Luận văn Quá trình cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG thời kỳ sau chiến tranh lạnh

12. Liên bang Nga: - Tên nước: Liên bang Nga (Russia Federation) - Thủ đô: Moscow - Ngày quốc khánh: 12 – 6 – 1990 - Diện tích: 17.075.400 km 2 - Vịtrí địa lý: Trải dài trên hai lục địa Âu – Á, biên giới chung với Trung Quốc, Ajerbaijan, Belarus, Estonia, Phần Lan, Grudia, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Latvia, Litva, Mông Cổ, Ba Lan, Na Uy, Ucraina - Các dân tộc chính: Nga, Tarta, Ucraina - Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí gas, than đá, gỗvà nhiều khoáng sản khác - Mặt hành xuất khẩu chủyếu: dầu mỏvà các sản phẩm từdầu mỏ, khí gas tựnhiên, gỗvà các sản phẩm gỗ, kim loại, hóa chất - Mặt hành nhập khẩu chủyếu: máy móc và thiết bị, hàng tiêu dùng, các sản phẩm kim loại tinh chế - Dân số: 142.400 000 người (2006) - Thểchếchính trị: Liên bang

pdf122 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ ở các nước thuộc SNG thời kỳ sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên thế giới, sau Nga công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. Giới quan sát cho rằng, cuộc tập trận này sẽ đánh dấu hành động đầu tiên của Nga tại "sân sau" của Mỹ, kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Động thái này cũng chứng tỏ sự thất vọng ngày càng lớn của Nga trước điều mà họ đang chứng kiến, đó là sự can thiệp của Mỹ vào "sân sau" của Nga, như Gruzia và vị trí của lá chắn phòng thủ tên lửa Mỹ gần biên giới Nga. Nga đang thực hiện hàng loạt biện pháp về tổ chức kinh tế và tài chính để củng cố ảnh hưởng của mình tại không gian SNG. Điều này thể hiện rõ qua những tuyên bố của Tổng thống Dmitri Medvedev cùng những hành động của 82 Điện Kremli. Đây là những tín hiệu khẳng định ưu tiên đặc biệt với không gian SNG trong chính sách đối ngoại mà Nga sẽ tích cực triển khai trong bối cảnh các nước phương Tây đang từng bước mở rộng hiện diện ở khu vực không gian hậu Xô viết. Ngoài việc thành lập Cơ quan Liên bang Nga về SNG, bố trí tổng thể đại sứ quán Nga tại các nước SNG, đáng chú ý là đầu tháng 7 – 2009, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) đã chỉ đạo chiến dịch chung lần đầu tiên mang tên "Thiện chí - 2009" nhằm ngăn chặn hoạt động tội phạm ở khu vực biên giới của cộng đồng. Đây là kết quả của cuộc gặp Hội đồng Tham mưu lực lượng biên phòng các nước SNG vừa kết thúc trên đảo Xakhalin ở vùng Viễn Đông (Nga). Cùng với những bước đi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau cuộc xung đột quân sự với Grudia tại Nam Osetia, việc Nga xúc tiến hàng loạt hoạt động hợp tác trong không gian được coi là truyền thống của mình cho thấy, Moskva đang quyết giành lại thế chủ động trong ván bài địa - chính trị với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tại khu vực này. Đây cũng là những nước "phản pháo" đầy hiệu lực trước phương Tây sau những động thái ẩn dưới hình thức chương trình "Đối tác phương Đông", nhằm cản trở sự hỗ trợ giữa các đối tác trong SNG khi toan tính tạo lập "vành đai chống Nga". Rõ ràng, cuộc tranh giành ảnh hưởng tại không gian SNG đang bước vào giai đoạn mới. Ở đó, phương Tây tiếp tục theo đuổi chính sách phân hoá cô lập Nga và làm tan rã SNG vốn bị chia rẽ sâu sắc theo hai xu hướng thân Nga và gần gũi phương Tây. Giành được khu vực xung yếu chiến lược này, ngoài mục đích khép một thế "gọng kìm" bao vây Nga, kiềm chế Trung Quốc, Iran, CHDCND Triều Tiên, phương Tây hy vọng kiểm soát được cả một hành lang năng lượng khổng lồ đáng tin cậy. Còn về phía Nga, trong bối cảnh đã vượt qua các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống sau khi Liên Xô sụp đổ 83 và giành lại địa vị vốn có trên trường quốc tế, nước Nga không còn bất lực đứng nhìn những bước đi công khai của Mỹ và EU nhằm giành ảnh hưởng tại khu vực an ninh truyền thống. Một chiến lược dài hạn để chèo lái đất nước đã được Moskva xây dựng và điều chỉnh dựa trên vị thế mới. Theo đó, Nga không thể bỏ qua những con chủ bài vốn phát huy sức mạnh hiệu quả trong thời gian qua, đó là mối quan hệ truyền thống trong không gian hậu Xô-viết; một tiềm lực quân sự; nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt dồi dào và một nền kinh tế đang khởi sắc dù không tránh khỏi những tác động tiêu cực của "bão" tài chính toàn cầu. Vì thế, dù khẳng định theo đuổi một chính sách đối ngoại "có lý trí, thực dụng" và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới, Moskva cũng không ngại ngần tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Có thể thấy rằng, trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với phương Tây hiện nay, nước Nga không chỉ dựa vào con bài kho vũ khí hạt nhân của thời Chiến tranh lạnh, mà còn tin vào sức mạnh kinh tế đang trỗi dậy của mình. Nhiều nhà bình luận quốc tế cho rằng, việc Moskva vận dụng linh hoạt các ván bài quân sự, kinh tế và năng lượng là một lựa chọn đúng đắn, một chiến lược dài hạn để tạo đà phát triển bền vững cho đất nước, đồng thời bảo đảm an ninh trong khu vực ảnh hưởng truyền thống. Cuộc tranh giành ảnh hưởng Mỹ - Nga đang bước vào giai đoạn mới và có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới bố cục chiến lược của châu Âu thời gian tới. Sau khi đưa hầu hết các nước Đông Âu và 3 nước Baltic (Litva, Estonia, Latvia) vào NATO và EU, Mỹ và phương Tây đang nhòm ngó vào các nước SNG và ngay cả Liên bang Nga. Họ ra sức thúc đẩy cái gọi là cuộc cách mạng màu sắc, khuyến khích phe đối lập chống Nga trong các nước SNG nổi lên lật đổ chính quyền thân Nga, thành lập chính quyền thân phương Tây. Bằng cái gọi là các cuộc cách mạng: "hoa hồng" ở Grudia, "da cam" ở Ucraina và "hoa tuy- 84 líp" ở Kyrgyzstan, Mỹ và phương Tây đã giáng những đòn mạnh vào sự toàn vẹn của khối SNG. Việc Ucraina và Grudia xin gia nhâp NATO (được Tổng thống Bush công khai ủng hộ) là động thái và hệ quả chính sách từ lâu của Mỹ. Trong cuốn sách Ván cờ lớn (1997) Z. Brezinski, nguyên cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ (1978-1981), đánh giá về tầm quan trọng của Ucraina như sau: Để mất Ucraina, Nga không còn là một nền kinh tế công nghiệp giàu tiềm năng; mất địa vị ưu thế chiến lược ở Biển Đen, không còn là cường quốc Âu - Á và sẽ chỉ còn là một cường quốc ở châu Á. Hiện nay, Mỹ và phương Tây đang ra sức ủng hộ phái chống đối ở Belarus nổi dậy chống chính quyền và ủng hộ việc thiết lập một liên minh chống Nga trong tổ chức Hiệp ước an ninh chung (GUUAM) do Ucraina đề xướng, bao gồm Grudia, Ucraina, Uzbekistan, Ajerbaijan và Moldova. Tổ chức này