Luận văn Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh Sinh học 11 (ban cơ bản)

Đề tài: RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KĨ NĂNG KHAI THÁC KÊNH HÌNH VÀ TỰ XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC SINH HỌC 11 (BAN CƠ BẢN) Luận vănCung cấp luận văn cách ngành dài 129 trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài . 08 2. Mục tiêu nghiên cứu . 11 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 11 4. Phạm vi nghiên cứu 11 5. Giả thuyết khoa học 11 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 12 7. Phương pháp nghiên cứu 12 8. Cấu trúc của luận văn . 13 9. Những đóng góp của luận văn 13 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC SINH HỌC NÓI RIÊNG 1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình trên thế giới . 15 1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình ở Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam 19 Kết luận chương 1 . 21 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH VÀ RÈN LUYỆN CHO HSDTTS MỘT SỐ KĨ NĂNG KHAI THÁC HÌNH TRONG SGK SH11 2.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học nói chung và dạy học sinh họcluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Sinh học nói riêng. . 23 2.2. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc SGK SH11 (ban cơ bản) . 37 2.3. Phân tích hệ KH trong SGK SH11 40 2.4. Rèn luyện cho HSDTTS các kĩ năng sử dụng KH trong học tập SGK SH 11 để học tập giáo trình . 42 2.5. Thực trạng về sử dụng PTDH tạo kênh hình trong dạy học SH11 . 52 Kết luận chương 2. 54 Chương 3. RÈN LUYỆN CHO HSDTTS KĨ NĂNG TỰ XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC SH11 3.1. Một số nguyên tắc thiết kế kênh hình trong dạy học SH 11 56 3.2. Kĩ năng xây dựngluận văn - báo cáo - tiểu luận chuyên ngành Xây Dựng một số dạng KH đơn giản tự tạo trong dạy học SH11. . 58 Kết luận chương 3. 75 Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm 77 4.2. Nội dung thực nghiệm . . 77 4.3. Phương pháp thực nghiệm 77 4.4. Kết quả thực nghiệm 79 Kết luận chương 4 . 92

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh Sinh học 11 (ban cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp điều tra trực tiếp lớp TN ngay sau giờ học TN Sau tiết dạy - Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật. Chúng tôi phát phiếu điều tra về cảm nhận của HS nhóm TN qua quá trình đã thực hiện các giờ TN, thu phiếu ngay để tổng hợp. Ở lớp ĐC chúng tôi cũng phát phiếu điều tra về cảm nhận của HS qua các bài đã học của chương III, thu phiếu để tổng hợp. Bảng 4.9. Bảng kết quả điều tra lớp TN, lớp ĐC sau tiết học bài 37 TT Trả lời HS nhóm ĐC: 193 HS nhóm TN: 196 Số HS % Số HS % 1 Rất thích 51 26,42 85 43,37 2 Thích 67 34,72 98 50,00 3 Không thích 36 18,65 12 6,12 4 Không biết 39 20,21 1 0,51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 4.4.3.3. Phƣơng pháp điều tra cuối đợt TN Sau giờ kiểm tra 45 phút chúng tôi phát phiếu điều tra các em nhóm TN về suy nghĩ mình qua đợt TN, giờ sau đó thu phiếu để tổng hợp. Bảng 4.10. Bảng kết quả điều tra cuối đợt TN Nội dung câu hỏi Số HS trả lời Tỉ lệ % Rất đáp ứng với nhu cầu tìm tòi học tập SH11 154 78,57 Đáp ứng với nhu cầu học tập 33 16,83 Chưa đánh giá được 7 3,57 Không đáp ứng được nhu cầu 1 0,51 Qua các tiết dự giờ, thăm lớp và các lần điều tra thăm dò ý kiến của HS, chúng tôi thấy không khí của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC như sau: - Ở nhóm ĐC: Không khí lớp học trầm hơn, đa số các em thụ động, không sôi nổi trong giờ học, câu hỏi GV đưa ra ít HS trả lời hoặc chưa trả lời đúng. - Ở nhóm TN: Tinh thần thái độ học tập của các em rất tốt biểu hiện là các em tích cực chuẩn bị bài, chủ động giải quyết những vấn đề học tập. Khi GV yêu cầu HS làm việc độc lập hay theo nhóm với SGK để hoàn thành câu hỏi, bài tập hay phiếu học tập thấy các em rất hào hứng, thích thú hoàn thành nhiệm vụ được giao và cũng hồi hộp chờ nhận xét từ phía GV. Điều này cho thấy, phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện cho HS các kĩ năng đọc và hiểu KH, xây dựng một số dạng KH đơn giản tự tạo đã rất có hiệu quả trong việc hấp dẫn lôi cuốn HS học tập, làm cho HS hứng thú học, chủ động tìm tòi và lĩnh hội, khắc sâu kiến thức do đó chất lượng học tập tăng lên. Chứng tỏ việc rèn luyện cho học sinh NDTTS các kĩ năng đọc và hiểu KH, xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản tự tạo đã làm cho các em tăng thêm niềm ham thích, hứng thú, lòng say mê, tự tin trong học tập và nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Kết luận chƣơng 4 Với các kết quả trên và qua quá trình phân tích chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét sau: 1. Kết quả kiểm tra trước khi làm TN về chất lượng điểm của các bài kiểm tra của HS lớp TN và ĐC là tương đương. 2. Qua 3 bài kiểm tra trong quá trình TN cho thấy hứng thú học tập của các em nhóm TN cao hơn nhiều so với nhóm ĐC. Đặc biệt, các em nhóm TN đã hình thành được kĩ năng khai thác KH, biết tự xây dựng được một số dạng kênh hình đơn giản, do đó đã làm cho các em tăng thêm niềm ham thích, say mê, tự tin trong học tập, giúp các em hiểu tốt, nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức. 3. Kết quả TN cho phép kết luận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ A. Kết luận 1. Việc dạy học bằng phương tiện KH dựa vào các cơ sở khoa học là: cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học và cơ sở lý luận dạy học. Các cơ sở khoa học này sẽ định hướng cho việc sử dụng KH trong dạy học sinh học. 2. KH là một là một phương tiện hỗ trợ dạy học. KH được dùng kết hợp với các phương tiện dạy học trong các phương pháp dạy học khác nhau có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lí, không khoa học hay lạm dụng quá có thể làm phân tán sự chú ý của HS, không khai thác được kiến thức trọng tâm. Đồng thời với đối tượng HSDTTS cần vận dụng linh hoạt kĩ năng tự xây dựng KH đơn giản sao cho vừa sức, gây được hứng thú trong học tập cho các em. 3. Luận văn đã đề xuất các biện pháp xác lập các kĩ năng khai thác KH, tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản trong các khâu của quá trình dạy học Sinh học 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HSNDTT nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. 