Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

MS: LVVH-VHVN047 SỐ TRANG: 105 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2011 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Chương 1: TRUYỆN NGẮN TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu 1.1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu 1.1.2. Sáng tác văn học của Nguyễn Minh Châu 1.2. Truyện ngắn và hành trình đổi mới của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1.2.1. Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1.2.2. Hành trình đổi mới của truyện ngắn N guyễn Minh Châu trong hành trình đổi mới văn xuôi Việt Nam (từ văn học thời chiến sang văn học thời hậu chiến và thời hội nhập) Chương 2: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ NỘI DUNG TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975) 2.1. Bước chuyển về quan niệm nghệ thuật 2.2. Bước chuyển về nội dung tự sự Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KĨ THUẬT THỂ LOẠI, PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU (sau 1975) 3.1. Chuyển biến về kĩ thuật thể loại 3.1.1. Từ cốt truyện có “hành động bên ngoài” chiếm ưu thế ở truyện ngắn sử thi hóa đến cốt truyện chủ yếu dựa vào “hành động bên trong” của nhân vật ở truyện ngắn tiểu thuyết hóa 3.1.2. Từ truyện ngắn theo quan niệm truyền thống đến truyện ngắn có sự phức hợp cốt truyện (gia tăng những yếu tố thuộc về cấu trúc tiểu thuyết) 3.1.3. Từ sự tương tác với với một thể loại chủ yếu (sử thi hóa hoặc tiểu thuyết hóa) đến việc tăng cường thêm các yếu tố của loại kịch, loại trữ tình, các yếu tố của kí và tự truyện 3.2. Chuyển biến về phương thức tự sự 3.2.1. Phương thức xây dựng nhân vật: chuyển biến theo hướng đi sâu miêu tả thế giới nội tâm phức tạp bên trong con người 3.2.2. Phương thức sử dụng biểu tượng nghệ thuật 3.2.3. Chuyển biến trong phương thức trần thuật (dịch chuyển, phối hợp điểm nhìn, vai kể ) 3.3. Chuyển biến trong cách sáng tạo ngôn từ: đa dạng hóa, phức điệu hóa lời văn nghệ thuật 3.3.1. Từ các loại diễn ngôn trong truyện ngắn sử thi hóa đến các loại diễn ngôn trong truyện ngắn tiểu thuyết hóa 3.3.2. Những thay đổi trong tổ chức lời văn nghệ thuật 3.3.3. Những chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười không bao giờ trùng hợp với bản thân mình” [2,tr.261], nhà văn buộc lòng phải từ bỏ vai trò độc thoại để phân thân thành nhiều con người khác nhau, thâm nhập vào cái thế giới bê n trong đầy bí ẩn và phức tạp để có thể tìm hiểu “ toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người ” [2, tr.263]. Trong mỗi truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, giờ đây, đi kèm với một vấn đề gai góc nào đó của đời sống, luôn diễn ra những cuộc đối thoại với nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu vang lên từ nhiều phía khác nhau. Trong lời kể của người kể chuyện hoặc của nhân vật mà người kể chuyện mượn lời, luôn có những đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp. Có trường hợp, lời đối thoại được sử dụng như một biến thể của ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật, tiêu biểu nhất là cuộc đối thoại nội tâm của người họa sĩ trong truyện ngắn Bức tranh. Trong Phiên chợ Giát, kết hợp cái nhìn từ bên ngoài nhân vật với cái nhìn từ góc độ của nhân vật lão Khúng, ngôn ngữ của người trần thuật xen kẽ, giao hòa với ngôn ngữ nhân vật, tạo nên một giọng kể nửa trực tiếp, vừa là giọng người trần thuật miêu tả, nhận xét về nhân vật, lại vừa có giọng và lời của chính nhân vật ấy xen vào. Trong dòng ý thức của lão Khúng cũng có rất nhiều những đối thoại trực tiếp và gián tiếp, một nửa như đối thoại với chính bản thân, một nửa như hướng ra ngoài đối thoại với độc giả. Thế giới nội tâm đầy bí ẩn và phức tạp của lão nông dân đem đến cho người đọc nhiều suy nghĩ không dễ trả lời ngay được. Ở Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả cũng để cho nhân vật bộc lộ mình trong những cuộc đối thoại khác nhau, đối thoại với chính mình, với “anh ấy”, với vong linh của những người lính… Tiếng nói của người kể chuyện có lúc đồng tình ủng hộ nhưng cũng có lúc tách riêng để nhận xét, phản biện, vừa tranh luận với Quỳ nhưng cũng là đối thoại với bạn đọc. Nhân vật là một người bất hạnh hay hạnh phúc? Sự lựa chọn của chị là đúng đắn hay còn nhiều bất cập ? Rõ ràng đây là những câu hỏi không dễ trả lời. Từ những diễn ngôn về vẻ đẹp con người lí tưởng thời chiến tranh, giờ đây, chủ thề trần thuật dường như muốn xác lập một thứ diễn ngôn mới về thế giới tinh thần bên trong của con người, vẽ nên những bức tranh nội tâm của con người thường nhật bí ẩn, phức tạp trong cuộc đời “đa sự”. Từ những diễn ngôn mang tính chất phi đối thoại chuyển sang những diễn ngôn có tính đối thoại rõ nét hơn, những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 75, dù đậm tính luận đề, vẫn hấp dẫn và mời gọi sự đồng sáng tạo nơi người đọc. 3.3.2. Những thay đổi trong tổ chức lời văn nghệ thuật 3.3.2.1. Chuyển sang những diễn ngôn được xác lập trên lập trường dân chủ, lời văn trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 trở nên sinh động, gần gũi với đời thường hơn. Thay cho lời văn mực thước, khuôn phép với những nghi thức có phần khách sáo, phi cá tính trước đây, ngôn ngữ trong truyện của ông giờ đây đậm chất đời thường với sự xuất hiện nhiều hơn những thành phần khẩu ngữ, các yếu tố cảm thán, các từ ngữ mang sắc thái bỗ bã, bỡn cợt, các tiếng chửi... Tác giả không ngần ngại đặt vào miệng nhân vật những lời thoại dạng như : “Mẹ nó chứ, không phải là con tôi mà tôi lại nuôi từ lúc mới lọt lòng ra? ”, “Làm ra con người khó đếch gì?”(Khách ở quê ra ) [13, tr.379-381], “Cái lão Khúng này thiết đếch gì! Sao với lại chả trăng! Cho cái mặt trời ông cũng đếch thiết nữa là! ” [13, tr.593], “Công trường với lại công triếc, toàn một lũ ăn cắp!” [13, tr.600] (Phiên chợ Giát), “ - Lại tự do…cái gì chứ gì? Phải rồi, gọi là tự do tín ngưỡng. Chữ với nghĩa đếch gì mà như hóc xương cá…” (Chợ Tết) [7, tr.817]. Trong nhiều truyện, các thành phần tình thái hoặc cảm thán xuất hiện rất nhiều, không chỉ trong lời đối thoại của nhân vật mà còn xen lẫn trong lời kể. Ở lời đối thoại trực tiếp của nhân vật, các yếu tố này giúp cá thể hóa rõ né t giọng điệu của từng nhân vật, giúp nhân vật hiện diện rõ nét trước mắt người đọc. Ở dạng lời văn gián tiếp, sự xuất hiện của chúng vừa giúp bộc lộ sắc thái cảm xúc vừa bày tỏ thái độ, quan điểm của người kể chuyện trước đối tượng, người kể chuyện như đang đứng bên cạnh cùng quan sát và trò chuyện với người đọc. Chẳng hạn như: “Chết một nỗi nữa là, thủ phạm do đầu óc tưởng tượng của rất nhiều vụ ăn cắp là một con người hồn nhiên và vô tâm, quá đỗi “Một con người như anh T. của tôi… đi nhuộm tóc và may sơ mi ca rô bó hông như thanh niên? hồn nhiên và vô tâm.