Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

- Đối với địa phương: Cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kỹ thuật để họ phát huy hết khả năng lao động của mình, giảm bớt sự chênh lệch phân hoá giàu nghèo và khả năng tiếp cận thị trường của họ. Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt hiện nay chưa có lớp tập huấn nào về kinh tế thị trường cho chị em phụ nữ trên địa bàn xã vì vậy cần tổ chức các lớp này giúp mở rộng hiểu biết của họ, họ sẽ mạnh dạn hơn trong sản xuất. Do sự manh mún của sản xuất thì cần có sự liên kết giữa người nông dân để sản xuất hàng hoá theo cánh đồng, để mang lại giá trị hàng hoá lớn hơn. Địa phương cần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức làm hợp tác liên kết, ví dụ như sự tham gia của HTX dịch vụ trong việc tạo hợp đồng sản xuất cho bà con đồng thời thu gom, tiêu thụ nông sản. Thường xuyên, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình kỹ thuật sản xuất trên các hệ thống loa truyền thanh của xã. Thông báo tình hình dịch bệnh và giá cả, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để người sản xuất nói chung phụ nữ nói riêng định hướng và đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư vào sản xuất nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết hợp các tổ chức xã hội tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới như hội phụ nữ, hội nông dân. Khuyến khích phụ nữ tham gia vay vốn phát triển kinh tế gia đình. - Đối với phụ nữ: Cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Tạo sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tìm hiểu thị trường và nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, tìm hiểu phương thức quản lý có hiệu quả nhất. Trong bố trí cơ cấu sản xuất, đặc biệt các hộ sản xuất có quy mô lớn hơn cần hạch toán kinh tế để xác định kết quả sản xuất để có hướng đầu tư hợp lý. Vai trò của người chồng với việc tiếp cận của thị trường là rất quan trọng, do đó cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của những người trong gia đình. Một số phụ nữ cần học hỏi tìm hiểu những kỹ thuật, kiến thức thị trường của người chồng. Để ngày càng tiếp cận ngang bằng về kiến thức cũng như năng lực tham gia quyết định.

doc96 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thông tin thị trường trên đài báo của các chị em phụ nữ trong xã một phần nguyên nhân là không có thời gian rảnh rỗi; nhưng đối với các thông tin về giá cả, mua bán xung quanh họ như trong các chợ, đại lý thì mức độ tiếp cận của phụ nữ cao hơn. Một số phụ nữ không mang nông sản đi bán mà bán tại ruộng, tại vườn thì khả năng tiếp cận thông tin của họ thấp hơn những người mang nông sản đi bán. Có tới 10% phụ nữ được hỏi và trả lời rằng đã bán nông sản khi không rõ giá trên thị trường là bao nhiêu. Đó là khi họ bán giao cho người thu mua tại ruộng, tại vườn, người thu mua ra giá bao nhiêu thì bán giá bấy nhiêu. Điều này cho thấy bên cạnh những phụ nữ tiếp cận tốt còn có những phụ nữ hạn chế tiếp xúc với thông tin thị trường. Hộp: Thời gian đâu mà nghe đài với xem ti vi… - Cô có thường xuyên nghe, xem các thông tin về giá cả, thị trường… trên đài báo, ti vi hay sách báo không?Cô thường theo dõi vào thời gian nào trong ngày? - Không! tôi đi làm ruộng hầu như cả buổi, khi nào có rau bán lại mang ra chợ, nên tôi bận cả ngày. Tối về đến nhà dọn dẹp, ăn uống xong nghỉ ngơi rồi đi ngủ luôn, chả có thời gian đâu mà nghe đài với xem ti vi. Nói chung là hầu như tôi không biết thông tin thị trường nào trên đài, báo, ti vi cả. Cô Nguyễn Thi Huệ, thôn Thuận Phú, xã Đông Dư * Mức độ tiếp cận thông tin Trong 30 phụ nữ được hỏi có tới 66,67% phụ nữ trả lời hiếm khi được biết các thông tin thị trường; chỉ có 33,33% phụ nữ được tiếp cận thường xuyên với các thông tin này. Tỷ lệ phụ nữ hạn chế thông tin cao gấp 2 lần so với phụ nữ đã biết thông tin. Sự chênh lệch này là quá cao, nếu như trong sản xuất nông sản phụ nữ bị hạn chế tiếp cận với các nguồn thông tin thì họ khó tham gia vào thị trường một cách thuận lợi. Đối với các hộ có nam giới là chủ hộ thường những buổi họp, được tiếp cận các phương tiên nghe nhìn của họ cao hơn phụ nữ. Do đó phụ nữ có thể học hỏi, được biết các thông tin từ chồng của mình. Có 7,04% phụ nữ cho biết mình được chia sẻ các thông tin thị trường từ người chồng. * Việc tiếp cận qua các buổi tập huấn Phụ nữ ngày càng gánh vác nhiều công việc đồng áng, họ cần có những kiến thức nhất định kể cả kiến thức thị trường lẫn kỹ thuật nông nghiệp để dần làm chủ các công việc với quyết định của mình. Các buổi tập huấn, khuyến nông mà phụ nữ tham gia phản ánh mức độ tiếp cận thông tin của họ. Qua điều tra cho thấy chỉ có 2 phụ nữ tức là 6,67% cho biết ở xã có buổi tập huấn về Marketing, thị trường cho sản phẩm rau, còn lại tới 93,33% phụ nữ không biết thông tin này. Những phụ nữ tham gia lớp tập huấn này đều là phụ nữ có trình độ cấp III, thuộc hộ kiêm, có tham gia vào Đảng. Cho thấy ở địa phương chưa có tổ chức các lớp tập huấn về Marketing, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ xã một cách phổ biến. Nhận thấy sự cần thiết phải có các lớp tập huấn hoặc hoạt động nào đó giúp cho phụ nữ xã tiếp cận tốt hơn với thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản. Dưới đây là kết quả điều tra về mức độ tham gia các lớp tập huấn của phụ nữ xã Đông Dư. Bảng 4.6: Tình hình tham gia các lớp tập huấn của nam giới và phụ nữ xã Đông Dư Chỉ tiêu Chồng Vợ Cả 2 Không ai đi Số Lượng 4 9 13 4 Tỷ lệ (%) 13,33 30,00 43,33 13,33 Biểu đồ 4.1: Mức độ tham gia các lớp tập huấn của nam và nữ Theo bảng trên những hộ chỉ có phụ nữ đi dự các lớp tập huấn cũng chiếm tỷ lệ cao 30%, cao hơn các hộ có nam giới đi tập huấn, cho thấy công việc lao động nông nghiệp dần dần nhường quyền cho phụ nữ. Họ là những người lao động chủ yếu trong nông nghiệp thì họ càng hải nắm giữ kỹ thuật, công nghệ trong công việc của mình. Tỷ lệ hộ có cả 2 người (nam và nữ) đi tập huấn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất (43,33%). Tuy nhiên trong các hộ có cả 2 người đi tập huấn thì số buổi mà phụ nữ đi tập huấn vẫn thấp hơn số buổi của nam, 12 trong 13 hộ là có số buổi chồng đi là chủ yếu chiếm tới 80%, 1 hộ có số buổi của nam và nữ đi tập huấn bằng nhau. Cho thấy rằng tỷ lệ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn chưa hẳn là cao. Nếu so sánh các ý kiến rằng trong gia đình chỉ có phụ nữ đi tập huấn với số hộ chỉ có nam đi tập huấn thì không phản ánh hết được mức độ tham gia của phụ nữ trong các buổi tập huấn. Vì trong các ý kiến cả hai vợ chồng đều đi tập huấn thì tỷ lệ nam giới đi tập huấn các buổi về khuyến nông, kỹ thuật vẫn cao hơn. Có tới 13,33% số hộ không có ai kể cả phụ nữ và nam giới tham