Luận văn Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú trong đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền - sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao Mây Trên các cù lao sông rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra, Các vườn cây phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại mang nét độc đáo của vùng sông nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông, rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổ chắc chắn sẽ mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan vùng đất “chín rồng” này. Phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ góp phần giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra, ngành du lịch còn có kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp đưa các chủng loại gốm mỹ nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác của Vĩnh Long trưng bày và bán tại các điểm vườn, nhằm góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch và giúp người dân thêm thu nhập nhờ xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở các xã cù lao chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của hệ sinh thái (HST) vườn cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch, cho nên việc nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao là một bước đi cần thiết để vạch cơ sở khoa học cho các chính sách quản lý, quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, là một hành động tham gia thực hiện định hướng của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 là: “Phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa khi bước vào thế kỉ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành “Việt Nam xanh” trên bản đồ thế giới”, và cũng để góp phần thực hiện Nghị quyết số 21/NQ - BCT giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2010 - 2015 phải tập trung khai thác mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đưa ĐBSCL thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, nâng mức sống của nhân dân trong vùng ngang bằng mức bình quân cả nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho hoạt động DLST ở các xã cù lao. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung, các xã cù lao nói riêng, điều chỉnh các hoạt động du lịch ở địa phương, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững. 3. Phạm vi nghiên cứu + Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST ở các xã cù lao. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, có phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái. + Do vị trí địa lý của các cù lao nằm trên hai dòng sông lớn của ĐBSCL là sông Hậu và sông Cổ Chiên một nhánh của sông Tiền, tạo nên thế tam giác trong địa bàn của tỉnh Vĩnh Long có thể hình thành các tua DLST, đồng thời do thời gian và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch, thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính, cơ bản về hệ sinh thái vườn cây ăn trái ở cù lao Dài (huyện Vũng Liêm), cù lao Mây (huyện Trà Ôn) và cù lao An Bình (huyện Long Hồ) có liên quan đến phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long. 4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu + Thời gian: Việc tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009. + Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu gồm 08 xã thuộc 03 cù lao của Vĩnh Long, trong đó cù lao An Bình có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước (B.H.Phước), Đồng Phú, cù lao Dài có 2 xã Thanh Bình, Quới Thiện và cù lao Mây có 2 xã Phú Thành, Lục Sĩ Thành.

pdf261 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3228 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ. Vì vậy, ở phía Nam xứ Dụ Tài thuộc thôn Bình Lương có một bãi cát bồi rất đẹp ở ven sông. Hồi ấy nhân dân ở các thôn ven sông như Bình Lương, Bình Lữ, An Thành,... đa số sống bằng nghề hạ bạc (đánh bắt cá), ban đầu sống trên những ghe xuồng nhỏ, ban đêm đi hành nghề đánh bắt cá tôm, sáng sớm chèo ghe, bơi xuồng sang chợ bán lấy tiền mua gạo về ăn. Dần dần tìm nơi có gò cao cất chòi để ở. Truyền thuyết rằng vào một đêm trăng sáng, trai tráng trong xóm đều chèo thuyền ra sông đánh bắt cá. Trên bãi cồn, trong một căn nhà nhỏ dưới một gốc bần, một cụ già đang thao thức. Gió từ mặt sông thổi vào lạnh buốt, mang theo mùi thơm thoang thoảng của hoa lá, cộng với tiếng kêu của côn trùng sống trong cỏ cây, hòa thành một điệu nhạc du dương, trầm bổng. Cụ già vén tấm phên che cửa nhìn ra bải cát trước nhà. Dưới những vệt sáng của ánh trăng khuya bàn bạt, ánh chớp lập lòe của đom đóm trên hàng bần tơ, hòa theo tiếng nhạc du dương của côn trùng là những bóng trắng mờ mờ,ảo ảo thướt tha uyển chuyển. Cụ già bàng hoàng đưa tay dụi mắt rồi thốt lên: Tiên giáng trần. Đến sáng mọi người còn nhìn thấy những dấu chân in trên cát. Vì vậy, cư dân trong vùng gọi bãi cát ấy là Bãi Tiên. Đến năm 1750, tại khu vực Bãi Tiên một ngôi chùa được xây dựng. Ngôi chùa ấy có tên là chùa Tiên Châu ngày nay vẫn còn và Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bãi Tiên về sau được phù sa sông Cổ Chiên tiếp tục bồi đắp nâng cao, nhân dân trong vùng đến khai phá làm ruộng, lập vườn... Ngày nay, ở khu vực Bãi Tiên, dân cư đông đúc. Cư dân ở đây đa số sống bằng nghề làm vườn. Hiện nay ở Bãi Tiên có một bến đò đưa rước người qua lại An Bình, Vĩnh Long. Và nơi ấy cũng là đầu mối đường bộ đi vào vùng DLST miệt vườn của huyện Long Hồ. Ngày nay, Bãi Tiên không còn bãi cát đẹp để “những nàng tiên” xuống tắm, nhưng thay vào đó là những vườn cây trĩu quả, du khách sẽ được đắm mình trong màu xanh dịu mát của cây lá.[11], [30], [69], [88]. 6.1.2. Truyền thuyết về danh từ trái thủy liễu (trái bần) Trong một lần Nguyễn Ánh bôn tẩu vào Nam. Khi đến cù lao Mây thì được ông Trần Văn Hạc giữ chức cai việc ra đón. Vì Chúa Nguyễn đến bất ngờ nên ông Cai Hạc thiếu sự chuẩn bị. Ông suy nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần vì nếu làm gà vịt, heo thì sẽ mất nhiều thì giờ và có thể lộ hành tung của Chúa Nguyễn nên ông đích thân vào bếp mở hủ mắm thết Chúa. Nhưng vì chẳng có rau giá nên ông ra bãi bần hái mấy trái bần vừa chín để Nguyễn Ánh dùng với mắm. Chúa Nguyễn thưởng thức món ăn dân giả này cảm thấy rất thích vì mùi vị chua chát của trái bần. Ông hỏi Cai Hạc là trái gì, lúc đầu Cai Hạc sợ nói ra tên trái sẽ đắc tội với vua, nhưng sau khi được khuyến khích thì ông mới nói là “trái bần”. Nghe xong Chúa Nguyễn cười và cho rằng trong lúc gian truân mà có trái này ăn thì ông cảm thấy trái bần ngon chẳng kém gì cam, quýt hay nhãn và ông nghĩ phải đặc cho nó cái tên thanh bạch hơn. Vừa nói thì ông nhìn những rạng bần mọc trùng trùng, điệp điệp, gió thổi hiu hiu làm cho cành lá rung rinh nhè nhẹ trông rất thơ mộng, những chùm bông đông đưa khoe nhị trắng rất đẹp, ông cho rằng cây bần giống cây liễu, mà cây liễu thì ở cạn còn bần ở bùn lầy nên ông gọi bần là cây thủy liễu, trái bần là trái thủy liễu. 6.1.3. Truyền thuyết về cá Ông Theo huyền thoại, xưa kia, đức phật Quan Âm trong lần tuần du Đại Hải ngậm ngùi đau xót cho số phận người trần gian bị chết chìm ngoài biển khơi nên xé chiếc áo cà sa làm muôn mảnh thả trên mặt biển làm phép thành Cá Ông, lấy bộ xương voi ban cho để Cá Ông có thân hình to lớn, lại ban cho phép thâu đường để loại thật mau hầu làm tròn trách nhiệm cứu người lâm nạn. Cá Ông thường cứu người gặp nạn khi ghe thuyền sắp bị chìm, Cá Ông trồi lên mặt nước, nương đỡ đưa thuyền vào chổ cạn, Cá Ông di chuyển đến đâu đều có cặp cá đao hộ vệ hai bên, con nào cũng có cặp đao dài trên 1m, Cá Ông hiền từ còn cá đao rất hung tợn. Cặp cá đao sẽ xử tội Cá Ông nếu không làm tròn phận sự cứu người. Cư dân ở đây vớt được xác Cá Ông và đám ghe bầu đã để tang, sau đó chôn xác Cá Ông lấy cốt, người dân trong vùng thỉnh về cho trẻ con uống sẽ chóng khỏi bệnh. Hiện nay, miễu nhỏ trong Miếu Vạn ở ấp Bình Thuận Nhất, xã Hòa Ninh (cù lao An Bình) chỉ còn sọ đầu của Cá Ông. Người trông coi Miếu Vạn và cư dân nơi đây rất tín ngưỡng bởi sự linh ứng, nhân dân thường đến cúng bái. Cư dân ở Cù lao còn gắn sự linh thiêng của Cá Ông với những ngày hàn vi của Vua Gia Long. Người dân kể rằng có lần thuyền của Vua Gia Long đến đây gặp sóng to gió lớn, Vua cầu khấn trời và Cá Ông xuất hiện đội thuyền lên và hộ tống vào bờ. Truyền thuyết về Cá Ông ở đây đã được lịch sử hóa. 6.1.4. Truyền thuyết về đôi ngỗng thần Hồi trước, dân ở miệt Cái Đôi, Vàm Cái Muối, Vàm Thủ Thể, Vàm Cái Bần, Vàm Kinh Mương Lộ. Qua mùa gió chướng, lâu lâu thấy một cặp sóng thần to lớn bỏ vòi trắng xóa, lên khỏi doi đồn Phú Mỹ thì tan dần, làm thiệt hại nhiều thuyền ghe. Tương truyền, hai lượn sóng này là đôi ngựa của Dinh Cậu, thường gọi là miễu Ông sóng, thờ một vị thủy thần nằm sát bờ sông Hàm Luông thuộc làng Hòa Lộc. Các tàu, ghe đi ngang khúc sông này đều khiếp sợ, vì hai lượn sóng thần thường nhận chìm tàu, ghe. Khi thấy đôi ngỗng thần lội vun vút thì họ tìm cách đậu ghe sát bờ vì lúc chúng lặn là có hai lượn sóng thần nổi lên như một cơn giông bão. Dân địa phương nhắc nhỡ nhau để tránh tai nạn và nhờ thầy pháp làm phép để trấn áp nhưng đều vô hiệu. Ngỗng thần vẫn lội vun vút, sống thần vẫn cuồn cuộn nổi lên. Một hôm, thần nhập vào cốt đồng bảo rằng: “Đôi ngỗng ấy là đôi ngựa của cậu, đừng rước thầy ếm đối uổng công. Nếu muốn được yên ổn thì phải lập miễu thờ cậu ở ven sông để cậu trông chừng cho. Các ghe tàu đi qua muốn tránh tai họa thì cúng sống 1 con gà hay cặp gà, Cậu sẽ bảo đôi ngựa nằm êm cho đi qua”. Đồng bào liền góp tiền lập ngôi miễu nhỏ để thờ nhưng họ tin tưởng và quá sợ sệt không dám gọi là miễu mà gọi là Dinh Cậu. Cậu là Cậu Trài, Cậu Quý con của Thủy Long Công Chúa ngự trị cõi dưới nước. Nên người dân làm nghề hạ bạc, đi sông lớn thường vái: “Lịnh Bà hai Cậu” để cầu xin sự yên ổn. Khúc sông này hồi trước nước xoáy tròn, cuồn cuộn trông dễ sợ, Cồn bên xã Đồng Phú nổi ra xa, lấn ép dòng sông nên khúc sông này cạn dần, bề ngang nhỏ hẹp lại, đất bờ sông mé Dinh Cậu bị xói mòn nhiều nhưng Dinh Cậu không hề hấn gì, nằm chênh vênh trên cái doi đất.[41] 6.2. Những lễ hội cổ truyền trên các Cù lao 6.2.1. Lễ hội Kỳ yên Chương trình lễ Kỳ yên thường kéo dài hai ngày một đêm, gồm có các nghi lễ chính là: lễ thỉnh sắc thần; lễ tế Thần Nông, cúng miễu, liệt sĩ; lễ Túc yết; lễ Chánh tế; lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Hội viên quá vãng; lễ đưa sắc thần. Mục đích của lễ Kỳ yên là tế thần thành hoàng để cầu quốc thái dân an, xóm làng thịnh vượng, no ấm, để tưởng nhớ công đức các vị thần linh, các anh hùng liệt sĩ, những bậc tiền nhân khai sáng, những người có công với dân với nước. Các đình đều thờ Tiền hiền, Hậu hiền là những người có công quy dân lập làng hoặc bỏ tiền của xây dựng các công trình phúc lợi công cộng đầu tiên để lại gương soi cho đời sau. Cho nên nói chung, lễ Kỳ yên mang ý nghĩa là ngày giỗ hội của làng. Các nghi lễ thường giống nhau, gồm một tiết mục dâng hương, ba lần dâng rượu, một lần dâng trà. Cuối một nghi lễ đều có một bài văn tế thay cho lời khấn, nội dung gồm những lời tán dương thần thánh và lời cầu nguyện của dân làng. Khi tế lễ phải có dàn nhạc cụ gõ nhịp gồm: mõ, chiêng, trống, chuông. Trong thực tế, ở lễ Kỳ yên thì phần “lễ” chiếm phần quan trọng hơn phần “hội”. Các đối tượng cúng lễ là một tập hợp thần linh đông đảo không chỉ riêng có thần Thành hoàng bổn cảnh. Lễ Kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi. Xưa kia, ở các đình còn có tục cứ ba năm đáo lệ tổ chức hát bội, cúng thần giúp vui bá gia, bá tánh. Những tục lệ này nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Còn hát xướng trong ngày lễ Kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu. Lễ Kỳ yên còn là dịp để các nghệ nhân thể hiện sự khéo léo như chưng hoa, kết quả. Buổi lễ cũng là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới” nhậu nhẹt say sưa. Lễ hội Kỳ yên diễn ra vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, thường được tổ chức ở các đình làng, 3 năm thì đáo lệ một lần và cũng chỉ tổ chức 1 ngày. 6.2.2. Lễ hội ở các chùa chiền - Lễ Thượng nguơn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng giêng âm lịch. Sau thời gian nghỉ ngơi, đón Tết cổ truyền, nông dân tất bật chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Trước khi ra đồng họ tổ chức lễ cúng tế Trời, Phật, Các vị thần. Nội dung lễ là cúng cầu an cho nhân dân, cúng cầu siêu cho các vong linh. Mỗi lần cúng hai ngày, ngày đầu tiên là lễ sám hối (kinh Di đà), nhà chùa chuẩn bị đầy đủ nghi lễ với trái cây, bông hoa, trà nước, các món ăn chay. Ngày thứ hai là lễ Phật cầu an (kinh phổ môn), cúng chay. Các ngày lễ diễn ra tương ứng với từng thời điểm làm nông nghiệp của người nông dân. Để chuẩn bị lễ, nhà chùa phải chuẩn bị trước đó một ngày tức ngày 14, các vị sư trang hoàng bàn thờ cho đầy đủ tiện nghi lễ với trái cây, bông hoa, trà nước…và chuẩn bị sẳn thực phẩm chay, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đáp ứng cho khách thập phương đến bái Phật. - Lễ Trung nguơn (Lễ Vu lan): Diễn ra hai ngày 14 – 15 tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm nhà nông đã cày đất, gieo sạ xong. Người dân tổ chức lễ đễ cúng tạ trời đất, lễ vật cũng giống như rằm tháng giêng, còn gọi là ngày lễ Vu Lan (ngày báo hiếu). Con cháu tỏ lòng nhớ đến ông bà cha mẹ của mình, mọi người vào chùa cầu phước cho đấng