(Đứa ăn cắp) [13, tr.254]. Thế này thì hết nước, tôi chỉ muốn giơ cả hai tay lên trời mà kêu lên, nhưng thế này là thế nào, hả trời “ ?” (Sắm vai) [13, tr.261]. Chao trời kìa, trông dáng điệu tên đạo chích – con vật độc ác – sao mà Ở dạng lời văn nửa trực tiếp, các thành phần này có chức năng kép, vừa giúp khắc họa những biến động nội tâm của nhânvật, vừa bày tỏ cảm xúc của người kể. Chẳng hạn như trong lời lão Khúng ở Phiên chợ Giát, các cụm từ “Trời đất hỡi…”, “Lạ lùng sao…”, “Quả thật tình..”, “Thực may! May quá!”, “Ấy thế mà mới tài tình chứ!”, “Quả có vậy thực…”, “Chao ôi”… xuất hiện rất nhiều, làm cho giọng của người kể và của nhân vật hòa vào nhau, tạo nên một giọng điệu hết sức đặc biệt trong tác phẩm. đầy tự tin và ngạo mạn” (Một lần đối chứng) [13, tr.368]. Hệ thống các từ ngữ dùng để xưng hô cũng có sự thay đổi. Trước 1975, ta thấy trong truyện của Nguyễn Minh Châu có một lối xưng hô đúng mực, thân mật theo kiểu đồng chí, đồng đội. Các nhân vật gọi nhau bằng tên, xưng hô là anh / tôi, anh / em, cậu / tớ… Trong ngôn ngữ của người kể cũng vậy, nhân vật được gọi bằng tên hoặc là anh / chị, ông / bà / mẹ / bác / em… Đấy là cách xưng hô của mối quan hệ giao tiếp dựa trên lập trường đạo đức chính thống , tưởng như gần gũi nhưng thật ra có phần khách sáo. Sau 1975, ta thấy hệ thống các từ ngữ dùng để xưng hô trở nên đa dạng hơn, tính cá thể hóa xuất hiện rõ nét. Bên cạnh lối xưng hô đúng mực theo nghi thức còn có thêm cách đối đáp thân mật hoặc bỗ bã kiểu “mày / tao”. Trong ngôn ngữ của người kể chuyện, các nhân vật còn được gọi bằng những từ ngữ phiếm chỉ mang màu sắc thông tục như hắn, gã, y, thị…, các đối tượng được nói đến còn là đứa, lũ, thằng, con, lão ta, mụ ấy… Điều này cũng góp phần làm cho lời văn của truyện sinh động hơn. 3.3.2.2. Từ những diễn ngôn về vẻ đẹp lí tưởng của con người thời chiến sang những diễn ngôn về con người thường nhật đầy bí ẩn, phức tạp, cấu trúc câu văn cũng trở nên linh hoạt hơn với việc nới rộng các thành phần cú pháp, gia tăng các yếu tố miêu tả, giải thích nhằm đi sâu tìm hiểu, khám phá và thể hiện thế giới nội tâm của con người. Tác giả cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu có nhận xét : “Câu văn của ông chủ yếu là câu đơn” [41, tr.183]. Tuy nhiên, đọc kĩ truyện n gắn của ông, ta thấy nhận xét này chỉ đúng cho giai đoạn trước 1975. Trong các truyện ngắn trước 75, phần lớn câu văn của ông là câu đơn, ít có sự phức tạp hóa các thành phần câu, lời kể thường rõ ràng, mực thước, đúng khuôn phép với lối ngắt nhịp hài hòa. Sau 75, câu văn thường rất dài, có nhiều thành phần đan xen, đặc biệt là trong các trường đoạn miêu tả ý nghĩ nội tâm của nhân vật. Thử so sánh 2 đoạn văn sau: -Trong giàn, con trâu mẹ đang nằm thở rất mạnh . Chợt trông thấy cái bóng gù gù, hơi thấp của Thoa hiện ra trước cửa, con trâu mẹ vội vàng chống hai chân trước đứng dậy . Những chiếc móng đập xuống mặt đất ẩm lộp bộp. Chi chạy đi nhóm bếp . Anh đặt chiếc xoong trên những hòn gạch và gây lửa. Ánh lửa bùng lên soi vào đôi mắt của con trâu mẹ ươn ướt . Chẳng mấy chốc, xoong cháo nấu cho con nghé đã sôi . Thoa đặt bàn tay lên lưng trâu mẹ thấy mồ hôi ướt dơm dớp. (Chuyện đại đội) [13, tr.58] - …Trước mặt lão, mụ Huệ ngồi xổm còn con bò đang đứng sung sướng thè lưỡi liếm thứ cháo nếp đặc sánh vô cùng thơm ngon mà mụ Huệ đã nấu sẵn từ đầu hôm. Nó có cái gì giống như bữa tiệc thết người trước khi bước lên đoạn đầu đài. Con bò già nua ăn chậm chạp, chiếc cổ cúi xuống gần như không động đậy, chỉ có chiếc yếm đã nhẽo ra hơi run run, thỉnh thoảng con vật lại đưa chiếc lưỡi ram ráp liếm ngược lên theo thành chậu rồi âu yếm liếm trên hai bàn tay đã dăn deo vì lam lũ của mụ Huệ đặt thỏng trong lòng chậu cháo Cả hai đoạn văn đều kể lại cảnh con người chăm sóc cho con vật nuôi của mình. Người kể ở ngôi ba kín đáo quan sát và thuật lại sự việc. Về cấu trúc câu, ở trường hợp một toàn là câu đơn, lời kể và lời tả tách bạch rõ ràng. Ở trường hợp thứ hai lại là câu phức, có sự mở rộng và phức tạp hóa các thành phần câu. Xen lẫn trong lời kể, lời t ả là lời tâm tư, có cả lời phẩm bình của người thuật . (Phiên chợ Giát) [13, tr.577]. chuyện (Nó có cái gì giống như bữa tiệc thết người trước khi bước lên đoạn đầu đài). Gia tăng các thành phần tâm tưởng (của người kể và của nhân vật), câu văn có vẻ luộm thuộm nhưng đầy hiệu quả khi diễn tả được rõ nét nội tâm của nhân vật, cả lão Khúng và vợ lão, khi sắp phải bán con vật thân yêu của mình. Trong nhiều câu văn khác ở Phiên chợ Giát, ta cũng thấy điều tương tự. Ví dụ câu sau: “Lão Khúng đưa một bàn tay lên vuốt vuốt lên phiến lưng gầy guộc của đứa con gái chăm làm nhất nhà, lần đầu tiên lão nhận thấy từ mái tóc và hơi thở của đứa con gái nhỏ phả ra mùi của các loài cỏ rất tươi non của đồng nội, vừa đắng vừa ngọt, phải lát lâu sau khi đứa con đã rời lão vừa khụt khịt như đang khóc vừa chạy vụt trở về với mẹ bên gốc cây vối, lão mới âm thầm nhận ra trên cơ thể của nó cái mùi cỏ ống vừa cắt, cả mùi đất rừng hoang dã rất xa xưa đã ngủ kĩ trong kí ức của lão nhiều năm về trước Trong rất nhiều câu văn, bên cạnh việc chi tiết hóa hình ảnh đối tượng bằng những vế miêu tả mở rộng phần phụ ngữ, sự phức tạp còn đến từ các mệnh đề so sánh, các thành phần chêm xen, giải thích. Ví dụ như câu miêu tả giấc mơ thứ nhất của lão Khúng : “Trong cơn mê ngủ, lão Khúng trông thấy một lão già thân hình cao vóng lại lủng củng những xương cùng xẩu, mái tóc cắt ngắn , khi lão còn là một chàng trai trẻ cùng mụ Huệ vừa từ dưới làng Khơi lần mò đặt chân lên đây [13, tr.581]. Câu văn dài, nối kết nhiều vế, vừa tả hành động, vừa kể sự việc, vừa diễn tả cả một quá trình nội tâm đang sống dậy bên trong con người lão Khúng. cứng như rễ tre, mớ đổ phải, mớ đổ về phía trước trán, sợi đen sợi trắng loang lổ, mặt mũi ghồ ghề, hai con mắt nhìn gườm gườm, với những mảng tiết bò còn ướt hoặc đã khô dính bết trên các bắp thịt nổi cuộn ở bả vai