gia các lớp tập huấn, trong đó có cả hộ thuần nông. Như vậy với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu mà việc tham gia tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật, thị trường của họ còn hạn chế. Lý do được đưa ra là thời gian rảnh rỗi để tham gia các lớp tập huấn này của họ không có hoặc họ chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm lâu năm không cần đến các buổi tập huấn. Nhận thấy lý do phụ nữ tiếp cận ít với các thông tin là do họ không có thời gian rảnh rỗi hoặc do thói quen sản xuất, họ tin vào kinh nghiệm sản xuất nên ít tham gia các lớp tập huấn. Ngoài ra trong các gia đình có nam giới là chủ hộ việc tiếp cận các thông tin, các lớp tập huấn nam giới vẫn tham gia nhiều hơn. 4.2.4 Thực trạng tham gia thị trường đầu vào của phụ nữ xã Đông Dư Thực tế tình hình tham gia thị trường đầu vào sẽ phản ánh khả năng của phụ nữ trong việc tiếp cận thị trường đến mức nào, tiếp cận như thế nào và có hiệu quả hay không. Trong gia đình các công việc trong sản xuất được phân công cho mỗi người. Nếu như phụ nữ gánh vác hầu hết những công việc làm đồng thì họ có thực sự được tiếp cận với thị trường đầu vào và đầu ra để sản xuất của họ đạt hiệu quả hơn. Nghiên cứu sự tiếp cận của phụ nữ với thị trường đầu vào là vật tư nông nghiệp và giống cây trồng, vật nuôi chúng tôi tiến hành điều tra mức độ tham gia của phụ nữ vào các công việc mua và quyết định mua đầu vào. Bảng 4.7: Tình hình tham gia làm trực tiếp và quyết định trong mua đầu vào của phụ nữ và nam giới Công việc Trực tiếp làm (%) Quyết định (%) Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Mua phân bón 13,33 80,00 6,67 30,00 63,33 6,67 Mua thuốc BVTV 26,67 63,33 10,00 46,67 50,00 3,33 Mua giống cây trồng 23,33 60,00 16,67 36,67 56,67 6,67 Mua giống vật nuôi 50,00 50,00 0,00 25,00 25,00 50,00 Mua giống thuỷ sản 66,67 33,33 0,00 66,67 33,33 0,00 Mua thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản 66,67 33,33 0,00 33,33 33,33 33,34 Mua thuốc thú y 0,00 75,00 25,00 25,00 75,00 0,00 Số liệu điều tra năm 2009 Đối với các công việc liên quan đến đồng ruộng cụ thể là sản phẩm cây trồng như mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thì hầu hết là phụ nữ tham gia. Và họ cũng là những người quyết định chính trong việc mua các sản phẩm này. Nhưng đối với các công việc như mua thức ăn chăm nuôi, mua giống vật nuôi thì nam giới lại là người có vai trò chủ đạo hơn trong trực tiếp làm cũng như quyết định. Riêng đối với việc mua thuốc thú y thì phụ nữ lại có vai trò chính. Trong các công việc trên thì mức độ tham gia của phụ nữ với trực tiếp làm và ra quyết định mua với các loại phân bón là cao nhất: Trực tiếp làm chiếm 80%, được quyết định chiếm 63,33%. Nhưng một điều nhận thấy rằng tỷ lệ phụ nữ trực tiếp đi mua lại cao hơn tỷ lệ phụ nữ được quyết định trong tham gia thị trường cùng một loại vật tư. Do đó mặc dù tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cao nhưng vẫn có những phụ nữ chỉ tham gia mà không có quyền quyết định, điều này có thể làm cản trở cho việc tiếp cận thị trường của họ, hoặc họ tham gia một cách thụ động. So sánh giữa các nhóm phụ nữ khác nhau phân theo loại hộ giàu, trung bình, nghèo cho thấy sự khác biệt lớn về mức độ tham gia với thi trường đâù vào. Các hộ giàu thì kinh tế của họ phần lớn phụ thuộc vào các lĩnh vực ngoài nông nghiệp, đối với phụ nữ trong các hộ này ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp họ còn đóng góp trong thương mại dịch vụ. Tuy nhiên các công việc của nông nghiệp hầu như giao toàn bộ cho họ, 60% phụ nữ trả lời mức độ tham gia của mình với các việc trên là chính, 40% phụ nữ giàu tham gia toàn bộ, không có phụ nữ nào tham gia ở mức độ phụ. Đối với hộ trung bình lại có nét khác biệt, phụ nữ quyết định toàn bộ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 8%, phụ nữ tham gia chính chiếm tỷ lệ cao nhất 48%. Tuy nhiên số phụ nữ chỉ tham gia ở mức độ phụ, tức là nam giới là người quyết định chủ yếu trong tiếp cận thị trường đầu vào cũng rất cao, 44,0%. Các hộ này bao gồm cả hộ thuần nông và hộ kiêm. Đối với các hộ thuần nông nam giới ra quyết định nhiều hơn so với các hộ kiêm. Các hộ nghèo được điều tra đều là những hộ do phụ nữ làm chủ hộ, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngoài ra họ không có cơ hội tham gia các ngành nghề khác để tăng thêm thu nhập. Họ là người đảm nhiệm toàn bộ các công việc từ quyết định tới trực tiếp tham gia thị trường đầu vào, cũng như đầu ra trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Bảng 4.8: Mức độ tham gia của các nhóm phụ nữ đối với thị trường đầu vào Mức độ tham gia của phụ nữ (%) Loại hộ Giàu Trung bình Nghèo Toàn bộ 40,00 8,00 100 Chính 60,00 48,00 0 Phụ 0 44,00 0 Biểu đồ 4.2: Mức độ tham gia của phụ nữ trong thị trường đầu vào Từ phân tích trên và biểu đồ mức độ tham gia của phụ nữ trong thị trường đầu vào, xét trong tổng các nhóm phụ nữ thì tỷ lệ phụ nữ có quyền quyết định toàn bộ là thấp nhất, chiếm 20%. Số phụ nữ tham gia phụ chiếm 33,33%, số phụ nữ tham gia chính chiếm tỷ lệ cao nhất 46,67%. Như vậy phụ nữ tham gia thị trường đầu vào trong tổng thể cao hơn sự tham gia của nam giới. Phụ nữ thuộc các nhóm hộ có đặc điểm kinh tế khác nhau thì mức độ tham gia thị trường của họ cũng khác nhau. Dưới đây là bảng phân tích sự khác nhau giữa các loại hộ phân theo kinh tế hộ trong tham gia thị trường vật tư, giống. Bảng 4.9: Phân tích tình hình tham gia thị trường đầu vào của phụ nữ xã Đông Dư Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ giàu Loại đầu vào Các loại vật tư, giống có giá rẻ, Vật tư giá rẻ, chất lượng tốt. Chọn sản phẩm chất lượng tốt Địa điểm mua Mua tại các cửa hàng tư nhân, Hợp tác xã. Có thể thay đổi địa điểm nếu thấy giá rẻ và thuận tiện Mua tại các cửa hàng tư nhân, Hợp tác xã, cửa hàng thân quen Mua tại HTX, mua của người quen Sự nắm bắt thông tin - Chậm biết các thông tin về thị trường vì thiếu phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi lại - Nắm bắt thông tin tốt hơn các hộ nghèo vì họ có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin hơn - Khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn, nên có phản ứng nhanh hơn với sự biến động của thị trường. Hình thức mua Mua với khối lượng ít, không mua tích trữ, mua trả tiền ngay hoặc mua chịu Mua nhiều hơn dùng cho cả vụ hoặc mua bổ xung Mua nhiều ở đầu vụ, thanh toán ngay, khi giá có thể tăng cao thì mua nhiều hơn để dự trữ trong vụ Giá cả Thường mua lẻ nên giá đắt hơn các hộ khác Theo giá thị trường, có thể mua rẻ hơn các hộ nghèo Theo giá thị trường, mua nhiều nên rẻ hơn Tổng hợp thông tin điều tra Nhận thấy phụ nữ thuộc hộ nghèo khi tham gia thị trường họ coi trọng yếu tố giá của vật tư