Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ

Vềmặt lí luận: Luận văn vận dụng lí thuyết của Kí hiệu học đểgiải thích vềmặt kí hiệu của cửchỉvà lí thuyết Tâm lý học giao tiếp làm rõ nội dung biểu hiện của con người trong mỗi cửchỉ. Chúng tôi hi vọng đã tổng hợp được những vấn đềcơbản vềngôn ngữcửchỉ, đặc biệt là những cửchỉphổbiến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt và ngôn ngữcửchỉcủa bàn tay. Vềmặt thực tiễn: Trong xu thếhội nhập thếgiới và sựgiao lưu văn hóa toàn cầu, mỗi người hiểu thêm vềngôn ngữcửchỉkhông những giao tiếp thành công hơn mà còn hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kết qủa khảo sát đã xác lập được một hệthống những cửchỉphổbiến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt khá phong phú, chân thực cho những ai muốn tìm hiểu thêm về đềtài ngôn ngữcửchỉ. Đồng thời, bản thân là một giáo viên gần giống những người có nghềnghiệp thường xuất hiện trước đám đông, tập thể, học sinh nhưcác nhà lãnh đạo, chính khách, diễn giả, diễn viên, nhà kinh doanh, sựam hiểu ngôn ngữcửchỉsẽhỗtrợ đắc lực cho công việc của mình.

pdf165 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắng” và “Hoà bình” là biến thể của cử chỉ này [30]. Rất nhiều nghiệm thể Việt 100 (49/60) không phân biệt được sự khác nhau về ý nghĩa giữa kiểu xoay lòng bàn tay vào trong và ra ngoài: Nhiều người cho rằng chúng đều có nghĩa là “Chiến thắng” (28/60); nhiều người khác lại khẳng định chúng đều có nghĩa là “Số 2” (21/60). Một số nghiệm thể cho rằng đây là “Cử chỉ cắm sừng”101 (4/60) và số còn lại (7/60) khẳng định cử chỉ này chẳng có ý nghĩa gì với họ. Tiểu kết Dựa vào cách khai thác cử chỉ từ góc độ các bộ phận của bàn tay, chương 3 tập trung nghiên cứu về những cử chỉ tiêu biểu liên quan đến bàn tay như bàn tay, cánh tay và ngón tay. Cụ thể như sau: 100 Theo Nguyễn Quang [30] 101 Xem chi tiết tại PL1.2 - 5 - Phần cử chỉ của bàn tay, chúng tôi miêu tả những cử chỉ của lòng bàn tay, những cử chỉ bắt tay tạo phản ứng tích cực và tiêu cực, cử chỉ vẫy chào và vẫy gọi, nhằm gợi mở những hiểu biết thêm về cách bắt tay nên sử dụng và nên tránh trong giao tiếp. - Phần cử chỉ của cánh tay bao gồm những cử chỉ giơ hai cánh tay/dang hai cánh tay, khoanh tay và nắm tay sau lưng. Đây cũng là những cử chỉ thường gặp trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Chúng ta dễ dàng nhận thấy những cử chỉ này thường xuất hiện trên sân cỏ, ở sân bay, trong bệnh viện, khách sạn …nói riêng cũng như những không gian đông người nói chung. - Phần còn lại - cử chỉ tiêu biểu của ngón tay thường gặp là cử chỉ tạo hình nhẫn, cử chỉ giơ ngón cái lên và cử chỉ tạo hình chữ V. Cử chỉ ngón tay đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu như Roger E. Axtell, Pease Allan & Barbar, Nguyễn Quang… Những cử chỉ vừa đề cập không những có tính phổ biến trên thế giới mà còn rất quen thuộc đối với người Việt. Bộ phận hay sử dụng những cử chỉ này chủ yếu là các bạn trẻ. Đặc biệt là cử chỉ tạo hình chữ V, nó xuất hiện thường xuyên khi chụp hình hoặc là một phương tiện chào hỏi không lời thân mật. KẾT LUẬN Bên cạnh giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời, giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời rất hiệu qủa. Nó không chỉ là những phương tiện hỗ trợ trực tiếp cho lời nói mà còn hoạt động độc lập với nhiều thông điệp giàu ý nghĩa. Trong hệ thống giao tiếp không lời, ngôn ngữ cử chỉ nói chung và ngôn ngữ bàn tay nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, do đề tài qúa rộng và khá mới mẻ nên luận văn đã tập trung trình bày một số nội dung như sau: 1. Luận văn đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về đề tài giao tiếp không lời, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ cử chỉ. Luận văn đã điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước như Gerand J. Nierenbegr và Henry H. Calero, Pease Allan & Barbara, Fischer Lichte Erika, Roger E. Axtell, Trần Tuấn Lộ, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang … Từ đó, chúng tôi chọn lọc và bước đầu xây dựng có hệ thống một số khái niệm/định nghĩa, phân loại, xác định tầm quan trọng, chức năng và những yếu tố ảnh hưởng …của các nội dung liên quan đến đề tài. 2. Căn cứ vào lí thuyết và thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 21 câu hỏi với nhiều dữ kiện về những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Với 340 phiếu trả lời gồm nhiều đối tượng như học sinh - sinh viên nam, học sinh - sinh viên nữ, người lao động nam, người lao động nữ và người nội trợ, kết quả khảo sát đã cung cấp những ý kiến, chọn lựa khách quan rất đáng ghi nhận. Chúng tôi đã phân tích những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt bao gồm những cử chỉ hợp tác và bất hợp tác, những cử chỉ thương yêu và giận dữ, những cử chỉ vui vẻ, hài lòng và buồn chán, thất vọng. Trong mỗi lớp cử chỉ trên, luận văn đi sâu miêu tả và phân tích những cử chỉ thường gặp như cử chỉ bắt tay, cử chỉ vỗ tay, cử chỉ nắm tay, cử chỉ chỉ tay, cử chỉ gật đầu, cử chỉ lắc đầu, cử chỉ ôm, cử chỉ hôn… 3. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu phân tích ngôn ngữ cử chỉ bàn tay - phương tiện biểu hiện nhiều thông tin giao tiếp đa dạng và phong phú. Kết hợp phần tìm hiểu lí thuyết và khảo sát hình ảnh liên quan đến những cử chỉ phổ biến, chúng tôi đã phát hiện ra sự phong phú rất thú vị về nội dung biểu đạt cũng như hình thức thể hiện của những cử chỉ liên quan đến bàn tay102. Đó là hàng loạt những cử chỉ cơ bản như: cử chỉ bắt tay (cử chỉ bắt tay tạo phản ứng tích cực và cử chỉ bắt tay tạo phản ứng tiêu cực), cử chỉ vẫy tay (cử chỉ vẫy chào và vẫy gọi), cử chỉ giơ/dang hai cánh tay, cử chỉ khoanh tay, cử chỉ nắm tay sau lưng, cử chỉ tạo hình nhẫn, cử chỉ giơ ngón cái lên, cử chỉ tạo hình chữ V… 4. Những kết quả đạt được của luận văn: Về mặt lí luận: Luận văn vận dụng lí thuyết của Kí hiệu học để giải thích về mặt kí hiệu của cử chỉ và lí thuyết Tâm lý học giao tiếp làm rõ nội dung biểu hiện của con người trong mỗi cử chỉ. Chúng tôi hi vọng đã tổng hợp được những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cử chỉ, đặc biệt là những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt và ngôn ngữ cử chỉ của bàn tay. Về mặt thực tiễn: Trong xu thế hội nhập thế giới và sự giao lưu văn