4. Qua phân tích hệ KH có trong SGK SH 11- ban cơ bản về mặt ý nghĩa hình thành các kiến thức khoa học, củng cố và vận dụng kiến thức trong cả quá trình dạy học SH (giới hạn trong chương III - Sinh trưởng và phát triển) và xác lập các kĩ năng trên. Qua thực tiễn nghiên cứu và kết quả mà đề tài đã thu được chúng tôi thấy do rèn luyện được cho HSNDTTS cấp THPT các kĩ năng sử dụng tốt KH có trong SGK và biết cách lập các loại sơ đồ đơn giản và các dạng bảng khái quát hoá kiến thức như chương trình chúng tôi đã đề ra đã có tác dụng làm cho các em tăng thêm niềm ham thích, hứng thú, say mê, tự tin trong học tập và quan trọng là có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn. Trên cơ sở đó chúng tôi khẳng định thực nghiệm sư phạm đã chứng minh tính hiệu quả, tính khả thi và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 B. Đề nghị 1. Việc xác lập các kĩ năng khai thác kênh hình SGK và kĩ năng tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản dựa trên vừa kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học vừa là kết quả nghiên cứu luận văn, chúng tôi nhận thấy qua thực nghiệm là phù hợp với đối tượng HSNDTTS trường Văn hoá I, trường THPT Vùng cao Việt Bắc. Luận văn chỉ ở mức độ giới hạn áp dụng cho các trường đặc thù như trên chứ không cho phép nghiên cứu trên số lượng và chủng loại đại diện học sinh chung cho mọi vùng núi. Do vậy, kết quả nghiên cứu chưa thuộc mức khái quát đầy đủ để áp dụng cho mọi đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở các trường miền núi nói chung. 2. Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy trong điều kiện trường tôi cũng như trường PT Vùng Cao – Việt Bắc hiện nay, việc vận dụng hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học phải được đổi mới đồng bộ, toàn diện, cả phía GV và HS. Đặc biệt nên chú trọng năng lực tự học của HS, năng lực và nghệ thuật tổ chức của GV. Bài học này sẽ được các giáo viên bộ môn hai trường chúng tôi áp dụng vào thực tiễn dạy học môn học SH nói chung từ nay về sau. 3. Tuy như trên đã lý giải kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện chung cho mọi trường phổ thông trung học nói chung và các trường có học sinh dân tộc theo học nói riêng. Nhưng các bài học này vẫn hoàn toàn có giá trị tham khảo chung cho mọi giáo viên bộ môn trong việc thực hiện các giáo trình Sinh học hệ đổi mới hiện nay. Chúng tôi mong nhận được những góp ý bổ sung từ các đồng nghiệp thuộc mọi miền Tổ quốc. 4. Do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài luận văn mới giải quyết vấn đề tương đối hẹp và kết quả còn ở mức khiêm tốn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các biện pháp xác lập các kĩ năng khai thác KH, tự xây dựng một số dạng KH đơn giản trong cả chương trình dạy học Sinh học PTTH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS để nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Alma- Ata (1971), Các phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Như ất (2008), Giáo trình về chương trình và sách giáo khoa sinh học bậc giáo dục phổ thông, tài liệu in vi tính sử dụng cho học viên cao học chuyên ngành LL- PPDH Sinh học, trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên (2008). 3. Nguyễn Như ất (2008), Cải cách bộ môn sinh học trường phổ thông Việt Nam: Vấn đề và giải pháp. Báo cáo khoa học hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba “Việt Nam hội nhập và phát triển do ĐHQG Hà Nội và Viện khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức, Hà Nội 4-7/12/2008. Tuyển tập báo cáo khoa học, CD-room Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, 4-7/ 2008, Tiểu ban 14 “Giáo dục và Đào tạo”. 4. Đảng cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Hội nghị lần thứ II ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, ngày 21/ 12/ 1996, Nxb Chính trị Quốc gia. 5. Đinh Quang Báo, Nguyễn Cương, Nguyễn Đức Thâm(2001), Đổi mới Phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học phổ thông theo hướng hoạt động hoá người học, Đề tài cấp ngành, mã số B91-27-01 - PP. 6. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học (phần đại cương), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Benjamin Bloom (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, Nxb Giáo dục,(Đoàn Thị Điều dịch). 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Sinh học 11 Sách giáo khoa, Nxb Giáo dục. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 (2007). Nxb Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 10. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006). “Chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học” – Ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Nâng cao hiệu quả dạy học Giải phẫu sinh lý người ở trung học cơ sở bằng áp dụng phương pháp grap, Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005). Phương pháp grap trong dạy học Sinh học, Sách chuyên khảo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Phúc Chỉnh (2009), “Cơ sở lý thuyết của bản đồ khái niệm”, Tạp chí giáo dục. Số 210. 14. Nguyễn Thị Côi (2002) “Kênh hình – Một nguồn kiến thức quan trọng trong dạy học lịch sử”, Tạp chí giáo dục. Số 23. 15. Phan Khắc Chương (1997), Komensky ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb Giáo dục Hà Nội. 16. Trần Trọng Dương (1980), Áp dụng phương pháp grap và algorit hoá để nghiên cứu cấu trúc và phương pháp giải xây dựng hệ thống bài toán về công thức hoá học ở trường phổ thông, Tiểu luận khoa học cấp I, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 17. Bùi Thị Ngọc Diệp (2005), Đổi mới phương thức đào tạo ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đáp ưng nhu cầu đào tạocán bộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp bộ của trung tâm nghiên cứu giáo dục Hà Nội. 18. Nguyễn Thế Giang, Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội (2007). 19. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Phạm Minh Hạc (2003), “Giáo dục nhân cách theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục, số 67. 21. Phạm Minh Hạc (1997), Tâm lý học Vư- Gốt- Xki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 22. Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Sinh Huy, Hà Thị Đức (2001), Giáo dục học đại cương II. Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục. 23. Đặng Thành Hưng (2007). “Quan niệm và giải pháp phân hoá dạy học ở THPT nhằm hội nhập quốc tế”. Tạp chí giáo dục. Số 167. 24. Ngô Văn Hưng – Trần Văn Kiên, Bài tập sinh học 11, Nxb Hà Nội - 2007. 25. Nguyễn Văn Khôi (2003), Tài liệu bồi dưỡng dạy học công nghệ. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 26. A. N. Leonchiev (1998), Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo dục Hà Nội. 27. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia. 28. Vũ Đức Lưu (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11, Nxb Hà Nội. 29. Phan Trọng Ngọ, Lê Tràng Định, Dương Diệu Hoa(2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. Văn Thị Thanh Nhung (2006), Sử dụng băng hình và tài liệu hướng dẫn để hình thành cho sinh viên kĩ năng dạy học kĩ thuật chăn nuôi ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sỹ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 31. Lê Nin. V.I (1977), Bút kí triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội. 32. Nguyễn Văn Phán (2000), “Nghiên cứu sử dụng phương pháp sơ đồ hoá(grap) trong dạy học các môn khoa học xã hội – nhân văn ở trường đại học quân sự”, Tạp chí đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Số 1- 2000. 33. Nguyễn Ngọc Quang (1986) , Lý luận dạy học đại cương, Trường cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương Hà Nội. 34. Nguyễn Ngọc Quang (1983), “Sự chuyển hoá phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, Nghiên cứu giáo dục, Số 2. 35. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 36. Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai (2000)“ Bước đầu nghiên cứu và sử dụng câu hỏi, bài tập để nâng cao chất lượng dạy học Sinh thái học lớp 11 phổ thông trung học”, Nghiên cứu giáo dục, Số 345. 37. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Dương Tiến Sỹ, Nguyễn Văn Duệ (2002), Dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Thắng (2009), Thiết kế và sử dụng kênh hình nhằm nâng cao nhận thức tích cực cho học sinh dân tộc ít người vùng Tây Nguyên trong dạy học sinh học 8, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 39. Thủ tướng Chính phủ (2002). Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nxb Giáo dục. 40. Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Hữu Quỳnh, Nguyễn Văn Giao (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb từ điển bách khoa. 41. Nguyễn Chính Trung (1987), Dùng phương pháp grap lập chương trình tối ưu và dạy môn sử dụng thông tin trong chiến dịch . Luận án phó tiến sỹ khoa học quân sự , trương đại học quân sự, Hà Tây. 42. Nguyễn Cảnh Toàn và nhiều tác giả (2002), Biển học vô bờ - Tư vấn về phương pháp học tập, Nxb Thanh niên - Hà Nội. 43. Phạm Thị Hồng Tú (2008), Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường dân tộc nội trú, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 44. Phạm Tư (1984). Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy và học chương Nitơ - photpho ở lớp 11 trường Trung học phổ thông, Luận án phó tiến sỹ khoa học sư phạm tâm lý, Hà Nội. 45. Từ điển tiếng Việt (2005), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 46. Từ điển bách khoa Việt Nam tập 1 (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam – Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 47. Từ điển bách khoa Việt Nam 2 (1995), Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam – Hà Nội. 48. Nguyễn Quang Vinh (1973). Những Thí nghiệm trên ếch và cóc để giảng dạy giải phẫu sinh lý 8. Luận án phó tiến sỹ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 49. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếng Anh 50. Piaget (1983), Piaget’s theory. inp. Mussen(Ed), Hand book of child psychology ( 4 th ed vol 1) Ny Wiley. 51. Vygotsky (1962), Thought and language, Cambridge, MA:M.I.T.Press. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Phụ lục 1: CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA Phụ lục 1. 1. Anh (chị) vui lòng cho biết trong quá trình dạy học theo anh (chị) phương tiện dạy học gây được nhiều hứng thú đối với học sinh (Đánh dấu + vào ô được chọn) Phụ lục 1. 2. Theo anh (chị) đánh giá như thế nào về việc sử dụng tranh vẽ và phim trong dạy học SH? (Đánh dấu + vào ô được chọn). Phụ lục 1. 3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về biểu hiện thái độ học tập của học sinh NDTTS trong giờ học? (Đánh dấu + vào ô được chọn). TT Thái độ Trả lời 1 Hăng hái phát biểu ý kiến 2 Chăm chú lắng nghe 3 Nêu thắc mắc 4 Mệt mỏi, không hứng thú TT Phương Tiện Gây hứng thú trong học tập 1 Tranh vẽ 2 Sơ đồ 3 Mô hình 4 Phim 5 Phim nhựa chiếu trên máy qua đầu 6 Các phương tiện kênh hình khác TT Thái độ Trả lời 1 Cần thiết 2 Rất cần thiết 3 ít cần thiết 4 Không cần thiết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Phụ lục 1. 4. Theo anh (chị) những nguyên nhân chính làm hạn chế nhận thức học tập của HSDTTS? (Đánh dấu + vào ô được chọn) Phụ lục 1. 5. Anh (chị) vui lòng cho biết trong quá trình dạy học Sinh học 11, anh (chị) đã sử dụng PPDH trong dạy học nào? (Đánh dấu + vào ô được chọn) Nội dung Phương pháp Giảng giải Giảng giải +Trực quan minh họa Trực quan Hỏi đáp PPDH đã sử dụng Phụ lục 1.6. Anh (chị) vui lòng cho biết trong quá trình dạy học Sinh học 11, anh (chị) đã sử dụng KH như thế nào? (Đánh dấu + vào ô được chọn) TT Phương tiện Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng 1 Tranh ảnh 2 Phim 3 Sơ đồ 4 Bảng số liệu 5 Các phương tiện khác TT Nguyên nhân Trả lời 1 Vốn ngôn ngữ Việt 2 Năng lực tư duy trừu tượng còn thấp 3 Phương pháp học tập chưa phù hợp 4 Động cơ học tập chưa rõ ràng 5 Hổng kiến thức các lớp dưới 6 Các nguyên nhân khác: Truyền thống học tập của gia đình, cộng đồng hạn chế, ít cởi mở….. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Phụ lục 1.7. Em hãy cho biết cảm nhận của mình về những các giờ sinh đã học trong chương III (Đánh dấu+ vào ô được chọn). TT Nội dung Trả lời 1 Rất thích 2 Thích 3 Không thích 4 Không biết Phụ lục 1. 