm bún, làm đậu hay bán hàng.... Vì vậy người phụ nữ không có thời gian nhàn rỗi. Có 30% người phụ nữ trong nhóm hộ I, 48% phụ nữ trong nhóm hộ II và 69% phụ nữ trong nhóm hộ III cho rằng thời gian là yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường trong qua trình chăn nuôi của họ. Qua điều tra cho thấy có nhiều tường hợp phụ nữ trong các hộ điều tra muốn tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôi, nhưng không thể tham gia hoặc có tham gia nhưng không đầy đủ, họ muốn đi thăm qua học hỏi các mô hình, các hộ chăn nuôi lợn điển hình, quy mô lớn nhưng không thể đi được đều do không có thời gian. Kinh phí: Là điều kiện cần để người phụ nữ tiến hành các hoạt động nâng cao năng lực. Kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, chi phí đi lại cho cả đối tượng dạy và học, trả lương cho người tổ chức, người trực tiếp giảng dạy khi người phụ nữ muốn học các lớp nâng cao trình độ trong chăn nuôi, trong tiếp cận thị trường trên thị trấn Neo, trên thành phố Bắc giang hay trường Cao Đẳng Nông Lâm tổ chức. Ngoài ra nếu người phụ nữ muốn nâng cao trình độ bằng cách đọc báo trí, qua truyền hình, truyền thanh, Internet đều phải bỏ ra chi phí đầu tư. Người phụ nữ muốn đi tham khảo các mô hình các hộ chăn nuôi tiên tiến, các cơ sở chăn nuôi ở các địa phương khác để học hỏi nâng cao trình độ hiểu biết nhưng vì hạn chế về kinh phí nên không thể đi được. Qua bảng hỏi thì có 20% phụ nữ ở nhóm hộ I, II và 11% phụ nữ ở nhóm hộ III chọn kinh phí làm yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thị trường của họ. Năng lực bản thân của người phụ nữ bao gồm cả năng lực bẩm sinh và năng lực trong quá trình rèn luyện... Trong các hộ chăn nuôi thì năng lực của người phụ nữ là không giông nhau, năng lực chuyên môn, khả năng tiếp nhận lĩnh hội kiến thức quyết định nhiều đến việc nâng cao năng lực tiếp cận của người phụ nữ trong cuộc sống nói chung và trong chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Trong số phụ nữ được phỏng vấn thì có tới 40% phụ nữ ở nhóm hộ I chọn năng lực bản thân là yếu tố ảnh hưởng tới họ trong việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, các nhóm hộ II, III chỉ có 20% và 6% phụ nữ chọn yếu tố trên. Bảng 4.15 Tỷ lệ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ tại địa bàn xã Tư Mại ĐVT:% Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III Thời gian 30.00 44.00 69.00 Kinh phí 20.00 20.00 11.00 Năng lực bản thân 40.00 20.00 6.00 Quyết tâm của người phụ nữ 0.00 12.00 6.00 Các chính sách, điều kiện KT-XH và MT 10.00 4.00 0.00 Tuổi tác 0.00 0.00 9.00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Quyết tâm của người phụ nữ: Người phụ nữ khi mới tham gia chăn nuôi, còn yếu kém về khả năng chăn nuôi, khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng nếu quyết tâm học hỏi, tìm tòi thì năng lực của họ sẽ dần được nâng cao. Như trường hợp của chị Nguyễn thị Thu 42 tuổi, khi mới tham gia chăn nuôi với quy mô nhỏ (nuôi 12 con) chị gặp rất nhiều khó khăn. Do là hộ kiêm trồng trọt và chăn nuôi, lại là chủ hộ do chồng đi làm xa, công việc đè lên đôi vai chị là rất lớn. Nhưng với sự quyết tâm của bản thân, tuy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường ở những lần nuôi đầu tiên nhưng chị đã cố gắng vượt qua, rút kinh nghiệm qua những lần gặp khó khăn đến nay chị đã đạt được nhiều thành công trong chăn nuôi và đang có dự định tăng quy mô lên nuôi 20 con trong thời gian tới. Từ minh chứng trên chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng của của yếu tố này. Vì vậy người phụ nữ phải là người có quyết tâm cao dù khó khăn đến đâu cũng không ngừng học tập và nâng cao năng lực bằng nhiều biện pháp khác nhau. Điều kiện kinh tế xã hội, môi trường sinh sống: Đây là một yếu tố chi phối khá nhiều đến năng lực tiếp cận thị trường của người phụ nữ ở nông thôn. Nếu được sống trong một khu vực có nền kinh tế hàng hóa phát triển, thương mại mở rộng, hệ thống thông tin phát triển thì người phụ nữ cũng sẽ nhanh nhạy hơn trước những phản ứng của thị trường, nắm bắt và xử lý thông tin nhanh chóng hơn. Điều này cũng lý giải được tại sao những phụ nữ ở các thành phố, đô thị tiếp cận với thị trường tốt hơn phụ nữ ở nông thôn. Tuy Tư Mại là một xã là của huyện trung du miền núi nhưng mấy năm trở lại đây điều kiện kinh tế xã hội của xã khá là phát triển so với các địa phương khác trong huyện. Trên địa bàn xã có chợ nằm ở trung tâm xã, ngoài ra do hệ thống giao thông thuận lợi nên việc giao lưu với các trung tâm lớn như thị trấn Neo, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn... Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ trên địa bàn xã. Các yếu tố liên quan đến chủ trương, chính sách: Do có nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi trong các hộ gia đình và gần đây là phát triển các trang trại theo mô hình Ao - Chuồng, nên những năm gần đây UBND xã Tư Mại và huyện yên dũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ như: Cho thuê đất dài hạn, hàng năm tổ chức it nhất 2 lần các lớp khuyến nông phổ biến về tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, cách phòng chữa dịch bệnh trong chăn nuôi. Và hàng năm đã có trên 80% số hộ chăn nuôi lợn tham gia các lớp học này (Theo các bộ khuyến nông xã Tư Mại cung cấp), qua mỗi đợt học tập, bồi dưỡng, hộ chăn nuôi, đặc biệt là người phụ nữ tham gia lớp học đã được tiếp cận khá nhiều những kiến thức. Đây cũng là cơ sở để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ ở các hộ chăn nuôi lợn thịt. Trên đây chỉ là một số các yếu tố chính, còn rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại các hộ chăn nuôi như tuổi tác,... Qua bảng 14, chúng ta có thể thấy được yếu tố thời gian, kinh phí và năng lực bản thân là những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại các hộ được điều tra tại xã Tư Mại, còn các yếu tố còn lại theo người phụ nữ tại các hộ thì chúng có ảnh hưởng không nhiều và ảnh hưởng không đều ở các nhóm hộ. Đây chính là một cơ sở để cho các cơ quan Nhà nước, các trung tâm nghiên cứu tiếp tục đi xâu tìm hiểu các vấn đề này để có biện pháp và chính sách nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ tại địa bàn xã Tư Mại nói riêng và các địa phương khác nói chung. 4.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM LỢN THỊT CHO PHỤ NỮ XÃ TƯ MẠI, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 4.3.1 Những giải pháp chung để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho người phụ nữ nông thôn Người phụ nữ nông thôn cũng chính là những nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên họ là phụ nữ - là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi về mọi thứ từ trước đến nay như: ít được học hành hơn, làm nhiều công việc hơn, ít được quan tâm, là đối tượng của nhiều định kiến,....Khi tham gia vào nền sản xuất hàng hoá hiện nay những điều đó đã tác động không nhỏ đến phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn. Bởi vậy bên cạnh những giải pháp nâng cao năng lực TCTT cho nông dân thì song song với những giải pháp đó cần phải có giải pháp riêng để giúp người phụ nữ nông thôn hoà nhập với nền kinh tế thị trường hiện nay mà không phải chịu thiệt thòi. Chủ động hơn trong việc xây dựng các giải pháp sáng tạo nhằm hỗ trợ nữ nông dân: Nhìn chung các dịch vụ khuyến nông cần được cải thiện, mở rộng phạm vi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân trong các hệ thống nông nghiệp đa dạng. Cần có bước cải tiến để đáp ứng trực tiếp hơn nữa nhu cầu của nữ nông dân. Ví dụ, qua các chương trình phát thanh nhằm vào thính giả là nữ giới và thông qua các chương trình phát thanh này có thể lồng ghép những kiến thức về thị trường cho nông dân nói chung và phụ nữ ở nông thôn nói riêng. Hỗ trợ việc đào tạo kỹ năng cho phụ nữ: Hoà nhập kinh tế và thương mại không có nghĩa là phụ nữ đã được đảm bảo an toàn về công việc. Để đảm bảo chắc chắn sự an toàn trong điều kiện hiện nay cần phải tạo cơ hội cho phụ nữ nâng cao kỹ năng và trình độ giáo dục của mình. Cần tiến hành đánh giá hiệu quả các chương trình hiện có và các chương trình cần được xem xét và điều chỉnh để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tương lai về kỹ năng trong nền kinh tế thị trường định hướng xuất khẩu, nhất là kỹ năng tiếp cận thị trường. Tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các nguồn lực tài chính: Tài chính chính là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất để phụ nữ nông thôn có thể tham gia vào thị trường. Để phụ nữ có cơ hội này, trước hết cần thực hiện Luật đất đai mới, đảm bảo cho 100% phụ nữ được đứng tên trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Chỉ có như vậy, khi có điều kiện, chị em mới có thể chủ động sử dụng quyền sở hữu nhà đất để đi vay vốn sản xuất mà không phải phụ thuộc nhiều vào quyết định của người chồng. Bên cạnh đó, các kênh tín dụng của Nhà nước và Hội phụ nữ cần tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tiếp cận được với các nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh và có cơ hội nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho chính bản thân mình. Nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của phụ nữ nhằm nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ trong gia đình dẫn đến nâng cao năng lực TCTT cho chị em. Để thực hiện được điều này đòi hỏi vai trò rất lớn của Hội Phụ nữ kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội khác như Hội nông dân, Tổ chức khuyến nông ...trong việc hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật sản xuất v.v... Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là một trong 6 chương trình lớn của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Mở ra các cơ hội kinh tế đối với phụ nữ: Phụ nữ Việt Nam là lực lượng lao động cần cù, tích cực ở mọi ngành nghề, đặc biệt trong ngành nông nghiệp của nước ta hiện nay (ngành có số lao động đông nhất), khi nhiều nam giới rời bỏ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm thì 70% lao động trong nông nghiệp là phụ nữ. Những bà mẹ, chủ gia đình, những nữ thanh niên đi tiên phong trong lao động, sản xuất cải tạo giống, tăng năng suất cây trồng,... Tại các ngành buôn bán và kinh doanh, dịch vụ phụ nữ tham gia cũng rất đông. Vì vậy, việc tạo cơ hội ngang bằng cho nam nữ trong hoạt động kinh tế là yêu cầu cấp bách. Cần tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các ngành nghề mới, kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế. Trên thực tế phụ nữ bị hạn chế về trình độ và năng lực không phải vì họ nhận thức kém hơn nam giới, mà do gia đình chưa thực sự quan tâm cũng như Nhà nước thiếu những chính sách chú ý đến việc đào tạo bồi dưỡng lao động nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. 4.3.2 Những giải pháp để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Tư Mại a/ Bồi dưỡng nâng cao khiến thức về mọi mặt cho phụ nữ Trong quá trình chăn nuôi lợn thịt tại các hộ trên địa bàn xã Tư Mại người phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, họ là lực lượng lao động chính, đảm nhận hầu hết các công việc chăm sóc trong quá trình chăn nuôi. Do vậy sự hạn chế về trình độ văn hóa, năng lực của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi như hiện nay đã và đang là những nhân tố kìm hãm sự phát huy vai trò của người phụ nữ và sự tiếp cận thị trường của họ trong quá trình chăn nuôi. Như vậy chỉ có giáo dục toàn diện mới thực sự mở mang trí tuệ, tài năng sức lực của phụ nữ, học tập để nâng cao trình độ là chìa khóa vàng để mở của cho người phụ nữ vươn lên giành quyền bình đẳng, chống phân biệt đối sử. Qua đó giúp họ có thể tiếp cận một cách toàn diện thị trường trong quá trình chăn nuôi, quá trình tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Để thực hiện được điều này phải tạo điều kiện cho phụ nữ trên địa bàn xã Tư Mại được bình đẳng trong giáo dục và nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ. Chính quyền và hộ gia đình phải có các hỗ trợ và khuyến khích cho phụ nữ và trẻ em gái được đi học với các mô hình giáo dục xóa mù chữ, phổ cập cấp I, cấp II, đặc biệt là cần quan tâm tói phụ nữ và trẻ em trong các gia đình nghèo hay gặp hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Nâng cao và cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe và bảo vệ phụ nữ và trẻ em băng việc nâng cao các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nâng cao kinh nghiệm trong việc chăn nuôi... bằng những mô hình như tổ chức hội phụ nữ tiết kiệm lồng ghép với dân số, sức khỏe sinh sản, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế... có như vậy mới có điều kiện học hỏi nâng cao tầm hiểu biết cho người phụ nữ. Đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bồi dưỡng và giáo dục những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về chăn nuôi, kiến thức về pháp luật trên địa bàn xã dưới nhiều hình thức khác nhau như qua các lớp học, các buổi thảo luận nhóm của hội phụ nữ... trong các thôn và trên xã. Ngoài ra chúng ta cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và sản xuất theo hướng chăn nuôi hàng hóa. b/ Hỗ trợ vốn cho phụ nữ trong các hộ chăn nuôi Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay vốn cho phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và trong chăn nuôi nói riêng là một vấn đề rất quan trọng, thiếu