phải rẻ, họ tham gia ở mức độ thấp hơn, nhưng lại là những người chịu thiệt nhiều hơn so với các hộ khác đặc biệt là hộ giàu. 4.2.5 Thực trạng tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư * Điều kiện tham gia thị trường tiêu thụ Trong tiêu thụ mở rộng và chiếm lĩnh thị trường là một vấn đề khá quan trọng. Nhiều nông dân có thói quen tiêu thụ nông sản ngay tại vườn hoặc không quan tâm đến việc mang sản phẩm đi xa để bán mang lại lợi nhuận cao hơn. Một lý do hạn chế việc vận chuyển của họ đi xa hoặc mang đến các đại lý thu mua tiêu thụ lớn là không có phương tiện vận chuyển. Các phương tiện này là một trong những điều kiện cho sự tiếp cận thị trường của phụ nữ. Các hộ giàu 100% là có phương tiện vận chuyển như xe máy, ở các hộ trung bình tỷ lệ có xe máy chiếm 78,26% ngoài ra một số hộ có xe chuyên dụng cở nông sản như xe thồ, xe cải tiến giúp cho việc vận chuyển nông sản với lượng lớn tù đồng ruộng về hoặc mang bán cho đại lý. Ngoài ra các hộ sử dụng phương tiện xe máy chở nông sản vào nội thành hoặc các chợ lớn để tiêu thụ. Các hộ nghèo là các hộ bị hạn chế nhất trong tiêu thụ nông sản vì ngoài xe đạp họ không có phương tiện khác để vận chuyển được nông sản đi xa. Dẫn tới nông sản làm ra chỉ có thể tiêu thụ tại vườn, tại ruộng do đó dễ bị ép giá, tiêu thụ chậm hơn. Phụ nữ nghèo đều thuộc những hộ thuần nông họ không có điều kiện để tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường đầu vào và kể cả trong tiêu thụ của họ cũng chịu những thiệt thòi. Ngoài ra kỹ thuật, công nghệ của họ áp dụng trong sản xuất của cũng hạn chế hơn nên sản phẩm làm ra nhiều khi thiếu tính cạnh tranh hơn các hộ trung bình và giàu. * Mức độ tham gia giữa nam giới và phụ nữ trong tiêu thụ nông sản Cũng như đối với tham gia thị trường đầu vào, khi tiêu thụ nông sản sự tham gia và quyết định của phụ nữ có nét tương đồng. Với các sản phẩm cây trồng phụ nữ là người làm chủ yếu, quyết định chủ yếu. Các sản phẩm vật nuôi thì tỷ lệ tham gia cả hai là chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ phụ nữ trực tiếp bán sản phẩm lại thấp hơn tỷ lệ phụ nữ quyết định bán 10%. cho thấy trong tiêu thụ phụ nữ đã nắm quyền quyết định nhiều hơn tham gia trực tiếp. Bảng 4.10: Tình hình tham gia làm trực tiếp và quyết định trong tiêu thụ nông sản của phụ nữ và nam giới Công việc bán sản phẩm Trực tiếp làm (%) Quyết định (%) Nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Cây trồng 13,33 70,00 16,67 16,67 80,00 3,33 Vật nuôi 0,00 0,00 100 0,00 0,00 100 Thuỷ sản 0,00 100,00 0,00 50,00 50,00 0,00 Số liệu điều tra 2009 Việc tham gia của phụ nữ ở mức độ chính hoặc toàn quyền cao hơn so với nam giới. Trong các hộ tỷ lệ phụ nữ có vai trò phụ trong quyết định và tiêu thụ nông sản chiếm 26,67% còn lại là tỷ lệ phụ nữ có vai trò chính trong đó 20% phụ nữ đảm nhiệm toàn bộ việc tiêu thụ nông sản. Phân theo loại hộ cho thấy nhóm phụ nữ thuộc hộ giàu và nghèo thì việc tiêu thụ nông sản họ là người đảm nhiệm chính. Các hộ trung bình thì vai trò trong tiêu thụ cả nam giới và phụ nữ đều tham gia nhưng tỷ lệ phụ nữ quyết định và tham gia chính vẫn chiếm tỷ lệ cao. Điều đó được thể hiện ở biểu đồ mức độ tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ. Biểu đồ 4.3: Mức độ tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ Phụ nữ tham gia vào kênh tiêu thụ với vai trò nào thì có lợi nhất cho mình? Khi nông dân bán nông sản của mình họ chỉ bán sản phẩm ở dạng thô hoặc bán buôn cho người thu gom, nhiều khi giá bán của họ quá thấp và bị ép giá. Khoảng cách từ người sản xuất đến người tiêu dùng càng rút bớt khâu trung gian thì càng tốt. Nếu phụ nữ có thể tham gia trong kênh tiêu thụ với nhiều vai trò sẽ có lợi hơn, hạn chế bị thiệt thòi hơn. Qua kết quả điều tra 66,67% phụ nữ chỉ bán nông sản của mình cho người thu gom mà không tham gia tiêu thụ cho các trung gian khác. Nông sản của họ được bán trực tiếp tại vườn, tại ruộng. Có 6,67% phụ nữ vừa tiêu thụ nông sản của hộ mình vừa là người thu gom. 16,7% phụ nữ bán trực tiếp nông sản của mình cho người tiêu dùng. Dưới đây là sơ đồ kênh tiêu thụ nông sản mà phụ nữ tham gia. Người sản xuất Người tiêu dùng Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ Dưới đây là bảng phân tích tổng hợp từ những thông tin điều tra về việc tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ. Qua đó phản ánh sự khác nhau của các nhóm phụ nữ thuộc loại hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Những phụ nữ thuộc hộ nghèo thường gặp nhiều khó khăn hơn trong tiêu thụ nông sản. Họ thiếu kỹ thuật công nghệ cao, điều kiện nguồn lực có hạn chế hơn hoặc họ gặp khó khăn hơn trong tiếp cận thông tin và thời gian rỗi để tham gia thị trường. Bảng 4.11: Phân tích tình hình tham gia thị trường tiêu thụ nông sản của phụ nữ xã Đông Dư Chỉ tiêu Loại hộ Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Đối tượng và hình thức bán - Mang giao cho đại lý tiêu thụ - Thu gom nông sản của các hộ khác mang đi thị trường lớn tiêu thụ - Bán tại nhà nếu được giá - Bán buôn tại vườn, tại ruộng cho người thu gom - Chở đến đại lý bán giao - Một số người mang bán lẻ tại chợ - Bán cho người thu gom tại ruộng, vườn - Bán buôn, bán lẻ ở chợ Lý do bán cho họ - Bán buôn khi được giá hoặc không có thới gian. - Có hộ thu mua nông sản của hộ khác đi tiêu thụ sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn - Bán buôn thì tiêu thụ nhanh, thuận tiện hơn - Mang bán lẻ tốn thời gian nhưng có thể bán với giá cao hơn - Không có nhiều sản phẩm và chất lượng cũng không cao nên khó bán cho đại lý, - Bán buôn tại nhà thuận tiện, khi có thời gian rỗi thì bán lẻ sẽ bán được giá cao hơn Giá cả Thường bán được giá cao. Một số hộ có kỹ thuật tốt cho nông sản có chất lượng cao hoặc sản phẩm trái vụ tốt nên giá cao Bán giá cao hơn hộ nghèo, thường là theo giá cân bằng tại địa phương. Một số hộ nhờ kỹ thuật tốt nên có nông sản vào các thời điểm giá cao hơn Bán chủ yếu vào giữa vụ nên giá thấp Tính cạnh tranh Tính cạnh tranh của sản phẩm cao Tính cạnh tranh cao, nhất là các sản phẩm rau Tính cạnh tranh thấp hơn do kỹ thuật kém hơn Ứng xử trước biến động của giá - Khi giá giảm hạn chế bán nông sản - Khi giá tăng bán với khối lượng lớn. Một số hộ thu mua thì đợi giá - Giá tăng hay giảm đều tiêu thụ. nhưng có theo dõi sự biến động của giá cả - Có thể đợi giá cao để bán - Giá giảm vẫn tiêu thụ như trước, thậm chí bán với khối lượng lớn hơn - Với các nông sản có thể để được lâu hơn nhưng không để chờ giá Khó khăn trong tiêu thụ - Không có thời gian mang nông sản đi tiêu thụ - Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao - Không có thời gian mang nông sản đi tiêu thụ ở xa - Thông tin thị trường nhiều khi không nắm được - Không có