Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải - Quảng Trị

Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH Đất Nước. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương, bằng sự nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã gặt hái được nhiều thành công tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Ngân hàng Triệu Hải đã chủ động mở rộng quy mô hoạt động, chú trọng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa các loại hình huy động vốn để tối đa hóa nguồn vốn huy động. Làm tăng nguồn vốn huy động là điều kiện cần để phát triển. Tuy nhiên sự tăng nhanh của vốn huy động không nhất thiết là Ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả mà nó phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều biến động và dưới sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng quyết liệt, song chi nhánh NHNo&PTNT Triệu Hải đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình để từ một Ngân hàng nhỏ trong thời bao cấp, đến nay Ngân hàng Triệu Hải đã trở thành Ngân hàng có quy mô lớn, mang dáng dấp của một Ngân hàng hiện đại. Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đã không ngừng tăng lên. Chi nhánh đã tập trung huy động số vốn trung và dài hạn để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh kế thừa truyền thống và kinh nghiệm NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo nhiều phương thức làm việc, biết phân tích và tận dụng thế mạnh của mình đồng thời chú trọng khắc phục những mặt hạn chế.

doc98 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu vực Triệu Hải - Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
éc thanh toán nêu trên sẽ tự thay thế những biện pháp khuyến khích bằng lợi ích vật chất của Ngân hàng lúc ban đầu. -Do tình trạng tiền giả ngày càng nhiều và tinh vi, loại tiền 50.000 đồng và 20.000 đồng thường khó phát hiện. Đồng thời khách hàng bắt đầu có tâm lý ngại kiểm đếm tiền cũng như vận chuyển tiền đi xa vì độ an toàn chưa cao. Vì vậy nếu Ngân hàng làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thì ngày càng nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế, dân cư nộp tiền mặt vào Ngân hàng. 1.4 Mở rộng mạng lưới huy động vốn: -Mở rộng mạng lưới huy động vốn là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nhất là các khu tập trung đông dân cư. Với địa bàn quá rộng như hiện nay NHNo&PTNT cần có kế hoạch bố trí mạng lưới đều khắp ở các vùng, tạo điều kiện cho khách hàng đi lại dễ dàng thuận tiện. -Trước mắt cần mở các tổ huy động vốn tại các nơi có mật độ dân cư giao lưu buôn bán cao. Thường xuyên tuyên truyền vận động mọi người quen dần với việc gửi tiết kiệm kết hợp với phương châm “đến từng ngõ, gỏ cửa từng nhà” để huy động từng đồng vốn nhàn rỗi trong nhân dân. -Trong nền kinh tế thị trường không còn bắt buộc các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản hay thanh toán tại một Ngân hàng mà đó là quyền lựa chọn của mỗi khách hàng. Ngân hàng muốn huy động được nguồn vốn lớn và nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng, phải thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, đảm bảo an toàn, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác. 1.5 -Các biện pháp kết hợp khác: Mở rông mạng lưới huy động vốn và nâng cao năng lực thanh toán NHNo&PTNT cần thực hiện tốt một số các giải pháp khác nhau như: -Tổ chức hội nghị khách hàng để giới thiệu các công cụ chuyển tiền nhanh, như sử dụng séc, thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, mở rộng đợt phát hành thẻ ATM để chiếm lĩnh thị phần và thực hiện tốt quyết định 291 của Thủ tướng Chính Phủ. -Phối hợp để thực hiện các khoản dịch vụ bảo hiểm. -Tiếp tục thực hiện đề án khoán “kinh doanh ngoại tệ” -Tiếp tục thực hiện khoán chỉ tiêu huy động vốn đến từng CBCNV, kết hợp kiểm tra công tác khoán huy động vốn để đảm bảo người huy động được thực chất. -Nắm bắt kịp thời các luồng thông tin từ khách hàng, từ các tổ chức tín dụng và lãnh đạo các ban ngành để có chính sách linh hoạt trong huy động vốn. -Tăng cường công tác thông tin tiếp thị thường xuyên đối với khách hàng nhằm làm cho khách hàng hiểu được việc gửi tiền là việc mang lại hiệu quả thiết thực cho người gửi. -Gửi phiếu thăm dò và tuyên truyền gửi tiền vào Ngân hàng đối với nhà thờ, chùa, các hộ gia đình khá giả và các tổ chức kinh tế. -Ưu tiên một phần kinh phí thỏa đáng để động viên khuyến khích kịp thời cán bộ và các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài ngành tích cực làm tốt công tác huy động vốn cho đơn vị. Đối với CBTD tối thiểu phải đủ tiền xăng và hao mòn xe máy. -Ngoài ra Ngân hàng cần cung cấp thông tin về lãi suất tiền gửi một cách thường xuyên để khách hàng có điều kiện so sánh nơi nào có lợi khi họ gửi tiền, không ngừng nâng cao phong cách phục vụ đối với khách hàng bằng thái độ vui vẻ, niềm nở, giải thích một cách thấu đáo để khách hàng lựa chọn hinh thức tiền gửi phù hợp với yêu cầu của khách hàng., nhân viên Ngân hàng đón tiếp khách hàng đến gửi tiền như: “thượng đế”, người lĩnh tiền như “tiếp người thân” luôn luôn tạo không khí vui tươi, lịch thiệp, văn minh. Tạo cho khách hàng đến “gửi vào thuận tiện, lấy ra dể dàng”. 2-Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại cũng chính là động lực quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế. Muốn mở rộng tín dụng, NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải cần thực hiện các giải pháp sau: 2.1-Đa dạng hóa các hình thức và phương thức cho vay: Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo khả năng cạnh tranh. Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bàn về tín dụng hiện nay có những đặc điểm rất khác nhau trong biểu hiện ở các khía cạnh về thời gian, quy mô và hoàn cảnh...muốn đạt được sự cạnh tranh mang lại hiệu quả cao, Ngân hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, nhằm thỏa mản tối đa nhu cầu của người vay, đồng thời tạo môi trường ổn định. Cần thiết phải mở rộng tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là cho vay tiêu dùng đến các hộ nông thôn, làng bản nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết như: điện, nước sạch, trang thiết bị tiện nghi sinh hoạt gia đình. Hiện nay hầu hết các đơn vị sản xuất trên địa bàn có nhu cầu rất lớn về thay đổi thiết bị công nghệ tiên tiến, thời gian sử dụng lâu dài rất cần thiết được cung ứng qua kênh tín dụng thuê mua. Việc triển khai thị trường thăm dò nhu cầu của từng khách hàng, từng cá nhân để cung ứng các loại hình tín dụng phù hợp mới đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Một hình thức quan trọng cần được nghiên cứu và phát triển là tín dụng bán lẻ, đây là hình thức tín dụng rất phù hợp với cơ chế hiện nay và đặc biệt phù hợp với địa bàn của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải. Tuy nhiên muốn đa dạng hóa các hình thức tín dụng cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết đối nghề để có khả năng đảm nhận các nghiệp vụ mới, đồng thời trang bị các phương tiện thông tin hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Mở rộng tín dụng Ngân hàng là điều quan trọng đối với Ngân hàng thương mại, song chỉ biết mở rộng mà không kiểm soát được thì không những không mang lại hiệu quả mà còn dẫn đến tổn thất, không thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn và nguy cơ của việc phá sản là điều khó tránh khỏi. Thực trạng hiện nay cho thấy tình hình nợ quá hạn ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì vậy NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải muốn mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên kiểm tra, phân tích xử lý nợ nhằm ngăn chạn nợ quá hạn phát sinh, tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn, đến hạn. Đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng Ngân hàng. 2.2-Nâng cao chất lượng nghịêp vụ đánh giá khách hàng: Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và đa dạng, phạm vi và quy mô hoạt động không ngừng được mở rộng kèm theo đó khả năng rủi ro thất thoát vốn ngày càng tăng, đe dọa sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng cần phải xây dựng chiến lược khách hàng, chọn cho mình khách hàng mang tính truyền thống quan hệ lâu dài trên cơ sở nâng cao nghiệp vụ đánh giá khách hàng. Chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng thể hiện ở khả năng phân tích năng lực quản lý, tính trung thực và độ tin cậy của người vay. Đánh giá khách hàng càng chính xác thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì thông qua đánh giá Ngân hàng sẽ ước lượng được mức độ rủi ro trong qua trình cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Muốn đánh giá sát thực điều kiện cần thiết là phải xây dựng được phương pháp phân tích kinh tế, xây dựng chỉ tiêu đối với từng loại khách hàng có quan hệ với ngân hàng trên cơ sở thông tin tín dụng ngân hàng bao gồm: -Các tài liệu liên quan đến hồ sơ vay vốn, báo cáo tài chính, báo cáo điều tra thẩm định tại chổ của cán bộ tín dụng. -Ngoài những thông tin từ Ngân hàng và bản thân khách hàng vay vốn và đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng thì Ngân hàng cần phải xem xét các thông tin từ bên ngoài như từ các Ngân hàng đã có quan hệ với người vay, từ các doanh nghiệp hoặc đơn vị có quan hệ làm ăn hoặc tiêu thụ sản phẩm với người xin vay, nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro ... Đặc biệt trong đánh giá khách hàng cần phân tích khả năng trả nợ của khách hàng qua các yếu tố sau: +Hiệu quả tín dụng mà Ngân hàng cung cấp nó còn phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận mà trực tiếp là phương án sản xuất kinh doanh của người vay. +Năng lực tài chính của khách hàng vay vốn được dùng khi dự án không thành công và vì một lý do nào đó mà người vay phải sử dụng nguồn vốn thanh toán hoặc trả nợ... +Tài sản thế chấp của người vay là nguồn thu sau cùng từ phía khách hàng khi người vay không còn khả năng thanh toán khoản vay. +Đối với việc thực hiện bão lảnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải nắm vững đầy đủ các thông tin về khách hàng đồng thời tổ chức theo dõi các khoản bảo lãnh đó. Khi thực hiện bảo lãnh mở L/C trả chậm phải tuân thủ chặt chẻ các quy chế mở thư tín dụng. Việc đa dạng hóa hay phân tán các khoản tín dụng, áp dụng phương thức cho vay phù hợp. Liên kết với các Ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ. Điều này có lợi vì thỏa mãn được nhu cầu vốn cho những dự án đầu tư lớn đem lại hiệu quả cao. Trong khi một Ngân hàng không thể đáp ứng nhiều nguồn vốn lớn, thực hiện việc cho vay đồng tài trợ sẽ giảm được rủi ro vì được nhiều Ngân hàng cùng thẩm định, xem xét khi quyết định cho vay và cùng gánh bớt những rủi ro khi xảy ra. Trong điều kiện hiện nay với quy mô của NHNo&Ptnt khu vực Triệu Hải chưa đủ lớn so với nhu cầu về vốn của nền kinh tế do đó phát triển hình thức cho vay đồng tài trợ là một trong những giải pháp hữu hiệu để mở rộng tín dụng, đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và hạn được rủi ro trong cho vay. Tóm lại: Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng là một vấn đề khá phức tạp. Vì vậy theo em ngoài những giải pháp như đã trình bày ở trên thì bản thân Ngân hàng cần quan tâm đến các giải pháp cụ thể như: Tăng cường hoạt động quãng cáo, khuếych trương: -Quãng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng(truyền thanh, truyền hình, tạp chí, các trang báo...) -Có thể quãng cáo trên thẻ tiết kiệm hay khế ước vay tiền Ngân hàng. -Thông qua các đoàn thể quần chúng như: đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công đoàn các doanh nghiệp, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, để phát các tờ rơi với các nội nung dể hiểu, hình thức trang trí ưa nhìn, các bảng lãi suất hiện hành. -Chọn những