Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người trong xã hội, đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nó cũng gây ra không ít những mâu thuẫn, xung đột và tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Ở mỗi cá nhân xuất hiện những khó khăn tâm lí mà tự bản thân mỗi cá nhân không thể giải quyết được, họ đã phải tìm đến sự trợ giúp của tham vấn tâm lí - một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Áp lực lớn từ những vấn đề của xã hội hiện đại cũng làm cho quá trình phát triển của học sinh THPT - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách mạnh mẽ nhất - diễn ra không hoàn toàn phẳng lặng, êm xuôi mà ở mỗi giai đoạn phát triển thường xảy ra những lo âu, căng thẳng, xung đột riêng. Vì thế, trong quá trình phát triển trẻ em luôn có những sự mất cân bằng với các hiện tượng bất thường. Trong nhiều trường hợp, những hiện tượng bất thường đó chỉ là tạm thời, là tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, chúng là biểu hiện của sự nhiễu loạn tâm lí ở trẻ khiến cha mẹ, thầy cô giáo lo lắng, bực bội và nhiều khi bất lực . Nói như Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Bề ngoài trông như yên lành nhưng cái khổ hàng ngày vẫn bao trùm các em”. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng các học sinh, sinh viên ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn tâm lí trong việc lựa chọn những chân giá trị của thời đại, trong định hướng nghề, và sự lựa chọn việc làm; trong quan hệ giao lưu và những khó khăn nảy sinh trong chính nội tại quá trình phát triển tâm lí lứa tuổi. Vì vậy nhu cầu cần được trợ giúp và định hướng để giải quyết những khó khăn tâm lí ở học sinh rất lớn. Nhiều mô hình trợ giúp học sinh được thử nghiệm, trong đó tham vấn tâm lí là một trong những hình thức đang được phát triển và kỳ vọng. Như vậy, có thể thấy rằng những năm học ở trường THPT là quãng thời gian quan trọng với nhiều dấu ấn trong cuộc đời học tập của con người, đây là gian đoạn có nhiều thay đổi trong tâm lí của mỗi cá nhân. Do đó khi gặp những căng thẳng về tâm lí, nếu học sinh được tham vấn, giải tỏa kịp thời thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cuộc sống nói chung và đến kết quả học tập sẽ giảm đi rõ rệt. Ngược lại, các em có thể bị stress, lo âu, trầm cảm hoặc có những hành vi lệch chuẩn. Việc ra đời của các phòng tham vấn tâm lí ở các trường THPT là điều rất cần thiết. Đối với học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, là địa bàn huyện vùng sâu nhưng kinh tế cũng đang dần phát triển, văn hoá nơi thành thị du nhập đã tạo ra một số xáo trộn trong cuộc sống nơi đây, dẫn đến những biến động không nhỏ tới tâm lí của các em. Các em cũng gặp phải những khó khăn tâm lí cần được tháo gỡ mà không phải thầy cô hay cha mẹ nào cũng có thể giúp đỡ để các em có được sự thăng bằng về tâm lí, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân cách đúng đắn. Đây là một nhu cầu có thực và ngày càng trở nên cấp thiết của học sinh THPT. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu xem có những nguyên nhân cơ bản nào gây ra những khó khăn tâm lí của các em? nhu cầu tham vấn tâm lí của các em ở mức độ nào? lĩnh vực nào các em cần được tham vấn nhiều nhất? để từ đó xác định phương hướng tổ chức các hoạt động tham vấn nhằm đáp ứng nhu cầu của các em học sinh trên phạm vi của huyện cũng như toàn tỉnh. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu khoa học nhằm mục đích đánh giá chính xác nhu cầu được tham vấn tâm lí của các em học sinh THPT, từ đó đề xuất một số biện pháp định hướng tổ chức công tác tham vấn tâm lí trong trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng tham vấn trong nhà trường phổ thông để hoạt động tham vấn tâm lí thực sự trở thành người bạn đồng hành của học sinh THPT. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp định hướng tổ chức công tác tham vấn trong trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc nói riêng cũng như trên phạm vi toàn tỉnh Vũng Tàu. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT. 3.2 Khách thể nghiên cứu : 458 học sinh và 35 giáo viên chủ nhiệm THPT huyện Xuyên Mộc thuộc bốn trường: Hòa Bình, Xuyên Mộc, Phước Bửu, Hòa Hội. 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc biểu hiện ở mức cao, tuy nhiên có sự khác biệt về nội dung cần được tham vấn ở các trường xét theo khối lớp và giới tính do nhiều nguyên nhân. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. - Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng tổ chức công tác tham vấn tâm lí cho học sinh THPT trên địa bàn huyện. 6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biểu hiện của nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu năm học 2009 -2010 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Tổng hợp tài liệu có liên quan để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra bằng phiếu hỏi. Đây là phương pháp chính của đề tài. Chúng tôi thiết kế 2 loại bảng hỏi dành cho học sinh và giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. Cụ thể là khảo sát mức độ cần thiết của học sinh về tham vấn tâm lí, nhu cầu tham vấn tâm lí ở nội dung và hình thức tham vấn - Phỏng vấn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 10 học sinh và 10 giáo viên nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT, đặc biệt là nguyên nhân của thực trạng và những giải pháp cần thực hiện. Đồng thời phỏng vấn để kiểm tra, khẳng định lại kết quả điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu được những kết quả đáng tin cậy. 7.3. Phương pháp xử lí số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, tổng kết số liệu điều tra đưa ra các kết luận định lượng làm cơ sở cho các kết luận định tính. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài đã mô tả được thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. Cụ thể là: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học sinh THPT, lí do học sinh THPT cần được tham vấn, mong muốn của học sinh THPT về phòng tham vấn tâm lí trong trường học Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng tổ chức công tác tham vấn tâm lí cho học sinh THPT trên địa bàn huyện.