và bắp tay; cái lão già ghê tởm ấy giang cả hai cánh tay nâng một chiếc búa to nặng như búa của thằng phụ lò rèn ở đầu làng Khơi bổ xuống giữa đầu một con bò, cú đánh của chiếc búa tạ làm lún một mảng trán sát hai con mắt của con vật, khiến cho một con mắt dính đầy máu trồi ra ngoài Câu văn dài chiếm đến 11 dòng của trang sách, có nhiều vế câu, vừa miêu tả cụ thể hình ảnh khủng khiếp trong giấc mơ vừa diễn tả được cả quá trình mộng mị trong cõi vô thức của lão. ” [13,tr.569]. Trong những câu văn phức tạp hóa như thế này, một thủ pháp được sử dụng nhiều là sự trùng lặp những thành phần đồng dạng giàu sắc thái biểu cảm: -Ừ nhỉ, lâu nay mình sống với người, chỉ biết sống với người, với thần thánh, thì bây giờ hãy sống với quỷ, quỷ già đời, hãy ngồi cùng mâm với quỷ, hãy chạm chén -Nhưng trong âm thầm nước mắt lại sinh như con nước sinh, với quỷ, quỷ già đời quỷ mới tập sự (Mùa trái cóc ở miền nam) [13, tr.557]. cả trong khi đứng chường mặt ngoài ngã ba, cả trong những lúc cô cười nói, chớt nhả, chài hết mọi người, chế nhạo hết mọi người, những giọt nước mắt vừa mặn chát vừa cay chua (Cỏ lau) [13,tr.510]. Sự trùng lặp ở đây tạo giọng văn vừa bức bối vừa triết lí về những phức tạp trong đời sống con người. Ở trường hợp khác, thủ pháp trùng lặp được dùng để cường điệu, qua đó nhấn mạnh một sự phát hiện nào đó: “Lại những tiếng thở dài, những lời thương xót, những giọt nước mắt, không phải chỉ riêng đối với người xấu số, cái Thoan cấp dưỡng cũ, mà cả đối với đứa trẻ sơ sinh, cả đối với “Da thịt người đâu anh chồng…” (Đứa ăn cắp) [13, tr.252]. mà cứ trắng nhợt, mà người nào người nấy cứ mềm oặt, mềm như sợi bún, từ cái ngón tay đến sợi tóc đều mềm, tiếng nói cũng mềm, dáng đi điệu đứng lại càng mềm, nhất là cái tiếng cười lại mới thật là mềm Ở cấp độ văn bản, sự trùng lặp còn thấy ở những mô hình câu xuất hiện nhiều lần trong truyện. Trong Bức tranh, đặc điểm này thể hiện rất rõ, hết sức phù hợp với việc biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật người họa sĩ : chứ ?” (Khách ở quê ra) [13, tr.395]. “Tôi lại ki ên nhẫn tự thuyết phụ c mình ...Tôi lại tiếp tục dụ dỗ…” [13, tr.129 -130].“Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra... Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Tôi quyết định phải trở lại đấy vào buổi sáng…” [13, tr.131].“Tôi có cảm giác hồi hộp …Tôi có cảm giác tôi đang ngồi cho người thợ giải phẩu não…” [13, tr.132]. Trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật Nhĩ (Bến quê), các mô hình ngữ đoạn như “Nhĩ biết mình…”, “Nhĩ nghĩ thầm…”, “Nhĩ vừa nghĩ…”, “Nhĩ nghĩ một cách buồn bã…”,…xuất hiện khá nhiều trong văn bản, tạo nên dòng ý thức miên man chảy dọc theo câu chuyện. Ở rất nhiều truyện, lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cũng thường xuất hiện nhiều dưới dạng câu hỏi. Có thể tìm thấy trong Phiên chợ Giát rất nhiều câu hỏi độc thoại nội tâm trong đó có sử dụng cả thủ pháp trùng lặp: “Ai? Ai đã giết con Khoang đen nhà lão, người bạn đời của lão? Lão nào? Thằng già chết tử chết tiệt nào, đứa thần trùng nào, bọn trộm cướp giết người của dân kẻ bãi hay sơn tràng nào?” [13, tr.570], “Chả lẽ đời của lão, cái số phận của lão, của vợ chồng, con cái lão là phải như vậy, cứ phải như vậy? ” [13, tr.579]… Ngôn từ lặp lại như xô đẩy nhau làm cho giọng điệu truy vấn ráo riết hơn, cái tôi đầy lo lắng, hoài nghi của nhân vật hiện rõ qua từng câu chữ. Từ những điều vừa nêu, có thể nói, sự sáng tạo trong lời văn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu tập trung nhiều nhất ở ngôn từ dùng khám phá và biểu hiện cái nhìn phức tạp từ bên trong nội tâm con người. 3.3.2.3. Bên cạnh việc mở rộng, phức tạp hóa các thành phần câu, đa dạng hóa hệ thống ngôn từ giàu sắc thái biểu cảm, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng đa dạng hóa việc tổ chức các thành phần trong lời văn nghệ thuật. Một đặc điểm dễ thấy là trong nhiều truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đối thoại trực tiếp của nhân vật không xuất hiện nhiều. Chiếm phần lớn nội dung văn bản là lời kể, lời tả của người kể chuyện. Hình thức ngôn ngữ nửa trực tiếp ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Đan xen trong lời người kể chuyện có cả các thành phần kể, tả, bình luận, đối thoại và độc thoại nội tâm. Hứng thú triết luận cũng làm cho lời văn của ông có thêm nhiều các thành phần khái quát, triết lí mà biểu hiện rõ nhất là sự gia tăng các đoạn bình luận trữ tình ngoại đề. Trước 1975, những đoạn bình luận ngoại đề xuất hiện không nhiều và chủ yếu là những phát biểu trực tiếp qua lời người kể chuyện. Sau 1975, chúng xuất hiện đậm đặc hơn, hình thức cũng đa dạng hơn, có khi là một đoạn dài, có khi là một câu ngắn xen vào lời người kể chuyện hoặc trong dòng tâm tư của nhân vật. Có những đoạn là lời của người kể chuyện, lại có những đoạn lồng ghép vào suy nghĩ của nhân vật.Ví dụ như trong Phiên chợ Giát , đoạn lão Khúng nghĩ về ngôi sao chiếu mệnh của ông Bời: “Quả có vậy thực thì đáng buồn thay và có lẽ đấy là luật lệ mới ở trên đời: người có chức quyền không còn giữ được chiếc ghế nữa thì sống cũng như chết, ngôi sao chiếu mệnh cũng tắt? ” [13, tr.595]. Khác với độc thoại nội tâm của nhân vật, ở những đoạn bình luận ngoại đề, ngôn từ và giọng điệu là của người kể chuyện hoặc của nhân vật mà người kể chuyện mượn lời. Trong trường hợp vừa nêu, rõ ràng người kể chuyện đã mượn lời nhân vật để nêu ý kiến của mình. Điều này giúp làm tăng tính dân chủ trong phát ngôn của tác giả đồng thời cũng giúp cho việc thể hiện chiều sâ u tâm lí của nhân vật dễ dàng hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, những lời phát biểu lộ liễu đã làm cho cái tôi của tác giả xuất hiện khá rõ, tính luận đề của truyện vì thế được tô đậm hơn. 3.3.3. Những chuyển biến về giọng điệu nghệ thuật Đề cập đến lời văn nghệ thuật không thể không nói đến phạm trù giọng điệu vì giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… ”[23, tr.134]. Những chuyển biến, sáng tạo trong ngôn từ nghệ thuật cũng đã góp phần đa dạng hóa giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975. Do sự chi phối của quan niệm sử thi, những truyện ngắn thời kì chiến tranh của Nguyễn Minh Châu sử dụng chủ yếu giọng điệu ngợi ca, khẳng định với sắc thái trang trọng, tôn kính, thể hiện niềm cảm phục, ngưỡng mộ với những con người anh hùng, những chiến