Luận văn Quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An

- Đào tạo cán bộ tham gia quản lí thuốc BVTV cả về chuyên môn cũng như kĩ năng quản lí. Yêu cầu tất cả cán bộ đều phải tham gia vào khoá học về Quản lí. Tạo mọi cơ hội để những cán bộ trẻ có năng lực về chuyên môn và có năng lực quản lí được tham gia vào công tác quản lí này. - Cần cấp đầy đủ kinh phí và những điều kiện, phương tiện cần thiết để khuyến khích và nâng cao hiệu quả công tác quản lí của Trạm BVTV, của Đoàn thanh tra BVTV, cũng như của những tổ khuyến nông trên địa bàn các xã. - Khuyến khích và yêu cầu chính quyền địa phương các xã không ngừng phối hợp với Trạm BVTV, Đoàn thanh tra để tham gia quản lí. Vì chính quyền địa phương có thể theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của các hộ kinh doanh thuốc cũng như các hộ nông dân trong địa bàn mình. - Tăng cường công tác quản lí phân phối thuốc BVTV bằng cách kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu các loại thuốc BVTV, hoá chất phòng dịch và các chất hữu cơ khó phân huỷ khác. Kịp thời phát hiện xử lí những trường hợp còn buôn bán và sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hàng năm, Trạm BVTV phải thường xuyên tổ chức triển khai Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật tới các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện. Chứng chỉ hành nghề là một trong các điều kiện bắt buộc để được đăng ký kinh doanh. Chứng chỉ này do Chi cục BVTV tỉnh cấp 3 năm/lần. Và yêu cầu tất cả các đơn vị kinh doanh thuốc trong huyện đều phải có. Trạm và các ban ngành liên quan cần kiểm tra và kịp thời nhắc nhở những đơn vị chưa có chứng chỉ. Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV đều phải có trình độ chuyên môn như có bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên hoặc là phải qua lớp tập huấn về thuốc BVTV ngắn hạn do Chi cục BVTV tỉnh tổ chức. Thông qua đó, Chi cục đã trang bị cho các chủ hộ kinh doanh những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV, nhất là ảnh hưởng của thuốc đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Từ đó, trong quá trình bán thuốc, chủ kinh doanh sẽ có thể đồng thời hướng dẫn người mua cách sử dụng thuốc sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu tới con người, môi trường và xã hội.

doc108 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ 4.2: Nguồn cung ứng thuốc BVTV cho các hộ điều tra b. Sử dụng thuốc đúng lúc Kết quả điều tra cho thấy, người dân trồng cây ăn quả sử dụng thuốc BVTV rất tùy tiện. Họ thường phun thuốc khi thấy có sâu, bệnh, hoặc phun theo định kỳ mặc dù có sâu bệnh hay không và gần như không quan tâm đến thời gian cách ly. Hiện tượng cây ăn quả sắp thu hoạch mà có những gia đình vẫn phun từ 3 – 5 lần thuốc trừ sâu. Điều này không chỉ ảnh hưởng không tốt tới năng suất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nông sản, sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. c. Sử dụng thuốc đúng cách Hầu hết ở các hộ được trồng cây ăn quả trên huyện Anh Sơn thì nhiệm vụ phun thuốc đều do những người khoẻ mạnh, trưởng thành thực hiện. Không có trường hợp nào là để phụ nữ có thai hoặc người đau yếu, bệnh tật đi phun thuốc. Trong số 50 hộ được điều tra thì chỉ có 13 hộ (chiếm 26%) là đã được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách phun thuốc đúng kĩ thuật đối với vườn cây ăn quả, tuy nhiên do không có điều kiện nên những hộ này vẫn chưa trang bị được bình phun thuốc có vòi phun hướng được lên cao. Đa số các hộ đều dùng bình phun dùng cho lúa và hoa màu. Vì thế độ bám dính không cao, không những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới người phun, tới môi trường sống xung quanh. Khi phun thuốc cho vườn cây ăn quả, do mức độ nguy hiểm đối với người phun thuốc cao hơn so với những loại cây trồng khác nên yêu cầu người nông dân phải mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ cần thiết, đó là đội nón rộng vành, mang mặt nạ, khẩu trang, đeo kính bảo hộ, mặc áo dài tay kín cổ, đeo bao tay. Tuy nhiên, do nhận thức về tính độc hại của thuốc BVTV của người dân không cao nên trong khi phun thuốc đa số người dân chưa mang đủ hết những dụng cụ nêu trên. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 4.7: Tình hình mang dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc của người dân Chỉ tiêu Đã tham gia tập huấn Chưa tham gia tập huấn Số lượng % Số lượng % Tổng số 26 100 34 100 Đội nón rộng vành 9 34,62 7 20,59 Đeo mặt nạ, khẩu trang 15 57,69 10 29,41 Đeo kính bảo hộ 9 34,62 6 17,65 Mặc áo dài tay, kín cổ 11 42,30 12 35,29 Đeo bao tay 16 61,54 10 29,41 Ăn no trước khi phun 7 26,92 7 20,59 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Nhìn chung, số hộ được tham gia vào các lớp tập huấn có ý thức mang dụng cụ bảo hộ tốt hơn so với những hộ chưa tham gia tập huấn. Nhưng không phải hầu hết các dụng cụ đều được người dân chú trọng để mang theo. Chỉ có mặt nạ hay khẩu trang, áo dài tay kín cổ và bao tay là được người dân chú ý mang theo nhiều nhất, còn những dụng cụ như kính bảo hộ, hay nón rộng vành thì dường như vẫn chưa thực sự phổ biến đối với người dân khi phun thuốc cho vườn Cam, đặc biệt là đối với những hộ chưa tham gia tập huấn. Như vậy, theo bảng số liệu trên ta thấy, khi sử dụng thuốc BVTV, có tới 58% nông dân không có gì bảo vệ miệng, mũi; > 62 % mặc quần áo cụt; > 74 % không có gì bảo vệ đầu. Thậm chí, vẫn có một số lượng lớn người dân hút thuốc trước, trong và sau khi phun thuốc và uống rượu ngay sau khi phun thuốc. Ý thức tự giác trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình của người dân là rất thấp. Hộp 4.1: Không có cũng được… “Tui biết thế là nguy hiểm, nhưng trong nhà tui không có sẵn mấy thứ đó, mà lại nhác đi mua nên thôi, không có cũng được, phun thuốc xong thì về tắm rửa sạch sẽ là được rồi. Mà từ trước tới nay tui có khi mô mang kính và găng tay khi đi phun mô. Cũng không thấy chi.” Bác Trần văn Lục, 40 tuổi, xóm 5 xã Long Sơn Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân Một nông dân đã trả lời như vậy sau khi được hỏi lí do vì sao không mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ là kính bảo hộ và bao đeo tay khi đang phun thuốc. Điều này thể hiện được rằng họ không ý thức được hết mức độ nguy hiểm của thuốc cũng như không ý thức được việc bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân họ. Sau khi phun thuốc, có đến 75% các hộ nông dân vứt vỏ chai, bao gói thuốc ngay ngoài vườn của mình, nơi gần nguồn nước sinh hoạt, hầu hết số người sử dụng thuốc BVTV có triệu chứng mỏi mệt sau khi phun, vẫn còn một số hộ nông dân cất thuốc gần chạn ăn, trong buồng ngủ, trong chuồng gia súc và ngoài vườn. Sau khi sử dụng hoá chất BVTV lẽ ra phải huỷ bỏ bao bì thì một số trường hợp vẫn đem bán và cá biệt hơn nhiều người còn