pdf81 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rợ giúp của cha mẹ khi các em gặp khó khăn trong học tập, còn những khó khăn khác các em tìm đến sự trợ giúp của bạn bè hoặc tự mình khắc phục. Mặc dù lựa chọn những cách giải quyết trên nhưng các em cho biết những cách thức này không làm cho các em thoả mãn vì các em nhận thấy hiệu quả không cao. “Em rất ít khi tâm sự chuyện của em với ba mẹ vì ba mẹ em rất nghiêm khắc. Nếu có chuyện gì thì em tâm sự với bạn thân nhất của em và nhờ bạn cho lời khuyên” (Nguyễn Thị Hiếu G- 11A5 - Trường Hòa Bình). Khi được hỏi “Với sự giúp đỡ của bạn thì em thấy khó khăn, vướng mắc của mình có `được giải quyết hết không?” H.G trả lời: “Khi tìm đến bạn em chỉ muốn là tâm sự, chia sẻ với bạn cho thoải mái hơn một chút thôi còn thực sự thì vẫn cảm thấy vướng mắc trong lòng.” “Những chuyện của em thì em luôn tự tìm cách giải quyết, em rất ngại cho mọi người biết chuyện riêng của mình nhưng em cũng muốn có một người thực sự tin tưởng để chia sẻ ” (Nguyễn Hoàng A-12A1 - Trường Hòa Hội). Bảng 2.10 cũng cho thấy, cách giải quyết “Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí” được rất ít học sinh lựa chọn mặc dù đa số học sinh đều rất cần được tham vần tâm lí. Nguyên nhân của thực trạng này là do ở trường cũng như trên địa bàn huyện hiện chưa có một phòng tham vấn nào và bản thân các em lại biết rất ít các địa chỉ phòng tham vấn ở nơi khác vì thế mặc dù có nhu cầu tham vấn rất cao nhưng các em lại không có điều kiện để thỏa mãn. Cách thức giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực của học sinh được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 2.2b. Biểu đồ 2.2b: Cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc của học sinh THPT: Chú thích: A:Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè. B:Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô C:Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ D:Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí E: Tự khắc phục F: Không làm gì cả 2.3.3.1.Cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc của học sinh trong các lĩnh vực xét theo trường: Bảng 2.11: Cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc của học sinh trong các lĩnh vực xét theo trường Nơi trợ giúp Trường X2 (Sig = ) Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè 90.3% 92.9% 80.9% 79.1% 0.32 Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô 48.2% 56.0% 54.8% 60.0% 0.00 Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ 71.9% 63.2% 66.0% 60.0% 0.89 Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí 39.4% 38.6% 24.3% 25.2% 0.001 Tự khắc phục 78.0% 55.3% 63.5% 56.5% 0.05 Không làm gì cả 9.6% 7.0% 8.7% 1.7% 0.34 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên. Từ bảng 2.11 cho thấy, đa số học sinh của cả bốn trường đều lựa chọn cách thức “Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè” khi gặp khó khăn, vướng mắc trong học tập và cuộc sống (chiếm trên 80%). “Tự khắc phục” cũng là cách giải quyết của học sinh ở cả bốn trường (chiếm trên 55%). Có sự khác biệt ý nghĩa về cách giải quyết khó khăn, vướng mắc là tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô và chuyên gia tâm lí: Học sinh trường THPT Hòa Bình và Hòa Hội có tỉ lệ học sinh “Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô” cao hơn so với trường THPT Xuyên Mộc và Phước Bửu (Sig = 0.000). Đối với cách “Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí” thì trường THPT Xuyên Mộc và Hòa Hội có tỉ lệ học sinh lựa chọn nhiều hơn trường THPT Phước Bửu và Hòa Bình (Sig = 0.001). 2.3.3.2. Cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc của học sinh trong các lĩnh vực xét theo lớp và giới tính: Bảng2.12: Cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc của học sinh trong các lĩnh vực xét theo lớp và giới tính Cách thức Nhóm Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí Tự khắc phục Không làm gì cả Lớp 10 83.6% 54.1% 62.9% 37.1% 58.5% 6.2% 11 86.2% 53.4% 67.3% 32.1% 63.5% 7.5% 12 87.8% 54.2% 65.7% 27.8% 68.6% 6.4% X2 0.14 0.99 0.89 0.03 0.18 0.99 Giới Nam 86.7% 59.2% 64.3% 30.6% 65.3% 7.1% Nữ 85.1% 50.0% 55% 32.8% 61.8% 6.4% X2 0.76 0.04 0.78 0.25 0.84 0.93 Chú thích: Kiểm nghiệm X2 để so sánh tỉ lệ % giữa các trường về mức độ rất cần thiết và cần thiết được tham vấn tâm lí ở học sinh trong các lĩnh vực. Mức xác suất sai lầm P = 0.05, nếu Sig < 0.05 thì có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỉ lệ % trên Xét theo khối lớp và giới tính đều cho thấy, dù là học sinh lớp 10,11 hay 12, là nam hay nữ thì khi các em gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc nào trước các em cũng đều tâm sự, tìm lời khuyên từ bạn bè (chiếm trên 83%). Khi được hỏi: “Nếu gặp khó khăn, vướng mắc trong học tập hoặc cuộc sống các em có tìm đến sự trợ giúp của thầy cô hoặc cha mẹ không?” rất nhiều học sinh trả lời là “không” vì các em cảm thấy rất khó có thể tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô và cha mẹ. Bảng 2.12 cũng cho thấy, có một số học sinh đã tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí dù số lượng không nhiều, tuy nhiên có sự khác biệt giữa học sinh lớp 10, lớp 11 và lớp 12 về sự lựa chọn này. Số học sinh lớp 10 và lớp 11 “Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí” nhiều hơn học sinh lớp 12 (Sig = 0.03). Khi tìm hiểu chúng tôi được biết có sự khác biệt này là do đa phần các em tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí chủ yếu thông qua phương tiện điện thoại và qua mạng, vì vậy mà học sinh lớp 12 do phải tập trung cho ôn thi tốt nghiệp nên ít có thời gian trao đổi với chuyên gia hơn học sinh lớp 10 và lớp 11. Đây cũng là một điều đáng lưu tâm bởi chính vào thời điểm cuối cấp các em càng cần phải được trợ giúp nhiều hơn để các em có được sự vững tin khi bước vào các kỳ thi quan trọng cũng như sự lựa chọn nghề đúng đắn. Nhìn chung, so sánh về cách thức giải quyết khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực xét theo khối lớp và giới tính chúng tôi nhận thấy hầu như không có sự khác biệt giữa các nhóm học sinh về cách thức giải quyết khó khăn. Cách thức giải quyết khó khăn chủ yếu của các em là “Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè” và “Tự khắc phục”. Điều này các nhà giáo cần phải dục lưu tâm nhiều hơn vì với cách giải quyết khó khăn, vướng mắc bằng cách “Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè”, hoặc “Tự khắc phục” có thể sẽ mang lại kết quả không tốt cho các em học sinh, bởi lẽ cách giải quyết này có thể sẽ theo hướng tiêu cực. Thực tế đã cho thấy trong năm học 2008-2009 đã có trường hợp học sinh nam lớp 12 của trường THPT Hòa Bình đã uống thuốc sâu tự tử chỉ vì thích một bạn gái lớp 11 mà không được bạn này chấp nhận. Như vậy từ những bảng trên ( Bảng 2.10; 2.11 và 2.12) cho thấy đa số học sinh đều lựa chọn cách “tìm đến sự trợ giúp…” khi gặp khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực. Rất ít học sinh lựa chọn cách giải quyết khó khăn bằng cách “Không làm gì cả” (chiếm 6.8%). Điều này cho thấy, nhu cầu chia sẻ của các em là rất lớn nhưng lại không có nơi thực sự tin tưởng để cho các em tới. Chính vì thế trong cách giải quyết khó khăn của các em chưa thực sự đúng đắn cho sự phát triển nhân cách của bản thân mình. 2.3.4 Mong muốn của học sinh THPT về phòng tham vấn tâm lí ở trường phổ thông: