Luận văn Suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990

Từ năm 1989, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành nước đứng đầu cung cấp ODA cho các nước đang phát triển, trong đó các nước Châu Á chiếm hơn 60%. Trong suốt thời kỳ suy thoái nhưng viện trợ của Nhật vẫn được duy trì một cách tích cực. Ngày 10/06/1999 Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã công bố kết quả viện trợ chính phủ cho các nước đang phát triển của hai đất nước. Nhật Bản là nước có kim ngạch viện trợ lớn nhất 10,68 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ với 8,13 tỷ USD, Pháp là 5,8 tỷ USD. Viện trợ ODA cho các nước Châu Á bị khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 tăng 14,2% so với năm 1997. Với tổng giá trị là 5,28 tỷ USD chiếm 50% tổng viện trợ ODA trên toàn thế giới. Với Việt Nam, từ năm 1992 đến năm 2000, tổng vốn ODA Nhật Bản cam kết giành cho Việt Nam đạt 657,9 tỷ Yên chiếm gần 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng cam kết cho Việt Nam.

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ nần. Chính phủ nước này liên tục phải tăng ngân sách để tài trợ cho các chương trình kích thích kinh tế cả gói trong khi đó thu thuế giảm. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách thời kỳ 1994-2000 so với GDP là 5,1%, nếu tính cả chi cho an ninh xã hội là 7,6%. Tỷ lệ này so với các nước phát triển là khá cao (Xem phụ lục 2). Khắc phục tình trạng này Chính phủ Nhật Bản phải phát hành trái phiếu với giá trị ngày càng lớn khiến cho nợ của Chính phủ so với GDP ngày càng tăng. Người ta tính rằng mỗi trẻ em Nhật khi sinh ra phải chịu một khoản nợ bằng 60.000USD gấp 1,5 lần GDP theo đầu người/năm. 6. Sức cạnh tranh của thị trường Nhật suy giảm Trước đây, các hãng kinh doanh của Mỹ, của Phương Tây không được vào thị trường Nhật thì hiện giờ đã lần lượt tràn vào và các nhà tư bản Nhật Bản đã phải nhẫn nhục bán hết công ty khổng lồ này dến các công ty khổng lồ khác. -Tập đoàn ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản là Nissan đã bị Renanlt của Pháp mua 37% cổ phiếu. -Ford nắm 35% vốn của Mazda. -General Motors chiếm 49% vốn của Isuzu -Good year mua luôn hãng Sumimito Rubber. - Nhật Bản chiếm tới 8 trong 10 hãng có quy mô vốn lớn nhất thế giới thì năm 1999 đã phải nhượng lại vị thế đó cho Mỹ. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản đang bị suy yếu so với một số nước. Trước đây, Nhật Bản luôn ở vị trí dẫn đầu trong 47 nước có thực lực và có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Nhật Bản từ chỗ đứng đầu thế giới năm 1994 tụt xuống đứng sau Mỹ, Singapore, năm 1995 lùi xuống vị trí thứ 4, năm 1996 lùi xuống vị trí thứ 13, đến năm 1999 đã xuống vị trí thứ 16. Những năm 1980, là thời kỳ tràn ngập thị trường thế giới những sản phẩm của Nhật Bản thì ngày nay vị trí đó đã phải nhường chỗ cho sản phẩm của các nước khác. Vào những năm trước thập niên 90, Nhật Bản đã có tới 7 trong số 10 ngân hàng đứng đầu thế giới, nhưng từ cuối thập niên 90 theo kết quả điều tra so sánh xếp hạng giữa 20 ngân hàng hàng đầu trên thế giới với 20 ngân nhàng hàng đầu Nhật Bản thì các ngân hàng Nhật Bản có thứ hạng rất thấp so với các ngân hàng nước ngoài, cụ thể các ngân hàng Nhật Bản đã tụt hậu khoảng 10 năm so với ngân hàng Mỹ. Phần II Những nguyên nhân cơ bản của suy thoái kinh tế I. Nguyên nhân khách quan 1. Khủng hoảng chu kỳ Nguyên nhân của khủng hoảng chu kỳ nằm trong bản chất của hệ thống kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Khi kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng các Chính phủ thường thực thi chính sách tài chính mở rộng, tăng tiêu dùng, tăng chi tiêu cho Chính phủ, thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và đầu tư vốn cố định. Đến một lúc nào đó, năng lực sản xuất dư thừa, hiệu suất sử dụng thiết bị giảm, trong khi nhu cầu giảm, lượng hàng tồn kho tăng, giảm tỷ suất lợi nhuận, sản xuất đình trệ. Hậu quả là nền kinh tế đi vào suy thoái. Tốc độ suy thoái của nền kinh tế tỷ lệ thuận với mức độ phát triển của thời kỳ trước đó. Suy thoái kinh tế Nhật Bản chính là hệ quả mang tính chu kỳ của giai đoạn tăng trưởng kinh tế 1987-1990 mà đỉnh cao là thời kỳ bùng nổ nền kinh tế “bong bóng” 1989-1990. Giai đoạn 1987-1990 đầu tư cho thiết bị của Nhật Bản đạt tới mức rất cao, lên đến 12% năm trong khi mức tăng trưởng trung bình chỉ đạt 5 %, điều này tất yếu dẫn đến tình trạng dư thừa Tư bản cố định làm nền kinh tế không phát triển được. Các nước Tư bản khác cũng trải qua cuộc khủng hoảng chu kỳ giai đoạn 1990-1991. Song các nước này đã nhanh chóng phục hồi tăng trưởng kinh tế nhờ các biện pháp nới lỏng tài chính, giảm thuế, tăng chi tiêu Chính phủ, giảm lãi suất ….Nhật Bản cũng có những biện pháp tương tự nhưng hiệu quả rất hạn chế, nền kinh tế tiếp tục trì trệ kéo dài. Điều này chứng tỏ ngoài nhân tố trên, kinh tế Nhật Bản suy thoái còn do rất nhiều nguyên nhân khác. 2. Chiến tranh lạnh kết thúc Những năm 1990 là thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh lạnh, chấm dứt đối đầu về hệ tư tưởng và mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất tạo cơ hội cho xu thế toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ. Trước đây, Nhật Bản có thể dốc toàn bộ nguồn lực của mình để phát triển kinh tế sau chiến tranh mà không phải gánh chịu bất cứ một trách nhiệm đáng kể nào đối với Quốc tế, thậm chí còn được sự ủng hộ nhiệt tình của Mỹ. Thì nay khi chiến tranh lạnh kết thúc Nhật Bản không chỉ là đồng minh chính trị mà còn là đối thủ cạnh tranh số 1 của Mỹ. Trước tình hình này, Mỹ và các nước đồng minh Châu âu không thể để cho Nhật Bản làm giàu cho riêng mình và lại làm thiệt hại cho các nước đó. Họ liên tục ép Nhật Bản phải có nghĩa vụ lớn hơn đối với cộng đồng Quốc tế, phải mở cửa cho vốn, hàng hoá cũng như lao động, văn hoá nước ngoài tràn vào. Bước vào những năm 1990, khu vực Châu á Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những lĩnh vực đuổi kịp các nước tiên tiến. Nhiều ngành mà Nhật Bản chiếm ưu thế trước kia đã phải đứng trước nguy cơ bão hoà trước sự cạnh tranh của những nườc này. Trong khi Mỹ và các nước Châu âu vẫn dẫn trước Nhật Bản trong lĩnh vực về công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin, năng lượng, công nghệ môi trường… 3. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á Những khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản càng trầm trọng hơn do tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á. Sau khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ, nhu cầu trong nước không cao, sự phục hồi Kinh tế Nhật Bản chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Xuất khẩu của Nhật chủ yếu là vào thị trường Đông Nam á (ĐNA), thị trường này hiện chiếm 1/2 kim ngạch ngoại thương của Nhật. Nhưng đồng tiền ĐNA bị phá giá khiến cho hàng nhập khẩu từ Nhật tăng vọt và hậu quả là sức cạnh tranh giảm mạnh. Đồng thời để khắc phục hậu quả khủng hoảng các nước ĐNA đã tăng lãi suất, hoãn xây dựng các công trình lớn, hạn chế cầu nội địa càng làm cho tình hình tiêu thụ hàng Nhật Bản tại thị trường này thêm khó khăn. Không những thế, đồng tiền mất giá còn làm cho các mặt hàng xuất khẩu từ những nước này tăng và đổ nhiều hơn vao thị trường Nhật Bản, lấn chiếm thị trường nội địa, ảnh hưởng đến sản xuất và việc làm trong nước. ĐNA là địa bàn đầu tư chủ yếu của Nhật Bản. Nhật Bản thường đầu tư dưới dạng đầu tư trực tiếp, một bộ phận không nhỏ là đầu tư vào bất động sản. Vì vậy, khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra vốn đầu tư của Nhật rất khó thu hồi. Hơn nữa, từ những năm 80, các ngân hàng Nhật Bản đã cho các nước Châu á vay những khoản tiền khổng lồ và số tiền ấy cũng được đầu tư khá nhiều vào bất động sản. Khi nhiều công ty kinh doanh bất động sản ở khu vực bị phá sản thì đã gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại chủ nợ của Nhật Bản. Hiện nay ngân hàng Nhật Bản chiếm tới 80% tổng dư nợ quốc tế và có dư nợ lớn nhất ở Châu á (Xem phụ lục 3). II. Nguyên nhân chủ quan 1. Nguyên nhân do đầu cơ và sự đổ vỡ của nền kinh tế “bong bóng” Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản vào cuối thập niên 80 không phải là tăng trưởng thực sự từ các hoạt động sản xuất của cải vật chất mà chủ yếu tăng trưởng giả tạo do đầu cơ vào mua bán bất động sản, trái phiếu và các hàng hoá nghệ thuật có giá trị lớn. Nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy. Mặt khác, trong xu thế tự do hoá trên thế giới, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được mở rộng. Tiền được tự do chuyển đổi từ đô la Mỹ sang Yên Nhật, cùng với những hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán, xí nghiệp Nhật dần dần huy động vốn trực tiếp từ phát hành cổ phiếu và trái phiếu, không vay từ ngân hàng, ngân hàng phải chuyển hướng hoạt động từ việc cho các xí nghiệp vay sang đầu tư vào chứng khoán. Việc mua bán đất đai được thực hiện về giá trị danh nghĩa với khối lượng tiền rất lớn, chỉ thông qua thủ tục chuyển khoản sổ sách mà ngân hàng có thể kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ. Trong khi đó các nhà đầu tư thì ngày càng đầu tư mạnh vào thị trường hàng hoá này vì cho rằng giá trị của thị trường hàng hoá này ngày càng tăng theo thời gian, hơn nữa việc huy động vốn từ ngân hàng không khó khăn. Các ngân hàng trong giai đoạn này cho vay quá nhiều để đầu cơ vào cổ phiếu, bất động sản, hoặc mở rộng sản xuất, tỷ lệ tăng vốn cho vay chỉ là 11,8% đến 11,5% trong khi đó cho vay liên quan đến bất động sản tăng vọt từ 14,9% lên 32,7% (thời kỳ 3/1985-3/1987). Phần lớn vốn cho vay được huy động vào thị trường địa ốc do vậy đẩy giá đất tăng mạnh khiến cho kinh doanh ở Tokyo tăng tới 80%. Chính phủ Nhật Bản thông qua hệ thống ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất cao để khắc phục đầu tư vào thị trường này, ngay lập tức nhu cầu vay vốn đầu tư giảm nhanh chóng và lại gây nên tình trạng mất tài sản vì giá trị tài sản bị tụt xuống, giá cổ phiếu bắt đầu giảm. Khi kinh tế “bong bóng ” này tan vỡ thì các tổ chức tài chính ngân hàng Nhật Bản bắt đầu đối mặt với những khoản nợ không có khả năng sinh lãi hoặc nợ khó đòi. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu ngày một giảm khiến cho tài sản của họ cũng giảm đi vì một phần tài sản nằm dưới dạng cổ phiếu mà các nhà đầu tư đã đem đi cầm cố. Lo ngại trước tình hình này ngân hàng vẫn tiếp tục hạ lãi suất xuống nhưng lại khiến cho việc huy động vốn trong dân rất hạn chế. 2. Mô hình và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản không phù hợp với yêu cầu phát triển mới Trong xu hướng toàn cầu hoá và Quốc tế hoá nền kinh tế, trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học xã hội hiện đại thì mô hình kinh tế và cơ cấu kinh tế của Nhật Bản dường như không còn phù hợp nữa. a. Mô hình kinh tế Nhìn lại lịch sử phát triển chúng ta có thể thấy rằng mô hình kinh tế Nhật Bản truyền thống với những nét đặc trưng độc đáo đã đưa nền kinh tế Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế có tiềm lực lớn thứ 2 trên thế giới. Nhưng để đáp ứng được những thách thức của quá trình toàn cầu hoá thì việc duy trì mô hình kinh tế cũ sẽ là không hiệu quả. Quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp: Trước đây ngân hàng, nhà nước và giới kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước vạch kế hoạch và chiến lược phát triển, đồng thời hỗ trợ tạo điều kiện cho kinh doanh, doanh nghiệp thì tuân theo sự hướng dẫn của Nhà nước và được sự bảo hộ chặt chẽ từ Chính phủ. Quan hệ chặt chẽ như trên rất phù hợp với thời kỳ tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế để đuổi kịp các nước phát triển. Nhưng mặt trái của nó là nhiều khi nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh làm mất đi khả năng cạnh tranh trong thời đại cần có sự linh hoạt và làm mất đi sự chủ động ứng phó với các biến động bên ngoài. Chính phủ Nhật Bản lại hết sức ưu ái cho các công ty lớn nhất là về mặt vốn kinh doanh. Có những thời kỳ các công ty có thể vay vốn từ ngân hàng mà không cần thế chấp hay chỉ thế chấp trên giấy để đầu tư vào bất động sản và chứng khoán. Khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ thì các khoản nợ khó đòi càng tăng thêm. Trước tình trạng tồi tệ ấy lại thêm một bộ phận lớn các ngân hàng có các cán bộ nhân viên có quan hệ thiếu minh bạch với các công ty, họ móc nối và tiếp tục cho vay trong khi các khoản nợ khó đòi vẫn tiếp tục gia tăng và chưa có cách giải quyết. Mô hình quản lý trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu, còn trên cả công nghệ và các cổ đông. Họ được hưởng chế độ làm việc suốt đời, lương thưởng tăng theo thời gian. Hình thức này khiến cho người lao động trung thành và tận tụy với công việc, họ có thể coi công ty như một gia đình và làm việc hết sức mình. Nhưng mô hình này không tạo được sự chủ động sáng tạo của người lao động trước những thách thức trong lĩnh vực mới, tâm lý yên phận của người lao động khiến cho sức phản ứng với môi trường biến động rất kém. b. Cơ cấu kinh tế thiếu hụt các ngành công nghệ mới So với các nước công nghiệp phát triển khác thì đầu tư cho công nghệ thông tin của Nhật Bản thấp hơn nhiều. Hàng năm đầu tư cho ngành này của Mỹ là 4% GDP, Anh, Pháp Đức khoảng 3% GDP thì Nhật chỉ đầu tư khoảng 2% GDP. Các công ty Nhật Bản đầu tư cho công nghệ thông tin chỉ bằng 50% so với các công ty của Mỹ. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật như hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ cao như điện tử, thông tin… thì Nhật Bản là nước chậm hơn trong việc nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các công nghệ này. 3. Khủng hoảng của ý thức xã hội và tình trạng già hoá dân số a. Khủng hoảng ý thức xã hội Dù trong bất cứ thời kỳ nào, khi cần tăng sức mạnh cho mình thì Nhật Bản đều học tập và bắt chước phương Tây. Mục đích của họ là huy động hết sức để đuổi kịp các nước phát triển. Trong suốt hơn 1 thế kỷ qua do xác định đúng mục tiêu phát triển nên đã tạo ra sự nhất trí khiến cả dân tộc một lòng một dạ hướng theo tăng trưởng kinh tế. Có thể nói mọi suy nghĩ, mọi hành động của Chính phủ, giới kinh doanh cũng như toàn bộ người dân Nhật Bản đều xoay quanh mục đích này. Với những nỗ lực như vậy, Nhật Bản đã đạt được mục tiêu, kết quả đạt được là Nhật Bản trở thành 1 nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới như cả thế giới chứng kiến. Nhưng khi đạt được những kỳ tích như vậy thì Nhật Bản lại trở thành nước tiên tiến để các nước học tập và “đuổi bắt” chứ không phải là Nhật Bản “đuổi bắt” các nước như trước đây nữa. Vậy thì việc tiếp tục theo con đường cũ, mục tiêu cũ hay con đường nào và mục tiêu nào thì Nhật Bản chưa xác định rõ, hoặc thậm chí không xác định đựơc để toàn dân nhất trí. Do vậy có thể nói rằng, Nhật Bản đang bị khủng hoảng về con đường phát triển. Người Nhật đau đớn cảm thấy rằng họ không còn khả năng phát triển mạnh mẽ như trước được nữa, sự bế tắc về lối sống ngày càng làm cho người Nhật thêm bi quan, mất định hướng. b. Sự già hoá dân số Sau chiến tranh, Nhật Bản là một nước có lực lượng lao động trẻ, rẻ, dồi dào so với thế giới, nhưng lợi thế đó đang mất dần đi. Dân số Nhật đang có nguy cơ già đi nhanh chóng. Sự già hoá dân số gia tăng không phải do cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 90 mà thực chất do sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ những năm trước đây gây ra. Kinh tế phát triển, thu nhập cao, phúc lợi xã hội được đảm bảo nên tuổi tho trung bình tăng, số người trên 65 tuổi chiếm 15% dân số, dự báo đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ là 25% dân số và năm 2050 là 30%. Bên cạnh đó, Nhật Bản vốn quen với lối sống thực dụngnên họ không muốn sinh con trong khi cuộc sống công nghiệp lại quá khẩn trương và lại ngày càng có nhiều người không muốn kết hôn. Bình quân một phụ nữ Nhật chỉ sinh có 1,42 con trong khi đó ở Mỹ là 2,019 con. Bảng 4: Xu hướng dân số Nhật Bản Tỷ lệ % 1950 1970 1997 2004 2050 Triệu người 83 104 126 127 117 Dưới 14 tuổi (%) 35,4 23,9 15,3 32,9 11,7 Từ 15-19 (%) 39,3 43,8 34,2 32,9 25,0 Từ 40-60 (%) 20,3 25,2 34,8 34,0 35,1 Từ 65 tuổi trở lên (%) 4,9 7,1 15,7 19,2 28,2 Nguồn: Jorunal of Japanese Trade & Industry, Nov./Dec.1999 Xu hướng già hoá dân số ở Nhật Bản đã và đang làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động. Dân số già đi và ít hơn đang đặt ra vấn đề kinh tế xã hội cấp bách và phức tạp đối với Nhật Bản. Chi phí phúc lợi xã hội so với GDP ngày càng tăng, người lao động sẽ phải nuôi người ăn ngày càng đông. Hiện nay, cứ 4 người đi làm thì có một người ăn theo, cho nên số tiền tiết kiệm và tích luỹ cho gia đình hoặc đầu tư vào kinh tế ngày càng giảm. Dân số và lực lượng lao động giảm đi cũng đòi hỏi các công ty Nhật Bản phải sửa đổi chế độ làm việc do các công ty không còn chịu được chi phí ngày càng gia tăng cho lực lượng lao động ngày càng già và thiếu linh hoạt. Hơn nữa việc già hoá dân số và lao động sẽ làm giảm tốc độ bổ sung lao động cho các lĩnh vực kinh tế quốc dân, khiến cho lực lượng lao động trẻ ngày càng hiếm, giảm tính năng động nhạy bén, nguy cơ phát minh sáng chế ngày càng giảm. Hiện nay Nhật Bản là một nước thiếu nhiều lao động có khả năng sáng tạo.Tỷ lệ lao động giảm đi càng làm tăng thêm tình trạng khan hiếm này. Đây cũng chính là lý do cơ bản khiến những công ty Nhật Bản phải chuyển hướng sản xuất ra nước ngoài. Hậu quả là gây nên tình trạng “trống rỗng ” trong nền kinh tế. Với những ảnh hưởng tiêu cực trên đây của sự già hoá dân số rõ ràng là một nguyên nhân xã hội góp phần làm cho kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài. 4. Chính trị không ổn định Sự đổ vỡ của nền kinh tế vào thập niên 90 và suy thoái kéo dài gần như liên tục của Nhật Bản có thể kể đến nguyên nhân từ phía nhà nước về năng lực lãnh đạo, quản lý. Nhưng nguyên nhân không thể không kể đến là tình hình chính trị Nhật Bản không ổn định, khiến cho nước này ngày càng lâm vào tình trạng suy thoái và không có khả năng thoát khỏi. Trước tình trạng này người dân đã mất đi niềm tin vào đường lối lãnh đạo của Nhà nước mà Đảng phải gánh chịu hậu quả là Đảng dân chủ Tự do (LDP)- Đảng cầm quyền Nhật Bản. Đảng này gặp nhiều khó khăn trong việc cầm quyền. Chỉ từ năm 1992 đến 1998 đã qua 4 đời thủ tướng và giai đoạn 1993-1996 Đảng này đã bị trở thành Đảng đối lập và đã mất đi quyền lãnh đạo đất nước. Hiện giờ đã quay trở lại cầm quyền nhưng sức mạnh của LDP không còn như trước nữa. Các xí nghiệp, công ty lớn đã được Quốc tế hoá của Nhật Bản rất lo lắng trước việc Đảng dân chủ Tự do không có khả năng đặt Nhật Bản vào đúng vị trí của 1 trật tự thế giới mới. 5. Giá trị của đồng Yên lên xuống thất thường Đồng Yên Nhật Bản trong suốt những năm 1990 đã ở vào trong trạng thái vận động lên xuống thất thường, không ổn định cao nhất 70 JPY/USD-1995, thấp nhất 145 JPY/USD-1998. a. Đồng Yên tăng giá Một trong những yếu tố làm rung chuyển kinh tế Nhật Bản là việc đồng Yên tăng giá, biểu hiện bắt đầu là từ sau hiệp định Plaza (5/1985). Đồng Yên tăng giá mạnh, đây là hướng đi tất yếu phản ánh sức mạnh của kinh tế Nhật Bản bởi vì xuất siêu tăng rất nhanh trong thời kỳ trước đó. Sự tăng giá của đồng Yên gây nên những hậu quả sau: ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Nhập khẩu tính theo đô la Mỹ rất cao làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, xuất khẩu tính theo đô la Mỹ cũng rất đắt. Sự tăng giá liên tục của đồng Yên còn ảnh hưởng đến kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó các nước trong khu vực Châu á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, họ phải chi nhiều tiền hơn để trả tiền lãi vay cho Nhật Bản. Đồng Yên tăng giá làm cho các khoản nợ phải trả và nợ khó đòi tăng thêm. Mặt khác các nước phải chi thêm tiền để mua hàng hoá của Nhật với cùng số lượng. ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Hình ảnh nước Nhật đắt đỏ đã in đậm trong tâm trí nhiều người trên thế giới. Sau hiệp định Plaza tình trạng đắt đỏ đó càng nổi bật hơn khi tính mọi chi phí bằng USD. Hậu quả là kết cấu giá thành thấp ở Nhật trước đây đã trở thành cao nhất trên thế trong những năm 1990. Thể hiện ở chỗ giá đất xây dựng, giá nông phẩm, giá sức lao động, giá thu phí các phương tiện công cộng cao nhất trên thế giới. Điều này càng làm giảm khả năng cạnh tranh của các xí nghiêp Nhật Bản. Bảng 5: Chi phí kinh doanh ở Nhật so với 1 số nước Nhật Mỹ Đức T-Quốc Chi phí năng lượng -Xăng dầu -Điện sinh hoạt -Nước kinh doanh 100 100 100 67 77 - 117 81 - 54 71 39 Chi phí vận tải và liên lạc -Vận tải đường sắt -Vận tải tầu biển -Vận tải máy bay -Điện thoại trong nước -Điện thoại đường dài 100 100 100 100 100 61 131 55 97 48 67 73 - 155 85 10 22 30 14 5 Chi phí đất đai -Đất xây dựng nhà xưởng -Đất thuê văn phòng 100 100 71 55 62 52 - 135 Chi phí nhân sự -Thuê lao động 100 73 135 - Nguồn: MOF, Rearch into Domestic and Foreign Price realating to Intermidate Inputing by Industry. ảnh hưởng đến đầu tư. Chi phi đắt đỏ như vậy khiến cho thị trường Nhật Bản giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vốn đầu tư trong nước sẽ chạy ra nước ngoài thông qua việc di chuyển với quy mô lớn của nhiều ngành sản xuất, trong khi đó các ngành truyền thống đã giảm sức canh tranh trong nước. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ được đặt ngay tại nước sở tại để tận dụng chi phí kinh doanh rẻ. Bộ phận lớn thu nhập của các xí nghiệp chuyển ra nước ngoài càng làm cho nền kinh tế thêm “rỗng ruột”. Tỷ trọng đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh trong vòng 3 năm 1997-1999, bình quân đều trên 27 % vuợt mức 1,8% năm 1986.Trong đó công nghiệp chế tạo tăng mạnh nhất từ 4,8% năm 1986 lên 38,1% năm 1995. Tỷ trọng sản xuất ở nước ngoài từ 3% năm 1985 lên 6,4% năm 1990 và 7,4% năm 1993. Tình trạng “rỗng ruột hoá” nền kinh tế tạo nên tình trạng mất cân đối ngay trong nền kinh tế nội bộ quốc gia. Thiếu vốn đầu tư trong nước để phát triển những ngành nghề kinh doanh mới, cơ hội việc làm giảm, nền kinh tế mất đi động lực tăng trưởng, đồng thời nền kinh tế đất nước chịu sự phụ thuộc sâu hơn vào nền kinh tế Quốc tế và dễ bị tổn thương trước những biến động bên ngoài. ảnh hưởng đến hình thức chi tiêu Đồng Yên lên giá đã kích thích người dân Nhật ra nước ngoài du lịch kết hợp với việc mua hàng hoá rẻ từ nước ngoài về nên đã chuyển một bộ phận không nhỏ thu nhập của người dân Nhật trước đây dành cho tiết kiệm và tiêu dùng trong nước nay là ra nước ngoài, điều này làm mất lợi thế cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, một bộ phận dân cư khác sẽ tìm cách giữ tiền, thị trường tiêu thụ lại rơi vào tình trạng trì trệ, làm cho những nỗ lực cải cách của Chính phủ sẽ khó thực hiện được. b. Đồng Yên mất giá Trong quý III năm 1998, đồng Yên Nhật đột ngột xuống giá từ 80 JPY/USD còn 141,6 JPY/USD, điều này phản ánh sự không ổn định của đồng Yên, đây là xu hướng trái ngược với thời kỳ trước. Vì vậy làm cho suy thoái kinh tế Nhật Bản ngày càng trầm trọng. Về khách quan, đồng Yên mất giá kích thích cho xuất khẩu. Nhưng Nhật lại có khoản tiền khổng lồ ở nước ngoài nên nếu tiền Yên mất giá so với đôla Mỹ thì GDP của Nhật tính theo đôla Mỹ sẽ giảm. Hơn nữa, chi phí cho nhập khẩu tăng cũng làm triệt tiêu lợi thế mà xuất khẩu có được. Đối với một nước hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào việc nhập khẩu nguyên liệu và năng lượng thì việc đồng Yên mất giá là một thiệt hại lớn. Một ảnh hưởng tiêu cực khác khi đồng Yên mất giá đột ngột là toàn bộ hệ thống ngân hàng chao đảo mạnh, lòng tin vào một cơ cấu tài chính vốn hùng mạnh bậc nhất thế giới bị giảm đi đáng kể. Phần III Các biện pháp khắc phục và triển vọng nền kinh tế nhật bản I. Các biện pháp khắc phục của Chính Phủ Nhật Trước tình hình bi đát trên đây của nền kinh tế Nhật Bản đã buộc Chính Phủ của quốc gia này phải có biện pháp phục hồi và cải cách kinh tế. Chính Phủ cùng với các đời Thủ tướng Nhật đã đưa ra rất nhiều biện pháp nhằm mục đích cuối cùng là khôi phục tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở lấy nhu cầu tư nhân làm động lực, xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý tạo nền tảng tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Nhật Bản sau những năm 1990. Suy thoái kinh tế Nhật Bản trong suốt thời gian qua do rất nhiều nguyên nhân như đã được đề cập ở trên. Song trách nhiệm cao nhất lại thuộc về Đảng Dân Chủ - Tự do một Đảng đóng vai trò là Đảng cầm quyền liên tục nhiều năm. Phải thừa nhận rằng tuy có những yếu kém nhất định nhưng những nỗ lực khắc phục khó khăn của Chính Phủ trong đó có công lao không nhỏ của Đảng Dân Chủ - Tự do . Chưa bao giờ Chính Phủ Nhật Bản lại liên tục đưa ra nhiều biện pháp khắc phục tình thế và nhiều chương trình cải cách lớn về kinh tế như đã thực thi trong thập niên vừa qua. Các biện pháp cụ thể sẽ được lần lượt được trình bầy dưới đây: 1. Các biện pháp nhằm ổn định hệ thống tài chính ngân hàng Ngành tài chính ngân hàng Nhật Bản đứng trước một thời kỳ hết sức khó khăn. Vấn đề phải giải quyết trước mắt đó là xử lý những khoản vay quá hạn, khó thu hồi những đồng thời cũng phải có chiến lược dứt khoát đi tới việc liên kết, hợp nhất giữa các tổ chức tiền tệ để cải cách hệ thống này. 1.1. Xử lý nợ khó đòi Tình trạng rối loạn trong hệ thống tài chính đã làm mất niềm tin của người gửi tiền và giới đầu tư kinh doanh, gây ra tình trạng co hẹp tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh nhất là của các xí nghiêp vừa và nhỏ thường phụ thuộc vào nguồn vay của Ngân hàng. Chính Phủ Nhật đã có biện pháp xử lý nợ khó đòi như: +Thành lập công ty mua bán tín dụng (năm 1993) để mua lại những khoản nợ quá hạn của các tổ chức Tín dụng. +Thành lập ngân hàng Tokyo - Kyodo (tháng 12 năm 1994) để xử lý các tổ chức Tín dụng bị phá sản. +Bán lại nợ: Tức là đầu tư mua lại nợ với giá rẻ. +Huỷ bỏ một phần nợ 1.2. Cải cách hệ thống Ngân hàng Chủ đề lớn nhất của hệ thống tiền tệ Ngân hàng Nhật Bản sau khi bước vào thập niên 90 là việc hợp nhất những Ngân hàng lớn hàng đầu. Việc hợp nhất với quy mô lớn và liên tục. +Hợp nhất ngân hàng Mitsui và ngân hàng Taiyokobe thành ngân hàng Sakura. +Hợp nhất ngân hàng Saitama và ngân hàng Kyowa thành ngân hàng Asachi +Ngân hàng Tokyo sát nhập vào ngân hàng Mitsubishi +Ngân hàng Sumimoto liên minh với Công ty chứng khoán Daiwa..... Mục đích của việc hợp nhất các ngân hàng lớn là tăng cường nền tảng kinh doanh giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cơ bản đồng thời hướng tới xây dựng một thể chế mới cho việc tăng cường năng lực kinh doanh. 