vốn là nguyên nhân cản trở khả năng phát triển trong chăn nuôi của người phụ nữ. Thực tế điều tra cho thấy, việc tiếp cận nguồn vốn của phụ nữ trong các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Tư Mại đang gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng thì bị hạn chế, chủ yếu là người chồng được tiếp cận do việc vay ngân hàng thủ tục phức tạp và đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Còn đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ hội đoàn thể, và ở đây chủ yếu là hội phụ nữ, do số lượng vốn có hạn nên số người được vay cũng rất hạn chế và phải tiến hành bình xét... Vậy đòi hỏi nhà nước và các cấp lãnh đạo cần có các chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho chị em được tiếp cận nguồn vốn, các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, vốn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để cho phụ nữ trên địa bàn xã tập huấn về cách sử dụng và trực tiếp sử dụng nguồn vốn. Đặc biệt thời gian tới cần nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanh, định hướng cho họ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa như vậy đồng vốn chị em bỏ ra mới sinh lời. Tổ chức chính quyền địa phương cũng phải tuyên truyền động viên phụ nữ tiếp thu các giống mới cho năng suất cao, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Đặc biệt hội phụ nữ cần hướng dẫn chị em lập kế hoạch chăn nuôi, hạch toán lỗ lãi trên một đồng vốn cho vay và đầu tư vào mô hình chăn nuôi cho hiệu quả, tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm trong chăn nuôi, từ đó từng bước nâng cao năng lực cho phụ nữ trong việc tiếp cận và sủ dụng đồng vốn nói riêng và tiếp cận các loại thị trường quan trọng khác trong chăn nuôi. c/ Cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các loại thông tin Cơ sở hạ tầng là thước đo sự phát triển kinh tế xã hội của một đại phương, nhất là các công trình phúc lợi công cộng đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân nói chung và cả người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi nói riêng cả về vật chất và tinh thần, đặc biệt là trong tiếp cận thị trường trong quá trình chăn nuôi. Để thực hiện tốt vấn đề này cần thực hiện một số công việc sau: Phát triển sâu rộng hơn nữa hệ thống nhà trẻ mẫu giáo, trường học để chị em gửi con và yên tâm tham gia công việc chăn nuôi sản xuất, ngoài ra có thêm thời gian để tiếp cận các nguồn thông tin và tiếp cận thị trường liên quan đến chăn nuôi lợn thịt. Ngoài ra cũng là để thu hút nhiều hơn trẻ đến trường, nâng cao chất lượng giản dạy, tạo điều kiện cho con em trong xã được học tập tốt, từ đó nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là trình độ văn hóa của người phụ nữ vì đây là cơ sở quan trọng để cho chị em có thể tiếp cận thị trường được tốt hơn. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thông tin, xây dựng nhà văn hóa, điểm văn hóa thôn, thành lập thư viện tủ sách ở các thôn để chị em trong xã có thể đến đó đọc sách báo, tham gia sinh hoạt vui chơi giải trí nâng cao hiểu biết và các kiến thức kinh tế, xã hội và kiến thức liên quan đến chăn nuôi lợn thịt và việc tiếp cận thị trường trong lĩnh vực này. Đặc biệt, dựa theo kinh nghiệm từ Bộ NN&PTNT, Intel Việt Nam và chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong việc hỗ trợ nông dân tiếp cận thị trường qua mạng cần hướng cho phụ nữ tiếp cận nguồn thông tin từ Internet, đây là một nguồn thông tin rất phong phú cả về chất lượng và số lượng. Ngoài ra còn có thể sản xuất các đĩa CD ROM có chứa các kiến thức về chăn nuôi hay thông tin về thị trường theo kinh nghiệm của Uganda.... Phấn đấu đến năm 2010 có 100% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, làng văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện cho chị em vươn lên. Xây dựng và đầu tư trang thiết bị y tế xã đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng cường công tác khám chữa bệnh định kỳ cho phụ nữ, đảm bảo sức khỏe cho họ, để người phụ nữ có thể tham gia quá trình chăn nuôi sản xuất, tăng cường tiếp cận thị trường. Chính quyền xã và các tổ chức đoàn thể cần phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến thông tin về kinh tế thị trường, KHKT, văn hóa xã hội thông qua hệ thống loa phát thanh ở các thôn xóm, phát nhiều lần và vào nhiều thời diểm thích hợp... d/ Tăng cường mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, trong tiêu thụ và các mối liên kết trong