Luận văn Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế - xã hội

LUẬN VĂN THẠC SỸ: "Quá trình đô thị hóa quận 2 - TP. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế - xã hội" MS: LVDL-DLH032 SỐ TRANG: 172 NGÀNH: Địa lý CHUYÊN NGÀNH: Địa lý học NĂM: 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tp. Hồ Chí Minh là thành phố năng động nhất cả nước, với nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của thành phố đã đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, quá trình đô thị hóa vùng ven Tp. Hồ Chí Minh đang diễn ra rất sôi động. Quận 2 là quận vùng ven đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ. Điều này được biểu hiện qua sự gia tăng dân số, tăng tỉ lệ dân đô thị và thay đổi lớn số lượng dân cư. Trong đó, đặc biệt là sự gia tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình công cộng. Bên cạnh đó, Quận 2 có nhiều công trình, dự án đang được tiến hành, trong đó nổi bật là dự án cầu Thủ Thiêm, nối Quận 2 với các quận nội thành làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận 2 ngày càng nhanh hơn. Quá trình đô thị hóa ở Quận 2 đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Quận, như sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Song quá trình này cũng có nhiều tác động tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, suy thoái nhanh chóng môi trường sống . Điều này chứng tỏ quá trình đô thị hóa mà Quận 2 đang thực hiện chưa được chặt chẽ, chi tiết và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của quận. Do đó,tác giả chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mục đích phân tích những tác động của quá trình đô thị hóa và đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, đô thị của Quận 2. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Tổng quan về cơ sở lí luận quá trình đô thị hóa và tình hình kinh tế – xã hội Quận 2. Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2. Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của Quận 2 nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội. 2.2. Nhiệm vụ Thu thập cơ sở lí luận liên quan đến đô thị và đô thị hóa. Tìm hiểu quá trình đô thị hóa và quá trình phát triển kinh tế – xã hội Quận 2. Tìm hiểu các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. 2.3. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu: đô thị hóa Quận 2 và những tác động đối với kinh tế – xã hội.  Về không gian: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội Quận 2 nói chung và các phường trong Quận 2 nói riêng.  Về thời gian: Phân tích tác động của đô thị hóa đến kinh tế – xã hội Quận 2 từ khi mới thành lập đến nay, chú ý đến các khoảng thời gian đặc biệt như năm 1997, năm 2000, năm 2005 và năm 2007. Đây là những năm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình đô thị hóa Quận 2. Năm 1997, Quận 2 chính thức được thành lập trên cơ sở tách ra từ Huyện Thủ Đức. Năm 2000 và 2005 là khoảng thời gian đủ để đánh giá quá trình thực hiện các kế hoạch, chủ trương, chính sách, trong đó có vấn đề đô thị hóa. Năm 2007 là khoảng thời gian 10 năm từ khi thành lập, cột mốc đánh giá tác động đô thị hóa đối với kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị, đô thị hóa trên thế giới, Việt Nam và Tp. Hồ Chí Minh. Một số đề tài tiêu biểu như: “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường; “Đô thị học” của GS.TSKH. Nguyễn Thế Bá; “Quản lí đô thị” của TS. Nguyễn Ngọc Châu; “Quản lí đô thị” của Phạm Trọng Mạnh; “Kinh tế đô thị và vùng” của Trần Văn Tấn; “Phân tích dưới góc độ địa lí kinh tế – xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa” của TS. Đỗ Thị Minh Đức Các đề tài nghiên cứu về chất lượng cuộc sống người dân trong quá trình đô thị hóa, có thể kể đến những nghiên cứu như: “Nghiên cứu đo đạc một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống năm 2002 của Tp. Hồ Chí Minh” của TS. Hồ Thiệu Hùng; “Cộng đồng dân cư ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hóa” của TS. Văn Thị Ngọc Lan; “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại 5 Quận mới, các vấn đề đang đặt ra, các chính sách và biện pháp quản lí, sử dụng đất phù hợp với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa theo mục tiêu qui hoạch” của KS. Nguyễn Thị Tuất Đây là những nguồn tư liệu quí giá về quá trình đô thị hóa giúp tác giả tham khảo, nghiên cứu đô thị một cách sâu sắc hơn. Riêng với vấn đề đô thị hóa tại Quận 2 và tác động đối với kinh tế – xã hội thì có đề tài luận văn “Tác động của đô thị hóa đến Quận 2” của Th.s Nguyễn Thị Hồng Trang, được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, chủ yếu tìm hiểu về lịch sử phát triển và tác động của đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế Quận 2. Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa Quận 2 – Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế – xã hội”, nghiên cứu dưới góc độ kinh tế – xã hội trong thời kì đô thị hóa làm luận văn tốt nghiệp. 4. Hệ quan điểm nghiên cứu 4.1. Quan điểm hệ thống Đô thị hóa là một phạm trù kinh tế xã hội, là quá trình chuyển hóa và vận động phức tạp mang tính qui luật. Đô thị hóa diễn ra trong mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và phân bố dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, kết cấu giới tính lứa tuổi của dân cư và môi trường sống. Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội cần được xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống kinh tế – xã hội hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. 4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quận 2 là một bộ phận lãnh thổ của Tp. Hồ Chí Minh, với sự tương đồng và khác biệt với các lãnh thổ và các quận khác. Vì thế, quá trình đô thị hóa của Quận 2 có những nét tương đồng với quá trình đô thị hóa của Tp. Hồ Chí Minh. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nét khác biệt. Vì vậy, nghiên cứu quá trình đô thị hóa Quận 2 phải chú ý đến quan điểm lãnh thổ. 4.3. Quan điểm lịch sử – viễn cảnh Quá trình phát triển của đô thị trong quá khứ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, cần phải nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến Quận 2 trong mối liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó thấy rõ bản chất của vấn đề đô thị hóa theo thời gian, đảm bảo được tính logic, khoa học và chính xác khi nghiên cứu. 4.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Quá trình phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Để phát triển đô thị, kinh tế – xã hội bền vững phải chú ý sử dụng hợp lí, bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời phải chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là việc làm rất cần thiết. Do vậy, nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thống kê Đây là phương pháp rất quan trọng vì trên cơ sở các tài liệu thống kê kinh tế – xã hội, môi trường, tác giả có được những số liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó rút ra được những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội, môi trường Quận 2. 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê, tác giả rút ra những kết luận về quá trình đô thị hóa Quận 2 và những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội. 5.3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ Bản đồ – biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa lí. Việc sử dụng phương pháp này cho phép thể hiện mối quan hệ tổng hợp, sự phân bố không gian các khu vực đô thị. Đồng thời, phương pháp này giúp cho việc đánh giá các tác động được toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thiết kế bằng phần mềm Mapinfo 7.0 và được sửa chữa bằng phần mềm PhotoFiltre, dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lí. Ngoài ra, hệ thống bảng số liệu và biểu đồ còn thể hiện sự phát triển của các hiện tượng, đối tượng và các mối quan hệ Địa lí trong không gian. 5.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lí kinh tế – xã hội. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa để kiểm chứng các nguồn tài liệu cũng như so sánh với các số liệu thống kê để có cái nhìn toàn diện hơn về những tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu thực địa còn giúp tác giả hiểu rõ hơn về quá trình đô thị hóa và những tác động đến kinh tế – xã hội Quận 2. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lí luận về đô thị hóa Chương 2: Quá trình đô thị hóa Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh và những tác động đến kinh tế – xã hội. Chương 3: Định hướng phát triển đô thị, đô thị hóa ở Quận 2 và các giải pháp.