công anh hùng, nhằm làm cho hình tượng tăng sức thuyết phục ở khía cạnh cao cả, phi thường. Những biến thái của giọng điệu ngợi ca này là các giọng điệu trữ tình, hồn hậu, ấm áp, tin yêu…Tuy nhiên về cơ bản, trong truyện ngắn trước 75 của ông không có sự phức tạp, đa dạng về giọng điệu. Trong tác phẩm, giọng điệu của các nhân vật hòa cùng giọng điệu của người kể chuyện trong âm hưởng chung của những khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người lí tưởng. Những đoạn miêu tả con người trong đời thường với sắc thái thân mật gần gũi cũng chỉ là để nhấn mạnh tính chất “anh hùng mà bình thường” của nhân vật. Sau 1975, trở về với đời thường, khám phá cuộc sống ở góc độ thế sự đời tư, con người được nhìn dưới góc độ cá nhân, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng dần chuyển từ đơn giọng sang đa giọng với nhiều tiếng nói khác nhau. Việc rút ngắn khoảng cách trần thuật cùng với sự di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật, lời người trần thuật hòa lẫn với lời nhân vật làm cho giọng điệu trần thuật được dân sự hóa. Giọng điệu của chủ thể trần thuật vẫn giữ vai trò định hướng nhưng không còn ở vị thế độc tôn mà đã có sự nhường lời cho các nhân vật nói lên tiếng nói riêng của mình. Có thể lấy Bức tranh và Phiên chợ Giát làm ví dụ. Trong Bức tranh, cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật được tổ chức như một cuộc đối thoại nhiều giọng điệu: khi thì mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính bản thân mình, khi thì tự chống chế bằng những lí lẽ nhân danh mục đích nghệ thuật “phục vụ số đông”, khi thì đanh thép tự kết tội mình là “đồ dối trá”… Những giọng điệu ấy có lúc đan xen, có lúc luân chuyển nhịp nhàng theo dòng suy nghĩ, theo những biến đổi tâm trạng của người họa sĩ. Phối hợp với những độc thoại nội tâm là những lời bình luận ngoại đề, những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, làm nổi bật lên giọng điệu tự vấn khắc khoải, đau đớn có sức ám ảnh sâu sắc đối với người đọc. Khác với cuộc tự thú được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn bên trong của nhân vật, trong Phiên chợ Giát, sự kết hợp giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật đã làm vang lên trong hành trình nhọc nhằn của lão Khúng những giọng nói khác nhau. Có giọng cảm thông, chia sẻ của người kể chuyện khi miêu tả tâm trạng lão Khúng. Có giọng riêng của lão Khúng trong cuộc đối thoại với chính mình, với mọi thứ xung quanh. Có lúc là giọng điệu bối rối chen lẫn sợ hãi của lão khi hướng về những bí ẩn trong sâu thẳm của tâm linh, có lúc là giọng điệu trìu mến trong những lời quát tháo bò Khoang, có giọng điệu băn khoăn day dứt khi nghĩ đến việc phải báo cáo với những đứa con về việc bán bò, có giọng tranh biện triết lí khi hướng về các vì sao, có giọng giễu nhại khi kể về ông Bời... Sự đan xen giọng điệu với những cung bậc khác nhau đã góp phần tạo nên một “văn bản đa thanh”, đem đến cho người đọc những cảm xúc và nỗi day dứt lớn lao về số phận con người. Cùng với chuyển biến trong phương thức trần thuật, những đổi mới trong lời văn nghệ thuật cũng đã góp phần đem đến cho truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu những gam màu giọng điệu mới. Những thay đổi về hệ thống ngôn từ cũng như việc tổ chức lời văn làm cho truyện của ông dần trở nên thân mật, gần gũi hơn, chất suy tư triết luận cũng nhiều hơn. Như đã đề cập ở phần trước, bên cạnh sự trang nghiêm, chuẩn mực thường thấy, trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 75, bắt đầu xuất hiện thứ ngôn ngữ thân mật, suồng sã của đời thường. Các thành phần khẩu ngữ, cảm thán, các từ ngữ xưng hô, những câu văn như lời trò chuyện dân dã… góp phần tạo cho những câu chuyện đời thường có được nét tự nhiên, sinh động. Cũng từ đây, ta có thể bắt gặp trong truyện của ông chất giọng bỗ bã trong lời của các lão nông như lão Khúng, lão Đất (Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát, Chợ Tết), chất giọng hồn nhiên tinh nghịch trong lời của các cô bé Hương, Phai (Hương và Phai), chất giọng xuề xòa vô tư trong lời cô Hoằng (Lũ trẻ ở dãy K)… Ngôn ngữ đậm sắc thái cảm xúc cá nhân của các nhân vật góp phần làm sinh động cho hình tượng đồng thời giúp tác phẩm có thêm các chất giọng thân mật của đời thường. Một biến thái của giọng điệu thân mật, gần gũi đời thường là giọng điệu hài hước và giễu nhại trong một số truyện ngắn như Sắm vai, Lũ trẻ ở dãy K, Phiên chợ Giát… Tuy nhiên, đấy là sự hài hước kín đáo và giễu nhại nhẹ nhàng, không có cái riết róng cay độc của một tác phẩm trào phúng thường thấy. Trong Lũ trẻ ở dãy K, hình ảnh cô Hoằng được phác họa bằng những nét vẽ có pha chút cường điệu: “Đến ngày đứa con độc nhất bước lên máy bay cô chỉ còn chưa đầy 50 cân. Những ký thịt đã tan ra thành nước mắt”, “cô đi tới, những múi thịt béo bễu núng níng đều hớn hở cả lên sau lần vải vàng nhạt, hay hồng nhạt, hay xanh nhạt…” [13, tr.288]. Ẩn sau lối miêu tả ngoại hình, tính cách cô Hoằng cũng như cái cách thổi phồng lên sự lo lắng của mọi người, từ ông lão nghiêm nghị đến đứa trẻ ngây thơ trước thông tin “bệnh dại”, ta thấy hiện lên một nụ cười kín đáo của tác giả trước sự hồn nhiên thái quá của con người. Trong Sắm vai, chất giọng hài hước giễu nhại thể hiện qua lời của nhân vật người kể chuyện khi quan sát nếp sống công thức đã thành thói quen của những người trong khu tập thể. Ở đây, thủ pháp tăng cấp đã được tác giả sử dụng triệt để. Bắt đầu từ hình ảnh mọi người thức dậy và cùng làm mọi việc theo một “cái thời khóa biểu tự giác và vô cùng nghiêm ngặt”. Đặc biệt hài hước là hình ảnh: “vào khoảng sáu giờ sáng hoặc trễ hơn mấy phút,… có một nhà ông đầu hói bóng không còn một sợi tóc nào, vậy mà đến cái giờ đó cũng cầm một cái lược chải lật những sợi tóc tưởng tượng” [13, tr.259]. Giọng điệu giễu nhại cũng hiện rõ trong việc miêu tả t ình thế oái ăm của nhà văn T. , bắt đầu bằng việc anh thức dậy cùng mọi người, rồi việc “đi lắp một hàm răng giả”, “mái tóc đã được nhuộm”, rồi đến cái điệu cười “cười hết cỡ, lúc thì cười mỉm, lúc cười duyên, lúc cười chua chát…” cũng là giả tạo nốt. Lối kể chuyện đã tạo ra cho tác phẩm những nét hài hước nhưng đằng sau vẻ ngoài trào lộng, tác giả chỉ có ý phê phán nhẹ nhàng. Cũng vậy, trong Phiên chợ Giát, sự giễu nhại trong lời lão Khúng khi đối thoại với các vì sao hay đánh giá về thành tích