Luận văn Quan hệ Hoa Kì - Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2005

MS: LVLS- LS007 SỐ TRANG: 116 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NGÀNH: LỊCH SỬ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI NĂM: 2010 MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi vấn đề hội nhập, hợp tác giữa các nước và khu vực, những vấn đề quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ quốc tế, thì sự phát triển của một nước, một khu vực lại không thể không có sự hợp tác, quan hệ giao lưu, trao đổi với các nước bên ngoài. Toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế tất yếu, vì vậy, đòi hỏi các nước phải hợp tác với nhau chặt chẽ hơn để cùng phát triển. Hoa Kỳ là một siêu cường trên thế giới và là một chủ thể rất quan trọng trong quan hệ quốc tế, chi phối hầu hết các mối quan hệ của các nước và khu vực. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay, Hoa Kỳ là một nước thắng trận và đã bành trướng thế lực của mình ra khắp thế giới, trong đó điển hình là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hàn Quốc là một quốc gia được thành lập vào năm 1948, sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, bên cạnh đó lại là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, thiếu vốn, kỹ thuật nên nền kinh tế Hàn Quốc phát triển rất thấp kém. Nhưng, đến những năm 60 của thế kỷ XIX, Hàn Quốc đã ổn định đất nước và phát triển nhanh chóng qua các giai đoạn về sau. Để đạt được thành tựu rực rỡ đó, Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng. Chính vì vậy, từ trong lịch sử cho đến nay, mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một mối quan hệ quốc tế khá đặc thù, đó là mối quan hệ đồng minh thân thiết, mối quan hệ của một nước lớn đứng đầu thế giới tự do với một dân tộc có tính tự cường, tự chủ cao; Vì thế, Hàn Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ mà đã khôn khéo trong chính sách đối ngoại của mình. Trong thời kỳ đầu, Hoa Kỳ đã tăng cường viện trợ kinh tế, quân sự nhằm biến Hàn Quốc thành một căn cứ quân sự để thực hiện chiến lược toàn cầu của mình. Đến những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp phát triển năng động ở khu vực và trên thế giới với tốc độ tăng trưởng cao, và một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển nhanh chóng của Hàn Quốc đó là chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trên thế giới nên để khẳng định vị trí số một và bảo vệ lợi ích toàn cầu của mình, Hoa Kỳ ngày càng củng cố và tăng cường quan hệ với các đồng minh chiến lược của mình, đặc biệt là với Hàn Quốc. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương. Hàn Quốc là một nước công nghiệp phát triển mạnh, là một “con rồng” kinh tế của Châu Á. Cho nên trong quan hệ quốc tế, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với cục diện chính trị khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có ảnh hưởng to lớn đối với sự thành công của hai nước; Đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh – kinh tế, Hoa Kỳ là nước cung cấp vốn, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, là thị trường rộng lớn cho Hàn Quốc. Ngược lại Hàn Quốc lại là chiếc “ô hạt nhân” để Hoa Kỳ thực hiện những chính sách an ninh – quân sự của mình. Do vậy, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ với Hàn Quốc có một ý nghĩa hết sức to lớn trong việc nhận định tình hình khu vực và thế giới. Đối với Việt Nam, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc càng có ý nghĩa quan trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975), Việt Nam đã chịu tác động tiêu cực từ mối quan hệ này, mối quan hệ giữa một cường quốc đế quốc với một đồng minh chư hầu. Còn hiện nay, trước sự thay đổi của tình hình quốc tế, khi Việt Nam đang thực hiện chính sách đổi mới đất nước, đề ra đường lối đối ngoại mới, mở rộng quan hệ đa dạng và đa phương với các nước và khu vực khác nhau trên thế giới với phương châm Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, thì việc nghiên cứu mối quan hệ này càng mang tính cấp thiết. Ngày nay, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều là những đối tác chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Năm 1995, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đã được bình thường hóa; Đến năm 2001, Quốc hội hai nước chính thức thông qua Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, sự kiện này đánh dấu một bước tiến lớn trong mối quan hệ của hai nước. Đối với quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, hai nước đã có một mối quan hệ tốt đẹp và được xem là năng động và đầy triển vọng trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, với yêu cầu quan hệ hợp tác mới, việc nghiên cứu mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc sẽ có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để góp phần hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Như vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như tất cả các quốc gia, dân tộc đều cần phải giao lưu và hợp tác với nhau để phát triển. Do đó, đây là một xu hướng tất yếu của tất cả các nước, các khu vực và Hoa Kỳ - Hàn Quốc đang đi theo xu hướng đó. Với những suy nghĩ như trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn cho mình là “Quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005”, nhằm tiếp cận và có cách nhìn tổng quát về mối quan hệ này, với hy vọng sẽ làm rõ được thực trạng, vai trò và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với khu vực và thế giới. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ trước tới nay đã được nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu. Hiện nay, ở nước ta tác giả chưa tìm được một công trình nào nói về quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005. Những bài viết liên quan đến vấn đề này hiện có thường được trình bày ở thể loại các bài viết ngắn, các đoạn trích được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các sách, báo và trên Internet. Đặc điểm chung của các bài viết này là đi sâu phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên một số lĩnh vực nhất định như kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự trong một số giai đoạn cụ thể mà chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ của hai nước một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó còn có một số tác phẩm ngoại văn và tác phẩm trong nước có liên quan đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc, nhưng chỉ đề cập tới vấn đề ở khía cạnh nào đó mà không đi sâu vào mối quan hệ toàn diện của hai nước. Tiêu biểu cho loại thứ nhất là những bài viết:“Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 – 1979)” của hai tác giả Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp trên tập chí Nghiên cứu Nhật Bản số 2 (2001); Tiếp đến là bài viết của tác giả PTS. Vũ Đăng Hinh được đăng tải trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 6 (1997) mang tựa đề: “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ những năm 1950 đến những năm 1970”. Đặc biệt là các bài viết của hai tác giả Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, chẳng hạn như “Liên minh an ninh chính trị giữa Hàn Quốc và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh” (2005), “Quan hệ viện trợ, đầu tư phát triển giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948 – 1979” (2007), “Tổng quan về quan hệ Hàn – Mỹ” (2007). Trong những bài viết này, các tác giả đã làm rõ được bối cảnh ra đời của mối quan hệ hai nước, các giai đoạn phát triển, những nét đặc trưng và đưa ra một số nhận xét bước đầu về mối quan hệ kinh tế, an ninh – chính trị Mỹ - Hàn Quốc, nhưng chủ yếu là giai đoạn trước năm 1991, còn giai đoạn từ năm 1991 đến 2005 thì còn ít tài liệu đề cập đến. Bên cạnh đó một số sách cũng đề cập đến mối quan hệ kinh tế - thương mại hai nước Hoa Kỳ - Hàn Quốc, đặc biệt là tác phẩm của Bộ Ngoại giao Việt Nam có đề cập phần nào đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên; Có thể kể tới những tác phẩm như: “Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc” của tác giả Cho Soon do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001; “Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy” của Byung Nak Song do Nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 2002; “Hàn Quốc trên đường phát triển” do tác giả Ngô Xuân Bình và Phạm Quý Long đồng chủ biên; Tác phẩm“Vấn đề thống nhất Bán đảo Triều Tiên” của Bộ Ngoại giao Việt Nam (1999).v.v. Trên lĩnh vực khoa học – công nghệ, điển hình là bài viết có đề cập đến hợp tác khoa học và công nghệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc mang tựa đề “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ của Hàn Quốc” của ThS. Lưu Thanh Mai (Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ) trong tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6 (2002). Trên lĩnh vực quân sự có bài viết “An ninh trên Bán đảo Triều Tiên và Chiến lược quốc phòng mới của Hàn Quốc” của Đại tá Trần Bá Khoa (Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng) trên tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2 (2004); Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến quan hệ liên minh Mỹ - Hàn Quốc và việc Mỹ điều chỉnh lại lực lượng quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc. Ở loại thứ hai, hiện có nhiều nguồn tư liệu được đăng tải trên các sách báo và mạng internet, tiêu biểu là các tác phẩm: “South Korea under U.S occupation”, của Nhà xuất bản Foreign Languages Pulishing House Pyongyang (1958); “The United States and Korea” của Shanon McCune (1962); Hoặc trên mạng internet có các tác phẩm như: South Korea - U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects (2004) của Mark E. Manyin, được đăng tải trên Federation of American Scientists. “South Korea – U.S Relations” của Katharine Moon (2004), trên tạp chí nghiên cứu Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 39-61; Hay tác phẩm “Do the ties still bind?: The U.S. – ROK Security Relationship After 9/11” của Norman D. Levin đăng tải trên www.rand.org.v.v Nhìn chung, trong các tác phẩm ở loại thứ hai đã nói mối quan hệ của hai nước qua các giai đoạn khác nhau trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, thương mại, đầu tư Như tác phẩm “South Korea under U.S occupation” đã nói lên quá trình Hoa Kỳ đưa quân vào cai quản miền Nam Triều Tiên kể từ năm 1945, bên cạnh đó là sự du nhập văn hóa, nền giáo dục phương Tây vào đây. Trong chương 5 có đề cập đến phong trào đấu tranh của người dân Triều Tiên chống lại chính sách cai trị của Mỹ. Tác phẩm South Korea - U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects, đã nói lên tổng quan về mối quan hệ kinh tế của hai nước trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, sự phụ thuộc lẫn nhau của nền kinh tế hai nước, vai trò quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hóa Hàn Quốc và ngược lại, Hàn Quốc cũng là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển thương mại Hoa Kỳ. Tác phẩm này đã làm rõ được vấn đề trong lĩnh vực thương mại - đầu tư, Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng và là nhân tố đưa Hàn Quốc trở thành một nước công nghiệp phát triển. Tác phẩm “South Korea – U.S Relations” nói về mối quan hệ chính trị – quân sự của hai nước, như việc Hàn Quốc gửi quân sang Iraq, phong trào chống Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là ý thức chính trị tăng lên trong giới trẻ; Quá trình cải tổ quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc và những cố gắng của Tổng thống Roh Moo-hyun trong việc tạo nên mối quan hệ độc lập, bình đẳng với Hoa Kỳ cũng được đề cập tới Trong tác phẩm Do the ties still bind?: The U.S. – ROK Security Relationship After 9/11 gồm có 5 chương, phản ánh mối quan hệ của hai nước sau sự kiện 11/9. Trong chương 1, tác giả nêu lên những định hướng chung trong quan hệ liên minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc. Chương 2 xem xét những cơ sở của hợp tác an ninh của hai nước; Chương 3 đề cập đến mối quan hệ hiện tại và những thành tựu mà Hàn Quốc đã đạt được. Trong chương 4 mô tả mục tiêu, chính sách của Hoa Kỳ và đánh giá vai trò hợp tác an ninh lâu dài với Hàn Quốc. Cuối cùng là chương 5, tác giả rút ra một số kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác an ninh của hai nước trong thời gian tới Tóm lại, qua các tác phẩm này đều đề cập đến mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc, nhưng nhìn chung chỉ đề cập đến một số vấn đề cụ thể nhất định mà chưa bao quát được những thành tựu, những hạn chế cũng như tương lai của mối quan hệ hai nước. Ngoài ra, liên quan đến mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc còn có nhiều bài khác đăng trên các báo, tạp chí. Tiêu biểu là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á; Châu Mỹ ngày nay; Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam Những bài viết này có tính cách thông tin báo chí và phần lớn chỉ đề cập đến một phương diện nào đó. Như vậy, tuy đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc, song chỉ dừng lại ở dạng đi sâu vào một vấn đề nào đó mà chưa trình bày một cách toàn diện của mối quan hệ hai nước, đặc biệt giai đoạn về sau thì còn ít tài liệu đề cập tới. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã kế thừa ít nhiều các công trình trên. Do đó, thuận lợi của tác giả là có nguồn tại liệu phong phú để thực hiện đề tài, nhưng bên cạnh đó còn có cái khó trong việc phân tích, khái quát vấn đề để bài viết thể hiện được cái riêng của mình. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ 1991 đến 2005, nhằm làm sáng tỏ về: Các giai đoạn phát triển, nội dung và thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực, triển vọng phát triển quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc trong tương lai; Thông qua đó để hiểu rõ hơn những chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Bắc Á nói chung, Hàn Quốc nói riêng. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Giới hạn từ năm 1991 đến 2005; Mở đầu là năm 1991, là năm trật tự hai cực Ianta tan rã, thế giới bước sang một trang sử mới và kết thúc là năm 2005, là năm quan hệ hai nước đã có nhiều sự kiện quan trọng. - Phạm vi không gian: Giới hạn quan hệ giữa hai nước Hoa Kỳ và Hàn Quốc. - Nội dung: Tập trung nghiên cứu quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc giai đoạn từ 1991 đến 2005; Bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ này, nội dung hợp tác về lĩnh vực về chính trị, an ninh – quân sự, kinh tế, khoa học công nghệ, vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử: Nhằm xem xét bối cảnh quốc tế, những tác động của quan hệ quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến mối quan hai nước. Phương pháp logic: Đi sâu vào bản chất của mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trên các lĩnh vực qua các giai đoạn, bên cạnh đó còn có phương pháp so sánh, phương pháp định lượng - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành như: Phương pháp nghiên cứu của Quan hệ Quốc tế: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, dự báo khoa học trong Quan hệ Quốc tế. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 là một đề tài mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Thứ nhất; Đây là một đề tài còn ít được các nhà khoa học trong nước nghiên cứu một cách đầy đủ. Vì vậy, nó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới cho học viên; Thông qua kết quả nghiên cứu nhằm thể hiện được vai trò của mối quan hệ này đối với hai bên. Đồng thời, hy vọng sẽ góp phần về mặt tư liệu cho những ai quan tâm, tìm hiểu. Thứ hai; Phục dựng lại mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 trên các lĩnh vực chủ yếu: Kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự, vấn đề Triều Tiên. Từ đó xem xét những nhân tố trong khu vực có tác động đến quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc. Thứ ba; Tác động của mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc đối với khu vực và thế giới. Thứ tư; Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có mối quan hệ ngoại giao ngày càng được mở rộng với Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc nhằm góp phần rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách ngoại giao của nước ta, để qua đó tìm ra đường lối đối ngoại phù hợp trong quan hệ đối tác chiến lược với hai nước này. VII. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được chia làm các phần sau: - Phần mở đầu - Phần nội dung: Gồm 3 chương: + Chương 1: Tổng quan về Hoa Kỳ, Hàn Quốc và mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trước năm 1991 + Chương 2: Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ năm 1991 đến 2005 + Chương 3: Những nhận định, đánh giá bước đầu về mối quan hệ Hoa Kỳ và Hàn Quốc. - Phần kết luận - Tài liệu tham khảo và phụ lục

pdf116 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Hoa Kì - Hàn Quốc từ năm 1991 đến năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vành đai khu vực. Với các đồng minh tại Đông Á, Hoa Kỳ xác định quan hệ với các đồng minh chủ chốt vẫn có tính cấp thiết và ảnh hưởng lớn đến vai trò lãnh đạo của mình trên thế giới cho dù mục tiêu ngăn chặn Cộng sản không còn. Nhật Bản sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương, cùng với Hàn Quốc, liên minh an ninh Hoa Kỳ - Hàn Quốc - Nhật Bản sẽ là trụ cột chính trong chính sách an ninh nhằm phục vụ mục tiêu lâu dài của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương là xác lập vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, duy trì hòa bình, ổn định và ngăn cản bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào nổi lên thách thức với vai trò của Hoa Kỳ. Hiện nay, nhiều nhà chiến lược Hoa Kỳ lo ngại về những biểu hiện chính trị của Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt nếu Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự thì sẽ gây ra nhiều đối kháng trong khu vực. Việc Nhật Bản tham gia ngày càng nhiều vào công việc quốc tế và xây lực lượng hải quân mạnh sẽ có thể dẫn đến xung đột về an ninh. Trong tương lai, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ và quan hệ song phương với hai nước này vẫn tốt đẹp. Những lợi ích chiến lược lâu dài trong việc duy trì liên minh an ninh Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là nhân tố quyết định chiều hướng chính sách của Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Nhật Bản trong những thập kỷ tiếp theo. Mục tiêu căn bản về chiến lược và chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ, nhìn về lâu dài là nhằm thiết lập trên phạm vi toàn cầu một thể chế kinh tế - chính trị do Hoa Kỳ làm trung tâm và lãnh đạo về chính trị. Nó thực hiện trên cơ sở vị trí số một không ai sánh được trên các mặt kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật. Nếu tình hình hiện nay không có gì thay đổi, trong vài ba thập kỷ tới mối quan hệ hai nước Hoa Kỳ - Hàn Quốc vẫn tiếp tục như hiện nay, sẽ không có gì thay đổi căn bản và nó sẽ tiếp tục được định hướng bởi mục tiêu chiến lược mang tính tương lai của mỗi bên. Còn Hàn Quốc, trong chiến lược đối ngoại nhìn chung đã đa dạng hóa các mối quan hệ nhưng rất coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ. Vì xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt về kinh tế, cho nên hai nước phụ thuộc nhau ngày càng nhiều. Cả Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều cần nhau để đảm bảo lợi ích của mình, Hoa Kỳ cần Hàn Quốc để làm căn cứ quân sự, thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu của mình, nhằm duy trì môi trường an ninh ổn định tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho Hoa Kỳ phát triển, vì đây là khu vực chiếm tới khoảng 40 % tổng kim ngạch buôn bán của Hoa Kỳ. Ngược lại, Hàn Quốc cần Hoa Kỳ để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh đất nước và khu vực đang còn chưa ổn định, đặc biệt là giải bài toán hạt nhân và thống nhất đất nước của bán đảo Triều Tiên. Đường lối đối ngoại trong quan hệ với Hoa Kỳ của Hàn Quốc được thể hiện trong mỗi thời kỳ nắm quyền của các vị Tổng thống. Trong lễ nhậm chức vào ngày 25 tháng 02 năm 2008, trong chính sách đối ngoại của mình, tân Tổng thống Lee Myung-bak vẫn tiếp tục khẳng định củng cố liên minh với Hoa Kỳ. Tổng thống Lee đã công bố một trong những mục tiêu chính trị đối ngoại hàng đầu của Hàn Quốc là cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và chọn Washington là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài trên cương vị là Tổng thống. Tổng thống Lee Myung-bak cam kết sẽ khôi phục lại những mối quan hệ vốn đã bị xói mòn giữa Hoa Kỳ với Hàn Quốc dưới thời của người tiền nhiệm. Thúc đẩy hợp tác an ninh, thương mại và có đường lối cứng rắn với Bắc Triều Tiên. Về triển vọng của quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc, có nhiều nhân tố chi phối mà quan trọng nhất đó là mối quan hệ giữa hai chủ thể trên bán đảo Triều Tiên. Nếu bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt, mối quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc vẫn được duy trì và giữ vững, hai bên tiếp tục hợp tác đồng thời phát triển các mối quan hệ khác một cách toàn diện hơn. Còn nếu hai miền Triều Thống nhất, Hoa Kỳ có thể vẫn là một đối tác chiến lược quan trọng hoặc là một cường quốc có tham vọng chi phối Bán đảo Triều Tiên cùng với các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc. Như vậy, căn cứ vào nhận định về chiều hướng phát triển của tình hình thế giới, các mối quan hệ quốc tế, cũng như chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, chúng ta có thể dự báo xu hướng chủ đạo của quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong những thập niên tới là tiếp tục quan hệ đồng minh chặt chẽ, vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau, dựa vào lợi ích quốc gia. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất đồng với nhau và song không ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ đồng minh của hai nước. * Tiểu kết chương 3 Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc sau chiến tranh lạnh là một mối quan hệ đồng minh chặt chẽ và tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực, có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai nước. Qua mỗi thời kỳ, Hàn Quốc luôn chú trọng đến mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Trong khoảng 6 thập kỷ qua, hai bên đã xây dựng và duy trì một hệ thống đồng minh chặt chẽ nhằm bảo đảm một cách có hiệu quả hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như toàn bộ khu vực Đông Bắc Á. Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã phát triển và điều chỉnh, khắc phục những bất đồng, đặc biệt là hệ thống điều hành để lực lượng an ninh của hai bên có thể đóng góp hiệu quả nhằm đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài và bảo vệ đất nước Hàn Quốc. Hàn Quốc được xem là vị trí trọng yếu để Hoa Kỳ duy trì và vươn tầm ảnh hưởng trong khu vực. Hoa Kỳ đã duy trì quan hệ đồng minh song phương chiến lược với Hàn Quốc nhằm đối phó với những thách thức từ phía CHDCND Triều Tiên, quan trọng hơn là Hoa Kỳ muốn nhắm tới đó là vai trò không thể thiếu của các quốc gia châu Á, đặc biệt là các đồng minh gần gũi trong chiến lược phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ tăng cường quan hệ đồng minh chiến lược với Hàn Quốc sẽ mở rộng được thị trường và tăng cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Đông Bắc Á. Trên nhiều phương diện, Hàn Quốc vẫn là đối tác không thể thiếu trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chiến lược ngoại giao của Hoa Kỳ ở Đông Bắc Á. Hàn Quốc là đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ và mối quan hệ giữa hai nước đã giúp tăng cường sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Trên danh nghĩa, Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh, kể từ khi cuộc chiến năm 1950-1953 kết thúc bằng thỏa thuận ngừng bắn mà chưa có hiệp định hòa bình và hiện đang có một đội quân lớn của Hoa Kỳ đóng tại Hàn Quốc để bảo vệ nước này khỏi các mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Trong cuộc gặp giữa hai Tổng thống Lee Myung-bak và B. Obama năm 2009, hai nhà lãnh đạo đã đi đến tuyên bố chung, cam kết nâng tầm liên minh song phương Hoa Kỳ và Hàn Quốc thành quan hệ đối tác chiến luợc toàn diện để giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới. Hoa Kỳ – Hàn Quốc đang đề xuất kênh hợp tác cấp cao về những phương án phát triển mối quan hệ đồng minh chiến lược hướng tới tương lai trên cơ sở giá trị và lợi ích chung, như tổ chức Hội đàm 2-2 giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng. Trong tương lai, quan hệ đồng minh song phương giữa Hoa Kỳ - Hàn Quốc vẫn được duy trì ổn định, tiếp tục tồn tại và phát huy vai trò của nó. Vấn đề là hai bên cần phối hợp với nhau chặt chẽ để tăng cường quan hệ đồng minh về an ninh và lợi ích trong môi trường an ninh mới, thực hiện các phương châm hành động theo chiều hướng giảm thiểu xung đột và hiểu lầm trên bán đảo Triều tiên cũng như trong khu vực lân cận. Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều có nhu cầu ở trong nước và trên trường quốc tế đối với việc tăng cường quan hệ đồng minh. Hai nước đã thông quan quan hệ đồng minh để tăng thêm sự ràng buộc lẫn nhau, những thay đổi trong môi trường quốc tế khiến hai nước ngày càng chịu những đe dọa ngày càng nghiêm trọng, như vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, vấn đề Đài Loan, khủng bố, ô nhiễm môi trường, tranh giành nguồn tài nguyên, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, mối đe dọa từ các nước có thù địch cũng không ngoại lệ. Được sự giúp đỡ của đồng minh, Hoa Kỳ đã giành thắng lợi trong chiến tranh lạnh và kéo dài được địa vị bá chủ của mình. Việc tăng cường quan hệ đồng minh Hoa Kỳ – Hàn Quốc có phần ảnh hưởng đến hợp tác và liên kết khu vực Đông Á, liên minh Hoa Kỳ - Hàn Quốc nhấn mạnh đến hợp tác an ninh quân sự, còn liên kết khu vực lại chú trọng đến hợp tác kinh tế. Sự tăng cường mối quan hệ đồng minh của hai nước trong lịch sử đã đi ngược lại trào lưu lịch sử phát triển hòa bình, như hai nước đều tham chiến ở Việt Nam. Ngày nay, nhân tố Trung Quốc trỗi dậy cũng là nguyên nhân làm cho liên minh được tăng cường nhưng sự tăng cường đó cũng là một thách thức đối với sự phát triển của Trung Quốc. KẾT LUẬN 1. Năm 1948, Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập và cũng trong thời gian này bắt đầu có quan hệ chính thức với Hoa Kỳ. Hai thập niên sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Hàn Quốc chưa gây được sự chú ý của thế giới. Đến những năm 1970, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đã đưa vị thế của Hàn Quốc lên một tầm cao trên thế giới, đến nay Hàn Quốc được thế giới biết đến như một quốc gia công nghiệp phát triển. Sự thành công của Hàn Quốc trước hết là do có sự lựa chọn chiến lược phát triển thích hợp, tận dụng mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, nhưng nhân tố góp phần rất quan trọng để tạo ra cú hích cho sự cất cánh của Hàn Quốc trong lịch sử cũng như thời gian qua là sự trợ giúp từ Hoa Kỳ về các mặt như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao… Về phía Hoa Kỳ cũng muốn đạt được mục đích chiến lược toàn cầu của mình, muốn biến Hàn Quốc thành đồng minh gần gũi, bảo vệ quyền lợi của mình tại khu vực và làm bàn đạp để mở rộng ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của Hoa Kỳ trong sự phát triển của đất nước, Hàn Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại hợp tác chặt chẽ, toàn diện với Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Hàn Quốc vẫn sử dụng chiếc ô hạt nhân nhằm duy trì cân bằng chiến lược, đặc biệt là trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Sử dụng chiếc ô hạt nhân sẽ làm cho Hàn Quốc có điều kiện tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, giảm ngân sách quốc phòng, đồng thời tạo ra thượng phong trong các cuộc đàm phán song phương với CHDCND Triều Tiên, củng cố hơn mối quan hệ với Hoa Kỳ. 2. Quyền lợi của Hoa Kỳ tại Hàn Quốc liên quan đến an ninh, kinh tế và mối quan tâm chính trị. Căn cứ vào tiềm năng của mỗi nước và thực trạng quan hệ hiện nay, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ quốc tế và đời sống chính trị tại khu vực Đông Bắc Á. Về chính trị, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước thường thăm viếng lẫn nhau, về quan hệ an ninh - quân sự tiếp tục được củng cố và phát triển, về kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ… ngày càng đạt được nhiều thành tựu. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là mối quan hệ khá đặc thù trong quan hệ quốc tế trong hơn 60 năm qua (tính từ năm 1948). Trước chiến tranh lạnh là mối quan hệ lệ thuộc một chiều, sau chiến tranh lạnh, mối quan hệ tiếp tục được duy trì nhưng khác so với trước, đó là ngày càng bình đẳng và Hàn Quốc muốn tự khẳng định mình hơn. Hàn Quốc vẫn dựa vào Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh phục vụ phát triển kinh tế, nhưng mối quan hệ của hai nước mang đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đó là đó là vừa mâu thuẫn và vừa cạnh tranh với nhau. Nhìn chung, hai nước thuận về an ninh chính trị nhưng lại nghịch về kinh tế, hai nước vừa là đồng minh vừa là đối thủ của nhau, kinh tế Hàn Quốc càng lớn mạnh và cũng trở thành đối tác kinh tế lớn của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, liên minh an ninh với Hàn Quốc đem lại nhiều lợi ích chiến lược lâu dài đối với Hoa Kỳ tại khu vực như kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc; Giải quyết vấn đề Đài Loan, hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. 3. Trước chiến tranh lạnh, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trải qua nhiều giai đoạn từ viện trợ một chiều đến quan hệ buôn bán bình đẳng hơn và vận mệnh Hàn Quốc gắn chặt với Hoa Kỳ. Sau chiến tranh lạnh, khi tình hình khu vực và quốc tế thay đổi, mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt hơn, chủ yếu là về an ninh chính trị và kinh tế thương mại. Cả hai nước đều khẳng định lại tầm quan trọng mối quan hệ liên minh của mình. Do ở vào một vị trí đặc biệt trong khu vực, quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc phát triển ổn định, chắc chắn nó sẽ góp phần quyết định cho hòa bình và thịnh vượng đối với khu vực đang có nhiều tiềm ẩn bất ổn này. Hàn Quốc gần như không thể tự vươn lên thành một nước công nghiệp phát triển nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ, mỗi thời kỳ khác nhau, Hàn Quốc đều nhận được sự chở che từ đồng minh thân cận nhất của mình. Việc mở rộng quân sự của Seoul cũng có cơ sở mạnh mẽ từ sự hiện diện liên tục của quân đội Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc vẫn rất coi trọng với Hoa Kỳ, tuy vậy, mối quan hệ đồng minh của hai nước đang dần thay đổi. Hoa Kỳ là quốc gia quan trọng nhưng các quốc gia khác ở xung quanh có quan hệ với bán đảo Triều Tiên cũng quan trọng như vậy. Đặc biệt ảnh hưởng của Trung Quốc với bán đảo đang tăng lên, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Hàn cũng ngày càng mật thiết. Trung Quốc đang thay thế Hoa Kỳ là đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc. Trong bối cảnh như vậy, khi quan hệ với bốn cường quốc xung quanh nếu Hàn Quốc chỉ chú trọng quan hệ với Hoa Kỳ thì sẽ là một điều bất lợi cho mình. 4. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc được xây dựng trên một nền tảng an ninh vững chắc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đây là mối quan hệ khá chặt chẽ trong mọi lĩnh vực, mặc dầu có xung đột về kinh tế nhưng hợp tác an ninh quân sự luôn được đặt lên hàng đầu. Hai nước cùng quan tâm đến tầm quan trọng của các vấn đề an ninh, đều có mong muốn xây dựng quan hệ đồng minh an ninh toàn diện trong khu vực dựa trên nền tảng những giá trị chung về dân chủ và kinh tế thị trường, cùng xem xét vấn đề bán đảo Triều Tiên và tạo điều kiện cho hòa bình và thịnh vượng ở Đông Á. Đối thoại chính trị cấp cao và các cuộc thăm viếng lẫn nhau trên nhiều cấp độ, trong đó có các chuyến thăm của ngoại trưởng hai nước, các cơ quan chính phủ, cơ quan lập pháp và tư pháp cũng được tích cực đẩy mạnh. Trong vài thập niên tới, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất, để duy trì vị thế đó, Hoa Kỳ tiếp tục cần duy trì quan hệ đồng minh với nhiều nước, trong đó có Hàn Quốc. Trong tương lai hai nước sẽ chuyển đổi từ quan hệ đồng minh về chính trị và quân sự sang quan hệ an ninh chiến lược toàn diện nhằm đối phó tốt hơn với môi trường chiến lược mới. 5. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực, nó vẫn là một mối quan hệ đồng minh chặt chẽ. Trong thời gian qua, liên minh này đã đạt được những thành tựu nhất định như việc ngăn chặn sự tấn công quân sự từ Bắc Triều Tiên, tạo ra một môi trường ổn định cho sự phát triển năng động về kinh tế, văn hóa và củng cố nền dân chủ của Hàn Quốc. Thế giới sau chiến tranh lạnh tồn tại thế trận nhất siêu nhiều cường và sẽ duy trì trong một thời gian tương đối dài. Bên cạnh đó lại xuất hiện xu thế nổi trội là hòa bình và phát triển, các nước lớn chuyển sang hòa hoãn, trong tương lai hầu như sẽ không có chiến tranh tổng lực, nguyên nhân là do thế giới đã chuyển sang xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ. Vì vậy, triển vọng của mối quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc trong tương lai cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình thế giới, khu vực, chính sách của chính quyền mỗi bên trong việc giải quyết các vấn đề song phương. Nhưng vẫn theo xu thế của thời đại, đó là hòa bình, hợp tác, phát triển và mối quan hệ hai nước vẫn sẽ diễn ra tốt đẹp, không có nhiều thay đổi lớn trong vài thập niên tới. Quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc là cặp quan hệ ảnh hưởng lớn đến khu vực và thế giới, góp phần quan trọng cho sự ổn định và phát triển của khu vực trong tương lai. Đối với Việt Nam, chúng ta cần nắm bắt bắt những chuyển biến của mối quan hệ này để từ đó đề ra đường lối thích hợp cho sự ổn định và phát triển của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt 1. Anđrew C.Nahm (2005), Lịch sử & văn hóa Bán đảo Triều Tiên, NXB Văn hóa Thông tin. 2. Hoàng Anh (1996), “Chiến lược của Mỹ đối với Châu Á – Thái Bình Dương từ nay đến năm 2000 và đầu thế kỷ 21”, Nghiên cứu Quốc tế số 13, tr. 22 - 24. 3. Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ (2005), “Liên minh an ninh chính trị giữa Hàn Quốc và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 4, tr. 61 – 73. 