1.3. Các cách hệ thống tài chính Chính phủ Hashimoto đã quyết tâm cải cách tài chính toàn diện bằng một chương trình cải cách mang tên "Big Bang". Chương trình cải cải cách với mục tiêu là cải cách căn bản lại thị trường tài chính - tiền tệ của quốc gia cho năng động, linh hoạt, công bằng và minh bạch hơn. Từ đó tạo điều kiện thích ứng và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ ngang tầm với các trung tâm tài chính Quốc tế, tạo cơ hội thuận lợi cho các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia nhiều hơn vào thị trường Nhật và buộc các tổ chức tài chính Nhật Bản phải chấp nhận cạnh tranh theo nguyên tắc "Tự do kinh tế". Kế hoạch "Big Bang" được Chính phủ của thủ tướng Hasshimoto khởi xướng từ năm 1996 và triển khai từ năm tài chính 1997 với những biện pháp và bước đi như sau: 1-Thả nổi hoàn toàn giá cả các dịch vụ tài chính. 2-Mở cửa thị trường hối đoái cho mọi người. 3-Xoá bỏ biên giới phân chia 3 ngành nghề: Ngân hàng - Bảo hiểm - mua bán chứng khoán. 4-Cho phép vốn được tự do luân chuyển trong và ngoài nước. 5-Buộc các cơ quan tài chính phải công bố những dữ liệu chính xác về hoạt động của mình dù lỗ hay lãi. 6-Giảm, hoặc xoá bỏ hẳn các loại thuế có tác dụng giới hạn việc mua bán sang nhượng địa ốc và chứng khoán. 7-Củng cố tính độc lập của ngân hàng Quốc gia trước đây bị nhà nước khống chế. 8-Cho phép nước ngoài được tự do cạnh tranh trên thị trường nội địa, không phân biệt đối xử. Từ ngày 1/7/1998 kế hoạch "Big Bang" đã bắt đầu đi những bước đầu tiên bằng việc thực hiện đạo luật ngân hàng Nhật Bản và đạo luật quản lý ngoại hối nhằm mở cửa dần thị trường tiền tệ Nhật Bản, cho phép ngân hàng Trung ương Nhật có sự độc lập lớn hơn đối với chính phủ. Theo các đạo luật mới này, các tổ chức tiền tệ hoặc cá nhân Nhật có thể tự do mở tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài. Các tổ chức tiền tệ nhà nước được phép kinh doanh trên thị trường tiền tệ hoặc mở tại khoản tại các ngân hàng Nhật Bản. Các cửa hàng, khách sạn, tiệm ăn ở Nhật có thể thu ngoại tệ và các xí nghiệp Nhật có thể quyết toán bằng ngoại tệ. Tuy vậy, những biện pháp cải cách xây dựng đặt ra trước các ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản một thời kỳ đấu tranh sống còn trước sự cạnh tranh của các đối thủ quốc tế trên thị trường Nhật và thị trường Quốc tế. Các biện pháp trên đây nếu được thực hiện một cách triệt để sẽ có tác dụng đổi mới hoàn toàn hệ thống các cơ quan tài chính ngân hàng Nhật Bản vốn đã lạc hậu, bảo thủ, bảo hộ cứng nhắc, thiếu minh bạch....để chuyển nhanh sang cung cách hoạt động tiên tiến, cởi mở, thông thoáng, tự do... 1.4. Thúc đẩy thị trường bất động sản, cổ phiếu Chính phủ Nhật Bản đã nhận thức rằng việc giá bất động sản và giá cổ phiếu liên tục giảm sẽ làm cho tiến trình ổn định hệ thống tài chính ngân hàng thêm bất lợi. Để khắc phục tình trạng này Chính phủ Nhật đã cải cách hệ thống thuế; bỏ mức thuế đối với giao dịch chứng khoán, giảm thuế đối với lợi nhuận thu được tù chuyển nhượng đất đai, kéo dài thời hạn đối với những khoản vay liên quan đến nhà ở, giảm thuế mua bán chứng khoán để cá nhân tham gia nhiều hơn vào thị trường chứng khoán....Do vậy kích thích các hoạt động mua bán giao dịch bất động sản, cổ phiếu, làm tăng khả năng giải quyết các khoản nợ tồn đọng, đồng thời tăng khả năng vay và cho vay của các doanh nghiệp và ngân hàng, góp phần giải quyết tình trạng co hẹp tín dụng. 2. Các biện pháp kích thích tăng trưởng 2.1. Chính sách tái khoá Các giải pháp đã được thực thi là bơm thêm tiền vào các công trình công cộng, ổn định giá cả. Trong thời kỳ này rất nhiều dự án xây dựng đồ sộ đã được thực hiện. Tổng số tiền các gói kích thích kinh tế lên đến 70 nghìn tỷ yên. Bảng 6: Các chương trình kích thích kinh tế (1992-1995) Đơn vị tính: 1000 tỷ Yên Cắt giảm thuế Đầu tư CSHT Các khoản khác Tổng cộng Tháng 8/1992 0 8,6 2,1 10,7 Tháng 4/1993 0,2 10,6 2,4 13,2 Tháng 9/1993 0 5,2 0,8 6 Tháng 2/1994 5,9 7,2 2,1 15,2 Tháng 4/1995 0 0 7 7 Tháng 9/1995 0 12,8 1,4 14,2 Nguồn: Cục kinh tế kế hoạch Nhật Bản Chỉ tính từ năm 1992 - 1998 chính phủ Nhật đã liên tục đưa ra thực thi tới 11 chương trình lớn về cải cách kinh tế. Có thể nói, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến hết những năm 80, chưa bao giờ chính phủ Nhật Bản lại đưa ra nhiều chương trình kích thích kinh tế như trong những năm 90. Bảng 7: Các chương trình kinh tế lớn của Nhật Thời điểm thực hiện Tên chương trình Chi phí (tỷ yên) 8/1992 Kinh tế cả gói 10.700 4/1993 Cải cách kinh tế 13.200 9/1993 Hỗ trợ kinh tế 6.200 2/1994 Cải cách kinh tế 15.200 4/1995 Phục hồi kinh tế sau khủng hoảng 4.600 9/1995 Phục hồi kinh tế 14.200 10/1997 Phục hồi ngành viễn thông và thúc đẩy thị trường + 11/1997 Hỗ trợ ngành viễn thông, y tế, lạo động, sức khoẻ + 12/1997 Kế hoạch ổn định thị trường tài chính cắt giảm thuế 10.000 2/1998 Mua đất nhằm làm sống lại thị trường bất động sản, hỗ trợ các nước châu á + 4/1998 Thúc đẩy kinh tế 16.650 Nguồn: Lưu Ngọc Trịnh: "Kinh tế Nhật Bản những bước thăng trầm trong lịch sử". Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 1998,tr.387. Chính vì vậy kinh tế Nhật Bản đã có khả năng phục hồi lại đối với các chỉ số tăng trưởng là 0,6% năm 1994; 1,4% năm 1995 và năm 1996 là 2,9%. Tuy nhiên những gói kích thích kinh tế Nhật có phục hồi nhưng còn rất mong manh, thực lực còn yếu và bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997. Hai năm sau đó là năm 1997, 1998 chỉ số tăng trưởng là con số âm. Do vậy Chính Phủ lại phải tung ra các gói kích thích kinh tế lớn như: * Năm 1998: Chính Phủ bổ sung ngân sách để tái tạo cho hai chương trình kinh tế cả gói. + Chương trình các biện pháp kinh tế tổng thể (tháng 4 / 1998 trị giá 16 nghìn tỷ yên) + Chương trình trọn gói khẩn cấp (tháng 11/98 trị giá 17,9 nghì yên). + Chính sách hỗ trợ việc làm khẩn cấp và sức cạnh tranh công nghiệp (tháng 6 năm 1999) + Chương trình các biện pháp chính nhằm phục hồi kinh tế (tháng 11/1999). Các chương trình trên đều giành cho xây dựng hạ tầng cơ sở, phát phiếu mua hàng để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng... Cùng với việc tăng ngân sách liên tục là việc Chính phủ Nhật đã tăng phát hành trái phiếu để huy động thêm vốn, bù đắp thâm hụt. Bảng 8: Diễn biến tăng ngân sách và phát hành trái phiếu Chính phủ. Đơn vị tính: 1000 tỷ Yên 1998 1999 2000 Ngân sách 76,67 81,86 84,99 Phát hành trái phiếu 34,00 38,61 32,61 Tỷ lệ so với ngân sách 40,3% 43,4% 38,4% Nguồn: The Japanese Economy: Recent Trends & Outlook, 1999/2000 & Journal of Japanese Trade & Industry, Mar/ Apr.1999. 