pdf172 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quá trình đô thị hóa quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh và những tác động đối với kinh tế - xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cộng. 4. Phạm vi điều chỉnh: Phạm vi điều chỉnh Qui hoạch chung Thành phố đến năm 2010 tập trung vào ba nội dung chính như sau: - Nghiên cứu rà soát đánh giá về các khu công nghiệp hiện đang hoạt động theo hướng phát triển mở rộng nếu phù hợp với qui hoạch thành phố, có hiệu quả kinh tế cao hoặc giảm qui mô diện tích hoặc chuyển đổi chức năng các khu xét thấy không mang lại hiệu quả, tính chất công nghiệp không phù hợp với xu hướng phát triển công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, giá trị xuất khẩu lớn. - Nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch phát triển các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh và các trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính, ngân hàng cấp thành phố. - Nghiên cứu về hệ thống giao thông của thành phố, các tuyến vành đai 1, 2, 3, các trục xuyên tâm, các nút giao thông khác cốt, các bến xe; dự kiến vị trí và quỹ đất sử dụng để di dời các cảng trong nội thành đồn thời xây dựng cảng mới của Thành phố; xác định vị trí các cầu qua sông Sài Gòn từ phía Củ Chi tới quận 7, trên sông Nhà Bè và Cần Giờ. Đặc biệt, xem xét việc phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị mới, đô thị vệ tinh và các tuyến đường vành đai này phải đặt thành phố trong mối quan hệ phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (quan hệ với các tỉnh xung quanh thuộc miền đông và miền Tây Nam Bộ). II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH: 1. Những vấn đề mang tính định hướng đến năm 2020, về cơ bản không thay đổi. Những vấn đề mang tính định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản không thay đổi, bao gồm: phạm vi nghiên cứu, tính chất - chức năng, qui mô dân số toàn Thành phố, hướng chính phát triển không gian đô thị. Việc nghiên cứu điều chỉnh chủ yếu tập trung vào giai đoạn ngắn hạn đến năm 2010; các vấn đề được xác định rõ hơn, phù hợp hơn, như sau: - Về cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế Thành phố phát triển mạnh về dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng... và sắp xếp lại công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành hàng, các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao, giá trị xuất khẩu lớn. - Qui mô dân số: năm 2010 dân số khoảng 7,5 triệu người (không kể vãng lai và tạm trú), trong đó dân số đô thị khoảng 6,5 triệu người. Số người vãng lai và tạm trú vào năm 2010 dự báo có khoảng 2,0 triệu người. Dự kiến phân bố dân cư vào năm 2010, như sau: + Khống chế số dân trong khu vực 12 quận nội thành cũ không quá 4,5 triệu người (để đến năm 2020 giảm xuống còn 4 triệu người); + Khu vực nội thành phát triển (gồm 6 quận mới, trong đó 5 quận đã được thành lập năm 1997 và 1 quận mới dự kiến tách từ huyện Bình Chánh) với khoảng 2,0 triệu người; + Khu vực ngoại vi thành phố: khoảng 0,9 – 1,0 triệu người. Với ngoại thành mới, dự kiến có khoảng 0,4 – 0,5 triệu người sống trong các đô thị (thị trấn, thị tứ, các khu dân cư đô thị kế cận các khu công nghiệp tập trung) và khoảng trên nửa triệu người thuộc khu vực nông thôn. - Về nhu cầu đất xây dựng đô thị: + Khu vực nội thành cũ (12 quận) diện tích tự nhiên 14.216 ha: chỉ tiêu đất đô thị hiện nay 40 m2/người, vào năm 2010 (dân số mức dưới 4,5 triệu), chỉ tiêu khoảng 32 m2/người. + Khu vực nội thành phát triển (mới) diện tích đất khoảng 35.000 ha, chỉ tiêu đất đô thị phát triển 110 m2/người đến năm 2010. + Khu vực các đô thị ngoại vi: diện tích đất khoảng 8.000 – 10.000 ha. Tổng diện tích đất đô thị: 60.000 ha đến năm 2010. - Trung tâm công cộng Thành phố ở các khu vực: Tại Quyết định phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định hệ thống trung tâm của Thành phố theo hướng đa trung tâm. Trung tâm Thành phố về hành chính, lịch sử, văn hoá, thương mại, ngân hàng được bố trí tại Quận 1, 3 và mở rộng sang Thủ Thiêm (Quận 2). Riêng trung tâm công cộng cấp Thành phố bố trí ở 3 khu vực còn lại (thuộc phạm vi dọc đường Hà Nội thuộc Quận 9, Huyện Bình Chánh và Huyện Hóc Môn), nay cần sớm xác định phạm vi, vị trí để lập qui hoạch chi tiết, thu hút đầu tư (riêng khu vực phía Nam đã xác định là khu A – Nam Sài Gòn thuộc Quận 7); diện tích mỗi khu khoảng 200 ha. 2. Các nội dung nghiên cứu điều chỉnh: Từ nay đến năm 2010 (có hướng tới năm 2010), tập trung vào ba nội dung điều chỉnh lớn, sau đây: 2.1. Điều chỉnh, sắp xếp bố trí mạng lưới các khu công nghiệp tập trung: Theo nội dung Qui hoạch chung đã được duyệt năm 1998, diện tích đất giành xây dựng các khu công nghiệp tập trung đến năm 2020 được xác định khoảng 6.000 ha (xem phụ lục 1) và được bố trí chủ yếu tại các quận mới và các huyện ngoại thành của Thành phố. Theo báo cáo của Ban Quản lí các khu chế xuất và công nghiệp thành phố, thời điểm cuối năm 2002, tình hình triển khai xây dựng các khu công nghiệp Thành phố đã lấp đầy được khoảng 2/3 của diện tích gần 2.000 ha qui hoạch (xem phụ lục 2). Từ năm 2002, Nghị quyết của Thành uỷ đã có chỉ đạo cần tập trung đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm (gần 30.000 cơ sở) trong nội thành cũ (12 quận) ra ngoài. Tuy nhiên, số diện tích còn trống trong các khu công nghiệp này lại không thuận lợi để bố trí mới. Do đó, cần thiết phải rà soát để xem xét các khu công nghiệp trên theo hướng: khu nào hợp lí, sẽ được tiếp tục triển khai; khu nào đã lấp đầy, tiếp tục mở rộng thêm; còn khu nào không hợp lí, không triển khai được, thì không xây dựng tiếp tục và xây dựng khu mới khác. Sau khi rà soát sẽ đưa ra phương án nghiên cứu điều chỉnh qui mô phát triển và sắp xếp, phân bố lại địa điểm xây dựng các khu công nghiệp tập trung theo hướng gắn kết với phát triển các khu đô thị mới, các khu đô thị vệ tinh ở ngoài đường vành đai 2, vành đai 3 của Thành phố. Đồng thời, chú ý phối hợp với các tỉnh xung quanh Thành phố trong việc xác định qui mô đất sử dụng và bố trí các khu công nghiệp phát triển mới để đảm bảo hợp lí trong tổng thể chung của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong việc điều chỉnh các khu công nghiệp, đặc biệt chú ý việc mở rộng cụm công nghiệp Tân Phú Trung thành khu công nghiệp gắn với khu đô thị Tây - Bắc Thành phố. 2.2. Điều chỉnh khu vực đô thị hoá theo hướng phát triển tập trung các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh: Gần 5 năm qua, trên địa bàn các quận mới và vùng ngoại vi, phát triển khá nhiều các dự án xây dựng khu dân cư (xem phụ lục 3). Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư xây dựng trên đều có qui mô nhỏ, thiếu tập trung và phần nhiều chưa có hạ tầng kỹ thuật, xã hội đầu tư phát triển đồng bộ và đi trước nên hầu như các dự án này không hoàn thiện, không tạo nên được bộ mặt các khu đô thị mới ở vùng phát triển của Thành phố. Để sớm khắc phục tình trạng trên, cần thiết phải rà soát, điều chỉnh qui hoạch để từ nay hướng đầu tư phát triển nhà ở tập trung, hình thành và phát triển nhanh được các khu đô thị mới, đô thị vệ tinh ở các quận mới, các huyện ngoại thành ngay trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Các đô thị mới này phải đảm bảo gắn kết chặt chẽ hơn với các khu công nghiệp tập trung sẽ được sắp xếp, điều chỉnh lại đồng thời đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện qui hoạch rõ nét hơn theo hướng phát triển phi tập trung, đa trung tâm; phù hợp định hướng qui hoạch chung Thành phố đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các Khu đô thị mới, đô thị vệ tinh xác định trong điều chỉnh qui hoạch chung thành phố đến năm 2010 phải đạt được các yêu cầu sau: - Xây dựng theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững; chú trọng giành diện tích đất phát triển cây xanh, công viên, mặt nước; tổ chức các khu đô thị mới theo hướng cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, mật độ xây dựng thấp, tăng tỷ lệ tầng cao công trình, triệt để khai thác không gian ngầm và trên không, ưu tiên cho không gian thông thoáng. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống cấp điện được đi ngầm; hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa sẽ được đi riêng biệt. - Chỉ tiêu xây dựng đất đô thị 110 m2/người; trong đó, đất giao thông phải đạt 20 – 22 m2/người, đất cây xanh là 10 – 15 m2/người và đất xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng là 5 m2/người. - Tầng cao xây dựng trung bình khoảng 3 – 3,5 tầng; mật độ xây dựng chugn 25 – 30%; hệ số sử dụng đất chung 0,75 – 1,0 lần. - Phải xây dựng đủ qui mô, phân bổ hợp lí đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật (nhất là giao thông: đường xá, bến bãi đậu xe) và phúc lợi xã hội; mật độ xây dựng thấp, ưu tiên đất cho không gian thông thoáng; chú trọng phát triển hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước; hệ thống công trình phục vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hoá TDTT, giải trí... 2.3. Về đề án qui hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố: Cuối tháng 2 năm 2003, Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban Nhân dân thành phố đã làm việc với Bộ Giao thông Vận tải về đề án qui hoạch phát triển hệ thống giao thông thành phố đến năm 2020. Đề án đã tập trung đầy đủ vào các vấn đề lớn: - Hệ thống giao thông lớn, các công trình đầu mối; đặc biệt, xác định hệ thống vành đai 1, 2 và 3 của Thành phố và vùng xung quanh; các trục xuyên tâm, các bến xe tải ở các ngõ Thành phố, các nút giao thông lớn khác cốt dọc các đường vành đai và trục xuyên tâm. - Xác định vị trí, qui mô sử dụng đất để dự trù cho việc di dời các cảng ra ngoài; khu vực Hiệp Phước (Nhà Bè), được xác định giành xây dựng cảng cho Thành phố, qui mô 35 triệu tấn/năm. - Xác định cụ thể vị trí các cầu qua sông Sài Gòn, từ phía Củ Chi tới quận 7 và trên sông Nhà Bè và Cần Giờ. Ngoài ra, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị khác của thành phố đến năm 2010 (cấp điện, cấp thoát nước) cũng đã được Chính phủ phê duyệt trong năm 2002. Căn cứ qui hoạch định hướng phát triển ngành (hạ tầng kỹ thuật) đã và sẽ được phê duyệt; việc điều chỉnh cục bộ qui hoạch chung thành phố giai đoạn ngắn hạn đến năm 2010 (tập trung vào qui hoạch các khu công nghiệp và các khu đô thị mới) sẽ đồng thời nghiên cứu để đề xuất kế hoạch phối hợp phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các khu công nghiệp – khu đô thị mới theo hướng đảm bảo đồng bộ và phát triển bền vững. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Vì thời gian rất ngắn nên công tác điều chỉnh chỉ tập trung vào một số nội dung chủ yếu; về nguồn nhân lực tham gia công tác nghiên cứu dự kiến sẽ huy động lực lượng nhiều đơn vị Trung ương như Viện Qui hoạch đô thị - nông thôn - Bộ Xây dựng, các Sở - Ngành thành phố, các cá nhân chuyên gia trong nước phối hợp tham gia. Đặc biệt, trong nghiên cứu điều chỉnh lần này phải tiếp cận được với nhiều dự án chuyên ngành (kinh tế - xã hội), đã được phê duyệt, đang trong quá trình nghiên cứu; các qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Sở Địa chính – Nhà đất, qui hoạch nông lâm nghiệp, thuỷ lợi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chương trình phát triển nhà ở, quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp, dự án nâng cấp đô thị của Sở Địa chính – Nhà đất. Đặc biệt, ngay từ đầu sẽ có kế hoạch tranh thủ sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Xây dựng để việc thực hiện điều chỉnh Qui hoạch chung Thành phố đến năm 2010 đạt được kết quả theo sự chỉ đạo của Thành uỷ - Thường trực UBND Thành phố. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Th. Số : 6577 /QĐ-UB-QLĐT TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 /12 /1998 QUIẾT ĐỊNH CỦA UBND THÀNH PHỐ V/v phê duyệt qui hoạch chung quận 2 Tp. Hồ Chí Minh ******** ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994. - Căn cứ Quyết định phê duyệt “Điều chỉnh qui hoạch chung Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ (quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998). - Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ Xây dựng ban hành qui định về việc lập các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị. - Căn cứ nội dung báo cáo qui hoạch chung quận 2 của Kiến trúc sư trưởng thành phố và Ủy ban nhân dân quận 2 với Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tại cuộc họp do Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức ngày 25/5/1998 (Thông báo số 954/TB-VP-QLĐT ngày 27/6/1998 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố). - Căn cứ đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố (tờ trình số 15693/KTST-QH ngày 28/10/1998). QUIẾT ĐỊNH : Điều 1. Phê duyệt định hướng chủ yếu của đồ án qui hoạch chung quận 2, Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2020 với những nội dung chính như sau (đính kèm bản đồ hiện trạng sử dụng đất, sơ đồ định hướng phát triển không gian và qui hoạch sử dụng đất đến năm 2005 do Kiến trúc sư trưởng phê chuẩn) : 1. Tính chất, chức năng : Quận 2 có vị trí ở cửa ngõ thành phố; có lợi thế giao thông đường bộ, đường sắt, có ga đường sắt và trung tâm mới của thành phố tại bán đảo Thủ Thiêm đối diện với khu trung tâm cũ thành phố qua sông Sài Gòn. Chức năng và động lực phát triển chủ yếu của quận là trung tâm dịch vụ - thương mại - công nghiệp, văn hóa - thể dục thể thao. 2. Qui mô dân số : - Hiện trạng (năm 1997) : 95.219 người. - Qui hoạch đợt đầu (năm 2005), 200.000 người; dài hạn (năm 2020) 600.000 người. - Dự kiến khách vãng lai (năm 2020) khoảng 300.000 người. 