8. Theo em các giờ sinh học trong đợt thực nghiệm như thế nào? (Đánh dấu + vào ô được chọn). TT Nội dung câu hỏi Trả lời 1 Rất đáp ứng với nhu cầu tìm tòi học tập SH 11 2 Đáp ứng với nhu cầu tìm tòi học tập SH 11 3 Chưa đánh gía được 4 Không đáp ứng với nhu cầu tìm tòi học tập SH11 Phụ lục 1.9. Anh (chị) vui lòng cho biết trong tiết dạy học Sinh học 11, anh (chị) quan sát thái độ, tâm lý học sinh trong tiết học của lớp TN như thế nào? TT Thái độ và hành vi học tập Số HS có biểu hiện 1 Làm việc độc lập 2 Tự học tập không cần giám sát 3 Tham gia phát biểu xây dựng bài 4 Hoàn thành các bài tập, câu hỏi được giao 5 Hoàn thành bài tập về nhà 6 Đặt câu hỏi và nêu thắc mắc với bạn bè và GV 7 Tự nguyên tham gia trả lời câu hỏi của thầy cô 8 Tham gia thảo luận sôi nổi, hăng say 9 Ngủ gục hay mơ màng 10 Nhìn xung quanh khi lớp đang thảo luận 11 Chọc ghẹo bạn trong giờ học 12 Nhìn xung quanh, trùng xuống, co lại (chán nản) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Phụ lục 2: MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm về sinh trưởng của cơ thể thực vật - Chỉ rõ những mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm là chung và những mô phân sinh nào là riêng - Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp - Giải thích được sự hình thành vòng năm II. Chuẩn bị: - Máy chiếu, máy tính, màn hình… - File ảnh đặc điểm phân biệt giữa lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm - File ảnh giải phẩu khúc gỗ: mặt cắt ngang thân - File ảnh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ - File ảnh sinh trưởng sơ cấp của thân - File ảnh mô phân sinh ngọn - File ảnh chu kì sinh trưởng và phát triển của cây 1 năm - File ảnh mô phân sinh bên xuất hiện ở đỉnh thân và đỉnh rễ - File ảnh mô phân sinh lóng đảm bảo cho lóng sinh trưởng dài ra - Movie chu kì sinh trưởng và phát triển của cây cà chua III. Phương pháp dạy học: GV sử dụng phương pháp - Vấn đáp - Gợi mở. - Vấn đáp - Trực quan. - Trực quan - So sánh. - Trực quan - Khái quát hoá. IV. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2. Kiểm tra bài cũ (GV giới thiệu hệ thống chương trình đã học) 3. Bài mới Mở bài: GV có thể yêu cầu HS quan sát hình 34.1 SGK rồi hỏi HS về quá trình thay đổi kích thước của thân và cho biết đó là hiện tượng gì? Đó là hiện tượng sinh trưởng. Nội dung của bài học hôm nay là sinh trưởng ở thực vật. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung về sinh trưởng của thực vật Hoạt động của thày- trò Nội dung GV cho HS đọc mục I, thảo luận nhóm và trả lời: (?) Thế nào là sinh trưởng của thực vật ? Đại diện nhóm trình bày. GV củng cố. I. Khái niệm chung về sinh trưởng của thực vật - Sinh trưởng: tăng số lượng, khối lượng và kích thước tế bào làm cây lớn lên. Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại mô phân sinh Hoạt động của thày- trò Nội dung GV: Mô phân sinh là gì? GV yêu cầu HS quan sát H.34.1, đọc tài liệu. - File ảnh mô phân sinh bên xuất hiện ở đỉnh thân và đỉnh rễ. - File ảnh mô phân sinh lóng đảm bảo cho lóng sinh trưởng dài ra GV đặt câu hỏi: Mô phân sinh? - Đại diện nhóm trình bày. GV củng cố : Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng phân bào nguyên nhiễm. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp 1. Các mô phân sinh - Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng phân bào nguyên nhiễm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trả lời: Các loại mô phân sinh? GV lập grap: Các loại mô phân sinh. HS quan sát tranh, đọc tài liệu, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Những mô phân sinh chung ở cả thực vật một lá mầm, hai lá mầm và những mô phân sinh chỉ có ở thực vật một lá mầm hoặc hai lá mầm? HS. Hoàn thiện grap H. Grap các loai mô phân sinh - Mô phân sinh đỉnh: Là mô phân sinh sơ cấp, định cư tại chồi đỉnh (chồi tận cùng) và tại chồi nách của thân (cành) và tại đỉnh rễ, xảy ra ở cây 1 lá mầm và thân non cây 2 lá mầm. - Tầng phát sinh (mô phân sinh bên): Được sinh ra từ mô phân sinh đỉnh và phân bố theo hình trụ, tạo nên sinh trưởng thứ cấp làm cho thân cây to ra, xảy ra ở cây 2 lá mầm(có thời gian sống 2 năm hoặc lâu năm). - Mô phân sinh lóng: Phân bố tại các mắt của thân thực vật 1 lá mầm. Mô phân sinh lóng gia tăng sự sinh trư- ởng chiều dài của lóng, của thân cây khi cả mô phân sinh đỉnh đã bị cắt. M« ph©n sinh(MPS) MPS bªn MPS ®Ønh MPS lãng MPS bên MPS ®Ønh MPS lóng Nằm ở thân, được tạo từ MPS đỉnh Nằm tại các mắt Làm lóng dài ra Làm cho thân cây to ra Nằm ở chồi đỉnh, chồi nách Làm cho thân cây dài ra Mô phân sinh(MPS) Cây 2 lá mầm Cây 1 lá mầm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh trưởng sơ cấp Hoạt động của thày - trò Nội dung GV. Sinh trưởng sơ cấp? GVyêu cầu HS quan sát hình 34.2, File ảnh sinh trưởng sơ cấp của thân, File ảnh mô phân sinh ngọn, File ảnh chu kì sinh trưởng và phát triển của cây 1 năm, Movie chu kì sinh trưởng và phát triển của cây cà chua HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời. (?) Quan sát hình và chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân rồi rút ra kết luận chung về sinh trưởng sơ cấp của cây là gì? HS: + Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên. + Sinh trưởng sơ cấp của rễ là do các tế bào mô phân sinh đỉnh rễ phân chia nguyên nhiễm tạo nên. 2. Sinh trưởng sơ cấp - Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và của rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. Hoạt động 4: Tìm hiểu sinh trưởng thứ cấp Hoạt động của thày - trò Nội dung GV yêu cầu HS quan sát hình 34.3, File ảnh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây thân gỗ, thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời: Mục tiêu nội dung dạy học của hình là gì? HS. Biết được thế nào là sinh trưởng thứ cấp. Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp (nguồn gốc, kết quả, có ở những thực vật nào). 