Luận văn Phân tích, đáng giá tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế

1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình huy động vốn, cho vay vốn của Ngân hàng, qua đó đánh giá những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động huy động, cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. 1.1.2. Mục tiêu cụ thể + Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn của Ngân hàng. + Phân tích, đánh giá tính hình cho vay vốn của Ngân hàng. + Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay vốn của ngân hàng. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số cơ sở lý thuyết về vốn 2.1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn và huy động vốn Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ thì vốn là điểm khởi đầu, là cơ sở để tổ chức tín dụng đó thực hiện các nghiệp vụ. Một tổ chức tín dụng có nguốn vốn lớn phần nào cũng thể hiện qua qui mô hoạt động, sự chi phối thị trường tín dụng cũng như uy tín của tổ chức đó. Nguồn vốn không chỉ giúp cho ngân hàng hoạt động kinh doanh mà còn góp phần trong việc đầu tư phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như trong toàn bộ nền kinh tế nói chung. Vốn của tổ chức tín dụng chính là mọi ngồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được hoặc có thể huy động được nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động tín dụng và các nghiệp vụ khác. 2.1.1.2. Vai trò của nguồn vốn và ý nghĩa của công tác huy động vốn - Vai trò của nguồn vốn: Nguồn vốn của một ngân hàng sẽ cho biết độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một chủ thể trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo hoạt động. Việc huy động vốn nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến qui mô nguồn vốn tăng hay giảm. Trong đa số trường hợp tăng hay giảm vốn sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay và đầu tư, mở rộng hay thắt chặt tín dụng. Vì vậy, công tác nguồn vốn là không thể thiếu đối với một ngân hàng thương mại nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng. - Ý nghĩa của công tác huy động vốn: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả. Và Ngân hàng sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ khác như: thanh toán chiết khấu, chi trả séc . Như vậy, công tác huy động vốn có tác dụng quyết định đến các nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng, thanh toán của Ngân hàng thương mại. Với mục tiêu đạt được lợi nhuận cao trong việc kinh doanh tiền tệ. Do đó, Ngân hàng phải phối hợp chiến lược huy động vốn và các chiến lược khác với nhau. Trong cơ chế thị trường ngày nay, công tác huy động thu hút vốn giữa các Ngân hàng thương mại có sự cạnh tranh rất gay gắt. Mỗi Ngân hàng đề đua nhau tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn từ người dân. Do nguốn vốn là một phần cho sự sống còn nên các Ngân hàng đều có một chiến lược thu hút vốn riêng bằng nhiều giải pháp khác nhau. Vì vậy có thể nói công tác huy động vốn có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của Ngân hàng. 2.1.1.3. Các hình thức huy động vốn a. Vốn tiền gửi - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định. Các tổ chức kinh tế thường gửi dưới các hình thức: + Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán): Là loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân hàng, và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng. - Tiền gửi của dân cư: Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại Ngân hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm: + Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo qui định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm hai loại: Tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không có kỳ hạn. + Tài khoản tiền gửi cá nhân: Cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và thực hiện các gia dịch, thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy, tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng cường nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại, khi đời sống vật chất của người dân được nâng lên nên càng có nhiều cá nhân mở tài khoản tiền gửi. + Tiền gửi khác: Tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước . b. Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác định nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. - Giấy tờ có giá ngắn hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn dưới một năm bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ ngắn hạn khác. - Giấy tờ có giá dài hạn: Là giấy tờ có giá có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến hết hạn, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác. c. Nguồn vốn đi vay của các Ngân hàng khác Là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn vay bao gồm: Nguốn vốn vay của các tổ chức tín dụng khác: Trong quá trình kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm thời thừa vốn, và ngược lại cũng phát sinh tình trạng tạm thời thiếu vốn. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng không tránh khỏi tình trạng đó, có lúc Ngân hàng tập trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó vẫn phải trả 1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Địa bàn nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. Cụ thể là các thông tin được thu thập tại phòng kế toán tổng hợp của Ngân hàng. Bên cạnh đó các thông tin từ môi trường kinh tế của địa phương chủ yếu là thu thập qua sách báo và các văn bản. 1.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện và hoàn thành trong thời gian thực tập từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Thời gian nghiên cứu từ năm 2005-2007, số liệu về huy động vốn và cho vay của Ngân hàng được thu thập trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. 1.2.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. Trên cơ sở phân tích tình hình huy động và cho vay vốn, để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm tới. Giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu trong 3 năm 2005, 2006 và 2007. 1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Luận văn tốt nghiệp, Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Hoàng Thành - 2007). Với đề tài này cho tôi những thông tin về hoạt động tín dụng của Ngân hàng, và một số thông tin chính về giới thiệu khái quát về Ngân hàng. Trên cơ sở đó tôi sẽ có một cái nhìn rõ hơn về hoạt động tín dụng của Ngân hàng và vai trò thiết thực của Ngân hàng trong việc hạn chế cho vay có rủi ro cao hay có khả năng mất vốn. - Tiểu luận tốt nghiệp, Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Thị Nhã Phương - 2007) Đọc qua đề tài tôi có thể rút ra được một số kinh nghiệm khi phân tích về huy động và cho vay vốn. Tuy đề tài còn nhiều hạn chế trong cách phân tích, nhưng nó cũng giúp tôi có thể phát triển những ý tưởng và tránh những sai sót đó, khi phân tích trong đề tài của mình . - Luận văn tốt nghiệp, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Phú Tân (Nguyễn Thị Ngọc Điệp-2007). Với đề tài này đã cho tôi rõ hơn về cách phân tích và có một cách nhìn chính xác hơn về hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng.