chăn nuôi Hiện nay thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của các hộ vẫn còn rất hạn chế cả về chất lượng và số lượng. Các mối liên kết trong quá trình chăn nuôi và tiêu thụ thì hạn chế, hình thức liên kết chỉ thấy xuất hiện ở một số hộ chăn nuôi với đại lý thức ăn, với một số thương lái và sự liên kết này thường không bền chặt. Vì vậy chính quyền các cấp, người phụ nữ và các hộ chăn nuôi cần có những chính sách những biện pháp để mở rộng thị trường tại địa phương và các khu vực khác, đặc biệt trong tiêu thụ cần hướng vào những thị trường ổn định và mang lại lợi nhuận cao nhữ các nhà máy chế biến, hay xuất khẩu ra nước ngoài.... Ngoài ra chính quyền, người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi cần xây dựng thêm các mối liên kết trong chăn nuôi, trong tiêu thụ như: Liên kết giữa các hộ chăn nuôi với nhau để trao đổi kinh nghiêm, tạo thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu tụ, liên kết giữa hộ chăn nuôi với người cung cấp các yếu tố đầu vào, giữa các hộ với người tiêu thụ, và đặc biệt là mối liên kết khá mới hiện nay là liên kết 4 nhà (Nhà nước – Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp).... PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Nghề chăn nuôi lợn thịt ở xã Tư Mại đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ chăn nuôi, bước đầu đã có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội to lớn trong việc khai thác tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng của địa bàn xã Tư Mại, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lý. Trong đó người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Tư Mại có một vai trò quan trọng trong quá trình chăn nuôi, họ là lực lượng lao động chính, đảm nhận nhiều công việc quan trọng trong quá trình chăn nuôi. Tuy nhiên khả năng tiếp cận thị trường của họ lại không hề tương xứng với vai trò quan trọng đó. Trên địa bàn xã, các hộ chăn nuôi với nhiều quy mô khác nhau, nhưng có một nét chung là khả năng tiếp cận thị trường của người phụ nữ trong các nhóm hộ này là rất hạn chế. Với độ tuổi trung bình tương đối trẻ, là độ tuổi thuận lợi để cho người phụ nữ tham gia chăn nuôi sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Trình độ học vấn và chuyên môn của người phụ nữ trong các nhóm hộ còn rất hạn chế, tất cả họ đều không được qua các khóa đào tạo cơ bản về chăn nuôi hay phát triển kinh tế trang trại, trình độ học vấn thì rất thấp. Song song với trình độ học vấn và trình độ chuyên môn hạn chế thì năng lực tiếp cận thị trường liên quan đến sản phẩm lợn thịt của họ cũng rất thấp. Trong việc tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào: Về thị trường đất đai phụ nữ ở các nhóm tiếp cận được với thị trường đất đai thông qua việc đứng tên trong sổ đỏ và trong văn bản nhận thầu đất là rất ít. Còn về tiếp cận nguồn vốn, nhưng người phụ nữ lại rất hạn chế trong việc tiếp cận thị trường này, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng nông nghiệp & PTNT. Việc tiếp cận thị trường vật tư trong quá trình chăn nuôi lợn thịt của người phụ nữ có được cải thiện (đặc biệt trong tiếp cận thị trường con giống và thức ăn) nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc ra quyết định. Tiếp cận trong tiêu thụ cũng là vấn đề đáng quan tâm khi mà kênh tiêu thụ của hộ thì phong phú nhưng hình thức tiêu thụ thì đơn giản và hạn chế, chủ yếu là bán cho người thu gom và lò mổ dưới hình thức bán tự do khi có sản phẩm và không theo hợp đồng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định bán sản phẩm cũng khá cao, nhưng phần lớn quyết định của cả hai vợ chồng, trong khi đó khả năng tự quyết định chỉ có ở nhóm hộ II và III, đây cũng chính là các hộ có chủ hộ là phụ nữ. Trong tiếp cận thông tin về thị trường thì người phụ nữ có môi trường, cơ sở vật chất cho việc tiếp cận thông tin tốt nên nguồn thông tin mà người phụ nữ nói riêng và các hộ chăn nuôi nói chung mà nguời phụ nữ có thể tiếp cận là rất phong phú, người phụ nữ có thể tiếp cận thông tin qua tivi, đài báo, qua bạn bè hàng xóm, qua thương lái, qua thông tin thị trường từ chợ nằm trên địa bàn xã… Tuy nhiên việc tiếp cận thông tin của họ vẫn còn nhiều hạn chế ở mức độ đơn giản, cả về nguồn và nội dung thông tin. Đặc biệt thông tin mà họ cập nhật chủ yếu là thông tin về giá cả và các yếu tố đầu vào, còn thông tin về tiêu chuẩn của sản phẩm, nhu cầu của thị trường, thị trường tiêu thụ lại rất hạn chế, nên