của ông bí thư huyện ủy có cái nhẹ nhàng nhưng thâm thúy. Nhìn những ông sao – “vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay ”, lão Khúng buồn cười khi thấy “ ngôi sao nào cũng cứ ngỡ mình đang soi sáng mặt đất… các chư vị đang thi nhau nhấp nháy, đang toát mồ hôi hột để rặn ra ánh sáng như đàn bà rặn đẻ…thế mà mặt đất thì vẫn tối thui tối mò” [13,tr.594]. Trong lời của nhân vật, sự đối lập khi đặt cạnh nhau các từ ngữ trịnh trọng ( vua chúa, đại thần danh tiếng, chư vị, ánh sáng) và suồng sã ( toát mồ hôi để rặn, như đàn bà rặn đẻ, tối thui tối mò) đã giúp tạo nên chất giọng giễu nhại độc đáo. Lão và con Khoang kh ông cần đến ánh sáng của các vị vẫn có thể đi trong đêm tối mà không bị lạc. Tương tự như vậy là nét hài hước giễu cợt được tạo nên bởi lối nói trịnh trọng một cách cố ý khi kể về cái cách bò Khoang đối đãi với ông Bời, đặc biệt ở chi tiết: “nó đá vị chủ tịch huyện một phát vào giữa bụng khiến cho ông ta bổ nhào, úp cả khuôn mặt phương phi đầy cởi mở vào giữa đám ruộng” [13, tr.603]. Trong suốt hành trình tìm kiếm và phát hiện những “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”, vẫn còn đó trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chất giọng trữ tình đôn hậu ấm áp nhưng sắc thái ngợi ca đã được hòa lẫn vào những suy tư, ngẫm ngợi, trở nên sâu lắng hơn bởi sự từng trải của nhà văn. Thái độ tin yêu, trân trọng hòa lẫn vào giọng điệu thâm trầm khắc khoải trước những nỗi đau, những bất hạnh mà con người phải gánh chịu trong cuộc đời. Trong Bên đường chiến tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Sống mãi với cây xanh…, nhà văn vẫn dành cho nhân vật của mình, nhất là những nhân vật nữ, một sự trân trọng kín đáo. Tuy nhiên sự ngợi ca ở đây có thêm chất giọng độ lượng, cảm thông, nếm trải. Quan sát giây phút biến động trong tâm hồn cô y sĩ Quỳ, tác giả dành cho chị một lời văn hết sức cảm thông, thấu hiểu: “Thật khó diễn tả cho thật chính xác cái nét buồn trên khuôn mặt Quỳ lúc bấy giờ. Nó có cái gì giống như khuôn mặt của một kẻ biết mình phạm tội, vừa thật thà, chân thành đến tội nghiệp lại vừa ngấm ngầm kiêu hãnh đến khó hiểu. Những người đàn bà như Quỳ… hoặc thống trị đàn ông hoặc bị đàn ông thống trị, thì mới tìm được sự yên ổn”(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) [13, tr.145]. Giọng điệu cảm thông chia sẻ của tác giả làm cho nhân vật dù vẫn có những nét lí tưởng, trở nên gần gũi hơn. Trước những vấn đề đa dạng của đời sống, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 có nhiều sắc thái phong phú và thân mật gần gũi hơn so với trước. Tuy nhiên những giọng điệu hài hước giễu nhại hay dung tục bỗ bã xuất hiện không nhiều. Chủ âm trong truyện của ông có lẽ vẫn là giọng điệu suy tư ngẫm ngợi giàu tính triết lí. Giọng điệu suy tư triết lí này phần lớn được tạo nên bởi những ý nghĩ nội tâm của nhân vật và những đoạn trữ tình ngoại đề xuất hiện rất nhiều trong mạch truyện. Trong Bến quê, lắng đọng lại ở cuối mạch suy tư âm thầm nhưng đau xót của nhân vật Nhĩ là những suy ngẫm mang tính trải nghiệm sâu sắc về giá trị đích thực của cuộc sống con người. Cũng ở tình thế của người cuối đời nhìn lại, ông lão thủ môn trong Dấu vết nghề nghiệp có điều kiện để tổng kết, chiêm nghiệm về những được mất của đời mình. Trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, nhân vật không chỉ suy tư về quá khứ của bản thân mình, trong dòng hồi ức của nhân vậ t còn có những chiêm nghiệm sâu sắc về khát vọng hạnh phúc, về thiên tính nữ, về những giá trị tinh thần kết đọng “trí tuệ và tài năng trác tuyệt của nhân dân, và mang trong lòng tất cả khát vọng cháy bỏng của nhân dân”…Trong Cỏ lau, bên cạnh nỗi khắc khoả i về sự cô đơn, mất mát, những sám hối muộn màng, sự lo lắng khi chứng kiến “cái ác nó mọc ra từ trong máu, trong thịt mình”, còn có cả những suy tư đầy triết lí về đất đai, về chiến tranh, về hình ảnh những “hòn vọng phu đứng nhan nhản”…Tất cả tạo nên một giọng điệu trầm buồn da diết thấm vào lòng người. Có khi chất giọng suy tư được đẩy lên thành nỗi trăn trở nhức nhối như trong Mùa trái cóc ở miền Nam thành một “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người”. Chất suy tư ngẫm ngợi cũng là âm hưởng chính trong rất nhiều truyện khác, đặc biệt rõ trong giọng điệu của những nhân vật tư tưởng là nhà văn, nhà báo, người nghệ sĩ… đóng vai người quan sát và kể lại câu chuyện. Trong nhiều truyện, cũng có khi tác giả đưa triết lí vào lời của những nhân vật không phải là trí thức như lão Khúng, lão Đất, người đàn bà hàng chài, ông lão đi khai hoang…, làm cho những suy tư ngẫm ngợi của nhân vật có thêm màu sắc triết lí dân dã – sự triết lí được đúc rút từ trải nghiệm trong sự va chạm với cuộc đời của người lao động. Ngay cả trong nhóm truyện về đời tư như Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ ở dãy K, Hương và Phai, đằng sau thái độ tưởng chừng như bình thản, khách quan của người kể chuyện luôn ẩn chứa một sự ưu tư, day dứt. Xen vào mạch truyện, thường luôn có những lời bình luận ngoại đề trong đó ngầm chứa tinh thần phê phán, thể hiện mối quan tâm sâu sắc của tác giả về những vấn đề đạo đức, lối sống của con người. Hướng tới việc thể hiện một cái nhìn đa chiều về cuộc đời, nhà văn đã tạo cho truyện ngắn của mình nhiều giọng điệu khác nhau, tuy nhiên, chất giọng suy tư ngẫm ngợi giàu tính triết lí vừa nêu dường như thích hợp nhất với “tạng’ người của ông, góp phần làm nên một Nguyễn Minh Châu thâm trầm, điềm đạm, giàu lòng thương yêu đối với con người. KẾT LUẬN Văn học cũng như cuộc đời, luôn là một dòng chảy liên tục bất tận, có lúc mạnh mẽ, mãnh liệt, có lúc quanh co, lắng dịu nhưng không bao giờ đứt đoạn. Trong những khúc quanh ngập ngừng của dòng chảy ấy, rất cần có những xung lực đột phá để khơi dòng, để tìm một hướng đi mới. Trong dòng chảy của văn học Việt Nam từ sau 1975 , giữa lúc nền văn học có dấu hiệu “ chững lại và không ít người lâm vào tình trạng bối rối, không tìm thấy phương hướng sáng tác” [45, tr.10], cùng với sáng tác của một số nhà văn khác, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã trở thành một thứ xung lực góp phần khơi dòng cho văn học của thời kì đổi mới. Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam những năm sau 1975 là một điều đã được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất nhận định. Sáng tác của ông chắc chắn đã có nhiều ảnh hưởng đối với những nhà văn cùng thời và thế hệ sau, nhưng ảnh hưởng như thế nào và với mức độ nào, luận văn này chưa có điều kiện để làm rõ. Tuy nhiên, có một điều khẳng định là: những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong sáng tác của ông đã góp phần không nhỏ cho quá trình vận động biến chuyển chung của văn học Việt Nam từ giai đoạn 45 – 75 sang giai đoạn của thời kì đổi mới và hội nhập. Đặt vấn đề nghiên cứu những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975, luận văn giới hạn việc khảo sát chỉ đối với mảng truyện ngắn, thể loại có sự chuyển biến rõ nét nhất, tiêu biểu nhất và cũng đạt được nhiều thành tựu hơn cả trong sáng tác của ông sau 1975. Qua khảo sát, luận văn đi đến một số kết luận sau: 1.Trong xu thế vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu từ khuynh hướng sử thi dần chuyển sang góc độ đời tư – thế sự. Trước những yêu cầu thúc bách của đời sống, ngòi bút đầ y ý thức trách nhiệm của Nguyễn Minh Châu đã có nhiều thay đổi, nhà văn đã mạnh dạn vượt lên chính mình, khước từ lối “văn chương minh họa ” để tìm đến một hướng đi mới, một lối viết mới. Đó là bám sát hiện thực của “cái ngày hôm nay”, “đào bằng ngòi bút cho đến tận cùng đáy cái thật chứa đầy bí ẩn” trong đời sống con người, để từ đó có thể nói lên được một cách đầy đủ nhất những quan tâm, lo âu trăn trở, những khát khao hạnh phúc của mỗi cá nhân trong cuộc đời. Truyện ngắn, với những ưu thế của một “hình thức tự sự nhỏ gọn” đã giúp nhà văn kịp thời chuyển tải được những ý đồ nghệ thuật mới mẻ của mình. Từ hứng thú với con người sử thi đơn phiến trong những truyện ngắn giai đoạn trước 1975, ngòi bút nhà văn chuyển hướng quan tâm đến con người thường nhật phức tạp, bí ẩn chưa biết hết… Đó là con người cá nhân với những thăng trầm của số phận, những diễn biến phức tạp của tính cách, những góc khuất bí ẩn trong tâm hồn, những giây phút ưu tư trĩu nặng… Cái nhìn đa chiều giúp cho nhà văn có điều kiện đào sâu phá t hiện những mạch ngầm bí ẩn trong thế giới tinh thần của con người, soi rọi cả vào những khoảng tối khuất lấp của tâm linh… Trong hành trình tự ý thức, con người cá nhân trong truyện của ông hiện diện ngày càng đa dạng và đẹp đẽ hơn trong chiều sâu nhân bản đích thực. Quan tâm đến số phận cá nhân của con người trong cuộc sống đời thường, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 vừa có sự mở rộng về biên độ phản ánh, vừa có sự thay đổi trong cách nhìn nhận, lí giải vấn đề. Bên cạnh việc thay đổi cách nhìn đối với số phận con người trong chiến tranh, ngòi bút nhà văn còn hướng đến những vấn đề bức xúc của cuộc sống nhân sinh thế sự. Đó là những vấn đề về đạo đức, lối sống, về những mối quan hệ phức tạp trong đời thường, về những cảnh đời vất vả, éo le,… Xuất phát từ “nỗi lo âu lớn lao và đầy khắc khoải về con người”, truyện của ông giờ đây nói nhiều đến những bi kịch, những nỗi đau, những lời sám hối, những khủng hoảng và cả những hoài nghi… Tuy nhiên, dù viết về điều gì, truyện của ông vẫn toát lên một cái nhìn hết sức cảm thông và thấu hiểu, xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của nhà văn đối với con người và cuộc đời. Việc quay về với mạch ngầm nhân bản vốn có của văn học dân tộc đã làm cho những đổi mới của ông không rơi vào cực đoan, những đóng góp của ông sẽ vẫn còn nguyên vẹn giá trị cho đến cả những thời gian sau. 2.Cùng với sự thay đổi trong cảm hứng sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu là quá trình vận động và biến đổi trong nghệ thuật thể loại. Từ loại hình truyện ngắn sử thi hóa theo xu hướng chung của giai đoạn 1945 - 1975, truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đã từng bước chuyển sang loại hình truyện ngắn tiểu thuyết hóa mang tính tổng hợp cao .Từ những thể nghiệm ban đầu, sự chuyển đổi này dần kết tinh lại ở giai đoạn cuối đời, đem lại cho sự nghiệp sáng tác của ông nhiều truyện ngắn xuất sắc như Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Phiên chợ Giát… Bên cạnh sự vận dụng các yếu tố của tiểu thuyết, sự tổng hợp vào bản thân các yếu tố trữ tình triết luận, kịch, tự truyện… đã giúp cho truyện ngắn sau 1975 của ông khả năng phản ánh đời sống một cách phong phú, linh hoạt và sâu sắc hơn. Trong quá trình tổng hợp thể loại đó, xu hướng tiểu thuyết hóa là chủ yếu, có vai trò chi phối các mối quan hệ tương tác còn lại. Những thay đổi về quan niệm nghệ thuật, sự chuyển đổi về loại hình đã chi phối làm thay đổi các phương diện trong nghệ thuật thể hiện, từ đó có sự chuyển biến về kĩ thuật thể loại, về phương thức tự sự và sự sáng tạo trong lời văn nghệ thuật: Nếu như kết cấu truyện ngắn trước 1975 thường được tổ chức thông qua những cốt truyện, tình huống có “hành động bên ngoài” chiếm ưu thế thì sau 1975, kết cấu truyện ngắn của ông đã thay đổi , thể hiện ở những cốt truyện, tình huống chủ y ếu dựa vào “hành động bên trong” của nội tâm nhân vật, những trạng thái tâm lí, cảm xúc… , ở đó sự vận động nội tâm là cơ sở chủ yếu để phát triển cốt truyện. Trong quá trình vận động biến đổi, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu cũng có sự thay đổi về nòng cốt thể loại. Không khuôn theo một mô hình chặt chẽ, cố định, đầy đủ các thành phần như yêu cầu của cốt truyện truyền thống, truyện của ông có sự đa dạng về kết cấu, từ đơn tuyến đến phức hợp, đan xen, chống lấn các mạch chuyện. Ngay từ trước 1975, sự linh hoạt này đã được thể nghiệm trong một số truyện như Câu chuyện trên trận địa, Mảnh trăng cuối rừng. Sau 1975, xu hướng tiểu thuyết hóa tạo điều kiện cho nhà văn thể nghiệm những cách tân của mình về kĩ thuật truyện ngắn. Cấu trúc nòng cốt của truyện ngắn truyền thống đã bị phá vỡ, chủ yếu theo hai hướng. Ở hướng thứ nhất, cốt truyện trở nên mờ nhạt, ít sự kiện, ít xung đột, thường khuôn vào những tình huống chiêm ngiệm, đầy ắp suy tư về nhân sinh, thế sự. Ở hướng thứ hai, hướng chủ yếu, ta thấy truyện có sự nở rộng về dung lượng, hiện thực phản ánh cũng mở rộng ra nhiều chiều với nhiều vấn đề hơn. Trong những truyện loại này, nòng cốt truyện đã được biến đổi, từ đơn tuyến đến đa tuyến, từ một tình huống chủ yếu đến nhiều tình huống đan xen. Nhà văn sử dụng thường xuyên hơn các kĩ thuật nối kết, lắp ghép, lồng truyện, phân rã cốt truyện… của kĩ thuật tiểu thuyết. Những tuyến sự kiện thường được xâu chuỗi thông qua mạch vận động tâm lí của nhân vật