3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và phân bố sử dụng đất toàn quận (năm 2020) : 3.1. Chỉ tiêu đất dân dụng : 50 - 55m2/người; trong đó bao gồm đất khu ở, đất công trình phúc lợi công cộng, công viên - cây xanh công cộng - thể dục thể thao phục vụ trực tiếp, đất đường xá - chỗ đậu xe. 3.2. Mật độ xây dựng bình quân trong khu ở : 30% 3.3. Tầng cao xây dựng trung bình : 4 tầng. 3.4. Chỉ tiêu kỹ thuật đô thị : cấp nước sinh hoạt 220 lít/người/ngđ, cấp điện sinh hoạt 3.000 Kwh/người/năm, thoát nước bẩn 220 lít/người/ngđ, rác thải 1 - 1,5 kg/người/ngày. 3.5. Phân bố sử dụng đất chung của quận (năm 2020) gồm sau : - Đất xây dựng khu ở : 1.200 ha (hiện hữu cải tạo và xây dựng mới) - Đất công trình phục vụ công ích và công viên cây xanh công cộng : 940 ha. - Đất giao thông (đường xá, bến bãi đậu xe, ga đường sắt, nút giao thông...) : 1.250 ha. - Đất công nghiệp, kho tàng, cảng bến : 850 ha. - Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hành lang kỹ thuật (cấp điện, cấp - thoát nước) : 60 ha. - Đất dự trữ và các chức năng khác (sông, rạch) : 720 ha Tổng cộng : 5.020 ha 4. Định hướng phát triển không gian và phân khu chức năng : 4.1. Hướng bố cục không gian : Quận 2 với vị trí cửa ngõ thành phố tiếp cận với các quận trung tâm qua sông Sài Gòn, tổ chức không gian kiến trúc của quận phải thể hiện được tính chất bộ mặt, mang tính thẩm mỹ cao, hiện đại và gắn kết hài hòa với khu vực trung tâm thành phố cũ. Công trình kiến trúc có chiều cao chủ yếu tập trung ở khu vực dọc đường Hà Nội, Thủ Thiêm và trung tâm quận. Phần lớn công trình là thấp tầng, mật độ thưa thoáng, có nhiều khoảng xanh, trải ra phía sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và phía giáp với quận 9. 4.2. Các khu chức năng chính : a) Khu công nghiệp Cát Lái : Diện tích khoảng 850 ha, trong đó bao gồm đất công nghiệp, cảng, bến, kho tàng... Công nghiệp bố trí ở đây là loại công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường. b) Khu dân cư : Toàn quận chia làm 5 khu dân cư, bố trí như sau : - Khu 1 : vị trí nằm ở phía Bắc của quận bao gồm phường Thảo Điền và một phần phường An Phú; diện tích tự nhiên 532 ha, có số dân dự trù khoảng 50.000 người, mật độ xây dựng trong khu ở bình quân 25%, công trình phục vụ công cộng lớn có trường phổ thông trung học, cụm thương mại - chợ.... - Khu 2 : vị trí nằm ở phía Nam xa lộ Hà Nội đến rạch Giồng Ông Tố bao gồm các phường Bình An, Bình Khánh và An Phú; diện tích tự nhiên 726 ha, có số dân dự trù khoảng 150.000 người, mật độ xây dựng trong khu ở bình quân 35%, công trình phục vụ công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện đa khoa, cụm thương mại - chợ.... - Khu 3 : vị trí nằm ở bán đảo Thủ Thiêm bao gồm các phường An Khánh, Bình An, An Lợi Đông, Bình Khánh và Thủ Thiêm; diện tích tự nhiên 748 ha, số dân dự trù khoảng 200.000 người, mật độ xây dựng trong khu ở bình quân 35%, công trình phục vụ công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện đa khoa, cụm thương mại - chợ.... - Khu 4 : vị trí nằm ở phía Tây Nam của quận bao gồm một phần phường Bình Trưng Tây và phường Thạnh Mỹ Lợi; diện tích tự nhiên 653 ha, số dân dự trù khoảng 100.000 người, mật độ xây dựng trong khu ở bình quân 32%, công trình phục vụ công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện đa khoa, cụm thương mại - chợ.... - Khu 5 : vị trí nằm ở phía Đông Nam của quận bao gồm các phường Bình Trưng Đông và một phần phường Cát Lái; diện tích tự nhiên 542 ha, số dân dự trù khoảng 100.000 người, mật độ xây dựng trong khu ở bình quân 28%, các công trình phục vụ công cộng lớn có trường phổ thông trung học, bệnh viện đa khoa, cụm thương mại - chợ.... c) Trung tâm quận và hệ thống công trình phục vụ công cộng : - Khu trung tâm quận bố trí tại khu đất giáp sông Sài Gòn và rạch Giồng Ông Tố thuộc phường Thạnh Mỹ Lợi, gồm các công trình hành chánh, thương mại - dịch vụ, y tế, giáo dục, văn hóa - giải trí, công viên... với diện tích trên 50 ha. - Bán đảo Thủ Thiêm với diện tích hơn 600 ha - là trung tâm mới của thành phố được xây dựng tập trung các công trình công cộng : dịch vụ - thương mại, ngân hàng, văn phòng, khách sạn, công viên tháp truyền hình thành phố... có qui mô lớn, hiện đại, đảm bảo hài hòa với xung quanh và khu trung tâm cũ của thành phố tại quận 1. - Trung tâm liên hợp thể dục thể thao cấp quốc gia và thành phố bố trí tại khu Rạch Chiếc, thuộc phường An Phú với diện tích 460 ha. - Mỗi cụm dân cư liên phường và tại từng phường bố trí hệ thống các công trình phục vụ công cộng theo cấp gồm : giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và dịch vụ thương mại - chợ, đáp ứng nhu cầu theo qui mô số dân. d) Công viên - cây xanh công cộng : Quận 2 có điều kiện tự nhiên 3 mặt giáp sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và có rạch Giồng Ông Tố, Rạch Chiếc nối liền sông Sài Gòn sang sông Đồng Nai. Hệ thống công viên - cây xanh của quận tận dụng điều kiện sông rạch - mặt nước để bố trí liên hoàn, kết nối 3 điểm công viên lớn tại trung tâm Thủ Thiêm, khu thể dục thể thao Rạch Chiếc và tại trung tâm quận và các dãi cây xanh dọc sông Sài Gòn và các kênh rạch. Chỉ tiêu đất công viên - cây xanh công cộng (kể cả mặt nước thoáng) ở quận 2 bình quân đạt 15 m2/người. 4.3. Hình thái kiến trúc khu ở : - Công trình nhà ở cao tầng hiện đại, chủ yếu tập trung tại khu vực dọc đường Hà Nội và Thủ Thiêm. - Các khu nhà ở dạng biệt thự có sân sườn, khu nhà vườn, nhà liên kế có vườn xây dựng phổ biến tại các khu ở trên địa bàn quận. 5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật : 5.1. Giao thông : Địa bàn quận 2 ở vào vị trí cửa ngõ chính của thành phố, nơi tập trung đầu mối giao thông đường bộ - đường sắt. Hệ thống giao thông đường bộ chính là trục đường Hà Nội, Liên tỉnh lộ 25 và 2 trục lớn dự kiến mở nối từ trung tâm cũ thành phố qua Thủ Thiêm bằng 3 cầu qua sông Sài Gòn và tiếp nối sang quận 9 (đường đi Đồng Nai do Tập đoàn Daewoo đầu tư) và đường vòng đai thành phố nối quận 7 sang quận 2, quận 9. Ga hành khách trung tâm thành phố đặt tại phường Bình Khánh (giáp khu Thủ Thiêm). Đường sắt từ ga trung tâm đi trùng với đường Daewoo vượt qua sông Đồng Nai sang Long Thành (Đồng Nai). Bến bãi đậu xe lớn của thành phố và của quận đặt tại phường Bình Khánh (kế cận ga đường sắt trung tâm) và phường Cát Lái (kế khu công nghiệp Cát Lái). 5.2. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác : a) Cấp thoát nước : - Nguồn cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố với công suất yêu cầu cho quận là 200.000 m3/ngày-đêm năm 2020. - Cao độ các khu xây dựng chọn bằng hoặc lớn hơn 2 m (hệ Mũi Nai). - Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng. Về hệ thống thoát nước mưa chủ yếu giải quyết thoát bằng kênh rạch tự nhiên, kết hợp xây dựng kênh hở có nắp đan, một phần cống hộp hoặc cống bêtông cốt thép. Về xử lí nước thải, giải quyết bố trí 4 trạm xử lí tại khu vực Thủ Thiêm, Rạch Chiếc và Cát Lái. b) Cấp điện : Xây dựng 6 trạm biến áp tại Cát Lái, Thủ Thiêm, các khu dân cư 220/110 KV, 110/22 KV có công suất 2 x 40 MVA đến 4 x 250 MVA. Trong tương lai các tuyến truyền tải điện bố trí ngầm, giai đoạn đầu giải quyết chủ yếu đi nổi. 6. Qui hoạch xây dựng đợt đầu (năm 2005) : 6.1. Phương hướng chung : Trên địa bàn quận 2, từ nay đến năm 2005 - 2010 vẫn còn tồn tại khá lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại các phường Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Lợi Đông,... diện tích khoảng 1.500 ha - 1.700 ha. Cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội cho một số khu dân cư mới đồng thời với cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. 