phạm vi thị trường tiêu thụ chỉ ở cấp độ tại địa phương chưa có sự hướng ra bên ngoài hoặc tới một thị trường cao hơn. Mặt khác nguồn tiếp cận thông tin thì lại chủ yếu là các nguồn không chính thống nên dễ dẫn đến tình trạng sai về thông tin, dẫn đến chăn nuôi không có hiệu quả. Tiếp cận trong hạch toán kinh tế mức độ thường xuyên hạch toán của các nhóm hộ điều tra đạt tỷ lệ khá cao, ngoài ra tỷ lệ phụ nữ áp dụng kết quả, kinh nghiệm của lần chăn nuôi trước tại các nhóm hộ đạt 100%. Tuy nhiên quá trình tiếp cận trong hạch toán kinh tế của người phụ nữ trong các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như hạn chế về trình độ và năng lực, trong hạch toán chi phí của các hộ không rõ ràng, quyền quyết định trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào và trong tiêu thụ là do người chồng… những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng hạch toán của người phụ nữ tại các hộ được điều tra. Tuy đã có những bước tiến trong việc tiếp cận thị trường mà phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt đã đạt được trong thời gian qua nhưng nhìn chung họ vẫn còn rất nhiều hạn chế trong việc tiếp cận. Sự hạn chế đó là do trong quá trình chăn nuôi và tiếp cận thị trường liên quan đến sản phẩm lợn thịt người phụ nữ đã gặp nhiều khó khăn, và chính những khó khăn này đã cản trở họ như: Vốn, giá cả, thông tin thị trường, các mối quan hệ, xa thị trường…. Ngoài ra, cùng với những khó khăn mà người phụ nữ đang gặp phải trong quá trình tiếp cận thị trường sản phẩm lợn thịt trong quá trình nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nói trên họ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thời gian, kinh phí, năng lực bản thân, điều kiện kinh tế xã hội… Để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã, giúp họ vượt qua được những khó khăn và tránh được những ảnh hưởng nói trên chúng ta cần phải thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ra, các giải pháp đó phải đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn của nó với tính khả thi cao trên địa bàn xã Tư Mại – huyện Yên Dũng – tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. 5.2 KIẾN NGHỊ * Đối với Nhà nước Nhà nước cần có chính sách kinh tế xã hội thiết thưch hơn nữ đối với phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng giới, nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Tạo điều kiện tốt nhất cho họ bắt kịp với tiến bộ phát triển chung của nhân loại. Đầu tư các công trình phúc lợi ở nông thôn như trạm y tế, trường học, đường xá, hệ thống điện nước sạch...từ đó có điều kiện nâng cao dân trí, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Xây dựng các dự án chương trình nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những dự án dành cho phụ nữ, giúp họ có công ăn việc làm, có vốn, kiến thức chuyên môn để sản xuất nâng cao thu nhập nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản. Ban hành các chính sách và biện pháp nhằm phát triển thị trường nông sản ở khu vực nông thôn theo cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy phát triển của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.... * Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương Tổ chức đoàn thể địa phương tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về bình đẳng giới, Phối hợp và phát huy vai trò của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân trong công tác tập huấn, tổ chức công tác đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho phụ nữ. Đào tạo kỹ năng kinh doanh và hạch toán kinh tế cho người phụ nữ trong các hộ để tăng hiệu quả trong quá trình chăn nuôi. Tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn với lãi xuất thấp, thành lập các nhóm phụ nữ giúp nhau trong chăn nuôi.... Chính quyền xã thôn, cần có những chính sách thúc đẩy sự phát triển của thị trường đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt ngay tại địa phương để tạo thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường này cho người phụ nữ. Cần hỗ trợ người phụ nữ và các hộ các hộ chăn nuôi xây dựng tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, hình thành các mối liên kết trong quá trình chăn nuôi và trong tiêu tụ để việc chăn nuôi đạt hiệu quả hơn. Tăng cường học hỏi và tiếp cận đời sống, văn hóa hiện đại, từng bước mở mang kiến thức xóa bỏ hủ tục và định kiến đối với phụ nữ... * Đối với người phụ nữ tại các hộ chăn nuôi lợn thịt trong