hóa toàn cầu, mỗi người hiểu thêm về ngôn ngữ cử chỉ không những giao tiếp thành công hơn mà còn hòa nhập với cuộc sống xung quanh. Kết qủa khảo sát đã xác lập được một hệ thống những cử chỉ phổ biến trong giao tiếp hàng ngày của người Việt khá phong phú, chân thực cho những ai muốn tìm hiểu thêm về đề tài ngôn ngữ cử chỉ. Đồng thời, bản thân là một giáo viên gần giống những người có nghề nghiệp thường xuất hiện trước đám đông, tập thể, học sinh như các nhà lãnh đạo, chính khách, diễn giả, diễn viên, nhà kinh doanh, sự am hiểu ngôn ngữ cử chỉ sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc của mình. Nếu hiểu rõ về ngôn ngữ cử chỉ, mỗi người sẽ hạn chế những động tác lóng ngóng hoặc cứng đờ, không biết làm gì với cái tay của mình để rồi rơi vào tình trạng phản xạ tự vệ, giấu mình sau bục giảng; hoặc là vung tay lung tung, co giãn cơ mặt liên tục, gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu cho người khác. 102 Xem chi tiết tại PL3.1-6 Bên cạnh đó, nếu con người có ý thức sử dụng ngôn ngữ cử chỉ như một thứ vũ khí để thuyết phục người nghe sẽ biết chọn lọc cử chỉ, điệu bộ như người ta chọn từ, chọn câu biết thể hiện nó một cách tinh tế và chuẩn mực, ăn nhập với nội dung của lời và phù hợp một cách nhịp nhàng với ngữ điệu, với tình cảm của người nói và tâm trạng của người nghe. Ngoài ra, từ sự am hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, mỗi người đủ nhạy cảm để nắm bắt được phản ứng tâm lí của người nghe qua những thay đổi nhỏ nhất trên nét mặt và trong từng cử chỉ, điệu bộ của họ; để từ đó điều chỉnh nội dung và cách biểu hiện của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ađôrôkhốp, Nguyễn Tam Cường dịch (1982), Thế nào là cử chỉ văn minh, Nxb Kim Đồng. 2. Thạch Anh (1991), “Từ những cái bắt tay ở Giơnevơ tháng 7/ 1954”, Quan hệ quốc tế, (21), tr. 22 - 23. 3. Chevalier Jean, Gheetbrant Alain, Phạm Vĩnh Cư dịch (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới: huyền thoại, chiêm mông, phong tục, cử chỉ, dạng thể, các hình, màu sắc, con số, Nxb Đà Nẵng. 4. Nguyễn Đức Dân (2000), “Cử chỉ - thứ ngôn ngữ không lời”, Kiến thức ngày nay, (353), tr. 3 - 9. 5. Nguyễn Đức Dân (2006), Kí hiệu học - một số vấn đề cơ bản, Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 6. Quang Duy (1999), “Ánh mắt có thể gây chết người ?”, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, (13), tr. 51- 55. 7. Minh Đức, Nam Việt (2007), Ngôn ngữ của bàn tay, Nxb Hà Nội. 8. Trần Quang Đức (2006), Phương pháp thực hành nghi thức, nghi lễ Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên. 9. Fischer Lichte Erika, Bùi Khởi Giang dịch (1997), Ký hiệu học nghệ thuật: sân khấu, điện ảnh, Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt Nam. 10. Gerard J. Nierenberg & Heney H. Carlero (1971), Trần Bá Cừ dịch (2000), Nhận biết con người qua hành vi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. (Tên nguyên bản: How to read a person like a book, New York, 1971). 11. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo Dục. 12. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Phi Tuyết Hinh (1996), “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ”, Ngôn ngữ, (4), tr. 35 - 41. 14. Diệp Đình Hòa, “Giao tiếp phi ngôn ngữ qua hôn nhân, một nét của văn hóa cơ cấu tộc Việt”, Dân tộc học, (1), tr. 20 - 33. 15. Hoàng Kiến Hồng (2005), “Hiện tượng giao tiếp phi ngôn ngữ trong IRC”, Ngôn ngữ và đời sống, (7), tr. 43 - 45. 16. Nguyễn Sinh Huy - Trần Trọng Thủy (2006), Nhập môn khoa học giao tiếp, Nxb Giáo dục. 17. Thục Khánh (1990), “Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ ở người Việt trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, (3), tr. 9 - 13. 18. Nguyễn Văn Lê (1996), Giao tế nhân sự - Giao tiếp phi ngôn ngữ, Nxb Trẻ TP.Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Văn Lê (1999), Nhập môn khoa học giao tiếp, (Tài liệu lưu hành nội bộ) Đại học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh. 20. Trần Tuấn Lộ (1993), Tâm lý học giao tiếp, (Tài liệu lưu hành nội bộ) Đại học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh. 21. Phan Trọng Luận (2006), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục. 22. Nguyễn Qúy Mão (1997), “Ngôn ngữ cử chỉ trong dạy học ngoại ngữ”, Nghiên cứu giáo dục, (299), tr.23 - 24. 23. P.H (2004), “Hình dáng điệu bộ của cấp dưới cũng là điều quan trọng”, Khoa học và công nghệ, (17), tr 7. 24. Pease Allan (1981), Nguyễn Hữu Thành dịch (1994), Ngôn ngữ của cử chỉ, ý nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp, Nxb Đà Nẵng. (Tên nguyên bản: “Non - verbal Communication. How to get it, How to use it for love, profit and pleasure”, Australia, Camel Publishing House, 1981). 25. Pease Allan & Barbara (2004), Lê Huy Lâm dịch (2008), Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. (Tên nguyên bản: The definitive book of body language). 26. Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 27. Viễn Phương (2000), “Ánh mắt”, Sài Gòn giải phóng, (9 -7 -2000), tr 4. 28. Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và giao văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Nguyễn Quang (2007), “Cận ngôn ngữ”, Ngôn ngữ,(5), tr. 1 - 19. 30. Nguyễn Quang (2008), “Cử chỉ trong giao tiếp”, Khoa học xã hội và nhân văn, số 42, tr.12 - 24. 31. Nguyễn Quang (2008), Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa, Nxb Khoa học xã hội. 32. Lê Tô Đỗ Quyên (2005), Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ 4 đến 8 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng II TP.Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm TPHCM. 33. Vũ Tiến Quỳnh (1999), Phê bình bình luận văn học Xuân Diệu, Nxb Văn nghệ TP.Hồ Chí Minh. 34. Roger E. Axtell, Y Nhã LST dịch (2003), Cử chỉ những điều nên làm và nên tránh trong ngôn ngữ cử chỉ khắp thế giới, Nxb Trẻ TP.Hồ Chí Minh. (Tên nguyên bản: “Gestures - The Do”s and Taboos of Body language around the World, Jonh Wiley & Son, Inc…). 35. Rush Martin (1994), Phan Linh Lan và Phan Lưu Ly dịch (1996), Ngôn ngữ bí ẩn của cơ thể, Nxb Phụ nữ. (Tên nguyên bản: Decoding the secret language of your body, New York, 1994). 36. Vân Thanh (1993), “Tính đố kỵ và ánh mắt không thiện cảm - mê tín hay sự thật?”, Khoa học công nghệ, (16/1/1993), tr 9. 