6.2. Các chương trình và dự án đầu tư xây dựng đợt đầu : a) Về công nghiệp : Xây dựng cụm công nghiệp đợt 1 trong khu Cát Lái, khoảng 250 ha (trong đó, quận 2 tham gia đầu tư 25 ha) và cảng chung cho khu công nghiệp đặt tại bờ sông Đồng Nai với chiều dài cảng 200 - 300 m. b) Về các khu dân cư mới : Xây dựng một số khu dân cư trên địa bàn quận 2 gồm : khu phía Nam đường Hà Nội (200 ha), khu giãn dân của quận 1 (phường Bình Trưng Tây - 60 ha), khu ở biệt thự phía Bắc đường Hà Nội (phường An Phú - 24 ha), khu dãn dân Thủ Thiêm (42 ha), khu dân cư của quận 2 (phường Thạnh Mỹ Lợi - 100 ha) và một số khu nhà ở khác tại phường Bình Trưng Đông, An Phú... khoảng 40 ha. c) Công trình giáo dục - dạy nghề : Xây dựng một số trường, gồm : - Trường Phổ thông trung học Thạnh Mỹ Lợi tại trung tâm quận (3,5 ha) và chuẩn bị đất đai, thủ tục để xây dựng 2 trường mới tại phường Thảo Điền, Bình Trưng. - 3 trường Trung học cơ sở tại phường Thảo Điền, An Phú và Bình An (7,5 ha). - 6 trường Tiểu học ở các phường An Bình, Thảo Điền, An Lợi Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi (6,3 ha). - 9 trường mẫu giáo - mầm non tại phường Thảo Điền, Cát Lái, Bình An, An Phú, Bình Trưng Tây, Bình Khánh. - Xây dựng trung tâm dạy nghề tại phường Cát Lái (3 ha). d) Công trình y tế : - Bệnh viện 500 giường (5 ha) tại trung tâm quận; - 1 phòng khám đa khoa tại phườngThảo Điền (1 ha) và 7 trạm y tế tại các phường Cát Lái, An Lợi Đông, Bình An, Bình Trưng Đông, An Khánh. e) Cơ sở hành chánh : Trung tâm quận tại phường Thạnh Mỹ Lợi - 8 ha (trong đó có Trung tâm giáo dục chính trị) và trụ sở làm việc của 6 phường trong quận. f) Về công trình thương mại - chợ : Xây dựng các cơ sở tại các phường Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Tây, Bình Khánh, Thảo Điền. g) Công trình văn hóa, thể dục thể thao : - Xây dựng công viên văn hóa tháp truyền hình Bình Khánh 40-50 ha. - Xây dựng mới công viên và thể dục thể thao trong khu thể dục thể thao Rạch Chiếc (15 ha). - Nhà Văn hóa (3 ha) và Câu lạc bộ thể dục thể thao (1,2 ha) tại phường Thảo Điền; Nhà Văn hóa thiếu nhi tại phường An Phú (3 ha). h) Về các công trình hạ tầng kỹ thuật : - Nâng cấp đường Lương Tịnh Của, đường Trần Não. - Xây dựng mới 500 m tại phường An Khánh (nối chân cầu mới tới đường Lương Định Của). - Khôi phục, nâng cấp phà Thủ Thiêm và phà Cát Lái. - Xây dựng mới và kết hợp cải tạo nâng cấp tuyến Liên tỉnh lộ 25. - Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường hiện hữu của Quận : Hương lộ 33, Trần Não, Lương Định Của, An Khánh - Thủ Thiêm.... - Xây dựng đoạn đầu (4,5 km) của đường vành đai thành phố (quận 7 qua Cát Lái). - Kêu gọi đầu tư để sớm xây dựng cầu qua sông Sài Gòn : cầu Phú Mỹ (quận 7 sang Cát Lái), cầu từ phường 22 - Bình Thạnh sang khu Thủ Thiêm. - Hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc đường Hà Nội (phường Thảo Điền và An Phú). - Xây dựng 2 tuyến đường cơ bản hướng Bắc Nam và Đông Tây cho khu dân cư Bình Trưng (các phường Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái). - Hoàn thành đường ven sông Sài Gòn (đoạn qua An Lợi Đông và Thủ Thiêm). - Trạm biến áp 220/110 KV, 4 x 250 MVA (Thủ Thiêm) và 110/22 KV (Cát Lái). - Phát triển một số tuyến ống cấp nước cần thiết cho quận, 1 trạm bơm chuyển tiếp và xây dựng 1 trạm xử lí nước thải qui mô nhỏ tại phường Bình Khánh. - Đến năm 2005 - 2010 vẫn tồn tại khu nghĩa địa tại phường Bình Trưng Đông, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái... (khoảng 20 ha). Điều 2. Việc quản lí theo qui hoạch trên địa bàn quận 2 cần lưu ý một số điểm sau đây : - Trong giai đoạn nay đến năm 2005 - 2010 đất nông nghiệp của quận vẫn còn tồn tại khá lớn (1.500 - 1.700 ha), cần có kế hoạch khai thác, tận dụng triệt để vào sản xuất phục vụ ổn định đời sống dân cư. - Ven sông Sài Gòn và các kênh rạch lớn : Giồng Ông Tố, Rạch Chiếc, Bà Cua, cần quản lí chặt chẽ, không để tình trạng xây dựng nhà cửa, công trình... lấn chiếm; đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới mép nước không dưới 50 m. - Qui hoạch chi tiết sử dụng đất, các dự án đầu tư xây dựng (trong và ngoài nước), giai đoạn đầu (2005 - 2010) cần chú ý xác định ranh giới, qui mô thích hợp; hạn chế di dời, giải tỏa và gây xáo trộn với những khu dân cư đang có cuộc sống ổn định. - Cần quản lí chặt chẽ loại công nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Cát Lái, quản lí việc xử lí nước thải, thu gom rác... trên địa bàn quận 2 đảm bảo tốt môi trường sống, bền vững cho phát triển lâu dài. - Cần sớm cắm mốc xác định ranh giới đất đai phải dành lại cho mở đường, xây dựng giao lộ, bến xe, hành lang kỹ thuật, công trình phúc lợi công cộng (hạ tầng xã hội), công viên cây xanh.v.v.. để quản lí, tạo điều kiện cho phát triển lâu dài và có chính sách, giải pháp phù hợp thực hiện giai đoạn đầu (2005). Điều 3. Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm phê chuẩn hồ sơ thiết kế (sơ đồ, bản đồ, thuyết minh) qui hoạch chung quận 2 và phối hợp với các ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận 2 lập và trình Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh ban hành điều lệ quản lí xây dựng theo qui hoạch chung của quận và nghiên cứu các chương trình đầu tư, các dự án xây dựng cụ thể nhằm thực thi có hiệu quả qui hoạch chung quận 2 được phê duyệt. Các đồ án qui hoạch chi tiết, các dự án đã được nghiên cứu, pháp lí hoá trước đây, nay không phù hợp (toàn bộ hay cục bộ từng phần) cần phải được điều chỉnh, bổ sung đầy đủ theo qui hoạch chung được duyệt này. Giao Ủy ban nhân dân quận 2 chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường và ban ngành trong quận, quản lí chặt chẽ việc xây dựng trên địa bàn. Trong quá trình triển khai, nếu có phát sinh những vấn đề không phù hợp, cần tập hợp để kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, có quyết định điều chỉnh kịp thời qui hoạch chung quận 2 đã được phê duyệt theo quyết định này. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Kiến trúc sư trưởng thành phố; Giám đốc Sở Xây dựng; Sở Địa chính - Nhà đất; Sở Công nghiệp, Sở Giao thông công chánh; Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường; Sở Kế hoạch và đầu tư; Công ty Điện lực; Bưu điện; Ban Quản lí các khu công nghiệp và chế xuất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 2 và các ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận : T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ - Như điều 5 K/T CHỦ TỊCH - Thường trực Thành ủy PHÓ CHỦ TỊCH - Thường trực HĐND thành phố - TTUBND.TP : CT, các PCT, UV - VPUB : CPVP, Tổ QLĐT , CN, TH - Viện Qui hoạch Xây dựng TP - Lưu Vũ Hùng Việt 1. Qui hoạch Tp. Hồ Chí Minh Áp lực thực tế và sự đòi hỏi của xã hội qua báo chí, ý kiến của các nhà khoa học về việc phải có sự thay đổi về qui hoạch ở khu vực trung tâm là không thể duy trì tình trạng quá tải này thêm được nữa. Do vậy, thành phố cố gắng hiện thực hóa việc hình thành hai đô thị vệ tinh ở hai cực của thành phố. Đó là hai thành phố vệ tinh ở hai đầu của TP. HCM là đô thị Tây Bắc Củ Chi và đô thị cảng Hiệp Phước phía nam thành phố. Hình 1.2. Đô thị Tây Bắc: Kỳ vọng năm 2020 (Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc Tp. HCM) Thành phố này hiện chưa có tên chính thức mà chỉ gọi là đô thị Tây Bắc vì nó nằm ở phía tây bắc của TP. HCM. Nó được hình thành bởi một quyết định ban hành vào tháng 8/2004 nhưng sau bốn năm chuyển động chậm chạp, nay thành phố muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Khu vực này có diện tích 10.000 ha bao gồm các xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn) và Tân Phú Trung, Tân An Hội, Phước Hiệp, Thái Mỹ của huyện Củ Chi, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 30 km. Khu đô thị được chia làm chín khu chức năng chuyên biệt và hỗn hợp với mong muốn có được một thành phố mới với khoảng 300.000 dân, cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu dịch vụ thương mại, khu dân cư và vui chơi giải trí. Điều đặc biệt của đô thị này là chất lượng dân cư sẽ thuộc vào loại cao với hơn 10 trường đại học và cao đẳng tập trung về đây với diện tích hơn 300 ha, chiếm 30% diện tích toàn bộ khu đô thị mới. Tỷ lệ đất dành cho cây xanh, vườn hoa, mặt nước khá cao vào khoảng 35%-40%. Ngoài khu đô thị đại học, Khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu chung cư với độ cao trung bình năm tầng ra thì các khu nhà vườn, biệt thự, nhà thấp tầng, vườn thực vật, cây cảnh, làng nghề vẫn được phát triển nhằm cân bằng và tạo ra bức tranh hài hòa. Tiêu chí của khu đô thị này là: sống-làm việc - vui chơi - phát triển. Nhà đầu tư đầu tiên đã xuất hiện ở đây là Tập đoàn Berjaya của Malaysia với tổng mức đầu tư lên đến 3,5 tỷ đôla, được coi là dự án đầu tư lớn nhất TP. HCM từ trước đến nay. Dự án của tập đoàn này đang trong giai đoạn thiết kế, thời gian bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 2011 và hoàn tất các hạng mục trên diện tích 1.000 ha vào năm 2021. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất cho việc phát triển đô thị này là hệ thống giao thông từ trung tâm thành phố đến khu vực còn yếu kém. 30 km không xa nhưng việc đi lại phải mất đến hai tiếng đồng hồ do kẹt xe ở cửa ngõ phía tây thành phố và mật độ xe quá dày đặc. Do đó, một phương án sớm hình thành đường tàu điện trên cao (MRT) cần được tính đến. Đô thị cảng Hiệp Phước nằm trên địa bàn xã Hiệp Phước và xã Long Thới, huyện Nhà Bè. Hai mặt đông và nam của đô thị này được bao bọc bởi sông Soài Rạp, phía nam thông thẳng ra biển Đông. Nó có diện tích qui hoạch hơn 3.900 ha với dân số dự kiến là 250.000 người. Đây là một thành phố cảng biển quốc tế có qui mô lớn không chỉ trong nước mà cả khu vực Đông Nam Á với tính chất cảng và đô thị biển. Việc phát triển đô thị cảng Hiệp Phước sẽ làm cho Tp.HCM từ chỗ là thành phố bên sông Sài Gòn nay có thêm một phần bổ sung quan trọng là thành phố ven biển Đông. Vùng đất bên trong nội ô trước kia như Bason, cảng Sài Gòn sẽ được dành cho công viên cây xanh, khu dịch vụ cao cấp và cảng biển du lịch. Đô thị cảng Hiệp Phước rất có tiềm năng bởi vì nó cách trung tâm thành phố không xa - chỉ có 18 km, cảnh quan tự nhiên rất đẹp. Do vậy, ngoài khu cảng với công suất 130 triệu tấn/năm, khu công nghiệp phục vụ cảng thì nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị dân cư sinh thái kết hợp sông nước và du lịch biển rất trữ tình với các resort và biệt thự ven biển. Các khu nhà ở cao cấp, trung tâm tài chính-ngân hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng cho thuê sẽ xuất hiện ở đây. Đặc biệt là trong đồ án thiết kết đoạt giải nhất cuộc thi quốc tế, nhà tư vấn Nikken Sekkei đã thiết kế một trục chính gồm mở đầu bằng một cảng tàu thuyền du lịch có chiều rộng 500 mét, tiếp theo là quảng trường và dải các đường phố rợp cây xanh. Đô thị mới này sẽ được kết nối với trung tâm thành phố bởi một hệ thống liên hoàn đường thủy, đường bộ và đường sắt. Những người dân mong muốn thoát khỏi sự quá tải, căng thẳng bởi nhịp sống, chất lượng hạ tầng khu trung tâm đều đặt nhiều hy vọng vào hai đô thị vệ tinh này. 2. Qui hoạch các phường, các khu dân cư Quận 2 +Phường Bình Trưng Đông Khu dân cư Bình Trưng Đông, Quận 2 - Tp. HCM có vị trí đẹp, thoáng mát, được bao quanh bởi sông Giồng Ông Tố, hai mặt tiền đường Nguyễn Duy Trinh và Đỗ Xuân Hợp, đối diện Trung tâm thể dục thể thao Rạch Chiếc. Hình 2.1. Bản đồ qui hoạch phường Bình Trưng Đông (Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc Tp. HCM) Hình 2.2. Sơ đồ chỉ dẫn khu dân cư Bình Trưng Đông *Vị trí: -Thuận tiện kinh doanh, gần chợ, gần trường học và khu dân cư hiện hữu -Nằm dọc theo đường cao tốc Sài Gòn - Vũng Tàu. Trong khu vực có hệ thống giao thông phát triển tại đông Sài Gòn, liên thông các vùng kinh tế trọng điểm như khu thương mại Thủ Thiêm, quận 2, đô thị nam Sài Gòn, quận 7... -Tổng diện tích: 230.560 m2 -Diện tích: Nhà phố 6 x 12 m, 8 x 24 m; biệt thự 12 x 20 m *Hạ tầng kỹ thuật: Qui hoạch hiện đại mỹ quan - ứng dụng kỹ thuật cao trong xây dựng cơ sở hạ tầng: -Theo qui hoạch chung dọc trục đường Đỗ Xuân Hợp -Hệ thống cáp điện ngầm dọc vỉa hè -Hệ thống cấp nước đặt trên vỉa hè có trụ cứu hỏa -Có hệ thống xử lí nước thải cục bộ trước khi ra đường ống thoát nước chung của khu vực. -Hệ thống giao thông nội: 16 m, 12 m, 10 m. -Hệ thống giao thông ngoại: Đỗ Xuân Hợp (40 m), Nguyễn Duy Trinh (30m) +Phường Cát Lái Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Cát Lái (phục vụ tái định cư và giãn dân nội thành) với mục tiêu phục vụ tái định cư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm và giãn dân nội thành, tham gia cùng thành phố thực hiện chiến lược phát triển quỹ nhà đến năm 2010 và các năm sau, giải quyết vấn đề nhà ở dạng chung cư theo xu hướng của thế giới và theo chủ trương chung của thành phố, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của quận 2. Thông tin dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Cát Lái:  Diện tích khu đất : 152,9 ha.  Tổng kinh phí đầu tư : 6.000 tỷ đồng.  Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh (INVESCO). Hình 2.3. Bản đồ qui hoạch phường Cát Lái (Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc Tp. HCM) Qui mô công trình khu dân cư Cát Lái:  Nhà ở: nhà cao tầng (5 - 25 tầng) 23,17ha; nhà liên kế và biệt thự các loại 42,48ha.  Đầu tư hạ tầng kỹ thuật bao gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông - vỉa hè, bưu điện, cây xanh, hệ thống PCCC.  Các công trình tiện ích xã hội như: Trung tâm thương mại, trường học, công viên, trạm y tế,... +Phường Thủ Thiêm Thủ Thiêm là một Khu đô thị mới hiện đại, là trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ của thành phố trong thế kỷ 21, được Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VIII (2005- 2010) chọn là một trong 5 công trình trọng điểm của thành phố. Hình 2.4. Bản đồ qui hoạch phường Thủ Thiêm (Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc Tp. HCM) Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong bán đảo Thủ Thiêm bao gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn Quận 2 và đối diện với trung tâm thành phố hiện hữu chỉ cách bởi sông Sài Gòn. Vị trí địa lí của Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm tiếp giáp: - Phía Bắc : Giáp sông Sài Gòn (quận Bình Thạnh). - Phía Nam : Giáp sông Sài Gòn (quận 7). - Phía Đông : Giáp phường Bình Khánh (quận 2). - Phía Tây : Giáp sông Sài Gòn (quận 1 và quận 4). Ngày 01/11/2001 Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định số 103/2001/QĐ-UB thành lập Ban Quản lí Đầu tư- Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, để thực hiện nhiệm vụ quản lí Nhà nước và đầu tư theo qui định của Nhà nước; căn cứ quyết định số 367/QĐ- TTG ngày 04/6/1996 và văn bản số 190/CP- NN ngày 22/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt qui hoạch và thu hồi đất xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm (bao gồm 770 ha để xây dựng Khu đô thị mới và 160 ha xây dựng khu tái định cư); Ngày 10/5/2002 Chủ tịch UBND thành phố ban hành