trung tâm, những mảng thời gian, không gian bị phân cắt thường được nối kết thông qua những đoạn hồi ức của nhân vật, nhờ vậy truyện vẫn đảm bảo có một sự thống nhất chặt chẽ. Cùng với những chuyển biến về kĩ thuật thể loại, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng có nhiều thay đổi về nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng biểu tượng, về phương thức trần thuật... Nghệ thuật xây dựng nhân vật chuyển biến theo hướng đi sâu miêu tả thế giới nội tâm phức tạp bên trong con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm xuất hiện ngày càng đậm đặc trong mạch trần thuật. Tăng cường độc thoại nội tâm trở thành phương thức nghệ thuật hữu hiệu để diễn tả quá trình tự ý thức của nhân vật và cho phép đi sâu khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người. Bên cạnh đó, nhà văn cũng chú trọng việc khắc họa nhân vật thông qua những chi tiết tâm lí xác thực, tinh tế và những chi tiết ngoại hình gắn với ý thức và quá trình tự ý thức của nhân vật. Hệ thống hình ảnh biểu tượng được dùng như những tín hiệu thẩm mĩ giàu sức truyền cảm và đa nghĩa, thường xuất hiện như là một phần không thể thiếu trong truyện của Nguyễn Minh Châu, nay cũng có sự thay đổi về tính chất. Những hình ảnh biểu tượng trong giai đoạn sau 1975 có ý nghĩa phong phú hơn, cách sử dụng cũng linh hoạt hơn trong cái nhìn đa chiều củ a nhà văn về đời sống hiện thực. Phương thức trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 cũng có nhiều thay đổi quan trọng mà biểu hiện trước hết là ở việc dịch chuyển, phối hợp linh hoạt các điểm nhìn, vai kể, ở sự rút ngắn khoảng cách trần thuật giữa người kể chuyện và nhân vật. Truyện không còn bị chi phối bởi một quan điểm trần thuật duy nhất. Vang lên trong mạch trần thuật là nhiều tiếng nói khác nhau, tính đối thoại của tác phẩm cũng được thể hiện rõ nét hơn. Sự dịch chuyển linh hoạt các điểm nhìn trần thuật cũng làm cho hiện thực được tái hiện đa chiều ở nhiều góc cạnh, không chỉ thể hiện được những bí ẩn sâu kín trong tâm hồn con người mà còn hướng cái nhìn đến nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống nhân sinh. Tính chất các loại diễn ngôn trong truyện ngắn của ông cũng thay đổi trong mối quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa nhà văn và bạn đọc . Bên cạnh sự mực thước, trang trọng vốn có, lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn của ông giờ đây có thêm sự đa dạng của các chất giọng đời thường, thể hiện trong hệ thống ngôn từ, trong cấu trúc diễn đạt… Bên cạnh giọng điệu ngợi ca đậm chất trữ tình hồn hậu, giờ có thêm các giọng thân mật, suồng sã, hài hước, giễu nhại…, trong đó nổi lên chủ âm là một giọng điệu suy tư ngẫm ngợi giàu tính triết lí. 3.Trên nhiều phương diện, sự đổi mới trong t ruyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã góp phần xác định vị trí tiên phong cũng như những đóng góp không nhỏ của ông cho sự chuyển mình của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Tuy nhiên đây không phải là quá trình thay đổi có tính chất đứt đoạn. Từ bên trong, đó là một quá trình chuyển tiếp có sự điều chỉnh, tiếp nối những tìm tòi thể nghiệm từ giai đoạn trước. Xét trong cả quá trình vận động và phát triển qua hai giai đoạn, người đọc vẫn nhận ra được một Nguyễn Minh Châu hết sức nhất quán trong lối nghĩ, lối viết. Đó là một khả năng quan sát sắc sảo, biết nắm bắt và khái quát vấn đề từ những chi tiết nhỏ nhặt của đời thường, năng lực phân tích tâm lí tinh tế, lối trần thuật đậm chất triết lí…, và trên hết là một tấm lòng nhân hậu đối với con người và cuộc đời, ý thức trách nhiệm của một ngòi bút luôn lo âu trăn trở về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống… Với những thành tựu đạt được trong thể loại truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã đi được một chặng đường dài trong quá trình đổi mới nghệ thuật của mình. Từ đó cũng đặt một phiến đá mở đường cho những thay đổi của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam giai đoạn thời hậu chiến và hội nhập. Những vấn đề mà nhà văn nêu ra trên từng trang viết của mình, cho đến tận ngày hôm nay vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự, vẫn có sức lay động mạnh mẽ đối với tâm hồn người đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 2. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 3. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Lê Huy Bắc (2003), Ernest Hemingway núi băng và hiệp sĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Bình (1999), Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường – Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nxb Giáo dục, TpHCM. 6. Nam Cao (2000), Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Châu (1970), Những vùng trời khác nhau, Nxb Văn học, Hà Nội. 9. Nguyễn Minh Châu (1983), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nxb Tác phẩm mới , Hà Nội. 10. Nguyễn Minh Châu (1984), Mảnh trăngcuối rừng, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Châu (2005), Dấu chân người lính, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 12. Nguyễn Minh Châu (1987), Chiếc thuyền ngoài xa, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 13. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Phạm Vĩnh Cư (2007), Sáng tạo và giao lưu, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Dân (2006), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 18. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 19. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Truyện ngắn Việt nam, lịch sử - thi pháp – chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Đăng Điệp (2006), Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Hồng Giang,Vũ Lê Lan Hương,Võ Thị Thanh Hà (2007), Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 25. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lí luận văn học Trung Quốc, Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, TpHCM. 26. Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Văn học và học văn, Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Bùi Hiển (2001), Nằm vạ (tập truyện ngắn), Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 29. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 31. Nguyễn Thái Hòa (1998), Dẫn luận phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Thái Hòa (2006), Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Đỗ Kim Hồi, Trần Đăng Xuyền (1994), Giảng văn văn học Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Văn Kha (2002), Văn học cảm nhận và suy nghĩ, Nxb KHXH, TpHCM. 35. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nxb ĐHQG, TpHCM. 36. Nguyễn Khải (2002), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp , Nxb Giáo dục, TpHCM. 38. Nguyễn Trọng Khánh (2006), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39. M. B. Khrapchenco (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 40. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, Nxb ĐHQG Hà Nội. 41. Tôn Phương Lan (2002), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb KHXH, Hà Nội. 42. Kim Lân (2008), Vợ nhặt (tập truyện), Nxb Văn học, Hà Nội. 43. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Nguyễn Văn Long, Trịnh Thu Tuyết (2007), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 45. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 46. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam… (2004), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Phương Lựu (2005), Lí luận văn học hiện đại phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Phương Lựu (2005), Lí luận văn học cổ điển phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội. 50. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 51. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Muốn viết được bài văn hay, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 52. Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân (1996), Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 53. Vương Trí Nhàn (2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX cho tới 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 54. Vương Trí Nhàn (1980), Sổ tay người viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. 55. Nhiều tác giả (1986), Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 56. Nhiều tác giả (1981), Văn 1957 – 1982 tạp chí Văn nghệ quân đội, Nxb VNQĐ, Hà Nội. 57. Nhiều tác giả (2000), Phân tích bình giảng văn học chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội. 58. Nhiều tác giả (2007), Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu: Tác phẩm – Phê bình – Nhận định, Nxb Đồng Nai. 60. Nhiều tác giả (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 61. Nhiều tác giả (2008), Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 62. Nhiều tác giả (2007), Huyền thoại và văn học, Nxb Đại học Quốc gia, TpHCM. 63. Nhiều tác giả (2008), Bình luận văn học – niên giám 2007, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TpHCM. 64. Nhiều tác giả (2005), Lí luận phê bình văn học thành phố Hồ Chí Minh 1975 – 2005, Nxb Hội Nhà Văn, Hội Nhà văn TpHCM. 65. Nhiều tác giả (2005), Văn mới 5 năm đầu thế kỉ - Hợp tuyển truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 66. Nhiều tác giả (2007), Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, Nxb Công an nhân dân, TpHCM. 67. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn chọn lọc viết về các nhà văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 69. Nhiều tác giả (2008), Truyện ngắn 50 cây bút nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 70. Nhiều tác giả (2000), Những truyện ngắn nổi tiếng thế giới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 71. Nhiều tác giả (2008), Bút máu (tập truyện ngắn chọn lọc), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 72. Nhiều tác giả (2006), Giảng văn văn học Việt nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 73. Nhiều tác giả (2006), Bình luận văn chương (văn học trong nhà trường) , Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 74. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. 75. Vũ Trọng Phụng (1999), Toàn tập – tập 5: Truyện ngắn, Kịch, Dịch thuật, Tiểu luận, Tạp văn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 76. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Trần Đình Sử (1993), Giáo trình thi pháp học, Trường ĐHSP TpHCM. 78. Trần Đình Sử (2005), Tuyển tập, tập 2, Những công trình lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 79. Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2004), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 80. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb ĐHQG Hà Nội. 81. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 82. Phạm Thị Thật (2009), Truyện ngắn Pháp cuối thế kỉ XX – một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn sáng tác, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, Nxb Giáo dục, TpHCM. 84. Nguyễn Huy Thiệp (2007), Truyện ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TpHCM. 85. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 86. Đỗ Lai Thúy (2002), Chân trời có người bay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 87. Tzevan Todorov (2008), Dẫn luận về văn chương kì ảo, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 88. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, Nxb Giáo dục, TpHCM. 89. Nguyễn Tuân (2004), Truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 90. Nguyễn Duy Từ (2004), Truyện ngắn Nam Cao từ lãng mạn đến hiện thực, Nxb Thuận Hóa, Huế. 91. Hoàng Thị Văn (2001), Đặc trưng truyện ngắn Việt Nam từ 1975 đến đầu thập niên 90, Luận án tiến sĩ ngành Ngữ văn, Trường ĐHSP TpHCM. … PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN VĂN Trước 1975 Sau 1975 STT Tên truyện STT Tên truyện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Sau một buổi tập Con đường đến trường học Buổi tập cuối năm Gốc sắn Đôi đũa trúc Đất rừng Đất quê ta Trên vùng đất sỏi Những hạt thóc lép Vừng sáng ở chân trời Câu chuyện trên trận địa Nguồn suối Nhành mai Lá thư vui Những vùng trời khác nhau Chuyện đại đội Người mẹ xóm nhà thờ Mảnh trăng Ký sự hai bờ đất Mùa hè năm ấy 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 Mẹ con chị Hằng Bên đường chiến tranh Hạng Bức tranh Đứa ăn cắp Sắm vai Giao thừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Cơn giông Hương và Phai Dấu vết nghề nghiệp Lũ trẻ ở dãy K Bến quê Chiếc thuyền ngoài xa Một lần đối chứng Khách ở quê ra Sống mãi với cây xanh Cỏ lau Mùa trái cóc ở miền Nam Phiên chợ Giát Chú chim Chợ Tết Sân cỏ Tây Ban Nha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN047.pdf
Tài liệu liên quan