đang định lôi kéo thêm 3 nước Baltic và Ba Lan. Ngoài ra, họ còn tìm cách lôi kéo thêm các nước thành viên SNG rời bỏ Nga để gia nhập tổ chức trên, nhằm đạt được mục tiêu làm tan rã SNG và tạo ra một thế lực châu Âu "mới" thân Mỹ tại Đông Âu. Tuy nhiên, do còn phải phụ thuộc vào Nga, nhất là dầu khí, nên nội bộ các nước trên bị chia rẽ thành hai phái, thân Nga và thân phương Tây. Thực lực của hai phái này tương đương nhau. Thêm vào đó, do Mỹ vẫn chưa đủ nguồn nhiên liệu cung cấp cho họ, nên các nước Đông Âu và nhiều nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, cho dù tách khỏi Nga, cũng vẫn rất thận trọng trong chính sách đối với Nga. Thứ hai, trong thời gian tới, cạnh tranh Nga – Mỹ ở không gian SNG sẽ còn diễn ra gay gắt. Nguyên nhân là do mâu thuẫn mục tiêu chiến lược và mâu thuẫn lợi ích kinh tế, chính trị giữa hai nước ở khu vực. Mục tiêu lâu dài của Mỹ đối với Nga là kiềm chế Nga, không cho phép nước này trở thành cường quốc có khả năng đe dọa bá quyền Mỹ. Trong khi đó, Nga không từ bỏ ý đồ xây dựng địa vị nước lớn. Hai mục tiêu trái ngược này kéo chính sách 85 đối ngoại của hai nước theo hai hướng khác nhau. Mặt khác, mâu thuẫn chiến lược đó còn là nguồn gốc của mâu thuẫn lợi ích địa – chính trị và địa – kinh tế giữa Nga và Mỹ. Về mặt địa – chính trị, khu vực này là một trọng điểm chiến lược trên bàn cờ Âu – Á mà Mỹ không thể bỏ qua trên con đường tìm kiếm bá quyền toàn cầu. Khống chế được khu vực này, Mỹ nắm được một mắt xích quan trọng nhất trong vành đai chiến lược bao vây “chú gấu trắng Bắc Cực”. Còn đối với Nga, đây được coi là sân sau, là vùng đệm an ninh bất khả xâm phạm. Thứ ba, quan hệ Nga – Mỹ ở khu vực SNG diễn ra trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Với xu thế phát triển của thời đại, Nga và Mỹ cần phải hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề trong không gian SNG nói riêng và các vấn đề toàn cầu nói chung. Ông Sergey Lavrov rất có lý khi nhận xét rằng, thời kỳ cứng nhắc, không khoan nhượng, dựa trên nguyên tắc các khối... đã qua, thế giới hiện đại cần áp dụng nền ngoại giao linh hoạt và mềm dẻo, có thể thay đổi tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Ngoài ra, cả hai nước đều nhìn thấy những “cái được” khi hợp tác với nhau. Những diễn biến trong cuộc chiến Nga – Grudia vào tháng 8 – 2008 cho thấy rằng, dù rất “khó chịu” khi Nga tấn công Grudia nhưng Mỹ vẫn phản ứng rất thận trọng, luôn tìm những biện pháp giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại. Tuy nhiên, sự hợp tác đó cũng không thể che giấu được mâu thuẫn giữa hai nước về những lợi ích trong khu vực. Xét về phương diện chiến lược, Nga và Mỹ đang là những siêu cường quân sự hàng đầu thế giới. Trong không gian Á - Âu, sự va chạm trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai bên là đương nhiên. Từ Đông Âu đến Trung Đông, từ Trung Á đến vùng Kavkaz, mỗi nước cờ của bên này ngay lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến toan tính chiến lược của bên kia. Không những thế, những động thái của mỗi bên cũng sẽ ảnh hưởng tới cục diện kinh tế, chính trị thế giới. 86 Nhưng nếu nhìn ở góc độ khác, cũng phải thấy rằng quan hệ giữa hai nước giờ đây có nhiều ràng buộc hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nga và Mỹ không còn trong tình thế đối đầu về ý thức hệ. Lợi ích kinh tế đan xen buộc cả Washington và Moskva phải có cái nhìn hiện thực và kiềm chế trong hành động để không đẩy căng thẳng đi quá xa. Đơn cử việc Nga hiện nay là nước xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ hàng đầu thế giới, trong khi Mỹ là nước nhập khẩu và tiêu thụ dầu lửa lớn nhất thế giới. Đó là còn chưa kể đến những quan ngại chung như nguy cơ khủng bố, phổ biến vũ khí hạt nhân và trước mắt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 3.2 Triển vọng của vấn đề Để trả lời cho câu hỏi “Nga hay Mỹ sẽ giành ưu thế trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng tại các nước SNG?”, thiết nghĩ chúng ta cần tìm hiểu tương quan thế và lực của Nga và Mỹ. Mỹ, quốc gia có nền kinh tế giàu nhất thế giới. Người Mỹ luôn tự hào về hệ thống kinh tế của họ, tin tưởng rằng nó đem lại các cơ hội cho tất cả mọi người để có được cuộc sống tốt đẹp. Người Mỹ cũng luôn cho rằng các giá trị dân chủ của Mỹ là ưu việt và cần được phát huy ở mọi quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, niềm tin của họ bị bao phủ bởi thực tế là sự nghèo đói vẫn tồn tại dai dẳng trên nhiều vùng của đất nước. Nền kinh tế Mỹ nhìn chung là thịnh vượng, nhưng một vài năm gần đây, nhất là trong năm 2008, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện. Dù vậy, so với Nga, đất nước này vẫn có nhiều thế mạnh: có một nền kinh tế với GDP gấp gần 10 lần Nga; sức mạnh quân sự của Mỹ hiện nay không nước nào trên thế giới có thể so sánh được. Thêm vào đó, Mỹ lại có trong tay quân sự hùng mạnh và hữu hiệu là khối NATO. Mặt khác, Mỹ đã có những bước đi ban đầu thành công ở khu vực SNG như thiết lập được một số chính quyền thân Mỹ, đưa một số nước tham gia NATO. 87 Gần hai mươi năm đã qua kể từ ngày Liên bang Nga - "nước Nga mới", nước Nga hậu Xô viết - bước lên vũ đài quốc tế không chỉ với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được cộng đồng thế giới thừa nhận, mà còn với tư cách "quốc gia kế tục Liên Xô". Qua bao thăng trầm, Liên bang Nga giờ đây dường như đã hội tụ đầy đủ các yếu tố làm nên sức mạnh của một cường quốc thời kỳ hậu Xô viết. Kế thừa tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật - “sức mạnh cứng” - cùng nguồn nhân lực trình độ cao, ảnh hưởng chính trị quốc tế - “sức mạnh mềm” - của Liên Xô. Trong những năm đầu, các nhà lãnh đạo chính trị của "nước Nga mới" đã tin tưởng về một viễn cảnh tươi sáng cho nước Nga khi đoạn tuyệt "chế độ cực quyền" để xây dựng nền "dân chủ hiện đại", chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ sang cơ chế thị trường bằng "liệu pháp sốc" và tư nhân hóa. Các chính phủ và phương tiện thông tin đại chúng phương Tây cũng ra sức cổ xúy cho "niềm lạc quan" đó bằng rất nhiều những ngôn từ "có cánh". Song, thực tiễn 10 năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, bức tranh toàn cảnh “nước Nga mới” lại ảm đạm hơn nhiều. Con đường “chuyển đổi” của nước Nga trên thực tế vô cùng khó khăn, kết quả đạt được rất hạn chế. Theo đánh giá của một học giả phương Tây năm 1998 về hiện trạng nước Nga hậu Xô viết, "Nga có xu hướng tồn tại như một chính thể đa nguyên với nền dân chủ và luật pháp yếu kém, một xã hội dân sự mới phôi thai, một nền kinh tế dựa trên khai thác nguyên liệu thô và một dân số bần cùng hóa. Dường như trong 10 năm đó, nước Nga vẫn "quẩn quanh trong ngõ cụt", không tìm thấy lối ra. Và rồi, tình hình nước Nga đã trở nên sáng sủa hơn kể từ khi V. Pu-tin lên cầm quyền từ năm 2000. Tám năm cầm quyền của Tổng thống V. Pu-tin đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của nước Nga, đưa nước Nga hồi sinh mạnh mẽ, từng bước tái khẳng định vị thế, vai trò của một cường quốc. Kinh tế Nga trong những năm qua liên tiếp tăng trưởng: GDP năm 2000 - 7,9%, 2001 - 5,1%; 2002- 4,3%, 2003 – 7,3%, 2004 88 – 6,8%; năm 2005 – 6,4%; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều tăng, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao. 6 tháng đầu năm 2006, GDP của Nga tăng 6,3%, trong đó công nghiệp tăng 4,4%, nông nghiệp 1,3% (22). Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.500 tỷ USD, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Năm 2005 GDP đạt 1.589 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 11.100 USD. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới, với GDP khoảng 2.300 tỷ USD. Bên cạnh đó, Nga cũng có những thuận lợi nhất định: sự gần gũi về mặt địa lý; các mối liên hệ chung, những nét chung về kinh tế, văn hóa, lịch sử giữa Nga và các nước SNG đã có từ thời Xô viết. Trên cơ sở đó, có thể nhận định, trong tương lai gần, cạnh tranh Nga – Mỹ ở các nước SNG sẽ còn diễn biến phức tạp. Ưu thế thuộc về Nga hay Mỹ sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: xu thế của thời đại, sự vươn lên của nước Nga, sự độc lập về kinh tế và chính trị của các nước SNG và nhân tố quan trọng nữa là Trung Quốc, sự lớn mạnh của Liên minh châu Âu (EU). Tổng thống Nga Dmitry Medvedev mới đây tuyên bố Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác quân sự thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), và cam kết tiến hành các cuộc tập trận chung. Một số nhà quan sát cho rằng sự “khăng khít” này là nhằm hạn chế sự hiện diện của Mỹ ở Trung Á nói riêng và các quốc gia láng giềng nói chung. Thực vậy, các cam kết hợp tác mới đây giữa Nga và Trung Quốc không chỉ dựa trên mối lo ngại về sự mở rộng tầm ảnh hưởng của phương Tây như hồi năm 2001, đầu nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Năm 2009 đã khác rất nhiều so với năm 2001, khi Mỹ tự tin vào vị thế siêu cường duy nhất và nhân cơ hội các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, đã đẩy mạnh cuộc chạy đua mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới. Trung Quốc, 89 Nga, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan ngày 18 – 4 – 2009 đã tiến hành các cuộc tập trận chung. Không dừng lại ở đó, theo các chuyên gia, Nga và Trung Quốc sẽ tiến thêm một bước tới gần hơn việc thành lập một liên minh quân sự Á - Âu trong cuộc họp về an ninh đang diễn ra ở Moscow giữa các đại diện SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải). SCO gồm Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Kyrgyzstan và Tajikistan. SCO được thành lập năm 2001 như một tổ chức hữu nghị, hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hóa... Hiện Mông Cổ, Ấn Độ, Iran, Pakistan đang là nước quan sát viên của SCO. Trong thời gian qua, SCO đã phát triển nhanh chóng nhằm hình thành một khối an ninh trong khu vực và có thể sớm kết nạp các thành viên mới như Ấn Độ, Pakistan và Iran. Có một điều mà Nga và Trung Quốc, hai thành viên trụ cột của SCO, cùng nhất trí, là phải hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực SCO. Ngày 26-10-1008, tiếp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi Trung Quốc cùng với Nga đưa ra nội dung cụ thể và phương án hành động thực tế để vạch ra một lộ trình phát triển của SCO.Trong khi NATO do Mỹ cầm đầu tiếp tục thực hiện tham vọng mở rộng về phía Đông để “vươn vòi” ra toàn thế giới thì Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), được lập ra nhằm làm đối trọng với NATO, cũng không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình. Các thành viên và quan sát viên của SCO hiện chiếm 1/4 diện tích Trái đất và gần một nửa dân số thế giới nên sẽ là đối thủ đáng gờm đối với NATO. Vì vậy, không quá lời khi gọi SCO là “NATO phương Đông”. Không chỉ gắn bó với Nga trên con đường tạo dựng vị trí cao trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc cũng tự mình có những động thái để tự khẳng định mình, can dự vào “sân sau” của cả Nga và Mỹ. Trung Quốc đã tăng gấp đôi quỹ phát triển ở Venezuela, lên đến 12 tỷ USD, cho Ecuador vay ít nhất 1 90 tỷ USD để xây dựng nhà máy thủy điện, cho Argentina vay hơn 10 tỷ USD bằng đồng nhân dân tệ và cho các công ty dầu lửa Brazil vay 10 tỷ USD. Các thỏa thuận tập trung vào các nguồn năng lượng tự nhiên như dầu lửa. Từ cuối những năm 1990, Bắc Kinh đã mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này. Kể từ năm 2000, hoạt động buôn bán của Trung Quốc với Mỹ Latinh tăng hơn gấp 10 lần và không có dấu hiệu chậm lại. Tìm kiếm khả năng tiếp cận với nguồn nhiên liệu dồi dào, nhu cầu củng cố vị thế trên trường quốc tế là mục tiêu cơ bản của những mối bang giao này. Tại khu vực từ lâu được Mỹ coi là sân sau của mình, Trung Quốc tuy không cạnh tranh với Washington về mặt chính trị và quân sự, nhưng đang có ảnh hưởng thương mại rất lớn. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh tăng 52% trong 9 tháng đầu năm 2008, đạt 111,5 tỷ USD. Thậm chí, Bắc Kinh còn có hẳn một kế hoạch cụ thể để tiếp cận sâu hơn với Mỹ Latinh. Sách Trắng về Mỹ Latinh và Caribe được Trung Quốc công bố đã nêu rõ mục tiêu của mối quan hệ với khu vực: mở rộng hơn nữa hợp tác với mỗi quốc gia trên cơ sở tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” cũng như với mỗi tổ chức trong vùng. Văn kiện này cũng chỉ rõ Bắc Kinh sẽ ưu tiên tăng cường trao đổi thương mại, đặc biệt trong năng lượng và khoáng sản, đồng thời thúc đẩy các cuộc đàm phán tự do thương mại (FTA) với từng quốc gia. Trung Quốc đã ký hiệp định này với Chile, Peru, đang đàm phán với Costa Rica. Khác với Nga tìm cách tăng cường can dự về mặt chính trị, bao gồm việc bán vũ khí và thách thức ảnh hưởng của Mỹ, Bắc Kinh tập trung vào nông nghiệp, nguyên liệu thô và tìm kiếm thị trường cho hàng xuất khẩu. Dẫn đầu danh sách hàng nhập khẩu của Trung Quốc là đồng và sắt, những tài nguyên mà rặng Andes của Nam Mỹ rất dồi dào. Trung Quốc đang thương lượng để xây một nhà máy cán thép trị giá 3 tỷ USD tại Brazil, nơi Ngân hàng 91 Trung Quốc có kế hoạch mở chi nhánh vào năm 2009 với 100 triệu USD vốn cho vay ban đầu. Tại khu vực SNG, đặc biệt là ở vùng Trung Á, Trung Quốc không ngừng tạo ảnh hưởng của mình để vừa có thể can dự về chính trị, vừa tăng cường nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho nền kinh tế khổng lồ của nước này. Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đường ống gas khổng lồ xuyên Trung Á, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng của nước này. Đường ống mới có chiều dài khoảng 7000km, với lưu lượng vận chuyển đạt khoảng 30 tỷ m3 gas vào năm 2010. Nga và Trung Quốc đã nhất trí đẩy mạnh chương trình hợp tác quân sự song phương, trong đó có việc tổ chức đến 25 cuộc tập trận chung trong năm 2009. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ hai bên đang tăng cường thúc đẩy các mối quan hệ chiến lược. Nhân tố thứ hai cần tính đến là sự lớn mạnh của Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, tổ chức này có 27 thành viên, là một trong những đối trọng của các nền kinh tế lớn. Năm 2007, tổng thu nhập của EU là 11,6 nghìn tỉ euro (khoảng 15.7 nghìn tỉ USD). Sự phát triển của EU hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng được cung cấp từ phía Nga. Liên minh châu Âu đang thảo luận để tiến tới xây dựng tuyến đường ống NABUCO, tuyến đường ống này bắt đầu từ biển Caspien vòng qua Nga và đến châu Âu với tên gọi “Hành lang phía Nam – con đường tơ lụa mới”. Tổng thống Ucraina - Viktor Yushchenko cho rằng, dự án mới này sẽ tăng cường “an ninh năng lượng của châu Âu”. Ngày 7-5-2009, tại thủ đô Prague của Cộng hòa Czech, Chương trình “Đối tác phương Đông” (EAP) đã chính thức được khởi động. Mục tiêu của chương trình này nhằm tăng cường liên kết chính trị và kinh tế giữa 27 nước Liên minh châu Âu (EU) và 6 nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là Azerbaijan, Armenia, Belarus, Gruzia, Moldova và Ucraina. Mặc dù 92 EU khẳng định EAP không phải là “tiền đề” mở ra triển vọng cho các nước trên gia nhập khối mà chỉ là sự hợp tác qua những dự án cụ thể để giúp 6 nước SNG này từng bước hội nhập kinh tế, luật pháp và chính trị của EU, song, không khó để nhận ra mục tiêu dài hạn của EU là mở ra con đường tiến về phía Đông của khối này. Dù EU quả quyết EAP không phải là một liên minh chống Nga, nhưng tất nhiên là Moskva không thể an tâm khi EU phình to dần và từng bước lấn vào khu vực “sân sau” của mình. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã cáo buộc EU tìm cách tạo tầm ảnh hưởng mới ở “vùng đệm” chiến lược nhạy cảm này. Những diễn biến này cho thấy SNG vẫn là một trọng điểm chiến lược mà các cường quốc hướng tới. Mặc dù có những lo ngại về sự tồn tại của SNG từ các nước bên ngoài, nhưng các thành viên SNG vẫn cố gắng để liên minh này tiếp tục phát triển. Thủ đô Kishinev của Moldova vào ngày 14 – 11 – 2008 là nơi đăng cai cho Hội nghị Thượng đỉnh của nguyên thủ các nước nằm trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), một cuộc gặp quan trọng được đánh giá là có thể trở thành một bước ngoặt trong lịch sử liên quan đến sự tồn tại của khối này. Các đối tác tham gia hội nghị đã cùng nhau phê chuẩn một chiến lược phát triển kinh tế dài hạn chung cho cả cộng đồng (đến năm 2020). Một mục tiêu quan trọng khác của hội nghị chính là những nỗ lực nhằm hàn gắn và củng cố sự gắn kết của SNG. Theo chiến lược mới này, tất cả các thành viên SNG sẽ có một thời hạn 12 năm để thực thi tất cả những gì đã được thỏa thuận từ 17 năm trở về trước, tức là kể từ thời điểm hình thành SNG. Văn kiện về chiến lược phát triển mới này cũng xác định thành lập một khu vực thương mại tự do, xây dựng một không gian kinh tế thống nhất và các thị trường chung dành cho những sản phẩm nông nghiệp cũng như liên kết chặt chẽ hơn giữa các nước thành viên nhờ một mạng lưới các hành lang vận tải tầm quốc tế. 93 Trên cơ sở phân tích điều kiện chủ quan và khách quan của mỗi bên, chúng ta thấy rằng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng này có thể diễn ra theo hai phương án. Tìm kiếm sự bảo trợ của các cường quốc nằm ngoài khu vực hay ký kết hiệp định với Nga để có thể nhận được sự bảo đảm an ninh đó từ Nga. Trong phương án đầu, NATO sẽ là đồng minh phù hợp nhất. Tuy nhiên, tình hình trong thời gian qua cho thấy thậm chí áp lực tối đa của Washington cũng không làm giảm sự lo ngại của các đồng minh châu Âu. Các nước lớn ở châu Âu bằng mọi giá tìm cách tránh để bị lôi kéo vào bất cứ cuộc xung đột nào vì họ sợ sự xích lại gần với Gruzia hay Ukraine sẽ là trái với ý muốn của Moskva. Sau cuộc chiến ở Nam Ossetia, tâm trạng đó sẽ chỉ tăng lên. Vì thế, Mỹ là nước duy nhất có khả năng bảo đảm an ninh (cho các nước láng giềng của Nga). Về lý thuyết, các liên minh khu vực với sự tham gia của Mỹ, các nước châu Âu nào đó và các nước hữu quan trong số các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, có thể là sự thay thế cho NATO. Tuy nhiên, Mỹ hiện đã bị oằn lưng vì những nghĩa vụ quân sự, nhưng việc phải chứng minh mình là đồng minh của "các nền dân chủ non trẻ" cũng như vai trò cường quốc có thể buộc Mỹ hành động. Nghĩa là kịch bản đối đầu giữa Mỹ và Nga là hoàn toàn có thể xảy ra. Các nước Trung và Đông Âu, có thể cả Ucraina, bắt đầu yêu cầu điều đó. Ngoài Ucraina rõ ràng ủng hộ Gruzia, các nước SNG khác tỏ ra im hơi lặng tiếng trong những diễn biến trên. Việc họ không muốn bày tỏ quan điểm là dễ hiểu. Một mặt, tất cả các nước láng giềng đều ướm thử hành động của Nga vào mình. Mặt khác, tuyên bố chống lại Moskva có thể làm tổn hại quan hệ, điều giờ đây được nhận thức theo kiểu đặc biệt. 94 Việc nhận thức tình hình mới ở khoảng không hậu Xô viết đòi hỏi thời gian nhất định. Nhiều điều phụ thuộc vào Nga. Rõ ràng là Moskva sẽ được tôn trọng hơn nhiều, điều không thể không ảnh hưởng đến việc các nước SNG soạn thảo chính sách an ninh, đến việc ra các quyết định chiến lược trong lĩnh vực năng lượng và đường lối chính trị. Trong tình huống đó, Nga phải tỏ ra đặc biệt tế nhị. Việc ép buộc đoàn kết chắc gì là phương pháp hiệu quả nhất. Lời khuyên nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Roosevelt "hãy nói nhỏ hơn khi bạn có chiếc gậy to trong tay" đã trở nên thời sự. Nếu Nga tạo nên cảm giác rằng giờ đây Nga dự định tiến hành chính sách áp đặt đối với các nước láng giềng, sự căng thẳng ở các nước đó tiếp tục tăng và họ sẽ tìm kiếm sự lựa chọn thay thế. Phương án thứ hai có thể đồng nghĩa với việc củng cố và mở rộng Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan) và có thể biến tổ chức này thành một liên minh quân sự - chính trị thực sự. Mong muốn mở rộng ảnh hưởng của Nga ở đây có thể