Để tìm hiểu về mong muốn của học sinh THPT về hoạt động tham vấn ở trường phổ thông chúng tôi đã đặt câu hỏi: Nếu có phòng tham vấn tại trường em sẽ: a. Thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của mình. b. Khi có vấn đề thật cần thiết mới đến gặp chuyên gia. c. Không đến Kết quả cho thấy, đa số học sinh đều lựa chọn sẽ “thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của mình” (chiếm 56.6%), “Khi có vấn đề thật cần thiết mới đến gặp chuyên gia” chiếm 32.5% và có rất ít học sinh lựa chọn “không đến” (chiếm 7.6%). Khi tìm hiểu chúng tôi được biết lí do các em chọn không đến là do các em cảm thấy “e ngại vì chưa quen với dịch vụ này” và “sợ lộ bí mật cá nhân” . Các em lựa chọn sẽ thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia tâm lí về các vấn đề của mình bởi vì các em đều đã nhận thức được vai trò của hoạt động tham vấn tâm lí đối với học sinh THPT. Kết quả được thể hiện ở bảng 12: Bảng 2.13: Đánh giá vai trò của tham vấn tâm lí đối với học sinh THPT Vai trò N % Thứ bậc Cung cấp nhiều thông tin bổ ích 433 94.5 2 Giúp học sinh tự tin hơn về khả năng của bản thân trong quá trình giải quyết các vấn đề 434 94.7 1 Giúp học sinh hiểu biết chính xác hơn về những vấn đề nảy sinh của bản thân 400 87.3 4 Giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải 418 91.2 3 Làm cho học sinh cảm thấy hài lòng khi tìm đến sự trợ giúp đó 342 74.7 6 Giúp học sinh có được khả năng trong quá trình giải quyết vấn đề 393 85.8 5 Bảng 2.13 cho thấy, mặc dù trong nhà trường chưa có phòng tham vấn tâm lí nhưng qua các phương tiện thông tin và qua những lần các em tham gia tham vấn qua báo, đài, gọi điện thoại tới các trung tâm…các em đã phần nào hiểu được vai trò của tham vấn đối với những vấn đề của bản thân mình. Các em đều cho rằng nhà tham vấn sẽ “Giúp học sinh tự tin hơn về khả năng của bản thân trong quá trình giải quyết các vấn đề”, “Cung cấp nhiều thông tin bổ ích” và “Giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải”… Như vậy qua nghiên cứu cho thấy, các em rất cần được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc mà các em gặp phải trong cuộc sống. Đa số học sinh đều mong muốn có phòng tham vấn tâm lí, có các chuyên gia tâm lí để các em đến xin ý kiến khi có “vấn đề”. Mong muốn của các em học sinh THPT về phòng tham vấn tâm lí ở trường được thể hiện ở bảng 2.14. Bảng 2.14: Mong muốn của học sinh THPT về phòng tham vấn tâm lí ở trường (ở huyện) về hình thức, chuyên viên tâm lí… Lựa chọn N % Hình thức Đưa vào nội dung môn học “kỹ năng sống”. 214 46.7 Theo hình thức hoạt động ngoại khoá. 212 46.3 Cách thức Tham vấn trực tiếp với cá nhân. 196 42.8 Tham vấn qua thư từ, email 173 37.8 Tham vấn qua điện thoại. 133 29.0 Chuyên viên tâm lí Nữ 144 31.4 Nam cũng được, nữ cũng được 137 29.9 Lớn tuổi 115 25.1 Vị trí Đặt ở khu vực riêng không gần phòng học 172 37.6 Đặt ở khu vực riêng không gần với phòng giáo viên 91 19.9 Trước phòng nên có thêm hòm thư ngỏ 282 61.6 Bảng 2.14 cho thấy, có nhiều học sinh mong muốn trong trường nên giảng dạy môn “kỹ năng sống” (chiếm 46.7%), đây là mong muốn rất chính đáng và cấp thiết đối với học sinh THPT. Các em cần phải được rèn luyện về kỹ năng sống để có thể đối diện được với các vấn đề của cuộc sống và để trong cách giải quyết vấn đề không có những phản ứng tiêu cực. Từ bảng 2.14 cũng cho thấy, do còn chưa quen với hoạt động tham vấn tâm lí, còn cảm thấy e ngại đối với dịch vụ này nên có nhiều học sinh THPT đều lựa chọn cách thức tham vấn qua điện thoại, thư từ, email (chiếm 37.8%) nhưng tham vấn trực tiếp với cá nhân (chiếm 42.8%). Phòng tham vấn phải đặt ở nơi riêng biệt, không gần phòng học và phòng giáo viên, trước phòng nên có hòm thư ngỏ để các em bày tỏ những điều khó nói. Căn cứ vào mong muốn của các em mà các nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng tham vấn tâm lí tại trường cho phù hợp. Theo các chuyên gia Tâm lí nhận định, chương trình giáo dục phổ thông thực sự hiệu quả khi các em được thường xuyên hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và chia sẻ mọi tâm tư nguyện vọng. Thành lập phòng tham vấn trong nhà trường là điều rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 2.4. Một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR Vũng Tàu: Nhu cầu được tham vấn tâm lí của các em học sinh THPT là một nhu cầu tự nhiên và tất yếu khi các em sống trong xã hội hiện đại. Nhu cầu này càng trở nên cấp bách trước thực trạng giáo dục hiện nay khi các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ và giúp đỡ. Vì vậy, mỗi trường nên nhanh chóng thành lập một phòng tham vấn với tên gọi: “ Phòng tham vấn tâm lí”. Các nhà quan lí của Sở Giáo Dục và của các trường THPT cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của chuyên viên tham vấn tâm lí cũng như hoạt động của phòng tham vấn tâm lí. 2.4.1.Cơ sở để xây dựng biện pháp: Dựa trên chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về “Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên”, ngày 28.10.2005, dựa trên việc tìm hiểu những tài liệu có liên quan và kết quả nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, chúng tôi đưa ra một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu như sau: 2.4.2. Một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu: - Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có “phòng tham vấn tâm lí” trong nhà trường cho các cán bộ quản lí các cấp. - Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh về vai trò của chuyên viên tham vấn cũng như hoạt động của phòng tham vấn tâm lí trong nhà trường. - Xây dựng nội dung tham vấn: Tập trung về vấn đề học tập (động cơ và thái độ học tập, cách học, lựa chọn môn học…); Hướng nghiệp (nhận thức về các nghề, động cơ của việc chọn nghề, sự phù hợp giữa năng lực với nghề định chọn…). Đây là những vấn đề mà qua nghiên cứu cho thấy rất nhiều học sinh THPT rất cần được tham vấn. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến các vấn đề tâm sinh lí (giáo dục sức khoẻ - thể chất), những vấn đề trong quan hệ với cha mẹ, thầy cô, tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi vị thành niên…). Nội dung chương trình tham vấn học đường không chỉ bó hẹp trong khung lý thuyết về tham vấn mà cần phải được mở rộng, kết hợp với việc hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng về học tập, định hướng nghề nghiệp, phát triển nhân cách. - Phòng tham vấn phải được trang bị những thiết bị cần thiết để hoạt động có hiệu quả như: Bộ trắc nghiệm tâm lí trí tuệ, nhân cách, hướng nghiệp cho học sinh. Phải có bàn , ghế, máy tính, điện thoại, hòm thư…Và phải chọn nơi thoáng mát, cách xa khu vực lớp học và phòng giáo viên nhưng phải thuận tiện cho học sinh tới tham vấn. - Hình thức tham vấn: Có thể hoạt động theo nhiều hình thức sinh động, tuy nhiên chú trọng đến hình thức tham vấn trực tiếp (cá nhân hoặc nhóm), hoặc có thể thành lập đường dây nóng để tư vấn gián tiếp (qua điện thoại, hòm thư ngỏ). Bên cạnh đó nên mở các lớp dạy “kỹ năng sống” định kỳ vì đây là những hình thức được khá đông các em học sinh lựa chọn. Tổ chức những buổi tọa đàm nói chuyện về các vấn đề học sinh quan tâm như sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm – sinh lí lứa tuổi học sinh THPT, stress học đường… Tuy nhiên để hoạt động tham vấn thực sự có hiệu quả các biện pháp phải được tiến hành một cách đồng bộ và cần phải chú ý tới đặc điểm riêng biệt của huyện vùng sâu cũng như đặc trưng riêng của các em học sinh tại mỗi trường, mỗi khối lớp để xây dựng phương hướng hoạt động của phòng tham vấn tâm lí cho phù hợp. Như vậy, phòng tham vấn học sẽ giúp học sinh có khả năng đối mặt với những khó khăn tâm lý để vượt qua, đồng thời là nơi định hướng cho học sinh trong các lĩnh vực như học tập, hướng nghiệp, tình bạn, tình yêu và cách ứng xử trong cuộc sống. Tiểu kết chương 2: Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu ở mức cao, tập trung nhất là trong lĩnh vực học tập (chiếm trên 75%). Lí do để các em nhận thấy cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực có rất nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở các lí do “Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai”, “Khó diễn đạt điều mình muốn nói”, “Căng thẳng mệt mỏi trước sức ép học tập”… Đa số học sinh THPT đều nhận thấy rất cần có một phòng tham vấn tâm lí đặt tại trường để các em có thể tới xin “trợ giúp” mỗi khi có “vấn đề”. Các nhà quản lí cần nhận thức được điều này và nhanh chóng xây dựng kế hoạch thành lập phòng tham vấn tâm lí trong nhà trường để đáp ứng nhu cầu thiết thực của các em và để các em thấy được nhà trường thực sự là nơi chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Trong xã hội phát triển, cơ hội thực hiện những ước mơ, hoài bão của lứa tuổi học trò rất nhiều, nhưng cũng vì thế mà nhiều em tỏ ra băn khoăn không biết nên chọn con đường đi tiếp của mình như thế nào. Họ mong muốn có một phòng tham vấn trong trường hay gần trường để được trợ giúp trước khi có quyết định cuối cùng về con đường công danh, sự nghiệp, thậm chí cả vấn đề khúc mắc trong cuộc sống hàng ngày. Đó là nhu cầu hết sức tự nhiên và tất yếu của các em khi sống trong xã hội hiện đại. Nghiên cứu về “Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu” đã thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra và chứng minh được giả thuyết khoa học. Về lí luận: Hệ thống được lịch sử nghiên cứu vấn đề và các khái niệm công cụ của vấn đề nghiên cứu. Về thực trạng đã cho kết quả như sau: - Học sinh THPT huyện Xuyên Mộc có nhu cầu được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực: học tập, các mối quan hệ và về bản thân đều ở mức cao. Đặc biệt tập trung nhất là trong lĩnh vực học tập, nguyên nhân là do các em cảm thấy khó diễn đạt điều mình muốn nói, căng thẳng mệt mỏi trước sức ép học tập, nội dung các môn học quá nhiều… - Không có sự khác biệt rõ rệt về mức độ và vấn đề nảy sinh nhu cầu tham vấn tâm lí bên cạnh một số đặc trưng nhất định xét theo trường, khối lớp và giới tính. - Mặc dù nhu cầu cần được tham vấn tâm lí về những khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực là rất cao nhưng thực tế khi gặp “vấn đề” các em học sinh THPT lại lựa chọn cách giải quyết chủ yếu là “Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè”. Nguyên nhân chính là các em không dám tâm sự với cha mẹ và thầy cô và do hiện nay tại các trường THPT và trên địa bàn huyện chưa có một phòng tham vấn tâm lí nào để các em đến xin trợ giúp khi gặp “vấn đề”, rất ít học sinh biết đến các địa chỉ của phòng tham vấn ở các nơi khác. - Các em học sinh THPT đều đã nhận thức được rằng, nếu tìm đến với dịch vụ tham vấn tâm lí khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống thì sẽ giúp các em tự tin hơn, có được khả năng trong quá trình giải quyết vấn đề. Nếu ở trường thành lập phòng tham vấn tâm lí các em sẽ tìm đến chuyên gia khi có khó khăn, vướng mắc. - Các em mong muốn được tham vấn bằng hình thức tham vấn trực tiếp cá nhân tại phòng tham vấn tâm lí của trường hoặc qua thư từ, điện thoại, mail. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực của các em học sinh THPT cần phải nhanh chóng đưa hoạt động tham vấn vào trong các trường học để trợ giúp kịp thời khi các em gặp những khó khăn, vướng mắc. Cần xây dựng mô hình hoạt động của phòng tham vấn tâm lí trong nhà trường phù hợp với đặc điểm của học sinh từng trường về nội dung, hình thức tham vấn cũng như cách thức hoạt động của phòng tham vấn. Qua nghiên cứu lí luận và thực trạng, người nghiên cứu đã đề ra một số biện pháp định hướng cho công tác tham vấn tâm lí trong trường THPT: Trước hết cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải có phòng tham vấn và vai trò của chuyên viên tham vấn trong nhà trường cho các cán bộ quản lí các cấp cũng như của giáo viên, phụ huynh học sinh, học sinh THPT. Từ đó có thái độ đúng đắn đối với hoạt động này. Xây dựng mô hình tham vấn sao cho phù hợp với đặc điểm của huyện cũng như đặc điểm của học sinh từng trường về nội dung và hình thức tham vấn để tham vấn tâm lí thực sự trở thành người bạn đồng hành với học sinh THPT trong quá trình học tập và phát triển nhân cách. 2. KIẾN NGHỊ: 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo : - Mặc dù từ tháng 10.2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 9971 về việc triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên nhưng cho đến hiện nay kết quả thực hiện còn ở mức rất thấp, chưa thực hiện một cách rộng khắp các tỉnh mà chủ yếu mới chỉ tập trung tại các thành phố lớn . Nguyên nhân là chỉ thị mới chỉ mang tính chất chung chung, cụ thể mô hình tổ chức như thế nào, nội dung và phương thức hoạt động ra sao thì chưa đề cập đến. Vì vậy, Bộ Giáo dục cần phải có công văn cụ thể hướng dẫn cụ thể về nội dung và phương thức hoạt động đối với các Sở Giáo dục. Đồng thời ban hành những quy định cụ thể về vai trò và chức năng của phòng tham vấn trong trường học cũng như những chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tham vấn. 2.2.Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo: - Cần phải có nhận thức rõ và có những tuyên truyền đối với các trường THPT về tầm quan trọng của công tác tham vấn tâm lí trong nhà trường hiện nay. Thấy được nhu cầu tham vấn, trợ giúp về mặt tâm lí của học sinh THPT là nhu cầu chính đáng cần được đáp ứng. - Cần xây dựng những quy định cụ thể và thống nhất về việc thành lập, quản lí, giám sát hoạt động của các phòng tâm lí tại các trường phổ thông. Chuẩn bị lựa chọn và đưa ra một danh sách test chuẩn, có sự đánh giá phê chuẩn của các nhà chuyên môn, được cho phép bởi cơ quan chức năng để các trường phổ thông áp dụng. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn sâu cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng với tuổi vị thành niên, kỹ năng tham vấn cho các chuyên viên tâm lí… 2.3. Đối với các trường THPT: Nhanh chóng thành lập phòng tham vấn tâm lí trong nhà trường. Để phòng tham vấn ra đời hoạt động có hiệu quả nhà trường cần có những chuẩn bị sau: - Biên chế ít nhất một cán bộ tham vấn tốt nghiệp đại học ngành Tâm lí học, Giáo dục học. Nếu chưa có đủ điều kiện thì có thể bố trí giáo viên hoặc cán bộ đoàn thay thế nhưng phải được đào tạo qua những khoá huấn luyện về kỹ năng cũng như các lí thuyết về tham vấn để đạt hiệu quả trong công tác tham vấn. - Cần xây dựng những quy định chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của phòng tham vấn cũng như của cán bộ tham vấn trong nhà trường. - Cần có những đầu tư về nguồn lực và tài chính cho phòng tham vấn như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho hoạt động của phòng tham vấn. Đặc biệt nhà trường cần phải quan tâm tới vị trí đặt phòng, cách thức bố trí, trang trí trong phòng để tạo cảm giác yên tâm, thoải mái khi học sinh đến tham vấn. - Cần có các hình thức tuyên truyền phổ biến về công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà tham vấn học đường để học sinh, phụ huynh, giáo viên hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn với những học sinh tìm đến nhà tham vấn. - Nhà trường phải tạo điều kiện cho các em hình thành thói quen chia sẻ khi gặp một khó khăn nào đó trong học tập và cuộc sống, hiểu đúng chức năng và nhiệm vụ của phòng tham vấn tâm lí cũng như chuyên viên tham vấn. Có như vậy, hoạt động tham vấn tâm lí trong các trường THPT mới thực sự trở thành hoạt động thiết thực, góp phần tích cực để giáo dục các em học sinh trở thành những người có ích cho đất nước. Hoạt động tham vấn không phải là hoạt động chuyên biệt trong nhà trường, để hoạt động này đạt hiệu quả cần phải biết kết hợp chặt chẽ với các hoạt động của nhà trường, với chi hội phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội… Tất cả vì tương lai của thế hệ trẻ, vì tương lai của đất nước cần phải quan tâm tới những nhu cầu chính đáng của trẻ, trợ giúp các em kịp thời khi các em gặp khó khăn để các em có niềm tin vững vàng bước vào cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Nhân Ái (2007), Tham vấn nhìn từ góc độ giáo dục gia đình, Tạp chí Tâm lí học số 11, tr.46-49. 2. Nguyễn Ngọc Bích (1988), Tâm lí học nhân cách, NXB Giáo dục Hà Nội. 3. Chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ngày 28.10.2005. 4. Đinh Phương Duy (2006), Lý luận và quan điểm về tư vấn tâm lí tư vấn giáo dục , Hội thảo KHQG “Tư vấn tâm lí – giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM. 5. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển bách khoa. 6. Lê Thị Ngọc Dung (2006), Hoạt động tư vấn tâm lí giáo dục - thực trạng và giải pháp, Hội thảo KHQG “Tư vấn tâm lí – giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM. 7. Ngô Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga (2009), Xây dựng mô hình tham vấn học đường - Một tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh viên lập nghiệp. Tạp chí Tâm lý học số 11, tr.15-22. 8. Trần Thị Minh Đức (2006), Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới, Tạp chí Tâm lý học số 11, tr.45 – 51. 9. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lí, NXB ĐHQG Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc (2003), Một số công trình tâm lí học của A.N. Leonchiev, NXB Giáo dục Hà Nội. 11. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu về nhân cách, NXB Chính trị Quốc gia. 12. Nguyễn Thị Minh Hằng (2009), Mô hình hoạt động của nhà tham vấn học đường, Tạp chí Tâm lí học số 3/2009. 13. Dương Diệu Hoa, Vũ Thị Khánh Linh (2007), Khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh phổ thông, Tạp chí Tâm lí học số 2, tr.36-42. 14. Nguyễn Phương Hoa (2002), Cần có các chuyên viên tâm lí trong trường học, Tạp chí Tâm lí học số 9, tr.44 – 45. 15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1997), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 16. Trần Thị Hương (2006), “Một số ý kiến về hoạt động tham vấn học đường”, Hội thảo khoa học quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển, TP.HCM. 17 Kathryn Geldard & David Geldard - Nguyễn Xuân Nghĩa & Lê Lộc dịch và biên tập (2000), Công tác tham vấn trẻ em - giới thiệu thực hành, Đại học mở bán công TP.HCM. 18 Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lí trị liệu, NXB Quốc gia Hà Nội. 19 Kỷ yếu hội thảo khoa học (1996), “ J.Piaget – nhà tâm lí học vĩ đại thế kỷ 20. Hội TLHGDH Việt Nam. 20 Lê Thị Minh Loan (2010), Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tham vấn tâm lí cho học sinh ở các trường THPT, Tạp chí Tâm lí học số 5, tr.11-16. 21 Lomov.Ph (2000), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận Tâm lí học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 22 Bùi Thị Xuân Mai (2003), “ Bàn về thuật ngữ: Tư vấn, tham vấn và cố vấn”, Tạp chí tâm lí học số 4, tr.39-42. 23 Bùi Thị Xuân Mai (2007), Có nên đồng nhất tham vấn với tư vấn và trị liệu tâm lí, Tạp chí tâm lí học 4/2007. 24 Trần Thị Thu Mai (2010), Hoạt động của phòng tư vấn tâm lí – giáo dục - hướng nghiệp ở trường phổ thông, Tạp chí giáo dục số 19, tr. 124-129. 25 Phan Trọng Ngọ (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí người, NXB ĐHSPHN. 26 Trương Bích Nguyệt (2003), Bước đầu tìm hiểu sự cần thiết của công tác tư vấn học đường hiện nay ở một số trường cấp 2- 3 tại TP HCM, Khoá luận tốt nghiệp ĐHSP TPHCM. 27 Bùi Ngọc Oánh (2006), “Kết hợp việc tham vấn trong hoạt động tư vấn”, Hội thảo khoa học Quốc gia “Tư vấn tâm lí giáo dục – Lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM. 28 Ngô Đình Qua (2006), Nhu cầu tham vấn tâm lí - giới tính của học sinh một số trường trung học tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo KHQG “Tư vấn tâm lí – Lý luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, Thành phố Hồ Chí Minh. 29 Võ Thị Tích (2004), Tìm hiểu thực trạng và các giải pháp định hướng về nhu cầu tham vấn học đường ở học sinh các trường PTCS trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP HCM. 30 Nguyễn Hà Thành (2009), Nhu cầu được giáo dục sức khỏe sinh sản của học sinh THPT, Tạp chí Tâm lí học số 7, tr.39-44. 31 Đỗ Thiết Thạch (2006), “Kinh nghiệm của Châu âu về tư vấn giáo dục và một vài suy nghĩ vận dụng vào Viết Nam”, Hội thảo khoa học Quốc gia “Tư vấn tâm lí giáo dục – Lí luận, thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM. 32 Trần Thị Thu Thuỷ (2006), Tìm hiểu nhu cầu học tập của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Phước, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP TPHCM. 