37. Hoàng Tuệ (1984), “Lời chào với cái bắt tay với nụ cười”, Ngôn ngữ (2), tr.1- 2. 38. Hồ Hải Thụy, Chu Khắc Thuật, Cao Xuân Phổ (1998), Từ Điển Anh - Việt, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh. 39. Thủy Trường (1995), “Dù sao bắt tay cũng hơn ngoảnh mặt”, Sài Gòn giải phóng, (15- 7 - 1995), tr 3. 40. Thu Uyên (2006), Nghệ thuật giao tiếp và ứng xử nơi công sở, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 41. Fast Julius (1971), Body language, Pan Books Ltd 42. Harry Collis (2000), 101 American Customs, Passport Books, NTC / Contemporary Publishing Group. 43. Paul Grice, “Logic and Conversation”, in Syntax and Semantics, vol 3 (1975), Cole P. & Morgan J.L (Eds). Website 44. 45. 46. 47. http:// www.beta.socbay.com 48. http:// www.blog.360.yahoo.com 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. http:// www.lifecorner.vzone.vn 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. http:// www.photo.zing.vn 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. 82. 83. 84. 85. 86. 87. 88. 89. 90. http:// www.vnthuquan.net 91. PHỤ LỤC 1 VĂN BẢN TRÍCH TỪ SÁCH, BÁO 1. “Từ những cái bắt tay ở Giơnevơ tháng 7/1954” [2, tr 22 -23] Tại hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Ngoại trưởng Mỹ Đalét đã từ chối bắt tay thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao CHND Trung Hoa Chu Ân Lai. Theo lời kể của những người chứng kiến giây phút đó, thì trong giờ giải lao sau phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị, khi Chu Ân Lai và các đồng sự của ông đang ngồi nghỉ ở phòng khách thì Đalét bước vào. Các phóng viên nhiếp ảnh vội lôi máy ảnh ra để hòng chớp được những bức ảnh lịch sử. Song, nhác thấy Chu Ân Lai, Đalét quay ngoắt lưng lại và vội vã bỏ đi trong nụ cười mỉa mai của Chu. Việc Đalét từ chối bắt tay Chu Ân Lai cũng dễ hiểu. Đalét là người chủ trương chủ thuyết chống cộng sản theo kiểu “bảo hoàng hơn vua”. Ở châu Á lúc này, Mỹ xem Trung Quốc là mối đe dọa trực tiếp đối với lợi ích của Mỹ. Đalét đã dùng mối “hiểm họa Trung Quốc đỏ” để lôi kéo các quốc gia châu Á vào những liên minh quân sự, mà mục tiêu đích thực cuối cùng của nó lại là xác lập địa vị bá chủ của Mỹ, thay thế ảnh hưởng các cường quốc thực dân châu Âu - một giấc mơ Mỹ theo đuổi từ lâu. Song Mỹ phải trả giá đắt cho sự khiếm nhã về ngoại giao của Ngoại trưởng Đalét. Dính líu ngày càng sâu vào châu Á, Mỹ đã trở thành tù binh của chính sách của mình, mà cái kết cục bi thảm nhất đã diễn ra trên chiến trường Việt Nam. Vào cuối thập kỉ 60, Tổng thống Níchxơn tìm ra cách sửa chữa sai lầm của Mỹ bằng cách mở ra cuộc đối thoại với Trung Quốc. Sau những chuyến đi bí mật của Kixinhgiơ, tháng 2/1972 Níchxơn thăm Bắc Kinh. Hiểu thành kiến của Chu với ngoại trưởng Mỹ từ năm 1954, Níchxơn đề ra cho mình nhiệm vụ đầu tiên là đánh tan mặc cảm đó. Níchxơn viết trong cuốn Hồi kí của mình: “Tôi biết là Chu bị xúc phạm ghê gớm khi bị Đalét từ chối bắt tay tại Hội nghị Giơnevơ 1954. Bởi thế khi tôi bước xuống bậc cuối cùng cầu thang máy bay, tôi làm động tác như thẻ chìa tay ra và bước về phía Chu. Khi tay chúng tôi PL1.1 chạm nhau, một kỉ nguyên kết thúc và một kỉ nguyên mới bắt đầu. (Hồi kí Níchxơn, 1978, tr.559) 2. “Ánh mắt có thể gây chết người ?” [6, tr. 51 -55] “Từ những sự việc có thật … Mới đây, trên tờ “Komsomolskija Pravda”, nhà báo người Nga Sergef Demkim đã kể lại một câu chuyện kỳ lạ. Tại một viện nghiên cứu khoa học ở Moskava, một vị trưởng phòng nổi tiếng là nghiệt ngã và coi thường cấp dưới bỗng đột ngột qua đời. Vào hôm đó, Sufta gay gắt quát mắng một nhân viên của mình. Người này im lặng nhìn ông ta với ánh mắt dữ dội và khác thường đến nỗi Sufta chợt gục đầu xuống bàn và thở khò khè. Xe cấp cứu lập tức đến ngay và các bác sĩ xác nhận là Sufta đã chết, bởi lẽ Sufta không hề mắc một chứng bệnh nào. Khi mổ xác, người ta có cảm giác là tim ông ta bị một người nào đó nắm chặt lấy và làm ngừng đập, chẳng khác gì làm ngừng qủa lắc đồng hồ. Khi tiếp xúc với người nhân viên kia, người phụ trách điều tra lập tức nảy ra nghi ngờ rằng chính anh ta là “người nào đó” ấy, bởi vì ánh mắt của anh ta khiến một công an từng trải cũng phải lạnh sống lưng. Thực ra, sức mạnh gây chết người của ánh mắt đã biết được từ lâu. Ngay từ năm 1853, nhà khoa học nổi tiếng khắp Châu Âu là Cornelius Afrippa đã viết trong cuốn “Nhãn khoa” như sau: “Ở Tartaria, Illirria và Toriball có những phụ nữ gây tử vong cho tất cả những ai bị họ nhìn trong lúc giận dữ. Ở Rodos cũng vậy, có những phụ nữ chỉ cần nhìn chằm chằm là khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn” 3. Cử chỉ tạo hình sừng (The hook ‘em horns gesture/Vertical horns) Khi thực hiện cử chỉ này, người ta giơ ngón trỏ và ngón út ra, các ngón còn lại khép vào lòng bàn tay. Nó gợi lên hình ảnh một cặp sừng; và từ hình ảnh này, một loạt các ý nghĩa khác nhau đã được tạo lập và diễn giải trong các nền văn hoá khác nhau. Trong văn hoá Ý, nó mang thông điệp là Anh đang bị cắm sừng hay Vợ anh không chung thuỷ, và đây là một cử chỉ thoá mạ. Có nhiều cách lí giải về sự liên hệ giữa cử PL1.2 chỉ tạo hình chiếc sừng và ý nghĩa “bị phản bội trong hôn nhân” mà nó truyền tải, nhưng chưa có cách nào tỏ ra thực sự thuyết phục. Tuy nhiên, cử chỉ này cũng mang nhiều ý nghĩa khác trong các cộng đồng văn hoá khác: - Ở bang Texas (Mĩ), đây là cử chỉ tôn vinh đội bóng bầu dục (American football) của trường đại học Texas Longhorns (trường đại học mang tên Những Chiếc Sừng Dài Texas). - Ở Brazil và Venezuella, nó là kí hiệu thể hiện sự may mắn. - Ở một số nước châu Phi, cử chỉ này khi hướng vào một người nào đó, lại có nghĩa là một lời nguyền rủa. - Ở một số vùng của Ý, các cửa hàng treo hình ảnh cử chỉ này trên cửa sổ với ý nghĩa xua đuổi tà ma. - Ở Malta, hình ảnh cử chỉ này cũng thường được vẽ trên thuyền bè để tránh các rủi ro. - ... Sau đây là một số bài bào viết về cử chỉ tạo hình sừng: (1) Báo Tiền Phong số ra ngày 25/01/2005 cũng trích dẫn tin của Hãng truyền thông AP như sau [30]: Tại lễ nhậm chức Tổng thống nhiệm kì hai vừa qua, ông Bush ngồi trên khán đài trước toà nhà Quốc hội Mĩ Capitol Hill để xem diễu hành chào mừng. Khi một đoàn diễu hành của khối quần chúng từ bang Texas quê hương ông Bush đi qua, Tổng thống cùng Đệ nhất phu nhân và hai cô con gái đều giơ tay phải chào theo lối của người Texas “Hook ‘em horn”. Những người dân Texas trong đoàn diễu hành đồng thanh hô đáp lại lời chúc mừng vị Tổng thống đồng hương [...]