tờ lịch đẹp và in lên những hoạt động, dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng mình tặng cho khách hàng dịp năm mới. -Thông qua các hoạt động tài trợ cho các chương trình thể thao, văn hóa, y tế, để khách hàng thấy được tiềm lực của Ngân hàng. Nâng cấp cơ sở vật chất, công nghệ: Hầu hết khách hàng mong muốn tiến hành giao dịch kinh doanh với một Ngân hàng có trụ sở đẹp, kiên cố, có bề thế. Do đó Ngân hàng cần phải nâng cấp cơ sở vật chất để tăng thêm sự tin tưởng của khách hàng, góp phần nâng cao giao dịch tại Ngân hàng. Xác định mở rộng thị trường, thị phần: Tập trung cho vay phát triển thị trường nông nghiêp, nông thôn đẩy mạnh đầu tư cho vay khu vực thu mua chế biến sản phẩm từ nông-lâm-ngư nghiệp. Đặc biệt Ngân hàng cần chú trọng đầu tư cho loại hình kinh tế trang trại, thực chất đây là đầu tư theo dự án trung dài hạn, hoạt động đầu tư này sẽ có lợi hơn cho Ngân hàng trong việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng Ngân hàng. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh đòi hỏi phải xem xét đối thủ của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau, không nên chỉ hiểu về đối thủ thông qua giá cả, dịch vụ, lãi suất, thái độ làm việc mà cần phải đi sâu xem xét chiến lược lâu dài của họ, chủ động cạnh tranh bằng các kế hoạch, chính sách trong ngắn hạn, đồng thời phải nghiên cứu đề ra các chiến lược lâu dài. Tổ chức phân phối mạng lưới cung ứng sản phẩm đến khách hàng: -Nâng cấp các chi nhánh: NHNo&PTNT Ái Tử,nam Cửa Việt, Thành Cổ...tạo cho nhân viên có điều kiện làm việc tốt hơn và bản thân khách hàng cũng thấy thoải mái khi đến giao dịch tại Ngân hàng. -Nghiên cứu mở rộng thêm các chi nhánh tại các xã như xã Triệu vân, Triệu lăng để thuận tiện trong giao dịch. -Tăng cường quyền hành cho giám đốc cơ sở nhất là trong công tác thẩm định và cho vay vốn nhằm thực hiện việc giao dịch nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên trong Ngân hàng: Hiện nay số lượng cán bộ có tuổi đời lớn ở NHNo khu vực Triệu Hải chiếm tỷ lệ lớn nên công tác đào tạo nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó bộ phận cán bộ trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm cũng cần được tăng cường tập huấn, bồi dưởng. Để đáp ứng yêu cầu “Hiên đại-Văn minh-Hiệu quả” của hoạt động kinh doanh thì việc trang bị thêm về kiến thức thị trường, nghiệp vụ kinh doanh, kỹ năng tính toán, năng lực thẩm định, trình độ ngoại ngữ, tin học....là hết sức cần thiết ,có như vậy Ngân hàng Triệu Hải mới đuổi kịp và vượt quá các Ngân hàng khác trên con đường đào tạo cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghề nghiệp. 3-Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro: Những năm qua công tác đầu tư cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải luôn được chú trọng và quan tâm. Những kết quả đạt được là cơ sở tạo tiền đề cho Ngân hàng nông nghiệp Triệu Hải không ngừng đi lên trong quá trình phục vụ và phát triển kinh tế của huyện nhà. Tuy nhiên với một môi trường kinh doanh không thuận lợi chủ yếu phục vụ nông nghiệp, nông thôn, và nông dân, cơ sở kinh doanh còn lạc hậu và luôn chịu hậu quả của thiên tai, dịch bệnh cũnh như mặt trái của cơ chế thị trường. Vì vậy để nâng cao chất lượng công tác tín dụng trên địa bàn cần làm tốt các vấn đề sau: 3.1-Về tăng trưởng tín dụng: -Chính quyền địa phương nên sớm chỉ đạo quy hoạch, khoanh vùng kinh tế cũng như xây dựng các chương trình, các dự án khả thi. Để từ đó việc đầu tư vốn nói chung cũng như vốn vay của Ngân hàng có trọng tâm trọng điểm. -Chính quyền các cấp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con nông dân để có cơ sở quan hệ vay vốn, Ngân hàng đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. -Nhà nước cần xem xét và sớm cụ thể hóa chính sách hình thành quỹ dự phòng rủi ro trong đầu tư tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn. -Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn và thủ tục vay vốn đến từng hộ nông dân thông qua triển khai Nghị Quyết liên tịch 2308 và Nghị Quyết 02 giữa hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và hưu trí trên địa bàn. Từ đó trực tiếp đẩy mạnh cho vay gián tiếp qua các tổ hội nông dân, hôị phụ nữ... để tăng số hộ vay vốn và giảm khối lượng công việc cho CBTD. -Mạnh dạn đầu tư nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Đây là mũi nhọn đột phá của chi nhánh Ngân hàng cấp 4 Nam Cửa Việt, trước mắt mở rộng đầu tư thăm dò và thử nghiệm từ 4 đến 5 tỷ đồng. Lựa chọn những hộ có đủ điều kiện để đầu tư nâng cấp tàu thuyền mua thêm ngư lưới cụ mới, tăng khả năng đánh bắt cho hộ ngư dân tại cửa lạch, đâỷ mạnh đánh bắt xa bờ. -Mở rộng cho vay tiêu dùng, mua sắm phương tiện đi lại, phối hợp với xí nghiệp nước, công ty điện lực thị xã Quãng Trị cho vay bắt nước sạch ở các vùng ven thị xã, cho vay bắt điện ở các vùng sâu, vùng xa. -Cho vay một số trang trại ở vùng Đông và Tây Triệu Phong, tây Hải Lăng. Đẩy mạnh cho vay phát triển nuôi trâu, bò đàn ở vùng kinh tế mới Triệu Phong và các xã có đồng cỏ như:Triệu Giang, Triệu Thượng, Hải Lệ... -Từng bước tiến đến xây dựng để trở thành Ngân hàng bán lẻ phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay. Tránh tình trạng cấp tín dụng tập trung cho những khách hàng quá lớn nhằm phân tán rủi ro và giảm tối đa nguy cơ mất vốn 3.2-Về an toàn tín dụng: -Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tập trung kiểm tra các vùng trọng điểm, lãi đọng lớn, nợ quá hạn cao, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần. -Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp để xử lý thu hồi nợ vay KPTT, nợ đã xử lý rủi ro, khê đọng lâu ngày. Thực hiện tốt đề án xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ xử lý rủi ro. -Thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản liên quan để cán bộ cho vay nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, cơ chế nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực điều tra thẩm định cho vay và xử lý nợ vay có hiệu quả. -Thường xuyên giáo dục, nâng cao đạo đức nghề nghiệp đối với những cán bộ thẩm định cho vay. -Vận dụng linh hoạt quy chế khoán để đảm bảo chất lượng tín dụng và thu hồi các khoản nợ ngoại bảng đạt kết quả cao. -Hàng quý từng CBTD phải lên kế hoạch và quyết tóan tình hình xử lý nợ qúa hạn, giao kế hoạch giảm nợ quá hạn cho từng chi nhánh để các chi nhánh chủ động đôn đốc chỉ đạo, thực hiện. -Hàng quý tổ chức phân tích, phân loại nợ quá hạn để đề ra biện pháp xử lý đối với từng hộ, từng món vay. Từ đó rút kinh nghiệm trong xử lý nợ quá hạn kịp thời, kiên quyết và kết hơp với một số biện pháp triển khai thành công như: thu thẻ đỏ, đấu ruộng xiết tài sản, khởi kiện lên toà án để phát mại tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ giúp Ngân hàng giảm bớt được rủi ro và tổn thất trong việc cho vay. 3.3 -Về tài chính: -Triển khai mạnh các loại hình dịch vụ như chuyển tiền điện tử, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại tệ...nâng cao tỷ trọng thu ngoài tín dụng. -Thường xuyên quán triệt cho mỗi CBCNV nhận thức đầy đủ và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh là phải đặc biệt coi trọng chất lượng tín dụng. Đây là nền tảng tăng trửơng và ổn định tài chính. -Thực hiện chi đúng, chi tiết kiệm. Ưu tiên các khoản chi trực tiếp phục vụ kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng hoạt động trước mắt cũng như lâu dài. -Tập trung chỉ đạo để thu hồi các khoản nợ ngoại bảng. Kiên quyết xử lý những cán bộ có biểu hiện xem nhẹ các khoản nợ ngoại bảng hoặc xâm tiêu, lợi dụng. -Tuyên truyền mạnh mẽ về hoạt động máy ATM. -Tích cực thu hồi nợ, thu lãi cho vay với phương châm “siêng nhặt chặt bị” tăng cường cho vay qua tổ, hội để hạn chế thu lãi trực tiếp. Công khai phương pháp tính và giao khoán để cán bộ tín dụng chủ động tính toán chỉ tiêu thu lãi của mình. -Đối với những điạ bàn có dư nợ thấp phải giao khoán chỉ tiêu thu lãi theo số kế hoạch tăng truởng tín dụng để kích thích tạo nguồn thu ổn định lâu dài. Giao khoán chỉ tiêu thu nợ khoanh, xử lý rủi ro để quyết toán, xét duyệt và phân phối mức lương công bằng hợp lý. -Làm tốt công tác chuyển tiền để tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán và tranh thủ nguồn vốn có lãi suất thấp. Tiết kiệm các khoản chi phí hợp lý để mua sắm các công cụ phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh. -Tổ chức phát động thi đua tạo không khí vui tươi phấn khởi và động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ. Hàng quý tiến hành phân loại ABC cho cán bộ trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch đã giao khoán. Để từ đó mỗi cán bộ phải suy nghỉ tìm hiểu phương pháp kinh doanh hướng tới hiệu quả cuối cùng. 3.4-Về kế toán-kho quỹ-hành chính: -Chấp hành tốt qui trình nghiệp vụ, nhất là tính bảo mật, lưu trữ hồ sơ trên máy và an toàn kho quỹ. -Đảm bảo chất lượng và tính kịp thời của điện báo, thống kê nhằm phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành. -Hành chính phối hợp với các bộ phận khác thực hiện tốt việc chi tiêu, mua sắm và quản lý tài sản, công cụ lao động, nâng cao tính cạnh tranh. Tăng cường kiểm tra an toàn tài sản, đảm bảo đầy đủ các phương tiện dụng cụ để thực hiện tốt các phương án phòng chống cháy nổ, lụt bảo... -Chủ động trong công tác xây dựng, mua sắm tài sản, công cụ trên cơ sở KHXDCB và mua sắm tài sản được tỉnh duyệt. 3.5-Công tác tổ chức và cán bộ: -Hoàn chỉnh việc nhận xét, đánh giá cán bộ theo quy định. -Bổ sung cán bộ ở các chức danh còn thiếu tại các phòng, tổ, chi nhánh để đảm bảo hiệu quả quản lý, điều hành. -Nâng cao hiệu quả các buổi học tập nghiệp vụ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ Marketting cho 100% CBVC-LĐ kể cả hợp đồng, tạp vụ để phục vụ cho khách hàng được tốt hơn. -Đổi mới hơn nữa phong cách, lề lối làm việc. Luôn coi trọng khách hàng để vừa giữ vững thị phần, thị trường vừa nâng cao uy tín của NHNo KẾT LUẬN Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH Đất Nước. Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà Nước và chính quyền địa phương, bằng sự nổ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải đã gặt hái được nhiều thành công tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế-xã hội. Ngân hàng Triệu Hải đã chủ động mở rộng quy mô hoạt động, chú trọng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đa dạng hóa các loại hình huy động vốn để tối đa hóa nguồn vốn huy động. Làm tăng nguồn vốn huy động là điều kiện cần để phát triển. Tuy nhiên sự tăng nhanh của vốn huy động không nhất thiết là Ngân hàng đã hoạt động có hiệu quả mà nó phải gắn liền với chiến lược sử dụng vốn có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường có nhiều biến động và dưới sự tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng quyết liệt, song chi nhánh NHNo&PTNT Triệu Hải đã không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình để từ một Ngân hàng nhỏ trong thời bao cấp, đến nay Ngân hàng Triệu Hải đã trở thành Ngân hàng có quy mô lớn, mang dáng dấp của một Ngân hàng hiện đại. Trong 3 năm qua nguồn vốn huy động tại Ngân hàng đã không ngừng tăng lên. Chi nhánh đã tập trung huy động số vốn trung và dài hạn để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh kế thừa truyền thống và kinh nghiệm NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo nhiều phương thức làm việc, biết phân tích và tận dụng thế mạnh của mình đồng thời chú trọng khắc phục những mặt hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được chi nhánh NHNo&PTNT Triệu Hải vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua các năm đều tăng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho khách hàng đặc biệt vốn trung và dài hạn, Ngân hàng phải đi vay lượng lớn vốn Ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng khác. Mức lãi suất huy động vẫn đang bị cạnh tranh mạnh với các Ngân hàng khác, lãi suất cho vay chưa cao, làm hạn chế khả năng cạnh tranh. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực trình độ của một số ít cán bộ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn tác động hạn chế hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Với góc độ là một cán bộ đang học tập bản thân em cũng mạnh dạn nêu ra vài suy nghĩ về các giải pháp kiến nghị, đề xuất, hy vọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng tại NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của quý thầy cô, giáo, các cô chú trong NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải cũng như các bạn đọc tham khảo. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Hồng Minh cùng các cô, chú, anh, chị công tác tại cơ quan NHNo&PNNT khu vực Triệu Hải đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn , góp ý trong suốt thời gian thực tập vừa qua và đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này./. Quãng trị, tháng 5 năm 2007 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sổ tay tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp &PTNT Việt Nam. 2/ Cẩm nang tín dụng Ngân Hàng Nông Nghiệp &PTNT Việt Nam. 3/ Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. 4/ Tín dụng và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (trường Đại Học Tài Chính-Kế Toán TP-HCM). 5/ Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2007 (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam). 6/ Tài liệu chọn chiến lược kinh doanh của tổ chức tín dụng (Trần Đình Định nguyên PTGĐ NHNo&PTNT Việt Nam). 7/ Kế hoạch kinh doanh các năm 2005, 2006,2007 (Ngân Hàng No&PTNT Quãng Trị chi nhánh khu vực Triệu Hải). 8/ Tài liệu hội nghị tập huấn chuyên đề kiểm tra, kiểm toán nội bộ tiếp dân và giải quyết đơn thư(Ngân Hàng No&PTNT Việt Nam). 9/ Lý thuyết Tài Chính-Tiền Tệ của TS. Lê Công Toàn, PGS,PTS. Dương Thị Bình Minh 10/ Một số báo cáo thống kê qua các năm (2004,2005,2006) ở chi nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải. 11/ Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp của THS.Phạm Rin. 12/ Kế toán ngân hàng 13/ Một số tài liệu tham khảo khác MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .....................3 I-NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG....................................................3 1/Khái niệm về tín dụng............................................................................................3 2/Đặc trưng của tín dụng..........................................................................................4 3/Phân loại tín dụng..................................................................................................4 3.1Căn cứ vào thời hạn tín dụng............................................................................4 3.2Căn cứ vào bảo đảm tín dụng............................................................................5 3.3Căn cứ vào mục đích tín dụng...........................................................................5 3.4Theo xuất xứ nguồn vốn cho vay và sử dụng vốn thuộc phạm vi quốc gia......6 3.5Theo đối tượng vốn cho vay phát ra.................................................................6 3.6Theo tính chất sở hữu của vốn cho vay.............................................................6 4/Các nguyên tắc của tín dụng.................................................................................6 5/Vai trò của tín dụng...............................................................................................7 5.1-Đáp ứng nhu cầu vốn đảm bảo quá trình sản xuất đưc liên tục, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.........................................................................................7 5.2-Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất..................................7 5.3Tín dụng là công cụ để tài trợ cho phát triển kinh tế-xã hội.............................8 5.4-Thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.........................................................................................................................8 5.5-Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế...............................................................8 II-HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................................................................................................9 1/Khái niệm hiệu quả kinh tế...................................................................................9 2/ Khái niệm hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại............9 3/Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại...............................................................................................................10 3.1- Nhóm nhân tố bên trong............................................................................10 3.1.1/Nhân tố về lãi suất................................................................................10 3.1.2/Nhân tố về chính sách tín dụng............................................................11 3.1.3/Nhân tố về công tác tổ chức ngân hàng................................................12 3.1.4/Nhân tố về chất lượng nhân sự.............................................................12 3.1.5/Nhân tố về quy trình tín dụng...............................................................13 3.1.6/Nhân tố về thông tin tín dụng...............................................................14 3.2-Nhóm nhân tố bên ngoài.............................................................................14 3.2.1/Nhân tố về năng lượng khách hàng.....................................................14 3.2.2/Nhân tố về môi trường kinh