rưả sạch đem dùng vào việc khác. Trong số 60 hộ điều tra thì có tới 11 hộ có trang trại quy mô khác nhau theo mô hình V – A – C. Nhưng vẫn thấy vỏ chai, bao gói thuốc được vứt ngay giữa vườn cây ăn quả của gia đình họ. Sau khi phun thuốc đa số các hộ đều không vệ sinh dụng cụ phun, bình phun và vẫn cất dụng cụ gần với nơi sinh hoạt của gia đình. Tai hại hơn vẫn còn những người hút thuốc, ăn, uống trong khi đang phun những loại thuốc có độc tính và nồng độ cao. d. Sử dụng thuốc đúng nồng độ, liều lượng Kết quả điều tra các hộ nông dân về việc pha thuốc đúng với nồng độ và liều lượng trong hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì, nhãn mác của thuốc được thể hiện trong bảng 4.10. Bảng 4.8 Tình hình pha đúng nồng độ của người dân Chỉ tiêu Đã tham gia tập huấn Chưa tham gia tập huấn Số lượng (hộ) % Số lượng (hộ) % Tổng số 26 100 34 100 Đọc hướng dẫn sử dụng 18 69,23 14 41,18 Làm theo hướng dẫn 15 57,69 10 29,41 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo kết quả đã điều tra về thói quen sử dụng thuốc BVTV của người dân trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện cho thấy có 58,3% hộ nông dân mua thuốc BVTV được hỏi sử dụng không đúng hướng dẫn, trong số này có 68,6% là những hộ chưa được tham gia vào các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV. Một số người sau khi đọc xong hướng dẫn sử dụng trên bao bì, nhãn mác lại quyết định pha với nồng độ thấp hơn hoặc là cao hơn vì họ cho rằng vườn cam của mình vẫn còn bị nhẹ hoặc là đã bị quá nặng. Có những trường hợp, vì để tăng hiệu lực trừ sâu bệnh, họ thường pha liều lượng gấp 1,5 lần, thậm chí gấp 3 lần (nếu cây sâu nặng) so với hướng dẫn trên nhãn mác của nhà sản xuất. Điều này dẫn đến việc dư lượng thuốc BVTV tồn tại trong hoa quả sau khi đã thu hoạch những năm qua của một số hộ gia đình là quá mức cho phép, đặc biệt là đối với Cam. Sau khi được tập huấn, đa số người dân đã ý thức được việc đọc kĩ nhãn mác bao bì và hướng dẫn sử dụng trên bao bì và đã làm theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên vẫn có những người đã được tập huấn, và đã đọc hướng dẫn sử dụng nhưng vẫn sử dụng thuốc sai quy định, không đúng liều lượng và nồng độ. Sau khi được hỏi thì rất nhiều người nói rằng vì họ thấy mức độ bị sâu bệnh của vườn cây ăn quả nhà mình quá nặng nên phải pha với nồng độ mạnh hơn hướng dẫn. Rất nhiều hộ nông dân cho rằng khi phun thuốc nhiều lần cho một vụ với liều lượng phun cao (vượt mức khuyến cáo ghi trên nhãn chai) sẽ giúp giảm tối đa tổn thất và nhanh chóng bán ra thị trường để thu lãi. Khi dùng thuốc có độc tính cao và phun quá liều lượng thì sâu bệnh sẽ chết nhiều hơn và sản phẩm thu hoạch cũng sẽ nhiều hơn. Đây thực sự là một suy nghĩ nguy hiểm của rất nhiều người dân hiện nay. Có rất nhiều người dân đọc hướng dẫn sử dụng nhưng không thể pha đúng với liều lượng đã quy định, ví dụ được thể hiện trong Hộp 4.2, một nông dân đã trả lời khi được hỏi về việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng. Hỏi: Bác có pha thuốc đúng với hướng dẫn sử dụng trên bao bì không? Tui đọc hướng dẫn nhưng mà nhiều khi có hiểu chi mô, với lại cũng không đong được lượng nước chính xác giống như hướng dẫn, nên tui chỉ pha chừng chừng rứa thôi. Bác Nguyễn Đức Biên, 46 tuổi, xóm 8 xã Long Sơn Hộp 4.2 : Tôi chỉ pha chừng chừng… Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân 4.2.4. Kết quả sử dụng Thuốc BVTV lên cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn 4.2.4.1 Về mặt Kinh tế Với kinh nghiệm nhiều năm về sử dụng thuốc BVTV, người dân đã có được cách phun thuốc hợp lí, đã biết cách phun để có độ bám dính cao trên cây cam. Kĩ thuật phun của người dân là do thói quen, kinh nghiệm và học hỏi hàng xóm láng giềng mà có. Tuy vậy, do cây ăn quả thường cao quá đầu người nên lượng thuốc phun của người dân cũng bị rơi xuống nhiều do vòi phun không đủ cao để hướng lên trên. Vì thế chi phí thuốc BVTV của đa số các hộ được điều tra thường vượt quá mức cần thiết, lượng thuốc bị lãng phí, rơi vãi xuống đất nhiều. Theo ông Trần Văn Lựu - Trạm BVTV Anh Sơn, thanh tra BVTV Chi cục BVTV Nghệ An – thì trung bình người dân địa phương phun thuốc cho cây ăn quả chỉ có 30% là bám dính trên cây và tham gia vào diệt trừ sâu bệnh. Như vậy thì sự lãng phí là quá lớn. Mặt khác, do phun nhiều lần trong năm (không đúng liều lượng, nồng độ) làm cho sâu bệnh quen thuốc, tác dụng của thuốc giảm dẫn đến chi phí thuốc BVTV ngày càng tăng. Tập quán sử dụng thuốc BVTV không tuân theo nguyên tắc “bốn đúng”, sử dụng bừa bãi đã gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây ăn quả ở trong huyện và trên hết là ảnh hưởng đến thu nhập của chính người nông dân. Trong năm 2008, một lượng không nhỏ Cam thu hoạch và một số loại quả khác bán ra trong và ngoài tỉnh đã bị phê phán là có dư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép. Một biểu hiện cụ thể đó là trong năm 2008, giá Cam Vinh bán ra của các hộ bán tại gốc đã giảm đi chỉ còn có 5500đ/kg, trong khi đó cùng loại cam này thì vào năm 2007 là 6900đ/kg. Ngoài ra thì người nông dân còn phải chịu một số hậu quả gián tiếp về lâu dài đó là quá trình chọn lựa của người tiêu dùng tất yếu xảy ra theo hướng sử dụng nông sản an toàn thay thế hoặc hạn chế tiêu dùng Cam và một số loại hoa quả khác nhằm bảo vệ cho sức khỏe nếu như việc sử dụng thuốc vẫn không đảm bảo yêu cầu an toàn và hiệu quả như trên. Điều này sẽ dẫn tới việc tiêu thụ nông sản của họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập sẽ giảm đi. Một hiệu quả tích cực khi người dân sử dụng thuốc cho vườn Cam đó là năng suất của các hộ gia đình không có sự biến động quá lớn qua các năm, mặc dù thời tiết trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện, nhiều nạn dịch và sâu bệnh hoành hành. Trong năm 2007, do sương muối liên tục xuất hiện trong một khoảng thời gian dài nên việc trồng cây ăn quả gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ gia đình tưởng rằng mất mùa, thua lỗ nhiều. Nhưng nhờ tác dụng của việc sử dụng thuốc BVTV, năng suất không bị ảnh hưởng nhiêù, thu nhập của người dân vẫn được đảm baỏ. Điêù này đã thúc đẩy người dân tiếp tục đầu tư vào vườn cây ăn quả của mình nhằm phát triển kinh tế gia đình, trong đó không ngừng đầu tư chi phí về thuốc BVTV. 4.2.4.2 Sự tác động đến con người - xã hội – môi trường Do người dân quá lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai nên nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV đã bộc lộ rõ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, môi sinh và xã hội. Theo quan sát, có nhiều chai thuốc bị vứt bừa bãi tại một góc ruộng hoặc dưới kênh mương. Như vậy, ngoài lượng hoá chất được sử dụng thì lượng hóa chất còn lại trong chai, lọ sẽ thất thoát ra ngoài, phân tán và làm ô nhiễm môi trường * Thứ nhất