phương tiện vận chuyển đi xa - Khó nắm bắt thông tin thị trường - Không có thời gian - Sản phẩm khó bán, tính cạnh tranh thấp Tổng hợp thông tin điều tra 4.2.6 Thực trạng tham gia hạch toán kinh tế của phụ nữ xã Đông Dư Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phụ nữ thực hiện hoạch toán kinh tế rất thấp 10%, đa phần phụ nữ không hạch toán gì 90%, không ghi chép gì cả, cũng không nhẩm tính kết quả sản xuất nông nghiệp sau mỗi vụ, mỗi năm sản xuất. Lý do là hầu hết các phụ nữ sản xuất lấy công làm lãi từ lao động của gia đình là chính, ngoài ra họ cho rằng sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị không đáng kể, không cần phải tính toán cụ thể. Một số gia đình thuần nông cũng không coi trọng việc hạch toán. Hộp: Lý do phụ nữ không hạch toán kinh tế - Nhà chị sản xuất rau và ổi để bán thế chị có bao giờ ghi chép thu chi để tính toán xem lỗ hay lãi không? - Chị Lê Thị Huệ xóm 9, Đông Dư cười và trả lời: Ối dào! Có tý sào ruộng, nhà tôi chỉ sản xuất nông nghiệp nhưng có bao giờ tính toán thu chi làm gì. Đáng bao nhiêu mà ghi chép hả cô. - Thế chị có bao giờ nhẩm tính trong đầu xem chi cho vật tư, giống… hết bao nhiêu, rồi thu được bao nhiêu không? - Không tôi chẳng nhớ làm gì, đến vụ sản xuất thì đi mua, thu hoạch thì đem bán, nhớ làm gì cho mệt. Vậy là trong sản xuất họ không hạch toán kinh tế một phần có lý do thói quen, thứ hai hộ là một đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng nên trong hạch toán gặp khó khăn. Khi sản xuất nông sản hàng hoá tức là coi trọng việc sản xuất cung ứng ra thị trường thì rất cần có hạch toán để xác định lỗ lãi để có kế hoạch phát triển sản xuất vụ sau. Thế nhưng có một thực tế làm cho phụ nữ Đông Dư không hạc toán đó là “đáng bao nhiêu đâu mà ghi chép”. Với diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, manh mún việc sản xuất hàng hoá khó mang lại thu nhập cao và chuyên môn hoá. Do đó việc hạch toán tốn thời gian mà không thu đựơc hiệu quả, dẫn tới nhiều phụ nữ không tham gia hạch toán. Trong số những người hạch toán kinh tế thì phương pháp hạch toán là ghi chép tổng thu, tổng chi sau đó trừ tổng thu cho tổng chi. Và người ghi chép, tính toán đều là phụ nữ, không có sự tham gia của nam giới hoặc nam giới chỉ tham gia phụ. Những người tham gia hạch toán đều thuộc hộ kiêm có mang nông sản đi tiêu thụ với khối lượng lớn. Sản phẩm tiêu thụ ngoài sản phẩm cây trồng có giá trị cao như các loại rau cung cấp cho thị trường khó tính còn có thuỷ sản. Cho thấy khi hộ sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm đa dạng hoặc có giá trị cao tạo ra một phần thu nhập lớn cho hộ thì phụ nữ mới tham gia hạch toán. Đối với những hộ sản xuất nhỏ thì việc tính toán thu chi là không được coi trọng. Qua những kiến thức đến ứng xử và thực tế tham gia vào thị trường sản xuất và tiêu thụ của phụ nữ Đông Dư cho thấy mức độ tiếp cận thị trường giữa các nhóm phụ nữ khác nhau là khác nhau. Kiến thức của họ với thực tế ứng xử trong điều kiện của họ cũng có nét khác biệt. Có sự khác nhau trong mức độ tiếp cận thị trường giữa nam giới và phụ nữ trong. Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ bị hạn chế như khả năng tiếp cận thông tin, và thể hiện ở khả năng tham gia vào các thị trường. Vậy những yếu tố nào đã tác động tới năng lực tiếp cận thị trường của họ, căn cứ vào đó đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của phụ nữ Đông Dư. 4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐÔNG DƯ, HUYỆN GIA LÂM, HÀ NỘI Ngoài những yếu tố cấu thành năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ thì năng lực tiếp cận thị trường còn tác động bởi các yéu tố bên ngoài. Do đó chúng tôi phân chia ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới năng lực tiếp cận của họ 4.3.1 Các yếu tố của bản thân 4.3.1.1 Trình độ học vấn của phụ nữ Trình độ học vấn là điều kiện để cho phụ nữ tiếp thu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, một phần phản ánh khả năng tiếp thu kiến thức thị trường. Qua điều tra cho thấy sự khác nhau về kiến thức và khả năng tham gia của phụ nữ ở các trình độ học vấn khác nhau Kiến thức khác nhau: So sánh giữa các nhóm phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau nhận thấy có sự khác nhau về kiến thức thị trường của họ. 100% phụ nữ trình độ cấp III trả lời đúng các các câu hỏi về kinh tế thị trường, đối với phụ nữ trình độ cấp II tỷ lệ này thấp hơn nhưng vẫn đạt trên 87%. Riêng nhóm phụ nữ trình độ cấp I là tỷ lệ trả lời thấp hơn cả. Cho thấy hiểu biết về kinh tế thị trường của nhóm phụ nữ có trình độ cao hơn thì tốt hơn Bảng 4.12: Mức độ trả lời đúng một số câu hỏi về kiến thức kinh tế thị trường của phụ nữ phân theo trình độ học vấn. Mức độ trả lời đúng của phụ nữ (%) Trình độ học vấn của phụ nữ Cấp I Cấp II Cấp III Cung tăng thì giá giảm 50,00 96,83 100 Cung giảm làm tăng giá 75,00 96,83 100 Cầu tăng tác động làm tăng giá 75,00 87,50 100 Số liệu điều tra năm 2009 Sự tham gia thị trường khác nhau: Trong những người phụ nữ được điều tra, tỷ lệ phụ nữ có trình độ cấp II chiếm tỷ cao nhất 80%, họ hầu hết là hộ có kinh tế trung bình. Trong 16, 67% phụ nữ có trình độ cấp 3 thì tất cả là hộ kiêm, họ vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Chiếm 60% trong 16, 67% đó là phụ nữ có kinh tế là hộ giàu. Điều này phản ánh có sự khác biệt giữa các phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau. Những phụ nữ có trình độ cấp I, có những ứng xử kém hơn. Không có phụ nữ nào trình độ cấp I, II tham gia hạch toán kinh tế. Trong lựa chọn đầu vào, tham gia thị trường tiêu thụ phụ nữ cấp II và cấp III có khả năng tốt hơn. Đa phần phụ nữ cấp III hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều có liên quan đến sản phẩm nông nghiệp của họ. Họ thu gom hoặc mang sản phẩm nông sản của mình đi bán mang lại thu nhập cao hơn, ngoài ra họ còn tham gia các lớp tập huấn rất tích cực, tham gia các tổ chức, đoàn thể của địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân, hoặc là Đảng viên. Có thể nói trình độ học vấn có ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ. 4.3.1.2 Công nghệ, kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất Trong sản xuất nông nghiệp, tạo nên các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn. Rất nhiều nông dần dần học hỏi những kỹ thuật tiến bộ, áp dụng công nghệ vào sản xuất tạo ra sản phẩm có giá trị rất cao. Đối với các hộ có kỹ thuật tốt như kỹ thuật chăm sóc cho cây ăn quả ra quả sớm hoặc chín muộn sẽ bán sản phẩm của mình với giá cao hơn. Hay các sản phẩm rau được thu hoạch với mẫu mã đẹp, ngon mắt, đã tiêu thụ được rất nhanh. Kết quả điều tra có 10% phụ nữ cho biết vì không biết chăm sóc, kỹ thuật tốt mà ổi không cho quả đầu vụ khi giá ổi đang cao, 6,67% phụ nữ cho rằng vì rau của hộ không đạt chất lượng tốt mà không mang đi tiêu thụ ở xa hay bán cho Hợp tác xã. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất kém kéo theo giảm sản lượng năng suất cây trồng, tác động giảm khả năng tham gia thị trường của phụ nữ, thu nhập của hộ. Kỹ thuật và công nghệ có được một phần do tham gia học hỏi các lớp tập huấn mà trong khi đó một số phụ nữ hạn chế với việc tham gia các lớp tập huấn của địa phương thậm chí không tham gia. Ngoài ra khả năng tạo ra sản phẩm tốt còn có kinh nghiệm sản xuất đúc rút vì thế những kinh nghiệm của phụ nữ khi tham gia thị trường là rất quan trọng. 4.3.1.3 Nguồn lực và quyền tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, phương tiện đi lại vận chuyển Nguồn lực: Để có thể tham gia thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản vấn đề nguồn lực là quan trọng hàng đầu. Nguồn lực chính là những thứ đảm bảo cho sản xuất thiết yếu như đất đai, vốn, công cụ và các phương tiện để có thể mang nông sản đi tiêu thụ. Đất đai đối với nông nghiệp là đối tượng lao động, tư liệu lao động không thể thiếu. Khả năng cung ứng nông sản của hộ phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất nông nghiệp của hộ. Diện tích đất bình quân trên nhân khẩu hay lao động đều rất thấp, do đất đai manh mún mà khả năng sản xuất hàng hoá của hộ bị hạn chế. Những hộ có nhân khẩu ít trong khi lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp như các hộ nghèo thì diện tích đất cũng ít khó khăn trong canh tác sao cho có hiệu quả. Với quy mô sản xuất lớn hơn như có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, diện tích canh tác lớn hơn thì sẽ cần nhiều đầu vào, cung nhiều đầu ra do đó mà việc tham gia thị trường của họ sẽ được quan tâm hơnn để sản xuất và tiêu thụ nông sản. Một số phụ nữ được sử dụng với diện tích đất lớn hơn do lao động của hộ chuyển hết sang lĩnh vực lao động khác hoặc họ thuê thêm đất để sản xuất thì khả năng cung ứng sản phẩm của họ ra thị trường tốt hơn. Diện tích đất đai hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn tới hạn chế khả năng tham gia thị trường đầu vào, phụ nữ sẽ ít tiếp cận với thị trường tiêu thụ hơn, họ cũng không tạo ra khối lượng sản phẩm nhiều để có thể hạch toán kinh tế. Vốn: là điều kiện cần để phụ nữ đầu tư cho sản xuất. Những hộ nghèo, cận nghèo nguồn vốn sẵn có của họ bị hạn chế, bên cạnh đó họ cũng khó có khả năng vay vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất. Ngược lại nếu phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn vay, hoặc nguồn vốn sãn có thì họ có thể cung ứng nông sản tốt hơn. Các điều kiện để tiếp cận thông tin và tham gia thị trường: phương tiện nghe nhìn, phương tiện vận chuyển nông sản. Đó là những điều kiện không thể thiếu để tham gia vào thị trường một cách có hiệu quả. Điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế gia đình của họ. Tức là các hộ giàu và trung bình có khả năng tham gia vào thị trường tốt hơn các hộ nghèo và cận nghèo. kết quả phân tích đã được thể hiện rõ trong phần 4.2.4. Quyền tiếp cận, quyết định và sử dụng các nguồn lực: Trong nhiều nghiên cứu về giới cho thấy ở nông thôn việc tiếp cận các nguồn lực người vợ và người chồng đều có xu hướng chia sẻ, nhưng vai trò quyết định trong việc kiểm soát các nguồn lực quan trọng như đất đai, phương tiện sản xuất lại thuộc về nam giới. (Lê Ngọc Văn, 2005). Trong các hộ hầu hết nam giới là người đứng tên sổ đỏ, có quyền quyết định tới đất đai, phân bổ cơ cấu sản xuất. Các hộ khi người chồng tham gia vào các công việc khác ngoài nông nghiệp thì phụ nữ được quyền tiếp cận với các nguồn lực đó, họ đựơc quyết định cơ cấu sản xuất, việc tham gia thị trường đầu vào và tiêu thụ nông sản. Do đó mà năng lực tiếp cận thị trường của họ có thể được nâng cao. Đối với hộ mà hầu hết người chồng còn quản lý, có quyền quết định nhiều hơn thì phụ nữ thường hạn chế hơn trong tham gia thị trường. Phụ nữ là người tham gia chính nhưng khả năng quyết định của họ lại lệ thuộc vào nam giới. 4.3.1.4 Đặc điểm hộ gia đình - Chủ hộ là ai: Trong các hộ, chủ hộ chính thường là nam giới 86,67%, những quyết định quan trọng chủ yếu trong gia đình là do nam giới. Thường thì người chồng có khả năng tốt hơn trong tham gia thị trường, họ tham gia nhiều hơn trong các tổ chức cộng đồng, có quyền tiếp cận các nguồn lực...Nhiều phụ nữ được chia sẽ những kiến thức kinh tế thị trường cũng như những kỹ thuật trong sản xuất họ có khả năng hiểu biết và tham gia thị trường tốt hơn. Kiến thức của người chồng, có ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường của phụ nữ. Qua kết quả điều tra có một số phụ nữ cho biết họ được biết họ nhận được sự chia sẻ kiến thức từ người chồng và tham gia thị trường có sự giúp đỡ của người chồng. Các hộ có nam giới là chủ hộ thì điều kiện kinh tế thường khá hơn các hộ chủ hộ là nữ. Những phụ nữ làm chủ hộ hầu như là những phụ nữ có chồng mất, hoặc đi làm ăn xa họ phải toàn quyền quyết định các công việc trong gia đình. Phụ nữ có chồng mất đều là những hộ nghèo, việc sản xuất của họ khó khăn cả về kỹ thuật, khả năng tham gia đầu vào kém do điều kiện kinh tế. Từ khó khăn này dẫn tới nhiều khó khăn khác mà dẫn tới họ bị hạn chế rất nhiều về kinh tế và năng lực tiếp cận thị trường. - Lĩnh vực sản xuất của hộ cũng có ảnh hưởng khá lớn tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ. Có thể thấy ở một số phân tích trên các hộ thuần nông thì phụ nữ đảm nhiệm khá nhiều công việc nhưng họ lại ít được tham gia các quyết định trong lựa chọn đầu vào và đầu ra. Họ đóng vai trò phụ trong mức độ tham gia thị trường. Ngược lại các hộ kiêm phần lớn lao động trong các lĩnh vực khác là nam giới do đó các công việc nông nghiệp họ được làm chủ nhiều hơn vừa trực tiếp làm nhưng có thể tự ra quyết định. Các hộ kiêm thì phụ nữ có thể tham gia cả trong các công việc khác như công nghiệp, thương mại dịch vụ do đó họ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường và có hiểu biết hơn về kiến thức thị trường, khả năng ứng xử cũng tốt hơn. - Điều kiện kinh tế của hộ: Giữa các hộ giàu, trung bình, nghèo thì năng lực tham gia thị trường của họ khác nhau dẫn đến mức độ tham gia thị trường của họ khác nhau, như trên đã phân tích. 4.3.1.5 Sức khoẻ Sức khoẻ có ảnh hưởng rất lớn tới năng lực của cá nhân. Sức khẻ tốt sẽ giúp cho phụ nữ có khả năng tiếp thu kiến thức, sự minh mẫn, khả năng phân tích tình huống và ứng xử tốt trong thị trường, năng lực cung ứng nông sản của họ cũng tốt hơn. Có sức khoẻ là có tất cả. Những phụ nữ nghèo lại thường là người phải lao động vất vả và sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra họ có ít thời gian tham gia các buổi chăm sóc sức khoẻ, khi ốm đau lại thiếu tiền mua thuốc. Và vì thế đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tham gia thị trường của họ. 4.3.2 Các yếu tố bên ngoài tác động 4.3.2.1 Kênh thông tin mà phụ nữ nhận được Thông tin thị trường phụ nữ có thể được tiếp cận từ nhiều kênh khác nhau. Phụ nữ có thể tham gia vào các tổ chức, nhóm, tham gia buôn bán nông sản thì khả năng cập nhật thông tin tốt hơn những phụ nữ dành quá nhiều thời gian cho công việc đồng áng. Thông tin mà họ nhận được có thể từ các phương tiện nghe nhìn, chợ, người chồng. 