vấp phải sự chống đối không chỉ của Mỹ mà cả Trung Quốc, bởi Bắc Kinh có lợi ích của mình ở Trung Á. Nhân tố đột phá mà chiến dịch Grudia tạo ra cho chính sách của Nga nên được phát triển bằng các biện pháp như các dự án liên kết có lợi. 95 KẾT LUẬN SNG là một khu vực địa lý đặc biệt bởi lịch sử hình thành của nó. Đây là tổ chức ra đời sau một cuộc chiến tranh mà bên thua không bị tổn thất về quân sự, kinh tế. Trong quá khứ, tất cả các nước này đều thuộc Liên bang Xô viết. Từ khi ra đời (1991) đến nay, SNG đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Có những thời điểm người ta đã đặt ra câu hỏi liệu SNG có còn phù hợp để tồn tại nữa hay không. Tuy nhiên, nếu bản thân các nước SNG nghĩ rằng không cần thiết để khối này tồn tại nữa, thì đối với Nga, điều đó không hoàn toàn đúng. Nga không thể để SNG chấm dứt sự tồn tại bởi đây là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga. Nếu để mất vùng này, biên giới của Nga bị bao vây từ mọi phía, an ninh Nga bị đe dọa. Tóm lại, dù tiếp tục tồn tại hay giải thể thì những yếu tố địa – chính trị và địa – kinh tế của khu vực này vẫn có sức hút rất lớn đối với các cường quốc trên thế giới. Nga và Mỹ là những cường quốc trên thế giới trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Để có được một cực trong xu thế đa cực của thế giới hiện nay, một trong những biện pháp của mỗi nước là giữ ưu thế của mình tại các khu vực ảnh hưởng truyền thống và không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại các sân sau của đối phương. Tranh giành ảnh hưởng Nga – Mỹ ở khu vực thuộc các nước SNG diễn ra khi gay gắt, khi âm ỉ kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Cả Nga và Mỹ luôn có những hành động, bước đi để giành được ưu thế trong cuôc chiến này. Trong cuộc tranh giành này, có những thời điểm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này rất mạnh mẽ qua những cuộc cách mạng màu sắc thành công, thành lập được một số chính quyền thân Mỹ. Trong ván bài địa – chính trị cả Nga và Mỹ đang chơi tại khu vực SNG, những năm gần đây còn có thêm sự tham gia của các nước và các khu vực khác như Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Ưu thế 96 thuộc về Nga, Mỹ hay nước khác không chỉ được quyết định qua những chính sách của mỗi nước, mà là sự phối hợp về chính sách cũng như hành động của tất cả các thành viên. Đồng thời, quá trình cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ không thể không tính đến quyền lợi của bản thân các nước SNG. Xu thế thời đại đã thay đổi. Mọi xung đột giữa các cường quốc và các vấn đề quốc tế đều phải được giải quyết thông qua thương lượng, đàm phán hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các bên. Quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ trên địa bàn SNG kể từ sau Chiến tranh lạnh đến nay được biểu hiện trên các vấn đề: dầu mỏ, khí đốt; cách mạng màu sắc; chính sách hướng Đông của NATO; các cuộc xung đột sắc tộc, phong trào ly khai tại các khu vực như Chesnhia, Nam Osettia. Có thể nhận thấy rằng, trong các vấn đề trên đan xen cả lợi ích kinh tế lẫn lợi ích chính trị, văn hoá; có những thời điểm thăng trầm khác nhau. Có những lúc dường như Nga đã đánh mất khu vực ảnh hưởng truyền thống này của mình; nhưng trong những năm gần đây Nga sau một thời gian dài bỏ quên SNG đã quay trở lại và giành lại ưu thế đối với Mỹ. Tóm lại, những diễn biến tại không gian SNG trong gần hai thập kỷ qua của hai cường quốc Nga, Mỹ cho chúng ta một cái nhìn chung nhất về xu thế thời đại đang diễn ra. Mỹ muốn tạo ảnh hưởng của mình lên khu vực này để kiềm chế Nga, tiến sát biên giới Nga. Trong khi đó, nước Nga không thể để mất khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình. Trong tương lai, Nga và Mỹ sẽ tiếp tục quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh, nhưng xu thế chủ đạo của mối quan hệ này sẽ là đối thoại, tìm cách giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường hoà bình bởi đó là xu thế của thời đại. Do vậy, các vấn đề liên quan đến quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và Mỹ tại các nước thuộc SNG cũng không nằm ngoài xu thế này. 97 Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhờ những đường lối, chính sách đúng đắn từ công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Điều này đem lại cho đất nước một vị thế đáng kể trên trường quốc tế, tiếng nói của Việt Nam ngày càng được bạn bè quốc tế công nhận. Việt Nam tham gia tích cực vào các vấn đề thời sự quốc tế. Công cuộc Đổi mới cũng giúp cho Việt Nam có được nhiều bài học kinh nghiệm khi phát triển mối quan hệ với các nước lớn. Bên cạnh Việt Nam là đất nước Trung Quốc với một tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ. Trong lịch sử, người Trung Hoa luôn muốn Việt Nam là “sân sau” của mình. Hiện nay, mặc dù hai nước có quan hệ tốt đẹp nhưng Việt Nam vẫn phải không ngừng tạo dựng vị thế của mình thật vững chắc. SNG trong quan hệ giữa Nga và Mỹ để lại cho Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong quan hệ quốc tế. Bài học kinh nghiệm thứ nhất là mối quan hệ với các nước lớn. Trong mối quan hệ với các nước lớn, nguyên tắc đầu tiên để đàm phán và tăng cường quan hệ là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải mềm dẻo, linh hoạt trong các mối quan hệ quốc tế. Bài học kinh nghiệm thứ hai là không ngừng phát huy nội lực bản thân, đề cao cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn từ các thế lực bên ngoài, tăng cường khả năng phòng thủ đất nước vì hoà bình không phải là vĩnh viễn. Bài học thứ ba là Việt Nam phải có đường lối đối ngoại đúng đắn, độc lập, luôn xem xét đến mọi biến động của tình hình thế giới để hoạch định những chính sách phù hợp, tận dụng cơ hội để phát triển đất nước. Như vậy, những diễn biến trong quan hệ Nga – Mỹ về các vấn đề liên quan đến các nước thuộc SNG cho chúng ta một cái nhìn chung nhất về sự vận động của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Trong tương lai gần, quá trình tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc này ở các nước 98 thuộc SNG nói riêng và các khu vực khác nói chung sẽ còn thu hút sự chú ý của các quốc gia khác cũng như giới nghiên cứu. 99 PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: Thương mại hai chiều giữa Nga với các nước thành viên SNG (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Khối lượng thương mại của Nga với các nước SNG 114.616 37.824 27.234 24.178 27.770 29.700 Tổng khối lượng ngoại thương của Nga 210.000 117.184 98.388 105.523 126.591 142.900 Tỉ trọng (%) 54.6 