là tác động của thuốc BVTV đối với người sử dụng thuốc và người tiêu dùng. Người nông dân trồng cây ăn quả trong huyện còn rất chủ quan đối với sức khỏe của bản thân trước sự độc hại của các chất nông dược. Sự thiếu thông tin, kiến thức về độc tính và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và những lợi ích trước mắt thường là nguyên nhân của cách thực hành không an toàn. Hậu quả trực tiếp lên người trồng rau là bị ảnh hưởng bởi độc tính của nông dược, tác động không tốt đến sức khoẻ và làm tăng chi phí cho việc khám chữa bệnh, do tiếp xúc thường xuyên thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ cao. Sau đây là tổng hợp kết quả điều tra về tình trạng mang dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc của người dân trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn. Bảng 4.9: Tình trạng sau khi phun thuốc của người dân Tình trạng sau khi phun Đã tham gia tập huấn Chưa tham gia tập huấn SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số 26 100 34 100 Mệt mỏi 14 53,85 21 61,76 Cay mắt 1 3,85 3 8,82 Nhức đầu 6 23,08 11 32,35 Chóng mặt 3 11,54 6 17,65 Buồn nôn 2 7,69 4 11,76 Ngạt thở 2 7,69 3 8,82 Dị ứng da 5 19,23 8 23,53 Triệu chứng khác 6 23,08 11 32,35 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết quả điều tra cho thấy việc sử dụng thuốc BVTV không đúng nguyên tắc đã tác động rất lớn đến sức khoẻ của người dân. Sau khi phun thuốc BVTV, khoảng 60% nông dân cảm thấy rất mệt mỏi, hơn 6 % nông dân bị cay mắt, hơn 28 % bị nhức đầu, 15 % bị chóng mặt, 10 % buồn nôn, hơn 8 % ngạt thở, 22 % dị ứng da và hơn 28 % bị các triệu chứng khác. Đặc biệt là đối với các hộ chưa tham gia tập huấn kĩ thuật, tỉ lệ ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi phun thuốc so với những hộ đã tập huấn là cao hơn hẳn. Trên đây mới chỉ là những biểu hiện có thể nhận ra ngay sau khi phun thuốc, nhưng với tính độc hại của thuốc BVTV, mà nếu người dân cứ tiếp xúc nhiều lần trong suốt thời gian dài có thể gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm không thể phát hiện ngay sau khi sử dụng được. Đây thực sự đang là vấn đề rất nghiêm trọng trên địa bàn huyện và yêu cầu cần có cách khắc phục kịp thời. Việc người nông dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn sử dụng thuốc BVTV bừa bãi đã không chỉ ảnh hưởng tới chính bản thân họ mà còn gây ra những hậu quả khó lường đối với người tiêu dùng nông sản địa phương. Không chỉ người trồng mà người tiêu dùng cũng có nguy cơ bị nhiễm độc cao. Khi thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng với nồng độ lớn và với mức độ thường xuyên hay vào thời điểm gần thu hoạch, lượng thuốc tồn dư rất cao trên quả. Trong quá trình tìm hiểu dư lượng thuốc BVTV trên Cam thu hoạch trong địa bàn huyện năm 2008, thanh tra Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An đã tiến hành đến tại 30 hộ trồng Cam đang chuẩn bị thu hoạch lấy mẫu và phân tích. Kết quả phân tích cho thấy số mẫu đạt chỉ tiêu an toàn về dư lượng thuốc chỉ chiếm 41,2%, số mẫu còn lại vượt mức dư lượng quy định. Đây thực sự là con số nguy hiểm đối với người tiêu dùng, điều này có thể giải thích cho lí do vì sao mà trong những năm qua số vụ ngộ độc sau khi ăn rau quả đã không ngừng tăng lên trong toàn huyện. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn trong đợt hè 2008, ngày nào cũng có tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn rau quả có chứa dư lượng hoá chất lớn, trong đó có Cam. Và tính đến cuối năm 2008 thì có 36 vụ ngộ độc nghiêm trọng do ăn nhằm nông sản có dư lượng thuốc BVTV lớn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng khó xác định được trong hoa quả có dư lượng thuốc hay không, nhiều hay ít, khi dư lượng các chất hoá học trong quả chưa nhiều đến mức gây ra hiện tượng ngộ độc tức thời. Người ăn vẫn khoẻ mạnh nhưng thực tế một lượng nhỏ các chất hoá chất lưu tồn trong nông sản đã đi vào cơ thể, và ảnh hưởng của nó sẽ không thấy được ngay tức thì. Như vậy, thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây ăn quả của người dân địa phương như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến cả người sản xuất và người tiêu dùng, và nó sẽ ngày càng nguy hiểm nếu người dân cứ tiếp sử dụng thuốc không đúng cách và không theo quy định. * Thứ hai, tác động của việc sử dụng thuốc đến môi trường Thuốc BVTV mang tính độc đối với sinh vật và có khả năng vận chuyển, tồn dư nên có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống và hệ sinh thái. Đặc biệt đối với vườn Cam, khi phun thuốc thì có tới trên 50% số thuốc bị rơi xuống đất do cây cam thường cao hơn người. Ước tính có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu bệnh mà là gây độc cho các sinh vật có ích khác, cho đất, cho nứơc, không khí và nông sản. Đối với sinh vật có ích thì theo cán bộ của Trạm BVTV, mật độ ong, bướm ở các vườn Cam, bưởi, nhãn của các hộ nông dân trong huyện thường rất thấp, do người dân sử dụng thuốc quá nhiều lần trong một năm, khiến cho sâu bệnh thì nhờn thuốc mà sinh vật có ích thì ngày càng bị tiêu diệt, điều này sẽ không thuận lợi trong quá trình sản xuất của các hộ. Đối với nguồn nước thì tình trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân ngày càng tăng và bừa bãi, không đúng cách đã làm ô nhiễm ngay cả nguồn nước ngầm và nước mặt tại một số vùng trong huyện. Nguyên nhân của việc ô nhiễm nguồn nứơc cụ thể là do đổ thuốc BVTV thừa xuống các ao hồ, các kênh mương sau khi sử dụng chưa hết; rồi có những hộ thì rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống ao, hồ gần đó; hoặc là do vườn cam của hộ được trồng ngay cạnh mép ao, hồ, nguồn nứơc. Trong năm 2008, đoàn thanh tra của Chi cục BVTV tỉnh Nghệ An đã kiểm tra 30 mẫu nước sinh hoạt, nước phục vụ đời sống hàng ngày của 30 hộ gia đình có vườn Cam trên địa bàn huyện Anh Sơn và đã phát hiện có 14 mẫu nước có dư lượng thuốc BVTV vượt quá mức cho phép, có màu hơi đen và mùi hắc. Và theo kiểm nghiệm thì đây là do dư lượng thuốc BVTV sau qua trình sử dụng của người dân đã tồn tại trong nứơc. Trong các hộ được điều tra, có một số hộ có trang trại lớn, trong đó có ao, hồ ngay gần vườn cây ăn quả. Trong mấy năm gần đây, những hộ này không thu được kết quả cao từ việc nuôi tôm, cá trong ao, hồ. Hiện tượng tôm, cá chết hoặc là chậm phát triển vẫn xảy ra. Những mẫu nước này cũng đã được kiểm tra, và rút ra được nguyên nhân gây tôm, cá chết nhiều là do nguồn nước bị ô nhiễm do các chất thải từ việc phun thuốc BVTV cho vườn Cam của hộ, khiến cho các động vật thuỷ sinh là thức ăn cho cá ở trong hồ bị giảm đi nhiều. Đây là hậu quả của vấn đề sử dụng thuốc không đúng cách của người dân, và nó sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chính bản thân họ, của mọi người và của toàn xã hội. 4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân Anh Sơn 4.2.3.1 Nhận thức của người dân trồng cây ăn quả về sâu bệnh và thuốc BVTV Nhận thức của người dân trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện về sâu bệnh cũng như sử dụng thuốc BVTV có nhiều thay đổi có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV của chính họ. Một số loại sâu hại và dịch bệnh mà vườn cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn thường mắc phải trong những năm qua như là: sâu đục thân, nhện đỏ, rệp muội, bọ xít, bệnh thán thư, bệnh sương mai. Tuy rằng những năm gần đây vườn cây của người dân bị những loại sâu bệnh này nhiều và kinh nghiệm trồng cây ăn quả là tương đối dài, nhưng theo kết quả điều tra thì sự hiểu biết của người dân về chúng vẫn không cao. Họ vẫn rất khó xác định đúng loại bệnh mà cây ăn quả của mình đang gặp phải. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 4.10. Bảng 4.10: Nông dân hiểu về sâu hại và dịch bệnh Chỉ tiêu Đã tham gia tập huấn Chưa tham gia tập huấn SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) Tổng số 26 100 34 100 Sâu đo 26 100 26 76,47 Nhện đỏ 24 92,30 19 55,88 Bọ xít 20 76,92 17 50 Rệp muội 15 57,69 8 23,53 Bệnh sương mai 14 53,85 15 44,12 Bệnh thán thư 14 53,85 8 23,53 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Qua biểu đồ trên ta thấy, mức độ hiểu biết của nông dân về sâu hại và dịch bệnh là tương đối thấp thấp, đặc biệt là đối với những hộ chưa tham gia tập huấn kĩ thuật. Nhận thức về sâu bệnh không cao là một trong những yếu tố khiến cho việc xác định loại sâu bệnh và lựa chọn loại thuốc phù hợp cũng như cách sử dụng thuốc BVTV của người dân không đạt được kết quả cao. Tuy không có nhiều kiến thức về sâu bệnh, nhưng người dân tự ý thức và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh tới vườn cây ăn quả của mình. Điều này được thể hiện ở bảng 4.11. Bảng 4.11: Nông dân ước tính mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra % nông dân đồng ý ND chưa được tập huấn ND đã được tập huấn I. Sâu bệnh làm năng suất giảm: - Dưới 50% 10 26.7 - Trên 75% 46.7 23.3 II. Sâu bệnh làm giảm giá bán - Dưới 50% 23.3 36.7 - Trên 75% 46.7 16.7 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Hầu như tất cả nông dân được hỏi đều cho rằng thiệt hại do sâu hại và dịch bệnh gây ra là rất lớn, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản, từ đó làm giảm giá bán. Trong đó các hộ đã đựơc tham gia tập huấn kiến thức về sử dụng thuốc BVTV, cũng như tham gia tập huấn Chương trình phòng trừ tổng hợp đều tự tin cho rằng sâu hại và dịch bệnh có thể phòng và trừ ở mức cao nhất. Bên cạnh các biện pháp sinh học khác mà người dân được các cán bộ chuyên ngành tuyên truyền thì biện pháp phòng trừ hoá học bằng thuốc BVTV vẫn là biện pháp phổ biến nhất được người dân sử dụng. Hầu hết số nông dân được hỏi đều cho rằng hiệu quả của thuốc BVTV là tương đối cao. Trong đó, những người đã tham gia các lớp tập huấn thường có đánh giá cao hơn so với những người chưa tập huấn. Nguyên nhân chính ở đây là do, khi đã được tham gia vào các lớp tập huấn thì người dân nhận thức cao hơn về tác động cũng như biết cách sử dụng thuốc hiệu quả và hợp lí hơn. Điều này được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 4.3 : Nông dân đánh giá tính hiệu quả của thuốc BVTV Đa số người dân được hỏi đều biết thuốc BVTV có tính độc hại, biết nó có ảnh hưởng tới con người và môi trường. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy nhận thức về độc tính thuốc BVTV của nông dân thực ra còn hạn chế. Tuy họ biết rằng thuốc là độc hại, nhưng họ còn mơ hồ về bản chất, họ chưa hiểu rõ về tác hại cụ thể mà thuốc BVTV có thể gây ra đối với con người, động vật và môi trường sống, đặc biệt là những nông dân chưa tham gia vào các khoá tập huấn cũng như chưa tham gia chương trình Phòng trừ tổng hợp IPM. Có đến 19% nông dân trong tổng số được điều tra cho rằng, thuốc BVTV không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của họ và môi trường xung quanh, suy nghĩ chủ quan này là một góp phần cho các nguy hại ở thực tế đồng ruộng. Điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc kém hiệu quả. Đây cũng là một nguyên nhân để lại dư lượng lớn không đáng có trên nông sản và trong môi trường. Nhận thức của người dân trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện về sử dụng thuốc BVTV trong những năm qua đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, nhưng có thể thấy là sự thay đổi này không cao. Có những nhân tố chính ảnh hưởng đến điều này là: * Kết quả các buổi tập huấn kĩ thuật Sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả ngày càng trở nên tràn lan và bừa bãi. Trước đây dường như người dân địa phương khi sử dụng thuốc chỉ quan tâm tới mục đích kinh tế, nhằm bảo vệ năng suất, sản lượng vườn cây ăn quả của mình. Họ không có đầy đủ kiến thức về nguyên tắc “bốn đúng” khi sử dụng thuốc, họ chỉ sử dụng theo kinh nghiệm và suy nghĩ của mình. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả xấu không chỉ tới cây trồng và nông sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và xã hội. Chính vì thế mà việc mở ra những lớp tập huấn kĩ thuật cho người dân là một trong những giải pháp tích cực mà huyện Anh Sơn đã thực hiện. Đây là kết quả của những đợt tập huấn về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, cũng như chương trình IPM mà Trạm BVTV huyện đã liên tục mở tại nhiều xã trọng điểm về cây ăn quả. Trong các khoá tập huấn, người nông dân được cán bộ chuyên ngành, các kĩ thuật viên phổ biến kiến thức về những loại sâu hại, dịch bênh trên cây ăn quả và những loại thuốc phù hợp với từng loại sâu bệnh đó. Đồng thời, với những mô hình Hệ sinh thái vườn cây ăn quả thực nghiệm mà Trạm phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức ra, người nông dân đã có được nhiều kinh nghiệm thực tế hơn trong quá trình sử dụng thuốc BVTV để bảo về vườn cam của mình. Nhờ có những buổi tập huấn, và nhờ có sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông và các ban ngành liên quan mà người dân đã dần nâng cao được kiến thức và hiểu biết của mình. Tuy nhiên, mặc dù Trạm BVTV huyện và các cơ quan ban ngành có liên quan đã liên tục mở những lớp tập huấn cho nông dân về những kiến thức cơ bản về sâu bệnh, về sử dụng thuốc BVTV sao cho có hiệu quả, nhưng số lượng người dân tham gia vì mục đích nâng cao kiến thức của mình là còn rất ít, và khả năng tiếp thu, ứng dụng vào thực tế sản xuất không cao. Theo những kết quả điều tra như trên cho thấy rằng những hộ đã tham gia tập huấn thường có được kết quả tốt hơn, đã biết cách sử dụng thuốc Hiệu quả hơn, hiểu biết về tính độc hại của thuốc hơn và từ đó có ý thức bảo vệ sức khoẻ của mình và bảo vệ môi trường sống của toàn xã hội. Tuy rằng sau khi tập huấn, nguyên tắc “bốn đúng” chưa được người dân thực