xã Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để việc tiếp cận được dễ dàng và hiệu quả hơn như Cần tiếp cận thông tin nhiều, đa dạng hơn. Nên cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và chọn lọc thông tin chính xác nhất sao cho không bị ép giá, không bị “mua đắt, bán rẻ”. Ngoài ra các chị em nên năng động, chủ động hơn trong việc tiếp cận với thị trường đầu vào và đầu ra. Một điều quan trọng nữa là tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các lớp kỹ năng tiếp cận thị trường nếu xã tổ chức… Vượt qua được bản thân, những định kiến của xã hội hay những khó khăn khác để tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, ngày càng khẳng định vai trò của mình trong chăn nuôi nói riêng và trong phát triển kinh tế hộ nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo đánh giá kết quả kinh tế xã hội của xã Tư Mại trong các năm 2006, 2007, 2008. Báo cáo thiết minh kiểm kê đất đai xã Tư Mại trong năm 2006, 2007, 2008. Tạp chí Nông thôn đổi mới, Số 181/2006, trang 15. Cuốn cẩm nang "Thúc đẩy sự thay đổi: cơ sở cho lồng ghép giới". Nhà xuất bản SEAGEP. Trang 10. TS. Trần Văn Đức - ThS. Lương Xuân Chính. Giáo trình Kinh tế học vi mô. NXB Nông Nghiệp. 2006. Trang 114. Nguyễn Thị Loan - KT48A. Luận văn tốt nghiệp Đại Học “Vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Tây Đằng, huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây”. 2007 - Nguyễn Thị Thu Hà - KT46B. Luận văn tốt nghiệp Đại Học “Nâng cao trình độ tiếp cận thị trường nông sản cho các chủ trang trại thuộc địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội”. 2005 Tài liệu từ Internet PHỤ LỤC BẢNG HỎI PHỎNG VẤN HỘ NÔNG DÂN (Đối tượng phỏng vấn là phụ nữ) Quy mô nuôi (lợn thịt):........ con I. Thông tin cơ bản về người phụ nữ 1. Họ và tên: Tuổi: ........ 2. Địa chỉ: Thôn , Xã Tư Mại, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang. 3. Trình độ văn hoá: Lớp /12. 4. Trình độ nghề nghiệp:(Ghi rõ bằng cấp nghề gì hay chưa qua Đào tạo) 5. Số khẩu của gia đình:..........(Người). II. Trình độ của người phụ nữ 1. Bà có là thành viên của tổ chức kinh tế - xã hội nào không? - Có - Không Ghi cụ thể: .................... Tổ chức đó đem lại lợi ích gì cho bà trong quá trình phát triển kinh tế hộ không? Có - Không Nếu có (ghi cụ thể): .................... .................... 2. Bà có thăm quan các mô hình kinh tế tiên tiến nào không? - Có - Không (Mỗi năm.........lần) Ai là người thường đi thăm quan? 3. Bà rút ra được những kinh nghiệm, hay học hỏi được gì từ những kinh nghiệm đó khi tham quan các mô hình trên - Nảy sinh ý tưởng làm ăn mới?............................................................. - Học hỏi được kinh nghiệm về: a. Quản lý b. Tiến bộ kĩ thuật c. Tìm kiếm đối tác d. Kiến thức, kinh nghiệm Cụ thể: .................... 4. Bà có tiếp xúc với các đối tượng sau Thường xuyên Bình thường Ít Không bao giờ Chuyên gia kinh tế Nhà khoa học Cán bộ KHKT Nông dân điển hình Các doanh nghiệp 5. Bà có tham gia các lớp tập huấn nào không? - Có - Không Tại sao:.................................................................................................... Một năm.....lần Do............. tổ chức Lớp tập huấn đó được tổ chức do: -Yêu cầu các chương trình của các nghành, các cấp - Do các hội viên yêu cầu 6. Kết quả của các lớp học (tập huấn) ở trên là Như mong đợi vì: .................... Không như mong đợi vì: .................... Giải quyết được vấn đề: .................... 7. Bà có bao giờ đọc các tài liệu hay xem các chương trình dạy về cách chăn nuôi không? - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 8. Bà hiểu thế nào là cầu và cung về sản phẩm chăn nuôi không? - Có - Không 9. Bà có ghi chép, tính toán toàn bộ chi phí và có tính toán lỗ, lãi trong sản xuất không? - Thường xuyên - Thỉnh thoảng - Không bao giờ 10. Bà có dùng kết quả sản xuất kinh doanh của lần chăn nuôi trước làm căn cứ, kinh nghiệm cho vụ sản xuất sau không? - Có - Không Tại sao:.................................................................................................... ........................................................................................................................... III. Vấn đề tiếp cận thị trường của phụ nữ A. Thị trường các yếu tố đầu vào: 1. Sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất của gia đình bà được ghi tên ai? - Chồng - Vợ - Cả hai vợ chồng 2. Trong gia đình bà ai là người quyết định trong việc chọn giống và loại vật tư chăn nuôi trong quá trình sản xuất? Loại vật tư Vợ Chồng Cả hai Giống Thức ăn chăn nuôi Thuốc thú y Các loại khác 3. Bà thường mua những loại vật tư nào để phục vụ việc chăn nuôi của gia đình? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 4. Thông thường bà thường mua giống, vật tư chăn nuôi ở đâu? Loại vật tư Tư nhân HTX DNNN Tự làm Giống Thức ăn chăn nuôi Thuốc thú y Các loại khác 5. Bà thường mua giống và vật tư chăn nuôi dưới hình thức nào? - Mua chịu đến khi bán lợn thì trả - Trả tiền ngay - Lúc nào có tiền thì trả 6. Bà thường mua giống và vật tư nông nghiệp vào lúc nào? - Lúc nào cần thì mua - Khi giá vật tư giảm ( rẻ ) 7. Giá cả các loại vật tư bà mua so với giá thị trường như thế nào? Các loại vật tư Giá cao hơn Giá thấp hơn Bằng nhau Giống Thức ăn chăn nuôi Thuốc thú y Các loại khác 8. Khi giá vật tư lên cao hoặc xuống thấp bà có biết hay không? - Có - Không 9. Nếu biết thì bà thường biết thông qua nguồn nào? - Hàng xóm, bạn bè - Trưởng thôn thông báo - Ti vi, đài - Tạp chí - Internet - Nguồn khác 10. Gia đình bà tiếp cận vốn từ nguồn nào sau đây Nguồn vốn Lãi xuất Số lượng vốn Thời hạn Tự có Ngân hàng Tư nhân Dự án HTX Nguồn khác Các khó khăn gặp phải khi tiếp cận nguồn vốn trên:........................................ 11. Ai là người đi vay vốn trong gia đình bà? - Vợ - Chồng - Cả hai vợ chồng 12. Gia đình bà có liên kết với các cá nhân, các tổ chức trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào hay không? - Có - Không Nếu có thì nhằm mục đích gì (Đảm bảo chất lượng, số lượng các yếu tố đầu vào, giá thành rẻ hơn, có thể chịu được...)? B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 1. Hộ bán lợn cho ai, ở mức độ nào: 0: không bán 1: bán ít 2: bán bình thường 3: bán nhiều Chỉ tiêu Chọn mức độ bán 0 1 2 3 Bán cho người thu gom Bán cho thợ thịt tại nhà Bán cho nhà máy theo hợp đồng Bán cho đối tượng khác 2. Ai là người quyết định bán sản phẩm? - Chồng - Vợ - Cả hai vợ chồng 3. Trước khi bán bà có biết các thông tin về thị trường như: người bán, người mua, giá cả, cạnh tranh... không? - Có - Không 4. Bà thường cập nhật thông tin về thị trường từ các nguồn nào - Sách báo, tạp chí - Vô tuyến - Truyền thanh - Bạn bè, hàng xóm - Trưởng thôn phổ biến thông tin - Internet - Nguồn khác..................................................................................................... 5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ hiện nay là - Địa phương Chiếm..... % - Thành phố Chiếm..... % - Ngoại tỉnh Chiếm..... % - Xuất khẩu Chiếm..... % 6. Quá trình tiêu thụ sản phẩm của hộ là: - Tiêu thụ dễ - Tiêu thụ bình thường - Khó tiêu thụ - Không tiêu thụ được 7. Giá bán ở địa phương so với các nơi khác như thế nào? - Cao hơn - Thấp hơn - Bằng nhau Tại sao:.................................................................................................... 8. Bà có thường xuyên tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình không? - Không - Ít - Bình thường - Thường xuyên 9. Bà thấy mình gặp khó khăn nào nhất trong các khâu tiếp cận thị trường sau: - Thông tin về thị trường - Giao thông - Xa thị trường chính - Vốn chăn nuôi - Sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn - Mối quan hệ - Khó khăn khác .................... 10. Bà có cho rằng muốn hộ tiếp cận thị trường tiêu thụ tốt cần phải liên kết với các hộ, các đối tượng khác không? - Có - Không 12. Hiện nay hộ có liên kết với các hộ, các đối tượng nào không, cụ thể: - Có - Không Nếu có ghi cụ thể.................................................................................... IV. Về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường 1. Bà có muốn tham gia các lớp tập huấn để tăng khả năng tiếp cận thị trường không? - Có - Không 2. Theo bà yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn? - Thời gian - Kinh phí - Năng lực bản thân - Quyết tâm của bản thân - Cơ sở vật chất - Tuổi tác - Điều kiện kinh tế xã hội - Các chủ trương chính sách 3. Bà có kiến nghị gì với các cấp các ngành để viêc tiếp cận thị trường cho phụ nữ nông thôn được tốt hơn? .................... .................... 4. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động chăn nuôi lợn thịt của hộ ĐVT: triệu đồng/lứa Chỉ tiêu Giá trị thành tiến Tổng chi phí Tổng thu từ bán sản phẩm Doanh thu Xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37. LUU XUAN CONG.doc
Tài liệu liên quan