quyết định số 1997/QĐ-UB thu hồi 621,4328 ha đất nằm trong qui hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm tại các phường Thủ Thiêm, An Khánh, An Lợi Đông, Bình Khánh, Bình An thuộc Quận 2 và giao cho Ban Quản lí Đầu tư- Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm triển khai dự án; Để phục vụ công tác tái định cư dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành: Quyết định số 3617/QĐ-UB ngày 04/9/2002 về thu hồi 90,2607 ha đất tại phường An Phú, Quận 2; Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 20/01/2003 thu hồi 6,3696 ha đất tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, giao Ban Quản lí Khu đô thị mới Thủ Thiêm xây dựng khu tái định cư phục vụ dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thu hồi đất của các dự án trên địa bàn Quận 2 để phục vụ tái định cư; Quyết định số 2955/QĐ-UB ngày 24/6/2004 thu hồi 1,1715 ha đất tại phường An Phú xây dựng khu tái định cư An Phú; Quyết định số 1819/QĐ-UB ngày 14/5/2002 thu hồi 1,2109 ha đất thuộc Khu đô thị An Phú - An Khánh; Công văn số 6271/UB-ĐT ngày 20/10/2004 thu hồi 50 ha đất cụm III, Cát Lái thuộc dự án khu công nghiệp Cát Lái cũ. Ngày 24 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành công văn số 1642/CV- CNN cho phép Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chi Minh phối hợp với Bộ Xây dựng tiến hành phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung, qui hoạch chi tiết và chỉ định thầu tư vấn qui hoạch chi tiết khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; ngày 27 tháng 12 năm 2003 ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định số 6565/QĐ-UB và quyết định số 6566/QĐ- UB về phê duyệt qui hoạch chung tỉ lệ 1/5000, qui hoạch chi tiết 1/2000 của khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm; Ban Quản lí Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã phối hợp với ủy ban nhân dân quận 2 công bố qui hoạch chi tiết khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm đến Trưởng, Phó các phòng, ban của Quận ủy - ủy ban nhân dân Quận 2, ủy ban nhân dân các phường và các ban ngành đoàn thể từ quận đến phường và nhân dân bị ảnh hưởng trong khu qui hoạch đô thị mới Thủ Thiêm nắm rõ chủ trương qui hoạch của dự án. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND về duyệt nhiệm vụ qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị (tỉ lệ 1/2000) khu đô thị chỉnh trang kế cận Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2. Vị trí khu đô thị chỉnh trang thuộc một phần của 3 phường: Bình An, Bình Khánh và An Phú, Quận 2 có diện tích khoảng 335,92 ha, bao gồm: 50,47 ha thuộc phường An Phú; 285,45 ha thuộc phường Bình An, Bình Khánh (trong đó: khoảng 240,45 ha đất và khoảng 45 ha mặt nước sông Sài Gòn và Giồng Ông Tố. Khu 80 ha chỉnh trang khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong 240,9 ha nêu trên). Mục tiêu qui hoạch của đồ án là nhằm qui hoạch chỉnh trang khu đô thị hiện hữu có sự hài hòa và kết nối đồng bộ với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và tình hình phát triển tại khu vực. Hạn chế tối đa việc xáo trộn đời sống và công trình đã xây dựng của người dân, cố gắng hài hòa giữa lợi ích chung của nhà nước, lợi ích của người dân và các chủ đầu tư; đông thời sử dụng đất có hiệu quả, trong đó ưu tiên quỹ đất tái định cư. Dự kiến khu dân cư phía Đông (43 ha) của Khu đô thị mới Thủ Thiêm và một số khu dân cư của Khu đô thị chỉnh trang 335,92 ha kế cận sẽ được dành để bố trí 12.500 căn hộ tái định cư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, còn lại là khu dân cư hiện hữu chỉnh trang. Khu đô thị 335,92 ha này được xác định là khu dân cư chỉnh trang, trong đó các dự án đã được xây dựng được xem là hiện trạng, cũng sẽ được chỉnh trang cùng với các khu ở hiện hữu, các dự án đã có pháp lí nhưng chưa triển khai xây dựng có thể xem xét lại. Tiêu chí phát triển của khu dân cư này dựa trên ý tưởng kết nối về phân khu chức năng và hài hòa về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của đồ án qui hoạch chi tiết 1/2000 khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được phê duyệt. Qui hoạch giao thông được yêu cầu kết nối đồng bộ giữa phần bên trong và bên ngoài Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hành lang bảo vệ bờ sông Sài Gòn có chiều rộng tối thiểu 50m được bố trí cho công viên cây xanh, đường ven sông kết hợp khai thác các dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi giải trí. Các khu vực đậu xe, lối đi bộ, trục thương mại dịch vụ kết hợp ở, văn phòng cao tầng được bố trí dọc các trục giao thông chính: đại lộ Đông-Tây, đường Lương Định Của nối với đại lộ vòng cung và các tuyến đường lộ giới trên 20m dự kiến… Đây sẽ là yếu tố kiến trúc tạo nên đặc trưng khu vực dân cư này. Trên các khu dân cư này dự kiến sẽ tổ chức mô hình ở mật độ cao, trung cao tầng, đồng bộ giữa các tiện ích xã hội và kỹ thuật, đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện đại, lâu dài. Các công trình công cộng khác (nếu có) chủ yếu phục vụ cho khu ở. Đảm bảo dành diện tích đất tương đối cho các công viên bờ sông để nối kết với đặc trưng của Khu đô thị mới Thủ Thiêm là nhiều không gian mở công cộng. Tổng số dân dự kiến trong khu vực là 55.000 - 60.000 người. Trong đó chỉ tiêu đất dân dụng 49 - 53 m2/người. Tầng cao thấp nhất là 3 tầng, tầng cao cao nhất là 35 tầng. Mật độ xây dựng khu ở 30 - 35%. Diện tích căn hộ tái định cư theo quyết định từ 50 - 100m2, tính trung bình 75 m2/căn hộ. Ngoài ra, có một phần nhỏ căn hộ có diện tích >100 m2 . Ban Quản lí dự án Đầu tư qui hoạch xây dựng Tp. Hồ Chí Minh được giao làm chủ đầu tư. Hình 2.5. Bản đồ qui hoạch khu vực Nam Rạch Chiếc (Nguồn: Sở qui hoạch kiến trúc Tp. HCM) Khu dân cư Nam Rạch Chiếc có vị trí phía Bắc giáp đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, phía Tây - Nam và Đông - Nam giáp sông Giồng Ông Tố, phía Tây giáp nút giao thông An Phú và phía Đông giáp nút giao thông đường Đỗ Xuân Hợp và đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Bảng chỉ tiêu qui hoạch STT Chỉ tiêu 1 Dân số 39300 người 2 Đất nhà ở 33,5ha 3 Đất công cộng 15,95ha 4 Đất công viên, mặt nước,… 21,4ha 5 Đất giao thông 15,5ha 6 Hệ số sử dụng đất 2,41 lần 7 Mật độ xây dựng Nhà cao tầng <70%, thấp tầng <80% 8 Số tầng cao 2 – 30 tầng, điểm nhấn có thể cao hơn 9 Số căn hộ < 7.450 căn Về tổ chức không gian kiến trúc - cảnh quan: Bố trí các khu nhà ở và công trình cao tầng thưa thoáng với tầm nhìn đẹp hướng ra đường cao tốc và sông rạch, cho phép luồng gió từ sông rạch dẫn vào các khu nhà ở, chú trọng khai thác điểm mạnh về cảnh quan tự nhiên của khu đất (như: sông nước, cây xanh, không gian mở…) để kết hợp hài hòa với hình thức kiến trúc công trình. Về qui hoạch giao thông, yêu cầu phải thiết kế đồng bộ các tuyến đường đối nội và đối ngoại của toàn khu 90ha. Dự kiến xây dựng khung đường giao thông gồm: tuyến đường trục (lộ giới 25÷35m) nối khu 1 (phía tây rạch Mương Kinh) với khu 2 (phía đông rạch Mương Kinh) bằng cầu số 1; đường ven sông Giồng Ông Tố và rạch Mương Kinh (lộ giới 15÷20m) nối với đường gom của đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây; các tuyến đường khu vực (lộ giới 16÷25m); đường phân khu vực (lộ giới 13÷20m); đường trong nhóm nhà ở, vào nhà (lộ giới 7÷15m); nghiên cứu xây dựng cầu số 2 kết nối đường ven sông rạch của khu 1 và 2; nghiên cứu kết nối giao thông với đường cao tốc, với nút giao An Phú và nút giao Đỗ Xuân Hợp; số làn xe trên các tuyến