33 Trung tâm nghiên cứu Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), “Stress học đường và ảnh hưởng của nó đến tâm lí học sinh cuối cấp THPT”, Đề tài khoa học do trung tâm nghiên cứu phụ nữ Đại học Quốc gia thực hiện. 34 UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam – UNICEF VN (2002), Tài liệu tập huấn đào tạo giảng viên về công tác tham vấn. 35 Nguyễn Quang Uẩn (2000), Tâm lí học đại cương, NXB ĐQG Hà Nội. 36 Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển TLH, NXB Ngoại văn. 37 Phạm Viết Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giáo viên) Quý thầy cô hãy trả lời những câu sau đây bằng cách hãy đánh dấu (√) vào ô tương ứng với câu mà Quý thầy cô cho là phù hợp với mình. 1. Theo Quý thầy cô, hiện nay lứa tuổi học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc: Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Trong học tập Trong quan hệ với bạn bè Trong quan hệ với cha mẹ Trong quan hệ với thầy cô Về bản thân mình Lĩnh vực khác: 2. Theo Quý thầy cô, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Nội dung các môn học quá nhiều Phương pháp dạy của giáo viên khó hiểu Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít Không hiểu bài Không tập trung khi học hoặc khi nghe giảng Không biết cách sắp xếp thời gian học Thời gian học thêm quá nhiều Bài tập về nhà quá nhiều Không biết cách tự học Khó diễn đạt điều mình muốn nói Lí do khác: 3 Theo Quý thầy cô, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Không biết cách bày tỏ cảm xúc với bạn Không biết cách từ chối yêu cầu của bạn Muốn hòa đồng với bạn nhưng khó Thấy mình bị bạn bè xa lánh, không có bạn thân Mặc cảm với bạn bè về nhiều mặt Thất vọng vì thấy bạn là người ích kỷ và lợi dụng Thường ganh tị với bạn Không thích tính tình của bạn Không biết làm thế nào để tìm được người bạn tốt Không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt Lí do khác: 4. Theo Quý thầy cô, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô Cảm thấy thầy cô luôn không công bằng Thầy cô đưa ra nhiều yêu cầu cao so với khả năng của học sinh Thầy cô không hiểu tâm lí của học sinh Thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với học sinh Chưa nhận thấy thầy cô là tấm gương để học tập Thầy cô quá nghiêm khác Thầy cô giảng dạy chưa nhiệt tình Không hài lòng với cách cư xử của thầy cô Thường làm cho thầy cô không hài lòng Lí do khác: 5. Theo Quý thầy cô, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ Cảm thấy không được cha mẹ quan tâm Cha mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái Cha mẹ thường xuyên bất hòa Cha mẹ li hôn Nhận thấy cha mẹ chưa là tấm gương cho con cái Cha mẹ quá nghiêm khắc Cha mẹ không hiểu tâm lí con cái nên thường áp đặt vô cớ Cha mẹ không có thời gian để gần gũi, chuyện trò Không hài lòng về cách cư xử của cha mẹ Lí do khác: 6. Theo Quý thầy cô, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí về vấn đề của bản thân là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Cảm thấy khó hiểu về cảm xúc của mình Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Căng thẳng, mệt mỏi trước sức ép học tập Lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của bản thân Thiếu tự tin về khả năng của bản thân Lo lắng về tình bạn khác giới Không tìm xây dựng được lí tưởng sống Muốn tìm ra cách học để đem lại kết quả tốt Cảm thấy bi quan về xu hướng sống của mọi người xung quanh Buồn vì kết quả học tập không cao Lí do khác: 7. Theo Quý thầy cô, khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, học tập, giao tiếp…học sinh THPT đã tìm đến sự “trợ giúp”nào? □ Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè □ Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô □ Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ □ Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí □ Tự khắc phục □ Không làm gì cả Cách khác: 8. Theo quý thầy cô, tham vấn tâm lí cần cho học sinh THPT là vì: Đúng Sai Cung cấp nhiều thông tin bổ ích Giúp học sinh tự tin hơn về khả năng của bản thân trong quá trình giải quyết các vấn đề Giúp học sinh hiểu biết chính xác hơn về những vấn đề nảy sinh của bản thân Giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải Làm cho học sinh cảm thấy hài lòng khi tìm đến sự trợ giúp đó Giúp học sinh có được khả năng trong quá trình giải quyết vấn đề 9.Theo Quý thầy cô, hoạt động của phòng tham vấn nên tổ chức: a. □Theo hình thức hoạt động ngoại khoá. b. □Hoạt động độc lập tại phòng tham vấn c. □Nói chuyện chuyên đề định kỳ. d. □Lồng ghép vào hoạt động đoàn. e. □Đưa vào nội dung môn học “kỹ năng sống”. 10. Theo Quý thầy cô, học sinh thích được tham vấn theo hình thức nào? a. □Tham vấn trực tiếp với cá nhân. b. □Tham vấn trực tiếp với nhóm. c. □Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn của trường. d. □Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn ngoài trường học. e. □Tham vấn qua điện thoại. f. □Tham vấn qua thư từ, email g. Các hình thức tham vấn khác…………………………………………… 11. Theo quý thầy cô, học sinh muốn chuyên viên tham vấn là: a. □Nam b. □Nữ c. □Trẻ tuổi d. □Lớn tuổi e. □Nam cũng được, nữ cũng được. f. □Trẻ tuổi,lớn tuổi cũng được 12. Theo quý thầy cô, nếu có phòng tham vấn tại trường học sinh sẽ: a. □Thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của mình. b. □Khi có vấn đề thật cần thiết mới đến gặp chuyên gia. c. □Không đến. *Vì sao?.................................................................................................................................... ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………… Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô! Chúc Quý thầy cô mọi điều may mắn. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học sinh) Các em học sinh thân mến!