4. Lê Văn Anh – Bùi Thị Kim Huệ (2007), “Quan hệ viện trợ, đầu tư phát triển giữa Mỹ và Hàn Quốc giai đoạn 1948 – 1979”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 1, tr. 48 – 57. 5. Trần Vĩnh Bảo (2006), Du lịch và Du học Hàn Quốc, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Vương Phương Bình (2004), “Lại bàn về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Quốc tế số 59, tr. 20 – 29. 7. Ngô Xuân Bình – Phạm Quý Long ( Đồng chủ biên) ( 2000), Hàn Quốc trên đường phát triển, NXB Thống Kê, Hà Nội. 8. Ngô Xuân Bình - Phạm Quý Long ( Chủ biên) (2006), Về một số vấn đề sau thống nhất của Bán đảo Triều Tiên, góc nhìn từ Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9. Ngô Xuân Bình (2003), “Hướng tới một cộng đồng kinh tế Đông Á phát triển bền vững”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1, tr. 6 – 16. 10. Bộ Ngoại Giao – Vụ Châu Á 1 (1999), Vấn đề thống nhất Bán đảo Triều Tiên, Hà Nội. 11. Byung Nak Song (2002), Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, NXB Thống Kê, Hà Nội. 12. Trần Hữu Cát (2003), “Ý đồ thiết lập trật tự thế giới của Mỹ sau sự kiện 11 – 9 – 2001”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 8, tr. 32 - 37. 13. Thạch Cần (2003), “Hợp tác quốc tế về KH & CN của Hàn Quốc”, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 2, tr. 46 – 47. 14. An Châu - Trung Vinh (2007), Đất nước Hàn Quốc, NXB Từ điển Bách khoa. 15. Cho Soon (Trần Cao Bội Ngọc dịch) (2001), Sự năng động của nền kinh tế Hàn Quốc, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 16. Lý Xuân Chung (2000), “Quan hệ Nam – Bắc Hàn triển vọng tốt đẹp trong buổi giao thời thế kỷ”, Nghiên cứu Nhật Bản số 6, tr. 51 – 56. 17. Lý Thực Cốc (2002), Mỹ thay đổi lớn trong chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Dung (2002), “Những biện pháp khẩn cấp để bảo vệ kinh tế Hàn Quốc trước ảnh hưởng kinh tế Mỹ”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1, tr. 76 – 77. 19. Đồng Đức – Đỗ Dũng (2006), “Mấy vấn đề điều chỉnh chiến lược quân sự của chính quyền Mỹ hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc phòng toàn dân số1, tr. 55 - 57. 20. Đồng Đức – Đỗ Dũng (2006), “Mấy nét về chiến lược an ninh quốc gia và đối ngoại của chính quyền Mỹ hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc phòng toàn dân số 5, tr. 56 - 58. 21. Ezra F. Vogel (1994), Bốn con rồng nhỏ - Trào lưu công nghiệp hóa ở Đông Á, NXB Thống Kê. 22. Nguyễn Giáp – Phan Dân (2002), “Phác họa những nét cơ bản trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2. 23. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên) (2009), Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau Chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. PGS. TS Nguyễn Hoàng Giáp, TS. Nguyễn Thị Quế, Ths. Nguyễn Thị Lệ (2007), Chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ với Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 25. Thu Hà (2007), “FTA Hàn Quốc – Hoa Kỳ: Kết thúc vòng đàm phán cuối cùng”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 4, tr. 3 – 4. 26. Võ Thanh Hải (2000), “Các biện pháp kinh tế chủ yếu của chính phủ Hàn Quốc cho quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Nhật Bản số 5, tr. 48 – 54. 27. Võ Thanh Hải (2001), “Đầu tư trực tiếp ngoài vào Hàn Quốc trong những năm cuối thập kỷ 90”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6, tr. 68 - 76. 28. Nguyễn Thanh Hiền (2005), “Tìm hiểu một số quan hệ chính trị cơ bản chi phối khu vực Đông Bắc Á”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 4, tr. 20 – 27. 29. Hoàng Văn Hiển (2001), “Tình hình kinh tế - xã hội của Hàn Quốc trong giai đoạn tái kiến thiết đất nước (1953-1960)”, Nghiên cứu lịch sử số 2, tr. 58 – 65. 30. Hoàng Văn Hiển (2001), “Nhân tố Nhật Bản trong sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc (1961- 1993)”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 5, tr. 65 - 70. 31. Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc (1961 – 1993 ) và kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Hoàng Văn Hiển – Dương Quang Hiệp (2001), “Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948 – 1979)”, Nghiên cứu Nhật Bản số 2, tr. 50 - 54. 33. Vũ Đăng Hinh (1997), “Quan hệ kinh tế Mỹ - Hàn Quốc từ những năm 1950 đến những năm 1970”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số 6, tr. 7 - 17. 34. Vũ Đăng Hinh (1996), Hàn Quốc nền công nghiệp trẻ trỗi dậy, NXB Khoa học Xã hội. 35. Vũ Đăng Hinh (2004), Nước Mỹ - Vấn đề, sự kiện và tác động, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 36. Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình (1999), Hàn Quốc trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thống kê Hà Nội. 37. Howard Cincotta (2007), Khái quát về lịch sử nước Mỹ, NXB Thanh Niên. 38. Lê Phụng Hoàng (2005), Lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối Chiến tranh lạnh (1945 – 1991) (Lưu hành nội bộ), Khoa Lịch Sử - Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. 39. Hà Văn Hôi (2004), Chính sách thương mại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm 1990, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện kinh tế và Chính trị Thế giới. 40. Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề về lịch sử Châu Á và Lịch sử Việt Nam, một cách nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 41. Bùi Thị Kim Huệ (2007), “Tổng quan về quan hệ Hàn – Mỹ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 6, tr. 11 – 21. 42. Nguyễn Ngọc Hùng (2008), “Triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3, tr. 28 – 34. 43. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga – Mỹ sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Thái Yên Hương (2001), “Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 38, tr.13 - 23. 45. Jason T. Shaplen và James Laney (2008), “Sự suy yếu quyền lực của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 4, tr. 20 – 32. 46. Nguyễn Khánh (1961), Chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, NXB Sự Thật, Hà Nội. 47. Đinh Nguyên Khiêm (1991), “Nam Triều Tiên một mô hình phát triển”, Quan hệ Quốc tế số 18, tr. 12 - 13. 48. Trần Bá Khoa (2000), Những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 49. Trần Bá Khoa (2004), “An ninh trên bán đảo Triều Tiên và chiến lược quốc phòng mới của Hàn Quốc”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 2, tr. 20 – 25. 50. Trần Bá Khoa (2006), “An ninh Đông Bắc Á: Biến động, thách thức và triển vọng”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1, tr. 17 – 22. 51. Ku Baik Lee (Lê Anh Minh dịch) (2002), Korea xưa và nay - Lịch sử Hàn Quốc Tân biên, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 52. Lê Linh Lan (2004), Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia. 53. TS. Hoa Hữu Lân (2002), Hàn Quốc câu chuyện kinh tế về một con rồng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 54. Nguyễn Kim Lân (2002), “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Mỹ tác động đến an ninh Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương”, Nghiên cứu Quốc tế số 46, tr. 56 - 60. 55. ThS. Thái Văn Long (2003), “Động thái mới trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 3, tr. 14 – 16. 56. Nguyễn Đình Luân (2003), “Tìm hiểu lô gíc địa - chính trị trong chiến lược đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Quốc tế số 50, tr. 25 – 37. 57. Hoa Lý (2008), “Củng cố quan hệ Hàn Quốc – Mỹ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 4, tr. 3 – 4. 58. Lưu Thanh Mai (2002), “Tìm hiểu hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ của Hàn Quốc”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 6, tr. 66 – 73. 59. Lê Văn Mỹ (2007), “Vai trò của Trung Quốc và Mỹ với việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 3, tr. 28 – 34. 60. Phan Doãn Nam, “Cuộc hòa giải trên bán đảo Triều Tiên”, Nghiên cứu Quốc tế số 34, tr. 25 – 29. 61. Phan Doãn Nam (2004), “Những xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay và 15 – 20 năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 27, tr. 21-28. 62. Phan Doãn Nam (2002), “Quan hệ giữa các nước lớn sau chiến tranh lạnh”, Nghiên cứu Quốc tế số 4, tr. 17 – 28. 63. Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược (2004), Hướng tới kinh tế cộng đồng Đông Á, NXB Thế giới, Hà Nội. 64. Hải Ngọc (2007), “Một số thỏa thuận chủ yếu của Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc – Hoa Kỳ”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5, tr. 72 – 73. 