hiện đúng theo hoàn toàn nhưng nó đã có sự thay đổi tích cực và cần tiếp tục phát huy. Nhưng không phải hộ nào sau khi đi tập huấn kĩ thuật xong cũng có thể tiếp thu được những gì mà cán bộ khuyến nông đã phổ biến, có rất nhiều hộ nghèo tham gia tập huấn là vì chính quyền yêu cầu, vì khoản tiền bồi dưỡng tập huấn. Hộp 4.3: Nông dân thu được gì từ những buổi tập huấn Hỏi: Anh thu được gì từ buổi tập huấn kĩ thuật lần này? Tui nghe ông xóm trưởng nói đi thì đi, chứ tui có biết giáo viên giảng bài chi mô. Hơn nữa ở nhà nỏ làm chi, đến đây được nhận 10 nghìn cũng được. Anh Trần Văn Trang, 41 tuổi, xóm 3 xã Long Sơn Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân Tình trạng những buổi tập huấn có số lượng người tham dự quá lớn, nhưng kết quả thu được không cao, người dân không giữ trật tự và không tiếp thu bài giảng vẫn thường xuyên xảy ra. Hộp 4.4: Nông dân nhận xét về những buổi tập huấn Hỏi: Bác thấy những buổi tập huấn có bổ ích cho gia đình mình không? - Tôi thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật SXNN. Các lớp này tập trung ở hội trường xã, tôi tham gia với tinh thần học tập nghiêm túc và mong thu nhận được nhiều kiến thức để về áp dụng tại gia đình mình. Về cơ bản thì tôi thấy các kỹ thuật mà nhân viên khuyến nông , các cán bộ cấp trên chuyển giao đều bổ ích và đều là những thứ mà tôi chưa được biết. Tuy nhiên cũng có điều mà tôi cho là chưa đạt yêu cầu đó là: số lượng người tham dự một lớp đông quá. Cái hội trường xã này chỉ chứa được 40 người là quá tải thế mà hôm nào có tập huấn là phải có gần 70 người tham dự. Nếu trật tự thì không sao nhưng có nhiều buổi họ nói chuyện nhiều quá, nhiều người đi theo phong trào thôi. Đúng là có ích đấy nhưng nhiều lúc bực mình lắm… Bác Võ Văn Tiến, 55 tuổi, xóm 3 xã Long Sơn Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ nông dân Đây cũng là một phần là do nhận thức của người dân, nhưng phần lớn thuộc về trách nhiệm của cán bộ khuyến nông. Giáo viên khuyến nông phải làm cho người dân hiểu rõ tập huấn kĩ thuật là cho chính họ chứ không phải cho ai khác, và phải có phương pháp phù hợp để giúp người dân tiếp thu bài giảng tốt nhất, để họ biết rằng vấn đề về sử dụng thuốc BVTV theo đúng nguyên tắc là thực sự cần thiết cho họ. * Trình độ văn hoá của người dân Theo số liệu về tình hình chung của các hộ điều tra cho thấy, trình độ văn hoá của người dân trồng Cam huyện Anh Sơn là rất thấp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận thức của người dân về sâu bệnh cũng như về thuốc BVTV. Một khi đã nhận thức không cao thì hiệu quả sử dụng thuốc cũng rất thấp. Có một số chủ hộ đã được tham gia tập huấn nhằm nâng cao sự hiểu biết, nhưng do trình độ và khả năng tiếp thu hạn chế nên việc nhận thức và áp dụng vào thực tế sản xuất là không cao, vì thế họ sử dụng thuốc BVTV vẫn không đảm bảo An toàn và hiệu quả. * Điều kiện Kinh tế - xã hội Anh Sơn là một huyện miền núi, cuộc sống còn nhiều khó khăn và vất vả, cơ sở hạ tầng còn thấp kém. Người nông dân vẫn không có nhiều điều kiện để tiếp thu những thông tin mới, những tiến bộ mới. Trình độ dân trí đã thấp lại càng thấp hơn. Sách báo và internet là một trong những phương tiện truyền thông chủ yếu, nhưng với người nông dân thì họ thực sự không có điều kiện để sử dụng. Chỉ có Ti vi thì hầu như hộ gia đình nào cũng có nhưng nó chỉ được xem như là phương tiện để giải trí, ít khi dùng nó để cập nhật thông tin hoặc là để nâng cao nhận thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức và hiểu biết của người dân về thuốc BVTV không cao, từ đó hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Như vậy, nhận thức của người dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn về sâu bệnh cũng như về thuốc BVTV là không cao, đây là nguyên nhân chính của việc sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả, không an toàn và không đảm bảo đúng nguyên tắc “bốn đúng” trong quá trình sử dụng. 4.2.3.2 Thực hiện các chính sách và quy định của các cấp chính quyền Những năm vừa qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành rất nhiều nghị định, nghị quyết về Kiểm dịch thực vật cũng như về vấn đề sử dụng thuốc BVTV sao cho an toàn và hiệu quả. Lãnh đạo và các phòng ban huyện Anh Sơn cũng đã khẩn trương tổ chức thực hiện những chỉ thị, nghị định đó, đồng thời cũng đưa ra một số quy định riêng phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương. Những quy định của Chính phủ và của Bộ NN & PTNT về xử phạt những trường hợp vi phạm kiểm dịch thực vật, những quy định về xử lí bao bì, về đảm bảo an toàn nông sản… đã được phổ biến về chính quyền các xã để từ đó truyển đạt trực tiếp đến nông dân. Không phải tất cả các hộ nông dân đều được tiếp cận hoặc đựơc biết đến những quy định này. Nhưng rất nhiều trong số những hộ biết những quy định đó nhưng vẫn không thực hiện theo, điều này một phần thể hiện được mức độ thực hiện những nghị định đó của chính quyền là không chặt chẽ, dường như chỉ phổ biến xong rồi để đó, công tác xử phạt không thật sự nghiêm ngặt. Hay có nhiều hộ ở rất nhiều xã còn không hề biết là có những quy định xử phạt đó, chính quyền xã chỉ tiếp nhận thông báo từ cấp huyện mà không để ý đến việc tổ chức thực hiện chúng. Vì thế mà người dân nhiều lúc vẫn cứ ngang nhiên vi phạm việc sử dụng thuốc sai quy định, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của nông sản và tới môi trường sống xung quanh. Tóm lại, qua những số liệu và những thông tin như trên , cho thấy việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và bức thiết, mà nguyên nhân chính là do quản lí và sử dụng thuốc BVTV không hiệu quả, không đúng nguyên tắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về mặt Kinh tế mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều vấn đề khác của Xã hội – môi trường và yêu cầu cần có những biện pháp thích hợp để giải quyết. 4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 4.3.1 Căn cứ để đề xuất giải pháp 4.3.1.1 Căn cứ vào lí thuyết về tính độc hại của thuốc BVTV Tính độc hại của thuốc BVTV là rất cao, trong quá trình sử dụng không thể nào tránh khỏi sự tác động của nó tới môi trường sống, thậm chí ngay cả khi đã tuân thủ theo đúng nguyên tắc “bốn đúng” thì nó vẫn thực sự nguy hại. Sử dụng thuốc BVTV luôn có đồng thời hai mặt tích cực và tiêu cực. Hiện nay đang có rất nhiều Làng ung thư do chịu ảnh hưởng của HCBVTV, không chỉ có con người mà ngay cả động vật và sinh vật dưới nước cũng không phát triển được. Có thể nói là khi đã bay ra ngoài thì thuốc BVTV thực sự là mối nguy hiểm của môi trường sống xung quanh. Để giảm thiểu sự tác động nguy hiểm của thuốc thì yêu cầu tuân thủ nguyên tắc “bốn đúng” là cần thiết . 