. Đối với người dân bang Texas, mỗi khi được ai chào như vậy, người ta thường hô to: “Hook ‘em horn” để bày tỏ tình cảm yêu quí nhau [...]. PL1.3 Thế nhưng tại Nauy, sau khi xem buổi truyền hình trực tiếp lễ nhậm chức của Tổng thống Mĩ Bush, một số báo lớn ở Oslo cho rằng đó là kiểu chào của qủi sa tăng. Có sự hiểu lầm này là vì người Bắc Âu cũng có lối chào như vậy nhưng là ám chỉ lối chào nhau của quỉ dữ. Báo điện tử Nattavisen của Nauy chạy hàng tít lớn “Lối chào gây sốc của con gái ông Bush” kèm bức ảnh con gái Jenna của Tổng thống đang nhoẻn miệng cười trong khi tay phải giơ lên theo kiểu “Hook ‘em horn”. Sau khi hiểu ra ý nghĩa thực của lối chào nói trên, báo chí Nauy đã phải đăng bài cải chính. (2) Trang web: ra ngày 06/07/2009 Bị từ chức vì có cử chỉ cắm sừng [45] TT - Manuel Pinho, bộ trưởng kinh tế Bồ Đào Nha, đã từ chức sau khi ông làm cử chỉ cắm sừng đối với một nghị sĩ đối lập, trong một cuộc tranh cãi gay gắt ở quốc hội. Ông Pinho đặt hai ngón tay trỏ vào hai bên đầu, như cử chỉ một người mọc sừng, khi ông khiêu khích nghị sĩ Bernandino Soares, thủ lĩnh một đảng đối lập, do ông này thách thức chính phủ về kế hoạch một mỏ mới. Thủ tướng Jose Socrates, người đang chuẩn bị cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9, mô tả hành vi của bộ trưởng kinh tế là không thể bào chữa được. Người có vợ ngoại tình với người khác được xem là người bị cắm sừng, vì ông ta là người cuối cùng biết chuyện vợ mình ngoại tình. Tại Bồ Đào Nha, cử chỉ cắm sừng ở đầu thường được giải thích là vợ một người nào đó đang có quan hệ ngoại hôn. Ông Pinho nói ông rất lấy làm tiếc về cử chỉ của mình trong một cuộc tranh luận chính trị căng thẳng. Ông Pinho tham gia chính quyền từ năm 2005, sẽ được thay thế kể từ ngày 6-7 bởi ông Fernando Teixeira dos Santos, bộ trưởng tài chính. Các nghiệm thể Việt tham gia khảo sát hầu hết (49/60) đều cho rằng cử chỉ này không có ý nghĩa gì đối với họ. Một số (6/60) diễn giải nó là cử chỉ cắm sừng; số khác PL1.4 (3/60) cho rằng đây là cử chỉ thể hiện sự may mắn; số còn lại (2/60) khẳng định cử chỉ này mang tính tục tĩu1. 4. “Cái xua tay lạnh lùng” [45] Hồi nhỏ, chị tôi chỉ vì nhanh nhẩu chỉ đường cho người ta mà bị lột hết tiền bạc và nữ trang. Từ chuyện đó, tôi có thói quen cảnh giác với người lạ, đặc biệt không bao giờ mở miệng với bất cứ ai hỏi đường. Nếu đang đi xe, tôi cứ im lặng đi tiếp; sau này có thêm “nồi cơm điện” trên đầu như một dụng cụ hỗ trợ đắc lực, tôi càng phớt lờ mọi câu hỏi. Nếu đi bộ, tôi sẽ đưa cánh tay lên, xoay tròn bàn tay, thế là xong. Đôi lúc tôi thật hối hận. Nhỡ đó là một học sinh đang tìm nhà người quen hay phòng trọ cho kỳ thi đại học. Nhỡ đó là nạn nhân của những cơn bão, lũ... vào thành phố tìm một người thân quen để kiếm cơ hội... Có tàn nhẫn không khi cánh tay đưa lên, bàn tay lắc lắc lạnh lùng? Chiều nay trong lớp luyện thi TOEFL, một học viên của tôi (hiện là SV kinh tế) đã kể lại kỷ niệm lần đầu đặt chân đến Sài Gòn bằng tiếng Anh: “Lần đó, tôi không biết đường đến nhà người anh cùng quê. Tôi hỏi người nào cũng bắt gặp những cái lắc đầu lạnh lùng. Cuối cùng tôi đành phải đi xe ôm. Nhưng xe ôm đưa tôi đến một con hẻm và tôi bị một nhóm thanh niên trấn lột hết tiền. Tôi lang thang đến gần hết đêm, may sao gặp một anh công an nhiệt tình đưa tôi về nhà người anh. Mỗi lần nhớ đến kỷ niệm đó tôi tự nhủ sẽ luôn nhiệt tình giúp đỡ người lỡ đường... Nhưng đến giờ tôi vẫn không hiểu tại sao người Sài Gòn quá lạnh lùng trước một người đang rất cần sự giúp đỡ?”. Cả lớp lặng đi, còn tôi chợt thấy hai má nóng ran... 5. Bắt tay không hề đơn giản [58] Bắt tay là một phần của giao tiếp. Nắm tay chặt hay lỏng, cách thức bắt tay, thời gian bắt tay ngắn hay dài sẽ cho biết thái độ và cách cư xử khác nhau với từng đối 1 Theo Nguyễn Quang [30]. PL1.5 tượng. Đồng thời thông qua cách thức bắt tay của một ai đó, chúng ta cũng có thể nắm bắt được tính cách riêng của họ, và ấn tượng để lại cũng khác hẳn nhau. Quan sát cách bắt tay của đối tác, chúng ta sẽ nắm bắt được một phần tính cách của họ, từ đó nắm được thế chủ động trong giao tiếp. Helen Keller là một tác gia nữ người Mỹ rất nổi tiếng, bà là người vừa điếc vừa mù, khi nói về những cái bắt tay bà đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, cái bắt tay của họ lưu lại cho bạn một cảm giác cực kỳ ấm áp…” (1) Các yêu cầu đặt ra khi bắt tay Bình thường, trong lần tiếp xúc đầu tiên, bạn bè lâu ngày gặp mặt, chào tạm biệt hoặc đưa tiễn một người nào đó, mọi người vốn đã quen với việc sử dụng cách bắt tay để thể hiện thiện chí của mình với đối phương. Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như chúc mừng một ai đó, cảm ơn họ hoặc hỏi thăm; hoặc giả dụ như trong quá trình trao đổi hai bên phát hiện ra có những quan điểm chung giống nhau khiến họ đều cảm thấy hài lòng; lại có khi những mâu thuẫn ban đầu bỗng nhiên được giải toả, thậm chí ngay cả khi muốn hoà giải mâu thuẫn một cách triệt để thì theo thói quen người ta cũng coi việc bắt tay như một lễ tiết không thể thiếu. Khi bắt tay, bạn nên đứng cách đối phương khoảng cách khoảng một bước chân, phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về người cần bắt tay. Nếu khi bắt tay lòng bàn tay hướng xuống phía dưới đè tay đối phương, điều này thể hiện rằng đây là người có xu hướng chi phối người khác rất lớn, bằng hành động bắt tay đó anh ta muốn nói cho người khác rằng, khi đó vị trí của anh ta cao hơn hẳn PL1.6 một bậc. Vì vậy trong quá trình giao tiếp bạn nên hạn chế ít nhất cách bắt tay ngạo mạn và thiếu tế nhị này, vì nó sẽ mang lại cảm giác phản cảm cho người đối diện. Ngược lại, lòng bàn tay hướng vào bên trong bắt tay đối phương lại thể hiện được sự khiêm nhường và trọng lễ tiết của người bắt tay. Còn nếu khi bắt tay hai bàn tay bắt vuông góc với nhau lại thể hiện ra người bắt tay theo kiểu này là một người rất tự nhiên và trọng sự bình đẳng trong giao tiếp. Cách bắt tay vuông góc với tay đối phương cũng là một cách tương đối phổ biến và ổn thoả nhất trong tất cả các kiểu bắt tay kể trên. Đeo găng tay trong khi bắt tay là một hành vi không lịch sự. Nếu là nam trước khi bắt tay bạn nên tháo găng tay ra, hạ mũ xuống. Nếu là nữ thì có thể không cần bỏ găng và mũ. Đương nhiên khi bạn đang đứng ngoài trời mà thời tiết rất lạnh thì cũng không cần thiết phải bỏ găng tay và mũ ra khi bắt tay. Ví dụ hai bên đều đeo găng tay, đội mũ, thì lúc đó bình thường sẽ nói: “xin lỗi” trước khi bắt tay. Khi bắt tay hai bên đều phải chú tâm đến thao tác, mỉm cười, chào, thăm hỏi đối phương, lúc bắt tay không nên chú ý nhìn chỗ khác hoặc biểu hiện trạng thái hờ hững, đang bận tâm đến một vấn đề nào đó. Nếu quan hệ giữa bạn và người bắt tay là quan hệ thân mật và gần gũi thì có thể nắm tay chặt trong thời gian dài, còn theo lệ thường chỉ nên bắt tay một lúc rồi bỏ ra. Không nên bắt quá chặt, nhưng bắt tay hờ hững theo kiểu “chuồn chuồn đạp nước” cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Khi bắt tay tốt nhất bạn nên khống chế thời gian bắt tay trong vòng ba đến năm giây là tốt nhất. Nếu bạn muốn thể hiện cho đối tác thấy thành ý và nhiệt tình của mình thì có thể kéo dài thời gian bắt tay ra một chút nhưng khi bắt tay nên lắc tay lên xuống vài lần. Khi bắt tay hai tay vừa chạm vào đã rời ra, thời gian bắt tay rất ngắn, gần như chỉ lướt qua tay, lại gần như có ý phòng bị đối với đối phương. Ngược lại thời gian bắt tay quá lâu, đặc biệt là kéo hẳn tay của đối phương về phía mình hoặc lần đầu gặp mặt mà đã bắt tay quá lâu không chịu bỏ ra…các kiểu bắt tay đó đều khiến cho người khác PL1.7 nghĩ rằng bạn có vẻ giả tạo, cưỡng ép, thậm chí bị nghi ngờ rằng bạn đang có ý định “muốn chiếm cảm tình” của họ. Giữa bậc tiền bối và vãn bối (người nhiều tuổi hơn và người ít tuổi hơn) thì người tuổi tác và vị thế cao hơn đưa tay ra bắt trước thì người ít tuổi hơn và địa vị thấp hơn mới có thể đưa tay ra bắt sau. Tương tự, cấp trên và cấp dưới, cấp trên đưa tay ra trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra; giữa nam và nữ thì chỉ khi người nữ giơ tay ra trước thì người nam mới có thể đưa tay ra để bắt tay; nhưng nếu trong trường hợp người nam lại là người lớn tuổi hơn (thuộc bậc trưởng lão) thì trong trường hợp đó đương nhiên sẽ theo quy tắc đã nói ở phía trên. Nếu cần phải bắt tay với nhiều người cùng một lúc, khi bắt tay phải tính đến thứ tự trước sau, từ bề trên đến bề dưới, từ trưởng lão đến thiếu niên, từ bậc trưởng bối đến bậc vãn bối, từ thầy giáo đến học sinh, nữ rồi mới đến nam, từ người đã kết hôn rồi mới đến người chưa kết hôn, từ cấp trên đến cấp dưới. Khi giao tiếp nếu số lượng người tương đối lớn, có thể chỉ bắt tay một số người ngay cạnh mình, gật đầu với những người xung quanh thay cái bắt tay chào hỏi, hoặc hơi cúi thấp người đã thể hiện đủ phép lịch sự. Nhằm tránh những trường hợp khó xử xảy ra, trước khi bạn có ý chủ động giơ tay ra bắt tay người khác, bạn phải nghĩ đến việc hành động đó của bạn có được họ chào đón hay không, nếu bạn cảm thấy đối phương không có ý muốn bắt tay với bạn, gật đầu hoặc hơi nghiêng người chào là cách xử sự hợp lý nhất. Trong môi trường làm việc, khi bắt tay thì thứ tự bắt tay chủ yếu dựa vào chức vụ, thân phận của đối phương. Còn trong xã hội, khi vui chơi giải trí thì chủ yếu dựa vào tuổi tác, giới tính và việc họ đã hay chưa kết hôn để quyết định. Khi đón tiếp đối tác đến thăm hỏi, thì hơi đặc biệt một chút: sau khi khách đã đến nơi, nên để chủ nhà chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào đón khách. Khi khách chào từ biệt ra về thì lại là khách chủ động giơ tay ra trước bắt tay chào chủ nhà. Trước là PL1.8 thể hiện ý “chào đón”, sau lại thể hiện ý “tạm biệt”. Nếu các thứ tự này bị đảo ngược lại thì rất dễ khiến cho người khác hiểu lầm. Nhưng một điểm cần nhấn mạnh ở đây là, bắt tay trong trường hợp đã được nói đến ở phía trên không cần thiết cứ phải nhất nhất tuân theo. Nếu bạn là người có vị trí tôn nghiêm hoặc là bậc trưởng bối, cấp trên khi nhìn thấy cấp dưới hoặc người vị trí nhỏ hơn, người ít tuổi hơn tranh việc giơ tay ra trước thì cách giải quyết trọn vẹn nhất là ngay lập tức giơ tay ra bắt. Tránh việc giữ thể diện hơn hẳn họ mà không cần quan tâm, khiến cho họ rơi vào trường hợp khó xử. Khi bắt tay bạn nên hỏi thăm mấy câu, có thể nắm chặt tay đối phương, đồng thời đưa ánh mắt nhìn chú ý vào đối phương, vội vàng đi lại bắt tay sẽ giúp cho đối phương có ấn tượng sâu sắc hơn về bạn. (2) Các trường hợp nên bắt tay - Gặp người quen lâu không gặp. - Trong các trường hợp có tính chất trang trọng và chào hỏi người bạn quen biết; - Trong giao tiếp xã hội khi bạn đứng ra đóng vai trò là chủ nhà hoặc người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách. - Sau khi thăm hỏi người khác xong, bạn chào từ biệt họ ra về. - Khi bạn được giới thiệu với một người mới mà bạn không quen. - Trong giao tiếp xã hội, ngẫu nhiên gặp lại bạn thân lâu năm không gặp hoặc gặp cấp trên. - Khi người khác ủng hộ bạn, cỗ vũ bạn hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó. - Thể hiện lòng cảm tạ của bạn đối với một người nào đó, chúc mừng hoặc cung chúc người khác. - Khi bạn thể hiện sự thông cảm, ủng hộ, khẳng định đối với người khác. - Khi tặng quà hoặc nhận quà. PL1.9 Theo lệ thường các trường hợp kể trên đều thích hợp để bắt tay người khác. (3) Tám điều tối kị cần tránh trong khi bắt tay Khi chúng ta bắt tay một ai đó nên tuân theo một số quy phạm chung, tránh trường hợp phạm phải những trường hợp thất lễ sẽ liệt kê dưới đây: - Không nên giơ tay trái ra bắt, đặc biệt khi bạn đang giao tiếp với người Ả rập, người Ấn Độ điều này bạn càng cần phải chú ý. Vì theo quan điểm của họ tay trái là bàn tay không được sạch sẽ. - Khi giao tiếp với người theo đạo thiên chúa giáo cần phải tránh trường hợp ví dụ như hai người này bắt tay và bắt tay chéo với hai người khác, việc đó sẽ tạo ra sự chồng chéo lên nhau, hình thành chữ thập, trong con mắt của họ chữ thập đại diện cho những điều xui xẻo. - Khi bắt tay không nên đeo găng tay, đội mũ hoặc đeo kính đen, chỉ có phụ nữ khi giao tiếp ngoài xã hội được phép đeo găng tay khi bắt tay. - Không nên một tay cầm đồ hoặc đút túi còn tay kia giơ ra bắt. - Khi bắt tay trên mặt không nên giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún vai, kiểu cách một cách quá đáng. - Khi bắt tay không nên chỉ bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương, kiểu như muốn giữ khoảng cách nhất định với họ. Cách làm tốt nhất là cần nắm cả bàn