Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình

Đối với nhà nước Nhà nước cần có cơ chế và chính sách thích hợp để hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước. Tạo cơ chế thông thoáng trong hoạt động vay vốn mở rộng sản xuất, phát triển công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tránh cơ chế xin cho vẫn tồn tại hiện nay. Nhà nước cần đầu tư để thực hiện việc huấn luyện miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng nấm, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về nấm. Đối với địa phương Sớm chủ động nguồn giống tốt cung cấp cho người sản xuất trên địa bàn huyện. Trong sản xuất chủ yếu tập trung phát triển, mở rộng các mô hình đã được thử nghiệm. Khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm. Tăng cường công tác tập huấn,chuyển giao công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nấm ăn. Đối với người sản xuất Người sản xuất cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất nấm ăn, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, liên doanh, liên kết trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ nấm ăn. Người chế biến, người thu gom: để có thể tồn tại mối quan hệ lâu dài từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đòi hỏi người chế biến, thu gom cần có các hợp đồng chặt chẽ với người sản xuất và hợp đồng giữa người chế biến và ngưòi thu gom với nhau.

doc113 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với điều kiện quy mô sản xuất của từng hộ sao cho sản xuất đạt hiệu quả nhất. Với kết quả đạt được, chương trình trồng nấm đã giúp cho đại bộ phận nông dân phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống tạo được lòng tin cho nhiều người nông dân, thu hút được trên 1000lao động có việc làm ổn định. Nhưng điều đáng quan tâm là bước đầu đã có kết quả thực tế trong công việc tạo lập một nghề mới cho nông dân, đó là nghề trồng nấm. Nhìn chung sản xuất và chế biến nấm ăn trên địa bàn huyện đều mang lại hiệu quả kinh tế cao, biểu hiện rõ rệt nhất là giá trị sản xuất nấm ăn tăng nhanh qua các năm, năm 2006 đạt 2.119,2 triệu đồng, năm 2008 đạt 4.129,8 triệu đồng. Giá trị sản xuất của nấm mỡ tăng nhanh nhất trong số các loại nấm được trồng hiện nay của huyện. #) Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm sò tươi: Đối với nấm sò tươi, CPSX tính cho một tấn nguyên liệu tăng dần qua các năm và cao hơn các loại nấm khác, giá bán sản phẩm cũng tăng. GTSX nấm sò tính cho 1 tấn nguyên liệu đạt 9.600.000đ. Chính vì vậy CPSX nấm sò cao hơn các sản phẩm nấm tươi khác nhưng lợi nhuận đem lại lớn nhất . Tính trên 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 10,97đ TNHH. Kinh nghiệm sản xuất tốt cũng làm choTNHH tính trên ngày – người lao động là 320.000đ, cao hơn các sản phẩm nấm ăn khác. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất, chế biến nấm sò khô: Nấm sò mới được chế biến bắt đầu năm 2006, công tác tổ chức còn hạn chế đẩy chi phí chế biến lên cao, mặt khác giá nấm khô thấp làm cho các chỉ tiêu hiệu quả không cao trong thời gian qua. TNHH một tấn nấm sò khô đạt 1.576.070đ, TNHH cho 1 đồng CPTG chỉ đạt 1,80đ. Các chỉ tiêu hiệu quả được cải thiện qua 2 năm nhưng vẫn ở mức thấp đòi hỏi các hộ cần tìm cách hạ chi phí để làm giảm giá thành trong khâu chế biến và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với đầu ra. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm mỡ tươi Nhìn chung sản xuất nấm mỡ hiện nay vẫn thu được lợi nhuận cao, trung bình với tận dụng với một tấn nguyên liệu sản xuất nông hộ thu về 1.781.000đ TNHH. Các chỉ tiêu hiệu quả tính cho một đồng CPTG đều cao hơn nấm sò khô và nấm rơm tươi do CPSX nấm mỡ thấp. TNHH cho ngày-người lao động chỉ thấp hơn nấm sò tươi. #) Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm tươi: Được đưa vào sản xuất ngay những năm đầu khi có những dự án về được tiến hành trên địa bàn huyện, nhưng do kỹ thuật không tiến triển nhiều nên năng suất đạt thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến HQSX nấm rơm thời gian qua. Các chỉ tiêu hiệu quả tính cho 1 ngày - người đều thấp hơn so với nấm sò tươi , nấm mỡ tươi và nấm sò khô. TNHH chỉ đạt 1.496.768đ. Một đồng CPTG bỏ ra chỉ thu về 2,14đ thu nhập hỗn hợp, tương đương với nấm sò khô. TNHH cho một ngày - người rất thấp đạt 49,92đ. 4.5.2 Hiệu quả xã hội Ngoài hiệu quả kinh tế, sản xuất nấm ăn còn giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội quan trọng như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa,… Sản xuất nấm ăn phát triển làm cho người dân trong vùng có điều kiện cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Nhờ đó họ càng tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước, vào chủ trương của Chính Phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. 4.5.3 Hiệu quả môi trường Sản xuất nấm ăn đã tận thu nguồn phế phẩm trong ngành nông nghiệp, tạo nguồn phân bón hữu cơ rất tốt, hạn chế việc người nông dân đốt rơm rạ, do sử dụng làm chất đốt không hết, với tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm với người dân xung quanh, và tình trạng rơm rạ thối mốc ngoài ruộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí, ô nhiễm môi trường. Như vậy, sản xuất nấm ăn đã góp phần làm lành mạnh hóa môi trường. Theo các nhà khoa học nông dân có khả năng mắc một số căn bệnh nghề nghiệp “bệnh phổi nông dân” trong sản xuất nấm ăn nếu không có bảo hộ lao động cũng dễ dàng mắc bệnh đó. Bởi người sản xuất tiếp xúc thường xuyên nguồn nguyên liệu ẩm ướt chứa nhiều loại bào tử nấm vi khuẩn. Các loại nấm ăn trong quá trình già phát tán rất mạnh, đặc biệt là nấm sò, người sản xuất hít phải loại bào tử này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì thế trong sản xuất nấm ăn cần thiết phải có thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất. 4.5.4 Kết quả và nguyên nhân đạt được Sản xuất nấm ăn tại huyện Yên Khánh trong những năm qua đã có những bước phát triển tốt thể hiện trên các mặt: số hộ tham gia trồng nấm, lượng nguyên liệu sử dụng đưa vào trồng nấm, năng suất, sản lượng nấm ăn các loại. Hình thức tổ chức sản xuất phát triển theo chiều hướng từ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ rải rác trên khắp các xã trong huyện sang sản xuất tập trung quy mô lớn. Cơ cấu sản xuất nấm ăn của huyện đang từng bước được hoàn thiện. Vị trí của nấm sò được khẳng định, nấm mỡ và nấm rơm ngày càng được chú trọng hơn. Việc tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật ngày càng được chú ý nhất là khâu giống và vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất. Như với việc thành lập DN Hương – Nam năm 2002 với