4.3.2.2 Vị trí, địa điểm hay khoảng cách từ nhà đến chợ, các điểm buôn bán vật tư nông nghiệp Có thể thấy qua kết quả điều tra, những phụ nữ ở gần trung tâm xã như các xóm thuộc thôn Thượng, thôn Hạ khá gần với HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đông Dư, thì thường họ chỉ mua vật tư, giống nông nghiệp tại HTX. Những phụ nữ ở thôn Thuận Phú vừa gần HTX vừa gần Trung tâm xã Trâu Quỳ hơn nên một số phụ nữ có thể mua đầu vào ở các cửa hàng tư nhân ở thị trấn Trâu Quỳ, họ có thể thay đổi địa điểm mua vật tư trong điều kiện có thể. Những phụ nữ có đồng ruộng ở gần chợ, HTX thì việc tiêu thụ nông sản cũng thuận tiện hơn. 4.3.2.3 Chính sách, chủ trương, hỗ trợ của nhà nước, định hướng phát triển của địa phương Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp nên nghười nông dân chịu tác động lớn từ những biến động giá cả của kinh tế thị trường. Những chính sách kinh tế của nhà nước, kế hoạch, định hướng phát triển kinh tế của địa phương vì vậy mà ảnh hưởng tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ. Lấy ví dụ như vụ rau đông xuân 2008 - 2009, do thiên tai úng lụt, nông dân được Nhà nước và địa phương đã cung ứng hạt giống rau để sản xuất. Đến vụ thu hoạch, lượng nông sản trên thị trường quá nhiều, giá bán rất thấp, nhiều hộ phải bỏ rau đi hoặc bán với giá rất thấp. Nông dân Đông Dư nhất là phụ nữ - những người lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp bị thiệt hại nhiều. Công sức của họ bỏ ra đã bị lãng phí. Rõ ràng khi nhà nước tác động đến sản xuất của nông dân tức là tác động vào cung sản phẩm là vì lợi ích của nông dân nhưng lại không tính toán đến đầu ra của sản phẩm thì người chịu thiệt chính là nông dân. Điều đó ảnh hưởng tới thị trường và tác động trực tiếp tới việc ứng xử trước thị trường của phụ nữ. Ngoài ra những chính sách chủ trương tích cực có thể đem lại cho phụ nữ nhiều lợi ích, họ có thể tiếp cận thị trường tốt hơn. Những chính sách về bình đẳng giới, lồng ghép giới; nâng cao năng lực, kiến thức của phụ nữ nông thôn, hay những chính sách tác động của Nhà nước nhằm phát triển thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân… PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Sản xuất nông nghiệp là một ngành chính của kinh tế xã Đông Dư. Phụ nữ Đông Dư ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông sản hàng hoá. Khi tham gia thị trường sản xuất và tiêu thụ nông sản của mình họ đã có những kiến thức nhất định về cung cầu, về bố trí co cấu sản xuất, lựa chọn đầu vào và tham gia tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên trong ứng xử thực tế của họ là có những điểm khác so với kiến thức vốn có của họ do điều kiện kinh tế, nguồn lực của hộ. Năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ được thể hiện bằng việc thực tế tham gia vào thị trường của họ. Qua điều tra cho thấy nông sản của hộ được mang đi tiêu thụ với mức độ sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt là sản phẩm cây trồng. Phụ nữ tham gia nhiều hơn trong trực tiếp làm và ra quyết định đối với việc tham gia thị trường đầu vào, đầu ra. Có sự khác nhau trong mức độ tiếp cận thị trường của các nhóm phụ nữ khác nhau về điều kiện kinh tế gia đình, phụ nữ là chủ hộ và phụ nữ không phải là chủ hộ, khác nhau giữa nam giới và phụ nữ. Phụ nữ trong các hộ kiêm thì mức độ tham gia của họ vào quyết định trong nông nghiệp nhiều hơn những phụ nữ thuộc hộ thuần nông. Hộ nghèo khả năng cung ứng nông sản, năng lực tham gia thị trường thấp hơn các hộ trung bình và hộ giàu. Sự khác nhau của các nhóm phụ nữ này ở tham gia thị trường đầu vào, tiêu thụ và cả trong hạch toán kinh tế của hộ. Trong hạch toán kinh tế mức độ tham gia của phụ nữ rất thấp, và người tham gia hạch toán đều là phụ nữ. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tới năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ xã Đông Dư, nhận thấy ngoài các yếu tố thuộc năng lực của bản thân thì năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ còn bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Các yếu tố thuộc bản thân phụ nữ như sức khoẻ, trình độ học vấn, kĩ thuật sản xuất, nguồn lực và quyền tiếp cận các nguồn lực, đặc điểm của hộ. Các yếu tố bên ngoài như kênh thông tin mà họ tiếp cận, khoảng cách từ nhà tới nơi mua đầu vào và nơi tiêu thụ, chính sách và chủ trương của Nhà nước, địa phương. Năng lực tiếp cận thị trường của các phụ nữ còn hạn chế đặc biệt là các phụ nữ nghèo. Vì thế cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao hơn nữa năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ xã. 5.2 KIẾN NGHỊ Từ những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực của phụ nữ chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị như sau. - Đối với nhà nước Cần đưa ra và áp dụng rộng rãi các chủ trương, chính sách như các vấn đề về lồng ghép giới, bình đẳng giới, phát triển thị trường sản xuất hàng hoá, để cho phụ nữ ngày càng tiếp cận hiểu biết hơn về sản xuất kinh doanh, họ có cơ hội tham gia vào thị trường, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá. Những chính sách khuyến khích liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu sẽ giúp cho phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò của mình, những phụ nữ có điều kiện mạnh dạn đầu tư, sản xuất. - Đối với địa phương: Cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức tạo điều kiện giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về vốn, kỹ thuật để họ phát huy hết khả năng lao động của mình, giảm bớt sự chênh lệch phân hoá giàu nghèo và khả năng tiếp cận thị trường của họ. Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt hiện nay chưa có lớp tập huấn nào về kinh tế thị trường cho chị em phụ nữ trên địa bàn xã vì vậy cần tổ chức các lớp này giúp mở rộng hiểu biết của họ, họ sẽ mạnh dạn hơn trong sản xuất. Do sự manh mún của sản xuất thì cần có sự liên kết giữa người nông dân để sản xuất hàng hoá theo cánh đồng, để mang lại giá trị hàng hoá lớn hơn. Địa phương cần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức làm hợp tác liên kết, ví dụ như sự tham gia của HTX dịch vụ trong việc tạo hợp đồng sản xuất cho bà con đồng thời thu gom, tiêu thụ nông sản. Thường xuyên, kịp thời cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình kỹ thuật sản xuất trên các hệ thống loa truyền thanh của xã. Thông báo tình hình dịch bệnh và giá cả, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để người sản xuất nói chung phụ nữ nói riêng định hướng và đưa ra các quyết định đúng đắn trong đầu tư vào sản xuất nhằm mang lai hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết hợp các tổ chức xã hội tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới như hội phụ nữ, hội nông dân. Khuyến khích phụ nữ tham gia vay vốn phát triển kinh tế gia đình. - Đối với phụ nữ: Cần mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất. Tạo sự liên kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực tìm hiểu thị trường và nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, tìm hiểu phương thức quản lý có hiệu quả nhất. Trong bố trí cơ cấu sản xuất, đặc biệt các hộ sản xuất có quy mô lớn hơn cần hạch toán kinh tế để xác định kết quả sản xuất để có hướng đầu tư hợp lý. Vai trò của người chồng với việc tiếp cận của thị trường là rất quan trọng, do đó cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của những người trong gia đình. Một số phụ nữ cần học hỏi tìm hiểu những kỹ thuật, kiến thức thị trường của người chồng. Để ngày càng tiếp cận ngang bằng về kiến thức cũng như năng lực tham gia quyết định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Quý (2008), Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong những năm gần đây, Tạp chí Cộng Sản số 6 (150) năm 2008. 2. Bùi Ngọc Chưởng - Mai Trung Hậu, 2007, Góp phần tìm hiểu cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa, Tạp chí cộng sản Số 1 (122) năm 2007 3. Nguyễn Thị Hà, 2008, tìm hiểu năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp gia đình. 8. Nguyễn Thị Hiên, Lê Ngọc Hùng, 2004, Nâng cao năng lực phát triển bền vững bình đẳng giới giảm nghèo. NXB lý luận chính trị. 9. Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Vụ phát triển quốc tế Vương Quốc Anh, Cơ quan phát triển quốc tế Canada, tháng 12 năm 2006, Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, NXB lao động xã hội. 10. Tổng cục thống kê, 2008, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2008. 11. Lê Ngọc Văn, 2005, Vấn đề giới trong các nghiên cứu về gia đình, tạp chí khoa học về phụ nữ số 5/2005 12. Tài liệu từ internet - Báo quân đội nhân dân - Bách khoa toàn thư - - - - PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ NĂNG LỰC THAM GIA THỊ TRƯỜNG CỦA PHỤ NỮ XÃ ĐÔNG DƯ Ngày…..tháng……năm 2009 I. Thông tin chung về hộ điều tra 1. Họ và tên người được phỏng vấn: tuổi - Địa chỉ: Xóm ... Thôn ...................... xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội - Trình độ học vấn: ........................................................................ - Chức vụ trong gia đình: chủ hộ Không phải chủ hộ - Thuộc hộ: Khó khăn Trung bình Khá/giàu - Hoạt động kinh tế của hộ (có thể chọn nhiều phương án): Thuần nông Hộ kiêm Phi nông nghiệp Trong các hoạt động trên bà đóng vai trò chính trong những hoạt động nào? Nông nghiệp TTCN TM-DV Công chức - Bà có tham gia vào các tổ chức nào ở địa phương? (được chọn nhiều đáp án) Hội phụ nữ Hội nông dân Chính quyền Câu lạc bộ/tổ nhóm Đảng/Đoàn Mặt trận TQ Ghi cụ thể:…................ 2. Một số thông tin về lao động Chỉ tiêu Tổng Nam Nữ Số người trong gia đình Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Dưới độ tuổi lao động Số lao động nông nghiệp 3. Hiện tại gia đình bà đang sản xuất loại hàng hóa nông sản nào? ………………………………………………………………………… 4.. Tổng diện tích canh tác: …… sào (ha) Diện tích trồng lúa .......... sào Trong đó diện tích trồng ổi:......... sào Diện tích trồng rau: ………. sào Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ……sào II. Kiến thức về kinh tế thị trường 1. Kiến thức về ứng xử trong quyết định cơ cấu sản xuất Giá ổi (nông sản khác) năm nay giá tăng cao theo bác thì giá năm sau sẽ như thế nào? Tăng Giảm Không rõ Tại sao?.......................................................................................... 2. Nếu năm nay giá ổi tăng cao thì vụ sau bác có trồng thêm ổi không? Có Không Xem ý kiến chồng tôi Tại sao?.................................................................................... Giá rau năm nay giảm rất thấp, người nông dân thua lỗ, năm sau nhà bác có thay đổi diện tích trồng không? Có Không Nếu có thì bác thay đổi như thế nào? Giảm diện tích ............. Tăng diện tích trồng ...... 4. Nếu giá đầu vào (phân bón, giống…) năm nay thấp hơn thì theo bác thì bác có quyết định như thế nào trong sản xuất? Tăng diện tích Giảm diện tích Không đổi Vì sao bác lại có quyết định đó?.................................................................. 5. Nếu có nhiều người trồng ổi hơn theo bác giá ổi sẽ như thế nào? Rẻ hơn Đắt hơn Giữ nguyên 6. Nếu như số người mua rau (ổi..) vì một lý do nào đó giảm mạnh thì theo bác giá bán của mặt hàng đó sẽ thay đổi như thế nào? (ví dụ như tin đồn rau có chất độc hại) Tăng Giảm Không đổi 7. Theo bác bán nông sản (rau, ổi, lúa, ngô...) bác thấy giá bán lúc nào là cao nhất? Đầu vụ Giữa vụ Cuối vụ Tất cả các thời điểm trong vụ Trái vụ Tại sao?.................................................................................................. 8. Nếu mang nông sản đi bán mà có nhiều người mua hơn bác bán với giá sẽ thay đổi như thế nào? Tăng lên Giảm xuống Giữ nguyên Ví sao?.............................................................................................................. 9. Theo bác thì tại sao giá nông sản lại giảm (ví dụ như rau nông dân trồng quá rẻ đến mức phải đổ đi trong vụ xuân 2009)? Do nhiều người cùng sản xuất và sản xuất nhiều Tôi không rõ Do số lượng tiêu dùng giảm Do thời tiết thuận lợi nên rau tốt quá nên dư thừa Kiến thức về ứng xử trong quyết định các yếu tố đầu vào, đầu ra 10. Theo bác thì yêu cầu quan trọng của các loại phân bón, thuốc BVTV (vật tư) là gì? Bao bì phải rõ ràng Chất lượng tốt Giá rẻ là quan trọng …………………………………………………………. 11. Khi mua vật tư cho sản xuất bác thường: Chọn lựa giống, phân bón theo các chỉ dẫn chất lượng mà bác biết Thấy người ta mua nhiều thì mua? Hỏi người bán hàng, họ khuyên như thế nào thì mua thế đấy. ………………………………………………… 12. Có bao giờ bác đổi địa điểm mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu không? nếu có thì vì sao? Giá bán của họ đắt hơn người khác bán Vì chất lượng không tốt Lý do khác ……………………………………………….. 13. Theo bác thì giữa sử dụng phân bón đơn về tự mình kết hợp với phân bón tổng hợp thì cái nào tốt hơn? Vì sao? ………………………………………………………………………………….. 