tế.............................................................15 3.2.3/ Nhân tố về môi trường xã hội.............................................................16 3.2.4/ Nhân tố về môi trường pháp lý...........................................................16 4/Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thương mại............................................................................................................................16 4.1.Nhóm chỉ tiêu tổng hợp..............................................................................17 4.2Nhóm chỉ tiêu bộ phận................................................................................18 CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI- QUẢNG TRỊ...............................................................19 I/GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI..............................................................................................................19 1/Quá trình hình thành và phát triển....................................................................19 2/Đặc điểm về tổ chức và quản lý..........................................................................20 2.1/ Chức năng và nhiệm vụ hoạt động.................................................................20 a.Về mặt pháp lý.............................................................................................20 b.Về mặt kinh doanh.......................................................................................21 2.2/ Cơ cấu tổ chức..................................................................................................22 2.3/ Chức năng nhiệm vụ các phòng ban..............................................................22 II/ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI TRONG 3 NĂM QUA (2004-2006).........................................................................................................................24 1.1/Nguồn số liệu để phục vụ cho quá trình đánh giá và phân tích...................24 1.2/Tình hình huy động vốn...................................................................................24 1.3/Tình hình cho vay..............................................................................................29 1.3.1Doanh số cho vay....................................................................................29 1.3.2Công tác thu nợ.......................................................................................33 1.3.3Tình hình dư nợ và nợ quá hạn...............................................................36 1.3.3.1Tình hình dư nợ.............................................................................36 1.3.3.2Tình hình nợ quá hạn.....................................................................39 1.4/ Kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong 3 năm qua (2004-2006)..........................................................................44 2/Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải thông qua các chỉ tiêu....................................................................47 1/Các chỉ tiêu tổng hợp..........................................................................................48 2/Các chỉ tiêu bộ phận...........................................................................................54 CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT KHU VỰC TRIỆU HẢI-QUẢNG TRỊ............................................................................................................59 1/Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh tín dụng tại Chi Nhánh NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong những năm qua.................................. 59 2/Những thuận lợi...................................................................................................60 3/Những vấn đề còn tồn tại.....................................................................................62 3.1/Những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn.....................................62 3.1.1/Các mặt hạn chế trong công tác huy động vốn.........................................62 3.1.2Các mặt hạn chế trong công tác cho vay................................................... 63 3.2/Nguyên nhân hạn chế........................................................................................63 3.2.1Nguyên nhân khách quan...........................................................................63 3.2.2Nguyên nhân chủ quan...............................................................................64 4/Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải trong những năm tới.............................................................................64 II/MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RÔNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNO&PTNTN KHU VỰC TRIỆU HẢI-QUẢNG TRỊ.....................................................................................66 1/Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn..................66 1.1/Về lãi suất........................................................................................................66 1.2/Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi.................................................67 1.3/Tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt....................................68 1.4/Mở rộng mạng lưới huy động vốn...................................................................69 1.5/Các giải pháp kết hợp khác khác.....................................................................69 2/Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng cho vay..............70 2.1/Đa dạng hóa các hình thức và phương thức tín dụng cho vay.........................70 2.2/Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng.....................................71 