2.2. Chính sách tiền tệ Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1999, tiền Yên Nhật lại tăng giá từ 120 - 130 JPY/USD lên 100 - 105 JPY/USD. Làm cho xuất khẩu giảm, khiến các nhà sản xuất rơi vào tình trạng khó khăn. Mặt khác khiến giá hàng Nhập khẩu giảm nên càng tăng sức ép giảm giá hàng hóa trong nước. Để đối phó với tình trạng trên Chính phủ đã phải tìm cách hợp tác với nước ngoài để tìm kiếm giải pháp chung để kiểm soát đồng Yên. Bên cạnh đó Ngân cũng tung tiền ra mua đô la Mỹ để làm suy yếu đồng Yên. Thực tế Nhật Bản đã bỏ ra 30 tỷ USD để mua lại tiền Yên trên thị trường hối đoái nhằm ổn định tỉ giá và giảm bớt tác động tiêu cực của việc đồng Yên tăng giá. Thực hiện chính sách lãi suất cũng có tác dụng làm tăng vốn cho các ngân hàng thương mại, khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tín dụng nhưng quan trọng hơn là để đối phó với sự tăng giá của đồng Yên. Mức lãi suất được điều chỉnh là mức lãi suất cho vay liên ngân hàng ở mức thấp kỷ lục là 0,5% (tức tháng 9/1995, và tiếp tục hạ xuống 0,25% (9 tháng 9 năm 1998), 0,15% (ngày 13 tháng 02 năm 1999) và xuống tới 0% vào cuối năm 1999 (xem phụ lục 4). Không chỉ giảm lãi suất chung mà còn các loại lãi suất khác cũng được giảm đáng kể. Bảng 9: Các mức lãi suất của ngân hàng Nhật Bản. Tỷ lệ % 1988 1989 1990 1991 1992 1994 1996 1997 Lãi suất chiết khấu 2,5 4,25 6,0 4,5 3,25 1,75 0,5 0,5 Lãi suất trái phiếu tư nhân 4,08 5,37 7,67 7,31 4,40 2,24 0,59 0,62 Lãi suất tiền gửi 1,76 1,97 3,56 4,14 3,35 1,7 0,3 0,3 Lãi suất trái phiếu Chính phủ 4,25 5,05 7,36 6,53 4,94 3,71 2,23 1,69 Nguồn: IMF, World Economic Otc. 1999 3. Cải cách cơ cấu kinh tế Mục tiêu chính trong các biện pháp cải cách cơ cấu kinh tế của Chính phủ Nhật Bản là, xây dựng một cơ cấu kinh tế trong đó có cơ chế khuyến khích sự đầu tư phát triển ngành công nghệ mới đặc biệt là công nghệ thông tin. Đồng thời, xây dựng một cơ cấu kinh tế trong đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. 3.1. Đầu tư phát triển ngành công nghệ mới Nhật Bản lấy việc thúc đẩy tìm kiếm ngành công nghệ mới trong đó trọng tâm là công nghệ thông tin sẽ là chiếc khóa cho sự phồn vinh của Nhật trong tương lai. Nhật Bản cần thực hiện một số chiến lược quốc gia về công nghệ thông tin (IT) trong đó có các chương trình cụ thể về thực hiện cải cách quy chế thúc đẩy giao dịch thương mại điện tử, thông tin hoá giáo dục, chuẩn bị cơ sở hạ tầng thông tin, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, đối sách vệ an toàn thông tin... Ngoài ra Chính phủ còn nỗ lực phổ cập IT thông qua các cuộc triển lãm Internet nhằm xây dựng một "xã hội kiểu Nhật" trong đó tất cả mọi người từ già đến trẻ em đều được hưởng lợi ích từ Công nghệ thông tin. Cũng để nâng cao trình độ tiếp nhận công nghệ mới, Chính phủ Nhật có chính sách phát triển giáo dục để nâng cao tính sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên sâu, có khả năng giao tiếp Quốc tế để đáp ứng đòi hỏi của thế giới với tiến bộ khoa học kỹ thuật không ngừng. 3.2. Khuyến khích doanh nghiệp mới, doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển Tình trạng làm ăn thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp truyền thống ở Nhật ngày một tăng thì tốc độ thành lập các doanh nghiệp mới chủ yếu là những doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin còn thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa có điều kiện phát triển, khiến cho năng suất toàn bộ nền kinh tế cũng ngày càng giảm sút. Do vậy Chính phủ Nhật đã đưa ra một hệ thống các cơ chế mới nhằm trợ giúp các doanh nghiệp này phát triển đặc biệt là về mặt hỗ trợ vốn. Chính phủ thiết lập các cơ chế mới để thúc đẩy việc huy động các nguồn vốn đa dạng cho các doanh nghiệp trên như: + Thành lập thị trường chứng khoán điện tử: Những doanh nghiệp muốn huy động vốn có thể tự giới thiệu các thông tin về mình trên hệ thống điện tử với thủ tục đăng ký đơn giản, việc mua bán cổ phiếu cũng được thực hiện nhanh chóng. + Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới có thể tổ chức các hội nghị để thu hút các nhà đầu tư muốn tìm kiếm thông tin và tạo cơ hội đầu tư mới. Cách làm trên giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn bên cạnh việc phụ thuộc vốn vay ngân hàng thế chấp. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản còn thành lập " quỹ cải tiến cơ cấu công nghiệp", quỹ này đứng ra bảo lãnh tối đa 80% vốn vay cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp mới không trả được nợ. Thành lập hệ thống quyền mua cổ phiếu, với hệ thống này các doanh nghiệp được trợ giúp có thể kéo dài thời hạn một doanh nghiệp mới thành lập được phép hoạt động trong tình trạng lỗ tới 7 năm. Hơn nữa hệ thống này cho phép giám đốc và nhân viên có thể mua 30% tổng số cổ phiếu phát hành so với mức độ tối đa 10% quy định ở các tổ chức kinh doanh thông thường. 4. Điều chỉnh thị trường lao động Nhật Bản là một nước nổi tiếng và thành công về chế độ lao động theo thứ tự thâm niên, tuyển dụng suốt đời. Chế độ này có những mặt tích cực và đã gặt hái được những thành quả nhất định trong thời kỳ trước những năm 1990. Nhưng mặt khác nó lại hạn chế sự di chuyển lao động giữa các khu vực, giữa các công ty và người lao động không có cơ hội tìm kiếm việc làm mới có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong thời đại cạnh tranh như ngày nay. Điều này làm cản trở việc phân bố hợp lý các nguồn lực sản xuất. Do vậy Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện biện pháp điều chỉnh thị trường lao động. Các dịch vụ tìm việc làm cho người lao động của các công ty tư nhân được tự do hoá, thời hạn các hợp đồng cho phép luân chuyển người lao động với thời gian biểu linh hoạt được khuyến khích. Các công ty, doanh nghiệp có thể tự do tuyển dụng những người có năng lực trực tiếp từ thị trường lao động. - Chính phủ Nhật Bản đã thành lập một chương trình có tên " Phiếu đào tạo miễn phí" với ngân sách đến ngàn tỷ Yên. Chương trình này tạo điều kiện cho những người thất nghiệp đã từng có việc làm trên 10 năm muốn tìm việc làm mới sẽ được phát một phiếu đào tạo hướng nghiệp ưu đãi 50% phí đào tạo. Hiện tại Nhật Bản đang trong tình trạng thừa lao động hiện tại, thiếu lao động trong tương lai nên Chính phủ cũng đã phải xem xét tuổi nghỉ hưu. Khuyến khích lao động nữ và tăng cường sử dụng lao động nước ngoài trong một số ngành để đối phó với tình trạng thu hẹp lực lượng lao động trong tương lai. 5. Khắc phục tình trạng