3. Sinh trưởng thứ cấp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 GV. Hình chứa đựng nội dung thông tin gì? HS. Thông tin từ hình là: + Sinh trưởng năm nay: Sinh trưởng sơ cấp. ở phần chồi đỉnh, từ ngoài vào gồm: Biểu bì, vỏ, mạch rây sơ cấp, tầng sinh mạch, mạch gỗ sơ cấp. + Sinh trưởng năm ngoái: Sinh trưởng thứ cấp. ở phần thân cây, từ ngoài vào gồm: Bần, tầng sinh bần là chu bì(vỏ bì), vỏ, mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh mạch, mạch gỗ thứ cấp, mạch gỗ sơ cấp. + Sinh trưởng năm kia: Sinh trưởng thứ cấp. ở phần thân cây, từ ngoài vào gồm: Bần, tầng sinh bần là chu bì(vỏ bì), vỏ, mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh mạch, mạch gỗ thứ cấp, mạch gỗ sơ cấp. GV. Dung lượng thông tin có thể khai thác được? HS. Biết được khái niệm sinh trưởng thứ cấp của thân cây gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, vỏ. HS. Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp: Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. Sinh trưởng thứ cấp của thân cây gỗ, làm cho cây to ra do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ. GV phát phiếu học tập 1, yêu cầu HS trả lời. A. Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có - Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ do tầng phát sinh mạch dẫn hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, vỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì? B. Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? C. Sinh trưởng thứ cấp khác với sinh trưởng sơ cấp ở điểm nào? GV thu phiếu và củng cố. GV cho HS quan sát File ảnh giải phẩu khúc gỗ: mặt cắt ngang thân (?) Cấu tạo cây thân gỗ?  Gồm gỗ lõi (màu sẫm nằm ở trung tâm thân - gồm các tế bào mạch gỗ thứ cấp già), gỗ dác (màu sáng - gồm mạch gỗ thứ cấp trẻ), tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ. (?) Những vòng đồng tâm của thân cây gỗ gọi là gì?  Đó là các vòng năm. - Các vòng đồng tâm có màu sáng và tối khác nhau chính là các vòng năm. Hoạt động 5: Tìm hiểu của các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Hoạt động của thày - trò Nội dung GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận, lấy ví dụ thực tiễn. Trả lời: Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật? Đại diện nhóm trình bày. GV củng cố. 4. Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng a. Yếu tố bên trong: - Đặc điểm di truyền, các thời sinh trưởng của các giống, loài cây. - Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 (?) Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm có thể kết thúc ở giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Tại sao? HS thảo luận nhóm, trả lời. GV củng cố. b. Yếu tố bên ngoài: Điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác: - Nhiệt độ: là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. Nếu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là thiếu Nitơ sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí bị chết. * Củng cố: Câu 1: Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm có thể kết thúc ở một giai đoạn nào đó của chu kỳ phát triển được không? Cho ví dụ và giải thích tại sao? Câu2: Phân biệt sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp. * Dặn dò: Bài tập 1- 5 (SGK). Đọc mục “Em có biết”. Đọc bài 35, xác định mục tiêu và nội dung trọng tâm của bài. Sưu tầm tranh ảnh về ảnh hưởng của hoocmôn đến thực vật. * Đáp án phiếu học tập 1: A. Cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp. Kết quả của kiểu sinh trưởng đó là làm tăng diện tích bề mặt(độ dày của thân). B. Do tầng sinh bần tạo ra. C. Đặc điểm khác giữa sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp: Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp - Làm tăng chiều dài của cây. - Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. - Làm tăng về bề ngang của cây. - Do hoạt động của mô phân sinh bên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 BÀI 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh phải - Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái và không qua biến thái. - Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn. - Lấy được ví dụ về sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. II. PTDH: GV sử dụng - Máy vi tính, máy chiếu. - Đĩa CD có chứa nội dung bài 37gồm: Bài giảng, tranh ảnh, movie được sử dụng trong bài và có liên quan đến bài học: + file ảnh sinh trưởng ở người + file ảnh sinh trưởng ở sâu + ảnh sinh trưởng ở ếch. + ảnh sinh trưởng ở châu chấu + file ảnh sinh trưởng ở bướm. - PHT. III. Phương pháp dạy học: GV sử dụng phương pháp - Vấn đáp - Gợi mở - Vấn đáp - trực quan. IV. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở thực vật? GV đánh giá, nhắc lại quy trình lập grap nội dung. Đặt vấn đề vào bài mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khaí niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật Hoạt động của thày - trò Nội dung GV gọi 1 số HS đọc nội dung khái niệm sinh trưởng, phát triển ở động vật, cho ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở động vật. Các kiểu phát triển ở động vật? GV. +file ảnh sinh trưởng ở sâu +file ảnh sinh trưởng ở người +file ảnh sinh trưởng ở cá + file ảnh phát triển ở phôi thai người GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin, thảo luận nhóm, lập grap nội về các kiểu phát triển ở động vật. GV gợi ý theo các bước tiến hành lập grap. - Xác định các đỉnh của grap? Phân tích cấu trúc nội dung của bài để xác định các đỉnh của grap. Trọng tâm của bài là phân biệt phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. - Thiết lập các cung? Thiết lập các cung thực chất là xác định các mối quan hệ tầng bậc của I. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào động vật. - Phát triển ở cơ thể động vật bao gồm 3 quá trình liên quan mật thiết với nhau: + Sinh trưởng + Phân hoá tế bào + Phát sinh hình thái cơ thể và cơ quan. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 các kiểu phát triển ở động vật. Mỗi kiểu có đặc điểm riêng, có các đại diện riêng. - Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng? Sau khi đã xác định được các đỉnh và các cung, ta đặt lên một mặt phẳng để tạo một grap nội dung hoàn chỉnh. Đại diện nhóm trình bày, GV củng cố, HS hoàn thiện grap. Qua sơ đồ grap này GV tổ chức cho các em quan sát 1 số hình, thảo luận nhóm. Các kiểu phát triển ở động vật: - Không qua biến thái - Qua biến thái: + Biến thái hoàn toàn + Biến thái không hoàn toàn GV yêu cầu HS tìm hiểu các đặc điểm riêng của các kiểu? phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn căn cứ vœo đâu? Lấy ví dụ về các đại diện của từng kiểu? Từ đó liên hệ thực tế về các biện pháp phòng và diệt trừ sâu hại cây trồng? *Hoạt động 2: II. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái GV phát PHT 1 Các kiểu sinh trưởng và phát triển Ví dụ Đặc điểm Không qua biến thái Qua biến thái hoàn toàn Qua biến thái không hoàn toàn Hoạt động của thày - trò Nội dung (?) Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái xảy ra ở loài nào? II. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI - Đối tượng: đa số động vật có xương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 HS. GV. +file ảnh sinh trưởng ở người (?) Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái gồm mấy giai đoạn? HS: sống và nhiều động vật không có xương sống. - VD: ở người. - Gồm 2 giai đoạn: 1. Giai đoạn phôi thai 2. Giai đoạn sau khi sinh *Hoạt động 3: III. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái Hoạt động của thày - trò Nội dung GV: + ảnh sinh trưởng ở ếch. (?) Sinh trưởng và phát triển ở động vật qua biến thái có gì khác với hình thức sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? (?) Có mấy hình thức biến thái? HS: GV+ ảnh sinh trưởng ở bướm + ảnh sinh trưởng ở ếch (?) Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn thường xảy ra ở đối tượng sinh vật nào? Có mấy giai đoạn?  - Đối tượng: bướm, ruồi, ong, lưỡng cư… - Gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn phôi + Giai đoạn hậu phôi HS: III. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái 1. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn - Ấu trùng hoặc sâu có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác con trưởng thành. - Qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. 2. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn - Ấu trùng hoặc sâu có hình thái, cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 GV file ảnh sinh trưởng ở châu chấu (?) Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn thường xảy ra ở đối tượng sinh vật nào? Có mấy giai đoạn? - Đối tượng: Châu chấu, cào cào… - Gồm 2 giai đoạn: + Giai đoạn phôi + Giai đoạn phôi tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành. - Qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. * Đáp án PHT 1 Các kiểu sinh trưởng và phát triển Ví dụ Đặc điểm Không qua biến thái - Người - Voi, khỉ… - Con non có đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành. - Con non phát triển dần lên không qua biến thái để trở thành con trưởng thành. Qua biến thái hoàn toàn - Bướm -Tằm, muỗi. - Ấu trùng hoặc sâu có hình thái, cấu tạo, sinh lí khác con trưởng thành. - Qua nhiều lần lột xác và giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Qua biến thái không hoàn toàn - Châu chấu - Tôm… - Ấu trùng hoặc sâu có hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành. - Qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 3. Củng cố: Chọn câu trả lời đúng Bài 1. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là: A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Bọ ngựa,cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi. Đáp án: B Bài 2. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là: A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D.Châu chấu, ếch, muỗi. Đáp án: C 4. Dặn dò Bài tập 1- 4 (SGK). Đọc bài 38. Xác định mục tiêu và nội dung trọng tâm của bài. H3.6. Sơ đồ Grap về các kiểu phát triển ở động vật Qua biến thái Không qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn Giai đoạn phôi Giai đoạn sau khi sinh Giai đoạn hậu phôi Giai đoạn phôi Giai đoạn hậu phôi Giai đoạn phôi Phát triển ở động vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Phụ lục 3: CÁC ĐỀ KIỂM TRA 3.1. Các đề kiểm tra trong thực nghiệm 3.1.1. Đề 1: (15 phút); (Thực hiện khi dạy bài 34) A. Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì? B. Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? C. Sinh trưởng thứ cấp khác với sinh trưởng sơ cấp ở điểm nào? Đáp án đề 1: A. Cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp. Kết quả của kiểu sinh trưởng đó là làm tăng diện tích bề mặt (độ dày của thân). B. Do tầng sinh bần tạo ra. C. Đặc điểm khác giữa sinh trưởng thứ cấp với sinh trưởng sơ cấp: Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp - Làm tăng chiều dài của cây. - Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. - Làm tăng về bề ngang của cây. - Do hoạt động của mô phân sinh bên. 3.1.2. Đề 2: (15 phút); (Thực hiện khi dạy bài 35) 1. Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là A. auxin, gibêrelin, xitôkinin. B. êtylen, gibêrelin, auxin. C. xitôkinin, êtylen, auxin. D. auxin, êtylen. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 2. Dùng mũi tên để nối hoocmôn với tác động của nó: Hoocmôn ứng dụng Auxin Kích thích ra rễ cành giâm. Xitôkinin Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Gibêrelin Làm rụng lá cây. Êtylen Thúc quả chín, tạo quả trái vụ. 3. Nguồn gốc, tác dụng của êtylen? Đáp án đề 2: 1. Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là: Đáp án.A. 2. Dùng mũi tên để nối hoocmôn với tác động của nó: Hoocmôn ứng dụng Auxin Kích thích ra rễ cành giâm. Xitôkinin Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Gibêrelin Làm rụng lá cây. Êtylen Thúc quả chín, tạo quả trái vụ. 3. Nguồn gốc, tác dụng của êtylen: + Nguồn gốc: Êtylen được sinh ra ở các loại mô trong cơ thể thực vật, êtylen được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hoa già, khi mô bị tổn thương. hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi. + Tác dụng: Êtylen thúc quả chín sớm, rụng lá, tạo quả trái vụ, ức chế sinh trưởng chiều cao, tăng sinh trưởng bề ngang của thân cây, khởi động tạo rễ lông hút ở cây mầm rau diếp xoắn, cảm ứng ra hoa ở cây họ dứa, gây sự ứng động ở lá cà chua. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 3.1.3. Đề và đáp án số 3: (Thực hiện khi dạy bài 37- Kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, dùng phần mềm McMIX để đảo 8 mã đề) Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Thế nào là biến thái hoàn toàn A. Là biến thái trải qua giai đoạn con non. B. Là biến thái mà con non khác con trưởng thành. C. Là biến thái trải giai đoạn ấu trùng giống con trưởng thành (phải qua nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành). D. Là sự biến đổi về hình thái và sinh lí. Câu 2: Thế nào là sinh trưởng và phát triển không qua biến thái? A. Là sinh trưởng và phát triển mà con non có đặc điểm hình thái và sinh lí gần giống con trưởng thành. B. Là kiểu sinh trưởng và phát triển không trải qua giai đoạn lột xác. C. Là sinh trưởng và phát triển trực tiếp: Từ trứng thụ tinh thành hợp tử, phôi, con non, con trưởng thành. D. Là kiểu sinh trưởng và phát triển trải qua giai đoạn lột xác. Câu 3: Biến thái ở động vật là gì? A. Sự thay đổi đột ngột về sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển. B. Sự thay đổi về hình thái, cấu tạo, sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển. C. Sự thay đổi về số lượng và chất lượng trong cơ thể ở giai đoạn sinh trưởng. D. Sự thay đổi về hình thái trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Câu 4: Các hình thức sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái B. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái C. Sinh trưởng và phát triển có giai đoạn không qua biến thái và giai đoạn qua biến thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 D. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, sinh trưởng và phát triển qua biến thái. Câu 5: Hình thức sinh trưởng và phát triển ở ve sầu là A.sinh trưởng và phát triển không qua biến thái B. sinh trưởng và phát triển qua biến thái C. sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. D. sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn. Câu 6: Hình thức sinh trưởng và phát triển ở cóc là A.sinh trưởng và phát triển không qua biến thái B. sinh trưởng và phát triển qua biến thái C. sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn. D. sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn. Câu 7: Các loài có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là A. Bướm, ruồi, ong, ếch. B. Bướm, gián, ong, ếch. C. Bướm, ruồi, cào cào, ếch. D. Bướm, ruồi, ong, châu chấu. Câu 8: Các loại mô phân sinh chỉ có ở cây Một lá mầm là A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân. C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. mô phân sinh lóng. Câu 8: Các loài có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là A. Cánh cam, bọ rùa. B. Bọ ngựa, cào cào. C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. D. Trâu, bọ xít, ong, châu chấu. Câu 9: Các loài có kiểu sinh trưởng và phát triển không qua biến thái là A. Cánh cam, bọ rùa. B. Bọ ngựa, cào cào. C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. D. Trâu, bọ xít, ong, châu chấu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Câu 10: Bướm ở giai đoạn nào phá hoại mùa màng? A. Sâu bướm (ấu trùng). B. Nhộng. C. Bướm trưởng thành. D. Trứng. Câu 11: Bướm ở giai đoạn nào đảm nhận chức năng sinh sản? A. Sâu bướm (ấu trùng). B. Nhộng. C. Bướm trưởng thành. D. Trứng. Câu 12: Bướm ở giai đoạn nào sống tiềm sinh? A. Sâu bướm (ấu trùng), nhộng. B. Nhộng, trứng. C. Bướm trưởng thành, trứng. D. Trứng, sâu bướm (ấu trùng). Câu 13: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì ở thực vật là: A. Diệp lục b. B. Phitôcrôm. C. carôtenôit. D. Diệp lục a, b, phitôcrôm. Câu 14: ở thực vật có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự: A. Ra hoa- tạo quả- nảy mầm- mọc lá- sinh trưởng rễ, thân lá B. Nảy mầm – ra lá- sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa – tạo quả - quả chín. C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa – kết hạt – nảy mầm. D. Quả chín – nảy mầm – ra lá - ra hoa – kết hạt. Câu 15: Các loài có kiểu sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là A. Cánh cam, bọ rùa. B. Bọ ngựa, cào cào. C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ. D. Trâu, bọ xít, ong, châu chấu. 3.2. Các đề kiểm tra sau thực nghiệm 3.2.1. Đề số 4: (15 phút); (Thực hiện cuối tiết dạy bài 40: Thực hành) Bài 1: (4điểm) Hãy ghi chú các chi tiết được nêu trong 2 sơ đồ sinh trưởng và phát triển qua biến thái ở bướm, ở châu chấu trong hình A, B sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 Hình A. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm Hình.B. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Bài 2: (4điểm) Hãy sắp xếp các động vật tương ứng với từng kiểu sinh trưởng và phát triển. TT Kiểu sinh trưởng, phát triển Tên động vật Trả lời 1 2 3 Không qua biến thái Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn toàn a, Cá thu b, Xén tóc c, Ve sầu d, Bồ câu e, Hà mã g, Bọ dừa h, Châu chấu 1......................... 2.......................... 3.......................... Bài 3: (2điểm) Hãy tìm các từ phù hợp điền vào ô trống thay cho các số1,2,3 hoàn chỉnh các câu sau: Sinh trưởng và phát triển của người là một ví dụ điển hình về sinh trưởng và phát triển...(1)....Quá trìng này có thể chia làm ...(2)...giai đoạn phôi thai và giai đoạn....(3)..... Giai đoạn ..(4)... diễn ra trong tử cung của mẹ. Đáp án đề 4: Bài 1: (4 điểm) H. A. 1: Bướm trưởng thành. 2: Trứng đã phát triển thành phôi. 3: Sâu bướm. 4: Nhộng. 5: Bướm đã chui ra từ nhộng. H. B. 1: Châu chấu trưởng thành. 2: Trứng đã phát triển thành phôi. 3, 4, 5, 6: ấu trùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Bài 2: (4 điểm) Hãy sắp xếp các động vật tương ứng với từng kiểu sinh trưởng và phát triển. 1. a, d, e; 2. b, g; 3. c, h; Bài 3: (3 điểm) 1. Không qua biến thái. 2. Hai giai đoạn. 3. Sau khi sinh. 4. Phôi thai. 3.2.2. Đề số 5: (Thực hiện theo phân phối chương trình - Kiểm tra trắc nghiệm và tự luận 45 phút, dùng phần mềm McMIX để đảo phần trắc nghiệm 10 mã đề) Phần trắc nghiệm: (6 điểm) (Đề và đáp án phần trắc nghiệm, 0,3 điểm/ 1câu đúng) Câu 1: Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan và hệ cơ quan. B. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ. C. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. D. Làm tăng khả năng thích ứng của cơ thể đối với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường. Câu 2: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm: A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá TB. C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá TB và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Câu 3: Về tập tính con người khác hẳn với ĐV ở điểm nào? A. Tập tính xã hội cao. B. Có nhiều tập tính hỗn hợp. C. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh. D. Phát triển tập tính học được Câu 4: Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do các yếu tố nào? A. Sự phân bố không đều, sự di chuyển của các ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng TB với ion. B. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng TB với ion. C. Sự phân bố không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng TB đối với ion. D. Sự phân bố không đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của TB. Câu 5: Vì sao ta có cảm giác khát nước? A. Vì nồng độ glucozơ trong máu tăng. B. Vì áp suất thẩm thấu trong máu tăng. C.Vì nồng độ glucozơ trong máu giảm. D.Vì áp suất thẩm thấu trong máu giảm. Câu 6: ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người? A. Thay đổi tập tính học tập. B. Phát huy những tập tính bẩm sinh. C.Thay đổi tập tính bẩm sinh. D. Phát triển những tập tính học được Câu 7: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng? A. Vì chất trung gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau. B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận chất trung gian hoá học theo một chiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 C. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều. D. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều. Câu 8: Nhân tố chủ yếu làm cây vận động theo chu kì đồng hồ sinh học là: A. Ánh sáng và hooc mon thực vật (phitocrom). B. Sự hút nước và thoạt nước của cây. C. áp suất thẩm thấu của nồng độ dịch bào. D.Sự thay đổi điện màng thông qua các ion K+, Na+. Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng? A. Muốn ngon cây mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại. B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn êtilen. C. Muốn hạt củ, kéo dài trạng thái ngủ nghỉ, ta xử lí hàm lượng gibêrelin cao hơn hàm lượng axit abxixic D. Muốn cây lâu già hoá, ta xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic. Câu 10: Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản: A. Phải để chỗ kín không ai nhìn thấy. B. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối đa. C. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải. D. Nơi cất giữ phải cao ráo. Câu 11: ở thực vật có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự: A. Ra hoa- tạo quả- nảy mầm- mọc lá- sinh trưởng rễ, thân lá B. Nảy mầm – ra lá- sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa – tạo quả - quả chín. C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa – kết hạt – nảy mầm. D. Quả chín – nảy mầm – ra lá - ra hoa – kết hạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Câu 12 : Sự cân bằng giữa chất kích thích và chất ức chế sinh trưởng được biểu hiện lúc: A. Phân hoá mầm hoa và tạo thành hoa. B. Quả chín và bắt đầu rụng. C. Cây vừa đẻ nhánh xong. D. Cây tạo quả và kết hạt. Câu 13: Tăng chuyển hoá cơ bản, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, gầy, bưới cổ, mắt lồi là triệu trứng bệnh lý của người: A. Nhược năng tuyến yên. B. ưu năng tuyến giáp (cường giáp). C. Ưu năng tuyến yên. D. Thiểu năng tuyến giáp (nhược giáp). Câu 14: Điều nào sau đây đúng về sự toát mồ hôi? A. Nếu uống đủ nước thì không toát mồ hôi. B. Toát mồ hôi chỉ xảy ra trong những ngày nóng. C. Toát mồ hôi nguy hiểm vì gây mất nhiều ion Na+ và Cl- . D. Toát mồ hôi giúp cơ thể điều hoà nhiệt. Câu 15: Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp là ứng dụng của loại tập tính: A. Bẩm sinh. B. Hỗn hợp. C. Thứ sinh. D. Bắt mồi. Câu 16: Các loại mô phân sinh chỉ có ở cây Hai lá mầm là A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân. C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. mô phân sinh lóng. Câu 17: Các loại mô phân sinh chỉ có ở cây Một lá mầm là A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân. C. mô phân sinh đỉnh rễ. D. mô phân sinh lóng. Câu 18: Các loại mô phân sinh không có ở cây phượng là A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh đỉnh thân. D. mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 19: Các loại mô phân sinh không có ở cây lúa là A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh lóng. C. mô phân sinh đỉnh thân. D. mô phân sinh đỉnh rễ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Câu 20: Điều không đúng về ứng dụng quang chu kì trong sản xuất nông nghiệp là A. nhập nội cây trồng. B. lai giống. C. kích thích hoa và quả có kích thước lớn. D. bố trí thời vụ. Phần tự luận (4 điểm) Câu 1: ở cơ thể thực vật, trong điều kiện nào thì chồi ngủ? Muốn đánh thức chồi ngủ phải làm như thế nào? Giải thích những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? Câu 2: Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ như thế nào? * Đáp án phần tự luận đề 5: Câu 1: (2điểm) a. (0,5 điểm) Chồi ngủ trong điều kiện: - Khi gặp điều kiện bất lợi như: Mùa đông lạnh tuyết rơi, nhiệt độ thấp kéo dài. - VD: Cây phượng, bàng thường dụng hết lá. Trao đổi chất diễn ra rất yếu, hô hấp yếu, rễ ít trao đổi chất dinh dưỡng. b. (0,5 điểm) Đánh thức chồi ngủ: Sử dụng các hoá chất (este, H2O2) hoặc các chất kích thích sinh trưởng: Gibêrelin. c. (1 điểm) Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ vòng gỗ hằng năm: Các vòng gỗ của thân tạo nên gỗ lõi (ròng) màu sẫm ở trung tâm của thân. Gỗ lõi gồm các tế bào mạch gỗ thứ cấp già. Các tế bào này chỉ vận chuyển nước và các iôn khoáng trong một thời gian ngắn, chúng đóng vai trò làm giá đỡ cho cây. Vòng gỗ kế theo phía bên ngoài là gỗ dác màu sáng. Gỗ dác gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ. Gỗ dác thực sự là mô mạch vận chuyển nước và các iôn khoáng. Tầng ngoài cùng bao quanh thân là vỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Câu 2: (2 điểm) Sự lan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh khác trong cung phản xạ là: Truyền xung trong sợi thần kinh Hưng phấn được truyền đi trong sợi thần kinh dưới dạng xung thần kinh theo cả hai chiều (kể từ nơi kích thích). Truyền xung trong cung phản xạ Hưng phấn chỉ được dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc26.pdf