32.3 27.7 22.9 21.9 21.0 (Nguồn: Tài liệu 40, tr. 31) PHỤ LỤC II: NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC NƯỚC SNG: 1. Cộng hòa Armenia: - Tên nước: Cộng hòa Armenia - Thủ đô: Yerevan - Ngày quốc khánh: 21 – 9 – 1991 - Diện tích: 29.800 km2 - Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Á, thuộc khu vực ngoại Kavkaz, có đường biên giới chung với Ajerbaijan, Grudias, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran - Khí hậu: lục địa, nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông - Địa hình: nhiều đồi núi, không có biển - Các dân tộc chính: người Armania, người Cuốc, Nga - Tài nguyên thiên nhiên: vàng, đồng, molip đen, kẽm, nhôm 100 - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: kim cương, máy móc, sản phẩm kim loại, năng lượng, thực phẩm - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: khí gas, dầu mỏ - Dân số: 2.976.272 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 2. Cộng hòa Azerbaijan: - Tên nước: Cộng hòa Azerbaijan (The Republic of Azerbaijan) - Thủ đô: Baku - Ngày quốc khánh: 28 – 5 – 1918 (ngày thành lập cộng hòa dân chủ Azerbaijan) - Diện tích:86.600 km2 - Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Nam châu Á, giữa nga và Iran, giáp với khu vực Kavkaz, biên giới giữa Armenia và Ajerbaijan, giữa Armenia với khu tự trị Narcivan thuộc Ajerbaijan, biên giới với Grudia, Iran và Ajerbaijan, Iran và khu tự trị Narcivan, Nga và Ajerbaijan, Ajerbaijan và Thổ Nhĩ Kì. - Khí hậu: khô ráo - Địa hình: rộng lớn, có đồng bằng giáp biển với 800 km bờ biển Kaspien, dãy núi Kavkaz ở phía Bắc, vùng đất cao Karabakh ở phía Tây - Các dân tộc chính: người Ajerbaijan, Nga, Daghestan, Armenia - Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt, sắt, nhôm - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: dầu mỏ, khí đốt, máy móc, bông, thực phẩm - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: kim loại, hóa chất, các sản phẩm dầu - Dân số: 7.961.619 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 101 3. Cộng hòa Belarus - Tên nước: Cộng hòa Belarus - Thủ đô: Minsk - Ngày quốc khánh: 3 – 7 – 1944 (ngày thủ đô Minsk được giải phóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai - Diện tích: 207.600 km2 - Vị trí địa lý: nằm ở phần phía Đông châu Âu, có đường biên giới chung với các nước Nga, Ucraina, Ba Lan, Latvia, Litva; tuy không có biển nhưng Belarus có vị trí địa chính trị quan trọng bởi đây là một trong những tuyến chính nối Nga với Tây Âu - Khí hậu: ôn đới, thuộc vùng chuyển tiếp giữa khí hậu lục địa và khí hậu biển nên mùa đông lạnh, mùa hè mát và ẩm ướt - Các dân tộc chính: người Belarus, Nga, Ba La, Ucraina - Tài nguyên thiên nhiên: rừng, than bùn, một số lượng ít dầu và khí thiên nhiên - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: máy móc, thiết bị, khoáng sản, hóa chất, kim loại, dệt may - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: thực phẩm, dầu mỏ, khí thiên nhiên - Dân số: 9.771.300 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa 4. Cộng hòa Grudia - Tên nước: Cộng hòa Grudia (Georgia) - Thủ đô: Tbilisi - Ngày quốc khánh: 26 – 5 - 1919 - Diện tích: 69.700 km2 102 - Vị trí địa lý: Tây Nam Á, bên bờ biển Kaspien, nằm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, có chung biên giới với Armenia, Ajerbaijan, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ - Khí hậu: cận nhiệt đới - Địa hình: chủ yếu là đồi núi, rừng chiếm 39% diện tích - Các dân tộc chính: người Grudia, Azeri, Armenai, Nga - Tài nguyên thiên nhiên: rừng, thủy điện, mangan, đồng, sắt - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: máy móc, hóa chất, nhiên liệu tái xuất khẩu - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nhiên liệu, máy móc và các bộ phận, thiết bị giao thông, lúa mì - Dân số: 4.661.473 người (2006) - Thể chế chính trị:Cộng hòa Tổng thống 5. Kazakhstan - Tên nước: Cộng hòa Kazakhstan (The Republic of Kazakhstan) - Thủ đô: Astana - Ngày quốc khánh: 25 – 10 - 1990 - Diện tích: 2.717.300 km2 - Vị trí địa lý: thuộc Trung Á, nằm giữa Nga và Uzbekistan, có đường biên giới giáp với Trung Quốc, Kyrgystan, Nga, Turmenistan, Uzbekistan, giáp với biển Chết và biển Kaspien. - Khí hậu: lục địa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh và khô. - Địa hình: trải dài từ sông Vonga đến núi Antai, từ đồng cỏ phía Tây Siberia đến các ốc đảo và sa mạc Trung Á - Các dân tộc chính: người Kazakh, Nga,Ucraina, Đức, Tây tạng Trung Quốc - Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá, sắt, mangan, kẽm, boxit, vàng, uranium 103 - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, kim loại màu, hóa chất - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc thiết bị, sản phẩm kim loại, thực phẩm - Dân số: 15.233.300 người - Thể chế chính trị: Chế độ Cộng hòa 6. Kyrgystan - Tên nước: Cộng hòa Kyrgystan - Thủ đô: Biskkek - Ngày quốc khánh: 31 – 8 - 1991 - Diện tích: 198.500 km2 - Vị trí địa lý: thuộc Trung Á, không có biển, chung đường biên giới với Trung Quốc, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan. - Địa hình: có nhiều thung lũng và lòng chảo, thảo nguyên, rừng, sông và hồ - Khí hậu: lục địa khô, cận nhiệt đới - Các dân tộc chính: người Kyrgyz, Nga, Uzbech, Ucraina - Tài nguyên thiên nhiên: thủy điện, vàng, than, dầu, khí đốt, thủy ngân - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vải bông, len, thịt, vàng, thủy ngân, khí ga tự nhsiên - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc và thiết bị, hóa chất, thực phẩm - Dân số: 5.213.898 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 104 7. Moldova - Tên nước: Cộng hòa Moldova - Thủ đô: Chisinev - Ngày quốc khánh: 27 – 8 - 1991 - Diện tích: 33.700 km2 - Vị trí địa lý: thuộc Đông Nam châu Âu, giữa hai con sông Dnhiev và Pơrus, có biên giới chung với Ucraina và Rumania - Địa hình: thảo nguyên nhấp nhô, thấp dần về phía nam ra biển Đen - Khí hậu:mùa đông ôn hòa, mùa hè ấm áp - Các dân tộc chính: người Moldova, Ucraina, Nga, Bungari - Tài nguyên thiên nhiên: than nâu, photpho, thạch cao, đá vôi - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thực phẩm, dệt may, máy móc - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: khoáng sản và nhiên liệu, hóa chất - Dân số: 4.466.706 người - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 8. Tajikistan - Tên nước: Cộng hòa Tajikistan - Thủ đô: Dusanbe - Ngày quốc khánh: 9 – 9 - 1991 - Diện tích: 143.100 km2 - Vị trí địa lý: thuộc Trung Á, phía Tây của Trung Quốc, không có biển, chung đường