chi phí kinh doanh cao Nhật Bản là nước có chi phí kinh doanh cao nhất trên thế giới. Vì vậy Chính phủ Nhật đã đề ra các biện pháp điều chỉnh đối với các ngành phục vụ sản xuất kinh doanh như phân phối thông tin liên lạc, giao thông vận tải, năng lượng... để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm giá thành sản phẩm của các ngành này. Tháng 03/1998 kế hoạch điều chỉnh trong 3 năm được thông qua với mục tiêu là xây dựng một thị trường Nhật Bản mang tính mở, công bằng tự do và tự điều tiết thông qua luật của thị trường. Cho phép sự tham gia hoạt động của các công ty nước ngoài, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước, giá cả các sản phẩm dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung - cầu, cơ chế định giá được công khai hoá, tự do hoá... Cụ thể trong các ngành như sau: - Trong ngành vận tải: Các quy định hạn chế về khối lượng, giá cả dịch vụ vận tải được nới rộng hoặc xoá bỏ, thời hạn giấy phép điều khiển phương tiện và giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng phương tiện được kéo dài. - Ngành thông tin liên lạc: Hệ thống định giá cả được đơn giản hoá bỏ thủ tục trình Chính phủ, thông qua trước mỗi lần điều chỉnh giá. Quyền sở hữu cá nhân đối với các phương tiện truyền tin được mở rộng từ 10% đến 30%, các công ty nước ngoài được phép mua bán và sở hữu các trạm truyền hình cáp. - Trong ngành năng lượng: Việc thay đổi chế độ cấp phát hoạt động bằng các chế độ đăng ký hoạt động cho phép sự gia tăng số lượng và các công ty mới tham gia cạnh tranh đã làm giảm giá năng lượng, tiết kiệm cho các doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng. - Trong ngành phân phối: Luật hạn chế việc thành lập các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn đã được xem xét bãi bỏ để tạo cơ hội cho việc thành lập các cửa hàng có chất lượng phục vụ cao, khuyến khích tiêu dùng. Đồng thời hệ thống tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm cũng được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực Quốc tế, các thủ tục thanh tra kiểm nghiệm, kể cả thủ tục hải quan cũng được đơn giản hoá. Trên đây là những biện pháp cải cách những ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh ở Nhật Bản. Thế nhưng chi phí kinh doanh cũng không giảm được nhiều nếu như Chính phủ Nhật không điều chỉnh mức thuế kinh doanh. Chính phủ nước nước này đã coi thuế là chương trình trọng điểm trong các biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh. Các mức thuế kinh doanh chung và thuế kinh doanh ở địa phương đã được giảm dần xuống cho bằng xấp xỉ mức trung bình của Quốc tế. Bảng 10: Diễn biến điều chỉnh các mức thuế kinh doanh. Tỷ lệ % 1997 1998 1999 Thuế kinh doanh chung 37,5 34,5 30 Thuế kinh doanh địa phương 12 11 9,6 Thuế kinh doanh nhỏ chung 28 25 22 Thuế kinh doanh nhỏ địa phương 6 5,9 5 Nguồn: MOF, Monthly Financial Review, Tax reform 1999 Đồng thời Chính phủ đã giảm thuế đối với các khoản chi phí đầu tư nhập thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin, các khoản thu nhập có giá trị dưới 1 triệu Yên được giảm thuế hoàn toàn từ năm 1999. 6. Điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại - Đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài bằng hình thức đầu tư trực tiếp nhằm tiến hành sản xuất tại chỗ cung cấp cho thị trường địa phương và xuất khẩu sang nước thứ 3 hoặc tái xuất khẩu. - Các công ty mẹ ở Nhật Bản và các công ty con ở nước ngoài hình thành nên một mạng lưới sản xuất kinh doanh có cơ cấu thống nhất. Mỗi công ty, mỗi nhà máy đảm nhận một khâu của quá trình sản xuất tại đó, chúng bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau để cho ra những sản phẩm tối ưu nhất, trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh ở từng nước. - Từng bước tham gia sâu rộng hơn vào các vấn đề Quốc tế để chia sẻ nghĩa vụ đối với các vấn đề Quốc tế và khu vực. Trong thực tế Nhật Bản đã tích cực viện trợ nhiều hơn nhằm giúp các nước đang phát triển xoá đói giảm nghèo. Mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế gây ra song Nhật Bản vẫn luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình trong các hoạt động hỗ trợ các nước Đông Nam á vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 1997 (xem phụ lục 5). Nhật Bản đã đóng góp vào IMF giúp các nước, tổng giá trị trợ giúp của Nhật Bản là 43 tỷ USD từ tháng 8 năm 1997 đến tháng 8 năm 1998. Nhật Bản cũng nhận trợ giúp đội ngũ nhân sự và cử chuyên gia đến những nước này để tư vấn chuyên môn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Quỹ 30 tỷ USD được thành lập để trợ giúp các nước Hàn Quốc - Thái Lan - Malaisia - Philipin - Singapore, và Việt Nam... Những trợ giúp này thường không đi kèm với những điều kiện khắt khe. Với sự trợ giúp này các nền kinh tế chịu khủng hoảng dần dần phục hồi và tăng trưởng. Điều này đóng góp rất tích cực cho sự phục hồi kinh tế Nhật Bản như: xuất khẩu tăng, khả năng thanh toán nợ tồn đọng của các ngân hàng Nhật ở Châu á tăng. II. Triển vọng Với những cải cách và giải pháp khắc phục trên đây của Nhật Bản và với tiềm lực hiện tại vẫn là siêu cường kinh tế lớn thứ hai trên thế giớivà nhất là với truyền thống đoàn kết, siêng năng với những nỗ lực vượt khó của người Nhật mà vai trò quan trọng ở tầm quản lý vĩ mô Kinh tế- Xã hội đất nước trước hết phải kể đến Đảng Dân Chủ - Tự do cầm quyền và các đời Thủ tướng. Những nỗ lực này tuy chưa thể đưa nền kinh tế Nhật Bản vượt nhanh ra khỏi nguy cơ trở lại suy thoái song đó đã là những nỗ lực quý giá để từ đó làm cơ sở cho niềm tin vể triển vọng kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi. Đời sống người dân Nhật tuy có khó khăn, suy giảm nhiều so với trước song thực tế nếu so sánh với nhiều nước phát triển khác thì mức sống của trên 90% dân Nhật vẫn còn khá hơn so với mức sống của đại bộ phận dân cư của các nước này. Cho đến nay các nhà lãnh đạo và nhân dân Nhật Bản đã có đủ thời gian và kinh nghiệm từng trải để nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tích chất nghiêm trọng của một thập kỷ kinh tế suy thoái đã qua, từ đó cấp thiết phải có những biện pháp tối ưu với quyết tâm cao mới có thể vượt qua khó khăn, thử thách để tiếp tục phát triển. Mặc dù có sự suy yếu song cơ sở kinh tế của Nhật vẫn rất mạnh. Nhật Bản là một trong những nhà sản xuất hàng chế tạo lớn nhất của thế giới với các công nghệ hiện đại, khả năng huy động vốn còn nhiều, hiện Nhật Bản là nhà cung cấp vốn lớn nhất cho thị trường thế giới, thị trường tiêu thụ của Nhật Bản có tiềm năng lớn, thu nhập bình quân theo đầu người cao. Hơn nữa, thập kỷ 90 vừa qua, kinh tế Nhật