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích, đáng giá tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.2.1. Doanh số cho vay Hoạt động tín dụng của Ngân hàng là hoạt động mà Ngân hàng bỏ tiền ra cho khách hàng vay, để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh hay nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Doanh số cho vay phản ánh số lượng tín dụng của Ngân hàng, nó là tổng của nhu cầu vay vốn trong 1 năm của khách hàng. 4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Nhìn chung, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Eximbank Cái Khế đều tăng qua 3 năm. Quan sát vào bảng số liệu và biểu đồ sau ta sẽ thấy rõ hơn. Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 5.669 2,9 14.821 4,4 17.192 3,5 9.152 161,4 2.371 16,0 DN ngoài quốc doanh 105.962 54,2 197.053 58,5 289.813 59,0 91.091 86,0 92.760 47,1 Cá nhân, khác 83.870 42,9 124.968 37,1 218.588 44,5 41.098 49,0 93.620 74,9 Tổng 195.501 100 336.842 100 491.208 100 141.341 72,3 154.366 45,8 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Triệu đồng Do chủ trương của Ngân hàng là giảm thiểu tối đa dư nợ đối với tổ chức kinh tế nhà nước, nên doanh số cho vay của chi nhánh đối với các tổ chức này là tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể, đến ngày 31/12/2005 doanh số cho vay đối với các DNNN là 5.669 triệu đồng chỉ chiếm 2,9% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2006 là 14.821 triệu đồng, tăng 9.152 triệu đồng tương đương 161,4% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 17.192 triệu đồng chiếm 3,5% trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007 doanh số cho vay đối với các DNNN tăng 3,03 lần so với năm 2005 và tăng 1,16 lần so với năm 2006. Doanh số cho vay đối với các DNNN tuy có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đã giảm dần. Điển hình là năm 2007 chỉ tăng 16% so với năm 2006. Như vậy DNNN không phải là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng, Eximbank Cái Khế chú trọng vào các đối tượng DN ngoài quốc doanh và cá nhân là chủ yếu. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng là DN ngoài quốc doanh. Năm 2005 chiếm 54,2% tương đương 105.962 triệu đồng, sang năm 2006 tăng 91.091 triệu đồng so với năm 2005, chiếm tỷ lệ là 58,5%, năm 2007 tăng 92.760 triệu đồng so với năm 2006, chiếm 59% trong tổng doanh số cho vay. Để đạt được kết quả trên thì Ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục cho vay vốn, tạo thuận lợi cho các DN khi đến vay vốn tại Ngân hàng. Bên cạnh đó thì uy tín và kết quả hoạt động kinh doanh của các DN khi đến vay vốn ngày càng tốt hơn. Đối với các khách hàng cá nhân và các đối tượng khác cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Đó là cho vay cá thể sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, cán bộ công nhân viên... Năm 2006 thì doanh số cho vay đối với các đối tượng này là 124.968 triệu đồng chiếm 37,1% tăng 41.098 triệu đồng so với năm 2005. Nhưng năm 2007 thì có doanh số tăng là 93.620 triệu đồng so với năm 2006, đạt tỷ lệ là 44,5% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do cuối năm 2006 sự kiện nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho các hộ sản xuất kinh doanh thủy hải sản trong việc xuất khẩu, do đó mô hình kinh doanh của họ có nhiều thuận lợi trong việc tìm thị trường để xuất khẩu sản phẩm của mình. Bên cạnh đó thì nhiều ngành nghề khác cũng được mở rộng sản xuất kinh doanh. Nên hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhờ đó mà sôi nổi hơn, doanh số cho vay cũng tăng lên. 4.2.1.2. Doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 146.626 75,0 242.531 72,0 429.140 87,4 95.905 65,4 186.609 76,9 Trung, dài hạn 48.875 25,0 94.311 28,0 62.068 12,6 45.436 93,0 (32.243) -34,2 Tổng 195.501 100 336.842 100 491.208 100 141.341 72,3 154.366 45,8 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Doanh số cho vay theo thời hạn phản ánh tỷ lệ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn so với tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua các năm. Nhìn chung, doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2005-2007 biến động không đều. Quan sát vào Hình 7 sẽ cho ta sẽ thấy rõ hơn. Triệu đồng Qua 3 năm doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao hơn so với cho vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do với thời hạn cho vay ngắn thì Ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Một phần cũng là do Ngân hàng vừa lên chi nhánh cấp một vào giữa năm 2006, Ngân hàng muốn vòng quay vốn tín dụng nhanh để phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình. Cụ thể, năm 2005 cho vay ngắn hạn có doanh số cho vay là 146.626 triệu đồng chiếm 75% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, còn cho vay trung và dài hạn chiếm 25%, chỉ bằng 1/3 doanh số cho vay ngắn hạn. Sang năm 2006, cho vay trung và dài hạn trên tổng doanh số cho vay tăng lên 28% tương ứng với 94.311 triệu đồng tăng 45.436 triệu đồng so với năm 2005. Trong năm 2006 mặc dù tỷ lệ cho vay trung và dài hạn có tăng lên, nhưng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số cho vay của chi nhánh, chiếm 72%. Đến năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn giữ vai trò thế mạnh của Ngân hàng. Cụ thể tăng 76,9% tương ứng với 186.609 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó thì doanh số cho vay trung và dài hạn lại giảm 32,4% hay giảm 32.243 triệu đồng so với năm 2006. Trong năm nay tổng doanh số cho vay của chi nhánh tăng 45,8% so với năm 2006. Sự tăng lên này là do doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng lên. Nguyên nhân chính là do trong năm nay là năm đầu tiên nước ta gia nhập WTO nên nền kinh tế nước ta sẽ có nhiều sự biến động. Do đó, Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn để hạn chế rủi ro cho mình. Nhưng không phải vì thế mà Ngân hàng không cho vay trung và dài hạn, với những dự án phù hợp với sự phát triển của địa phương, ngành nghề có tiềm năng phát triển thì cho vay với thời gian dài. 4.2.2. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Thu hồi nợ được xem là một công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc thu hồi nợ giúp cho vòng quay vốn tín dụng nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền trong lưu thông. Đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ không phải chỉ có các Ngân hàng mà tổ chức nào cũng vậy muốn tồn tại và phát triển, hoạt động có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào doanh số cho vay, đánh gía đúng khách hàng, tránh rủi ro mà còn phải tiến hành thu nợ tốt. Doanh số cho vay là điều kiện cần thì doanh số thu nợ là điều kiện đủ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 4.128 2,2 13.342 4,7 13.840 3,0 9.214 223,2 498 3,7 DN ngoài quốc doanh 102.832 54,8 165.212 58,2 284.647 61,7 62.379 60,7 119.435 72,3 Cá nhân, khác 80.690 43,0 105.314 37,2 162.854 35,3 24.624 30,9 57.256 54,2 Tổng 187.650 100 283.867 100 461.341 100 96.217 51,3 177.474 62,5 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Triệu đồng Qua bảng số liệu và sơ đồ trên cho ta thấy doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Eximbank Cái Khế đều tăng qua 3 năm. Trong các năm thì doanh số thu nợ của các DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là các DNNN. Cụ thể, năm 2005 tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng là 187.650 triệu đồng. Trong đó, DNNN chiếm 2,2%, DN ngoài quốc doanh chiếm 54,8%, cá nhân và các đối tượng khác là 43%. Năm 2006, doanh số thu nợ là 283.867 triệu đồng, tăng 51,3% so với năm 2005 hay tăng lên 96.217 triệu đồng. Trong cơ cấu doanh số thu nợ năm 2006 thì DN ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 58,2%, còn tỷ trọng doanh số thu nợ đối với cá nhân và các đối tượng khác chiếm 37,2%, DNNN có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 4,7%. Sang năm 2007, doanh số thu nợ của Eximbank Cái Khế là 461.341 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 177.474 triệu đồng. Doanh số thu nợ năm 2007 tăng mạnh là do doanh số thu nợ đối với các DN ngoài quốc doanh tăng lên cao tăng 119.435 triệu đồng hay tăng 72,3% so với năm 2006. Chủ yếu là cho vay ngắn hạn, khả năng thu hồi vốn nhanh, và luật DN ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các DN ngoài quốc doanh phát triển, loại hình DN này ở trên địa bàn trong năm 2007 hoạt động khá ổn định, các doanh nhân trẻ muốn tự khẳng định bản thân trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy họ đã luôn cố gắng cầm lái con tàu DN của mình hoạt động có có hiệu quả, thu nhập của DN ngày càng cao. Do đó khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là khá cao. Bên cạnh đó, với loại hình DNNN trong năm 2007 thì doanh số thu nợ của chi nhánh tăng 3,7% hay tăng 498 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là do chủ trương ngay từ đầu của Ngân hàng là hạn chế cho vay đối với các DNNN dẫn đến doanh số cho vay đối với DNNN trong năm 2007 có tỷ trọng thấp hơn năm 2006, nên doanh số thu nợ đối với tổ chức này tăng nhưng không mạnh so với năm 2006. Tóm lại, doanh số thu nợ của Eximbank Cái Khế theo thành phần kinh tế ngày càng khả quan hơn, điều đó chứng tỏ được uy tín, chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho Ngân hàng có những chính sách về hoạt động tín dụng đối với các DN vừa và nhỏ, nâng cao sức cạnh tranh của Ngân hàng với các Ngân hàng thương mại khác đóng trên địa bàn. 4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 135.738 72,3 212.650 74,9 406.543 88 76.912 56,7 193.893 91,2 Trung, dài hạn 51.912 27,7 71.217 25,1 54.798 12 19.305 37,2 (16.419) -23,1 Tổng 187.650 100 283.867 100 461.341 100 96.217 51,3 177.474 62,5 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Nhìn chung, doanh số thu nợ theo thời hạn của Eximbank Cái Khế đều tăng qua các năm. Quan sát sơ đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình thu nợ theo ngắn hạn, trung và dài hạn của chi nhánh. Triệu đồng Trong năm 2006, doanh số thu nợ của chi nhánh là 283.867 triệu đồng, tăng 96.217 triệu đồng hay tăng 51,3% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số này là 461.341 triệu đồng, tăng 177.474 triệu đồng tương ứng với 62,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp vay vốn giải quyết vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, kinh doanh chủ yếu là các món vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn cao. Hiệu quả sử dụng vốn của các DN vừa và nhỏ ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng của chi nhánh theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn của DN, khuyến khích khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh thì ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả 3 năm 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 ngắn hạn chiếm 72,3% tương ứng với số tiền là 135.378 triệu đồng trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 tăng 76.912 triệu đồng so với năm 2005, nên doanh số thu nợ theo hình thức ngắn hạn chiếm 74,9%. Và năm 2007 ngắn hạn chiếm 88%, tăng 193.893 triệu đồng so với năm 2006. Doanh số thu nợ của hình thức cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm. Nhất là năm 2007, doanh số thu nợ dài hạn chỉ chiếm 12% trong tổng doanh số thu nợ, và giảm so với năm 2006 23,1% tức là giảm 16.419 triệu đồng doanh số thu nợ dài hạn. Trong tình hình huy động vốn bị cạnh tranh rất gay gắt như hiện nay, Eximbank Cái Khế hạn chế tối đa các dự án cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh muốn vòng quay vốn tín dụng nhanh hơn, thu hồi nợ tốt hơn, giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng. Vì thế, chi nhánh cho vay chủ yếu là ngắn hạn nên doanh thu nợ ngắn hạn của chi nhánh tăng lên qua các năm, còn doanh số thu nợ dài hạn giảm xuống. Mặt khác, trong năm nay nền kinh tế nước ta phải mở toanh cánh cửa theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, do trong thời gian đầu các DN và các tổ chức kinh tế trong nước nói chung và tại Cần Thơ nói riêng còn bỡ ngỡ, chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty nước ngoài đầu tư vào nước ta. Nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ dài hạn của các DN. Để công tác thu nợ tốt hơn, Ngân hàng cần khắc phục, chủ động hơn nữa trong công tác thu nợ, tích cực giám sát, đôn đốc khách hàng để tiến trình thu nợ được đảm bảo. 4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm Dư nợ tín dụng là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đề cập đến hoạt động tín dụng. Đối với những Ngân hàng có mức dư nợ cao thì quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh. Tình hình dư nợ sẽ phản ánh tốc độ tín dụng một cách chính xác. 4.2.3.1. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 8: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 2.201 5,3 3.969 4,2 5.721 4,6 1.768 80,3 1.752 44,1 DN ngoài quốc doanh 17.690 42,6 48.479 51,3 42.036 33,8 30.789 174,0 (6.443) -13,3 Cá nhân, khác 21.634 52,1 42.052 44,5 76.610 61,6 20.418 94,4 34.558 82,2 Tổng 41.525 100 94.500 100 124.367 100 52.975 127,6 29.867 31,6 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Eximbank Cái Khế tăng qua 3 năm 2005-2007. Trong đó DN ngoài quốc doanh, cá nhân và các đối tượng khác chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Vì đối tượng hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là các DN ngoài quốc doanh, cá nhân và các đối tượng khác. Triệu đồng Cụ thể, năm 2005 tổng dư nợ tín dụng là 41.525 triệu đồng, trong đó DNNN chiếm 5,3% tức là 2.201 triệu đồng, DN ngoài quốc doanh chiếm 42,6% tương ứng với 17.690 triệu đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là cá nhân và đối tượng khác 52,1% tương ứng với 21.634 triệu đồng. Năm 2006 tổng dư nợ tín dụng tăng 127,6% so với năm 2005 đạt 94.500 triệu đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu của tổng dư nợ là DN ngoài quốc doanh chiếm 51,3% tương ứng với 48.479 triệu đồng, đứng thứ hai là cá nhân và các đối tượng khác chiếm 44,5% đạt 42.052 triệu đồng, với tỷ trọng nhỏ nhất là DNNN chiếm 4,2% hay 3.969 triệu đồng trong tổng dư nợ tín dụng của Eximbank Cái Khế. Năm 2007 thì tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 124.367 triệu đồng, tăng 29.867 triệu đồng so với năm 2006. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng có sự thay đổi. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm là cá nhân và các đối tượng khác 61,6%, nhỏ nhất vẫn là DNNN 4,6%, còn lại là DN ngoài quốc doanh 33,8%. Nguyên nhân là do tình hình huy động vốn của chi nhánh qua 3 năm được mở rộng về quy mô. Từ đó thu hút được nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên Ngân hàng đã mở rộng hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó trong vài năm trở lại đây thì số lượng các DN tư nhân, DN vừa và nhỏ ngày càng tăng lên trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Một phần là do cầu Cần Thơ sẽ được khánh thành vào cuối năm 2008, sẽ giải quyết được vấn đề giao thông mà trước đây các nhà đầu tư còn e ngại khi đầu tư hay thành lập doanh nghiệp tại Cần Thơ. Nhờ sự ra đời của nhiều DN mới nên nhu cầu vay vốn của các DN tăng lên, do đó doanh số cho vay tăng kéo theo sự tăng lên tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Đặc biệt năm 2006 dư nợ tín dụng tăng 127,6%, và năm 2007 tiếp tục tăng 31,6%, điều đó chứng tỏ Ngân hàng có một chính sách tín dụng phù hợp đối với các DN ngoài quốc doanh, cá nhân và các đối tượng khác, thủ tục cho vay đơn giản, tạo điều kiện cho các DN, người tiêu dùng tới vay vốn tại Ngân hàng. 4.2.3.2. Tình hình dư nợ theo thời hạn Bảng 9: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 36.143 87,0 66.024 69,9 88.621 71,3 29.881 82,7 22.597 34,2 Trung, dài hạn 5.382 13,0 28.476 30,1 35.746 28,7 23.094 429,1 7.270 25,5 Tổng 41.525 100 94.500 100 124.367 100 52.975 127,6 29.867 31,6 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Tình hình dư nợ theo thời hạn của Eximbank Cái Khế nhìn chung đều tăng qua 3 năm 2005-2007. Quan sát vào bảng số liệu và sơ đồ sau ta sẽ thấy rõ hơn về sự thay đổi đó. Triệu đồng Năm 2005, tổng dư nợ tín dụng theo thời hạn của Ngân hàng đạt 41.525 triệu đồng, sang năm 2006 thì tăng 127,6% so với năm 2005 đạt 94.500 triệu đồng. Đến năm 2007 tốc độ tăng tổng dư nợ giảm xuống chỉ tăng 31,6% so với năm 2006 đạt 124.367 triệu đồng, nhưng so với năm 2005 thì tăng 199,5%. Như vậy, nhìn chung thì hoạt động tín dụng của chi nhánh được nâng cao qua các năm. Để đạt được kết quả đó thì chi nhánh đã đa dạng các thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó, với những khách hàng thân quen sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi và gốc đúng thời hạn, nên Ngân hàng không ngần ngại cho vay khi họ có nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh. Nhưng không vì thế mà có sai sót trong hợp đồng tín dụng. Trong cơ cấu tổng dư nợ theo thời hạn qua các năm của chi nhánh bao gồm hai hình thức ngắn hạn và trung, dài hạn. Trong đó ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Năm 2005, dư nợ ngắn hạn đạt 36.143 triệu đồng chiếm 87%, còn dư nợ trung và dài hạn đạt 5.382 triệu đồng. Trong năm 2006, dư nợ trung và dài hạn có tỷ trọng tăng lên chiếm 30,1% trong tổng dư nợ theo thời hạn của chi nhánh, tăng 429,1% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm nay doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh tăng lên. Nhưng dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn chiếm 69,9% và đạt 66.024 triệu đồng. Đến năm 2007, dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng chiếm 71,3%, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm 28,7%. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng vẫn ưu tiên cho vay ngắn hạn để có thể thu hồi vốn nhanh, do đó doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh lớn nên dư nợ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng cao hơn trung và dài hạn. 4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm Nợ quá hạn là những khoản nợ đến hạn thanh toán nhưng khách hàng chưa thanh toán cho Ngân hàng, Ngân hàng phải làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Đây là một dạng nợ mà Ngân hàng cần hạn chế đến mức thấp nhất. Do đó phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho ta thấy thực tế số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặt khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng tới lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu nợ gốc đã khó, thì khả năng thu lãi càng khó hơn. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, nhưng phải hạn chế chỉ tiêu này đến mức thấp nhất vì nó có liên quan đến sự tồn tại của Ngân hàng. 4.2.4.1. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) DNNN 22 3,2 51 3,2 121 3,7 29 131,8 70 137,3 DN ngoài quốc doanh 410 58,8 918 58,1 1.312 40,2 508 123,9 394 42,9 Cá nhân, khác 265 38,0 612 38,7 1.832 56,1 347 130,9 1.220 199,3 Tổng 697 100 1.581 100 3.265 100 884 126,8 1.684 106,5 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Triệu đồng Nhìn chung, nợ quá hạn theo thành phần kinh tế của Eximbank Cái Khế đều tăng qua 3 năm 2005-2007. Đến ngày 31/12/ 2005 nợ quá hạn của Ngân hàng là 697 triệu đồng, năm 2006 tình hình nợ quá hạn tăng 126,8% so với năm 2005 đạt 1.581 triệu đồng, đến năm 2007 tăng 106,5% so với năm 2006 đạt 3.265 triệu đồng. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn của các DN ngoài quốc doanh là lớn nhất 410 triệu đồng, của cá nhân và các đối tượng khác là 265 triệu đồng, của các DNNN là 22 triệu đồng. Sang năm 2006 thì nợ quá hạn của các đối tượng đều có xu hướng tăng lên. DN ngoài quốc doanh tăng lên đến 918 triệu đồng, tăng 123,9% so với năm 2005. Nợ quá hạn của DNNN, cá nhân và các đối tượng khác cũng tăng lên qua các năm. Đến năm 2007, thì nợ quá hạn của dân cư và các đối tượng khác cao nhất 56,1% hay 1.832 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 2006 là 199,3%. Bên cạnh đó thì nợ quá hạn của DN ngoài quốc doanh là 1.312 triệu đồng, hay 40,2% trong tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Tuy DNNN có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất 121 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng so với năm 2006 thì không thấp chút nào tăng 137,3%. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao qua các năm là do trình độ quản lý của các DNNN và DN ngoài quốc doanh vẫn chưa cao, công nghệ thông tin vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao. Bên cạnh đó giá nguyên vật liệu ngày càng tăng cao theo sự tăng giá dầu thô trên thế giới, kéo theo giá các sản phẩm khác tăng, giá đầu vào cho sản xuất cũng vì vậy mà tăng cao, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra bị cạnh tranh...Chính vì thế mà các DN gặp khó khăn trong việc trả nợ cho Ngân hàng, làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên. 4.2.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn Bảng 11: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 479 68,7 1.147 72,5 1.802 55,2 668 139,5 655 57,1 Trung, dài hạn 218 31,3 434 27,5 1.463 44,8 216 99,1 1.029 237,1 Tổng 697 100 1.581 100 3.265 100 884 126,8 1.684 106,5 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Nhìn chung, nợ quá hạn theo thời hạn của Eximbank Cái Khế tăng lên qua các năm và trong đó thì tín dụng ngắn hạn có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn trung và dài hạn. Triệu đồng Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn đối với tín dụng ngắn hạn là 68,7% tương ứng 479 triệu đồng, dài hạn là 218 triệu đồng. Sang năm 2006 thì nợ quá hạn cả ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng lên. Đối với ngắn hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn tăng 139,5% hay 668 triệu đồng, dài hạn tăng 99,1% hay 216 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, tình hình nợ quá hạn đều có xu hướng tăng lên, tốc độ tăng tỷ lệ nợ quá hạn đối với những khoản cho vay dài hạn tăng nhanh 273,1%, ngắn hạn tăng 57,1% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng nhanh nợ quá hạn đối với các món cho vay trung, dài hạn là do các dự án xin vay vốn của các doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh nhưng khi đi vào hoạt động thì không hiệu quả, chưa thu hồi được vốn nên chưa trả được nợ cho Ngân hàng (Ví dụ như: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Tuấn Hiền, Doanh nghiệp tư nhân Đại Phúc Hoàng Như) mặc dù trong năm 2007 doanh số cho vay trung và dài hạn giảm so với năm 2006. Qua đó cho ta thấy trong thời gian trước, hoạt động tín dụng của Ngân hàng chạy theo số lượng, chưa quan tâm nhiều chất lượng của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, Ngân hàng đã nhận thấy được những hạn chế đó và trong năm 2007 hoạt động tín dụng trung và dài hạn được hạn chế, và kiểm tra chất lượng của mỗi dự án vay vốn, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, để có thể phát hiện và có biện pháp kịp thời. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, nâng cao chất lượng tín dụng, để đảm bảo hoạt động của Eximbank ổn định trong thời gian tới. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN CỦA EXIMBANK CÁI KHẾ QUA 3 NĂM 2005-2007 Đánh giá tình hình huy động vốn Để biết được tình hình huy động vốn của Eximbank chi nhánh Cái Khế có hiệu quả hay không ta cần xem xét các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn. Bảng 12: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Vốn huy động (VHĐ) Tr.đồng 31.238 87.116 228.483 Vốn điều chuyển (VĐC) Tr.đồng 81.081 170.579 153.916 Vốn có kỳ hạn (VCKH) Tr.đồng 28.919 43.534 187.105 Tổng nguồn vốn (TNV) Tr.đồng 113.845 260.818 389.390 Tiền gửi thanh toán (TGTT) Tr.đồng 1.751 43.939 91.041 Tiền gửi tiết kiệm (TGTK) Tr.đồng 29.487 43.177 137.442 VHĐ/TNV % 27,4 33,4 58,7 VĐC/TNV % 71,2 65,4 39,5 VCKH/TNV % 25,4 16,7 48,1 TGTT/VHĐ % 5,6 50,4 39,8 TGTK/VHĐ % 94,4 49,6 60,2 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Chúng ta sẽ đi vào phân tích từng chỉ tiêu để để thấy được những mặt mạnh cần tiếp tục phát huy và những hạn chế những khuyết điểm, đưa ra biện pháp khắc phục để Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng như thế nào. Tỷ lệ này khoảng 70-80% là tốt. Như chúng ta đã thấy nguồn vốn huy động của Eximbank Cái Khế tăng qua 3 năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2005 là 27,4%, năm 2006 tăng lên 33,4%, năm 2006 đạt 58,7%. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế của những năm trước, lãi suất huy động được áp dụng một cách linh hoạt. Các kế toán viên giao dịch lịch sự, chu đáo và nhanh chóng trong các khâu. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa thật hiệu quả, còn thấp so với các chi nhánh khác trên địa bàn. Vốn điều chuyển/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào hội sở như thế nào. Vốn điều chuyển của Eximbank chi nhánh Cái Khế có tỷ trọng giảm qua các năm. Điều này cho thấy chi nhánh ngày càng không quá phụ thuộc vào hội sở. Nguyên nhân chính là do tình hình huy động vốn của chi nhánh đã được cải thiện qua các năm. Eximbank Cái Khế đã huy động những khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội để cho vay. Quy mô, uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao. Vốn điều chuyển từ hội sở là một khoản vốn mà chi nhánh có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh do thời hạn trả vốn ổn định, và nguồn vốn này có thể quay vòng tiếp khi vẫn cần để kinh doanh. Sự hỗ trợ về vốn của hội sở là không thể thiếu đối với mỗi chi nhánh, nhưng nếu mỗi chi nhánh có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường khả năng huy động vốn thì sẽ tốt hơn. Vì nguồn vốn vay của hội sở với lãi suất rất cao, và khi tự chủ được nguồn vốn thì Ngân hàng sẽ nắm được thế chủ động trong kinh doanh, có khả năng cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng cho khách hàng. Đồng thời gia tăng nguồn vốn huy động thì sẽ gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Eximbank chi nhánh Cái Khế nhận thức rõ vấn đề này nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng ngày càng được gia tăng thay thế vốn điều chuyển từ hội sở. Vốn có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định của nguồn vốn. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng càng ổn định hơn. Eximbank Cái Khế trong 3 năm 2005-2007 thì nguồn vốn có kỳ hạn có tỷ trọng không đều. Năm 2006 giảm xuống chỉ còn 16,7%, nhưng năm 2007 tăng lên 48,1%. Sự giảm xuống trong năm 2006 là do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn nhanh hơn so với nguồn vốn có kỳ hạn. Tuy có nhiều sự cạnh tranh nhưng với uy tín, chất lượng của mình Eximbank Cái Khế vẫn giữ chân các khách hàng cũ, thu hút thêm các khách hàng mới. Do đó, năm 2007 tổng nguồn vốn có kỳ hạn đã được cải thiện và chiếm 48,1% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Tiền gửi thanh toán/Vốn huy động Tiền gửi thanh toán hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế, với tính chất của loại tiền gửi này là được khách hàng gửi vào và rút ra thường xuyên nên nguồn vốn này rất không ổn định. Do đó, tỷ lệ tiền gửi này trên vốn huy động không nên quá cao, nhưng cũng không nên quá thấp. Eximbank chi nhánh Cái Khế qua 3 năm chỉ tiêu này tăng, giảm không đều. Năm 2005 tỷ lệ này quá thấp chỉ 5,6% do trong năm tiền gửi của các tổ chức kinh tế quá thấp so với số vốn mà chi nhánh huy động được. Nhưng sang năm 2006 thì tỷ lệ này tăng lên 50,4%, do trong năm nay tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán tăng nhanh hơn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2007 giảm xuống chỉ còn 39,8%, tiền gửi tiết kiệm trong năm 2007 tăng nên kéo theo vốn huy động tăng nhanh, còn tiền gửi thanh toán tăng chậm hơn. Điều đó cho thấy Ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn có tính ổn định, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ổn định hơn. Tiền gửi tiết kiệm/Vốn huy động Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi. Cho nên khoản tiền này đối với Ngân hàng là khoản tiền mang tính ổn định, giúp cho Ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác, mà tỷ lệ dự trữ không cần phải quá nhiều. Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho Ngân hàng. Chỉ tiêu tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn vốn huy động của Eximbank chi nhánh Cái Khế tăng giảm không đều trong 3 năm. Năm 2005 tỷ lệ này là 94,4%, nhưng năm 2006 giảm xuống chỉ còn 49,6%. Tỷ lệ này giảm xuống là do tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2006 tăng lên nhờ một phần vào tiền gửi thanh toán. Còn năm 2007 tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên 60,2%, do trong năm nay Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất hợp lý, có nhiều chương trình khuyến mãi, tư vấn tận tình cho khách hàng... làm cho số lượng khách hàng đến Ngân hàng ngày càng nhiều. Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên cho ta thấy khả năng huy động vốn của Eximbank chi nhánh Cái Khế ngày càng được nâng cao. Và Ngân hàng vẫn đang tiếp tục cải thiện hơn nữa trong công tác huy động vốn của mình, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, các hình thức huy động của chi nhánh chưa đồng bộ, Eximbank Cái Khế chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, còn các tổ chức kinh tế thích gửi tiền không kỳ hạn. Đúng thế, đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh họ ít muốn gửi tiền có kỳ hạn vì áp dụng hình thức gửi tiền này thì rất khó rút ra bất kỳ lúc nào khi họ cần vốn để sản xuất, và nếu được thì họ sẽ chỉ được hưởng lãi suất bằng với lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn. Ngược lại, đối với dân cư thì lại thích gửi tiền có kỳ hạn vì lãi suất cao hơn, mà mục đích họ gửi tiền vào Ngân hàng là để hưởng lãi suất. Hơn nữa số tiền nhàn rỗi của họ không có nhu cầu sử dụng cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tốt thì sẽ tạo ra tính tự chủ cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình, giảm bớt sự phụ thuộc của Ngân hàng vào vốn điều chuyển từ hội sở. Đánh giá hoạt động cho vay Bảng 13: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Doanh số cho vay Tr.đồng 195.501 336.842 491.208 Doanh số thu nợ Tr.đồng 187.650 283.867 461.341 Dư nợ đầu kỳ Tr.đồng 33.674 41.525 94.500 Dư nợ Tr.đồng 41.525 94.500 124.367 Dư nợ bình quân Tr.đồng 37.600 68.013 109.434 Nợ quá hạn Tr.đồng 697 1.581 3.265 Vốn huy động Tr.đồng 31.238 87.116 228.483 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 113.845 260.818 389.390 Hệ số thu nợ % 96,0 84,3 93,9 Vòng quay tín dụng Vòng 5,0 4,2 4,2 Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 36,5 36,2 31,9 Dư nợ/Vốn huy động % 132,9 108,5 54,4 Nợ quá hạn/Dư nợ % 1,7 1,7 2,6 Thời gian thu nợ bình quân ngày 72,1 86,3 85,4 ( Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó sẽ cho biết số tiền Ngân hàng thu hồi được trong thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hệ số này giảm trong năm 2006, nhưng đã tăng lại trong năm 2007. Năm 2006 giảm 11,7% so với năm 2005, đến năm 2007 thì hệ số này tăng 9,6% so với năm 2006 đạt đến tỷ lệ 93,9%. Như vậy cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được gần 94 đồng. Đây là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của chi nhánh. Để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần phải có sự nỗ lực hơn nữa, cần phải kết hợp giữa tăng doanh số cho vay và tăng cường việc thu hồi nợ giúp cho đồng vốn của Ngân hàng luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Vòng quay tín dụng Vòng quay tín dụng thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích chỉ số này nhằm đánh giá được tình hình thu nợ so với dư nợ mà chi nhánh đã cho vay để thấy rõ hơn tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng. Nhìn chung vòng quay tín dụng của Eximbank Cái Khế qua 3 năm không có biến động quá nhiều. Năm 2005 là 5,0 vòng nhưng năm 2006 giảm xuống chỉ còn 4,2 vòng, và năm 2007 chỉ số này của Ngân hàng không tăng, không giảm so với năm 2006. Tuy năm 2007 tổng dư nợ bình quân của Eximbank Cái Khế tăng 60% so với năm 2006, nhưng do trong năm 2007 tình hình thu nợ của Ngân hàng rất tốt, doanh số thu nợ tăng 63% so với năm 2006. Chính vì vậy nên vòng quay tín dụng của Eximbank Cái Khế hai năm không thay đổi. Ngân hàng đạt được chỉ số này cao như vậy là rất tốt. Vì vậy Ngân hàng cần phát huy và duy trì những kết quả đạt được. Dư nợ/Tổng nguồn vốn Chỉ số này cho biết trong tổng nguốn vốn thì Ngân hàng dùng cho hoạt động tín dụng như thế nào. Qua 3 năm chỉ số Dư nợ/Tổng nguốn vốn đều giảm nhưng không nhiều. Năm 2006 chỉ giảm 0,3% so với năm 2005 và năm 2007 giảm 4,3% so với năm 2006. Điều này cho thấy Ngân hàng không dùng quá nhiều nguồn vốn của mình cho hoạt động tín dụng. Do ngân hàng vừa mới lên chi nhánh cấp 1 nên không dùng quá nhiều nguốn vốn vào hoạt động tín dụng, Ngân hàng muốn ổn định chi nhánh trong một vài năm đầu. Bên cạnh đó Eximbank Cái Khế trong năm 2006 đã mở hai phòng giao dịch Bình Thủy và Thốt Nốt. Nên nguồn vốn dùng cho hoạt động tín dụng trong các năm là không cao. Nhưng trong một vài năm tới khi đã ổn định về nguồn vốn và phạm vi hoạt động của mình thì chi nhánh sẽ tăng lượng vốn phục vụ cho hoạt động tín dụng. Dư nợ/Vốn huy động Nhìn chung chỉ số Dư nợ/Vốn huy động của Ngân hàng giảm qua 3 năm. Năm 2006 tỷ số này giảm 24,4% so với năm 2005: từ 132,9% giảm xuống chỉ còn 108,5%, đến năm 2007 tỷ số này là 54,4%, giảm 54,1% so với năm 2006. Như vậy, trong năm 2005 nhu cầu cho vay của Ngân hàng lớn hơn cả nguốn vốn huy động được, như thế này rất nguy hiểm vì rủi ro cho tính thanh khoản của Ngân hàng sẽ rất cao. Tuy chi nhánh có thể điều chuyển vốn từ hội sở về khi thiếu vốn, nhưng chi phí cho số vốn điều chuyển từ hội sở là khá cao. Nên chi nhánh muốn tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Thấy được vấn đề này nên trong những năm sau Eximbank Cái Khế đã cố gắng giảm chỉ số này xuống bắng cách tăng vốn huy động của chi nhánh lên. Nhất là trong năm 2007, chỉ số này đã giảm mạnh, tuy dư nợ vẫn tăng lên qua các năm nhưng tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được tăng nhanh hơn. Do đó, chỉ số dư nợ trên vốn huy động giảm. Tuy nhiên, chỉ số này cũng không nên quá thấp vì Ngân hàng phải trả lãi cho vốn huy động. Vì vậy, Ngân hàng cần điều chỉnh giữa số vốn huy động được và vốn cho vay sao cho vừa đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Nợ quá hạn/Dư nợ Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, một đồng dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng nợ quá hạn. Chỉ số này càng thấp thì càng tốt, khi đó có ít nợ quá hạn và chất lượng tín dụng cao. Nếu chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng thấp và hoạt động tín dụng của Ngân hàng có nhiều rủi ro. Quy định của Ngân hàng nhà nước chỉ số này tối đa là 5%, Ngân hàng nào có chỉ số này nhỏ hơn 5% được đánh giá là tốt. Chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Eximbank chi nhánh Cái Khế qua 3 năm đều nhỏ hơn 5%, cụ thể năm 2005 và 2006 chỉ số này đều là 1,7%, năm 2007 có tăng lên 2,6% nhưng vẫn nhỏ hơn 5%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng là rất tốt. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ 5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của Ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các Ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hiện nay trên địa bàn đã hiện diện cơ bản đầy đủ các chi nhánh Ngân hàng thương mại như: Ngân hàng Ngoại Thương, Á Châu, Eximbank, Sacombank, An Bình, Ngân Hàng Công Thương, Nông Nghiệp,... Thực tế cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững khi nguồn tiền để đầu tư chủ yếu phải là từ tiết kiệm của dân chúng, tiết kiệm của nền kinh tế và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Qua quá trình phân tích tình hình huy động vốn của Eximbank chi nhánh Cái Khế qua 3 năm 2005-2007, nhận thấy được một số khó khăn của chi nhánh trong huy động vốn. Do đó tôi đề nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Eximbank Cái Khế trong thời gian tới. Thứ nhất, tuy vốn điều chuyển từ hội sở của chi nhánh giảm qua các năm. Năm 2005 chiếm 71,2% trong tổng nguốn vốn của chi nhánh, đến năm 2007 giảm xuống còn 39,5%. Nhưng tỷ lệ này vẫn cón khá lớn, do đó chi nhánh cần phải hạn chế tối đa lượng vốn này. Để giảm lượng vốn điều chuyển từ hội sở Ngân hàng cần phải tăng vốn huy động của mình. Muốn vậy, Ngân hàng cần mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh, mở rộng hoạt động sang các địa bàn khác nhằm thu hút các lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và từ các tổ chức kinh tế. Thứ hai, chi nhánh phải nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tài khoản doanh nghiệp nhằm thu hút nhiều hơn nữa các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng. Bởi đây là một lượng vốn khá lớn của doanh nghiệp khi họ chưa cần để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Trong năm 2007 thì trong tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 39,8%. Trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao uy tín của mình hơn nữa, có nhiều chính sách khuyến mãi, quan tâm tới khách hàng doanh nghiệp. Cần duy trì và cải thiện khả năng thanh khoản của chi nhánh để tạo tâm lý an toàn cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng. Thứ ba, bên cạnh việc thu hút tiển gửi từ các tổ chức kinh tế, Ngân hàng cần phải có những chính sách hợp lý để thu hút tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, bởi huy động vốn tiết kiệm trong dân là hết sức quan trọng. Eximbank Cái Khế cần tiếp tục phát huy những kết quả khả quan đã đạt được trong chương trình tiết kiệm dự thưởng của Ngân hàng được áp dụng vào đầu năm 2006, để vốn huy động được cải thiện hơn trong thời gian tới. Ngân hàng quan tâm hơn nữa đến công tác quảng cáo, tiếp thị hiệu quả các dịch vụ tiện ích của chi nhánh như: bảo mật, an toàn, thuận tiện và sinh lãi tới khách hàng dưới nhiều hình thức khác nhau: Báo chi, Internet, Truyền hình hay phát tờ bướm khi khách hàng đến giao dịch... Để hoạt động huy động vốn trong dân đạt hiệu quả, Eximbank Cái Khế còn phải nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín và khẳng định vị thế của mình trên địa bàn. Thứ tư, về lãi suất thì chi nhánh phải ổn định lãi suất huy động của mình, cần có nhiều hình thức áp dụng lãi suất ưu đãi với số tiền gửi lớn và kỳ hạn gửi dài, gửi tiết tiệm tích luỹ và cho phép rút từng phần theo nhu cầu khách hàng, tặng quà khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ thanh toán, chuyển tiền thuận lợi cho khách hàng... Thứ năm, Ngân hàng phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Eximbank Cái Khế cần có chiến lược huy động vốn đa dạng bao gồm việc mở rộng đối tượng  khách hàng gửi tiền, và đa dạng hoá các hình thức gửi tiền như mở rộng đến mọi tầng lớp dân cư, mở rộng hình thức huy động vốn, áp dụng các hình thức huy động vốn mới như lãi suất bậc thang, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm bảo hiểm, tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, ngoại tệ... Phát triển các dịch vụ trọn gói như: thu, chi hộ tiền mặt, dịch vụ tại nhà, dịch vụ qua Internet...mở rộng hình thức gửi tiền, bao gồm tiền gửi tiết kiệm, phát triển hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, các khoản tiền gửi trung dài hạn...., đa dạng hoá các loại tiền huy động, tổ chức kiểm soát, phân tích điều kiện và tình hình huy động vốn từng thời điểm và trong từng thời kỳ để có những biện pháp hữu hiệu tăng khả năng huy động vốn. Thứ sáu, chi nhánh cần hoàn thiện cho mình một chính sách  khách hàng hợp lý và có hiệu quả. Tư vấn và hỗ trợ người dân làm các thủ tục liên quan đến gửi tiền, hướng dẫn người dân cách sử dụng tiền nhàn rỗi hợp lý, đồng thời giúp người dân hiểu rõ vai trò và những dịch vụ tiện ích của Ngân hàng. Có chính sách khuyến khích giúp người dân có tiền gửi Ngân hàng tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ vốn của Ngân hàng. Thứ bảy, Ngân hàng nên tìm hiểu nguyên nhân của những khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang Ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Hiện đại hóa công nghệ gắn liền với đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên. Ngân hàng nên tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để huy động các nguồn vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế năm 2008 và trong những năm tới. Trong đó, chú trọng điều chỉnh cơ cấu và kỳ hạn của nguồn vốn huy động cho phù hợp với cơ cấu tín dụng của mình. 5.2. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY Bên cạnh việc huy động vốn vào Ngân hàng ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay, nhu cầu vốn cho đầu tư đã và đang tăng trưởng ở mức cao. Việt Nam chính thức gia nhập WTO, tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế đang tích cực mở rộng hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh, nên cung - cầu tín dụng đều tăng. Thị trường bất động sản đang ấm lên, dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng. Tín dụng đã và đang đáp ứng cơ bản được các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các Ngân hàng thương mại đã chú trọng kiểm soát quy mô tín dụng đồng thời với việc mở rộng huy động vốn và đảm bảo chất lượng tín dụng. Cơ cấu tín dụng theo ngành, lĩnh vực có sự điều chỉnh theo hướng nâng tỷ trọng các ngành, kinh tế trọng điểm. Hoạt động của Eximbank Cái Khế được nâng lên, tạo đà cho sự cạnh tranh về thị phần với các Các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Trong thời gian tới Eximbank Cái Khế cần quan tâm triển khai thực hiện một số giải pháp để tiếp tục mở rộng tín dụng có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống. Do đó, phải tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. Thứ hai, Nâng cao năng lực thu thập thông tin, nhận biết, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các khoản cho vay có khả năng rủi ro ở mức cao, như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản, cho vay tiêu dùng... Thứ ba, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tránh tình trạng lạm dụng lãi suất để cạnh tranh thiếu lành mạnh, dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thứ tư, chuyên môn hóa quy trình tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng. Việc áp dụng chung một quy trình tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng có nhiều đặc điểm khác biệt nhau sẽ có nhiều hạn chế trong việc mở rộng hoạt động tín dụng đến từng khách hàng. Do đó, việc xây dựng một quy trình tín dụng riêng áp dụng cho từng đối tượng khách hàng mục tiêu là điều rất cần thiết hiện nay. Quy trình này cần bám sát vào đặc điểm và đặc trưng của từng đối tượng khách hàng để có những thiết kế nội dung phù hợp cũng như có những bước cần nhấn mạnh và khắc phục những hạn chế trong quy trình tín dụng hiện hành. Tóm lại, các giải pháp trên cần được Eximbank Cái Khế thực hiện một cách đồng bộ và kết hợp với nhau để đạt được kết quả cao nhất trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của Ngân hàng cần có sự hợp tác của khách hàng, cũng như sự hỗ trợ của cơ quan chức năng. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung và hệ thống Eximbank nói riêng vừa có cơ hội lớn, vừa phải đương đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của Ngân hàng. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn phụ thuộc vào nỗ lực vươn lên... Tận dụng được cơ hội sẽ tạo thế và lực mới để vượt qua và đẩy lùi thách thức. Do đó muốn thành công các Ngân hàng phải nhìn thấy được hết thách thức để tận dụng cơ hội mới có thể đẩy lùi được thách thức. Vì vậy, cơ hội và thách thức chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đối với vần đề huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng thương mại đã được bàn luận rất nhiều, có thể vấn đề này là cũ nhưng trong tình hình hiện nay thì nó lại trở thành đề tài rất đáng quan tâm. Các Ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, lãi suất huy động thay đổi từng ngày. Và có nhiều Ngân hàng đã ngưng cho vay, hoãn thời gian giải ngân đối với những hợp đồng cũ mà tập trung vào huy động vốn. Eximbank chi nhánh Cái Khế cũng không nằm ngoài sự tác động trên. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích, đánh giá những thay đổi trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn huy động đó để cho vay của Eximbank Cái Khế trong 3 năm 2005-2007. Qua đó gợi mở một số giải pháp cho hai hoạt động huy động và sử dụng vốn của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. Về hoạt động huy động vốn: Eximbank Cái Khế có nhiều hình thức huy động hiệu quả giúp cho tổng nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng khá cao nhất là trong năm 2006 tăng 1269,1% so với năm 2005. Về cơ cấu trong vốn huy động thì có sự chuyển biến rõ rệt. Từ vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng chủ yếu (71,2%) trong năm 2005 đã dịch chuyển sang vốn huy động chiếm tỷ trong chủ yếu (58,7%) trong năm 2007. Như vậy tình hình huy động vốn của Eximbank đạt hiệu quả khá cao. Về hoạt động tín dụng: Tín dụng của Eximbank Cái Khế được phân theo thành phần kinh tế và theo thời hạn. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng đều qua 3 năm, tình hình dư nợ cũng tăng đạt kết quả khả quan. Chỉ số nợ quá hạn trên dư nợ của Eximbank Cái Khế trong 3 năm đều < 5%, do đó chất lượng tín dụng của chi nhánh là tốt. Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy Eximbank Cái Khế phát trển mạnh. Những cơ hội và thách thức là hai mặt của một vấn đề, chúng đan xen, chuyển hoá lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi Eximbank Cái Khế phải biết vận dụng linh hoạt những giải pháp phát triển trong những tình huống cụ thể. Eximbank Cai Khế cần có sự liên kết và sự phối hợp đồng bộ với các chi nhánh khác trong hệ thống Eximbank Việt Nam, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, thực hiện đúng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Chính phủ. 6.2. KIẾN NGHỊ Đối với Eximbank chi nhánh Cái Khế - Chi nhánh cần ổn định và phát triển hoạt động huy động vốn của mình trong thời gian tới. - Cần tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động tín dụng trung, dài hạn. - Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cần được nâng cấp, mở rộng. - Chi nhánh phải quảng bá thương hiệu của mình hơn nữa tới các tầng lớp dân cư trên địa bàn. - Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và đa dạng hóa khách hàng vay vốn. Đối với Eximbank Việt Nam - Cần hỗ trợ chi nhánh khi chi nhánh gặp khó khăn khi thiếu vốn hay gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. - Cần hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiến hành cổ phần hóa trong năm 2008 như kế hoạch ban đầu. - Eximbank cần phải cải cách mô hình tổ chức kinh doanh, tăng cường năng lực quản trị điều hành hệ thống Eximbank. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động các chi nhánh trong hệ thống Eximbank. Đối với Ngân hàng Nhà nước - Hỗ trợ chi nhánh trong các hoạt động liên quan đến Ngân hàng nhà nước như: chuyển tiền, gửi tiền khi chi nhánh thừc vốn hay điều vốn khi chi nhánh cần vốn. - Cần ổn định lãi suất huy động trên thị trường, có chính sách phù hợp để hút tiền từ trong lưu thông về nhằm hạn chế lạm phát. - Tiếp tục hoàn thành khung pháp lý về tín dụng Ngân hàng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng phát huy quyền tự chủ thực sự trong hoạt động tín dụng của mình. Đối với chính quyền địa phương - Chính quyền địa phương cần hỗ trợ Ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xủ lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. - Xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO acdb Nguyễn Minh Kiều (2007). Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính. Nguyễn Thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Quản trị Ngân hàng, tủ sách Đại Học Cần Thơ. Thái Văn Đại (2004). Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại Học Cần Thơ. Lê Văn Tư. Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. Các báo cáo tài chính của Eximbank chi nhánh Cái Khế 3 năm 2005, 2006 và 2007.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4043450.doc
Tài liệu liên quan