4.3.1.2 Căn cứ vào tình hình thực tế của huyện - Thứ nhất, căn cứ vào tình hình phát triển cây ăn quả của huyện trong những năm qua Xu hướng trồng cây ăn quả đang rất được người dân địa phương ưa chuộng và thực hiện, vì kết quả thu đựơc từ cây trồng này ở địa phương là tương đối cao so với những loại cây trồng khác. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là sâu bệnh thường xuyên xuất hiện trên vườn cây ăn quả, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, song song với xu thế chuyển sang trồng cây ăn quả ở địa phương thì xu thế sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh bảo vệ mùa màng cũng ngày một tăng nhanh. - Thứ hai, căn cứ vào thực trạng sử dụng thuốc BVTV của người dân trồng cây ăn quả huyện Anh Sơn Do sử dụng thuốc bừa bãi dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV của người dân thấp, không thật sự đảm bảo hai yêu cầu là An toàn và hiệu quả. Chính vì thế đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu, không chỉ về mặt kinh tế mà còn về Xã hội và môi trường, đặc biệt là sự tác động tới con người. - Thứ ba, căn cứ vào nhận thức của người dân về thuốc BVTV Theo kết quả điều tra như trên thì nhận thức của người dân trồng cây ăn quả của huyện Anh Sơn về thuốc BVTV là rất thấp, sự hiểu biết về nguyên tắc sử dụng thuốc cũng như hiểu biết về tính độc hại của thuốc đang còn là một vấn đề thực sự nan giải của địa phương. Trong đó, những nguyên nhân chính dẫn đến nhận thức thấp về thuốc BVTV của người dân đó là do trình độ văn hoá không cao, kết quả của những buổi tập huấn còn thấp, và điều kiện Kinh tế - xã hội của huyện chưa thực sự phát triển. Thứ tư, căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ về quản lí sử dụng thuốc BVTV, và việc thực hiện những chính sách đó của huyện trong những năm qua. 4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyện Anh Sơn 4.3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí thuốc BVTV trên địa bàn huyện Anh Sơn - Đào tạo cán bộ tham gia quản lí thuốc BVTV cả về chuyên môn cũng như kĩ năng quản lí. Yêu cầu tất cả cán bộ đều phải tham gia vào khoá học về Quản lí. Tạo mọi cơ hội để những cán bộ trẻ có năng lực về chuyên môn và có năng lực quản lí được tham gia vào công tác quản lí này. - Cần cấp đầy đủ kinh phí và những điều kiện, phương tiện cần thiết để khuyến khích và nâng cao hiệu quả công tác quản lí của Trạm BVTV, của Đoàn thanh tra BVTV, cũng như của những tổ khuyến nông trên địa bàn các xã. - Khuyến khích và yêu cầu chính quyền địa phương các xã không ngừng phối hợp với Trạm BVTV, Đoàn thanh tra để tham gia quản lí. Vì chính quyền địa phương có thể theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV của các hộ kinh doanh thuốc cũng như các hộ nông dân trong địa bàn mình. - Tăng cường công tác quản lí phân phối thuốc BVTV bằng cách kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu các loại thuốc BVTV, hoá chất phòng dịch và các chất hữu cơ khó phân huỷ khác. Kịp thời phát hiện xử lí những trường hợp còn buôn bán và sử dụng thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hàng năm, Trạm BVTV phải thường xuyên tổ chức triển khai Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật tới các hộ kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện. Chứng chỉ hành nghề là một trong các điều kiện bắt buộc để được đăng ký kinh doanh. Chứng chỉ này do Chi cục BVTV tỉnh cấp 3 năm/lần. Và yêu cầu tất cả các đơn vị kinh doanh thuốc trong huyện đều phải có. Trạm và các ban ngành liên quan cần kiểm tra và kịp thời nhắc nhở những đơn vị chưa có chứng chỉ. Ngoài ra, các cá nhân kinh doanh thuốc BVTV đều phải có trình độ chuyên môn như có bằng tốt nghiệp trung cấp nông, lâm nghiệp trở lên hoặc là phải qua lớp tập huấn về thuốc BVTV ngắn hạn do Chi cục BVTV tỉnh tổ chức. Thông qua đó, Chi cục đã trang bị cho các chủ hộ kinh doanh những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV, nhất là ảnh hưởng của thuốc đến môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Từ đó, trong quá trình bán thuốc, chủ kinh doanh sẽ có thể đồng thời hướng dẫn người mua cách sử dụng thuốc sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa hiệu quả, tránh những ảnh hưởng xấu tới con người, môi trường và xã hội. - Mở những lớp đào tạo những tiểu giáo viên khuyến nông thực sự có năng lực,có khả năng truyền đạt kiến thức tốt, thoái mái và hiểu được nông dân, để những buổi tập huấn thực sự có hiệu quả và gây hứng thú cho người dân. Phải để người dân nhận thức đựơc tầm quan trọng của nguyên tắc “bốn đúng” khi sử dụng thuốc. - Tăng cường công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV bằng cách kiểm tra định kì vấn đề sử dụng thuốc đúng quy định của người dân. Hàng năm, Trạm BVTV huyện và các cấp chính quyền nên nên lập ra các đoàn kiểm tra để trực tiếp xuống các hộ gia đình trồng cây ăn quả có sử dụng thuốc BVTV theo dõi sát sao việc chấp hành nguyên tắc “bốn đúng” của người dân. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm thì kịp thời xử lí, nhắc nhở. Cần xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm vầ cố ý tái phạm Thường xuyên điều tra thực trạng sử dụng thuốc của người dân, tổng hợp số liệu và phản ánh kịp thời thực trạng đó lên lãnh đạo cấp huyện và các ban ngành để từ đó có các biện pháp thích hợp. Thông bấo và phổ biến tới người dân những thông báo, những quy định của Chính phủ về sử dụng thuốc BVTV và về Kiểm dịch thực vật, yêu cầu người dân tiếp thu và thực hiện. 4.3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn a. Nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả Để nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân huyện Anh Sơn thì giải pháp đầu tiên hiện nay là nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân về sử dụng thuốc BVTV. Để có thể nâng cao nhận thức cho người dân thì cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây: * Tăng cường công tác tuyên truyền Công tác thanh kiểm tra để phát hiện sai phạm không dễ dàng, nhưng việc xử phạt càng khó hơn, mặc dù chế tài xử lý đã có. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ thị: “đừng vì nông dân còn ít tiền mà bỏ qua không xử lý”. Chỉ đạo của Bộ trưởng rất đúng, nhưng thi hành việc phạt tiền không dễ, phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của cán bộ địa phương. Hầu hết các vụ vi phạm, thanh tra liên ngành huyện Anh Sơn chỉ lập biên bản, cảnh cáo. Vì vậy biện pháp tốt nhất là tuyên truyền, ngăn chặn hiện tượng sai phạm. Tuyên truyền, huấn luyện rộng rãi việc sử dụng thuốc BVTV tới nông dân. Ở mỗi thôn nên có một cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ hướng dẫn. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa cán bộ địa phương với nông dân. Đào tạo những giáo viên tiểu khuyến nông để họ trực tiếp tuyên truyền tới người dân nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, vì những cán bộ của địa phương có thể theo dõi sát sao hơn với những hoạt động sản xuất hàng ngày của người dân. Cùng với việc khuyến cáo nông dân hạn chế, không sử dụng các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất độc hại, chính quyền các xã, thị trấn cần tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn nông dân tập trung thu gom chai lọ, bao bì đựng thuốc lại một chỗ và tiến hành tiêu hủy, cụ thể như vẽ các tranh cổ động hoặc là các tấm băng rôn. Bên cạnh đó kêu gọi mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tự giác bảo vệ môi trường. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, yêu cầu đài phát thanh truyền hình của huyện, và đài phát thanh của các xã, thị cần tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến tác hại của thuộc BVTV và các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ đối với môi trường và sức khoẻ con người trên các bản tin hàng ngày. Đưa ra các dẫn chứng thực tế về hậu quả mà thuốc BVTV gây ra do việc sử dụng thuốc sai với quy định. Vận động nhân dân thực hiện theo đúng các quy trình sử dụng thuốc BVTV đã được Nhà nước ban hành, sử dụng các phương tiện và quần áo bảo hộ lao động trong khi phun các loại thuốc BVTV, bỏ thói quen vứt thải bừa bãi các vỏ bao thuốc BVTV sau khi đã sử dụng. Ở xã nên hình thành các bảng tin khoa học kỹ thuật cho nông dân ở xã. Bảng tin khoa học kỹ thuật có thể đặt ở trụ sở ủy ban. Ai cũng có quyền tới xem và vận động mọi người cung xem. Bàng tin khoa học kỹ thuật này do tổ khuyến nông BVTV phối hợp đối với đoàn thanh niên xã. Những nguồn thông tin này lấy từ sách báo thậm chí sau khi nghe đài xem ti vi về những vấn đề bổ ích. Tổ khuyến nông cơ sở tại xã có thể biên tập lại để thông báo cho bà con nông dân, và đa số các thông tin phải đáp ứng được nhu cầu người dân, bổ sung những kiến thức về thuốc BVTV mà người dân còn thiếu. * Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ thuật cho người dân Các kĩ thuật viên, kĩ sư nông nghiệp, cán bộ chuyên ngành trạm BVTV trong thời gian tới phải thường xuyên tập huấn kĩ thuật cho người dân về những kiến thức cơ bản cũng như cách sử dụng thuốc BVTV. Nội dung của các buổi tập huấn chủ yếu xoay quanh nguyên tắc “bốn đúng” trong quá trình sử dụng. Đồng thời với những buổi tập huấn về lí thuyết là việc xây dựng những mô hình thí nghiệm, những điểm thực tế trên đồng ruộng để người dân có thể thực hành kĩ thuật, từ đó tăng khả năng áp dụng vào thực tế sản xuất của hộ gia đình. Phải tập trung mở các lớp này trên những vùng trọng yếu về trồng cây ăn quả của huyện, những vùng thực trạng sử dụng thuốc hoá học còn nhiều hạn chế nhất. Ngoài ra cần tuyên truyền và phổ biến tới người dân những biện pháp phòng trừ tổng hợp, không nhất thiết phải là biện pháp hoá học mà có thể là biện pháp sinh học, sử dụng thảo mộc để hạn chế dư lượng thuốc hoá học trong nông sản. Kết thúc những đợt tập huấn, những khoá học thực tế này thì phải cho người dân làm những bài kiểm tra để đánh giá về chất lượng khoá học, đánh giá khả năng nhận thức và tiếp thu của người dân. Từ kết quả thu được, rút ra những hạn chế mắc phải để có thể khắc phục trong những lần tập huấn sau. * Tăng cường đầu tư kinh phí Xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ đời sống nhân dân tốt hơn, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với những Công nghệ kĩ thuật mới cũng như những thông tin cần thiết giúp ích cho quá trình sản xuất Nông nghiệp của người dân nói chung, và giúp nâng cao hiệu quảv việc sử dụng thuốc BVTV nói riêng. b. Phát động phong trào thi đua “Nông sản sạch” Trong năm, nên dành ra một tuần lễ cao điểm về vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn nông sản, nông sản sạch không có dư lượng hoá chất. Có thể mở ra những cuộc thi cho nông dân về vấn đề am hiểu thuốc BVTV, cuộc thi về nông sản sạch giữa các hộ gia đình. Sau mỗi vụ thu hoạch phải đứng ra xác định dư lượng HCBVTV tồn dư trong hoa quả của mỗi hộ gia đình tham gia dự thi. Sau mỗi cuộc thi nên có những phần quà hấp dẫn để có thể tạo ra động lực cho người dân trong các cuộc thi tiếp theo. Thông qua đó nâng cao được ý thức tự giác của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV đúng nguyên tắc, cũng như ý thức tự giác bảo vệ sức khoẻ của mình và của mọi người xung quanh. c. Thành lập các CLB sản xuất nông sản an toàn Tại mỗi địa phương nên thành lập những Câu lạc bộ sản xuất nông sản an toàn, trong đó các thành viên sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, luôn nhắc nhở nhau và nhắc nhở những người xung quanh cần sử dụng thuốc BVTV đúng quy định. 4.3.2.3 Giải pháp khắc phục những hậu quả của việc sử dụng thuốc BVTV trên vườn cây ăn quả Trứơc hết, tiến hành kiểm tra và xét nghiệm tất cả các mẫu nước ăn của các hộ gia đình trồng cam đã từng sử dụng thuốc BVTV. Nếu mẫu nước có chứa hàm lượng độc tố của HCBVTV (kể cả khi chưa vượt ngưỡng mức cho phép) thì nhanh chóng có biện pháp khắc phục, như là lọc sạch nước trước khi người dân đưa vào sử dụng hoặc là hỏi ý kiến của các kĩ sư môi trường để giúp người dân có nguồn nước ăn đảm bảo, vì hầu hết hộ nông dân ở đây sử dụng nước giếng để sinh hoạt. Lãnh đạo huyện Anh Sơn cần cấp kinh phí kịp thời cho các hoạt động thu gom, tiêu huỷ những bao bì, vỏ chai thuốc đang được vứt bừa bãi ở trong địa bàn, và kiểm soát ô nhiễm trong quá trình tiêu huỷ theo phương án được duyệt trong kế hoạch năm. Các cơ sở y tế trong huyện, các trạm xá thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình nhiễm độc bởi thuốc bảo vệ thực vật và các loại hoá chất độc hại khác; nghiên cứu tác động của thuốc BVTV và các loại hoá chất độc hại đối với sức khoẻ con người để có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Hàng năm nên khuyến khích người nông dân đi khám định kì, hoặc là Huyện cấp một phần kinh phí để tổ chức khám mĩên phí cho người dân mỗi năm một lần để kiểm tra sức khoẻ của người dân, xác định xem người dân có bị ảnh hưởng gì khi tiếp xúc nhiều với HCBVTV không. Cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo theo quy định. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả trên địa bàn huyền Anh Sơn”, sau khi tìm hiểu thực tế của huyện, đồng thời tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Số cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện ngày càng tăng, tuy nhiên các kênh phân phối thuốc trong huyện vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Công tác quản lí phân phối thuốc BVTV đang được chính quyền và các ban ngành trong huyện thực hiện tương đối tốt, luôn giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh, thực hiện tốt những văn bản chỉ thị về quy định Kiểm dịch thực vật của Chính phủ. Công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV bên cạnh những thuận lợi nhất định thì vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn mà chủ yếu là xuất phát từ điều kiện Kinh tế - xã hội của địa phương và trình độ văn hoá thấp của người dân. Trong những năm gần đây, cây ăn quả đang thực sự được đầu tư và phát triển trên địa bàn huyện, đồng thời do thời tiết không thuận lợi nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp qua từng năm. Và lượng thuốc BVTV được dùng cho cây ăn quả cũng từ đó mà không ngừng tăng lên. Nhưng nhìn chung nhận thức và hiểu biết của người dân về sâu bệnh cũng như về tính độc hại và cách sử dụng của thuốc BVTV là đang rất thấp. Do trình độ nhận thức thấp nên việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả của người dân địa phương đang còn rất bừa bãi, chỉ làm theo kinh nghiệm là chính. Nguyên tắc “bốn đúng” không được người dân thực sự quan tâm và làm theo, vẫn có tính trạng lựa chọn sai thuốc, sử dụng thuốc không đúng thời điểm, pha liều lượng không đúng với hướng dẫn, và đặc biệt là không mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ trong lúc phun . Khi phun thuốc, ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ của chính bản thân họ và của toàn xã hội là không cao. Nhưng có một mặt tích cực đó là nhờ sử dụng thuốc mà trong những năm qua, dù sâu bệnh hại nhiều nhưng năng suất vườn Cam của các hộ gia đình vẫn tương đối ổn định, thu nhập của người dân vẫn được đảm bảo. Sau khi tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, thực trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi của người dân đã có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều mặt của đời sống Kinh tế - xã hội địa phương. Kết quả phân tích mẫu nước ăn và sinh hoạt của các hộ gia đình thì có tới 58,8% là có chứa dư lượng HCBVTV, có màu hơi đen và mù hơi hắc. Đây là con số đáng báo động, thực sự nguy hiểm đối với người dân và đối với môi trường sống xung quanh. Số ca ngộ độc thực phẩm do ăn hoa quả trong những năm qua tại huyện Anh Sơn cũng không ngừng tăng lên. Với thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV cho cây ăn quả tại huyện Anh Sơn, chúng tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc như sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tính độc hại và cách sử dụng thuốc đúng nguyên tắc tới người dân. Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn đảm bảo không buôn bán thuốc cấm sử dụng. Tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức và kĩ thuật cho người dân. Kiểm tra định kì vấn đề sử dụng thuốc đúng quy định của người dân. Phát động phong trào thi đua “nông sản sạch”. Thành lập các CLB sản xuất nông sản an toàn. Kịp thời khắc phục những hậu quả do thuốc BVTV đã gây ra trong những năm qua. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với hộ nôngdân Cần nhận thức đầy đủ nguy cơ gây nhiễm độc cho người phun thuốc và vấn đề ô nhiễm môi trường của việc sử dụng thuốc BVTV trên vườn cây ăn quả. Cần phải có dụng cụ bảo hộ phòng độc trong khi phun thuốc trong vườn cây ăn trái. Cụ thể là: đội nón rộng vành, mang mặt nạ, khẩu trang, kính bảo hộ; mặc áo dài tay, kín cổ; mang bao tay. Có thể dùng một tấm nylon khoét một lỗ tròn ở giữa để trùm lên vai và lưng ngực, tránh thuốc rơi từ trên xuống thấm vào người. Các dụng cụ bảo hộ trên có thể mua hoặc tự chế, miễn sao ngăn chặn tối đa lượng thuốc thâm nhiễm Cần phải có bình phun thuốc phù hợp cho cây ăn trái, vừa làm cho việc phun thuốc đạt hiệu quả, vừa giảm nguy cơ gây nhiễm độc đối với người phun thuốc và giảm ô nhiễm môi trường. Bình phun loại này phải phun được ở tầm cao và áp lực đủ mạnh, để tia nước phun ra phải mịn. 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương Cán bộ Bảo vệ thực vật cơ sở và chính quyền địa phương cần thương xuyên tuyên truyền cho nông dân kiến thức về việc sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật. Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly của từng loại thuốc đối với các loại cây trồng. Giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất và sử dụng thuốc cho vườn cây ăn quả của người dân, hướng dẫn cụ thể cho người dân cách sử dụng thuốc hiệu quả nhất. Phổ biến đầy đủ những quy định và chỉ thị của Nhà nước về kiểm dịch thực vật cũng như xử phạt trong vi phạm sử dụng thuốc tới người dân một cách cụ thể. 5.2.3 Đối với nhà nước Nhà nước cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho các chương trình sản xuất và ứng dụng các sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào công tác phòng trừ sinh thay thế cho những loại HCBVTV không cần thiết; chọn lọc các loại thuốc, dạng thuốc BVTV an toàn có tính chọn lọc cao, phân giải nhanh trong môi trường. Cần duy trì và mở rộng việc áp dụng IPM vì chương trình này không chỉ tiết kiệm chi phí cho việc mua thuốc BVTV mà còn góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVTV; phải phối hợp các lực lượng liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu thuốc BVTV. Phải đặc biệt chú trọng việc thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng và kiên quyết đình chỉ các cơ sở sản xuất, gia công thuốc BVTV có dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, nâng cao hiểu biết của người nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốc BVTV sử dụng; nghiên cứu ứng dụng và phát triển các dạng thuốc BVTV mới thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch không dùng phân bón hóa học và thuốc BVTV nhằm nâng cao chất lượng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Trần Quang Hùng. 1995. Thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 2) Nguyễn Trần Oanh, Nguyễn Văn Viện, Bùi Trọng Thuỷ, 2006, Giáo trình sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật, Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 3) Nguyễn Thị Thanh, 2008, Phân tích hoạt động tiêu thụ thuốc Bảo Vệ Thực Vật của chi nhánh công ty cổ phần Nông dược H.A.I – Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 4) Lê Thị Thanh Loan, 2007, Tác động về kiến thức của chương trình Quản lí dịch hại tổng hợp (IPM) đến nông dân trồng rau tại xã Đặng Xá - huyện Gia Lâm – TP Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp đại học, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 5) Phòng Thống kê huyện Anh Sơn, Niên giám thống kê (2005 – 2008). 6) Trạm BVTV huyện Anh Sơn, Báo cáo tổng kết cuối năm (2006 – 2008). 7) Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, quyết định số 89/2006/QĐ – BNN, 2006, Về việc ban hành Qui định về quan lí thuốc BVTV. 8) Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông, chỉ thị số 3264 /CT-BNN-PC, 2008, Về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật. 9) Trần Hữu Uyển và Trần Việt Nga, 2000, Bảo vệ và sử dụng nguồn nước, Nhà xuất bản nông nghiệp 10) 11) 12) 13) 14) 15) http: //ctu.edu.vn/knn 16) 17)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docIN bao cao cua Kieu.doc
Tài liệu liên quan