sinh thành. - Lễ Hạ nguơn: Diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 10 âm lịch, là thời điểm thu hoạch lúa xong. Người dân tổ chức tạ ơn trời đã ban cho họ trúng mùa. Các phật tử đến chùa tạ đức Phật và cầu an, cầu siêu cho gia đình. - Lễ Phật đản: Vào mùng 08 tháng 4 âm lịch, đến ngày này các chùa đều tổ chức kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Như bao lễ khác, các công đoạn cúng lễ cũng giống nhau, nhưng trong lễ Phật đản có khác một chút là thầy trụ trì chuẩn bị nhiều thố nước thật trong được đun sẵn với nhiều loại hoa thơm: hoa quế, hoa sen…Sau cầu nguyện, thầy bế tượng đức Phật vào thố nước đã chuẩn bị trước, lấy ca chế nước thật nhẹ từ trên đỉnh tượng xuống chân tượng cho sạch bụi trần. Tắm xong, cầu nguyện một lần nữa và trụ trì ôm tượng đi 03 vòng quanh chánh điện, có một người đi theo phía sau cầm nhiều loại hoa thơm trên tay, thầy đi đến đâu thì người đó rải những hoa thơm lên bàn thờ tượng trưng cho mỗi bước đi của đức Phật đều có hoa. Theo truyền thuyết khi đức Phật được sinh ra, mỗi bước đi của Ngài đều có hoa sen nâng đỡ. 6.2.3. Các lệ cúng ở đình làng Hàng năm các đình làng đều có tổ chức những lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công đức các vị thần linh, anh hùng liệt sĩ, cầu cho phong hòa vũ thuận, quốc thái dân an, mùa màng bội thu. Vật dâng cúng gồm: Hương, hoa, trà, rượu, xôi, bánh, heo quay, thịt bò, trái cây, điển hình như: - Đình thần Hòa Ninh (Hòa Ninh) có các lệ cúng: Lễ Hạ Điền ngày 10/3 âm lịch; lễ Thượng Điền ngày 15 – 16/10 âm lịch; ba năm đáo lệ Kỳ Yên một lần. - Đình Hậu Thạnh (Lục Sĩ Thành) có 04 lệ cúng vào các tháng 4, 6, 10 và 12 âm lịch hàng năm. - Đình Bình Lương và An Bình (Cù lao An Bình) tổ chức lễ Kỳ Yên ngày 16/3 âm lịch, 3 năm tổ chức một lần, lễ Hạ Điền 10/5, lễ thượng điền vào 16/11 hàng năm. - Đình Phú Mỹ Đông và Long Hưng (cù lao Mây) có các lệ cúng: Lễ Hạ Điền tháng 3 và lễ Thượng Điền ngày 11 âm lịch hàng năm. Phụ lục 7 NHỮNG LÀNG NGHỀ TRÊN CÁC CÙ LAO NGHIÊN CỨU 7.1. Nghề làm bánh tráng Cuối tháng 6-2006 vừa qua, người dân ấp An Thạnh, xã Lục Sĩ Thành đã đăng ký thương hiệu cho “bánh tráng nem cù lao Mây” của mình với mong muốn giới thiệu loại bánh đặc sản này đi khắp năm châu. Bánh tráng cù lao Mây có nhiều loại như: Bánh lạc, bánh ngọt, bánh mặn (bánh dẻo), và bánh béo. Bánh tráng ở đây không sử dụng hóa chất mà chỉ có bột, muối (hoặc đường) và nước nên có màu trong suốt của hạt gạo. Bánh rất thơm, khi ăn không nhúng nước nhưng vẫn đủ độ mềm dẻo để gói thức ăn. Nó "cuộn" chặt những hương vị màu sắc Nam bộ để làm nên món ăn độc đáo: Nem cuốn rau, thịt luộc, tôm tép; chả giò. Bánh tráng của An Thạnh hiện đã được ưa chuộng khắp ĐBSCL vì bánh dễ gói, mặn mòi và quan trọng nhất là an toàn. Cách làm như sau: Trước tiên chuẩn bị gạo dẻo vừa, trong hạt không chọn các loại gạo khô, ít nhựa hoặc quá dẻo, sau khi ngâm và xay thành bột phải lọc bột thật nhuyễn và tráng liền. Chú ý chỉ sử dụng nước tinh khiết, trước khi tráng bánh trên nồi nước sâu lòng có phủ căng một lớp vải, có thể thêm đường, muối, nước cốt dừa, mè tùy theo loại bánh. Khi tráng đổ một lượng bột vừa đủ lên lớp vải nhanh tay tráng mỏng, tròn và đều, đậy nắp khoảng 30 giây có thể lấy bánh ra để lên mê đem phơi khoảng 30– 40 phút cho vừa đủ độ khô. Hạn dùng 01 tháng. Bình quân mỗi người cũng có thu nhập khoảng 30.000 đồng/ngày (tráng được 600 – 700 bánh) và được lợi bột để nuôi heo như một cách tiết kiệm bỏ ống". Thông thường một lò bột phế phẩm cộng thêm một số cám có thể nuôi được 2 con heo. Nhờ vậy, kinh tế của người dân trong làng nghề khá sung túc. Hiện tại, ấp An Thạnh có trên 70 gia đình đang làm nghề. Con số này tăng nhiều vào những ngày sắp tết. Điều đáng nói ở đây là dù các lò bánh cách xa nhau nhưng tất cả các loại bánh làm ra trong làng nghề này đều giống nhau như đúc về độ dày mỏng, về khuôn bánh...[78] 7.2. Nghề se lõi sợi lác Theo những người lớn tuổi ở Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long kể lại rằng, cây lác thích hợp và mọc tự nhiên ở vùng đất bãi bồi ven sông Cổ Chiên, sông Tiền và sông Hậu. Do vậy, nghề dệt chiếu có ở đây từ rất sớm. Nghề se lõi sợi lác đã được phát triển và hoạt động có hiệu quả ở Vũng Liêm nói chung và đặc biệt là hai xã cù lao Dài, đã góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương và giải quyết một lượng khá lớn lao động nhàn rổi ở đây. Xã Thanh Bình đã có 619 bàn se lõi sợi lác, xã Quới Thiện có 394 bàn, giải quyết được khoảng 2.026 lao động. Thu nhập của 01 lao động se lõi sợi lác sau khi trừ các khoảng chi phí trung bình 450.000 đồng/tháng. Cù lao Dài có diện tích trồng lác nhiều nhất huyện Vũng Liêm, nhất là Thanh Bình với diện tích 175,5 ha, xã Quới Thiện chỉ còn 15 ha. Năng suất lát bình quân 8 tấn/ha/vụ, vòng quay 2,5 vụ trên năm, thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha/năm. Việc tiêu thụ hiện nay cũng khá dễ dàng. Nhiều thương lái thu gom xuất đi các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, TP.HCM không đủ hàng. Thực tế cây lác sau khi chế biến đã cho giá trị lên đến 113 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác mà còn giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở địa phương. Tuy nhiên, hiện này diện tích trồng lác trên cù lao Dài có xu hướng giảm do chuyển sang mục đích sử dụng khác đối với khu vực ngoài quy hoạch như chuyển sang nuôi cá tra, trồng cây ăn trái…[58], [59], [91]. 7.3. Làng nghề sinh vật cảnh Khi đến ấp Phước Định thuộc xã Bình Hòa Phước trên cù lao An Bình mọi người không khỏi xao xuyến bởi vẻ đẹp của một làng mai vàng, nhất là vào nững ngày giáp tết, làng Phước Định nhuộm cả một màu vàng dọc hai bên đường quê hoặc trước cửa sân nhà mà không thể có bất kỳ ở nơi đâu. Theo lời kể của các nghệ nhân ở đây thì thú chơi kiểng mai vàng ở đây đã có từ rất lâu rất lâu, hiện nay có nhiều gốc mai cổ có giá đến hàng trăm triệu đồng. Nhưng trước đây mọi người trồng và chăm sóc chỉ để trang trí cho sân nhà, nhưng dần dần giá trị kinh tế của cây mai phát triển và người dân địa phương ở đây vừa trồng mai để trang trí vừa để kinh doanh. Hàng năm vào ngày 21 âm lịch tháng chạp mọi người đem mai qua thành phố Vĩnh Long bán, hoặc khách hàng ở xa về mua. Mai vàng ở đây được uốn với nhiều kiểu dáng đẹp mắt như kiểu tán thông, gốc bonsai, kiểu tứ diện… 7.4. Nghề làm vườn Nghề làm vườn, đặc biệt là vườn cây ăn trái là một thế mạnh và là nghề chính của người dân các xã cù lao. Lúc đầu người dân trồng rất phân tán, đủ thứ chủng loại giống như: xoài, mận, vú sữa, cam, quýt, bưởi, chôm chôm, cốc, sầu riêng, măng cụt, mít, ổi, nhãn, chanh, dừa, chuối, đu đủ…Dần dần qua chọn lọc người dân đã