biên giới với Trung Quốc, Afganistan, Kyrgystan, Uzbekistan - Khí hậu: lục địa, nóng về mùa hè, ấm áp về mùa đông - Các dân tộc chính: người Tajis, Uzbech, Nga - Tài nguyên thiên nhiên: thủy điện, dầu lửa, uranium, thủy ngân, than nâu, chì, kẽm, vonfram 105 - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: nhôm, điện, bông, hoa quả, dầu thực vật, hàng dệt may - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: các sản phẩm dầu mỏ, máy móc thiết bị, thực phẩm - Dân số: 7.320.815 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 9. Turkmenistan - Tên nước: Turkmenistan - Thủ đô: Ashgabad - Ngày quốc khánh: 27 – 10 - 1991 - Diện tích: 488.100 km2 - Vị trí địa lý: phía Bắc giáp Kazakhstan và Uzbekistan, phía Đông Nam giáp Afganistan, phía Nam giáp Iran, phía Tây giáp biển Kaspien - Các dân tộc chính: người Turmeni, Nga, Uzbech - Tài nguyên thiên nhiên: khí đốt, dầu lửa, than đá, muối mỏ - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: khí ga, dầu thô, hóa chất dầu, sợi bông - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc và thiết bị, hóa chất, thực phẩm - Dân số: 5.042.920 người (2006) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Tổng thống 10. Ucraina - Tên nước: Ucraina - Thủ đô: Kiev - Ngày quốc khánh: 24 – 8 - 1991 - Diện tích: 603.700 km2 106 - Vị trí địa lý: Đông Nam châu Âu, chung đường biên giới với Belarus, Hungaria, Moldova, Ba Lan, Rumania, Nga, Slovakia - Các dân tộc chính: người Ucraina, Nga, Belarus, Moldova, Tarta, Bugaria, hungaria, Rumania, Ba Lan, Do Thái - Tài nguyên thiên nhiên: quặng sắt, than đá, mangan, khí ga tự nhiên, dầu, muối, đường, lưu huỳnh, thủy ngân - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: kim loại đen và kim loại màu, máy móc và thiết bị vận tải, các sản phẩm lương thực - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: năng lượng, máy móc và thiết bị - Dân số: 49.465000 người (2004) - Thể chế chính trị: Cộng hòa Nghị viện – Tổng thống 11. Uzbekistan - Tên nước: Cộng hòa Uzbekistan - Thủ đô: Tashtken - Ngày quốc khánh: 1 – 9 - 1991 - Diện tích: 447.400 km2 - Vị trí địa lý: trung tâm Trung Á, đường biên giới giáp với Afganistan, Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Turmenistan, Uzbekistan, không có biển. - Khí hậu: sa mạc, mùa hè nóng, mùa đông lạnh - Các dân tộc chính: Uzbech, Nga, Tajis, Cazakh, Tarta - Tài nguyên thiên nhiên: khí ga tự nhiên, dầu mỏ, than đá, vàng, uranium - Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: vàng, các sản phẩm năng lượng, kim loại đen - Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc và thiết bị, thực phẩm, hóa chất, kim loại - Dân số: 27.307.134 người (2006) 107 - Thể chế chính trị: Chế độ Cộng hòa 12. Liên bang Nga: - Tên nước: Liên bang Nga (Russia Federation) - Thủ đô: Moscow - Ngày quốc khánh: 12 – 6 – 1990 - Diện tích: 17.075.400 km2 - Vị trí địa lý: Trải dài trên hai lục địa Âu – Á, biên giới chung với Trung Quốc, Ajerbaijan, Belarus, Estonia, Phần Lan, Grudia, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Latvia, Litva, Mông Cổ, Ba Lan, Na Uy, Ucraina - Các dân tộc chính: Nga, Tarta, Ucraina - Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, khí gas, than đá, gỗ và nhiều khoáng sản khác - Mặt hành xuất khẩu chủ yếu: dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, khí gas tự nhiên, gỗ và các sản phẩm gỗ, kim loại, hóa chất - Mặt hành nhập khẩu chủ yếu: máy móc và thiết bị, hàng tiêu dùng, các sản phẩm kim loại tinh chế - Dân số: 142.400 000 người (2006) - Thể chế chính trị: Liên bang 108 Bản đồ chi tiết Nam Osettia Nguồn : www.http:// wikipedia.com Bản đồ khu vực Chesnhia và Kavkaz Nguồn : www.http:// wikipedia.com 109 110 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Z.Brzezinski (1999), Bàn cờ lớn, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 2. Mai Hoàng Anh (2001), “Những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của Tổng thống G.Bush”, Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.56-59. 3. Hồ Châu (1999), “Chiến lược toàn cầu hướng tới thế kỷ XXI của Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, (2), tr.32. 4. Hồ Châu (2002), “Tam giác Mỹ – Nga – Trung đầu thế kỷ XXI”, Châu Mỹ ngày nay, (2), tr.48-52. 5. Hồ Châu (2001), “Chiến lược đối ngoại của Nga dưới thời Tổng thống Putin”, Nghiên cứu châu Âu, (23), tr.17-23. 6. Hồ Châu (1996), “Con đường sang phía Đông của NATO”, Nghiên cứu châu Âu,(12), tr.9. 7. Hồ Châu (2005), “Chiến lược Á-Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh-nhìn từ góc độ địa-chính trị”, Nghiên cứu châu Âu, (1), tr.19-26. 8. Trần Mai Chi (1998), “Mỹ và cuộc chiến dầu lửa ở Kaspien”, Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.55. 9. “Chiến lược vũ khí hạt nhân mới trong chính sách ngoại giao đơn phương của Hoa Kỳ” (2002), Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.65-67. 10. Lý Thực Cốc (1996), Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 11. David G Victor và Nadejda M,Victor (2003), “Trục dầu mỏ?”, Châu Mỹ ngày nay, (5), tr.44-50. 12. Liễu Xuân Đài (2006), “Triển vọng kinh tế và ngân sách Mỹ trong thời gian 2006-2016”, Châu Mỹ ngày nay, (7), tr.14-16. 112 13. Nguyễn An Hà (2001), “Quá trình tái liên kết kinh tế của các nước SNG- triển vọng của một khu vực thương mại tự do”, Nghiên cứu châu Âu, (1), tr.29-35. 14. Đỗ Thanh Hải (2005), “Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ – Nga ở Trung Á và Kavkaz sau sự kiện 11/9”, Châu Mỹ ngày nay, (7), tr.29-36. 15. Học viện Quan hệ quốc tế (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 16. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở châu Âu trong Chiến tranh lạnh (1949-1991), ĐHSP.TPHCM, Tài liệu lưu hành nội bộ. 17. Lê Phụng Hoàng (2007), Lịch sử quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tập II, ĐHSP. TPHCM, Tài liệu lưu hành nội bộ. 18. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga – Mỹ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 19. Hà Mỹ Hương (1996), “Nhìn lại quá trình liên kết giữa Liên bang Nga với các nước trong khối SNG”, Nghiên cứu châu Âu, (8), tr.34. 20. Hà Mỹ Hương (2001), “Nước Nga trong cuộc tìm kiếm đối tác tin cậy sau Chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu châu Âu, (6), tr.51-59. 21. Hà Mỹ Hương, Nước Nga hậu Xô viết. Tạp chí Cộng sản điện tử, http//www.tapchicongsan.org.vn. (cập nhật: 8.00 ngày 22/8/2009). 22. Hungtington Samuel, Nguyễn Phương Sửu dịch (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao động, HN. 23. James C.Hsiung (2004), “Tam giác chiến lược: những động thái giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ”, Châu Mỹ ngày nay, (8), tr.41-45. 