14. Chỉ tiêu quan trọng của sản phẩm nông sản là gì? Chất lượng tốt Giá rẻ Vệ sinh, an toàn thực phẩm Mẫu mã đẹp Ý kiến khác..... c. Kiến thức về hạch toán kinh tế 14 Theo chị, thu nhập của một hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là? Thu nhập = Tổng thu Thu nhập = Tổng thu - Tổng chi phí Không có ý kiến 15. Khi tính toán chi phí, chị chỉ quan tâm tới: Các khoản phải đi mua Cả các khoản đi mua và các khoản của hộ tạo ra Không có câu trả lời 16. Trước khi tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó thì chị có thử tính toán xem hoạt động đó lỗ hay lãi không? Có Không 14. Nếu năm nay bác tăng đầu tư cho một loại nông sản nào đó (ổi, rau, cá) thì bác sẽ lấy vốn từ đâu? Tôi đi vay thêm Giảm bớt đầu tư của sản phẩm khác 15. HTX có bán chịu vật tư cho nông dân với giá trả sau không? Có thì mức lãi là ………..%. Theo bác thì với mức lãi này trả trước hay trả sau thì tốt? Trả trước Trả sau Vì sao?.................................................................................................................. 16. Mỗi vụ sản xuất bác có tính toán xem sản xuất lỗ hay lãi không? Nếu có bác tính theo hình thức nào? - Ghi chép tổng thu, tổng chi trong vụ, trừ đi ra lãi - Tôi không ghi chép gì cả, chủ yếu lấy công làm lãi ……………………………………………… III. Mức độ tham gia thị trường của phụ nữ 1. Mức độ sản xuất hàng hoá của hộ 16. Tỷ lệ sản phẩm bác sản xuất để đem bán là bao nhiêu? (%) Sản phẩm Bán (%) Tiêu dùng(%) Ghi chú Rau ổi lúa ngô bò gà cá 2. Mức độ nắm bắt thông tin thị trường 17. Nhà bác có phương tiện nghe nhìn nào? Ti vi Đài Báo, tạp chí Khác 18. Nhà bác có các loại phương tiện đi lại, vận chuyển nào? xe đạp xe máy xe thồ xe cải tiến khác 19. Bác tìm hiểu kỹ thuật bón phân, thông tin về giống, thuốc BVTV, thức ăn gia súc... ở đâu? Học hỏi kinh nghiệm Học từ sách báo, truyền hình Tập huấn Chồng tôi biết và nói cho Từ người xung quanh (chợ, xóm) Tư vấn 20. Bác tiếp nhận các thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm mà bác muốn tiêu thụ ở mức độ nào? Thường xuyên (nghe hàng tuần) Hiếm khi (có khi nghe được) Không nghe bao giờ 21. Bác có khi nào bán sản phẩm của mình khi không biết hiện tại giá trên thị trường là bao nhiêu không? Có Không Tại sao? ................................................................................... 22. Nếu giá bán ở nơi khác cao hơn bán tại nhà thì bác có mang tới đó để bán không nếu bán ở nơi khác có lãi hơn: Chỉ bán ở nhà Tôi sẽ mang đi bán Ý kiến khác ................. 3. Ra quyết định và thực hiện trong mua đầu vào cho sản xuất 23. Bác thường mua vật tư ở đâu? ............................................ Mua đầu vào lúc nào? Khi thấy giá rẻ Mua lúc cần Tại sao lại chọn mua ở đấy? (được chọn nhiều phương án): Giá cả phải chăng Chất lượng tốt Thuận tiện Cho nợ Có tư vấn kỹ thuật Không quan tâm Lý do khác 25. Những khó khăn gặp phải trong quá trình mua đầu vào? ..........................................................................................................…………… Khó khăn nào là lớn nhất? ............................................................................ Vì sao?........................................................................................................... 24. Trong gia đình bác ai làm những việc sau? Công việc Đi làm Quyết định nam Nữ Cả hai Nam Nữ Cả hai Mua phân bón Mua thuốc BVTV Mua giống cây trồng Mua giống vật nuôi Mua giống thuỷ sản Mua thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản Mua thuốc thú y 4. Trong tiêu thụ nông sản 26. Ai là người trong gia đình làm và quyết định công việc sau Bán sản phẩm nam nữ cả hai Cây trồng Vật nuôi Thuỷ sản 27. Bác bán sản phẩm khi nào? Khi đến thời điểm phải thu hoạch Khi cần tiền Khi giá cao Khác 28. Bác tham gia quyết định những việc trên ở mức độ như thế nào? Toàn quyền Chính Phụ (tham gia góp ý) Không tham gia 29. Bác có mang sản phẩm đi bán ở địa phương khác hay không? Có Không Vì sao?………………………………………………………………………… 30. Theo bác thấy thì bán cho ai thì nhà mình chịu thiệt nhất? ……………….. Vì sao? …………………………………………………………………………. 31. Hình thức tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch như thế nào? Sản phẩm Bán ở đâu? Bán cho ai? Hình thức bán? Tại sao bán cho họ? Rau ổi lúa ngô bò gà cá 32. Khi tiêu thụ nông sản bác thấy có những khó khăn gì? Khó bán. Không có phương tiện vận chuyển đi xa Giao thông kém Không nắm được thông tin thị trường Không có thời gian mang đi bán Ý kiến khác ……………………………………… 5. Về hạch toán kinh tế 33. Bác, chị có thường xuyên theo dõi chi tiêu cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ - Nếu không, tại sao chị không theo dõi chi tiêu? .............................. - Nếu có, chị theo dõi chi tiêu bằng cách nào? Ghi chép cụ thể Nhớ trong đầu Khác (ghi rõ) ..... 34.Trong gia đình ai là người ghi chép?..............Tính toán?............. 35. Mức độ tham gia của bà/cô/chị trong việc hạch toán trên (đánh giá giữa nam và nữ trong hộ) như thế nào? Toàn quyền Chính Tham gia Phụ Làm theo II. Ý kiến về các lớp tập huấn mà phụ nữ tham gia 36. Ở địa phương có tổ chức các buổi tập huấn về kinh doanh, sản xuất sản phẩm không bác? Có Không 37. Nếu có buổi đi tập huấn thì thường trong gia đình bác ai đi: Chồng Vợ Cả hai, số buổi chồng đi …..số buổi vợ đi…… Không ai đi 38. Bác thấy những lớp tập huấn đó có thật sự phù hợp và bổ ích? Bổ ích Phù hợp Tôi không quan tâm Tôi thấy không thích hợp vì .................................................. 39. Các lớp tập huấn theo bác đã đáp ứng nhu cầu của phụ nữ chưa? Rồi Chưa Không quan tâm Không biết Vì sao?........................................................................................................... 40. Bác áp dụng kiến thức từ các lớp tập huấn vào sản xuất như thế nào? Áp dụng nhiều Áp dụng ít Không áp dụng Lý do?..........................................................................…………………… ...................................................................................................................... 41. Theo bác thì cần tổ chức lớp tuập huấn về cái gì? Kĩ thuật trồng trọt Kĩ thuật chăn nuôi, thuỷ sản Kiến thức về kinh doanh Kiến thức lựa chọn các loại vật tư tốt nhất 42. Bác thấy có cần thiết tổ chức lớp tập huấn để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ hay không? Có Không Nếu có thì tại sao? ................................................................................................. 43. Bác thấy khó khăn của chị em phụ nữ khi tham gia lớp tập huấn là gì? Không có thời gian rỗi để tham gia Các buổi tập huấn chưa đáp ứng nhu cầu của phụ nữ Địa điểm tổ chức quá xa Lý do khác..............................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP.doc
Tài liệu liên quan