chức năng sản xuất giống, chuyển giao công nghệ, nuôi trồng và chế biến các loại nấm ăn, tiếp theo là Tổ hợp sản xuất nữ thương binh 27/7, HTX nấm xã Khánh Phú. Thị trường nấm ăn đang từng bước được mở rộng và khá đa dạng. Hệ thống kênh tiêu thụ đa dạng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ tốt hơn. Để đạt được những thành tựu trên là do: việc nhanh chóng chuyển đổi cơ chế quản lý, cũng như hình thức tổ chức sản xuất nấm ăn thích hợp trong vùng là động lực cho phát triển sản xuất nấm ăn. Hình thức kinh tế hộ vẫn là chủ đạo trong nuôi trồng nấm ăn. Sản xuất trong nông hộ đã có lãi, nếu tận dụng tốt hơn nguồn nguyên liệu có sẵn thì lợi nhuận thu được tiếp tục tăng lên. Tóm lại, sản xuất nấm ăn bước đầu đã có hiệu quả về kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mọi mặt cho đời sống của người dân trong vùng. 4.6 Những khó khăn và tồn tại, nguyên nhân của tình hình #) Nghề trồng nấm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. #) Sản lượng nấm ăn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Yên Khánh, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đóng góp cho xuất khẩu chưa cao. #) Giá thành sản phẩm cao, đôi khi chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. #) Việc bố trí các chủng loại nấm ăn chưa phân vùng rõ rệt, nên rất khó tập trung cho sản xuất thành vùng chuyên môn hóa. Do nấm sò dễ trồng, tốn ít nguyên liệu nên quá chú trọng việc trồng nấm sò, chưa thực sự quan tâm tiềm năng lớn từ nấm mỡ và nấm rơm mang lại. #) Cơ sở phục vụ nuôi trồng nấm còn thiếu, hệ thống máy móc phục vụ sản xuất chế biến còn thiếu nhiều. Và trình độ người lao động chưa cao. #) Thị trường chưa có sự ổn định rõ ràng, nên tình trạng người sản xuất bị tư thương ép giá còn xảy ra nhiều, gây tổn hại cho người trồng nấm ăn. #) Mặt khác khó khăn hiện nay người nông dân chưa gắn kết được sản xuất với khâu tiêu thụ, nên khi có hợp đồng lớn thì bà con nông dân chưa đáp ứng kịp số lượng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do: - Chưa có định hướng và quy hoạch tổng thể cả huyện trong sản xuất,chế biến nấm ăn nên việc mở rộng còn gặp nhiều bất cập. - Tuy giống đã được cung cấp đủ cho người sản xuất, nhưng việc kiểm tra giống chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng giống không đảm bảo chất vẫn được đưa vào sản xuất. - Chính quyền ở một số cơ sở trên địa bàn huyện còn sao nhãng với việc trồng nấm của người nông dân, ban chỉ đạo một xã thành lập nhưng mang tính hình thức, nên hiệu quả không cao. - Công tác tuyên truyền về kỹ thuật trồng… còn ít không thường xuyên. - Chính sách hỗ trợ tuy đã có nhưng thực sự không rõ ràng, chưa áp dụng được tốt. 4.7 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Huyện Yên Khánh 4.7.1 Kỹ thuật và công nghệ Những năm qua người sản xuất ở huyện Yên Khánh đã tiếp thu công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn từ Viện di truyền Nông nghiệp. Hầu hết các hộ đã thực hiện quy trình hướng dẫn, tuy nhiên việc thực hiện các khâu còn tùy tiện, chưa khống chế được các điều kiện về sinh trưởng và phát triển của từng loại nấm nên ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng. Trong đó khâu xử lý nguyên liệu làm chưa tốt, chưa đảm bảo độ pH của nước vôi khử trùng đặc biệt là đối nấm sò, nấm rơm. Do đó nấm bị nhiễm bệnh, điển hình là nấm sò tỷ lệ nhiễm mốc bình quân hàng năm từ 7-10%. Một vấn đề khác là hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh hầu hết các hộ trồng nấm đã chuyển sang sử dụng bông phế thải làm nguyên liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất chủ yếu trong sản xuất nấm sò và nấm mỡ. 4.7.2 Giống nấm Giống nấm là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, bởi vì nó quyết định đến năng suất và phẩm chất của các loại sản phẩm nấm ăn, vì vậy công tác tồn trữ và nhân giống nấm để phục vụ cho sản xuất là điều kiện hết sức quan trọng (tổ chức sản xuất và cung cấp giống nấm theo sơ đồ ) Giống gốc: Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam Giống cấp 1: Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam Giống cấp 2: Trung tâm giống- Chi cục BVTV tỉnh Ninh Bình Giống cấp 2,3: DN Hương – Nam, HTX nấm xã Khánh Phú, Tổ hợp sản xuất nữ thương binh 27/7 Các sản phẩm nấm ăn: Hộ nông dân sản xuất nấm ăn Sơ đồ 3 Sản xuất và cung cấp giống nấm ăn tại huyện Yên Khánh Hiện nay, nhờ có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị sản xuất nấm trong tỉnh và một số nhà cung cấp tỉnh khác nên việc cung cấp giống nấm đã tương đối kịp thời cho nhu cầu sản xuất, chất lượng tương đối đảm bảo và ổn định cho quá trình phát triển. Vấn đề hiện nay là lực chọn chủng loại giống nấm nào trong quá trình phát triển phù hợp với địa phương, nhất là điều kiện thời tiết. Theo nghiên cứu thử nghiệm đã giống nấm tương đối tốt: Nấm mỡ A2, A11, giống này cho năng suất đạt từ 20-30% so với nguyên liệu. Nấm sò trắng (F) cho phép sản xuất quanh năm v.v… 4.7.3 Thời vụ Việc lựa chọn cũng rất quan trọng đối với nghề trồng nấm. Trồng đúng mùa vụ tận dụng được điều kiện khí hậu phù hợp tạo điều liện cho quá trình sinh trưởng, phát triển của nấm được thuận lợi, làm đúng thời vụ kết hợp với trình độ kỹ thuật công nghệ tốt thì năng suất tăng lên rất nhiều. 4.7.4 Thu hái và chế biến Trong sản xuất nấm ăn muốn thành công phải luôn chú ý đến quá trình thu hái và chế biến vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nấm. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thu hái và chế biến nấm đang có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm, các sản phẩm đem chế biến do không kịp tươi nên chất lượng nấm chế biến không đảm bảo chất lượng. 4.7.5 Vốn sản xuất Trong các hộ có điều kiện đất đai, lao động không mở rộng được quy mô sản xuất là do thiếu vốn. Trong quá trình điều tra có tới 50% số hộ cho rằng việc mở rộng quy mô sản xuất với họ là vô cùng cần thiết nhưng lại thiếu vốn đầu tư, đặc biệt là ở xã Khánh Công là một xã nghèo của huyện Yên Khánh. Vì vậy cần có biện pháp thông thoáng hơn cho các đối tượng thiếu vốn sản xuất. 4.7.6 Thị trường tiêu thụ Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trên địa bàn huyện khá thuận lợi. Tuy nhiên khi sản xuất ngày càng phát triển thì càng phải mở rộng thị trường hơn nũa, cần khuyến khích phát triển các cửa hàng, đại lý tiêu thụ nấm trong tỉnh và ngoài tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, có hợp đồng giữa người sản xuất và người thu mua để ổn định giá cả cũng như số lượng và chất lượng sản phẩm. 4.7.7 Giá cả sản phẩm Giá cả những năm qua liên tục tăng và ở mức người sản xuất có lãi hơn so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Tuy nhiên giá các thời điểm khác nhau cớ sự chênh lệch đáng kể. Vào chính vụ giá hạ làm cơ sở cho tư thương ép giá ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất, chẳng hạn giá nấm sò năm 2008 lúc cao nhất lên tới 7500đ/kg nhưng vào chính vụ giá chỉ có 4200đ/kg, các sản phẩm khác cũng có biến động tương tự. Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô nguyên liệu trong nông hộ. Mặt khác giá cả cũng ảnh hưởng đến số lượng người tiêu dùng. Với mức giá như hiện nay người đan địa phương chỉ tiêu thụ tốt nhất nấm sò còn nấm mỡ và nấm rơm chỉ những hộ có thu nhập khá mới tiêu dùng nhiều. 4.7.8 Kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ trong vùng đang phát triển theo chiều hướng giảm dần tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp và tăng cường tiêu thụ qua mạng lưới trung gian(chủ yếu là người thu gom). Nhìn chung kênh tiêu thụ hiện nay chi phối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường theo sự biến động của giá cả. Hiện nay đang tồn tại kênh tiêu thụ sau: - Kênh trực tiếp Hộ nông dân Người tiêu dùng Kênh này là kênh quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nấm ăn, sản lượng kênh này tiêu thụ tới 35,2% sản lượng nấm sò tươi; 26,6% sản lượng nấm sò khô; 25,8% nấm mỡ tươi; 48% nấm rơm tươi trong tổng số sản lượng nấm tiêu thụ trên thị trường. - Kênh 1 cấp Hộ nông dân Người thu gom, cửa hàng Người tiêu dùng Kênh này tiêu thụ mang lại hiệu quả lớn hơn trong tiêu thụ nấm ăn nhất là sản lượng sản phẩm sò tươi, nấm sò khô và nấm tươi khô. Hộ nông dân tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 20,8% sản lượng nấm sò khô và nấm rơm tươi; 36,6% sản lượng nấm sò khô trên thị trường. - Kênh 2 cấp Đại lý bán buôn,cửa hàng Hộ nông dân Người thu gom Người tiêu dùng Kênh này phát huy hiệu quả trong hầu hết các loại nấm nấm ăn trong huyện. Hiện nay kênh này tiêu thụ tới 60% số lượng nấm mỡ tươi; 31,3% nấm rơm tươi; 43,5% nấm sò tươi; 36,9% nấm sò khô. 4.7.9 Hành vi của người tiêu dùng Thu nhập tăng, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Đối với những sản phẩm nấm ăn, người thu nhập cao có xu hướng tăng tiêu dùng nấm mỡ và nấm rơm, còn những người có thu nhập trung bình thì thường tiêu thụ nấm sò hơn, tuy nhiên không phải là họ không thể tiêu dùng được 2 loại nấm kia. 4.7.10 Công tác quảng cáo và tiếp thị Hầu như công việc này còn đang bỏ ngỏ, chưa có một đơn vị hoặc cá nhân nào thực hiện việc quảng cáo cho sản phẩm của mình. Do vậy các nơi khác cũng như các vùng khác ít biết đến sản phẩm nấm ăn ở Yên Khánh. Do đó gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, trong việc tìm kiếm thị trường và bạn hàng. 4.8 Những định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất, tiêu thụ nấm ăn 4.8.1 Cơ sở khoa học của giải pháp a. Nguồn nguyên liệu dồi dào tạo ra khả năng để phát triển sản xuất nấm ăn Nguồn nguyên liệu sản xuất ở Yên Khánh rất dồi dào không những từ khối lượng lớn rơm rạ và mùn cưa ở địa phương mà cả nguồn bông phế thải nhập từ các địa phương khác cũng rất dễ dàng. Vì vậy, trong sản xuất nấm ăn hộ vẫn sử dụng cả hai nguồn nguyên liệu là rơm rạ và bông phế thải để sử dụng để sản xuất nấm rơm và nấm sò, nhưng do việc chủ động rơm rạ không thường xuyên còn phải phụ thuộc vào việc trồng nấm, mà để việc trồng nấm ăn được diễn ra theo đúng mùa vụ thì hiện nay các hộ sử dụng bông phế thải là chủ yếu thay cho rơm rạ trong lúc không tự túc được, chi phí cho bông phế thải lại thấp, trồng nấm lại mang lại năng suất cao hơn. Còn mùn cưa hiện nay không được dùng làm trồng mục nhĩ do hiệu quả kinh tế mang lại quá thấp. b.Lực lượng lao động còn nhàn rỗi nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nấm ăn Trong sản xuất nấm ăn người lao động quyết định năng suất cũng như sản lượng nấm ăn rất là cao. Lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trên 75% trong tổng số lao động của Yên Khánh. Huyện Yên Khánh phần đa dân sống bằng nghề trồng lúa nước, thời gian nông nhàn rất nhiều nên để cải thiện thêm nguồn thu nhập khác từ việc trồng lúa nước thì nghề trồng nấm đáp ứng đủ nhu cầu đó của người dân trong huyện, tăng thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, tránh các tai tệ nạn, giúp người dân có thêm một nghề mới. c. Phát triển nấm ăn hiện nay khai thác một cách có hiệu quả khả năng sản xuất của hộ nông dân trong huyện Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Khánh hầu hết là sản xuất nấm ăn theo quy mô nông hộ. Theo cách sản xuất này người sản xuất đã tận dụng được nhà kho,chuồng trại bỏ trống để thực hiện nuôi trồng, điều đó đã giảm được vốn đâu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho trồng nấm, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện cho người dân đấu thầu những mảnh đất bỏ hoang với giá rất rẻ. So với một số ngành sản xuất khác vốn đầu tư cho sản xuất nấm ăn thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện, các hộ còn được tư vấn về giống được Viện di truyền nông nghiệp, DN nấm Hương – Nam chuyển giao kỹ thuật công tác cho các hộ nuôi nấm, hỗ trợ giống cho các hộ. Mặt khác trong một không gian nhất định người lao động có thể tổ chức và quản lý một cách chặt chẽ quy trình công nghệ, vật tư kỹ thuật và tiết kiệm chi phí. Có thể tận dụng lao động nhàn rỗi một cách có hiệu quả trong sản xuất. Kỹ thuật trồng không phức tạp và lại phù hợp với trình độ của nông hộ. Các tác nghiệp chủ yếu trong quá trình nuôi trồng nấm ăn là: ngâm ủ rơm rạ (bông phế thải), ủ nguyên liệu, vào khuôn với nấm rơm, đóng bịch với nấm sò, lên luống với nấm mỡ,cấy giống, tưới ẩm, phủ đất với nấm mỡ, treo và rạch bịch với nấm sò, tác nghiệp thu hái và chế biến nấm. Những tác nghiệp trên đều đơn giản , dễ làm không chỉ với lao động chính mà cả những lao động phụ cũng hỗ trợ gia đình trong việc nuôi trồng nấm. Mặt khác nấm ăn có chu kỳ sản xuất ngắn nên hộ nông dân có thể hạn chế được rủi ro và chuyển hướng canh tác dễ dàng. Với những đặc điểm đó phát triển sản xuất nấm rất phù hợp với tiềm năng sản xuất trong kinh tế hộ. d. Thị trường tiêu thụ nấm đã mở rộng trong nội địa cũng như xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện quyết định cho phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh Thị trường tiêu thụ nấm ăn trong nước và trên thế giới đang tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội về sản phẩm nấm ăn và do tình trạng dân số tăng nhanh. Thị trường trong nước đang trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với ăn là nấm giàu dinh dưỡng. Các khách sạn, nhà hàng lớn đã trở nên quen thuộc đối món ăn từ nấm. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là một tỉnh có thế mạnh phát triển thành thành phố du lịch, Ninh Bình đang có kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển lĩnh vực này. Trong lĩnh vực dịch vụ đáng chú ý là Ninh Bình chủ trương khôi phục lại các làng nghề truyền thống nấm cũng là một chủ trương đang được thực hiện. Như vậy việc xây dựng mô hình sản xuất nấm tập trung không những để sản xuất tốt hơn mà cả phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm trong ngày gần đây nhất, đó là mong muốn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những hộ trồng nấm. 4.8.2 Thực hiện giải pháp 4.8.2.1 Định hướng phát triển nghề trồng nấm Trong thực tế tiềm năng và những điều kiện cần thiết cũng như hiệu quả kinh tế, xã hội của nghề trồng nấm ở nước ta rất to lớn. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa phát huy được lợi thế này. Để góp phần tạo nên những bước “đột phá” về quy mô và sản lượng đến năm 2010 Ninh Bình có thể sản xuất ra được 1000tấn nấm, tức là giải quyết được việc làm từ nghề sản xuất nấm. Để đạt được điều đó cần tăng cường việc chỉ đạo cũng như tham gia phát triiển nghề trồng nấm của các cấp các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội trong tỉnh. Tích cực tuyên truyền sâu rộng lợi ích của nghề trồng nấm, giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị làm thuốc của các loại nấm ăn và nấm dược liệu với phương châm “Nhiều người biết trồng nấm, người người biết trồng nấm” nhằm nâng cao khẩu phần ăn của người dân trong tỉnh, đặc biệt là các huyện vùng sâu vùng xa. Đưa kế hoạch trồng nấm vào kế hoạch nông nghiệp hàng năm của tỉnh, huyện, xã, lồng ghép chương trình kinh tế xã hội khác trong tỉnh như:chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình khuyến nông…. 4.8.2.2 Xây dựng kế hoạch và bước đi cụ thể cho các ngành, các huyện, thị xã và các đơn vị sản xuất - Trên cơ sở dự kiến mục tiêu phát triển sản xuất nấm ăn của tỉnh cần dựa vào điều kiện cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch phát triển các loại nấm ăn cho phù hợp, tránh tình trạng phát triển theo phong trào và không ổn định. - Phải biết nhân rộng các điển hình tiên tiến, các hộ, các đơn vị sản xuất nấm giỏi để nhanh chóng trở thành phong trào trồng nấm trong nhân dân. - Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý trong việc phát động phong trào trồng nấm trong nhân dân. - Khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. Trong đó cần làm tốt việc hợp đồng tiêu thụ nấm tươi được đăng ký giữa các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu với người sản xuất ngay từ đầu vụ để người sản xuất yên tâm. 4.8.2.3 Công tác cung cấp giống nấm - Phải xây dựng hệ thống sản xuất giống nấm từ tỉnh đến cơ sở sản xuất nấm. Hệ thống giống này phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất nấm hàng năm của tỉnh, huyện mà xây dựng kế hoạch cung ứng giống nấm cho phù hợp với số lượng, chủng loại và thời vụ sản xuất nấm. Tránh tình trạng thừa thiếu làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của từng cơ sở. - Việc tổ chức hệ thống sản xuất và cung cấp giống nấm trong những năm qua được chia làm 3 cấp( thể hiện ở sơ đồ). Người sản xuất là nơi tiêu thụ giống cấp 2 và 3. Do tình hình tổ chức sản xuất giống nấm chưa hợp lý và thiếu vốn nên HTX nấm Khánh Phúc chưa đáp ứng được phần nào về chất lượng giống nấm. Mặt khác, do không ước lượng được chính xác nguồn rơm rạ sử dụng cho sản xuất nên có hộ thừa giống, hộ thiếu giống làm tăng chi phí sản xuất. Do vậy, phương pháp chủ lực là phải hoàn toàn chủ động trong khâu sản xuất giống nấm có chất lượng tốt trong tỉnh. Đây là giải pháp hàng đầu có tính quyết định khi sản xuất nấm quy mô lớn. Tỉnh cần đầu tư nâng cấp xưởng sản xuất giống nấm, tiếp nhận công nghệ sản xuất giống nấm, gắn chặt kế hoạch trồng nấm với kế hoạch sản xuất nấm và cung ứng giống nấm. Giống tốt có sức chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại là một trong những giải pháp tốt để nâng cao năng suất, sản lượng nấm hàng năm. Thực hiện đưa giống nấm đến với người dân với việc tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân để nông dân có điều kiện sản xuất nấm đạt sản lượng cao. 4.8.2.4 Về nuôi trồng nấm - Cần phải xác định đây là một nghề sản xuất kinh doanh thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, ngoài việc phát động phong trào trồng nấm, mặt khác phải đưa nấm ra trồng thực tiễn, xây dựng “làng nấm” và hộ trồng nấm với quy mô sản xuất cụ thể như sau: Phát huy phong trào trồng nấm sâu rộng trong nhân dân để có khoảng 1.000 hộ trồng nấm, với quy mô diện tích từ 60 – 150m2/hộ. Xây dựng khoảng 500 hộ trồng nấm với quy mô diện tích tối thiểu khoảng 250m2/hộ. Hình thành khoảng 5 làng nghề sản xuất nấm với quy mô diện tích khoảng 2,5ha trở lên cho một làng nấm. Bố trí đất sản xuất với diện tích từ 2,5 – 4ha cho một làng nghề sản xuất nấm, các hộ được chia đất theo lô từ 250 – 350m2/hộ, được xây dựng lán trại tập trung, được xây dựng cơ sở hạ tầng, được hỗ trợ vốn theo quy định. Để thực hiện việc phát triển sản xuất nấm với quy mô sản xuất lớn, đề nghị tỉnh có chính sách chuyển đổi ruộng đất sang sản xuất nấm, đồng thời phải có sự hỗ trợ đầu tư về vốn về cơ sở hạ tầng, lán trại… 4.8.2.5Về nguyên liệu sản xuất nấm Với mục tiêu phát triển sản xuất thành “làng nấm”, với giải pháp đưa nấm ra đồng và sản xuất nấm hiện nay thì cần phải xây dựng chiến lược về nguyên liệu sản xuất nấm. Về nguồn rơm rạ trong huyện đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất nấm, về mùn cưa và bã mía sẽ thu mua từ các cơ sở chế biến gỗ trong huyện và các huyện lân cận vì vậy nguồn nguyên liệu trong huyện đáp ứng yêu cầu sản xuất nấm trong tỉnh. Cần nghiên cứu tạo ra các nguồn nguyên liệu mới để trồng nấm cho năng suất và chất lượng cao có giá thành rẻ, nhu hiện nay ở Tân Phú – An Giang người dân đã sử dụng nguyên liệu trồng nấm mới đó là cây “lục bình(bèo tây)” vừa có thể làm nấm vừa có thể làm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện nay cây lục bình trở thành cây “xoá đói giảm nghèo” ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Hình thành “chợ rơm” chợ đầu mối thu gom nguyên liệu cho các hộ sản xuất nấm. Chợ rơm hình thành không những giải quyết vấn đề về nguyên liệu cho các hộ sản xuất nấm mà còn giải quyết lượng rơm rạ dư thừa, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân. Hiện nay ở nước ta đã hình thành một số chợ rơm như ở Đồng bằng sông Cửu long(chợ rơm Đồng Tháp). Đây có thể được coi là chợ rơm điển hình của cả nước. Hình thành chợ rơm này tạo thành một “dây truyền sản xuất” rất chặt. 4.8.2.6 Xây dựng quy mô - kỹ thuật sản xuất Cuối những năm 80, việc trồng nấm gặp rất nhiều thăng trầm, từ kinh nghiệm rút ra kết hợp với một số nước(nhất là kinh nghiệm của Trung Quốc), qua đó đưa ra được các giải pháp: - Phải làm chủ công nghệ mới trong sản xuất và chế biến nấm, chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho các hộ sản xuất, coi trọng việc nâng cao năng suất. - Đào tạo thêm hàng ngàn hộ nông dân về kỹ thuật trồng nấm và các kỹ thuật viên cho cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở, gắn việc tập huấn với trình diễn kỹ thuật trồng nấm. Ở nước ta hiện nay đã áp dụng một số công nghệ tiên tiến của Đài Loan, Trung Quốc thành công, và đã được triển khai rộng rãi. Nhưng phải áp dụng những công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện của địa phương. 