ý thức được ý nghĩa giá trị hàng hóa của cây trái, từ đó nghề làm vườn cây trái trở thành nghề sản xuất hàng hóa có tính chiến lược của các xã cù lao. Để tập trung nguồn lợi người dân hiện nay chỉ tập trung vào một số cây chính như: Nhãn, chôm chôm, sầu riêng, xoài, bưởi, cam. Các cây trồng trong vườn theo phương thức xẻ mương, lên liếp. Trước kia, việc tưới cây chủ yếu bằng gàu tác, nay người ta dùng máy bơm hoặc thiết kế đường ống dẫn nước phun tưới cho cây. 7.5. Nghề nuôi ong mật Do xu thế xuất khẩu nhãn ngày càng mạnh, nên trên các xã cù lao cũng có xu hướng mở rộng các vườn nhãn. Nghề nuôi ong lấy mật trong vườn nhãn cũng phát triển và trở thành truyền thống của một số hộ gia đình, nhất là những năm 1990 – 1995 khi cây nhãn long phát triển mạnh. Hiện nay, việc thay thế nhãn tiêu da bò cho nhãn long của đa số hộ nhà vườn nên nghề nuôi ong mật không còn phát triển nữa, số hộ nuôi rất ít, chủ yếu là do các hộ nuôi từ miền Bắc vào. Mật ong rất bổ dưỡng, khi pha với trà hoặc uống chung với rượu tự chưng cất là những thức uống tiếp khách của nhiều hộ gia đình trên cù lao và các điểm DLST. 7.6. Nghề dệt chiếu Hiện nay, trên cù lao Dài còn khá nhiều hộ gia đình làm nghề dệt chiếu từ cây lác của địa phương. Lác được trồng trên các chân ruộng ngập nước. Phương thức trồng cũng gần giống như trồng lúa nước, nghĩa là cũng cày xới đất, trục đất rồi cấy từng tép lác xuống, khi lớn các gié lác nở bụi. Khi đủ tuổi, đủ độ cao thì cắt đem về phơi khô trên sân nhà, hoặc ven các con đường làng. Phải phơi thật được nắng chiếu mới có màu sáng đẹp. Khung dệt làm bằng gỗ khá đơn giản, gồm những cây thanh gỗ kết thành khung vuông chắc chắn, hai thanh khung dài có luồng những sợi dây gai ngang qua để luồn các sợi lác, con dập bằng gỗ khá nặng để tạo lực vừa đủ nhằm dập chặt các sợi lác vào nhau. Khi dệt phải có hai người phối hợp nhau, một người dùng cây luồn các sợi lác vào giữa các sợi dây gai, một người đập con dập vào lác, ép chúng dính sát lại với nhau. Các động tác này diễn ra liên tục. Nghề dệt chiếu tuy có vất vã và tiền công thợ không cao nhưng tận dụng được lao động nông nhàn, nhất là lao động nữ. 7.7. Chợ Nổi Trà Ôn Chợ nhóm trên sông nên gọi là Chợ Nổi. Chợ nằm bên Ấp An Thạnh, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, là chợ nổi cuối cùng nằm trên dòng sông Hậu. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông ngòi chằng chịt, phương tiện đi lại, chuyên chở, mua bán…bằng ghe, tàu chiếm vị trí rất quan trọng và mang tính truyền thống. Miền Tây Nam Bộ như là một bộ phận và gắn chặt với TP.HCM từ lâu đời. Do đó, về hoạt động thương mại giữa hai vùng này diễn ra từ lâu đời trong lịch sử và khi ấy chủ yếu đi bằng đường thủy. Các ghe, tàu muốn đi lại phải qua vàm sông Mang Thít ở Trà Ôn. Mặt khác nơi đây gần như nằm ở khoảng giữa hai vùng, có ngã ba sông rộng, gần chợ huyện Trà Ôn, cho nên ghe tàu đi buôn thường neo đậu gần vàm sông này để nghỉ hoặc lên chợ mua lương thực…Dần dần tập trung càng nhiều ghe tàu neo đậu ở đây. Đến 1872, trên vàm sông này tự nhiên đã hình thành một Chợ Nổi. Cũng như bao chợ nổi khác ở khu vực ĐBSCL, chợ nổi Trà Ôn không “tĩnh” như chợ trên bờ mà luôn “động” bởi từ người bán lẫn kẻ mua đều phải ngồi ghe, đi thuyền. Cửa hàng di động, gia đình di động, hàng hóa cũng di động. Hàng hóa chủ yếu là nông sản, thực phẩm (rau, quả, củ, hột, gạo, khô, cá đồng…). Chợ Nổi có lượng ghe trung bình khoảng 200 chiếc neo đậu, bán chủ yếu các loại hàng tươi sống. Chợ Nổi trên sông tấp nập suốt ngày đêm. Ban đêm Chợ Nổi lại dùng đèn bình thấp sáng để buôn bán. Nhìn từ xa chợ như một thành phố trên sông. Điểm đặc biệt của Chợ Nổi là hàng gì thì treo vào cây sào tre cặm trước mũi ghe với chiều cao chừng 2- 3 m, ghe bán củ cải treo củ cải, bán củ sắn treo củ sắn, bán bắp cải thì treo bắp cải, khi hết hàng thì hạ sào xuống. Thịt cá có xuồng nhỏ chèo dòng dòng theo ghe lớn bán. Những người dân sinh ra và lớn lên tại tại dòng sông thuộc vùng đất Trà Ôn rất tự hào về chợ nổi quê mình. Tuổi thơ của họ đã gắn với chợ nổi. Dòng sông và chợ nổi đã trở nên thân thương. Đó là món quà quí mà thiên nhiên đã tặng cho người dân Trà Ôn. Các sản phẩm cây ăn trái bán trên chợ nổi đối với họ hiện nay là sản phẩm rất đẹp để phục vụ cho du lịch. Đây là một thứ vẻ đẹp tiềm ẩn mà chúng ta chưa khám phá. Khi Bình Minh sẽ trở thành thị xã, Cần Thơ là thành phố lớn trực thuộc trung ương và Chợ nổi Trà Ôn chỉ cách Bình Minh khoảng 15 km, và Cần Thơ khoảng 20 km, khi hàng hóa phát triển, dịch vụ, du lịch khu vực này mạnh lên, chợ Trà Ôn cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực và chợ sẽ sung túc hơn. Vì lẽ đó Chợ Nổi Trà Ôn cần sớm được quy hoạch định hình, khẳng định ưu điểm của Chợ Nổi. Chính Chợ nổi là nơi chuyển hàng hóa nhanh, nhất là hàng nông sản tươi sống ở trong khu vực, vì ở đây rất thuận lợi cho giao thông thủy đi khắp các vùng, là đường huyết mạch từ TP.HCM xuống tới Cà Mau. Bên cạnh, Trà Ôn cần tập trung khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vườn trên cù lao Mây kết hợp với Chợ Nổi để giới thiệu với du khách về vùng nước thanh bình, vườn cây sum suê trĩu quả làm sống lại nét văn hóa vùng sông nước. Chợ nổi đã trở thành một nét đặc sắc không thể thiếu trong đời sống cộng đồng ở đất Phương Nam. Đồng thời phải chú ý nhiều đến về vấn đề môi trường và trật tự an toàn giao thông đường thủy ở khu vực chợ nổi.[10], [85]. Phụ lục 8 MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI ĐIỂN HÌNH TRÊN CÁC CÙ LAO 8.1. Du lịch trang trại Vinh Sang Đến Vinh Sang du khách có thể tham quan vườn cây trái với nhiều loại đặc sản, câu cá sấu, cưỡi đà điểu. Đặc biệt là các hoạt động chèo xuồng, giăng lưới, chài cá hoặc tát ao bắt cá...những con cá nước ngọt tươi rói sẽ càng hấp dẫn hơn khi du khách tự tay mình chế biến món cá nướng thưởng thức ngay tại vườn cùng với rượu nếp nguyên chất hoặc rượu Đào Tiên, hoà mình vào nếp sông dân dã của người dân miền sông nước, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà qua loại hình Đờn ca tài tử, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách cảm giác thoải mái giữa một không gian thật An Bình. Nghỉ qua đêm tại Vinh Sang với các phòng trên bè nổi trên sông. Tại du lịch Vinh Sang, du khách còn có thể tham gia vào các hoạt động khác như: Tắm sông - trượt nước, các bạn trẻ có thể đi xe đạp dạo quanh đường làng xuyên qua những vườn cây trái trên Cù lao An Bình. Bên cạnh đó, du khách còn được cưỡi ngựa quanh bờ hồ, đạp vịt trong ao và du khách còn có thể chụp được những tấm hình trong trang phục vua chúa làm kỷ niệm...Từ du lịch Vinh Sang, du khách đi bằng tàu du lịch vào sâu trong các con rạch nhỏ, tham