tay đối phương. Cho dù trong trường hợp lệch tay thì cũng nên làm như vậy. - Không nên kéo tay đối phương về phía mình hoặc đẩy tay về phía họ, hoặc gạt lên trên suống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng. - Không nên từ chối cái bắt tay của đối phương, cho dù có bệnh về tay, tay ướt, bẩn thì cũng nên giải thích với đối phương một cách lịch sự: “Xin lỗi, tay tôi không tiện để bắt tay anh (chị) lúc này” để tránh đối phương hiểu lầm. (Khích Lệ) PL1.10 6. Bài hát: “LẮC ĐẦU” [69] Này cô bé đi đâu thế Em đi đâu mà nhanh thế Anh theo em từ nãy giờ Yêu anh đi đừng làm tình hờ Em không yêu anh đâu nhé Em không thương anh đâu nhé Sao theo em mà nói hoài Sao theo em mà hỏi hoài Thôi anh về đi không cần anh theo làm chi đón đưa em làm chi không cần đâu Không cần! Em không cần đâu, tuổi xì tin bao mộng mơ chẳng yêu đương gì đâu Anh về đi! Đừng hoài theo em trách em hững hờ Đừng buồn nghe anh tuổi em chưa yêu được đâu Lắc đầu! Có hỏi cũng sẽ lắc đầu Có nói cũng sẽ lắc đầu Có thích cũng sẽ lắc đầu Em còn nhỏ xíu em xin lắc đầu Có hứa cũng sẽ lắc đầu Có nhớ cũng sẽ lắc đầu Có thích cũng sẽ lắc đầu Mai này em lớn em không lắc đầu Có hỏi cũng sẽ lắc đầu Có nói cũng sẽ lắc đầu Có thích cũng sẽ lắc đầu PL1.11 PL1.12 Em còn nhỏ xíu em xin lắc đầu Có hứa cũng sẽ lắc đầu Có nhớ cũng sẽ lắc đầu Có thích cũng sẽ lắc đầu Mai này em lớn em không lắc đầu. PHỤ LỤC 2 I. MẪU PHIẾU KHẢO SÁT NHỮNG CỬ CHỈ PHỔ BIẾN TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI VIỆT Tôi đang tiến hành nghiên cứu xem người Việt hay dùng những cử chỉ gì trong giao tiếp hàng ngày? Để có thêm những cơ sở khách quan, hoàn thành đề tài tốt hơn, xin bạn (ông/bà, anh/chị…) vui lòng giúp chúng tôi trả lời mẫu phiếu khảo sát sau đây: *Vài thông tin cá nhân của bạn (ông/bà, anh/chị…): 1. Giới tính: Nam Nữ 2. Tuổi:………. 3. Nghề nghiệp:……………… * Câu hỏi: 1) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “bắt tay” khi nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chào hỏi 2. Tạm biệt 3. Tán đồng 4. Làm hòa 5. Làm quen 6. Không bao giờ bắt tay 7. Trường hợp khác 2) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “vỗ tay” khi nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chào đón 2. Tạm biệt 3. Tán đồng 4. Khen ngợi 5. Khích lệ PL2.1 6. Không bao giờ vỗ tay 7. Trường hợp khác 3) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “khoanh tay” khi nào (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Tôi đang ở tư thế tự vệ 2. Tôi không đồng ý 3. Tôi không được tự tin 4. Tôi có cảm giác bất an 5. Không bao giờ khoanh tay 6. Trường hợp khác: 4) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “nắm lấy tay” khi thể hiện tình cảm nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Tình thương 2. Tình bằng hữu 3. Tình yêu 4. Tình đoàn kết 5. Không bao giờ nắm lấy tay 6. Trường hợp khác 5) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “chỉ tay” khi thể hiện tình cảm nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Giải thích 2. Tính bề trên 3. Sự giận dữ 4. Sự dứt khoát 5. Không bao giờ chỉ tay 6. Trường hợp khác 6) Bạn (ông/bà, anh/chị…) có dùng cử chỉ “nắm đấm” không? Nếu có, dùng trong trường hợp nào? PL2.2 6.1 Có 1. Lăng mạ 2. Đe dọa 3. Đùa giỡn 6.2 Không 7) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “gật đầu” khi nào (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chào hỏi 2. Tán đồng 3. Xác nhận “có, dạ vâng” 4. Đang lắng nghe 5. Không bao giờ gật đầu 6. Trường hợp khác 8) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “lắc đầu” khi nào”? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Không tán đồng 2. Không biết 3. Chê 4. Không muốn nghe 5. Không bao giờ lắc đầu 6. Trường hợp khác 9) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “cúi chào” khi nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chào hỏi (lịch sự) 2. Tạm biệt 3. Mặc niệm 4. Lắng nghe 5. Trường hợp khác 10) Bạn (ông/bà, anh/chị…) “cười” khi nào”? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chào hỏi PL2.3 2. Làm quen 3. Làm duyên 4. Tán đồng 5. Khó trả lời 6. Trường hợp khác 11) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường sử dụng cử chỉ “ôm” dành cho người nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Người ruột thịt 2. Người yêu 3. Bạn bè 4. Người thân quen 5. Người mới quen 6. Không bao giờ ôm 7. Trường hợp khác 12) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường sử dụng cử chỉ “hôn” trong trường hợp nào? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Hôn yêu thương 2. Hôn bằng hữu 3. Hôn xã giao 4. Hôn chào đón 5. Hôn chia tay 6. Không bao giờ hôn 7. Trường hợp khác 13) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng cử chỉ nào khi “chào hỏi hoặc tạm biệt người cùng tuổi”? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Bắt tay 2. Vỗ lưng PL2.4 3. Gật đầu 4. Cười 5. Đá lông nheo 6. Ôm hôn 7. Trường hợp khác 14) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng cử chỉ nào khi “chào hỏi hoặc tạm biệt người lớn tuổi”? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Bắt tay 2. Khoanh tay và gật đầu 3. Gật đầu 4. Cúi chào 5. Cười 6. Ôm hôn 7. Trường hợp khác 15) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng cử chỉ nào khi gặp người có vị thế/địa vị cao hơn mình (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Bắt tay 2. Khoanh tay và gật đầu 3. Gật đầu 4. Cúi chào 5. Cười 6. Ôm hôn 7. Trường hợp khác 16) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng những cử chỉ nào khi thể hiện thái độ cởi mở, hợp tác với người khác? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Bắt tay 2. Vỗ tay PL2.5 3. Ôm hôn 4. Cười 5. Gật đầu 6. Cúi chào 7. Bàn tay mở 8. Cử chỉ tì tay và chống tay lên đùi 9. Vỗ tay lên đùi mình 10. Trường hợp khác 17) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng những cử chỉ nào khi thể hiện thái độ bất hợp tác với người khác? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Khoanh tay 2. Lắc đầu 3. Hai bàn tay xiết chặt vào nhau 4. Đảo mắt liên tục 5. Nhìn ra chỗ khác 6. Trường hợp khác 18) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường hay sử dụng cử chỉ nào khi bày tỏ tình cảm thương yêu? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Ôm 2. Hôn 3. Nắm tay 4. Choàng tay sau vai 5. Vuốt tóc 6. Xoa đầu 7. Mỉm cười 8. Liếc mắt tình cảm 9. Trường hợp khác PL2.6 19) Bạn (ông/bà, anh/chị…) đã từng sử dụng những cử chỉ nào khi giận dữ? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Chỉ tay 2. Nắm đấm 3. Chống nạnh 4. Giậm chân mạnh 5. Trợn mắt 6. Trường hợp khác 20) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường sử dụng những cử chỉ nào khi vui vẻ, hài lòng? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Cười 2. Vỗ tay 3. Giang hai cánh tay lên 4. Giơ ngón cái lên 5. Ngón tay tạo hình chữ V 6. Nhảy cẫng lên 7. Trường hợp khác 21) Bạn (ông/bà, anh/chị…) thường sử dụng những cử chỉ nào khi buồn chán, thất vọng? (Chọn 3 trường hợp dưới đây). 1. Bàn tay đỡ mặt 2. Hai tay ôm lấy mặt và đầu gục xuống 3. Nhăn mặt 4. Lắc đầu 5. Trường hợp khác Cảm ơn sự hợp tác của bạn (ông/bà, anh/chị…) Chúc bạn (ông/bà, anh/chị…) một ngày may mắn! PL2.7 II. BẢNG ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ (%) VỀ NHỮNG CỬ CHỈ PHỔ BIẾN TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI VIỆT1 1. Cử chỉ bắt tay Bảng tỉ lệ cử chỉ bắt tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Chào hỏi 23 22 30 28 28 26 1 2 Tạm biệt 12 11 23 16 18 15 3 Tán đồng 11 9 6 5 7 8 16 4 Làm hòa 21 17 13 13 13 3 23 5 Làm quen 21 22 24 24 23 2 6 Không bao giờ bắt tay 3 7 1 6 4 4 7 Trường hợp khác 9 11 3 8 6 8 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ bắt tay2 Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N 1b) TB (N2a, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Chào hỏi 23 29 6 2 Tạm biệt 12 19 7 3 Làm hòa 19 13 6 1 Vì làm tròn số nên kết quả tỉ lệ trong một số cử chỉ /trường hợp có thể cao hơn hoặc thấp hơn 1%. 2 Những bảng phân tích này chủ yếu dựa vào sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm về một số cử chỉ/trường hợp. PL2.8 2. Cử chỉ vỗ tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Chào đón 19 17 21 17 23 19 2 Tạm biệt 3 2 1 2 3 2 3 Tán đồng 21 23 24 19 25 22 2 4 Khen ngợi 30 30 29 32 25 29 1 5 Khích lệ 21 22 19 23 19 21 3 6 Không bao giờ vỗ tay 0 0 2 0 2 1 7 Trường hợp khác 6 6 4 7 4 6 3. Cử chỉ khoanh tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Tôi đang ở tư thế tự vệ 9 8 13 13 12 11 18 2 Tôi không đồng ý 18 14 25 18 20 3 3 Tôi không được tự tin 15 17 14 18 20 17 24 20 4 Tôi có cảm giác bất an 18 20 18 18 2 5 Không bao giờ khoanh tay 11 6 3 10 10 7 27 6 Trường hợp khác 29 31 26 24 19 1 4. Cử chỉ nắm tay Bảng tỉ lệ cử chỉ nắm tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Tình thương 23 28 28 29 30 28 1 PL2.9 2 Tình bằng hữu 12 16 20 19 22 17 24 3 Tình yêu 28 26 20 22 21 2 4 Tình đoàn kết 25 21 19 16 18 21 3 5 Không bao giờ nắm tay 1 1 2 2 1 1 6 Trường hợp khác 10 7 11 10 8 9 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ nắm tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Tình thương 26 29 3 2 Tình bằng hữu 16 19 3 3 Tình đoàn kết 22 18 4 5. Cử chỉ chỉ tay Bảng tỉ lệ cử chỉ chỉ tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 21 Giải thích 16 20 27 23 18 3 2 Tính bề trên 11 10 13 12 12 11 3 Sự giận dữ 27 31 26 25 29 28 1 23 4 Sự dứt khoát 22 21 24 23 25 2 5 Không bao giờ chỉ tay 4 3 1 2 3 3 6 Trường hợp khác 20 15 9 15 11 14 PL2.10 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ chỉ tay Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N1b) TB (N2a, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Giải thích 18 23 5 2 Sự dứt khoát 24 2 22 6. Cử chỉ nắm đấm Bảng tỉ lệ cử chỉ nắm đấm Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Lăng mạ 9 3 6 2 2 5 2 Đe dọa 26 13 30 22 20 22 3 3 Đùa giỡn 37 42 33 27 10 33 2 68 40 4 Không sử dụng 27 42 30 49 1 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm về trường hợp đe dọa và không sử dụng của cử chỉ nắm đấm Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Đe dọa 28 18 10 2 Không sử dụng 29 53 24 PL2.11 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm về trường hợp đùa giỡn của cử chỉ nắm đấm Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N1ba) TB (N2a, N2b) Chênh lệch Tỉ lệ N3 (%) Ghi chú 1 Đùa giỡn 40 20 20 10 7. Cử chỉ gật đầu Bảng tỉ lệ cử chỉ gật đầu Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Chào hỏi 27 26 29 27 28 27 1 2 Tán đồng 23 21 23 25 24 23 3 243 Xác nhận "có, dạ vâng" 26 28 22 19 25 2 4 Đang lắng nghe 19 21 24 20 22 21 Tổng tỉ lệ sử dụng cử chỉ gật đầu (95%) 5 Không bao giờ gật đầu 0 0 1 2 1 1 6 Trường hợp khác 6 4 2 8 0 4 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ gật đầu Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N1b) TB (N2a, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 27 Xác nhận "có, dạ vâng" 22 5 2 Đang lắng nghe 20 22 2 PL2.12 8. Cử chỉ lắc đầu Bảng tỉ lệ cử chỉ lắc đầu Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Không tán đồng 30 30 30 30 33 30 1 2 Không biết 30 30 24 28 26 28 2 3 Chê 20 15 20 13 15 17 18 4 Không muốn nghe 13 20 19 17 23 3 Không bao giờ lắc đầu 5 0 0 1 1 1 1 6 Trường hợp khác 7 5 5 11 2 6 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ lắc đầu Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 20 Chê 15 5 2 20 4 Không muốn nghe 16 9. Cử chỉ cúi chào Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Chào hỏi (lịch sự) 36 33 32 34 33 34 1 2 Tạm biệt 15 23 17 17 19 19 3 3 Mặc niệm 26 23 29 26 24 25 2 4 Lắng nghe 7 7 8 7 15 8 5 Trường hợp khác 16 13 14 16 10 14 PL2.13 10. Cử chỉ cười Bảng tỉ lệ cử chỉ mỉm cười Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Chào hỏi 28 29 27 31 30 29 1 28 2 Làm quen 28 27 31 27 28 2 13 3 Làm duyên 13 15 10 12 15 3 4 Tán đồng 11 11 13 10 14 12 5 Khó trả lời 12 12 9 8 9 10 6 Trường hợp khác 9 7 10 11 4 8 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ mỉm cười Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Chào hỏi 28 30 2 2 30 Làm quen 28 2 3 Làm duyên 14 2 12 11. Cử chỉ ôm Bảng tỉ lệ cử chỉ ôm Nhóm/tỉ lệ (%) Đối tượng N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Người ruột thịt 28 28 32 28 30 29 1 2 Người yêu 31 26 24 29 25 27 2 PL2.14 18 3 Bạn bè 11 24 17 21 14 3 24 4 Người thân quen 15 14 17 11 16 5 Người mới quen 2 0 1 0 0 1 6 Không bao giờ ôm 2 2 2 2 3 2 7 Đối tượng khác 10 6 8 9 4 7 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ ôm Nhóm/tỉ lệ (%) Đối tượng TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 