đường được tính toán căn cứ lưu lượng giao thông theo qui hoạch. Ngoài ra, cần đảm bảo theo tiêu chuẩn qui phạm qui hoạch đối với: các công trình tiện ích công cộng (trường học các cấp, chợ hoặc siêu thị, y tế, văn hóa - vui chơi - giải trí, hành chính…); diện tích công viên cây xanh tập trung cấp khu vực và trong các nhóm nhà ở. Ủy ban nhân dân thành phố đã có quyết định phê duyệt Qui hoạch chi tiết 1/2000 dự án Sài Gòn Sports City (thuộc Khu liên hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc) phường An Phú, quận 2 với diện tích hơn 64ha, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Khu đất dự án được giới hạn như sau: phía Đông giáp khu liên hợp sân golf, thể dục thể thao và nhà ở (137ha), phía Tây giáp khu trung tâm công trình thi đấu thể dục thể thao (khu B) và khu giải trí (khu C) của khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, phía Bắc giáp sông Rạch Chiếc, phía Nam giáp đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Ủy ban nhân dân Quận 2 cũng có Quyết định phê duyệt nhiệm vụ qui hoạch chi tiết xây dựng 1/500 giai đoạn 1 dự án Sài Gòn Sports City tại phường An Phú, Quận 2. Hình 2.6. Bản đồ qui hoạch Sài Gòn Sports city Theo đó, diện tích toàn dự án là 64ha, trong đó khu đất xây dựng giai đoạn 1 của dự án là 12,48ha. Nằm cạnh khu trung tâm công trình thi đấu thể dục thể thao và khu giải trí thể dục thể thao của Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc, dự án Sài Gòn Sports City nhằm xây dựng hệ thống công trình tiện ích hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động của khu liên hợp thể dục thể thao kết hợp khu ở sẽ được chia thành 2 khu. Khu 1 nằm phía Bắc rạch Mương Kinh, thuộc khu C khu liên hợp có diện tích khoảng 26ha sẽ là trung tâm huấn luyện, luyện tập thể dục thể thao và dịch vụ phục vụ thể thao. Tại khu 1 sẽ bố trí các công trình sân tập thể dục thể thao ngoài trời gồm: bóng đá, bóng bầu dục, bóng ném, bóng rổ, bóng chuyền, các môn thể thao dưới nước…; các hạng mục công trình luyện tập và thi đấu thể dục thể thao gồm: sân bóng đá (có khán đài 10.000 chỗ) kết hợp đường chạy điền kinh; cụm 9 sân thi đấu tennis (có khán đài 2.000 chỗ); hồ bơi liên hợp có mái che (có khán đài 2.000 chỗ); nhà luyện tập và thi đấu đa năng trong nhà (có khán đài 3.000 chỗ); khu khu hành chính và phụ trợ, ngoài ra còn có trường học thể dục thể thao, trường năng khiếu thể dục thể thao và ký túc xá; khu thương mại - dịch vụ phục vụ thể dục thể thao; khu công viên, cây xanh, giải trí… Khu 2 ở phía Nam rạch Mương Kinh, thuộc khu A khu liên hợp có diện tích gần 38ha là trung tâm thương mại dịch vụ của khu liên hiệp thể dục thể thao Rạch Chiếc kết hợp nhà ở chung cư cao tầng (với khoảng 12.000 dân) và các tiện ích công cộng phục vụ khu ở như trường học, công viên xây xanh. Trong khu trung tâm thương mại-dịch vụ bố trí các công trình khách sạn và căn hộ cho thuê (đáp ứng khoảng 5.000 khách), cao ốc văn phòng, trung tâm hội nghị, triển lãm, trung tâm y tế… Các chỉ tiêu qui hoạch- kiến trúc được thành phố đưa ra: mật độ xây dựng toàn khu khoảng 25%; hệ số sử dụng đất toàn khu là 1,29; dân số 12.000 người; tổng số căn hộ chung cư khoảng 3.000 căn; Tầng cao xây dựng tối đa 30 tầng. Mạng lưới giao thông gồm đường dẫn vào khu qui hoạch (nằm ngoài phạm vi dự án) là đường trục chính của Khu liên hiệp thể dục thể thao Rạch Chiếc có lộ giới 80m. Ngoài ra có đại lộ K1 lộ giới 60m, K2 lộ giới 30m, đường S1 25m, hành lang bảo vệ kênh (rạch Kinh Mương 30m, rạch Đồng Trong 20m). Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị, trên khu 1 sẽ xây dựng cụm sân thể thao ngoài trời và khu công trình luyện tập kết hợp thi đấu hiện đại với đầy đủ dịch vụ hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc tế. Sân vận động, các sân thi đấu có mái che và nhà thi đấu đa năng được bố trí ở khu vực trung tâm, hình thành cụm công trình thể dục thể thao hiện đại tập trung. Khu trường học và năng khiếu thể dục thể thao (có khu ký túc xá kèm theo), cao 4-8 tầng, được bố trí ở phía đông, cách xa đường trục chính 80m. Khu thương mại chuyên về dịch vụ và cung cấp dụng cụ thể dục thể thao, các văn phòng tư vấn thể dục thể thao, văn phòng các công ty và liên đoàn thể thao.., cao 4-6 tầng, được bố trí cận đường trục chính 80m. Trong khu thương mại cũng bố trí các cửa hàng thực phẩm và khu giải trí để người tập thể thao nghỉ ngơi, thư giãn sau khi luyện tập. Trên khu 2 bố trí tại khu lõi trung tâm bao gồm các tòa nhà trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, khách sạn, căn hộ cho thuê, trong có bố trí trung tâm hội nghị, triển lãm, y tế..., tầng cao tối đa 30 tầng, mật độ tương đối cao. Xung quanh lõi trung tâm bố trí các khu chung cư cao tầng mật độ thấp, tầng cao tối đa 30 tầng. Trường học phổ thông cấp I-II được bố trí ở khu vực trung tâm các nhóm ở, cao 4 tầng, mật độ thấp (≤35%). Đặc điểm nổi bật là cảnh quan mặt nước rạch Mương Kinh (rộng 66m) và rạch Đồng Trong (rộng 25m) chạy qua dự án, cùng với hành lang bờ rạch sử dụng làm công viên, đường dạo ven rạch, tạo ra môi trường trong lành, sạch đẹp và làm tăng giá trị không gian cảnh quan đối với khu công trình dân dụng. Trên mỗi nhóm ở, công viên sân trong được xem là trung tâm sinh hoạt công cộng và giải trí của cộng đồng dân cư tại các cao ốc bao quanh, tách biệt luồng giao thông cơ giới và giao thông bộ hành. Các chỉ tiêu qui hoạch kiến trúc đối với khu hồ bơi có mái che chỉ cao 1 tầng với số chỗ ngồi là 2.200 chỗ, mật độ xây dựng khoảng 15%, hệ số sử dụng đất 0,16 lần. Đây sẽ là khu phức hợp công trình phục vụ luyện tập, thi đấu và trình diễn các môn bơi lội và lặn, đồng thời phục vụ giải trí gia đình. Hạng mục chính của khu phức hợp là 3 hồ bơi: hồ bơi và cầu nhảy thi đấu tiêu chuẩn quốc tế (có bố trí khán đài), hồ bơi thiếu nhi và hồ lặn. Hệ thống các hạng mục hỗ trợ: phòng thay đồ, vệ sinh công cộng, phòng vé, hành chính, phòng bơm và lọc nước, phòng cung cấp điện năng, kho, sảnh, cửa hàng, khu triển lãm, sân bãi… Văn phòng trung tâm của làng thể thao được dự kiến xây dựng trong giai đọan 1 và được đặt trong khu phức hợp hồ bơi tạo thuận tiện cho việc quản lí xây dựng và vận hành các hạng mục công trình thể dục thể thao. Khu thương mại và dịch vụ thể dục thể thao (lô S4a) có tổng diện tích sàn 50.610m2 (không kể tầng hầm và mái), tầng cao từ 4-6 tầng (không kể tầng hầm, lửng, sân thượng), mật độ xây dựng 35-50%, hệ số sử dụng đất 1,95 lần. Đây là khu dẫn vào khu quảng trường, công viên cây xanh. Khu chung cư cao tầng sẽ cao tối đa 30 tầng, mộ độ 40%, hệ số sử dụng đất 2,7 lần gồm 675 căn hộ, dân số dự kiến khỏang 2.700 người, chỉ tiêu sử dụng đất 13,7m2/người. Ở đây dự kiến bố trí các khu vực chức năng công cộng như: bãi đậu xe, khu giữ trẻ, sinh họat công đồng, cửa hàng, y tế, câu lạc bộ giải trí và luyện tập thể dục thể thao… Về qui hoạch giao thông, đại lộ K1 có chiều dài khoảng 145,3m từ chân cầu số 1 đến đại lộ K2, lộ giới 60m. Đại lộ K2 dào 237,7m từ đại lộ K1 đến cuối khu K4, lộ giới 30m. Đường S1 dài 541,1m từ đường S2 đến cuối khu hồ bơi, lộ giới 25m. Một phần đường S2 dài 86,6m từ ngã từ đường trục chính đến đường S1, phân nửa lộ giới 60m là 30m tính từ tim đường. Được biết, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, về phân đợt xây dựng việc triển khai đầu tư xây dựng khu thể dục thể thao và thương mại, dịch vụ song song tương ứng với tiến độ đầu tư xây dựng khu dân cư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH032.pdf
Tài liệu liên quan