quan những làng nghề truyền thống nổi tiếng của miệt vườn Nam Bộ nằm ven sông. Du khách được thưởng ngoạn nghề làm kẹo dừa truyền thống của người dân cù lao An Bình tại khu du lịch Vinh Sang, thưởng thức những viên kẹo dừa thơm ngọt. Về món ăn, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản như: Cá lóc nướng rơm, cá điêu hồng gói giấy bạc và nướng lá chuối, heo sữa quay lu, bánh xèo... Nhưng độc đáo nhất là các món ăn ở trang trại mang tính hoang dã như: Đà điểu nướng xiên, đà điểu lúc lắc, heo mọi quay lu... Du khách còn có thể mua quà lưu niệm như: Bộ tách trà, túi da, trứng đà điểu và một số sản phẩm đặc trưng của các tỉnh ĐBSCL... Đặc biệt, những sản phẩm này được làm từ sơ dừa, da đà điểu và da cá sấu. Đây là khu du lịch khá quy mô và độc đáo giữa Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, diện tích khuôn viên còn hẹp (2,2 ha) và đường đến trang trại Vinh Sang còn lắm khó khăn. Đến Vĩnh Long, phải qua phà An Bình, chạy xe máy trên con đường xi-măng hẹp và quanh co. Đường thủy phải đi đò rất tốn kém. Nếu như khắc phục được nhược điểm này, khu du lịch Vinh Sang sẽ ngày càng phát huy thế mạnh bởi các trò chơi cảm giác mạnh như: cưỡi đà điểu và câu cá sấu.[80], [90]. 8.2. Du lịch sinh thái Sông Tiền Du khách sẽ được thư giãn khi thả bộ tham quan vườn cây trái xanh ngát , trĩu quả với đủ loại như: Nhãn, xoài, chôm chôm, các loại mận…cho trái quanh năm và tận hưởng không khí trong lành của vùng sông nước miệt vườn. Du khách có thể câu cá, nghe đờn ca tài tử và thưởng thức những món ăn dân dã miệt vườn hấp dẫn “không thể quên” như: Cá rô chiên xù, lẩu canh chua bông so đũa, bông điên điển, ốc nướng tiêu, cá hấp bầu... và uống chút rượu làng quê để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. có cá tai tượng chiên xù trứ danh, được khách ngợi khen nhờ chén mắm nêm mà vợ anh Tám Tiền phải cố gắng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua từng "đời" thực khách, pha chế sao cho đủ vị chua, ngọt, mặn, cay một cách hài hòa. Chị còn một món "độc": cá lóc nướng trui bằng gáo dừa cá có màu vàng, rất thơm ngon. Du khách cũng có thể nghỉ đêm trong những chòi lá ẩn mình trong vườn cây trái.[82], [87]. 8.3. Du lịch sinh thái An Bình Điểm du lịch sinh thái An Bình chỉ 1,8 ha nhũng cách bố trí nhà khách trên ao dưới những vòm cây cho ta cảm giác rất thoáng mát, đến đây khách có thể mua quà lưu niệm, câu cá sấu, cá nước ngọt và nghỉ trưa. Đặc biệt là ngồi ngắm cảnh sông Tiền, nhâm nhi vài ly rượu với những món rất dân dã như: Cháo hến, ốc đắng cuốn bánh tráng, dừa nạo và rau thơm, gỏi trái cóc, canh chua cá rô, cá lóc hấp bầu, cá lóc nướng trui... Các món ăn này "càng dân dã" hơn khi khách được tham dự vào một vài công đoạn như: tự câu cá, hái rau, bắt ốc...[87] 8.4. Du lịch sinh thái Mười Đậy Đặc trưng là nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hòa, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, mận, sapôchê... Nhà được các công ty du lịch chọn là nơi phục vụ khách du lịch ăn trưa và nghỉ đêm. Du khách được ngủ trên chiếc ghế bố trong những căn phòng thoáng mát chung với chủ nhà. 8.5. Du lịch sinh thái Ba Hùng Với định hướng trồng cây đặc sản: Cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm, xoài, nhãn cùng nhiều loài cây, hoa cảnh, và hệ thống nhà nghỉ biệt lập bằng tranh, tre, nứa lá giữa vườn cây đặc sản. Có khoảng 35 chiếc xe đạp địa hình cho du khách thuê đi thăm cù lao. 8.6. Vườn hoa kiểng Bác Sáu Giáo Vườn bác Sáu Giáo, nằm bên bờ rạch Cái Muối. Bác Sáu Giáo là một nghệ nhân cây cảnh, tạo dáng nghệ thuật bonsai ít ai bì kịp. Không du khách nào đến vườn bác Sáu mà không ghi lại một vài tấm ảnh bên những cây cảnh quý hiếm đầy tính nghệ thuật. Đây cũng là một nét khá đặc sắc thu hút du khách đến với vườn Vĩnh Long. Cùng với hàng trăm loại cây cảnh: Mai vàng, mai chiếu thủy, lài..., xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng. 8.7. Cơ sở sản xuất cây giống và du lịch sinh thái Tám Hổ Một khu vườn rộng gần 2 ha, được trồng đủ các loại cây ăn trái để có đủ trái cây phục vụ khách tham quan bốn mùa. Cây ăn trái tại khu vườn này được lai giống, ươm mầm bởi một số nông dân nhiều kinh nghiệm làm vườn. Do đó, vườn ông Tám chẳng những có được nhiều loại trái cây ngon phục vụ du khách, cung cấp cây giống tốt cho các nhà vườn trong vùng, mà nơi đây thường được chọn làm điểm giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa nhà nông và nhà sản xuất trong khu vực. Du khách đến đây có thể vừa ăn trái cây, vừa uống “rượu đào ông Hổ” và trao đổi kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc các giống cây đặc sản. 8.8. Nhà cổ Cai Cường Là một trong những điểm đến hấp dẫn của tua du lịch miệt vườn An Bình. Ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp đầu thế kỷ XIX, xây dựng trên nền cẩn đá xanh nguyên khối vững chãi. Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi, nhưng nhờ con cháu trân trọng giữ gìn nên vẫn còn nguyên vẻ đẹp kiến trúc ban đầu. Nhà có 3 gian, bề ngang 15 mét với các hàng cột tròn. Hàng cột chính cao tới 6 m. Kiến trúc bên ngoài ngôi nhà được sử dụng vật liệu tinh xảo của Pháp và một số nước châu Âu khác. Thiết kế nội thất theo kiểu Đông Phương, rất cầu kỳ và lộng lẫy. Bao bọc xung quanh ngôi nhà là vườn nhãn xanh tươi. Trong vườn nhãn có nhiều nhà mát cho khách nghỉ ngơi, ăn trưa; có gian triển lãm nông cụ làm lúa nước, đánh bắt thủy sản của người dân ĐBSCLtừ xưa đến nay. Du khách ngồi trong nhà cổ mát rượi, vừa nhâm nhi tách trà, thưởng thức trái cây vừa nghe đờn ca tài tử. Khách ngẫu hứng có thể tham gia ca hát cùng với những nghệ sĩ miệt vườn.[8], [83], [84]. Phụ lục 9 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNH QUAN TRÊN CÁC CÙ LAO Hình 9.1: Nhà nghỉ đêm của chú Ba Hùng ẩn mình trong vườn cây trái Hình 9.2: Homstay dạng nhà xưa của chú Ba Lình Hình 9.3: Homestay trên sông của chú Mười Đậy Hình 9.4: Du khách tham quan sông nước miệt vườn Hình 9.5: Vườn hoa kiểng nhà ông Sáu Giáo Hình 9.6: Du khách tham quan cơ sở sản xuất giống Tám Hổ Hình 9.7: Du khách nghe đàn ca tài tử ở nhà xưa Cai Cường Hình 9.8: Điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam 2 Hình 9.9: Nhà khách trên ao vườn ở điểm DLST An Bình Hình 9.10: Du khách câu cá sấu ở khu du lịch trang trại Vinh Sang Hình 9.11: Mô hình đặt vó trên sông rạch Hình 9.12: Chùa Tiên Châu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Hình 9.13: Đình Hậu Thạnh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hình 9.14: Đình Hòa Ninh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hình 9.15: Nuôi ong mật trong vườn nhãn ở cù lao An Bình Hình 9.16: Người dân cù lao Dài thu hoạch cây lác