Luận văn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – HÀ NỘI

 Đa dạng hóa các phương thức cho vay: Các phương thức cho vay mà ngân hàng thương mại cổ phần An Bình áp dụng trong thời gian qua hầu hết là các phương thức cho vay truyền thống như theo món; theo hạn mức. Ngân hàng đã triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cho vay đồng tài trợ; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mức thấu chi nhưng chưa tăng cường phát triển mạnh mẽ các phương thức cho vay này. Đây chính là những kênh rất hiệu quả cho các ngân hàng tăng dư nợ cho vay. Đặc biệt, với hình thức cho vay hợp vốn, các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, và chia sẻ rủi ro trong cho vay. Đây cũng là tiền đề để ngân hàng bước đầu làm quen với các dự án quốc tế sau này. Mặt khác, của chi nhánh ABBANK – Hà Nội cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng (phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến trên cơ sở những sản phẩm cũ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vì càng có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng, dư nợ tín dụng sẽ càng tăng cao và rủi ro tín dụng càng phân tán. Chẳng hạn, hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để tăng khả năng sản xuất, di dời nhà xưởng ra ngoại thành theo chỉ thị của Uy ban nhân dân thành phố , do đó cần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu bức thiết của khách hàng.  Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng: Hiện nay, trong các đối tượng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng cho vay, có thành phần kinh tế là các pháp nhân và cá nhân nước ngoài chưa được các NHTMCP để mắt tới. Lý do dễ hiểu là do ngôn ngữ khác nhau nên các ngân hàng thương mại e ngại trong vấn đề xem xét cho vay, nhất là khi thu hồi vốn. Các đối tượng này gần như chỉ có thể vay vốn ở các ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước ta rất khuyến khích cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam, tổ chức sản xuất kinh doanh với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ, vì vậy đây cũng là một lượng khách hàng rất lớn cho các ngân hàng Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chi nhánh ABBANK – Hà Nội cần tiếp cận vào những đối tượng này nhằm tăng cao dư nợ cho vay và chiếm lĩnh được các hoạt động xuất nhập khẩu của họ qua ngân hàng.

doc93 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH – HÀ NỘI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động phục vụ cá nhân và cộng đồng chiếm 34,90%. Điều này là dễ hiểu và phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế của Hà Nội và cả nước. Chúng ta đều biết Hà Nội là vùng đất kinh đô ngàn năm nên hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch rất phát triển. Cộng thêm nữa là Hà Nội đã được mở rộng, đã tạo điều kiện thuận lợi về điều kiệm địa lý, địa hình để làm điểm nóng của các dự án đầu tư, các khu công nghiệp, khu chế xuất của Đảng, Nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn. Chắc chắn rằng trong năm tới, doanh số cho vay của ABBANK- Hà Nội sẽ tăng nhanh hơn nữa. Bảng 3.9: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 Doanh số cho vay 183506 100.00 292971 100.00 242042 100.00 159.65 82.62 Ngành NN 1321 0.72 1992 0.68 1428 0.59 150.78 71.68 Ngành CN 40793 22.23 61524 21.00 55403 22.89 150.82 90.05 Ngành TM - DV 81642 44.49 132511 45.23 107104 44.25 162.31 80.83 Cho vay cá nhân 59750 32.56 96944 33.09 78107 32.27 162.25 80.57 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội) 3.3.6 Tình hình dư nợ vay của chi nhánh ABBANK- Hà Nội. Năm 2008 hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởng và giảm so với năm trước do thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, NHNN điều chỉnh lãi suất bất thường, các doanh nghiệp đều bị đình trệ sản xuất kinh doanh và các ngân hàng đều gặp khó khăn về nguồn vốn và giải ngân. Đối với các ngành kinh tế thì dư nợ đối với ngành thương mại dịch vụ là cao nhất, chứng tỏ hoạt động thương mại dịch vụ ở Hà Nội vẫn phát triển. Dư nợ cho vay phục vụ cá nhân và cộng đồng giảm nhưng cơ cấu của nó lại tăng lên do nhu cầu tiêu dùng và nâng cấp sửa chữa nhà cửa đang tăng nên nó cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng dư nợ toàn ngành, nó chỉ đứng sau ngành thương mại dịch vụ, còn đối với 2 ngành còn lại là sản xuất chế biến và khai thác xây dựng thì có xu hướng giảm do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cung lớn hơn cầu. Bảng 3.10: Tình hình dư nợ vay của ABBANK – Hà Nội. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL ( tr.đ) CC (%) SL ( tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 Tổng dư nợ 126044 100.00 187522 100.00 165852 100.00 148.78 88.44 I. Dư nợ theo ngành kinh tế 1.Ngành nông nghiệp 781 0.62 956 0.51 813 0.49 122.38 84.98 2.Ngành công nghiệp 25373 20.13 37504 20.00 34646 20.89 147.81 92.38 3.Ngành TM - DV 57085 45.29 86804 46.29 80189 48.35 152.06 92.38 4.Cho vay cá nhân 42918 34.05 62257 33.20 50203 30.27 145.06 80.64 II. Dư nợ theo đối tượng 1.Khách hàng doanh nghiệp 66740 52.95 108538 57.88 103110 62.17 162.63 95.00 2.Khách hàng cá nhân 59304 47.05 78984 42.12 62742 37.83 133.19 79.44 III. Dư nợ theo thời gian 1.Ngắn hạn 64724 51.35 98524 52.54 83905 50.59 152.22 85.16 2.Trung dài hạn 61320 48.65 88998 47.46 82113 49.51 145.14 92.26 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Theo đối tượng vay vốn thì khách hàng doanh nghiệp có số dư nọ lớn hơn khách hàng cá nhân, bình quân tăng 28,5%, chứnh tỏ NH đã thu hút được lòng tin từ các DN nhưng chủ yếu là những DN có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn thì chiếm 1 tỷ lệ nhỏ. Đây là một thác thức đối với một chi nhánh NH bởi vì ABBANK- Hà Nội mới thành lập được 3 năm. Chi nhánh cần phải cố gắng rất nhiều trong thời gian tới, đặc biệt là sự phấn đấu để đứng vững vượt qua những khó khăn trong thời kỳ của cuộc khủng hoảng hiện nay. Do đó, NH cần có biện pháp quan tâm nhiều hơn đối với đối tượng này, giúp họ mạnh dạn vay vốn để sản xuất kinh doanh và đay cũng là điều kiện thúc đẩy nhiều doanh nghiệp khác thành lập. Theo bảng 3.10, trong tổng dư nợ của NH thì cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn của năm 2008 đều giảm so với năm 2007, bình quân giảm 10%. Tuy nhiên thì dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm đa số trong tổng dư nợ, năm 2006 thì dư nợ ngắn hạn chiếm 51,35 % tổng