65. GS. TS Dương Xuân Ngọc – TS. Lưu Văn An (2008), Giáo trình quan hệ chính trị quốc tế, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 66. Pak Kang Choo (2009), “Những thành tựu và ý nghĩa của hội nghị thượng đỉnh Hàn – Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 11, tr. 3-4. 67. Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 68. Rob Bowden (2007), Các nước trên thế giới: Hàn Quốc, NXB Thế giới. 69. Phạm Minh Sơn (Chủ biên) (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 70. Nguyễn Vĩnh Sơn (2006), Tìm hiểu Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu và Phổ biến Tri thức Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 71. PGS. TS Nguyễn Xuân Sơn – TS Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu TK XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 72. Võ Hải Thanh (1999), “Quan hệ kinh tế của Hàn Quốc với Nhật Bản và Mỹ trong những năm gần đây”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế giới số 5. 73. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo Dục. 74. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Tình hình Bán đảo Triều Tiên” Tài liệu tham khảo đặc biệt số 60 ngày 17/3, tr. 3 - 10. 75. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Dư luận về cuộc gặp cấp cao Mỹ - Hàn” Tài liệu tham khảo đặc biệt số 65 ngày 23/3, tr. 1-4. 76. Thông tấn xã Việt Nam (2001), “Sự rạn nứt trong quan hệ Mỹ - Hàn”, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 72 ngày 31/3, tr. 8-11. 77. Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 7 – 14. 78. Thông tấn xã Việt Nam (2003), “Quan điểm của Roh Moo-hyun là giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 1 – 4. 79. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Mối quan hệ vừa yêu vừa ghét giữa Hàn Quốc và Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, tr. 13 – 17 80. Thông tấn xã Việt Nam (2004), “Chiến lược khu vực Đông Bắc Á của Mỹ và Nhật Bản và vấn đề bán đảo Triều Tiên”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 9/11, tr. 12 – 18. 81. Thông tấn xã Việt Nam (2005), “Về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Hàn Quốc” Tài liệu tham khảo đặc biệt số 132 ngày 11/6, tr. 4 - 6. 82. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Hàn Quốc với chiến lược thoát Mỹ, nhập Á”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 16/1, tr. 17 – 21. 83. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Động lực, hiện trạng, triển vọng của việc điều chỉnh liên minh Mỹ – Hàn Quốc”, Tin tham khảo chủ nhật ngày 19/2, tr. 1 – 13. 84. Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Hàn Quốc – Mỹ quan hệ rạn nứt”, Tài liệu tham khảo số 1. 85. Lê Bá Thuyên (1994), Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay, Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 86. Lê Bá Thuyên (1996), “Tăng cường liên minh về an ninh cho thế kỷ 21: Cuộc đi Đông Bắc Á của Tổng thống Clintơn”, Việt Nam và Đông Bắc Á ngày nay số 1, tr. 16 – 17. 87. Hoàng Anh Tuấn (2003), “Quan hệ an ninh Mỹ - Đông Bắc Á hai năm sau vụ khủng bố 11 – 9 – 2001”, Nghiên cứu Quốc tế số 4, tr. 57 – 67. 88. Chúc Bá Tuyên (2009), “Tại sao CHDCND Triều Tiên sản xuất vũ khí hạt nhân – Triển vọng giải quyết khủng hoảng hiện nay”, Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5, tr. 48 – 56. 89. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Hàn Quốc, Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc (2005), Niên giám nghiên cứu Hàn Quốc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 90. Phạm Ngọc Uyển – Nguyễn Thu Hương (2004), “Vấn đề khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên – Triển vọng giải quyết”, Nghiên cứu Quốc tế số 3, tr. 55 – 66. 91. “Quan hệ thương mại Mỹ - Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, ngày 09/01/1997, tr. 17. 92. “Các công ty Mỹ mở rộng hoạt động ở Hàn Quốc”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 30, ngày 01/08/1996, tr. 19. B. Tiếng Anh 93. David C. Kang, US Policy to North Korea and the Relationship between South and North Korea, www.sejong.org/Pub_st/PUB_ST_DATA/kst002-12.pdf 94. Edwin J. Feulner, Ph.D (2010), The Status of the U.S.–Korea Relationship in 2010, No. 1144, Delivered January 12, www.heritage.org/Research /AsiaandthePacific/hl1144.cfm. 95. Gi – Wook Shin and Paul Y. Chang (2004), “The politics of nationalism in U.S – Korean relation”, Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 119-145. 96. Katharine Moon (2004), “South Korea – U.S Relations”, Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 39-61. 97. Kerry Dumbaugh (coordinator), Richard Cronin, Larry Niksch (2002), President Bush’s 2002 State Visits in Asia: Implications, www.fpc.state.gov /documents/organization/9185.pdf 98. Larry A. Niksch (2002), Korea: U.S.-South Korean Relations-Issues for Congress, Updated April 3, www.fpc.state.gov/documents/organization /9569.pdf 99. Larry A. Niksch (2008), Korea-U.S. Relations: Issues for Congress, Updated July 25, www.fas.org/sgp/crs/row/RL33567.pdf 100. Mark E. Manyin (2002), South Korea-U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects, Updated August 16, www.nautilus .org/.../southkorea/CRSRL30566_ROKUSEconomicRelations.pdf 101. Mark E. Manyin (2004), South Korea-U.S. Economic Relations: Cooperation, Friction, and Future Prospects, Updated July 1, www.fas.org /man /crs/RL30566.pdf 102. Martin Hart-Landberg (2004), “The South Korean Economy and U.S Policy”, Asian Perspective, Vol. 28, No. 4, pp. 89-117. 103. Nae-Young Lee (2005), Changing South Korean Public Opinion on the US and the ROK - US Alliance, www.eai.or.kr/data/bbs/eng_report /2009051216194514.pdf 104. Norman D. Levin (2004), Do the ties still bind?: the U.S.-ROK security relationship after 9/11, www.rand.org/pubs/monographs/2004/RAND_ MG115.pdf 105. Park Pong-shik (1967), “The Korean War 1950 – 1953”, Korean Journal, Vol 7 - No 7, p. 15 – 20. 106. Shanon McCune (1962), “The United States and Korea”, The United States and Far East, The American Assembly Columbia University, Prentice - Hall, Inc, p 74 – 97. 107. South Korea under U.S occupation (1958), Foreign Languages Pulishing House Pyongyang. 108. The United States-South Korea FTA: The Foreign Policy Implications Page 1 of 2, C. Trang web 109. 110. 111. 112. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bản đồ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Quốc kỳ Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ Quốc kỳ Hàn Quốc Bản đồ Hàn Quốc Phụ lục 2. Một số hình ảnh về quan hệ Hoa Kỳ - Hàn Quốc Bản đồ căn cứ quân sự và huấn luyện của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Hàn Quốc công bố tháng 4/2009 Nguồn: www.dantri.com.vn Tổng thống B. Clinton (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam năm 1995 trong lễ kỷ niệm cuộc chiến tranh Triều Tiên Tổng thống Hoa Kỳ George Bush (cha) (phải ) và Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae Woo Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (trái) bắt tay cùng Tổng thống Hàn Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Seoul ngày 20/02/2002 Tổng thống Kim Dae-jung (trái) và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tại một cuộc họp báo chung ở Nhà Trắng vào ngày 9-6-1998. Ảnh:Xinhua/Reuters Tổng thống Roh Moo-hyun và Tổng thống George W. Bush (phải) trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh:AP Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush (trái) gặp Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tại diễn đàn APEC vào ngày 22 tháng 11 năm 2008 tại Lima, Peru, Ảnh : Reuters Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (trái) vui vẻ cùng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Susan Schwab. Ảnh: Reuters. Phái đoàn Hoa Kỳ (trái) và Hàn Quốc khởi động đàm phán FTA tại Seoul tháng 7 năm 2006 Ảnh: Reuters Tổng thống Hoa Kỳ B. Obama (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong cuộc gặp và trả lời phỏng vấn báo chí tại Vườn Hồng - Nhà Trắng. Ảnh: Reuters Tổng thống Lee Myung-bak (phải) bắt tay với Bộ trưởng Rice trong cuộc họp tại Seoul ngày 25 tháng 2 năm 2008 Ảnh: Reuters Lính Mỹ tiến vào khu vực xung đột trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nguồn: www.dantri.com.vn Căn cứ quân sự Osan của Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Nguồn: www.dantri.com.vn Phụ lục 3. Bảng 1: Buôn bán Hoa Kỳ - Hàn Quốc từ 1961-1980 Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân buôn bán Đoàn xe quân sự Hoa Kỳ rời trụ sở chỉ huy ở Seoul và đi ngang qua đoàn biểu tình của người dân Hàn Quốc phản đối cuộc tập trận. Ảnh: AFP. Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối việc nhập khẩu thịt bò Mỹ và FTA ký với Hoa Kỳ Ảnh: Reuters Binh lính Hoa Kỳ và Hàn Quốc tập trận gần vùng phi quân sự - Ảnh: AFP Các nhà hoạt động hô vang các khẩu hiệu phản đối tập trận giữa Hoa Kỳ-Hàn Quốc trước Trung tâm chỉ huy chiến tranh Hàn Quốc ở Seongnam, phía nam Seoul . Ảnh: Reuters Sinh viên Hàn Quốc biểu tình phản đối tổng thống Hoa Kỳ tại Seoul, ngày 05/08/2008. Ảnh: Reuters Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối chiến dịch tái triển khai quân đội Hoa Kỳ Nguồn: www.dantri.com.vn Giá trị (triệu đô la) % tỷ phần Giá trị (triệu đô la) % tỷ phần (triệu đô la) 1961 6,9 16,6 143,3 45,4 - 136,5 1962 12,0 21,9 220,3 52,2 - 208,3 1963 24,3 28,0 284,1 50,7 -259,8 1964 36,6 30,7 202,1 50,5 -165,5 1965 61,7 35,2 182,3 39,3 -120,6 1966 95,8 38,3 253,7 35,4 -175,9 1967 137,4 42,9 305,2 30,6 -167,8 1968 237,0 52,0 449,0 30,7 -212,0 1969 315,7 50,7 530,2 29,1 -214,5 1970 395,2 47,3 584,8 29,5 -189,6 1971 531,8 49,8 678,3 29,3 -146,5 1972 759,0 46,7 647,2 25,7 +111,8 1973 1.021,2 31,7 1.201,9 28,3 -180,7 1974 1.492,1 33,5 1.700,8 24,8 -208,7 1975 1.536,3 30,2 1.881,1 25,9 -344,8 1976 2.492,5 32,3 1.962,9 22,4 529,6 1977 3.118,6 31,0 2.447,4 22,6 671,2 1978 4.058,3 31,9 3.043,0 20,3 1.015,3 1979 4.373,9 29,1 4.602,6 22,6 -228,7 1980 4.606,6 26,3 4.890,0 21,9 -283,4 Nguồn: Korean Office of Customs Administration [33, 12] Bảng 2: Tỷ lệ xuất khẩu của Hàn Quốc tới Trung Quốc, Hồng Kông và Hoa Kỳ từ năm 1992 đến 2003 Đơn vị: % Năm Tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc Tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông Tỷ lệ xuất khẩu sang Hoa Kỳ 1992 3.46 11.17 23.61 1993 6.26 14.08 22.06 1994 6.46 14.81 21.41 1995 7.31 15.85 19.31 1996 8.77 17.35 16.71 1997 9.96 18.58 15.88 1998 9.02 16.03 17.24 1999 9.52 15.82 20.51 2000 10.71 16.93 21.83 2001 12.09 18.37 20.75 2002 14.62 20.86 20.18 2003 18.11 25.68 17.66 Nguồn: Korea International Trade Association [102, 96] Phụ lục 4. * Bài phát biểu của Tổng thống Kim Dae Jung và Tổng thống Bush Phát biểu của Tổng thống Kim Dae Jung tại cuộc họp báo chung Hoa Kỳ – Hàn Quốc tại Seoul tháng 2 năm 2002 - Quan hệ đồng minh Hàn Quốc – Mỹ: Trong cuộc hội đàm hôm nay, tôi và Tổng thống Bush cùng cho rằng quan hệ Hàn Quốc – Mỹ không chỉ cần thiết cho sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên mà còn cần thiết cho sự ổn định của khu vực Đông Bắc Á. Hai chúng tôi hài lòng thấy rằng quan hệ đồng minh hai nước không giới hạn ở việc hợp tác trong vấn đề an ninh mà quan hệ hợp tác đã mở rộng, phát triển sang tất cả lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao. - Vấn đề chống khủng bố: Tôi và Tổng thống Bush đã tiến hành trao đổi ý kiến sâu rộng về tình hình cuộc chiến chống khủng bố sau vụ khủng bố 11/9 và phương tiến hành sau này. Tôi đánh giá cao việc cuộc chiến chống khủng bố giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo tài tình của Tổng thống Bush và bày tỏ rằng Hàn Quốc, với tư cách là một nước đồng minh, sẽ hết sức ủng hộ và hợp tác trong khả năng của mình. - Vấn đề Bắc Triều Tiên: Tôi và Tổng thống Bush đồng ý hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ trong chính sách đối với Bắc Triều Tiên trên cơ sở những mục tiêu và chiến lược đã nhất trí. Tôi đánh giá cao việc Tổng thống Bush nhấn mạnh lập trường ủng hộ tích cực chính sách của chúng tôi đối với CHDCND Triều Tiên và bày tỏ Mỹ sẳn sàng thương lượng không điều kiện với Bình Nhưỡng. - Vấn đề WMD và tên lửa: Tôi và Tổng thống Bush đã thảo luận nghiêm túc nguy cơ phổ biến WMD, bao gồm khả năng các phần tử khủng bố có các loại vũ khí này và những cố gắng chống phổ biến WMD trên quy mô toàn thế giới mà Mỹ đang tiến hành nhằm ngăn chặn nguy cơ nói trên. Liên quan đến vấn đề này, hai chúng tôi cho rằng vấn đề WMD và tên lửa của Bắc Triều Tiên cần phải được giải quyết sớm thông qua thương lượng. Tôi và Tổng thống Bush nhất trí hai nước Hàn Quốc và Mỹ sẽ cùng nỗ lực để đạt được mục tiêu này. - Vấn đề kinh tế – thương mại: Tôi và Tổng thống Bush cùng cho rằng tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước là rất quan trọng vì lợi ích quốc gia của hai nước. Chúng tôi cũng nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác tại các diễn đàn đa phương, bao gồm quá trình thảo luận “Chương trình nghi sự phát triển Doha” của WTO. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 8 – 9. Phát biểu của Tổng thống Bush tại cuộc họp báo ở Seoul tháng 2 năm 2002 Tôi và Ngài Tổng thống Kim Tê Chung đã có một cuộc gặp rất hữu ích. Chúng tôi đã trao đổi và thảo luận thẳng thắn, sâu sắc mọi vấn đề. Đã nhiều lần tôi nhận thấy trong thế giới ngoại giao người ta muốn che đậy những vấn đề trục trặc. Họ không muốn dành nhiều thời gian để thực sự hiểu rõ quan điểm của nhau. Do quan hệ bạn bè và tình hữu nghị giữa hai nước, tôi và Ngài đã trao đổi rất tích cực và thẳng thắn. Tôi được phép nói điều này vì quan hệ thân thiện Mỹ/Hàn Quốc đã có lịch sử 50 năm. Trong quá trình đó chúng ta đã chứng kiến và cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh. Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ giải quyết được các vấn đề tồn tại trong 50 năm qua trên tinh thần hợp tác và cởi mở. Tôi hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ thân thiện Mỹ/Hàn Quốc và chúng tôi cam kết bảo vệ vững chắc an ninh của Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ tôn trọng những cam kết của mình. Không thể có một sai lầm nào đối với nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên. Thưa ngài Tổng thống, đây là một cam kết sống còn không ai có thể nghi ngờ đối với hai nước chúng ta. Một vấn đề quan trọng khác là hai nước chúng ta tiếp tục hoạt động thương mại với nhau. Chúng ta cũng cần thảo luận các biện pháp đảm bảo hoạt động thương mại giữa hai nước cởi mở và công bằng hơn. Tôi rất ấn tượng về khối lượng vốn đầu tư vào Hàn Quốc trong 4 năm qua. Đây chính là điều chứng thực cho một quốc gia nắm được cách mở của thị trường và tự do hóa. Tôi đảm bảo với ngài Tổng thống rằng chúng tôi cũng đang làm mọi điều có thể được trên đất nước chúng tôi vì sự phục hồi kinh tế Mỹ. Khó có thể trở thành một đối tác thương mại tốt của nhau nếu như chúng ta không có một nền kinh tế lớn mạnh. Chúng ta bắt đầu chứng kiến những dấu hiệu của sự khôi phục sức sống mạnh liệt của nền kinh tế Mỹ. Sự phục hồi này cũng rất tốt cho các đối tác thương mại của Mỹ ở Hàn Quốc. Về chính sách đối với Bắc Triều Tiên, tôi khẳng định với Ngài Tổng thống rằng tôi ủng hộ “chính sách ánh Dương” của ngài. Tôi cảm thấy thất vọng vì Chính phủ Bắc Triều Tiên vẫn chưa chấp nhận tinh thần của “chính sách ánh Dương”. Tôi đã có những nhận xét mạnh mẽ về bản chất của chế độ Bắc Triều Tiên. Hãy cho phép tôi giải thích lý do tại sao tôi đã nhận xét như vậy. Là người yêu tự do, tôi hiểu được tầm quan trọng của tự do đối với cuộc sống con người. Tôi lo ngại về một chế độ đóng cửa và không minh bạch. Tôi lo ngại sâu sắc cho người dân Bắc Triều Tiên. Thưa ngài Tổng thống, chuyến thăm của tôi sẽ thành công tốt đẹp, vì đây là một cơ hội quý giá để tôi bày tỏ rõ ràng quan điểm với nhân dân Hàn Quốc. Chúng tôi coi trọng quan hệ thân thiện giữa hai nước. Chúng tôi đánh giá cao đất nước các bạn. Chúng ta đều có những giá trị chung và chúng ta sẽ cùng hợp tác để quan hệ thân thiện Mỹ – Hàn Quốc được thúc đẩy hơn nữa trong thế kỷ 21. Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam (2002), “Cuộc họp báo chung giữa Tổng thống Hàn Quốc và Tổng thống Mỹ”, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 27/2, tr. 10 - 12. * Toàn văn họp báo chung sau hội đàm cấp cao Hoa Kỳ – Hàn Quốc tháng 11 năm 2009 tại Seoul Tổng thống Lee Thời tiết hôm nay rất lạnh. Đến hôm qua thời tiết cũng rất lạnh nhưng Tổng thống Obama dường như đã mang đến một không khí ấm áp. Trước tiên nhân dân Hàn Quốc nhiệt liệt hoan nghênh chuyến thăm Hàn Quốc lần đầu tiên của Tổng thống Obama – người hiểu rõ về văn hóa châu Á và Hàn Quốc hơn bất cứ ai hết. Trên tinh thần tăng cường quan hệ hai nước thông qua sự tôn trọng lẫn nhau, trong thời gian qua Tổng thống Obama với khả năng lãnh đạo của mình đã làm mới nước Mỹ và hơn thế, tôi tin tưởng rằng Tổng thống còn đóng góp nhiều cho hòa bình và thịnh vượng của thế giới. 10 tháng qua, kể từ sau khi Tổng thống Obama lên nhậm chức, chúng tôi đã có 3 cuộc hội đàm cấo cao và nhiều lần gặp gỡ tại các hội nghị đa phương, và giờ đây chúng ta đã trở thành người bạn thân thiết. Đặc biệt, hôm nay chúng tôi đã có buổi đối thoại mang ý nghĩa sâu sắc hơn bất cứ lúc nào. Cùng với đó, chúng tôi đã cùng chung ý kiến duy trì quan hệ hai nước ở tầm cao nhất, thỏa thuận phương án cụ thể để tiếp tục phát triển quan hệ đó. Đồng minh Hàn – Mỹ Trước tiên, chúng tôi tái khẳng định tình hình bảo an vững mạnh Hàn – Mỹ bao gồm cả việc mở rộng “chiếc dù hạt nhân”. Hai bên thống nhất thi hành nghiêm túc tầm nhìn tương lai đồng minh đã được ký kết tại Hội đàm thượng đỉnh hồi tháng 6 vừa qua và phát triển thành quan hệ đồng minh Hàn Mỹ trở thành quan hệ đồng minh chiến lược mẫu mực trong thế kỷ 21. Với hàng loạt các nỗ lực đó, chúng tôi thống nhất vào ngày kỷ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên 25/6 năm sau, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước sẽ gặp gỡ và thảo luận về phương án cụ thể cho phát triển quan hệ đồng minh có định hướng trong tương lai. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và CHDCND Triều Tiên Tổng thống Obama và tôi cùng thỏa mãn về những hợp tác mật thiết đạt được hiện nay trong quan hệ hai nước và một lần nữa khẳng định ý chí kiên quyết đối với việc từ bỏ vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua bàn đàm phán 6 bên. Chúng tôi cùng đồng quan điểm cho rằng cần thiết có nguyên tắc nhất quán Grand Bargain trong giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cùng thống nhất sẽ thảo luận về nội dung cụ thể và phương án xúc tiến. Tôi tin rằng tương lai mà an ninh của CHDCND Triều Tiên được đảm bảo, chất lượng cuộc sống của họ được nâng cao sẽ mở ra nếu CHDCND Triều Tiên chấp thuận đề xuất của chúng tôi. Chúng tôi thống nhất sẽ thực thi những điều chỉnh thiết thực, hợp tác với các bên của bàn đàm phán 6 bên để CHDCND Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán 6 bên và tiến tới phi hạt nhân hóa. Cùng với đó, chúng tôi quan tâm tới vấn đề mang tính nhân đạo và nỗ lực để cải thiện vấn đề này. FTA Hàn – Mỹ Tổng thống Obama và tôi cùng tái khẳng định một lần nữa tầm quan trọng về kinh tế, về tính chiến lược của FTA Hàn – Mỹ và cùng nỗ lực vì tiến trình đàm phán FTA. Hội nghị thượng đỉnh G20 và các vấn đề chung trên thế giới Chúng tôi đánh giá cao thành quả của Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Pittburg và cùng thống nhất tiếp tục hợp tác để thi hành khung tăng trưởng cân bằng, bền vững. Cùng với đó, chúng tôi cũng thống nhất cùng nỗ lực cho việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G20 được diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 11/2010. Bên cạnh đó, chúng tôi đồng ý kiến cho rằng cần thiết phải có hợp tác đối phó với các vấn đề chung toàn cầu như biến đổi khí hậu, tăng trưởng Xanh, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố…Đặc biệt, tôi đánh giá cao nỗ lực của Tổng thống Obama khi ngài kêu gọi xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân, và sự tích cực đóng góp vì sự thành công của Hội nghị Thượng đỉnh về vấn đề an ninh – hạt nhân được tổ chức tại Mỹ vào tháng 4 năm sau. Lời kết Tại cuộc hội đàm cấp cao ngày hôm nay, chúng tôi đã có thảo luận một cách thẳng thắn và có cùng chung ý kiến trong nhiều vấn đề quan trọng của hai nước, tôi vô cùng vui mừng về thành quả thiết thực đã đạt được. Cùng với đó, tôi xin chúc mừng Tổng thống Obama đã kết thúc chuyến thăm châu Á một cách tốt đẹp. Một lần nữa, tôi và toàn thể nhân dân Hàn Quốc chuyển tới Tổng thống Obama và đoàn tháp tùng Tổng thống tình cảm hữu nghị nồng nhiệt nhất. Xin cảm ơn Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (www.hanquocngaynay.com) Tổng thống Obama Hôm nay tôi rất vinh dự khi được tới thăm Hàn Quốc lần đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ. Tôi xin cảm ơn Tổng thống Lee, người bạn tốt của tôi và cảm ơn toàn thể nhân dân Hàn Quốc đã chào đón tôi. Đặc biệt, tôi cũng muốn nói rằng lễ đón chính thức hôm nay quả thật là một lễ đón rất trang trọng. Tôi đã gặp Tổng thống Lee hồi tháng 6 ở Washington và cũng như Tổng thống Lee vừa nói, chúng tôi đã gặp nhau thường xuyên tại các diễn đàn đa phưong. Chúng tôi đã xây dựng tình bạn và mối quan hệ đó trở nên mật thiết hơn. Tôi cũng rất vui khi được tới thăm thành phố xinh đẹp này. Hàn Quốc vừa là người bạn gần gũi quan trọng vừa là nước đồng minh của Mỹ. Mối quan hệ thân thiết của nhân dân hai nước chúng ta được bắt đầu trên chiến trường trong cuộc chiến tranh Hàn Quốc 60 năm trước đây. Quan hệ đồng minh của chúng ta đang được xây dựng trên nền tảng sự hiểu biết và giá trị chung, điều này đã mang lại hòa bình, an ninh trong mấy chục năm qua cho bán đảo Triều Tiên và khu vực này. Và quan hệ đồng minh của chúng ta cũng đang được củng cố nhiều hơn nữa hơn bất cứ lúc nào. Kỷ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội quan trọng như thế. Nó sẽ mang lại cơ hội để chúng ta ca ngợi những quân nhân đã hy sinh, cùng nhìn lại những nguyên tắc mà chúng ta đã xây dựng và xây dựng mới mối quan hệ đồng minh trong thế kỷ 21. Một phần của quá trình này sẽ do Ngoại trưởng Clinton và Bộ trưởng Gates tiến hành thảo luận với phía Hàn Quốc để thực hiện tầm nhìn chung của chúng ta vào năm sau. Hàn Quốc đã thực hiện nhiều tầm nhìn. 60 năm sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc cũng đã phát triển rất nhiều. Và bằng chứng của sự phát triển này có thể nhìn thấy được ở chủ nghĩa dân chủ mạnh mẽ và nền kinh tế dang phát triển năng động của Hàn Quốc. Không chỉ vậy, Hàn Quốc đang dần đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế. Hàn Quốc – từ một quốc gia tiếp nhận viện trợ, chỉ trong vòng 1 thế hệ qua đã trở thành một nước viện trợ các nước khác. Nhờ năng lực lãnh đạo của Tổng thống Lee và sự dẫn dắt của các nước G20, các bạn đang phát triển rất nhiều. Tôi tự hào khi nước Mỹ vừa là bạn, vừa là đồng minh của nhân dân Hàn Quốc. Hôm nay, tôi sẽ được thăm các nam nữ quân nhân người Mỹ tại đây. Những nam nữ quân nhân Mỹ đang thể hiện ý chí của chúng tôi trong việc đảm bảo an ninh cho bán đảo Triều Tiên và chúng tôi sẽ hợp tác tích cực trong nhiều vấn đề sắp tới. Chính phủ hai nước chúng ta đang duy trì quan hệ hợp tác rất mật thiết đối với vấn đề CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Lee và tôi có chung ý kiến về phương thức tiếp cận chung trong thời gian sắp tới. Tôi cũng tái khẳng định lại rằng hai nước chúng ta sẽ cùng hợp tác trong quá trình hội đàm 6 bên và thể hiện ý trí đối với phương án giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên một cách quyết đoán và toàn diện. Với nỗ lực đó, tôi sẽ cử đại sứ tới Triều Tiên vào ngày 8/12 tới đây và bắt đầu đối thoại song phương với Triều Tiên. Thông điệp của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi sẽ tuân thủ những nhiệm vụ thông qua những điều chỉnh cụ thể để CHDCND Triều Tiên có thể quay lại bàn đàm phán, nếu Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân thì Mỹ sẽ viện trợ kinh tế và hỗ trợ Triều Tiên hòa nhập hòan toàn với cộng đồng quốc tế. Cơ hội và sự tôn trọng đó sẽ không thể đạt được bằng sự uy hiếp. Triều Tiên chỉ cần thực hiện lời hứa của mình. Hàn Quốc và Mỹ là những đối tác thương mại gần gũi. Quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ mang lại sự thịnh vượng chung. Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ này, tôi và Tổng thống Lee đã trao đổi về FTA Hàn – Mỹ. Nó sẽ có ích cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.Chúng ta sẽ cùng nhau hợp tác vì tiến trình FTA. Tôi cảm ơn khả năng lãnh đạo của Tổng thống Lee tại G20. Chúng ta đã tái thiết kinh tế thế giới thông qua G20 và sẽ duy trì tăng trưởng cân bằng hơn nữa. Với nỗ lực đó, Hàn Quốc sẽ đảm nhiệm vai trò quan trọng tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào năm sau. Chúng tôi đã trao đổi về tầm quan trọng của an ninh và quốc phòng của Afganistan và Pakistan. Và tôi cũng hoan nghênh Tổng thống Lee đã quyết định phái cử PRT tới Afganistan. Với sự đóng góp quan trọng này, sẽ làm nâng cao khả năng phát triển của Afganistan, và là điều cần thiết để đạt được mục đích của chúng ta tại Afganistan. Cuối cùng, chúng ta sẽ hợp tác về vấn đề năng lượng sạch và biến đổi khí hậu. Tôi muốn nói với Tổng thống Lee rằng mục tiêu đầy tham vọng vào năm 2020 mà Hàn Quốc tuyên bố thời gian gần đây sẽ trở thành hình mẫu cho các nước công nghiệp mới nổi; tôi và Tổng thống Lee trên nền tảng tiến trình APEC và hội nghị Bắc Kinh sẽ nỗ lực để hội nghị tại Copanhagen có kết quả tốt đẹp. Một lần nữa tôi cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của Tổng thống Lee và nhân dân Hàn Quốc. Tôi và Tổng thống Lee sẽ cùng hợp tác và tăng cường hơn nữa mối quan hệ quan trọng trong sự hiểu biết của nhân dân hai nước. Tôi rất thích văn hóa, ẩm thực và BBQ của Hàn Quốc. Vì thế tôi cũng khá mong đợi bữa tiệc sáng hôm nay. Xin chân thành cảm ơn! Nguồn: Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam (www.hanquocngaynay.com)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVLSLSTG007.pdf
Tài liệu liên quan