3/Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro.......................74 3.1/Về tăng trưởng tín dụng...................................................................................74 3.2/Về an toàn tín dụng..........................................................................................75 3.3/Về tài chính......................................................................................................75 3.4/Về kế toán-kho quỹ-hành chính......................................................................76 3.5/Công tác tổ chức và cán bộ.............................................................................76 KẾT LUẬN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIÊN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................. DANH MỤC VIẾT TẮT -NHNN: Ngân hàng nhà nước -NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn -LNBQ do một LĐ tạo ra: Lợi nhuận bình quân do một lao động tạo ra -LN: Lợi nhuận -Tỷ số TNTD với CPTLHĐ &ĐV:tỷ số giữa thu nhập tín dụng với chi phí trả lãi huy động và đi vay -CBTD: Cán bộ tín dụng -SLLĐBQ: Số lượng lao động bình quân -CBCNV: Cán bộ công nhân viên -QLDNBQ: Khả năng quản lý dư nợ bình quân -CBTDBQ: Cán bộ tín dụng bình quân -NHTM: Ngân hàng thương mại -HTX: Hợp tác xã -KFW; ADB; Nguồn vốn ủy thác đầu tư -WB : Ngân hàng thế giới -KPTT: Khắc phục thiên tai -KHXDCB: Kế hoạch xây dựng cơ bản -CBVC-LĐ: Cán bộ viên chức-lao động -VAC,VACR: vườn, ao, chuồng -TCKT: Tổ chức kinh tế PHỤ LỤC BẢNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 2005 STT CHỈ TIÊU Thực hiện năm 2004 Kế hoạch năm 2005 A Tổng thu (TK loại7) 12.366 16.319 I Thu từ hoạt động tín dụng (TK70) 11.868 15.835 1 Thu lãi TG (TK 7010) 11.753 587 2 Thu lãi cho vay (TK 7020) 115 150 3 Thu lãi khác (TK7030+7050+709) 498 500 B Tổng chi phí (TK loại8) 9.068 11.968 I Chi phí hoạt động tín dụng (TK80) 6.308 8.217 1 Chi trả lãi lãi TG (TK 8010) 431 756 2 Chi trả lãi tiền vay (TK 8020) 1.216 1.556 3 Chi phí khác (809) 1 1 II Chi về tài sản (87) 869 1.352 1 Chi khấu hao TSCĐ (871) 231 256 2 Chi bảodưởng và sữa chửa TSCĐ (8720) 393 819 3 Chi mua CCDC (874) 238 277 4 Chi về tài sản khác 370 400 III Chi dự phòng, bảo hiểm (88) 429 805 1 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822) 345 700 2 Dự phòng rủi ro khác (TK 8829) 3 Chi bảo hiểm tiền gửi (TK 883) 84 105 IV Chi bất thường (TK 8900) - - C Thu nhập-Chi phí 3.298 4.342 PHỤ LỤC BẢNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 2006 STT CHỈ TIÊU Thực hiện năm 2005 Kế hoạch năm 2006 A Tổng thu (TK loại7) 17.055 25.362 I Thu từ hoạt động tín dụng (TK70) 15.835 19.299 1 Thu lãi TG (TK 7010) - - 2 Thu lãi cho vay (TK 7020) 15.835 19.299 Thu lãi khác (TK7030+7050+709) - - II Thu từ hoạt động dịch vụ (TK 71) 614 336 1 Dịch vụ thanh toán (TK 7110) 595 300 2 Dịch vụ bảo lãnh (TK 7120) 4 10 3 Dịch vụ khác (TK 71- (7110+7120)) 15 26 III Thu KD ngoại tệ và vàng (TK 72) 8 20 IV Thu từ KD khác (TK 74) 2 4 V Thu nhập khác 596 5.703 B Tổng chi phí (TK loại8) 14.172 20.283 I Chi phí hoạt động tín dụng (TK80) 9.560 11.985 1 Chi trả lãi lãi TG (TK 8010) 5.644 8.957 2 Chi trả lãi tiền vay (TK 8020) 3.916 3.028 3 Chi phí khác (809) - - II Chi hoạt động dịch vụ (TK 81) 115 145 III Chi KD ngoại tệ và vàng (TK 82) - - IV Chi nộp thuế (TK 83) 35 36 V Chi KD khác (TK 84) - - VI Chi phí quản lý (TK 86) 920 1.040 VII Chi về tài sản (87) 1.042 1.321 1 Chi khấu hao TSCĐ (871) 235 324 2 Chi bảodưởng và sữa chửa TSCĐ (8720) 393 698 3 Chi mua CCDC (874) 403 293 4 Chi về tài sản khác 6 6 VIII Chi dự phòng, bảo hiểm (88) 2.500 3.132 1 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822) 2.229 3.000 2 Dự phòng rủi ro khác (TK 8829) 163 - 3 Chi bảo hiểm tiền gửi (TK 883) 108 132 IV Chi bất thường (TK 8900) - - C Thu nhập-Chi phí 2.883 6.865 PHỤ LỤC BẢNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 2007 STT CHỈ TIÊU Thực hiện năm 2006 Kế hoạch năm 2007 A Tổng thu (TK loại7) 25.604 28.995 I Thu từ hoạt động tín dụng (TK70) 20.619 23.512 1 Thu lãi TG (TK 7010) 4.784 4.213 2 Thu lãi cho vay (TK 7020) 15.835 19.299 3 Thu lãi khác (TK7030+7050+709) - - II Thu từ hoạt động dịch vụ (TK 71) 2.396 2.748 1 Dịch vụ thanh toán (TK 7110) 2.377 2.712 2 Dịch vụ bảo lãnh (TK 7120) 4 10 3 Dịch vụ khác (TK 71- (7110+7120)) 15 26 III Thu KD ngoại tệ và vàng (TK 72) 12 20 IV Thu từ KD khác (TK 74) 8 12 V Thu nhập khác 2.569 2.703 B Tổng chi phí (TK loại8) 20.074 21.283 I Chi phí hoạt động tín dụng (TK80) 11.901 12.985 1 Chi trả lãi lãi TG (TK 8010) 7.644 8.957 2 Chi trả lãi tiền vay (TK 8020) 4.257 4.028 3 Chi phí khác (809) - - II Chi hoạt động dịch vụ (TK 81) 275 145 III Chi KD ngoại tệ và vàng (TK 82) - - IV Chi nộp thuế (TK 83) 39 42 V Chi KD khác (TK 84) - - VI Chi phí quản lý (TK 86) 1.202 1.040 VII Chi về tài sản (87) 2.117 2.939 1 Chi khấu hao TSCĐ (871) 609 845 2 Chi bảodưởng và sữa chửa TSCĐ (8720) 693 712 3 Chi mua CCDC (874) 803 1.368 4 Chi về tài sản khác 12 14 VIII Chi dự phòng, bảo hiểm (88) 3.700 4.132 1 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (TK 8822) 2.927 3.484 2 Dự phòng rủi ro khác (TK 8829) 465 516 3 Chi bảo hiểm tiền gửi (TK 883) 308 132 IV Chi bất thường (TK 8900) - - C Thu nhập-Chi phí 5.530 7.712 PHỤ LỤC BÁO CÁO THỐNG KÊ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2004 Thành phần kinh tế Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn DS cho vay DS thu nợ Dư nợ DS cho vay DS thu nợ Dư nợ å Dư nợ TĐ: QH å Dư nợ TĐ: QH Hộ GĐ, cá nhân 30.549 30.476 33.108 1.018 43.772 49.209 74.995 238 DN ngoài quốc doanh 12.913 11.914 8.190 300 320 346 2.082 - Hợp Tác Xã 2.514 2.260 2.400 - - - - - Tổng cộng 45.976 44.650 43.698 1.318 44.092 49.555 77.077 238 PHỤ LỤC BÁO CÁO THỐNG KÊ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 Thành phần kinh tế Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn DS cho