Hình 9.17: Người dân cù lao Dài với chiếc máy se lõi sợi lác Hình 9.18: Người dân làng nghề dệt chiếu trên cù lao Dài Hình 9.19: Người dân cù lao cúng đình Hình 9.20: Làm bánh tráng cù lao Mây Hình .21: Chợ nổi Trà Ôn Phụ lục 10 DANH MỤC THỰC VẬT GHI NHẬN ĐƯỢC TRÊN CÁC CÙ LAO NGHIÊN CỨU 10.1. Thực vật trồng S TT Họ Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng hiện diện (1) (2) (3) (4) (5) 1 Acanthaceae Peristrophe bivalvis (L.) Merr. Lá cẩm - 2 Acanthaceae Thunbergia grandiflora Roxb. Cát đằng - 3 Agavaceae Agave americana L. var. marginata Bail. Thùa Mỹ - 4 Agavaceae Cordyline fruticosa (L.) var.Tricolor Hort. Huyết dụ đỏ + 5 Agavaceae Dracaena fragrans var. massangeana Hort. Phất vụ thơm + 6 Agavaceae Dracaena sanderiana forma virescens Hort. Phất vụ xanh - 7 Agavaceae Sanseviera hyacinthoides (L.) Druce. Lưỡi cọp vằn - 8 Agavaceae S. trifasciata var. hahnii Hort. Lưỡi mèo - 9 Agavaceae S. zeylanica Willd. var. laurentii Hort Lưỡi cọp mép vàng - 10 Amaranthaceae Amaranthus tricolor L. var. splendenss Bail. Dền lửa - 11 Amaranthaceae Celosia argentea L. Mào gà đuôi lương + 12 Amaranthaceae C. cristata L. Mào gà đỏ + 13 Amaranthaceae C. cristata (L.) forma plumosa (Voss.) Bakh. Mào gà tua - 14 Amaranthaceae Gomphrena globosa L. Nở ngày + 15 Amaryllidaceae Crinum asiaticum L. Đại tướng quân + 16 Amaryllidaceae Hippeastrum equestre Herb. var. splenders Hort. Lan huệ đỏ - 17 Amaryllidaceae H. equestre Herb. var. Fulgidum Hort. Lan huệ vàng cam - 18 Ancardiaceae Anacardium occidentale L. Đào lộn hột - 19 Anacardiaceae Mangifera indica L. Xoài +++ 20 Anacardiaceae Spondias cytherea Sonn Cóc ++ 21 Annonaceae Annona muricata L. Mãng cầu xiêm + 22 Annonaceae A. squamosa L. Mãng cầu ta - 23 Annonaceae Cananga odorata (Lamb.) Hook. f. & Thoms. Hoàng Lan - 24 Annonaceae Polyalthia longifolia (Lam.) Hook. f. Var. Pendula. Huyền diệp - 25 Apiaceae Apium graveolens L. Rau cần tây + 26 Apiaceae Centella asiatica (L) Urb Rau má * 27 Apiaceae Eryngium foetidum L. Ngò tây ++ 28 Apocynaceae Adenium obesum Roem. et Sch. Sứ thái - 29 Apocynaceae Allamanda cathartica L. Huỳnh anh + 30 Apocynaceae Cascabella thevetia (L.) Lippold. Thông thiên + 31 Apocynaceae Catharanthus roseus L. G. Don. Dừa cạn + 32 Apocynaceae Nerium oleander L. Trước đào + 33 Apocynaceae Plumeria acutifolia (Ait.) Woods. Sứ cùi - 34 Apocynaceae P. obtusum L. Đại lá tà - 35 Apocynaceae Tabernaemontana coronaria (Jacq.) Wild. Ngọc bút + 36 Apocynaceae Wrightia religiosa (Teisjm. &Binn.) Hook.f. Mai chấn thủy + 37 Araceae Alocasia odora C. Koch. Bạc hà ++ 38 Araceae Caladium bicolor (Ait.) Vent. Môn đốm - 39 Araceae Dieffenbachia amoena Hort. Dumbanne. Môn trường sinh + 40 Araceae D. seguinae (Jacq.) Shott. Môn trường sinh xanh + 41 Araceae Epipremnum pinnatum (L.) Engler cv. Aureum Nichols. Trầu bà vàng - 42 Araceae Spathiphyllum patinii N. E. Br. Bạch phiến - 43 Araceae Zamioculcas zamiiforlia (G. lodd) Engler. Kim phát tài + 44 Araliaceae Polycias filicifolia Balf . Đinh lăng lá ráng + 45 Araliaceae P. serrata Balf. Đinh lăng răng + 46 Asparagaceae Aspagarus plumosus Bak. Thủy tùng - 47 Asteraceae Cosmos sulphureus Cav. Cúc chuồn ++ 48 Asteraceae Enydra fluctuans Lour. Rau ngổ + 49 Asteraceae Gerbera jamesonii Hook Cúc đồng tiền + 50 Asteraceae Helianthus annuus L. Hướng dương - 51 Asteraceae Lactuca sativa L. Xá lách + 52 Asteraceae Tagetes erecta L. Vạn thọ nhật ++ 53 Asteraceae Tithonia tagetiflora Desv. Sơn quì lá tròn - 54 Balsaminaceae Impatiens balsamina L. Móng tay + 55 Bassellaceae Bassella rubra L. Mồng tơi + 56 Bignoniaceae Crescentia cujete L. Đào tiên - 57 Bignoniaceae Pachyptera hymenaea (DC.) Gentry Ánh hồng - 58 Bignoniaceae Spathodea campanulata P. Beauv. Hoa chuông đỏ - 59 Bixaceae Bixa orellana L. Điều nhuộm - 60 Bombacaceae Ceiba pentandra (L.) Gaertn Gòn + 61 Bombacaceae Durio zibethinus Murr. Sầu riêng +++ 62 Boraginaceae Cordia latifolia Roxb. Lá trắng - 63 Brassicaceae Brassica campestris L. Cải dưa - 64 Brassicaceae B. chinensis L. Cải bẹ trắng - 65 Brassicaceae B. oleracea L. Cải bẹ dúng - 66 Brassicaceae B. oleraceae (L.) var. capitata L. Bắp cải - 67 Brassicaceae B. integrifolia (Willd.) O.F. Schultz. Cải ngọt + 68 Brassicaceae Raphanus sativus (L.) Var. longipinnatus Bail. Củ cải + 69 Bromeliaceae Ananas comosus (L.) Merr. Thơm + 70 Cactaceae Cereus peruvianus (L.) Mill. Nọc trụ - 71 Cactaceae Hylocereus undatus (Haw.) Britt & Rose. Thanh long - 72 Cactaceae Nopalea cochenellifera (L.) Salm – Dyck. Tay cùi - 73 Cannaceae Canna edulis Ker. Chuối củ - 74 Cannaceae C. generalis Bail. Ngải hoa + 75 Cannaceae C. glauca Rosc. Ngải hoa vàng - 76 Cannaceae C. silvestris Rosc. Ngải hoa đỏ - 77 Caricaceae Carica papaya L. Đu đủ ++ 78 Casuarinaceae Casuarina equisetifolia J.R & G. Fost. Phi lao - 79 Commelinaceae Tradescentia discolor L’ Hérit Lẻ bạn - 80 Combretaceae Quisqualis indica L. Sử quân tử - 81 Combretaceae Terminalia catappa L. Bàng biển ++ 82 Convolvulaceae Ipomaea aquatica Forssk. Rau muống * 83 Convolvulaceae I. batatas (L.) Lamk. Khoai lang * 84 Convolvulaceae I. quamoclit L. Tóc tiên - 85 Crassulaceae Kalanchoe blossfieldiana Poelln. Trường sinh xuân + 86 Crassulaceae K. pinnata (Lamk.) Oken. Thuốc bỏng + 87 Cucurbitaceae Benincasia hispida (Thunb.) Cogn. In DC. Bí đao - 88 Cucurbitaceae Citrullus lanatus (Thunb.) Mats. & Nak. Dưa hấu - 89 Cucurbitaceae Cucumis sativus var. conomon (Thunb.) Mak. Dưa gang - 90 Cucurbitaceae Cucurbita pepo L. Bí ngô - 91 Cucurbitaceae Lagenaria siceraria (Mol.) Stadley. Bầu + 92 Cucurbitaceae L. siceraria (Mol.) Stadley. Var. siceraria. Bầu hình bầu - 93 Cucurbitaceae Luffa cylindrica (L.) M.J. Roem. Mướp hương + 94 Cucurbitaceae Momordica charantica L. Khổ qua + 95 Cucurbitaceae M. cochinchinensis (Lour.) Spreng. Gấc - 96 Cupressaceae Cupressus lusitanica Mill. Tùng mốc - 97 Cupressaceae Sabina chinensis (L.) Antoine. Tùng xà - 98 Cupressaceae Thuja orientalis L. Trắc bá diệp - 99 Cycadaceae Cycas pectinata Griff. Thiên tuế + 100 Cyperaceae Cyperus involucratus Poiret. Thủy trúc - 101 Dioscoreaceae Dioscorea alata L. Khoai ngọt - 102 Dioscoreaceae D. esculenta (Lour.) Burk. Khoai từ - 103 Dipterocarpaceae Dipterocarpus alatus Roxb. Dầu rái - 104 Dipterocarpaceae Hopea odorata Roxb. Sao đen - 105 Elaeocarpaceae Muntingia calabura L. Trứng cá + 106 Euphorbiaceae Acalypha hispida Burm .f. Tai tượng đuôi chồn - 107 Euphorbiaceae A. siamensis Oliv. ex Gage Trà hàng rào ++ 108 Euphorbiaceae A. wilkesiana Muell. Arg. Tai tượng trổ - 109 Euphorbiaceae Baccaurea ramiflora Lour. Dâu ta + 110 Euphorbiaceae Codiaeum variegatum var. pictum Muell. Arg. Ngũ sắc + 111 Euphorbiaceae Euphorbia antiquorum L. Xương rồng +++ 112 Euphorbiaceae E. milii Ch. des Moulins. Xương rắn ++ 113 Euphorbiaceae E. pulcherrima Willd. Ex Klotzch. Trạng nguyên + 114 Euphorbiaceae Excoecaria cochinchinensis Lour. Đơn lá đỏ - 115 Euphorbiaceae Hura crepitans L. Mã đậu + 116 Euphorbiaceae Jatropha multifida L. Bạch phụ - 117 Euphorbiaceae J. podagrica Hook. f. Dầu lai có củ - 118 Euphorbiaceae J. pandurifolia Andr. Dầu lai lá đơn - 119 Euphorbiaceae Manihot esculenta Crantz. Khoai mì + 120 Euphorbiaceae Pedilanthus tithymaloides cv. variegatus. Hort. Cẩm thạch - 121 Euphorbiaceae Phyllanthus acidus (L.) Skeels. Chùm ruột + 122 Euphorbiaceae Sauropus androgynus (L.) Merr. Bồ ngót +++ Fabaceae 123 H/P Mimosoideae Calliandra emarginata Benth. Kiều hùng chót lõm - 124 H/P Mimosoideae Neptunia oleracea Lour. Rau nhúc ++ 125 H/P Mimosoideae Pithecellobium dulce (Roxb) Benth. Me keo - 126 H/P Mimosoideae Samanea saman (Jacq.) Merr. Còng ++ 127 H/p Caesalpinioideae Bauhinia purpurea L. Móng bò đỏ - 128 H/p Caesalpinioideae Cassia fistula L. Bò cạp nước + 129 H/p Caesalpinioideae C. grandis L.f. Ô môi - 130 H/p Caesalpinioideae C. splendida Vogel. Muồng vàng + 131 H/p Caesalpinioideae C. surattensis Burm. f. Muồng biển + 132 H/p Caesalpinioideae Caesalpinia pulcherrima (L.) Sw. Kim phượng - 133 H/p Caesalpinioideae Delonix regia (Hook.) Raf. Phượng vĩ - 134 H/p Caesalpinioideae Tamarindus indica L. Me + 135 H/p Papilionoidae Arachis hypogea L. Đậu phọng - 136 H/p Papilionoidae Erythrina orientalis (L.) Murr. Vông nem + 137 H/p Papilionoidae Pachyrrhizus erosus (L.) Urban. Củ sắn ++ 138 H/p Papilionoidae Phaseolus aureus Roxb. Đậu xanh + 139 H/p Papilionoidae Phaseolus vulgaris L. Đậu ve + 140 H/p Papilionoidae Sesbania grandiflora (L.) Pers. So đũa ++ 141 H/p Papilionoidae Vigna unguiculata (L.) Waip. subsp. Sesquipedalis (L.) Verde. Đậu đũa + 142 Guttiferae Calophyllum inophyllum L. Mù u + 143 Guttiferae Garcinia mangostana L. Măng cụt ++ 144 Heliconiaceae Heliconia bihai (L.) Sweet. Chuối tràng pháo - 145 Heliconiaceae H. psittacorum Sesse & Moc. Mỏ két + 146 Lamiaceae Coleus amboinicus Lour. Húng chanh - 147 Lamiaceae C. blumei Benth. Tía tô cảnh + 148 Lamiaceae Leonurus artemisia (Lour.) Hu. Ích mẫu - 149 Lamiaceae Mentha aquatica L. var. aquatica. Húng lũi + 150 Lamiaceae M. arvensis L. var. Javenica (Bl.) Hook.f. Húng cây + 151 Lamiaceae Ocimum basilicum L. Húng quế ++ 152 Lamiaceae Orthosiphon stamineus Benth. Râu mèo - 153 Lauraceae Persea americana Mill. Bơ - 154 Limnocharitaceae Limnocharis flava (L.) Buch. Cù nèo ++ 155 Liliaceae Allium fistulosum L. Hành hương + 156 Liliaceae A. odorum L. Hẹ + 157 Lythraceae Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. Bằng lăng tím - 158 Malpighiaceae Malpighia glabra L. Xơ ri + 159 Malvaceae Abelmoschus esculentus (L.) Moench. Đậu bắp + 160 Malvaceae Hibiscus rosa-sinensis L. Dâm bụt +++ 161 Malvaceae H. schizopetalus (Mast.) Hook.f. Bụp rìa - 162 Malvaceae H. syriacus L. Bụp xi ri - 163 Malvaceae Malvaviscus arboreus var. penduliflorus (DC.) Schery. Bụp giàn xay + 164 Marantaceae Calathea allovia Lindl. Củ lùn + 165 Meliaceae Lansium domesticum Hiern. var. langsat Jack. Bòn bon ++ 166 Meliaceae Melia azedarach L. Xoan + 167 Menispermaceae Cyclea peltata (Lamk.) Hook & Thomps. Dây sâm - 168 Moraceae Artocarpus altilis (Park.) Fosb. Sa kê + 169 Moraceae A. heterophyllus Lamk. Mít ++ 170 Moraceae Ficus elastica Roxb. Đa búp đỏ - 171 Moraceae F. racemosa L. Sung + 172 Moraceae F. religiosa L. Bồ đề - 173 Musaceae Musa spp. Chuối các loại * 174 Myrtaceae Callistemon citrinus (Curtis.) Skeels. Tràm liểu - 175 Myrtaceae Eucalyptus camaldulensis Dehnhart. Bạch đàn đỏ + 176 Myrtaceae Melaleuca cajuputi Powel. Tràm - 177 Myrtaceae Psidium guiava L. Ổi +++ 178 Myrtaceae Syzygium semarangense (Bl.) Merr. & Perry. Mận +++ 179 Nelumbonaceae Nelumbo nucifera Gaertn. Sen - 180 Nyctaghinaceae Bougainvillea spectabilis Willd. Bông giấy +++ 181 Nymphaeaceae Nymphaea rubra Roxb. ex Salisb. Súng đỏ + 182 Ochnaceae Ochna atropurpurea DC. Mai đỏ + 183 Ochnaceae O. integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng +++ 184 Oxalidaceae Averrhoa carambola L. Khế + 185 Oxalidaceae A. bilimbi L. Khế tàu + 186 Palmae Areca catechu L. Cau + 187 Palmae Chrysalidocarpus lutescens Wendl. Cau vàng + 188 Palmae Cocos nucifera L. Dừa +++ 189 Palmae Cyrtostachys lakka Becc. Cau đỏ bẹ + 190 Palmae Dypsis pinnatifrons Mart. Cau tua + 191 Palmae Hyophorbe lagenicaulis (H. amaricaulis Mart.) Cau sâm banh + 192 Palmae Licuala grandis H. Wendl. Mật cật to - 193 Palmae Livistona saribus (Lour.) Merr. Ex Chev. Kè nam - 194 Palmae Nypa fruticans Wurrnb. Dừa nước +++ 195 Palmae Veitchia merrilli H. Wendl. Cau trắng + 196 Pinaceae Araucaria columnaris (G. Fortst.) Hook. Vương tùng - 197 Piperaceae Piper betle L. Trầu + 198 Piperaceae P. lolot C. DC. Lá lốt + 199 Piperaceae P. nigrum L. Tiêu + 200 Poaceae Bambusa blumeana Schultes. Tre gai - 201 Poaceae B. variabilis Munro. Tầm vong - 202 Poaceae B. vulgaris Schrader & Wendl. Tre mở - 203 Poaceae Cymbopogon citratus (DC.) Stapf. Sả ++ 204 Poaceae Dendrocalamus asper (Schult.) Back. Ex Heyne. Tre mạnh tông - 205 Poaceae Saccharum officinarum L. Mía +++ 206 Poaceae Schizostachyum blumei Ness. Trúc - 207 Poaceae S. chilianthum Kurz. Tre lục bình - 208 Poaceae Zea mays L. Bắp + 209 Polygonaceae Antigonon leptopus Hook . & Arn. Tigôn + 210 Polygonaceae Polygonum odorarum Lour. Rau răm ++ 211 Portulacaceae Portulaca grandiflora Hook. Mười giờ ++ 212 Punicaceae Punica granatum L. Lựu - 213 Rosaceae Rosa chinensis Jacq. Hoa hồng - 214 Rubiaceae Ixora coccinea L. Trang đỏ + 215 Rubiaceae I. coccinea Trang lùn + 216 Rubiaceae I. finlaysoniana Wall. Trang trắng + 217 Rubiaceae I. macrothyrsa (Teijsm. & Binn.) F. Moore. Trang đỏ to + 218 Rubiaceae I. stricta Roxb. Trang vàng + 219 Rubiaceae Morinda citrifolia L. var bracteata Hook.f. Nhàu + 220 Rubiaceae Mussaenda philippica A. C. Rich var. aurorae. Hort. Bướm bạc philippin. - 221 Rutaceae Citrus aurantifolia (Christm. & Panz.) Sw. Chanh ta +++ 222 Rutaceae C. grandis (L.) Osb. var. grandis. Bưởi * 223 Rutaceae C. grandis var. Racemosa (Roem) B.C Bưởi đắng - 224 Rutaceae C. hystrix DC. Trúc - 225 Rutaceae C. nobilis Lour. var. nobilis. Cam sành +++ 226 Rutaceae Citrifortunella microcarpa (Bunge.) Wijnands. Tắc + 227 Rutaceae Feroniella lucida (Scheff.) Sw Cần thăng - 228 Rutaceae Murraya paniculata (L.) Jack. Nguyệt quế - 229 Rutaceae Triphasia trifolia (Burm. F.) P. Wils. Kim quít ++ 230 Sapindaceae Dimocarpus longan Lour. Nhãn * 231 Sapindaceae