24. Joseph S.Nye Jr (1999), “Chính sách an ninh của Hoa Kỳ: các thách thức đối với thế kỷ XXI”, Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.38. 113 25. Lương Văn Kế, (2007), Thế giới đa chiều, Lý thuyết và kinh nghiệm nghiên cứu khu vực, chuyên khảo, NXB Thế giới, HN. 26. Trần Bá Khoa (1999), “NATO và chiến lược mới”,Châu Mỹ ngày nay, (3), tr.34. 27. Nguyễn Văn Lập (2002), Quan hệ Nga – Mỹ: vừa là đối tác, vừa là đối thủ, Nxb Thông tấn, HN. 28. Thái Văn Long (2002), “Những động thái mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga với Mỹ và NATO thời gian gần đây”, Nghiên cứu châu Âu, (2), tr.49-53. 29. Nguyễn Thị Luyến (2004), “Một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến ở Chesnhia”, Nghiên cứu châu Âu, (3), tr.37-47. 30. Bùi Hà Nam (2003), “Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với tiến trình mở rộng NATO trong những năm 1990”, Châu Mỹ ngày nay, (6), tr.34-42. 31. Nguyễn Thị Hoài Phương (2000), “Chính sách của Nga đối với Mỹ từ khi độc lập đến nay”, Nghiên cứu châu Âu, (4), tr.51-56. 32. E.Primacov (2001), Những tháng năm trong nền chính trị lớn, Nxb Công an nhân dân, HN. 33. Đỗ Trọng Quang (2007), “Chiến lược của Nga ở khu vực Trung Á”, Nghiên cứu châu Âu, (11), tr.14-24. 34. Nguyễn Thị Quế (2005), “Tầm quan trọng của châu Âu đối với Mỹ sau Chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu châu Âu, (6), tr.16-21. 35. Randall B.Ripley và James M.Lindsay (2002), Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 36. Nguyễn Thị Huyền Sâm (2001), “Vài nét về chính sách đối ngoại của Nga trước sự mở rộng sang phía Đông của NATO”, Nghiên cứu châu Âu, (3), tr.14-16. 114 37. Nguyễn Cơ Thạch, (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945 – 1995) và thế giới 25 năm tới (1996 – 2020), NXB Chính trị Quốc gia, HN. 38. Nguyễn Anh Thái (2003), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, HN. 39. Nguyễn Đức Thắng (2007), “Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và phương Tây tiến hành “cách mạng màu sắc” ở các nước Trung Á và Đông Âu”, Nghiên cứu châu Âu, (5), tr.14-20. 40. Thomas J.Mc Cormick (2004), Nước Mỹ nửa thế kỷ: chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 41. Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (2007), Cộng đồng các Quốc gia độc lập-quá trình hình thành và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, HN. 42. Nguyễn Quang Thuấn (1995), “Kinh tế đối ngoại Nga - những vấn đề tái liên kết kinh tế các nước SNG”, Nghiên cứu châu Âu, (1), tr.49. 43. Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, Nxb Khoa học xã hội, HN. 44. Lê Bá Thuyên (1998), “Hoa Kỳ và chiến lược quân sự đến 2015”, Châu Mỹ ngày nay, (5), tr.48. 45. Lê Bá Thuyên (1997), “Châu Âu trong chiến lược toàn cầu cam kết và mở rộng của Mỹ”, Nghiên cứu châu Âu, (2), tr.8. 46. Đinh Công Tuấn (2003), “Quan điểm của Mỹ – Nga về vấn đề Chechnya”, Nghiên cứu châu Âu, (2), tr.3-7. 47. Nguyễn Vũ Tung, (2008), Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, Châu Mỹ ngày nay, (4), tr 40 – 48. 48. B.Yeltsin (1995), Những ghi chép của Tổng thống, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 115 49. Phạm Ngọc Uyển (1996), “Nga với sự mở rộng NATO về phía Đông”, Nghiên cứu châu Âu, (8), tr.29. 50. Phạm Ngọc Uyển (1997), “Đánh giá quan hệ Mỹ – Nga từ 1991 đến nay”, Nghiên cứu châu Âu, (13), tr.57. 51. Lê Thanh Vạn (2001), “Chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin sau 1 năm cầm quyền (26/3/2000-26/3/2001)”, Nghiên cứu châu Âu, (2), tr32-38. 52. TTXVN, Ảnh hưởng của việc NATO mở rộng về phía Đông, TLTKĐB, 13 – 8 - 2004. 53. TTXVN, B.Clinton: Thông điệp Liên bang năm 1997, TTXVN, TLTKĐB, 4 – 4 - 1997. 54. TTXVN, Ba nước Slavơ lập liên minh kinh tế, TLTKĐB, 19 – 7 - 1993. 55. TTXVN, Bảy công việc chủ yếu của chính phủ Nga, TTXVN, TLTKĐB, 7 – 11 - 1997. 56. TTXVN, Bốn đặc điểm lớn tình hình thế giới sau Liên Xô, TLTKĐB, 8 – 2 - 1992. 57. TTXVN, Bước ngoặt mới trong chính sách của Mỹ, TLTKĐB, 6 – 12 - 1995. 58. TTXVN, Các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ xếp hàng xin viện trợ Mỹ, TLTKĐB, 15 – 3 - 1994. 59. TTXVN, Cảnh báo sự tái tập trung quyền lực của SNG, TLTKĐB, 25 – 3 - 1992. 60. TTXVN, Chiến lược an ninh quốc gia của Nga, TLTKĐB, 27 – 1 - 2000. 61. TTXVN, Chiến lược an ninh mới của Mỹ ở châu Âu, TLTKĐB, 20 – 4 - 1994. 62. TTXVN, Chính sách chống NATO của Nga: hậu quả và triển vọng, TLTKĐB, 25 – 3 - 1998. 116 63. TTXVN, Chính sách của Mỹ sau sự kiện 11/9, TLTKĐB, 15 – 5 - 2002. 64. TTXVN, Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, TLTK, số 6, 2002. 65. TTXVN, Chính sách đối ngoại của Nga: thời kỳ tự nguyện phụ thuộc vào phương tây đã chấm dứt, TLTKĐB, 6/12/1995. 66. TTXVN, Chính sách của nước Nga ở Trung Á, TLTKĐB, 24 – 3 - 1994. 67. TTXVN, Cuộc tìm kiếm thị trường mới ở các nước Cộng hòa Trung Á, TLTKĐB, 30 – 1 - 1992. 68. TTXVN, Gruzia – khu vực lợi ích của Nga, TLTKĐB, 18 - 7 - 1994. 69. TTXVN, Hiệp ước về Liên hiệp Belarus – Nga, TLTKĐB, 8 – 4 - 1997. 70. TTXVN, Mỹ chuyển hướng chiến lược, TLTKĐB, 10 - 1 - 1992. 71. TTXVN, Mỹ đã vào sân sau của Liên bang Nga, TLTKĐB, 3 – 12 - 1993. 72. TTXVN, Mỹ điều chỉnh chính sách đối với châu Á – Thái Bình Dương, TLTKĐB, 15/3/95). 73. TTXVN, Mỹ điều chỉnh chính sách đối với Nga, TLTKĐB, 25 - 3 - 1994. 74. TTXVN, Nga chơi trò dầu khí để giải quyết các vấn đề địa – chính trị, TLTKĐB, 7-1-2006. 75. TTXVN, Ngoại giao năng lượng phương Đông của Nga, Tin tham khảo chủ nhật, 22/10/06) 76. TTXVN, Nhặt những mảnh vỡ, TLTKĐB, 31 – 1 - 1992. 77. TTXVN, Những đồng minh tiềm tàng của Nga là ai?, TLTKĐB, 14 – 3 - 1996. 78. TTXVN, Quân sự Nga – Mỹ, TLTKĐB, 14 – 1 - 1997. 79. TTXVN, Thế giới mới, TLTKĐB, 8 - 2 - 1992. 80. TTXVN, Thông điệp Liên bang của các Tổng thống Nga và Mỹ hàng năm. 81. TTXVN, Thông điệp Liên bang của Tổng thống Bush, TLTKĐB, 11, 12, 13 – 2 – 1992. 117 82. TTXVN,Triển vọng mở rộng NATO và lợi ích của nước Nga, TLTKĐB, 6 – 12 - 1993. 83. TTXVN, Về chính sách đối ngoại của Nga, TLTKĐB, 14 – 10 - 1992. 84. TTXVN, Xung quanh cuộc gặp thượng đỉnh Nga – NATO, TLTKĐB, 3- 6-2002. 85. TTXVN, TLTKĐB, 12-4-1993. 86. Tiếng Anh 87.Agnew J. (1998), Geopolitics: Re – Visioning World Politics, Routledge, New York 88. 89. The Nation Security Stratery of the United States of America.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVLSLSTG006.pdf
Tài liệu liên quan