dư nợ, năm 2008 là 52,54%, nhưng đến năm 2008 thì lại giảm xuống còn 50,59%. Dư nợ cho vay trung dài hạn giảm, năm 2007 là 88.998 triệu đồng, năm 2008 chỉ là 82.113 triệu đồng, nhưng cơ cấu dư nợ cho vay trung hạn lại tăng, điều này được giải thích là ngân hàng đã tìm kiếm được những khách hàng mới, họ vay chủ yếu với mục đích mua mới, nâng cấp các tài sản cố định như: mua máy móc, thiết bị dây chuyền, xây thêm nhà xưởng… Tóm lại, NH cần có giải pháp tốt về nguồn vốn để có thể thực hiện cho vay tốt hơn, góp phần đáp ứng vốn cho nhiều khách hàng thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới. 3.3.7 Tình hình thu nợ và nợ quá hạn của chi nhánh ABBANK- Hà Nội. 3.3.7.1 Tình hình thu nợ. * Phương thức thu nợ Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh vấn đề cho vay thì thu nợ( gốc và lãi) luôn là vấn đề được ngân hàng quan tâm bởi vì thu nợ quyết định đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách vay và trả nợ thuận lợi hơn. Hiện nay ngân hàng thu lãi theo tháng dựa vào mục đích vay và thời hạn vay vốn của NH mà NH thu hồi vốn vay của khách hàng theo nhiều cách khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ thì NH thu hồi vốn dựa vào các hợp đồng kinh tế của khách hàng. Đối với các hộ vay tiêu dùng, NH thu hồi vốn dần theo lương hàng tháng hoặc từ các khoản thu nhập thường xuyên. Đối với khách hàng vay vốn khi đến hạn trả nợ mà không trả thì NH lập tức chuyển sang nợ quá hạn và tích cực đôn đốc thu hồi nợ, và nếu cần có thể đưa hồ sơ lên ban thu hồi nợ để giải quyết. * Tình hình thu hồi nợ của ngân hàng: Mục tiêu của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải đảm bảo thu nợ cả gốc và lãi, do đó công tác thu nợ được chi nhánh rất coi trọng và quan tâm đúng mức. Kết quả thu nợ của chi nhánh theo thời hạn đã đạt được trong 3 năm thể hiện ở bảng 12. Doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ dài hạn luôn có sự biến đổi. Cụ thể qua bảng 12 chúng ta thấy, tỷ lệ doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 thấp hơn doan số thu nợ năm 2007, giải thích cho điều này là các DN gặp khó khăn trong việc trả nợ do bị tác động của cuộc khủng hoảng, DN kinh doanh khó khăn, khiến cho công tác thu hồi nợ gặp trở ngại. Trong thời gian tới, NH sẽ tập trung giải quyết mạnh mẽ hơn nữa nhằm tránh tình trạng nợ khó đòi, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH trong những năm tới. Bảng 3.11: Kết quả thu nợ theo thời hạn của NH. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 Tổng doanh số thu nợ 574.620 100,00 1.054.490 100,00 761.900 100,00 183,51 72,25 1. Ngắn hạn 412.577 71,80 732.871 69,50 518.092 68,00 177,63 70,69 2. Trung dài hạn 162.043 28,20 321.619 30,50 243.808 32,00 198,48 75,81 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Nếu chúng ta xét trên phương diện đối tượng vay vốn thì doanh số thu nợ đối với khách hàng DN năm 2008 đã giảm 20% so với năm 2007, điều này thể hiện nền kinh tế chúng ta đang có khủng hoảng, khiến cho doanh số thu nợ đã giảm sút đáng kể trong thời gian qua. Bảng 3.12: Kết quả thu nợ của NH phân theo đối tượng khách hàng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 Tổng doanh số thu nợ 574620 100,00 1054490 100,00 761900 100,00 183,51 72,25 1. Khách hàng doanh nghiệp 301560 52,48 603060 57,19 492110 64,59 199,98 81,60 2. Khách hàng cá nhân 273060 47,52 451430 42,81 269790 35,41 165,32 59,76 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Từ bảng 3.12 trên thì ta thấy kết quả thu nợ của NH đã giảm đi. Qua tìm hiểu thì chúng tôi có thấy ở một số nhân tố: Nhân tố khách quan đó là tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, DN gặp khó khăn trong kinh doanh, nên khó khăn trong việc trả nợ NH, các DN vay vốn chủ yếu là các DN vừa và nhỏ nên kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính kém nên khi khủng hoảng xảy ra thì khó mà đứng vững được. Nhân tố chủ quan đó chính là năng lực trình độ pháp luật cán bộ còn yếu kém, do môi trường quản lý không đầy đủ mặc dù được tập huấn xong chưa đáp ứng được yêu cầu chính vì vậy mà sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế đặc biệt là luật kinh tế vì vậy còn nhiều sai sót trong quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục quản lý. Kiểm tra trong và sau khi cho vay, hồ sơ tài sản thế chấp không được chặt chẽ vì vậy ảnh hưởng đến kết quả thu nợ của NH. Bên cạnh đó thông tin về khách hàng chưa đầy đủ và đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng nợ quá hạn của NH trong thời gian qua. Tóm lại Trong mấy năm qua, ngân hàng đi từ phép tắc đến việc thực hiện trong khâu thu nợ đã gây ra tâm lý lớn đối với khách hàng giúp cho công tác thu nợ của ngân hàng đạt được một số kết quả. Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ của ngân hàng vẫn còn gặp một số khó khăn bởi vì khách hàng vay vốn chủ yếu dùng tài sản thế chấp như nhà cửa, đất đai… Khi khách hàng không trả được nợ thì việc thu hồi nợ như: đánh giá tài sản thế chấp vừa rườm rà, phức tạp vừa mất nhiều thời gian. Mặt khác tâm lý người mua không mua với giá cao hoặc không mua vì sợ rủi ro, làm cho giá cả cảu tài sản thế chấp này thấp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của NH. 3.3.7.2 Tình hình nợ quá hạn của ABBANK – Hà Nội. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn. Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ tất yếu ngân hàng cũng chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn. Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Doanh số thu nợ giảm, tức là nợ quá hạn đã tăng lên. Nợ quá hạn là căn bệnh kinh niên của ngân hàng trong 3 năm qua, dư nợ quá hạn của ngân hàng có chiều hướng tăng do đó nợ quá hạn phát sinh trong năm nhiều. Bảng 3.13: Tình hình nợ quá hạn của NH. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 07/06 08/07 Tổng nợ quá hạn 25.044 100,00 30.522 100,00 47.152 100.00 121,87 154,49 I. NQH theo đối tượng vay 1. Khách hàng doanh nghiệp 13.261 52,95 17.666 57,88 29.314 62,17 133,22 165,94 2. Khách hàng cá nhân 11.783 47,05 12.856 42,12 17.838 37,83 109,10 138,75 II. NQH theo ngành kinh tế 1.Ngành nông nghiệp 155 0,62 156 0,51 231 0,49 100,25 148,43 2.Ngành công nghiệp 5.041 20,13 6.104 20,00 9.850 20,89 121,09 161,36 3.Ngành TM - DV 11.342 45,29 14.129 46,29 22.798 48,35 124,56 161,36 4.Cho vay tiêu dùng 8.527 34,05 10.133 33,20 14.273 30,27 118,83 140,85 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Khi xem xét nợ quá hạn theo đối tượng chúng tôi thấy: khách hàng doanh nghiệp là khách hàng có số dư nợ quá hạn lớn trong khi lượng vốn vay của đối tượng này cũng luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số cho vay. Đây là một điều cần quan tâm đối với ngân hàng để làm sao có thể thu hồi được khoản nợ khó đòi này. Khách hàng cá nhân có số dư nợ nhỏ và số dư nợ quá hạn của đối tượng này cũng nhỏ và ngày càng giảm xuống. Nếu xem xét nợ quá hạn theo ngành kinh tế thì nợ quá hạn đối với ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng lên và nợ quá hạn cũng tăng lên trong cơ cấu tổng dư nợ. Qua bảng 3.13 chúng ta thấy: Nợ quá hạn ngành kinh tế dịch vụ thương mại ngày càng tăng cả về số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối, tính năm 2008 nợ quá hạn tăng từ 46,29% lên 48,25%. Nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng cũng có chiều hướng giảm, năm 2007 giảm xuống so với năm 2006, chỉ còn chiếm 33,2%, đến năm 2008 thì lại giảm tiếp, chỉ còn 30,27%. Sự giảm sút của cho vay tiêu dùng được giải thích là trong những năm qua, ngân hàng đã thực hiện đúng chính sách của chính phủ là hạn chế cho vay tiêu dùng nhằm kiềm chế lạm phát, chỉ cho vay những khách nào có khả năng trả nợ tốt, nên dẫn đến nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng giảm đi trông thấy. Để hạn chế phát sinh nợ quá hạn phát sinh, ngân hàng cần sử dụng biện pháp phạt nợ bằng lãi suất. Đối với nợ quá hạn của ngân hàng được tính 150%. Phạt nợ bằng lãi suất cao sẽ là gánh nặng của khách hàng, nhưng sẽ làm cho khách hàng có ý thức trong việc trả nợ, trả lãi. Biện pháp thu nợ chủ yếu là thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trước ngày đến nợ vài ngày, để khách hàng thu xếp thời gian, chuẩn bị tiền để trả lãi ngân hàng đúng thời gian theo quy định trong hợp đồng tín dụng. 3.4 Kết quả nghiên cứu. Trong những năm qua, chi nhánh ABBANK – Hà Nội hoạt động với phương châm “ đi vay để cho vay”, ngân hàng không ngừng đẩy mạnh hạch toán kinh doanh bằng việc tăng cường huy động vốn cũng như đẩy mạnh cho vay nhằm hưởng sự chênh lệch lãi suất. Hoạt động NH đã đạt được kết quả đáng kể và được thể hiện ở bảng 3.14. Bảng 3.14 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) SL(tr.đ) CC(%) 07/06 08/07 I. Tổng thu nhập 90211 100 100944 100 135424 100 111.8977 134.1576 1. Thu lãi cho vay 80919.267 89.7 92868.48 92 126215.17 93.2 114.7668 135.9074 2. Thu dịch vụ 6404.981 7.1 5450.976 5.4 3385.6 2.5 85.10526 62.10998 3. Thu nhập bất thường 1443.376 1.6 2624.544 2.6 5823.232 4.3 181.8337 221.876 II. Tổng chi phí 72273 100 77777 100 128827 100 107.6156 165.6364 1. Chi lãi tiền gửi 40183.788 55.6 46588.423 59.9 80774.529 62.7 115.9384 173.379 2. Chi lương 7733.211 10.7 8788.801 11.3 7431.2567 9.2 113.6501 84.5537 3. Chi phí quản lý và thuê văn phòng 5203.656 7.2 6144.383 7.9 594.50053 8 118.0782 9.675512 4. Chi khấu hao tài sản 3902.742 5.4 4744.397 6.1 36.859033 6.2 121.5657 0.776896 5. Chi quảng cáo và khác 7588.665 10.5 9955.456 12.8 4.7916743 13 131.1885 0.048131 6. Chi phí dự phòng 7660.938 10.6 1555.54 2 0.0431251 0.9 20.30482 0.002772 III. Lợi nhuận trước thuế 17938 100 23167 100 6597 100 129.1504 28.47585 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Tổng thu nhập của NH luôn biến động, năm 2008 giảm xuống sơ với năm 2007, năm 2007 lại tăng so với năm 2006. Trong đó thu về lãi cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Qua bảng chúng ta thấy rõ mặc dù có nhiều biến động về thu nhập nhưng thu về lãi vay luôn chiếm tỷ lệ cao. Song chi phí của ngân hàng chi ra hàng năm của ngân hàng cũng cao, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm 2007, đầu năm 2008, chí nhánh mở rộng, khai trương thêm nhiều phòng giao dịch, đã làm cho chi phí hoạt động của ngân hàng tăng cao. Và cũng chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, trong giai đoạn nửa đầu năm 2008, lãi suất huy động của ngân hàng tăng lên tới mức kỷ lục, có thời điểm lên tới 18%/năm, đã khiến cho chi phí trả lãi vay tăng lên cao.Những nguyên nhân trên đã giải thích tại sao chi phí hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2008 tăng mạnh mẽ so với năm 2007. Trong năm qua, chúng ta được thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên không đáng kể, năm 2008 thì lại giảm mạnh nhưng chi phí tiền gửi lại tăng lên, chính vì vậy trong thời gian tới NH cần có biện pháp để làm giảm bớt lượng chi phí này hoặc tăng cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay và doanh sô thu nhập. Chênh lệch thu chi ngày càng giảm, điều đó chính là giảm lợi nhuận, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được tại NH trong thời gian qua thì NH cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Từ thực tế tại NH cho thấy, trong thời gian qua NH đã thực hiện các biện pháp trong cả công tác huy đọng và cho vay vốn, cụ thể: * Về công tác huy động vốn Xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch trong 3 năm qua, các ngân hàng thường xuyên tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Cụ thể: Song song với chỉ đạo tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng bằng vàng và các chứng chỉ tiền gửi, còn thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn như lương tháng T13, gửi tiền dự thưởng,… Thường xuyên nghiên cứu thị trường lãi suất của các tổ chức tín dụng để có chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, chỉ tính riêng trong năm 2008 đã có 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động vốn, kết hợp với tặng quà khuyến mại, có giải pháp chăm sóc khách hàng hợp lý đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền san phẩm lãi suất, dịch vụ mới và quảng bá thương hiệu nên đã thu hút được nhiều khách hàng mới đến với ABBBANK trong thời gian qua. Tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, tác phong giao tiếp với khách hàng, thực hiện giao dịch vụ thu và chi trả tiền gửi tại nhà, cơ quan, văn phòng; giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ tín dụng, gắn với chế độ thưởng và phân phối tiền lương hợp lý; Không những thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn mà còn tạo nhận thức cho cán bộ hiểu và tuyên truyền các sản phẩm ngân hàng. Mở rộng kinh doanh dịch vụ đa năng như đặt máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ATM. Làm tốt nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền điện tử tại các điểm giao dịch, áp dụng giảm phí thanh toán hợp lý với những khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi vay lớn và khách hàng mới, thu hút các tổ chức tín dụng khác, trả tiền kiều hối… nhằm thu hút tăng tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp. Từ việc thực hiện đồng thời bài bản các giải pháp trên, kết quả huy động nguồn vốn trong 3 năm qua luôn tăng lên. * Về công tác cho vay vốn Nguồn vốn của NH được sử dụng có hiệu quả, được đầu tư đúng yêu cầu, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa bàn. Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn đang tăng dần. Cho vay ngành thương mại dịch vụ đồng đều thể hiện sự đầu tư của ngân hàng trong việc phát triển kinh tế của thủ đô. Mạng lưới hoạt động được mở rộng, chất lượng cán bộ tín dụng ngày càng nâng cao, nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu công tác tín dụng. Hệ số sử dụng vốn là một chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn ngân hàng huy động được thì sử dụng được bao nhiêu đồng. Đây là một chi tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả hay không. Hệ số này được tính bằng cách lấy số dư nợ chia cho tổng nguồn vốn huy động. Bảng 3.15 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Nguồn vốn huy động Tr.đ 1.678.650 2.337.560 2.862.010 2. Dư nợ Tr.đ 1.835.060 2.929.710 2.420.420 3.Tỷ lệ sử dụng vốn huy động (%) % 109,32 125,33 84,57 4. NQH/tổng dư nợ (%) % 1,36 1,04 1,95 (Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD hàng năm của ABBANK – Hà Nội). Qua bảng 3.15 ta thấy hệ số sử dụng vốn của ngân hàng trong năm 2006 và 2007 là cao. Tuy mới thành lập được 3 năm nhưng ngân hàng đã có sự cố gắng trong công tác tín dụng, đảm bảo nguồn vốn tới các đơn vị sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu hoạt động của cá nhân và cộng đồng (mua ôtô, mua nhà, du học, chữa bệnh…). Nhưng đến năm 2008 thì do chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, huy động nhiều nhưng hạn chế cho vay đã khiến cho hệ số sử dụng vốn của ngân hàng giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mà trong thời gian tới , NH cần có sự điều chỉnh thích hợp để nâng cao hệ số sử dụng vốn lên, tìm kiếm các khách hàng mới, các dự án mới. Cũng giống như những doanh nghiệp khác, kết quả cuối cùng của nó sau quá trình hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Đây chính là sự chênh lệch giữa tổng chi và tổng thu. Tổng thu của NH bao gồm: Thu tiền lãi vay, thu dịch vụ và thu khác, trong đó chủ yếu là thu lãi tìền vay ( năm 2008 chiếm 93,2% tổng thu). Còn tổng chi của NH gồm: Chi trả lãi tiền vay, chi lương, chi quản lý, chi khấu hao, chi quảng cáo… và ở đây thì chi trả lãi tiền vay là chủ yếu (năm 2008 chiềm 62,7% tổng chi). Qua bảng 3.15, ta thấy rằng hoạt động tín dụng của NH hiện nay đang gặp khó khăn, do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ và sâu sắc nhât vẫn là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng ABBANK- Hà Nội đã xây dựng được hình ảnh của mình trong lòng khách hàng và đang dần khẳng định mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. 3.5 Đề xuất nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh ABBANK- Hà Nội. 3.5.1 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của chi nhánh ABBANk – Hà Nội 3.5.1.1 Những kết quả đạt được. Hoạt động tín dụng tại ABBANK – Hà Nội trong 3 năm qua đã tập trung vào phát triển sản xuất kinh doanh công thương mại dịch vụ. Có thể nói trong thời gian qua chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kích lệ trong hoạt động tín dụng của mình: Một là về công tác huy động vốn + Nguồn vốn NH tăng lên qua các năm, trong đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn luôn tăng và chiếm tỷ lệ cao. Điều này làm tăng tính ổn định cho nguồn vốn và đảm bảo kinh doanh có lãi. + NH áp dụng chính sách lãi suất khá hợp lý, phù hợp với sự biến động của thị trường. Đồng thời đảm bảo vừa thu hút được khách hàng vừa kinh doanh có lãi, bù đắp được chi phí. Việc trả lãi đã áp dụng hình thức rút lãi theo định kỳ hàng tháng, quý, rất thuận lợi cho khách hàng. + Hình thức mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đang được NH đặc biệt quan tâm. Trong quá trình mở tài khoản ngoài việc tận tình, chu đáo thì NH còn tư vấn cho khách hàng mở tài khỏan phù hợp nhất và có lợi nhất theo mục đích của họ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy khách hàng đến mở tài khoản tại NH. Mặt khác, với nhu cầu của người dân ngày càng cao, thì đây là hình thức đầy hứa hẹn trong tương lai vì ngoài việc hưởng lãi thì khách hàng còn được hưởng các dịch vụ khác. Hai là về công tác cho vay: Trong mấy năm nay NH đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh được tiếp cận với nguồn vốn của NH, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, hạn chế việc cho vay nặng lãi trên địa bàn. Tính trong ba năm qua, doanh số cho vay luôn tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân ba năm là 19%/ năm, trong đó doanh nghiệp là khách hàng chính của chi nhánh trong thời gian qua. Mặt khác trong thời gian qua, NH đã mở rộng phạm vi cho vay của mình trên địa bàn, ngoài các khách hàng truyền thống luôn được NH tạo điều kiện cho vay vốn như cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp thì ngân hàng còn tìm đến những khách hàng mới nhằm tăng thị phần cho mình trên địa bàn Ba là về doanh số thu nợ trong ba năm qua luôn vượt kế hoạch đề ra, điều này làm cho nợ quá hạn của chi nhánh giảm xuống. Song bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động tín dụng của NH vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. 