4.8.2.7 Về khoa học công nghệ Cần tăng cường nghiên cứu, hoàn chỉnh các công nghệ thích hợp cho tưng loại nấm ăn, phù hợp với điều kiện địa phương từng vùng, áp dụng cái mới để chuyển giao tận tay đến người sản xuất. Cần tập trung hoàn thiện công nghệ nuôi trồng các loại nấm ăn phổ biến hiện nay:nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, nấm mộc nhĩ. Cần hoàn thiện các công nghệ và thiết bị trong các khâu xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái nấm, cách phòng trừ sâu bệnh cho nấm. Hoàn thiện và chuyển giao quy trình sản xuất nấm ở quy mô hộ trồng nấm có diện tích lán trại lớn và “làng sản xuất nấm”, tiến tới sản xuất nấm với trình độ và công nghệ cao. Nuôi trồng nấm cũng không phải là đã tồn tại lâu dài ở huyện Yên Khánh, vì vây cần phải nghiên cứu thực tiễn các mô hình sản xuất mới, công nghệ mới đang được áp dụng phát huy hiệu quả ở các tỉnh bạn. Tập huấn kỹ thuật trồng nấm và chế biến nấm, tổ chức nhiều hội nghị tại thực tế ở nhiều mô hình sản xuất khác nhau ở các địa phương trong tỉnh để người dân hiểu và làm theo. Cần phải nghiên cúư các phương pháp trồng nấm mới vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện địa phương từng vùng. Hiện nay một phương pháp trồng nấm rơm vừa đơn giản, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao chưa từng thấy đã xuất hiện ở Đak Ha(KonTum) Anh Nguyễn Tiến Hải, trú tại thôn 7 xã Đak La, Đak Ha đã áp dụng phương pháp lạ này: đắp rơm đã ủ trực tiếp xuống vườn nhà, cấy giống rơm vào đấy, giữ độ thích hợp cho rơm, nấm sẽ xuất hiện và phát triển. Với thời gian chỉ mới hơn 1 tháng gia đình anh đã có thu nhập trên 7 triệu đồng trên diện tích gần 800m2. Một con số không nhỏ đối với gia đình làm nông,mà trong thời gian ngắn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang,20/15/2005). 4.8.2.8 Về chế biến a. Hình thành hệ thống thu mua sản phẩm nấm tươi cho nông dân Trong cơ cấu tổ chức của các tổ chức đơn vị chế biến nấm phải hình thành được tổ chức thu mua sản phẩm nấm tươi. Điều này sẽ thuận tiện cho việc sản xuất của nông dân, kích thích phát triển nấm (liên kết giữa nhà nông vói nhà doanh nghiệp). Tổ chức thu mua này do các cơ sở chế biến thành lập ra để phục vụ đảm bảo nguyên liệu cho nhu cầu chế biến của đơn vị. Do đó cần đẩy mạnh công tác chế biến sản phẩm nấm mới có điều kiện thu mua hết nấm tươi cho người sản xuất. b. Công tác chế biến Cần phải tổ chức được các cơ sở chế biến từ các cụm sản xuất nấm đến chế biến ở các cơ sở tập trung. Các ngành chức năng của tỉnh cần nghiên cứu chuyển giao các công nghệ chế biến nấm sấy khô, nấm muối… với các quy mô, công suất khác nhau để các cơ sở chế biên lựa chọn. 4.8.2.9 Công tác thị trường và tiêu thụ Trong nhiều năm qua, huyện Yên Khánh chưa làm mạnh công tác tiếp thị, tìm đầu ra cho cây nấm. Hiện nay trung tâm Sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đang giúp đỡ tỉnh Ninh Bình về nhiều mặt như đào tạo cho nông dân về kỹ thuật và công nghệ trồng nấm,trong đó có cả việc xây dựng mô hình sản xuất nấm với công nghệ cao. Trung tâm công nghệ sinh học thực vật và thị trường ở Hà Nội là thị trường trong nước tin cậy. Từ thị trường này sẽ giúp cho tỉnh Ninh Bình tiếp cận với thị trường thế giới để ký kết các hợp trực tiếp với nước ngoài. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh giao cho Sở thương mại nhiệm vụ xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường xuất khẩu nấm để tạo kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Ninh Bình. Cần phải tham gia vào các hôi chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản nấm chế biến và nấm tươi của địa phương mình trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay công nghệ thông tin rất phát triển, mạng internet đã được phổ cập đến mọi người, một số sản phẩm nông nghiệp như Bưởi Năm Roi, bò Củ Chi…đã kinh doanh trên mạng thì nấm ăn Ninh Bình tại sao không? Một vấn đề nữa đó là việc bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất ra thì cần các trang trại, hay hộ sản xuất lớn đứng ra bao tiêu sảnm phẩm cho các hộ nông dân sản xuất nấm với điều kiện sản phẩm phải đạt chất lượng cao có khả năng xuất khẩu. Các trang trại, hộ sẽ ký kết hợp đồng với cơ sở chế biến hoặc trực tiếp với đối tác nước ngoài tiêu thụ nấm tươi.. 4.8.2.10 Về chính sách Từ trước đến nay tỉnh Ninh Bình đã có nhiều chính sách phù hợp với việc phát triển nghề trồng nấm. Đến nay huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình là một trong những huyện có khả năng phát triển nấm tốt. Vì vậy, trong thời gian tới cần đề ra một số cơ chế chính sách đồng bộ hơn nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng nấm và chế biến nấm cụ thể là: Chính sách khuyến nông Đây là một nghề mới, là ngành công nghệ sinh học thuộc lĩnh vực công nghệ cao vì vậy, trước hết phải nhanh chóng xây dựng và tổ chức hệ thống khuyến nông nghề trồng nấm từ TW đến địa phương đủ mạnh nhằm: - Tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các cấp các ngành và hộ nông dân về ý nghĩa, lợi ích của nghề trồng nấm. - Huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ chỉ đạo sản xuất và hộ nông dân nắm được các yêu cầu kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến nấm. - Xây dựng các mô hình điển hình nghề trồng nấm. - Nghiên cứu, tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ mới nhằm chuyển giao nhanh chóng đến tận tay người sản xuất. - Có chính sách khen thưởng động viên, khuyến khích những đơn vị, nguời làm việc tốt. - Vốn khuyến nông tập trung ở năm đầu, giảm dần những năm sau. Chính sách ưu đãi Cần xây dựng chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các hộ nông dân trồng nấm để các hộ nông dân có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao được kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế. Cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển những công nghệ sản xuất mới, công nghệ chế biến gắn với việc phát triển thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Cần có chính sách khuyến khích xuất khẩu trực tiếp sản phẩm nấm ra thị trường nước ngoài. Có chính sách hỗ trợ đào tạo trong đó kể cả tập huấn kỹ thuật cho trồng nấm, cho cơ sở chế biến và các cơ sở xuất khẩu. 4.8.3 Dự kiến kết quả đến năm 2010 * Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện Chủ trương của tỉnh Ninh Bình từ năm 2008 đến 2010 chuyển dịch nhanh và mạnh cơ cấu kinh tế trong đó khuyến khích phát triển đa dạng hóa các ngành nghề trong nông thôn làm phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn – cơ cấu nông – công nghiệp, dịch vụ có tỷ trọng hàng hóa lớn, hiệu quả kinh tế cao, góp phần đắc lực vào quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Thực hiện chủ trương của tỉnh Ủy – UBND tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2015. Trong đó xác định nghề trồng nấm là một trong các giải pháp quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thông qua việc phát triển nghề trồng nấm đã không ngừng tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông hộ. Trên cơ sở tổng kết các mô hình và rút kinh nghiệm triển khai sản xuất, phấn đấu trong 20 xã và thị trấn thì xã nào cũng có hộ trồng nấm, trung bình mỗi năm sản xuất được 2.000 đến 2.500 tấn thương phẩm các loại. Trong những năm tiếp theo của thời kỳ CNH – HĐH phấn đấu sử dụng 40% sản lượng nguyên liệu rơm rạ trong năm, cùng với các nguyên liệu khác có thể tạo ra trên 7.000 tấn nấm thương phẩm các loại từ năm 2010 trở đi. Phấn đấu tạo nguồn nguyên liệu ổn định để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy chế biến nấm và các mặt hàng nông sản khác. Chiến lược phát triển nghề trồng nấm của huyện hoàn toàn có thể thực hiện được, do các lợi thế có sẵn của huyện. Mặt khác khoa học công nghệ về giống và công nghệ nuôi trồng đã được cải tiến tạo bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng nấm khi tham gia vào thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (xem chi tiết bảng 21 ). Với kế hoạch sản xuất nấm trong bảng thấy rằng: Lượng nguyên liệu sử dụng vào nuôi trồng nấm mỡ, nấm rơm tăng nhanh bởi đây là lợi thế của vùng sản xuất lúa của Đồng bằng Sông Hồng, hơn thế nữa thị trường tiêu thụ rất lớn nhất là cho xuất khẩu; riêng nấm sò số lượng nguyên liệu giảm do thị trường tiêu thụ có giới hạn chỉ tập trung vào thị trường nội tiêu. Riêng mộc nhĩ do huyện không có lợi thế về vùng nguyên liệu là mùn cưa phải phụ thuộc vào việc cung cấp từ các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình hoặc các xưởng cưa trong tỉnh nên mức độ phát triển chưa ổn định mặc dù thị trường tiêu thụ nội tiêu và xuất khẩu có nhu cầu rất lớn. Đến năm 2010, sản lượng nấm đạt trên 7.000 tấn, giải quyết được hàng vạn lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông hộ. Trong đó nấm mỡ có sản lượng cao nhất và đạt 3.000 tấn/năm, nấm rơm đạt 840 tấn/năm, mộc nhĩ đạt 2001 tấn/năm, nấm sò giảm về sản lượng chỉ đạt 1.008 tấn/năm. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch sản xuất ra trong chiến lược huyện Yên Khánh cũng đã đề ra phương án tiêu thụ sản phẩm từ nay đến năm 2010 và các năm tiếp theo. Trước mắt duy trì việc cung ứng nguyên liệu cho nhà máy chế biến của Trung Quốc tại khu công nghiệp Nam Sách tỉnh Hải Phương. Nhà máy chế biến nông sản Vạn Đắc Phúc, Công ty Đồng Giao…mặt khác tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nấm ăn trong và ngoài tỉnh nhằm tạo sự thu hút thị trường tiêu thụ cho huyện tiến tới khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nấm ăn và các mặt hàng nông sản khác ngay trên địa bàn huyện Loại nấm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 NLSD(tấn) NSBQ tươi(kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi(tấn) NLSD(tấn) NSBQ tươi(kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi(tấn) NLSD(tấn) NSBQ tươi(kg/tấnNL) Sản lượng nấm tươi(tấn) Nấm sò 175,9 817 143,7.103 1.785 600 1.071 1.600 630 1.008 Nấm mỡ 2111,5 300,9 635,35.035 1.000 251 251 12.000 250 3.000 Nấm rơm 407 197,2 80,2.604 421 140 58,940 6.000 140 840 Mộc nhĩ 2004 1104 2.212,416 855 800 684 2.300 870 2.001 Cộng 4698,4 11.365,89.944 2.277,785 684.311,011 13.800 6.849 Bảng 21 Kế hoạch sản xuất nấm ăn của huyện đến năm 2010 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Yên Khánh năm 2008 Ghi chú: Sản lượng quy khô mộc nhĩ = 68,8 tấn Bảng 22 Dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ một số loại nấm ăn của huyện đến năm 2010 ĐVT (tấn) Loại nấm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 09/08 10/09 BQ 1. Nấm mỡ Tổng sản lượng tươi 195,33 1.071 1.008 548,30 94,12 227,17 Tiêu dùng nội bộ 4,96 1001 100 20181,45 9,99 449,01 Tiêu thụ tươi 190,37 19 97 9,98 510,53 71,38 Tiêu thụ qua chế biến 0 51 811 - 1590,20 - 2. Nấm rơm Tổng sản lượng tươi 112,56 251 3.000 222,99 1195,22 516,26 Tiêu dùng nội bộ 4,00 200 2184 5000 1092 165227 Tiêu thụ tươi 108,56 7 15 6,45 214,29 37,18 Tiêu thụ qua chế biến 0 44 801 - 1820,45 - 3. Nấm sò Tổng sản lượng tươi 361,44 58,940 840 16,31 1425,18 152,46 Tiêu dùng nội bộ 15,96 27,76 561 173,93 2020,89 592,87 Tiêu thụ tươi 255,41 19 11 7,44 57,89 20,75 Tiêu thụ qua chế biến 90,07 12,18 268 13,52 2200,33 172,48 Nguồn: Dự kiến của người viết có tham khảo ý kiến của các chuyên gia Huyện Phương hướng tiêu thụ nấm ăn trong những năm tiếp theo Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm nấm ăn trong huyện Yên Khánh giai đoạn 2007cho đến 2010 chúng tôi cho rằng nên đi theo hướng tổ chức tốt thị trường trong vùng là huyện và tỉnh sau đó tiếp cận và mở rộng thị trường khu vực phía Bắc. Trong đó, quan trọng là thị trường Hà Nội và các thành phố ở các tỉnh, đồng thời tích tìm kiếm thị trường thế giới, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tiến tới trong những năm 2010 có thể ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm trực tiếp. Đồng thời tăng cường tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, với năng lực sẵn có tại địa phương, chúng tôi dự kiến sản lượng chế biến và tiêu thụ 3 loại nấm ăn chính trong 3 năm 2007,2008, 2010 của huyện Yên Khánh như ở bảng 20 trên. PHẦN V KẾT LUẬN 5.1 Kết luận - Yên Khánh là huyện có lợi thế trong tổ chức sản nấm ăn. Yên Khánh có tiềm năng lớn trong tổ chức sản xuất nấm ăn do nơi đây có điều kiện khí hậu thời tiết phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của các loại nấm ăn. Hơn thế nữa, huyện có nguồn nguyên liệu dồi dào là rơm rạ cùng với lực lượng lao động nhàn rỗi khá nhiều. Có thể nói đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất nấm ăn. Qua đó, huyện có thể đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn cho các vùng khác và trong tương lai thực hiện xuất khẩu. - Qua khảo sát và nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện Yên Khánh trong thời gian qua có thể thấy: Về phát triển: Quy mô sản xuất ngày càng tăng, ngày càng được mở rộng, năng suất và sản lượng các loại nấm ăn tăng dần qua các năm với tổng sản lượng năm 2008 đạt mức 11.365,89.944 tấn. Giá trị sản xuất nấm ăn tăng dần qua các năm và chiếm 139,60% trong ngành sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất ngày càng được chú trọng nhất là công nghệ, chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. Về tiêu thụ sản phẩm nấm ăn: sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ kịp thời thông qua hai kênh tiêu thụ là kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp. Giá cả tương đối ổn định và liên tục tăng qua các năm đảm bảo cho người nuôi trồng nấm ăn có lãi hơn so với việc trồng các loại sản phẩm nông nghiệp khác. Hiệu quả kinh tế: Sản xuất và tiêu thụ nấm ăn đã đảm bảo cho hộ sản xuất có lãi và yên tâm sản xuất. Quy mô sản xuất càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao, tính trung bình sản xuất một tấn nguyên liệu TNHH của hộ đạt 8.370.000 đ đối với nấm sò tươi, 1.781.000đ đối với nấm mỡ tươi, 1.496.768đ đối với nấm rơm tươi và 1.576.070đ đối với nấm sò khô cho một tấn nấm sấy khô. Ngoài ra, việc sản xuất nấm ăn đã tạo thêm nhiều việc làm mới trong nông thôn, mang lại hiệu quả xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở huyện cũng còn có những một số khó khăn cần được giải quyết: Giống nấm: chưa có đơn vị sản xuất và cung ứng giống nấm trên địa bàn để đảm bảo chất luợng giống và thời điểm cung ứng. Năng suất nấm rơm thấp hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn kỹ thuật và thấp hơn so với các vùng sản xuất nấm khác. Thị truờng tiêu thụ chưa thực sự ổn định, hình thức tiêu thụ ở cấp độ thấp, nguời dân trong vùng còn chưa có thói quen sử dụng nấm ăn đặc biệt là nấm mỡ vào những bữa ăn hàng ngày. - Qua nghiên cứu, nhận thấy một số yếu tố ảnh huởng chính đến phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện. Kỹ thuật, công nghệ: Có ảnh huởng tưong đối lớn đến năng suất và phẩm chất nấm ăn. Vì vậy nguời sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật, lựa chọn nguyên liệu cho phù hợp. Giống nấm: Cũng có ảnh huởng lớn đến năng suất và phẩm chất nấm ăn. Vì vậy truớc mắt cần tổ chức cung ứng giống kịp thời và lựa chọn giống tốt cho sản xuất, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm ăn tại địa phuơng để chủ động nguồn cung ứng giống sau này. Thời vụ nuôi trồng: Đây là yếu tố khách quan tác động kết quả sản xuất nấm ăn. Vì vậy, cần tăng cường công tác dự phòng, dự báo và yêu cầu nguời sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ. Quy mô sản xuất: ảnh huởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm ăn, tăng quy mô sản xuất đồng nghiã với việc tăng hiệu quả sản xuất. Trình độ người lao động: thực hiện các biện pháp kỹ thuật khác nhau thì đem lại kết quả và hiệu quả khác nhau. Thị truờng tiêu thụ: ảnh huởng lớn đến sản luợng tiêu thụ, ảnh huởng đến giá cả, thu nhập của người lao động. - Trên cơ sở định huớng chung về phát triển sản xuất nấm ăn đến năm 2010, thì các giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn huyện: Hoàn thiện việc bố trí sản xuất nấm ăn: khuyên cáo hộ nên tận dụng hết nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ mang lại. Đẩy nhanh công tác di dời cơ sở sản xuất nấm ăn tại nhà ra khu vực quy hoạch tập trung. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn: chú ý công tác giống, nhanh chóng hoàn thành và đưa trung tâm sản xuất giống nấm của huyện vào hoạt động, vấn đề công nghệ và chuyển giao công nghệ. Mở rộng thị truờng tiêu thụ sản phẩm nấm ăn:mở rộng thị truờng trong tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, chú trọng tới khách sạn nhà hàng trong tỉnh, từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài, tăng cường các hoạt động marketing. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:Xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm, quy hoạch khu vực sản xuất nấm tập trung, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm ăn trên địa bàn. 5.2 Kiến nghị Đối với nhà nước Nhà nước cần có cơ chế và chính sách thích hợp để hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ nấm trong nước. Tạo cơ chế thông thoáng trong hoạt động vay vốn mở rộng sản xuất, phát triển công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm tránh cơ chế xin cho vẫn tồn tại hiện nay. Nhà nước cần đầu tư để thực hiện việc huấn luyện miễn phí cho nông dân về kỹ thuật trồng nấm, đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về nấm. Đối với địa phương Sớm chủ động nguồn giống tốt cung cấp cho người sản xuất trên địa bàn huyện. Trong sản xuất chủ yếu tập trung phát triển, mở rộng các mô hình đã được thử nghiệm. Khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm. Tăng cường công tác tập huấn,chuyển giao công nghệ để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nấm ăn. Đối với người sản xuất Người sản xuất cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình công nghệ sản xuất nấm ăn, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, liên doanh, liên kết trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ nấm ăn. Người chế biến, người thu gom: để có thể tồn tại mối quan hệ lâu dài từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đòi hỏi người chế biến, thu gom cần có các hợp đồng chặt chẽ với người sản xuất và hợp đồng giữa người chế biến và ngưòi thu gom với nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Mai Anh (2000), Đôi điều về nấm, Báo Nông nghiệp Việt Nam số 32 (922) ngày 15/03/2000. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2001), nấm ăn- cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2002), “kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sẩn xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn-nấm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996-2001”, hội thảo tiềm năng và hướng phát triển ngành sản xuất nấm ăn Viêt Nam 16-17/5/2002, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Fedirico (2005), nấm ăn cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đường Hồng Dật(2002), kĩ thuật nuôi trồng nấm mỡ, nấm sò, nấm hương và mộc nhĩ, NXB Hà Nội. Trần Đình Đằng, Nguyễn Hữu Ngoan (2003), kĩ thuật nuôi trông nấm mơ, nấm rơm, nấm sò, NXB Nông nghiệp, TP HCM. Phòng thống kê huyện Yên Khánh 2007 Phòng nông nghiệp huyện Yên Khánh-báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006, 2007, 2008. Mai Ngọc Cường (1995), các học thuyết kinh tế-lịch sử phát triển tác giả và tác phẩm NXB thống kê Hà Nội. Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ (1986), sinh học và kĩ thuật trồng nấm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phòng thống kê huyện Yên Khánh, Niên giám thống kê huyện Yên Khánh (2006), Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình. Sở NN& PTNT tỉnh Ninh Bình (2000), “báo cáo kết quả thực hiện thử nghiệm dự án nấm sạch Ninh Bình. Đặng Văn Tiến (1996) nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau sạch ở Hà Nội, luân văn thạc sĩ khoa học kinh tế, trường Đại học Noongh nghiệp I Hà Nội. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn huyện năm 2008. Chi cục BVTV Ninh Bình (2001), “tiềm năng và giải pháp phát triển nghề trông nấm ở Ninh Binh. Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Xuân Linh (1992), “Kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn – nâm dược liệu của trung tâm công nghệ sinh học thực vật 1996 – 2001”. Hội thảo tiềm năng và hướng phát triển nghề sản xuất nấm ăn Việt Nam ngày 16 -17/5/2002, Hà Nội. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình (1999), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Sản xuất thử nấm ăn và hoàn thiện công nghệ trồng nấm”. Nguyễn Hữu Ngoan (1996), một số vấn đề kinh tế tổ chức sản xuất nấm mỡ xuất khẩu ở vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay, luận án PTS khoa học kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Huỳnh Thị Dung (2003), nuôi trồng và sử dụng nấm ăn, nấm dược liệu, NXB Nghệ An, Nghệ An. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình (2008), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2008 – 2010 và định hướng đến năm 2020. UBND huyện Yên Khánh, Ninh Bình, Đề án phát triển các mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Yên Khánh. Phòng nông nghiệp và địa chính huyện Yên Khánh – Báo cáo kết quả sản xuất và tiêu thụ nấm ăn năm 2006,2007,2008 PHỤ LỤC A. PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN SẢN XUẤT NẤM ĂN Ngày phỏng vấn:………………………………………………………… I. Thông tin chung về chủ hộ 1.Họ tên chủ hộ:………………………………Giới tính:….. Đã được tập huấn công nghệ nuôi trồng nấm ăn (Đánh dấu vào ô tương ứng ) Đã được đào tạo: Chưa được đào tạo: 2. Địa chỉ:…………………………………………………………… 3. Số nhân khẩu trong hộ:…………………………………………… 4. Số lao động trong gia đình:………………………………………. - Số lao động trong độ tuổi:………………………………………… - Số lao động ngoài tuổi:…………………………………………… II. Tài sản chủ yếu dùng cho sản xuất và sinh hoạt của hộ 1. Tình hình đất đai: Tổng diện tích đất gia đình đang sử dụng:………………………… - Đất thổ cư:…………………………………………………. - Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp:………………………. * Đất trồng cây hàng năm:……………………………. + Lúa:………………………………………….. + Các loại cây hoa màu lương thực:…………… * Đất trồng cây lâu năm:……………………………… * Các loại đất khác:…………………………………… 2. Vốn và tình hình sử dụng vốn Tổng số vốn dùng cho sản xuất và sinh hoạt:……………………… Trong đó dùng cho nuôi trồng nấm ăn:…………………………….. Tiền dùng cho xây dựng lán trại, mua thiết bị và dụng cụ nuôi trồng nấm ăn:……………………………………………………………………………… Tiền mua giống nấm:……................................................................................... Tiền mua các loại hóa chất phục vụ nuôi trồng nấm ăn:………………………. Tiền thuê lao động trong quá trình nuôi trồng nấm ăn:……………………… Các loại chi phí khác:…………………………………………………………. 3. Thu nhập của nông hộ trong năm Từ trồng trọt:………………………………………………………………….. Từ chăn nuôi gia súc và gia cầm:…………………………………………….. Từ nuôi trồng nấm ăn:………………………………………………………… Từ ngàng nghề khác:…………………………………………………………. III. Thông tin về sản xuất nấm ăn trong hộ 1.Hình thức nuôi trồng: Ngoài trời:…………………………………………………………………….. Trong nhà:……………………………………………………………………... Nguyên liệu để sản xuất một số loại nấm ăn chính; - Rơm rạ:……………………………………………………………….. - Mùn cưa:……………………………………………………………… - Bông phế thải:………………………………………………………… - Các loại nguyên liệu khác;…………………………………………… 2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm ăn Tình hình đầu tư chí phí sản xuất các loại nấm ăn tươi trong nông hộ điều tra năm 2008 ( Tính cho 1 tấn nguyên liệu) Chỉ tiêu ĐVT Nấm sò Nấm mỡ Nấm rơm SL Đơn giá (1000đ) TT (1000đ) SL Đơn giá (1000đ) TT (1000đ) SL Đơn giá (1000đ) TT (1000đ) 1. Chi phí NVL Nguyên liệu Giống Tấn Túi nilong Kg Dây chun buộc Gói Vôi bột Kg Đạm Sunfat Kg Bột nhẹ Kg Lân Kg Nilong quây đống Kg 2. Công cụ lao động 3.Lao động Ng - ng 4.Khấu hao TSCĐ 5.Chi phí khác Gia đình có thuê LĐ thường xuyên không? Có Không Vấn đề chế biến nấm ăn trong nông hộ Các loại nấm ăn cần chế biến trong nông hộ:……………………………….. Gia đình có chế biến nấm ăn không? Có Không Nếu có thì chế biến nấm tươi ra sản phẩm gì? Nấm muối Nấm sấy khô 3. Kết quả sản xuất và chế biến trong năm Sản phẩm nấm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 NLSD (Tấn) SL (Tấn) NSBQ tươi (kg/tấn NL) NLSD (Tấn) SL (Tấn) NSBQ tươi (kg/tấn NL) NLSD (Tấn) SL (Tấn) NSBQ tươi (kg/tấn NL) 1.Nấm rơm 2Nấm mỡ Tươi 3.Nấm sò Tươi Khô 4.Mộc nhĩ Khô Tươi IV. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm nấm ăn hiện nay trong nông hộ Gia đình có hợp đồng chính thức hoặc không chính thức để thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nấm ăn nào không? Có Không Trong quá trình vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ thì dùng phương tiện nào là chủ yếu………………………………………………………………………... Ông bà có thường xuyên bán nấm ăn ở chợ không? Có Không Ông bà có vừa lòng với giá bán nấm ăn không? Có Không Ông bà có thường xuyên nắm được thông tin giá cả sản phẩm nấm ăn không? Có Không Ông bà bán sản phẩm nấm ăn theo kênh tiêu thụ nào khác không? - Tiêu thụ theo hợp đồng - Tiêu thụ qua hệ thống người thu gom - Tiêu thụ qua hệ thống nhà hàng khách sạn V. Hướng giải quyết sản xuất và tiêu thụ nấm ăn trong nông hộ 1. Ý kiến của hộ về phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm ăn. Các vấn đề Thuận lợi Khó khăn Điều kiện khí hậu thời tiết Vốn đầu tư Công nghệ và kỹ thuật Giống nấm Thị trường tiêu thụ Cơ chế chính sách 2. Đánh giá của hộ về nuôi trồng nấm ăn so với lĩnh vực sản xuất khác Tốt hơn Ngang bằng Không bằng 3. Định hướng của hộ sản xuất nấm ăn Thu hẹp quy mô sản xuất:…………………………………………………… Giữ nguyên quy mô sản xuất:………………………………………………… Mở rộng quy mô sản xuất:…………………………………………………… Tiêu thụ theo hình thức nào là chủ yếu:………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn tốt nghiệp chỉnh sửa_Hoa.doc
Tài liệu liên quan