Bản đã phát triển không ổn định, khi lên, khi xuống của chỉ số tăng trưởng GDP hàng năm, song xét cho đến cùng đó vẫn chỉ là sự suy giảm so với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của thập niên 90 đều có tăng trưởng (chỉ trừ 2 năm 1997 - 1998) Có thể nói, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản trong nhiều năm qua và giờ đây đã càng chứng tỏ một xu thế phát triển khách quan, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Nhật Bản với nền kinh tế của nước khác trong khu vực và trên thế giới. Kinh tế toàn cầu đang phục hồi dần, Châu á đã vượt qua khủng hoảng và bắt đầu tăng nhanh. Những yếu tố khách quan thuận lợi này Nhật Bản có thể tận dụng để có thể phục hồi và tiếp tục phát triển nhanh nền kinh tế của mình nếu các nhà lãnh đạo của đất nước này có ý chí quyết tâm cùng giải pháp và chính sách đúng đắn, kịp thời vạch ra được định hướng để huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Kết luận Sự suy thoái trầm trọng trong một thời gian dài vừa qua ở Nhật Bản chỉ có thể vượt qua được nếu nguyên nhân của chúng được xác định về mọi phương diện, không chỉ về mặt chính sách kinh tế nói chung cũng như chính sách tài chính tiền tệ nói riêng mà còn được xét một cách tổng thể về cơ cấu kinh tế - xã hội, những yếu tố ngoại sinh cũng như các yếu tố nội sinh của sự phát triển kinh tế, trên cơ sở đó xác định một cách chỉnh thể các giải pháp về kinh tế xã hội một cách xác thực, có hiệu quả nhằm chấm dứt tình trạng suy thoái kéo dài trong suốt thời gian qua. Thời kỳ suy thoái Nhật Bản với những biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp khắc phục là những bài học kinh nghiệm quý báu đối với thế giới, với các nước khu vực Đông Nam á bao gồm cả Việt Nam . Trong đó trước hết có thể nêu lên là: - Tăng cường các biện pháp quản lý vĩ mô, điều tiết, kiểm soát hệ thống tài chính tiền tệ nhằm tránh những khuynh hướng kinh doanh, đầu tư vốn một cách thiên lệch với mục đích lợi nhuận đơn thuần như tập trung đầu tư quá mức vào lĩnh vực địa ốc, đầu tư thuần tuý trên thị trường chứng khoán, đẩy giá chứng khoán, giá đất đai biến động hết sức đột ngột. - Bên cạnh việc tập trung vốn và các nguồn lực khác nhằm phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, cần có một cơ cấu kinh tế cân đối giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, giữa các ngành và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân, tránh tạo ra những "khoảng rỗng" trong cơ cấu kinh tế vĩ mô. Việc tiếp thu những kinh nghiệm trên nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết mà không được đưa vào vận dụng trong thực tiễn thì khó có thể tránh khỏi sự lắp lại những hậu quả mà Nhật Bản đã từng gặp phải. Phụ lục Phụ lục 1: Tỷ lệ thất nghiệp (1984-2001) Tỷ lệ % Rate 1984 2.7 1985 2.6 1986 2.8 1987 2.8 1988 2.5 1989 2.3 1990 2.1 1991 2.1 1992 2.2 1993 2.5 1994 2.9 1995 3.2 1996 3.4 1997 3.4 1998 4.1 1999 4.7 2000 4.7 2001 5.0 Nguồn: Japan - Information Network Phụ lục 2: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GDP của một số nước. 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nhật -2,3 -3,6 -4,3 -3,3 -6,1 -7,8 -8,3 Mỹ -2,3 -1,9 -0,9 0,4 1,6 0,8 0,6 Đức -2,4 -3,3 -3,4 -2,6 -2,4 -2,1 -1,8 Pháp -5,7 -4,7 -4,1 -3,0 -2,9 -2,4 -1,9 ý -9,2 -7,7 -6,7 -2,7 -2,6 -2,2 -1,8 Anh -6,8 -5,8 -4,4 -2,0 -0,4 -0,7 -1,0 Canada -5,5 -4,3 -2,0 0,9 2,0 2,2 2,4 Tính cả chi phí an ninh xã hội Nhật -5,4 -6,3 -7,1 -5,8 -8,6 -10 -10,3 Mỹ -3,0 -2,7 -1,8 -0,5 0,5 -0,4 -0,7 Nguồn: OECD, Economic Outlook, tr.64. Phụ lục 3: a- Tổng dư nợ của các ngân hàng Nhật ở Châu á (cuối năm 1996) Nước Số dư nợ (tỷ USD) Nhật 255 Tây Âu 182 Mỹ 45 Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, 7.5.1998, tr.40 b- Nợ tồn đọng ở các nước Châu á của Nhật Bản. Philipin Malaisia Trung Quốc Indonesia Hàn Quốc Thái Lan 1,6 8,2 17,8 22 24,3 37,5 Nguồn: Nihon Keizai Shimbun, Japan Economic Almanac 1999. Phụ lục 4: Tỷ lệ lãi suất (1987 - 1999). Ngày tháng năm Tỷ lệ (%) 30/01/1986 4,50 10/03/1986 4,00 21/04/1986 3,50 01/11/1986 3,00 23/02/1987 2,50 31/05/1989 3,25 11/10/1989 3,75 25/12/1989 4,25 20/03/1990 5,25 11/07/1991 5,50 14/11/1991 5,00 30/12/1991 4,50 01/04/1992 7,35 27/07/1992 3,25 04/02/1993 2,50 21/09/1993 1,75 14/04/1995 1,00 08/09/1995 0,50 13/02/1999 0,15 12/1999 0,00 Nguồn: Japan Information Network (JIN). Phụ lục 5: Từ năm 1989, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành nước đứng đầu cung cấp ODA cho các nước đang phát triển, trong đó các nước Châu á chiếm hơn 60%. Trong suốt thời kỳ suy thoái nhưng viện trợ của Nhật vẫn được duy trì một cách tích cực. Ngày 10/06/1999 Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) thuộc tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã công bố kết quả viện trợ chính phủ cho các nước đang phát triển của hai đất nước. Nhật Bản là nước có kim ngạch viện trợ lớn nhất 10,68 tỷ USD, tiếp theo là Mỹ với 8,13 tỷ USD, Pháp là 5,8 tỷ USD. Viện trợ ODA cho các nước Châu á bị khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1998 tăng 14,2% so với năm 1997. Với tổng giá trị là 5,28 tỷ USD chiếm 50% tổng viện trợ ODA trên toàn thế giới. Với Việt Nam, từ năm 1992 đến năm 2000, tổng vốn ODA Nhật Bản cam kết giành cho Việt Nam đạt 657,9 tỷ Yên chiếm gần 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng cam kết cho Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. " Nhật Bản ngày nay" NXB Hiệp hội Quốc tế về Thông tin Giáo dục Tokyo, Nhật Bản (1999, 1993). 2. "Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác", United Piblisher Inc, Tokyo (các số 95-96; 97-98). 3. Triển vọng kinh tế Nhật Bản thập niên đầu thế kỷ 21" NXB Khoa học xã hội (2001) - GS.TS. Dương Phú Hiệp. 4. "Trước thềm thế kỷ 21 nhìn lại mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản" NXB Thống kê - Viện KTTG - Lưu Ngọc Trịnh. 5. "Kinh tế Nhật Bản - Những bước thăng trầm trong lịch sử" NXB Thống kê - 1996 - Viện Kinh tế thế giới - Lưu Ngọc Trịnh. 6. "Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh" NXB KHXH, 2002. chủ biên TS : Ngô xuân Bình. 7. "Kinh tế thế giới 1995: tình hình và triển vọng" NXB KHXH 1996 8. Tạp chí: "Look Japan" Puplished monthly by Look Japan, Ltd., 9. Tạp chí:" Asia today" 10. Tạp chí "Japan review of international affairs" 11. Tạp chí "Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc á" 12. Tạp chí "Những vấn đề kinh tế thế giới" số 1.2000 13. "Kinh tế châu á Thái Bình Dương" Số 3 (20) tháng 9/1998. 14. Thời báo Kinh tế Sài Gòn - Các số năm 1998. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36978.doc
Tài liệu liên quan