3.5.1.2 Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ABBANK- Hà Nội. * Công tác huy động vốn Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan song công tác huy động vốn tại ABBANK – Hà Nội vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. + Vốn huy động luôn tăng trưởng nhưng so vói nhu cầu cần vốn tại Hà Nội, thì lượng vốn huy động này vẫn còn thấp. Do đó, hàng năm NH vẫn dùng nguồn vốn khác để cho vay. + Một khó khăn của NH đó là số dư trên tài khoản tiền gửi khách hàng tập trung vào một số khách hàng chính dẫn đến nguồn huy động này bị phụ thuộc và ảnh hưởng nhiều bởi quyết định của các khách hàng này. + Quy trình thực hiện một số giao dịch tiền gửi còn rườm rà và mất nhiều thời gian. Hơn nữa thời gian giao dịch lại trùng giờ hành chính nên không thuận tiện cho khách hàng. + Huy động vốn từ tiền gửi còn dừng lại ở phương pháp truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các TCKT, phát hành giấy tờ có giá… Trong khi đó, nhu cầu người dân ngày càng cao, có một số khách hàng thích gửi tiền vào NH mục đích không chỉ đơn thuần là hưởng lãi nữa. * Công tác cho vay vốn. Hiện nay NH mới chỉ áp dụng 2 phương pháp cho vay trong số 9 phương pháp cho vay được đề cập đến trong quy chế 1627/2001/QĐ- NHNN. Việc áp dụng ít phương thức cho vay dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, điều này làm hạn chế hoạt động cho vay của NH. Hoạt động cho vay của NH chiếm 70% tổng dư nợ là áp dụng phương thức cho vay từng lần. Đối với phương thức này chỉ phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ. Mặt khác khối lượng hồ sơ lớn, địa bàn kinh doanh rộng, cường độ làm việc, kỉểm soát trong khi cho vay và hồ so chưa được kỹ xảy ra các hiện tượng sai sót nhỏ. Hoạt động cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ vì công tác huy động các nguồn vốn có kỳ hạn dài tại địa bàn vẫn còn thấp. Công tác thẩm định tín dụng còn nhiều thiếu sót. Việc thẩm định chủ yếu dựa vào các thông tin, báo cáo tài chính do các doanh nghiệp cung cấp do vậy mà không đánh giá hết khả năng xảy ra nên khó lường những rủi ro có thể xảy ra đến với ngân hàng. Những hạn chế trên đã làm giảm phần nào hiệu quả hoạt động tín dụng của NH, chúng tôi đã tìm hiểu và thấy nguyên nhân chủ yếu là do. + Về nguồn vốn: Có rất nhiều nguyên nhân đã tác động đến công tác huy động vốn của ABBANK – Hà Nội trong thời gian qua. Do thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi chỉ rút ra những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, tâm lý của một số người dân sợ tiền mất giá vì thời gian từ đầu năm 2008 đến nay giá vàng và 1 số ngoại tệ tăng lên làm cho người dân lo sợ mất giá đồng tiền VNĐ, nên họ chuyển sang tích trữ các khoản tiền nhàn rỗi dưới dạng vàng, ngoại tệ, hoặc mua sắm nhà đất và các tài sản có giá trị khác mà không gửi tiền vào NH. Thứ hai, chưa phát triển được những cách huy động có nội dung và hình thức hấp dẫn: Trong những năm qua, trên địa bàn ABBANK – Hà Nội luôn là NH đi đầu trong công việc đa dạng hóa các hình thức huy động, nhưng so với nhu cầu của người dân, các hình thức huy động này vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Thứ ba, chính sách khách hàng chưa linh hoạt: Chính sách khách hàng của NH chưa được mọi nhân viên thực hiện mềm dẻo, linh hoạt. Thông tin về khách hàng còn chậm, công tác tư vấn khách hàng còn chưa được hiệu quả. Thứ tư, hình thức quảng cáo tiếp thị còn nghèo nàn: Tuy NH đã từng bước áp dụng và phát triển chính sách tuyên truyền quảng cáo nhưng chủ yếu NH mới chú trọng quảng cáo vào các đợt phát hành tiết kiệm mà chưa thực hiện thường xuyên. + Về hoạt động cho vay: công việc của cán bộ tín dụng vẫn đang là mối quan tâm, cán bộ do bận không có điều kiện để nâng cao trình độ, còn nhiều bất cập trong quá trình thẩm định dự án, kiểm tra sử dụng vốn vay, hướng dẫn vay lập phương án, dự án, làm thủ tục vay vốn, dẫn đến thời gian xét duyệt món vay chậm, khó khăn cho khách hàng. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, chưa cụ thể, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 3.5.2 Một số đề xuất nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh ABBANK- Hà Nội. 3.5.2.1 Về công tác huy động vốn. Nguồn vốn của ABBANK – Hà Nội tăng trưởng qua 3 năm. Tuy vậy khả năng huy động còn nhiều. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu về vốn để phục vụ cho kinh tế của thủ đô là rất lớn, đo đó NH cần phải có giải pháp hữu hiệu để tăng cường công tác huy động vốn. Sau đây là một vài đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn: a) Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn Sự đa dạng hóa các hình thức huy động vốn có thể đem lại cho NH nhiều lợi ích như làm tăng nguồn vốn NH, huy động được nguồn vốn rẻ. + Việc đầu tiên cần phải hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi các TCKT, phát hành giấy tờ có giá… Ngân hàng cần có bộ phận nghiên cứu thị trường đến tận cơ sở, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, lịch thiệp cho khách hàng đến giao dịch gửi và rút tiền tiết kiệm trên cơ sở cải tiến quy trình nghiệp vụ, đổi mới phong cách giao dịch theo cơ chế thị trường. + Thực hiện tốt các biện pháp huy động vốn ngoại tệ để hỗ trợ cho vốn nội tệ. + Triển khai mạnh mẽ các hình thức huy động tiết kiệm mới b) Áp dụng chính sách lãi suất có tính cạnh tranh cao đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền. Mỗi NH đều có chiến lược kinh doanh riêng trong đó chiến lược về lãi suất là một bộ phận quan trọng. Lãi suất huy động vốn tạo thành phần lớn chi phí của NH, mọi biến động về lãi suất đều có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của NH và hơn nữa hiện nay đều thu hút khách hàng trước nhất vẫn là lãi suất vì vậy NH nên đưa ra khung lãi suất hợp lý vừa đảm bảo thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân chúng, cạnh tranh được với các NH khác, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Lãi suất huy động có ảnh hưởng rất lớn đối với khách hàng gửi tiền, để công cụ lãi suất phát huy được vai trò tác dụng của mình trong cơ chế thị trường, chính sách lãi suất của NH cần được điều chỉnh theo hướng sau: + Chính sách lãi suất phải tuân theo mối quan hệ cung cầu về vốn: Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ vào lãi suất sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn. Lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn lãi suất huy động bình quân đảm bảo NH kinh doanh có lãi. + NH dựa trên cơ sở toàn bộ các mối quan hệ giữa khách hàng và NH, căn cứ vào số lượng các dịch vụ NH mà khách hàng sử dụng để xác định lãi suất ưu đãi cho phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng lãi suất như đòn bẩy kinh tế nhằm thu hút lượng tiền gửi vào NH chỉ là biện pháp trước mắt. Về lâu dài khi các NHTM đã phát triển theo mô hình kinh doanh đa năng thì việc lựa chọn hình thức tiền gửi có lãi suất cao ( tương ứng với kỳ hạn dài) sẽ không thực sự hấp dẫn với người gửi tiền nữa vì chênh lệch lãi suất không cao. Hơn nữa khách hàng bị lệ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền. Như vậy, trong tương lai việc huy động vốn tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cao không phải là giải pháp tối ưu đối với một NH kinh doanh hiện