vay DS thu nợ Dư nợ DS cho vay DS thu nợ Dư nợ å Dư nợ TĐ: QH å Dư nợ TĐ: QH Hộ GĐ, cá nhân 34.880 36.225 31.763 8.275 44.565 52.843 66.717 22.372 DN ngoài quốc doanh 17.237 12.269 13.158 3.116 2.000 2.055 2.027 117 Hợp Tác Xã 2.611 2.532 2.479 - - - - - Tổng cộng 54.728 51.026 47.400 11.391 46.565 54.898 68.744 22.489 PHỤ LỤC BÁO CÁO THỐNG KÊ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2006 Thành phần kinh tế Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn DS cho vay DS thu nợ Dư nợ DS cho vay DS thu nợ Dư nợ å Dư nợ TĐ: QH å Dư nợ TĐ: QH Hộ GĐ, cá nhân 67.472 57.663 41.572 6.116 53.052 43.461 76.308 22.396 DN ngoài quốc doanh 28.919 26.654 15.423 5.429 2.050 2.663 1.414 34 Hợp Tác Xã 2.615 2.645 2.449 45 - - - - Tổng cộng 99.006 86.962 59.444 11.590 55.102 46.124 77.722 22.430 Chỉ Tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) TG Dân Cư 58.148 62,57 81.120 68,34 103.099 69,50 22.972 39,50 21.979 27,09 TG TC Kinh Tế 10.133 10,90 11.097 9,35 22.212 14,97 964 9,51 11.115 100,16 TG TC Tín Dụng 1.316 1,42 1.510 1,27 572 0,39 194 14,74 -938 -62,10 TG KB Nhà Nước 22.503 24,21 23.973 20,19 19.970 13,50 1.470 6,53 -4.003 -16,69 TG Kỳ phiếu 836 0,90 1.000 0,84 2.500 1,68 164 19,62 1.500 150 Tổng Cộng 92.936 100 118.700 100 148.353 100 25.764 27,72 29.653 24,98 Bảng 1:Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn số liệu: Bảng cân đối tài khoản các năm 2004;2005;2006) Doanh số cho vay Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) 1.Cho vay ngắn hạn 45.976 51,05 54.728 54,03 99.006 64,24 8.725 19,04 42.298 77,25 -Hộ GĐ 30.549 66,45 34.880 63,73 67.472 68,15 4.331 14,17 32.592 93,44 -DN Ngoài Quốc Doanh 12.913 28,08 17.237 31,49 28.919 29,21 4.324 33,48 11.682 67,77 -Hợp Tác Xã 2.514 5,47 2.611 4,77 2.615 2,64 97 3,86 4 0,15 2.Cho vay trung, dài hạn 44.092 48,95 46.565 45,97 55.102 35,76 2.473 5,61 8.537 18,33 -Hộ GĐ 43.772 99,27 44.565 95,71 53.052 96,28 793 1,81 8.475 19,04 -DN Ngoài Quốc Doanh 320 0,73 2.000 4,29 2.050 3,72 1.680 5,25 50 2,50 -Hợp Tác Xã - - - - - - - - - - Tổng Cộng 90.068 100 101.293 100 154.108 100 11.225 12,46 52.815 52,14 Bảng 2: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm 2004-2006 Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê các năm 2004;2005;2006) Bảng 3: Tình hình thu nợ của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm 2004-2006 Đơn vị tính: Triệu Đồng Doanh số thu nợ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) 1.Cho vay ngắn hạn 44.650 47,39 51.026 48,17 86.962 65,34 6.376 14,28 43.312 94,76 -Hộ GĐ 30.476 68,15 36.225 70,99 57.663 66,31 5.758 18,90 21.438 59,18 -DN Ngoài Quốc Doanh 11.914 26,68 12.269 24,04 26.654 30,65 355 2,98 14.385 117,25 -Hợp Tác Xã 2.260 5,06 2.532 4,96 2.645 3,04 272 12,04 113 4,46 2.Cho vay trung, dài hạn 49.555 52,61 54.898 51,83 46.124 34,66 5.343 10,78 -8.774 -15,98 -Hộ GĐ 49.209 99,30 52.843 96,25 43.461 94,23 3.634 7,38 -9.382 -17,75 -DN Ngoài Quốc Doanh 346 0,70 2.055 2,75 2.663 5,77 1.709 493,93 608 29,58 -Hợp Tác Xã - - - - - - - - - - Tổng Cộng 94.205 100 105.924 100 133.086 100 11.719 12,44 27.162 25,64 (Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê các năm 2004;2005;2006) Bảng 4: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm 2004-2006 Tình hình dư nợ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) 1.Cho vay ngắn hạn 43.698 36,18 47.400 40,81 59.444 43,34 3.702 8,47 12.044 25,41 -Hộ GĐ 33.108 75,76 31.763 67,01 41.572 69,93 -1.345 -4,06 9.809 30,88 -DN Ngoài Quốc Doanh 8.190 18,74 13.158 27,76 15.423 25,94 4.968 60,66 2.265 17,21 -Hợp Tác Xã 2.400 5,50 2.479 5,23 2.449 4,12 79 3,29 -30 -1,21 2.Cho vay trung, dài hạn 77.077 63,82 68.744 59,19 77.722 56,66 -8.333 -10,81 8.978 13,06 -Hộ GĐ 74.995 97,30 66.717 97,05 76.308 98,18 -8.278 -11,04 9.591 14,37 -DN Ngoài Quốc Doanh 2.082 2,70 2.027 2,95 1.414 1,82 -55 -2,64 -613 -30,24 -Hợp Tác Xã - - - - - - - - - - Tổng Cộng 120.775 100 116.144 100 137.166 100 -4.631 -3,83 21.022 18,10 Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn số liệu:Báo cáo thống kê các năm 2004;2005;2006) Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm 2004-2006 Tình hình nợ quá hạn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) 1.Cho vay ngắn hạn 1.318 84,70 11.391 33,62 10.590 32,07 10.073 764,26 -801 -7,03 -Hộ GĐ 1.018 77,24 8.275 72,64 5.116 48,30 7.257 713 -3.159 38,16 -DN Ngoài Quốc Doanh 300 22,76 3.116 27,36 5.429 51,27 2.816 93,87 2.313 74,23 -Hợp Tác Xã - - - - 45 0,43 - - 45 - 2.Cho vay trung, dài hạn 238 15,30 22.489 66,38 22.430 67,93 22.251 9.349 -59 -0,26 -Hộ GĐ 238 100 22.372 99,49 22.396 99,85 22.134 9.300 24 0,11 -DN Ngoài Quốc Doanh - - 117 0,52 34 0,15 117 - -83 -70,94 -Hợp Tác Xã - - - - - - - - - - Tổng Cộng 1.556 100 33.880 100 33.020 100 32.324 2.077 -860 -2,54 Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn số liệu:Báo cáo thống kê các năm 2004;2005;2006) Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT khu vực Triệu Hải qua 3 năm 2004-2006 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So Sánh 2005/2004 2006/2005 Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền Tỷ Trọng (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) Số Tiền TĐTT (%) I-Thu nhập 12.366 100 17.055 100 25.604 100 4.689 37,92 8.549 50,13 -Thu lãi 11.868 95,97 15.835 92,85 20.619 76,62 3.967 33,43 4.784 23,70 -Thu khác 488 3,93 1.220 7,15 4.985 23,38 732 150 3.765 390,57 II-Chi phí 9.068 100 14.172 100 20.074 100 5.104 56,29 5.902 41,64 -Chi trả lãi 6.308 69,56 9.560 63,53 11.901 52,07 3.252 51,55 2.341 24,49 -Chi phí khác 2.760 30,44 4.612 36,47 8.173 47,93 1.852 67,10 3.561 77,21 III-Lợi nhuận 3.298 2.883 5.530 -415 -12,58 2.647 91,81 Đơn vị tính: Triệu Đồng (Nguồn số liệu: Bảng kế hoạch tài chính các năm 2005;2006;2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18062.doc
Tài liệu liên quan