14 Bạn bè 20 6 12. Cử chỉ hôn Nhóm/tỉ lệ (%) Trường hợp N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Hôn yêu thương 34 34 34 33 30 33 1 2 Hôn bằng hữu 6 8 10 9 11 8 3 Hôn xã giao 9 8 8 5 10 8 4 Hôn chào đón 4 8 9 10 13 9 16 5 Hôn chia tay 15 15 16 13 19 3 6 Không bao giờ hôn 7 5 4 3 7 5 21 7 Trường hợp khác 25 21 19 26 11 2 13. Những cử chỉ chào hỏi hoặc tạm biệt người cùng tuổi Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng PL2.15 20 1 Bắt tay 21 11 28 21 30 2 2 Vỗ lưng 19 19 13 13 14 16 3 3 Gật đầu 11 13 17 18 17 15 28 4 Cười 28 30 24 29 26 1 5 Đá lông nheo 4 8 8 4.6 4 6 6 Ôm hôn 4 1 4 3 3 3 7 Cử chỉ khác 14 18 6 11 6 12 14. Những cử chỉ chào hỏi hoặc tạm biệt người lớn tuổi Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Bắt tay 4 3 16 6 10 7 2 Khoanh tay và gật đầu 23 28 20 20 22 23 2 3 Gật đầu 21 18 16 18 20 18 3 29 4 Cúi chào 30 28 28 29 29 1 5 Cười 10 11 10 9 11 10 6 Ôm hôn 1 3 4 9 1 4 7 Cử chỉ khác 11 9 5 9 7 9 15. Những cử chỉ chào hỏi hoặc tạm biệt người có vị thế/địa vị cao trong xã hội Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 17 Bắt tay 14 9 26 21 21 3 2 Khoanh tay và gật đầu 16 18 7 7 9 13 3 Gật đầu 19 19 19 25 23 20 2 4 Cúi chào 26 26 22 24 27 25 1 PL2.16 5 Cười 9 15 14 10 11 12 6 Ôm hôn 0 1 2 1 0 1 7 Cử chỉ khác 16 12 10 12 9 12 16. Những cử chỉ hợp tác Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Bắt tay 26 18 24 24 22 22 2 2 Vỗ tay 14 16 10 9 13 13 3 Ôm hôn 2 4 4 3 3 3 28 4 Cười 24 27 36 27 26 1 5 Gật đầu 15 16 14 15 15 15 3 6 Cúi chào 2 7 6 5 4 5 7 Bàn tay mở 5 3 2 4 6 4 8 Tì tay và chống tay lên đùi 0 1 0 1 1 1 9 Vỗ tay lên đùi mình 1 1 1 1 2 1 10 Cử chỉ khác 10 8 4 11 8 8 17. Những cử chỉ bất hợp tác Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Khoanh tay 13 11 18 13 13 14 2 Lắc đầu 31 30 31 29 29 30 1 3 Hai bàn tay xiết chặt vào nhau 2 6 3 8 8 5 PL2.17 4 Đảo mắt liên tục 7 7 6 5 5 6 29 5 Nhìn ra chỗ khác 29 30 28 26 26 2 16 6 Cử chỉ khác 18 16 14 19 19 3 18. Những cử chỉ thương yêu Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 23 Ôm 19 24 24 24 23 1 2 Hôn 17 16 17 15 18 17 2 16 3 Nắm tay 19 15 15 18 14 3 4 Choàng tay sau vai 8 7 8 8 8 8 5 Vuốt tóc 5 5 8 3 9 6 6 Xoa đầu 4 5 12 6 9 7 7 Mỉm cười 17 20 14 15 17 16 3 8 Liếc mắt tình cảm 3 2 1 2 1 2 9 Cử chỉ khác 9 5 4 7 2 5 19. Những cử chỉ giận dữ Bảng tỉ lệ những cử chỉ giận dữ Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 22 Chỉ tay 22 19 25 23 24 2 2 Nắm đấm 20 6 15 6 3 10 3 Chống nạnh 11 16 16 23 18 16 4 Giậm chân mạnh 9 17 6 10 15 12 5 Trợn mắt 17 24 26 25 21 23 1 6 Cử chỉ khác 22 19 12 14 19 17 3 PL2.18 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của những cử chỉ giận dữ Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 18 Nắm đấm 5 13 2 Chống nạnh 14 19 5 3 Giậm chân mạnh 14 8 6 20. Những cử chỉ vui vẻ, hài lòng Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Cười 35 34 34 32 33 34 1 19 2 Vỗ tay 20 16 19 23 23 2 3 Giang hai cánh tay lên 4 3 7 6 9 5 4 Giơ ngón cái lên 12 12 16 14 9 13 5 Ngón tay tạo hình chữ V 6 8 7 4 4 6 6 Nhảy cẫng lên 6 16 5 7 9 9 14 7 Cử chỉ khác 18 11 12 14 13 3 21. Những cử chỉ buồn chán, thất vọng Bảng tỉ lệ những cử chỉ buồn chán, thất vọng Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Xếp hạng 1 Bàn tay đỡ mặt 20 23 18 24 25 22 2 2 Tay ôm mặt, đầu gục xuống 20 23 12 16 13 18 PL2.19 3 Nhăn mặt 23 26 31 28 25 26 1 4 Lắc đầu 19 15 26 15 23 19 3 5 Cử chỉ khác 19 13 13 16 15 15 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ tay ôm mặt, đầu gục xuống và nhăn mặt Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ TB (N1a, N1b) TB (N2a, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Tay ôm mặt, đầu gục xuống 22 14 8 2 Nhăn mặt 25 28 3 Bảng phân tích mối tương quan giữa các nhóm của cử chỉ bàn tay đỡ mặt. Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ TB (N1a, N2a) TB (N1b, N2b, N3) Chênh lệch Ghi chú 1 Bàn tay đỡ mặt 19 24 5 2 Lắc đầu 23 18 5 22. Bảng tổng hợp cử chỉ ôm hôn khi chào hỏi (chiếm tỉ lệ thấp). Nhóm/tỉ lệ (%) Ghi Trường hợp N1a TB N1b N2a N2b N3 chú 1 Ôm hôn đối với người cùng tuổi 4 1 4 3 3 3 2 Ôm hôn đối với người lớn 1 3 4 9 1 4 PL2.20 PL2.21 tuổi 3 Ôm hôn đối với người có địa vị/vị thế 0 1 2 1 0 1 23. Bảng tổng hợp tỉ lệ “không sử dụng” một số cử chỉ: bắt tay, vỗ tay, nắm tay, gật đầu, lắc đầu Nhóm/tỉ lệ (%) Cử chỉ N1a N1b N2a N2b N3 TB Ghi chú 1 Bắt tay 3 7 1 6 4 4 2 Vỗ tay 0 0 2 0 2 1 3 Nắm tay 1 1 2 2 1 1 4 Gật đầu 0 0 1 2 1 1 5 Lắc đầu 0 0 1 1 1 1 6 Ôm 2 2 2 2 3 2 PHỤ LỤC 3 HÌNH ẢNH TRÍCH TỪ SÁCH VÀ CÁC TRANG WEB 1. Cử chỉ bắt tay H1[68] H2[89] H3[68] H4[49] H6[25, tr. 84] H7[25, tr. 85] H5[25, tr. 81] H8 [25, tr. 86] H9[25, tr. 87] H10[25, tr. 87] H11[25, tr. 88] H12[25, tr. 89] H13[25, tr. 90] PL3.1 2. Cử chỉ vỗ tay 3. Cử chỉ nắm tay H14[62] H15[83] H16[66] H17[63] 4. Cử chỉ vẫy chào 5. Cử chỉ bàn tay mở H18[89] H19[77] H20[25, tr. 58 ] H21[25, tr. 58] 6. Cử chỉ khoanh tay H22[90] H23[53] H24[25, tr. 122] H25[25, tr. 124] H26[25, tr. 125] H27[25, tr. 126] H28[25, tr.128 ] H29[25, tr. 128] PL3.2 7. Cử chỉ nắm bàn tay sau lưng 8. Cử chỉ lòng bàn tay úp xuống H30[25, tr.171 ] H31[25, tr.171 ] H32[25, tr.171 ] H33[84] 9.Cử chỉ hai bàn tay xiết chặt vào nhau 10.Cử chỉ chắp tay hình tháp chuông H34[25, tr.165 ] H35[25, tr.165 ] H36[25, tr. 167] H37[25, tr.167] 11.Cử chỉ chỉ tay 12. Cử chỉ xua tay H38[76] H39[84] H40[64] H41[57] 13.Cử chỉ nắm đấm 14.Cử chỉ chống nạnh H42[50] H43[84] H44[48] H45[56] PL3.3 15.Cử chỉ tạo hình nhẫn 16.Cử chỉ giơ ngón cái lên H46[30, tr. 20] H47[89] H48[87] H49[86] 17.Cử chỉ chúc ngón cái xuống 18. Cử chỉ tạo hình chữ V H50[30, tr. 20] H51[30, tr. 21] H52[61] H53[59] 19. Cử chỉ tạo hình sừng H54[25, tr. 156] H55 [30, tr. 22] H56[25, tr. 156] H57[45] 20. Cử chỉ vẫy gọi H58[30, tr. 23] H59[30, tr. 23] H60[30, tr. 23] H61[30, tr. 24] PL3.4 21.Cử chỉ mỉm cười H62[88] H63[54] H64[82] H65[46] 22. Cử chỉ ôm H66[51] H67[60] H68[78] H69 [73] 23.Cử chỉ hôn H70[74] H71 [54] H72[73] H73[79] PL3.5 24.Cử chỉ nhăn mặt H74[55] H75[71] H76[44] H77[72] 25.Cử chỉ bàn tay đỡ mặt 26. Cử chỉ trợn mắt H78[91] H79[25, tr. 192 ] H80[52] H81[63] 26.Cử chỉ cúi chào 27. Cử chỉ dang tay H82[61] H83[87] H84[86] H85 [48] PL3.6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH011.pdf
Tài liệu liên quan