đại. c) Tăng cường công tác quảng cáo tuyên truyền. Việc mở rộng hoạt động NH thông qua khuyếch trương quảng cáo, tuyên truyền là một việc làm rất cần thiết vì sự hiểu biết và thái độ thiện cảm của khách hàng là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng hoạt động đó. Do vậy NH phải gây sự chú ý cho khách hàng về hình ảnh của NH để họ có sự so sánh và lựa chọn, đồng thời thấy được lợi ích sau khi giao dịch với NH. Rõ ràng không phải ai cũng am tường hết mọi thủ tục, thể lệ gửi tiền cũng như các quyền lợi mà họ được hưởng. Tích cực tuyên truyền về NH tới khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ( truyền hình, tờ rơi, báo đài…) cũng như qua chính công việc giao dịch thường ngày sẽ làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn về các loại hình hoạt động của NH. Trong công tác huy động vốn từ tiền gửi, việc quảng cáo nên tập trung vào một số vấn đề như : Lãi suất tiền gửi, hình thức huy động, lợi ích của khách hàng khi gửi tiền. Việc quảng cáo nên tiến hành thường xuyên và ta có thể thực hiện quảng cáo kèm theo hình thức khuyến mãi. Với các hình thức khuyến mãi đa dạng sẽ tạo ra sự thích thu của khách hàng như bốc thăm trúng thưởng, lãi suất ưu đãi với khách hàng quen thuộc. Đồng thời NH nên tặng quà cho các khách hàng trong những dịp đặc biệt, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về NH với những phần thưởng xứng đáng. Đây chính là hình thức quảng cáo tuyên truyền rất tốt cho NH. 3.5.2.2 Về hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. a) Xây dựng mức lãi suất thích hợp và linh hoạt. Lãi suất là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các khoản cho vay của ngân hàng. Một chính sách lãi suất phù hợp sẽ thu hút được khách hàng và tăng dư nợ tín dụng, tăng khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho ngân hàng. Lãi suất huy động và cho vay cần được uyển chuyển, linh hoạt, có nghĩa là tuỳ theo từng thời kỳ, thời điểm nhất định mà đưa ra lãi suất huy động và cho vay cho phù hợp. Để thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư thì lãi suất phải đủ hấp dẫn, tuy nhiên cần chú ý không nên để tình trạng chênh lệch quá lớn với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra các mức lãi suất tiết kiệm cho phù hợpvới biến động của thị trường nhằm thu hút các tầng lớp dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, có nguồn tiền gửi ổn định. Trong những năm qua, ngân hàng đã và đang áp dụng chính sách lãi suất một cách linh hoạt đối với các đối tượng khách hàng vay vốn và quy mô các khoản vay, ví dụ như có ưu đãi lãi suất cho khách hàng loại 1, khách hàng loại 2 có giảm suất cho những món vay có giá trị lớn. Tuy nhiên, chính sách lãi suất của ngân hàng vẫn còn những điểm chưa linh hoạt. Vì thế ngân hàng An Bình – Hà Nội nên mở rộng các mức lãi suất đa dạng theo thời gian và đối tượng khách hàng, mức độ sử dụng sản phẩm của ngân hàng, có chính sách khuyến khích về lãi suất cho các khách hàng mới. Bên cạnh đó căn cứ vào tính chất, đặc điểm từng ngành nghề kinh doanh mà ngân hàng có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu được nhà nước khuyến khích như thực thẩm, may mặc, giày dép, ngân hàng An bình – Hà Nội có thể áp dụng một mức lãi suất khác, phù hợp hơn so với việc cho vay để sản xuất thông thường. Điều này không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn mà còn giúp ngân hàng thiết lập, mở rộng quan hệ với khách hàng. Với một chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt chắc chắn ABBANK- Hà Nội sẽ có nhiều khách hàng đến với mình. b) Cần tăng hạn mức tín dụng Đa dạng hóa các phương thức cho vay: Các phương thức cho vay mà ngân hàng thương mại cổ phần An Bình áp dụng trong thời gian qua hầu hết là các phương thức cho vay truyền thống như theo món; theo hạn mức. Ngân hàng đã triển khai những phương thức cho vay hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như cho vay đồng tài trợ; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; cho vay theo hạn mức thấu chi nhưng chưa tăng cường phát triển mạnh mẽ các phương thức cho vay này. Đây chính là những kênh rất hiệu quả cho các ngân hàng tăng dư nợ cho vay. Đặc biệt, với hình thức cho vay hợp vốn, các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án lớn nhằm tăng dư nợ tín dụng, học tập thêm kinh nghiệm quản lý dự án, và chia sẻ rủi ro trong cho vay. Đây cũng là tiền đề để ngân hàng bước đầu làm quen với các dự án quốc tế sau này. Mặt khác, của chi nhánh ABBANK – Hà Nội cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng (phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến trên cơ sở những sản phẩm cũ) để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vì càng có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu khách hàng, dư nợ tín dụng sẽ càng tăng cao và rủi ro tín dụng càng phân tán. Chẳng hạn, hiện nay nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp rất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ để tăng khả năng sản xuất, di dời nhà xưởng ra ngoại thành theo chỉ thị của Uy ban nhân dân thành phố…, do đó cần mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu bức thiết của khách hàng. Mở rộng đối tượng cho vay tín dụng: Hiện nay, trong các đối tượng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng cho vay, có thành phần kinh tế là các pháp nhân và cá nhân nước ngoài chưa được các NHTMCP để mắt tới. Lý do dễ hiểu là do ngôn ngữ khác nhau nên các ngân hàng thương mại e ngại trong vấn đề xem xét cho vay, nhất là khi thu hồi vốn. Các đối tượng này gần như chỉ có thể vay vốn ở các ngân hàng liên doanh hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Nhà nước ta rất khuyến khích cho các nhà đầu tư bỏ vốn vào Việt Nam, tổ chức sản xuất kinh doanh với việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ, vì vậy đây cũng là một lượng khách hàng rất lớn cho các ngân hàng Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chi nhánh ABBANK – Hà Nội cần tiếp cận vào những đối tượng này nhằm tăng cao dư nợ cho vay và chiếm lĩnh được các hoạt động xuất nhập khẩu của họ qua ngân hàng. Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay, nâng cao chất lượng phục vụ: Qua một số điều tra cho thấy vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh (60 -70%) có nhu cầu nhưng chưa vay được vốn ở ngân hàng do vướng mắt trong thủ tục vay vốn. Vì vậy, ngoài việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay của nội bộ mình, chi nhánh ABBANK – Hà Nội cần phối hợp với các ngành nhằm cải cách các thủ tục liên quan để giảm thiểu các thủ tục cho khách hàng. Ngân hàng cần tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc vay vốn như dịch vụ hợp thức hóa nhà, hoàn công, hỗ trợ công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo… nhằm tạo ra những dịch vụ trọn gói cho khách hàng.  Mặt khác, cũng cần tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thiết lập phương án, dự án vay vốn, tích cực tham gia và tác động vào quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn để giảm bớt thời gian, lãng phí, thất thoát cho doanh nghiệp. Bởi vì qua quá trình trao đổi thông tin này, chi nhánh ABBANK – Hà Nội càng hiểu thêm về khách hàng và có cơ hội chọn lọc khách hàng tốt hơn.  Ngoài ra, ABBANK – Hà Nội cần không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng mới, giữ được khách hàng cũ, muốn vậy cần nâng cao chất lượng thẩm định và chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng trong đó tập trung chủ yếu vào:  - Thứ nhất, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, bảo đảm cho mỗi cán bộ tín dụng ngoài việc thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn còn phải có khả năng thực hiện các vai trò tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải đào tạo, tuyển chọn, bố trí cán bộ tín dụng đủ năng lực và đạo đức, bên cạnh đó phải có sự bổ sung, xen kẽ giữa cán bộ tín dụng có nhiều kinh nghiệm với cán bộ tín dụng mới được đào tạo.  - Thứ hai, cải tiến qui trình nghiệp vụ gọn nhẹ nhằm giảm bớt các thủ tục giấy tờ khi vay vốn để giảm thiểu thời gian, chi phí cho khách hàng.  - Thứ ba, các trụ sở, chi nhánh, điểm giao dịch của ngân hàng phải thuận lợi, thoáng mát, có nơi để xe….và phải được cài đặt các trang thiết bị hiện đại để bảo đảm an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Trong giao tiếp với khách hàng phải chú trọng đến tác phong giao tiếp và cần phải đảm bảo văn minh lịch sự. Gia tăng nguồn vốn và mở rộng mạng lưới hoạt động: Chúng ta nhận thấy khi hoạt động tín dụng tăng trưởng đòi hỏi hoạt động huy động vốn phải tăng trưởng theo. Tuy nhiên số liệu cũng cho thấy với mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hoặc bằng mức tăng trưởng huy động vốn thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn vốn cho các ngân hàng vì ngoài hoạt động tín dụng, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác. Sự thiếu hụt nguồn vốn làm hạn chế sự tăng trưởng tín dụng và làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Thực tế trong thời gian qua khi các NHTM đua nhau tung ra những sản phẩm mới về huy động vốn với mức lãi suất hấp dẫn như tiết kiệm tích lũy (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín), tiết kiệm thịnh vượng, tiết kiệm may mắn (Ngân hàng Đông Á),… đã cho thấy sự thiếu hụt nguồn vốn của các ngân hàng. Giải pháp cho vấn đề này là ngoài việc thu hút lượng tiền gởi từ khách hàng, từ thị trường liên ngân hàng, chi nhánh ABBANK - Hà Nội cần phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn từ ngoài nước thông qua các dự án ủy thác vốn đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế; thông qua các chương trình liên kết với các công ty bảo hiểm, thông qua việc phát triển các dịch vụ tài khoản của khách hàng. Ngân hàng cần nỗ lực tối đa để lọt vào tầm ngắm của các nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức tài chính quốc tế (nguồn vốn có chi phí thấp), các tiêu chí thường sử dụng để chọn ngân hàng trong nước tham gia. Công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng: Đã từ lâu, cơ chế tín dụng tại các ngân hàng quốc doanh đã tạo suy nghĩ lệch lạc cho khách hàng vay vốn. Giờ đây, khách hàng của ngân hàng đã trở thành”thượng đế”, họ có quyền đòi hỏi, so sánh và chọn cho mình một ngân hàng tốt nhất để giao dịch. Vì vậy, công tác marketing và chăm sóc khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng ngày nay. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình hiện nay đã thấy được điều này và đã có những bước chuẩn bị khởi đầu như lập ra phòng quan hệ khách hàng để chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa xây dựng một chiến lược marketing bài bản và tổ chức thực hiện, kiểm tra, theo dõi một cách nghiêm túc nên kết quả có phần bị hạn chế hoặc hoạt động các nhóm này chỉ mang tính hình thức. Đã đến lúc chi nhánh ABBANK- Hà Nội cần phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của công tác này, xây dựng kế hoạch thực hiện nghiêm túc, đồng bộ để có thể giữ vững khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới nhằm nâng cao dư nợ tín dụng của ngân hàng mình. c) Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.  Song song với việc tăng trưởng tín dụng, muốn hoạt động tín dụng phát triển hiệu quả, ngân hàng cũng cần xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Đa dạng hóa các hình thức cho vay: Đa dạng hóa các hình thức cho vay sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nền kinh tế, mặt khác cũng giúp các ngân hàng lựa chọn khách hàng và phân tán rủi ro tín dụng. Việc có quá ít khách hàng vay vốn đã khiến nhiều ngân hàng quá ưu ái cho một vài khách hàng lớn đang có giao dịch bất chấp những quy định về phân tán rủi ro khiến  Nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, tránh trường hợp không quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án xin vay.  Tiến hành thường xuyên đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Để có đủ thông tin cần thiết về khách hàng giúp cho việc quyết định cho vay được chính xác, hiệu quả hơn, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính trong ba năm trở lại; Bản chi tiết tình hình công nợ phải thu phải trả; bản giới thiệu khách hàng, tóm tắt lịch sử và quá trình hoạt động, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của ban lãnh đạo. Trong quá trình vay, ngân hàng cũng nên yêu cầu các khách hàng cung cấp số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu để có biện pháp xử lý kịp thời. d) Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn - Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng. Làm việc này, cán bộ nhân viên chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn. - Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó ngân mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này. - Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì cần phải có sự nổ lực của cán bộ tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với ngân hàng, tích cực thông báo đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được nợ cho ngân hàng vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ hoặc có thể cho vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng để họ khôi phục sản xuất và ngân hàng phải giám sát chặt chẽ những khách hàng này cho đến khi thu hối được nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện để phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn nguồn vốn hoạt động. e)Tích cực xử lý nợ quá hạn. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, song song với việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới thì việc xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi đang tồn đọng là điều rất quan trọng. Việc đầu tiên là phải phân tích từng loại nợ quá hạn, nợ khó đòi để tìm hiểu rõ nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó phân thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp. Những dấu hiệu của nợ quá hạn thường là: -Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp biểu hiện qua doanh số bán hàng thấp hơn doanh số cho vay, dư nọ không giảm. -Các khoản công nợ trong thanh toán của doanh nghiệp lớn và tồn đọng lâu dài, không giải quyết được dẫn tới đơn vị thiếu vốn hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. -Tồn kho hàng hoá tương đối lớn và trong thời gian dài do không tiêu thụ được vì chất lượng kém hoặc do sự canh tranh giảm giá với sản phẩm cùng loại trên thị trường. -Tiền lãi hàng tháng doanh nghiệp không trả đều đặn như theo hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng, có tình trạng nợ lãi/ -Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng giảm sút , xuất hiện tình trạng phát hành séc quá số dư. -Đơn vị trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính. PHẦN V KẾT LUẬN Phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNH- HĐH là nhiệm vụ chiến lược của Đảng và nhà nước ta cũng là đòi hỏi, là nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp, các ngành và nhân dân thủ đô Hà Nội. Chi nhánh ngân hàng TMCP An Bình – Hà Nội là đơn vị kinh doanh tiền tệ hoạt động hướng vào sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, đã và đang có vai trò quan trọng trong thị trường tài chính tín dụng trên địa bàn thủ đô. Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội chúng tôi có đưa ra một số kết luận : Nguồn vốn của ngân hàng hàng năm đều có sự tăng trưởng, chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm. Tuy vậy, việc huy động nguồn vốn này chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh. Để thu hút được nguồn vốn, ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức huy động với kỳ hạn và lãi suất khác nhau. Nguồn vốn huy động luôn có sự tăng trưởng qua các năm, trong đó đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn(chiếm 65%-70% tổng nguồn vốn). Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc mở rộng nguồn cho vay ngắn hạn. Lãi suất ngân hàng là linh hoạt, tỏ ra có hiệu quả nhất, thu hút được nhiều khách hàng. Đạt được kết quả như vậy, là sự nỗ lực hế mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong NH, ngày càng tạo được lòng tin ở khách hàng. Nhưng nhìn chung so với tình hình kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương thì kết quả huy động vẫn chưa cao. Một mặt do các hình thức huy động chưa thực sự hấp dẫn khách hàng, công tác tuyên truyền còn nghèo nàn… Về công tác cho vay: Doanh số cho vay tăng lên qua các năn và tổng dư nợ hàng năm đều tăng. Thông qua các phương thức cho vay, ngân hàng đã và đang chuyển được nhiều nguồn vốn hơn tới các đơn vị sản xuất kinh doanh, từ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn, sản xuất kinh doanh có hiệu quả làm tăng thu nhập cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số vấn đề quan tâm như thủ tục cho vay còn rườm rà, NH chủ yếu cho vay theo phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mưc tín dụng, chính sách lãi suất cho vay chưa linh hoạt, … Có thể thấy, trong thời gian qua hoạt động tín dụng tại ngân hàng An Bình chi nhánh Hà Nội là tương đối hiệu quả, tuy bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng ngân hàng vẫn vượt qua khó khăn, và phấn đấu cao hơn trong thời gian tới. Bên cạnh những thành tích đạt được trên thì chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong cả công tác huy động vốn và cho vay vốn. Chẳng hạn như trong công tác huy động vốn: Tiềm năng vốn trong dân còn lớn, có điều kiện về mạng lưới nhân lực và kinh nghiệm nhưng chi nhánh còn thiếu các giải pháp hữu hiệu để thu hút vốn nhân lực trong dân. Những hạn chế trên đã làm giảm phần nào hiệu quả họat động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp hợp lý hơn để hoạt động tín dụng hiệu quả hơn. Đối với công tác huy động nguồn vốn thì đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; áp dụng chính sách lãi suất có tính cạnh tranh cao đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền; tăng cường công tác quảng cáo truyền thông. Còn đối với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thì nên xây dựng mức lãi suất thích hợp và linh hoạt; cần tăng hạn mức tín dụng; tăng cường các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng; và một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn; tích cực xử lý nợ quá hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS NGUYỄN MINH KIỀU, Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội , 2005. 2. TS NGUYỄN MINH KIỀU, Tín dụng và thẩm tín dụng, NXB Tài Chính, Hà Nội, 2007. 3. TRẦN THỊ THU HUYỀN, Đánh giá thực trạng huy động và cho vay vốn của NHN0&PTNT huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh – Luận văn tốt nghiệp Đại học , khoa Kinh tế & PTNT, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, 2007. 4. Cẩm nang tín dụng – nghiệp vụ ABBANK , Hà Nội, 2007. 5. Ngân hàng An Bình chi nhánh Hà Nội, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2006,2007,2008. 6. TS ĐỖ QUANG TRI (Đổi mới điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam), Tạp chí ngân hàng, số 7/2006 7. TẠ THỊ THOA ( Bàn về chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng trong giai đoạn hiện nay từ thực tế một chi nhánh ngân hàng tỉnh), Tạp chí ngân hàng, số 5/2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan chinh lan 3.doc
Tài liệu liên quan