Nephelium lappaceum L. Chôm chôm +++ 232 Sapotaceae Chrysophyllum cainito L. Vú sữa + 233 Sapotaceae Manilkara achras (Mill.) Fosb. Xa bô chê + 234 Sapotaceae Pouteria zapota (Jacq.) Moore & Stearn. Lê ki ma - 235 Saururaceae Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá +++ 236 Scrophulariaceae Limnophila chinensis (Osb.) Merr. Rau om Trung quốc - 237 Solanaceae Capsicum frutescens L. var. microcarpum (DC.) Bail. Ớt hiểm ++ 238 Solanaceae C. frutescens L. var. acuminatum Bail. Ớt sừng trâu + 239 Solanaceae Lycopersicon esculentum (L.) Mill. Cà chua ++ 240 Solanaceae Nicotiana tabacum L. Thuốc lá - 241 Solanaceae Solanum melongena L. Cà dái dê + 242 Sterculiaceae Pentapetes phoenicea Tí ngọ - 243 Trapaceae Trapa bicornis Osb. Var. cochinchinensis (Lour.) Ấu - 244 Verbenaceae Duranta erecta L. Chuổi ngọc - 245 Verbenaceae Lantana camara L. Thơm ổi + 246 Verbenaceae Premna serratifolia L. Cách ++ 247 Verbenaceae Vitex negundo L. Ngũ trảo - 248 Zingiberaceae Curcuma zedoaria (Berg.) Christm. Nghệ đen - 249 Zingiberaceae Etlingera elatior (Jack) R. M. Sm. Đa lộc + 250 Zingiberaceae Zingiber galagan (L.) Gagn. Riềng - 251 Zingiberaceae Z. officinale Roscoe. Rừng + 10.2. Thực vật hoang dại (1) (2) (3) (4) (5) 1 Acanthaceae Acanthus ebracteatus Vahl. Ô rô ++ 2 Acanthaceae Hemigraphics brunelloides (Lam.) Bremek. Bán tự vườn ++ 3 Acanthaceae Ruellia macrosiphon Kurz. Nổ ống to ++ 4 Acanthaceae R. tuberosa L. Trái nổ * 5 Amaranthaceae Achyranthes aspera L. Cỏ sướt + 6 Amaranthaceae Alternanthera repens paronichyoides A. St Hilaire. Dệu ++ 7 Amaranthaceae Amaranthus viridis L. Dền xanh - 8 Amaranthaceae A. spinosus L. Dền gai - 9 Amaranthaceae A. tricolor Dền canh ++ 10 Annonaceae Annona glabra L. Bình bát + 11 Araceae Aglaodorum griffithii Shott. Mái dầm * 12 Araceae Colocasia esculenta (L.) Schott. Môn nước +++ 13 Araceae Cryptocoryne ciliata Wydler. Mái dầm ++ 14 Araceae Lasia spinosa (L.) Thw. Móp gai - 15 Araceae Pistia stratiotes L. Bèo cái + 16 Asclepiadaceae Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô nam - 17 Asteraceae Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt heo +++ 18 Asteraceae Blumea glandulosa DC. Cải trời +++ 19 Asteraceae Colobogyne. sp Cúc vàng bò - 20 Asteraceae Eclipta alba (L.) Hassk. Cỏ mực * 21 Asteraceae Eupatorium odoratum L. Cỏ hôi ++ 22 Asteraceae Pluchea indica (L.) Less. Cúc tần - 23 Asteraceae Sphaeranthus indicus L. Chân vịt + 24 Asteraceae Spilanthes oleracea L. Cúc áo + 25 Asteraceae Struchium sparganophorum (L.) O. Ktze. Cốc đồng * 26 Asteraceae Synedrella nodiflora (L.) Gaertn. Bọ xít ++ 27 Asteraceae Vernonia cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông ++ 28 Bignoniaceae Dolichandrone spathecea (L.f) K. Schum. Quao nước + 29 Boraginaceae Heliotropium indicum L. Vòi voi +++ 30 Combretaceae Combretum quadrangulare Kurz. Trâm bầu - 31 Commelinaceae Commelina diffusa Burm. f. Rau trai * 32 Convolvulaceae Ipomaea congesta R. Br. Bìm bìm tím ++ 33 Convolvulaceae I. triloba L. Bìm 3 thùy ++ 34 Convolvulaceae Merremia gemella (Burm.f.) Hall. f. Bìm bìm đôi ++ 35 Cucurbitaceae Gymnopetalum cochinchinenis (Lour.) Kurz. Cứt quạ + 36 Cuscutaceae Cuscuta sp. Dây tơ hồng + 37 Cyperaceae Cyperus rotundus L. Cỏ cú ++ 38 Cyperaceae C. tegetiformis Roxb. Lác chiếu +++ 39 Cyperaceae Fimbristylis miliacea (L.) Vahl. Cỏ chác + 40 Cyperaceae Rhynchospora corymbosa (L.) Britton. Chủy tử + 41 Cyperaceae Scirpus grossus L.f. Lác hến + 42 Euphorbiaceae Breynia vitis-idaea (Burm.) C.E.C. Fischer. Củ đề - 43 Euphorbiaceae Glochidion littorale Bt. Muối - 44 Euphorbiaceae Phyllanthus nirurii L. Chó đẻ +++ Fabaceae 45 H/P Mimosoideae Leucoena glauca (L.) Benth. Keo Dậu - 46 H/P Mimosoideae Mimosa pigra L. Mai dương + 47 H/P Mimosoideae M. pudica L. Mắc cở + 48 H/P Mimosoideae Pueraria phaseoloides Đậu ma +++ 49 H/p Caesalpinioideae Cassia alata L. Muồng trâu + 50 H/P Papilionoideae Crotalaria pallida Aiton. Lục lạc ba lá tròn + 51 H/P Papilionoideae Derris trifolia Lour. Cóc kèn +++ 52 Lamiaceae Hyptis rhomboidea Mart. & Gal. É lớn đầu ++ 53 Leeaceae Leea rubra Bl. Ex Spreng. Củ rối + 54 Lemnaceae Lemna minor L. Bèo cám + 55 Malvaceae Abelmoschatus moschatus Medicus. Bụp vang ++ 56 Malvaceae Hibiscus mutabilis L. Phù dung - 57 Malvaceae H. tiliaceus L. Bụp tra * 58 Malvaceae Urena lobata L. Ké hoa đào ++ 59 Malvaceae U. sinuata L. Ké khuyết ++ 60 Maranthaceae Schumannianthus dichotomus (Benth & Hook) Gagn. Lùng nước + 61 Melastomataceae Melastoma affine D. Don. Muôi đa hùng ++ 62 Moraceae Ficus hispida L.f . Ngái - 63 Pandanaceae Pandanus amaryllifolius Roxb. Dứa thơm + 64 Pandanaceae P. kaida Kurz. Dứa gai + 65 Onagraceae Jussiaea erecta L. Rau mương ++ 66 Onagraceae Ludwidgia octovalvis (jacq.) Raven spp. Rau dừa nước - 67 Oxalidaceae Oxalis corniculata L. Me đất nhỏ + 68 Palmae Caryota mitis Lour. Đủng đỉnh - 69 Parkeriaceae Ceratopteris siliquosa (L.) Copel. Ráng gạt nai + 70 Passifloraceae Passiflora foetida L. Nhãn lồng +++ 71 Piperaceae Peperomia pellucida Kunth. Càng cua ++ 72 Poaceae Brachiaria mutica (Forssk.) Stapf. Cỏ lông + 73 Poaceae Chloris barbata Sw. Lục lông + 74 Poaceae Echinochloa crus-galii (L.) P. Beauv. Lòng vực - 75 Poaceae Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu - 76 Poaceae Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh - 77 Poaceae Pennisetum alopecuroides (L.) Spreng. Cỏ đuôi voi + 78 Poaceae Sporobolus tenuissinus (Schr.) O. Ktze. Cỏ trứng rận - 79 Polygonaceae Polygonum pulchrum Bl. Nghể ++ 80 Pontederiaceae Eichhornia crassipes (Maret.) Solms. Lục bình +++ 81 Pontederiaceae Monochoria hastata (L.) Solms. Rau mác ++ 82 Portulacaceae Portulaca oleracea L. Rau sam + 83 Pteridaceae Acrostichum aureum L. Ráng đại + 84 Schizeaceae Lygodium flexuosum (L.) Sw. Bòng bòng dẻo + 85 Scrophulariaceae Scoparia dulcis L. Cam thảo nam ++ 86 Solanaceae Physalis angulata L. Thù lù cạnh + 87 Sonneratiaceae Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua +++ 88 Verbenaceae Clerodendrum paniculatum L. Ngọc nữ đỏ + 89 Verbenaceae Stachytarpheta jamaicencis (L.) Vahl. Đuôi chuột + 90 Vitaceae Cayratia trifolia (L) Domino Dây vác ++ 91 Vitaceae Cissus modeccoides Pl. Chìa vôi + 92 Zingiberaceae Costus speciosus (Koenig.) Smith. Cát lồi - Chú thích: - Phân loại thực vật chủ yếu dựa theo “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ năm 1999 – 2000, tập 1-3, Nxb Trẻ. - Danh mục thực vật xếp theo thứ tự họ: A, B, C, D… - Ký hiệu số lượng thực vật hiện diện: -: Rất ít; +: Ít; ++: Trung bình; +++: Nhiều; *: Rất nhiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH004.pdf
Tài liệu liên quan