Để giúp các em giải tỏa những vướng mắc trong cuộc sống cũng như trong học tập, chúng tôi muốn các em cùng trao đổi một số nội dung dưới đây. Các em hãy đọc kỹ từng câu, suy nghĩ và đánh dấu (√) vào ô tương ứng với câu mà em cho là phù hợp với mình. Em hãy cho biết đôi điều về bản thân: Trường:…………………………. Lớp:…………………………… □Nam. □ Nữ. 1. Theo em, hiện nay lứa tuổi học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí về những vấn đề khó khăn, vướng mắc: Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Trong học tập Trong quan hệ với bạn bè Trong quan hệ với cha mẹ Trong quan hệ với thầy cô Về bản thân mình Lĩnh vực khác: 2. Theo em, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Nội dung các môn học quá nhiều Phương pháp dạy của giáo viên khó hiểu Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít Không hiểu bài Không tập trung khi học hoặc khi nghe giảng Không biết cách sắp xếp thời gian học Thời gian học thêm quá nhiều Bài tập về nhà quá nhiều Không biết cách tự học Khó diễn đạt điều mình muốn nói Lí do khác: 3. Theo em, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Không biết cách bày tỏ cảm xúc với bạn Không biết cách từ chối yêu cầu của bạn Muốn hòa đồng với bạn nhưng khó Thấy mình bị bạn bè xa lánh, không có bạn thân Mặc cảm với bạn bè về nhiều mặt Thất vọng vì thấy bạn là người ích kỷ và lợi dụng Thường ganh tị với bạn Không thích tính tình của bạn Không biết làm thế nào để tìm được người bạn tốt Không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt Lí do khác: 4. Theo em, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực Rất Đồng Không quan hệ với thầy cô là do: đồng ý ý đồng ý Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô Cảm thấy thầy cô luôn không công bằng Thầy cô đưa ra nhiều yêu cầu cao so với khả năng của học sinh Thầy cô không hiểu tâm lí của học sinh Thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với học sinh Chưa nhận thấy thầy cô là tấm gương để học tập Thầy cô quá nghiêm khác Thầy cô giảng dạy chưa nhiệt tình Không hài lòng với cách cư xử của thầy cô Thường làm cho thầy cô không hài lòng Lí do khác: 5 Theo em, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ Cảm thấy không được cha mẹ quan tâm Cha mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái Cha mẹ thường xuyên bất hòa Cha mẹ li hôn Nhận thấy cha mẹ chưa là tấm gương cho con cái Cha mẹ quá nghiêm khắc Cha mẹ không hiểu tâm lí con cái nên thường áp đặt vô cớ Cha mẹ không có thời gian để gần gũi, chuyện trò Không hài lòng về cách cư xử của cha mẹ Lí do khác: 6 Theo em, học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí về vấn đề của bản thân là do: Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Cảm thấy khó hiểu về cảm xúc của mình Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Căng thẳng, mệt mỏi trước sức ép học tập Lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của bản thân Thiếu tự tin về khả năng của bản thân Lo lắng về tình bạn khác giới Không xác định được động cơ học tập Muốn tìm ra cách học để đem lại kết quả tốt Cảm thấy bi quan về một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội Buồn vì kết quả học tập không cao Lí do khác: 7 Theo em, khi gặp những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, học tập, giao tiếp…học sinh THPT đã tìm đến sự “trợ giúp”nào? □ Tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè □ Tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô □ Tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ □ Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí □ Tự khắc phục □ Không làm gì cả Cách khác: 8. Theo em, tham vấn tâm lí cần cho học sinh THPT là vì: Đúng Sai Cung cấp nhiều thông tin bổ ích Giúp học sinh tự tin hơn về khả năng của bản thân trong quá trình giải quyết các vấn đề Giúp học sinh hiểu biết chính xác hơn về những vấn đề nảy sinh của bản thân Giải tỏa được những khó khăn, vướng mắc mà học sinh đang gặp phải Làm cho học sinh cảm thấy hài lòng khi tìm đến sự trợ giúp đó Giúp học sinh có được khả năng trong quá trình giải quyết vấn đề 9.Theo em, hoạt động của phòng tham vấn nên tổ chức: □Theo hình thức hoạt động ngoại khoá. □Hoạt động độc lập tại phòng tham vấn □Nói chuyện chuyên đề định kỳ. □Lồng ghép vào hoạt động đoàn. □Đưa vào nội dung môn học “kỹ năng sống”. 10. Em thích được tham vấn theo hình thức nào? □Tham vấn trực tiếp với cá nhân. □Tham vấn trực tiếp với nhóm. □Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn của trường. □Tham vấn trực tiếp tại phòng tham vấn ngoài trường học. □Tham vấn qua điện thoại. □Tham vấn qua thư từ, email Các hình thức tham vấn khác…………………………………………… 11. Em muốn chuyên viên tham vấn là: □Nam □Nữ □Trẻ tuổi □Lớn tuổi □Nam cũng được, nữ cũng được. □Trẻ tuổi,lớn tuổi cũng được 12. Nếu có phòng tham vấn tại trường em sẽ: a. □Thường xuyên đến xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề của mình. b. □Khi có vấn đề thật cần thiết mới đến gặp chuyên gia. c. □Không đến *Nếu lựa chọn “không đến” em hãy chọn những lí do sau: a. □Sợ lộ bí mật cá nhân b. □E ngại vì chưa quen với dịch vụ này. c. □Vấn đề chưa đến mức cần phải tham vấn. d. □Sợ phải tốn tiền cước phí. e. □Nghĩ rằng có xin tham vấn thì hiệu quả cũng không cao. f. □Lí do khác……………………………………………… 13. Theo em, phòng tham vấn của trường nên: a. □Đặt ở khu vực riêng không gần phòng học. b. □Đặt ở khu vực riêng không gần với phòng giáo viên. c. □Trước phòng nên có thêm hòm thư ngỏ d. □Liền kề với phòng học để học sinh tiện khi đến. 14. Nếu được chọn tên cho phòng tham vấn tâm lí của trường em sẽ chọn là: a. □Phòng tham vấn tâm lí b. □Phòng tâm tình c. □Gõ cửa trái tim d. □Giãi bày tâm sự e. □Chia sẻ f. □Tên khác: 1 PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU Mẫu 1: Dành cho giáo viên. 1. Theo Thầy (cô), học sinh THPT hiện nay thường gặp khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 2. Thầy (cô) đánh giá mức độ khó khăn, vướng mắc mà học sinh gặp phải như thế nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 3. Theo Thầy (cô), học sinh THPT thường giải quyết khó khăn của mình bằng cách thức nào? Thầy (cô) đánh giá hiệu quả của cách giải quyết đó như thế nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………….. 4. Theo Thầy (cô), cách thức nào giúp học sinh giải quyết khó khăn một cách tốt nhất?Nhà trường đã có biện pháp gì trợ giúp khi các em gặp khó khăn? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 5. Thầy (cô) đánh giá vai trò của chuyên viên tâm lí trong nhà trường THPT như thế nào? Trong trường có cần thiết phải mở phòng tham vấn tâm lí không? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 6. Theo Thầy (cô), mức độ học sinh sẽ tham gia tham vấn nếu ở trường có phòng tham vấn như thế nào? Để phòng tham vấn hoạt động hiệu quả cần những yếu tố nào? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU Mẫu 2: Dành cho học sinh. 1. Hiện nay, điều gì khiến em quan tâm và lo lắng nhiều nhất? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 2. Để giải tỏa tâm trạng lo lắng em thường nhờ ai trợ gúp? Em có cần sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lí không? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………… 3. Theo em, trong trường có nên thành lập phòng tham vấn tâm lí không? Nếu có em có thường xuyên đến để xin trợ giúp không? Vì sao? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ……………………………… 4. Em có nguyên vọng gì đối với nhà trường và cha mẹ để giúp đỡ em trong học tập và cuộc sống? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………… PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BẢNG KẾT QUẢ THỐNG KÊ Bảng 1: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập xét theo trường: Về học tập Trường THPH Tổng cộng X2 df P Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình KCT 3 0 0 0 3 14,41 0,108 Ít Cần thiết 3 2 2 2 9 Cần thiết 26 31 18 24 99 9 RCT 81 81 95 88 345 Tổng cộng 113 114 115 114 456 Bảng 2: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè xét theo trường: Trong quan hệ với bạn bè Trường THPH Tổng cộng X2 df P Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình KCT 2 4 5 0 11 17,72 0,039 Ít CT 19 16 25 16 76 CT 60 58 66 57 241 9 RCT 32 36 19 42 129 Tổng cộng 113 114 115 115 457 Bảng 3: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ xét theo trường Trong quan hệ với cha mẹ Trường THPH Tổng cộng X2 df P Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình KCT 7 7 5 5 24 16,50 0,054 Ít CT 23 12 18 13 66 Cần thiết 56 51 40 47 194 9 RCT 27 44 52 48 171 Tổng cộng 113 114 115 113 455 Bảng 4: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô xét theo trường Trong quan hệ với thầy cô Trường THPH Tổng cộng X2 df P Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình KCT 4 5 2 3 14 24,45 0,004 Ít CT 32 16 19 11 78 Cần thiết 56 64 65 54 239 9 RCT 21 29 29 44 123 Tổng cộng 113 114 115 112 454 Bảng 5: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí về bản thân xét theo trường Về bản thân Trường THPH Tổng cộng X2 df P Xuyên Mộc Hòa Hội Phước Bửu Hòa Bình KCT 10 9 8 2 29 51,44 0,000 Ít CT 17 10 28 11 66 Cần thiết 39 24 51 34 148 9 RCT 46 68 28 66 208 Tổng cộng 112 111 115 113 451 Bảng 6: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập xét theo lớp Về học tập Lớp Tổng cộng X2 df P 10 11 12 KCT 0 1 2 3 11,19 0,082 Ít CT 6 1 2 9 Cần thiết 43 30 26 99 6 RCT 110 127 108 345 Tổng cộng 159 159 138 456 Bảng 7: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè xét theo lớp Trong quan hệ với bạn bè Lớp Tổng cộng X2 df P 10 11 12 KCT 2 7 2 11 29,84 0,000 Ít CT 39 15 22 76 Cần thiết 89 74 78 241 6 RCT 29 63 37 129 Tổng cộng 159 159 139 457 Bảng 8: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ xét theo lớp Trong quan hệ với cha mẹ Lớp Tổng cộng X2 df P 10 11 12 KCT 8 13 3 24 13,88 0,033 Ít CT 23 26 17 66 Cần thiết 69 53 72 194 6 RCT 58 67 46 171 Tổng cộng 158 159 138 455 Bảng 9: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập xét theo giới Trong học tập Giới tính Tổng cộng X2 df P Nam Nữ KCT 0 3 3 2,28 0,516 Ít CT 4 5 9 Cần thiết 42 57 99 3 Rất cần thiết 149 196 345 Tổng cộng 195 261 456 Bảng 10: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè xét theo giới: Trong quan hệ với bạn bè Giới tính Tổng cộng X2 df P Nam Nữ Không cần thiết 7 4 11 2,13 0,545 Ít Cần thiết 31 45 76 Cần thiết 104 137 241 3 Rất cần thiết 54 75 129 Tổng cộng 196 261 457 Bảng 11: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ xét theo giới: Trong quan hệ với cha mẹ Giới tính Tổng cộng X2 df P Nam Nữ Không cần thiết 14 10 24 3,99 0,262 Ít Cần thiết 30 36 66 Cần thiết 75 119 194 3 Rất cần thiết 75 96 171 Tổng cộng 194 261 455 Bảng 12: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô xét theo giới: Trong quan hệ với thầy cô Giới tính Tổng cộng X2 df P Nam Nữ Không cần thiết 9 5 14 4,35 0,225 Ít Cần thiết 36 42 78 Cần thiết 94 145 239 3 Rất cần thiết 55 68 123 Tổng cộng 194 260 454 Bảng 13:: Mức độ cần thiết được tham vấn tâm lí về bản thân mình xét theo giới: Về bản thân mình Giới tính Tổng cộng X2 df P Nam Nữ Không cần thiết 15 14 29 2,50 0,475 Ít Cần thiết 28 38 66 Cần thiết 69 79 148 3 Rất cần thiết 83 125 208 Tổng cộng 195 256 451 Bảng 14:. Lý do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực học tập (thang 3 bậc): Lý do TB ĐLTC Thứ bậc Nội dung các môn học quá nhiều 2,32 0,64 2 Phương pháp dạy của giáo viên khó hiểu 1,84 0,66 8 Điều kiện thực hành và vận dụng thực tiễn ít 2,29 0,61 3 Không hiểu bài 1,93 0,69 7 Không tập trung khi học hoặc khi nghe giảng 1,79 0,70 10 Không biết cách sắp xếp thời gian học 2,07 0,69 4 Thời gian học thêm quá nhiều 2,04 0,76 6 Bài tập về nhà quá nhiều 1,81 0,76 9 Không biết cách tự học 2,05 0,70 5 Khó diễn đạt điều mình muốn nói 2,33 0,63 1 Bảng 15: Lý do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè: Lý do TB ĐLTC Thứ bậc Không biết cách bày tỏ cảm xúc với bạn 1,96 0,66 5 Không biết cách từ chối yêu cầu của bạn 1,83 0,58 8 Muốn hòa đồng với bạn nhưng khó 2,19 0,70 3 Thấy mình bị bạn bè xa lánh, không có bạn thân 1,88 0,80 7 Mặc cảm với bạn bè về nhiều mặt 1,92 0,74 6 Thất vọng vì thấy bạn là người ích kỷ và lợi dụng 1,99 0,72 4 Thường ganh tị với bạn 1,47 0,66 10 Không thích tính tình của bạn 1,73 0,63 9 Không biết làm thế nào để tìm được người bạn tốt 2,34 0,69 1 Không biết làm gì để giúp đỡ bạn và đối xử với bạn cho tốt 2,21 0,69 2 Bảng 16: Lý do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô: Lý do TB ĐLTC Thứ bậc Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với thầy cô 2,46 0,58 1 Cảm thấy thầy cô luôn không công bằng 1,70 0,70 8 Thầy cô đưa ra nhiều yêu cầu cao so với khả năng của học sinh 1,96 0,68 4 Thầy cô không hiểu tâm lí của học sinh 2,11 0,68 3 Thầy cô không có nhiều thời gian tiếp xúc, trò chuyện với học sinh 2,16 0,66 2 Chưa nhận thấy thầy cô là tấm gương để học tập 1,43 0,66 10 Thầy cô quá nghiêm khắc 1,79 0,67 5 Thầy cô giảng dạy chưa nhiệt tình 1,63 0,67 9 Không hài lòng với cách cư xử của thầy cô 1,75 0,67 7 Thường làm cho thầy cô không hài lòng 1,79 0,67 6 Bảng 17: Lý do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ: Lý do TB ĐLTC Thứ bậc Khó tâm sự hoặc trình bày nguyện vọng với cha mẹ 2,07 0,78 3 Cảm thấy không được cha mẹ quan tâm 1,54 0,71 8 Cha mẹ thường kỳ vọng lớn ở con cái 2,23 0,66 1 Cha mẹ thường xuyên bất hòa 1,62 0,73 7 Cha mẹ li hôn 1,52 0,77 9 Nhận thấy cha mẹ chưa là tấm gương cho con cái 1,43 0,65 10 Cha mẹ quá nghiêm khắc 1,69 0,67 5 Cha mẹ không hiểu tâm lí con cái nên thường áp đặt vô cớ 2,10 0,74 2 Cha mẹ không có thời gian để gần gũi, chuyện trò 1,92 0,70 4 Không hài lòng về cách cư xử của cha mẹ 1,64 0,69 6 Bảng 18: Lý do học sinh THPT cần được tham vấn tâm lí về vấn đề của bản thân: Lý do TB ĐLTC Thứ bậc Cảm thấy khó hiểu về cảm xúc của mình 2,25 0,67 4 Lo lắng về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai 2,57 0,55 1 Căng thẳng, mệt mỏi trước sức ép học tập 2,37 0,60 3 Lo lắng về sức khỏe và sự phát triển của bản thân 2,07 0,66 7 Thiếu tự tin về khả năng của bản thân 2,24 0,66 5 Lo lắng về tình bạn khác giới 1,89 0,73 8 Không xác định được động cơ học tập 1,82 0,72 10 Muốn tìm ra cách học để đem lại kết quả tốt 2,55 0,54 2 Cảm thấy bi quan về một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội 1,85 0,66 9 Buồn vì kết quả học tập không cao 2,25 0,64 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH033.pdf
Tài liệu liên quan